Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • Tiểu sử Nguyễn Thanh Thu
    __________________________




    Nguyễn Thanh Thu sanh năm 1934
    tại xã Bình Hòa, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định.

    Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.
    Động viên vào Thủ Đức ra ngành Quân nhu.

    Tác phẩm điêu khắc tiêu biểu:
    1/ Ngày về.1963
    2/ Chiến sĩ vô danh. 1966 đặt ở Nghĩa trang quân đội VNCH, Gò Vấp
    3/ Trung Liệt. 1966
    4/ An Dương Vương. 1966 đặt ở ngã sáu Chợ Lớn.
    5/ Thương Tiếc. 1966 đặt ở Nghĩa trang quân đội VNCH, Biên Hoà

    Tượng Thương Tiếc mới đầu thực hiện bằng xi măng cốt thép được đặt trên bệ cao lối vào nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà.
    Ngày 16.08.1968 được giải đặc biệt của Tổng tư lệnh tối cao Quân đội VNCH.
    Ngày 01.11.1968 làm lễ khánh thành.

    Cuối năm 1969 pho tượng Thương Tiếc được thay chất liệu, được đúc bằng đồng.


    https://hoasivietnam.wordpress.com/dieu ... thanh-thu/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • Tượng Đài “Thương Tiếc “
    _____________________________





    Nghĩa Trang Quân Đội toạ lạc trên một đồi cao nên từ ngã tư xa lộ Sàigòn-Biên Hoà và lối vào Thủ Đức, mọi người có thể nhìn thấy. Ngay từ lối vào, sừng sững bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garant M1 để trên đùi. Đó là tác phẩm điêu khắc “ THƯƠNG TIẾC ” cuả Điêu khắc Gia Nguyễn Thanh Thu.

    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, cấp bậc Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu trách nhiệm thực hiện tượng đài kỷ niệm “ THƯƠNG TIẾC” cho Nghĩa Trang. Mới đầu nghệ Sĩ Thu tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình, trên giấy và thạch cao những “mẫu” Tượng Đài nhưng vẫn chưa hài lòng tác phẩm nào cả.

    Tình cờ một hôm, Đại Úy Thu đến thăm bạn ở Tiểu Đoàn III Nhảy Dù. (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thu cư ngụ trong doanh trại ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (Sau này là Bệnh Viện Vì Dân). Nhưng trưóc khi vô nhà bạn, Thu ghé vào quán giải khát trước cổng, Lúc vào quán Đại Úy Thu chú ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu La De ( bia). Trên bàn chỉ một mình anh nhưng có hai ly bia đầy đối nhau. Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù vẫn không quên cụng ly bia đối diện và nói:
    • -Uống đi mày, uống đi mày …

    Tiếng cụng ly, lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh ta. Thoạt đầu, Đại Uý Thu nghĩ là anh này đã say nên không kềm chế được hành động, nhưng nhìn xung quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẽ họ đã hiểu tâm sự của anh.
    Anh Hạ Sĩ lại tiếp tục, tay cụng ly, miệng nói:
    • -Uống đi mày …

    Ông Thu hiếu kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ Sĩ điềm tĩnh trả lời:
    • -Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng Nhảy Dù cùng một ngày. Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn III. Nay … người bạn thân đã chết ở trận điạ …

    Nói tới đây anh Hạ Sĩ nghẹn ngào. Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly, cụng vào ly bên kia và miệng lại nói :
    • -Uống đi mày … Có Đại Úy đang uống với tao đây.

    Sau đó anh nói tiếp:
    • -Từ ngày bạn tôi mất tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó?

    Người Hạ Sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn thắm thiết của anh đã gây cho Nghệ Sĩ Thu một xúc động tràn ngập, vô bờ. Từ giao cảm thiên thu đó, Nhà Điêu Khắc xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ Sĩ làm người mẫu để ông hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm. Bức tượng “THƯƠNG TIẾC” được hoàn thành đầu tiên bằng xi-măng.




              















              

    https://hoasivietnam.wordpress.com/dieu ... thanh-thu/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • phỏng vấn
    Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu

    _______________________________


              

              

    Một trong những người mà LÊ XUÂN TRƯỜNG mời quý vị theo dõi buổi nói chuyện hôm nay, anh là một Ðiêu Khắc Gia, người đã để lại bức tượng nặng 10 tấn, cao hơn sáu thước taị Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, nghĩa trang nơi hàng ngàn người lính VIỆT NAM CỘNG HÒA đã nằm im trong giấc ngủ ngàn thu vẫn chưa được tìm thấy những giây phút thật thanh bình. Thưa quý vị, Ðiêu Khắc Gia NGUYỄN THANH THU, tác giả của bức tượng TIẾC THƯƠNG:

    LÊ XUÂN TRƯỜNG: Thưa anh Thu. Trước đây ở Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, mình có Nghĩa Trang nào trước đó?

    ÐKG NGUYỄN THANH THU: Ðể trả lời anh Xuân Trường. Sỡ dĩ mà Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa nó được hình thành sau Nghĩa Trang ở Hạnh Thông Tây Gò Vấp, trước đó chưa có Nghĩa trang Biên Hòa chỉ có Nghĩa trang Hạnh Thông Tây Gò Vấp . Qua cái năm đó, vụ năm 68 vừa xong thì Mỹ đổ thêm quân tham chiến, một cuộc chiến ác liệt, cho nên, lúc bây giờ Nghĩa trang Hạnh Thông Tây đã không có chỗ còn để chôn nữa, cho nên chính phủ mới thành lập Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa.

    LÊ XUÂN TRƯỜNG: Sau khi đề án Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa được thành lập ra để giao cái Nghĩa trang Hạnh Thông Tây quá chật chỗ, không còn đất để chôn cất nữa.Vậy ai là người đưa ra cái đề án đó?

    ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ, cám ơn anh XuânTrường. Nguyên nhân là, lúc đó, Tổng Thống VNCH, ông Nguyễn Văn Thiệu, ổng có biết là ở bên Phi Luật Tân có một nghĩa trang mà Phi nó tự cao lắm, tự hào lắm, nghĩa trang đẹp nhất ở Á Châu. TổngThống mới mời tôi lên để nói tôi qua đó nghiên cứu có cái gì bên đó để về thành lập Nghĩa Trang Biên Hòa của mình. Tôi được đi qua nghiên cứu cái nghĩa trang đó. Khi trở về, tôi trình dự án đó cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Từ đó, dự án được bắt đầu đưa qua cho Công Binh thực hiện, ủi đất để xây cất, đất đang ủi, đang làm xa lộ ở đó.

    Lúc bấy giờ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có mời tôi lên, ổng có cho tôi biết, ổng có ý muốn là làm thế nào để thực hiện một tác phẩm gì đó ở Nhgĩa Trang Biên Hòa. Từ xa lộ đi vô trong có một khúc lộ, ổng muốn đặt trước Nghĩa trang, trước khi vô trong, phải có tác phẩm gì đó. Ổng kêu tôi về suy nghĩ để thực hiện cái tác phẩm nầy. Lúc bây giờ, tôi muốn xin ý Tổng Thống một lần nữa, Tổng Thống cho biết cái ý nghĩa, quan trọng lá cái ý nghĩa như thế nào. Tổng Thống trả lời với tôi, TổngThống nói: “ Theo tôi thì mình làm thế nào để hậu phương biết cám ơn chiến sĩ của mình mà họ đã chết chóc ngoài chiến trường”.

