Trang 2/3
Biển Đông : Vì sao Trung Quốc dịu giọng ?
Đã gửi: Thứ ba 30/06/15 06:51
bởi Quy Nam
- Biển Đông : Vì sao Trung Quốc dịu giọng ?
____________________________________________________
Thanh Phương - 23-06-2015

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã dịu giọng trên vấn đề Biển Đông, tuy rằng trên thực tế Bắc Kinh không hề thay đổi lập trường trên hồ sơ này.
Khi Philippines ngày 15/05/2014 công bố các hình ảnh cho thấy Bắc Kinh bắt đầu tiến hành bồi đắp, mở rộng các đảo đang tranh chấp của quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã trả lời thẳng thừng : « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các vùng biển xung quanh, bao gồm cả Xích Qua Tiêu ( Đá Gạc Ma ). Bất cứ công trình xây dựng nào của Trung Quốc trên đảo này là hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc ».
Mười tháng sau đó, tháng 03/2015, bà Hoa Xuân Oánh cũng đã ra tuyên bố tương tự : « Những hoạt động xây dựng bình thường của Trung Quốc trên các đảo của chúng tôi và trên vùng biển của chúng tôi là hợp pháp, hợp lý và chính đáng ».
Tuy nhiên, trong bốn tháng gần đây, đã có thay đổi lớn trong cách mà Bắc Kinh nói về những hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Trước hết là ngày 09/04, cũng chính phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã nêu rõ chi tiết các công trình xây dựng đảo nhân tạo để chứng minh mục đích « dân sự » của các công trình này. Tiếp đến, ngày 16/06, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lục Khảng thông báo việc bồi đắp đảo sắp kết thúc.
Theo trang mạng The Diplomat, các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ghi nhận rằng, trước khi thông báo sắp ngừng xây dựng đảo nhân tạo, Trung Quốc đã hoàn tất việc bồi đắp hai đảo Đá Gạc Ma và Đá Chữ Thập, và gần như đã hoàn tất các đảo khác.
Cho dù trên thực tế Trung Quốc vẫn sẽ thực hiện đến cùng những hoạt động xây dựng của họ trên Biển Đông, nhưng sự thay đổi giọng điệu nói trên cho thấy Bắc Kinh thấy rõ là nếu cứ khăng khăng « chủ quyền không thể tranh cãi », hay « hợp pháp, hợp lý », thì hình ảnh của nước này trên trường quốc tế và đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị tổn hại.
Cũng trên trang The Diplomat gần đây, một học giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định rằng tranh chấp Biển Đông có thể ảnh hưởng đến thành công của các dự án ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, như dự án Con đường tơ lụa hàng hải. Dự án này rất cần sự hợp tác của các nước láng giềng trong khối ASEAN. Vị học giả này đề nghị Trung Quốc nên điều chỉnh các chính sách và chiến lược về Biển Đông.
Những thay đổi giọng điệu nói trên có thể là bước đầu của việc điều chỉnh chính sách về Biển Đông của Trung Quốc. Chiến lược của Bắc Kinh là vừa xác quyết chủ quyền trên Biển Đông, nhưng vừa duy trì quan hệ tốt với các nước tranh chấp, mà chủ yếu là dựa trên hợp tác kinh tế.
Nhưng như đã nói ở trên, Trung Quốc chỉ thay đổi giọng điệu chứ không hề thay đổi hành vi. Bắc Kinh vẫn dứt khoát không để mất một tấc lãnh thổ nào trên Biển Đông. Ấy là chưa kể, tuy xác nhận rằng các công trình xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa cũng nhằm mục đích quốc phòng, nhưng cho tới nay Trung Quốc không tiết lộ bất cứ điều gì về các kế hoạch quân sự hóa các đảo nhân tạo này, trong khi đây mới thật sự là điều gây lo ngại cho các nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
nguồn: vi.rfi.fr
Điều Bắc Kinh không dám làm trên biển Đông
Đã gửi: Thứ tư 01/07/15 06:55
bởi Dzuy Lynh
- Điều Bắc Kinh không dám làm trên biển Đông
__________________________________________________________
Một bài phân tích đăng trên trang Bernama cho rằng với những gì Trung Quốc đang làm, hay đúng hơn là không dám làm, cho thấy nước này đang "tự biết mình sai" trên Biển Đông.
