Trang 11/13

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 27/04/25 02:23
bởi Ngoc Han
Đọc lại truyện Những anh hùng vô danh đồn Dak Seang, mà bùi ngùi thương tiếc.

NHỮNG ANH HÙNG VÔ DANH ĐỒN
DAK SEANG
“Thành kính tưởng niệm các chiến sĩ Địa Phương Quân anh dũng đồn Dak Seang”

Trường Sơn Lê Xuân Nhị

Khoảng 5 giờ chiều tôi đang lơ lửng gần một cái đồn nhỏ gọi là đồn Dakseang, phía Nam của Dakto. Đại úy Ngọc chợt giật cần lái, quẹo một vòng.

– Để tao coi. Đ.M. hình như đồn này đang bị pháo kích.

Chỉ một thoáng sau anh la lên:

– Đ.M. đúng rồi. Đ.M. nó đang pháo vô đồn.

Anh Ngọc gọi máy về Trung Tâm Hành Quân, báo cáo những gì mình thấy và xin tần số liên lạc ngay. Chỉ trong vài phút, Trung Tâm Hành Quân xác nhận với chúng tôi là đồn bị pháo kích, và có nhiều dấu hiệu cho thấy đồn sẽ bị tấn công. Chúng tôi được chỉ thị ở lại làm việc với đồn. Bắt được liên lạc, trao đổi danh hiệu xong là chúng tôi giảm cao độ. Vừa tà tà bay vô thì bỗng hàng chục cây phòng không nhắm vào chúng tôi nổ tới tấp. Chắc chắn phải có vài viên trúng tàu vì tôi nghe lên vài tiếng bụp bụp. Tôi càu nhàu: “15 ngày biệt phái không sao, ngày cuối cùng mà lãnh một viên vào.. đít là xui quảy..” vô không nổi, tôi quẹo ra. Đại úy Ngọc phê bình:

– Trên trời mà phòng không “kèm cứng một rừng” như vậy là dưới đất nó đã chuẩn bị trận địa pháo rồi. Lạng quạng thì đồn này chắc mất tối nay. Anh giở tấm bản đồ, ba cái FM trên phi cơ được sử dụng liên tục. Cái gọi pháo binh, cái trực với đồn Dakseang, cái nói thẳng với Bộ Tư Lệnh chiến trường. Cường độ pháo kích càng ngày càng trở nên khốc liệt, Tôi lên cao chút xíu rồi rình rình lại chui vào từ một hướng khác. Bố khỉ, tôi lúc ấy mới khám phá ra là khu vực làm việc bị mây “broken” từng cụm nhỏ bao phủ khoảng từ 5 đến gần 8 ngàn bộ trên trời. Đang quan sát, tàu chui vào mây là coi như mù. Ra khỏi mây thì phải mất một lúc mới trở lại được chỗ quan sát cũ. Đại úy Ngọc chửi thề “Đ.M. mây mà cũng bị VC dụ dỗ đâm sau lưng chiến sĩ. Trời đất bao la sao không kiếm chỗ bay mà cứ lẩn quẩn làm con C.. ở đây.” Tôi đã cắt ga xuống dưới trần mây mấy lần nhưng vừa xuất hiện là bị hàng chục họng phòng không thổi rào rào vô mặt, đuổi trở lên “súng đâu mà chúng nó lắm thế” Tôi đành vật lộn với mấy cụm mây…VC này. Bi thảm hơn, giặc bắt đầu nả 130 ly vào đồn, Hai cây đại pháo, một cây đặt ở ven làng cách đó chừng 15 cây số, cây kia ở hướng đối diện cứ tà tà nã từng trái một vào đồn. Từ trên, tôi nhìn thấy rõ ràng những quả đạn rơi rất chính xác vào trong đồn. Cứ mỗi quả đại bác rơi xuống là có chừng mười mấy trái súng cối nổ kèm theo “phụ diễn”. Tôi và anh Ngọc lồng lộn trên tàu bay. Máy vô tuyến gọi đến gần nát cả họng, nhưng bất ngờ quá, chả thấy phi tuần xuất hiện, anh Ngọc gọi pháo từ căn cứ pháo binh gần đó nhất để yểm trợ. Vừa nhận được tọa độ, đã nghe ở dưới đất kêu trời:

– Vô ích bạn ơi. Xa quá, bắn tới… Tết cũng huề.

– Thì bạn quay nòng xuống thổi đại cho một chục tràng đi, bắn dọa nó cũng được.

– Xong rồi, để tôi cho yếu tố tác xạ – Yếu tố mẹ gì, bắn đi bạn….

Khoảng 5 giờ rưỡi chiều, người chỉ huy đồn Dakseang có vẻ bối rối:

– Bạch Ưng, đây Thanh Trị.

– Nghe 5 bạn.

– Báo cho bạn biết đến giờ phút này con cái tôi đếm được là 500 trái rồi đó bạn. Hầm hố tôi 50% thiệt hại.

Tôi muốn nhảy nhổm trong tàu bay. 500 trái vừa cối vừa pháo xuông một diện tích tí teo như thế kia thì còn hầm còn hố nào.

Anh Ngọc bỗng nẩy ra một kế…chết người.

– Nếu để nó pháo điệu này thì chừng tí nữa quân mình chẳng còn gì hết. Mình phải “chiến tranh chính trị” mới được. – Có học trường chiến tranh chính trị ngày nào đâu mà đòi… chiến tranh chính trị anh?

Người phi công chiến tranh chính trị bất đắc dĩ lên mặt dạy dỗ.

– Từ từ để tao cắt nghĩa. Chiến tranh chính trị nghĩa là… có là không, không là có. Bây giờ chưa có phi tuần thì mình phải làm như có phi tuần. Mình phải xuống ngay trên đầu mấy cây pháo làm bộ như phi tuần sắp tới thì pháo nó mới câm được.

– Xong rồi.

Mặc dù vẫn còn ngán mấy chục họng phòng không nhưng trong hoàn cảnh này, đạn tránh người chứ người làm sao tránh đạn? Tôi cắt ga cho tàu rơi cái rào, cứ nhắm họng đại bác bay tới. Đạn nổ tùm lum chung quanh tàu. Anh Ngọc trấn an tôi:

– Mầy đừng lo, tao có bùa nanh heo rừng. Đạn nó né tao.

Nghe sao mà chán đời, Tàu bay chỉ có 2 người, đạn nó bay vào đây mà né anh Ngọc thì nhất định nó phải kiếm người khác để chui vào. Người đó còn ai khác hơn tôi. Bỗng nhớ ra điều gì, anh sờ tay vô ngực quờ quạng rồi rú lên:

– Bỏ mẹ rồi, nanh heo rừng đíu có đem theo. Đ.M. hôm qua đi tắm treo nó chỗ phuy nước quên đeo vô rồi. Nhưng anh nói ngay:

– Nhưng tử vi nói tao sống thọ lắm, yên chí lớn đi * em.

Tôi nghiệm ra rằng con người, lúc ở trong những hoàn cảnh nguy hiểm đều kiếm ra một lý do gì đó để tự tin và hy vọng. Càng đi xa đồn thì phòng không càng bớt dần. Thấp thoáng con gà cồ của giặc đã nằm ngay dưới cánh, chúng tôi xuống thấp thêm tí nữa, lượn vòng chung quanh cây pháo. Đúng y như anh Ngọc đoán, pháo im bặt. Rồi như một cơn mưa rào đổ xuống mùa hạn hán, một hợp đoàn Cobra của Tây xuất hiện. Đại úy Ngọc qua được tần số của Tây xí xa xí xồ một chập, tôi nghe được mấy tiếng “everywhere”. Vừa vào vùng là mấy anh Cobra làm ăn liền. Tôi ngạc nhiên thấy họ thay phiên nhau bắn rào rào chung quanh đồn. Như vậy con cháu họ Hồ đang “tùng thiết” đi vô chăng? Dĩ nhiên phòng không giặc bây giờ đổi mục tiêu, nhắm mấy anh Cobra nhả đạn. Trận thư hùng coi rất đẹp mắt nhưng ngắn quá. Mấy ông Tây bắn chừng 5 phút là hết đạn, quay lui. Khốn nạn hơn cái món chiến tranh chính trị xem ra hết ép phe. Có lẽ giặc biết chúng tôi chỉ dọa giả nên cây pháo bắt đầu nổ trở lại. Đại úy Ngọc gầm lên:

– Đ.M. tụi mày, lát nữa khu trục lên tao cho nó… bỏ bomb thấy mẹ mày.

Tức quá mà không làm gì được thì… chửi cho đã tức. Chúng tôi chỉ có 4 quả Rocket khói, chẳng sơ múi gì được. Rồi Peacock gọi thông báo sẽ có phi tuần khu trục A-1 đang cất cánh khẩn cấp từ Pleiku lên làm việc với chúng tôi. Đại úy Ngọc hớn hở gọi máy:

– Thạnh Trị, đây Bạch Ưng

– Nghe 5 bạn, gần ngàn trái rồi. Tụi nó mới xung phong đợt đầu đó bạn.

– Có sao không bạn?

– Không, mấy * chuồn chuồn tới đúng lúc với lại con cái tôi đánh giặc còn “tới” lắm bạn ơi. Tụi nó rút hết rồi. Khoảng chùng 50 xác nằm dài dài. Mấy * Tây đánh đẹp lắm.

– Chúng tôi sẽ có 2 phi tuần lên liền bây giờ với bạn.

– Bạn ráng dùm, hầm hố gần nát hết rồi bạn.

– Tôi hiểu bạn.

Cây 130 ly quái ác vẫn đì dạch phọt ra từng cụm khói đen. Tôi bảo anh Ngọc. – Anh để em lên làm đại một trái khói vô đó coi, may ra…. – Ờ, may ra….

Tôi làm vòng bắn, nghiêng cánh quẹo vào, nhắm và bóp cò. Oành cái Rocket nổ…gần cây đại pháo. L-19 mà bắn được vậy là nhất rồi, nhưng có chết * chó nào đâu? Không chết nhưng cây pháo lại im tiếng một lần nữa. Tốt! Tôi tính cứ lâu lâu nhào xuống xịt cho tụi nó một trái để mua thời gian chờ khu trục lên. Rồi tiếng rè rè thử vô tuyến của mấy ông khu trục A-1 nghe lên bên tai. Phải thú nhận, cái tiếng rè rè đực rựa lúc này nghe sao mà nó…đáng yêu thế. Đó là thứ tiếng nói của hy vọng, của niền tin, của sức mạnh, của tình chiến hữu. Anh Ngọc trao đổi vô tuyến với phi tuần khu trục rồi gọi máy cho quân bạn.

– Thạnh Trị, đây Bạch ưng.

– Nghe bạn 5.

– Chim sắt của tôi lên rồi đó bạn. bạn muốn tôi đánh đâu?

– Bạn lo dùm mấy con gà cồ trước đi.

– OK! Roll.

Phi tuần khu trục vừa xuất hiện thì cả bầu trời biến thành một biển lửa. Số lượng phòng không bây giờ không biết là bao nhiêu cây, nhưng dòm hướng nào cũng chỉ thấy lửa và lửa. Trời đã về chiều nên những viên đạn lửa bay vút lên cao càng được thấy rõ ràng hơn. Phi tuần đầu nhào lên nhào xuống mấy lần vẫn không làm câm họng được cây pháo phòng không vì trời quá xấu. Những đám mây…phản quốc, khốn nạn vẫn chình ình khắp nơi. Khó khăn lắm họ mới kiếm được cái lỗ chui xuống, bay giữa những loạt đạn phòng không trùng điệp, để tới mục tiêu, bấm rơi bomb, rồi kéo lên. Còn 2 trái cuối cùng, người phi công A-1 “để” vào ngay trên ổ súng chính xác như để bi vào lỗ. Ầm một tiếng vang lên rồi tiếp theo là nhiều tiếng nổ phụ. Cha con nó đang đền tội. Xong một cây. Anh Ngọc hướng dẫn phi tuần thừ hai đang làm ăn thì tôi nghe tiếng gọi:

– Bạch ưng, đây Thạnh Trị

– Nghe 5 bạn

– Báo bạn biết, hầm chỉ huy tôi xập rồi. Tôi ra giao thông hào với mấy đứa con.

– Bạn nhớ giữ liên lạc với tôi.

– Bạn…

Không có tiếng trả lời. Tôi hoang mang. “ra giao thông hào với mấy đứa con” vậy là bi đát lắm rồi. Anh Ngọc bảo tôi:

– Anh đang bận hướng dẫn khu trục, em qua FM gọi thẳng TTHQ xin gấp cho anh ít nhất là 2 phi tuần nữa, lên liền lập tức, nếu không kịp là tụi nó sẽ “over run” Dakseang trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Tôi đổi tần số FM, Anh Ngọc cẩn thận dặn dò thêm:

– Phải nhớ la ơi ới lên như là đang bị bóp…dái thì cha con nó mới chịu chạy dùm.Tôi phì cười, ông đại úy nầy lúc nào cũng đùa được. Khỏi cần bị ai bóp dái tôi cũng la được vì hò hét và tả oán là sở trường của tôi. Tôi gọi máy và có kết qủa ngay. Anh Ngọc mừng rú lên khi được thông báo có một phi tuần F4 của Hải Quân Mỹ sẽ cất cánh ngay từ hàng không mẫu hạm vào làm việc. Giọng nói từ dưới đất bây giờ nghe có vẻ hốt hoảng:

– Bạch ưng, đây Thạnh trị

– Nghe bạn 5

– Bạn cho mấy con chim sắt đánh sát quanh đồn gấp đi bạn. Tụi nó đang “à lát xô” lên.

Anh Ngọc la ùm lên trong tần số khu trục. Hai chiếc khu trục A-1 còn mấy trái bomb bỏ dở cây, hối hả trở về đồn nhào xuống đánh sát chung quanh rào. Một ông la to khi kéo tàu lên.

– Tụi nó đông như kiến bạn ơi.

– Còn phải hỏi.

Khu trục đánh hết bomb nhưng vẫn bay trên mục tiêu để bắn hết những tràng cà nông 20 ly. Tình hình lúc này đã bi đát lắm rồi. Giặc xung phong lên ào ào. Thạnh trị thông báo là một góc phòng tuyến đã bị vỡ và con cái anh đang xáp lá cà với giặc. Tôi nghe Trung tâm hành quân “TTHQ” thêm ba căn cứ khác cũng bị tấn công một lúc. Anh Ngọc bảo tôi: Tao còn lạ gì cái trò này, tụi nó đánh nghi binh để dứt điểm Dakseang đó. Phải cẩn thận. Trong vô tuyến, tiếng tàu bay gọi nhau tiếng trao đổi cả trên trời và dưới đất nghe loạn cào cào.. Bởi trong những tiếng ồn ào đó, có tiếng gọi của mấy ông F 4 Hoa Kỳ. Mấy ông Tây trang bị vũ khí tận răng. Hai chiếc F4 mỗi chiếc mang 18 trái 500 pouds đang làm vòng chờ ở khoảng 20 ngàn bộ. Anh Ngọc chỉ “briefing” một tí, mấy ông “Roger” và “Sir” lia lịa nhào xuống làm ăn liền. Khu trục Việt Nam đánh đã đẹp, mấy ông Tây đánh cũng không thua ai. Từ khoảng 15 ngàn bộ, mấy ông nhào xuống dưới trần mây, để những trái bomb thật chính xác. Phòng không bắn dữ dội nhưng xem ra không ăn thua gì với mấy chiếc F4 này. Đang đánh ngon lành thì tôi nghe tiếng gọi từ dưới đất:

– Bạch ưng, đây Thạnh trị.

Giọng nói lúc này không có vẻ hốt hoảng mà bình tĩnh lạ thường.

Anh Ngọc bấm máy:

– Nghe bạn 5, cho biết tình hình đi bạn.

– Tôi yêu cầu Bạch ưng cho đánh ngay vào trong đồn.

Cả hai chúng tôi giật nẩy mình, chỉ hy vọng là mình nghe…lộn. Chúng tôi sững sờ không trả lời được. Người chỉ huy phía dưới đất xác nhận lại:

– Bạch ưng, tôi xác nhận lại, tôi xin bạn đánh xuống đầu tôi.

– Bạn nói bạn xin đánh thẳng vào đồn?

– Đúng 5. Hết hy vọng rồi bạn ơi. Cứ đánh vào đây để tụi nó chết chùm luôn với chúng tôi.

– Bạn suy nghĩ kỹ chưa?

Giọng nói dưới đất lúc này nghe có vẻ hết kiên nhẫn:

– Không còn lựa chọn nào khác bạn ơi. Bạn đánh lẹ giùm. Chúc bạn may mắn. “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” mà bạn…

Đó là những tiếng nói cuối cùng tôi nghe được từ đồn Dakseang “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Anh Ngọc hốt hoảng gọi máy về xin chỉ thị quân đoàn. Quân đoàn trả lời phải xác nhận với đồn Dakseang một lần nữa rồi cho biết kết qủa. Chúng tôi gọi muốn đứt hơi nhưng không còn liên lạc được với Thạnh Trị nữa. Báo cáo trở lại, quân đoàn quyết định: cho đánh thẳng vào đồn nhưng phải… cẩn thận. “Cẩn thận con C… ông” anh Ngọc lẩm bẩm chửi thề rồi gọi máy thong báo cho mấy ông Tây, bảo đánh thẳng vào đồn. Người phi công hải quân Mỹ vừa kéo con tàu lên sau một loạt tấn công cũng bối rối không kém:

– Roger! Sir, Did you say…right on it? Over

– Yes sir, it’s all over. I said you salvo right on it. Over.

– Roger, sir, I understood, sir, Over.

Chỉ có vậy thôi, đồn Dakseang biến thành một biển lửa sau hai đợt bomb salvo của mấy chiếc Phantom. Tôi đang chứng kiến một hình ảnh mà có lẽ suốt đời sẽ không bao giờ quên được. Tôi biết nói gì lúc này đây cho những người chiến sĩ Địa Phương Quân QLVNCH? Tất cả những ngôn từ, những ý nghĩ đều trở thành vô nghĩa trước cảnh tượng bi thảm hào hung này. Bay cách đó chừng 5 cây số với cao độ 5 ngàn bộ mà con tàu tôi như rung lên dưới tiếng nổ và sức ép khủng khiếp của mấy chục trái bomb 500 cân Anh nổ một lần. Làm sao còn có ai sống sót sau cơn tàn phá khủng khiếp này?. Những thịt, những xương, những máu của các anh hùng Dakseang đã tung bay khắp nơi rồi rơi xuống lẫn lộn với bụi, với đá, với sắt, để rồi nằm im trên mặt đất. Cũng trên mặt đất nầy của quê hương, ở một nơi nào đó, những người vợ, những đứa con, những bà con thân bằng quyến thuộc của các anh đâu biết người thân của mình vừa anh dũng đền nợ nước, vừa “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” như lời trăn trối cuối cùng của người đồn trưởng, vừa chết để cho cả dân tộc được sống, được hít thở không khí Tự Do dù chỉ trong một khoảnh khắc… Ngày mai đây, những chiếc khăn tang trắng sẽ được chít vội vã lên đầu những người thiếu phụ nghèo nàn khổ sở kia, những khuôn mặt bầu bĩnh vô tội của trẻ thơ. Nước mắt nào khóc cho hết nỗi bi thương của người vợ lính VNCH đây hỡi ông trời xanh thẳm? Hình ảnh nào có thể thay thế được hình ảnh ngọt ngào của Cha chúng nó, suốt khoảng đời còn lại của những em bé hồn nhiên vô tội kia hỡi ông trời? Dân tộc tôi đã làm gì nên tội, “Tử biệt sinh ly” câu nói nghe được từ thuở học trò bầy giờ mới thấy trọn nghĩa ý đau thương. Máu nào chảy mà ruột không mềm, mắt tôi bỗng chan hòa nước mắt. Tôi tống ga bay trở lại đồn. Qua màn lệ nhạt nhòa, tôi chẳng còn thấy gì, ngoài những cụm khói đen bốc lên giữa đồn. Những cụm mây oan khiên vừa rồi vẫn còn vần vũ như những chiếc khăn tang trắng lồng lộng bao phủ cả bầu trời. Mây ơi là mây, còn sống chẳng chịu giúp nhau, bây giờ người đã chết, đồn đã mất sao còn lảng vảng để khóc thương.

Trời chiều cao nguyên vốn đã thê lương cô quạnh lại càng trở nên tang tóc sầu thảm hơn. Hai chiếc Phantom Hoa kỳ ráp thành một hợp đoàn tác chiến bay những vòng tròn thấp chung quanh đám đất đá điêu tàn không hiểu để quan sát hay để chào vĩnh biệt những chiến sĩ gan dạ anh hùng của Địa Phương Quân QLVNCH. Dưới trời chiều nắng tắt, trông hợp đoàn Phantom như hai con chim hải âu ủ rũ lượn từng vòng quanh xác chết của đồng loại. Sau khi nhận kết quả oanh kích của anh Ngọc, giọng nói xúc động của người phi tuần trưởng Phantom vang lên:

– Sir, may I reach out across the fires and destructions of today to tell you this: Those people down there have fought like men and have gone in honor.

Giọng anh Ngọc run run nghẹn ngào:

– Yes sir, they have gone in honor. That was an Alamo by all means, sir. An ever greater Alamo than ours, Over.

Tôi thấy hai hàng nước mắt chảy dài trên má anh Ngọc.

– Roger! We have thousand of Alamo like that every day in our country.

– Roger, I believe that, sir, God bless you all. Over.

Hai chiếc Phantom lắc cánh chào vĩnh biệt rồi bốc lên cao, mất hút giữa bầu trời ảm đạm. Alamo, cái tên nghe đã đi vào huyền sử của dân tộc Hoa Kỳ mà bất cứ công dân Mỹ nào nghe cũng phải hãnh diện. Alamo, làm tôi nhớ đến bài học Anh văn năm đệ ngũ. Alamo, đúng ra là một ngôi nhà thờ “Y pha nho” mà hai ngàn chiến sĩ kỵ binh Hoa Kỳ đã tử thủ khi chống cự lại với hàng chục ngàn quân Mễ Tây Cơ cho đến giây phút cuối cùng. Không ai đầu hàng và tất cả đã bị tàn sát. Người Mỹ chỉ có một thành Alamo trong suốt 200 năm lập quốc mà cả thế giới đều biết, đều mến phục. Đất nước tôi có bao nhiêu thành Alamo còn tàn khốc hơn, đẫm máu gấp ngàn lần hơn suốt bao nhiêu năm chinh chiến.

Sáng hôm sau tôi và anh Ngọc bay thêm một phi vụ sớm trước khi bàn giao biệt đội. Tối đêm qua một trận mưa bomb của B52 đã cày nát khu tập trung quân giặc. Dù biết là vô ích, chúng tôi vẫn mở lại tần số cũ để gọi cho Thạnh trị. Nhưng chả còn Thạnh trị nào để trả lời cho Bạch ưng nữa. Đồn Dakseang chỉ còn là đống đất vụn điêu tàn. Gió thổi lên từng cơn cuốn theo những lớp bụi đỏ mù. Tôi nhìn xuống đó, tưởng nhớ đến những cái chết oai hùng chiều qua. Trong một quê hương khói lửa, kiếp người quả thật mong manh như gió, như đám bụi mù kia. Mới nói nói cười cười mà giờ đây đã ngàn thu vĩnh biệt. Bay thêm vài vòng quanh đồn để tưởng nhớ ngậm ngùi cho các anh rồi cũng đến lúc phải từ giã để ra đi. “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” Thôi thì xin thành kính nghiêm trang giơ tay chào vĩnh biệt các anh. Những người lính Địa Phương Quân âm thầm của một tiền đồn xó núi. Địa Phương Quân, cái tên nghe khiêm nhường và hiền lành như đất, như bộ đồ xanh bạc màu của các anh. Địa Phương Quân, thứ lính…âm thầm nhất trong các thứ lính của quân lực; không màu mè, không áo rằn ri, không có những huyền thoại khủng khiệp, không “truyền thống, binh chủng” không có đến những khẩu hiệu nẩy lửa chết người. Nhưng Địa Phương Quân Pleiku chiều hôm qua đã bình tĩnh xin “cho nó nổ trên đầu tôi”. “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi bạn ơi” Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi còn có được những ngày xanh hy vọng. Cho buổi hợp chợ ban mai, dù nghèo nàn thưa thớt vẫn còn được an bình. Cho ngôi trường quận lỵ thấp lè tè những mái tôn cháy nắng còn rộn tiếng trẻ thơ cười. Cho mái chùa cong cong nơi sườn núi còn được ngân lên những hồi chuông tín mộ. Và cho những người ở lại như tôi đây biết rằng mình sống tức còn nợ phải trả…. Các anh chính là những người được mô tả trong một bài học thuộc lòng tôi thuộc làu làu lúc còn là một đứa bé :

Họ là kẻ khi quê hương chuyển động

Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng

Đã xông vào khói lửa quyết liều thân

Để bảo vệ tự do cho tổ quốc

Trong chiến đấu không nài muôn khó nhọc

Cười hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan

Người thất cơ đành thịt nát xương tan

Những kẻ sống lòng son không biến chuyển

Tuy tên họ không ghi trong sử sách

Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên

Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên

Không ai đến khẩn nguyền dâng lễ vật

Nhưng máu họ đã len vào mạch đất

Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông

Và linh hồn chung với tấm tình trung

Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.

Xin thành kính viết lại một phần bài thơ của Đằng Phương để tặng các anh. Các anh chính là những “Anh Hùng Vô Danh”. Tổ Quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam ngàn đời sẽ còn ghi ơn các anh. Xin vĩnh biệt và cảm tạ.
Trường Sơn Lê-Xuân-Nhị

Nguồn: https://phamtinanninh.com/?p=4587

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 27/04/25 07:43
bởi Hoàng Vân
  •           





    THÔNG BÁO:
    Biểu Tình Quốc Hận 30/4
    Tại Canberra

    ___________________
    05/03/2025






    Kính gửi:

    Quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo
    Quý vị trong các BCH/CĐNVTD tại các Tiểu Bang và Lãnh Thổ
    Quý Cơ Quan Truyền Thông Việt Ngữ Úc Châu
    Quý Đồng Hương Việt Nam tại Úc Châu
    Kính thưa toàn thể quý vị,

    Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm từ ngày miền Nam Việt Nam thân yêu của chúng ta bị Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm và cai trị bằng chế độ độc tài, phi nhân và tham nhũng có tổ chức từ Chủ Tịch nước đến Công An. Là những người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta cần tiếp tục lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã và đang chà đạp nhân quyền, bán nhượng lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam cho Tàu Cộng. Chúng ta cần tiếp tục lên tiếng cho tất cả tù nhân lương tâm và các nhà đấu tranh dân chủ đã bị CSVN tước đoạt quyền tự do ngôn luận.

    Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu (CĐNVTD/LBUC) nay kính mời và kêu gọi quý đồng hương Việt Nam cùng nhau về Canberra để tham dự biểu tình Quốc Hận vào Ngày Thứ Tư 30/04/2025 theo chi tiết dưới đây:

    Giờ Chương Trình
    • 11:30AM – 01:00PM Biểu tình trước tòa Đại Sứ CSVN (6 Timbarra Crescent, O’Malley ACT 2606)
    • 02:00PM – 04:00PM Lễ truy điệu Chiến Sỹ Trận Vong tại Vietnam War Memorial (ANZAC Parade, Reid ACT 2612)

    Xin quý đồng hương theo dõi thông báo của Ban Chấp Hành Cộng Đồng địa phương để hiểu rõ phương tiện di chuyển đến Canberra.



    Trân trọng,

    Lê Công
    Chủ Tịch CĐNVTD/LBUC
    Ngày 05/03/2025

    *Bản sao kính gởi các Hội Đoàn, Đoàn thể, Cơ Quan, Tổ Chức và Truyền Thông.




    https://nhanquyen.co/thong-bao-bieu-tin ... anberra-3/

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 27/04/25 08:26
bởi Bạch Vân
  •           

    2025-1975, Nửa Thế Kỷ Nhìn Lại: Tháng Tư Đen và Chuyến Di Tản Của Gia Đình Tôi Trong Ngày Cuối Cuộc Chiến


    Tầu Đông Hải neo trong vịnh Tân Gia Ba vào tháng 5 năm 1975, sau khi hơn nửa số người di tản trên tầu đã được chuyển sang các tầu khác. Ảnh: Tác giả cung cấp.



    Viết cho hương hồn bố

    và cho mẹ, vợ, cùng các em


    Bắt phong trần, phải phong trần,
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao

    (Truyện Kiều)

    Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta. Người Mỹ gọi loại ký ức này là “core memory” mà ta có thể dịch ra Việt ngữ là ký ức cốt lõi.

    Với tôi, ký ức cốt lõi ấy là những gì xẩy ra cho tôi và gia đình trong quãng thời gian kể từ khi thị xã Ban Mê Thuột thất thủ ngày 12 tháng Ba năm 1975, kéo theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam chưa đến bẩy tuần sau đó.

    Tôi vẫn nhớ, và nhớ rất rõ.

    Tháng Ba Xám, Tháng Tư Đen

    Lúc bấy giờ tôi đang là sinh viên ban Đốc Sự của Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (QGHC), một cơ sở giáo dục nằm trên đường Trần Quốc Toản, đặt trọng tâm vào việc đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Nói rõ hơn, tôi là một sinh viên gốc quân nhân trong số 105 sinh viên của khóa.

    Đầu năm 1974, khi 21 tuổi và đang là chuẩn úy phục vụ tại tiểu đoàn 253 Pháo Binh, thuộc sư đoàn 25 Bộ Binh, tôi ghi danh học hàm thụ năm thứ nhất Luật khoa, viện đại học Sài Gòn. Tháng 7 năm ấy, tôi thi đậu chứng chỉ năm thứ nhất với số điểm cao thứ hai trong tất cả thí sinh. Thừa thắng xông lên, hai tháng sau tôi thi đậu vào ban Đốc Sự khóa 22 của Học Viện QGHC với học trình 4 năm. Theo quy định của chính phủ lúc bấy giờ, các quân nhân thi đậu được trở lại đời sống sinh viên, một hình thức xem như biệt phái vĩnh viễn từ quân đội sang hành chánh. Tháng 12 năm 1974, khi đã được thăng chức thiếu úy trong lúc tình hình chiến sự trở nên sôi động, tôi nhận được sự vụ lệnh từ Bộ Quốc Phòng để trình diện trường QGHC. Được bảo trợ bởi đại học Michigan State University, trường QGHC tổ chức chương trình học gồm hai khóa mùa Xuân và mùa Thu với những kỳ thi cuối khóa như những đại học ở Hoa Kỳ.

    Chúng tôi nhập học ngay sau Tết Dương Lịch năm 1975. Đến ngày 12 tháng Ba, tin tức thị xã Ban Mê Thuột thất thủ trước sự tấn công của Cộng quân khiến quân dân miền Nam rúng động. Gia đình tôi có nhiều kỷ niệm với thành phố cao nguyên này. Năm 1968, bố tôi, khi còn là thiếu tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), giữ chức vụ quận trưởng quận Ban Mê Thuột trong gần hai năm cho đến khi ông được thăng chức trung tá và đổi về Sài Gòn. Gia đình tôi đã chuyển lên sống tại thị xã này trong thời gian ấy.

    Hai ngày sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh triệt thoái khỏi Kontum và Pleiku. Cao nguyên Trung phần ở Vùng II chiến thuật bị thất thủ. Thêm vài ngày nữa, Quảng Trị, Quảng Ngãi rồi Huế ở Vùng I mất vào tay địch. Cuối tháng Ba, Đà Nẵng, Phú Yên, và Bình Định cùng chung số phận. Sang đầu tháng Tư, đến lượt Khánh Hòa, Bình Thuận, Phan Rang. Chỉ trong vòng chưa đầy ba tuần, miền Nam đã mất nửa lãnh thổ. Quân đội hoang mang, lắm nơi địch chưa đến mà người lính đã bỏ thành. Làn sóng đồng bào từ vùng I và vùng II ồ ạt theo chân người lính VNCH, trốn chạy Cộng sản bằng đường bộ và đường thủy. Những tội ác của Cộng sản Việt Nam như chiến dịch cải cách ruộng đất ở miến Bắc trong giai đoạn 1954-1957 và cuộc thảm sát tại Huế vào Tết Mậu Thân năm 1968 còn gieo rắc kinh hoàng trong ký ức họ. Cũng vì hồi ức về những tội ác của Cộng sản mà hàng triệu người miền Nam đã cuống cuồng tháo chạy khỏi những vùng bị địch chiếm đóng trong những ngày tang thương thuở ấy. Biết bao chuyện thương tâm đã xẩy ra trên những con đường di tản đầy máu và nước mắt, bi thảm nhất là dọc Liên Tỉnh Lộ 7B từ Pleiku đến Phú Bổn, nơi hàng ngàn thường dân đã bị tàn sát vì đạn pháo của Việt Cộng liên tục rót vào đoàn người đang lũ lượt gánh gồng xuôi Nam vào hạ tuần tháng Ba.

