- 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

30 tháng Tư

Nhớ lại ngày này năm 1975, mình làm gì và ở đâu?

Ở Long Xuyên, buổi chiều hôm đó thấy nhiều đoàn xe chở "người rừng" vào ào ào trên con phố nhỏ. Người lớn, trẻ con túa nhau ra đường đứng nhìn, bụi bay mù mịt và xe chạy nối đuôi nhau chiếc này theo chiếc khác. Sau đó, nhìn qua bên đường, thấy căn tiệm photocopy - ronéo (trong trí nhớ 10t mà còn nhớ rõ chữ này) đối diện nhà, treo cờ đỏ lên liền... sau vài ngày thì nghe người lớn kể họ là "nằm vùng", không ngờ được!

Chiều nay nghe lại bài này thâu với MM hồi 2014, làm video 2020. Giấc mơ vẫn mãi là giấc mơ... :cafe: :cafe: :cafe:



viewtopic.php?p=39518#p39518
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »







BỨC TƯỜNG NƠI ANH AN NGHỈ
Thơ : Hoàng Thu Diệp
Giới thiệu & diễn đọc : Như Hòe & Bóng Mây









Tôi lắng tiếng ve ngâm
Sau mười mấy năm rời quê hương Việt Nam yêu dấu
Trong National Park, cạnh Tòa Bạch Ốc
Hàng cây rợp bóng con đường yên tỉnh mộng du

Trên bức tường - ghi tên anh yên giấc ngàn thu
Ẩn hiện đoàn quân đi chiến đấu vì công bằng bác ái
Đang từng phút, từng phút...
trong tôi sống lại
Tiếng bom đạn rú gầm,
xích nghiến xe tăng

Đội nón cối
Đi dép râu
Lũ vượn người thô kệch hung hăng
Tràn qua sông Bến Hải ...
Dìm quê tôi trong triền miên khói lửa

Bọn chúng,
hiện thân một bầy quỉ đỏ
Cướp đi từng chén cơm ... từng giọt sữa
Của em thơ, bà lão... ông già
Gây thảm cảnh tương tàn xáo thịt nồi da
Trân tráo phỉnh lừa dưới mỹ từ giải phóng

Anh
Người chiến sĩ Đồng Minh,
đã cùng tôi sát vai chiến đấu
Vì Tự Do tiêu diệt cái chủ thuyết vô thần
An Lộc, Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giả, Khe Sanh ...

Máu, nước mắt, mồ hôi...
Của anh
Của tôi
Chan trong từng tấc đất
Để tiếng em ca lộng gió ngàn cao vút
Chân sáo hồn nhiên ngày hai buổi đến trường

Cộng Sản , nghĩa đồng
lạc hậu, đói nghèo, tang tóc, nhiễu nhương
Cùng với lão già Hồ vô liêm sĩ
Dù hôm nay
Chúng múa may trên diễn đàn chính trị
Cũng sẽ lòi đuôi gian manh dối thế hại đời

Người chiến sĩ Đồng Minh ơi,
Tôi luôn hằng ghi nhớ
Bên dòng Tiền giang hàng dừa nghiêng bóng đổ
Hai tiếng Việt Nam từ môi anh thắm thiết ngọt ngào

Cùng kẻ thù,
thì nửa vòng trái đất có xa đâu
Cùng lý tưởng,
có tiếc gì xương máu

Kìa,
trên bức tường đen
Nụ cười anh kiêu ngạo
Trong đoàn quân ngạo nghễ nhịp quân hành

Bầu trời xanh
Rừng cây xanh ...
Ve sầu bỗng lặng nhanh *
Ru anh giấc yên lành
Ngủ đi anh
Trong vòng tay Mẹ Việt Nam ngậm ngùi thương tiếc ... !!!


* khu National Park rộng lớn vô cùng, nhưng chỉ rừng cây tại khu VietNam Veterans Wall mới có tiếng ve ngâm... gần bên thôi, khu Korean War cũng như những chỗ khác... không có...

:wipetear: :flrd: :wipetear:



viewtopic.php?p=39511#p39511
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

@ ... 48 năm
Một đời người ...
Ừ, cũng coi như dài hơn nhịp thở
Nhưng đáng gì ... với truyền thống 4000 năm
Nòi giống Việt hào hùng đánh đuổi ngoại xâm
Lũ Cộng kia ...
Hơn được không bọn Nguyên, Minh, Thanh, Tống ... ?


CHIỀU TÂY ĐÔ
Nhạc và lời : Lam Phương
Tâm An & Thiên Hùng trình bày



Anh nhận thay em,
bầu trời nắng hanh dần đi vào Hạ
Một ngày tháng Tư quấn khăn tang vội vã
Trên quê hương mình xám ngắt thương đau
Nghe chung quanh... bao tiếng nấc nghẹn ngào

Của Mẹ
Của Cha
Của chúng ta... giữa Saigon ngơ ngác

Anh nhận thay em
Bầu trời tháng Tư dày đặc
Nỗi ngậm ngùi dưới xích sắt xe tăng
Cả con đường dẫn đến phố Hàng Xanh
Gạt nước mắt nhìn Saigon thay chủ

Anh nhận thay em
Bầu trời tháng Tư cúi đầu ũ rũ
Mím môi khô nuốt chửng tiếng tạ từ
Lê Lợi, Tự Do, Công Lý, Nguyễn Du...
Dần gục chết chữ công bằng bác ái

Anh nhận thay em
Bầu trời tháng Tư giấc cuồng ngây dại
In dấu chân đan hụt hẫng vĩa hè
Nhặt xác phượng hồng lịm kín hồn ve
Buông tiếng trống tan trường vào quên lãng...

*** ***

Rồi một ngày
Bầu trời tháng Tư chói chang ánh nắng
Xua đêm đen xóa lạc hậu đói nghèo
Từ Nam Quan đến chót mũi Cà Mau
Lộng gió tung bay ngọn cờ vàng ba sọc đỏ

Và anh sẽ kết tình mình trong đó
Thật chân thành đền tất cả cho em...

Thiên Hùng :flwrhrts:



viewtopic.php?p=39516#p39516
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    30/4
    nghĩ về hoà giải
    và tự do tư tưởng

    ___________________
    Bùi Văn Phú _ 01 Tháng Năm 2023






    Từ Ất Mão 1975 đến Quý Mão 2023 là 48 năm, tròn 4 con giáp từ ngày nước Việt Nam thống nhất.

    Sau 10 năm với chính sách bao cấp khiến kinh tế gặp khó khăn, từ dấu mốc “đổi mới” 1986 mở cửa giao thương với phương Tây, bỏ chủ trương kinh tế tập trung, ban hành những cải cách cho giới tiểu thương tự do kinh doanh, tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần, bắt đầu từ đó Việt Nam phát triển.

    Những cải cách kinh tế đã đưa Việt Nam thoát nghèo. Một thập niên sau “đổi mới”, Hoa Kỳ không còn chính sách cấm vận với Hà Nội và hai nước nối lại bang giao, từ đó nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh đáng kể, đem lại nhiều cải thiện trong đời sống của dân. Hình ảnh xếp hàng mua nhu yếu phẩm được thay bằng các cửa hàng tràn ngập thực phẩm cho người tiêu dùng chọn lựa, xe đạp trên đường phố vắng dần, thay vào là xe gắn máy và ngày nay xe ôtô cũng đã có nhiều.

    Trước dịch Covid-19, trong gần hai thập niên kinh tế Việt Nam tăng trung bình 7% mỗi năm. Theo số liệu của World Bank, năm 2000 GDP tính theo đầu người của Việt Nam là 395 USD, năm 2021 là 3756 USD. Ngày nay Việt Nam được xếp vào hạng những quốc gia có thu nhập bình quân theo đầu người ở mức trung.

    Nhưng phát triển kinh tế đã không dẫn đến những cải cách chính trị như nhiều người từng hy vọng. Ngược lại, Việt Nam, cũng như Trung Quốc, tuy mở cửa giao thương với thế giới nhưng về chính trị nhà nước lại gia tăng kiểm soát, không cho dân quyền tự do phát biểu quan điểm, không được lập hội, không được tự do ứng cử. Những ai bất đồng quan điểm và chỉ trích nhà nước thì bị trấn áp hay bỏ tù.

    Về mặt tư tưởng, qua Ban Tuyên giáo hay Bộ Thông tin và Truyền thông thường có những quyết định cấm không cho phát hành, hay thu hồi nếu đã được in, các tác phẩm gây nhức nhối cho lãnh đạo. “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn, “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu hay việc Hội Nhà Văn cho tái bản tác phẩm “Một cơn gió bụi” của Trần Trọng Kim là những thí dụ.

    Nhiều sách của tác giả trong nước đã phải in và phát hành ở hải ngoại như: “Đèn cù” của Trần Đĩnh, “Tiếng chim báo bão” của Tiêu Dao Bảo Cự, “Hồi ký của một thằng hèn” của Tô Hải, “Suy tư và ước vọng” của Nguyễn Thanh Giang, “Đổi mới, niềm vui chưa trọn” của Trần Độ.

    Trên phương diện truyền thông đại chúng, báo chí thường nhận lệnh miệng không được đưa các tin “nhạy cảm”, có nghĩa là không phù hợp với quan điểm của lãnh đạo.

    Mới đây nhất, khi nhà văn Dương Thu Hương được trao giải Cino Del Duca ở Pháp, các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên nhanh đưa tin, rồi nhận lệnh phải vội gỡ bài xuống, chỉ vì nhà văn là người phê bình chế độ và dùng văn chương để nói lên những hiện thực xã hội dưới chế độ cộng sản.