Diễn biến mới nhất ở Biển Đông
Theo Bernama, đại diện các quốc gia ASEAN đã và đang kêu gọi Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ đàm phán thiết lập Bộ Quy tắc Ứng xử (COC), và tiến tới giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
Phát biểu trong khuôn khổ diễn đàn "Xung đột và Hợp tác An ninh Đông Nam Á" diễn ra tại Bắc Kinh hôm 28/6 vừa qua, Giáo sư - Tiến sĩ Koh Tsu Koon, Hiệu trưởng trường Đại học Mở Wawasan, bày tỏ sự quan ngại về tình hình địa chính trị ASEAN ở thời điểm hiện tại.
"Trên phương diện các nước nhỏ như ASEAN, chúng tôi lo ngại rằng những tranh chấp hiện nay trên Biển Đông sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình khu vực" - ông Koh cho biết.
Giáo sư này nhận định, nếu các tranh chấp không thể được giải quyết qua đàm phán, các bên liên quan có thể đặt quyền quyết định vào tay Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Tuy nhiên, Trung Quốc từ trước đến nay vẫn tránh không đưa vấn đề Biển Đông lên ICJ. Tại diễn đàn, ông Koh đã đặt một câu "hỏi xoáy" cho sự ngần ngại này của Bắc Kinh.
"Nếu Trung Quốc tự tin rằng những 'bằng chứng lịch sử và pháp lý' cho những tuyên bố chủ quyền (phi pháp - PV) của họ trên Biển Đông là xác thực, thì cớ gì nước này lại phải né tránh Tòa án Quốc tế như vậy?" - ông Koh phát biểu.
Hôm 27/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp tục "võ mồm" với tuyên bố Trung Quốc từ 1000 năm trước đã là một cường quốc trên biển, và cũng là nước đầu tiên phát hiện và sử dụng quần đảo Trường Sa (!?).
Các tư liệu cho thấy, nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ (từ thời phong kiến đến thời kỳ XHCN) đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nhiều vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được soạn vẽ, xuất bản từ thế kỷ 16 đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Trở lại với vấn đề ICJ, giáo sư Koh cho rằng tất cả các quốc gia ASEAN đều nhất trí Tòa án Quốc tế là mặt bằng chung hợp lý để các bên giải quyết tranh chấp.
Cùng chung nhận định với ông Koh, giáo sư - nhà nghiên cứu Barry Desker thuộc Đại học Công nghệ Nanyang Singapore cho rằng dù không có liên quan trực tiếp tới tranh chấp Biển Đông, các nước Singapore, Indonesia và Campuchia cũng có chung quan điểm này.
Ông Desker chỉ ra rằng, trong lịch sử, ICJ đã giúp ASEAN xử lý ổn thỏa một số trường hợp tranh chấp lãnh thổ như Pedra Branca, Middle Rocks, và South Ledge giữa Malaysia và Singapore, hay Pulau Ligitan và Pulau Sipadan giữa Malaysia và Indonesia.
Lúc này, theo ông Nguyễn Tông Trạch (Ruan Zongze), Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS), các nước ASEAN đang thúc giục Bắc Kinh đẩy nhanh tiến độ đàm phán thiết lập COC.
Trong lúc COC đang trong quá trình đàm phán, phía Philippines đã quyết định đưa vấn đề Biển Đông ra ICJ. Tuy nhiên, theo ông Koh, các quốc gia ASEAN đều chưa có thực sự động thái nào công khai ủng hộ bước đi này của Manila.
