Hoàng Oanh hát Hoa Nhớ Thương Ai của Nguyễn Hữu Thiết
Nhạc sưu tầm VANCHU
Hoàng Oanh hát Hoa Nhớ Thương Ai của Nguyễn Hữu Thiết
Hoàng Oanh hát Hoa Nhớ Thương Ai của Nguyễn Hữu Thiết
Thanh Vũ sáng tác và trình bày Gọi Tên Em Lần Cuối
Thanh Vũ sáng tác và trình bày Gọi Tên Em Lần Cuối
Đăng Lan và Xuân An hát Thương Quá Việt Nam của Phạm Thế Mỹ
Đăng Lan và Xuân An hát Thương Quá Việt Nam của Phạm Thế Mỹ
Bạch Lan Hương hát Về Đâu Mái Tóc Người Thương của Hoài Linh
Bạch Lan Hương hát Về Đâu Mái Tóc Người Thương của Hoài Linh
Thanh Thúy hát Tiếp Nối của Việt Bằng tức Anh Việt Thu
Thanh Thúy hát Tiếp Nối của Việt Bằng tức Anh Việt Thu
Duy Quang hát Bình Ca 7 Lời Chào Bình Yên của Phạm Duy
Chương Trình Nghệ Sĩ Với Chiến Sĩ.
Tối Thứ 7: Duy Quang hát Bình Ca 7 Lời Chào Bình Yên của Phạm Duy
Trên làn sóng điện của đài Tiếng Nói Quân Đội, hàng đêm từ 9 giờ đến 10 là chương trình Nghệ Sĩ Với Chiến Sĩ.
Chương trình từ thứ 2 đến thứ 7. Mỗi tối do một nghệ sĩ phụ trách. Có lẽ lịch phát thanh như sau:
Thứ Hai Do Quỳnh Giao thực hiện
Thứ Ba do Thanh Lan và Mai Hương đảm trách
Thứ Tư do Mai Hân và Hoàng Quốc bảo thực hiện
Thứ Năm do Nhạc sĩ Hồi Chánh Phan Thế thực hiện
Thứ Sáu do Ban Thăng Long đảm trách
Thứ Bảy do nhạc sĩ Phạm Duy chiu trách nhiệm với chương trình nhạc trẻ.
Clip nhạc này không phải là bản ghi âm trực tiếp từ đài phát thanh
mà chỉ được tái hiện lại để ghi dấu một nét sinh hoạt âm nhạc đặc sắc của miền nam trước 1975.
__________
@triangminh8942
Một khoảnh khắc ngắn ngủi , nhỏ nhoi để nhớ về thời bình yên của tháng ngày đã qua ! Hay lắm đi vói tiếng hát Duy Quang lúc trẻ ! Cám ơn LevanChu nhiều !!!
@LeVanChu2023
Rất vui khi biết cũng có người giống mình. Chương Trình Nghệ Sĩ Với Chiến Sĩ là loạt chương trình bắt đầu từ thập niên 70s cho đến ngày chung cuộc 30 tháng 4 năm 1975. Ngày xưa tôi rất thích chương trình này vì tính đa dạng, phung phú cả về hình thức cũng như nội dung. Hình như mình nghe mỗi đêm. Chủ nhật thì có chương trình trực tiếp truyền thanh cải lương để tráp vào giờ phát này.
@triangminh8942
Có nhiều người bạn , chưa một lần gặp nhau để tay bắt mặt mừng , nhưng tâm hồn đồng điệu , có nhiều cảm xúc tương đối giống nhau hướng tới niềm thư thái an nhàn trong lòng ! Xẻ chia cùng bạn !!!
Quỳnh Giao hát Tình Vui lời việt của Phạm Duy
Chương Trình Nghệ Sĩ Với Chiến Sĩ.
Quỳnh Giao hát Tình Vui lời việt của Phạm Duy
Trên làn sóng điện của đài Tiếng Nói Quân Đội, hàng đêm từ 9 giờ đến 10 là chương trình Nghệ Sĩ Với Chiến Sĩ.