    Khi nhà phê bình văn học Đặng Tiến qua đời bên Pháp, báo chí trong nước cũng được lệnh không loan tin, dù ông là người ủng hộ Hà Nội trong thời chiến tranh, đã về nước nhiều lần, gặp gỡ giao lưu rộng rãi với giới sinh hoạt văn học nghệ thuật và có sách được xuất bản trong nước. Những năm qua ông tham gia “Văn đoàn độc lập”, thành lập năm 2014 là một tổ chức đứng ngoài sự kiểm soát của nhà nước.

    Với chính sách kiểm duyệt văn hoá, những tác phẩm không phù hợp với quan điểm chính thống sẽ không có cơ hội được phát hành tại Việt Nam.

    Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai với tác phẩm “The Mountains Sing” xuất bản năm 2019 tại Hoa Kỳ, được nhiều nhà phê bình văn học ca ngợi, nhưng tới nay vẫn không có bản tiếng Việt vì có nhắc đến cải cách ruộng đất trong tác phẩm.

    Tiểu thuyết “The Sympathizer” của Nguyễn Thanh Việt được giải Pulitzer 2016 ở Mỹ cũng không có bản tiếng Việt phát hành trong nước. Còn tác phẩm “The Refugees” của ông, được Phạm Viêm Phương dịch ra tiếng Việt mang tên “Người tị nạn” (Nxb Hội Nhà Văn, 2017) thì bị kiểm duyệt, phải bỏ đi truyện ngắn viết về sinh hoạt chống cộng của người Việt ở California.

    Trước đây, khi tác giả Nguyễn Đức Tùng từ Canada muốn tác phẩm “Thơ đến từ đâu” (Nxb Lao Động, 2009) – gồm những phỏng vấn của ông với nhiều văn thi sĩ – được in trong nước thì chính ông đã làm việc rất sát với biên tập viên của nhà xuất bản để nội dung được trung thực nhất, nhưng khi tác phẩm ra đời một số nhà thơ nhà văn như Nam Dao, Thận Nhiên đã ngạc nhiên và khi thấy nội dung phần phát biểu của họ không đúng ý như đã trả lời phỏng vấn, mà theo nhà thơ Thận Nhiên còn trái ngược với ý của ông.

    Dịch giả Dương Tường qua đời hôm tháng 2 vừa qua, tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn trên Face Book ngày 25/2/2023 đã cho biết là trong bản dịch tác phẩm “Roots” của nhà văn Mỹ Alex Haley viết về một gia đình người nô lệ da đen, ông “phát hiện ra Dương Tường đã không dịch ba chương cuối của bản gốc tiếng Anh (các chương 118, 119 và 120). Ông cũng lược bỏ hai đoạn trong 117 chương mà ông đã dịch” trong bản dịch tiếng Việt “Cội rễ” đã xuất bản (Nxb Tác Phẩm Mới, 1985).

    Trong nước nay đã cho in bản dịch các sách kinh điển về tư tưởng hay lý thuyết chính trị như “Cộng hoà – The Republic” của Plato, “Chính thể đại diện – Representative Government” và “Bàn về tự do – On Liberty” của John Stuart Mill, nhưng không rõ dịch chính xác như thế nào.

    Hay những tác phẩm thời Việt Nam Cộng hoà, những tác phẩm viết ở hải ngoại được phép in lại trong nước tôi cũng thường tự hỏi là so với bản chính có bị sửa chữa, cắt bớt cho hợp với quan điểm nhà nước hay không. Như tập trường thiên tiểu thuyết lịch sử “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác được in lại trong nước, được cả hãng phim của Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh mua bản quyền để chuyển thể thành phim bộ, hay những tác phẩm của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, của nhóm Tự lực Văn đoàn, những sách của tác giả hải ngoại như Nhật Tiến, Du Tử Lê, Bùi Vĩnh Phúc có bị kiểm duyệt hay sửa đổi gì không?

    Nhà nước kêu gọi hoà giải, nhưng tất cả những gì liên quan đến quá khứ hay lý lịch Việt Nam Cộng hoà, thuyền nhân vượt biển thì không được hoan nghênh, tôn trọng, không cho phổ biến.

              

    Chuyện vượt biển ít có tài liệu trong nước ghi lại.
    Đây là những con tầu đã đưa người vượt biển đến Galang, Indonesia

              

    Năm 2005 Hà Nội đã dùng áp lực ngoại giao để phá bỏ bia tưởng niệm thuyền nhân do cộng đồng người Việt dựng lên trong trại tị nạn Galang ở Indonesia.

    Diễn viên Quan Kế Huy khi nhận giải Oscar hồi đầu năm nay đã phát biểu mình là gốc thuyền nhân tị nạn đã làm cho Ban Tuyên giáo bực bội.

    Hanni Phạm, người Úc gốc Việt là một ca sĩ K-Pop nổi tiếng trong nhóm nhạc NewJeans ở Hàn Quốc đã bị binh đoàn AK-47 sỉ vả, kêu gọi tẩy chay chỉ vì cô ca sĩ trẻ tuổi này là con, là cháu của một gia đình gốc Việt Nam Cộng hoà luôn trân quí những giúp đỡ của nước Úc cho miền Nam trong thời chiến tranh.

    Ông Tô Văn Lai, giám đốc sáng lập của Thuý Nga Paris By Night, qua đời cũng bị nhà nước cấm báo chí đưa tin, cho dù rất nhiều người trong nước thích xem các chương trình ca nhạc của trung tâm này.

    Ngay cả hai nhạc sĩ danh tiếng nhất của Việt Nam là Trịnh Công Sơn và Phạm Duy nhà nước cũng không muốn họ có gì liên hệ với chế độ Việt Nam Cộng hoà.

    Phim “Đất khổ” về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, của đạo diễn Hà Thúc Cần thực hiện năm 1973, bị cấm chiếu khi đó vì mang tiếng phản chiến. Thế nhưng 35 năm sau, trong dịp giỗ nhạc sĩ vào năm 2008, ban tổ chức muốn chiếu vài đoạn khi ca sĩ hát những “Ca khúc Da vàng”, nhưng an ninh không cho phép, theo lời của thi sĩ Đỗ Trung Quân là người có tham gia tổ chức lễ giỗ. Gia đình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có bản DVD phim, nhưng không bao giờ chiếu công khai cho công chúng được xem.

    Nhạc sĩ Phạm Duy, bỏ quốc tịch Mỹ trở về nước sinh sống và đã hồi tịch, được cấp chứng minh nhân dân, tuy thế phần lớn các ca khúc của ông vẫn chưa được phép phổ biến trong nước. Nhạc sĩ cùng nhà thơ Đỗ Trung Quân hoàn tất bộ phim ghi lại lịch sử trường ca “Con đường cái quan” nhưng đến nay phim vẫn còn nằm trong kho.

    Khánh Ly sau nhiều lần về hát trên quê hương, bỗng một hôm giữa khung trời Đà Lạt nơi bà khởi đầu sự nghiệp văn nghệ, bà cất tiếng ca: “Một ngàn năm nô lệ giặc tầu, một trăm năm đô hộ giặc tây…” là những ca từ của Trịnh Công Sơn còn bị cấm trong nước, thế là chương trình Khánh Ly ở Hà Nội không thể diễn ra vì bị cúp điện.

    Tuấn Ngọc cũng thường đi sô trong nước, mới đây ông không hát “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi…” mà thay lời “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi…”

    Năm 2004 nhà văn Phạm Thị Hoài nói chuyện tại Đại học Berkeley có đưa ra nhận xét rằng văn học Việt Nam thời sau đổi mới là “thời hoàng kim của tự kiểm duyệt”.

    Hai mươi năm sau tình hình sinh hoạt văn học nghệ thuật trên quê hương Việt Nam vẫn thế. Đó là kiểm duyệt và trừng phạt, như Khánh Ly, hay tự kiểm duyệt như trường hợp của Tuấn Ngọc.

    Nhà văn Dương Thu Hương thì không chấp nhận sự kiểm duyệt, bà muốn sống tự do, suy nghĩ tự do, tự do viết. Từ khi theo đoàn văn công vào miền Nam ngày 30/4 bà nhận ra ngay mình đã bị lừa khi được tiếp cận với những tác phẩm văn chương của miền Nam.

    Nhiều nhà văn, nhà thơ thường đề cập đến những “chuyến đi thực tế” mà theo bà thì không cần thiết, vì thực tế chính là những gì bà đang trải nghiệm và đã đưa vào văn chương, làm nên những tác phẩm có giá trị văn học mà hệ quả là Dương Thu Hương đã bị giam tù và giờ phải sống lưu vong bên Pháp.

    Trong những ghi chép về các tiếp xúc với nhà văn mới được giải Cino Del Duca 2023, Vương Trí Nhàn qua một lần phỏng vấn có hỏi “Tại sao viết văn?”, Dương Thu Hương trả lời: “Thấy nhờ đó đấu tranh chống cái ác tốt hơn”.

    Đó chính là sức mạnh của tự do tư tưởng. Người Việt trong nước có mấy ai dám suy nghĩ, dám viết như bà.

    Một lần vào thư viện Đại học U.C. Berkeley tìm sách, tôi thấy trên kệ có những tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm cạnh các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Đây đúng là biểu hiện của tự do tư tưởng.

    Ba mươi tháng Tư, nhà nước hay nói chuyện hoà giải với người Việt ở nước ngoài. Tôi tự hỏi bao giờ các thư viện ở Việt Nam mới có sách của Bùi Tín cạnh sách của Bùi Tùng, Dương Thu Hương sát bên Dương Tường, Nguyễn Chí Vịnh bên cạnh Nguyễn Chí Thiện.



