Tẩy trắng nguồn gốc virus Trung Quốc

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tẩy trắng nguồn gốc virus Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Fact check của Mỹ
    bảo vệ mọi tuyên bố dối trá của Bắc Kinh (Phần 1)

    __________________________
    Sinh Bách _ 05/06/21




              

    Các hãng kiểm tin ngày nay đóng vai trò bào chữa cho các lời nói dối, cho sự thất bại của các chính trị gia đảng Dân Chủ,
    những người có tư tưởng cấp tiến, tự do và ưa thích chủ nghĩa toàn cầu
    trong khi cực kỳ khắc nghiệt, đến mức thù hận như trường hợp của cựu tổng thống Donald Trump.

              

    Có một sự thật là, chỉ cần biết được
    • nguồn gốc của tiền,
    • cách dòng tiền vận hành với một sự việc,
    chúng ta sẽ biết mục tiêu chân thực của sự việc; đó thuần túy
    • là vì sự văn minh của xã hội,
    • là vì kinh doanh kiếm lời,
    • vì đảng phái chính trị
    • hay để che giấu các tội ác...
    Và nếu bạn biết rõ về thế lực đang rót tiền cho các hãng kiểm tin độc lập, bạn sẽ có câu trả lời cho chính mình:
    • các hãng kiểm tin (Fact check) tồn tại vì ai?
      Họ có độc lập không?
      Họ là công cụ của ai?
      Mục đích cuối cùng của họ là gì?


    Các nỗ lực kiểm tin trên phương tiện truyền thông của Mỹ chưa bao giờ phổ biến và có ảnh hưởng hơn bây giờ, phần lớn là nhờ sự thành công của tính năng Thời báo St.Petersburg có tên “PolitiFact”. Ra mắt vào năm 2007, PolitiFact có mục đích đánh giá tính chính xác thực tế của các tuyên bố từ các các quan chức dân cử, ứng cử viên, nhân viên của họ, những người vận động hành lang, các nhóm lợi ích và những người khác có liên quan đến chính trị Hoa Kỳ.

    PolitiFact.com là một dự án phi lợi nhuận của Mỹ, thành lập bởi viện Poynter ở St.Petersburg, Florida. Các nhà báo của Politifact đánh giá các tuyên bố ban đầu và công bố phát hiện của họ trên trang web PolitiFact.com, nơi mỗi tuyên bố nhận được xếp hạng "Truth-O-Meter",
    • từ "Đúng",
      "đúng một nửa",
      "gần như sai",
      "hoàn toàn sai"
      ... đến "Kẻ nói dối"
    cho các tuyên bố.

    Ngoài Politifact, nổi bật nhất hiện nay là Snopes, Fact Check Organization, Full check, hoặc Lead Story. Ngoài ra, các hãng tin lớn đều có những nhà báo, được cho là kỳ cựu nhất, có nghề nhất, làm kiểm tin (fact-checker). Mục đích của họ không phải là để kiểm tin cho trang của mình, chủ yếu là để đảm bảo định hướng dư luận tin vào các thông tin của họ. Đa phần các trang thiên tả như Washington Post, CNN,.. đều có đội ngũ như vậy. Hiện nay, cả Facebook, Twitter cũng có đội ngũ kiểm tin. Các Big Tech còn đồng thời rót tiền vào các hãng kiểm tin độc lập để làm căn cứ cho những tin mà họ kiểm duyệt.
              


    Các Big Tech còn đồng thời rót tiền vào các hãng kiểm tin độc lập để làm căn cứ cho những tin mà họ kiểm duyệt.

              




    Định kiến, Thiên vị hay Sứ mệnh tồn tại?

    Hãy rời khỏi cảm xúc của đảng phái, hãy đứng xa hẳn khỏi truyền thông cánh tả hay cánh hữu để nhìn vào kết quả kiểm tin của các hãng kiểm tin (còn gọi là Fact check) luôn quảng bá rằng họ độc lập và đang làm việc vì môi trường tin tức lành mạnh cho bạn. Bạn có thể kinh ngạc nhận ra rằng Fact check, trong suốt hàng chục năm tồn tại của họ,
    • dường như sinh ra để bào chữa cho các lời nói dối có hệ thống của các chính khách được lòng truyền thông dòng chính
    • hoặc để công kích 'đầy thù hận', kể cả lời nói đùa, với cựu tổng thống Donald Trump hoặc giả bất cứ chính khách nào không được lòng truyền thông dòng chính hay các trang truyền thông nào không đi theo định hướng của dòng truyền thông chính.


    Phải chăng thứ mà họ kiểm chứng không phải là sự trung thực của tin tức mà nó mang nặng sắc thái của đảng phái chính trị, theo sự kiểm soát của dòng tiền mà các Fact check nhận được? Nếu thực sự vậy, các Fact check đã hoàn toàn bị thao túng hoặc giả được tạo ra bởi sự thao túng, phục vụ cho các mục đích chính trị. Và xa hơn, nếu truyền thông dòng chính nhất loạt dựa vào fact-check để bảo vệ sự xác tín của mình, hẳn là thông tin của họ đã không còn xác tín đến mức có thể tồn tại độc lập.

    Một phân tích đánh giá chính trị của hơn 500 tin bài PolitiFact từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 1 năm 2011 cho thấy rằng các chính trị gia đảng Cộng hòa đã được tổ chức tin tức này cho điểm khắc nghiệt hơn nhiều so với các đồng nghiệp đảng Dân chủ.
    • Tổng cộng, 74 trong số 98 tuyên bố của các nhân vật chính trị đảng Cộng hòa bị gán nhãn là "sai" hoặc "kẻ nói dối" trong 13 tháng khảo sát, tương đương 76%.
    • Trong khi đó chỉ 22 tuyên bố của các chính trị gia đảng Dân chủ (chiếm 22%) bị gán nhãn là "sai" hoặc là "kẻ nói dối"

      (theo Washington Examiner)


    Bạn có thể tin rằng đảng Cộng hòa nói dối thường xuyên hơn đảng viên Dân chủ gấp ba lần. Hoặc bạn có thể tin rằng, ở mức tối thiểu, PolitiFact rất thiên vị khi đánh giá, họ không hề độc lập. Rất có thể, kết quả thiên vị và định kiến này không phải do cảm xúc nhất thời, sai lầm nhất thời của các nhà báo dược Politifact tuyển dụng, mà nó có thể là sứ mệnh tồn tại của tổ chức tự cho mình là phi lợi nhuận, phi đảng phái và độc lập này.

