5 điều kỵ cần ghi nhớ nhất trong đời

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20272
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

5 điều kỵ cần ghi nhớ nhất trong đời

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    5 điều kỵ
    cần ghi nhớ nhất trong đời

    __________________
    Minh An _ 12/11/22






    Giống như việc muốn duy trì một thân hình đẹp sẽ có rất nhiều điều cấm kỵ như bỏ thuốc lá, rượu bia, đồ dầu mỡ, nếu muốn duy trì một phong thái tốt thì tất nhiên trong cuộc sống cũng có rất nhiều điều “cấm kỵ”.


    Trong cuộc đời của bậc Đại Nho văn võ song toàn, Thánh nhân Vương Dương Minh, ông nhiều lần nhắc đến với đệ tử, bạn bè và hậu bối của mình về 5 điều cấm kỵ sau đây.

    1. Kỵ không có mục tiêu rõ ràng

    Người chưa trưởng thành giống như con thuyền không có buồm, gió thổi đâu thì đi theo đó. Đi rồi lại dừng, lãng phí một đời người, rốt cuộc không thể đến được bến bờ.

    Vương Dương Minh nói: “Nếu không lập chí, thì không thể hoàn thành được việc gì trên đời”.

    Dù làm gì, cũng cần phải có mục tiêu và phương hướng xác định. Nếu không có mục tiêu, thì chỉ có thể xuôi theo dòng chảy, và cuộc sống trở thành một mớ hỗn độn.

    Vương Dương Minh từ nhỏ đã quyết lập chí trở thành một vị Thánh nhân, sau khi đặt ra hoài bão, ông đã chăm chỉ thực hành, không bao giờ dao động, và cuối cùng đã trở thành một vị Thánh nhân.

    Sau này, ông dạy các đệ tử của mình rằng nếu muốn làm được việc gì, đắc được thứ gì, thì quyết tâm, lập chí là bước đầu tiên, là nền tảng lớn và là chìa khóa thực sự.




    2. Kỵ việc quá để ý đến ánh mắt của người khác

    Như người uống nước, tự bản thân người đó mới biết nó lạnh hay nóng. Cuộc sống là để chính bạn nhìn thấy, không phải để người khác nhìn thấy. Chỉ cần không thẹn với lương tâm, thì đừng để tâm quá nhiều.

    Người xưa nói: “Mặc nhi thành chi, bất ngôn nhi tín” (Cứ lẵng lẽ mà thành tựu, không nói mà giữ chữ tín).

    Không cần giải thích gì, cứ im lặng làm tốt sự việc, tự nhiên họ sẽ yên lặng. Nếu bạn quá quan tâm đến người khác nghĩ thế nào, thường sẽ mất phương hướng của bản thân.

    Vương Dương Minh từng nói: “Mặc cho người ta chê cười, mặc cho người ta gièm pha, mặc cho người ta vinh danh hay sỉ nhục mình, vững chắc làm việc của mình, sớm muộn sẽ có thu hoạch”.

    Trên đời này, bất kể bạn làm gì cũng sẽ có những lời đàm tiếu, vì vậy hãy đi theo cách riêng của bạn.

    Khi Tâm học Dương Minh lần đầu tiên được thành lập, nhiều người đã chỉ trích nó là học thuyết dị đoan, nhưng Vương dương Minh đã không có chút phật lòng, vẫn tiếp tục giảng dạy mà không tranh cãi. Sau đó, khi Tâm học của Dương Minh và Lý học của Trình Chu cạnh tranh ngang bằng với nhau, những người này tự nhiên im lặng.




    3. Kỵ quá xúc động

    Cảm xúc là kẻ thù tồi tệ nhất. Các nhà tâm lý học cho rằng, khi một người tức giận, thì khả năng suy nghĩ của não bộ sẽ bằng không, cả người mất kiểm soát, những gì họ nói và làm lúc này chỉ có thể khiến người khác và chính họ bị tổn thương.

    Kiểm soát cảm xúc của bản thân đòi hỏi sự tu dưỡng và kỹ năng rất cao.

    Sau khi Vương Dương Minh dẹp loạn Vương Ninh, quân đội kinh thành cũng đến Nam Xương. Họ cảm thấy mình bị cướp công, lại bị kẻ gian nịnh kích động, liền cả ngày ở bên ngoài trại lính tìm mọi cách chửi rủa, khiêu chiến gây rối.

    Nhưng Vương Dương Minh không động chút nào, theo ông thấy, trong lòng người ta làm sao không có cảm xúc bất công, tức giận được?

    Nó chỉ là không nên có. Khi người thường tức giận không kiềm chế được cảm xúc sẽ tức giận quá mức.