    LÊ XUÂN TRƯỜNG: Như vậy, Tổng Thống muốn có một bức tượng đặt ở Nghĩa trang để vinh danh, đặt ở ngoài cổng?

    ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ. Sau nầy, ổng hỏi khi nào có thể trình dự án được. Tôi có trình lại với Tổng Thống, Tổng Thống cho tôi suy nghĩ một tuần lễ, tôi sẽ trình dự án như Tổng Thống muốn. Lúc đầu, ông Tổng Thống mới bấm chuông, ông Ðại tá Cầm bước vô, Tổng Thống nói: “Ông Thu có hứa với tôi là khoảng một tuần lễ ổng sẽ trình dự án”. Sau nầy ra về, ổng có vỗ vai tôi và nói: “Anh là cục nhưn đó nghe, nghĩa trang của mình có cục nhưn, anh làm thế nào, tôi hy vọng ở anh đó nghe”. Tôi ra về.

    Công việc đầu tiên nằm trong trứng nước, trong bụng tôi, nó bào bào, cái ý nầy, ý kia, nói đi nói lại, tự hỏi lòng mình tìm đề tài.Trong thời gian đó, tôi hứa với Tổng Thống một tuần lễ, từ thứ hai đến thứ sáu. Tôi nhớ rõ lắm.

    LÊ XUÂN TRƯỜNG: Trong một tuần lễ, anh có nghĩ là anh sẽ kịp để tìm đề tài?

    ÐKG NGUYỄN THANH THU: Ðó! Ðó! Ðã hứa rồi, trong cái tuần lễ đó, công việc gì cũng bỏ hết, mình không có làm chi hết. Tôi nghĩ, tìm cái đề tài gì đây? Tác phẩm gì đây? Lúc bấy giờ, Nghĩa trang Biên Hòa đang ủi đất, đang thành lập chứ có gì đâu? Tôi mới đi lên Nghĩa trang Hạnh Thông Tây. Lúc bấy giờ, chiến trường đang ác liệt, trực thăng nó xuống ào ào, chiều nào trực thăng cũng đem xác về, đến nỗi mà trong nhà kho xác, rồi một dãy hòm hai ba chục cái đang sắp ngang đó.

    LÊ XUÂN TRƯỜNG: Không có đất để chôn phải không ạ?

    ÐKG NGUYỄN THANH THU: Có đất chôn nhưng cũng gần hết đất rồi nhưng mà xác nhiều đến nỗi trong mấy cái hòm ướp xác, rồi mấy cái hòm đang để dài dài, rồi mấy cái đang chôn nhiều đến nỗi phải làm tạm lều ra ngoài, cất lều, che sơ sơ để chất xác cho trực thăng mỗi chiều nó xuống. Tôi ở đó được ngày thứ hai đến thứ sáu, cảnh chết chóc thì quý vị đã biết, ngày nào cũng khóc la, rồi con cái, vợ nữa, ôm nấm mồ khóc thiết tha trên nấm mồ, cảnh đau thương lắm. Tôi ở đó được sáu ngày như vậy, khi ở được sáu ngày rồi, ngày mai nữa là hết ngày, đến ngày phải trình Tổng Thống, cho nên đến buổi trưa thứ sáu, đây là câu chuyện thật, tôi cứ nôn nóng như vậy. Trưa thứ sáu thì tôi từ nghĩa trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, tôi về Gò Vấp. Ở vùng Gò Vấp, nắng quá, tôi mới vô kiếm nước uống. Tôi quẹo đại vào một cái quán gần căn phố. Vô tình, tôi kêu một ly nước chanh uống, bỗng nhiên, tôi thấy một anh lính Nhảy Dù, ảnh vô đó từ trước, ảnh cũng từ Nghĩa trang Hạnh Thông Tây về trước đó. Khi tôi bước vô thì tôi dòm qua ảnh, thấy ảnh đã uống đâu bốn năm chai bia rồi, thì thôi, tôi cũng không nói gì. Nhưng có một điều lạ, tôi thấy ảnh đang nói chuyện với cái ly, ảnh là binh chủng Nhảy Dù, ảnh để cái nón nhảy dù trên cái bàn, mặc áo nhảy dù đàng hoàng, ảnh đang uống và đang buồn, đang nhớ bạn. Một ly ảnh uống, một ly ảnh cúng, ảnh rót bia vào cái ly cúng đó, rồi ảnh nói chuyện với cái ly như có người bạn trước mặt ảnh vậy, ảnh cằn nhằn, ảnh đau đớn cho người bạn của ảnh đã mất. Khi tôi dòm thấy được cái hình ảnh mà ảnh vừa nói vừa gục đầu xuống bàn, vừa khổ sở với cái ly đó, ảnh vừa uống vừa cúng. Tôi chờ một chút nữa rồi bước qua làm quen. Tôi cầm cái ly nước chanh, bước qua, tôi đứng kề ảnh, bên cái bàn của ảnh, tôi xin phép ảnh:

    - Anh à, tôi muốn ngồi kề với anh, uống với anh được không? Thấy anh buồn, tôi muốn ngồi với anh.

    Tôi thấy ảnh không trả lời tui, ảnh ngồi gục trên cái bàn, ảnh hất cái mặt lên, có vẻ như không bằng lòng khi có người thứ hai quấy rầy ảnh.

    LÊ XUÂN TRƯỜNG: Có thể cái giây phút đó, ảnh quá đau lòng, ảnh muốn có một sự riêng tư?

              

    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

              

    ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ đúng! Ảnh muốn có một sự riêng tư. Mặt tôi hơi sượng, mấy cô trong quầy cười khúc khích, nãy giờ, cái anh nầy nói chuyện với cái ly không, mà bây giờ có thêm một thằng điên qua nói chuyện với ảnh, mấy cô chắc nghĩ như vậy, thấy mấy cô cười khúc khích với nhau. Nhưng mà trời thương, tôi có hỏi giấy tờ của ảnh, ảnh gục cái đầu xuống, tôi đứng trơ trẽn ở đó. Bỗng nhiên, ảnh móc ở túi sau, ảnh móc giấy tờ, ảnh đưa cho tôi. Tôi đâu có phải Quân Cảnh mà hỏi giấy tờ của ảnh, thế mà ảnh đưa cho tôi. Tôi cầm cái bóp rồi trở về cái bàn của tôi, tôi lấy giấy tờ ra hết. Tôi ghi tên của ảnh, ảnh là VÕ VĂN HAI, hạ sĩ VÕ VĂN HAI, tôi nhớ rõ như vậy. Ở tiểu đoàn nào tôi quên rồi, tôi ghi hết cái KBC. Xong rồi, tôi đem cái giấy đến trả lại, ảnh cũng không cần biết nữa, lấy bỏ túi thôi, không nhìn tôi mà. Tôi trở về bàn, tôi ngồi để nhìn một chút xíu nữa. Rồi, tôi thấy câu chuyện nó như vậy.

