Bác và chùa

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Bác và chùa

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Bác và chùa
    ______________________
    Lạp Chúc Nguyễn Huy -16/03/2024


              
    tiếp theo bài 3: Nghề đi tu

              




              

              
    Sau khi thành lập, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã biến thể mang sắc thái trần tục hóa đạo Phật để thích ứng với môi trường chính trị xã hội chủ nghĩa. Sự biến thể này được nhìn thấy ngay trong:
    • Vị trí Hồ Chí Minh trong đạo Phật XHCN: tượng Hồ Chí Minh ngồi ngang hàng với đức Phật,
    • Thần thánh hóa Hồ Chí Minh trong đạo Phật biến thể,



    Vị trí Hồ Chí Minh

    Bước vào điện thờ chính của các chùa truyền thống, chúng ta nhìn thấy ngay bàn thờ Phật chính giữa. Đàng sau bàn thờ Phật là một hệ thống thờ các vị thần, thánh, Mẫu, vị sư trụ trì, anh hùng dân tộc, người có công xây dựng xã ấp. Tổng hợp bàn thờ Phật với các bàn thờ phụ đàng sau bàn thờ Phật tạo nên các ngôi chùa “tiền Phật, hậu Thần” hay “tiền Phật, hậu Mẫu”.

    Trái lại, ngày nay, chùa đạo Phật XHCN thì sắp xếp theo “Tiền Hồ, hậu Thần” có nghĩa trên bàn thờ Phật, tương hay hình Hồ Chí Minh an tọa cùng với Đức Phật để tăng ni, phật tử lạy[1].

    Đặc biệt khi rước tượng Phật ra ngoài cửa chùa trong các hội nghị Phật giáo hay dịp lễ tụ tập quần chúng thì “phông” cảnh luôn luôn là tượng Hồ Chí Minh đặt ngang hàng với tượng Phật.

    Tại buổi lễ mừng ngày sinh của Đức Phật tại Học viện Phật giáo ở Sóc Sơn, Hà Nội, hôm 10/5/2019, Thượng tọa Thích Thanh Quyết, cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam, giới thiệu bức tranh sơn mài “Đạo pháp và dân tộc[2]” gây nhiều tranh cãi và bất bình trước việc đạo đời lẫn lộn[3] và đặt Hồ Chí Minh ngang hàng với Đức Chí Tôn.

              

    Bức tranh sơn mài “Đạo pháp và dân tộc

              

              
    Bàn thờ Hồ Chí Minh tại chùa Ba Vàng[4]

              
    Theo truyền thống của chùa là “Tiền Phật, hậu tổ”, chùa Ba Vàng có hai điểm độc đáo là:

    • Thờ hậu tổ.
      Trong tòa điện 3 tầng thờ hậu tổ xây sau chính điện, nguyên cả tầng 1[5] gọi là Phụng Tổ Đường có bàn thờ Hồ Chí Minh cùng 2 Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh và 12 pho Đại sách[6] ghi danh trên 20 vạn người binh lính đã hy sinh cho cộng sản,

      Viện bảo tàng của chùa
      trưng bày hình ảnh tiểu sử và hiện vật (áo cà sa, xe gắn máy) của sư trụ tì Thích Thái Minh hiện vẫn còn sống.


              

    Phụng Tổ Đường

              

              

    Bàn thờ Hồ Chí Minh và hai đại tướng

              

              
    Chùa tại khu du lịch Đại Nam

              
              

    “Phật Hồ Chí Minh” được thờ tại chùa của khu du lịch Đại Nam (Bình Dương)
    an vị dưới tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

              

              
    Chùa Linh Sơn

              

              

    Bàn thờ Hồ Chí Minh trong chùa Linh Sơn ở núi Nước, Tri Tôn, An Giang

              

              
    Chùa Hang
    Chùa Hang thuộc Chợ Chu (Định Hóa, Thái Nguyên).

              
              

    Bàn thờ Hồ Chí Minh ở chùa Hang[7]. Ảnh: Nguyễn Thế Lượng

              

              
    Chùa Khmerkrom

              

              

    Hình Hồ Chí Minh thờ tại chùa Khmerkrom (Miên) tại miền Nam

              

              

    Chùa Serey Kandal (thị xã Vĩnh Châu) chùa Sôm Rông (TP. Sóc Trăng)

              




    Ngay cả thân sinh của Hồ Chí Minh là cụ Nguyễn Sinh Sắc cũng được thờ cùng với Hồ Chí Minh trong chùa Hội Khánh ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.


              

              


    Các tôn giáo rất nhỏ cũng được phật giáo quốc doanh khuyến khích (có nghĩa bắt buộc) an tọa hình ảnh Hồ Chí Minh trên bàn thờ chính như:
    • Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa[8] ở Ba Chúc (Tri Tôn):
      đặt di ảnh Bác trên bàn thờ phía Đông Lang của ngôi Tam Bửu điện.
    • Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương[9].
      Tại chùa Thới Sơn, huyện Tịnh Biên- trung tâm của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, bàn thờ Bác được đặt trang trọng ngay chính điện, được cẩn khảm xà cừ, hoa văn rất đẹp.