    Không chỉ Politifact, nếu chúng ta dạo qua một vòng các tin tức được kiểm định bởi các hãng như Snopes, Fact Checking Organization... chúng ta sẽ thấy các kết quả tương tự trên bản tin của họ. Các hãng kiểm tin ngày nay đóng vai trò bào chữa cho các lời nói dối, cho sự thất bại của các chính trị gia đảng Dân Chủ, những người có tư tưởng cấp tiến, tự do và ưa thích chủ nghĩa toàn cầu trong khi cực kỳ khắc nghiệt, đến mức thù hận như trường hợp của cựu tổng thống Donald Trump. Họ làm điều đó nhờ dòng tiền tài trợ từ thiện từ các tổ chức từ thiện xã hội thiên tả cực lớn như
    • Quỹ xã hội mở Soros,
    • Bill & Melinda Foundation
    • hay Annenberg (một quỹ từ thiện ủng hộ các hoạt động chính trị thiên tả).
    Dòng tiền tài trợ và các thế lực đằng sau Factcheck sẽ được thảo luận chi tiết trong các phần tiếp theo của loạt bài này.

    Có vô số hành vi bảo vệ sự dối trá và đảo điên sự thật của Fact check ngày nay. Nhưng thật khó hiểu tại sao họ phải làm vậy? Có lẽ việc giải thích rằng Fact check được sinh ra với sứ mệnh bảo vệ "một thế lực" nào đó cụ thể, thì chúng ta mới hiểu những lời nói dối có phần táo tợn, có hệ thống, có mục đích của họ. Một số lời nói dối nổi bật được liệt kê dưới đây.




    Nhận giải báo chí Pulitzer vì khẳng định ‘đúng’ cho ‘lời nói dối của năm 2013’

    PolitiFact đã được trao giải thưởng Pulitzer vào năm 2009 vì đã đưa tin đầy táo bạo về cuộc bầu cử năm 2008. Một giải Pulitzer dường như mang lại uy tín vĩnh hằng cho PolitiFact. Họ đã làm gì để đoạt giải Pulitzer? Họ không xông pha vào bom đạn chiến tranh, không mất công điều tra tội ác, không phải trả giá vì nói lên sự thật. PolitiFact chỉ đơn giản là khẳng định lời hứa của ứng cử viên Barack Obama về gói Obamacare (chương trình chăm sóc y tế giá cả phải chăng) là đúng:
    • "Nếu bạn thích gói bảo hiểm sức khỏe của mình, bạn sẽ có thể duy trì nó theo định kỳ".


    PolitiFact đã đánh giá, xếp hạng tuyên bố này là "đúng" [trung thực] trong một bài báo ngày 31 tháng 10 năm 2008, khoảng một tháng trước cuộc bầu cử. Politifact đã gắn nhãn kiểm tin "đúng" cho một tuyên bố chỉ bằng một phân tích mơ hồ, thực ra là cảm tính hoàn toàn, không có bất cứ lập luận xác đáng, không tham khảo ý kiến chuyên gia, không xét tác động toàn diện của chính sách đề xuất. Và giải Pulitzer danh giá đã được trao cho một bài báo như thế (!)
              


    Trích bài báo đoạt giải Pulitzer của PolitiFact năm 2009 vì đưa tin kiểm tin về cuộc bầu cử Mỹ 2008,
    trong bài báo này là các các khẳng định của PolitiFact (theo cảm tính của họ)
    rằng các tuyên bố của ứng cử viên Obama là đúng

              
    Nhưng sự thật là hàng triệu người Mỹ mất gói bảo hiểm y tế của họ trước khi ObamaCare triển khai. Và PolitiFact đã xác nhận đúng cho một trong trong những lời nói dối trơ trẽn nhất của Obamacare. Lời hứa này của ông Obama sau này lại được chính PolitiFact xếp hạng lại là "lời nói dối của năm 2013" khi lời nói dối này bị tố cáo khắp nơi, không thể chối cãi.

    Đáng tiếc là lúc này,
    • ông Obama đã là tổng thống nhiệm kỳ thứ hai
    • và PolitiFact đã nhận giải Plulitzer danh giá, vĩnh viễn ghi nhận tính "uy tín" của hãng trong giới truyền thông.
    Tại sao PolitiFact không tố cáo lời nói dối này trước cuộc bầu cử năm 2012, lúc đó đã đầy đủ số liệu phân tích và bằng chứng, các nạn nhân của lời nói dối này đã làm chứng trên khắp mạng xã hội, truyền thông?

    Theo một báo cáo của The Heritage Foundation:
    • “Obamacare đã làm gián đoạn đáng kể thị trường của những người mua bảo hiểm tự nguyện bằng cách áp đặt các bảo hiểm và quy định quyền lợi mới, gây ra 4,7 triệu lượt hủy bảo hiểm y tế được báo cáo trong 32 bang”.




    Đánh tráo khái niệm để bóp méo sự thật

    Trong một bài báo từ năm 2011 của Washington Examiner, tờ báo này chỉ ra cách mà Politifact đánh tráo khái niệm thống kê để gắn nhãn một tuyên bố dựa trên số liệu thống kê minh xác thành "sai" hoặc "nói dối".

    Washington Examiner đưa ra một ví dụ Politifact đã đánh tráo khái niệm để gán nhãn "tuyên bố sai" khi một chính trị gia vạch trần sự yếu kém, bất bình đẳng giữa khu vực công-tư thời ông Barack Obama làm tổng thống. Lý do là vị tổng thống này đã theo đuổi chính sách chính quyền lớn, việc này chèn ép tới lợi ích của khu vực tư nhân.

    Vào ngày 7 tháng 11 năm 2010, Thượng nghị sĩ mới đắc cử Rand Paul đã xuất hiện trên ABC’s This Week cùng với Christiane Amanpour. Một trong những chủ đề thảo luận là trả lương cho công nhân liên bang, ông Paul nói:
    • “Một nhân viên liên bang trung bình kiếm được 120.000 USD/năm.
      Nhân viên tư nhân trung bình kiếm được 60.000 USD/năm."