Chương trình từ thứ 2 đến thứ 7. Mỗi tối do một nghệ sĩ phụ trách. Có lẽ lịch phát thanh như sau:
Thứ Hai Do Quỳnh Giao thực hiện
Thứ Ba do Thanh Lan và Mai Hương đảm trách
Thứ Tư do Mai Hân và Hoàng Quốc bảo thực hiện
Thứ Năm do Nhạc sĩ Hồi Chánh Phan Thế thực hiện
Thứ Sáu do Ban Thăng Long đảm trách
Thứ Bảy do nhạc sĩ Phạm Duy chiu trách nhiệm với chương trình nhạc trẻ.
Clip nhạc này không phải là bản ghi âm trực tiếp từ đài phát thanh
mà chỉ được tái hiện lại để ghi dấu một nét sinh hoạt âm nhạc đặc sắc của miền nam trước 1975.
Thanh Lan hát Après Toi - Vắng Bóng Người Yêu lời việt của Phạm Duy
Chương Trình Nghệ Sĩ Với Chiến Sĩ.
Thanh Lan hát Après Toi - Vắng Bóng Người Yêu lời việt của Phạm Duy
Vicky Leandros – Apres Toi - Người Yêu Chưa Vắng Bóng!
Một trong những ca khúc nhạc Pháp được người Việt yêu thích từ thập niên 70s là bài "Vắng Bóng Người Yêu". Nhạc sĩ Phạm Duy đã Việt hoá ca khúc này từ bản gốc bằng tiếng Pháp mang tên "Apres Toi" do Vicky Leandros hát.
Vicky Leandros là ca sĩ gốc Hy lạp. Ngay từ nhỏ, Vicky đã thể hiện năng khiếu về ca hát của mình. Lớn lên, cô theo cha sang định cư ở Đức và phát hành dĩa đơn đầu tiên bằng tiếng Đức năm 1965. Đến năm 1967, Vicky Leandros đã được chọn đại diện cho Luxembourg tham dự Đại Hội Truyền Hình Châu Âu, một sinh hoạt âm nhạc ra đời nhằm mục tiêu nối kết các quốc gia Châu Âu từ sau khi chiến tranh thế giới lần 2 kết thúc. Lần thi này Vicky được hạng 4 với ca khúc "L'amour Est Bleu". Bài hát nhanh chóng được công chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới đón nhận. Trong phút chốc, Vicky Leandros trở thành tên tuổi quen thuộc trên trường quốc tế và đã cho ghi âm bài hát "L'amour Est Bleu" bằng 8 thứ tiếng khác nhau, trong đó có cả tiếng Nhật.
Vào năm 1972 Vicky trở lại Đại Hội Truyền Hình Châu Âu với ca khúc "Après Toi", đại diện cho Luxembourg. Vận may cho Vicky đã đến. Cô đạt giải nhất và tên tuổi tiếp tục vang dội trên trường quốc tế. Riêng dĩa nhạc có bài hát "Après Toi" đã bán được 6 triệu copies trên toàn thế giới và mang về cho cô giải "Best Artist Internationally". Có thể nói, thập niên 60-70 là thời vàng son của Vicky Leandros với nhiều ca khúc liên tiếp chiếm đầu bảng hits và được ghi âm bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Giữa lúc hào quang đang chói lọi tại Châu Âu, Vicky Leandros quyết định dọn sang Hoa Kỳ để ký một hợp đồng lớn với hãng dĩa CBS năm 1976, nhưng rồi lại trở lại Châu Âu ít lâu sau đó khi thị trường Bắc Mỹ không mang lại thành công như mong muốn. Cô vẫn còn sinh hoạt cho đến ngày nay nhưng không còn đạt mức thành công như thời 70s nữa.
Vicky có một giọng ca lạ. Cô hát khoẻ và có cách diễn tả bằng giọng hát đầy kịch tính. Giọng hát của cô hình như còn chút ảnh hưởng của cách hát dân ca Hy Lạp. Điều này tạo một lực hấp dẫn kỳ lạ đối với người nghe. Với một giọng ca có âm vực rộng, Vicky Leandros có thể hát được nhiều loại nhạc khác nhau. Người ta thấy cô hát nhạc pop, folks, country, soul và sau này cả nhạc Dance hiện đại. Loại nhạc nào cô cũng để lại ấn tượng tốt cho người nghe.