    Bước sang tháng Tư, Hoa Kỳ đã bắt đầu cho di tản người Mỹ còn ở Việt Nam cùng các nhân viên người Việt đang làm cho sở Mỹ, và gia đình các quân nhân, công chức VNCH mà họ nghĩ sẽ bị Cộng sản trả thù sau khi chiếm được miền Nam. Lúc ấy, chúng tôi, những sinh viên QGHC, sau giờ học, thường vào câu lạc bộ của trường, gọi một tách cà phê hay ly nước ngọt, đăm chiêu ngồi bàn chuyện thời sự. Thật đau lòng khi trông thấy tấm bản đồ miền Nam với những tỉnh lỵ, thành phố được tô đỏ dần trên các tuần báo Time và Newsweek.

    Theo chỉ thị của Ban Giám Đốc học viện, sáng ngày 8 tháng Tư, lớp chúng tôi tề tựu tại sân trường, chuẩn bị lên ba chiếc GMC đến trại Chí Linh, trung tâm huấn luyện cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, tại Vũng Tầu để giúp người tỵ nạn từ miền Trung theo tầu, thuyền đến thành phố này. Khi xe lăn bánh, chúng tôi nghe hai tiếng nổ lớn, vang đến từ hướng trung tâm thủ đô. Nhìn về hướng tiếng nổ phát ra, mọi người trông thấy một phản lực cơ F5 của Không lực VNCH đang lượn trên vùng nơi dinh Độc Lập tọa lạc nên đoán là quân đội, hay một phần của quân đội đang thực hiện cuộc đảo chánh tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Mãi khi đến trại Chí Linh, chúng tôi mới nghe kể một phi công của Không lực VNCH oanh tạc dinh Độc Lập rồi bay ra vùng Việt Cộng đã chiếm.

    Theo chương trình đã hoạch định, lớp chúng tôi ở Vũng Tầu một tuần. Tuy nhiên, đến sáng ngày thứ ba của chuyến đi, tức ngày 10 tháng Tư, trường QGHC cho xe đón chúng tôi trở về vì e ngại an ninh trên lộ trình Vũng Tầu - Sài Gòn sẽ không còn được bảo đảm trong vài ngày sắp đến. Hôm trước, bốn sư đoàn Cộng quân đã tấn công Xuân Lộc, nơi được ví von là cánh cửa thép để bảo vệ Sài Gòn từ hướng Đông của thành phố. Trên đường về, qua từng chặng, chúng tôi lại thấy những đơn vị lính kẻ đứng người ngồi dọc hai bên lề. Không hiểu họ được lệnh canh gác huyết lộ dẫn đến thủ đô hay triệt thoái về đấy để tránh sức ép của địch. Đó đây, có những đoàn người tay xách, nách mang đi bộ về hướng về Sài Gòn. Có lẽ họ là những người dân chạy loạn.
    Tin tức những người được Mỹ chấp thuận cho di tản đã lên máy bay từ phi trường Tân Sơn Nhất rời khỏi Sài Gòn được loan truyền rộng rãi. Khoảng trung tuần tháng Tư, bố tôi liên lạc với một đại tá quân đội Mỹ đang phục vụ tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ mà ông quen biết đã nhiều năm để nhờ ông này giúp gia đình tôi rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không. Ông đại tá hứa sẽ giúp và bảo bố tôi rằng khi nhận được điện thoại của ông, cả gia đình phải ra ngay phi trường Tân Sơn Nhất. Mẹ tôi may cho chúng tôi, mỗi người một túi vải nhỏ để đựng hai bộ quần áo. Bà dặn tôi và các em, sau giờ học, phải về nhà ngay, đừng để sự vắng mặt của mình ảnh hưởng đến cả gia đình.

    Bố Tôi

    Bố tôi tình nguyện nhập ngũ vào Quân Đội Quốc Gia, tiền thân của Quân lực VNCH, năm 1951. Ông tốt nghiệp thủ khoa trường Võ bị Phà Đen ở Hà Nội với cấp bậc chuẩn úy và rồi phục vụ trong một liên đoàn lưu động từng tham gia các trận đánh khốc liệt với Việt Minh, về sau gọi là Việt Cộng, tại Bắc phần. Di cư vào Nam, đơn vị ông đóng ở Phú Yên rồi Bình Định. Năm 1956, ông tham dự lớp Chỉ Huy Tham Mưu và tốt nghiệp thủ khoa nên được thuyên chuyển về Phòng Ba Bộ Tổng Tham Mưu. Đôi ba năm sau, ông được thăng cấp đại úy và giữ trách nhiệm Trưởng Khối Kế Hoạch. Năm 1968, ông theo học khoá Quân Chánh, khoá học bắt buộc dành cho các sĩ quan sẽ được bổ nhiệm làm tỉnh hay quận trưởng. Sau khi mãn khóa, được chọn quận đầu tiên vì tốt nghiệp thủ khoa, ông đã chọn Ban Mê Thuột, quận lỵ lớn nhất ở cao nguyên Trung phần thuộc tỉnh Dak Lak. Tháng Ba năm 1970, ông được biệt phái sang hành chánh và trở về Sài Gòn. Năm 1974, ông giữ trách nhiệm chánh sở kế hoạch thuộc Bộ Nội Vụ.

    Bố tôi nhập ngũ một phần vì mối căm thù với Việt Cộng, sau khi họ giết ông nội tôi một cách dã man.



    Thẻ căn cước quân nhân của thân phụ tác giả bài viết


    Ông tôi vốn là nhà giáo trong một làng thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng chục cây số. Khi Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội vào năm 1945, làng bố tôi trở thành vùng xôi đậu, ban ngày Quốc Gia kiểm soát, ban đêm Việt Minh mò về. Những người bên kia ép buộc ông tội nghỉ dậy không được nên trong một đêm năm 1947, họ xông vào nhà tuyên án tử, rồi bắn ông tôi 5 phát súng lục trước sự chứng kiến của người thân. Lúc đó bố tôi đang là thông ngôn, làm việc ở nơi khác. Bắn xong, họ khênh ông tôi đi rồi bỏ lại đầu ngõ vì nghĩ ông đã chết. Bác gái tôi, tức chị kế bố tôi năm ấy mới 20 tuổi, thấy ông còn thoi thóp nên cùng hai người trong họ thay nhau khênh cáng đưa ông đến một đồn lính Tây cách nhà khoảng 3 cây số nhờ họ chữa trị tạm thời. Mãi ba hôm sau, những người lính trong đồn mới có xe đưa ông tôi lên nhà thương Phủ Doãn ở Hà Nội. Ông dần dần bình phục và tạm trú ở Hà Nội. Đầu năm 1951, làng bố tôi trở thành làng Tề, tức đã được quân Pháp và quân đội Quốc Gia kiểm soát. Những người trong làng ra Hà Nội thỉnh cầu ông tôi trở về dậy học lại. Bùi tai, ông quay về làng. Ít lâu sau, vào một buổi tối, khi dân trong làng, trong đó có ông tôi, đang xem hội hàng năm của làng thì cán bộ Việt Minh đột kích vào bắn ông tôi. Khi ông tôi ngã xuống, họ cẩn thận đâm thêm dăm bẩy nhát dao găm cho chết hẳn rồi mới rút lui.

    Bố tôi có người em út, kém ông 15 tuổi, là đại úy trưởng Phòng Tiếp Liệu Quân Y Viện Ban Mê Thuột. Khi thành phố thất thủ, ông theo đoàn người chạy giặc ra vùng ngoại ô và được một chiếc trực thăng bốc về Sài Gòn ngày hôm sau, trong khi vợ và con gái nhỏ vẫn đang kẹt lại thành phố. Khi về đến Sài Gòn, ông tá túc tại nhà chúng tôi nhưng không tìm đường ra nước ngoài với hy vọng được đoàn tụ vợ con. Hậu quả là ông phải trả giá với hơn 5 năm tù. Khi cùng vợ con sang định cư tại Houston năm 1990 theo diện tù cải tạo, ông kể rằng trong những năm tháng bị cầm tù, ông và các bạn đồng cảnh phải học tập cái gọi là “tội ác Mỹ Ngụy,” dĩ nhiên theo sự tuyên truyền dối trá của Cộng Sản. Trong những “tội ác” này có chiến dịch truy lùng cán binh Cộng Sản nằm vùng tại Phú Yên sau hiệp định Geneva mà bố tôi là người trong cuộc. Lúc ấy, tiểu đoàn 10 khinh chiến của Quân Đội Quốc Gia do đại úy Vũ Duy Đê là tiểu đoàn trưởng và bố tôi là trung úy đại đội trưởng Đại Đội Chỉ Huy đã lùng soát và tiêu diệt thành phần chủ chốt của Việt Cộng tại làng Ngân Sơn, thị trấn Chí Thạnh thuộc tỉnh Phú Yên. Hiện nay vẫn còn rất nhiều báo mạng của Cộng Sản Việt Nam ghi lại chuyện này nhưng với những lời thêu dệt, như những dòng sau đây trên trang mạng báo Phú Yên Online: “Ngày 5/9/1954, tiểu đoàn lính ngụy mang tên Lê Hữu Từ (một linh mục phản động khét tiếng ở Bùi Chu - Phát Diệm di cư vào Nam) do Vũ Duy Đê chỉ huy đã gây ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh làm chết 64 người, bị thương 76 người. Đây là một trong ba vụ thảm sát man rợ ở miền Nam gây chấn động cả nước và quốc tế.”

    Nói tóm tắt, bố tôi là người không bao giờ có thể sống chung với Việt Cộng. Miền Nam mất mà ông còn ở lại trong nước thì cách này hay cách khác, ông cũng mất. Gia đình tôi biết rõ như vậy.



    Thân phụ tác giả và các con trong buổi tiệc mừng thọ 80 tuổi của ông vào năm 2009.


    Ba Tổng Thống trong 10 Ngày Cuối của Miền Nam Tự Do

    Tối 21 tháng Tư, đài truyền hình Sài Gòn chiếu trực tiếp cảnh tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lãnh đạo đất nước cho tân tổng thống Trần Văn Hương, trong lúc tình hình chiến sự thêm bi thảm cho quân đội VNCH.

    Trong khung cảnh dầu sôi lửa bỏng ấy, trong tâm trạng buồn rầu, hoang mang, lo lắng ấy, chúng tôi tự đánh lừa mình với một giải pháp chính trị chấm dứt cuộc chiến sẽ xuất hiện trong những ngày sắp tới. Tin tưởng như thế để còn có thể gạo bài chuẩn bị cho kỳ thi cuối khoá.

    Gần 8 giờ sáng thứ Hai ngày 28, chúng tôi ngồi trong lớp chờ giáo sư Đoàn Triệu Yến, vị thày môn Kinh Tế đến phát đề tài bài thi đầu tiên trong kỳ thi cuối học kỳ. Giáo sư đến đúng giờ với y phục chỉnh tề như thường lệ; vừa bước vào lớp, ông tuyên bố môn thi được hoãn lại cho đến ngày sẽ được thông báo sau. Ngay sau đó, ông ra về. Sau này, tôi nghe một bạn cùng lớp kể lúc đến trường, ông đưa gia đình theo trên chiếc xe hơi. Sau khi ông rời trường, họ đến phi trường Tân Sơn Nhất, lên một vận tải cơ của Hoa Kỳ đưa những người tỵ nạn thoát khỏi Sài Gòn. Nếu chuyện thật sự xẩy ra như vậy, ông là một người đáng ngưỡng mộ. Ít ra thì ông cũng đến trường để cho sinh viên biết họ được hoãn thi và chào giã biệt chúng tôi. Tư cách ông hơn hẳn biết bao cấp chỉ huy quân sự đã lén lút trốn thuộc cấp để đào tẩu trong những ngày tháng gian nan ấy.

    Được hoãn thi, tôi và một số bạn trong lớp lại vào câu lạc bộ của trường chia sẻ cho nhau những tin tức cùng tin đồn về tình hình chiến sự và chính trị. Lúc bấy giờ có rất nhiều tin đồn đang được loan truyền. Đến quá trưa, mọi người từ giã, hẹn mai gặp nhau cho môn thi khác.

    Khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, khi tôi đứng ở cổng nhà trong cư xá Bắc Hải tiễn người bạn cùng khóa Đốc sự vừa đến thăm, chợt có tiếng bom nổ rung chuyển nhà cửa vang đến từ hướng phi trường Tân Sơn Nhất. Về sau, tôi được biết Nguyễn Thành Trung, một phi công của Không lực VNCH nhưng là gián điệp cho Cộng Sản Việt Nam đã hướng dẫn các phi công miền Bắc lái 4 chiếc oanh tạc cơ A-37 do Không quân bỏ lại ở phi trường Phan Rang để dội bom Tân Sơn Nhất. Trung cũng là người lái chiếc F5 oanh tạc dinh Độc Lập sáng ngày 8 tháng Tư như đã kể.

    Chừng một tiếng sau, đài truyền hình Sài Gòn trực tiếp buổi bàn giao chức vụ tổng thống giữa cụ Trần Văn Hương và đại tướng Dương Văn Minh tại phòng khánh tiết dinh Độc Lập. Ngày hôm trước, Quốc Hội lưỡng viện sửa đổi hiến pháp để ông Minh thay cụ Hương trong niềm hy vọng ông đủ uy tín đàm phán với Việt Cộng để đạt được một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được.

    Ngay sau khi nhận trách nhiệm tổng thống, tối 28, ông Dương Văn Minh tuyên bố Sài Gòn được đặt trong tình trạng thiết quân luật, người dân bị cấm ra khỏi nhà.

    Cư Xá Sĩ Quan Chí Hoà

    Cư xá nơi gia đình tôi cư ngụ trước kia có tên là Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa, thuộc Quận 10 trước tháng Tư năm 1975. Cư xá do người Pháp khởi công xây từ đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, dành cho những sĩ quan trong quân đội Pháp. Tuy nhiên, khi cư xá vừa xây xong thì người Pháp phải về nước theo quy định của Hiệp Định Geneva chia đôi nước Việt. Năm 1957, chính quyền VNCH cấp các hộ trong cư xá cho gia đình những sĩ quan trung cấp và cao cấp của Quân Lực VNCH đang phục vụ ở Sài Gòn và họ có thể cư trú tại đây trong thời gian tại ngũ. Gia đình tôi là một trong những gia đình đầu tiên dọn đến cư xá vào mùa hè 1957 và ở đây suốt 18 năm trời. Thoạt đầu, cư xá chỉ có 16 dẫy nhà, mỗi dẫy gồm 4 hộ ở tầng dưới và 4 hộ ở tầng trên, tức tổng cộng 128 hộ. Cổng chính cư xá ăn thông với đường Bắc Hải dẫn ra đường Lê Văn Duyệt. Cổng sau hướng ra cuối đường Nguyễn Tri Phương, nơi cắt ngang đường Tô Hiến Thành. Khoảng năm 1965, chính quyền cho xây thêm nhiều dẫy ở các khoảnh đất rộng gần cổng sau, nâng số hộ trong cư xá lên đến hơn 300. Đến cuối năm 1968, chính quyền cho những sĩ quan đứng tên chủ gia đình ở đây mua các căn hộ họ đang cư ngụ và cũng cho phép thường dân sở hữu các căn này. Vì không còn được dành riêng cho các sĩ quan như trước, nên cư xá được đổi tên thành Cư Xá Bắc Hải.

    Kể từ những ngày đầu tiên, cư xá luôn có vị sĩ quan được chính quyền chỉ định là người có thể đưa ra những quyết định liên quan đến sự quản trị cư xá mà cư dân quen gọi là “trưởng trại.” Vị trưởng trại sau cùng là trung tướng Đổng Văn Khuyên. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, trong thời gian dầu sôi lửa bỏng vào tháng Tư năm 1975, trung tướng Khuyên giao quyền điều hành cư xá cho đại tá Lê Kim Ngô thuộc binh chủng Công Binh. Ông đại tá này có lẽ ác cảm với những người đang tìm cơ hội thoát khỏi Việt Nam nên ra lệnh cho trung đội lính và đám Nhân Dân Tự Vệ canh gác chặt chẽ tại hai cổng cư xá, nội bất xuất ngoại bất nhập từ chiều ngày 28 đến sáng 30. Trong thời gian này, tuy có lệnh thiết quân luật nhưng dân chúng vẫn tiếp tục tất tả ngược xuôi trên các nẻo đường thành phố, chỉ riêng cư xá chúng tôi bị ông quyền trại trưởng phong tỏa. Tôi được biết nhiều gia đình đã không thể di tản khỏi Sài Gòn trong ngày 29 vì không ra được cổng cư xá.

    Rốt cục, ông quyền trại trưởng ở lại khi cuộc chiến kết thúc và cũng phải đi “lao động cải tạo” nhiều năm trời như những sĩ quan QLVNCH khác. Nghe nói ông và gia đình đã sang Hoa Kỳ tỵ nạn theo diện cựu tù nhân cải tạo tức Humanitarian Operation vào đầu thập niên 1990.

    Hỗn Quan, Hỗn Quân

    Sáng thứ Ba ngày 29, tôi lấy xe định đến nhà một người bạn. Tuy nhiên, cổng ra vào cư xá đã đóng với những người lính cơ hữu của cư xá cùng vài anh Nhân Dân Tự Vệ lăm lăm tay súng đang đứng gác. Những người này giải thích với tôi rằng đại tá Lê Kim Ngô, quyền trường trại, đã ra lệnh nội bất xuất còn ngoại bất nhập, tức là tất cả cư dân trong cư xá không được ra ngoài, ngoại trừ những quân nhân có sự vụ lệnh di chuyển. Người từ ngoài cũng không được vào nếu không xuất trình giấy tờ chứng minh mình đang ở cư xá. Những người lính gác cổng nói năng khá nhã nhặn nhưng các ông Nhân Dân Tự Vệ luôn biểu diễn nét mặt khó đăm đăm.

    Tôi trở về nhà, pha tách cà phê mang ra ngồi ở bậc thềm, vừa uống vừa nghe tin tức đài phát thanh Sài Gòn từ chiếc radio nhỏ. Có tiếng bấm chuông, tôi ra mở cổng, trông thấy anh Tiềng, một trong số hơn 10 công nhân của nhà in do một Hoa kiều và mẹ tôi làm chủ. Đây là một trong năm hay sáu nhà in các bộ bài tại miền Nam thời bấy giờ; bài Tây có, bài chắn, tứ sắc, tam cúc, bất, tổ tôm cũng có. Gọi là nhà in chứ thật ra chỉ là một cơ sở in đặt trong hai căn phòng khá lớn mà mẹ tôi cho xây thêm ở vườn sau nhà. Các công nhân làm việc, ăn ở tại đây.

    Anh Tiềng trạc tuổi tôi nhưng không phải đi lính. Có người thợ in đồng nghiệp nói anh được hoãn dịch gia cảnh. Lại có người bảo anh trốn quân dịch. Anh quý tôi nên thỉnh thoảng mời tôi đi uống cà phê sáng tại một tiệm khá gần cổng sau cư xá. Hôm ấy, khi lên nhà trên nhưng không gặp tôi nên anh đi bộ một mình đến quán. Anh kể là khi trở về, đi ngang sân cỏ rộng mà các thanh, thiếu niên trong cư xá dùng làm sân bóng đá, anh trông thấy một chiếc trực thăng, có lẽ loại UH-1 khá thông dụng trong chiến tranh Việt Nam, đang bay là là chực đáp xuống. Gần đó là một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn hay năm con, đứa lớn, đứa nhỏ với hành lý lỉnh kỉnh đứng chờ bên cạnh một chiếc xe hơi. Bỗng dưng một chiếc gắn máy phóng rất nhanh đến. Hai thanh niên đeo băng tay Nhân Dân Tự Vệ xuống xe, giơ súng carbine nhắm bắn vào trực thăng, có lẽ là bắn dọa. Trực thăng vội bốc cao lên, đảo một vòng tròn có vẻ ngập ngừng như chưa biết nên bay xa hay liều đáp xuống. Hai anh nhắm bắn thêm vài phát. Chiếc trực thăng vút cao hơn rồi bay thẳng.

    Nhân Dân Tự Vệ là lực lượng dân quân bán thời gian được thành lập sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 với mục đích bảo vệ an ninh tại làng, xã, thôn xóm. Hầu hết nhân sự trong lực lượng là thanh, thiếu niên chưa đến hạn tuổi quân dịch và không được huấn luyện đầy đủ, nhiều người còn chưa được học sử dụng súng, đạn. Báo chí thời bấy giờ gần như đăng tin mỗi ngày trong mục tin vặt “Từ Thành Đến Tỉnh“ về chuyện Nhân Dân Tự Vệ bắn lầm, bắn lẫn nhau khi tức giận, phá phách xóm làng, hay nghịch ngợm súng đạn đến nỗi gây thương vong cho người khác và cho chính mình. Những tin tức này nhiều đến nỗi lắm tờ báo bắt chước báo Sóng Thần đặt tít cho bản tin thường ngày về chuyện này là “Truyện Dài Nhân Dân Tự Vệ.” Trong hai tháng cuối của cuộc chiến, tình trạng hỗn quan hỗn quân khiến các anh Nhân Dân Tự Vệ cảm thấy mình uy quyền hơn, quan trọng hơn lên để thế thiên hành đạo mà đoàn Nhân Dân Tự Vệ trong cư xá chúng tôi là một trường hợp điển hình.

    Anh Tiềng kể tiếp rằng những người đứng cạnh xe hơi đứng ngẩn ra nhìn theo bóng dáng chiếc trực thăng nhỏ dần, nhỏ dần, rồi mất hút. Họ lục tục mang hành lý trở vào xe. Xe nổ máy rồi rời sân bóng.

    Hai anh Nhân Dân Tự Vệ đứng chờ vài phút để chắc chắn trực thăng không quay lại. Sau đó họ lên xe gắn máy, nổ máy và lao đi.

    Tôi tự hỏi chiếc trực thăng ấy định đưa gia đình những người đứng chờ cạnh chiếc xe hơi đến đâu; một tầu chiến Mỹ đang đợi sẵn ngoài khơi Vũng Tầu hay một nơi nào họ nghĩ còn an toàn ở vùng IV? Tôi cầu xin ơn trên cho gia đình họ rồi sẽ thoát khỏi cánh cửa địa ngục đang mở dần để nuốt trọn khối người dân miền Nam tự do.

    Trong chiều hôm ấy, hai em trai tôi, đứa lớn chín tuổi và đứa nhỏ bẩy tuổi, đã chứng kiến một tình trạng tương tự, nhưng với kết thúc có hậu cho người di tản.

    Đang chơi đùa trước cửa, hai cậu em trông thấy một trực thăng, có lẽ cũng là loại UH-1, đảo vòng tròn trên sân bóng tròn, cùng lúc các thanh niên Nhân Dân Tự Vệ ngồi trên vài xe gắn máy phóng nhanh ngang nhà. Trẻ con thì lúc nào chẳng hiếu kỳ và hiếu động, các cậu bé chạy đến sân bóng xem chuyện gì. Khi các cậu đến nơi, đám Nhân Dân Tự Vệ đến trước đã dựng xe máy, giơ súng bắn chỉ thiên về chiếc trực thăng nhưng trực thăng vẫn đáp xuống bãi cỏ. Các cậu đang hăm hở xông đến thì bỗng có một tràng đạn chát chúa vọng ra từ trực thăng. Tất cả khựng lại thì thấy ngoài viên phi công, trên máy bay có người xạ thủ chĩa nòng súng đại liên đang bốc khói về hướng mình. Một tràng đạn nữa nổi lên từ khẩu đại liên, chắc người xạ thủ chỉ bắn dọa. Thế là cả đám hoảng hốt chạy lui. Ba bốn người đang đứng đợi gần đó phóng nhanh đến trực thăng, rồi được người xạ thủ kéo lên. Chiếc trực thăng từ từ bốc cao trong khi nòng đại liên vẫn hướng về đám Nhân Dân Tự Vệ.

    Về sau, tôi nghe kể có thêm vài trực thăng khác định đáp xuống cư xá chúng tôi trong ngày hôm ấy nhưng cũng bị đám Nhân Dân Tự Vệ bắn đuổi. Cư xá lúc bấy giờ là nơi cư ngụ của nhiều vị sĩ quan cao cấp trong đó có cả mươi ông tướng nên các trực thăng đến đón gia đình họ trong hai ngày cuối của cuộc chiến là điều bình thường.

    Tôi nghĩ không hẳn các anh Nhân Dân Tự Vệ của cư xá trong những ngày tháng ấy là những kẻ xấu, thích hành hạ người khác. Không hiểu lúc ấy họ suy nghĩ gì. Họ hành động theo lệnh cấp trên hay họ muốn thể hiện uy quyền? Khi được giao quyền lực với khẩu súng trong tay, họ có sức mạnh của tập thể và muốn thể hiện quyền uy với người khác, với đồng bọn, và với chính mình.

    Hay phải chăng vì gia đình họ quyết định không di tản hoặc không có phương tiện để ra đi nên họ ngăn cản những người khác? Tao không đi được thì mày cũng không được đi, thế thôi!

    Đêm Cuối Ở Sài Gòn

    Trưa ngày 29, sau bữa cơm trưa với gia đình, bố tôi mặc quân phục, đeo lon trung tá, lái xe ra đi. Tôi ngồi trong nhà dán tai vào chiếc radio để theo dõi tin tức. Khoảng 3 giờ, đài phát thanh Sài Gòn phổ biến lời thủ tướng Vũ Văn Mẫu yêu cầu người Mỹ rời khỏi Việt Nam ngay lập tức. Cuộc chiến đến hồi kết thúc. Coi như xong! Thật khủng khiếp khi biết trước thứ tương lai tồi tệ đang đưa cao bàn tay gớm chiếc vẫy gọi mình và mình đang bị kéo đến gần theo từng nhịp vẫy của nó.

    Đến 6 giờ chiều, bố tôi trở về gọi tôi, mẹ tôi, ông chú lớn, và ông chú út vào một căn phòng để kể những chuyện vừa xẩy ra cho ông. Người chú lớn, em kế bố tôi, là một thiếu tá đang phục vụ tại Phòng 2, tức phòng có trách nhiệm tình báo, của Bộ Tổng Tham Mưu. Gia đình ông sống ở căn hộ số 3 dẫy L trong cư xá, đấu lưng với căn hộ của chúng tôi, số 3 dẫy K. Vì vậy hai gia đình có chung khoảng sân sau khá rộng. Như gia đình những sĩ quan phục vụ tại Phòng 2, vợ con ông đã được người Mỹ cho di tản bằng máy bay từ hai tuần trước.

    Bố tôi kể, bố tôi vừa vào được tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, nơi có hàng hàng lớp lớp người vây quanh cố gắng vượt qua cánh cổng sắt để có chỗ ngồi trên những chuyến trực thăng bay ra Hạm Đội số 7 đang đợi ở hải phận quốc tế gần Vũng Tầu. Bố tôi gặp ông đại tá quân đội Hoa Kỳ đã hứa giúp gia đình chúng tôi di tản từ nhiều ngày trước. Ông này xin lỗi chưa giúp được và khuyên bố tôi nên ở lại tòa đại sứ để di tản bằng trực thăng ra hạm đội cùng ông. Bố tôi bảo ông rằng bố không thể đi một mình khi gia đình kẹt lại. Thuyết phục bố tôi không được, ông viết một tờ thư, ghi rõ tên và cấp bậc ông để yêu cầu những quân nhân Mỹ tại phi trường Tân Sơn Nhất có trách nhiệm giúp người Việt rời Sài Gòn chấp thuận cho gia đình tôi lên một chuyến bay vào sáng sớm ngày 30. Sau đó, ông cùng một người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đưa bố tôi ra cửa sau của tòa đại sứ để ra ngoài. “Mình sẽ ra phi trường trước 7 giờ sáng mai,” bố tôi bảo chúng tôi. “Sống thì sống hết! Chết thì chết hết!”, ông nói thêm, một cách dứt khoát.

    Vấn đề đặt ra là Sài Gòn đang trong tình trạng thiết quân luật và cư xá đang bị phong tỏa. Với chiếc lon trung tá trên cổ áo, bố tôi có thể ra khỏi cổng cư xá dễ dàng nhưng vợ con sẽ bị chận lại. May mắn thay, khoảng nửa tiếng sau, đài phát thanh Sài Gòn phát ra bản tin tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh các quân nhân, công chức phải trình diện nhiệm sở vào 8 giờ sáng hôm sau. Chúng tôi bàn nhau sẽ khởi hành sáng sớm với xe hơi bố tôi lái, trên xe có các em tôi, cô em kế tôi chở ông chú thiếu tá trên chiếc PC, ông chú đại úy chở mẹ tôi trên chiếc Vespa của ông, và tôi chở một cô em trên chiếc Lambretta. Chúng tôi sẽ bảo lính canh và các Nhân Dân Tự Vệ là đi trình diện nhiệm sở và không yên tâm khi để phụ nữ và trẻ em ở nhà trong tình trạng bất an. Bàn bạc xong xuôi, mọi người uể oải ăn cơm tối rồi đi nghỉ, lấy sức cho một ngày đầy cam go sắp đến.

    Tôi vào giường, nằm thao thức trong mớ hỗn độn của những âm thanh xa gần vọng đến. Tiếng động cơ máy bay vần vũ trên trời, tiếng đại bác nổ vang xen kẽ với tiếng súng lớn, súng nhỏ từng phát, từng tràng liên tục, và tiếng kinh cầu của mẹ tôi vọng đến từ bàn thờ. Mãi đến hơn một giờ sáng, tôi vẫn trằn trọc trong khi các em ở những giường bên đã yên giấc. Tôi bước xuống giường, soi đèn pin vào tủ sách rút đại ra một quyển, vặn ngọn đèn nhỏ đầu giường nằm đọc để quên đi thực tại. Đó là quyển Vợ Chồng Son, truyện phóng tác của Hoàng Hải Thủy mà tôi đã đọc từ năm, bẩy năm trước. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi không thể tưởng tượng được trong lúc cả thành phố đang rung chuyển dưới cơn lửa đạn, bao nhiêu người đang thấp thỏm trước một tương lai tăm tối đầy tai ương mà tôi có thể nằm suốt đêm để ngốn xong một quyển tiểu thuyết với nội dung hài hước. Tôi vẫn biết ngày trước, ông Đỗ Mục chê các cô gái nước Thương qua hai câu thơ “Thương nữ bất tri vong quốc hận, Cách giang do xướng Hậu đình hoa” (cô gái nước Thương không biết đến nỗi hận mất nước, ở bên kia sông còn hát khúc Hậu Đình Hoa là khúc hát tình tứ, du dương). Thôi thì xem như mình không thể làm gì để thay đổi vận mệnh nước thì sách vở là sự khuây khoả tốt nhất dành cho người đang tuyệt vọng.

    Tìm Đường Di Tản


    Khoảng 6 giờ sáng hôm sau, tức sáng sớm ngày 30 tháng Tư, khi mẹ tôi đánh thức cả nhà thì tôi vừa đọc xong quyển truyện. Nửa tiếng sau, mọi người lên đường. Trước khi rời nhà, tôi định mang bốn quyển album đầy hình ảnh gia đình trong hơn 20 năm kể từ những ngày bố mẹ tôi sống ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam. Tuy nhiên, lúc bấy giở, tôi thật sự nghĩ gia đình không đi thoát và sẽ trở về trong ngày nên thôi. Quyết định này khiến tôi ân hận cả đời. Chiều hôm ấy, khi những người lính Cộng sản đầu tiên tiến vào cư xá, hai người cô tôi, tức em ruột của bố tôi, đến nhà tôi mang tất cả quân phục của bố tôi, bốn quyển album, các giấy tờ chúng tôi để lại mang ra sân sau đốt sạch. Đúng mười lăm năm sau, khi mẹ tôi về Việt Nam lần đầu để thăm thân nhân, bà xin được vài tấm ảnh đã tặng cho họ ngày trước, trong đó có tấm tôi vừa đúng ba tháng tuổi đang nằm lẫy trong hiệu ảnh Tân Việt ở Hà Nội.