    Theo dữ liệu (gần nhất với thời điểm mà Thượng nghị sĩ Rand Paul tuyên bố) từ ​​Cục Phân tích Kinh tế - một cơ quan chính phủ - lao động khu vực công liên bang kiếm được mức lương và phúc lợi trung bình là 123.049 USD trong khi lao động khu vực tư nhân kiếm được trung bình 61.051 USD vào năm 2009. Hơn nữa, khoảng cách lương [bất bình đẳng] giữa khu vực liên bang và tư nhân đang tăng lên đáng kể. Một thập kỷ trước, lương và phúc lợi trung bình cho lao động [khu vực công] liên bang là 76.187 USD; lương cho công chức liên bang tăng 62% trong 10 năm, hơn gấp đôi so với mức tăng 30,5% của lao động khu vực tư nhân. Lưu ý rằng những con số này không bao gồm phúc lợi, tiền làm thêm giờ hoặc tiền thưởng.

    Không chỉ vậy, trong hai năm đầu cầm quyền của cựu tổng thống Obama, trong khi tỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức gần hoặc trên hai con số, quy mô lực lượng lao động liên bang đã tăng 7%. Tổng thống kêu gọi đóng băng lương liên bang vào cuối năm 2010; tuy nhiên, dưới thời tổng thống được cho là bị đóng băng lương, 1,1 triệu công chức - phần lớn lực lượng lao động liên bang - vẫn được dự kiến ​​sẽ được tăng lương 2,5 tỷ đô la.


    Tuy nhiên, PolitiFact đánh giá tuyên bố của Thượng nghị sĩ Paul là "sai" với lập luận rằng Paul không nói rõ ràng những con số mà ông trích dẫn bao gồm lương và các khoản phúc lợi, làm thêm giờ và tiền thưởng. Sau đó, PolitiFact trích dẫn số liệu thu nhập không gồm các khoản phụ cấp, thưởng ngoài lương để chứng minh ông Paul sai. Một cách kiểm tin cực kỳ khiên cưỡng, đánh tráo khái niệm để lừa đảo đọc giả, những người thường xem tiêu đề nhiều hơn là tìm hiểu kỹ nội dung.
              


    PolitiFact trích dẫn số liệu thu nhập không gồm các khoản phụ cấp, thưởng ngoài lương để chứng minh ông Paul sai.
    Một cách kiểm tin cực kỳ khiên cưỡng, đánh tráo khái niệm để lừa đảo đọc giả,
    những người thường xem tiêu đề nhiều hơn là tìm hiểu kỹ nội dung.

              



    Đánh lạc hướng để gán nhãn ‘chưa được chứng minh’

    Nhưng trình độ đánh tráo khái niệm của Fact check ngày một trắng trợn hơn, đến mức không cần đánh tráo khái niệm, hãng kiểm tin còn đánh lạc hướng để gán nhãn "sai" khi muốn ủng hộ cho tổ chức nạo phá thai lớn nhất của Mỹ, tổ chức được trả tiền từ ngân sách, được đảng dân chủ, những người cấp tiến ủng hộ hết mình.

    Hãng kiểm tin Snopes gán nhãn sai cho bài báo tố cáo "chương trình Planned Parenthood trích thưởng cho nhân viên quảng cáo dịch vụ phá thai do doanh thu phá thai tăng thêm".

    Planned Parenthood (Tổ chức KHHGĐ Mỹ) là tổ chức đứng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ phá thai được chi trả bởi chương trình bảo hiểm của Mỹ. Theo một báo cáo gần đây, Heritage Foundation (Quỹ Di sản Mỹ) đã phân tích dữ liệu tài chính và y tế trong nhiều năm của Planned Parenthood, cho thấy tổ chức này là một doanh nghiệp tỷ đô kiếm lời từ phá thai - với thị phần càng ngày càng tăng trong tổng số ca phá thai hàng năm ở Hoa Kỳ.

    Trong khi đó, các lĩnh vực khác của Planned Parenthood, bao gồm dịch vụ trước khi sinh, khám sàng lọc ung thư và hỗ trợ khách hàng tránh thai, đã giảm đáng kể. Tổ chức này đang cung cấp ít hơn ⅓ dịch vụ phòng ngừa và tầm soát ung thư so với báo cáo cách đây hai thập kỷ.

    Năm 2017, nhà báo Lila Rose đã phỏng vấn các cựu nhân viên của Planned Parenthood, những người nói rằng họ sẽ nhận được tiền thưởng thêm do doanh thu từ nạo phá thai tăng lên. Không chỉ nhân chứng, mà cô còn có một tài liệu có ý định khen thưởng cho một phòng khám nạo phá thai đã có thành tích là số lượt khám phá thai tăng vọt so với kỳ trước đó.


    Với các bằng chứng, nhân chứng xác đáng, hãng kiểm tin theo 'sứ mệnh bí ẩn' như Snopes không thể đánh giá đó là tin "sai", họ đành phải đánh giá đó là tin “chưa được chứng minh”.

    Nhưng để tăng thuyết phục rằng tin tức của nhà báo Lila Rose không đáng tin cậy, hãng kiểm tin 'độc lập' Snopes sử dụng một vụ kiện pháp lý cá nhân của người làm chứng, hoàn toàn không liên quan đến nội dung bài báo cáo buộc về khuyến khích nạo phá thai của Planned Parenthood, để làm mất uy tín của thông tin.

    Snopes đã cố gắng làm mất uy tín của Sue Thayer (người làm chứng). Họ tuyên bố cô đã thua trong một vụ kiện cáo buộc gian lận Medicaid. Nhưng thực tế là tại thời điểm đó, vụ kiện chưa hề kết thúc, đơn kháng cáo của cô Sue Thayer đã được chấp nhận.

    Người kiểm tin của Snopes, Kim LaCapria, đã không liên hệ với Thayer, Mattox, Liên minh Bảo vệ Tự do, hoặc LiveAction của Lila Rose trước khi kiểm tra "sự thật". Bởi vậy, Snopes chẳng phủ nhận được nguồn tin này ngoài việc đưa ra một câu chuyện không liên quan để vớt vát cho thứ mà họ cần bảo vệ bằng mọi giá, đó là
    • chương trình nạo phá thai được thanh toán bởi ngân sách ở Mỹ,
    • chương trình được ủng hộ bởi đảng dân chủ, phái cấp tiến: Planned Parenthood.