    Bùi Văn Phú

    https://www.danchimviet.info/30-4-nghi- ... 023/28694/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Chết không nhắm mắt
    ___________________
    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến _ 30/04/2023




              

              

    Tôi tình cờ “nhặt” trên FB một tác phẩm khá độc đáo của Marc Riboud. Ông “chớp” được cảnh một anh bộ đội (với con búp bê nằm dưới nắp ba lô, và cái sắc cầm tay) đang trên đường trở về quê cũ.

    Cùng với bức ảnh là lời bình, cũng độc đáo không kém, của FB Nguyễn Hoàng : “Thằng này coi vậy mà hiền, chỉ lấy con búp bê cho con và cái bóp đầm cho vợ mà thôi.”

    Thằng chả hiền thiệt chớ. Cái ba lô xẹp lép hà. Ngó thấy mà thương. Là kẻ cầm súng, thuộc phe thắng trận, đương sự có thể thu góp được chiến lợi phẩm nhiều hơn thế.

    Bên thua cuộc, rõ ràng, không mất mát chi nhiều mà Bắc/Nam đã được “nối vòng tay lớn” – theo như cách nói của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Rồi ra, tác giả còn dự tưởng, sẽ có những đoàn tầu thống nhất “toả khói trắng hai bên đường,” những đám “trẻ thơ đi hát đồng dao” khắp ngõ, và “mọi người ra phố mời rao nụ cười.”

    Họ Trịnh, có lẽ, thực lòng tin tưởng như thế. Niềm tin của ông cũng được không ít người cùng thời chia sẻ. Sự thực, tiếc thay, khác thế. Sau ngày “Nam/Bắc hoà lời ca” thì nụ cười gần như biến mất trên môi của mọi người dân Việt.

    Dù thuộc bên thắng cuộc, những bộ đội phục viên cũng không hề được hân hoan cười đón khi họ trở về :

    • “Tôi đã được chứng kiến cảnh hẫng hụt của nhiều người khi họ … ngơ ngác tìm kế sinh nhai, đã không ít người đòi đảng, chính quyền cơ sở phải chia ruộng đất cho họ, và tất nhiên đảng, chính quyền không thể moi đâu ra ruộng đất để cho họ cày, cực chẳng đã, nhiều người đã trực tiếp đòi ruộng cha ông mà ngày trước họ đã góp vào hợp tác xã, không ít người đã tự ý đi cày ruộng cha ông của mình, thế là … họ được quy là công thần gây rối, chống lại đường lối của đảng, nhà nước, kết cục có người bị đuổi ra khỏi đảng, có người bị bắt lên xã, lên huyện tạm giam để xử lý vì đã ngang nhiên lấn chiếm đất đai của nhà nước đã giao cho người khác.” (Vi Đức Hồi – Đối Mặt, Chương II).


    Đoạn hồi ký thượng dẫn giúp cho độc giả hiểu tại sao vỉa hè Hà Nội lại đông đảo những người làm nghề cửu vạn. Họ sống ra sao?

    “Mỗi tối thuê cái chiếu nằm gầm cầu, có tiền bạc của nả thì gối đầu, giắt lên ngực. Bốn bên lủng củng người nằm, nói anh bỏ lỗi, nó đéo nhau huỳnh huỵch rồi lại chửi nhau, quát nhau to tiếng hơn ô tô chạy ngoài đường.” (Tô Hoài. Chiều Chiều. Phương Nam, Hà Nội: 2014).

    Giữa Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại mà trải chiếu “đéo nhau huỳnh huỵch” thì (ngó) cũng hơi khó coi. Tuy thế – và được thế – vẫn hơn hẳn nhiều bạn đồng đội (không may) khác, đang “nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng.”

              

              

    Hạnh phúc hay đau khổ (nghĩ cho cùng) chỉ là sự so chiếu, và mọi so chiếu đều tương đối cả. Nói chi đến những người lính vô danh, ngay cả một nhân vật tiếng tăm cỡ như thi sĩ Tế Hanh (“từng là ủy viên ban chấp hành hoặc thường vụ Hội Nhà Văn VN, từng mười năm liền phụ trách đối ngoại của hội, từng có chân trong ban phụ trách nhà xuất bản Văn học”) đến cuối đời cũng đành chép miệng : “Trải qua hai cuộc chiến tranh mình còn được sống, được làm thơ, còn may mắn hơn khối người khác, thế là được rồi.” (Vương Trí Nhàn. Cây Bút Đời Người. Phương Nam, Hà Nội: 2002).

    Vâng, đúng thế. Còn sống là “may mắn hơn khối người” rồi!

    Theo thống kê (chắc không khả tín) của Tổng Cục Chính Trị thì đến năm 2012, toàn quốc chỉ có 1.146.250 liệt sĩ và khoảng 600.000 thương binh, trong đó có 849.018 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Wikipedia tiếng Việt cho biết thêm :

    • “Từ tháng 12 năm 1994 đến hết năm 2001, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý cho 44.253 Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng.”


    Có bà bị lọt sổ vì không đủ “kiên trinh” nên đã (lỡ) đi thêm bước nữa – theo như tường trình của Tuổi Trẻ Online :

    • “Chúng tôi đến khi bà Trần Thị M. đang ăn tối ngay trên giường. Bà đã ở trên giường như vậy gần ba năm rồi, kể từ khi đôi chân không còn tự đứng lên được nữa. Ấy thế nhưng khi hỏi đến chuyện xưa, đôi mắt bà sáng lên.

      Bà say sưa kể về những ngày hoạt động cách mạng, những ngày tù ngục đòn roi tra tấn, thương tích tới 75% (thương binh hạng 2/4)… Vượt qua được hết, chỉ không chịu nổi mỗi lúc nghe tin chồng, tin con thôi” – bà chợt trầm giọng. Ba lần ‘không chịu nổi’ ấy là vào năm 1962, ông Võ Mười, chồng bà, hi sinh khi bà mới 30 tuổi; năm 1964, con trai út Võ Danh của bà bị bắn chết khi vừa 6 tuổi, đang được giao việc cảnh giới cho các chú cán bộ họp; năm 1971, con trai lớn Võ Thái làm giao liên cho ban binh vận Khu ủy Khu V hi sinh ở tuổi 16.

      Còn lại một mình giữa đạn bom, hai lần bị bắt, giam cầm tra khảo ở nhà lao Quảng Ngãi, năm 1974 bà gá nghĩa với một người đồng đội, ông Thái Văn Thới. Chiến tranh vẫn ác liệt, đâu biết mai này sống chết thế nào. Thương nhau, thông cảm hoàn cảnh của nhau thì về với nhau thôi” – bà kể. Ngày 21-2-2014, UBND P.12, Q.Bình Thạnh đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt và đề nghị Nhà nước tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng cho bà. Phường đã có tờ trình về trường hợp của bà gửi Phòng Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Q.Bình Thạnh, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM. Tuy nhiên, sau đó gia đình bà nhận được thông báo bà chưa được lập hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng do đã… tái giá.”


    Phải chi cái hồi giao “công tác cách mạng” cho hai đứa nhỏ (6 tuổi và 16 tuổi) mà Nhà Nước cũng xét (nét) kỹ càng như vậy thì đỡ cho mẹ Trần Thị M. biết mấy. Dù sao, vẫn còn có điều an ủi là nhờ đang sống ở thành phố mang tên Bác nên tờ trình về trường hợp của bà cũng đã được gửi tới Sở LĐ -TB&XH TP.HCM và đã được cứu xét (rồi) từ chối!

              

              

    Có mẹ không nhận được danh hiệu anh hùng chỉ vì lỡ “chui rúc” ở những nơi hoang vu quá. Bên Kia Đèo Bá Thở là một nơi như thế :

    • “Trên bản đồ quân sự cũng như bản đồ của nha Ðịa Dư không bao giờ có địa danh ‘Ðèo Bá Thở’. Bởi vì đặt cái tên cho ngọn đèo này chính là tôi và một vài người bạn… Ngọn đồi nằm không xa trại giam chúng tôi trong tỉnh Yên Bái. Ngày ngày đội chúng tôi có mười anh em phải băng qua bên kia cái đèo khốn nạn này, tới một khu rừng toàn thị là tre, nứa, giang…

      Mấy ngày đầu chúng tôi không chú ý tới cuối dốc bên kia có một cái nhà tranh đã sập. Người chủ căn nhà lấy vài thân tre to, chống cái mái lên, nên mái nhà chạm đất. Tất nhiên trong tình trạng đó nó không có cửa. Chúng tôi đã vài lần đi về ngang đó và tưởng nó đã bỏ hoang, bởi vì trông nó còn thua một cái chòi chăn vịt ở miền Nam.

      Một hôm cả bọn chúng tôi thấy trời còn sớm, nên nghỉ lại bên kia dốc một lát trước khi ‘bá thở’. Chúng tôi nghe lục đục trong cái chòi bỏ hoang, và phát giác đuợc một cụ già thật già. Nét mặt bà cụ nhăn nheo hệt như những vết nẻ của ruộng bị hạn hán nhiều ngày.

      Bà già có một cặp mắt nâu đục, lờ đờ và đầy rỉ mắt. Bà già mặc một cái áo bông vá chằng vá đụp. Phải gọi đây là cái áo vá trên những miếng vá. Nó nặng dễ chừng đến năm ký chứ không chơi. Chúng tôi gạ chuyện, song tất nhiên bà già biết chúng tôi là tù ‘Ngụy’ nên không hé răng một nửa lời.