Nhưng người Việt yêu nhạc Pháp vẫn thích nghe Vicky Leandros hát Après Toi. Đó là một tình khúc buồn khi người yêu bỏ ra đi. Có rất nhiều ca khúc được các nhạc sĩ trên thế giới viết theo đề tài này. Lời bài hát không có gì đặc sắc nhưng giai điệu của nó lại làm người nghe không thể quên được. Nó bắt đầu bằng nhịp ballad đều đều như lời than thở tự sự rồi cháy bỏng trong cao trào ở phần điệp khúc.
Không thể không nhắc đến giọng hát Thanh Lan, người đã mang bài hát này đến với công chúng Việt Nam. Cô hát bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt rồi được ghi âm trong chương trình Nhạc Trẻ của nhạc sĩ Ngọc Chánh. Đã có thời, ở góc nào của thành phố, người ta cũng nghe đâu đó có người ngân nga "Cuộc tình tàn, cuộc tình vắng bóng anh ..."
Sau "Apres Toi", Vicky Leandros còn được công chúng yêu nhạc Việt biết tới qua ca khúc "Notre Tango D'amour", phát hành năm 1976 bằng tiếng Pháp. Bài hát này cũng được nhạc sĩ Anh Bằng Việt hoá thành "Tango Tình" và cũng được công chúng yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt.
Vicky Leandros vẫn còn sinh hoạt và có số lương fans rất lớn tại Châu Âu, đặc biệt là Hoà Lan và trong cộng đồng nói tiếng Đức. Cô chưa bao giờ đến Việt Nam. Nhiều người Việt nghe nhạc của Vicky Leandros cũng chỉ biết cô qua các bản ghi âm hay trên màn ảnh truyền hình và internet. nhưng "Apres Toi"-Vắng Bóng Người Yêu, luôn là ca khúc được yêu mến và giọng hát của "người yêu" Vicky Leandros sẽ mãi mãi không bao giờ "vắng bóng" trong lòng người yêu nhạc Việt Nam.
Vancouver 13 tháng 1 năm 2016
Chu Văn Lễ
Thụy Khanh hát Căn Nhà Ngoại Ô của Anh Bằng và T.H.
Thụy Khanh hát Căn Nhà Ngoại Ô của Anh Bằng và T.H.
Trần Văn Trạch và Tiny Yong song ca bài Chiều Mưa Biên Giới của Nguyễn Văn Đông
Trần Văn Trạch và Tiny Yong song ca bài Chiều Mưa Biên Giới của Nguyễn Văn Đông
@LeVanChu2023
Trần Văn Trạch có một giọng hát quãng rộng và ấm. Khác với ông Trần Văn Khê, anh của ông, người có giọng hát như hạt kim cương chưa được mài dũa. Ông cũng có ghi âm nhiều ca khúc nổi tiếng từ thập niên 50s đến sau này ở hải ngoại.
@phananhtuannguyen3636
Phiên bản này lạ bởi giọng nữ em chưa được nghe bao giờ. Cảm ơn anh Lễ đã chia sẻ.
@LeVanChu2023
Đây là bản ghi âm đầu tiên của ca khúc này do dàn nhạc đài phát thanh Paris đệm. Giọng nữ là cô ca sĩ Tôn Nữ Thiên Hương, sau này đổi tên là Tiny Yong, lúc này đang rất thành công trong cộng đồng nói tiếng Pháp ở Châu Âu.
@miyan01
Cháu nhớ bản này theo như cháu sưu tầm được thì để người hát là cô Thiên Hương và Trần Văn Trạch
@LeVanChu2023
Tôn Nữ Thiên Hương sang Pháp vào đầu thập niên 60s để theo đuổi sự nghiệp ca hát và diễn viên của cô. Đến năm 1963, cô được Henri Salvador mời ký hợp đồng với hãng dĩa của ông và đặt cho cô nghệ danh mới "Tiny Yong".