    Sáng hôm ấy, khi bước ra sân trước, chúng tôi trông thấy cô em gái thứ hai tôi đã lập gia đình cùng chồng, đứa con trai một tuổi và cả bà mẹ chồng. Hôm trước, bố tôi dặn con gái và con rể đến đúng 6 giờ rưỡi sáng để cùng đi. Sự hiện diện của mẹ chồng cô với chiếc va ly khá to trong khi gia đình tôi, mỗi người chỉ một túi xách nhỏ bằng vải với hai bộ quần áo là điều không định trước. Tuy nhiên, đã như thế thì cứ như thế. Bà có mang theo con mèo của bà chắc chúng tôi cũng đành chịu. Chúng tôi chia nhau lên các xe như đã bàn với nhau. Cậu em rể và bà mẹ ngồi trên xe hơi với các em tôi.

    Khi chúng tôi chuẩn bị rời nhà, một người bạn bố tôi gọi điện thoại cho biết Việt Cộng đã về đến Ngã Ba Ông Tạ, nơi nằm trên quãng đường ngắn nhất từ nhà tôi đến phi trường, lộ trình chúng tôi chọn từ tối hôm trước. Vì vậy, bố tôi quyết định sẽ đi qua cổng sau cư xá thay vì cổng trước, rẽ trái đường Tô Hiến Thành, gửi xe gắn máy tại nhà một người bạn của bố tôi ở ngã ba Tô Hiến Thành và Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám), rồi tất cả lên xe hơi, đi đọc theo đường Lê Văn Duyệt về hướng trung tâm thủ đô, rẽ trái đường Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng), rẽ trái đường Trương Minh Giảng (sau 1975 thành Trần Quốc Thảo), vài cây số nữa Trương Minh Giảng đổi thành Trương Minh Ký (tức Lê Văn Sĩ bây giờ) dẫn đến phi trường.

    Ra đến xe, bố tôi đưa cho tôi khẩu súng lục Colt 45 còn ông giữ khẩu Smith Wesson 38 mà chúng ta vẫn gọi là “súng sáu” để phòng thân. Ông biết tôi bắn Colt 45 rất khá.

    Đến cổng sau cư xá, nghe chúng tôi nói phải đi trình diện nhiệm sở theo lệnh của tổng thống, những người lính gác và Nhân Dân Tự Vệ mở cổng cho chúng tôi ra.

    Sau khi chúng tôi gửi các xe gắn máy ở nhà người bạn bố tôi, mọi người cùng lên xe hơi. Riêng chú út chúng tôi quay về để đợi đoàn tụ với vợ và con còn ở Ban Mê Thuột. Chiếc xe Opel nhỏ của bố tôi phải chở 15 người kể cả hành lý gồm bố mẹ tôi, ông chú thiếu tá ngành tình báo, 9 anh chị em chúng tôi, chồng và đứa con một tuổi của em tôi, cùng bà mẹ chồng cô. Người này ngồi trên đùi người kia sát chặt vào nhau như những khoanh cá trong một hộp cá mòi.

    Khi xe chạy trên đường Lê Văn Duyệt, tôi chứng kiến một khung cảnh vừa hỗn loạn, vừa thê thảm. Đường phố đầy người ngược xuôi như đàn kiến nhớn nhác túa ra khi tổ bị một đứa trẻ cầm que chọc vào. Dọc hai bên lề đường, ngổn ngang những bộ quân phục, giầy bốt, mũ sắt, và cả súng đạn của những người lính tan hàng vứt lại. Đâu đó có những xác người được phủ một chiếc chăn hay chiếu trên vỉa hè. Thỉnh thoảng, chúng tôi chứng kiến cảnh những người khuân bao gạo, bàn, ghế, tủ, và cả nồi niêu nửa đi nửa chạy trên đường. Có lẽ họ vừa đột nhập vào những căn nhà không còn người ở để hôi của. Khi xe đi qua Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô trên đường Lê Văn Duyệt, tôi trông thấy một xe tăng M-48, loại tăng lớn nhất và tối tân nhất mà Hoa Kỳ viện trợ cho quân lực VNCH trong cuộc chiến, nằm giữa lòng đường với nòng đại bác chúc thẳng lên trời. Người lính trưởng xa chiếc xe tăng này quả là người có cái tâm tốt lành. Trước khi rời xe, anh cẩn thận ngước nòng súng lên cao để địch quân từ xa nhận biết chiếc tăng đã bỏ cuộc chơi nên không nã đạn vào, gây thương vong cho dân chúng gần đó.

    Đến cầu Trương Minh Giảng gần Đại Học Vạn Hạnh, xe chúng tôi bị chận lại bởi một toán Biệt Cách Dù đang bố trí dọc cầu. Người trung uý, có vẻ là trưởng toán, tiến đến xe. Trông thấy bố tôi đang trong bộ quân phục với lon trung tá, anh đưa tay lên chào. Đó là lần cuối bố tôi nhận được kiểu chào đúng quân kỷ của một người dưới cấp trong 24 năm quân ngũ của ông. Sau khi nghe bố tôi nói rõ mục đích, anh cho biết phi trường đã bị Cộng quân chiếm từ rạng sáng và khuyên bố tôi đưa gia đình về nhà cho an toàn vì Việt Cộng đã trà trộn với dân trong thành phố. Anh cũng để nghị bố tôi thay bộ quân phục bằng thường phục dù đang ngồi trong xe.

    Thất vọng, bố tôi quay xe lại, rồi ngừng xe bên đường để cởi chiếc áo quân nhân ra thay bằng áo polo tôi mang theo. Ông bảo “thua keo này, ta bầy keo khác,” và lái xe đến bộ tư lệnh Hải quân gần đường Cường Để (nay là đường Tôn Đức Thắng) hy vọng gặp vài sĩ quan cao cấp ông quen biết để nhờ giúp gia đình lên một chiến hạm di tản. Đến nơi, chúng tôi thấy đường dẫn vào bộ tư lệnh đã bị chắn ngang bởi những hàng rào sắt với kẽm gai. Toán lính gác cho bố tôi biết tất cả những tầu Hải quân còn sử dụng được đã ra đi trong đêm. Nhớ lại mà tôi cảm thấy ngưỡng mộ các anh, dù biết rõ cấp chỉ huy đã ra đi, họ vẫn ở lại thi hành trách nhiệm cho đến giây phút cuối cùng của chế độ họ đang phục vụ.

    Nước đã tràn vào thuyền, chẳng lẽ buông xuôi để chìm trong biển đỏ, thôi thì “còn nước, còn tát,” bố tôi quay đầu xe hướng đến bến Bạch Đằng với hy vọng mong manh gặp một chiếc tầu đang đậu ở đó. Khi bố tôi lái xe dọc theo bến, chúng tôi trông thấy xa xa có một tầu buôn lớn lố nhố đầu người trên boong. Ông đậu xe dưới một tàng cây ven bến, cách tầu khoảng 200 mét, tức gần gấp đôi chiều dài sân bóng, và bảo tôi lên tầu hỏi những người trên đó xem tầu có rời bến không. Tất cả mọi người ngồi đợi trong xe, tôi chạy nhanh đến tầu. Đây là một chiếc tầu chở hàng vượt đại dương, trên mạn có sơn tên Đông Hải, và đang cập sát một chiếc tầu lớn khác có vẻ như đang hỏng vì sàn tầu đầy rác rưởi và không có ai ngồi trên boong. Tôi trèo thang lên chiếc tầu hỏng, bước đến thành tầu đối diện sát thành tầu Đông Hải để trèo qua con tầu đầy người này.

    - Tầu này có đi không? Tôi hỏi người đàn ông gần tôi đang ngồi bệt trên sàn tầu cùng những người có lẽ trong gia đình ông.
    - Tôi cũng không biết! Ông ta trả lời.
    - Không biết sao ngồi đây?
    - Thì thấy người ta ngồi nên mình cũng ngồi.

    Hỏi vài ba ngồi gần đó, cũng không ai biết tầu có đi hay không.

    Tôi trở lại xe, trình bầy những điều tai nghe mắt thấy cho mọi người. Sau ít phút bàn thảo, tất cả rời xe đi đến tầu, ngoại trừ tôi. Trong vài ngày qua, tại bến Bạch Đằng, có một đoàn quân hôi của, lùng sục khắp nơi để lấy những xe gắn máy, xe hơi do những người đi tản để lại trên bến. Với những xe hơi họ không nổ máy được hoặc không biết lái thì họ tháo bánh xe, gỡ bình điện, và lấy đi những phụ tùng khác có thể bán được. Với khẩu súng giắt trong lưng quần, tôi phải ở lại giữ xe để có phương tiện trở về nếu không tìm được tầu di tản.

    Bước ra khỏi xe, tôi bật que diêm đốt điếu thuốc đầu ngày. Bỗng có gã thanh niên gầy gò, áo quần luộm thuộm bước đến.

    - Lương xe hả? Cho em ké cái bánh nhé! Gã nhăn nhở cười hì hì nói (“lương” là tiếng lóng của giới giang hồ lúc bấy giờ, có nghĩa là lấy trộm).
    - Lương mẹ gì? Xe tui đó cha!

    Mặt tiu nghỉu, gã biến đi thật nhanh.

    Hút xong điếu thuốc, tôi vào xe ngồi ở ghế tài xế để những tên đang lùng sục các xe bỏ lại trên bến biết xe có chủ nên không đến làm phiền. Tôi nhớ đến những bài báo thuật cảnh hàng ngàn người chen chúc nhau trên những chuyến tầu xuôi Nam sau khi miền Trung thất thủ trong tháng trước. Trên những chuyến tầu đó, biết bao trẻ em đã chết vì đói khát, và bị hải táng vào lòng biển. Gia đình tôi, vì tưởng có thể đi tản bằng phi cơ nên không mang theo chút thực phẩm và nước uống nào. Các đứa em nhỏ của tôi, đứa lên 9, đứa lên 7, đứa lên 5, đứa 21 tháng và đứa cháu đang chập chững tập đi chắc khó thế vượt qua cuộc hải trình cam go này mà không có cái để ăn, để uống.

    Hơn nửa tiếng sau, có lẽ khoảng 9 giờ, mặt trời lên cao, nắng gắt chan hòa, trời trở nên nóng nực, tôi quyết định lên tầu gọi cả nhà ra về. Tuy nhiên, tôi e khi mình bước đi, chỉ trong dăm bẩy phút, sẽ có kẻ bất lương đến tháo bánh xe, lấy bình điện, hoặc tệ hơn, câu giây điện để nổ máy rồi lái xe đi. Đang ngập ngừng tiến thoái lưỡng nan, chợt có một trung đội Nhẩy Dù kéo đến bố trí cạnh gốc cây nơi xe chúng tôi đang đậu. Tôi bước đến hỏi han anh chuẩn uý trung đội trưởng, một sĩ quan Thủ Đức sau tôi vài khoá. Anh cho biết trung đội của anh vừa trải qua một đêm quần thảo với Cộng quân ở Hàng Xanh, gần xa lộ Biên Hoà để ngăn địch tiến vào Sài Gòn. Và rồi, vì thiếu đạn dược nên phải rút về đây. Anh cho trung đội đóng tạm nơi này để chờ lệnh. Chỉ tay về chiếc tầu Đông Hải, tôi bảo anh rằng gia đình tôi đang ở trên tầu. Tôi cần lên đó để gọi mọi người về và nhờ anh trông hộ chiếc xe cho tôi, không để kẻ bất lương lấy trộm. Tôi sẽ trở lại trong khoảng 10 phút. Anh gật đầu đồng ý và nói dứt khoát: “Anh yên tâm! Tôi giữ xe cho anh!”

    Trở lại lên tầu Đông Hải, tôi nhanh chóng tìm được gia đình trong đám đông hỗn tạp. Tôi trình bầy với mọi người nỗi lo âu của tôi. Tất cả đồng ý trở về. Chúng tôi lần lượt, người lớn bế trẻ em, trèo qua thành tầu Đông Hải, bước vào con tầu hỏng bên cạnh để xuống bến.

    Khi mọi người qua hết con tầu hỏng, nhìn sang tầu Đông Hải không thấy chú tôi. Chúng tôi biết ông chắc chắn không về theo vì vợ con ông đã được người Mỹ cho di tản bằng đường hàng không như đã kể. Ông phải tìm mọi cách để đi. Tôi bước dọc theo thành con tầu hỏng tìm ông đứng lẫn lộn trong đám đông trên tầu Đông Hải, vừa đi vừa lớn tiếng gọi tên ông để báo ông biết chúng tôi quyết định trở về. Đúng lúc ấy có tiếng đạn pháo kích nối tiếp nhau nổ long trời lở đất. Bụi bốc lên mờ mịt ngay chỗ trung đội Nhẩy Dù đang bố trí dưới gốc cây bên cạnh xe hơi của chúng tôi. Rõ ràng là tiền sát viên Việt Cộng trà trộn trong dân đã chỉ điểm cho một đơn vị pháo binh của họ đội pháo vào vị trí toán quân Nhẩy Dù. Chợt có tiếng kêu to từ tầu Đông Hải: “Việt Cộng pháo kích! Nổ máy! Chặt neo!” Tiếng máy tầu rung lên rồi tôi trông thấy một người cầm chiếc rìu lớn chặt dây neo. Giây đứt, con tầu tự động chậm rãi tách ra khỏi chiếc tầu hỏng. Mọi người trong gia đình hối hả trèo lại sang tầu Đông Hải. Bố tôi sang trước, tôi đủn những người khác qua thành tầu, bố cầm tay đỡ xuống. Những đứa trẻ thì tôi bế lên chuyền cho bố tôi. Đến khi tôi ném những túi quần áo cho bố tôi thì tầu Đông Hải đã tách ra hơn một thước nên tôi phải lấy sức nhẩy sang. Có lẽ tôi là người cuối cùng từ con tầu hỏng sang được tầu Đông Hài.

    Khi tầu tách xa khoảng ba hay bốn thước, tôi trông thấy một đứa bé trai khoảng năm tuổi đứng trên boong con tầu hỏng, hai tay khoắng loạn lên trời vừa nhẩy tưng tưng vừa khóc gào “Ba ơi! Ba ơi!” Trên tầu Đông Hải, có cặp vợ chồng đứng sát thành tầu nức nở thét to “Con ơi! Con ơi!” Những tiếng gào tiếng thét chìm vào tiếng đạn pháo nổ dập dồn trên bến.

    Tầu dời xa dần bến.

    Hỏi chuyện những người đứng gần, tôi được biết cặp vợ chồng đang vật vã khóc đã đưa được hai con lên tầu Đông Hải, đứa lớn là gái, khoảng 7, 8 tuổi, đứa bé là trai, lên 5 hay 6. Ngồi trên tầu khá lâu mà không thấy động tĩnh nên cũng như gia đình tôi, họ quyết định về. Khi sang con tầu hỏng thì đạn pháo rơi trên bến và tầu Đông Hải mở máy chạy, họ vội vã trở sang tầu Đông Hải mà quên mang theo đứa con trai. Tôi chạnh lòng thương đứa trẻ, đời sẽ dẫn nó đến đâu? Tôi chạnh lòng thương cặp vợ chồng lạc con, ắt họ sẽ mãi mãi phải sống với nỗi buồn xé nát tâm can và cảm giác tội lỗi trong những ngày còn sống. Người xưa có câu thành ngữ “can trường thốn đoạn” có nghĩa ruột gan đứt ra từng đoạn để chỉ người cha, người mẹ mất con. Đứa con chết đi, bậc cha mẹ đau đớn có thể ngước lên trông Trời mà trách móc “lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống Trời hay không Trời” nhưng rồi sẽ nguôi ngoai theo thời gian. Đằng này, đứa con nhỏ bị dứt ra khỏi đời mình vì một sơ suất của chính mình. Mỗi lần nhớ đến đứa con, chắc chắn họ lại đau đớn tự hỏi thằng bé giờ ra sao, sống chết thế nào, đói hay no, khổ nhiều hay khổ ít. Cầu xin Thượng Đế giữ gìn, che chở họ cho đến ngày cha, mẹ, chị, em, được đoàn tụ.

    Đường Ra Vũng Tầu

    Tầu đi được khoảng gần hai tiếng, khi đến chỗ sông Sài Gòn đổi tên thành sông Lòng Tảo, trời bỗng đổ cơn mưa rào, tuy không kéo dài nhưng cũng khiến mọi người ướt sũng. Có lẽ vì cả đêm trước không ngủ, đang bần thần, bải hoải nên tôi rét run cả người. Đứng gần tôi là một cô bé trạc 16, 17. Trông thấy tôi đang co ro, run lên từng chập nên cô mở va ly mang theo, lấy chiếc áo len cho tôi mượn. Dáng cô nhỏ hơn tôi khá nhiều nhưng áo đan bằng sợi len có thể dãn ra nên tôi cài nút được. Tôi đã mặc chiếc áo này cho đến lúc cơn mưa dứt và đợi cho áo khô mới trả lại cô. Lúc tàu khởi hành, tôi trông thấy cô ngồi dựa vào thành tầu, tay ôm hai đứa trẻ, gái độ 10 tuổi, trai chắc lên 5, và sùi sụt khóc. Hỏi thăm cô, tôi được biết ba chị em được mẹ dẫn lên tầu. Ngồi trên tầu một chốc, cậu em kêu đói nên bà mẹ xuống bến tìm mua bánh mì cho con và cho cả gia đình để dành ăn trong những ngày sắp tới. Bà vừa xuống bến độ dăm phút thì tầu chạy. Chuyện gia đình cô và chuyện đứa trẻ bị lạc cha mẹ ở bến tầu chỉ là hai trong hàng vạn câu chuyện “đau lòng kẻ ở người đi; lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm?” (Truyện Kiều) trên quê hương ta trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.

    Khoảng hai giờ chiều, có lẽ tầu Đông Hải đã đi được quá nửa đoạn sông Sài Gòn - Vũng Tầu, qua chiếc máy phát thanh nhỏ của người đứng gần, chúng tôi nghe tiếng ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Có những tiếng bật khóc nức nở chung quanh tôi. Thế là hết!

    Tin tức ông Dương Văn Minh ra lệnh quân đội buông súng đầu hàng vô điều kiện khiến những người trên tầu vừa bàng hoàng vừa lo lắng cho sự an toàn của con tầu. Khoảng một tiếng sau, đài Sài Gòn phát lời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang ngồi trong phòng vi âm của đài ca ngợi thành quả thống nhất đất nước của Cộng sản và lên án những người bỏ nước tìm tự do là những kẻ phản bội. Sau đó, ông hát vang ca khúc Nối Vòng Tay Lớn với tiếng vỗ tay theo nhịp của những người trong cái gọi là “Uỷ Ban Cách Mạng Lâm Thời” đang hiện diện tại đài phát thanh.

    Tôi không hiểu ông Trịnh Công Sơn có bao giờ nhận thức được chính mảnh đất miền Nam tự do đã nuôi dưỡng, cưu mang ông và cung cấp cho ông môi trường thuận lợi để ông sáng tác? Thử tưởng tượng nếu sống ở miền Bắc, dù có thể tự học nhạc, chắc chắn ông chỉ được phép viết lên những ca khúc tầm thường xưng tụng bác và đảng, như bao văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ nô bộc của chế độ. Xét ở khía cạnh này thì chính ông mới là kẻ phản bội miền Nam tự do, phản bội những người thiết tha yêu mến nhạc của ông, đã xúm lại công kênh ông lên đỉnh cao ngất ngưởng của âm nhạc Việt.

    Về sau, tôi được biết kể từ khi miền Nam đổi chủ, ông Trịnh Công Sơn đã viết cả trăm ca khúc thuộc loại nhạc “giác ngộ cách mạng,” nhưng những sáng tác này của ông nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

    Tầu tiếp tục chạy, khi đến cửa Cần Giờ, cách Vũng Tầu chỉ khoảng 20 cây số đường sông, bỗng có những tiếng nổ vang và những cột nước bắn lên tung toé gần tầu. “Nằm xuống! Việt Công bắn!” Tiếng người hét lên và mọi người nằm rạp xuống sàn tầu.” Sau này tôi biết nơi đây chính là khúc sông Việt Cộng từ bờ bắn vào tầu Việt Nam Thương Tín, con tầu khởi hành tuy sau nhưng khi đến sông Lòng Tảo đã vượt qua tầu Đông Hải, khiến nhà văn Chu Tử bị thiệt mạng. Có lẽ họ vừa bắn bằng súng cối vừa bằng B40 vì khúc sông khá hẹp.

    Khi tầu vượt qua tầm súng Việt Cộng, mọi người lồm cồm trổi dậy. Đứng bên thành tầu, vài phút sau, chúng tôi trông thấy ba, bốn chiếc thuyền máy trông giống như giang tốc đỉnh của Hải quân đuổi theo. Vài người trên thuyền cầm súng trường hướng lên trời bắn chỉ thiên như ra lệnh tầu ngừng lại. Lại có tiếng la to “Việt Cộng đuổi! Chạy nhanh lên! Nhanh lên!” Chẳng hiểu tiếng la hét dục tầu đi nhanh có vọng đến phòng lái hay không nhưng tôi có cảm tưởng như tầu đang dần tăng tốc độ. Tuy nhiên, khoảng cách giữa những chiếc thuyền máy và tầu dần dần thu hẹp theo từng phát đạn vang đến từ thuyền. Mọi người trên tầu hoảng loạn, kẻ nằm sóng soài trên boong, người đứng sát mạn tầu nhô đầu lên lo âu nhìn về hướng những chiếc thuyền đang xả hết tốc lực đuổi theo.

    Trong thoáng chốc, tôi tưởng tượng ra cảnh đám lính Việt Cộng chặn tầu lại, bắt tầu tấp vào gần bờ, lùa dân trên tầu lội nước vào khu rừng bên cạnh. Họ chia người di tản ra làm hai, đàn ông trong tuổi lính đứng một bên, người già, phụ nữ, và trẻ con một bên, rồi nổ súng từng loạt vào những người đàn ông. Đúng thế, họ sẽ làm như đã làm đối với những đoàn người di tản mà họ chận lại trên Liên Tỉnh Lộ 7B và những nạn nhân của họ trong dịp Tết Mậu Thân ở Huế như tôi được biết qua các bài báo. Ồ không đúng, ở Huế thì họ không mất công chia ra làm hai mà lính tráng hay thường dân, đàn ông hay đàn bà, người già hay con trẻ cùng chung số phận như nhau, tức cùng bị giết. Các hố chôn tập thể được khai quật cho thấy rõ ràng sự công bằng, không phân biệt nam phụ lão ấu đối với các nạn nhân của họ. Tôi chuẩn bị cách đối phó, lòng tự nhủ “chết là cùng!”

    Tuy nhiên, bố tôi bảo tôi đưa ông khẩu Colt 45. Ông lấy khẩu súng sáu ông đang giữ thả xuống biển rồi nhét khẩu Colt 45 vào bụng. Kế đó, ông nói tôi đưa ví cho ông. Mở ví tôi ra, ông lấy thẻ căn cước quân nhân và thẻ sinh viên trường QGHC có in cờ vàng ba sọc đỏ của tôi ném xuống biển như đã ném súng, rồi trao ví lại cho tôi. Ông bảo nhà còn mẹ, còn em, Việt Cộng bắt thì đừng chống cự, cứ nói là dân thường. Lúc bấy giờ người trên tầu nghĩ những người đang ngồi thuyền máy, bắn súng đuổi theo là Việt Cộng. Bố tôi giữ súng và giữ cả thẻ quân nhân ghi cấp bậc trung tá là quyết chống cự địch, nhưng buộc tôi không được liều mạng như ông.

    Cuộc rượt đuổi kéo dài cũng cả mươi phút. Tuy nhiên, mọi người thở phào khi những thuyền máy đến gần. Đó không phải Việt Cộng mà là những người lính Việt Nam Cộng Hoà muốn được lên tầu Đông Hải vì biết những thuyền nhỏ của họ không thể ra biển. Tầu Đông Hải đi chậm lại để những người lính này trèo thang ở mạn tầu lên boong.

    Ra Khơi: Những Ngày Đói Khát

    Khoảng 5 giờ chiều hôm ấy, tầu Đông Hải vượt qua Vũng Tầu và hướng đến hải phận quốc tế. Mọi người cùng bùi ngùi nhìn về thành phố Vũng Tầu xa dần, xa dần trong tầm mắt, “đoái trông muôn dặm tử phần, hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa” (Truyện Kiều). Lúc đó, cũng như tôi, những người trên tầu nghĩ không bao giờ có thể trở về thăm quê hương, gặp lại người thân yêu, và tương lai thì đầy bất trắc.

    Ra đến hải phận quốc tế, chúng tôi trông thấy rất nhiều thuyền nhỏ chung quanh. Mặt trời xuống dần rồi chìm vào lòng biển. Tầu Đông Hải ngưng chạy và bồng bềnh trên sóng nước suốt đêm. Thủy thủ đoàn đã neo tầu lại bằng neo khác vì một giây neo đã bị chặt đứt khi tầu khởi hành. Trong thời gian tầu được neo, nhiều thuyền nhỏ, trong đó có những thuyền đánh cá, cập vào để xin phép lên tầu và họ đều được chấp thuận.

    Đêm xuống, tôi đứng tựa người vào thành tầu nhìn ra ngoài. Biển đêm thật đẹp. Ảnh trăng hạ huyền vẽ một đường lấp lánh trên mặt sóng lăn tăn, từ hướng mặt trăng ở chốn xa xăm chạy dài đến con tầu như chia đôi mặt biển. Tôi đã mang ơn đất và hôm nay tôi mang ơn biển. Trong một trận chiến năm xưa, khi đang nằm bẹp dí trên mặt đất thì một quả đạn pháo rơi cách tôi chỉ dăm thước. Tôi không hề hấn gì vì đất che chở tôi. Hôm nay biển cưu mang chúng tôi, đưa chúng tôi thoát khỏi địa ngục của trần thế.

    Biển cả bao la trước mặt tôi, bầu trời sao khuya lấp lánh trên đầu tôi, không khí chúng ta đang thở, sinh vật dưới biển, chim chóc trên trời, các động vật trên mặt đất, núi, rừng, ngày, đêm, cỏ, cây, hoa, lá, và loài người là những tác phẩm tuyệt diệu chỉ có thể hoàn thành bởi bàn tay Thượng Đế. Tôi tự hỏi tại sao với quyền uy và phép mầu như vậy, sau khi dựng nên con người, Ngài lại để cho bao cảnh bi thảm, bao mối thương tâm xẩy ra trong lịch sử nhân loại. Loạn lạc, thiên tai, chiến tranh, kế cả những cuộc thánh chiến mà cả hai phe cùng nhân danh Ngài, thời nào cũng có. Có chiến tranh thì có hằng hà sa số cảnh người giết hại người, cha mất con, vợ mất chồng, những kiếp người lầm than, những mảnh đời khốn khổ. Phải chăng vì vậy mà Friedrich Nietzsche, triết gia nổi tiếng người Đức trong thế kỷ 19, từng tuyên bố “Thượng Đế đã chết” để ám chỉ (vì một lý do nào đó) Thượng Đế đã quay mặt không đếm xỉa đến loài người sau khi tạo ra sinh vật có thể gọi là tác phẩm vĩ đại nhất của Ngài? Có lẽ vì chịu ảnh hưởng của Nietzsche, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mở đầu ca khúc Này Em Có Nhớ của ông với câu “Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người, này em xin cứ phụ người.”

    Sau khi đứng ngắm biển đêm một lúc, tôi tìm một chỗ trên sàn tầu lúc nhúc những người là người để nằm dỗ giấc ngủ. Nằm ngửa mặt nhìn bầu trời khuya chi chít những vì sao lấp lánh, tôi nhớ đến những khuôn mặt thân quen, họ hàng có, bạn hữu có, mà lúc ấy mình nghĩ đã vĩnh viễn rời xa. Nổi bật trong số này là hai đứa bạn gắn bó với tôi từ những ngày thơ ấu và có với nhau rất nhiều kỷ niệm, cùng một cô bạn khả ái người Huế có thể gọi là tâm giao nhưng chúng tôi chưa bao giờ vượt quá ranh giới của tình bạn. Tưởng tượng nét mặt bần thần của họ khi đến nhà tôi hôm nay hay ngày mai, bấm chuông không ai mở cửa mà thấy xót lòng. Tôi vui mừng vì đã thoát được Cộng sản nhưng buồn rầu, đau đớn vì những ly tan, cùng những mơ ước, những kế hoạch cho đời đã tan thành mây khói. Bao nỗi vui buồn va vào nhau, xô đẩy nhau trong tôi khiến tôi không ngủ được mặc dầu vừa trải qua đêm thức trắng. Lúc ấy, tôi chưa biết được thời gian rồi sẽ là liều thuốc chữa lành vết thương dù để lại trong ta những đường, ngấn sẹo suốt đời.

    Một gia đình Công Giáo gần chỗ tôi nằm cất tiếng đọc kinh. Vài người chung quanh phụ họa. Khi hoang mang, lo lắng, trẻ con cậy đến cha mẹ còn cha mẹ cậy đến Chúa, Phật. Con người, khi đã trưởng thành, thường gần Phật hay Chúa nhất trong lúc nguy nan, gần đến nỗi có cảm tưởng mình cố vươn tay cao thêm một chút là có thể chạm đến trái tim từ ái của các ngài. Kể từ khi con người tin vào Thượng Đế hay Đấng Chí Tôn theo cách riêng của từng tôn giáo, họ đã cậy đến Ngài trong cơn nguy khốn. Ngài có lắng nghe những lời cầu xin của đàn con không, tôi không biết. Tuy nhiên tôi biết chắc một điều rằng Ngài không bị thiệt thòi. Nếu kẻ cầu xin rốt cục được tai qua nạn khỏi, họ tin đã được Ngài phù hộ. Trong trường hợp ngược lại, họ chép miệng thở dài “cái số mình như vậy” và vẫn một mực yêu mến, thờ kính, tin tưởng nơi Ngài. Thôi thì cứ mơ mộng, cứ cầu xin, đáp ứng hay không là việc riêng của Ngài. Dù sao, sự tin tưởng là điều cứu rỗi trong lúc ấy và chẳng thiệt thòi gì khi mình có một niềm tin. Ít ra nó cũng mang đến cho mình hy vọng.

    Nhưng rồi, quá mệt mỏi, cuối cùng tôi cũng chợp mắt được khi giấc mơ về một ngày mai tươi sáng vẫn còn dang dở.

    Tờ mờ sớm hôm sau, tiếng léo nhéo của những người chung quanh đánh thức tôi. Vừa ngồi dậy, tôi cảm thấy lưng áo mình ướt đẫm. Sờ tay vào sàn tầu, tôi thấy râm rấp nước. Chẳng lẽ mình ngủ say đến độ mưa xuống mà không biết. Sinh nghi, tôi đưa tay lên mũi ngửi thì rõ ràng là nước tiểu. Hàng ngàn người chen chúc trên sàn tầu mà không có một nhà vệ sinh nào trong tầm mắt thì tiểu tại chỗ, nhất là các em nhỏ, là chuyện thường. Đành tự an ủi trong cái rủi có cái may, người ta không đại tiện ra sàn tầu gần chỗ mình nằm là tốt rồi.

    Tôi nhặt chiếc túi đặt dưới sàn tầu đựng hai bộ quần áo mang theo định lấy một chiếc áo ra thay thì mới hay lớp vải chiếc túi cũng đẫm nước. Thôi thì cứ như vậy mà lạy trời mưa xuống.

    Tầu Đông Hải nổ máy, chuyển minh rồi lầm lũi trôi đi trên mặt nước biếc xanh như ngọc. Nếu gạt bỏ được những xao động trong tâm tư, chắc những người trên tầu sẽ chứng kiến được vẻ đẹp tuyệt vời của biển Đông trong buổi bình minh sóng lặng như sáng hôm ấy, ngày 1 tháng 5 năm 1975. Chẳng ai ngờ, chỉ vài năm sau cũng chính biến Đông này đã nổi cơn thịnh nộ nuốt chìm hàng chục ngàn, có lẽ đúng hơn là hàng trăm ngàn thuyền nhân phải bỏ nước ra đi như chúng tôi ngày hôm ấy.