Tuy nhiên, tất cả các đại diện của ASEAN đều có chung quan điểm rằng những hành vi bành trướng ngang ngược và trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông là ngọn nguồn của tình hình địa chính trị căng thẳng gần đây trong khu vực.
ASEAN và Trung Quốc đã kí kết Tuyên bố Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002, qua đó kì vọng có thể sớm dẫn tới một thỏa thuận pháp lý chung dưới dạng COC.
Tuy nhiên, hơn một thập kỉ sau, COC vẫn chưa thể được thiết lập
nguồn: email
Luật An ninh Quốc gia Trung Quốc : Chiêu mới để thôn tính Biển Đông ?
Đã gửi: Thứ sáu 03/07/15 07:00
bởi Quy Nam
Trung Quốc đặt căn cứ tàu sân bay tại Hải Nam để khống chế Biển Đông
Đã gửi: Thứ năm 13/08/15 12:07
bởi Quy Nam
- Trung Quốc đặt căn cứ tàu sân bay tại Hải Nam
_________________________để khống chế Biển Đông
____________________________________________________
Trọng Nghĩa - 05-08-2015

Trung Quốc xây hải cảng thứ nhì ở Tam Á có thể đón cùng lúc hai tàu sân bay - REUTERS /Stringer
Những thông tin gần đây cho biết là Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng hải cảng thứ hai có khả năng tiếp nhận cùng lúc hai tàu sân bay. Cảng mới này nằm ở Tam Á, trên đảo Hải Nam, nhìn thẳng xuống Biển Đông.
Báo trên mạng Nhật Bản The Diplomat, số ghi ngày hôm nay, 05/08/2015 đã phân tích sự kiện này và cho rằng vị trí căn cứ hàng không mẫu hạm mới đó xác nhận ý đồ khống chế Biển Đông của Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh không còn che giấu.
Vào hôm qua, chính tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã công bố trên trang web của mình một bài viết về căn cứ mới cho tàu sân bay tại Hải Nam. Tờ Nhân dân đã không ngần ngại lấy lại phần phân tích được đăng trước đó trên trang mạng thePaper.cn, của nhà nghiên cứu Mã Nghiêu, Trường Đại học Quốc tế Thượng Hải, theo đó có ba nguyên nhân chính thúc đẩy Trung Quốc xây dựng căn cứ cho hàng không mẫu hạm.
Lý do thứ nhất là vị trí chiến lược của đảo Hải Nam, một vị trí lý tưởng cho một căn cứ Hải quân, gần ba eo biển chiến lược quan trọng là Malacca, Lombok và Sunda. Mã Nghiêu đã nhắc lại lập luận thường được quân đội Trung Quốc nêu lên là nếu Mỹ và Nhật phong tỏa "chuỗi đảo thứ nhất" (chạy dài từ Okinawa đến Đài Loan), thì chiến hạm của Trung Quốc vẫn có thể đi xuống Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương thông qua Biển Đông. Duy trì quyền ra vào Biển Đông do đó sẽ cho phép Trung Quốc bảo vệ các tuyến hàng hải dùng để nhập khẩu dầu hỏa.
Ngoài ra, cũng theo Mã Nghiêu, căn cứ tàu sân bay ở Hải Nam, còn cho phép Trung Quốc tập trung lực lượng hải quân của mình ở một vị trí chiến lược quan trọng, nơi mà lực lượng Hoa Kỳ ở trong vị thế tương đối yếu.
Nguyên nhân thứ hai, theo chuyên gia Mã Nghiêu, là sự kiện Hải Nam, vốn là nơi đặt nhiều căn cứ quân sự khác, do đó căn cứ tàu sân bay sẽ được phòng thủ tốt hơn. Chuyên gia này nêu bật ví dụ về căn cứ của loại chiến đấu cơ J-11B, được cho là phương tiện hữu hiệu chống các chuyến bay tuần thám bằng phi cơ P8-A của Mỹ trên Biển Đông. Trong trường hợp nổ ra tranh chấp, máy bay J-11B sẽ giúp bảo vệ các tàu sân bay.