    Trưa đó tôi về, dĩ nhiên là ảnh còn ngồi đó, tôi lo đi về, tên tuổi của ảnh tôi còn để đây. Tôi về đến nhà.

    Khuya hôm đó, tức là tối thứ sáu, tôi bắt đầu vẽ, để sáng thứ bảy trình. Thưa, tối thứ sáu, khi tôi ngồi lại cái bàn, từ 8 giờ tối cho đến 6 giờ sáng, tôi vẽ được 7 bản, bảy bản bự như vầy, vẽ màu đẹp lắm. Lúc bấy giờ, thưa quý vị, khi tôi ngồi ban đêm đó, tôi mới liên tưởng đến chiến trường. Dạ thưa, lúc bây giờ chiến trường, đêm đêm, tiếng súng nó dội về, ầm… ầm, mấy cái cửa kiếng rung hết, B52 bay thả bom, cửa kiếng ở nhà rung… rung. Rồi mưa tháng tám nữa, mưa lất phất… lất phất ở ngoài đó, cũng đau lắm, tôi ngồi thấy cũng thấm lắm, ngồi nghe mấy tàu lá chuối, nước nó rơi, rồi ầm.. ầm... rồi ầm… ầm, B52 rót rầm… rầm… rầm… rầm. Thế mà, nó cũng gợi cho tôi, để cho tôi vẽ chiến trường. Dạ thưa, tôi vẽ 7 bản to như thế nầy, vẽ về chiến trường, chiến trường lúc bấy giờ thì người lính mặc áo mưa, cũng thê thảm lắm, gió lất phất, rồi kia, nọ…, người lính đi tới đi lui, lo nhiệm vụ canh gác trong đêm trường cực khổ, ở sau hậu phương, người ta êm ấm như thế nầy mà ở chiến trường thì nó như vậy. Tôi nhớ đến người lính, tôi mới vẽ 7 bản ở chiến trường, một đề tài nhớ chiến trường, vẽ chiến trường. Tôi vẽ như vậy cho tới sáng, tôi nhớ cái gì chút đỉnh thì tôi vẽ tới đó, có ý gì ngộ ngộ nẩy ra thì tôi ghi lại để sáng mai trình với ổng, ghi sơ sơ lên đây. Tôi vẽ tới sáng, cho tới 6 giờ sáng. Tôi vẽ được 7 bản xong rồi, tôi thấy mệt, trời lạnh lạnh nữa, tôi buông cọ ra, mới lủi vô giường nằm. Nằm một chút xíu thì nghe một tiếng chó sủa ào một cái, nhà tôi nuôi chó cỏ nhiều lắm, anh Trường. Mấy con chó sủa ào lên một cái, tôi hay quạu lắm, tôi kêu: “Bà làm gì đàng trước vậy? Ai đàng trước vậy? Gì đàng trước vậy?”. Bà xã tôi nghe chó sủa là bả lo, bả ra trước rồi, bả coi cái gì đây? Một chặp, khoảng vài phút sau, bả vô nói: “Có người đến mời ông đi trình dự án”. Tôi mới nói, trình dự án gì mà mới mờ mờ đất mà dự án… dự án. Tôi nói vậy mà ông ở ngoài đó nghe, rồi ổng trả lời lớn: “Tôi vô sớm ông Thu! Tôi vô sớm mời ông đi ăn sáng, rồi mình đi lên trển”, cuối cùng, tôi đi với ảnh.

    Giờ đầu tiên gặp Tổng Thống, Tổng Thống Thiệu đó, lúc bấy giờ đang ở trong Bộ Tổng Tham Mưu, ổng mang lon Trung tướng. Ngày đầu tiên tôi hẹn với ổng, sau một tuần lễ, đi trình, tôi nghĩ ổng ở Tổng Tham Mưu chứ đâu. Thế nhưng, ông nầy, ổng đưa tôi đi Sài Gòn ăn sáng ở nhà hàng gì đó, đã đời, rồi 9 giờ, ổng mới bắt đầu đi, lên xe jeep, ổng chở đi vô dinh Gia Long. Tôi hỏi, quẹo vô đây chi vậy? Tôi nhà quê lắm! “Vô đây ông Thu, vô đây không sao, cũng được vậy thôi”. Ông ta nói vậy. Rồi vô dinh Gia Long, ổng trình cho Ðại tá Cầm, ông Cầm, ổng nói liền: “Ông Thu ơi! Bữa nay không có anh là chết tui, tôi chờ anh đầu giờ, bây giờ trễ một, hai phút. Giờ có ông Thiếu tướng, ổng vô trước, đáng lẽ anh đầu giờ nhưng có Thiếu tướng vô trước, chút xíu ổng ra, tới anh đó”. Lúc đầu, Ðại tá còn lịch sự hỏi nầy nọ, dự án, anh có ưng ý không? Vì lịch sự, hỏi qua, hỏi lại vậy thôi. Tôi ngồi đó, còn Ðại tá cũng làm việc của ổng.

    Tôi đứng dậy, tôi ra ngoài hành lang, ở dinh Gia Long có cái couloir dài, có hàng ghế đỏ, có mấy cây cột xưa của mình. Tôi đi qua, đi lại, rồi tôi ngồi xuống. Tại sao vậy? Ðó, rồi mình tự hỏi, tại sao mình lại vẽ chiến trường, 7 bản chiến trường. Thôi, bây giờ mình không vẽ chiến trường, mình vẽ anh Võ Văn Hai được không? Rồi mình tự hỏi, vẽ thế nào? Võ Văn Hai phải như thế nào? Tôi ngồi xuống, tôi bố cục, tôi nheo con mắt lại, tôi hình dung trong trí não của tôi đàng hoàng. Tôi nghĩ đến thế người ngồi, ngồi ra làm sao, làm sao? Tôi vẽ trong trí tôi, tôi đứng dậy, tôi chạy vô, lúc nầy tôi tập trung cái đó rồi, tôi tập trung cái bố cục rồi, mà ai hỏi tôi chắc là chết.

    Tôi chạy vội vô phòng của ông Ðại tá Cầm, thấy phòng nó nghiêm nghị quá, mình muốn hỏi xin tờ giấy ghi liền mấy cái nét mình suy nghĩ, giống như con khỉ vậy, tôi móc đại tờ giấy pelure, rồi xin cây viết nguyên tử. Tôi ngó phía sau lưng của ổng, có thùng rác, trong quân đội có giỏ rác bằng lưới, trong có bao thuốc lá, tôi lấy bao thuốc ra và mở ra. Tôi trở lại cái hành lang, tôi banh bao thuốc lá ra, có miếng giấy trắng ở trong, tôi mới vẽ xuống, vẽ cái bố cục mà mình mới nghĩ ra.