      Hôm sau trong lúc đốn tre chúng tôi hội ý. Chúng tôi lấy dư ra mỗi ngày vài cây về giấu ở gần căn lều của bà cụ. Ðược vài ngày đủ tre để dựng lại căn lều, chúng tôi để hai người lại sửa còn tám người vào rừng đốn tre cho đủ số lượng của mười người. Chúng tôi cũng cắt tranh về để dậm lại những chỗ quá mục nát. Căn nhà sửa xong, có cửa để chui ra chui vào. Bà già khi đó tự động nói chuyện với tụi tôi :

      – Lão có ba đứa con, một đứa đã có giấy tử sĩ, hai đứa kia thì hoà bình lâu rồi, nhưng lão không hề nhận được một chữ của chúng từ ngày chúng đi. Lão mới có giấy mẹ liệt sĩ, mỗi tháng có tiền nhưng chả vào đâu.” (Hoàng Khởi Phong. “Bên Kia Ðèo Bá Thở.” Cây Tùng Trước Bão. Thời Văn, Hoa Kỳ: 2001).


    Bà lão hẳn đã qua đời từ lâu. Những người lính thắng trận trên đường về quê (với con búp bê cầm tay) hơn 40 năm trước e cũng không còn mấy ai sống sót. Đám mẹ ngụy và lũ con thua cuộc cũng thế, cũng đều đã lần lượt đi vào lòng đất.

    Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác : khi họ chết không ai nhắm mắt!


    https://www.danchimviet.info/s-t-t-d-tu ... 023/28685/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Câu chuyện của
    Tình

    ___________________
    Nguyễn Hữu Huấn _ 29/04/2023





    Đây không phải là một câu chuyện yêu đương tình ái hoa lá cành, lại càng không phải là câu chuyện liêu trai mơ hồ huyền ảo vô thực hay chuyện tình ái kiểu „ngàn lẻ một đêm“. Không ! Đây là câu chuyện của một sĩ quan đảng viên trong quân đội miền Bắc được gởi vào Nam sau khi miền Nam VN bị CS miền Bắc cưỡng chiếm vào tháng 4 năm 1975.

    Tháng 3 năm 1975 tôi bị VC bắt làm tù binh tại phi trường Đà Nẵng và được phóng thích vào cuối năm 1978. Không nghề không nghiệp, chẳng biết tương lai ra sao. Đi đâu cũng nghe bàn tán chuyện vượt biên bằng thuyền. Bạn bè cho biết ngoài Vũng Tàu có nhiều công ty xây dựng đang tuyển công nhân. Như cá gặp nước, tôi vội chạy ra đó xin việc và được nhận ngay với chức…“culi“, được làm chủ chiếc xe một bánh với hai tay cầm mà người ta thường gọi là „xe rùa“ hay „xe cút kít“ dùng để chuyên chở các vật liệu xây dựng như vôi, vữa, xà bần, gạch, đá…Công ty do anh TQK làm giám đốc, dân Mỹ Tho, sảng khoái, chịu chơi, thích nhậu nhẹt với đám „cu li“, các sĩ quan QL/VNCH nào ở tù mới về là anh nhận vào làm „cu li“ hết, không cần biết tông ti lý lịch. Công việc tuy cực nhọc nhưng tinh thần thì thoải mái vì chung quanh đều là đồng đội khi xưa từ nhiều binh chủng khác nhau mà hầu hết ra đây đều là đi tìm đường vượt biên, nhưng chẳng ai dám nói cho nhau nghe. Chính nơi này tôi gặp lại ông bạn „cu li“ lớn tuổi Huỳnh.T, Thiếu úy trong Tổng Cục Tiếp Vận VNCH, „cu li“ Trung úy Lê Văn H., đại đội phó Thủy Quân Lục Chiến và „cu li“ Thiếu úy Trần Bá H., trung đội trưởng Nhảy Dù. Cả ba hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ

    Vũng Tàu vào cuối thập niên 70 qua đầu thập niên 80 thật nhộn nhịp với rất đông công nhân làm việc như một phong trào thi đua xây dựng lại thành phố, nhà ở, để chuẩn bị đón tiếp đám chuyên gia dầu khí Liên Xô và các nước CS Đông Âu sang VN khai thác dầu hỏa. Đây chính là quốc sách ưu tiên hàng đầu vào thời đó. Chính đích thân Đỗ Mười, lúc đó là phó thủ tướng kiêm phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng sau khi thị sát Vũng Tàu đã quyết định cấp toàn bộ khu khách sạn Lam Sơn cho xí ngiệp liên doanh Việt-Liên Xô mang tên Vietsovpetro thuộc Tổng Cục Du Lich VN toàn quyền xử dụng, Thêm vào đó, một số khách sạn và biệt thự tại Vũng Tàu từ trước năm 1975 bị CS tịch thu đều do công ty này tiếp nhận để sửa chữa. Khách sạn Thắng Lợi đường Lê Lai (bãi trước) là đại bản doanh của công ty Vietsovpetro và cũng là nơi cư ngụ của các kỹ sư Liên Xô và Đông Âu, cùng với gần 100 cán bộ xây dựng và an ninh từ miền Bắc, nhưng tất cả đều không có một chút kinh nghiệm gì trong lãnh vực đối ngoại, du lịch và xây dựng. Do đó chúng phải cần đến các công ty xây dựng của miền Nam từ trước năm 1975 giúp đỡ. Công ty của anh TQK (nơi tôi làm cu li) là một trong nhiều công ty từ Sài Gòn và Biên Hòa. Tất cả để đều nằm dưới sự chỉ đạo và kiểm soát an ninh bởi bọn cán bộ CS miền Bắc. Gần khách sạn Thắng Lợi có một khu đất trống được dành riêng cho đám công nhân „cu li“ buôn bán, ăn uống từ sáng đến tối. Đông nhất là mỗi buổi sáng có hàng trăm „cu li“ ngồi uống cà phê ăn sáng trước khi đi làm. Bọn cán bộ CS cũng thường xuyên gia nhập đông đảo thưởng thức cà phê „cái nồi ngồi trên cái cốc“ hay ly trà đá mát rượi. Chúng lân la gợi chuyện với đám „cu li“, ra vẻ hòa đồng thân thiện nhưng để kiểm soát rình rập theo dõi.

    Ngày nọ, một thanh niên quần áo chỉnh tề, đầu đội nón cối, chân đi dép râu, vai đeo lủng lẳng cái cặp da bộ đội đã bạc màu dành riêng cho các sĩ quan bộ đội miền Bắc, ngồi xà xuống bàn còn ghế trống mà chúng tôi đang ngồi uống cà phê. Anh ta hỏi thăm đủ chuyện trên trời dưới đất, rất tự nhiên và cởi mở, khoe mới vào Nam được mấy tháng và hiện là quản đốc toàn bộ công trường thi công Vũng Tàu. Vừa lúc đó, anh TQK (ông chủ của tôi) đi ngang qua, thấy ông cán bộ liền vội cười toe toét „chào sếp“, tay kéo ghế, miệng kêu ly cà phê rồi ngồi chung bàn. Anh chỉ bọn tôi giới thiệu là nhân công của anh và dành bao hết cả bàn. Trước khi chia tay anh nói nhỏ với chúng tôi rằng: „Tên này là cán bộ thứ dữ đó, coi chừng mồm miệng nghe mấy cha nội“. Mấy ngày sau tôi đang phờ râu khệ nệ đẩy „xe cút kít“ đi đổ xà bần thì gặp lại anh chàng „cán bộ thứ dữ“ đang lững thững đi trên đường. Vẫn là vài câu xã giao cho xong chuyện. Vẫn ngày ngày không hẹn mà gặp, lại chuyện „xe cán chó, chó cán xe“ bên ly cà phê với tô cháo hột vịt hay ổ bánh mì trong khu chợ công nhân. Ngày tháng cứ thế trôi qua, việc ai người nấy làm, hồn ai người nấy giữ trong khoảng đất trống nhỏ nhưng đông người. Từ đó, tình cảm con người bỗng trở nên thân thiết và cởi mở hơn lúc ban đầu. Chàng „cán bộ thứ dữ“ thỉnh thoảng dúi vào tay tôi vài ba bao thuốc lá Thăng Long, loại thuốc lá chỉ dành riêng cho các quan chức, cán bộ cao cấp trong cái gọi là „thời bao cấp“ lúc bấy giờ: „Tớ tặng cậu đấy, đừng để người ta thấy nhé“. Tôi hơi chới với, không phải vì mấy bao thuốc lá, mà vì hai chữ „cậu cậu tớ tớ“ giữa hai thằng đàn ông nghe lạ tai quá, nhão nhoẹt như tô đậu hũ thiu và có vẻ…đàn bà, mặc dù chính tôi cũng là thằng Bắc kỳ lớn lên trong Nam. Thôi kệ ! cứ „cậu cậu tớ tớ“ để khỏi phải rít ống thuốc lào Lạng Sơn. Thằng Bắc kỳ 54 „cậu cậu tớ tớ“ với thằng Bắc kỳ 75 thì có chết thằng Tây nào đâu, miễn sao đạt được mục đích của mình, biết đâu đây là „cái dù che thân“ lợi dụng được chăng ? Thời gian này tìm được „cái dù“ để “dựa hơi mà sống“ chẳng phải dễ, ai mà chẳng ham ! Vượt biên là trên hết !

    • Tớ tên Nguyễn Văn Tình, gốc Hải Phòng, có vợ được 1 con đang sinh sống ngoài Hà Nội. Còn cậu trước khi vào Nam ở đâu, làm gì ?

      Quê tớ cũng Hải Phòng. Năm 54 theo bố mẹ chui vào tàu há mồm vào Nam, sống tại Sài Gòn, đi lính Không Quân/VNCH đóng tại phi trường Đà Nẵng, bị bắt làm tù binh, mới được thả về.

      Ấy ấy! bọn tớ tiếp thu phi trường Đà Nẵng đấy, đầy đủ tiện nghi, to đùng như cái mặt trăng.

      Thật không ? Cậu cũng là lính Không Quân miền Bắc hả ?