Mã Nghiêu cũng nêu bật sự tồn tại của căn cứ tàu ngầm Du Lâm ở bờ biển phía Đông đảo Hải Nam. Hiện nay, chưa ai rõ là một tiểu hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc bao gồm những loại phương tiện nào, những một số chuyên gia xác định rằng đơn vị đó sẽ có ít nhất là một chiếc tàu ngầm loại 093, thuộc lớp Thương, hiện đặt căn cứ ở Du Lâm.
Nguyên nhân thứ ba, theo chuyên gia Mã Nghiêu, là đảo Hải Nam, với vùng nước sâu bao quanh, là một địa điểm thích hợp cho việc đồn trú các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân cần được bảo vệ chống lại các phương tiện vũ khí chống tàu ngầm. Địa dư của Hải Nam thích hợp cho việc đặt các căn cứ tàu ngầm, cho nên, nếu căn cứ tàu sân bay được đặt gần đấy, điều đó có thể góp phần bảo vệ các tầu ngầm nhờ các phương tiện chống ngầm thường rất nhiều trong một tiểu hạm đội tàu sân bay.
Bài viết của Mã Nghiêu không nói gì tới tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, và khả năng phái tàu sân bay xuống vùng biển đó để bảo vệ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, theo The Diplomat, lập luận căn bản về căn cứ cho tàu sân bay tại đảo Hải Nam đã nêu bật tính chất quan trọng của Biển Đông đối với Trung Quốc. Tầm quan trọng này không liên quan gì đến việc duy trì quyền kiểm soát các rạn san hô hay bãi đá, mà là những hệ quả chiến lược bắt nguồn từ quyền kiểm soát đó.
nguồn: vi.rfi.fr
Trung Quốc sẽ chiếm trọn biển Đông vào năm 2017
Đã gửi: Thứ ba 01/09/15 18:07
bởi Quy Nam
Mỹ đã quyết đi vào 12 dặm quanh đảo nhân tạo Trung Quốc ở Trường Sa ?
Đã gửi: Thứ sáu 09/10/15 05:43
bởi Quy Nam
Mỹ sẽ điều tàu chiến tới Trường Sa?
Đã gửi: Thứ sáu 09/10/15 06:09
bởi Quy Nam
- Mỹ sẽ điều tàu chiến tới Trường Sa?
__________________________________________
BBC - 08/10/2015

Tàu hải quân Hoa Kỳ tuần tra ở Biển Đông - US Navy
Hải quân Mỹ đang chờ Tổng thống Obama chuẩn thuận việc điều tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thời gian gần đây Trung Quốc đã tích cực cải tạo, cơi nới một số đảo ở Trường Sa, mà Việt Nam và một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền. Các đảo nhân tạo này được coi như tiền đồn và bàn đạp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Từ tháng Năm năm nay, đã có tin Hoa Kỳ sẽ điều tàu tới khu vực tranh chấp, nhưng tới giờ mới có thông tin từ nhiều nguồn nói quyết định thực hiện việc này có thể được đưa ra sớm.
Báo Financial Times dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên nói chiếc tàu chiến đầu tiên có thể tới trong vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc "khoảng hai tuần tới".
Nếu xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ 2012 hải quân Mỹ có hành động thách thức trực diện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua hoạt động mà Lầu Năm Góc gọi là thực thi tự do hàng hải.
Hôm 6/10, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ - Đô đốc Scott Swift, phát biểu tại một hội thảo về hàng hải ở Australia rằng "một số quốc gia" hành xử ngược lại với luật pháp quốc tế, rõ ràng ám chỉ Trung Quốc.
Đô đốc Swift được hãng tin Reuters dẫn lời nói: "Một số quốc gia tiếp tục đưa ra những cảnh báo và giới hạn không cần thiết về tự do hàng hải trong các vùng kinh tế đặc quyền và tuyên bố chủ quyền không phù hợp với [Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc]".