    Lúc đó, nó khiến tôi như thế nào không biết, tôi vẽ xuống, tôi thấy tôi ưng ý, mình đã vẽ 7 bảy bản ghê gớm, vậy mà cái nầy vẽ sơ sơ, vẽ tốc họa, sao mình thấy khoái khoái. Vừa khoái khoái, bỗng nhiên chưa có quyết định gì, ông Ðại tá, ổng hỏi: “Anh Thu đâu rồi? Anh Thu đâu rồi? Ðây rồi! Ðây rồi. Anh vô. Anh vô”.

    Tôi vô, dĩ nhiên cái bao thuốc lá tôi cầm ở trên tay và 7 bản kia, tôi ôm kè kè đi vô. Vô chào Tổng Thống. Tổng Thống Thiệu đang ngồi, kính chào Tổng Thống rồi thôi. Tôi trải 7 bản dưới sàn dinh. Tôi trải xong, tôi cầm bao thuốc lá nầy chạy qua kính mời TổngThống qua duyệt xét, Tổng Thống góp ý, có cái gì, bổ túc ý kiến của Tổng Thống, tôi vẽ như vầy đó, tôi vẽ 7 bản chiến trường.

    Ổng bước ra coi, tôi đệm nhẹ vô, chiến trường là nơi gió táp mưa sa, chiến sĩ mình phải canh gác cực khổ thế nầy, thế nọ, đêm đêm, ngày ngày, ở hậu phương thì ngủ êm ấm, công ơn chiến sĩ mình, làm sao mà quên ơn được. Thế là, tôi nói chuyện với ổng, ổng làm thinh, ổng ngồi ổng nghe, rồi ổng qua coi. Khi đó, lúc bấy giờ tôi làm thinh. Tổng Thống đi qua, đi lại vài lần nữa. Rồi ổng đứng lại sát bên tôi, ổng có nói một câu dễ thương lắm, ổng nói: “Bây giờ thế nầy nè, tôi nghĩ anh là cha đẻ của nó. Tôi thì muốn chọn một bản, tôi thấy bản nầy tôi cũng thích, mà bản kia nữa tôi cũng thích, vậy theo anh, anh thích bản nào. Tôi thấy bản thứ hai nầy cũng được, mà bản thứ năm nầy cũng hay đó. Anh thích bản nào?”.

    Ổng hỏi vậy, thì tôi xin phép, tôi nói thế nầy: “Dạ, kính thưa Tổng Thống, tôi không dám, nếu Tổng Thống cho tôi chọn lại theo ý tôi, mới đây thôi, cái nầy, tôi hơi quá vô lễ. Dạ, tôi mới vừa nghĩ ra, tôi vẽ vội trên bao thuốc lá, tôi làm như vậy hóa ra tôi quá vô lễ với Tổng Thống”.

    Tổng Thống nói: “Không. Không. Anh đưa tôi coi”. Tôi lấy bao thuốc lá ra đưa cho ổng, Tôi chỉ vẽ thế ngồi thôi. Thưa Tổng Thống, tôi thích cái nầy. Tôi nói vậy. Ổng cầm bao thuốc lá, ổng kéo tôi tới bureau của ổng, hai ghế chụm lại. Ổng dặn tôi câu nầy: “Anh Thu à! Người nghệ sĩ mà, họ lãng mạng lắm, họ hay lãng mạng lắm, mà chiến sĩ của mình không phải thế đâu, phải có đề tài, mà anh vẽ cái đề tài gì đây? Anh cho tôi biết cái đề tài, lãng mạng không nên có trong cái tác phẩm nầy”.

    Thưa Tổng Thống, tôi nghĩ ra được những đề tài như thế nầy: thứ nhất: KHÓC BẠN, thứ hai: TÌNH ÐỒNG ÐỘI, thứ ba: NHỚ NHUNG, thứ tư: THƯƠNG TIẾC hay TIẾC THƯƠNG.

    Tổng Thống nói: “NHỚ NHUNG là không được! Không được, thứ tư là THƯƠNG TIẾC, TIẾC THƯƠNG. Ừ, TIẾC THƯƠNG THƯƠNG TIẾC đi”.

    Rồi Tổng Thống nói tôi về, ổng còn dặn tôi: “Anh nhớ người lính của mình đó, là buồn, là tiếc thương bạn mình nhưng cũng phải tiếp tục cuộc hành trình chiến đấu, không có quên tay súng, cây súng phải giữ, chứ không phải vứt súng bừa bãi. Cái buồn nầy, phải tiếp tục chiến đấu, Việt cộng nó trường kỳ lắm, nó mai phục dữ lắm, mình phải có cái lâu dài đó. À, anh Thu ơi! Anh có thể vẽ riêng cái nầy cho tôi được không? Vẽ lớn cái nầy như 7 bản kia vậy đó”.

    Tôi trả lời: Dạ được. Dạ được.

    Khi đó, ông Ðại tá Cầm bước vô. Bây giờ ổng đưa bao thuốc lá cho tôi. Tổng Thống nói với ông Cầm: “Anh chuẩn bị những vật liệu cho anh Thu, ảnh vẽ gấp cho tôi cái nầy”. Ông Cầm trở ra. ông tướng còn ngồi ở đó, ổng thấy câu chuyện lạ lạ, ổng nán lại xem có cái vụ gì?

    Ông Cầm hỏi: “Anh cần gì?”. Tôi nói: “Anh cho tôi tờ giấy lớn như vậy đó, với cái bảng đen, giấy bút, có màu gì bỏ ra hết đây”. Ổng cho người ùn ùn đem đồ ra đó ngồi vẽ.

    Thưa, lúc bấy giờ, tôi mới bắt đầu, bắt đầu ra tay, tôi day lại, thấy những người đứng xung quanh tôi đông lắm. Tôi nói:

    “Kính thưa Thiếu tướng, Ðại tá, quý vị, trong khi tôi vẽ, xin đừng có ai hỏi tôi hết. Tôi vẽ, quý vị hỏi, tôi phân tâm, tôi không trả lời thì đâm ra vô lễ. Xin cho tôi tập trung ở đây, đừng hỏi”.

    Thưa quý vị, dĩ nhiên là người nghệ sĩ nào cầm cây vẽ cũng ngắm tờ giấy trắng trước, cho nó lọt vô, cái bao thuốc lá, nó phải lọt vô tờ giấy, phải vẽ sao cho nó lọt vô, mà phải vẽ gấp rút. Tôi vẽ…. vẽ…. Tôi lo làm. Lúc bấy giờ như nó khiến, thưa quý vị, bấy giờ, tôi không biết là tôi vẽ hay là cái gì vẽ (cười). Tôi không hiểu được, tôi phá tới đâu, tôi vẽ tới đâu, nó dính ngay tới đó, nó lọt trọn vô tờ giấy rất đẹp, giống như mình vẽ hai ba ngày trước! Ðó, tôi phóng lên những nét đại cương là quý rồi, tạo được cái hình ảnh là chiến sĩ ngồi. Lúc bây giờ tôi mới day ra phía sau, tôi thấy mọi người đang đứng quanh tôi. Ông Cầm hỏi liền:

    - Anh cần gì, anh nói chứ làm sao tôi biết được!