      Ừ! Lúc đó tớ là trung úy của lữ đoàn Công binh 28 thuộc quân chủng phòng không không quân vào tiếp thu phi trường Đà Nẵng do lính sư đoàn 2, quân khu 5 mới chiếm được. Vào đây mới thấy lính tàu bay trong Nam của các cậu làm việc trong phi trường sướng quá, nhiều văn phòng còn có cả máy lạnh mát rợi…

      Vậy sao các cậu cứ lải nhải bảo là „phồn vinh giả tạo“, giờ sáng mắt rồi hả ?


    Thú thật, lúc này tim tôi như bị thắt lại, nuốt hận thù vào bụng, nhìn thẳng vào mắt thằng Bắc kỳ 75 ngồi đối diện, thấy nó vẫn bình thản tỉnh bơ, không xúc động, không lộ vẻ kiêu căng của „bên thắng cuộc“. Tôi hỏi tiếp:

    • Cậu bên quân đội sao bây giờ lại làm trong công ty du lịch dầu khí này ?

      Sau khi thống nhất đất nước tớ được „phục viên“ và thuyên chuyển vào đây cùng với các cán bộ kỹ thuật để khai thác dầu khí và các dịch vụ khách sạn, cửa hàng, nhà ở cho các chuyên viên Liên Xô và Đông Âu. Hôm nào tiện, tớ dẫn cậu về nhà tớ „tham quan“. Thật tình lúc đó tôi chẳng hiểu „tham quan“ nghĩa là gì ? Nghe sao lơ lớ như tiếng Tàu pha tiếng Miên. Tình giải thích „tham“ là tham gia, tham dự, „quan“ là quan sát, là nhìn, là xem… À ra thế, tiếng Bắc của miền Bắc ta „sáng tạo tuyệt vời, đỉnh cao trí tuệ“. Tôi chả lả :

      Mới vào Nam mấy tháng mà cậu đã mua nhà ở đây rồi hả ?

      Làm gì có tiền mà mua, nếu có tiền mà mua cũng chẳng ai cho mua đâu. Nhà nước cấp cho đấy, nhà to đùng như cái „Vi La của Tây“ ấy, nghe họ bảo đây là nhà của ông tá ông tướng nào đó đã chay ra nước ngoài.


    Cái „Vi La“ của Tình „bự bành ki“ thật, đầy đủ tiện nghi bàn ghế tủ giường, cây lá xum xuê vây quanh, có hồ bơi phủ là rong rêu, mấy cái máy lạnh bắt đầu sét rỉ vì từ lâu không xử dụng. Tôi hỏi Tình sao không mang vợ con vào đây cho sướng thân, Tình bảo:

    • Mang thấy quái nào được, chịu vậy thôi. Nghĩ mà thương cho vợ con tớ phải sống chui rúc trong „nhà tập thể Kim Liên“ ngoài Hà Nội, mỗi hộ khoảng 30m2, cứ 4 hộ thì dùng chung 1 bếp và 1 cầu tiêu. Hộ bên cạnh nhà tớ của ông công an còn nuôi cả heo nữa đấy, mùi cứt heo quanh năm… Thời bao cấp mà !

      Trời ! nghe sao ghê quá vậy ! Cậu là „cán bộ thứ dữ“ mà ?

      Thì cán bộ mới được hưởng như thế đó, dân thường còn bi đát hơn nhiều. Cái ý tưởng xây các khu nhà tập thể này là do ông Hồ khi qua thăm nước Triều Tiên thấy bên đó có các khu tập thể như vậy, nên đề nghị Triều Tiên qua hỗ trợ xây dựng đấy.

      Tớ cứ tưởng ngoài Bắc đâu đến nỗi tệ như thế ?

      „Thời bao cấp“ mà cậu. Cái ở còn như thế, cái ăn, cái mặc càng tệ hơn nhiều. Lương thực, thjt thà, cá mắm muối gạo, vải vóc, tiện nghi…đều do nhà nước quản lý và cung cấp theo chế độ tem phiếu. Tớ là cán bộ mỗi tháng được mua 13 ký gạo, thịt lợn 3 lạng, dầu hỏa 4 lít. Mà gạo là gạo „bảy nổi ba chìm“ chứ ngon lành gì ? Còn vải thì 5 mét một năm, mà chỉ toàn một màu xam xám.

      Tớ không hiểu cậu nói gạo „bảy nổi ba chìm“ là gạo gì ?

      Này nhé, khi vo gạo thì 7 phần là gạo mọt, gạo mối nên nó nổi lều bều, còn lại chỉ có 3 phần là gạo nấu cơm được thôi. Ấy là gạo còn độn khoai độn sắn nữa đấy. Nói chung là cái gì cũng hiếm, cái gì cũng thiếu suốt.

      À ra thế. Miền Bắc các cậu đói nghèo như thế nên lôi cả thơ „cái bánh trôi nước“ của bà Hồ Xuân Hương ra mà ngâm cho đỡ đói…


    Tình đứng lên vừa với tập sách cũ kỹ trên tủ, vừa cười vừa nói :

    • Tớ đọc cho cậu nghe một bài thơ châm biếm ngoài Bắc người ta thường truyền tai nhau như thế này nhé : Một yêu anh có may ô (áo lót) / Hai yêu anh có cá khô để dành / Ba yêu rửa mặt bằng khăn / Bốn yêu bàn chải đánh răng hàng ngày / Năm yêu anh có đôi giầy / Sáu yêu anh có khăn quàng vắt vai / Bảy yêu có sẵn gạc nai (sừng con nai để nấu thành cao bồi bổ sức khỏe) / Tám yêu nước mắm cả chai ăn dần / Chín yêu anh rất chuyên cần / Mười yêu anh chỉ để phần cho em.

      Hay quá, chắc cậu đọc bài thơ này khoe cậu có „cái gạc nai“ nên mới lấy được bà vợ bây giờ hả ?


    Tình cởi mở thật thà như thế và tôi dần dần cảm nhận trong Tình có cái gì khác lạ, có cái gì đong đưa so sánh pha lẫn chút uẩn ức chán chường mà không dám nói ra. Tuy thế tôi vẫn phải „đề cao cảnh giác“ vì đen trắng vẫn còn lẫn lộn. Tôi rủ Tình về Sài Gòn chơi, tiện thể ghé nhà thăm bố mẹ. Tình hớn hở nhận lời ngay. Tôi định mua vé xe đò thì Tình bảo „tớ có một con Honda“ do cơ quan cấp. Tôi hỏi sao không phải xe hơi. Tình bảo có chứ, nhưng đi Sài Gòn bằng „xe con“ lúc về phải làm „bản tường trình“ cho cơ quan, ấy là chưa kể „đồng chí lái xe con“ lại „ba hoa chích chòe“ thì phiền phức bỏ mẹ. Tôi giới thiệu ông „cán bộ thứ dữ“ họ Nguyễn tên Tình cho bố tôi. Bố tôi tiếp Tình bằng tách nước chè (trà) với đĩa kẹo lạc (kẹo đậu phụng) nhâm nhi gợi chuyện. Tôi khoe với bố, Tình là quản đốc cả công trường xây dựng Vũng Tàu, quyền hành bao la. Không biết có thật hay không mà bố tôi nói với Tình rằng tên công an phường nhà tôi cũng quê Hải Phòng, rồi viện cớ cùng quê, cùng làng, gởi gấm tôi cho Tình mong giúp đỡ. Tình nói coi bố tôi như bố mình, rồi biếu bố tôi một bao thuốc hàng ngoại 555 mới tinh và gói chè Tân Cương/Thái Nguyên trong gói giấy nhăn nheo vàng úa, khoe rằng chè Tân Cương quý nhất miền Bắc, trị bách bệnh, ổn định huyết áp, kéo dài tuổi thọ. Bố tôi vừa cười vừa nói „Cậu rủa tôi chết sớm hay sao vậy hả ?“. Ông lên gác bê xuống một thùng đồ bà cô tôi từ Mỹ mới gởi về, lôi ra tặng Tình 1 bánh xà phòng Dove thơm phức và 1 xấp vải nhung đen may áo dài. Tình lắc đầu không dám nhận. Bố tôi quát:

    • Cái này tôi cho vợ cậu chứ tôi thèm hối lộ cậu làm quái gì, đem về cho vợ đi.


    Đang lúc Tình loay hoay dắt xe Honda nổ máy ra về, bố tôi kéo ngay tôi vào nhà bếp phía sau rồi nghiêm nghị bảoi: „Nếu khi nào thời thế đổi thay thì con nhớ phải tóm cổ thằng này đầu tiên nghe chưa!“. Tôi vâng vâng dạ dạ rồi leo ngay lên xe của Tình ra lại Vũng Tàu.

    Trong thời gian này tôi âm thầm liên lạc được một mối vượt biên từ Bến Đá/Bà Rịa, nơi có làng chài Công Giáo Bắc Kỳ 54 rất lớn nằm cách không xa Chùa Thiếu Lâm với Thích Ca Phật Đài. Chủ ghe và cũng là người tổ chức lại là bố của người bạn học cũ từ những năm trung học, cũng là sĩ quan công binh ở tù mới về. Vì là bạn của con, bác thương tình cho tôi đi không lấy tiền, hẹn địa điểm, ngày giờ ra bến. Tôi báo tin vui cho bố mẹ và dĩ nhiên không cho Tình biết. Nào ngờ, ghe đang phom phom chưa ra đến cửa biển thì bị ghe của bọn công an biên phòng chiếu đèn pha chóa mắt, đụng rầm rầm ngang hông. Nước tràn vào ghe làm chao đảo như muốn chìm cùng với tiếng quát tháo la hét om trời trong đêm tối. Thế là già trẻ lớn bé trên dưới gần 100 mạng tay xách nách mang chui vào nhà tù Bà Rịa. Tôi nghĩ số mình đã tận, vừa thoát tù chưa lâu, bây giờ lại vào tù tiếp. Rõ chán ! Thôi thì phó mặc theo ý Trời.