    Xa xa, trong màn sương sớm, thấp thoáng một chiếc tầu trông giống chiến hạm. Tiến đến gần, chúng tôi thấy đó là một chiến hạm Hoa Kỳ với những người Việt tỵ nạn lố nhố đứng trên boong nhìn về tầu chúng tôi. Thủy thủ đoàn trên tầu Đông Hải quyết định cập vào chiến hạm Mỹ để xin họ cho những người trên tầu sang vì Đông Hải không có đủ thực phẩm cho số người trên tầu. Một trực thăng từ chiến hạm bay lên để quan sát số người đứng chật kín trên boong tầu. Loa phóng thanh trên chiến hạm phát ra những lời bằng Anh ngữ rồi ngay sau đó một người trên chiến hạm dịch sang Việt ngữ là trên tầu họ đã đầy người, không còn chỗ để chứa thêm; tầu chúng tôi phải tránh xa để giữ an toàn. Tuy nhiên, thủy thủ đoàn Đông Hải vẫn lái tầu cập vào chiến hạm. Ngay lập tức một tràng đạn đại liên từ chiến hạm nổ chát chúa và chúng tôi nghe tiếng đạn bay cao veo véo trên tầu. Rõ ràng họ không muốn cho chúng tôi đến gần và bắn chỉ thiên cảnh cáo chúng tôi.

    Tôi không biết ai là trưởng tầu trên tầu Đông Hải, nhưng những người đang nắm vận mạng con tầu quyết định đưa tầu đi Tân Gia Ba. Với sự trợ giúp của một số thanh niên, các thủy thủ dựng được hai chòi vệ sinh bằng các thanh gỗ có bạt che gắn vào mạn trước của tầu, bên trái dành cho nam, bên phải dành cho nữ. Thế là giải quyết được nhu cầu cho những người di tản mà đến lúc ấy tôi mới biết có cả 2.000 người. Tôi cũng nghe một người trong thủy thủ đoàn kể rằng không có gia đình chủ tầu trong số người tỵ nạn. Sáng hôm trước, khi tầu neo trên bến Bạch Đằng, ông chủ tầu về nhà để đón vợ con. Lúc Việt Cộng pháo kích vào bến, một số quân nhân đã lên sẵn tầu, trong đó có nhiều người lính Hải quân, chặt giây neo và lái tầu đi. Cuộc đời có lắm oái oăm, chủ tầu bị bỏ lại, những người ông không hề quen biết dùng tầu ông tự do ra đi. Xin tạ ơn ông và mong ơn Trên bù lại cho ông công lao đã làm chủ một chiếc tầu đưa 2.000 người đến miền đất hứa.

    Cũng đến lúc ấy, tôi mới biết gần giữa tầu có một chiếc thang đứng dẫn xuống khoang dùng để chứa hàng hoá nơi đang có chắc cũng phải bẩy hay tám trăm người la liệt đứng, ngồi, nằm. Để tránh nắng, mẹ tôi đưa các em nhỏ vào khoang. Và rồi, chúng tôi bắt đầu những ngày đói khát. Số bếp trên tầu chắc được thiết kế để đủ dùng cho một thủy thủ đoàn khoảng 30 người nên dĩ nhiên quá thiếu để phục vụ cho 2.000 người. Vì vậy, mỗi người chỉ được chia khoảng 5 thìa cơm trắng và 5 thìa nước hằng ngày. Xin nói cho rõ là thìa ở đây là cái muỗng cà phê. Điều may mắn là trên tầu có sẵn vài bao sữa bột nên các em nhỏ còn uống sữa hay bú chai được phát vài thìa sữa bột và khoảng nửa cốc nước; dĩ nhiên là nước lạnh chứ không phải nước nóng.

    Hai ngày sau, tầu Đông Hải vào hải phận Tân Gia Ba. Một chiến hạm hải quân của đảo quốc này hướng dẫn tầu đến bỏ neo trong vùng vịnh, xa xa là thành phố với những tòa building chọc trời. Mọi người phải chịu đựng cơn đói khát trong nhiều ngày nữa. Có lần trông thấy một gia đình bên cạnh lấy gói mì mang theo ra ăn sống vì không có nước và bỏ lại những túi bột gia vị mặn chát, cô em 12 tuổi của tôi xin họ rồi bóc những túi này ra chia cho ba em 9, 7, và 5 tuổi liếm cho đỡ thèm. Trên tầu, tôi gặp người bạn cùng khóa Đốc sự trường QGHC là anh Nguyễn Tử Nha, một sinh viên gốc quân nhân như tôi. Anh vốn là đại úy phục vụ tại Nha Kỹ Thuật trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, đơn vị hoạt động biệt kích thu thập tin tức tình báo để nhận biết hoạt động của địch. Anh có biệt tài châm cứu và tôi đã nhiều lần chứng kiến anh châm cứu bệnh nhân ngay trong khuôn viên Học Viện QGHC khi họ đến trường nhờ anh chữa bệnh. Khi di tản, anh xách theo túi kim và dụng cụ châm cứu. Anh đề nghị tôi để anh châm cứu cho cảm thấy đỡ đói. Tôi không tin tưởng lắm ở châm cứu nhưng đói quá hóa liều, đành nằm dài trên sàn tầu để anh cắm kim vào người. Thế mà sau đó tôi cảm thấy đỡ đói thật.

    Mọi người trên tầu tiếp tục chịu đói thêm vài ngày, cho đến khi chúng tôi được nhà cầm quyền Tân Gia Ba tiếp tế lương thực bằng cách cho một tầu nhỏ đến sát tầu Đông Hải, ném những ổ bánh mì lên cho đám đông trên tầu giành giật. Những ổ bánh này có kích thước tương đương những ổ bán trong các siêu thị ở Mỹ nhưng không xẻ sẵn ra từng lát mỏng. Tham gia vào cuộc giành giật này cùng với các trai tráng trên tầu, tôi chụp được hai ổ. Khi bước về chỗ gia đình đang trú ngụ, trông thấy cô gái cho mượn áo len, tôi bẻ nửa ổ tặng ba chị em cô.

    Hôm ấy, lúc chia phần bánh mì cho các em, tôi hả hê với cảm tưởng mình như một anh hùng khi trông thấy ánh mắt mừng vui của chúng. Tuy nhiên về sau, trưởng thành hơn, tôi thấy hỗ thẹn khi nhớ đến hành vi của mình tả xung hữu đột, chen lấn trong đám đông, xô nhau, đẩy nhau để chộp bắt những ổ bánh mì đang rơi xuống. Mình phải nhẩy cao hơn họ, phải vươn tay cao hơn họ. Trong nỗi hỗ thẹn, tôi lòng trấn an lòng rằng mình hành động như vậy để mang lợi ích cho thân nhân. Nhưng rồi tôi tự hỏi nếu chỉ có mình tôi trên chuyến tầu ấy, sau vài ngày nhịn đói, tôi có đủ dũng khí để làm kẻ bàng quan trong khi mình đủ sức tham gia cuộc giành giật ấy không? Rồi tôi buồn rầu vì tự hiểu chắc mình cũng không làm khác được. Thôi thì phải cậy đến câu nói của nhà hiền triết Plato để lòng còn thanh thản: “Trong mỗi chúng ta, ngay cả những người ôn hòa, chừng mực nhất, đều có một thứ ham muốn tồi tệ, hoang dã, và vô luật pháp.”

    Khoảng 10 ngày sau khi tầu đến Tân Gia Ba, hải quân của đảo quốc này mang sà lan đến để chuyển hơn một nửa số người trên tầu Đông Hải sang những tầu buôn Việt Nam khác còn trống chỗ cũng đang neo trong vịnh và chỉ đường đến Subic Bay, một vịnh trên biển Đông thuộc lãnh thổ Phi Luật Tân và là căn cứ của Hải Quân Hoa Kỳ, nơi đang đón tiếp người tỵ nạn Việt Nam. Gia đình chúng tôi được chuyển lên tầu Long Hồ với số người trên tầu khoảng 700. Chính quyền Tân Gia Ba tiếp tế gạo, bánh mì, và thực phẩm đóng hộp cho chúng tôi đủ dùng trong hành trình. Thế là chấm dứt chuỗi ngày đói khát.
    Từ lúc gia đình chúng tôi được chuyển sang tầu Long Hồ, tôi không gặp lại cô gái cho mượn áo len. Cô và hai em còn ở tầu Đông Hải. Về sau, tôi được biết tầu này đã từ Tân Gia Ba đến thẳng Guam, một hòn đảo thuộc Hoa Kỳ, ở phía tây của Thái Bình Dương, nơi từng đón tiếp cả trăm ngàn người Việt tỵ nạn trước khi họ được chuyển đến các trại tạm trú trên lục địa Hoa Kỳ.

    Khi đến trại tạm cư trên đất Mỹ, một cô em tôi nhắc lại chuyện cô gái cho tôi mượn áo và bảo tôi đừng tưởng bở mà mộng mơ, có khi chiếc áo cô cho tôi mượn là của mẹ cô. Cô em khác hỏi đùa tôi sao anh hùng không bắt chước Từ Hải xưa mà cưu mang giai nhân. Tôi chưa kịp trả lời thì mẹ tôi đã phang cho câu thành ngữ “Ốc không mang nổi mình ốc, lại còn đòi mang cọc cho rêu.” Tôi vẫn tiếc đã quên hỏi tên cô hay đã hỏi mà giờ không nhớ. Thậm chí, bây giờ tôi không thể hình dung ra gương mặt cô mà chỉ nhớ cô có dung nhan phảng phất câu thơ của Trần Dạ Từ: “em mười sáu tuổi, trăng mười sáu.” Trong nỗi hoang mang, lo âu cho sự sống còn, không những cho mình mà còn cho cả gia đình, sự quên lãng này là điều đáng được tha thứ. Cầu mong cho cô và các em hạnh phúc, thành công trên xứ người trong nửa thế kỷ qua, và đã được đoàn tụ với bà mẹ.

    Các Trại Tạm Trú Dành Cho Người Di Tản


    Ba tuần sau khi rời Sài Gòn, chúng tôi đến Subic Bay vào một buổi tối. Hải quân Hoa Kỳ đưa sà lan ra đón nửa số người trên tầu Long Hồ vào tạm trú tại căn cứ này, trong đó có gia đình tôi. Đứng trên sà lan, bố tôi thả khẩu Colt 45 xuống biển. Tôi được biết người Mỹ cung cấp thêm lương thực cho những người còn lại trên tầu Long Hồ và chỉ đường cho thủy thủ đoàn lái tầu đến Guam.

    Chúng tôi ở Subic Bay dễ chừng cả tháng, ngày ba buổi xếp hàng ở nhà ăn nhận phần ăn sáng, trưa, chiều. Gia đình tôi đông người và có nhiều trẻ em nên được tạm trú tại một phòng của khách sạn hai tầng độc nhất trên đảo, nơi trước đây dành cho các các quân nhân Hoa Kỳ nghỉ phép ngắn hạn, trong khi đa số người tỵ nạn ở các lều vải với ghế bố. Chỉ vài ngày sau, tôi được những người tạm trú trong khách sạn bầu làm trưởng khu vì người tiền nhiệm lên chuyến bay sang Guam, Nhiệm vụ chính của trưởng khu là cắt cử những người dọn dẹp vệ sinh tại khách sạn và đặc biệt là cùng với những nhóm khác, luân phiên làm công tác đổ thùng trong những nhà vệ sinh dã chiến do các quân nhân Hoa Kỳ dựng tạm cho người tỵ nạn trên đảo, một công tác khá nặng nhọc chỉ dành cho những thanh niên và trung niên phái nam. Dĩ nhiên, tôi phải có mặt cùng với những người trong nhóm mình. Đến cuối tháng Năm, tôi lại được chỉ định làm trưởng ban văn nghệ cho buổi tiệc cảm ơn những quân nhân Hoa Kỳ phục vụ giúp người tỵ nạn. Thật ra, người giữ trách nhiệm trưởng ban là nghệ sĩ La Thoại Tân. Tuy nhiên, khoảng hai tuần trước buổi tiệc, ông cùng gia đình có tên trong danh sách những người sang Guam nên tôi được chỉ định thay thế. Buổi tiệc được tổ chức tại nhà ăn trong một chiếc lều thật lớn có bàn ghế đủ cho khoảng 500 người với sự hiện diện của hầu hết những người lính Hải quân Mỹ trên đảo. Điều lý thú là buổi tiệc dành để cảm ơn họ nhưng âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, và cả thức ăn đều do họ cung cấp.

    Vào đầu hạ tuần tháng Sáu, chúng tôi được chuyển sang căn cứ không quân Clark của Hoa Kỳ cách Subic Bay khoảng 80 cây số để lên một vận tải cơ bay đến Guam. Gia đình tôi chỉ ở Guam gần ba tuần trước khi đáp chuyến bay của hãng hàng không Pan Am do chính quyền thuê để đến thành phố Fort Smith thuộc tiểu bang Arkansas. Từ phi trường Fort Smith, chúng tôi lên chuyến xe bus đến Fort Chaffee, một trong năm căn cứ quân sự của Hoa Kỳ được dùng làm nơi tạm trú cho người Việt tỵ nạn sau biến cố tháng Tư năm 1975. Fort Chaffee là một trại huấn luyện khá lớn của Lục Quân Hoa Kỳ với vài trăm dẫy nhà gỗ (barracks) đã đón tiếp khoảng 50.000 người Việt tỵ nạn trong năm 1975.

    Gia đình chúng tôi đến Fort Chaffee ngày 12 tháng 7, khi trại đang có rất đông người tỵ nạn đến trước. Tại đây, ông chú thiếu tá tình báo của chúng tôi đoàn tụ với vợ con đã được Hoa Kỳ cho di tản khỏi Việt Nam từ trung tuần tháng Tư như đã kề. Cuối tháng 8, tôi và cô em kế được học bổng của một trường đại học ở tiểu bang Oklahoma và rời trại đến trường để học nội trú. Khoảng 3 tuần sau, bố mẹ tôi và 6 người em được Northwoods Presbyterian Church, thuộc Giáo Hội Trưởng Lão có nguồn gốc từ Tô Cách Lan, ở Houston bảo lãnh. Cô em đã lập gia đình sang định cư ở Hoa Thịnh Đốn, tức Washington D.C. Mùa hè năm 1976, sau một năm học ở Oklahoma, tôi và cô em kế chuyển trường về Houston, tiểu bang Texas để sống chung với gia đình.



    Hình gia đình tác giả với bố mẹ và 8 người con tại trại Fort Chaffee trong hồ sơ xin bảo lãnh.


    Định cư tại xứ người, chúng tôi có cuộc sống gọi là tốt đẹp trong nửa thế kỷ qua. Tôi và các em lần lượt tốt nghiệp đại học, rồi đi làm, lập gia đình, sinh con đẻ cái. Chín anh chị em chúng tôi trên tầu Đông Hải ngày nào bây giờ trở thành một đại gia đình với hơn 60 người kể cả dâu rể.

    Chuyến di tản của gia đình tôi tuy gọi là cam go nhưng khi ra đến hải phận quốc tế, dù phải chịu đựng vài ngày đói khát, mọi người vẫn quá may mắn so với những đồng hương vượt biển tìm tự do vài năm sau đó. Chúng tôi ở trên một con tầu lớn trong những tuần lễ biển lặng, sóng êm chứ không phải ngồi chen chúc trên những tầu thuyền nhỏ bé mong manh giữa sóng to gió lớn, và không phải lo lắng về tệ trạng hải tặc. Chuyến đi của chúng tôi cam go ở nghĩa mình không làm chủ được vận mạng mình, những tính toán trước khi ra đi đã không thành sự thật. Thoát đi được là cả một đất trời may mắn.
    Nửa thế kỷ trước, chúng tôi chỉ mong thoát khỏi Việt Nam mà không thể biết mình sẽ đến đâu, ở đâu, mưu sinh như thế nào. Những người tỵ nạn Việt Nam đầu tiên vào Hoa Kỳ được phân phối rải rác đến 50 tiểu bang, sống gần hoặc sống chung với người bảo trợ. Chúng tôi phải tìm hiểu, tự mầy mò để bắt đầu cuộc đời mới trên xứ người. Kinh nghiệm để sống còn, để tiến thân là kinh nghiệm từ chính những thất bại của mình chứ không thể học hỏi từ người đi trước, vì làm gì có người đi trước.

    Quê Hương Ở Đâu?

    Tháng 11 năm 2013, sau hơn 38 năm định cư tại Hoa Kỳ, tôi và nhà tôi về Việt Nam lần đầu để thăm người chị ruột nhà tôi đang bị ốm nặng. Khi máy bay chuẩn bị đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, lòng tôi vừa bồi hồi, vừa bùi ngùi, vừa xao xuyến, lại vừa cảm động. Nước mắt tôi ứa ra, quả tim tôi đập mạnh. Hình như có giai điệu của ca khúc Chiều do Dương Thiệu Tước phổ từ một bài thơ của Hồ Dzếnh đang réo rắt trong tôi: “trên đường về nhớ đầy, chiều chậm rơi chân ngày, tiếng buồn vang trong mây…”

    Ấy vậy mà hơn hai tuần thăm viếng vài nơi từ Sài Gòn ra Hà Nội, tôi không có cái cảm xúc “về với quê hương” như mình hằng tưởng tượng, ngay cả khi đứng trước căn nhà cũ ở cư xá Bắc Hải, nơi tôi lớn lên với rất nhiều kỷ niệm, và một chung cư nhếch nhác ở Hà Nội mà trước năm 1954 là nhà bảo sanh Hồ Thị Mão, nơi tôi được sinh ra đời. Những người chiếm nhà chúng tôi đã chia nhà thành hai căn và xây thêm phòng ở nơi vốn là vườn trước. Tôi không thể nhận ra dấu tích quen thuộc nào của căn nhà yêu dấu cũ và những con đường cư xá năm xưa.

    Rốt cục, trong chuyến đi hơn 11 năm trước, tôi đã đến thăm vài thành phố ở Việt Nam với con mắt của một khách du lịch. Lúc bấy giờ, tôi ước ao phải chi mình mang tâm trạng của một kẻ xa quê bao năm trời vừa trở về, như người về lại nhà sau chuyến du sơn du thủy nhiều nơi trong bài đọc “Chốn quê hương đẹp hơn cả” của Quốc Văn Giáo Khoa Thư mà tôi đã học từ tấm bé. Tôi chợt thấy buồn rầu trong ý nghĩ hay là tôi đã mất quê hương?

    Ngày hôm ấy, tôi bần thần suy nghĩ quê hương tôi ở đâu? Ở vùng Bắc Ninh, nơi mồ mả tổ tiên tôi đang yên nghỉ; ở Hà Nội, nơi tôi cất tiếng khóc chào đời và là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi; ở Sài Gòn, mảnh đất tôi khôn lớn, lưu giữ biết bao kỷ niệm cho tôi suốt 20 năm trời; hay là ở thành phố Houston trên xứ người, nơi bố, mẹ, vợ, và các em tôi sinh sống suốt nửa thế kỷ qua, nơi chúng tôi đang có bốn con trai và sẽ có những đứa cháu được sinh ra đời? Vâng, có người quả quyết rằng quê hương đích thực chính là nơi có sự hiện diện của người thân yêu, nơi ta nhung nhớ mỗi khi đi xa, và rộn rã niềm vui trên đường trở lại.

    Dĩ nhiên, tổ quốc cùa tôi thì muôn đời vẫn là Việt Nam; nhưng câu hỏi về “quê hương” khiến tôi không khỏi quặn lòng. Trong lần thăm Việt Nam năm ấy, ngoài những đổi thay về khung cảnh mà ở bất cứ xã hội nào cũng có sau chiều dài gần bốn thập niên, tôi nhận rõ rằng ở những nơi mà trước chuyến đi tôi vẫn nghĩ là quê hương mình đã không còn những phong tục, tập quán, nếp sống, và cả thứ ngôn ngữ tôi từng quen thuộc. Lúc ấy, tôi nghĩ tôi đã có cùng tâm trạng với Bà Huyện Thanh Quan thuở trước, khi bà từ kinh đô nhà Nguyễn trở về thăm lại cố đô của nhà Lê và viết nên bài thơ bất hủ “Thăng Long Thành Hoài Cổ” với hai câu kết “nghìn năm gương cũ soi kim cổ, cảnh đấy người đây luống đoạn trường.” Thật buồn thay!

    Ngẫu Nhiên Hay Số Mệnh?

    Ngày còn trong lứa tuổi thanh niên “mộng vói tay cao hơn trời,” tôi nghĩ mình làm chủ vận mệnh của chính mình. Trước khi biến cố 30 tháng Tư ập đến, tôi đã từng nhiều lần phát ngôn với lòng tự tin của tuổi trẻ rằng nếu số mệnh cho mình một quả chanh chua, hãy vắt nó thành ly nước chanh ngon ngọt, cho mình và cho người chung quanh. Câu này dựa trên một giả thuyết chủ quan lắm khi không tồn tại là mình được số mệnh trao quả chanh kèm theo gói đường. Lỡ số mệnh cho thêm gói muối chứ không phải gói đường thì làm gì có nước chanh ngon ngọt mà thưởng thức?

    Hôm nay, chân đã bước qua cột mốc “thất thập nhi tòng tâm sở dục” như lời cụ Khổng dậy khi cụ khoảng tuổi tôi bây giờ, tôi tin rằng cuộc đời mỗi người sinh ra đã được dành sẵn một số phận mà mình không cưỡng lại được. Nhìn lại chuyến vượt thoát khỏi bàn tay Cộng sản vào ngày 30 tháng Tư năm ấy, với những biến chuyển nối tiếp nhau như đã được một bàn tay vô hình sắp xếp, tôi tin rằng định mệnh đã an bài sẵn cho chúng tôi thoát khỏi bàn tay bạo tàn của Cộng sản, trước khi chúng tôi bàn đến chuyện ra đi.

    Nghĩ lại, tôi thấy nếu thiếu một chữ “nếu” trong những trường hợp dưới đây, gia đình chúng tôi đã không đi thoát trong ngày lịch sử 30 tháng Tư năm ấy.

    - Nếu tôi không thi đậu vào Học Viện QGHC thì vào sáng 30 tháng Tư, giả thử còn sống sót trong trận chiến cuối, có lẽ tôi cũng bị bắt làm tù binh như những đồng đội ở sư đoàn 25. Chuẩn tướng Lý Tòng Bá, vị tư lệnh sư đoàn, cũng bị Cộng quân bắt tại Củ Chi hôm ấy. Bố mẹ tôi sẽ không ra đi nếu thiếu một người con.

    - Mẹ tôi có một xưởng cưa ở Ban Mê Thuột từ năm 1971 và cho một người thuê để khai thác. Ông này không trả tiền thuê trong suốt 6 tháng liên tục nên đầu tháng Ba năm 1975, mẹ tôi quyết định đến thành phố này nhờ thừa phát lại lập vi bằng tại xưởng và đóng xưởng cho đến khi họ thanh toán số tiền đang thiếu. Bà đã mua vé máy bay từ Sài Gòn đến Ban Mê Thuột ngày 9 tháng Ba. Tuy nhiên, sau khi bà mua vé, người Tầu đang thuê phòng nhà tôi để làm nhà in như đã trình bầy ở trên muốn thay thế các máy đang có bằng những máy tốt hơn, in đẹp hơn và nhanh hơn. Ông đề nghị mẹ tôi góp vốn để làm chủ một nửa nhà in. Mẹ tôi đồng ý nên hoãn chuyến đi Ban Mê Thuột một tuần để lo liệu giấy tờ liên quan đến nhà in. Nếu bà không mua một nửa nhà in thì sẽ đến Ban Mê Thuột ngày 9 và bị kẹt lại thành phố này vì hôm sau Cộng quân tấn công và rồi chiếm thành phố. Bà bị kẹt ở Ban Mê Thuột thì gia đình tôi, không ai nghĩ đến chuyện tìm đường ra khỏi nước.

    - Sáng 30 tháng Tư, bố tôi đã chọn lộ trình đến phi trường qua Ngã Ba Ông Tạ. Nếu trước khi rời nhà, ông không nhận được điện thoại từ người bạn cho biết ngã ba này đã bị Việt Cộng chiếm mà vẫn theo lộ trình đã sắp xếp thì nếu vẫn an toàn, chúng tôi khó thể thoát ra khỏi khu vực này.

    - Tương tự, nếu không có những người lính Biệt Cách Dù gác cầu Trương Minh Giảng cho chúng tôi biết phi trường đã rơi vào tay Cộng Quân thì gia đình không còn cơ hội đến bến Bạch Đằng để lên tầu Đông Hải.

    - Nếu không có trung đội Nhẩy Dù đến bố trí ở chỗ chiếc xe gia đình tôi đang đậu thì chắc tôi phải tìm người nào đó nhờ trông xe để lên tầu gọi gia đình về. Việt Cộng không pháo kích vào bến, tầu Đông Hải chưa khởi hành còn chúng tôi đã lên xe về nhà.

    - Nếu Việt Cộng pháo kích sớm hơn dăm bẩy phút lúc tôi còn trông xe, tầu Đông Hải sẽ khởi hành với gia đình tôi đang ở trên boong. Một mình tôi bị bỏ lại trên bến.

    - Nếu họ pháo kích chậm hơn đôi ba phút, hoặc nếu ông chú tôi đứng gần chúng tôi lúc trên tầu để tôi không phải tốn vài phút tìm ông chào giã biệt, thì cả gia đình tôi đã rời tầu xuống bến, và tầu khởi hành không có chúng tôi. Trường hợp tệ hơn là vừa đi bộ đến xe hoặc vừa vào trong xe thì Việt Cộng pháo kích. Có thể vài người trong gia đình bị thương hoặc thiệt mạng vì mảnh đạn.

    Vâng, quả thế, nhớ đến cuộc di tản cam go cuối tháng Tư năm ấy, thiếu một trong những chữ “nếu” nêu trên thì gia đình chúng tôi không đi thoát. Bố tôi, chú tôi, và tôi đã bị hành hạ trong cái gọi là trại cải tạo suốt nhiều năm ròng rã. Riêng bố tôi, với bản tính ương ngạnh “uy vũ bất năng khuất” và lòng căm thù Cộng sản, chắc khó có thể sống sót trong hoàn cảnh bị tù đầy. Mẹ tôi trở thành nạn nhân trong chiến dịch đánh tư sản. Gia đình tôi trắng tay sau hai đợt đổi tiền. Các em tôi rồi lêu bêu, phải bỏ học vì lý lịch để bươn chải kiếm miếng ăn tại những chốn rừng thiêng nước độc có tên mỹ miều là Vùng Kinh Tế Mới. Những cái người khác gọi là “ngẫu nhiên” xẩy ra cho gia đình tôi trong buổi sáng 30 tháng Tư như sự sắp xếp của bàn tay định mệnh để thành những mảnh ghép của con đường dẫn gia đình tôi đến bến bờ tự do. Ắt hẳn mỗi người đã mang sẵn một số mệnh khi vừa được sinh ra đời theo kiểu “nhất ẩm nhất trác giai do tiền định” (một hớp uống một miếng ăn cũng là việc được định trước) như lời cụ Mạnh Tử quả quyết?

    Thời mới lớn, tôi được dậy cha đẻ của trách nhiệm là đức hạnh và lòng tự trọng. Trách nhiệm được ca tụng và được trao phần thưởng trong các sách giáo khoa và tiểu thuyết nhưng trên thực tế, trong nhiều hoàn cảnh, người chu toàn trách nhiệm là những người chịu thiệt thòi. Điển hình là những chiến sĩ VNCH tôi gặp sáng ngày 30 tháng Tư năm ấy: những người lính Hải quân đứng gác bộ chỉ huy dù họ biết rõ rằng cấp chỉ huy và những chiến hạm đã ra đi trong đêm, toán Biệt Cách Dù gác cầu Trương Minh Giảng để ngăn Cộng quân tiến vào trung tâm thủ đô, và trung đội Nhẩy Dù ở bến Bạch Đằng đã thức suốt đêm chong mắt quần thảo với địch dù đang trong hoàn cảnh thiếu thốn đạn dược. Họ và những người lính VNCH khác đã can trường bảo vệ thành phố trong những ngày cuối của cuộc chiến. Nhờ vậy mà hàng chục ngàn đồng bào có đủ thời giờ để vượt thoát được cái nhà tù vĩ đại đang mở rộng cửa để nuốt trọn khối người dân miền Nam, trong đó có gia đình tôi. Tôi suốt đời mang ơn các anh!

    Khi ở trại tạm trú Fort Chaffee, tôi quen một thiếu tá binh chủng Nhẩy Dù, chỉ hơn tôi khoảng mươi tuổi. Anh là một người lính tác chiến, đã bao phen vào sinh ra tử trong chiến trận. Đêm 29 tháng Tư, anh đưa được gia đình nhỏ bé của anh gồm vợ và ba con nhỏ lên một chiến hạm Hải quân rời bến Bạch Đằng. Một buổi tối, anh rủ tôi đi uống bia ở Hitching Post, quán bia vốn dành cho quân nhân Mỹ trong trại nay được trưng dụng làm nơi tiếp đón người tỵ nạn. Anh bảo uống một bữa để mừng ngày sắp được hôn lên bàn chân tuyệt trần của Nữ thần Tự Do. Đó là lần đầu trong hơn hai tháng tôi lại được thưởng thức chất men của thứ nước mà lắm người quả quyết là phát minh vĩ đại nhất của loài người sau lửa. Chất men, dù nhẹ như men bia, làm người ta cởi mở với nhau hơn. Trong câu chuyện trao đổi, tôi kể anh nghe chuyện những người lính can trường đã chu toàn trách nhiệm mà tôi gặp trong những giờ phút cuối của cuộc chiến.

    - Cậu phải hiểu có nhiều thứ trách nhiệm. Anh trầm ngâm một chốc rồi thở dài nói tiếp. “Trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, với tập thể, với xã hội, và với đất nước. Ngày 29, khi biết tình hình không thể cứu vãn, tôi phải có trách nhiệm đối với bản thân để không bị bỏ mạng hay sa vào tay địch. Tôi phải có trách nhiệm đối với gia đình để đưa vợ con đến bến bờ tự do. Ông cụ của cậu cũng thế thôi. Tôi có ba đứa nhỏ còn ông cụ cậu có 9 người con. Trách nhiệm của ông còn to lớn hơn nhiều so với tôi.”

    Lời anh nói khiến tôi suy nghĩ. Quả vậy, khi trưởng thành, mỗi người lắm phen phải phân vân, phải lưỡng lự cân nhắc khi đứng ở ngã ba hay ngã tư đối diện với những con đường trách nhiệm. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng người dám chọn bước vào con đường đầy chông gai và có thể mất mạng như chơi mà tuổi tên không ai biết đến là những người cao cả và đáng trọng, như những người lính tôi đã gặp trên bước đường di tản. Mỗi lần nghĩ đến họ, tôi lại nhớ đến mấy câu thơ của Đằng Phương, tức giáo sư Nguyễn Ngọc Huy: “Họ là những anh hùng không tên tuổi, sống âm thầm trong bóng tối mông mênh, không bao giờ được hưởng ánh quang vinh, nhưng can đảm và tận tình giúp nước.” Cầu mong họ vẫn lành lặn qua ngày định mệnh năm ấy. Cầu mong họ có một cuộc sống không gọi là bi thảm suốt nửa thế kỷ qua.

    Vâng, nửa thế kỷ đã trôi qua, đến hôm nay, cũng như bố tôi, có lẽ hầu hết những người chủ gia đình đưa được người thân yêu rời khỏi quê hương trong tháng Tư tang thương ngày ấy đã không còn trong cuộc đời này. Nghĩ mà thương bố tôi. Khi khởi đầu cuộc đời tỵ nạn, tôi là một thanh niên độc thân chưa đầy 23 tuổi và với tuổi này, không khó khăn lắm để thích nghi với xã hội mới và xây dựng tương lai. Ngày ấy, bố tôi đã 45 và từ lúc trưởng thành, ông là một người lính chuyên nghiệp, chỉ biết đánh giặc, biết làm tham mưu, dĩ nhiên là tham mưu trong cuộc chiến. Sang định cư tại xứ người, ông phải học một nghề lao động, quần quật nuôi đàn con ăn học nên người. Ông đã từ giã chúng tôi về “ngôi nhà lớn” gần ba năm trước. Những người chủ gia đình người Việt tỵ nạn năm 1975, trong đó có bố tôi, chính là những kẻ đã khai sinh ra cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và cả tại những quốc gia Âu Mỹ khác. Cộng đồng ấy lớn mạnh đều đặn theo thời gian và đã cống hiến cho xã hội nơi họ định cư những đóng góp quan trọng trong mọi lãnh vực. Xin thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ và biết ơn những chủ gia đình thuở ấy nay đã về thế giới bên kia.

