Trang 11/11

Quốc Hận là Quốc Hận

Đã gửi: Thứ tư 08/05/24 18:01
bởi Hoàng Vân





Quốc Hận là Quốc Hận
Tha Nhân






QUỐC hận chỉ là quốc hận thôi

Kiếm đâu ra chữ nói thay lời:

HẬN vì Đất Nước không còn nữa

HẬN bởi nhân dân mất cả rồi.

HẬN lũ bạo tàn dâng hiến giặc

HẬN phường ác độc giết dân tôi

HẬN này phải trả bằng xương máu

QUỐC hận mãi là quốc hận thôi





Camthành tháng Tư Đen
Tha Nhân

https://hon-viet.co.uk/ThaNhan_thoQuocHanLaQuocHan.htm

Là người Việt Nam hãy ghi nhớ, ngày Quốc Hận 30 tháng Tư

Đã gửi: Thứ tư 08/05/24 18:05
bởi Hoàng Vân





  • Là người Việt Nam
    hãy ghi nhớ, ngày Quốc Hận 30 tháng Tư

    Lão Ngoan Đồng








    Nước đã mất, nhà đã tan , gia đình ly tán ! Ý nghĩ nầy in sâu vào trong trí não của những người đang lênh đênh trên biển cả, trong những chiếc thuyền nhỏ bé mong manh, phú thác mạng sống của mình cho vận mệnh rũi may , những mong thoát khỏi ngục tù của những người cộng sản từ miền bắc, đang xây cất trên toàn cõi quê hương yêu dấu.

              

    Người dân trốn chạy quân Bắc Cộng

              

    Trên đường trốn chạy, lìa bỏ quê cha đất tổ, đã có hàng trăm ngàn người vùi thây trong biển cả, trong bụng cá, trong bàn tay sát nhân của bọn hải tặc khát máu. Cũng có những người vượt thoát bằng đường bộ, xuyên qua ngã Cambochia, Lào, và cũng không ít người đã chết đói vì lạc đường, hoặc bị giết bởi bọn Miên cộng, Lào cộng. Số còn lại, hơn 2 triệu người đã đến được bến bờ tự do với hai bàn tay trắng, và có rất nhiều người bỏ lại sau lưng những người thân yêu trong gia đình, dòng họ. Hầu hết những thuyền nhân đó đã nói với các phái đoàn tiếp nhận định cư của các nước: “Thà chết trên biển cả còn hơn sống trong chế độ của Việt cộng( tạm dịch: Rather die on the high sea than live under the Vietnamese communist regime). Điều đó đã nói lên cái ý chí liều chết để đi tìm TỰ DO.


    Thãm cảnh đó đã làm cho thế giới bàng hoàng, xúc động. Họ đã gọi những ngưòi trốn chạy khỏi quê hường nầy bằng một biệt danh ,mà trong lịch sữ loài người chưa từng có :“BOAT PEOPLE”(Thuyền Nhân).


    Thảm cảnh đó khởi đầu vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà bọn cộng sản Việt Nam, từ miền Bắc, đã bất chấp hiệp định Paris 1973, với sự trợ gíúp của khối cộng sản quốc tế, đã tấn công và cưỡng chiếm miền Nam, nước Việt Nam Cộng Hòa, với sự hững-hờ của thế giới không cộng sản.


    Cái hận đã mất nước và cái hận đã bị đồng minh phản bội, đưa đến cảnh nước mất nhà tan, gia đình phân cách, chia ly, đã tạo nên sự thống hận trong lòng người dân Việt kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975.


    Từ đấy, chúng ta, những người Việt hải ngoại và kể cả đồng bào quốc nội, gọi ngày 30 tháng tư hàng năm là NGÀY QUỐC HẬN.



    Không có từ ngữ nào để diễn tả ngày đó chính xác hơn từ ngữ Ngày Quốc Hận. Nó diễn tả không những đúng về mặt hiện thực mà còn đúng về mặt tâm linh. Ngày đó , đời sống của những con người Việt Nam trên toàn quốc đã bị thay đổi một cách toàn diện, từ tốt đẹp biến thành cùng khổ ; từ tương lai trong sáng trở thành tăm tối, không có ngày mai. Trong lòng mỗi người đều bị đè nặng bởi nỗi niềm u uất , căm phẩn vì đang bị một lũ người vong bản, tay sai của ngoại bang, dốt nát, tàn ác cai trị bằng chánh sách vô nhân nhứt trần gian. Đời sống của người Việt Nam không hơn không kém gì với đời của một con vật : ngoan ngoản thì được cho ăn, bằng không thì bị bỏ đói cho đến ngày tàn tạ.


    Trong lòng mỗi con dân Việt, ai mà không nhớ đến ngày 30 tháng Tư, ngày đổi đời đó ?


    Tuy nhiên, mỗi người nhớ đến nó một cách khác nhau.


    Cái nhớ sâu sắc nhất, không bao giờ quên là tuổi thanh niên đã bị hủy hoại trong các nhà tù gọi là trại "cải tạo". Những rường cột của Quốc Gia đã bi kềm hãm trong ngục tù khổ sai, ăn không đủ no, bệnh không thuốc chữa. Bọn người ác độc lợi dụng sức người hom hem yếu đuối đó, bắt họ đi làm mướn, làm thuê, làm những việc khổ sai, chúng lấy tiền bỏ vào những cái túi tham không đáy. Những người tù "cải tạo" đó, bị hành hạ không những trên thể xác, mà cả tinh thần của họ cũng bị dày vò cả ngày lẫn đêm, bằng những lời chửi bới ,hăm dọa, kể cả những đòn thù bằng đánh đập, biệt giam trong những thùng sắt ngột ngạt, nóng bỏng khi nắng lên, không cho nước uống, và còn nhiều trường hợp đem người chống đối bọn chúng ra xử bắn tại nơi đông người. Những hành động nầy, bọn cai tù tàn ác, gọi là những "bài học chính trị do Bác và Đảng chủ trương" đối với những người sa cơ, thất thế.


    Những người tù khốn khổ đó là ai ?


    Họ là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã xả thân mình để bảo vệ phần đất miền Nam củaTổ Quốc, giữ gìn an ninh cho ngưòi dân miền Nam được sống một đời sống thanh bình, an cư lạc nghiệp.


    Họ là những công chức phục vụ cho chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa, để xây dựng một quốc gia hùng mạnh phú cường, có phần trội hơn so với các nước lân bang như Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Thái Lan, Đại Hàn, Đài Loan...


    Họ là những nhà tư bản đã góp công xây dựng nền kinh tế phồn thịnh cho nước Việt Nam Cộng Hoà.


    Họ là những người trong ngành giáo dục, đã tận tụy và miệt mài với trách nhiệm mở mang trí óc cho những thanh thiếu niên, mong xây dựng nên một thế hệ kế tiếp, văn minh, thông thái hữu dụng cho quốc gia.


    Những người tù khốn khổ nầy đã bị buộc tội là đã phục vụ cho chánh quyền trước, đã gíup đỡ cho “Ngụy Quân, Ngụy Quyền chống phá lại cách mạng của nhân dân" (sic).


    Ngoài những người đã bị bắt đi làm “tù cải tạo”, những người dân thường sống tại các đô thị cũng bị đày đọa không kém. Họ đã bị ép buộc đi đến những nơi hoang dã, thâm sơn cùng cốc, mà bọn cầm quyền ác ôn là "nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" (hiện giờ là "cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"), gọi là “vùng kinh tế mới”. Nơi đây chỉ với hai bàn tay trắng, không thể nào tìm được cách sinh nhai. Sau khi đuổi họ đi "vùng kinh tế mới", “nhà nước” đã tịch thu tất cả tài sản, cơ ngơi của họ để phân phát cho những cán ngáo, đã có công với nhà nước trong viêc cưỡng chiếm miền Nam.



    Ở nông thôn, không còn ai có quyền có ruộng đất, dù rằng những mảnh đất do ông cha từ nhiều đời trước để lại cho con cháu. Tất cả ruộng đất đều quy về “hợp tác xã“. Người nông dân canh tác trên những mảnh đất ruộng vườn đó, được thu hoạch do quyết định của bọn đầu sỏ xã ấp, bằng một chính sách gọi là "bảng chấm công". Ai nịnh bợ hay theo phe chúng thì được chia nhiều hơn. Do vậy, đời sống của người ở nông thôn thiếu thốn rất trầm trọng, có nơi đã có người chết vì đói, mà điều nầy chưa hề xảy ra trong lịch sử của miền Nam Việt Nam: VNCH.


    Tóm lại, sau khi bọn cường đạo cộng sản Việt Nam nhờ súng đạn của Trung cộng, của Liên sô, đã xâm lăng và cưỡng chiếm được nước Việt Nam Cộng Hòa, thì toàn thể trên 26 triệu người dân miền Nam, bị cướp giựt một cách trắng trợn, không khoan nhượng, bị nhốt trong một nhà tù vĩ đại, đó là quê hương của mình, bị đày đọa vô cùng tàn ác, sống như một con thú không hơn không kém.


    Tình cảnh của người dân Việt Nam hiện nay, năm 2014, đã qua 39 năm, không khác gì ngày bắt đầu cuộc đổi đời 30 tháng 4 năm 1975. Có khác chăng là lối sống giàu sang, xa hoa, trụy lạc của những tên "cán bộ" Việt cộng và gia đình họ. Còn người dân ngày càng bị đàn áp mạnh mẽ hơn, bằng những thủ đoạn, bằng những xảo thuật nghề nghiệp, gian manh hơn, ác độc hơn...


    Đã là người Việt Nam thì không ai có thể quên, trong lòng ai cũng đang âm ỉ một nổi hận. Những kẻ nào quên đi là họ cố ý bị “bịnh quên” để đổi lấy những đồng tiền dơ bẩn, đẫm ướt máu của đồng bào quốc nội. Họ đã quên đi ơn nghĩa của quốc gia cưu mang họ như một người tỵ nạn. Họ đã quên đi lòng bao dung của cộng đồng tỵ nạn đã đùm bọc , giúp đở họ, đến khi họ thành tài, nổi tiếng, thì vì họ xem đồng tiền lớn hơn bánh xe trâu (câu nói khinh miệt của dân miền Nam) , họ phủi hết đi ơn nghĩa, trở lại hợp tác với kẻ thù, tiếp tay với bọn Cộng Phỉ, đàn áp ngược lại đồng bào của mình.


    Để kết luận, cầu mong tất cả đồng bào Việt Nam hãy ghi nhớ, ngày Quốc Hận 30 tháng 4, bởi vì ngày đó là ngày mang đến nỗi uất hận, xót xa cho cả nước, chúng ta hãy tưởng niệm đến quê hương đã mất đi, tưởng nhớ và tri ơn đến những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã hy sinh mạng sống để bảo vệ tự do cho quê hương và đồng bào. Hãy tưởng nhớ đến những người tỵ nạn cộng sản kém may mắn đã chết trên đường đi tìm tự do. Và quan trọng nhất là hãy làm một vài việc gì đó mà mình có thể, để góp bàn tay với đồng bào quốc nội, đập nát chế độ Việt cộng , để sớm gây dựng lại một Nước Việt Nam Tự Do Nhân Bản và Phồn Vinh, để cho ngày quốc hận trở thành không còn hận nữa, mà chỉ còn là ngày đen tối nhất được ghi lại trong lịch sử Việt Nam.


    Lão Ngoan Đồng

    https://hon-viet.co.uk/LaoNgoanDong_LaN ... hangTu.htm

Chùm thơ uất hận

Đã gửi: Thứ năm 09/05/24 09:01
bởi Hoàng Vân





  • Chùm thơ uất hận
    Tưởng Năng Tiến - 05/05/2024





              

              

    Nhà thơ Trần Vàng Sao từ trần hồi đầu thế kỷ này. Tuy thế, những lời nguyền rủa/mạt sát của ông dành cho những kẻ đồng thời (và cũng có lúc đã từng là đồng chí) chắc sẽ còn gây âm hưởng cho đến … mấy thế kỷ sau:
              
    tau chưởi ngày chưởi đêm
    mới bét con mắt ra tau chưởi
    chập choạng chạng vạng tau chưởi
    nửa đêm gà gáy tau chưởi
    giữa trưa đứng bóng tau chưởi
    bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
    mười hai nhánh họ bây
    cao tằng cố tổ bây
    tiên sư cha bây …

              
    Tác giả Nam Đan, người giới thiệu bài thơ thượng dẫn trên trang Tiền Vệ, đặt câu hỏi: “Điều gì làm cho tâm hồn con người – thi sĩ – phải đau đớn, quằn quại, căm hận, phẫn nộ đến vậy?”

    Câu trả lời, có lẽ, không thể tìm được nếu chỉ xét cuộc đời bầm dập của riêng Trần Vàng Sao (TVS) hay bất cứ một trường hợp cá biệt nào. Nỗi phẫn uất dồn nén trong từng câu thơ của tác giả, dường như, cũng là nỗi uất ức đang ngập ứ trong lòng bao người dân Việt.

    Tôi sống kiếp tha hương, ở ngoài nỗi đau thương (chung) của đồng bào mình nên không khỏi lăn tăn: sao một nhà thơ lại có thể thốt lên những lời cay nghiệt thế này:
              
    tau chưởi cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc
    đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
    tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
    đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
    bốc đất mà ăn xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra
    cũng phải tránh xa
    tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
    sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
    chết không được mà sống cũng không được
    tau chưởi cho dứt nọc dòng giống của bây cho bây chết sạch hết
    không bà không con
    không phúng không điếu
    không tưởng không niệm
    không mồ không mả
    tuyệt tự vô dư
    tau chưởi cho bây chết hết
    chết sạch hết
    không còn một con
    không còn một thằng
    không còn một mống
    chết tiệt hết
    hết đời bây

              
    Trải nghiệm đớn đau của TVS ra sao tôi không tường tận lắm nhưng tin tức tự quê nhà, trong mấy ngày qua, cũng khiến cho một kẻ xa quê (dù vô tâm đến mấy) vẫn phải cảm thấy băn khoăn:

    • Hôm 1 tháng 9, Giáo Dục Thời Đại cho biết: “Phụ huynh bất ngờ vì giá hơn 800 nghìn đồng một bộ sách giáo khoa”.
    • Hôm 8 tháng 9, Tiền Phong loan tin: “Cổng trường đổ sập 6 trẻ thương vong trụ cổng không có cốt thép”.
    • Hôm 9 tháng 9, Công An Nhân Dân thông báo: “Viện kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội đã luận tội, đề nghị mức án đối với 29 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm (H.Mỹ Đức) trong đó có 2 mức án tử hình, 1 mức án chung thân về tội giết người”.

    Trước đó, trước khi VKSND “luận tội” thì giới truyền thông cũng đã “kết tội” xong xả cả rồi:

    • VTC: Phải có bản án thích đáng cho những kẻ sát nhân ở Đồng Tâm
    • Tuổi Trẻ: Xét xử vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm
    • Dân Trí : Xét xử vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” tại xã Đồng Tâm
    • Người Lao Động: Vụ án Đồng Tâm: Những đối tượng nào đã nhiều lần đổ xăng thiêu chết 3 cảnh sát?

    Không riêng chi giới truyền thông, qúi vị dân biểu cũng hăng hái nhập cuộc và đứng hẳn về phía cường quyền. ĐBQH Phạm Văn Hoà lên tiếng: “Việc cố ý giết người của nhóm Lê Đình Kình là hành vi không thể dung thứ và phải có bản án thích đáng cho những kẻ sát nhân ở Đồng Tâm.”

    Bơ vơ giữa một bầy qủy dữ, những nông dân thấp cổ bé miệng chỉ còn có thể trông chờ vào những luật sư biện hộ. Tuy thế, chính giới người này cũng bị sách nhiễu và đe dọa nặng nề.

    Blogger Pham Doan Trang cảnh báo:

    “Sự táo tợn, manh động của cơ quan chấp pháp hôm nay tiếp tục được nâng lên một ngưỡng mới khi một số kẻ có hành động đe dọa và xúc phạm các luật sư bào chữa trong vụ Đồng Tâm… Việc công an, côn đồ gây sự và đe dọa các luật sư có lẽ xuất phát từ ý muốn kiểm soát và ngăn chặn, không để các luật sư tiếp tục truyền tải thông tin; hoặc là để cướp tài liệu, phá hồ sơ, cản trở công việc bào chữa của họ.”

    Blogger Phạm Thanh Nghiên cho biết thêm:

    “Trước khi phiên toà này diễn ra, một số người bạn của tôi (xin phép không nêu danh) đã bị công an triệu tập dài ngày và yêu cầu không được phép viết về vụ Đồng Tâm. Tất nhiên là không chỉ đe doạ… xuông mà còn kèm theo những sức ép kinh khủng khác. Bản thân tôi cũng nhận được những lời cảnh báo nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

    Và sắp tới, sự bắt bớ có thể sẽ được nhà cầm quyền… khởi động lại. Một, hai, ba hoặc nhiều người nữa sẽ phải bước chân vào vòng lao lý, vào chốn ngục tù không phải vì họ có tội. Mà vì họ dám đứng về lẽ phải, dám đối đầu với thế lực tà ác, và dám viết về vụ án lịch sử Đồng Tâm – điều mà bọn cầm quyền không muốn.

    Ôi cái thời chúng ta không chỉ viết bằng những cái gõ phím, mà viết bằng MÁU. Luật sư bảo vệ sự thật, bênh vực lẽ phải cũng phải trả bằng MÁU.”