Đe dọa tự do hàng hải

Thời gian gần đây Trung Quốc tăng cường cơi nới, cải tạo đảo - Image copyrightReuters
Hồi tháng Chín, 29 nghị sỹ Mỹ từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã ký vào một bức thư kêu gọi điều máy bay và tàu hải quân qua các đảo nhân tạo của Trung Quốc như một thông điệp mang tính biểu tượng nhằm phản đối các hành động của Trung Quốc mà họ gọi là "gây đe dọa cho tự do hàng hải và trật tự hòa bình thế giới được sắp đặt từ cuối Thế chiến II".
Nhận định về thông tin mới nhất liên quan tới việc điều tàu chiến vào trong vùng 12 hải lý quanh đảo mà Trung Quốc xây cất, nhà nghiên cứu về Biển Đông Hoàng Việt nói: "Thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều chỉ trích đối với chính quyền Obama trong việc không có những hành động kiên quyết với Trung Quốc".
Ông Việt nói với BBC: "Thông báo đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc không chấp nhận việc sử dụng các đảo nhân tạo để nhằm thay đổi hiện trạng tại Trường Sa, trong đó có việc muốn thay đổi tính chất pháp lý của các cấu trúc san hô này, nhằm tạo nên các cơ sở cho việc yêu sách chủ quyền trên biển đông của Trung Quốc".
"Đồng thời, nó cũng tỏ rõ quyết tâm "xoay trục châu Á" của chính phủ Mỹ, nhằm trấn an các đồng minh, cũng như các đối tác trước các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, nêu cao tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Luật biển LHQ."
Tuy nhiên ông Hoàng Việt cũng cho rằng còn phải chờ phản ứng của Trung Quốc và những gì diễn ra sau đó vì bất kỳ hành động nào như vậy "sẽ dẫn đến những diễn biến mới trên Biển Đông và khu vực".
"Hoa Kỳ cũng không muốn đẩy tới tình trạng đối đầu với Trung Quốc."

nguồn: bbc.com
Biển Đông : Trung Quốc tự cho quyền đánh chiếm tất cả các đảo
Đã gửi: Thứ tư 18/11/15 06:25
bởi Quy Nam
- Biển Đông :
Trung Quốc tự cho quyền đánh chiếm tất cả các đảo
_____________________________________________
Mai Vân - 17-11-2015

Hội nghị cấp Ngoại trưởng APEC tại Manila ngày 17/11/2015. - Reuters
Bắc Kinh ngày 17/11/2015 khẳng định có « quyền và năng lực » chiếm các hòn đảo tại Biển Đông hiện bị các nước khác « chiếm đóng ».
Đây không phải là lời tự nhận của một tờ báo, mà là tuyên bố công khai của một nhà ngoại giao Trung Quốc cao cấp.
Nhân một cuộc tiếp xúc với báo chí trước ngày mở ra hai hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Manila và ASEAN tại Kuala Lumpur sẽ có lãnh đạo Bắc Kinh tham gia, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) xác định : - « Chính phủ Trung Quốc có quyền và có năng lực thu hồi các đảo và đá ngầm bị các nước láng giềng chiếm đóng bất hợp pháp ».
Tuy nhiên, cũng theo nhà ngoại giao này, Trung Quốc « đã không làm điều đó mà đã tự kiềm chế tối đa ».
Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông và trong thời gian gần đây đã tìm cách củng cố yêu sách của mình bằng cách rốt ráo bồi đắp các bãi đá họ chiếm được từ tay Việt Nam và Philippines trước đây thành đảo nhân tạo, và cấp tốc xây dựng trên đó các cơ sở có thể dùng làm căn cứ quân sự.
Hành động biến đá chìm thành đảo nổi với ý đồ quân sự hóa của Trung Quốc đã gây nên căng thẳng với các láng giềng cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia... và với Hoa Kỳ vốn quan ngại trước các đe dọa đối với quyền tự do lưu thông trong khu vực.