    - Dạ thưa Ðại tá, tôi cần người mẫu. Cái nét đại cương tôi có rồi, bố cục đầy đủ rồi, tôi muốn vô chi tiết chút xíu, cái nét áo nhăn, cái nét quần nữa, chút xíu nữa cho nó trung thực”.

    Rồi ổng ngó ngó, ai cũng hơi ngờ ngợ, không biết ai. Ổng nói: “Tôi được không?”. Trời ơi! Lính gì ngoài chiến trường mà áo quần ủi hồ ngon lành, tóc tém rồi chải…” Tôi nghĩ vậy. Ổng mặc áo quần đẹp lắm, áo quần ủi hồ láng thẳng đẹp đẽ. “Thôi, thôi, tôi làm rồi, Ðại tá cho tôi cây súng”.

    Thưa quý vị, bấy giờ là năm 1966, lính mình còn xài súng garant M1. Ổng mang súng ống vô, nịt đạn, bi- đông nước đàng hoàng, coi như tác phẩm bây giờ đang chiếu đó, đội nón sắt nữa, rồi ổng ngồi xuống đó. Ổng là người mẫu đầu tiên, tôi lấy mẫu đại cương đó. Khi ổng ngồi xong, khoảng năm phút sau thôi, tôi ghi thêm vài nét, chính tôi đã đi hết 85% rồi, tôi chỉ thêm vài nét cho nó rõ, giữa hai cái đó, trung thực không cách xa bao nhiêu. Tôi thấy được rồi. Khi tôi vẽ lớn ra xong, tôi trình Tổng Thống, Tổng Thống đã ký cho tôi xong hết.

    Dĩ nhiên, khi trở về tôi phải lo, nhứt là thời gian phải cho kịp, còn ba tháng nữa là đến ngày 1 tháng 11 năm 66. Ổng ký là tháng 8 rồi. Tôi phải lo gấp rút người mẫu, kiếm Võ Văn Hai. Thưa quý vị, địa chỉ tôi đã ghi rồi lúc ở ngoài quán đó, tôi có kể.

    Tôi lại ngay đơn vị của ảnh, được gặp ông Thiếu tá Chỉ huy trưởng của anh Võ Văn Hai, tôi trình bày cho ổng. Trước khi đi đâu, tôi cũng mang theo mẫu mà Tổng Thống ký cho tôi. Rồi ổng coi, lúc đầu, Thiếu tá còn hơi lo, nghi nghi, ngờ ngợ. Thế nhưng, sau câu chuyện rồi, ổng thấy, có lẽ ổng hãnh diện được chọn cái đơn vị của ổng, trong tiểu đoàn của ổng, trong đại đội của ổng. Ý ổng, ổng có nói một hai câu như vậy. Do đó, ổng có nói như thế nầy:

    - Ổng yêu cầu gặp anh Võ Văn Hai, tôi thấy chưa hay đâu, tôi nói thật với anh, tôi cho anh một đại đội, mặc sức mà chọn, nhiều thằng một thước bảy, một thước tám mươi mấy, thước chín, mề-đay đầy người, to lắm,chiến công dữ dằn lắm.

    Tôi nói: “Dạ thưa Thiếu tá, tôi chỉ cần anh Võ Văn Hai, thật sự là đủ rồi”.

    - Á! Á! Ðừng cãi tôi! Tôi sẽ cho một đại đội đó.

    Ổng nói rồi, ổng làm luôn, ổng kêu một Thượng sĩ bước qua:

    - Anh cho tập họp một Ðại đội, Ðại đội súng ống đàng hoàng, ngay ở Bộ chỉ huy của tôi, nhé!

    Ổng truyền lịnh đi rồi, lâu lâu, thỉnh thoảng ổng mới coi lại chữ ký của Tổng Thống, rồi ổng nói vô chi tiết nữa để chờ Ðại đội kia dẫn lên.

    Thưa quý vị, khi đó thì nghe đàng trước rần rần, ê ét đàng trước rần rần rồi. Tôi thấy Ðại đội ra trình diện ở trước. Ông thượng sĩ bước vô:

    - Thưa Thiếu tá, Ðại đội tập họp xong. Ổng bước ra, cầm cái can, đội nón nhảy dù, ổng nói:

    - Anh theo tôi, tha hồ anh chọn, to lắm, to lắm, đủ màu, đen đỏ, có đủ hết, Võ Văn Hai, ăn thua gì! Anh ra đây, kìa… kìa…

    Lẽ dĩ nhiên, tôi bước ra, người to con thì đứng đầu, ở cuối thì nhỏ và thấp. Tôi thấy dữ dằn thiệt.

    - Người nầy là một thước tám mươi mấy đó, dữ dằn nữa, Võ Văn Hai ăn nhằm gì.

    Ổng vừa nói, ông Thiếu tá biểu một anh bước ra, anh bự con bước ra, qua người thứ hai cũng bự con nữa.

    Tôi làm thinh, bây giờ tôi mới sực nhớ ra, tôi vội bỏ ông Thiếu tá ở đó, tôi chạy lùn lùn xuống hàng, tôi kêu:

    - Anh Võ Văn Hai đâu? Anh Võ Văn Hai đâu? Lên tiếng, lên tiếng!

    Cuối cùng tôi chạy xuống hàng gần cuối, ảnh đâu có 1 mét 6 à! Ảnh nói:

    - Em đây! Em đây!

    Tôi lôi ảnh ra ngoài hàng. Ổng chọn được bốn người, anh Võ Văn Hai nữa là năm.

    Thôi, thôi! Thiếu tá!, Ðủ rồi! Ðủ rồi! Tôi la lên.

    - Chọn nữa không? Chọn bao nhiêu thì chọn. Tôi cho anh mà! Bây giờ anh nói chuyện cho mấy người nầy biết đi, tất cả năm người đó.

    Ðại đội dẫn về, tôi mời mấy anh nầy vào câu lạc bộ, biểu mấy anh về cất súng đi. Tôi có nói với mấy ảnh như thế nầy:

    - Thật sự, tôi chỉ cần anh Võ Văn Hai thôi, nhưng ông Thiếu tá, ổng tốt bụng cho thêm bốn anh nữa. Thôi mấy anh về nghỉ đi, cứ nghỉ ba tháng nhưng đừng ra ngoài đường, đừng mặc đồ lính, Quân Cảnh nó bắt, tôi không có thì giờ đi lãnh về. Cứ một tuần lễ, tôi ký giấy phép cho mấy anh.

    Thế rồi, ngày ngày anh Võ Văn Hai cứ vô nhà tôi làm mẫu.

    LÊ XUÂN TRƯỜNG: Tại sao cái hình ảnh anh Võ Văn Hai cứ in trong tâm khảm của anh, phải là Võ Văn Hai. Có phải vì Võ Văn Hai ngồi trong quán nước khóc thương người bạn mà làm cho anh xúc động?

    ÐKG NGUYỄN THANH THU: Ðó, chính cái lẽ đó, chính cái yếu tố quan trọng đó, tôi chỉ cần anh Võ Văn Hai thôi, vì lịch sư, ổng cho bao nhiêu thì cho, cứ để đó cho nghỉ phép luôn, lợi dụng cái dịp nầy để mấy ảnh khỏi ra chiến trường.