    Bây giờ thì tôi thấu hiểu tại sao mà TVS đã lớn tiếng thoá mạ:
              
    bây là rắn
    rắn
    toàn là rắn
    như cú dòm nhà bệnh
    đêm bây mò
    ngày bây rình
    dưới giường
    trên bàn thờ
    trong xó bếp
    bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
    bây mang bí danh
    anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
    lúc bây thật lúc bây giả
    khi bây ẩn khi bây hiện
    lúc người lúc ma

    ……

    hỡi cô hồn các đảng
    hỡi âm binh bộ hạ
    hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
    trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
    đầu sông cuối bãi
    móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
    cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
    bây giết người như thế
    bây phải chết như thế
    ác lai thì ác báo
    tau chưởi ngày chưởi đêm
    mới bét con mắt ra tau chưởi
    chập choạng chạng vạng tau chưởi
    nửa đêm gà gáy tau chưởi
    giữa trưa đứng bóng tau chưởi
    bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
    mười hai nhánh họ bây
    cao tằng cố tổ bây
    tiên sư cha bây
    tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
    xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
    tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
    mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm

              
    Ngoài việc nguyền rủa, dân Việt có lẽ cũng không ai quên làm cù nèo và mài dáo mác. Với sự bạo ngược của đám cường hào ác bá hiện nay – ở xứ sở này – thì cái ngày mà chúng bị móc ra khỏi ống cống ̣(chắc) cũng không còn xa lắm nữa.



    https://www.danchimviet.info/s-t-t-d-tu ... 024/31510/

Sau 1975, CSVN cướp của người dân Việt Nam Cộng Hòa: Đánh tư sản!

Đã gửi: Thứ năm 09/05/24 12:38
bởi Hoàng Vân






  • Sau 1975,
    CSVN cướp của người dân Việt Nam Cộng Hòa:
    Đánh tư sản!

    Tú Hoa




    I. ĐÁNH TƯ SẢN


    ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN thể hiện quyết tâm cướp bóc thẳng tay của Cộng Sản Hà Nội trực tiếp lên đầu lên cổ người dân miền Nam: Việt Nam Cộng Hòa.


    Đặc biệt, Cộng Sản Hà Nội ban hành Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam một cách công khai trắng trợn như Phát Xít Đức đã từng thi hành đối với các công dân Đức gốc Do Thái vào năm 1939.


    Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN cướp bóc người dân miền Nam được Cộng Sản Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.


    Đợt cướp X1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín năm 1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn. Đợt cướp này chủ yếu nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng “Kinh Tế Mới” sống đói khổ như Phát Xít Đức đã từng làm khi tống cổ người Đức gốc Do Thái vào trại tập trung.


    Đợt cướp X1 này, những người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào miền Nam Việt Nam từ cuối triều Minh, đầu triều nhà Thanh, sanh sống thành công tại miền Nam ngót nghét hơn 200 năm. Máu và nước mắt, oán hờn ngút trời cho một vùng đất hiền lành này phải chịu oan khiên, tan nát.


    Đợt cướp X2 được Cộng Sản Hà Nội tiến hành từ tháng Ba năm 1978 và được kéo dài cho đến sau “Đổi Mới”, tức là khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt. Đợt cướp này chủ yếu nhắm vào tư thuơng, “tiểu tư sản”, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu.


    Nền công nghiệp nhẹ, sản xuất đồ xài gia dụng trong nhà của Việt Nam đã hoàn toàn chính thức bị phá hũy. Người dân Việt Nam sẽ không còn thấy các sản phẩm tự hào của dân tộc như nồi nhôm hiệu Ba Cây Dừa , xà-bông (savon) hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La Đalat, hiệu đèn trang trí Nguyễn Văn Mạnh, …etc…. Không những thế, các nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu phẩm như đường, bột giặt, giấy, …etc cũng bị tê liệt vì chủ nhân bị “quốc hữu hóa” và bị đẩy đi vào tù.


    Riêng tại Sài Gòn, thì báo Tuổi Trẻ đã phải thừa nhận vuốt đuôi là đã có trên 10000 tiệm bán bị đóng chỉ qua một đêm, khiến một viên thuốc trụ sinh cũng không có mà mua, mà dùng. Nhà sách Khai Trí lừng lẫy, biểu tượng của cả Sài Gòn cũng bị báo đài tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là “tư bản chó đẻ và cần phải tịch thu”. Nhà sách Khai Trí đã từ tâm giúp đỡ biết bao văn nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm thực hiện đường lối khai dân trí của cụ Phan Chu Trinh cho dân tộc mà nay cũng bị cướp không từ bởi Cộng Sản.


    Riêng về chỉ thị 43 của “Bộ Chính Trị” Cộng Sản Hà Nội vào tháng Năm năm 1978 đã “quốc hữu hóa” toàn bộ đất đai của nông dân miền Nam vào tay nhà nước thông qua hình thức “Tập Đoàn Sản Xuất” dẫn đến nạn đói năm 1979 ngay liền sau đó vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại miền Nam.


    Tình trạng cướp bóc của Đảng Cộng Sản Hà Nội, ở nông thôn miền Nam càng kinh khiếp và dữ dội hơn ở Sài Gòn dù không ồn ào bằng.


    Tổng số lúa mà nông dân miền Nam Đảng Cộng Sản Hà Nội đã cướp đoạt để chở ra ngoài Bắc không thông qua quy chế thu mua được loan truyền là khoảng 4 triệu tấn gạo vào đầu năm 1978 trên đài phát thanh Hà Nội khi ca ngợi thành tích ĐÁNH TƯ SẢN của các đảng bộ địa phương miền Nam. Đương nhiên, con số chính thức được các nông dân kêu ca là lớn hơn nhiều.


    Sang đến năm 1979, Võ Văn Kiệt đã phải phỉnh lừa, làm bộ giả nhân giả nghĩa loan báo thu mua lúa từ nông dân với giá cao gấp cả ngàn lần giá quy định của Nhà Nước (!) để cứu vãn tình thế bất mãn không còn dằn được nữa từ nông dân miền Nam trước những đợt cướp lúa từ năm 1977 trở đi.


    Song song với chiến dịch X2 là chiến dịch X3 đặc biệt tập trung tại Sài Gòn với một âm mưu kín đáo từ Bộ Chính Trị là trục xuất toàn bộ người Sài Gòn cũ ra khỏi nơi ở để “Bắc Kỳ hóa” thành phố Sài Gòn. Sau chiến dịch X3, hàng ngàn gia đình cán bộ miền Bắc đã vào Sài gòn sanh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu. Theo thừa nhận ngắn ngủi từ báo SGGP và báo Công An khi bàn đến vấn đề trả lại nhà cho những “đối tượng” bị đánh tư sản oan ức vào tháng 9 năm 1989, ước tính lên đến khoảng 150 ngàn người thuộc gia đình cán bộ gốc miền Bắc vào Sài Gòn sanh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu.


    Đỗ Mười, sau này là Tổng Bí Thư Đảng, lúc bấy giờ thay thế ông Nguyễn Văn Linh làm “trưởng ban cải tạo TW” Vào ngày 16 tháng Hai năm 1976 là người chỉ huy trực tiếp cuộc cướp bóc này lên đầu lên cổ người dân Sài Gòn.


    “Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI là khoảng SÁU TRĂM NGÀN NGƯỜI, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại. Cuối đợt X3 , ghi nhận của Cộng Sản Hà Nội là có khoảng 950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là một triệu hai người!”


    Sức mạnh kinh tế Sài Gòn tự nhiên bị phá hoại đi đến kiết quệ hoàn toàn sau chiến dịch X3 do Đổ Mười trực tiếp chỉ huy. Hơn 14 NGÀN cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn rất cần cho nền kinh tế quốc dân, với khoảng 270 ngàn nhân công hoàn toàn bị cướp trắng, đóng cửa với tổng số thiệt hại tài sản trước mắt lên đế gần chín đến hai mươi mốt tỷ Mỹ kim và tiến trình phát triển công nghệ của đất nước trong tự cường hoàn toàn KHÔNG CÒN HY VỌNG để phục hồi.


    Riêng về tổng số vàng, nữ trang mà Cộng Sản Hà Nội thẳng tay cướp bÓc người dân miền Nam được các báo đài của Đảng thừa nhận lên đến 4000 lượng vàng- nhưng đây chỉ là con số tượng trựng tính riêng ở Sài Gòn từ tháng Năm năm 1977 qua tháng Hai năm 1978 mà thôi. Cộng Sản Hà Nội đã cướp cả thảy trên dưới gần 35 ngàn lượng vàng, tính luôn cả nữ trang và kim cương trong những đợt ĐÁNH TƯ SẢN cướp bóc thẳng tay lên lên đầu lên cổ nhân dân miền Nam.


    Xin được ghi chú thêm là chỉ nội vụ lừa đảo mà Đảng Cộng Sản Hà Nội tiến hành cho phép người Việt gốc Hoa ra đi bán chính thức nếu đóng khoảng 120 lượng vàng đã góp vào gần 10 ngàn lượng vàng tổng cộng.


    Trung bình , mổi người dân miền Nam nằm trong đối tượng bị ĐÁNH TƯ SẢN mất trắng khoảng 9 lượng vàng không tính đất đai , nhà cửa , phụ tùng thiết bị , đồ cổ , và các tài sản khác. Trữ lượng vàng của toàn bộ người dân miền Nam có thể lên đến 250 ngàn lượng vàng tính đến năm 1975 nhưng Cộng Sản đã không thể cướp sạch nổi do đồng bào khôn khéo giấu đi và phản kháng cũng như đem theo khi di tản.




    II. KINH TẾ MỚI:


    Tất cả những ai tại Sài Gòn bị đảng Cộng Sản Hà Nội cướp nhà , tịch thu tài sản điều phải đi về vùng “KINH TẾ MỚI”, là những nơi mà cơ sở hạ tầng cho sanh hoạt chưa được xây dựng, trong đó có cả điện nước, trường học và bệnh Xá. HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở , của cải , đồ đạc cho Đảng Cộng Sản “quản lý”.

    “Chỉ tiêu đề ra là phải đưa cưỡng bức khoảng gần một triệu người Sài Gòn ra các Vùng KINH TẾ MỚI và buộc họ phải bỏ hết tài sản nhà cửa lại cho Đảng Cộng Sản Hà Nội quản lý. Tổng kết từ các báo cáo thành tích cải tạo XHCN của Đảng, số người bị cưỡng bức đi Kinh Tế Mới từ Sài Gòn qua mười năm Quá Độ- ĐÁNH TƯ SẢN như sau:

    • THỜI KỲ           CHỈ TIÊU           KẾT QUẢ THỰC HIỆN           GHI CHÚ
      1976-1979           4 triệu người           1,5 triệu người           95% là từ Sài Gòn
      1979-1984           1 triệu người           1,3 triệu người           50% là từ Sài Gòn


    Khi đến vùng “KINH TẾ MỚI” để sống tham gia các tập đoàn sản xuất hay còn gọi tắt là Hợp Tác Xã, “thành quả lao động” của các nạn nhân này được phân phối chia ra như sau:

    • 30% trả thuế
      25% góp cho chính phủ theo giá thu mua của nhà nước;
      15% trả lương cho cán bộ quản lý ;
      30% còn lại chia cho các thành viên tính theo số điểm thuế lao động


    Như vậy là sản phẩm nông nghiệp từ các nông trường vùng “Kinh tế Mới” đã bị Đảng tịch thu hết 70 % và chỉ còn 30% là chia lại cho các thành viên, vốn là các nạn nhân bị tịch thu nhà cửa các nạn nhân sống trong vùng “Kinh Tế Mới”.


    Thế là cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng như là đòn trả thù hữu hiệu của chế độ Cộng Sản Hà Nội đối với những bị liệt vào thành phần không phải “Cách Mạng”, ngụy quân ngụy quyền và tiểu tư sản.


    Ước tính có khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng “Kinh Tế Mới”này. Nhân dân miền Nam- cả triệu người đang sống sung túc bổng lao vào chịu đói kém khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp mọi nơi, mọi nhà trước thảm cảnh cướp bóc này của Cộng Sản Hà Nội.


    Hàng vạn người dân Sài Gòn đã phải bỏ trốn khỏi các vùng “Kinh Tế Mới”, đi ăn xin trên đường Về Sài Gòn, đói rách khổ sở. Đây là thời kỳ khốn khổ bi đát nhất trong lịch sử phát triển Sài Gòn!


    III. Nguyên văn toàn bộ Quyết Định 111/CP của Cộng Sản Hà Nội trong quyết tâm cướp bóc tài sản người dân miền Nam Việt Nam:


    Quyết định 111/CP của Cộng Sản Hà Nội là một tài liệu chứng quan trọng đối với sử học cho tội ác cướp bóc của Cộng Sản đối với nhân dân miền Nam: Việt Nam Cộng Hòa.


    Quyết định này là nguồn gốc của mọi khổ đau, nghèo khó của người dân miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 và là lý do Việt Nam bị tụt hậu về mọi mặt , đứng hàng thứ ba nghèo nhất thế giới theo tuyên bố của Liên Hiệp Quốc vào năm 1985.


    Sau đây là nguyên bản của quyết định:



    HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ


    Số: 111/CP


    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


    Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 1977


    QUYẾT ĐỊNH


    CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 111/CP NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1977 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CHO THUÊ Ở CÁC ĐÔ THỊ CỦA CÁC TỈNH PHÍA NAM


    HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ


    Tiếp theo bản tuyên bố của Chính phủ về chính sách đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam hiện nay;

    Để tăng cường quản lý nhà đất và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân ở các tỉnh phía Nam;

    Theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Xây dựng và của đồng chí Trưởng Ban Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh Trung ương trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 25/2/1977;


    QUYẾT ĐỊNH


    Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này bản chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà đất cho thuê ở các đô thị các tỉnh phía Nam.

    Điều 2.- Các đồng chí Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và các đồng chí chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở phía Nam có trách nhiệm thi hành quyết định này, các đồng chí Bộ trưởng các Bộ Xây dựng, Nội vụ, Ngoại giao và các đồng chí Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các ngành, các cấp thi hành quyết định này, tuỳ theo chức năng quản lý và những vấn đề có liên quan đến ngành mình.


    CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CHO THUÊ Ở CÁC ĐÔ THỊ CÁC TỈNH PHÍA NAM


    MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


    Việc quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị, các tỉnh phía Nam cần đạt được mục đích, yêu cầu sau đây:


    - Xoá bỏ kinh doanh bóc lột về nhà đất; thực hiện thống nhất quản lý của Nhà nước về nhà đất ở đô thị.


    - Cải tạo đến đâu, quản lý tốt đến đó, đồng thời tiến hành quy hoạch, bố trí, sắp xếp điều chỉnh lại những khu vực sản xuất, khu vực hành chính, sự nghiệp, khu vực ở và các cơ sở phúc lợi công cộng… sao cho công bằng; hợp lý và có lợi nhất, trên tinh thần tận dụng cơ sở sẵn có, kết hợp với xây dựng mới; từng bước giải quyết chỗ làm việc cho cơ quan Nhà nước và chỗ ở cho công nhân, nhân viên và nhân dân lao động chưa có chỗ ở hoặc ở quá chật, cải thiện từng bước điều kiện nhà ở của nhân dân góp phần ổn định và phát triển sản xuất.


    - Tăng cường việc bảo quản, sửa chữa nhà cửa và từng bước cải tạo và xây dựng thành thị theo hướng xã hội chủ nghĩa.


    I. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ ĐẤT, CHO THUÊ:


    1. Nhà nước quốc hữu hoá toàn bộ nhà cho thuê, không kể diện tích cho thuê nhiều hay ít của tư sản mại bản, của địa chủ, của tư sản gian thương lớn, của những người phạm tội nặng về chính trị và kinh tế của các tổ chức phản động.


    2. Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ nhà cho thuê của các chủ là cá nhân, công ty, đoàn hội, tôn giáo v.v… trừ trường hợp nhân dân lao động có ít diện tích cho nhau thuê để ở hoặc cho ở nhờ.


    Tuỳ theo chất lượng, công dụng của từng ngôi nhà, tuỳ theo diện tích cho thuê nhiều hay ít, tuỳ theo thu nhập của chủ nhà cao hay thấp, Nhà nước để cho những chủ nhà là cá nhân được hưởng một phần tiền thuê nhà. Phần chủ nhà được hưởng sẽ do Bộ Xây dựng quy định cụ thể, nhiều nhất không quá 25% tiền thuê nhà.


    Riêng đối với những chủ nhà là cá nhân có ít nhà cho thuê để ở, diện tích cho thuê dưới 150 m2 ở các tỉnh, dưới 200 m2 ở thành phố Hồ Chí Minh, hoặc thu tiền cho thuê nhà (không kể tiền đặt cọc) hàng năm dưới 600 đồng ở các tỉnh và 800 đồng ở thành phố Hồ Chí Minh thì trước mắt chủ nhà vẫn được tạm thời cho thuê nhưng phải chấp hành đầy đủ những quy định thống nhất về đăng ký, hợp đồng giá cho thuê, điều lệ bảo quản sửa chữa, quyền lưu trú của người thuê.


    3. Nhà nước trực tiếp quản lý tất cả các biệt thự cho thuê (không kể diện tích nhiều hay ít) và toàn bộ diện tích nhà cho thuê không phải để ở mà để làm cửa hàng, bệnh viện, trường học (không kể diện tích cho thuê nhiều hay ít). Nhà nước trực tiếp quản lý tất cả các cư xá công và tư, không kể là cư xá cho thuê hay ở không mất tiền. Đối với những căn hộ mà người ở đã mua đứt và có giấy tờ hợp lệ thì coi như của riêng, nếu không phải là đối tượng bị tịch thu trưng thu thì người đã mua nhà được Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu.