    Chưa đầy một tuần thì thằng công an cai tù tên Long gọi tôi lên làm…“giấy ra trại“. Tôi nghĩ mình nghe lầm nên cứ đứng tần ngần suy nghĩ. Thằng công an cai tù tên Long cầm một tờ giấy và cây bút quát tháo hối thúc tôi ký tên. Tôi chẳng thèm đọc, cúi xuống nguệch ngoạc ký vào, rồi bước vội ra cổng như sợ chúng đổi ý. Nhìn xa xa thấy có người đang khoác tay gọi. Lại gần chợt hết hồn vì thấy ông „cán bộ thứ dữ“ Nguyễn Văn Tình đứng chần dần ở đó. Tình chở tôi ra quán cà phê bên đường, mặt hầm hầm nói:

    • Cậu liều lĩnh quá, sao dám vượt biên trốn ra nước ngoài hả.

      Sao cậu biết tớ vượt biên đang ở tù ?

      Mấy hôm không thấy cậu đi làm, hỏi thăm loanh quanh có người nói chắc cậu đi vượt biên rồi, nhưng tớ đâu có tin. Tớ ra đồn công an Bà Rịa dò la thì họ cho biết cách đây mấy ngày bắt được một ghe vượt biên đang nhốt trong tù. Đọc trong danh sách thì thấy tên cậu nên tớ làm giấy bảo lãnh cậu ra, viện cớ là anh em họ, bị chúng nó dụ dỗ đi theo. Lần sau có đi thì báo cho tớ biết trước để tớ lo liệu nghe chưa ?


    Tôi cám ơn Tình rối rít. Dù sao đây cũng là „cái ơn cứu nguy“ thoát nạn tù đầy. Hôm sau mọi việc vẫn như cũ, vẫn lái xe „cút kít“ đổ xà bần. Bạn bè hỏi thăm, tôi nói bị sốt rét chắc vì hậu quả hơn 3 năm đi tù trong rừng rậm miền Trung gần biên giới Lào. Chỉ thương ông sếp hãng thầu của tôi là anh TQK cứ tưởng thật, nên dúi vào tay tôi 10 viên thuốc „ký ninh“ bảo là thuốc trị sốt rét của bộ đội. Tôi mang về cho đứa em út bán chợ trời. Còn chuyện „Lần sau có đi thì báo cho tớ biết để tớ lo liệu“ như Tình nói thì „tùy cơ ứng biến“ … tính sau.

    Từ lúc này tôi thật sự có cảm tình với ông „cán bộ thứ dữ“ tên Tình này và nẩy ra ý định tìm cách „đổi đời“ cho Tình.

    Cậu lê lết cái đôi dép râu như thằng cán ngố trong rừng ra thành phố. Bụi bậm dán vào đầu ngón chân thấy mà khiếp, gái Sài Gòn chúng cười cho thối mũi. Cho cậu cái đôi „Bata“ vừa sạch vừa êm chân. Cho cậu cái „quần bò“ với cái áo T-Shirt hiệu „con cá sấu há mồm“ của Ba Tàu, thêm cả cặp „kính dâm“ vừa oai vừa lái xe Honda che bụi.

    Tình soi gương ngắm nghía khen đẹp, nhưng lại cất hết vào tủ khóa lại nói: „Chỉ khi nào đi Sài Gòn thì tớ mới dám diện, còn đi làm thì vẫn phải ăn mặc bình thường“.

    Một hôm rủ nhau ra biển dạo mát, nhìn Tình mặc cái „quần xà lỏn“ rộng thùng thình dài đến gần đầu gối, thấy có cái gì lắc lư như cái chuông, thật buồn cười. Về nhà Tình vẫn mặc tiếp, vẫn „lòng thòng toòng teng“ đi khắp nhà. Mấy hôm sau tôi đưa cho Tình ba cái quần „xì líp“ hiệu „Jocky“ của Mỹ mua ở đường Ta Thu Thâu gần chợ Bến Thành, nơi mua và bán toàn đồ từ ngoại quốc gởi về. Tình bảo „quần gì mà lạ thế, tớ chưa thấy bao giờ“. Ép lắm thì Tình mới mặc thử cho tôi xem rồi lẩm bẩm:

    • Mặc vào nó sao sao ấy, ngượng quá, cân cấn cái gì như bị ai bóp, lại còn ngứa ngáy khó chịu hai bên háng nữa…


    Một hôm Tình lộ vẻ đăm chiêu lo lắng nói với tôi:

    • Công ty tớ sắp đón một phái đoàn dầu khí từ LIên Xô và các nước Đông Âu, có cả Đức và Bỉ. Tớ được giao công tác tổ chức chiêu đãi, tiệc tùng…có cả nhảy đầm nữa. Tớ suy nghĩ mãi không biết phải làm sao ?

      Thì cậu cứ nói thẳng ra đi, tớ giúp ý kiến gì được thì giúp cậu ngay

      Mọi việc tớ thu xếp được, riêng cái …“khâu nhảy đầm“ thì tớ chẳng biết phải „chiêu đãi“ như thế nào đây ?

      Có phải ý cậu là muốn tìm…vũ nữ nhảy với mấy thằng Tây phải không ?

      Đúng vậy, cậu có biết ai, ở đâu không ?


    Tôi mừng hết lớn, còn hơn con cá gặp nước. Đúng là có mối lớn đây rồi. Chuyện gì chứ chuyện này dễ như trở bàn tay. Ngày xưa các em vũ nữ phơi phới sang trọng lắm, nhưng kể từ khi „nón cối tai bèo, miệng vẩu, môi chì, răng bừa cào“ tiến vào Sài Gòn làm các em sợ phát thét, bỏ nghề đi lang thang kiếm sống như ong vỡ tổ, đứa thì ôm xe thuốc lá bán từng điếu bên đường, đứa thì gác chân bên nồi trà đá trong sân ga xe lửa Lê Lai, đứa may mắn hơn thì lăng xăng mua bán đồ mỹ phẩm…Tôi bảo Tình :

    • Tớ giúp cậu chuyện này, nhưng trong bao lâu ?

      Chỉ 2 ngày cuối tuần tới thôi, mỗi tối chỉ nhảy với khách vài ba tiếng, không được ngủ lại đêm, giao tiếp văn hóa đứng đắn, có xe đưa đón đàng hoàng.


    Chưa đến một ngày tôi đã tìm được em Nga đang ngồi bán bánh cuốn ở đầu ngõ hẻm chợ Ông Tạ. Kể lại cho nó biết chuyện. Vừa nghe cái tên „công ty du lịch dầu khí Vũng Tàu“ nó la lớn mừng quýnh như nhặt được vàng. Mừng là phải, thời đó 99% nhân viên trong Công ty Du Lịch Dầu Khí đều là cán bộ hay con cháu từ Bắc vào, dân miền Nam chỉ được mướn làm nhân công bình thường. Ai đời thời gian này lại được mời đi nhảy với nhót, mà lại nhảy với khách Tây trên lầu 5 khách sạn, tha hồ…“mánh mum“, tha hồ „dở ngón nghề“ lâu nay không xử dụng. Em Nga rủ thêm được gần chục đứa nữa. Mai, Lan, Cúc,Trúc…đủ tên các loài hoa, trừ …Hướng Dương và Loa Kèn.Tất cả hàng ngũ chỉnh tề theo lời tôi dặn dò đến một điểm hẹn ngay trung tâm Sài Gòn. Tình khôn như rắn, cũng không đi đón, phái một ông tài xế già lái xe 12 chỗ ngồi đến đón „các tiên cô“ trực chỉ Vũng Tàu. Các em vỗ tay đồng ca….“hò kéo pháo“.

    Mấy ngày sau, „các tiên cô“ xúm lại quanh tôi ăn mừng „đại thành công, vạn vạn đại thành công“. Bọn LIên Xô, Tiệp Khắc, Hung, Bun gì gì đó…ngu như con bò, ngơ ngơ ngáo ngáo như con nai tơ, tụi em nói cái gì là cứ răm rắp như nghe lệnh bà, dễ thương thiệt anh Hai à. „Các tiên cô“ kể rằng, mỗi lần ra vào đều bị „bọn cán bộ cái“ rà soát bóp nắn từng đứa như lùng khủng bố. Thậm chí có mấy đứa còn khoe đã móc nối được mấy thằng Tiệp, thằng Hung nào đó, hứa tìm cách giúp trốn theo tàu buôn đi nước ngoài. Có thành công hay không đến giờ tôi cũng chẳng biết. Có điều lạ là mỗi đứa đều…“đền ơn“ tôi một món „chiến lợi phẩm“. Đứa thì 1 bao thuốc lá 555, đứa cái hộp quẹt gaz, thậm chí có đứa 1 tờ 5 đô la Mỹ. Tôi ngạc nhiên hỏi sao có thể qua lọt được „bọn cán bộ cái“, tất cả chỉ cười xòa nói ..“nghề của nàng“ mà anh Hai“. Còn ông „cán bộ thứ dữ“ họ Nguyễn tên Tình của tôi cũng tìm đến tôi cám ơn rối rít, khoe „chiêu đãi thành công, chan chứa tình hữu nghị“. Tôi tỉnh bơ, hỏi bao giờ tổ chức tiếp. Tình lắc đầu không biết, chờ lệnh trên.

    • Tối đó cậu có vớ được em nào nhảy không ?