    Trong cuộc đời, có lúc chúng ta phải đương đầu với những thách đố ảnh hưởng đến vận mạng. Những thách đố chúng ta chịu khuất phục để lại bóng tối trong hồi tưởng, nhưng những thách đố chúng ta vượt qua trở thành thứ ánh sáng ấm áp của ký ức, có thể soi rọi vào tâm hồn khiến bản thân thay đổi theo hướng tích cực. Hồi ức với những ngày tháng Tư năm ấy cho tôi sức mạnh để vượt qua những chướng ngại trong nửa thế kỷ qua. Nhờ mớ ký ức của tháng Tư thuở ấy, tôi đã có cái nhìn khoan dung hơn với người, với đời. Tôi nỗ lực hơn để cuộc sống mình ý nghĩa hơn.

    Bài viết này được mở đầu bằng hai câu trong Truyện Kiều: “Bắt phong trần, phải phong trần; cho thanh cao mới được phần thanh cao;” Viết đến đây, tôi nhớ đến hai chữ “túc nhân” của nhà Phật, tức nhân duyên từ kiếp trước, nên xin mượn bốn câu khác cũng của Truyện Kiều để kết thúc:

    • Thiện căn ở tại lòng ta,
      Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
      Cỗi nguồn cũng ở lòng người,
      Túc nhân âu cũng có Trời ở trong.


    Nguyễn Ngọc Bảo


    https://vietbao.com/a322010/nua-the-ky- ... BljslSJ9tg


              

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 27/04/25 12:04
bởi Hoàng Vân
  •           




    Vietnamese Community in Australia - NSW Chapter



              
    Chương trình Ngày Quốc Hận

              

    ------ Thứ Bảy, 26/04/2025
    Xe buýt đưa đón. Khởi hành:
    Kế trạm xe lửa Marrickville - 5:30AM
    Gần tiệm Phở An, Bankstown - 6:00AM
    Bên thư viện Cabramatta - 6.30AM
    Chào cờ trước Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt (CabraVale) - 6:00 AM
    Chào cờ trước Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt (Canberra) - 1:30 PM
    Xe buýt sẽ đưa về lại Sydney trong ngày

    ------27/04/2025 - 29/04/2025
    Chương trình biểu tình nhiều ngày với những biểu ngữ và băng rôn ở trước TSQ VC tại Canberra từ lúc 11AM - 4PM mỗi ngày

    -------Thứ Tư, 30/04/2025 (ban ngày)
    Xe buýt đưa đón. Khởi hành:
    Kế trạm xe lửa Marrickville - 5:30AM
    Gần tiệm Phở An, Bankstown - 6:00AM
    Bên thư viện Cabramatta - 6.30AM
    Chào cờ trước Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt (Canberra) - 2:30 PM
    Xe buýt sẽ đưa về lại Sydney trong ngày

    ------Thứ Tư, 30/04/2025 (ban đêm)
    Thời Gian: 8 PM
    Địa Điểm:
    Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng
    6-8 Bibbys Place, Bonnyrigg 2166
    Đêm Thắp Nến cầu nguyện cho quê hương đất nước
    ----------------------------------------------------------------------------





    BLACK APRIL PROGRAM

    -------SAT, 26/04/2025
    Bus service to Canberra. Pick up:
    Next to Marrickville Stn - 5:30AM
    Near Phở An, Bankstown - 6:00AM
    Outside Cabramatta library - 6.30AM
    Flag ceremony at the Australian-Vietnamese War Memorial (CabraVale) - 6:00 AM
    Flag ceremony at the Australian-Vietnamese War Memorial (Canberra) - 1:30 PM
    Bus returns to Sydney same day

    ------27/04/2025 - 29/04/2025
    Vigil outside the Vietnamese Embassy in Canberra everyday from 11AM - 4PM

    ------WED, 30/04/2025 (day time)
    Bus service to Canberra. Pick up:
    Next to Marrickville Stn - 5:30AM
    Near Phở An, Bankstown - 6:00AM
    Outside Cabramatta library - 6.30AM
    Flag ceremony at the Australian-Vietnamese War Memorial (Canberra) - 2:30 PM
    Bus returns to Sydney same day

    ------WED, 30/04/2025 (night time)
    Time: 8 PM
    Place:
    Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng
    6-8 Bibbys Place, Bonnyrigg 2166
    Candlelight vigil to pray for our ancestral land




              




              


    https://www.facebook.com/vcanswchapter/ ... KfHF4r9u8l

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 27/04/25 12:23
bởi Hoàng Vân
  •           





    THÔNG BÁO
    Chương trình biểu tình 30/4/2025.
    _______________________







    Melbourne, ngày 16 tháng 4 năm 2025

    Kính thưa:

    Quý vị lãnh đạo các tôn giáo,
    Quý vị lãnh đạo Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Victoria,
    Quý vị lãnh đạo các hội đoàn,
    Quý vị trong Ban Cố Vấn,
    Giới truyền thông và báo chí, cùng toàn thể đồng hương.

    Ban Chấp Hành Cộng Đồng xin trân trọng thông báo đến quý vị chương trình tưởng niệm 50 năm ngày Quốc Hận 30/4/1975 sẽ được tổ chức tại Canberra vào đúng ngày Thứ Tư 30/4/2025 sắp tới. Chúng ta sẽ biểu tình trước tòa Ðại sứ Việt cộng, sau đó biểu tình trước Quốc Hội Liên Bang, và cuối cùng là Lễ Tưởng Niệm tại đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam.

    Cộng Đồng sẽ thu xếp xe bus để chở quý vị tham dự nhưng quý vị cần ghi danh và đóng tiền trước ngày Thứ Năm 24/4/2025. Quý vị muốn tham dự xin ghi danh và đóng $100 cho những người dưới đây:
    • Miền Tây Melbourne: bà Cúc Nguyễn đts 0425 730 956 hay cô Thụy Kim đt số 0422 886 128.
    • Miền Đông Nam Melbourne: bà Kim Hương đts 0422 064 565



    Tối 29/4/2025 vào lúc 7 giờ sẽ có Lễ thắp nến tưởng niệm Quốc Hận 30/4/1975 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng (Đền Thờ Quốc Tổ) số 90 Knight Ave, North Sunshine 3020. Quý vị đi biểu tình có thể đến trước để tham dự Lễ Thắp Nến rồi cùng đi với đoàn biểu tình.

    Nếu quý vị không tham dự được Lễ Thắp Nến xe buýt sẽ đón quý vị đã ghi danh tham dự tại những địa điểm sau:

    • Springvale tại số 20 Grace Park Ave, Springvale vào lúc 9 giờ 45 tối.
    • Richmond tại cạnh nhà thờ St John số 570 Victoria Parade, East Melbourne vào lúc 10 giờ 15 tối.
    • Footscray tại Văn Phòng Cộng Đồng, số 1/56 Nicholson Street, Footscray vào lúc 10 giờ 30 tối.

    Xe buýt sẽ tập trung về Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng số 90 Knight Avenue Sunshine North để quý vị tham dự buổi lễ dâng hương, ăn cháo, nghỉ ngơi,
    • xong đoàn biểu tình sẽ khởi hành đi Canberra vào lúc 0g15 sáng ngày Thứ Tư 30/4/2025.
    • Phái đoàn sẽ lên xe buýt trở về lúc 5 giờ chiều, và về lại Melbourne khoảng 1 giờ sáng Thứ Năm, 1/5/2025.



    Năm nay, đánh dấu 50 năm Việt cộng cưỡng chiếm miền Nam, Cộng Đồng tại tiểu bang NSW sẽ liên tục tổ chức biểu tình trước Tòa Đại Sứ Việt Cộng từ Thứ Bảy, 26/4/2025 đến

    30/4/2025. Quý vị cư ngụ tại Victoria muốn biết thêm chi tiết có thể SMS đến 0449 112 792 hoặc email cho BCH: [email protected] . Quý vị có thể dự biểu tình với Cộng Đồng NSW và về lại Victoria theo đoàn xe biểu tình Victoria nhưng cũng phải ghi danh và đóng tiền trước.



    Thay mặt BCH-CĐNVTD-VIC
    Nguyễn Quang Duy
    Chủ tịch



    https://nhanquyen.co/thong-bao-chuong-t ... 30-4-2025/

Từ “Hiệp định Hòa bình”, Paris, đến Ngày Quốc Hận 30/4/1975!

Đã gửi: Chủ nhật 27/04/25 15:42
bởi Hoàng Vân
  •           




    Từ “Hiệp định Hòa bình”, Paris,
    đến Ngày Quốc Hận 30/4/1975!

    __________________________
    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền





    Hôm nay, là Tháng Giêng, năm 2025. Chỉ còn ba tháng nữa, là đến ngày Quốc Hận 30/04/1975, đánh dấu 50 năm, kể từ ngày Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử, bị rơi vào tay của bạo quyền Cộng sản Hà Nội!



    Người viết muốn ngược dòng thời gian, trở về với những « biến cố » trọng đại đã xảy ra với thời điểm trước ngày mất nước!



    Những biến cố tang thương ấy, không chỉ một lần, mà hơn thế nữa, Việt Nam Cộng Hòa, là một Quốc Gia có Chính Nghĩa, có Tổng Thống, có Nội Các hẳn hoi, có đầy đủ Tam Quyền phân lập: Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp; Có Lưỡng Viện Quốc Hội; Có Chính Quyền, từ Thượng đến Hạ tầng ở các địa phương. Tất cả đều được người dân bầu chọn bằng lá phiếu công khai, minh bạch, đã một thời được thế giới công nhận.



    Thế nhưng, kể từ sau ngày Quốc Hận lần thứ nhất: 20/7/1954, đất nước đã phải trải qua những tang thương, máu lệ. Nhưng kẻ thù cũng biết, dù đã được « đồng minh sắp xếp» vào Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, 1968, nhưng Cộng quân Bắc Việt đã không thắng nổi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cho nên đã cùng nhau « hợp soạn » ra cái gọi là « Hiệp định hòa bình » Paris vào tháng Giêng, 1973, thường gọi là « Hiệp Định Da Beo », vì trên « bản đồ » ấy, đã cho thấy những phần đất loang lổ xen lẫn nhau, tương tự như tấm « Da Beo »



    Vì theo cái « Hiệp Định » này đã « quy định » đôi bên, Việt Nam Cộng Hòa và « Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa », phía nào « kiểm soát » phần đất ấy, đều phải « nằm yên » một chỗ. Nghĩa là quân xâm lăng Cộng sản Bắc Việt được « đồng minh » « bảo đảm » cho đóng quân xen kẽ trên lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa.



    Với nội dung của cái « Hiệp định » này, đã cho thấy trước những hiểm họa mất nước, nhưng không thể làm gì hơn, nên khoảng từ năm 1971, 1972, trước khi « ký » vào cái « Hiệp Định » này, thì Việt Nam Cộng Hòa đã « Ban hành Chiến dịch giành dân, lấn đất », ở những vùng đất « xôi đậu », ban ngày Quốc Gia, ban đêm Việt cộng « kiểm soát », bằng cách cho các chính quyền địa phương, đem lá Cờ Vàng Việt Nam Cộng Hòa treo lên những cành cây ở các vùng rừng núi thấp, không biết những bức không ảnh có nhận thấy hay không, nhưng sau khi treo được một, hai đêm, thì Việt cộng lại gỡ mất, Còn « giành dân, lấn đất, thì không sao làm được, vì ở những vùng đất như tôi chứng kiến tại Quảng Nam, thì những vùng mất an ninh này, chỉ có Lực lượng Nghĩa Quân, và Nhân Dân Tự Vệ, làm sao đối đầu với cả một đội quân « Bộ đội chính quy » Bắc Việt, nên cho dù có «lấn đất » thì vẫn không giữ được phần đất ấy.



    Người viết đã thấy, mỗi lần, chính quyền địa phương đưa dân về dựng nhà cửa trên chính vườn xưa của mình, thì hàng đêm Việt cộng đã thường xuyên tràn xuống, dùng dao găm đâm chết các vị Liên gia trưởng, Ấp trưởng, Ấp phó, kể cả lương dân vô tội. Đồng thời, chúng còn cướp hết lúa, gạo, mắm, muối, heo, gà… của người dân, bắt « dân công » gánh lên rừng để chúng sống. Nên biết, chỉ có « bộ đội chính quy » Cộng sản được ăn, chứ « dân công » không được ăn, vì hầu hết, « dân công » là những người dân bị Việt cộng bắt đem lên rừng, khi chúng đánh chiếm, nhưng chạy không kịp. Người viết biết rất rõ về những « dân công » này. Họ là những người dân khốn khổ, phải tự tìm cách trồng khoai, sắn, rau rừng để sống cầm hơi. Sau ngày 30/4/1975, chỉ có rất ít người còn sống trở về, còn đa số họ đã chết, vì đói, bệnh tật, và chết vì bị Việt cộng đẩy ra làm bia đỡ đạn, mỗi lần có những cuộc giao tranh với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa hay Đồng minh!



    Nhưng nói « giành dân, lấn đất » thì quả là không đúng, vì những người dân này, không phải là của Việt cộng, mà họ là những công dân của Việt Nam Cộng Hòa, đã phải bỏ nhà cửa chạy thoát Cộng sản; còn đất là của chính họ, thì không có chuyện « giành dân, lấn đất » mà nói cho thật đúng, là lấy lại vườn đất của người dân, rồi đưa họ trở về lại xóm cũ, vườn xưa. Nhưng ở những vùng đất « xôi đậu » này, người dân không thể sinh sống được!



    Thế rồi, thời gian này cũng trôi qua, mọi sự đã được « sắp xếp », và « hợp soạn » ra cái « Hiệp định da beo » ấy, mà đáng uất hận thay, vì người của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa không được « đóng góp ý kiến », không phải là do có người của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa đã cùng viết, nhưng cũng phải ký, và nó đã « hình thành ».



    Xin mọi người hãy nhìn xem, những « từ ngữ » trong cái gọi là « Hiệp định » này, thì chắc phải biết những kẻ « hợp soạn » ra là ai, như ở ngay chương đầu tiên:



    • « Các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam »

      « Các quyền Dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam

      « Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Việt Nam đã cộng nhận »




    Và, ở trang cuối (Trang 64) của « Hiệp định » có ghi:

    • « Khu Mũi Cà Mâu. Giới hạn phía Bắc: Sông Cai-lon… »




    Hãy nhớ lại, người của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, không thể viết Paris thành « Pa-ri »; Không viết chữ Genève thành « Giơ-ne-vơ », không viết hai chữ « Cai-lon », cũng không viết « cơ bản » mà viết căn bản.



    Mặc dù đã biết, nhưng Việt Nam Cộng Hòa đã phải cầm bút ký vào cái « Hiệp định da beo tự sát » vào ngày 27/01/1973!



    Có lẽ, nhiều người còn nhớ, còn biết, chính cái gọi là « Hiệp định » này là bước mở đầu, để tiến đến cuộc Hải Chiến Hoàng Sa vào ngày 19/01/1974, cuộc Hải Chiến đã ghi dấu bằng máu xương của các Anh Hùng, Tử Sĩ của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, cuộc Hải chiến đã khiến thân xác các vị đã phải vùi sâu xuống đại dương một cách oan nghiệt, giữa lúc Đệ Thất Hạm Đội của « người bạn đồng minh » đang ở cách đó không xa, nhưng họ đã thản nhên « Kiến nghĩa bất vi… Kiến nguy bất cứu… »



    Để thế hệ trẻ, sau này, vẫn còn nhớ đến trang Lịch sử oai hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, người viết cũng xin trích một đọan trong bài của Tác giả Nguyễn Quân:



    • « Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia duy nhất dám đánh Tàu cộng xâm lăng



      « Từ 1970 đến nay vẫn chưa nước nào hay quân đội nào dám chủ động tấn công Trung cộng, kể cả Mỹ, chỉ có Việt Nam Cộng Hòa là Quốc gia duy nhất đám đánh Trung cộng vào năm 1974.


      Thời điểm nổ ra trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa, để bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc thì Việt Nam Cộng Hòa là bên chủ động và khai hỏa tấn công trước vào các chiến hạm của Trung cộng, Khi đó là buổi sáng 19/1/1974 khi Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) nổ pháo vào hai chiếc tàu 271 và 274 của Trung cộng, sau khi Trung cộng có những hành động xâm luợc, hiếu chiến và khiêu khích.


      Cuộc chiến 1979 và 1988 của Cộng sản Việt Nam không thể « tự hào là “đánh Trung cộng » đuợc, khi 1979 Cộng sản Việt Nam buộc phải chống trả bằng không thì chết, 1988 không thể gọi là “hải chiến” khi lính Cộng sản Việt Nam chỉ làm bia tập bắn cho giặc Tầu. »



    Bài viết của Tác giả Nguyễn Quân đã đăng ở đây:

    http://hon-viet.co.uk/NguyenQuan_VietNa ... amLang.htm



    Và, cuối cùng, theo tuần tự, đã định trước, là Ngày Quốc Hận, 30 tháng Tư, năm 1975 phải đến. Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa phải bị bức tử, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bắt buộc phải buông súng. Phải buông súng trong đau đớn trùng trùng, máu pha nước mắt, oán hờn cao hơn núi, uất hận sánh bằng bể cả mênh mông, khi nhìn Quê Hương đang bị quân thù xâm lăng giẫm nát, vì Cộng quân Bắc Việt đã được cả khối Cộng sản quốc tế yểm trợ, và đã được những kẻ đã cùng nhau « hợp soạn » ra cái gọi là « Hiệp định Hòa Bình » Paris « tiếp sức », nên chúng đã ngang nhiên cưỡng chiếm đất nước Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30/4/1975!



    Kể từ ngày ấy, 30/04/1975, trở thành Ngày Quốc Hận, ngày đã khiến cho không biết bao nhiêu Anh Hùng, Tử Sĩ, Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa đã tuẫn tiết, bị xử bắn, đã bỏ thân ở trong các nhà tù, bị hành hạ, lao động khổ sai, bị bỏ đói, khát, bệnh tật, tàn phế, có những người đã chết trên nền gạch lãnh lẽo của phòng biệt giam tăm tối, thân thể quắt queo, khi đôi chân vẫn còn trong đôi cùm sắt, trong các nhà tù, mà bạo quyền Cộng sản Hà Nội đặt cho cái ngụy danh là « Trại cải tạo ». Oán thù chất ngất, lồng lộng đến tận trời xanh!



    Cùng lúc ấy, bên ngoài nhà tù, là vợ con của các vị cựu tù « cải tạo » và những người dân vô tội, kể cả trẻ thơ, cũng đều bị Bạo quyền Cộng sản Hà Nội đày đọa bằng nhiều hình thức khác nhau. Bởi thế, nên đã có vô số người đã chết trên các « Vùng kinh tế mới » chết trên bìa rừng, chết trong lòng biển cả khi phải liều thân rời Quê Hương, trên con đường vượt biên, vượt biển, để mong chạy thoát khỏi những bàn tay tàn độc của Cộng sản Hà Nội; có người đã chết tức tưởi dưới bàn tay tàn ác của hải tặc Thái Lan, có những bé gái thơ ngây, sau khi bị bầy dã thú hôi tanh hải tặc Thái Lan, giáng xuống thân thể yếu đuối của các em những đòn hung hiểm, bạo tàn, có nhưng bé thơ chưa chết hẳn, mà vẫn bị chúng thẳng tay quăng thân xuống biển làm mồi cho cá!



    50 năm rồi, Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa đã mất, đã bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội. Những con dân của Việt Nam Cộng Hòa, người đã vĩnh viễn ra đi, người còn sống lưu vong nơi xứ người, người còn ở lại nơi quê nhà, ai là những người còn nhớ đển những thảm cảnh đau thương, tang tóc của Ngày Quốc Hận 30/04/1975? Ai « hãnh diện » vì con cháu của mình đã không còn nhớ, không còn nói được tiếng Việt Nam, cũng có vài Sinh viên, khi « phát biểu » trước công chúng, dù phải cầm tờ giấy đã viết sẵn, đã tập tành trước, nhưng cũng chỉ bập bẹ, tiếng được, tiếng mất bằng « tiếng Việt ». Như vậy, rồi một mai đây, giới trẻ này, sẽ không còn nói được tiếng Việt, sẽ quên mình từ đâu mà đến xứ người!



    Có gì để gọi là « Vinh Quang » là « Vẻ Vang » dẫu có thành công, có giàu sang đến đâu nơi xứ người, thì cũng chỉ là những kẻ mất gốc, không nhớ về nguồn cội, không nói được tiếng Mẹ Đẻ, không biết gì về Tổ Tiên của họ đã từng quằn quại, đớn đau, máu hòa lẫn với nước mắt dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù Cộng sản Hà Nội, không thể sống được, nên phải đành tâm bỏ nước ra đi. Họ ra đi, không phải để « tỵ nạn kinh tế », mà để tỵ nạn chính trị, rồi phải sống lưu vong nơi xứ người, vì Cộng sản vẫn còn cai trị đất nước, nên họ không trở về làng cũ, quê xưa!



    Khi viết những dòng này, có thể có người nghĩ rằng, vì người viết không có được cuộc sống đầy đủ, hoặc con cái không thành công nơi xứ người, nên mới viết như thế.



    Xin thưa, người viết sau khi vượt biển, tỵ nạn chính trị tại nước Pháp, rồi sống đời lưu vong cho đến hôm nay, con cái của người viết đều thành công vượt bực, mà cộng đồng người Việt ở vùng đất này vẫn thường nói: « nể phục ». Tuy nhiên, người viết không cần phải nhắc đến, vì thành công, để « phụng sự » cho xứ người. Ngoài ra, ở thành phố người viết đang sinh sống, có khoảng hơn năm ngàn người Việt Nam, có nhiều gia đình, có tới hai người con là Bác sĩ, hay gia đình có hai cha con là Bác sĩ, có hai phòng mạch, có gia đình có con là Bác sĩ, Dược sĩ, Nha sĩ, Giáo sư, Kiến trúc sư, Kỹ sư... Cũng có gia đình, có hai người con là Giáo sư, hai người làm việc trong lãnh vực Khoa học, rất nổi tiếng. Nhưng ở nước Pháp, nói riêng, và nói chung, ở Châu Âu này, ít có người muốn nói về các con của mình là « vẻ vang » là « vinh quang. »



    Trở lại với những dòng Huyết Lệ, qua những biến cố bi thảm, đầy tang tóc, đau thương, bắt đầu khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã ngang nhiên đưa quân vào xâm lăng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.



    Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, là một Quân Đội hào hùng, với tâm thành hy sinh vô bờ bến, hiên ngang trên khắp Bốn Vùng Chiến Thuật, dũng mãnh nơi chiến trường, đối đầu tử sinh, hiểm nguy với quân giặc thù ở những nơi địa đầu, giới tuyến, xem nhẹ sinh mạng của chính mình, không sợ chết, với ước nguyện, để Bảo Quốc An Dân!



    Xin đừng quên, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, « không được phép » đánh ra đất Bắc, mà ngược lại, quân xâm lăng Cộng sản Bắc Việt thì « có quyền » đưa quân vào đánh chiếm, khủng bố tung chất nổ, đặt mìn, pháo kích vào các khu thị tứ, nhà thương, trường học của Việt Nam Cộng Hòa!



    Song, chưa đủ, nên những kẻ vô lương, đã đang tâm đẩy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải bị bức tử. Đẩy Dân Tộc Việt Nam vào những cơn nguy khốn, cùng đường, chết chóc, tang thương, đầy máu và nước mắt!



    Với lịch sử cận đại, đáng ghi nhớ, là vào năm 1973, những kẻ đã cùng nhau « hợp soạn » ra cái gọi là « Hiệp định Hòa Bình Paris » để chuẩn bị trước cho ngày Quốc Hận 30/04/1975, để đẩy đất nước Việt Nam đến họa « diệt vong » vào tay của Giặc Tầu, kẻ thù truyền kiếp của Dân Tộc!



    50 năm! 50 năm rồi, khi hồi tưởng về những năm tháng xưa, khi đối diện với tử sinh, với quân thù Cộng sản, máu xương của các Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã thấm đẫm vào lòng đất Mẹ. Giờ đây, thế hệ của những người đi trước, cần phải tìm mọi phương cách, để thế hệ trẻ, để hậu thế phải nhớ, phải biết, để đời đời lưu danh về những hy sinh, núi xương, sông máu của tiền nhân, để không uổng phí máu xương của những người Lính Việt Nam Cộng Hòa, trên các chiến trường xưa!



    50 năm! 50 năm nước mất, nhà tan, là con dân của Quốc Gia Việt Cộng Hòa đã thấm thía về tình người, để hiểu rằng: Ngoại bang, bất kể là một cường quốc nào trên thế giới, họ vẫn là ngoại bang. Ngoại bang, không bao giờ « thương » hay có « lòng tốt » với một dân tộc khác, trong đó, có Dân Tộc Việt Nam, nếu họ có đến đất nước mình, thì chỉ vì một thứ gì đó, có Lợi cho họ mà thôi. Do vậy, đừng hoang tưởng, rồi nghĩ rằng, họ « sẽ giúp ta phục quốc » hay giúp đất nước khác một cách vô vị lợi!



    Đến đây, người viết xin trích đoạn bài viết của Tác giả Trà Khan đang sống trên đất Mỹ, như sau:



    • « Hôm nay! Mùa Xuân trên miền đất lưu vong đã bắt đầu gối Hạ. Tôi miên ngẫm đến ngày giỗ của Việt Nam Cộng Hòa. Ngày của Tổ Quốc Vấn Khăn Tang! Ngày của Quân Dân Miền Nam Việt Nam oai hùng bị bức tử. Ngày của các bọn thế lực “Ðồng Chí Ngoại Lai,” sau những ngoắt ngoéo về chính trị, bọn chúng cùng nhau manh tâm bán đứng Miền Nam Việt Nam cho giặc phương bắc. Và cũng là ngày người lính Việt Nam Cộng Hòa bị trói tay cột chân bởi người Ðồng Minh Mỹ. Họ đã phản bội không báo trước, thật đáng ghê tởm!


      Người lính Việt Nam Cộng Hòa không còn một viên đạn diệt thù. Không còn một trái hỏa châu soi sáng!


      Chúng tôi cần soi sáng! Soi sáng để nhận diện rõ bộ mặt xảo trá, lật lọng gian manh của kẻ thù. Bọn chúng vẫn dùng cái “điệp khúc” đường xưa lối cũ” Từ Mậu Thân lật lọng cho đến Hiệp Ðịnh Paris phản bội. Và lẫn ngầm cái hỗ trợ nhịp nhàng cho kẻ thù phương Bắc, bởi người bạn Ðồng Minh “Cốt Lõi” trắng trợn phản bội “khi xanh như lá lúc bạc hơn vôi.”


      30 Tháng Tư! Ngày giỗ! Ngày giỗ của bao chiến sĩ hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống trên đất Mẹ. Máu xương của các anh đã nhuộm thắm trên nương khoai, ruộng vườn, từ bìa rừng nầy đến đồi cao dốc thẳm nọ, nơi nào cũng có in chiến tích hiển hách và máu xương của các anh, cho Miền Nam được phú cường, cho người người được ấm no hạnh phúc.


      Nhưng! Hỡi anh! Trách người một, trách ta mười, bởi vì ta quá tin lời ở người bạn Ðồng Minh “chung thủy” “chung tình” “chung sức” Nên giờ thì “nghĩ mình, mình lại thương mình bấy nhiêu.”


      Tiếc thay cho cuộc chiến kéo dài trên 20 năm, đã mang lại cho người lính Việt Nam Cộng Hòa những gì? Tưởng không đơn giản, như lời một người tình nói với người yêu “ngủ đi em mộng bình thường.” Không ai có thể dại dột tin đến thế. Thế mà! Chúng nó gói trọn “Ta trong Ta,” và bỏ Ta vào trong cái gọi là “Giấc Ngủ Nam Kha” khi bừng mắt dậy thấy mình tay không!


      “Không Bao Giờ Quên Anh” bằng những lời tâm sự với những Anh Hồn Vị Quốc Vong Thân. Như một lời tình buồn ngắn nhất cũng là lời dài nhất, mà trong bao nhiêu năm qua, người lính sống còn trong cuộc chiến, đã chưa có dịp thực hiện những điều thiết thực, để tưởng nhớ đến người lính đã nằm xuống, ở giờ thứ 25 của cuộc chiến 1975.


      Và đã 30 năm, lạc bước lưu đày. Lần đầu tiên tôi đến thăm thủ đô nước Mỹ! Như để trắc nghiệm lại lòng mình, là nơi chốn ấy có gì đẹp lắm không? đã làm cho thiên hạ trên thế gian này, thường ca tụng không ngớt lời về nước Mỹ, là nơi thiên đường tuyệt diệu!


      Ðứng trước tòa Bạch Ốc! Hận lòng trai, tim như hụt hẫng nhịp đập. Tôi tự cảm thấy mình xấu hổ vì bị mang nỗi nhục mất nước, nên không lấy gì làm vui! và cũng không lấy gì làm “mặn mòi” cho lắm. »




    (Ngưng trích, vì bài này đã đăng trên:

    http://www.honviet.co.uk/TraKhan_KhongBaoGioQuenAnh.htm



    Một lần nữa, người viết muốn lập lại:

    Chúng ta, những người Việt Nam yêu nước chân chính đã và đang dấn thân vào con đường đấu tranh, không phải chỉ đòi Cộng sản Hà Nội « bỏ Điều 4 Hiến pháp », vì nếu như vậy, là chúng ta đã chấp nhận Cộng sản, chấp nhận cờ đỏ sao vàng, chấp nhận cái gọi là « Hiến pháp » của Việt cộng, chỉ trừ « Điều 4 ».



    Không! Chúng ta không nên « đòi » như vậy, mà chúng ta đấu tranh với mục đích tối thượng, là để tiêu trừ đảng Cộng sản, để xây dựng lại một nước Việt Nam Tự Do-Dân Chủ - Không Cộng sản!



    Và, chúng ta cũng đừng nên « đòi hỏi » bạo quyền Cộng sản « tôn trọng Nhân Quyền », vì chế độ Cộng sản không bao giờ có Nhân Quyền, cũng không cần biết Nhân Quyền, mà chỉ biết đến quyền lợi của chính họ và gia đình của họ. Bởi, Nhân Quyền và Cộng sản không bao giờ cùng chung một « thể chế ».



    Vì vậy, những người Việt Nam yêu nước chân chính cần phải chọn: Cộng sản không Nhân Quyền, hoặc Nhân Quyền Không Cộng sản!





    18/01/2025
    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền






    Ghi chú: Xin đính kèm trang đầu và cuối của Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 dưới đây:



              
    Hiệp Định Paris 1973 trang 1
              




    .......



    Hiệp Định Paris 1973 trang cuối
              

              





    https://hon-viet.co.uk/HanGiangTranLeTu ... Tu1975.htm

Người Lính chết sau cùng tại Ngã Năm Bình Hòa, Gia Định, Sài Gòn

Đã gửi: Chủ nhật 27/04/25 15:58
bởi Hoàng Vân
  •           




    Người Lính chết sau cùng tại Ngã Năm Bình Hòa, Gia Định, Sài Gòn
    __________________________
    Triều Phong









    • “Tác giả ghi lại những gì diễn ra trước mắt mình, ngay trước nhà mình, ngay trong khu phố mình sống, những giờ phút cuối cùng của miền Nam.”
      Ngày ấy, tác giả vừa tròn 15 tuổi.



      • · Viết cho ngày 30 Tháng Tư năm ấy.
        · Viết cho những người lính cấp bậc nhỏ, nhưng hy sinh lớn.
        · Viết cho những người lính vô danh,
        · Vị quốc vong thân lúc thành mất nước tan.
        · Ai cũng sống cả một đời, nhưng chết chỉ một lần.
        · Các anh, những người lính nhỏ,
        · Các anh, những người lính vô danh, nhưng hy sinh vĩ đại!





    Suốt 40 năm qua, tôi đã đọc, đã nghe và cũng đã xem nhiều về những hy sinh của các Tướng lãnh, Sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng Hòa khi nước mất nhà tan vào tay Cộng Sản trong ngày 30 Tháng Tư đau buồn của năm 1975. Lúc ấy tôi được 15 tuổi, chưa trưởng thành, chưa đủ khôn và đủ hiểu biết chuyện đời, nhất là chuyện thời cuộc. Ở tuổi này, tuy chưa đủ lớn, ký ức mình cũng đủ “già dặn” để không quên điều xảy ra. Và trong ý nghĩ đó, có một câu chuyện cho đến giây phút này vẫn còn in đậm trong ký ức của tôi.