    4. Đối với thần sĩ trí thức, gia đình có công với cách mạng có nhà cho thuê thì vận động họ hiến. Công nhân, viên chức Nhà nước và Đảng viên có nhà cho thuê hoặc đang quản lý nhà cho thuê thì giao những nhà đó cho Nhà nước quản lý.


    5. Những chủ có nhà cho thuê mà không có chỗ ở được giữ lại một diện tích để ở tương đương với bình quân diện tích chung ngoài xã hội hoặc có thể rộng hơn một ít tuỳ theo cấu trúc của ngôi nhà.


    6. Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ đất cho thuê không phân biệt diện tích nhiều hay ít và nói chung không bồi hoàn, trừ trường hợp đặc biệt.


    7. Người đang thuê đất được phép sử dụng mà không được mua bán, chuyển dịch và phải tuân theo những quy định về quản lý nhà đất ở đô thị.


    II. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT VẮNG CHỦ


    1. Tất cả những nhà, đất và tài sản vắng chủ của người Việt nam và ngoại kiều đều do Nhà nước trực tiếp quản lý. Khi người chủ về, Nhà nước sẽ giải quyết với họ. Không ai được chiếm dụng, tự ý chuyển nhượng, mua bán nhà cửa, tài sản vắng chủ khi không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.


    2. Nhà nước quản lý sử dụng những nhà, đất và tài sản vắng chủ cho thuê theo chính sách cải tạo nhà cho thuê.


    3. Nhà nước quản lý sử dụng những nhà, đất và tài sản vắng chủ của những người đã ra nước ngoài làm ăn buôn bán, hành nghề từ trước ngày giải phóng, khi họ trở về sẽ tuỳ từng trường hợp mà nghiên cứu giải quyết sau.


    Riêng đối với những người sau đây, khi họ trở về, Nhà nước sẽ xét từng trường hợp cụ thể mà trả lại nhà cửa, tài sản cho họ:


    a. Những người làm ăn lương thiện đi chữa bệnh, đi thăm viếng bà con, đi học ở nước ngoài.


    b. Những người đi tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến.


    c. Những người là nhân dân lao động vì hoang mang sợ hãi bỏ chạy đi các nơi trước và trong những ngày giải phóng.


    4. Những nhà, đất và tài sản mà trước khi vắng, chủ nhà đã uỷ quyền hợp pháp cho những người là con đẻ, vợ hoặc chồng hợp pháp của mình quản lý thì những người ấy được tiếp tục quản lý và phải chấp hành những chính sách quản lý nhà, đất của Nhà nước; trường hợp chưa kịp uỷ quyền hợp pháp thì Nhà nước cho phép những người là cha mẹ, con đẻ, vợ hoặc chồng hợp pháp của họ trước đây đã ở trong những nhà ấy, nay được tiếp tục ở nhưng không được bán, chuyển dịch bất động sản.


    Đối với thân nhân không phải là cha mẹ, vợ chống, con của các chủ vắng mặt mà trước đây cùng ở chung với chủ nhà, nếu nay còn ở lại thì sẽ được thu xếp cho ở một chỗ trong nhà hoặc xếp ở nơi khác.


    5. Những trường hợp xin thừa kế, xin hiến nhà, đất và tài sản vắng chủ sẽ được nghiên cứu giải quyết từng trường hợp cụ thể theo chính sách.


    6. Uỷ ban nhân dân thành phố, tỉnh thống nhất quản lý những nhà đất và tài sản vắng chủ tại địa phương.


    Cơ quan quản lý nhà đất và cơ quan tài chính chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, kiểm kê định giá, xử lý và thanh toán với chủ nhà khi họ trở về theo đúng các chính sách chế độ và thống nhất quản lý nhà đất và tài sản vắng chủ của Nhà nước.


    III. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC ĐOÀN HỘI TÔN GIÁO


    Để bảo đảm thống nhất quản lý nhà cửa, bảo đảm tôn trọng tự do tín ngưỡng và căn cứ vào các chế độ, chính sách khác của Nhà nước, việc quản lý của các đoàn, hội tôn giáo ở các tỉnh phía Nam được quy định như sau:


    1. Nhà nước bảo hộ mọi nhà thờ, chùa chiền, miếu mạc, thánh thất được thực sự và thuần tuý dùng vào việc thờ cúng hành đạo.


    2. Nhà nước tịch thu toàn bộ nhà đất của các Đoàn Hội các tổ chức không được Nhà nước thừa nhận và cho phép hoạt động.


    3. Nhà, đất của các đoàn, hội, các tổ chức khác và của các tôn giáo hiện đang cho thuê được giải quyết theo chính sách chung về nhà, đất cho thuê. Riêng đối với các nhà tập trung của các tổ chức, các tôn giáo đã cho hội viên, giáo dân của mình nhờ, hoặc ở thuê với giá rất rẻ mà không nằm trong phạm vi nơi thờ cúng, hành đạo thì Nhà nước có thể xét cấp hẳn cho người đang sử dụng.


    4. Những nhà cửa đất đai khác còn bỏ trống hoặc dùng vào mục đích không phải thờ cúng, hành đạo, thì Nhà nước vận động thuyết phục giáo dân giao cho Nhà nước dùng vào việc phục vụ lợi ích chung.


    IV. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THUỘC BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA NGUỴ QUÂN NGUỴ QUYỀN VÀ ĐẢNG PHÁI PHẢN ĐỘNG:


    1. Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày Giải phóng do chính quyền Mỹ nguỵ quản lý hoặc dành cho những tổ chức hay cá nhân, thuộc nguỵ quân nguỵ quyền và các tổ chức đảng phái phản động sử dụng, nay đều là tài sản công cộng, do Nhà nước trực tiếp quản lý.


    2. Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do Nhà nước trực tiếp quản lý:


    - Sĩ quan nguỵ quân cấp từ thiếu tá trở lên.

    - Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung uý trở lên

    - Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.

    - Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.


    3. Những người có nhà cho thuê và nhà thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản lý, tuỳ theo chức vụ cấp bậc, quá trình hoạt động dưới thời Mỹ nguỵ và thái độ chính trị hiện nay của đương sự mà có thể chiếu cố dành cho một diện tích ở thích đáng, nếu chưa có chỗ ở.


    V. ĐỐI VỚI NHÀ ĐẤT CỦA NGOẠI KIỀU


    Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thừa nhận mọi cam kết của chính quyền Mỹ nguỵ với các nước và các tổ chức quốc tế có cơ quan ở miền Nam Việt Nam.


    Nhà nước không thừa nhận quyền sở hữu về bất động sản đã có của các nước và của ngoại kiều trên lãnh thổ Việt Nam từ trước ngày Giải phóng. Chính phủ sẽ giải quyết các vấn đề tồn tại về các loại nhà, đất này theo hướng sau đây:


    1. Quốc hữu hoá không bồi hoàn toàn bộ đất đai, nhà cho thuê của chính phủ nước ngoài và ngoại kiều. Xét trường hợp cụ thể có hình thức xử lý đích đáng; không bồi hoàn, bồi hoàn tượng trưng, bồi hoàn một phần tuỳ theo quan hệ ngoại giao giữa nước ta với nước hữu quan nếu là nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hữu quan, và tuỳ theo tính chất kinh doanh bóc lột của ngoại kiều nếu là nhà thuộc quyền sở hữu của ngoại kiều.


    2. Tịch thu toàn bộ tài sản:


    a. Của nước trực tiếp tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam.

    b. Của ngoại kiều trực tiếp phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

    c. Của nước ngoài đã được sử dụng vào mục đích của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

    3. Đối với nhà làm việc và nhà ở của các Chính phủ nước ngoài khác và của các tổ chức quốc tế thì giải quyết như sau:


    Nếu là nhà mua hoặc tự xây cất hợp pháp, căn cứ vào quy hoạch của đô thị mà có thể cho họ giữ lại một số nhà cần thiết để làm cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan nghiệp vụ được Nhà nước ta chấp nhận. Những nhà không dùng vào công việc trên thì phải nhượng lại.


    Đối với những nhà không mua hoặc xây cất không hợp pháp thì Nhà nước quản lý không bồi hoàn.


    4. Nhà của ngoại kiều:


    - Đối với những ngoại kiều được ở lại nước ta làm ăn sinh sống, có nhà tự xây dựng hợp pháp thì được thừa nhận quyền sử dụng để ở.

    - Đối với ngoại kiều được phép xuất cảnh:

    Nếu là người lao động, thì Nhà nước cho phép bán nhà mà họ đang ở hoặc tự xây cất hợp pháp.

    Nếu có cha mẹ, vợ chồng hợp pháp, con đẻ được ở lại và đã cùng ở chung một hộ thì có thể được xét cho nhận uỷ quyền quản lý.


    Đối với nhà của ngoại kiều không phải là nhân dân lao động thì trước khi xuất cảnh đều phải giao lại cho Nhà nước quản lý, và tuỳ từng trường hợp, Nhà nước sẽ không bồi hoàn, bồi hoàn tượng trưng, hoặc bồi hoàn một phần.


    HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

    PHÓ THỦ TƯỚNG

    (Đã ký)


    Phạm Hùng




    “Điều IV của QĐ 111/CP” đã cho thấy rõ gia đình và thân nhân của các anh em Quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải chịu mất nhà mất cửa rất thê thảm. Mọi quy chụp là “phản động” hay “Ngụy quân, Ngụy quyền “ thì coi như là bị tịch thu nhà cửa.


    Dòng chữ cuối cùng của khoản 2 điều IV của QĐ 111/CP có ghi rõ là nhà cửa đất đai của các thành phần sau đây bị tịch thu:



    “Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.”



    Bởi không có định nghĩa rõ ràng thế nào là thành phần ác ôn nên các viên chức cán bộ Cộng Sản tha hồ kết tội thuờng dân vô tôi vạ là thành phần ác ôn của “Ngụy quyền” để tư lợi cướp bóc nhà cửa cho riêng mình, không cần tòa án nào xét xử cả. Ai ai cũng có thể là điệp viên CIA, hay là có lý lịch ba đời liên quan đến Ngụy quân, và điều có tư tưởng phản động và cần phải tịch thu nhà cửa dựa trên điều khoản này của Q Đ 111/CP.


    Không khí hoảng sợ , đau thuơng oán hận lan tràn khắp cả miền Nam.




    IV. Hậu quả ĐÁNH TƯ SẢN của Cộng Sản Hà Nội:


    Theo các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về kinh tế, Việt Nam tụt hậu hơn 50 năm về kinh tế vì các chính sách đánh tư sản này của Cộng Sản Hà Nội lên đầu người dân miền Nam. Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới vào năm 1985.


    Cho đến giờ phút này , người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự có quyền TƯ HỮU mà chỉ có quyền SỬ DỤNG, nghĩa là thảm họa bị ĐÁNH TƯ SẢN trong quá khứ vẫn treo lơ lửng trên đầu người dân Việt Nam bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chiếu theo luật pháp hiện hành của Cộng Sản Hà Nội.


    Kinh tế của Việt Nam mãi đến năm 1997 mới thực sự khắc phục được một phần hâu quả của 10 năm Quá Độ, ĐÁNH TƯ SẢN mang đầy cướp bóc ngu xuẫn do Cộng Sản Hà Nội tiến hành từ năm 1976 đến năm 1987.


    Từ năm 1987 đến năm 1997, Hoa Kỳ đã nhắm mắt làm ngơ cho những người Việt di tản hay Vượt Biên định cư tại Mỹ gởi tiền hàng ồ ạt về cứu đói thân nhân mình và vực dậy sự sinh động về kinh tế vốn có ngày nào của miền Nam.Tổng số ngoại tệ gởi về lên đến 8 đến 15 tỷ Mỹ kim mỗi năm trong suốt 10 năm đó.


    Sang đến năm 1989, báo SGGP từ hào Sài Gòn chịu 90 % ngân sách của cả nước và bắt đầu tiến hành trả lại nhà cho một số nạn nhân bao năm trời khổ ải đói rách, cũng như bắt đầu bàn tới vấn đề cho phép các Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa được bán nhà vốn hầu hết đã bị tịch thu nếu ra đi theo chương trình HO-Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư phóng thích đặc biệt tù nhân “trung tâm cải tạo”)


    Chỉ số nghèo đói của Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới và chỉ mới có những tiến bộ “cải thiện” mà thôi trong dạo gần đây khi World Bank và USAID tăng tốc trợ giúp.


    Mọi tài liệu, hình ảnh ca ngợi “ĐÁNH TƯ SẢN” từ các báo chí đài phát thanh của Đảng Cộng sản cũng bị dẹp dần đi.


    Đảng Cộng Sản Hà Nội tới ngày nay vẫn chưa chính thức xin lỗi hai mươi mốt triệu người dân miền Nam về hành động cướp bóc phi pháp này.





    Ngày 1/5/2015
    Tú Hoa


    https://hon-viet.co.uk/TuHoa_DanhTuSan.htm

Tội Ác Cộng sản: Thủ tiêu mất tích 165,000 Quân Dân Cán Chính VNCH

Đã gửi: Thứ ba 28/05/24 18:59
bởi Hoàng Vân




  • Tội Ác Cộng sản:

    Thủ tiêu mất tích 165,000 Quân Dân Cán Chính VNCH

    Đỗ Ngọc Uyển





    Mang Kẻ Phạm Tội Ra Trước Công Lý
    và Mang Công Lý Tới Nạn Nhân.


    Trong tháng 4/1975, cộng sản Bắc Việt - với sự yểm trợ và tiếp vận của khối cộng sản quốc tế - đã mở một cuộc tấn công ào ạt bằng quân sự với chiến xa và trọng pháo vượt qua biên giới, chiếm đóng lãnh thổ VNCH một cách phi pháp. Đây là một cuộc xâm lăng của khối Đệ Tam Quốc Tế được uỷ nhiệm cho bọn tay sai Việt Cộng. Theo công pháp quốc tế, VNCH hội đủ tám tiêu chuẩn của một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Do đó, khi xâm lăng VNCH, Việt Cộng đã phạm tội ác xâm lược (the crime of aggression). Đây là một trong bốn nhóm tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế(The International Criminal Court, viết tắt là ICC).



    Ngày Thứ Hai, 23/7/07, trên trang mạng của tờ The Wall Street Journal, nhà báo James Taranto đã trích dẫn cuộc điều tra quy mô của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập cải tạo” tại Việt Nam và đã kết luận rằng ngay sau khi xâm chiếm VNCH, cộng sản đã đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn - dưới cái nguỵ danh học tập cải tạo – trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập trong toàn cõi Việt Nam tại những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đã bị giam cầm từ 3 tới 10 năm và có một số người đã bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung bình là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000 năm. Đây là một tội ác hình sự mang tính lịch sử vô tiền khoáng hậu của lũ Việt gian cộng sản mà ngàn đời sau phải ghi nhớ.



    Cũng theo cuộc điều tra nói trên, cứ mỗi ba gia đình tại Miền Nam, có một gia đình có người phải đi tù cải tạo. Và trong số một triệu người tù kể trên, đã có 165,000 người chết vì bị hành hạ, tra tấn, đánh đập, bỏ đói, lao động kiệt sức, chết vì bệnh không được chữa trị, bị hành quyết… Cho tới nay, hài cốt của 165,000 nạn nhân này vẫn còn bị Việt Cộng chôn giấu trong rừng núi, không trả lại cho gia đình họ. Hiện nay chỉ có Việt Cộng mới biết rõ tên tuổi các nạn nhân cùng nơi chôn giấu hài cốt của họ. Đây là tội ác thủ tiêu mất tích người, một tội ác chống loài người đã và đang diễn ra tại Việt Nam suốt 35 năm nay mà chánh phạm là tên Lê Duẩn… và những tên đồng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng...


    Điều 7 của Đạo Luật Rome đã định nghĩa tội Thủ Tiêu Mất Tích Người “Enforced Disappearance of Persons” như sau:


    • Thủ tiêu mất tích người có nghĩa là bắt giữ, giam giữ hay bắt cóc người ta với sự cho phép, sự hỗ trợ hoặc sự chấp thuận của một quốc gia hoặc một tổ chức chính trị, sau đó không nhìn nhận sự tước đoạt tự do của người ta và cũng không thông báo tin tức về số phận hoặc nơi giam giữ với chủ tâm tước đi quyền được luật pháp bảo vệ của những người này trong một thời gian lâu dài. “Enforced disappearance of persons means the arrest, detention or abduction of persons by, or with the authorization, support or acquiescence of a State or a political organization, followed by a refusal to acknowledge that deprivation of freedom or to give information on the fate or whereabouts of those persons, with the intention of removing them from the protection of the law for a prolonged period of time.”



    Theo định nghĩa trên đây, Việt Cộng đã phạm tội ác thủ tiêu mất tích người khi chúng lạm danh chính quyền của quốc gia để đưa ra những thông cáo lừa gạt để bắt và giam giữ một cách phi pháp - dưới cái ngụy danh “học tập cải tạo” – và hành hạ cho tới chết bằng những đòn thù của chúng, và tiếp tục chôn giấu hài cốt của 165,000 quân dân cán chính VNCH trong vùng rừng núi với chủ tâm thủ tiêu mất tích. Đây là một tội ác chống loài người (a crime against humanity). Tội ác này thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


    Ngoài tội ác đối với những người đã chết, cộng sản còn phạm thêm một tội ác chống loài người nữa đối với thân nhân của những người đã chết. Đó là hành động độc ác (inhumane act) với chủ tâm gây đau khổ tinh thần triền miên suốt đời cho thân nhân các nạn nhân. Hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của những người mẹ, người vợ, người con… đã có con, có chồng, có cha…bị giam cầm hành hạ cho tới chết và thân xác bị chôn giấu tại một xó thâm sơn cùng cốc nào đó và tuyệt vô âm tín suốt 35 năm nay mới thấu được nỗi thống khổ trong tâm can họ!