    LÊ XUÂN TRƯỜNG: Anh Võ Văn Hai lúc đó ở binh chủng Nhảy Dù?

    ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ, Nhảy Dù, hạ sĩ. Anh về nhà tôi, hàng ngày, cứ sáng sáng, ảnh đạp xe đạp vô nhà, đồ lính cất trong nhà, rồi nịt đạn vô hết, lên ngồi làm người mẫu. Chúng tôi làm như vậy, anh em chúng tôi làm việc, công việc làm như vậy đêm ngày. Lúc bấy giờ anh Võ Văn Hai cứ lo săn sóc tôi không à, ảnh không phải như hồi trước, nhưng mà tôi chỉ cần ảnh không cần tới tôi mà ảnh chỉ nghĩ tới người bạn, thương buồn, để nhớ thôi. Một buổi nọ, tượng gần xong, tôi làm một cú lẩy, anh Võ Văn Hai vẫn vô bình thường, tôi nói với ảnh:

    - Anh lấy ghế ngồi đàng hoàng nghe! Bữa nay tôi theo dõi thêm, tôi so sánh giữa anh và bức tượng chút xíu nữa.

    Anh Võ Văn Hai ngồi, lúc bấy giờ tôi không có làm, những ngày trước thì tôi làm nhưng bữa nay tôi để ảnh ngồi không. Dĩ nhiên, khi ảnh ngồi không đó, ảnh chờ tôi. Tôi vô trong nhà, tôi dòm qua lỗ gió, tôi dòm lén ra, khi chờ lâu thì ảnh ngồi mới nhớ lại, hoàn toàn trở lại hồi cũ ở quán nước, nét mặt ảnh buồn như trước. Khi ảnh buồn thật sự, trong nầy tôi lấy cây viết chì với miếng giấy tôi ghi, tôi chỉ ghi nét mặt thôi, nó rủ xuống thế nào, tôi vẽ như thế ấy, tôi vẽ cái môi, cái miệng, cái mũi thôi. Sau ba tháng ảnh ngồi làm mẫu, bây giờ thêm cái chi tiết nầy, cái nét buồn nào nó đi tới. Xong rồi, tôi bước ra, tôi nói với ảnh:

    - Xong rồi! Xong rồi! Anh về nghỉ đi, vài ba bữa vô cũng được, anh muốn nghỉ giờ nào thì nghỉ, giờ nào muốn vô thì vô, không bắt buộc, được rồi, đủ rồi, nhe!

    Anh Võ Văn Hai lấy làm lạ, ảnh nói:

    - Tôi chưa làm mà Ðại úy nói tôi nghỉ.

    Tôi trả lời:

    - Làm rồi!! làm rồi! Tôi vẽ lén anh mà.

    Thế thì ảnh về, ảnh còn thắc mắc, đi ra sau hè, nói với bà xã tôi: “Thưa bà, tôi thấy ổng không làm, không biết ổng giận tôi cái gì mà ổng nói tôi về, đừng có vô nữa cũng được”. Bà xã tôi nói lại: “Ờ, cái ông đó, ổng biểu sao hay vậy, không có giận anh đâu. Anh Hai cứ nghỉ tự nhiên”. Rồi ảnh ra về.

    Thưa quý vi, khi ảnh về, bức tượng đã gần xong rồi, chỉ còn cái nét buồn nữa thôi. Khoảng ba giờ khuya, tôi sáng tác 3 tháng trời, tôi lao đao lận đận lắm, ăn uống không yên, ngủ không được, trong bụng cứ bào bào, cứ nhớ lại hình ảnh Võ Văn Hai buồn. Tôi ngủ được chút xíu, bây giờ là ba giờ khuya, cái nét buồn tôi ghi lại buổi sáng. Lúc bấy giờ tôi tắt đèn hết, tôi cầm cây đèn cầy, đồ đạc tôi chuẩn bị hết rồi, để trên cao hết rồi. Ðêm khuya, không có gì bằng đêm khuya vắng vẻ. Thưa quý vị, mình nói với cái tượng đó, khi mình cầm cây đèn cầy để tìm ánh sáng, cây đèn cầy dễ lắm, khi tôi cầm cây đèn bên nay thì ánh sáng bên nay tạt qua, và khi tôi cần ánh sáng bên kia thì tôi cầm cầy đèn đưa qua bên đó. Tôi đưa lên, đưa xuống…, một tay tôi cầm đèn di chuyển, một tay tôi làm. Ban đêm tôi làm, tôi nhớ, trên cái giàn cao như vậy, lạnh lẽo như vầy, tôi làm tới 6 giờ sáng, lại 6 giờ sáng nữa, tôi thấy đẹp quá, tôi thấy nét mặt của tượng buồn quá, buồn lắm, nhưng mà thôi, tôi đi ngủ.

    Nằm chút xíu, trời sáng rồi, đã 8 giờ sáng, ánh mặt trời sắp sửa ló lên. Tôi chạy ra coi có giống như hồi hôm không? Hồi hôm thấy nó buồn, nhưng cũng còn nghi nghi nữa. Thấy y chang như hồi hôm, tôi mừng quá.

    LÊ XUÂN TRƯỜNG: Sau biến cố tháng 4 năm 75, anh Thu phải đi tù cải tạo trong bao lâu?

    ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ. (tiếng thở dài) Trời ơi! Thưa quý vị, để kết thúc chương trình, tôi nói thiệt, danh vọng, hay chết chóc gì cũng do tác phẩm nầy cả, cuộc đời tôi, nó dính liền với tác phẩm nầy. Cho nên lúc vô tù Cộng sản, tôi thê thảm lắm, thưa quý vị, Tôi bị vô trong cái biệt giam đó, trong thùng cô-nết. Tôi ở đó 22 tháng, tôi gần đâm ra hấp hối rồi. Dạ, nó đánh tôi. Nó không thấy, nó chỉ nghe những người Sài Gòn, những Việt cộng nằm vùng hồi xưa, những ăng-tên, những người cùng bị tù như mình, cùng cải tạo như mình nói với nó, chứ nó đâu có thấy gì. Nó đem tôi đi nhốt, bây giờ còn đầu mùa, cũng còn gay cấn lắm, tôi cũng chống đối lại nó, tôi khi dễ nó, không nói chuyện với nó, nó đánh, nó bề hội đồng tôi, cho tôi làm cái tác phẩm phản động, nầy kia thế nọ. Nó nói: “Tất cả những tướng lãnh, những sĩ quan lớn của anh đó, xong giặc rồi thì hết. Còn anh, còn lưu lại cái tư tưởng, cái hình ảnh, cái tinh thần đó mới là quan trọng. Tôi phải “múc” anh, chứ nói chuyện về với anh à, khỏi nói chuyện với anh về chuyện về”.