      Không được đâu, cấp trên tuyệt đối cấm chuyện này. Tớ chỉ đứng quan sát thôi. Mà từ nhỏ đến lớn bây giờ tớ mới nhìn người ta nhẩy đầm như thế nào.

      Thích không ? Tớ dậy cậu nhảy nhá.

      Thôi đi thôi đi, kỳ chết đi được ấy.


    Cái „ngu“ lớn nhất và đứng đầu trong „4 cái ngu ở đời“ là „làm mai“ có lẽ không đúng với tôi trong lúc này. Thừa thắng xông lên, tôi rủ Tình về Sài Gòn giới thiệu con „Nga bánh cuốn“ làm „giáo viên nhảy“ cho cậu học trò Tình. Lần đầu gặp mặt, Tình ngồi bẽn lẽn cứng đơ như khúc gỗ, lắp bắp nói không nên lời. Con Nga láu cá quá, nó vừa cười vừa chọc Tình: „anh tên Tình, em tên Tang nè, tình tang đẹp đôi vừa lứa hén“. Tôi cười chảy nước mắt nhìn Tình tập nhảy điệu „xì lô“, hai chân chàng hảng ngọ ngọe như hai cái càng cua… Cũng từ đó Tình về Sài Gòn nhiều hơn, nhưng không bao giờ dám đưa con Nga ra Vũng Tàu. Có lần con Nga kể được Tinh dẫn vào Bến Nhà Rồng trong cảng Sài Gòn tham dự “Đêm liên hoan chiêu đãi các công ty tàu biển nước ngoài“. Chẳng hiểu ra sao mà nó làm quen được với một thằng thuyền trưởng tàu Ba Lan. Nó năn nỉ ỉ ôi thế nào mà thằng thuyền trưởng hứa sẽ tìm cách giúp nó trốn khỏi VIêt Nam. Vài ngày sau nó…“biệt tích kinh kỳ“. Mãi đến gần 10 năm sau con Nga từ bên Hòa Lan liên lạc được với tôi kể lể vắn tắt như sau:

    • Thằng thuyền trưởng tên là „Bạc Tô Mi“ dấu em trong phòng của nó chở đến „Xing Ga Po“ nhưng bị đuổi. Nó liên lạc sao đó đưa em qua một tàu của Hòa Lan. Tàu Hòa Lan lại đưa em vào đảo Palawan của Phi Luật Tân, sau đó được định cư tại Hòa Lan. Má em hay tin vui quá…không bán bánh cuốn nữa.


    Tôi cũng vui lây.Tháng 6 năm 1911 có một ông tên là Nguyễn Tất Thành xuống tàu tại Bến Nhà Rồng làm „culi“, đi tìm đường làm „cách mạng vô sản“. Gần 70 năm sau cũng tháng 6, có con nhỏ tên „Nga bánh cuốn“ cũng xuống tàu tại Bến Nhà Rồng làm „thuyền nhân“, chạy trốn „cách mạng vô sản“ đi tìm đường đến bến bờ Tự Do…. Ngộ quá !

    Tôi lại có mối vượt biên, lần này rủ Tình cùng đi, bảo sẽ không đi từ Vũng Tàu mà từ bến phà Tân Thanh, Cần Giuộc. Sau nhiều đắn đo suy nghĩ Tình bảo:

    • Tớ muốn đi lắm chứ nhưng không dám đâu, vợ con tớ vẫn còn ngoài Hà Nội

      Thì cứ đi đi, sau này qua đó bảo lãnh vợ con sang

      Không được đâu cậu ơi. Cậu qua bên đó chắc sẽ được trọng dụng, còn tớ qua đó họ trả thù giết tớ chết mất.

      Ba láp nào, làm gì có chuyện đó mà lo

      Tớ mà đi, vợ con tớ còn ở lại chúng nó hành hạ chết mất thôi. Thôi chúc cậu đi bình yên may mắn nhé. Qua được bên đó thì báo cho tớ biết


    Ngày chia tay, Tình dúi cho tôi 1 ký đường thẻ màu vàng, 1 nhúm thuốc say sóng và 1 tờ giấy ghi địa chỉ của Tình tại Hà Nội, Tôi được hạm đội Mỹ vớt rồi được định cư tại Tampa, Florida và thường xuyên gởi quà về „nhà tập thể Kim Liên“ cho vợ chồng Tình. Hơn một năm sau thì hoàn toàn mất liên lạc với Tình. Thời gian cứ thế trôi qua, tôi vật lộn với „tiệm Neo“ làm kế sinh nhai nơi xứ người và hình ảnh lẫn dĩ vãng cùng với ông „cán bộ thứ dữ“ hoàn toàn biến mất trong tâm trí.

    Một hôm đang ngồi ăn phở trong quán „Phở Quyền“ ngoài phố, nghe bàn bên cạnh có mấy ông Bắc Kỳ 75 đang huyên thuyên trò truyện có nhắc đến „nhà tập thể Kim Liên“, Tôi chợt nhớ đến Tình, nên tò mò xà lại làm quen hỏi thăm. Một ông kể hồi trước gia đình cũng từng ở „nhà tập thể …Kim Niên…Hà Lội“. Tôi đánh bạo hỏi có quen ai tên là Nguyễn Văn Tình ?

    • Tình nào ? Có vợ tên là Mai ?

      Không biết tên vợ (có bao giờ tôi hỏi Tình tên của vợ nó đâu). Thì ông Tình trước là trung úy bộ đội, sau vào Sài Gòn làm việc.

      A ! Có phải là „Tình du lịch dầu khí Vũng Tàu“ không ? Căn hộ của tôi sát căn hộ của nó đấy.


    Tôi giật nẩy mình, nhớ lại lời Tình kể „căn hộ bên cạnh của thằng công an nuôi heo“. Tôi phịa chuyện tìm cách dò la thêm

    • Tôi với Tình là bà con bên nội. Nó bảo căn hộ cạnh hộ nó là của bác công an.

      Giời ơi, đúng thế đấy! Tôi đây. Gớm, sao mà „hữu duyên“ thế đi mất.

      Anh qua đây lâu chưa ?

      Thì thằng con đi vượt biên bảo lãnh tôi qua hơn một năm rồi. Ối giời ơi truân chuyên lắm đấy. Nó lần mò qua tận đến „Hồng Kông“ rồi mới qua được Mỹ.

      Anh biết Tình đang ở đâu không, bây giờ ra sao ?

      Nó chết cả mấy năm nay rồi. Vợ nó dọn đi chỗ khác không ai biết ở đâu.


    Tôi sững sờ lặng cả người, rồi cố gắng lắp bắp hỏi tiếp:

    • Sao nó chết, sao, sao vậy ?

      Khi nó về lại thì một thời gian sau công an Hà Nội xông vào nhà bắt nó vì tội „Suy thoái tư tưởng, chính trị và đạo đức cách mạng“, lại còn „thiếu thành khẩn, không tự giác nhận tội“. Nghe nói sau khi được thả, nó đi đạp xe xích lô chở bia cho „Công ty bia Hà Nội“, còn vợ nó thì đi bán khoai lang ngoài chợ, chẳng ai biết vợ chồng nó ở đâu. Chắc nó chết vì bệnh lao phổi…


    Ông bên cạnh tự nhiên xía vào:

    • Bây giờ thời thế thay đổi rồi bác ơi. Úy hay Tá Tướng gì cũng vứt đi thôi, tiền là trên hết, muốn gì được nấy, nên người ta cứ thế kéo nhau vào Nam hết rồi, bác nghe câu thơ này nhé:

      „Đầu đường Đại Tá bơm xe / Cuối đường Trung Tá bán chè đỗ đen / Giữa làng Thiếu Tá bán kem / Trong làng Đại Úy thổi kèn đám ma / Thượng Úy chăn lợn đuổi gà / Trung Úy ở nhà vo gạo rửa rau / Hỏi thằng Thiếu Úy đó đâu / Ba lô lộn ngược xuôi tàu Bắc Nam“


    Cả bọn xúm nhau cười hì hì…..

    Thế là tôi thật sự mất Tình, thằng „cán bộ thứ dữ“ nhưng hiền hòa dễ thương và thẳng thắn trung thực. Cuộc đời cũng nhiều cái oái oăm trắc trở như mối tơ vò. Có tình bạn nào cao cả và quý báu bằng tình bạn của hai kẻ không cùng chiến tuyến năm nào bỗng trở thành tình bằng hữu, như anh em, mặc dù trước đây tôi quen Tình chỉ vì hai chữ…“lợi dụng“, làm „cái dù che thân“. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy có chút gì không phải và thương Tình xót xa, Tôi mong tìm được đứa con của Tình để trả ơn trả nghĩa cho những ngày tháng đó, nhưng vô phương. Chỉ biết chắc một điều là Tình không còn phải chui rúc trong cái „nhà tập thể Kim Liên“ khốn nạn ngoài Hà Nội nữa. Bỗng nhiên tôi thấy Tình đang vi vu phóng xe Honda trên đường Tự Do năm nào trong chiếc áo T-Shirt có „con cá sấu há mồm“, thêm cái quần bò đã bạc màu, nhìn đời qua đôi mắt „kính dâm“ và không còn ngứa ngáy khó chịu hai bên háng vì cái quần lót hình tam giác nữa. Tình bỗng dừng xe, đứng nhìn thẳng vào „dinh Độc Lập“ năm xưa, bàn tay đưa lên như muốn bấu víu một cái gì mà Tình chưa từng có được. Đó là sự TỰ DO, sự BÌNH ĐẲNG của một con người……



    Nguyễn Hữu Huấn
    30 tháng 4 năm 2023


    https://www.danchimviet.info/cau-chuyen ... 023/28677/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Tuẫn tiết
    ________________
    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến _ 28/04/2023






              

              

    Bên Thắng Cuộc phát hành cuối năm 2012, và được bỉnh bút Nguyễn Hùng (BBC) liệt kê là một trong “mười chuyện nổi bật” nhất trong năm. Cùng lúc, biên tập viên Mặc Lâm (RFA) cũng nhận xét rằng “cuốn sách đang gây sôi nổi cho cư dân mạng cả trong và ngoài nước” và đã khiến cho “người đọc ngỡ ngàng” vì “cái nhìn” của tác giả – một người sinh trưởng “từ bên kia” chiến tuyến:

    • “Trong chương 1, Ba mươi Tháng Tư, Huy Đức đặt một tiểu tựa khiến người đọc ngỡ ngàng. Họ ngỡ ngàng vì biết tác giả là người trưởng thành từ bên kia nhưng dùng hai chữ Tuẫn Tiết đặt cho câu chuyện của các tướng lãnh bên này tự kết liễu đời mình trong ngày chế độ sụp đổ.