    Ông Trump nói dối, ông Biden lỡ lời (!)

    Trong suốt 4 năm cựu Tổng thống Trump tại vị và cuộc bầu cử gây tranh cãi nhất trong lịch sử chính trường của Mỹ năm 2020, các tổ chức kiểm tin độc lập chỉ làm một việc duy nhất là chứng minh ông Trump (tổng thống bảo vệ các giá trị bảo thủ truyền thống) nói dối, thậm chí một cách đầy thù hận với các lời nói nhấn mạnh, vui đùa của ông. Thú vị là, sau khi ông Trump không còn tại vị, các fact-checkers lại bận rộn chứng minh rằng những tuyên bố trịnh trọng của ông Biden trên sóng truyền thông phát trực tiếp không phải là nói dối, ông ấy chỉ lỡ lời.

    Vụ điển hình nhất là tuyên bố của tổng thống Biden trên sóng CNN rằng
    • "Có một vấn đề với vaccine, chúng tôi không có một chút [vaccine] nào khi tôi bước chân vào Nhà trắng"
      (xem video tuyên bố của ông Biden dưới đây)

              

              
    Và người kiểm tin nổi tiếng của Washington Post, tờ báo cánh tả chống Trump, người đã gán nhãn 30,000 tuyên bố của ông Trump là nói dối, bình quân mỗi ngày nói dối 16 lần trong suốt 5 năm, ông Glenn Kessler, hết sức cảm thông cho ông Biden và kiểm tin về phát ngôn này trên twitter của mình như sau: "đó là một phát ngôn lỡ lời, một phong thái điển hình của ông Biden. Thực ra, ông Biden đã đề cập đến 50 triệu liều vaccine có sẵn khi ông nhậm chức"
              


    Ảnh chụp màn hình twitter

              
    Như thế nào được coi là lỡ lời?
    Như thế nào được coi là nói dối?
    Nó còn phụ thuộc vào người phát ngôn là thuộc đảng phái nào? Các chính sách của họ đang phục vụ cho thế lực nào? Chỉ có duy nhất cách hiểu này mới giải thích một cách lô-gic các hành xử của Factcheck trên truyền thông dòng chính của Mỹ ngày nay.




    Fact-check của Mỹ bảo vệ mọi tuyên bố dối trá của Bắc Kinh

    Người kiểm tin của Washington Post, Glenn Kessler, tuyên bố giả thuyết virus rò rỉ trong phòng thí nghiệm coronavirus ở Vũ Hán "đột nhiên đáng tin cậy" vào thứ Ba ngày 25/5 vừa qua. Tuyên bố đột ngột này đưa ra sau khi nhà báo kiểm tin này chế nhạo Thượng nghị sĩ Ted Cruz, R-Texas, và những người khác vào năm ngoái vì tán thành lý thuyết được các hãng kiểm tin gán nhãn "hầu như không thể" hoặc "thuyết âm mưu" theo đúng cách gọi chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

    Không chỉ bảo vệ quan điểm nguồn gốc đại dịch từ tự nhiên như tuyên bố của Trung Quốc, các hãng kiểm tin còn cực kỳ nhiệt tình khi gán nhãn "tin giả" cho bất cứ tin nào bất lợi cho Trung Quốc như
    • chỉ trích Covid-19,
      phê phán vaccine,
      chỉ trích toàn cầu hóa,
      chủ nghĩa dân túy,
      Hunter Biden giao dịch với Ukraine và Trung Quốc,...
    Và các Big Tech của Mỹ đã kiểm duyệt tin này trên mạng xã hội của họ một cách gắt gao. Xa hơn, họ còn bịt miệng cả cựu tổng thống Trump, lúc đó là đương kim tổng thống Mỹ, và gán nhãn cho mọi phát biểu của ông về gian lận bầu cử là "tin giả". Tất cả các hành vi này đều có lợi cho Trung Quốc bên cạnh lợi ích của đảng dân chủ và thế lực ngầm tài trợ tiền cho Fact check.

    Ông Kessler của tờ Washington Post chỉ đơn giản là lặp lại lời tố cáo của Trung Quốc rằng giả định virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán là "thuyết âm mưu lố bịch"
    (Washington Post đưa tin ngày 17/2/2020).

    Vào ngày 30/4/2020, tờ Washington Post đã công bố một video xác minh rằng lý thuyết rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm Vũ Hán là "tin giả", "thuyết âm mưu". Trong video này, ông Peter Daszak, chủ tịch của EcoHealth Alliance, thẳng thừng phủ nhận virus có thể xuất hiện từ phòng thí nghiệm và ca ngợi chính phủ Trung Quốc chuyên quyền là "cực kỳ cởi mở".

    Ông Daszak đã làm việc trong nhiều năm với Tiến sĩ Shi Zheng-li, người hiện đang điều hành Viện Virus học Vũ Hán và người đầu tiên lên tiếng lo ngại rằng virus đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Năm ngoái, Daszak đã gửi một lá thư được ký tên bởi 27 nhà khoa học, gửi lên tờ The Lancet "lên án mạnh mẽ các thuyết âm mưu cho rằng COVID-19 không có nguồn gốc tự nhiên,". Dĩ nhiên, Daszak đã không tiết lộ với độc giả rằng nhóm của Daszak đã tài trợ cho nghiên cứu coronavirus tại phòng thí nghiệm Vũ Hán thông qua các khoản tài trợ của chính phủ Mỹ.

    Đoạn video cũng
    • trích dẫn lời Tiến sĩ Shi và phát ngôn của chính phủ Trung Quốc về việc "cương quyết phủ nhận" nguồn gốc của virus đến từ phòng thí nghiệm,
    • đồng thời thừa nhận chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho các nhà khoa học tiêu hủy các mẫu virus sớm trước khi báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới.