    Thề rồi, ảnh hành hạ tôi, đánh tôi ba ngày ba đêm, lần nầy ảnh bộp lỗ tai tôi bị điếc, thành ra giờ nầy tôi qua đây, tôi được hưởng tiền điếc, thưa quý vị, nó đã nhốt tôi 8 tháng rồi. Một bữa đó, chính trị viên, nói như thế nầy: “Không lẽ anh ngồi trong đó hoài, bây giờ tôi đưa một cái ý nầy cho anh, anh nói một câu nầy, rồi tôi nghiên cứu cho anh ra ngoài lao động, chẳng lẽ anh ngồi trong nầy cho rục xương sao, anh chỉ nói như thế nầy, cái tượng gì thương tiếc của anh đó, anh chỉ là cái người phụ thôi, còn người chánh thức làm thì ra nước ngoài rồi, anh cứ nói vậy đi rồi tôi nghiên cứu cho anh”.

    Tôi nói: “Dạ thưa, không được, cán bộ. Cái nầy tôi làm tôi chịu, không có ai mà làm. Không, không được. Cái nầy, tàu chìm thì tôi chìm theo, máy bay rớt tôi rớt theo, tượng chết thì tôi chết theo. Ô! Không được! Không được!”.

    - Anh ngoan cố à! Anh cãi tôi phải không? Nó hét lên.

    Nó nhảy tới, nó tạt, nó đá, nó vỗ trống tôi. Thưa quý vi, nó vỗ, bụp… bụp… Nó vỗ tôi hai cái, dĩ nhiên là điếc liền, bể liền, máu ra… Nó nhốt tôi 22 tháng, có lần nó đem ra xử bắn nữa. Ðêm đó, gần hai giờ sáng, chuông nhà thờ vừa đổ xong rồi. Cái cửa cô-nết mở vào lúc 4 giờ khuya, mở khác giờ, tôi biết giờ tử tội đã đến. Nó đem tôi ra, đi dài dài. Tôi đi không nổi, nó kè tôi đi cà lếch, cà lếch… Ði ra chỗ đó, nó bịt mắt tôi lại. Bỗng nhiên, có chiếc xe jeep nào đó, tôi nghe văng vẳng. Tôi ngồi xuống, tôi nghe tiếng nói từ chiếc xe jeep: “Ðồng chí nào đó? Bước lại đây!”. Khoảng 10 phút sau, tôi nghe tiếng máy xe ù ù chạy trở ra, rồi nó chạy trở lại, nó nói gì đó với nhau. Thưa quý vị, lúc bây giờ nếu mà xử bắn tôi, bên tay mặt tôi là con đường sân vận động, bên tay trái là khu gia binh, tôi có linh tính, chân tôi nó rẽ sang bên trái, rồi nó dẫn tôi vô trong một cái gì đó, đóng lại ầm… ầm. Lúc bấy giờ, thần kinh tôi căng thẳng, rồi ngủ, sáng dậy tôi thấy tôi nằm trong cầu tiêu.

    LÊ XUÂN TRƯỜNG: Anh nghĩ như thế nào về cuộc chiến Việt Nam. Anh là người sống trong cuộc chiến, chắc chắn là sự xúc động của anh kinh khủng lắm phải không ạ?

    ÐKG NGUYỄN THANH THU: Nói đến tác phẩm nầy, thưa quý vị, anh Trường ảnh hỏi nhiều quá, sâu sắc đối với tôi. Thưa quý vị, nếu mà những người đồng lứa tuổi với tôi, năm nay tôi 68 tuổi, tất cả những sĩ quan, những H.O qua đây rồi, tôi nói, không ai mà không xúc động trước một hình ảnh mà người chiến binh đã ngã ngoài chiến trường, có nhiều bản nhạc hay đó, Trần Thiện Thanh cũng kêu la um sùm đó, rồi nhạc nầy, nhạc kia, đủ thứ hết, nhớ người lính của mình. Nhất là, không phải nói đến riêng những binh chũng nào như Nhảy Dù, Biệt Ðộng Quân, Thuỷ Quân Lục Chiến… mà nói chung đến người lính của mình, chiến sĩ mình, lòng gan dạ của họ, chỗ nào nguy hiểm là họ tới để giải quyết chiến trường, cảnh bị bao vây, rồi chết chóc… thê lương lắm, đại khái như vậy. Hình ảnh Thương Tiếc đó, nói ngay, khi tôi vừa lớn lên thì gặp chiến tranh, cho nên tác phẩm nào cũng có nguyên nhân của nó. Chiến trường, nơi đó là một đề tài thật xúc động. Cho nên, là một nghệ sĩ, tài cán không được bao nhiêu, chỉ thấy được sự thật của thời đại lúc bấy giờ, cái mốc đó, cuộc chiến đó. Tôi cố gắng ghi laị sự đau đớn của thời đại đó.

    LÊ XUÂN TRƯỜNG: Thưa quý vị, buổi nói chuyện với Ðiêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, quý vị vừa biết được nguồn gốc của bức tượng TIẾC THƯƠNG, đặt tại NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA, nơi mà 250.000 chiến sĩ đã nằm xuống, để bảo vệ cho đất nước VIỆT NAM được TỰ DO.

    Thưa quý vị, vào tháng Tư, không ai khỏi bùi ngùi với xót xa đó. Chúng ta phải biết đến công lao lớn lao của người LÍNH đã hy sinh, quên thân mình, bảo vệ cho đất nước VIỆT NAM.

    Kính chào quý vị.




    Mời xem video bài phỏng vấn sau đây:
              

              


    Lê Xuân Trường

    https://sites.google.com/site/namkyluct ... -thanh-thu
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • Tâm sự cuối đời
    về tượng Thương Tiếc
    của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

    __________________________
    Nguyễn Tuấn Khoa _ 2-4-2019





    Điêu khắc gia (ĐKG) Nguyễn Thanh Thu nói với tôi rằng, ông làm nhiều tượng quá đến nỗi bây giờ, ở tuổi già, ông không sao nhớ hết, thậm chí nhìn tượng mà không thể nhớ được tên tượng và nơi đã đặt tượng.

    Người lính Cộng Hòa là đề tài quan trọng trong sáng tác của ông nên ông khó mà quên được. Đó là tượng Chiến Sĩ Vô Danh, tượng Ngày Về, tượng Lính Thủy Quân Lục Chiến, tượng Trung Liệt, tượng Tết Mậu Thân và tượng Thương Tiếc. Như một định mệnh, tượng Thương Tiếc trở thành bức tượng gắn liền với tên tuổi và cuộc đời đầy sóng gió của ông.




    Tiếng vang của bức tượng Thương Tiếc

    Do nổi tiếng từ bức tượng Trung Liệt đặt tại Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp, ngày 22/08/1966 ông đã được Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia – Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giao thực hiện bức tượng Thương Tiếc đặt tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Tượng ngồi, bằng bê-tông cốt thép, màu đen, uy nghiêm, cao 4m, nếu tính cả mô đất dưới chân người lính và bệ tượng thì chiều cao của tượng đài là 8m.

              

              

    Tượng hoàn tất và được khánh thành vào ngày Quân Lực VNCH 19/06/1967. Ngay lập tức, tượng đã tạo nên sự xúc động đối với những ai một lần đi ngang qua nơi đây hay chỉ nhìn thấy qua phim ảnh. Do vậy, năm 1970 tượng được đúc đồng, đã đẹp nay càng đẹp hơn.