    Điều 7 của Đạo Luật Rome đã định nghĩa những hành động độc ác của tội ác chống loài người này như sau:


    • Những hành động độc ác có cùng một tính cách với chủ tâm gây thống khổ hay thương tích nghiêm trọng cho thân xác hay cho sức khoẻ về thể chất và tinh thần. “Other inhumane acts of a similar character intentionally causing great suffering or serious injury to body or to mental or to physical health.”



    Theo định nghĩa trên đây, cộng sản đã phạm tội ác chống loài người khi chúng chôn giấu trong rừng sâu 165,000 bộ hài cốt của quân dân cán chính VNCH đã chết dưới đòn thù của chúng với chủ tâm gây thống khổ “intentionally causing great suffering” suốt đời cho thân nhân của họ. Đây là cung cách trả thù phi pháp (extrajudicial retribution) của quân thảo khấu sống ngoài vòng pháp luật. Tội ác này cũng thuộc quyền xét xử của ICC.


    Bổn phận của chúng ta, những người tù còn sống sót sau cơn đại hồng thủy là phải cất tiếng nói công chính, nêu rõ tội ác của chúng để mang bọn tội phạm này ra trước công lý và mang công lý đến cho những nạn nhân của chúng. Đây là bổn phận phải làm để trả lại danh dự cho 165,000 quân dân cán chính VNCH đã bị sát hại vì đòn thù của Việt Cộng trong những cái gọi là trại cải tạo và để xoa dịu một phần nỗi đau thương của thân nhân những nạn nhân.


    Hai tội ác chống loài người trên đây của Việt Cộng là những tội ác hình sự có tính quốc tế và. được dự liệu tại Đạo Luật Rome. Trước khi đưa bọn tội phạm ra xét xử trước công lý, xin trình bày tóm lược về Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.




    Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The Rome Statute of the International Criminal Court)


    Sau một thời gian dài cố gắng thành lập một Toà Án Hình Sự Quốc Tế để xét xử và trừng phạt các cá nhân phạm bốn loại tội ác nghiêm trọng được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm gồm:



    • 1. tội ác diệt chủng (the crime of genocide),

      2. tội ác chống nhân loại (crimes against humanity,

      3. tội ác xâm lược (the crime of aggression),

      4. và tội ác chiến tranh (war crimes),




    cuối cùng thì một hội nghị đã được Liên Hiệp Quốc triệu tập tại Rome, Italy trong thời gian từ ngày 15/6/1989 đến ngày 17/7/1989 với 160 quốc gia tham dự. Sau năm tuần lễ thảo luận và điều đình căng thẳng, 120 quốc gia đã bỏ phiếu chấp thuận Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế cùng với bẩy quốc gia bỏ phiếu chống (Hoa Kỳ, Do Thái, Trung Cộng, Iraq, Qatar…) và 21 quốc gia bỏ phiếu trắng. Đạo Luật Rome gồm có – ngoài Lời Mở Đầu (Preamble) – 13 Phần (Part) với 28 Điều (Article). Các Điều 6, 7 và 8 liệt kê và định nghĩa các tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh. Các Điều còn lại nói về quyền hạn, tổ chức và điều hành… của Toà Án.


    Theo quy định, Đạo Luật Rome sẽ có hiệu lực sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn. Senegal là quốc gia phê chuẩn đầu tiên và quốc gia thứ 66 đã phê chuẩn vào ngày 11 tháng 4 năm 2002. Đạo Luật Rome có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2002. Toà Án Hình Sự Quốc Tế cũng được mở ra trong năm đó tại The Hague, Netherlands. Hiện nay đã có 110 quốc gia phê chuẩn Đạo Luật Rome và trở thành quốc gia hội viên (State party) của đạo luật này. Quốc hội Hoa Kỳ đã không phê chuẩn đạo luật này, nên Hoa Kỳ không phải là quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome.


    Toà Án Hình Sự Quốc Tế là một tổ chức quốc tế độc lập, không trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Điều này có nghĩa là Toà Án Hình Sự Quốc Tế độc lập về quyền tài phán, xét xử. Kể từ ngày 1-7-2002 trở đi, các quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome phải chấp nhận quyền xét xử (jurisdiction) của Toà Án Hình Sự Quốc Tế về những tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome khi những tội ác đó diễn ra tại các nước hội viên. Công dân của các quốc gia không phải hội viên (non State party) gây tội ác trên lãnh thổ của các quốc gia hội viên cũng phải chịu sự xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.



    Công Tố Viên Trưởng của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The ICC’s Chief Prosecutor) bắt đầu thụ lý và mở một cuộc điều tra về một vụ án khi nhận được tin tức về tội ác đang diễn ra do các quốc gia hội viên hoặc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chuyển tới. Ngoài hai nơi cung cấp tin tức nói trên, Công Tố Viên còn có thể nhận tin tức từ các nguồn cung cấp khác như các cá nhân hay các tổ chức ngoài chính phủ (non-governmental organizations).


    Khi tội ác diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia không phải hội viên, chỉ có Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới có quyền chuyển thông tin về những tội ác đó cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Đây là trường hợp đã được áp dụng đối với Sudan, một quốc gia không phải hội viên. Bằng Nghị Quyết; số 1593 năm 2005, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã chuyển tới Toà Án Hình Sự Quốc Tế tình trạng tội ác đã và đang diễn ra tại Darfur. Phòng công tố đã mở các cuộc điều tra, và ngày 14-7-2008, Toà Án đã ban hành trát bắt giữ Ahmad Muhammed Harun (Ahmed Haroun), Bộ Trưởng Nội Vụ của Sudan và Ali Muhammed Ali Abd-Al-Rahman (a.k.a Ali Kushayb), một tư lệnh dân sự. Hai người này bị quy trách nhiệm về các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh đã và đang diễn ra tại Darfur. Chính quyền Sudan đã từ chối bắt giữ và giải giao hai nhân vật nói trên cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


    Ngày 14-7-2008, Công Tố Viên Luis Mereno-Ocampo đã trình bày những chứng cứ chứng minh rằng Tổng Thống Sudan phải chịu trách nhiệm về các tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đã và đang diễn ra tại Darfur. Ngày 4-3-2009, Toà Án Hình Sự Quốc Tế đã ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Omar Hassan Al-Bashir của Sudan để trả lời trước công lý về năm tội ác chống nhân loại được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome:



    • 1.Tội giết người (Murder),

      2. Tội huỷ diệt chủng tộc (Extermination),

      3. Tội cưỡng bức chuyển vùng cư trú (Forcible transfer),

      4. Tội hành hạ (Torture),

      5. Tội hiếp dâm (Rape),




    và hai tội ác chiến tranh được dự liệu tại Điều 8 của Đạo Luật Rome:



    • 1. Tội cướp bóc (Pillaging),

      2.Tội trực tiếp tấn công có chủ tâm vào cư dân hay những cá nhân không đứng vào phe nào trong cuộc tranh chấp thù địch.




    Cùng với việc ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Bashir, Toà Án Hình Sự Quốc Tế cũng gửi một công văn yêu cầu nhà cầm quyền Sudan giải giao Tổng Thống Bashir cho Toà Án. Theo Nghị Quyết số 1593 năm 2005 của Hội Đồng Bảo An LHQ đã nói ở trên, chính quyền Sudan có bổn phận phải hợp tác với Toà Án. Tuy nhiên, không có hy vọng chính quyền Sudan sẽ bắt và giải giao Tổng Thống Sudan cho Toà Án. Chính quyền này đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không nhìn nhận thẩm quyền của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


    Nếu Tổng Thống Bashir không ra trình diện hoặc chính quyền Sudan không giải giao ông này cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế, ông ta sẽ bị coi như một kẻ đang đào tẩu, trốn tránh công lý (a fugitive from justice). Và kể từ nay, khi nào ông Bashir bước chân ra khỏi Sudan, đến một quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome và ngay cả những quốc gia không phải hội viên nhưng sẵn sàng hợp tác với Toà Án, ông ta sẽ bị bắt và giải giao cho Toà Án để trả lời trước công lý về những tội ác mà ông ta phải chịu trách nhiệm.






    Một điều quan trọng cần ghi nhận rằng lệnh bắt giữ để đưa ra toà án xét xử một tổng thống đang tại chức vì những tội ác chống nhân loại, tội ác chiến ranh…là hồi chuông cảnh báo nghiêm khắc cho những kẻ cầm quyền đang phạm những tội ác chống nhân loại có tổ chức quy mô tại Việt Nam như những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn sang, Nguyễn Tấn Dũng... rằng chúng sẽ phải đối diện với công lý bất kể quyền lực và cương vị của chúng.


    Tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH đã hiển nhiên không thể chối cãi. Ngoại trừ một số rất ít hài cốt của họ đã đuợc thân nhân tìm cách chạy chọt cải táng, tuyệt đại đa số 165,000 bộ hài cốt còn lại đã và đang bị cộng sản chôn giấu để thủ tiêu với chủ tâm trả thù. Chánh phạm của tội ác chống loài người này là tên Lê Duẩn và các thủ phạm tiếp theo là những tên Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải… và ba tên tòng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng. Ngoại trừ những tên đã chết, tất cả những tên còn sống - sớm hay muộn - sẽ phải ra trước vành móng ngựa để trả lời về những tội ác giam cầm phi pháp và thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH và nhiều tội ác khác mà chúng đã phạm đối với dân tộc Việt Nam trong suốt thời gian kể từ khi chúng cướp được chính quyền bằng khủng bố từ ngày 19/8/1945. Đảng cộng sản VN, một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, là một tổ chức tội ác tay sai Cộng sản quốc tế. Sớm hay muộn, tội ác phải bị trừng phạt.


    Ngụy quyền Việt Cộng không ký và phê chuẩn Đạo Luật Rome, nên cộng đồng người Việt hải ngoại không thể trực tiếp chuyển các tội ác chống nhân loại của chúng cho Công Tố Viên của Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Tuy nhiên, chúng ta có thể tố cáo tội ác của chúng đến Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ (United Nations Human Rights Council) để yêu cầu uỷ ban này mở cuộc điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH và chuyển thông tin về những tội ác này cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để chuyển tiếp tới Toà Án Sự Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Sự kiện này đã có tiền lệ và chúng ta có thể áp dụng.


    Trước dư luận quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế về tội ác trong cuộc chiến tại Gaza, ngày 3-4-09, Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ đã mở một cuộc điều tra về tội ác chiến tranh đã diễn ra tại dải Gaza trong cuộc chiến 22 ngày từ 27-12- 2008 tới 18-1- 2009. Toán điều tra gồm bốn chuyên viên cầm đầu bởi Thẩm Phán Richard Goldstone. Sau năm tháng điều tra, ngày 29-9-2009, Thẩm Phán Richard Goldstone đã trình cho Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva báo cáo kết quả điều tra gồm 575 trang và kết luận rằng cả Do Thái và Palestine cùng phạm tội ác chiến tranh mang tính chất tội ác chống loài người. Báo cáo yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ đòi hỏi cả hai bên trong cuộc chiến - trong thời hạn sáu tháng - phải điều tra và xét xử những kẻ phạm tội. Nếu hai phe không thi hành, tội ác sẽ được chuyển cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý.


    Ngoài sự kiện kể trên, sau đây là hai trưòng hợp điển hình về pháp lý quốc tế mà người Việt hải ngoại có thể áp dụng đối với những tên đầu sỏ Việt Cộng khi chúng ra khỏi nước.


    Ngày 14/12/09, trang mạng của báo Guadian.co.uk đã đưa tin về việc Ông Moshe Yaalon, Phó Thủ Tướng Do Thái, đã quyết định không đến tham dự một buổi lễ gây quỹ tại Luân Đôn trong tháng 11/09, sau khi được cảnh báo rằng ông ta có thể bị bắt giữ vì bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Quyết định của ông ta được đưa ra trong Tháng 10/09, một tuần lễ sau khi các luật sư của 16 người Palestine đã không thành công trong việc vận động một toà án tại Anh ban hành trát bắt giữ Ông Ehud Barak, Bộ Trưởng Quốc Phòng Do Thái, khi ông này viếng thăm Anh vì bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza.


    Cũng nguồn tin nói trên cho biết ngày Thứ Bẩy 12/12/09, một toà án tại Luân Đôn đã ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái, cũng bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Lệnh bắt giữ này đã được hủy bỏ vào ngày Thứ Hai 14/12/09 sau khi được biết Bà Tzipi Livni đã hủy bỏ, không tham dự một buổi hội họp tại Luân Đôn vào ngày Chủ Nhật 13/12/09. Toà án đã ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni chiếu theo yêu cầu của các luật sư đại diện cho các nạn nhân người Palestine trong cuộc chiến tại Gaza. Bà Tzipi Livni là thành viên của nội các chiến tranh và bộ trưởng ngoại giao của Do Thái khi diễn ra cuộc tấn công vào dải Gaza vào cuối năm 2008.



    Khi những người Palestine vận động một toà án của Anh quốc ban hành trát bắt giam Ông Bộ Trưởng Quốc Phòng và Bà cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái khi hai người này đến Anh quốc, họ đã dựa trên nguyên tắc pháp lý quốc tế về quyền xét xử phổ biến “universal jurisdiction or universality principle.” Quyền này dựa trên lập luận rằng tội ác đã phạm được coi như một tội ác chống lại tất cả “a crime against all” và bất cứ quốc gia nào cũng có quyền trừng phạt. Do đó, những nạn nhân và cũng là thân nhân của những người đã bị Việt Cộng thủ tiêu mất tích cũng có thể vận động để áp dụng nguyên tắc pháp lý quốc tế này đối với những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng… khi chúng bước chân ra khỏi nước và đến những quốc gia có áp dụng nguyên tắc pháp lý quốc tế về quyền xét xử phổ biến.


    Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam là tổ chức chính danh nhất đại diện cho cộng đồng người Việt hải ngoại để yêu cầu Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH. Nếu Việt Cộng từ chối không cho Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ vào Việt Nam để mở cuộc điều tra này, điều đó chứng tỏ rằng chúng tìm cách trốn tránh tội ác của chúng.


    Nếu chúng ta vận động mà LHQ - một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành Toà Án Hình Sự Quốc Tế - vì một lý do nào đó, không chuyển những tội ác chống loài người của Việt Cộng cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý, chúng ta vẫn còn cách đưa bọn tội phạm này ra trước công lý. Sớm hay muộn, chế độ cộng sản vô tổ quốc, phi dân tộc sẽ bị huỷ diệt. Chính những tên đầu sỏ đang tiếm quyền trong nưóc cũng đang thú nhận rằng chế độ của chúng đang tự diễn biến, đang tự chuyển hoá để tự huỷ diệt… Ngày đó không còn xa và một chính quyền chính thống của toàn dân Việt Nam sẽ hợp tác với LHQ để tổ chức một toà án hình sự đặc biệt có tính quốc tế như Toà Án Đặc Biệt tại Cam Bốt có tên Anh ngữ là Extraordinary Chamber in the Courts of Cambodia (viết tắt là ECCC) đang xét xử bọn tội phạm cộng sản Khờ Me Đỏ tại Nam Vang vì các tội ác chống loài người, tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng. Đây là một tiền lệ sẽ được thực thi tại Việt Nam sau này để xét xử những tên chánh phạm Việt Cộng đã phạm bốn nhóm tội ác có tính quốc tế được dự liệu tại Đạo Luật Rome trong suốt những năm tiếm quyền của chúng.


    Mang Việt Cộng, bọn tội phạm có tính quốc tế, ra trước công lý và mang công lý tới các nạn nhân của chúng là điều cần thiết bởi vì công lý là một thành tố không thể thiếu trong tiến trình hoà giải dân tộc. “Justice is an indispensable ingredient of the process of national reconciliation.” Dân tộc Việt Nam đã bị phân hoá và chia rẽ, xã hội Việt Nam đã bị băng hoại trầm trọng bởi những di sản độc hại mà chế độ phi nhân cộng sản đã để lại cho dân tộc suốt 80 năm nay kể từ khi Hồ Chí Minh lén lút du nhập cái chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Mang bọn tội phạm này ra trước công lý là để mang lại hoà bình cho xã hội. “Justice and peace go hand in hand.” Sau hết, mang bọn tội phạm Việt Cộng ra trước công lý là một bài học cho các thế hệ tương lai để tránh những vết xe đổ của lịch sử.






    Đi Vào Bất Tử


    165,000 quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã chết dưới đòn thù của cộng sản trong các trại tù cải tạo phải được tôn vinh là những người đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia dân tộc. Tổ quốc sẽ ghi ơn họ như đã ghi ơn những người chiến sĩ QLVNCH đã chiến đấu và hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ quê hương. Về phương diện tâm linh, tôi không tin rằng những người này đã chết mà chỉ tan mờ đi như hình ảnh những người lính trong cái điệp khúc của khúc ballad nổi tiếng một thời mà Đại Tướng Douglas MacArthur đã nhắc đến trong phần cuối của bài diễn văn từ biệt đọc tại Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 19-4-1951. Xin ghi lại nguyên văn và không chuyển ngữ:


    “Old soldiers never die; they just faded away.”