    Thường thì bản thân cố gắng ôn hòa trong những việc nhỏ nhặt và kiềm chế cảm xúc, lâu dần sẽ không quá cực đoan khi nhìn nhận vấn đề, lâu dần sẽ có tính tình trung hậu, ôn hòa.

    Đồng thời, đừng tích tụ cảm xúc và luôn chú ý đến giao tiếp. Hoặc khi bạn đang tức giận, hãy chọn cách tạm thời tránh đi, hít thở sâu và lên kế hoạch khi cảm xúc lắng dịu.




    4. Kỵ đặt tiêu chuẩn quá cao trong khi khả năng quá thấp

    Bạn không thể ăn một miếng mà trở nên béo ngay, và những người chưa trưởng thành luôn có tham vọng quá cao. Họ đặt ra một mục tiêu viển vông, đắm chìm trong ảo tưởng đẹp đẽ mà không thực hiện. Những việc trong tầm tay lại không được hoàn thành tốt, mà mơ tưởng có thể thực hiện được hoài bão và đạt đến đỉnh cao của cuộc sống.

    Vương Dương Minh từng nói: “Thế hệ của tôi có kiến ​​thức uyên bác, nhưng mỗi người đều đi đến tận cùng giới hạn của chính mình. Lương tri hôm nay nhìn nhận được như vậy, chỉ có thể mở rộng đến tận cùng với những gì đã biết hôm nay. Ngày mai lương tri lại có khai ngộ, thì từ ngày mai mở rộng đến hết mức”.

    Hôm nay, chúng ta hiểu một chút, và ngày mai chúng ta sẽ dựa trên cơ sở của điểm này lại lĩnh ngộ tiếp, và cứ thế mở rộng nó đến tận cùng, đó là kiến ​​thức.

    Cũng giống như trồng cây và tưới nước, lúc đầu tưới cây non cần rất ít nước, khi cây con lớn dần về sau có thể dùng nhiều nước hơn, khi cây con lớn lên phải ôm hai cánh tay, thì lại cần dùng cả thùng nước. Nếu ban đầu tưới một thùng nước lên cây non, chắc chắn cây non sẽ bị ngập úng mà chết.

    Thành Rome không được xây dựng trong một ngày, và tất cả các thành tựu cần có thời gian để thiết lập. Ăn từng miếng một, đường đi từng bước một và làm những việc trước mắt, như thế mới khiến bản thân liên tục đề cao và tiến bộ.




    5. Kỵ ham muốn vật chất quá mức

    Giờ đây, các hình thức trả góp, tiêu trước trả sau vô cùng phổ biến, và ảo tưởng “có tiền dễ dàng” này đang “hấp dẫn” nhiều người trẻ bắt đầu thử những thú vui xa xỉ mà họ không đủ khả năng chi trả.

    Những người chưa trưởng thành luôn thích sử dụng những đồ vật bên ngoài để trang trí cho mình. Họ cảm thấy càng có nhiều thứ, thì càng hạnh phúc.

    Nhưng cuộc sống không phải là phép cộng, mà là phép trừ. Vương Dương Minh đã từng nói: “Thế hệ của tôi làm việc chăm chỉ, chỉ cầu mỗi ngày giảm, chứ không cầu tăng. Nếu giảm bớt một phần ham muốn của con người, sẽ đắc một phần Đạo Trời. Thật nhẹ nhàng và dễ dàng, đơn giản biết bao!”

    Công phu là ở chỗ giảm, không ở chỗ tăng. Đó là cái giảm sự ham muốn hưởng thụ vật chất; giảm dục vọng của con người là để khôi phục lại bản chất của lương tri.

    Sự đầy đủ của vật chất bên ngoài không thể bù đắp cho sự trống rỗng của nội tâm. Con người suốt ngày chạy theo những thứ bên ngoài, lo lắng về những được và mất, và cuối cùng đánh mất sự bình yên bên trong và trở thành tù nhân của dục vọng, thực sự là bỏ cái chính yếu để lấy cái phụ.

    Tiền vừa đủ là được, hiếu thảo với cha mẹ, gần gũi bạn bè, yêu thiên nhiên, những cuộc sống bình dị không đòi hỏi quá nhiều về vật chất mới là ý nghĩa thực sự của hạnh phúc trong cuộc đời. Đừng quá coi trọng những được mất, hãy thuận theo tự nhiên và bảo trì sự bình yên cho nội tâm.



    Minh An
    Theo Aboluowang




    https://www.ntdvn.net/van-hoa/5-dieu-ky ... 92895.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”