    Mấy mươi năm qua, tôi cho đó là “chuyện nhỏ.” Sau này, tôi chợt nhận thức, rằng chuyện nhỏ này lại có ý nghĩa vô cùng to lớn mà hôm nay tôi muốn ghi lại và chia sẻ với những ai quý tự do, yêu độc lập và chuộng hòa bình.



    Lúc ấy là 09 giờ sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975!” (Tín Võ)



    Nhiều tiếng khóc sụt sùi vỡ ra bởi lời lẽ chân thành của bà già. Cảm thấy quá đau lòng trước thảm cảnh thương tâm ấy, tôi thẫn thờ bước ra, chợt trông thấy người lính trẻ còn đang đứng dựa cột nơi quán cơm tháng của Dì Mười, khóc rấm rức như trẻ thơ. Ôi, còn đâu người chiến sĩ anh dũng ngày nào! Ôi, còn đâu bộ đồ trận kiêu hùng một thuở! Ðôi vai run run theo tiếng nấc của anh làm tôi bùi ngùi…



    Thời khắc ấy cách đây đúng 40 năm, trong cảnh hỗn mang của ngày tàn cuộc chiến, trong xóm tôi ở Ngã Năm Bình Hòa-Gia Ðịnh, bỗng xuất hiện bốn năm người lính Nhảy Dù. Họ chạy lúp xúp men theo vách tường nhà Dì Sáu của tôi rồi dừng lại trước nhà tôi. Tất cả đều còn rất trẻ và người họ mang đầy súng ống đạn dược. Áo quần họ bám đầy bụi đỏ. Chỉ cần nhìn thoáng qua, ai cũng biết những người lính này mấy ngày trước đây đã từng xông pha trận mạc. Họ đứng trước khoảng đất trống, ngó dáo dác một đổi, thì người lính có mang một bông mai trên cổ áo nói, như ra lệnh:



    – Anh em đào ở đây đi.



    – Tuân lệnh Thiếu Úy!



    Một người trong họ trả lời. Thế là các anh tháo gỡ trên vai xuống mấy cái xẻng cá nhân. Với thao tác nhanh lẹ, phút chốc họ đã biến chúng thành những cái cuốc và bắt đầu đào hố cá nhân.



    Trong nhà, má tôi lo lắng ra mặt. Bà đang phân vân chẳng biết có nên di tản không và nếu đi thì chưa biết phải đi đâu. Bất ngờ, bây giờ thấy lính tráng chuẩn bị hầm hố chiến đấu trước cửa nhà, bà thêm hoảng sợ.



    Tuổi thiếu niên đang lớn, hiếu kỳ, tôi tò mò bước ra sân, tiến gần đến khoảng đất trống ngồi chồm hổm xem mấy người lính làm việc. Lâu lâu có tiếng đại bác vọng về, tiếng súng bắn lẻ tẻ vang lên đây đó làm cho bầu không khí chết chóc thêm ngột ngạt, hình ảnh chiến tranh thêm rõ nét.



    Dân trong xóm tôi nhốn nháo chạy tới chạy lui, mặt mày ai nấy đều lấm la lấm lét khi đi ngang qua nơi mấy người lính đang làm việc. Bộ mặt của thành phố Sài Gòn lúc đó như người bệnh nặng sắp mất.



    Ðộ chừng nửa tiếng sau, khi hố được đào khá sâu, một người lính đứng lên, mồ hôi nhễ nhại trên mặt. Anh đưa cánh tay lên cao, quẹt lấy mớ tóc bê bết trên trán để lộ một cái sẹo thật to nơi đuôi mắt phải, đoạn nhìn tôi:



    – Em trai chạy vô nhà lấy cho anh xin miếng nước uống đi em.



    Tôi đứng dậy co giò phóng vào nhà. Ít phút sau tôi mang ra cho các anh một ca nước đá bự, một cái ly và một ít kẹo đậu phọng với bánh in mà má tôi đưa thêm. Họ ăn, họ uống, họ nói cười vui vẻ, cơ hồ như không có chuyện gì xảy ra. Chỉ có người Thiếu Úy là không ăn uống gì cả.



    Người Thiếu Úy này cũng còn trẻ và đẹp trai như Tây lai nhưng dáng dấp rất phong trần, uy dũng. Tôi đoán chừng tuổi đời anh chỉ khoảng 23, 24 gì thôi. Anh có vẻ như đang lo lắng trước tình hình chiến sự lan rộng nên nét mặt luôn phủ một lớp sương mờ căng thẳng.



    Nắng lên khá cao…



    Bỗng một tiếng nổ lớn từ đâu dội lại rung chuyển cả mặt đất. Tôi hoảng hốt. Mấy người lính ngưng đào, ngẩng đầu nhìn quanh. Viên Thiếu Úy ngó về cuối xóm một thoáng rồi nói với đồng đội:



    – Anh em cứ tiếp tục đi, để tôi xuống dưới này xem sao.



    Người Thiếu Úy xốc khẩu M-16 đang mang trên vai lên cao và bỏ đi trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Bên trong, má tôi gọi tôi vào và không cho ra khỏi nhà, vì sợ đạn lạc. Xế trưa, lúc ông Dương Văn Minh ra lệnh cho binh sĩ buông vũ khí và đầu hàng vô điều kiện thì má tôi vội vã kêu tôi cầm cái radio-cassette hiệu Sanyo ra cho những người lính bên ngoài nghe. Trong khi họ còn sững sờ thì viên Thiếu Úy từ dưới đang vội vã đi lên. Một anh lính trẻ giơ chiếc radio về viên sĩ quan, hớt hải, nghẹn ngào. Anh nói như sắp khóc:



    – Thiếu Úy, thiếu úy, ông Minh đầu hàng rồi. Mình thua rồi!



    Viên Sĩ Quan khựng lại một lúc rồi chăm chú nhìn vào cái radio trong im lặng não nề. Tiếng ông Minh kêu gọi đầu hàng cứ được lập đi lập lại hoài khiến người sĩ quan trẻ nổi cáu:



    – Ð.m. sao chưa đánh đấm gì đã lo đầu hàng?



    Người Thiếu Úy giận dữ quát tháo, gương mặt đan xen nỗi đau và buồn. – Sau một đỗi phân vân, cuối cùng Thiếu Úy hạ giọng:



    – Thôi đi.



    Thế là họ bỏ chiến hào đang đào dang dở và hấp tấp chạy trở ra đường.



    Ðộ chừng một tiếng đồng hồ sau, người ta nghe nhiều tiếng súng AK-47 nổ giòn giã rồi tiếng M-16 bắn liên thanh đáp trả. Lẫn lộn trong đó thỉnh thoảng có cả tiếng súng M-79 đệm vào. Ðứng trong sân nhà nhìn ra, tôi thấy có vài cột khói đen bốc lên cao.



    Từ bên ngoài, vài người trong xóm tôi tất tả chạy về. Gặp má tôi đang đứng lấp ló nơi cửa, họ báo:



    – Ðang đánh nhau ở ngoài Ngã Năm dữ lắm cô Ba.



    Ngã Năm Bình Hòa là giao điểm của năm con đường từ năm hướng khác nhau. Năm Mậu Thân 1968, nhiều trận đánh đã diễn ra ở đây khi Lực Lựợng Bảo Vệ Biệt Khu Thủ Ðô của quân đội VNCH ngăn chặn các mũi tiến công của cộng quân từ bên ngoài đổ về qua mấy cửa ngõ như Gò Vấp, Cầu Bình Lợi, Lò Vôi hay Ðồng Ông Cộ… nên nó trở thành một trọng điểm chiến lược vì là một trong những lộ chính tiến vào thủ đô Saigon.



    Chiều cùng ngày, khi lịch sử đã an bài, dân chúng bắt đầu túa ra đường phố. Lớp thì đón quân “Giải Phóng,” lớp khác lại mừng đất nước “Ðộc Lập,” trong khi tôi thì tò mò theo người cậu họ ra xem tình hình ngoài ngõ. Nghe thiên hạ bàn tán xôn xao có lính chết ở chỗ Ngã Năm Bình Hòa, cậu cháu tôi lần bước tới quan sát. Một đám đông đang vây quanh trước Nhà Thuốc Tây Tiến Thành, là nhà thuốc của má thằng bạn tôi. Cố gắng chui vào đám người hiếu kỳ ấy và luồn lách một tí, tôi tới được bên trong. Giữa vòng người nọ là xác một người lính nhảy dù nằm chết cứng. Ngực thủng một lỗ lớn, chiến bào loang đầy máu và đã chuyển sang nâu sẫm nhưng đôi mắt anh vẫn mở trừng trừng. Nhìn kỹ, tôi chợt giật mình: người đó chính là viên Thiếu Úy ban sáng!



    Ðang còn ngỡ ngàng, tôi bỗng thấy có một thanh niên vẹt đám đông bước lại gần xác người Thiếu úy. Anh mặc một chiếc quần tây đen ngắn củn và áo thì rộng lùng thùng như đồ của ai cho chớ không phải của anh vậy.



    Anh khom người xuống, giơ tay vuốt nhẹ nhàng lấy khuôn mặt lạnh vô hồn kia. Ðôi mắt từ từ nhắm lại và nơi khóe miệng một dòng máu nhỏ rỉ ra bên mép. Dường như chàng thanh niên lâm râm khấn vái điều gì đó nho nhỏ, đoạn anh đứng lên, bước ra với đôi mắt đẫm lệ. Tôi nhận ra ngay anh chính là người lính xin nước tôi lúc sáng, nhờ vết sẹo to nơi đuôi mắt.



    Thiên hạ bàn tán sôi nổi khi dòng máu tươi nơi khóe miệng của thi hài đã lâu kia rỉ ra. Người miền Nam vốn duy tâm, thiên hạ tin rằng đấy là một điều linh thiêng vì vị sĩ quan này có lẽ còn có chuyện chi oan ức.



    Ðột nhiên, chị Bảy bán tạp hóa sau lưng tôi lên tiếng kể lể với những người xung quanh:



    – Ông Thiếu Úy này và mấy người lính của ông ta nấp ở vách tường bên kia kìa. Ðứng trông cửa sổ nhà nhìn qua, tui thấy mấy ổng bắn xuống phía mấy ông “Việt Cộng” ở dưới Ðồng Ông Cộ quá trời. Cuối cùng chắc thấy không xong, ổng biểu mấy người lính của ổng chạy đi còn ổng thì vẫn ở lại. Rồi hình như ổng bị thương sao đó nên bò sang nấp vô Cổng Ðình Thần Bình Hòa này nè. Hai bên còn bắn nhau một lúc lâu nữa và khi không còn nghe tiếng súng thì tui dòm ra thấy ổng lết tới đây rồi chết luôn.



    – Hết chiến tranh rồi mà chết, tội nghiệp quá! Không biết có gia đình vợ con gì không? Thân nhân mà hay được chắc là buồn lắm.



    Ông già bên cạnh chị Bảy nói theo làm mọi người mủi lòng trước sự hy sinh oai hùng của viên Thiếu Úy. Chợt một bà cụ cầm tấm chăn, không biết từ đâu, tách đám đông bước vô phủ trùm lên xác người Thiếu Úy và mếu máo:



    – Dù con không có họ hàng gì với bà nhưng bà thấy con chết thảm bà thương quá. Tội nghiệp, con cái nhà ai vậy không biết nữa. Thôi con chết rồi, con hãy thanh thản ra đi và nếu hồn con có thiêng thì phù hộ cho bà con nơi đây được nhiều an lành nha con!



    Nhiều tiếng khóc sụt sùi vỡ ra bởi lời lẽ chân thành của bà già. Cảm thấy quá đau lòng trước thảm cảnh thương tâm ấy, tôi thẫn thờ bước ra, chợt trông thấy người lính trẻ còn đang đứng dựa cột nơi quán cơm tháng của Dì Mười khóc rấm rứt như trẻ thơ. Ôi, còn đâu người chiến sĩ anh dũng ngày nào! Ôi, còn đâu bộ đồ trận kiêu hùng một thuở! Ðôi vai run run theo tiếng nấc của anh làm tôi bùi ngùi. Ngẩng mặt lên bắt gặp tôi đang nhìn anh trân trối, anh vụt bỏ đi.



    Ngó cho đến khi bóng dáng xiêu vẹo của anh khuất nơi cuối chợ, tôi thấy lòng nao nao buồn. Cảm khái trước một nỗi niềm mất mát bao la của tình đồng đội thiêng liêng cao quý lẫn tiếc nuối cuộc đời binh nghiệp nữa đường gãy đổ, tâm hồn tôi tràn ngập cả một sự chua chát to lớn.



    Nhưng tôi đâu biết rằng, đó chỉ là khởi điểm của một trang sử đau thương cho dân tộc, cho hàng vạn sinh linh sau này.





    Triều Phong


    https://hon-viet.co.uk/TrieuPhong_Nguoi ... SaiGon.htm

Trạch Gầm, từ Bên Lề Cuộc Chiến đến Chôn Lầm Huyệt Nhớ

Đã gửi: Chủ nhật 27/04/25 16:11
bởi Hoàng Vân
  •           



    Trạch Gầm,
              
    từ Bên Lề Cuộc Chiến
    đến Chôn Lầm Huyệt Nhớ

    ______________________
    Nguyễn Mạnh Trinh









    Trạch Gầm
    • - Thơ: Vụn Vặt, Ráng Chịu, Dấu Giày Chinh Chiến
      - Văn: Bên Lề Cuộc Chiến, Chôn Lầm Huyệt Nhớ.
    Chúng tôi đã có dịp nói Thơ người lính Trạch Gầm, thì bây giờ, ở tháng Tư đáng nhớ của lịch sử Việt Nam, chúng tôi nói chuyện với nhà văn Trạch Gầm. Trải qua bao nhiêu chiến trận, từ Tết Mậu Thân 1968, An Lộc 1972, đến tháng tư năm 1975, ký ức của một người lính trực tiếp cầm súng ngoài chiến trường đầy chật những nỗi niềm, muốn quên mà vẫn phải nhớ.


    Dù rằng tác giả vẫn canh cánh trong lòng:
    • “Cuộc đời nào… tệ cách mấy khi vượt qua bước thời gian lại không có lúc đạp chân lên niềm vui nỗi buồn.


      Quay lưng lại một chút. Không ai lại không gặp lời khuyên. Bỏ Đi. Muốn bình yên tâm hồn thì phải biết chấp nhận những gì hiện tại mình đang có… và khôn ngoan hơn là chôn vùi quá khứ.


      Làm người khó quá. Biết mà không biết


      Tôi đã từng theo lời dạy khôn ngoan, bao lần đào huyệt mang chôn quá khứ, chôn đi rồi chôn lại, lại cứ chôn lầm vào huyệt nhớ.


      … Với chôn lầm huyệt nhớ biết đâu… bạn lại bồi hồi…gặp mình trong đó”.



    Vâng, tháng Tư năm nay, chúng ta cùng tác giả Trạch Gầm “Chôn Lầm Huyệt Nhớ” từ “Bên Lề Cuộc Chiến” (nói là bên lề nhưng sao đầy chật chuyện thật người thật)…

    Tôi đọc Trạch Gầm. Những trang nhật ký bằng thơ của những ngày cuối tháng Tư năm 1975 oan nghiệt của dân tộc Việt Nam. Những ngày tháng không thể nào quên trong trí nhớ mọi người. Bài Nhật ký tháng Tư:





    • Hai mươi tháng Tư tiễn em đi Mỹ

      Ta biết dễ dàng mất biệt từ đây

      Em lên máy bay ta về đơn vị

      Đất Biên Hòa buồn… chết điếng cỏ cây

      Hai mốt tháng Tư, ta vào Quân Đoàn

      Ngồi nghe thuyết trình nhận lệnh hành quân

      Tay áo xắn cao một đời thám kích

      “Kiến lửa bu đầy” nhột cả đôi chân

      Hăm hai tháng Tư, ta vào Đại An

      Chứng kiến cảnh dân bỏ xóm bỏ làng

      Dân chạy đến đâu… địch bò đến đó

      …Đâu được như em… chừ đã thênh thang

      Hai ba tháng Tư… ta ngược Đồng Nai

      Sương ôm mặt sông lau sậy thở dài

      Địch xua quân tràn giữa đêm vắng lặng

      Ta chỉnh pháo… và thây giặc chồng thây

      Ta lạc mấy ngày trong vùng đất địch

      gọi đã khàn hơi chẳng thầy bạn bè

      thằng nào cũng đang giữ từng tấc đất

      đâu có thời giờ để cứu ta ra

      Hai tám tháng Tư ta, ra lộ Một

      Gặp ông tướng Vùng thị sát thăm dân

      Ông nói lung tung, ông thề sống chết

      Ông nói xong rồi, ông bay biệt tăm

      Hai chín tháng Tư, Biên Hòa xơ xác

      Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang

      Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết

      Như tự chào mình – nát cả tim gan

      Ba mươi tháng Tư, ta ôm mặt khóc

      Trên cầu Sài Gòn- cạnh phố Hùng Vương

      Mười năm binh đao… mười ngày kết thúc

      Ta còn nguyên, mà… mất cả quê hương.”



    Những bài thơ Trạch Gầm.Có phải là những chất quăng nguyên sinh của những đời sống thực. Thơ có khi là những chuyện kể của một đời chiến sĩ nhưng tràn đầy nỗi niềm tha thiết của một người không thể nào quên trong ký ức những ray rứt vết đau quá khứ. Dù rằng cuộc chiến đã qua rồi, mấy chục năm sao vẫn hiển hiện những người những cảnh. Thơ Trạch Gầm có ngang tàng của người trực tiếp chiến đấu trong ngôn ngữ và cũng có mênh mang của tình cảm lãng mạn nhưng chân phương. Người lính, hồi ức về những tháng ngày binh lửa của mình, nhớ về những đồng đội cũ, người còn kẻ mất, đồng vọng trong niềm đau của những người lính thua trận. Trong thời hậu chiến, nếu có ai đọc những câu thơ hào sảng để dong tay nhau đi về thời đại cũ, về tháng năm xưa. Thời gian vùn vụt, thoáng chốc đã mấy mươi năm tưởng như mất biệt nhưng hôm nay lại hiện về cảm khái trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975, ngày đau thương của đất nước. Có nỗi niềm nào làm lành lạnh đất trời, len vào trong tâm tư những thốn đau thiên cổ, những ngậm ngùi của người lính thất trận bó tay với kẻ địch thù không xứng. Thơ như tự nhắc nhở mình với những dằn vặt nội tâm nhưng không hề nuối tiếc cho thân phận cá nhân mà đau lòng cho đất nước bị những kẻ như Lê Chiêu Thống hèn hạ bán nước cầu vinh.


    Không hiểu sao khi phác họa lại chân dung người lính, chúng ta thường nghĩ đến những biểu tượng lãng mạn của hào hùng, của câu thơ Đường: “bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi/ dục ẩm tì bà mã thượng thôi/ túy ngọa sa trường quân mạc tiếu/ cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Có phải hình ảnh ấy, của Lương Châu Từ đã thành một phiển bản chung cho vóc dáng người chiến sĩ. Nhưng ở Trạch gầm, men cay chỉ là chất xúc tác mà tính chất người lính vòi vọi hơn nhiều những câu cổ thi trên. Thơ để kể chuyện quá khứ nhưng hướng về tương lai. Không văn hoa nhưng rượu bốc vẫn có âm vang của đời sống thực. Người lính chỉ muốn là một người cầm súng bình thường đâu có muốn gồng mình đóng vai kép độc anh hùng không hãi sợ cái chết. Nhưng họ yêu đơn vị mình phục vụ, yêu thương đồng đội những người sẻ chia gian nguy và coi đơn vị như gia đình mình. Và với nhân thân ấy họ chiến đấu dưới cờ và dù thời gian đã phôi pha mấy chục năm sau, tâm tư ấy vẫn không dời đổi.


    Cuối tháng Tư, Khui tờ lịch cũ. Khui lại nỗi ngậm ngùi đơn giản sao mênh mang:



    • Bỗng dưng khui nhằm tờ lịch cũ

      Chợt gặp lại mình tuổi hai mươi

      Một lời xin lỗi… làm sao đủ

      Trút cả tang thương phút ngậm ngùi

      Thằng lính nào không vào cõi chết

      Sống còn… cặp mắt buốt niềm đau

      Xé trời. Ừ cũng đời ngang dọc

      Đào huyệt mang chôn nỗi tự hào

      Lịch cũ vút bay vào nỗi nhớ

      Mỗi tờ rớt… đụng đoạn đường quen

      Vang vang bom đạn ngày chinh chiến

      Sông núi ngóng chờ phút bình yên

      Bao thằng tắt nụ cười trai trẻ

      Trao lại anh em khúc ân tình

      Đạp lời vĩnh biệt mà đau xót

      Cứ tưởng mai rồi hết điêu linh

      Chồng tờ lịch cũ trên tờ lịch

      …bóc giữa tha phương gửi bạn bè

      Bao nhiêu xương máu chồng lên đó

      Có gió sương nào không sắt se?



    Tháng Tư xứ người, đọc từ “Bên Lề Cuộc Chiến” đến “Chôn Lầm Huyệt Nhớ”, một đoạn đời của một người lính đã được hồi sinh từ những dấu ấn ký ức không thể nhòa phai. Tác phẩm văn đầu tiên sau những tập thơ được xuất bản là Đôi điều, những lời ngỏ của một tâm tư bừng bừng từ quá khứ, những lời bộc trực ngậm ngùi:

    • “Những ngày tù dài dặc.

      Những ngày tha phương ngập đầu.”



    Cái ước mơ của những người lính VNCH những người lính thật sự cầm súng bảo vệ quê hương mà xuôi tay đánh mất Quê Hương hình như là… trên mỗi sợi tác bạc vẫn còn mang nặng một niềm đau. Ước mơ vẫn là ước mơ. Được đứng dưới cờ, giữa trời lửa đạn để lấy lại quê hương thanh bình. Đau vì nỗi nhớ, nỗi nhớ níu niềm đau. Làm sao quên.


    Chuyện kể là… những mảnh vụn vặt trong tháng ngày cầm súng, gợi nhớ, kể nhau nghe cứ y như là những lời nhắc nhở nhắn gió gửi sương.


    Trong số người ngồi nghe kể, có một người con gái tha phương khoa bảng ở lớp tuổi chưa chạm vào cuộc chiến… dễ mến là nặng nợ với sách vở chữ nghĩa, thích và xin lại vài mẩu chuyện.


    Khởi đi là vậy. Vì lỡ hứa, chuyện kể được cài trên mặt báo được in thành sách.


    Ba mươi chuyện kể, mỗi chuyện chắc chắn là… nó dính chặt với thời gian mà nó hiện diện. Vì là chuyện kể, mỗi chuyện được khởi hứng từ bất chợt, gặp Đỗ Bảy, ngồi cùng anh Danh Thư Viện, nhớ Củ Chi. Gặp Phan Thanh Miên, Nguyễn Thanh Khiết nhớ Tây Ninh, An Lộc. Gặp Lê Phong Cảnh, Hồ Văn Mẩm nhớ Biên Hòa… Vì thế chữ nghĩa nhảy nhót cùng nỗi nhớ không liên tục cùng thời gian.


    Cám ơn Ông Thụy Như Ngọc từ một câu nói “Chú kể đi, kể để tụi trẻ bọn cháu có thêm sự hiểu biết về các chú.”


    Trạch Gầm tự cho mình chỉ là người kể chuyện.Nhưng, có nhiều cách kể chuyện. Có người vỗ ngực xưng tên viết hồi ký, kể chuyện thực lẫn với chuyện giả với chủ tâm khoe cái tôi anh hùng và giấu đi cái tôi yếu kém. Kể chuyện giả chứ không phải chuyện thực, thiết tưởng cũng chẳng nên để ý làm chi. Những người Cộng sản, mang văn chương phục vụ chính trị, mang thi ca trong nhiệm vụ tuyên truyền kích thích thanh niên hy sinh cho mục tiêu của một chủ nghĩa ngoại lai phi nhân bản.


    Nhưng đọc Trạch Gầm, chúng ta thấy được những người lính nhân bản tuy xông pha trong lửa đạn nhưng không có chất cuồng tín phi nhân. Dù là người thua trận nhưng vẫn ngẩng cao đầu.


    Đọc Trạch Gầm, qua những chuyện kể, để mường tượng thấy một hình dạng của người lính chiến đấu, có qúa nhiều ký ức của những phút giây nghẹt thở trên chiến địa, viết lên những suy nghĩ, những cảm nhận thật sự của những người lính cầm súng với lý tưởng và trách nhiệm của một thanh niên sống trong một thời thế đặc biệt của dân tộc. Mười năm làm lính, qua những chiến trận hiểm ác, từ trận Tết Mậu Thân đến trận tử thủ An Lộc, từ trận vượt biên Kampuchia năm 1970 đến những ngày tháng tư 1975,ông dùng văn chương để nhớ lại, có khi như là một cách làm sống lại cuộc đời mình.Nhưng từ thơ đến văn, sao đầy chật những nỗi niềm, sao ứ tràn niềm ray rứt. Làm kẻ thua trận mà kẻ thắng là những kẻ bất xứng, thì còn đau đớn nào hơn.


    Tháng tư, những ngày đau buồn của dân tộc. Tôi đọc để cám cảnh những người lính VNCH trong những ngày cuối cùng của trận chiến:


    • “…Trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975, sau cái lịnh đầu hàng mẹ kiếp, chôn đứng bọn mình giữa đất trời thân quen. Cái việc làm dễ thương nhất của anh em mình lúc đó là móc túi san sẻ cho những thằng ở xa… tan hàng… cố gắng. Cố gắng khô tròng.


      Tao lê cái hồn rời xác của tao trên đường phố, vừa đến ngã tư Hai Bà Trưng, Hiền Vương, Tân Định. Tao đi bên này lề đường, thằng Lộc Khùng đi bên lề đường bên kia, dưới đường là một bọn ngố vênh váo, ngác ngơ tay lăm le AK đi theo một hàng dọc.


      Thằng Lộc nhìn thấy tao, nó la lớn Đại Bàng. Nó dập hai chân vào nhau, đưa tay chào đúng cách nhà binh… lại la lớn, em chào Đại Bàng lần cuối Đại Bàng. Nó không đùa, nó nghiêm trang thật sự. Nó ngon, không lẽ tao không ngon, tao đứng nghiêm chào lại. Trong tình huống đó chết như chơi. Ngậm ngùi.

      Cũng một cái chào, khoảng thời gian đó, cách có hai ngày trước tại Hố Nai, bọn mày còn nhớ không? Sáng ngày 28 tháng Tư, bọn mình đang nằm trong khu xứ đạo An Bình, phía nam Trảng Bom thì được lịnh rút về Hố Nai bao vùng. Làm nhiệm vụ giữ an ninh cho vị Tướng Tư Lịnh đến thị sát thăm dân.


      Trực thăng ông Tướng xuống, giới chức chính quyền địa phương nghênh đón. Ổng đi bộ trên một đoạn đường dài khoảng 300 mét. Tay bắt mặt mừng cùng các cụ bô lão.


      Tao nghe các cụ bô lão nói “Chúng tôi vì cái họa Cộng sản mà bỏ xứ vào Nam. Sự nghiệp mà chúng tôi có ngày hôm nay được xây dựng trên mồ hôi và nước mắt chúng tôi không thể bỏ mất.Thề sống chết cùng nơi này.”


      Tao lại nghe ông Tướng nói:

      – Các cụ cứ yên tâm, chúng con còn hiện diện ở đây, hứa với các cụ chúng con không để mất thêm bất cứ tấc đất nào!”


      Hai tám tháng Tư…ta ra lộ Một

      Gặp ông Tướng Vùng thị sát thăm dân

      Ông nói lung tung…Ông thề sống chết

      Ông nói xong rồi…Ông bay biệt tăm.


      Cái chào của tao rớt xuống hững hờ. Ông Tướng bay đi. Biệt tăm. Tao vừa gom xong ba toán, định quay lại An Bình thì được lịnh rút về Quân Đoàn Trình diện ông thầy (vị trưởng phòng 2) tao nhận một lúc ba lịnh khác nhau:


      - Cho một số anh em về doanh trại thiêu hủy hết hồ sơ. Cho một toán trinh sát chấm định một vài điểm khi cần có thể vượt sông, dự trù cho trường hợp các chiếc cầu bắt qua sông Đồng Nai đều bị giật sập. Đến 4 giờ chiều gom hết anh em về P2 nhận vị trí phòng thủ.


      Tao thật sự lùng bùng.


      Tay chào bước ra, ông thầy gọi giựt lại, ông nói với tao những lời nói khi mở miệng có vẻ khó khăn lắm:


      Anh nói khéo với anh em, đứa nào nhà gần đây, muốn về cứ cho tụi nó về. Đây không phải là lịnh. Khéo một chút… tình hình này chắc mình cũng bỏ nơi này thôi. Dặn mấy thằng bỏ về, khi có lịnh nhớ quay lại.”



    Đơn vị của tác giả Bên Lề Cuộc Chiến là một đơn vị nhỏ với những công tác bí mật quân báo trực thuộc Phòng 2 Quân Đoàn. Có lẽ những cư dân Biên Hòa cũng khá lạ lùng với những người lính mang trên vai trái phù hiệu Quân Đoàn 3, vai phải có phù hiệu TKXN/QĐ 3 (Thám Kích Xâm nhập /QĐ3) với biểu tượng sọ người gác trên hai xương tréo. Nhưng đôi khi cũng dùng trang phục của Việt Cộng nón tai bèo súng AK để thi hành công tác. Trong đại đội có những toán khai thác mục tiêu xử dụng cả những cán binh chiêu hồi. Với thành phần nhân sự như vậy, Đại đội Thám Kích Xâm nhập 302 đã có những ngày cuối như câu chuyện kể:


    • “Tôi không hiểu trong các quân binh chủng khác có vị Đại Tá nào dùng lời lẽ như vậy để chỉ thị với các đàn em và… tôi cũng không hiểu trong quân đội có vị Đại Tá nào từ năm 1973 đã nhìn ra viễn tượng mất nước nếu mình không làm hết sức. Bên chai rượu ông trầm ngâm lâu lắm:


      “Toi” uống không vô phải không, “moi” cũng vậy thôi, cuộc diện thay đổi nhanh quá mình trở tay không kịp. Mấy đứa con của “toi”, những đứa ở Phú Hòa, Dĩ An, Cây Gáo đã kéo về hết chưa?


      Xong hết rồi Đại Tá, đám thằng Thành từ Dĩ An rút ra được một thằng VC, tạm gởi vào trại giam, trại giam hết nhận đành bỏ tạm ngoài Phòng 2 Tiểu Khu Biên Hòa. Đám Cây Gáo, tụi nó về Thành Kèn ngay hôm qua, đã thi hành xong chỉ thị của Đại Tá, tiêu hủy hết tất cả tài liệu mật.


      Được vậy là tốt, mọi sự việc quan trọng mà “moi” muốn “toi” thực hiện ngay bây giờ, “moi” biết rất khó xử cho “toi” nhưng trước tình thế hiện tại mình cũng không biết ngày mai của mình rồi sẽ như thế nào thì làm sao giữ mấy thằng nhỏ lại được. “Toi” tập họp mấy thằng hồi chánh khuyên tụi nó về quê tạm một thời gian mình sẽ liên lạc với tụi nó khi tình hình cho phép. (Ông không dùng tiếng về nhà, bởi hơn ai hết ông cũng biết có nhiều đứa có nhà đâu mà về).


      Tôi đã phải giải quyết một sự việc mà trong thâm tâm tôi tự chửi bới tôi không ít. Những người bạn này của tôi, không phải là những người bạn khề khà trên bàn rượu, những người bạn thực sự chia sẻ máu xương, tôi mang sự thật thà ra chinh phục, giờ tôi phủi tay còn tệ nào hơn. Trong 15 thằng phải đi đó có một thằng không chịu đi, cùng lắm là chết thôi anh Ba… nó mang câu nói đó theo tôi đến khi tôi chẳng còn giống ai, lùng bùng lỗ tai vì cái lệnh đầu hàng

      8 giờ tối ngày 28, tôi lại được lịnh tập họp đơn vị, kể cả quân số của Biệt Đội Quân Báo, phổ biến một cái lịnh mà Ông Thầy dặn tới dặn lui, đây không phải là lịnh: “Kể từ giờ phút này, anh em nào nhà quanh khu vực Biên Hòa hoặc những vùng phụ cận muốn về cùng gia đình, bỏ súng ống lại tự ý ra về khi có lịnh mới thì trở lại trình diện bởi vì Quân Đoàn có thể tạm di chuyển đến một vùng xa hơn…”


      Tôi lại đụng phải một niềm đau, anh em chẳng đứa nào rời tôi… vì tôi đã trả lời một câu hỏi của các đàn em… tôi ở lại chờ lịnh của Quân Đoàn


      Đại Bàng chờ thì chúng tôi cũng chờ.