    Cũng xin ghi lại đây và không chuyển ngữ câu kết của bài diễn văn từ biệt nổi tiếng đã đi vào lịch sử của Đại Tướng MacArthur để những người lính chúng ta chiêm nghiệm.


    “And like the old soldier of that ballad, I now close my military career and just fade away, a soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty.”

    “Good bye,”


    Đây cũng chính là hình ảnh của những chiến binh QLVNCH, những người đã đi chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc dưới ánh hào quang dẫn đường của Tổ Tiên Lạc Việt và đi vào bất tử.


    Và những hình ảnh hiên ngang đi vào bất tử của người chiến binh QLVNCH khi bị sa cơ trong tay quân thù cũng đã được nhà thơ Cung Trầm Tưởng ghi lại trong bài hành Vạn Vạn Lý được viết tại một trại tù trong vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn vào năm 1977.




              
    VẠN VẠN LÝ
    (Tưởng nhớ những tù hùng tuẫn tử)
    Cung Trầm Tưởng



    Ngồi trùm lần bóng tối
    Nhìn mây đi lang thang
    Mây giăng xám hàng hàng
    Trời vào đông ảm đạm


    Chấn song đan u ám
    Sần sùi nhớp nhúa đen
    Ran ran nhạc dế mèn
    Nhởn nhơ cười chẫu chuộc


    Vỗ vỗ rơi tàn thuốc
    Phà khói vào hơi sương
    Xa xưa trống lên đường
    Tiếng quân hô hào sảng


    Nẻo cồn vàng bãi trắng
    Sa trường hề sa trường
    Tiết tháo quắc đao thương
    Chinh nhân ngàn dặm ruổi


    Gió lên như địch thổi
    Đưa ai qua trường giang
    Nay cô liêu bạt ngàn
    Tiễn ta vào bất tử


    Đau thương là vinh dự
    Chân đi hất hồng trần
    Anh hùng phải gian truân
    Hy sinh là tất yếu


    Ngựa phi dòn nước kiệu…


    Mưa về gióng lê thê
    Nai kêu nguồn đâu đó
    Xưa nay tù ngục đỏ
    Mấy ai đã trở về


    Vỗ vỗ rơi tàn thuốc
    Phà khói vào mông lung
    Hư vô đẹp não nùng
    Nụ hôn đời khốc liệt


    Cõi sầu ta tinh khiết
    Thép quắc vầng trán cao
    Phong sương dệt chiến bào
    Với máu xe làm chỉ


    Đã đi trăm hùng vĩ
    Xông pha lắm đoạn trường
    Về làm đá hoa cương
    Gửi đời sau tạc tượng


    Uống uống nguyên hàm lượng
    Sương trong cất đầy vò
    Sầu này thước nào đo
    Khi đao rơi kiếm gẫy


    Gió về lay lau dậy
    Sơn khê khói mịt mù
    Ngà ngà nhấp thiên thu
    Bay…bay…vạn vạn lý


    Tráng sĩ hề tráng sĩ!



    Cung Trầm Tưởng
    Hoàng Liên Sơn, 1977

              




    Trong khi viết bài này, tôi luôn luôn nghĩ đến những người bạn tù đã chết vì đòn thù của cộng sản trong đó có anh bạn tại trại 6, liên trại 2 tại Hoàng Liên Sơn. Chúng tôi cùng thuộc đội “lao động nặng.” Anh nằm cách tôi một người bạn. Vào một tháng cuối năm 1977, cả đội tù chúng tôi khoảng 50 người phải đi phát quang một khu đồi rộng 300 mẫu để trồng khoai mì. Khu đồi này cách trại giam khoảng 15km đường rừng. Ban ngày đi làm khổ sai; đêm đông về, đói và lạnh, chúng tôi phải ngủ trong những túp lều trống gió, mái che bằng những tấm nylon cá nhân, dựng tại chân đồi. Tuy là lính nhưng dáng người anh nho nhã. Trong đầu anh chứa cả một bộ từ điển bách khoa. Năm đó anh chừng 45 tuổi. Sau hai tháng khổ sai tại khu đồi 300, trở lại trại tù ít ngày thì anh chết vì suy dinh dưỡng và kiệt sức nhưng tinh thần anh luôn luôn vững mạnh. Giờ này, thân xác anh có thể còn đang bị cộng sản chôn giấu tại một góc rừng nào đó trong vùng Hoàng Liên Sơn trong nỗi đau khôn nguôi của vợ con anh. Tên anh là Đặng Vũ Ruyến, Trung Tá, Chánh Sở Địa Hình tại Đà Lạt.


    Kể từ ngày đó đến nay đã hơn 39 năm, mỗi khi nhớ đến Anh, tôi vẫn không tin là Anh đã chết mà Anh đang bay… bay vào Vạn Vạn Lý, và… fade away… vào nơi bất tử.




    Đỗ Ngọc Uyển
    (Khoá 4 Thủ Đức)
    SanJose, California


    ------------------------------------------------



    Tài liệu tham khảo:


    https://hon-viet.co.uk/DoNgocUyen_Toiac ... hVNCH1.htm

Kinh cung chi điểu

Đã gửi: Thứ sáu 31/05/24 10:18
bởi Hoàng Vân





  • Kinh cung chi điểu
    TLC Bùi Trọng Nghĩa/ K18TĐ





    Mẹ tôi qua đời đã được hơn ba năm, cụ mất ở tuổi thọ 93. Năm 1946 bà mới ở tuổi 28 đã là góa phụ! Bố tôi bị Việt-Minh giết bằng cái vồ đập đất đánh vào gáy rồi đạp thẳng xuống hố, lấp đất. Ông là đảng viên Việt-Nam Quốc-Dân Đảng. Vì thấm nhuần đạo lý Khổng Mạnh “tam tòng, tứ đức” nên mẹ tôi ở góa thờ chồng, nuôi con cho đến khi tay xuôi mắt nhắm. Tôi năm nay đã qua cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, cũng đang chờ để đi gặp mẹ mình; chứ không như “bác” Hồ ở tuổi già ước mơ được đi gặp cụ Mác cụ Lê!



    Người ở lại thương nhớ người ra đi. Nhớ bóng, nhớ dáng, nhớ lời, nhớ tiếng, nhớ tập tục, nhớ thói quen v..v.. Phần tôi, tất nhiên cũng không tránh khỏi tâm trạng đó. Những kỷ niệm, những lời mẹ dạy thì không sao kể xiết.. tất nhiên có cái nhớ cái quên! Thế nhưng đặc biệt câu nói mà mẹ tôi lẩm bẩm suốt quảng đời bà: “tôi như con chim chết hụt” mỗi khi có ai nhắc tới Việt-Minh, Việt-Cộng; thì anh em, vợ chồng, con cái, cháu chắt chúng tôi không bao giờ quên được!



    Tội nghiệp mẹ tôi, tại sao bà lại mang nặng cái tâm trạng “kinh cung chi điểu” kia suốt đời bà? Chẳng lẽ cái “đồng bào” Việt-Minh, Việt-Cộng kia là cái hoảng sợ đeo đẳng nặng nhọc cho tới ngày bà nhắm mắt? Chồng bà yêu Nước, chống “Tây”, bị “đồng bào” Việt-Minh lấy vồ đập đất đánh vào gáy chôn sống; Con bà thì được “đồng bào” Việt-Cộng “thống nhất đất nước” và cái “không có gì quý hơn độc lập tự do” cho đi “học tập cải tạo” mút mùa nơi rừng thiêng nước độc miền Bắc! Thế là mẹ tôi thân già còm cõi lại phải gánh gồng vượt ngàn dặm tiếp tế nuôi con!



    Bà có người anh ruột, ly khai gia đình theo Việt-Minh từ khi mới 15 tuổi thơ. Năm 1954, khi tiếp thu Hà-Nội, ông vội vàng tìm em. Tay mới vừa bắt, mặt mới vừa mừng thì lời nói đầu tiên đầy sợ sệt hoảng hốt: “cô hãy tìm đường vào nam ngay!..”. Và rồi, sau 30/4/1975,lại một lần nữa, ông vội vào Nam tìm gặp em mình. Dù đã hơn 20 năm sau, vẫn tâm trạng sợ sệt hoảng hốt như xưa, ông nghẹn ngào: “sao không đi Mỹ? Khổ rồi!!”



    Gần trọn cuộc đời cống hiến cho “cách mạng”, tới lúc gần đất xa trời, ông được “Bác” và “Đảng” chiếu cố, cấp cho cái gốc cây đa ở đầu làng: Căng cái bạt, đóng cái kệ, kê cái ghế... làm nghề “lao động là vinh quang”: Hớt tóc! Miệng ông luôn lẩm bẩm: “bị lừa.. bị lừa!!”. Và nỗi uất ức “bị lừa” này khiến ông vẫn cứ lẩm bẩm câu ấy tới tận giây phút nhắm mắt lìa trần.



    Trong suốt những năm dài “học tập cải tạo”, tôi được người của “đỉnh cao trí tuệ” “giáo dục” rằng “khỉ là tổ tiên của loài người”; Và tiến trình văn hóa bắt đầu từ “đồ đá.. đồ đồng… qua tới đồ “Độc”, đồ “Đểu”; Sau cùng, tiến lên “Tư-Bản Xã-Hội Chủ-Nghĩa!”.



    Vậy thế nào là đồ “Độc”?



    Tôi có người bác họ, trước ngày 30-4-1975 ông nhất định ở lại, không theo vợ con di tản. Ngày đó ông đã ngoài sáu mươi, người hom hem như cây sậy, ông nghĩ ở lại chắc Việt cộng chẳng tính tới ông, vì suốt cuộc đời ông chỉ là một anh thư ký quèn! Cái nghề cạo giấy, trói gà không chặt, lính Việt-Nam-Cộng-Hòa chê!



    Thế nhưng ngày “đại thắng mùa xuân”, lính “cụ Hồ” vào Sài-Gòn chia nhau đóng quân rải rác trong nhà dân. Nhà ông bác tôi cũng bị “chiếu cố”. Mười tên cán ngố “cơm niêu, nước lọ” ở nơi rừng rú đã quen, nay vào thành phố văn minh, không biết sử dụng những tiện nghi “hiện đại”! Ăn ở bừa bãi, bê bết, bẩn thỉu, bụi bậm v..v.. Bác tôi không chịu được, ôn tồn đề nghị họ luân phiên ở các nhà khác. Chúng không chịu.. ở lì! Bác tôi khóa nước, tắt điện. Ông bắc võng nằm trước nhà nhìn chúng sinh hoạt. Cuối cùng chúng chịu thua, dọn sang nhà hàng xóm. Khi ra khỏi cổng nhà, tên đội trưởng quay lại nói: “Rồi mày sẽ biết tay ông!”.



    Vậy thì “tay ông” ra sao?



    Chị người làm sau ngày “giải phóng” đã xin nghỉ, đột nhiên trở lại thăm ông. Sau những câu hỏi thăm tình nghĩa, chị góp ý: “Bà và các cô cậu ra đi để lại ông một mình, nay ông phải tự lo mà sống, con đề nghị ông mang cái bàn nhỏ và cái máy đánh chữ ra để ở đầu ngõ, đánh máy thuê, may kiếm được đồng vào đồng ra cho qua ngày”. Sau khi chị người làm giã từ, ông suy nghĩ thấy có lý. Ngay hôm sau, người qua lại đã thấy ở đầu ngõ xuất hiện một ông già đánh máy thuê.



    Ngày qua ngày, tạm đủ sống. Ông nghĩ tới chị người làm trung thành tốt ý mà mang ơn!



    Thế nhưng, chợt một hôm chị người làm lại xuất hiện. Lần này chị mang đến cho ông một tin mừng, chị đưa ra một xấp giấy đề cập tới những người làm sở Mỹ trước kia sẽ được Mỹ can thiệp cho đi, đặc biệt với ông vì có bà nhà đã làm sở Mỹ. Chị yêu cầu ông gấp rút đánh máy ra nhiều bản để chị bán cho những người làm sở Mỹ còn kẹt lại, và hẹn hôm sau chị trở lại.



    Ông thức gần trắng đêm để đánh vội ra nhiều bản, và chờ! Tội nghiệp, Thay vì chị người làm “trung thành” thì là những tên công an áo vàng ập đến! Khám xét, hò hét.. Rồi cái gì xảy đến? Ông bị bắt vì tội “âm mưu phát tán tài liệu phản động”. Còng tay, bỏ tù, giam ở nhà tù Phan-đăng-Lưu. Sau đó đưa đi đâu không ai hay biết, vì không có thân nhân! Cuối cùng, không bao giờ ông trở lại mái nhà xưa! Căn nhà của ông ít lâu sau người ta thấy có người ở, lớn bé, nói tiếng Bắc giọng léo lắt, lượn lẹo.. khó nghe.



    Hơn ba mươi năm qua, các con ông mòn mỏi tìm xác cha mình nhưng vẫn biệt vô âm tín. Tóc họ đã hoa râm, nhưng hàng năm vẫn thay phiên nhau về quê cũ, đứng trước cửa nhà xưa, tay cầm nén nhang tưởng nhớ cha mình, hồi tưởng một thời thơ ấu trong căn nhà êm ấm hạnh phúc của một thuở đất nước thanh bình thịnh vượng! Phần tôi, trong âm thầm tận cùng ở đáy lòng, tôi ước mơ ở tuổi già, tôi và họ quên được những hận thù để nhẹ nhàng ra đi. Nhưng dễ gì! tâm tư nào hóa giải được nỗi đau tình phụ tử, lòng hiếu đễ?



    Ngày giỗ mẹ tôi, đứa cháu lớn hỏi tôi rằng: “Cụ nội bị 'kinh cung chi điểu', thế còn ông nội thì sao?”. Tôi không trả lời, vì ở tuổi chúng chưa biết gì về hận thù! Thế nhưng câu hỏi đó đã đánh thức trong tôi niềm đau ngủ yên của những năm tháng tù đày. Những cái “Độc”, cái “Đểu” của người Bắc Việt-Cộng ở những ngày xa xưa nơi rừng thiêng nước độc mà tôi và các chiến hữu của tôi đã nhiều lần chết hụt lạnh người, lại từ ký ức lũ lượt trở về.



    Vậy thế nào là đồ “Đểu”?



    Ngày 29-6-1976 trên bến Hạ-Lý, Hải-Phòng, miền Bắc, trước mặt chúng tôi (những tù bại binh biệt xứ), một tên bộ đội sau khi dựng chiếc Vespa màu xanh dương (cướp được từ miền Nam), hắn chậm rãi mở cốp xe lấy ra một lá cờ vàng ba sọc đỏ rồi từ từ hắn lau xe, hắn lau khắp “thân thể” cái xe. Cuối cùng khi lau tới cái yên xe, hắn quay mặt nhìn chúng tôi.. cười đểu. Ngày đó tôi ghi nhận được nỗi đau đớn uất hận hằn lên khuôn mặt những đồng đội tôi! Những ánh mắt đổ lửa của thân phận tù đày ở ngày xa xưa đó, còn đeo đẳng tôi tới hôm nay!



    Cũng chính ngày đó, trước khi chích ngừa tù binh, tên bác sĩ Việt-Cộng qua loa phóng thanh, hắn cao giọng nói: “Đây là miền Bắc Xã-Hội-Chủ-Nghĩa lành mạnh, các anh sẽ được tiêm phòng để ngừa những bệnh truyền nhiễm của miền Nam ở trong người các anh”. Thế nhưng mỉa mai thay, chỉ ít tháng sau, Sài-Gòn bị dịch ghẻ ngứa chưa từng có, tràn lan khắp nơi. Người dân nhỏ to: “bộ đội và bọn thổ phỉ miền Bắc mang vào!”



    Một tên cai tù trả lời “anh vào hỏi nợn” sau khi một chiến hữu của tôi hỏi xin hắn cho nhặt những mẩu đầu gân khoai mì mà lợn chê, nằm dưới hố rác đã nhiều ngày. Tôi không sao quên được nét mặt thèm khát và thất vọng của người chiến hữu ấy! Thật là đểu cáng và tàn nhẫn. Làm sao có thể tìm được trên trái đất này một tên cai ngục đểu độc như tên cai tù Việt Cộng kia?



    “Ngụy quân, ngụy quyền”. Trong một lần khác, một tên cai tù nhẹ nhàng kể với tôi:



    “Thời thơ ấu, hắn và các bạn thường nghịch ngợm phá phách hàng xóm. Mỗi lần hư hỏng như vậy, mẹ hắn thường chửi hắn “thằng ranh con nghịch như ngụy”.” Sau đó hắn nhìn tôi cười đểu. Những cái đểu như đã có sẵn bàn bạc khắp trong người dân thường cho đến kẻ lãnh đạo ở miền Bắc Hồ-chí-Minh khi còn sống, đánh chiếm miền Nam, ông xúi bọn Mặt-Trận Giải-Phóng Miền Nam rằng: “Miền Nam đi trước, về sau”. Bọn Nguyễn-hữu-Thọ, Nguyễn-thị-Bình, Trịnh-đình-Thảo, Trần-văn-Trà v.v.. tưởng bở, cắm đầu đánh chí mạng! Sau 30-4-1975, Mặt-Trận bị giải tán; Lính nón tai bèo cùng những thủ lãnh lũ lượt lơ láo bị cho về vườn.