              


    Ảnh chụp màn hình twitter

              
    Tại sao Kessler lại thay đổi quan điểm và tại sao Washington Post lại âm thầm gỡ các bài báo từng bảo vệ giả thuyết rằng virus Vũ Hán có nguồn gốc tự nhiên?
    Dĩ nhiên, không phải do Washington Post hay người kiểm tin của họ qua quá trình miệt mài nghiên cứu mà tìm ra sự thật. Sự thay đổi này xuất phát từ hàng ngàn email của Tiến sỹ Anthony Fauci mới được công bố gây chấn động gần đây. Khi giấy không thể gói được lửa, lúc này họ lại xoay chiều, giống hệt như giải Pulitzer trao cho Politifact vậy.

    Những email này đã cho thấy, ngay từ đầu ông Fauci đã nắm giữ được rất nhiều thông tin cụ thể về nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán, nhưng tại thời điểm đó những gì ông tuyên bố với người dân Mỹ không hoàn toàn phản ánh những gì ông thật sự biết, hay nhìn nhận.

    Đánh giá về những email được trao đổi vào thời điểm đại dịch mới bắt đầu bùng phát tại Mỹ và trên toàn thế giới vào nửa đầu năm 2020, cựu Ngoại trưởng Pompeo nhận định, so sánh giữa những gì ông Fauci tuyên bố trước công chúng và những lời lẽ ông ta nói trong các email, chúng ta có thể thấy rõ rằng những điều này không xuất phát từ khoa học mà đã bị những động cơ chính trị thúc đẩy, theo Daily Wire đưa tin. Ông cũng chỉ trích, biểu hiện này còn có thể thấy rõ ở những tin tức mà giới truyền thông cánh tả Big Media đưa ra.

    Ông Pompeo khẳng định:
    • "Chúng ta cần biết
      • chính phủ Hoa Kỳ,
      • Tiến sĩ Fauci,
      • ông Daszak,
      • tất cả những người đã tham gia bảo trợ cho phòng thí nghiệm này,
      • những gì họ biết,
      • khi nào họ biết,
      bởi vì điều này sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi quan trọng vốn có thể đảm bảo an toàn cho tất cả chúng ta”.


    Cho tới nay, quá nhiều kết quả kiểm tin độc lập bởi các tổ chức này mới là lời nói dối trơ trẽn nhất.
              
    Phải chăng các hãng kiểm tin được sử dụng
    như một công cụ vì mục tiêu chính trị, đảng phái
    hay phục vụ cho thế lực ngầm?
    Họ phải chăng không hề độc lập?
    Họ đang bảo vệ ai, đang bảo vệ điều gì?


    Chúng tôi hy vọng đọc giả sẽ có câu trả lời cho mình trong phần tiếp theo của chủ đề này.






    Sinh Bách




    https://www.ntdvn.com/kinh-te/fact-chec ... 94434.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tẩy trắng nguồn gốc virus Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Ai “ủ mưu”
    tẩy trắng
    nguồn gốc virus Trung Quốc?

    __________________________
    Đông Bắc _ 08/06/21




              


    Nếu bạn tin vào một số câu chuyện của Fact Check,
    hẳn nhiên là một cách vô tình bạn cũng có thể đang đặt niềm tin vào sự kiểm duyệt của ĐCSTQ,
    và hẳn nhiên chế độ độc tài này đã “nổi tiếng” vì gây ra quá nhiều tội ác.

              

    Vào những ngày tháng 3/2020, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tấn công trên toàn nước Mỹ. Có thể nói, đây là thời điểm Tổng thống Trump lâm vào tình cảnh tứ bề thọ địch, khi ông chỉ đích danh: Virus Trung Quốc.

    Không chỉ lo ứng phó với sự lan rộng của virus, đối phó với làn sóng tuyên truyền của ĐCSTQ đổ vạ cho Mỹ là nguồn cơn gây ra đại dịch, mà ông còn phải hứng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của Đảng Dân chủ, Truyền thông dòng chính, và các ông lớn mạng xã hội. Vào những ngày tháng 6/2021 này, những gì Donald Trump nói hơn 1 năm về trước nay đã trở thành sự thật...

    :pntngr: Kỳ 1: Fact Check của Mỹ bảo vệ mọi tuyên bố dối trá của Bắc Kinh




    Tẩy trắng nguồn gốc virus

    Ngày 4/3/2020, một nhóm gồm 60 nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ tại Hạ viện đã viết một lá thư chỉ trích gắt gao cách ứng phó của chính quyền Trump,
    • từ việc Tổng thống Trump ban hành sắc lệnh cấm đi lại từ Trung Quốc
    • cho tới việc ông gọi đích danh “virus Trung Quốc”.

    Thời điểm ấy, ứng viên Tổng thống Joe Biden đã quy kết từ ngữ của Tổng thống Trump mang tính “kỳ thị”, và cho rằng không được “phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia, chủng tộc, giới tính hoặc mã ZIP".

    Thật trùng hợp, phát biểu của ông Joe Biden cũng rất giống với Tổng Giám đốc WHO - người từng khuyến cáo công dân toàn thế giới “không nên gọi tên virus như vậy vì sẽ dẫn đến nạn phân biệt đối xử và định kiến kỳ thị”.

    Cũng không hề “ngẫu nhiên” bởi độ giống nhau đến kỳ lạ khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khi ấy phát biểu nước này "vô cùng phẫn nộ", và cũng nhấn mạnh đó là “một kiểu kỳ thị".
              


    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 12/3/2020 phát biểu:
    "Chúng tôi mong rằng một số quan chức Mỹ lúc này
    hãy tập trung sức lực cho việc ứng phó với virus và thúc đẩy sự hợp tác,
    không đổ lỗi cho Trung Quốc".

              
    Trong khi truyền thông dòng chính Mỹ (Big Media) cùng các ông lớn mạng xã hội (Big Tech) gắn cờ cảnh cáo hoặc gắn Thuyết Âm mưu cho nguồn gốc virus Trung Quốc thì vào ngày 14/9/2020, các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện đã thông qua một nghị quyết nhằm lên án thuật ngữ "virus Trung Quốc" với tỷ lệ 243 phiếu thuận/163 phiếu chống.

    Theo Theblaze:
    • “Nó (nghị quyết) được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 243 phiếu thuận trên 163 phiếu chống,
      trong đó có 14 đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu đồng thuận với đa số đảng viên Dân chủ ủng hộ”.

              


    Ngày 17/9/2020, các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết
    nhằm lên án các thuật ngữ "virus Trung Quốc"
    nhưng bị Đảng Cộng hòa phản đối.