      … Tôi đang vui cùng anh em ngay trên mặt đường Quốc lộ 1 trước cổng Quân Đoàn. Chúng tôi uống hết sạch tất cả các chai rượu mà câu lạc bộ Biệt Đội còn sót lại, chúng tôi chia nhau vét sạch chảo cơm rang loạn xà bần, gạo xấy, thịt ba lát, cá tuna, tôm khô. Không có một suy nghĩ nào chạnh lòng vì tất cả chấp nhận câu nói của thằng Vui khi chiều… cùng lắm là chết có mẹ gì lo.


      Đang vui thì Ông Thầy tôi lại gọi vào, ông chìa cho tôi 4 chai Martell:


      -Mang ra cho đám nhỏ uống, tối nay thì không có chuyện gì xảy ra đâu, ngày mai thì khác… “Toi” vào đây ngồi cùng “moi” một mình… cũng buồn.


      Lần này ngồi với tôi, ông đã bớt đi nỗi trầm ngâm:


      -“Toi” từ chối không đi cùng tụi thằng D.F., “moi” biết, chuyện “toi” tính làm ẩu giữ nó làm con tin, “moi” cũng biết. Tánh “toi” đã như thế “moi” nghĩ “moi” có khuyên “toi” một điều gì thì cũng là vô ích.


      Làm gì mà “toi” không nhìn ra chuyện đau thương cho tháng ngày trước mắt, kế hoạch dành cho tình hình xấu nhất mà người Mỹ có nêu ra là sẽ đổ một, hai Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến xuống giữ trục lộ 15 (Sài Gòn Vũng Tàu) bảo vệ an ninh cho một số người di tản và chuyển hết quân của mình về Vùng Bốn rồi mới tính tới một giải pháp tiếp theo. Kế hoạch đó giờ tụi nó cũng đã hủy bỏ. Chiều tối “toi” thấy đó phi trường Biên Hòa người ta đã bỏ đi, trong đó nổ cháy tùm lum, theo báo cáo là có một phi tuần A37, tụi VC lấy được của mình từ phi trường Phan Rang bay vào oanh tạc. “Moi” thì “moi” có cái nhìn khác, hình như phi trường Biên Hòa cháy là do quyết định của ông Dương Văn Minh (Ông Thầy tôi không xử dụng hai chữ Tổng Thống), ông tự chặt tay mình để tỏ thiện chí và giữ lời cam kết không đánh nhau với bọn Mặt Trận Giải Phóng. Lúc này mà còn tin nói chuyện được với bọn Cộng sản thì đất nước còn gì. Việc làm của mình là biết người biết ta, cái biết của mình giờ trở thành không biết. Chỉ còn biết buồn.


      “Toi” cũng biết, giờ này mà “moi” còn ngồi đây cũng chỉ vì… “moi” là cấp chỉ huy mà lại có được mấy thằng em như các” toi”.


      Tôi làm sao không biết, chuyện thằng bạn đồng minh phủi tay thì nó đã rõ như ban ngày. Nội cái chuyện mà nó bốc vợ con của một số cấp chỉ huy sang Mỹ dưới cái mỹ từ là tạm lánh nạn trong đó có vợ con của Ông Thầy tôi, là nó cố tình mở đường cho một sự tuôn chạy.


      Tôi biết chứ làm sao không biết, bởi vì ngành của tôi mà, sự tương quan lực lượng giữa bọn VC và các đơn vị của chúng tôi đang hiện diện ở Vùng 3 nó đã là một mười, một một. Hơn nữa vào ngày 21 tháng 4, tôi may mắn được tham dự trong một phiên họp tham mưu đặc biệt tại Bộ Tư Lịnh QĐ 3, chính tai tôi nghe vị chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận thuyết trình, nếu chiến trường cứ tiếp diễn như hiện tại, số đạn dược dự trữ chỉ có khả năng cung ứng trong vòng 6 tháng.


      Tôi nói với Ông Thầy tôi:


      Tôi cũng buồn, Ông Thầy, bọn tôi đang cầm súng trên tay đâu có cách chọn lựa nào hơn, không lẽ chưa đánh mà chạy. Sự kiện này những người lính như bọn tôi, từng nợ bao ân tình trên chiến trường, quả thật không làm nổi. Chiều này từ Hố Nai về khi ngang qua khu vực Lò Than, tôi gặp thằng bạn thân cùng trường với tôi ngày xưa, nó đang là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 64 Biệt Động Quân. Tiểu đoàn nó và Thiết Đoàn 15 từ Dầu Dây mới được điều động về vị trí này. Nó đang chỉ huy đám con cái nó thiết lập tuyến phòng thủ. Dầu sôi lửa bỏng đến như thế, nó vẫn cười hì hì, danh dự của người lính VNCH nó đang cầm trên tay… nó không lùi và nó không để mất phần đất này, nó chỉ cho tôi thấy, nó nói cho tôi nhìn, nó vừa liệng cái nón sắt, đội cái Mũ Nâu của binh chủng nó, Biệt Động Quân không thể không có một trận nên hồn.
      Đó, tuổi trẻ bọn tôi là vậy… chỉ cần cấp chỉ huy còn hiện diện thì không một sự hy sinh nào bị chối từ.


      Ông Thầy tôi mắt đỏ hoe:


      Nhưng rồi Biên Hòa còn chịu được bao lâu, ngày mai… Quân Đoàn đã có lịnh rút. Bỏ chỗ nào là mất chỗ đó… “Toi” từng dự trận An Lộc trong cuộc chiến giữ nước của mình chưa có trận nào khốc liệt hơn trận đó, mình đứng vững được là… vị tư lệnh chiến trường của mình thề tử thủ. Bây giờ mà tìm một người lãnh đạo Quân Đoàn có tinh thần như thế… không còn.


      Ngày mai, trước mắt là Quân Đoàn sẽ di chuyển về Sài Gòn. “Moi” muốn “toi” đặt thêm một máy 25 trên xe jeep của “toi”. Vẫn sử dụng tần số và danh hiệu nội bộ xưa nay. Khi cần “moi” sẽ có chuyện riêng cùng “toi”.


      Chuyện riêng mà Ông Thầy tôi nói cùng tôi khi đoàn con voi vừa tới Thủ Đức, ông khuyên tôi tách đoàn con voi theo ông. Lời sau cùng mà ông nói cùng tôi: “Tình hình hết nước xoay xở.”


      Lời sau cùng tôi nói với Ông Thầy: “Tôi không bỏ nổi anh em”.


      …Thua trận, đi tù, thật tình không làm tôi ray rứt là bao. Với tôi, đương nhiên mình thua mình chịu. Sự ray rứt vẫn triền miên trong lòng tôi là tôi đã thua một kẻ tàn độc, tham lam lại ngu dốt. Không mang một lợi ích nào hết cho dân tộc, thảm họa hơn là chúng dần đưa đất nước đến chỗ diệt vong


      Nếu tôi có nhớ cũng chỉ là cái nhớ tự trách mình…”



    Đọc những trang sách kể những ngày cuối cùng trong chiến tranh của Trạch Gầm, từ “Bên lề Cuộc Chiến” đến “Chôn Lầm Huyệt Nhớ” để nhìn thấy được tâm sự của những người lính trực tiếp chiến đấu bảo vệ đất nước quê hương. Ký ức của anh tràn đầy những trận đánh mà suốt hơn mười năm lính đã trải qua. Nhớ đến những trận đánh ấy, không phải là để nhắc lại những chiến công và những thành quả đã đạt. Mà nhắc đến để nhớ lại những người và những cảnh. Những nơi chốn mà anh và bạn đồng đội đã giữ gìn từng tấc đất, nơi máu đã đổ của đau xót hy sinh, của bãi chiến trường nơi những con phố, những ngôi làng xác xơ vì lửa đạn. Những cấp chỉ huy, những người bạn hữu, và những “thằng em” được nhắc đến với niềm thâm cảm của những người cùng chung chiến tuyến chia sẻ gian nguy. Giây phút cuối cùng của một đời lính sao não nề tang thương:


    • “…Chiều ngày 29, tôi về tới trại Cổ Loa. Trại trống trơn… Bộ chỉ huy Quân Đoàn về đây, lâm vào cảnh rắn mất đầu. Hình như vị Tư lịnh và các trưởng phòng không còn ai, kể cả vị Thầy của tôi, Trưởng phòng 2. Người duy nhất còn hiện diện là vị Tham Mưu Trưởng. Tôi nhận lịnh từ Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng “Tạm ở một đêm mai sẽ có kế hoạch.” Tôi bố trí khu vực cho các thằng em xong đi quan sát một vòng bờ thành của trại. Các lô cốt phòng thủ trống trơn. Tôi bối rối thực sự, lưc lượng cơ hữu của trại đã rút từ lúc nào…


      Khoảng 8 giờ tối, tôi ra khỏi Trại Cổ Loa cùng 3 thằng em, chạy một vòng Sài Gòn, vẫn còn đùa được cùng mấy thằng em “Mở mắt nhìn cho kỹ biết đâu mai này không còn dịp để nhìn” (Câu nói tầm phào này mà về sau đúng phóc, mới chết).

      Sài Gòn vắng teo, mặc dù trong lúc này chưa hề có một loạt đạn nào nổ trong thành phố. Tôi nghĩ đến Trung Tâm Quân Báo đầu não của bọn tôi, nằm trên đường Tô Hiến Thành. Nơi tôi có những người bạn cùng khóa làm việc ở đây. Tôi muốn thăm dò một số tình hình. Nằm kế Trung Tâm Quân Báo là CMIC tức Trung Tâm Thẩm Vấn thuộc Phòng 2/ Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi hỡi ôi khi đặt chân đến hai đơn vị này. Họ đã bỏ đi hết, bàn ghế giấy tờ ngổn ngang trong phòng làm việc… Trở về Trại Cổ Loa tôi nằm chờ sáng.


      Sáng sớm ngày 30 tháng 4, ra trước sân cờ, tôi gặp lại Chuẩn Tướng Tường và Đại úy Trí người tùy viên của ông và cũng là bạn cùng khóa với tôi. Tôi đến trình diện và…chỉ nhận được một cái lắc đầu. Chính ông, ông cũng không nhận được lịnh lạc gì và hình như chính ông, ông cũng không biết đối phó sao trước tình huống này.


      Lâm vào hoàn cảnh này, cách duy nhất là tôi tự ra lịnh cho tôi. Tập họp anh em, phổ biến tình trạng thực tế, nói rõ quyết định.


      Tôi không còn một chọn lựa nào khác, tôi cùng mấy thằng em một thời sống chết bằng lòng theo tôi, kéo nhau về vùng 4 trong khi 9 anh em khác, đúng 1/3 quân số của tôi trong giờ phút này theo Trung úy R. Quay trở lại Biên Hòa.


      Chúng tôi ngừng xe tại cầu Ông Thìn. Một đơn vị Biệt Động Quân đang chạm địch tại đây. Tiếp cùng anh em một tay, tôi chưa thực hiện được ý định thì tôi nhận được lịnh… Mẹ kiếp, lịnh được phát ra tù cái radio Sony của Trung sĩ Tỷ, người lái chiếc Dodge đang chất đầy súng ống.


      Cái lịnh khốn nạn tận cùng của đời lính, cái lịnh phủi tay hết – Trách Nhiệm và Danh Dự của bọn tôi. Mười năm lính, tôi trở thành tổng ngổng tồng ngồng, ở truồng cùng thân phận. Tôi mất cả lối đi lẫn cả nẻo về”.




    Nguyễn Mạnh Trinh

    https://hon-viet.co.uk/NguyenManhTrinh_ ... yetNho.htm

Giây phút hấp hối của Việt Nam Cộng Hòa

Đã gửi: Chủ nhật 27/04/25 19:08
bởi Hoàng Vân
  •           



    Giây phút hấp hối
    của Việt Nam Cộng Hòa

    __________________________
    Vũ Ánh





    Ba mươi năm trôi qua kể từ ngày xảy ra thảm kịch lớn lao nhất cho cả một dân tộc mà tưởng như mới ngày nào.



    Giây phút chạy trên con đường Brookhurst để về nhà, thấy cờ VNCH bay phấp phới bên cạnh cờ Mỹ, liếc nhìn vào kính chiếu hậu thoáng thấy mái tóc đã bạc trắng của mình, chợt nhớ tới những kỷ niệm của 30 năm trước. Buồn và đau, dù trong những năm tháng trôi qua trên đất Mỹ vẫn cứ cố phải tạm quên để nhìn về phía trước, và để mưu sinh.



    Cho đến nay, tôi vẫn không rõ là mình may mắn hay bất hạnh khi phải chứng kiến giây phút tắt hơi của chế độ tại Đài Phát Thanh Saigon, nơi mà tôi và một số nhân viên còn lại vẫn làm việc theo lệnh của Tổng Thống Dương Văn Minh và chính phủ của ông cho đến giờ phút chót.







    Big Minh nhận chức và thành lập chính phủ trong hoàn cảnh của một đám cưới chạy tang. Chính phủ của ông chỉ tồn tại hơn một ngày rưỡi. Trí nhớ của tôi qua 30 năm nay đã mòn mỏi sau bao nhiêu tang thương, nên chỉ còn ghi nhận được một vài nhân vật trong nội các lúc ấy mà tôi có dịp tiếp xúc hay nói chuyện qua điện thoại: Tổng Thống Dương Văn Minh, Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, Bộ Trưởng Thông Tin Lý Quí Chung, Thứ Trưởng Thông Tin Dương Văn Ba, Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng Thái Lăng Nghiêm, Bộ Trưởng Tư Pháp Trần Thúc Linh, Tổng Giám Đốc CSQG, luật sư Triệu Quốc Mạnh và Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội lần lượt thay đổi từ Tướng Lâm Văn Phát, Vĩnh Lộc và cuối cùng là Nguyễn Hữu Hạnh. Ba tổng tham mưu trưởng thay đổi nhau trong vòng một ngày rưỡi!



    Từ mồng 1 tháng Tư, theo lệnh của vị Hệ Thống Trưởng cuối cùng của Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thăng (Không Quân), tôi đã ăn ngủ ngay ở trong Đài Phát Thanh Saigon để ứng trực và điều động các biên tập viên làm công việc trong tình hình có biến động nhanh chóng như vậy. Tôi có trách nhiệm điều khiển một sở khá quan trọng trong ngành truyền thông lúc đó là Sở Thời Sự gồm có bốn phòng: Phòng Phóng Viên, Phòng Bình Luận, Phòng Tin Tức (biên tập), phòng teletype, thư viện và Ban Thăm Dò-Trả Lời Thư Thính Giả. (Trước 30/4/1975, chúng tôi mua tin thế giới của các hang thông tấn AP, UPI, Reuters và AFP. Họ ráp đặt cho chúng tôi những máy viễn ấn tự tức teletype và gởi tin cho chúng tôi 24/24. Ngoài ra chúng tôi còn có nguồn tin từ Phòng Kiểm Thính của Đài, tin mua của Việt Tấn Xã và tin của phóng viên trung ương và các thông tín viên ở các tỉnh gởi về. Sở Thời Sự còn được trao cho trách nhiệm vạch chính sách tin tức và kiểm thính những chương trình thời sự và văn nghệ của từ 8 đến 10 đài phát thanh vùng và địa phương). Có thể nói đây là cơ quan đầu não trong ngành truyền thông VNCH vì truyền đi những tin tức cùng các chương trình phóng sự, ký sự được truyền đi trong một thời gian nhanh nhất. Kể từ ngày 15-4-1975, nhân viên các Sở, Ban ngành khác trong Đài đi làm việc đã bắt đầu thưa thớt do một số đang tìm đường để có một chỗ ngồi trên các chuyến bay của cơ quan DAO. Vị Tổng Giám Đốc của tôi thỉnh thoảng mới ghé qua. Nhìn tới nhìn lui trong đài vẫn chỉ còn các biên tập viên, phóng viên, xướng ngôn viên, producers và những nhân viên điều khiển máy phát thanh là đi làm đều. Họ bình thản một cách đáng ngạc nhiên, tuy đôi lúc họ cũng có bàn tán về chuyện mất còn của Miền Nam VN.



    Big Minh nhận chức vụ vào trưa ngày 28-4 với Phó Tổng Thống là Thương Nghị Sĩ Nguyễn Văn Huyền, giáo sư Vũ Văn Mẫu, cựu Khoa Trưởng Luật Khoa giữ chức vu. Thủ Tướng. Khoảng 2 giờ trưa ngày 28-4, Lý Quí Chung (Mới qua đời tại VN) điện thoại yêu cầu Hệ Thống Trưởng Hệ Thống Truyền Thanh sang họp tại văn phòng Tổng Cục Trưởng Truyền Thanh và Truyền Hình. Tôi điện thoại về nhà Thiếu Tá Thăng, không có ai bốc điện thoại. Buộc lòng tôi phải đại diện ông sang họp. Buổi họp kéo dài khoảng 15 phút. Chỉ thị duy nhất của ông vắn tắt có bấy nhiêu lời: “Tình hình nghiệm trọng, có nhiều phần trăm chúng ta phải đầu hàng, nhưng nhiệm vụ của truyền thanh và truyền hình là phải túc trực để nhận chỉ thị. Còn nước còn tát”. Sau đó ông Chung ra lệnh phải bỏ tất cả nhạc quân hành, những bản nhạc mà Viết Chung viết cho các đoàn cán bô. Xây Dựng Nông Thôn chúng tôi hay dùng làm nhạc nền, những bản nhạc của Cục Chính Huấn và thay vào đó bằng những nhạc phẩm nói về tình quê hương.



    Có thể nói tình thế tuyệt vọng được phản ảnh qua hiện tình của “Tiếng Nói nước VNCH, phát thanh từ thủ đô Saigon” vào lúc đó. Chúng tôi còn khá đủ biên tập viên, phóng viên, kiểm thính viên và kỹ thuật viên Teletype cần thiết để làm việc, nhưng các bộ phận yểm trợ không còn. Tôi cũng còn lại một vài nhân viên kỹ thuật viên lưu động trên đài Trung ương. Bộ phận quan trọng nhất về kỹ thuật và đài dự phòng tại Trung tâm phát tuyến Quán Tre ở Quang Trung. Nhưng các phóng viên tại hai mặt trận Long Khánh và Long An thì không còn phương tiện gởi bản tường trình nào nữa kể từ 5 giờ chiều ngày 28/4.



    Trước đó, Tổng Thống Dương Văn Minh đích thân gọi điện thoại vào Đài Phát Thanh. Vẫn giọng hiền lành và dùng chữ “qua” làm ngôi thứ nhất, ông cho biết đã cử tướng LVP làm Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội và yêu cầu tôi ghi một điện văn ngắn để loan báo trước khi văn thư chính thức đến đài được gởi tới Đài vào sáng hôm sau. Ghi xong, Big Minh hỏi tên và tuổi. “Em còn trẻ, sao không tìm cách đi đỉ”. Tôi trả lời vắn tắt: “Thưa Tổng Thống chẳng còn đường, tôi lại quen biết ít”. Ông lại hỏi tiếp: “Qua thấy tình hình không hy vọng gì. Cụ Huyền đang ở Tân Sơn Nhứt để thương lượng với họ (CS), mặt trận Long Khánh tan rồi, họ đưa xe tăng và hỏa tiễn vào sát Saigon. Em liệu giữ được tiếng nói quốc gia trong bao lâu nữa”. Tôi đáp: “Chừng nào tôi còn được bảo vệ, chừng đó làn sóng phát thanh vẫn còn duy trì được tiếng nói quốc gia, thưa Tổng Thống”.



    Khoảng 5 giờ 30, lực lượng cảnh sát dã chiến bảo vệ cổng ra vào phía góc Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phan Đình Phùng báo cho tôi biết có sự xuất hiện mấy xe phóng thanh. Họ dùng loa phóng thanh nói chõ vào Đài và tự xưng là lực lượng thứ ba yêu cầu chúng tôi “Về với nhân dân” và để cho họ tiếp thu đài làm phương tiện dàn xếp một giải pháp với “cách mạng”. Viên đại đội trưởng CSDC giữ an ninh cho Đài và bảo vệ chúng tôi lúc đó còn rất trẻ, cấp bậc đại úy, người Huế (Năm tháng dài dằng dặc đã làm tôi quên mất tên anh) rất cứng rắn. Anh đề nghị với tôi là cho vài đứa què để chúng tởn.



    Sau khi hội ý, chúng tôi đồng ý là dùng biện pháp mạnh. Viên Sĩ quan cảnh sát trẻ hành động ngay: đầu tiên anh bắc loa cảnh cáo, sau đó là lựu đạn cay và những tràng đại liên 30 bắn rạp những ngọn cây trên đầu đám biểu tình. Họ chạy tán loạn, bỏ lại mấy chiếc xe. Viên đại đội trưởng CSDC với loa phóng thanh cầm tay nhắc lại nhiều lần: lần tới mà làm như vậy sẽ có người chết. Được báo động đại đội nhảy dù án ngữ tại sân Hoa Lư chuẩn bị đối phó với tình hình tương tự.



    Nhưng rồi suốt đêm đó cho tới sáng 30/4, đám người biểu tình đó “tởn” thật. Tôi nghĩ họ cũng chẳng muốn chết ở giờ thứ 25.



    Buổi chiều 28 là buổi chiều có khá nhiều biến chuyển. Khoảng 6 giờ 30 chiều, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu yêu cầu chúng tôi có mặt tại Đài Truyền Hình THVN 9 ở ngã tư Hồng Thập Tự-Cường Để để thu hình và thu thanh lời yêu cầu của ông đòi chính phủ Hoa Kỳ rút hết lực lượng bảo vệ sứ quán Mỹ, các nhân viên và chuyên viên Hoa Kỳ ra khỏi VN trong vòng 24 giờ đồng hồ. Đó là lần cuối cùng tôi gặp Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu. Từ phòng thu hình ra, ông Mẫu không nói năng gì thêm ngoại trừ trả lời một câu hỏi của tôi về hiện tình. Ông nói thẳng: “Tình hình tuyệt vọng. Họ (Những nhà lãnh đạo trước) đã làm nát bấy đất nước trước khi quá muộn để phía bên kia thương lượng với chúng ta. Việc yêu cầu Mỹ rút hết những người Mỹ cuối cùng ra khỏi VN chỉ để thành phố này không thành biển máu vô ích mà thôi”.



    Tôi không nhớ hết những điểm giải thích của Thủ Tướng Mẫu nhưng những điểm chính trong lời lẽ của ông thì không thể nào quên được. Vì Đài Truyền Hình và Đài Phát Thanh chỉ cách nhau sân vận động Hoa Lư nên chúng tôi lội bộ về Đài. Gặp Vũ Thành An vào tăng cường, tôi giao cuốn băng ghi âm cho anh yêu cầu hoàn chỉnh với nhạc hiệu và cho phát thanh cứ 15 phút một lần. Sau khi tắm rửa xong, tôi ghé qua phòng tin tức. Đủ tám biên tập viên và chủ bút cho ca chiều. Ông H.C đưa tôi một bản tin của AP nói đến việc di chuyển của hàng không mẫu hạm chở trực thăng Midway ra khỏi Vịnh Thái Lan hướng về VN, tình hình đẫm máu tại Cambodia sau khi Khmer Đỏ chiếm được Phnom Penh, cái chết của Sirik Matak, những vụ hành quyết và đuổi dân Phnom Pênh ra khỏi thành phố. Ông HC là một chủ bút rất giỏi và nhạy bén với tình hình. Lúc tôi còn học lớp huấn luyện phóng viên vô tuyến truyền thanh, ông chính là một người thầy tận tụy chỉ dẫn cho chúng tôi cách viết một bản tin, cách chuyển một bản tin từ tiếng Anh qua Việt ngữ, cách phỏng vấn và làm sao khi dự một cuộc họp báo xong chỉ 10 phút sau có một bản tin ngắn. Ông cũng đã từng dẫn chúng tôi tham dự cuộc họp báo của tướng Nguyễn Khánh và làm một mẫu để chúng tôi thấy: vừa nghe vừa khởi sự viết bản tin ngay trong phòng họp báo. Ông nói: “Muốn được như vậy cần có kiến thức thời sự và nắm bắt được điểm chính trong những lời tuyên bố tràng giang đại hải của người chủ trì họp báo”.



    Khi tôi vừa xem xong bản tin AP, ông HC nói: “Chắc mất rồi bạn ơi. Nhưng thôi kệ mẹ nó. Hút một điếu thuốc lào không. Tao có trà nóng ngon lắm. Hồi chiều trước khi đi làm, vợ mới mua cho một ít bánh bía nhân hạt sen mới sang chứ”. Đối với ông, trà và bánh đậu xanh hay bánh bía của người Triều châu là loại sang vì ông rất nghèo, lúc nào tôi cũng thấy ông túng thiếu cả. Chắc quí vị không thể hiểu được là một số biên tập viên vào cỡ đàn anh chúng tôi tại Phòng Biên Tập Đài Phát Thanh không hút thuốc lá mà hút thuốc lào, bằng điếu bát và thuốc Cái Sắn. Những điếu thuốc lào đầu tiên trong đời tôi không phải bắt đầu từ trại cải tạo sau này mà bắt đầu từ việc gạ gẫm của ông HC khá lâu trước 30-4-1975.



    Xuống dưới CLB để ăn một tô mì gói và uống một ly cà phê, tôi gặp tài xế Đường. Ông nói ngay: “Tối nay không phải phiên trực của tôi, nhưng tôi vào đây ngộ nhỡ ban đêm ông cần dùng công xa”. Tôi hỏi Đường: “Ông Thăng đâu, ông mang xe vào đây lỡ cần lấy gì cho ông ấy đi”. Đường cười: “Có lẽ sếp lớn không cần dùng xe đâu. Hồi hôm ông ấy lái chiếc Fiat của riêng ông ấy và nói tôi mang xe vào đây cho ông. Tôi là người chạy xe bạt mạng nhưng được việc trong trường hợp khẩn cấp”. Tôi nghĩ bụng khẩn cấp vào giờ phút này chỉ có chạy thôi chứ còn làm gì được nữa. Trong câu lạc bộ đầy lính nhảy dù và cảnh sát dã chiến. Họ bình thản hút thuốc và đấu láo, không hề chú ý gì tới chiếc giây thòng lọng đang xiết dần vào cổ họ và chúng tôi. Trên tường từ chiếc Radio, phát ra một giọng ca rất ngọt của Trần Văn Trạch:



    “Chiều mưa biên giới Anh đi về đâu?

    Sao còn đứng mãi nơi giang đầu”



    Tôi không hiểu sao, lúc đó ca khúc này làm cho tôi chùng xuống và nghĩ bài hát hợp với hoàn cảnh của chúng tôi đến thế. Hai tài xế đồng thời là chủ nhân câu lạc bộ thấy tôi vội nói: “Không còn bàn, tôi bưng lên văn phòng cho ông. Bà xã mới nấu một nồi cháo gà. Sao giờ này ông còn ở đây?”. Tôi nói với ông là tôi đứng ở quầy ăn cũng được. Ông Hai hỏi: “Liệu còn hay mất”.



    Tự nhiên tôi sợ một lời xác định hay phủ định mà chính bản thân tôi cũng không biết rõ. Nhưng còn hay mất lúc này có là vấn đề gì nữa đâu. Chuyện quan trọng trước mặt là tất cả chúng tôi lính cũng như dân còn ở đây giữa khối người di chuyển, hốt hoảng tìm phương tiện ra đi như một đàn ong vỡ tổ. Chúng tôi cần được lãnh đạo. Tôi gần như bị tê dại giống như lần tôi tường thuật một vụ trực thăng vận tấn công vào mật khu Đồng Bò (Tuy Hòa) năm 1967. Năm đó, việc đổ quân vẫn còn phải dung loại trực thăng H-34. Trong đợt đổ quân đầu tiên, các phóng viên VN duy nhất chỉ có tôi và Bình (năm 1972 chết tại mặt trận An Lộc). Trước khi các trực thăng chở quân đến múc tiêu, các khẩu 12 ly 8 của địch đã bị các phi tuần AĐ6 làm câm họng, nhưng địch vẫn còn bắn ra bằng súng cá nhân.



    Chiếc trực thăng vừa hạ thấp cao độ và là là trên ngọn cây thì anh chàng xạ thủ của khẩu Đại Liên 30 trên cửa phi cơ nằm vật xuống, máu tuôn xối xả, đồng thời thấy khói luồn vào than tầu. Tôi gần như không còn biết gì nữa, trong vài giây tôi như bị tê liệt hoàn toàn và ngay sau giây phút nhận thức rằng mình cầm chắc cái chết vì trực thăng bị trúng đạn, tôi bỗng tĩnh trở lại cùng với Bình giúp kéo người xạ thủ đại liên 30 vào trong thân tầu. Nhưng chỉ một phút sau, chiếc H-34 đáp được xuống an toàn, tuy bị shock gẫy bánh đáp, chúng tôi chỉ bị thương nhẹ và được những người lính xuống trước lôi ra khỏi thân tầu. Những sự tê dại toàn thân trước cơn nguy khốn đó thỉnh thoảng trở lại trong suốt đêm 28, ngày 29/4 và sáng 30-4.



    Suốt đêm 28/4, tôi chỉ di chuyển giữa phòng tin tức và văn phòng tôi để nhận những bản tin mới nhất của các hãng thông tấn ngoại quốc, và dường như tôi chỉ thiếp đi nửa giờ. Lý Quí Chung chắc cũng không ngủ được nên ông ta liên tiếp gọi cho tôi. Ông còn than phiền là không tiếp xúc được cho Hệ Thống Trưởng của tôi lúc đó là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thăng, người thay thế Thiếu Tá Phạm Bá Cát từ chức và xin trở lại quân đội từ Tháng Giêng 1975. LTT, Trưởng Khối Thời Sự và Chương Trình là một phóng viên đồng khóa với tôi còn rất trẻ cũng đã tìm đường thoát thân. Sáng ngày 28/4, tài xế Hai ra khỏi đài để mua thực phẩm cho CLB đã nhận ra chiếc Toyota của chính phủ cấp cho anh vất ở trước tiệm phở Trần Cao Vân. Ở cấp chánh sự vụ, duy nhất chỉ còn có tôi, vài trưởng phòng và một số nhân viên. Ngày 27-4, tôi đã cho phép các nhân viên hành chánh trở về nhà lo gia đình ngoại trừ ông phát ngân viên, vì ông giữ chìa khóa Quĩ Xã Hội của Đài. Lúc đó, không ai còn trông chờ gì vào lương Tháng Tư Chúng tôi cần dùng tiền quĩ xã hội để chi phí cho những việc khẩn cấp.



    Các phóng viên thường xuyên có mặt trong Đài lúc bấy giờ là Lê Phú Bổn, Yến Tuyết, Trần Nhật Cự, Phạm Mạnh Đức và Phụ Tá Trưởng Khối Thời Sự Chương Trình Vũ Thành An. Các biên tập viên tin tức mỗi ca vẫn đầy đủ. Kỹ thuật viên, xướng ngôn viên, kiểm thính viên và nhân viên phòng viễn ấn tự vẫn cắt người đủ để cho bộ não của ngành thông tin tuyên truyền VNCH lúc đó không bị tê liệt. Hai ngày cuối cùng của chế độ, tất cả những chính sách tin tức và tuyên vận của VNCH gần hầu như tan hoang. Chúng tôi không biết bám víu vào đâu “Để được chỉ huy”. Chưa bao giờ trong cuộc đời làm việc, chúng tôi cần sự chỉ huy đến thế. Nhưng rồi cuối cùng chúng tôi đành chỉ huy lẫn nhau mà thôi. Tôi áp dụng phương án khẩn cấp: loại bỏ tất cả những tin nào có thể gây hoang mang trong dân chúng khiến họ đổ vào sứ quán Mỹ trên đường Thống Nhất và sân golf gần tổng y viện Cộng Hòa vì những vụ đạp lên nhau và những vụ người di tản cố gắng trèo lên tường sứ quán để tìm cách lọt vào trong bi. TQLC Hoa Kỳ đánh trọng thương đã xảy ra. Trong những ngày cuối cùng, phải nói rằng các hãng thông tấn AP, UPI. Reuters làm việc rất hữu hiệu. Những bản tin chính họ phát đi giúp chúng tôi nhận ra ngay chiều hướng của tình thế: kế hoạch dùng các trung đoàn TQLC bảo vệ hành lang Saigon Vũng Tầu để di tản những nhân viên cao cấp của chính phủ VNCH mà tính mệnh sẽ nguy hiểm nếu lọt vào tay CS không thể nào thực hiện được sau khi có lời tuyên bố của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đòi Hoa Thịnh Đốn rút toàn bộ nhân viên Mỹ ra khỏi VN.