    Bọn Bắc Việt Cộng-Sản chính hiệu tràn vào. Cướp của, lấy nhà, chia nhau chức trọng quyền cao; Tham ô, hủ hóa, ăn cắp, ăn trộm v.v.. Mà “mức độ lẫn cường độ” tăng lên mãi tới ngày hôm nay! Kết quả, dân chúng Nhật-Bản phải phong cho Đảng và Nhà-Nước Việt-Cộng cái tên là “Tập đoàn lãnh đạo ròi bọ!”



    Trong cuộc cầu nguyện lặng lẽ cho hòa bình của giáo dân ấp Thái-Hà, đòi lại đất đai của giáo xứ bị cướp cạn từ nhiều năm qua, đã bị con cháu “bác Hồ”, người “đầy tớ nhân dân”, chơi đểu bằng trộn lẫn nước tiểu và phân người, rải rắc vung vãi khắp nơi quanh nhà thờ. Cuối cùng, cả đức Tổng-Giám-Mục Hà-Nội lẫn giáo dân “chào thua”! Phần đất đó được bọn người “đểu” biến vội thành công viên Thiền sư Thích nhất Hạnh sau bao năm lưu vong, được chúng cho phép về quê hương yêu dấu! Hí hửng dẫn theo cả đoàn tăng ni Việt có, Tây có, rầm rộ cờ xúy diễn hành từ Nam ra Bắc.. Cầu siêu.. Cầu hồn.. Được chủ tịch nhà nước Việt cộng Nguyễn minh Triết khen: “Thiền sư Thích nhất Hạnh và đoàn tăng thân Làng Mai đã có những đóng góp tích cực vào hoạt động tôn giáo ở Việt Nam..” Được lời như cởi tấm lòng, thiền sư vội vàng bỏ ra cả triệu đô la Mỹ, lập dựng tu viện Bát-Nhã ở Bảo Lộc, tập trung được 400 tăng sĩ nam nữ. Mới chưa được bao lâu thì nhà nước xem ra thấy không ổn, bèn cho bọn côn đồ lưu manh tới phá phách, dùng bạo lực đánh đuổi tăng sĩ ra khỏi chùa! Dư luận đàm tiếu thì Nhà Nước giải thích đó là hành động tự phát của nhân dân!



    Những đòn “đểu, độc” không những chỉ ra chiêu với đối tượng không phải Cộng Sản, mà ngay trong đảng viên CS chính hiệu cũng chơi nhau sát ván! Đơn cử như ông Nguyễn minh Triết, viện trưởng viện triết học Mác và Lenin của Hà-Nội được Nhà nước cho qua Mỹ chữa bệnh. Ngày 28-9-2005, ông “Triết gia” Triết phát biểu tại trường đại học Harvard về tính chất không thật của chủ nghĩa Marx và Engels, đồng thời đề nghị dân chủ cho Việt-Nam. Khi trở lại Sài-Gòn, liền bị một nhóm côn đồ dến trước cổng vứt phân người vào nhà ông. Ông đưa đơn khiếu nại thì chính quyền giải thích đó là hành động tự phát của nhân dân!



    Gần đây nhất là vụ cướp đất trắng trợn và tàn bạo. Khổ chủ là Đoàn văn Vươn, một cựu bộ đội ở huyện Tiên-Lãng Hải Phòng, bị nhà nước phá nhà, cướp đất công khai bằng bạo lực. Bị đẩy vào đường cùng, Đoàn văn Vươn đã dùng súng và lựu đạn để chống lại sự ức hiếp tàn bạo đó. Sự kiện chính những người “cùng là Việt-Cộng” chơi đểu lẫn nhau đã không thể che dấu được dư luận trong nước và thế giới. Cuối cùng Đoàn văn Vươn bị bỏ tù, nhà cửa bị giật sập, san bằng. Chủ tịch huyện tuyên bố: “nhân dân bức xúc vì hành động sai trái của Đoàn văn Vươn nên kéo nhau tới san bằng nhà của anh!!..”



    Bây giờ, tháng này, ba mươi bảy năm về trước, ngày 30-4-1975; ngày mà miền Nam than yêu rơi vào tay bọn Bắc Việt-Cộng. Chúng cướp bóc, bỏ tù, trả thù, chém giết, đày đọa... Đất nước gặp khổ nạn! Cả miền Nam tràn ngập máu lửa, hừng hực hận thù. Kinh hoàng, hoảng hốt, người dân lành vô tội ùa nhau băng rừng vượt biển chạy trốn! Người chết nổi, kẻ chết chìm, xác người bồng bềnh phủ kín biển Đông! Người dân miền Nam gọi tháng đó là “Tháng Tư Đen”!



    Bản thân tôi giờ đây có được những tháng năm cuối đời sống bình an, hạnh phúc, no ấm, an nhàn ở đất nước tự do này là nhờ tấm lòng nhân ái của người chủ nhà, một dân tộc hiếu khách, hiền hòa, thẳng thắn và.. ngây ngô trước những cái “độc”, cái “đểu” của kẻ khác! Cho nên, những năm tháng còn lại ở cuối đời, tôi thường tự nhủ: “ơn hãy đền, nhưng thôi.. oán đừng trả!” Ơn cha ơn mẹ, ơn bạn bè thân thích; ơn đồng bào miền Nam yêu thương, hiền hòa; ơn tổ quốc miền Nam tự do no ấm; ơn dân tộc Mỹ cưu mang dung chứa... Tôi sẽ đền ơn họ bằng sự kiên định lập trường ở biên giới Quốc-Cộng: Không chao đảo, bấp bênh, bội bạc! Còn đối với đất nước của người nhà chủ này, tôi nghiêm khắc với con cháu mình trong học hành, phát huy, tận tụy, nỗ lực, tận tình đóng góp cho xứ sở mà chính mình đang dung thân!



    “Oán không trả”! Những vết thương tuy đã đóng vẩy liền da qua nhiều năm tháng.. Thế nhưng gặp phải những ngày trở mưa trở gió, tránh sao không khỏi nhức nhối? Nhiều bạn trẻ trách tôi rằng: “sao cứ thấy hình ông Hồ-chí-Minh thì phát dị ứng khó chịu?” Tôi thừa nhận điều đó. Vì chính ông ta là “cây cung” đã làm hoảng sợ mẹ tôi, bác tôi, bản thân tôi và những người tôi thân thiết.



    Từ biệt quê hương yêu dấu đã lâu năm, lòng hoài cảm, tình hoài hương luôn chập chờn thôi thúc... nhưng chưa một lần thực hiện được. Cũng chỉ tại cái “cây cung Hồ-chí-Minh” kia in trên đồng tiền ở Việt-Nam đang luân lưu trên tay người dân mua bán, tiêu xài. Về thăm quê hương yêu dấu mà phải để cả triệu đồng tiền giấy có hình ông Hồ trong túi quần túi áo của mình qua ngày qua đêm thì… kinh hoàng quá! Thôi thì quê hương yêu dấu dù có như chùm khế ngọt cũng đành nén lòng nhớ nhung... Chờ đợi vậy!





    TLC Bùi Trọng Nghĩa

    https://hon-viet.co.uk/BuiTrongNghia_Ki ... hiDieu.htm

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Thứ sáu 31/05/24 10:26
bởi Hoàng Vân






  • Thân phận người con gái
    “Sau ngày các bác vô đây”

    Nguyễn Nhơn







    Trước ngày các bác vô đây



    Ba tôi muốn chồng đâu vợ đó, muốn cho chúng tôi được đi học ở ngoài Bắc rồi có thể được du học bên Tàu bên Nga. Nghe nói vậy, má tôi còn sợ hơn nữa. Thế là ba tôi đành đi tập kết một mình và dắt người anh lớn của tôi theo và hứa sau hai năm sẽ trở về với gia đình sau cuộc tổng tuyển cử mà ông tin là cộng sản chắc chắn sẽ thắng. Cuộc chia ly nào cũng đau buồn, cũng mất mát. Kể từ ngày ba tôi ra đi má tôi mất đi cái diễm phúc được làm vợ của một nhà cách mạng, của một người đàn ông đẹp trai, lãng mạn, yêu vợ thương con. Nhưng bù lại má tôi được tự do chọn lựa. Kết quả của sự lựa chọn đó là chúng tôi được sống ở miền Nam, được hít thở không khí tự do và hiểu được thế nào là dân chủ. (*)



    Lúc mà các bác chưa có vô đây
    Cháu chưa có mặt trên đất nước này
    Má cháu còn đi đến trường mỗi sáng
    Đúng tuổi trăng tròn, đôi má hây hây.





    Kể từ ngày các bác vô đây



    Kể từ sau ngày các bác vô đây
    Ông Ngoại bỗng nhiên bị bắt, tù đày
    Bà Ngoại nhớ chồng rưng rưng mỗi tối
    Má cháu ưu sầu đánh mất thơ ngây.

    Hai năm sau ngày các bác vô đây
    Một sáng mùa Đông sương trắng giăng đầy
    Các bác đến nhà, lưng đeo súng đạn
    Bắt Má đi làm thủy lợi miền Tây.

    Một tháng đi làm thủy lợi miền Tây
    Má về ốm o, thân xác hao gầy
    Má ôm Ngoại khóc, thì thầm kể lể:
    Cán bộ hiếp con, có lúc cả bầy!

    Rồi cháu ra đời không Ba, có Má
    Ngoại vừa nằm xuống nên Má trắng tay
    Bán buôn tảo tần Má nuôi cháu lớn
    Dù không biết rằng Ba cháu là ai!

    Mười tám năm sau ngày bác vô đây
    Tài sản, cửa nhà không cánh mà bay
    Má cháu qua đời sau cơn bạo bệnh
    Còn gì bán nữa? – Ngoài thân cháu đây?

    Gần hai mươi năm sau ngày bác vô
    Cháu mười sáu tuổi thân xác héo khô
    Vậy mà phải bán, lấy tiền mua gạo
    Tính ra sáng chiều – chỉ khoảng một tô!





    Nguyễn Thành Bửu


    (*) Đặng Mỹ Dung - Yung Krall . Thân Phận Người Con Gái Của Cần Thơ







    Thân phận người phụ nữ hôm nay


    Kể từ ngày các bác vô đây

    Miền Nam bị tàn phá cướp bóc trắng tay

    Dưới chế toàn trị xã hội chủ nghĩa

    Tham quan cọng sản giàu nứt đố đổ vách

    Người dân nghèo mạt đói khổ khốn cùng

    Bươn đi tìm lối thoát

    Trai xuất khẩu lao động bán sức nuôi thân

    Gái xếp hàng trần truồng

    cho Hàn Đài cả chệt cọng chọn mua

    Làm vợ hờ hay ô sin

    Kể cả bán đi làm điếm

    Thảm hơn hết là chun container đông lạnh

    Hàng trăm nhân mạng vong thân

    Đó là thân phận gái nước Việt khốn khổ hôm nay





    Nguyễn Nhơn
    Cuối Thu trời ảm đạm _ 10/11/2019

    https://hon-viet.co.uk/NguyenNhon_ThanP ... cVoDay.htm

Hôm nay là Ngày Giỗ của Ba Tôi

Đã gửi: Thứ hai 03/06/24 06:07
bởi Hoàng Vân






  • Hôm nay là Ngày Giỗ của Ba Tôi
    Khánh Lưu






    - Ba con vẫn còn mất tích mà!



    Đó là cái lý của mẹ mỗi khi chị em tôi tính chuyện lập bàn thờ cho ba. Mẹ vẫn hy vọng một ngày nào đó ba sẽ đột ngột quay về.



    Lần cuối cùng ba về là tết năm Qúy Mão nhưng chỉ ở nhà được mỗi ngày Mồng Một là ba phải về đơn vị vì tình hình chiến sự ngày đó nóng lắm. Sau tết, tin từ các mặt trận ngày một xấu. Tây nguyên thất thủ, Quảng Trị đánh lớn rồi thất thủ, quân VNCH rút về Huế rồi co cụm tại Đà Nẵng. Tiếp đến là tin mất Tam Kỳ, Nha Trang, cuối cùng là trận cầm cự đẫm máu Xuân Lộc rồi miền nam thất thủ hoàn toàn.


    Từng ấy ngày diễn ra chiến sự, mẹ tôi đứng ngồi không yên. Không đêm nào bà trọn giấc, cứ thấp thỏm lo cho ba tôi giữa làn tên mũi đạn.


    Tin Sài Gòn giải phóng qua radio, mẹ tôi thở phào:

    - Vậy là hoà bình rồi! Hết đánh nhau rồi! Ba con sẽ sớm trở về thôi.


    Bà hy vọng sẽ một đêm có tiếng gõ cửa đánh thức để bà được ôm ba tôi khi ông đột ngột xuất hiện. Rồi tiếng gõ đợi chờ cũng đến. Đêm đó nghe tiếng gõ, mẹ bật dậy sung sướng: “Ba con về!”. Bà ào ra mở cửa. Bà và hai chị em tôi sững người. Không phải ba mà là ba người cách mạng. Một người mặc đồ dân sự, hai người còn lại mặc đồ bà ba mang súng.


    Mẹ tôi mời họ ngồi. Người cán bộ dân sự từ tốn:

    - Tôi đến hỏi tin tức anh nhà. Đã hơn một tháng vẫn chưa thấy anh ấy lên trình diện chính quyền cách mạng.



    Lúc đầu mẹ tôi nghe sợ nhưng nghe người cán bộ nói mẹ cũng an lòng, bà đáp:
    - Tôi cũng mong anh ấy về hoặc tin tức về anh nhưng đến nay vẫn chưa thấy. Khi nào ảnh về tôi sẽ bảo ảnh nhanh lên trình diện. Gia đình cũng mong các anh giúp đỡ, nếu có tin tức gì về chồng tôi xin báo cho gia đình tôi biết.


    Họ đi ra, để lại niềm hy vọng cho mẹ tôi hết tính bằng ngày, chuyển qua tháng rồi tính bằng năm. Ba tôi vẫn biền biệt.


    Những ngày sau đó là những ngày khốn khổ. Gia đình tôi là gia đình nguỵ quân. Mẹ tôi xoay xở đủ thứ để lo cho ba miệng ăn. Của cải rồi vật dụng trong nhà từ dây chuyền, hoa tai sau đến quạt máy, bàn là… cái gì bán được mẹ cũng bán để lo cho cuộc sống khốn khó của ba miệng ăn.


    Chị em tôi đi học lại nhưng ba năm sau chị phải ở nhà cùng mẹ bươn chải, bán bánh, bán xôi ở bến xe để có tiền lo cho cái ăn cái mặc và để nuôi tôi đi học. Khổ quá, dù cật lực cũng không đủ ăn, chị tôi xin đi công nhân đường sắt. Mẹ tôi thương con rướm nước mắt nhưng không còn đường nào khác. Tôi cũng muốn nghỉ học để đi kiếm việc làm nhưng mẹ nhất quyết không cho. Mẹ buồn buồn: “Chị con nghỉ học giữa chừng mẹ đau lòng lắm rồi, con mà nghỉ nữa, ba về mẹ ăn nói với ba sao đây!”


    Mẹ tôi vẫn hy vọng. Khắp trại cải tạo từ nam ra bắc, ai bà biết có người thân cải tạo cũng nhờ hỏi tin tức về ba tôi. Bà vẫn đợi chờ, không có tin trong nước, bà mong tin từ nước ngoài. Biết đâu ba tôi đã được định cư ở một quốc gia nào đó.
    Tôi tốt nghiệp cấp 3, định nộp đơn thi vào đại học nhưng đơn tôi đã bị gạt khi chưa kịp đến “vòng gửi xe” vì lời nhận xét trong lý lịch:

    Cha: Đại úy, sĩ quan ác ôn nguỵ.



    Tôi chán nản không thiết gì với tương lai giờ chỉ lo tìm việc gì kiếm được tiền giúp mẹ.


    Nghe ý định mở quán sửa xe đạp, mẹ tôi ủng hộ. Bà chắt bóp đồng tiền kiếm được và vay mượn thêm mua cho tôi bộ đồ nghề. Nhà tôi mặt phố nên tôi làm quán sửa xe ngay tại nhà.


    Từ sửa xe đạp tôi mày mò tìm hiểu rồi sửa được xe máy honda. Tuy không khá mấy nhưng cũng có được đồng tiền giúp mẹ. Năm năm sau chị tôi lấy chồng xa, mẹ tôi cũng yếu dần vì gánh xôi trên vai mẹ. Một hôm mẹ về bảo tôi:

    - Con nè! Mẹ nghe ngoài bến xe họ nói là từ nay thi đại học họ bỏ xét lý lịch. Hay là con nộp đơn thi thử.



    Tôi cười buồn:

    - Năm năm rồi, chữ thầy đã trả cho thầy, còn nhớ chi đâu mà thi hả mẹ!.



    Mẹ vận động viên:

    - Con từng là học sinh giỏi nhất trường mà! Con thử ôn lại hay đi học thêm, mẹ dành dụm được ít tiền chắc cũng đủ cho con học.


    Tôi tìm hiểu và đúng như mẹ nói. Trong công cuộc “mở cửa” nhà nước đã bước đầu “mở trói”, bớt phân biệt thái độ chính trị, trước hết là cho thành phần con em gia đình dính líu đến chế độ cũ được học đại học.



    Tôi bỏ ra ba tháng ôn luyện kiến thức cơ bản, vốn gần như quên sạch. Sau đó bằng đồng tiền tích cóp ít ỏi, tôi lùng mua các cuốn sách luyện thi đại học. Tiền mẹ cho, tôi xin ghi tên học mấy khoá luyện thi đại học cấp tốc.



    Đúng vậy, lần này làm lý lịch, phần chứng nhận của phường chỉ ghi: Lý lịch khai đúng như hồ sơ tại địa phương. Tôi nộp hồ sơ thi vào đại học kinh tế.