              
    Dân biểu Grace Meng (Dân chủ, New York), người đã đề xuất dự luật cho biết việc Tổng thống Trump sử dụng các thuật ngữ như "Virus Trung Quốc" hay "Kung-flu" là "sai lầm và nguy hiểm":

    Today, the House will vote on my resolution (#HRes908) that condemns anti-Asian sentiment related to #COVID19. @realDonaldTrump's use of China Virus & Kung Flu 2 describe the virus have scapegoated #AAPIs as carriers of the new coronavirus. This is wrong & dangerous.

    A thread 1/

    — Grace Meng (@RepGraceMeng) September 17, 2020






    Công cụ kiểm chứng thông tin (Fact Check) nhanh chóng ra tay...

    Có hai luồng ý kiến trái ngược trong việc làm rõ nguồn gốc của COVID-19.

    1. Virus có nguồn gốc từ chợ hải sản Hoa Nam:
      Suốt trong năm 2020, nhiều chuyên gia khoa học, y tế trong đó có Tiến sĩ nổi tiếng Anthony Fauci - giờ tiếp tục là cố vấn y tế chính của Tổng thống Joe Biden và là Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) - cùng những người cánh tả cấp tiến, những tổ chức kiểm chứng thông tin (Fact Check) đã khẳng định quan điểm coronavirus có nguồn gốc từ động vật. Có nghĩa là chủng virus mới này lây nhiễm từ động vật sang người, và có nguồn gốc xuất xứ từ chợ hải sản tươi sống Hoa Nam ở Vũ Hán (Trung Quốc).
                
    2. Virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán:
      Nhưng nhiều người khác (trong đó có dữ liệu thông tin tình báo Liên minh phương Tây - Five Eyes) cho rằng, có khả năng virus có thể thoát ra từ Phòng thí nghiệm virus học Vũ Hán gần đó, nơi có thể đang tiến hành nghiên cứu nuôi cấy virus với khả năng tăng cường gây lây nhiễm, gây chết người nhiều hơn trong các thí nghiệm. Những người tin theo hướng lập luận này đều bị gọi là những người theo Thuyết Âm mưu.

    Cánh tả cấp tiến cho rằng, việc đổ lỗi cho Trung Quốc là nguồn gốc gây ra virus là phân biệt chủng tộc và bài ngoại. Vậy dưới lăng kính của những người cấp tiến này, phải chăng đại dịch Cúm Tây Ban Nha cũng có thể bị coi là phân biệt chủng tộc?

    Tháng 9/2020, trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Tucker Carlson (Fox News), tiến sĩ Diêm Lệ Mộng nói rằng:
              
    “Tôi có thể trình bày bằng chứng khoa học chắc chắn cho khán giả rằng
    loại virus này,
    virus COVID-19 SARS-CoV-2,
    không phải từ tự nhiên.

    Nó là một loại virus nhân tạo được tạo ra trong phòng thí nghiệm."

              

              
    Diêm Lệ Mộng hé lộ,
    • trước đây coronavirus ở dơi không thể ảnh hưởng đến con người,
    • nhưng sau khi sửa đổi trình tự gen (trong phòng thí nghiệm Vũ Hán), nó đã trở thành một loại virus lợi hại,
    • ĐCSTQ chính là thủ phạm tạo ra chủng virus “sửa đổi” đó.


    Cuộc phỏng vấn này nhanh chóng được truyền tải rộng rãi và gây ra cuộc tranh cãi về nguồn gốc thật sự của virus. Tất nhiên có hai luồng quan điểm trái ngược như đã đề cập ở trên, và lúc này sẽ một có bên thứ 3 đứng ra “phân giải”: Đó chính là Fact Checker.

    Ngay sau đó, PolitiFact - một tổ chức kiểm chứng thông tin - đã đưa ra một lời khẳng định:
    • "Khách mời của Tucker Carlson phát sóng thuyết âm mưu,
      thuyết âm mưu này cho rằng COVID-19 được tạo ra trong một phòng thí nghiệm."

    Tháng 9/2020, Daniel Funke của PolitiFact viết rằng:
    • "Tuyên bố này là không chính xác và lố bịch.
      Chúng tôi đánh giá đây là những lời Dối trá!".
      (PolitiFact)

    Daniel Funke cho biết:
    • “Cấu trúc di truyền của chủng coronavirus mới đã được hàng nghìn nhà khoa học trên thế giới loại trừ khả năng nó được tạo ra trong phòng thí nghiệm…. Các cơ quan y tế công đã nhiều lần cho biết virus này không được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học tin rằng coronavirus có nguồn gốc từ dơi trước khi lây sang người. Các chuyên gia đã công khai phản bác tiến sĩ Lệ Mộng…”.

    Nhà kiểm chứng thông tin này đã bác bỏ tuyên bố của tiến sĩ Diêm Lệ Mộng bằng cách trích dẫn vô số đánh giá của chuyên gia, các nhà nghiên cứu và quan chức y tế, và còn chỉ ra rằng Facebook và Instagram đều đã gắn cờ video là "thông tin sai lệch".

    Gần một năm sau, ngày 17/5/2021, Politifact đã rút lại thông tin mà họ “xác thực” vào năm ngoái bác bỏ virus rò rỉ tại phòng thí nghiệm như sau:
    • “Khi thông tin xác thực này được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2020, các nguồn tin của PolitiFact đã kết luận từ các nhà nghiên cứu khẳng định rằng virus SARS-CoV-2 không thể bị thao túng. Khẳng định đó hiện đang bị tranh chấp rộng rãi hơn. Vì lý do đó, chúng tôi đang xóa thông tin xác thực này khỏi cơ sở dữ liệu của chúng tôi trong khi chờ xem xét kỹ lưỡng hơn”.

    I never want to hear about Politifact. Ever. Never. Ever. I’m going to use these two screencaps if anyone ever cites that source. pic.twitter.com/5EPgpxEgiW
    — Sohrab Ahmari (@SohrabAhmari) May 19, 2021


    Cũng một năm sau khi công khai phản bác lại lập luận về virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán của Tổng thống Trump, tiến sĩ Anthony Fauci giờ đây cũng lại thừa nhận rằng ông "không tin" COVID-19 có "nguồn gốc từ tự nhiên”.