    Một ngày sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, chúng tôi đã được ghi tên vào một danh sách di tản nhưng lại được nói trớ đi rằng “Danh sách để được tầu Singapore của chính phủ Lý Quang Diệu chở sang căn cứ Subic ở Phi Luật Tân”. Khoảng chín giờ tối 28, Chủ bút H.C đưa tôi bản phân tích của hãng thông tấn AP và nói: “Bọn Mỹ có thể sẽ phải áp dụng kế hoạch di tản khẩn cấp nhân viên Mỹ bằng trực thăng vào ngày mai ra tầu Midway lúc đó đậu cách Vũng Tầu có 40 hải lý và hai hàng không mẫu hạm và các khu trục hạm của Đệ Thất Hạm Đội cũng đang tiến sát Vũng Tầu”. Ông còn cho tôi xem một bản tin khác nói đến việc mất tuyến Long Khánh và Bộ Chỉ Huy của Tướng Lê Minh Đảo rút về tới Biên Hòa. Bản tin cũng còn nói Sư Đoàn 18 là sư đoàn duy nhất của VNCH còn chống trả khá mãnh liệt trên đường rút. Văn phòng trưởng của hãng thông tấn AP lúc đó là George Esper cũng gởi trên máy một bản tin rất dài về việc rút lui có trật tự của Liên Đoàn 81 Biệt Kích và các Sinh Viên Sĩ Quan các khóa cuối cùng của trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Ông hỏi tôi: “Loan chứ?”. Tôi nói: “Có gì mà không loan nhưng sẽ phải viết rất khéo, tránh gây xúc động cho gia đình những đơn vị nào chưa biết số phận chồng con họ ra sao”. Vị chủ bút đầy kinh nghiệm này cười và nói: “Được cậu khỏi lo, đó là nghề của tao”.



    Sở dĩ tôi nhắc lại chi tiết này để cho thấy rằng cho tới giờ phút hấp hối của chế đô. Đài Phát Thanh Saigon vẫn là tiếng nói VNCH, tuy có người bỏ chạy nhưng không phải là tất cả. Những người được giao phó làm công việc chuyên môn của mình vẫn làm việc với một thái độ bình tĩnh và sáng suốt, chứ không phải là đã tan hoang như Văn Tiến Dũng viết trong cuốn “Đại Thắng Mùa Xuân”, một cuốn sách viết hết sức cẩu thả và dựng đứng nhiều chi tiết.



    Khoảng 4 giờ sáng ngày 29/4 vừa mới chợp mắt một chút. Người thư ký trực với tôi, anh Bào báo cho biết có điện thoại của Tổng Thống Dương Văn Minh trong văn phòng Hệ Thống Trưởng, tôi chạy vào. Bên đầu dây bên kia tiếng Big Minh:

    – Qua là Minh đây. Trong Đài ai là người cao cấp nhất vào lúc này?

    – Thưa Tổng Thống, không có ai ngoại trừ tôi, một số phóng viên, biện tập viên và nhân viên kỹ thuật.

    – Qua hỏi để là hỏi thôi, giờ này họ bỏ đi hết rồi. Có tin tức gì mới liên quan đến Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ không trên những bản tin viễn ấn?



    Tôi đáp không, ngoại trừ một bản tin rất ngắn của hãng thông tấn UPI cho biết mọi liên lạc giữa Tòa Đại Sứ Mỹ và chính phủ Vũ Văn Mẫu bị cắt đứt. Hãng thông tấn AFP thì nói đến vai trò trung gian cuối cùng của Đại Sứ Pháp Merillon và cựu tướng Vanuxem để tránh cho Saigon một cuộc đổ máu. Cộng quân đã kéo hỏa tiễn SAM vào tới Tân Uyên và sẵn sang mở cuộc tấn công.



    Tôi đặt một vài câu hỏi liên quan đến khả năng tử thủ của những tướng lãnh dưới vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tổng Thống Minh chỉ nói: “Khả năng thì có đấy, nhưng giữ được trong bao lâu và sẽ chết bao nhiêu người”. Sau đó ông nhờ tôi chuyển lời cám ơn đến tất cả anh em trong Đài đã cố gắng làm việc với ông trong giờ phút nghiêm trọng này.



    Sáng 29/4, tôi vào phòng Hệ Thống Trưởng để tắm sau khi phòng vệ sinh cho nhân viên dưới lầu không có người bảo trì và quét dọn đã bị nghẹt. Nước lạnh làm giúp tôi tỉnh táo. Bước ra lan can, hút một điều thuốc lá. Cây hoa sứ ở phần tường ngăn tiếp giáp với đài cũ bị sập từ Tết Mậu Thân nở những bông đỏ chói cùng với những cơn mưa hè bắt đầu. Đối diện với tôi là phòng phát thanh. Kiểm soát viên phát thanh Hoài An cũng thò đầu ra cửa cười toe toét: “Ê sao không về thăm nhà, tôi thấy ông ở đây hoài”. “Còn ông, sao không về?”. Tôi hỏi lại ông. Hoài An là một nhạc sĩ, nhưng ông lại làm kiểm soát viên phát thanh của phòng sản xuất và là một trong những thành viên cựu trào của hệ thống Truyền thanh Quốc gia. Hoài An hỏi:

    – Ê, ngoài cái tớ biết rồi, còn tin gì cậu biết mà tớ đếch biết không. Nghe nói bọn nó pháo kích vào Tân Sơn Nhất dữ lắm, mẹ kiếp, coi chừng đây cũng lãnh quả. Ê này, sang đây tôi nói cho cậu cái này hay lắm.



    Tôi xuống lầu để sang phòng phát thanh dù thừa biết cái hay lắm của Hoài An chỉ là chuyện bói toán, tử vị Hoài An rất thích tử vi. Tuấn “râu” tức xướng ngôn viên Anh Tuấn xách túi “hồ lô” đựng quần áo ngủ trực đêm gặp tôi ở giữa cầu thang dẫn lên phòng phát thanh. Ông nói: “Tôi về xem nhà có gì không, rồi quay lại với cậu”.Tôi bắt tay ông rất chặt. Anh Tuấn là một kịch sĩ chuyên đóng những vai “độc”. Nếu ông thủ vai một tên đểu giả thì có thể khiến khán giả ở dưới ném cà chua vào ông. Tuy nhiên, cuộc sống ngoài sân khấu là một cuộc sống nghiêm túc và một xướng ngôn viên đóng góp khá nhiều vào việc hướng dẫn những xướng ngôn viên lớp sau, tuy rằng đôi khi cách nói năng của ông rất khinh bạc. Trên phòng phát thanh, có mặt đủ cả: chi. Ngọc Sương, nữ xướng ngôn viên đàn chị từ trước khi tôi mới thi đậu vào khóa phóng viên và đang trong thời gian huấn luyện năm 1964, các chi. Minh Tần, Song Hạnh (Cũng là một diễn viên kịch truyền thanh), nam xướng ngôn viên Hồng Phúc (Một kịch sĩ và diễn viên kịch truyền thanh) và Dạ Lan. Họ đùa giỡn như thường ngày và chuẩn bị thay ca vào 8 giờ sáng. Là những xướng ngôn viên, họ thừa biết tình hình nghiêm trọng như thế nào qua những bản tin mà họ phải đọc, nhưng dường như không ai tìm cách lo toan một chỗ ngồi trên những chuyến bay C-141 cất cánh từ Tân Sơn Nhất. Tại sao vậy? Cho đến mãi sau này tôi vẫn chưa có dịp hỏi họ xem điều gì đã khiến họ bình thản trước những sự đổi thay chính trị và quân sự mạnh mẽ đến như thế, hay họ coi biến cố chính trị nào thì cũng giống những cuộc đảo chánh mà mình đã trải qua. Trong thời gian huấn luyện và làm phóng viên tập sự năm 1964, tôi cũng đã từng chứng kiến cuộc đảo chánh do tướng Lâm Văn Phát và Dương Văn Đức cùng một số Tướng lãnh khác. Một số Sĩ quan đánh chiếm đài phát thanh Quốc gia hùng hổ, súng lục cầm tay lên đạn nghe răng rắc, la hét lùa tất cả các nhân viên nhốt vào phòng tin tức. Nhiều nhân viên bị tát tai oan uổng, đến khi lực lượng Nhảy Dù đến giải tỏa, những sĩ quan binh lính thuộc phe đảo chánh bị còng tay đưa lên xe bít bùng trước mặt những người mới vài giờ trước bị họ đánh đập, mặt ông nào cũng cúi gầm. May cho tuổi trẻ của chúng tôi, cảnh chán chường này không còn được lập lại sau cuộc đảo chánh ngắn ngủi đó nữa.



    Vào những giờ phút cuối cùng của VNCH, tôi thường tự hỏi: không biết có phải những chính biến ấy có phải đã góp gió thành bão biến cố Tháng Tư này không?



    Trong suốt buổi sáng 29/4, kho dự trữ của USAID tại Newport bị dân hôi của tràn vào phá vỡ. Họ chở hàng xe vận tải, thịt hộp, sữa bột, các loại thực phẩm khô và thuốc lá, máy truyền hình, radio, máy cassette đem bán dọc theo đường Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khoảng 10 giờ, tôi nhận được lệnh của Bộ Trưởng Thông Tin Lý Quí Chung là sắp xếp để giảm nhân số trong đài, chỉ giữ lại một số rất ít nhân viên thật cần thiết thôi. Khoảng 11 giờ, một phóng viên chót của Đài phải rút chạy theo sư đoàn 18 về đến Đài. Anh cho biết rằng Bộ Chỉ Huy của Sư Đoàn này đã về đến nhà máy xi măng Hà Tiên và đang củng cố các tuyến phòng thủ mới (Hải trước là quản đốc Đài Ban Mê Thuột. Sau khi Ban Mê Thuột mất, tưởng anh đã bi. VC bắt làm tù binh, nhưng thực ra anh trốn được theo dân di tản. Tháng Ba, Hải đã về trình diện và tôi tạm sắp xếp cho anh công việc của một phóng viên. Trung tuần tháng Tư, Hải xin vào mặt trận Long Khánh của Sư Đoàn 18 cùng với một số phóng viên khác).



    Khoảng 2 giờ trưa 29/4, văn phòng Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu điện thoại cho biết Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến dịch di tản những TQLC và nhân viên cuối cùng của Mỹ ra khỏi VN và yêu cầu tôi phối kiểm trên các bản tin viễn ấn. Vừa buông điện thoại, quay ra ngoài hành lang để xuống phòng viễn ấn tự thì trên không phận Saigon bốn chiếc Phantom F-4, loại chiến đấu cơ tối tân nhất của Hải Quân Hoa Kỳ đã gầm thét và bay khá thấp với tốc độc nhanh. Một vài chiếc còn vượt bức tường âm thanh gây ra những tiếng nổ lớn làm rung chuyển cửa kính trong các phòng của Đài. Rồi các trực thăng CH-53, Chinook, UH-1B


    xuất hiện như những con chuồn chuồn khổng lồ. Đầu tiên họ hạ thấp cao độ từ phía cầu xa lộ và đài phát thanh Saigon để đậu xuống sân trực thăng trên nóc Sứ Quán Hoa Kỳ. Nhưng không hiểu sao đó, họ đổi hướng hạ thấp cao độ từ phía Dinh Độc Lập để vào Sứ Quán và từ từ nâng cao độ ngay ở trên mái nhà của Đài Phát Thanh Saigon.



    Tôi gọi điện thoại cho ông Chung để báo là các bản tin của bốn hãng thông tấn mà Đài mua đã xác nhận cuộc di tản bắt đầu. Ông ra lệnh cho tôi là bỏ tất cả những hiệu triệu nào “có tính chất súng đạn” đi, kể cả lời kêu gọi của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, phát nhạc “hòa bình” và làm những tin liên quan đến việc di tản. Bộ Trưởng Thông Tin Lý Quí Chung còn yêu cầu Đài Phát Thanh Saigon viết một bản phân tích “hàm ý cho thấy Mỹ đã bỏ rơi VNCH, khuyến cáo dân chúng không nên hoảng loạn, chính phủ sẽ dàn xếp để Saigon tránh khỏi biển máu”. Đây là một bản phân tích khó khăn nhất trong lịch sử của Đài Phát Thanh Quốc Gia dựa trên lời hiệu triệu của Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền, người đã đại diện cho Tổng Thống Dương Văn Minh chống gậy vào căn cứ David để thương lượng với trưởng đoàn CS trong Ban Liên Hợp Quân Sự 2 bên lúc đó là Hoàng Anh Tuấn từ chiều 28/4 (Tôi sẽ đề cập đến chi tiết này trong bài viết khác vì tôi là người tiếp chuyện cu. Huyền khi cụ đến Đài đọc bản hiệu triệu trấn an dân chúng). Khó khăn vì chưa ai viết phân tích mà chỉ để trấn an chứ không đưa ra được một luận điểm nào khác.



    Khoảng 5 giờ chiều ngày 29/4, nhân viên Phủ Tổng Thống đưa đến Đài bản thông cáo của văn phòng Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi quân đội cảnh sát bình tĩnh và tuyệt đối tránh những hành động nổ súng vào máy bay của đồng minh, nhất là tránh những hành động có thể gây hiểu lầm hay gây thiệt hại cho dân chúng trong cơn hoảng loạn. Khoảng 7 giờ tối dường như các chuyến trực thăng di tản được tăng cường. Xuống phòng Tin Tức, tôi yêu cầu Chủ Bút ca đêm (Bắt đầu từ 8 giờ tối) chỉ nên để lại chủ bút và hai biên tập viên. Nhưng họ cứ bịn rịn mãi cho tới giờ giới nghiêm không về nhà được và đến 8 giờ sang hôm sau mới dần dần ra khỏi Đài. Sau đó, có vài người lại quay trở lại với tôi.



    Quá mệt mỏi, nên tôi ăn qua loa chút đỉnh ở dưới CLB rồi lên phòng dọn dẹp những hình cảnh cá nhân cho vào một cái túi. Tôi đứng ngắm bức hình chụp đứng cùng với tướng Vũ Văn Giai tại một đồi cát thuộc quận Hải Lăng, Quảng Trị vào năm 1969. Tôi không còn nhớ một sĩ quan nào đó trong Phòng Tâm Lý Chiến của Sư Đoàn 3 chụp và phóng lớn tặng tôi vào kịp kỷ niệm ngày thành lập sư đoàn. Gần 36 năm qua rồi, ký ức đã mờ phai nhiều chuyện, nhưng tôi vẫn nhớ đến giây phút cuối cùng của tôi tại phòng làm việc mang đầy kỷ niệm ấy. Tôi thích bức hình, và ngắm nó mãi bởi vì chiếc nón sắt mà tôi đội bị thủng một lỗ ngang thái dương, chiếc quần trận bị rách toạc ngay đầu gối chân trái. Chiếc nón sắt ấy là của một người lính đã tử trận, văng ra trên bờ một giao thong hào ở Đông Hà. Mưa nắng đã làm chiếc nón hơi bị sét. Đầu năm ấy, khi di chuyển cùng với một đơn vị của Sư Đoàn 3 trong cuộc hành quân ở Đông Hà, tôi đã nhặt được chiếc nón sắt ấy và dùng nó cho đến năm 1972 là năm mà tôi đã không còn rong ruổi để tường thuật từ mặt trận nữa. Hình chụp đẹp và đầy tính nghệ thuật. Tháo bức hình ra khỏi khung và cuốn lại, tôi tính sẽ nhờ tài xế Đường đưa về nhà sang hôm sau, rồi góp mấy bản thảo các scripts phóng sự chiến trường mà tôi thích nhất, các bức hình tôi chụp tại San Clemente và Hoa Thịnh Đốn cùng với các phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến và Lê Thái Tuế trong chuyến tháp tùng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đi xin viện trợ lần cuối cùng Tháng Tư năm 1973… cho tất cả vào trong một chiếc ba lô mà tôi đã mang theo đi các mặt trận suốt 5 năm. Sau đó, ngả lưng trên chiếc ghế bố trong góc phòng làm việc, tôi chìm dần vào giấc ngủ dù tiếng động cơ trực thăng vẫn ầm ầm suốt đêm trên đầu.



    Người thư ký trực đánh thức tôi dậy vào quãng 7 giờ sáng. Ánh ban mai lọt qua khung cửa mở rộng khiến cho căn phòng tràn ngập bình minh. Tôi hỏi: “Có chuyện gì không?”.



    Anh đáp: “Êm ả quá, chúng ngưng pháo kích Tân Sơn Nhất rồi, không biết có chuyện gì đây. Ông xuống căng tin uống cà phê cho tỉnh. Phóng viên Lê Phú Bổn chờ ông dưới đó”. Bổn vừa gặp tôi đã nói: “Tiêu rồi anh, bọn nó về tới Hóc Môn và Phú Lâm”. Tôi hỏi: “Cậu lấy tin ở đâu?”. Bổn đáp “Ngoài phố họ đang nhao lên. Trên đường từ nhà tới đây, em thấy dân chúng ở ngoại ô bắt đầu tản cư vào Saigon. Bây giờ tính sao?”



    Tôi giở “bựa”: “Tính mẹ gì nữa. Ngồi chờ cho nó siết cổ thôi”. Bổn lại hỏi: “Họ chạy hết sao anh còn ở đây?”. Tôi nói: “Vì những người còn ở lại đây, thế thôi”.



    Cuộc di tản của Mỹ chấm dứt vào lúc tôi đang ngủ. Vũ Thành An bước vào CLB đã vội loan báo: “Xong hồ sơ rồi ông ơi”. An không hút thuốc lá, nhưng hôm ấy anh phì phèo điếu thuốc. Tôi nói đùa với anh: “Chẳng qua cũng là bài không tên cuối cùng thôi”.



    Chúng tôi uống cà phê, ăn mì gói, hút thuốc đến khoảng 9 giờ 30 (Sáng 30-4) vừa định vào phòng tin tức thì thư ký trực hốt hoảng chạy từ trên lầu xuống: “Ông ơi, văn phòng Tổng Thống điện thoại xin cử người sang thâu băng hiệu triệu”.



    Vừa lúc ấy nữ phóng viên Yến Tuyết vào đài. Cô đòi đi theo kỹ thuật viên sang thu thanh nhưng tôi không cho. Tôi chỉ định Lê Phú Bổn và một kỹ thuật viên là anh Hồ Ổn sang Phủ Thủ Tướng, số 7 đường Thống Nhất, Tổng Thống Dương Văn Minh và Nội Các chờ họ ở đó.



    Bổn thu thanh và mang vào Đài vài phút trước 10 giờ sáng và chuyển lệnh của Tổng Thống: “Đầu hàng rồi. Anh cho phát ngay, không cần hoàn chỉnh”. Tôi đưa cuốn băng cho Vũ Thành An. Nội dung cuốn băng chỉ dài chưa đầy 5 phút, trong đó Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi quân nhân, cảnh sát và các lực lượng bán quân sự “giữ vị trí, buông súng để bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”. Bản hiệu triệu này do chính Tổng Thống Dương Văn Minh đọc theo một Script do chính ông viết trên một mảnh giấy nhỏ.



    Nhưng cuốn băng chỉ phát được một lần vào lúc 10 giờ 15 phút sáng 30-4-1975. Lê Phú Bổn vừa ra khỏi đài thì Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, vi. Tổng Tham Mưu Trưởng thứ ba trong vòng hơn 1 ngày rưỡi từ phu? Thủ Tướng sang Đài Phát Thanh sau khi đã ghé qua Đài Truyền Hình. Tôi đón ông ở cổng. Tướng Hạnh nói ông sang tiếp nhận Đài để trao cho phía “cách mạng”. Còn đang nói chuyện với tướng Hạnh thì một đoàn xe trờ tới. Khi chiếc Mercedes đen ngừng lại ở cổng ngoài, tôi thấy một người mặc quân phục tác chiến mầu cỏ úa của bộ đội CS, súng lục cầm trong tay, tiếp theo là Tổng Thống Dương Văn Minh, và một người khác cũng mặc quân phục mầu cỏ úa, cũng súng lục cầm tay. Tổng Thống Dương Văn Minh đi giữa hai người này, phía sau có nhiều cán binh mang AK-47. Rồi đến những chiếc xe jeep lùn khác của quân đội VNCH cũng đến đậu trước Đài phát thanh.Từ trên xe bước xuống là một đám thanh niên, thiếu nữ, trang phục dân sự nhưng trên tay phải của mỗi người đều có đeo băng đỏ. Tôi nhận ra ngay Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Thị Quế Hương, Nguyễn Hữu Thái, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, và Hà Huy Đỉnh thì cầm chiếc máy quay phim, ký gia? Mỹ Don Luce, một phóng viên đeo thẻ của Đài BBC và một người của hãng thông tấn AP, dường như là George Asper (lâu quá, không chắc chắn lắm), và hai thu hình viên của phía CS. Ông Hạnh yêu cầu tôi lên phòng phát thanh trước (Họ vẫn sợ có thể bị phục kích?)



    Lên tới phòng phát thanh, Tướng Hạnh yêu cầu mở cửa phòng vi âm lúc đó đang đóng vì không phải là giờ đọc tin. Viên sĩ quan đi bên cạnh Tổng Thống Dương Văn Minh lớn tiếng yêu cầu mọi người bình tĩnh, không được kháng cự vì kháng cự cũng vô ích.


    Ông ta nói: “Tổng Thống của các ông đã bị bắt”, và quay lại đẩy Big Minh vào phòng vi âm và nói: “Các anh thua rồi, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chứ còn gì nữa mà bàn giao”. Cuốn băng thứ hai mà dân chúng miền Nam được nghe từ 11 giờ ngày 30/4/1975 trở đi chỉ khác cuốn băng đâu tiên ở điểm “đầu hàng vô điều kiện” thay vì “bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”.



    Sau đó tôi hỏi tướng Hạnh: “Tôi có thể ra khỏi đài được chứ?”. Ông Hạnh nói: “Anh hãy về nhà ngồi đợi lệnh của Ủy Ban Quân Quản”. Tôi bước xuống cầu thang thì phóng viên Yến Tuyết từ phòng làm việc chạy ra. Vừa ra đến cổng thì thấy xe của Thiếu Tá Nguyễn Văn Thăng do tài xế Đường lái chạy vào. Trên xe có cả vợ ông Thăng, chắc họ không kiếm được chỗ đi. Ông Thăng còn mặc bộ đồ bốn túi bằng vải ka-khi vàng. Tôi nói: “Họ đầy ra ở trên đó, Thiếu tá còn vào đây làm gì, quay xe ra ngay đi”. Đường thấy vậy mở cửa xe và đẩy vội tôi và Yến Tuyết lên, vọt nhanh ra khỏi cổng.



    Ra đến đường Hồng Thập Tự, Đường quay lại hỏi: “Đi đâu ông?”. Tôi lắc đầu và không nói gì nữa, vì “phim” đã cháy thực sự.





    Vũ Ánh – Viết để tưởng niệm 30-4-1975

    https://hon-viet.co.uk/VuAnh_GiayPhutHa ... ongHoa.htm

Trung Quốc cắm cờ chủ quyền tại Trường Sa giữa lúc Việt Nam ăn mừng chiến thắng

Đã gửi: Chủ nhật 27/04/25 19:21
bởi Hoàng Vân
  •           




    Trung Quốc
    cắm cờ chủ quyền tại Trường Sa
              
    giữa lúc Việt Nam
    ăn mừng chiến thắng

    _______________________________
    BBC






    Hải cảnh Trung Quốc vừa cắm cờ chủ quyền tại một bãi cạn ở Trường Sa. Động thái này diễn ra trùng với khoảng thời gian ông Tập Cận Bình đi thăm Hà Nội và Việt Nam đang tập trung cho các hoạt động kỷ niệm 30/4.

    Tân Hoa Xã và một loạt trang mạng tiếng Trung Quốc hôm nay 25/4 đã đăng tải hình ảnh Hải cảnh Trung Quốc đổ bộ lên một bãi cạn tại cụm Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, khu vực mà Việt Nam gọi là huyện đảo Trường Sa.

    Trước đó một ngày, Hoàn cầu Thời báo cũng đăng bộ ảnh tương tự.

    Nơi Trung Quốc đổ bộ có tên tiếng Anh là Sandy Cay và tên tiếng Trung là Thiết Tuyến. Việt Nam gọi đây là đá Hoài Ân.

    Hải cảnh là lực lượng an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và thực thi pháp luật trên biển của Trung Quốc, tương đương Cảnh sát biển của Việt Nam.

    Bản tin của Tân Hoa Xã dẫn lại video của chương trình quân sự Đài truyền Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho thấy bốn nhân viên Hải cảnh mặc đồng phục đen đang căng một lá cờ đỏ 5 ngôi sao của Trung Quốc. Nơi họ đứng là một bãi cát rộng nhô lên giữa một vùng biển xanh ngắt dưới ánh nắng rực rỡ. Xa xa có những ngọn sóng bạc đầu khi va vào rạn đá san hô bao quanh bãi cát.

    Ở một vài hình chụp khác, có thể thấy năm nhân viên Hải cảnh đang khảo sát bãi cát này.

    Bài viết trên Tân Hoa Xã có nhan đề: Hình ảnh độc quyền: Hải cảnh Trung Quốc đổ bộ lên đá Thiết Tuyến và giương cao lá cờ đỏ năm sao để tuyên bố chủ quyền.

    Thời điểm của cuộc đổ bộ được Tân Hoa Xã cho biết là “vào giữa tháng Tư”, trong một chuyến “kiểm soát hàng hải và thực hiện quyền tài phán đối với vùng chủ quyền”.

    Một phần nhiệm vụ của chuyến đi là “quay phim để thu thập bằng chứng về các hoạt động phi pháp của Philippines”.

    Nói thêm, đảo Thị Tứ là một trong những thực thể nổi tự nhiên (không kể các đảo được bồi đắp nhân tạo) có diện tích lớn nhất Trường Sa. Philippines kiểm soát Thị Tứ, nhưng một số bãi cạn trong cụm đảo này chưa có lực lượng thường trực của nước nào. Do đó, hành động “tuyên bố chủ quyền” có thể hiểu là Trung Quốc có thể đang hướng tới việc thiết lập sự đồn trú thường xuyên tại đây.


    Còn hành động nào nữa?

    Trong ngày 25/4, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc đã công bố Báo cáo về hệ sinh thái Thiết Tuyến Tiêu và Ngưu Ách Tiêu.

    Thiết Tuyến Tiêu là tên Trung Quốc chỉ rạn san hô có tên tiếng Việt là đá Hoài Ân thuộc cụm Thị Tứ.

    Ngưu Ách Tiêu là tên Trung Quốc đặt cho rạn san hô mà phía Việt Nam gọi là đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn.

    Đá Ba Đầu là nơi Trung Quốc thường tập trung tàu bè trong những năm gần đây, có thời điểm (tháng 3/2021), Trung Quốc đưa tới đây gần 200 tàu cùng lúc, ở lại trong nhiều ngày.

    Đá Hoài Ân và đá Ba Đầu là hai thực tể tại quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Các bên tranh chấp toàn bộ hoặc một phần Trường Sa còn có Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

    Báo cáo của Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc, dựa trên vệ tinh viễn thám và khảo sát thực địa, cho biết bốn bãi cát trên các rạn san hô “Thiết Tuyến” và “Ngưu Ách” đều được hình thành tự nhiên, nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều lên. Ở mức thủy triều trung bình, các bãi cát này cao hơn mặt nước chừng 1,1 đến 1,47 mét.

    Việc Trung Quốc tuyên bố các thực thể nổi lên trên mặt nước một cách tự nhiên khi thủy triều lên cao là một trong những bước nhằm tuyên bố chủ quyền. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), các thực thể tự nhiên cao hơn mặt nước khi thủy triều cao được coi là đảo hoặc đá, có thể tuyên bố chủ quyền nếu không đang thuộc chủ quyền của nước khác.

    Trái lại, các thực thể nửa nổi nửa chìm (low-tide elevations – LTE) không thể là cơ sở để tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hay vùng biển riêng nếu chúng nằm ngoài lãnh hải của một quốc gia ven biển. LTE là các thực thể hình thành tự nhiên, chỉ nổi lên mặt nước khi thủy triều thấp.




    ‘Năm giao lưu nhân văn’

    Theo các nguồn tin chính thức nói trên, Hải cảnh Trung Quốc thực hiện hành vi giương cờ tuyên bố chủ quyền tại đá Hoài Ân vào “giữa tháng Tư”.

    Đây cũng là khoảng thời gian Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam (ngày 14 và 15/4).

    Xung quanh chuyến thăm của họ Tập, hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức rầm rộ các hoạt động giao lưu giữa quân đội, thanh niên và nhân dân.

    Biên đội tàu hộ vệ 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung thuộc Lữ đoàn 162 (Vùng 4 Hải quân) cũng có chuyển thăm Trung Quốc và tham gia tuần tra liên hợp trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ lần thứ 38 trong khoảng thời gian này. Hải quân Trung Quốc cử các tàu hộ vệ số hiệu 628 và 630 tham gia sự kiện.

    Những sự kiện nói trên diễn ra trong “Năm giao lưu nhân văn”, kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (1950 – 2025) được miêu tả là nhằm thúc tình hữu nghị, hợp tác, làm sâu sắc thêm mối quan hệ “Cộng đồng chia sẻ tương lai”.

    Trong tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, hai bên đã “nhất trí kiểm soát và giải quyết thỏa đáng bất đồng, giữ gìn đại cục hữu nghị Việt – Trung”.

    “Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, tích cực tìm kiếm các giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, phù hợp với ‘Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc’, luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, cùng duy trì ổn định trên biển,” thông cáo chung viết.




    Mừng chiến thắng

    Trong những ngày này, Việt Nam đang rầm rộ chuẩn bị cho ngày 30/4, ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam mà tên gọi chính thức tại Việt Nam là “Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước”.

    Vào hôm nay, cùng ngày với việc Tân Hoa Xã đăng tin Hải cảnh đổ bộ “Thiết Tuyến Tiêu” căng cờ “tuyên bố chủ quyền”, một máy bay quân sự Xian Y-20 chở 118 quân nhân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất để tham gia diễu binh trong dịp lễ 30/4.

    Sự tham gia diễu binh của quân đội Trung Quốc được thực hiện theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam – Đại tướng Phan Văn Giang.

    Việt Nam luôn khẳng định “không quên ơn Trung Quốc”, nhà bảo trợ chính của Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam.

    “Chúng tôi vui mừng với sự tham dự của quân đội Lào, Campuchia, Trung Quốc trong lễ diễu binh diễu hành, thể hiện tình hữu nghị hợp tác ngày càng bền chặt giữa Việt Nam và các nước”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói hôm 24/4.

    Dù là đồng minh ý thức hệ cộng sản, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xảy ra chiến tranh đẫm máu và nhiều cuộc đụng độ chết người ở biên giới trên bộ và biển đảo trong vòng 50 năm trở lại đây.

    Hiện hai nước còn nhiều tranh chấp chưa được giải quyết, đặc biệt là vấn đề liên quan tới Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Trong quá khứ, Trung Quốc từng thực hiện hành vi tiến chiếm biển đảo trong thời điểm Việt Nam đang “có chuyện”. Chẳng hạn, vào giữa tháng 3/1988, khi miền Bắc Việt Nam đang thiếu đói và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng vừa qua đời, đang tổ chức tang lễ thì Trung Quốc tiến chiếm bãi đá Gạc Ma, nổ súng tấn công vào lực lượng Việt Nam khiến 64 quân nhân tử trận.




    Nguồn: BBC Tiếng Việt
    https://vietluan.com.au/129695/trung-qu ... ien-thang/