    Tôi đậu đại học. Mẹ tôi mừng phát khóc khi tôi đọc điểm thi trên giấy báo khá cao để khoe mẹ.



    Tôi vào trường đại học trong điều kiện cực kỳ khốn khó. Chị tôi không đủ sức lo cho gia đình chị thì làm sao có thể giúp tôi. Đôi vai mẹ cũng không còn sức nuôi tôi trên gánh xôi đi - về của mẹ. Tôi chống chọi với miếng ăn nơi thành phố đã khó huống gì việc học. May mà trong cái khó ló cái khôn. Trường đại học có một khoảnh đất hẹp, cỏ mọc giáp đường. Tôi lên ban giám hiệu trình bày hoàn cảnh, xin được đặt tạm cái lều chỗ đó để làm quán sửa xe. Thông cảm hoàn cảnh của tôi, nhà trường đồng ý. Vậy là tôi đã có cần câu cơm. Một buổi đi học, một buổi tôi thay bộ đồ, làm anh thợ sửa xe bên cái quán tềnh toàng với cái tên rất gợi: “Quán sửa xe Sinh viên”. Tôi sửa chủ yếu xe đạp cho sinh viên. Giá cả cũng rất “sinh viên” vì ai cũng nghèo mà!



    Qua gần 4 năm tôi bám trụ “cần câu cơm” để học và để mơ về tương lai của mình. Có lẽ ở trường tôi là sinh viên nổi tiếng với 3 cái nhất: Sinh viên già nhất, nghèo nhất và… giỏi nhất khoá.


    Giữa học kỳ 1 năm cuối, trường có buổi hội thảo về thị trường Châu Âu. Diễn giả là một tiến sĩ người Thuỵ Sĩ, Dr Moolie Hoods. Sinh viên tham dự phần lớn do tính hiếu kỳ vì ngày đó khái niệm “kinh tế thị trường” còn lạ lẫm lắm, có lẽ trừ tôi ra. Từ khi đọc được cuốn Economics: An Introductory Analysis của nhà kinh tế học người Mỹ, Paul Samuelson, tôi hiểu rằng kiến thức kinh tế học được ở nhà trường chỉ là hạt cát, nhiều khi những điều học từ giáo trình xem ra rất phản quy luật. Do vậy được tham gia dự thính buổi hội thảo với tôi là cơ hội qúy giá nhất để hiểu biết thêm về nền kinh tế châu Âu tư bản.


    Tôi chăm chú nghe ngài Hoods giới thiệu về kinh tế châu Âu trong giai đoạn tiền hợp nhất thành EU và tương lai sắp tới mà cứ há hốc mồm. Tôi không cần nghe qua phiên dịch, thậm chí người phiên dịch trong nhiều ngữ cảnh dịch rất tệ. Tiếng Anh với tôi cũng không khó khăn gì vì từ hồi 5 tuổi, ba tôi đã gửi tôi vào trường của hội Việt - Mỹ nên sau 7 năm, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thứ hai của tôi rồi. Thời gian gần đây tôi thích tìm đọc các sách báo bằng tiếng Anh và nghe đài nước ngoài nên vốn liếng Anh ngữ của tôi ngày được nâng cao.


    Sau bài giới thiệu về nền kinh tế châu Âu, ngài Hoods khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi để ông trao đổi, trả lời. Chỉ một vài sinh viên đứng lên dè dặt đặt câu hỏi mà kiến thức chủ yếu không vượt qua được những gì tiếp thu tại giảng đường.



    Vẻ thất vọng thoáng hiện trên khuôn mặt ngài Hoods. Đợi không còn ai hỏi nữa, tôi đứng dậy đặt câu hỏi bằng tiếng Anh. Mắt ông sáng lên đầy thú vị vì chỉ có tôi là sinh viên trao đổi trực tiếp bằng tiếng Anh với ông.


    Diễn đàn trở nên hấp dẫn vì cuộc trao đổi và tranh luận bằng tiếng Anh chỉ có tôi và ngài Hoods. Sinh viên chủ yếu ngồi nghe chứ phần lớn không hiểu hết chúng tôi tranh luận về đề tài, nội dung gì, chỉ biết rằng họ rất ngưỡng mộ mỗi khi tôi đối đáp bằng tiếng Anh và được ngài Hoods gật đầu kèm với nụ cười.


    Buổi chiều, khi tôi còn loay hoay trong bộ đồ dính đầy dầu mỡ để sửa xe thì bỗng nghe tiếng gọi: “Hi!”. Tôi ngẩng lên thì ngài Hoods tay cầm máy ảnh vừa nháy tôi một pô. Tôi đứng dậy chào, đưa tay bắt nhưng sực nhớ tay mình đang nhem nhuốc, định rụt về thì ngài đã bắt tay tôi lắc mạnh, cười tươi thân thiện: “No problem! you’re good!”. Tôi lấy chiếc ghế đòn, phủi bụi mời ông ngồi. Ông đưa máy ảnh chụp “gara” tôi thêm vài kiểu nữa rồi ngồi xuống ghế. Cứ tưởng sau buổi hội thảo khi sáng ông đã đi rồi. Ông bảo đoàn ông còn buổi chiều làm việc với nhà trường về việc tài trợ học bổng tương lai. Người phụ trách đoàn ông đang làm việc với ban giám hiệu, ông tranh thủ dạo chơi quanh trường chụp mấy kiểu ảnh làm kỷ niệm và không ngờ gặp tôi nơi đây. Ông hỏi tôi về gia đình, về tài chính học tập. Tôi kể sơ về hoàn cảnh của mình và cười chỉ bộ đồ nghề sửa xe bảo là “nhà tài trợ tài chính” cho tôi suốt 4 năm đại học. Ông cười, trong nụ cười chứa đầy thông cảm. Cuối buổi ông hỏi tôi là có khi nào nghĩ đến du học nước ngoài không? Tôi lắc đầu bảo là tôi sống được để học là nhờ cái “gara” này thì lấy tiền đâu mà ra nước ngoài. Chỉ mong học xong có được việc làm là mừng lắm rồi.



    Ông chia tay tôi bằng nụ cười với ngón tay “number one” cùng với một lời khen: “good!”

    Một tháng sau, một người bạn học báo là tôi có thư từ nước ngoài. Tôi mừng phát run, chạy lên văn phòng khoa. Cứ nghĩ là ba tôi ở một nơi nào đó gửi về. Nhưng khi nhận thư, xem lại là thư ngài Hoods gửi cho tôi. Tôi đọc thư. Dr Hoods kể rằng đã đọc qua học bạ của tôi, về nước ông đã trao đổi với viện công nghệ danh tiếng của Thuỵ Sĩ là ETH Zurich và xin cho tôi được 1 suất học bổng toàn phần để làm luận án Master sau khi tôi tốt nghiệp đại học. Kèm theo thư là các tài liệu giới thiệu về trường ETH Zurich cùng các mẫu đơn và bản hướng dẫn về hồ sơ xin học bổng.


    Dù không phải thư của ba nhưng tôi mừng khôn xiết. Úp lá thư ngài Hoods vào ngực tôi nhắm mắt cho cơn mơ vượt khỏi dải đất hình chữ S bay đến tận trời Âu.

    Tôi tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi. Theo hướng dẫn, tôi làm đơn và gửi cho viện ETH Zurich rồi chờ đợi. Một tháng, hai tháng tôi đợi thư trả lời từ Thuỵ Sĩ nhưng đến tháng thứ ba thì hy vọng trong tôi tắt lịm. Tôi lại quay về thực tại là mơ ước được một chân nhân viên quèn ở bất kỳ công ty nào để có việc làm.

    Trong cơn tuyệt vọng thì ngài Hoods như từ trên trời rơi xuống. Ngài quay lại Việt Nam tìm tôi vì tin chắc có chuyện không hay nào đó xảy ra với tôi vì ngài đã liên hệ với viện ETH Zurich. Họ báo rằng đã gửi thư chấp nhận đến 2 lần nhưng không thấy tôi liên hệ lại. Khóa học mới đã học 1 tháng nhưng không có tên tôi nên ông quyết định sang tìm tôi. Khi biết tôi chưa nhận được bất cứ thư nào, ông đã hiểu ra. Ông cầm tay tôi động viên: “Đừng từ bỏ hy vọng, anh bạn trẻ! Tôi sẽ làm hết sức mình”.


    Ông chia tay tôi bay ra làm việc và nhờ đại sứ quán Thuỵ Sĩ tại Hà Nội can thiệp. Chưa đến một tuần, hai thư chấp nhận của viện ETH Zurich gửi các tháng trước đã đến được với tôi.


    Nửa tháng sau tôi từ giã mẹ và chị, bay qua châu Âu bằng vé máy bay do ngài Hoods tài trợ.


    Năm sau, tôi đã xong luận án Master rồi được luôn học bổng toàn phần để lấy bằng tiến sĩ về kinh tế tại viện ETH Zurich danh giá. Thời gian học tập tôi luôn được sự giúp đỡ chân tình của Dr Hoods. Ông là ân nhân, là bạn và là đối tác của tôi sau này. Ngày nhận bằng tiến sĩ, tôi không có mẹ bên cạnh để tri ân nhưng tôi được hân hạnh có ngài Hoods thay mẹ trong buổi vinh dự trao bằng. Ngài rất tự hào về tôi. Hôm sau, một tờ báo Thuỵ Sĩ với tít: From a bicycle repair student to a doctor of the prestigious university.

    (Từ một sinh viên sửa xe đạp đến tiến sĩ của một đại học danh tiếng)


    Bài báo với hình tôi ngồi sửa xe mà Dr Hoods chụp năm xưa cùng với hình ảnh tôi tươi cười nhận bằng tiến sĩ hôm qua chiếm hẳn một trang báo. Thì ra bài là của Dr Hoods viết về tôi.


    Từ bài báo này, cùng với lời giới thiệu của Dr Hoods mà Viện Nghiên cứu chiến lược kinh tế Đông Nam Á Thuỵ Sĩ (gọi tắt là IESSAS) mời tôi về làm việc.

    Một năm sau, IESSAS mở văn phòng đại diện tại Việt Nam ngay trên thành phố quê tôi,. Tôi được cơ hội trở về với quê hương cùng mẹ, cùng chị.


    Tôi trở thành cầu nối giữa Việt Nam - Thuỵ Sĩ về quan hệ kinh tế. Các nhà đầu tư Thuỵ Sĩ qua giới thiệu của tôi đã đầu tư rất nhiều dự án tại Việt Nam đặc biệt là tại thành phố nơi tôi sống. Trường đại học kinh tế nơi tôi từng học, qua mối quan hệ với Dr Hoods tôi đã tìm được nhiều suất học bổng sau đại học cho các khoá sinh viên sau này.


    Trên Facebook cá nhân, tôi đặt ảnh ba tôi làm avatar và hình nền là ảnh tôi ngồi sửa xe năm xưa mà Dr Hoods chụp tặng tôi. Thỉnh thoảng mở facebook, tôi lại được nhìn ba tôi cười. Nhìn chân dung thời trai trẻ trong bộ quân phục lính dù mà tôi thầm ngưỡng mộ. Cám ơn ba, cuộc đời này con luôn tự hào được là con trai của ba. Tôi nhìn hình nền để được nhắc nhở rằng: Dù hôm nay tôi có là tiến sĩ danh giá thì quá khứ năm xưa, tôi đã từng là cậu sinh viên sửa xe đạp để tự nuôi mình.

    Một đêm, nghe messenger báo tin nhắn, tôi tỉnh thức, nhìn màn hình điện thoại, có ai đó nhắn cho tôi:



    - Xin chào!



    Tôi nhắn lại: “Xin chào!”



    Nhìn nick name là John Le, tôi đoán là một Việt kiều. Người đó nhắn tiếp:
    - Xin lỗi, cháu có phải là con trai của Đại úy Giang, Hoàng Thanh Giang, không?

    Tôi bật dậy, tim đập dồn. Tôi nhìn avatar của người đang chat. Đó là người đàn ông ở tuổi 70 trong quân phục lính dù, mũ đỏ giống quân phục ba tôi. Tôi đáp:



    - Dạ, đúng rồi, con là con trai của ba Giang. Bác biết ba con à?

    - Bác là Trung úy Tá, Lê Văn Tá là đại đội phó của ba con.



    Tôi mừng rơn mà tim đập thình thịch.

    - Vậy bác có biết tin tức gì về ba con không?



    Bác không đáp mà hỏi lại: - Vậy từ đó đến nay con không có tin tức gì về ba à?

    - Dạ không, con và mẹ không biết ba còn hay mất.



    Một lát lâu bác nhắn lại: - Ba con mất rồi!



    Dẫu biết câu trả lời sẽ không chút hy vọng nhưng lời chat của bác làm tôi không khỏi bàng hoàng.

    - Ba con mất ở đâu? Khi nào? Bác biết không?

    - Ba con mất trên cầu Sài Gòn vào buổi sáng 30/4/1975.



    Rồi bác kể: Sáng hôm đó đại đội ba tôi chỉ còn hơn 10 người. Vì bị truy kích nên phải rút về cố thủ trên cầu Sài Gòn. Cuộc giao tranh ác liệt vẫn chưa dừng lại. Quân số và súng đạn không thể đối chọi với quân “giải phóng”. Phải rút tiếp thôi! Ba tôi cùng hai đồng đội bò lên phía trước thu hút hoả lực địch để toán còn lại phía sau có cơ hội thoát lui. Khi Trung úy Tá cùng các chiến hữu về được bên trong cầu Sài Gòn thì hoả lực đã nổ tung khiến thân xác ba tôi cùng hai chiến hữu của ông bị hất tung lên rồi rớt xuống sông. Khi Trung úy Tá rút về đến ngã tư Hàng Xanh thì trên loa truyền thanh, Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng và yêu cầu các lực lượng quân đội VNCH bỏ súng.


    Tôi ngồi úp mặt vào lòng hai bàn tay. Tưởng tượng lại phút giây chiến đấu không cân sức nhưng bi hùng của ba tôi năm ấy trên cầu Sài Gòn mà nước mắt giàn dụa. Bình tâm lại tôi gọi điện thoại cho mẹ. Mẹ tôi nghe máy khi nghe tôi báo là đã có tin tức của ba. Câu đầu tiên mẹ hỏi là “ba con giờ đâu rồi?” Tôi ngậm ngùi kể lại nội dung vừa chat với bác Tá. Mẹ tôi im lặng nghe tôi kể, khi tôi nghe mẹ nấc lên trong điện thoại là mẹ tắt máy.


    Ngày hôm sau mẹ điện thoại bảo là tôi đưa mẹ vào cầu Sài Gòn được không? Tôi bảo được. Chiều hôm sau, theo chuyến bay, mẹ, chị và tôi vào Tân Sơn Nhất rồi đón taxi đến cầu Sài Gòn.


    Chúng tôi đi bộ dọc theo thành cầu mà mường tượng trận đánh cuối cùng năm xưa. Cầu Sài Gòn người xe như mắc cửi. Dưới cầu, sông Sài Gòn lượn lờ mang những mảng lục bình trôi về biển. Trong dòng nước bao la ấy, thân xác, thịt da ba tôi cùng với bao người của hai chiến tuyến và những người dân vô tội năm xưa, bao năm nay đã bị rửa trôi về cùng biển mặn. Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau vẫn còn ở lại với bao người trong đó có gia đình tôi. Mẹ thẫn thờ nhìn những mảng lục bình trôi xuôi như cố tìm dáng hình ba tôi trong ấy.


    Qua đến bên kia cầu, tìm được nơi, tôi thắp bó hương rồi trao nửa bó cho mẹ, nửa còn lại chị em tôi chia ra cắm xung quanh. Mẹ tôi quỳ hướng về sông, lâm râm khấn. Chắc trên trời ba tôi đã hiểu nỗi đau trong lời khấn của mẹ. Bà đã đi gần nửa thế kỷ trong thân phận người vọng phu. Mẹ tôi cắm phần hương trên mô cát gần đó để mặc cho làn khói bay xa. Tôi mong sao làn khói kia cuốn bớt nỗi đau trong lòng mẹ. Hương tàn hơn nửa, tôi bảo mẹ:

    - Thôi mình về đi mẹ.


    Mẹ không quay lại, giọng buồn buồn:

    - Hãy để hương cháy thêm lát nữa đi con.


    Hai chị em tôi lặng im, chắp tay đứng sau lưng mẹ, cứ để mẹ thì thầm từ tận đáy lòng với ba tôi trong cõi hư vô. Nén hương cháy hết, tắt hẳn, mẹ mới quay lại gật đầu:

    - Mình về thôi các con!


    Vậy là gia đình tôi chọn 30/4 là ngày giỗ ba tôi. Hôm nay là ngày giỗ đầu tiên của ba. Gia đình cũng vừa nhận được tin vui là bác Tá, chiến hữu của ba cũng về dự giỗ. Bác bảo rằng đây là lần về Việt Nam đầu tiên kể từ ngày bác định cư ở Mỹ. Trước khi đáp chuyến bay tiếp theo về thăm gia đình tôi, bác sẽ đến cầu Sài Gòn thắp hương tưởng niệm ba tôi cùng đồng đội bỏ mình ngày đó. Hy vọng cuộc tương phùng này, qua bác, gia đình tôi sẽ biết thật nhiều về đời binh nghiệp của ba, đặc biệt là trong những ngày cuối của cuộc chiến.