              
    (Tiếp theo sẽ là bài 5.
    Thần thánh hóa Hồ Chí Minh
    )

              
    ————–

    [1]
    Về mặt giới luật của Phật giáo, lạy một người chết, dù là ảnh, tượng, hay xác cũng phạm giới. Một tăng sĩ lạy cha mẹ ba lạy để đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục khi xin phép xuất gia. Sau khi được cha mẹ đồng ý và đã làm lễ thí phát, tăng sĩ Phật Giáo không lạy người chết nữa dù người đó là ai.

    [2]
    Nhận định về Bức tranh ‘Đạo Pháp và Dân Tộc’, Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho Đài Á Châu Tự Do biết ý kiến của mình hôm 13/5/2019, như sau:
    • Tôi có xem bức tranh đó, trước hết tôi thấy sự hiểu biết quá nông cạn và quá bệnh hoạn của các họa sĩ này. Bởi vì những họa sĩ có học hành đầy đủ và có nền tảng về tri thức thì không bao giờ người ta vẽ bức tranh như thế. cho dù người ta có tôn kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay tôn kính cố Chủ tịch Hồ Chí Minh hay không, thì người ta cũng không thể phác họa đồ án và trình bày như thế.”

    [3]
    Hiện tượng đặt tượng và hình Hồ Chí Minh trên bàn thờ tại chùa, đền cũng đã gây ra tranh cãi và xung đột trên mạng xã hội Việt Nam, giữa
    • một bên là những người sùng kính Hồ Chí Minh như một bậc thánh, một đối tượng tín ngưỡng,
    • và một bên là những người muốn nhìn ông như một nhân vật lịch sử thuần túy, thông qua những chứng cứ lịch sử mà họ đánh giá là chính xác và khách quan.
    Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cho rằng điều này phản ánh một tín ngưỡng, một tâm thế của xã hội Việt Nam, có một cái gì đấy bất ổn về mặt tâm linh.

    [4]
    Chùa Ba Vàng trên núi Thành Đẳng Sơn thuộc Khu 5, phường Quang Trung, TP Uông Bí (Quảng Ninh) được đại trùng tu, xây dựng lại vào năm 2010 trên cơ sở một ngôi chùa cổ, có thần tích dựng vào năm Ất Dậu (1076), triều tiền Lê, đời vua Lê Dụ Tông.

    [5]
    Tầng 2 là nhà thờ tổ thờ Tam Tổ Trúc Lâm

    [6]
    Bộ sách có 3 kỷ lục đã được xác lập:
    • Kỷ lục Thế giới,
      Kỷ lục châu Á
      và Kỷ lục Việt Nam.

    [7]
    Chùa được “thiên tạo” trong hang đá. Bước vào cửa chùa là một vòng tròn cửa hang khá rộng và thoáng mát, bên trong là một hang sâu với vòm mái cao, phẳng được “sắp xếp” bởi nhiều hình khối khác nhau của đá.

    [8]
    Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có khoảng 100 000 tín đồ, do Bổn sư (Ngô Lợi) khai sáng tại núi Tượng (Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) vào năm 1876, chùa Tam Bửu tại Ba Chúc là tổ đình.
    • Bàn thờ tại tư gia: trên cùng thờ Quan Thánh, bên dưới Phật, Thánh, Tiên; dưới nữa : Thập Vương, Hộ Pháp Vi Đà, Cửu Phẩm, Tam giáo…
    • Trước cửa nhà: bàn thờ Thông Thiên hai tầng : tầng trên thờ Chánh Đức Thiên La Thần, tầng dưới thờ Thổ Trạch Long Thần.
    • Phẩm cúng. Cúng phật như tại chùa, cúng Thần có thêm món cá, cúng giỗ ông bà như cúng Thần.

    Các bộ kinh được chuyển thành thể thơ dưới dạng sấm giảng với lời lẽ bình dị, mộc mạc dễ nhớ và dễ đi vào lòng người nông dân, với tôn chỉ « Tu Nhân-Học Phật ».

    Tứ Ân là :
    • Tứ đại trọng ân (đất, nước, gió, lửa)
      và Tứ trọng ân (tổ tiên, đất nước, tam bảo, đồng bào nhơn loại).

    [9]
    Do ông Đoàn Văn Huyên khai sáng năm 1849, tín đồ tập trung ở An Giang, Châu Đốc.
    • Tổ đình: chùa Thới Sơn (Tịnh Biên).
      Giáo lý : Học Phật tu nhân.
      Thực hành tứ ân : tổ tiên cha mẹ, đất nước, tam bảo, đồng bào nhân loại.

    Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương thích ứng với môi sinh khắt khe bằng :
    • – Tu theo đạo Phật, nhưng không cạo đầu, không áo cà sa, trừ mê tín, không đi chùa, tu ở đâu cũng được,
      – Đơn giản hóa thờ cúng đạo Phật : trên ngôi thờ tam bảo chỉ cần một tấm Trần Điều màu đỏ treo trước tường chính điện thể hiện tứ ân, không ly gia cắt ái, không cần ăn chay, tụng kinh gõ mõ…không cần phẩm cúng bông hoa chỉ cần nước lã là đủ, nội dung giáo lý đơn giản phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của nông dân,
      – Lập nên những trại ruộng như ở Cần Lố (Đồng Tháp Mười) Láng Linh (Châu Phú), Thới Sơn (Tịnh Biên)…để giúp dân vừa tu vừa khẩn hoang miền đất hoang vu.




    https://www.danchimviet.info/bac-va-chua/03/2024/31036/
Trả lời

Quay về “trang Lịch Sử”