    Q: "Are you still confident the [COVID-19] virus developed naturally?”
    Dr. Fauci: “No, I'm not convinced.”pic.twitter.com/WKciGUrJ9h
    — Alex Salvi (@alexsalvinews) May 23, 2021





    Sự thật về Big Tech: Tất cả “SỰ THẬT” đều phải thông qua ĐCSTQ

    Tháng 1/2020, khi ĐCSTQ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang thực hiện kiểm soát “thiệt hại” cho Bắc Kinh do một loại coronavirus mới bí ẩn bùng phát tại cùng một địa danh nơi có phòng thí nghiệm coronavirus dơi “tọa lạc”, bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào “liên kết” về mối liên hệ giữa phòng thí nghiệm Vũ Hán và căn bệnh mới này sẽ ngay lập tức bị những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon trừng phạt.

    Thế lực Big Tech nhanh chóng trở thành “công cụ” bảo vệ ĐCSTQ khỏi những kẻ “dám” suy đoán nguồn gốc gốc virus dựa trên các manh mối hiển nhiên.

    Emerson Brooking, chuyên viên tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu pháp y kỹ thuật số của Hội đồng Đại Tây Dương, chia sẻ với The Epoch Times rằng “bước tất yếu kế tiếp" là Bắc Kinh sẽ sử dụng tầm ảnh hưởng của mạng lưới Internet/kỹ thuật số của mình để “đột phá” các chướng ngại về quảng cáo chính trị.

    Walter Lohman, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ Heritage cho rằng, bản chất của các bài quảng cáo chính trị trên mạng xã hội của ĐCSTQ chính là "một mặt trận khác" của họ nhằm tấn công nước Mỹ.

    Ông Lohman chia sẻ:
    • "Trong khi các hãng truyền thông như tờ Washington Post đã bị lên án vì chạy quảng cáo cho tờ Trung Quốc Nhật Báo (China Daily), thì những quảng cáo chính trị đó, lại được Facebook gắn mác là ‘quảng cáo thông thường’.
      Đây là một điều khác biệt, ở chỗ các quảng cáo này không bị gán là quảng cáo (cũng không được trích dẫn nguồn rõ ràng)”.

    Những fanpage trên các trang mạng xã hội của ĐCSTQ như Facebook và Twitter đã trở thành công cụ chính của Bắc Kinh nhằm đẩy mạnh tuyên truyền của mình. Các hãng truyền thông nhà nước như Tân Hoa Xã chèn các hashtag như “#Trumpandemic (đại dịch Trump)” và “#TrumpVirus (VirusTrump)” trong các bài viết của họ.

    Khi Tiến sĩ virus học Diêm Lệ Mộng khẳng định rằng coronavirus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, Twitter cũng nhanh chóng đưa tài khoản của cô vào danh sách đen.

    • Facebook đã cấm các bài viết của những người theo cánh hữu
    • - và gắn 'thông tin sai lệch' về COVID dựa trên từ ngữ của những người được gọi là "người kiểm chứng thông tin": Căn bệnh mới không thể xuất phát từ Viện Virus Vũ Hán.

    Mỉa mai thay, một trong những “người kiểm chứng thông tin” của Facebook lại làm việc tại phòng thí nghiệm Vũ Hán. Big Tech bao gồm các Ông lớn Công nghệ như Facebook và Google, khởi đầu là các công ty công nghệ của Mỹ, nhưng từ lâu đã bị quyến rũ bởi lợi ích từ ĐCSTQ.
              


    Nhóm ông lớn công nghệ (Big Tech) đã tiến hành một âm mưu phối hợp
    để vô hiệu hóa những tranh luận xoay quanh đại dịch COVID-19 hay cuộc bầu cử ở Mỹ,
    bằng cách bóp nghẹt sự thật, kiểm duyệt và chặn tất cả các tiếng nói bảo thủ trên các nền tảng trực tuyến.

              
    Những “nhà kỹ trị” này
    • không những không trung thành với Hiến pháp Mỹ để bảo vệ các quyền và tự do của nước Mỹ,
    • mà còn cúi rạp trước lợi ích và thể hiện lòng trung thành với ĐCSTQ và Chủ nghĩa Toàn cầu.

    Với “tầm nhìn” muốn thống trị thế giới thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, ĐCSTQ đã và đang ráo riết mua bán, siết nợ đất đai, tài nguyên, cảng biển... của các quốc gia trên khắp thế giới. Nhưng sở hữu và kiểm soát thế giới thông qua các tài sản vật chất cố định chưa đủ, ĐCSTQ còn tìm cách sở hữu và kiểm soát tâm trí của mọi người.

    Vậy làm thế nào ĐCSTQ có thể thực hiện được việc này?

    Như chúng ta đã thấy, các chủ đề chính trị và xã hội ngày càng bị các công ty công nghệ trực tuyến kiểm duyệt nhiều hơn, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 và cuộc bầu cử Mỹ vừa qua. Facebook, Twitter, Google và truyền thông dòng chính thiên tả đã kiểm duyệt những tiếng nói, suy nghĩ không cùng quan điểm với họ - mà đúng hơn là không cùng quan điểm với ĐCSTQ - sẽ bị cấm ẩn (chặn nội dung), dán nhãn cảnh báo nội dung.

    Một bài đăng bị “đối tác” gắn cờ là Sai,
    • không chỉ bị gắn nhãn cảnh báo và liên kết đến bên thứ ba để xác minh thực tế (Fact Check),
      mà Facebook còn giảm đáng kể số lượng người xem nội dung đó. (1)

    Nhưng việc kiểm duyệt của các Ông lớn Công nghệ này còn vượt xa hơn những gì được gọi là gắn nhãn cảnh báo. Việc tắt, hủy hay hạn chế tính năng kiếm tiền từ tài khoản hoặc nội dung, hủy phương thức rút tiền từ tài khoản ngân hàng từ Youtube là một ví dụ sẽ xảy ra.

    Điều này khá tương tự với tình trạng lạm dụng điểm tín nhiệm xã hội đang diễn ra tại Trung Quốc. Trong những trường hợp như vậy, những người bất đồng chính kiến, những người chống đối... sẽ bị xã hội tẩy chay, xa lánh và có thể bị buộc phải cô lập vĩnh viễn nếu họ giữ quan điểm hoặc có hành vi không phù hợp với “chân lý” độc tài chuyên chế của ĐCSTQ.