      Các tướng lãnh như Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại tá Đặng Sĩ Vinh lần lượt kết liễu đời mình trước sự chứng kiến của thuộc hạ hay vợ con dưới cái nhìn của Huy Đức là một sự tuẫn tiết…

      Một điểm quan trọng nữa, Huy Đức viết: ‘Nhưng đấy vẫn chưa phải là những phát súng cuối cùng của cuộc chiến tranh. Nhiều quân nhân vô danh vẫn tìm đến cái chết trong những ngày sau đó.”


    Mãi đến bốn mươi sáu năm sau, độc giả của nhật báo Người Việt – số phát hành vào hôm 6/12/2021 – mới có dịp biết đến tên tuổi của một số “quân nhân vô danh” này qua bài viết (“Những Anh Hùng Tuẫn Tiết Trong Ngày Tàn Cuộc Chiến Tại Việt Nam”) của ký giả Vann Phan :

    • “Ngoài ‘Ngũ Hổ Tướng’ ra, còn có các sĩ quan khác cùng các hạ sĩ quan trong Quân Lực VNCH và Cảnh Sát Quốc Gia đã chọn cái chết để đền nợ nước trước, trong và sau ngày 30 Tháng Tư, thay vì đầu hàng quân Cộng Sản…

      Còn một số quân nhân thuộc nhiều binh chủng khác nhau trong Quân Lực VNCH thì đã tự sát tập thể để khỏi rơi vào tay quân địch, bằng cách cùng nhau mở lựu đạn hoặc đồng loạt nổ súng vào đầu nhau trong biến cố 30 Tháng Tư, 1975, thật vô cùng bi tráng.”


    Nỗi “bi tráng vô cùng” này đã được nhà văn Cao Xuân Huy ghi nhận bằng đôi mắt ráo hoảnh, cùng những câu chữ trần trụi và khô khốc:

    • “Lại có rất nhiều người tự tử. Bây giờ họ không tự tử từng người, từng cá nhân mà họ tự tử tập thể. Không rủ, không hẹn và hầu như họ đều không quen biết nhau trước hoặc có quen biết đi nữa, bạn bè đi nữa họ cũng không thể nhận ra nhau trước khi cùng chết với nhau một lúc. Dòng người chúng tôi đang chạy, một người tách ra ngồi lại trên cát, một người khác cũng tách dòng người ra ngồi chung, người thứ ba, người thứ tư, người thứ năm nhập bọn, họ ngồi tụm với nhau thành một vòng tròn nhỏ, một quả lựu đạn nổ bung ở giữa.”


    Cựu quân nhân Nguyễn Hữu Luyện bình luận:
    • “Khi một binh nhì kê súng vào đầu mình để bóp cò, người ấy chỉ có một nguyên nhân uất hận được bộc lộ qua khí phách của quân nhân QLVNCH. Do đó, hành động tự sát của anh binh nhì nói lên cái khí phách tột đỉnh và tấm lòng son sắt vô song …”


              

              

    Khí phách cùng tấm lòng sắt son của những người lính trận – buồn thay – vẫn thường bị lãng quên, nhất là khi họ thuộc bên thua cuộc:

    • “… những người lính chết trận và mất tích ở phía VNCH, chính thể đã sụp đổ vào tháng 4/1975, ít được biết tới và nhiều lúc đã trở thành đề tài cấm kỵ tại Việt Nam thời hậu chiến. Bị chính quyền mới ghẻ lạnh, đồng minh Mỹ lãng quên, các quân nhân VNCH tử trận chỉ được người thân, đồng đội cũ tưởng nhớ và kiếm tìm.” (Bùi Thư. “Hành Trình Tìm Hài Cốt Lính VNCH: 39 Năm, Anh Em Nằm Dưới Nền Đất Lạnh.” BBC – 28.04.2020)


    Ở vào hoàn cảnh của những kẻ thuộc phe bại trận thì việc thu nhặt hài cốt hay tìm kiếm những nấm mồ vô thừa nhận của bạn đồng đội – tất nhiên – chả dễ dàng chi, và cũng không mấy khi có được kết quả như mong đợi. Tuy thế, thỉnh thoảng, vẫn có những sự kiện ấm lòng :

    • Ngày 19 tháng 4 năm 2022, FB Dominic Pham cho biết thêm một tin vui: “Người dân Vũng Liêm, Tam Bình, Vĩnh Long đã đào được hài cốt người lính VNCH, với tấm thẻ bài: Nguyễn Văn Hài SQ 50/680.585LM A RH+. Hài cốt của anh đã được đưa vào Chùa. Xin vui lòng gọi 038 663 3049, 093 284 8449 để biết thêm chi tiết.”
    • Hôm 15 tháng 03 năm 2022 , trên trang FB Tìm Hài Cốt Chiến Sĩ VNCH cũng cho biết một tin mừng khác, đã được thực hiện từ 10 năm trước. Xin lược thuật :
      • Ngày 19-08-2011, ba cựu quân nhân VNCH đã đến Thị Xã Bà Rịa-Vũng Tàu vì nghe nơi đây có bốn ngôi mộ không bia của đồng đội, nằm trong vườn nhà ông Hai Lì – một cán bộ địa phương… Ông Hai Lì kể:

        “Tôi là dân Gia Đình Cách Mạng, mấy Ông Rằn Ri này gan lì lắm, mấy Ổng chống đến cùng dù có lệnh đầu hành của Tổng Thống Dương Văn Minh 30-04-1975, mấy Ổng chiến đấu cho đến trưa 01-05-1975 rồi cùng nhau tự sát và chính tôi là người chôn cất mấy Ổng, giấy tờ từng Ông tôi bỏ vào một cái hộp chôn theo các Ông.”

        Công việc bốc mộ được tiến hành, tất cả mọi người cùng hồi hộp chờ đợi từ nhát cuốc đầu tiên chạm vào ngôi mộ, sau đó hé lộ dần những hình hài của Các Anh đã chôn vùi nơi đây hơn 36 năm dài đằng đẵng…không Quan Tài, mà cũng chẳng có PONCHO bọc xác, chẳng còn gì với cát bụi thời gian, ngoài những mảnh xương tàn,quần áo đã mục nát …

        Chúng tôi cố tìm những mảnh giấy tờ đã được chôn theo Các Anh sau khi đã lượm lặt từng khúc xương còn sót lại, rồi cho vào từng hũ sành, ghi tên Các Anh, gởi vào Chùa và cầu xin cho Các Anh được siêu thoát khỏi chốn dương trần đầy khổ đau, tủi nhục này và điều mong muốn mãnh liệt nhất là thân nhân Các Anh sớm tìm gặp lại Các Anh sau bao năm dài vắng bặt tin tức…

        Tất cả mọi người cùng ứa lệ mừng vui khi tìm được những tấm thẻ bài, giấy tờ, tên tuổi Các Anh …và đây là những vị Anh Hùng của chúng ta:

        Ngôi mộ thứ nhất: Có Thẻ Bài tên TRƯƠNG VI CỬ SQ: 75/115.815.
        Ngôi Mộ thứ hai: có Thẻ Bài tên VÕ QUANG HẰNG SQ: 68/123.320.
        Ngôi Mộ thứ ba: (gồm có 02 người) trong đó Một Vô Danh không Thẻ Bài. Người có Thẻ Bài tên: TRẦN VĂN HÀ SQ: 67/824.827.

        Sau khi Bốc mộ xong, chúng tôi đã đem 04 hũ cốt gởi Chùa Báo Ân. Địa chỉ: Khu Công Nhân, Thị Trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu. Còn các Di Vật và giấy tờ liên quan kể trên, chúng tôi nhờ MĐ Đẹp giữ. Nếu tình cờ Quý Vị nào hoặc ai đọc được tin tức này hoặc cần biết thêm chi tiết cụ thể, xin vui lòng liên lạc theo số Phone, dưới đây: Nguyễn Văn Thành ĐT: 01645462458 hay Lê Văn Đẹp ĐT: 01684118839.


    Dù không phải là kẻ vô thần, tôi là một người vô đạo (hay khô đạo) bất kể đạo gì! Tuy thế, những dòng thông tin muộn màng (ghi trên) về bạn đồng đội vẫn khiến cho tôi cảm thấy có đôi chút an tâm và vô cùng an ủi.

              

              

    Xin cảm ơn Trời, Đất, Chúa, Phật, Thánh Thần… Xin cảm ơn tất cả mọi người đã không ngại công khó, đã lập đài tưởng niệm, đã cải táng, đã lập mộ (cùng khói nhang ấm áp) cho những kẻ thuộc bên thất trận – dù chúng tôi đã không chu toàn được trách nhiệm bảo quốc an dân.


    https://www.danchimviet.info/s-t-t-d-tu ... 023/28658/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          

          


          

          




          

          


          
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”