Re: Phết-búc
Đã gửi: Thứ bảy 22/10/16 21:14
- chị Ngô nhắc đến 1 cái tên Cao Xuân Hạo làm hậu sinh khả ố HV phải đi tìm coi CXH là ai ?? ..
..
theo Wiki
- Cao Xuân Hạo (1930-2007) là một nhà ngôn ngữ học người Việt với nhiều đóng góp trong việc định hình phương pháp phân tích cấu trúc câu tiếng Việt. Ngoài ra, ông còn là một dịch giả, giáo sư văn chương uyên bác. ...
Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng với giai thoại tự học nghe, nói và viết thành thạo tiếng Pháp chỉ từ việc chơi với một người bạn Pháp. Ông từng làm giảng viên ngôn ngữ học, khi đó ông đảm nhận phần lớn công việc dịch sách và hiệu đính các sách dịch tại bộ môn ngôn ngữ học, tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông nổi tiếng cả với tư cách nhà ngôn ngữ học và dịch giả, và là thành viên Hội Nhà văn Việt Nam. Giáo sư Cao Xuân Hạo đã được trao tặng Giải thưởng về dịch thuật năm 1985 của Hội Nhà văn Việt Nam. ...
Sách ngôn ngữ- Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt.
Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng.- (sơ thảo .. thì tôi hiểu ..
ngữ pháp chức năng. .. thì tôi bí .. vì kém tiếng Việt ....
chức năng của ngữ pháp .. thì tôi hiểu ....)
... - (sơ thảo .. thì tôi hiểu ..
Sách dịch- ...
Truyện ngắn Goócki (1966).
...
Papillon (1988).- (tại sao lại không viết là Papidông.. cho đồng nhất nhỉ ..
..
mà nếu không đồng nhất nỗi thì cái pháp trong ngữ pháp chạy đi đâu ??....)
... - (tại sao lại không viết là Papidông.. cho đồng nhất nhỉ ..
- Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Ông bác sĩ này
(Trần Ngọc Ninh - Viện Trưởng Viện Việt-Học - rất dễ thương - tại Westminster, California, USA)
nói tiếng Việt trình độ thấp thấp nên tôi hiểu nè:- ...
Thế nào là hệ thống? Hệ thống là cái gì đóng, không ra ngoài, trong đó tất cả những nguyên tố liên hệ với nhau. Vấn đề của khoa học là tìm ra những cái gì ở trong đó mà nó làm thành từng loại, và nó có những cái liên hệ như thế nào. Bắt đầu từ đây người ta thấy rõ vấn đề đặt ra; người ta cố học từ cái ngữ, học thấy cái hệ thống của cái ngữ, rồi thì sau đó người ta sẽ đi dần dần và hiểu được cái lời, và có thể đi được xa hơn nữa là hiểu được lời văn, lời thơ, hay những cái còn cao xa hơn nữa. Nhưng cái căn bản chung cho tất cả mọi người là phải học về ngữ. Ngữ là cái hệ thống mà trong đó có những vật liệu hay nguyên tố — mà ta chưa biết là cái gì cả — những cái đó có loại chứ không phải là bừa bãi, thí dụ chúng ta trông vào tủ sách thấy có cái vàng, cái xanh, cái đỏ, cái tím, cái cao, cái thấp, nhưng chúng ta có thể nói rằng nó là những sách. Thế thì tất cả những cái này cũng vậy. Người ta phải biết nó là cái gì, xong rồi mới có thể đi tìm được những liên hệ giữa các cái với nhau.
... vv ....
Năm 90 tôi về Sài Gòn:- đáp xuống Tân Sơn Nhất, phi đạo không có đèn, chỉ có đèn pha xe buýt ở cuối phi đạo
- công an tiếp xúc hành khách qua những bàn gỗ ộp ẹp
- Sài Gòn không đèn không nước như một làng quê vùng U Minh
- sáng hôm sao ra đường thấy một cửa tiệm (đóng cửa) với tấm bảng "Nhà Chất Đốt Thanh Niên"
- lúc đó ông CXH đang dạy ngôn ngữ học ngoài Hà Nội ..
..
- Cao Xuân Hạo (1930-2007) là một nhà ngôn ngữ học người Việt với nhiều đóng góp trong việc định hình phương pháp phân tích cấu trúc câu tiếng Việt. Ngoài ra, ông còn là một dịch giả, giáo sư văn chương uyên bác. ...