    Ai điều hành những người kiểm tra thực tế:
    • ĐCSTQ
    • và Big Media, Big Tech?


    Hình thức kiểm duyệt theo kiểu này đã khá phổ biến ở Trung Quốc. Ở đó, điểm tín nhiệm xã hội được sử dụng thường xuyên để định đoạt số phận của công dân Trung Quốc. Thông qua Big Tech, cánh tả cấp tiến tại Mỹ cũng triển khai hình thức kiểm duyệt trong những năm qua. Đại diện cho hình thức kiểm duyệt này chính là công ty có tên là Lead Stories.

    Facebook đã sử dụng Lead Stories như một trong những người đứng đầu được thuê để xác định tính trung thực của các bài đăng trên nền tảng của họ. Nhiều bằng chứng cho thấy, Lead Stories có mối liên kết với cả CNN và TikTok.

    Lead Stories cho biết họ đã được công ty ByteDance ký hợp đồng “cho việc xác thực thông tin liên quan đến công việc”, đề cập đến thông báo của TikTok vào đầu năm nay rằng họ đã hợp tác với một số tổ chức “để tăng cường hỗ trợ nhằm giảm sự lan truyền của thông tin sai lệch”, đặc biệt liên quan đến đại dịch Coronavirus ngày càng trầm trọng hơn do sự che đậy của chế độ ĐCSTQ.

    Theo Epoch Times, Tiktok là một nền tảng truyền thông xã hội do một công ty Trung Quốc có tên ByteDance điều hành, có mối liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ. TikTok hiện vẫn đang bị Cục An ninh Quốc gia Mỹ điều tra bởi các rủi ro gây ra cho an ninh quốc gia của nước Mỹ.
              


    'Hãy xóa ngay Tiktok' vì đó là phần mềm gián điệp của Trung Quốc?

              
    Theo New York Post, tháng 8/2020, Tổng thống Donald Trump đã viện dẫn Đạo luật sản xuất quốc phòng để buộc ByteDance phải bán tài sản của mình tại Mỹ sau khi chính phủ Mỹ cáo buộc công ty này cung cấp thông tin cho Bắc Kinh. TikTok cũng được cho là hoạt động như một phần mềm gián điệp cho ĐCSTQ. ByteDance có hơn 130 nhân viên đều là đảng viên ĐCSTQ.

    Lead Stories bắt đầu hoạt động từ năm 2015 do nhà phát triển trang web người Bỉ Maarten Schenk, nhân viên kỳ cựu của CNN Alan Duke thành lập. Với chi phí hoạt động dưới 50.000 đô la vào năm 2017, tài chính Lead Stories đã tăng gấp 7 lần vào năm 2019, phần lớn là do Facebook đã trả hơn 460.000 đô la cho các dịch vụ xác thực thông tin vào năm 2018 và 2019. Công ty đã nhận cả tá nhân viên, khoảng một nửa trong số họ là cựu nhân viên của CNN, và trở thành một trong những website xác thực thông tin nhiều nhất về nội dung liên quan đến Mỹ của Facebook.

    CNN lại được sở hữu và điều hành bởi tập đoàn truyền thông giải trí WarnerMedia có quan hệ tài chính với ĐCSTQ. Tháng 6/2013, tập đoàn WarnerMedia thông báo họ đã hợp tác với một quỹ đầu tư của Trung Quốc trị giá 50 triệu đôla. (2)

    Trong đại dịch COVID-19, CNN còn đăng một bài báo ca ngợi "mô hình kiểm soát" độc tài của ĐCSTQ tháng 4/2020:

    .@jgriffiths looks at the global response to China’s handling of the Covid-19 pandemic – a crisis which has highlighted the benefits of a strong government and centralized planning while exposing the limitations of private industry to respond quickly. https://t.co/mC7nlwy0FF
    — CNN Asia Pacific (@cnnasiapr) April 29, 2020


    Facebook cũng hướng tất cả những người dùng mạng xã hội này đang tìm kiếm thông tin về Covid-19 đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - mà thực chất là tổ chức bù nhìn tay sai của ĐCSTQ. Thực tế, người đứng đầu WHO, Tổng giám đốc Tedros Adhanom là một người có thiện cảm với ĐCSTQ, và từng liên quan liên quan đến các vụ che đậy bệnh dịch tả ở Ethiopia khi ở cương vị Bộ trưởng Bộ Y tế của nước này. (3)

    Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Facebook đã thuê nhân viên Phòng thí nghiệm Vũ Hán để kiểm tra thực tế các tuyên bố “sai lệch” về Covid-19, mà thông tin Phòng nghiên cứu virus ở Vũ Hán được nhiều người coi là nguồn gốc của Covid-19 là một ví dụ. (4)
              
    Vậy ai điều hành các hãng kiểm chứng thông tin đình đám ở Mỹ (Fact Check)?
    Câu trả lời: Chính là ĐCSTQ.

              
    Chủ sở hữu của TikTok, công ty ByteDance đã có những tranh cãi về kiểm duyệt của riêng mình:
    • “Vào tháng 9/2019, tờ The Guardian đưa tin rằng TikTok đã chỉ đạo bộ phận kiểm duyệt của mình kiểm duyệt một số video nhất định đề cập đến các chủ đề bị chính quyền Trung Quốc coi là “nhạy cảm”, chẳng hạn như Thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn và Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đã bị đàn áp nghiêm trọng ở Trung Quốc từ năm 1999 .
      Báo cáo dựa trên các tài liệu bị rò rỉ nêu chi tiết nguyên tắc kiểm duyệt của ứng dụng”.

              
    Vậy nếu bạn tin vào một số câu chuyện của Fact Check,
    thì hẳn nhiên một cách nào đó vô tình bạn cũng có thể
    đang đặt niềm tin sai chỗ vào sự kiểm duyệt của ĐCSTQ,
    và hẳn nhiên chế độ độc tài này đã “nổi tiếng” vì gây ra quá nhiều tội ác.

              




    Đông Bắc

    https://www.ntdvn.com/phan-tich-va-binh ... 95665.html
Trả lời

Quay về “rắn Tàu”