Trong buổi họp báo hôm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng biện minh cho các hành động của Bắc Kinh tại Trường Sa. Ông Lưu Chấn Dân cho rằng việc Trung Quốc xây dựng một phi đạo đủ dài để cho máy bay quân sự lên xuống trên một trong những hòn đảo nhân tạo chủ yếu phục vụ mục tiêu dân sự : « Cơ sở càng lớn càng có thể được sử dụng tốt hơn cho mục đích dân sự ».
Nhân vật này cũng tiếp tục tìm cách ngăn cản không cho các nước ngoài vùng can dự vào công việc Trung Quốc đang làm tại Biển Đông, và ngăn cản không cho các nước Đông Nam Á kết hợp với nhau chống lại các yêu sách của Bắc Kinh.
Mới đây, Trung Quốc đã nhấn mạnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC trong tuần này không phải là nơi để thảo luận về vấn đề Biển Đông. Cũng ngày 17/11/2015, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc quay sang các hội nghị ASEAN sau đó và cảnh báo là không nên để cho tranh chấp Biển Đông trở thành tiêu điểm của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Theo ông Lưu Chấn Dân, vấn đề Biển Đông đã bị « thổi phồng », và Trung Quốc « hy vọng rằng Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sẽ không thảo luận về Biển Đông ».
vi.rfi.fr
Biển Đông : Manila bác bỏ chủ quyền lịch sử của Bắc Kinh ở tòa quốc tế
Đã gửi: Thứ sáu 27/11/15 06:10
bởi Quy Nam
- Biển Đông :
Manila bác bỏ chủ quyền lịch sử của Bắc Kinh ở tòa quốc tế
_______________________________________________________
Trọng Nghĩa - 25-11-2015

Dân Philippines biểu tình trước toà lãnh sự Trung Quốc tại Makati, Manila
- REUTERS /Ezra Acayan
Trong ngày khai mạc phiên điều trần mới tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về đơn Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền quá đáng trên Biển Đông, đại diện Manila vào hôm qua, 24/11/2015 đã bác bỏ lập luận của Bắc Kinh về chủ quyền lịch sử đối với Biển Đông. Các luật sư của Philippines cho rằng Trung Quốc không thể chỉ dựa vào các sự kiện lịch sử và bản đồ cổ để đòi chủ quyền ở Biển Đông.
Theo báo Singapore The Straits Times, trong một bức thư gửi từ La Haye, bà Abigail Valte, phó phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết là ông Paul Reichler, một luật sư của phía Philippines, đã lý luận rằng cái mà Trung Quốc cho là chủ quyền lịch sử của họ tại Biển Đông « không hề tồn tại » căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Trung Quốc đã đánh dấu « chủ quyền » lịch sử của họ bằng một đường chín đoạn từ đảo Hải Nam tỏa xuống tận Indonesia, thâu tóm gần như toàn bộ diện tích 3,5 triệu km2 của Biển Đông, bất chấp sự kiện là có vùng biển xa lục địa Trung Quốc đến 1.611km nhưng lại sát cạnh Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Một luật sư khác đại diện cho Philippines, ông Andrew Loewenstein, đã cho rằng kể cả khi có chủ quyền trên các vùng biển đảo họ yêu sách, Trung Quốc đã « không đáp ứng được các điều kiện về việc xác lập (tuyên bố chủ quyền) ».
Theo luật sư Loewenstein, Trung Quốc đã không hành xử « quyền độc quyền kiểm soát trong một thời gian dài » tại vùng Biển Đông. Ông đã trình ra 8 tấm bản đồ, trong đó có một tấm có từ thời nhà Minh, cho thấy là vùng nằm bên trong đường chín đoạn của Trung Quốc chưa bao giờ được ghi nhận là lãnh thổ Trung Quốc.
Phiên điều trần lần này tại La Haye sẽ kéo dài cho đến thứ hai 30/11. Dù không mở ra cho công chúng, nhưng các quan sát viên đến từ Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và Úc được vào dự khán.
nguồn: vi.rfi.fr