    Sáng nay tôi dậy sớm, sửa sang và dâng hoa bàn thờ ba trước khi đi dự buổi lễ kỷ niệm ngày “Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước” do Uỷ ban nhân dân thành phố mời. Vì tính chất trong quan hệ đối ngoại giữa cơ quan đại diện viện nghiên cứu với cấp chính quyền sở tại mà tôi không thể không dự.


    Buổi lễ diễn ra hết sức “hoành tráng”. Trước khi vị chủ tịch đọc diễn văn là các màn trình diễn múa vui văn nghệ. Các bài ca đi cùng các vũ điệu tái hiện những giây phút hào hùng của ngày chiến thắng năm xưa.


    Vị chủ tịch lên đọc diễn văn kỷ niệm ngày chiến thắng. Các điệp khúc “Mỹ cút, ngụy nhào”, “Chiến thắng vinh quang dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng” gần nửa thế kỷ được lặp lại trong giọng đọc đầy tự hào của vị chủ tịch. Trước khi kết thúc buổi lễ, dàn đồng ca lên sân khấu hát vang bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tôi quay lại, chỉ có quan khách ngoại giao nước ngoài, kể cả tôi là còn ngồi. Hầu hết hội trường đều đứng dậy hát theo trong nhịp vỗ tay tự hào.
    Khi người dẫn chương trình tuyên bố bế mạc, tôi đứng dậy. Vị chủ tịch thành phố tiến đến tươi cười bắt tay tôi. Ông cám ơn tôi vì đã tham dự cùng với lời mời trân trọng:
    - Hôm nay là kỷ niệm ngày chiến thắng, Uỷ ban có tổ chức buổi tiệc trưa long trọng, xin mời anh đến dự.


    Tôi cười đáp lại: - Rất cám ơn lời mời của anh nhưng trưa nay tôi không thể.
    - Anh bận việc gì à? Vị chủ tịch hỏi lại, tôi rời bàn tay ông còn đang nắm chặt, trả lời:

    - Hôm nay là ngày giỗ ba tôi.




    Khánh Lưu
    https://hon-viet.co.uk/KhanhLuu_HomNayL ... aBaToi.htm

Mất nước hai lần

Đã gửi: Thứ năm 06/06/24 20:45
bởi Hoàng Vân






  • Mất nước hai lần
    Lê Dinh






    Ba mươi tháng Tư năm 1975, ngày Việt Cộng chiếm miền Nam: VNCH, dân chúng ồ ạt bỏ xứ ra đi vì không thể sống chung với VC. Nghĩ rằng mình chẳng có làm gì, không có một chức quyền gì trong chế độ cũ, không đi chắc cũng chẳng sao, vì VC cũng là người VN như mình, lẽ nào, lẽ nào… nhưng cuối cùng rồi tôi cũng phải trốn đi, vì không thể nào sống chung với Việt Cộng được.



    Ba năm và bốn tháng sau đó, ngày 7 tháng 8 năm 1978, một ngày hãi hùng, trải qua biết bao hiểm nguy, khốn khó, gian khổ, vợ chồng và 3 đứa con nhỏ của chúng tôi, từ Saigon mới đến được bãi biển Vàm Láng (Gò Công), lên một chiếc ghe đánh cá nhỏ để rời khỏi VN trong đêm tối. Mà đi đâu? Chỉ biết có đi về hướng mặt trời mọc là dễ nhất vì đi về hướng Đông có thể đến Phi Luật Tân được. Trải qua 7 ngày, 6 đêm sóng gió thập tử nhất sinh vì là lúc gió mùa, đã 3 ngày mất hết thức ăn và nước uống, chúng tôi mới được một chiếc tàu buôn của Canada cứu vớt và 40 sinh mạng trên một chiếc ghe đánh cá nhỏ 2.5m bề ngang và 11m bề dài thoát khỏi làm mồi cho cá mập.


              

    Ghe đánh cá 2.5m bề ngang và 11m bề dài




    Tàu buôn của Canada: Avon Forest




    Trên boong tàu Avon Forest




    40 người chụp hình cùng với Thuyền trưởng tàu Avon Forest




    Thuyền trưởng McDougall, ân nhân cứu mạng

              



    Trước khi đi, tôi nghĩ rằng gia đình tôi, nếu may mắn sống còn, sẽ đến một nước tự do nào đó, được chính phủ quốc gia đó cấp cho vài mẫu đất xa xôi để trồng trọt, nuôi heo gà sinh sống. Nơi đó, có lẽ không có bóng một người đồng hương nào và chỉ sống chung với những người bản xứ mà thôi. Buồn lắm, nhưng thôi thì như vậy cũng được, làm thân tỵ nạn còn đòi hỏi gì hơn nữa, thoát khỏi nanh vuốt Cộng sản là may lắm rồi. Với hai bàn tay của những người quyết tâm xây dựng cuộc sống trong tự do, gia đình năm người chúng tôi có thể sống mà không bị hạch hỏi, phường kêu, khóm gọi, trình diện lên trình diện xuống, nay họp mai hành, làm khó làm dễ, như khi còn ở trong nước. Thằng con trai 16 tuổi của tôi – dù luật CS là 18 tuổi mới là tuổi đi lính – thế mà vẫn được giấy báo trình diện đi làm “nghĩa vụ quân sự”. Thằng nhỏ phải trốn trong hồ chứa nước trên mái nhà mỗi khi có phường khóm đến tìm. Rồi muốn cho an toàn hơn, tôi phải đến phường xin giấy phép đi đường, về Gò Công, lo lót chủ tịch khóm phường, đổi tên thằng nhỏ từ Lê Duy thành 1 cái tên khác, từ 16 tuổi xuống thành 14 tuổi để tránh tuổi phải làm "nghĩa vụ quân sự, đánh giặc" ở Cao Miên.



    Những năm đầu của cuộc đời mới nơi xứ người, tuy phải làm lại từ đầu, với hai bàn tay trắng, hai vợ chồng đi làm, 3 đứa con đi học, đời sống mới thật êm ả, ngày không lo âu, đêm không thao thức. Nhất là khi trời vừa chập tối, không đau tim khi nghe tiếng chó sủa, không hoảng sợ điếng hồn khi có tiếng ai gõ cửa bất thình lình. Tuy cuộc sống cực nhọc, nhưng có làm, có ăn, không như khi còn ở trong nước, có làm mà chẳng có ăn. Dần dần, đời sống được ổn định, dành dụm được chút tiền, mua một căn nhà giá rẻ, mua chiếc xe cũ để đi làm và để cuối tuần đi chợ mua thức ăn hoặc đi công việc. Nếu mà cuộc đời cứ mãi êm trôi như vậy thì còn gì bằng. Nhiều khi nhớ về cố hương, nhưng nghĩ lại non nước mình đã bị giặc miền Bắc chiếm rồi, thôi thì đành coi nơi miền đất xa lạ, tuyết lạnh này vĩnh viễn là quê hương thứ hai, sống ly hương và chết cũng ly hương, làm ma ly hương.



    Nhưng rồi cuộc đời tưởng êm đềm trôi qua, nào ngờ kẻ thù (VC) quyết không buông tha.



    Năm 1954, dù chúng được chia phân nửa đất nước Việt Nam, cứ tưởng đâu rằng chúng (VC) sẽ chăm lo cho đời sống của dân chúng ở bên kia vỹ tuyến 17, nào ngờ, với dã tâm và lòng tham lam vô bến vô bờ của con người CS, chúng muốn cướp luôn phân nửa phần đất còn lại và chúng đã thành công vào tháng Tư 1975. Rồi người dân lại ùn ùn bỏ xứ liều chết ra đi, tìm đất sống nơi chốn xa lạ, với những con người không cùng máu mũ, không quen biết, không nói cùng chung một thứ tiếng, Nhưng nào được yên. Chúng lại đưa người của chúng ra hải ngoại, theo bén gót người tỵ nạn, và với lối dụ dỗ, ngon ngọt cố hữu, chúng phỉnh gạt được những kẻ ham tiền, háo danh với ý đồ chinh phục nốt 3 triệu dân tỵ nạn Cộng sản đã xa lánh chúng. Chúng đưa nghị quyết… 36 kiểu của chúng ra, nào "xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải, người hải ngoại là khúc ruột nối dài…" và những kẻ không có lương tâm lại mắc bẫy, trở thành Việt gian, làm tay sai cho chúng.



    Mỗi năm đến ngày 30 tháng Tư, người Việt ly hương tưởng nhớ đến ngày đau buồn bất tận này, để mà căm thù CS bởi vì chúng cướp lấy mảnh đất trù phú miền Nam, nhưng chúng chỉ biết vơ vét của cải cho đầy túi tham của chúng thôi và bỏ mặc dân chúng thiếu ăn thiếu mặc, mất đất, mất nhà, mất tất cả tài sản, cơ nghiệp. Ngày 30 tháng Tư là ngày Quốc Hận, Hận mất xứ sở, hận quân tham ô, hận quân bán nước, buôn dân, hận quân vô học nhưng nắm quyền cai trị, ngồi lì trên sự khổ đau của người dân.



    Người Việt tỵ nạn Cộng sản, đến ngày 30 tháng Tư, dù không nói ra, nhưng muôn người như một, đều coi ngày này là ngày linh thiêng, lặng lẽ để tang trong lòng và âm thầm chờ một ngày mai tươi sáng, quân Cộng sản gian ác sẽ đền tội. Phần VC, chúng sợ nhất là lòng hận thù triền miên, cao như núi, sâu như biển, của người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại. Chúng không muốn ai nhắc tới hai chữ “Quốc Hận” nữa vì hai chữ này còn tồn tại thì tội ác của chúng luôn luôn được tô đậm, người Việt tỵ nạ Cộng sản hải ngoại không thể nào "hòa hợp hòa giải" với chúng, như chúng mong muốn. Vì vậy, bằng đủ mọi cách, chạy chọt tay trong tay ngoài, chúng vận động để xóa bỏ 2 chữ “Quốc Hận” và gọi đó là ngày mang danh từ mỹ miều là “Hành trình tìm tự do”. Tại sao không chọn một ngày khác? Họ có 364 ngày để chọn lựa mà? Chúng ta chỉ có một ngày, một ngày duy nhất, ngày đau buồn vì mất nước, ngày căm hờn quân cướp nước, ngày tủi nhục phải sống ở nước người mà họ cam đành tước đoạt. Có ai lấy ngày giỗ cha mình để làm ngày đám cưới cho con mình không? Nếu anh làm như vậy, người ta sẽ bảo anh là đứa con… đại bất hiếu.



    Vì hận mất nước, không thể sống chung với bè lũ Việt cộng được, người dân mới đi tìm tự do chứ khi không tự nhiên mà họ bỏ "đi tìm tự do" làm chi? Có gốc rồi mới có ngọn chứ. Chặt gốc đi thì ngọn còn gì? Chỉ có Canada là quốc gia duy nhất có một cái luật kỳ quái, chặt bỏ cái gốc “Quốc hận” trong lòng người Việt Nam và thay thế bằng cái ngọn “Hành trình tìm tự do”. Và đây chính là việc mất nước lần thứ hai. Mỗi năm đến ngày này, người Việt tỵ nạn Cộng sản ở Canada để tang cho đất nước, còn phe “thắng trận”, tìm được tự do, thì tiệc tùng, ca hát, nhảy múa ăn mừng đã đạt được mục đích. Họ bảo ngày mất nước là "ngày vinh dự" của họ. Trong khi đó ngày này ở trong nước, VC cũng ăn mừng ca hát nhảy múa đã cướp được miền Nam.



    Oái oăm thay cuộc đời! Cùng một ngày mà người tỵ nạn Cộng sản gọi đó là ngày mất nước, ngày tang chế, ngày đau buồn, còn một số người thì hí hửng gọi đó là ngày hạnh phúc, ngày vui vẻ, ngày vinh dự tìm được tự do. Tại sao có sự tương phản như vậy? Họ ngụy biện rằng "ngày 30 tháng Tư vẫn còn đó, các anh có muốn khóc lóc, muốn than van, muốn để tang gì đó thì các anh cứ làm chứ có ai cấm cản các anh đâu?". Nhưng mà họ – những con người không có tâm hồn – họ chỉ nhìn thấy bề mặt mà không nhìn thấy bề trái của sự việc. Mất ngày 30 tháng Tư trong tâm tưởng mới là đau lòng. Chúng ta, những người tỵ nạn Cộng sản ở Canada, trước việc bỏ nước ra đi năm 1975 là mất nước lần thứ nhất và ngày 23-04-15, ngày người ta nhẫn tâm xỏa bỏ ngày Quốc Hận là mất nước lần thứ hai. Lần trước là mất một cái gì thấy được, còn lần thứ hai này là mất đi một hình ảnh chúng ta tôn thờ trong tâm não.



    Chúng ta có một ngày bất di bất dịch, bất khả xâm phạm để tưởng nhớ, để thương tiếc, để nhắc nhở hận thù, thì chúng gian xảo, tráo trở, lấy một ngày khác đè lên, tước bỏ một tài sản tinh thần của chúng ta. Dần dần, thế hệ này qua thế hệ khác – khi thế hệ chúng ta không còn nữa – các thế hệ sau lớn lên, con cháu chúng ta rồi đây chỉ biết có ngày 30 tháng Tư là ngày vui mừng, ngày vinh dự… tìm được tự do, quên đi hận thù to tát là hận thù mất nước.



    Trời cao không thương người Việt tỵ nạn ở Gia Nã Đại, VC đã dã tâm cướp nước rồi đồng loại lại nhẫn tâm tước đoạt ngày thiêng liêng của những con người cùng khốn!




    Thư bất tận ngôn, tháng 6 năm 2015




    https://hon-viet.co.uk/LeDinh_MatNuocHaiLan.htm

VC thủ tiêu cả một dân tộc

Đã gửi: Thứ bảy 08/06/24 07:50
bởi Hoàng Vân





  • VC thủ tiêu cả một dân tộc
    07 Tháng Sáu 2024 _ Trần Văn Giang






    Mối họa mất nước, nô lệ hóa của Tàu đã thật sự hiện rõ ở Vệt Nam. Từ Bắc vô Nam, những địa thế chiến lược và khu đất đẹp, có lợi ích kinh tế lâu dài đã bị bán cho Tàu hết sạch; rao giá bao nhiêu tụi nó cũng mua; lính Tàu đội lốt nhân công trong các công trình xây cất lớn và các xí nghiệp sống đầy dẫy ở các thành phố lớn và cả thôn quê.

    Việc Việt Nam trở thành một tỉnh phía Nam của Tàu như Tây Tạng chỉ còn là vấn đề thời gian.

    Hà Nội: Sông Hồng bây giờ cạn nước, đê Yên Phụ ngày xưa người Pháp đắp để ngăn lũ lụt bây giờ nước chỉ còn ở đáy. Người “Tour guide” (“ngưởi hướng dẫn du lịch”), dân Hà Nội, nói rằng 5 năm nay, mực nước mùa lũ còn chưa tới 1/2 bờ đê. Du khách Tàu chiếm 60% cùng với “Tour guide” cũng là người Tàu. Họ được đi du lịch theo kiểu “Tour FREE,” nhưng được đưa vào những địa điểm mua đồ kỷ niệm.

    Đà Nẵng: 80% “resorts” và khu chung cư cao cấp dọc theo bờ biển là của Tàu. Rao giá bao nhiêu cũng mua, mà mua bằng tiền đô la & vàng. Ra đường, vào khách sạn, quay đi đâu cũng nghe tiếng Tàu.

    Nhatrang: 80% du khách là Tàu với "Tour guide" là Tàu, xài tiền Tàu. “Resorts” và khách sạn lớn/nhỏ đa số do Tàu làm chủ. Đi nghênh ngang ngoài đường ồn ào, xả rác, khạc nhổ rất mất vệ sinh và trật tự.

    Bình Dương: Khu công nghiệp công nhân Tàu tràn ngập với những khu nhà ở cho nhân công được rào kín và không cho người Việt vào. Căn cứ Sóng Thần bây giờ cũng của Tàu làm chủ rồi.

    Miền Tây: Vùng đồng bằng sông Cửu Long bây giờ như một miền đất sắp chết vì thiếu nước và vì 7 con đập của Tàu trên thượng nguồn ngăn nước nên lượng nước chảy xuống sông Cửu Long đổ ra biển yếu nên bị nước biển xâm nhập khiến các ruộng lúa quanh vùng bị ngập mặn.

    Ban Mê Thuột: Khai thác “Bô-Xít” ở Tây Nguyên, nhân công Tàu đa số là lính trá hình. Tụi nó đem cả xe cơ giới hạng nặng của quân đội vào lấy lý do là ủi đất khai thác “Bô-Xít.”





    Còn nhiều nữa với những điều mắt thấy tai nghe mà buồn đứt ruột, máu dồn lên tới đầu. Buồn hơn nữa là dân SG bây giờ rất thờ ơ với hiểm họa mất nước, nô lệ, chỉ lo ăn nhậu suốt ngày từ sáng tới tối, kể cả phái nữ lẫn con nít. Nhà hàng, khách sạn cỡ nào, giá nào cũng có. Bia rượu tràn lan từ mấy em chân dài tới con nít đều tự do nhậu thả dàn. 3:00 giờ sáng bàn nhậu ngoài lề đường vẫn còn đầy người.

    Sẽ cố gắng ghi lại tất cả những điều mắt thấy tai nghe, và hình ảnh cùng nhân chứng sống trong chuyến đi vừa qua bằng một bài ký sự nho nhỏ để các bạn biết thêm sau.




    Trần Văn Giang (ghi lại)
    https://hung-viet.org/p22826a30298/vc-t ... ot-dan-toc