              

              

    Trên không gian rộng thoáng, từ mọi hướng, người ta có thể nhìn thấy bức tượng cao, nổi bật trên nền trời xanh. Đó là người lính từ chiến trường về thăm mộ đồng đội, quân phục, ba-lô lấm bụi, súng trường gác trên hai đùi, lưỡi lê ngang hông, dây quai nón sắt buông thỏng như sợi buồn rơi vào cõi vô định. Anh ngồi thẫn thờ, đôi mắt buồn nhìn xa xăm, thương tiếc cho người bạn vừa nằm xuống. Bức tượng trong bối cảnh đó trở nên có hồn hơn và nhiều chuyện linh thiêng của bức tượng không ngớt lưu truyền trong dân chúng lúc đó. Khó có thể kiểm chứng nhưng cũng không thể không ghi nhận về những câu chuyện cảm động và linh thiêng quanh bức tượng người lính Cộng Hòa này.

              

              

    Tiếng tăm của ĐKG Thu và các tác phẩm của ông đã vang xa ra khỏi quê hương. Ngày 20/07/1967, đại tá H.G. Fuller – Bộ Chỉ huy Lục quân Hoa Kỳ ở Việt Nam (USARV) đã gửi thư cho đại tá William P. Jones – Chủ Tịch Ủy Ban Đài Tưởng niệm Chiến Tranh Hoa Kỳ, ca ngợi ông Thu và các bức tượng về đề tài chiến tranh.

    Ông William xem ông Thu là ĐKG xuất sắc nhất ở Việt Nam và đánh giá bức tượng Thương Tiếc là một kiệt tác nghệ thuật. Ông William đã viết: “… xét về đề tài tượng đài chiến tranh, tôi trân trọng đặt tượng Thương Tiếc và các tác phẩm khác của ông ngang hàng với bức ảnh nổi tiếng “Raising The Flag on Iwo Jima” (Dựng Cờ Trên Đảo Iwo Jima) ở Arlington”. Ông cũng tiến cử ông Thu với Ủy ban để thực hiện việc dựng tượng ở Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh trong các dự án tương lai.

              

    “Raising The Flag on Iwo Jima” (Dựng Cờ Trên Đảo Iwo Jima):
    đó là tên của bức ảnh đoạt giải Pulitzer do nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal chụp ngày 23/02/1945. Đây là trận đánh trong Thế Chiến Thứ II trên đảo Iwo Jima của Nhật. Sau 1 tháng với thương vong lớn cho cả 2 phía, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã chiếm được đảo. Hình ảnh này được xem là một biểu tượng chiến tranh tuyệt đẹp của phe thắng trận.

              



              

    Marine Corps War Memorial (Đài tưởng niệm chiến tranh cho lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ):
    được dựng từ bức ảnh “Rasing The Flag on Iwo Jima”, do ĐKG Felix de Weldon tạc ngày 10/11/1954, hiện đặt tại Arlington County, bang Virginia.

              




    Số phận của bức tượng Thương Tiếc

    Ngay sau khi Sài Gòn thất thủ, “bên thắng cuộc” đã giật đổ bức tượng Thương Tiếc bằng đồng, được dựng năm 1970, rồi chuyển về Dĩ An, cho đến nay không ai biết được số phận của nó. Chưa dừng lại, ít lâu sau đó, một nhóm vài chục bộ đội đã kéo tới tư gia ĐKG Thu để truy tìm bức tượng Thương Tiếc bằng bê-tông cốt thép đã tạc và đặt tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa năm 1967. Đó là tượng dùng để đúc đồng (khuôn gốc) và hình thành nên bức tượng Thương Tiếc bằng đồng cuối cùng năm 1970.

    Nhóm người hung hãn này đã ra sức đập phá bức tượng Thương Tiếc một cách không… thương tiếc và chỉ dừng lại khi tượng chỉ còn lại phần bụng và chân (xem ảnh). Hiện nay tượng bê-tông bị đập phá này vẫn còn nằm trong sân sau nhà của ông Thu, cạnh các ngôi mộ gia tiên, cây dại che phủ nên ít ai chú ý. Sau khi đập phá bức Thương Tiếc, nhóm người này tiếp tục đập phá bức tượng Lính Thủy quân Lục chiến cao 4m, chỉ để lại đầu tượng.

              

              

    Tượng Thương Tiếc bằng bê-tông đặt tai Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa năm 1966, đã được đưa về xưởng sáng tác (tư gia) của ĐKG Nguyễn Thanh Thu. Năm 1970 tượng này được dùng làm khuôn đúc đồng để hình thành tượng Thương Tiếc bằng đồng năm 1970. Tượng bê-tông này đã bị đập hết phần đầu và thân, hiện vẫn còn nằm trong sân nhà ĐKG Thu.
    Ngày trở về nhà từ trại tù Hàm Tân với thân hình tiều tụy, ông lê bước chân thẳng đến bên bức Thương Tiếc. Tất cả đã thành tro bụi. Ông đã ngã quỵ dưới chân tượng và ngồi ở đó rất lâu cho đến khi trời sụp tối. Ông nói sự trả thù này con ác hơn những đòn thù mà ông phải gánh chịu trong 8 năm dài nơi ngục tối…

              

              




    Võ Văn Hai, giờ này anh ở đâu?

    Hạ sĩ Võ Văn Hai, Tiểu Đoàn II binh chủng Nhảy Dù bỗng dưng trở nên nổi tiếng cùng với ông Thu và bức tượng Thương Tiếc lịch sử khi được chọn làm người mẫu. Giống như ĐKG Thu, cuộc đời bí ẩn của hạ sĩ Hai cũng chìm nổi theo bức tượng.

    Không lâu sau bức tượng được dựng lên, người ta đồn ông Hai đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị. Nhiều bài thơ khóc ông đã ra đời làm cho hình ảnh ông Hai bất tử theo pho tượng Thương Tiếc. Thật ra ông Hai chưa chết!

    Trong thời gian ông Thu ở tù, ông Hai đã 2 lần thăm gia đình của ông Thu. Lần đầu, rất sớm sau năm 1975. Tim ông như vỡ vụn khi thấy tượng Thương Tiếc – như là phần xác của ông – giờ đây chỉ là một đống đổ nát. Lần thứ hai, nhiều năm sau đó. Ông nghe gia đình ông Thu kể rằng ông Thu được cai ngục đưa về thăm nhà với đôi chân yếu không tự đi.

    Ông Hai hoảng loạn, lo sợ sẽ có một ngày những người CS tìm đến ông rồi cuộc đời ông sẽ chìm xuống địa ngục như thiếu tá Thu hay bức tượng Thương Tiếc. Ông đã nhanh chóng rời khỏi nhà và không ai có tin tức của hạ sĩ Hai từ ngày đó. Có lẽ ông Hai đã thay tên đổi họ, “mai danh ẩn tích” để trở về cuộc sống nông dân ở đâu đó trên đất Khánh Hòa, ông Thu nghĩ vậy.




    Ra đi rồi lại trở về

    Trong 8 năm tù tội với 22 tháng biệt giam trong conex, thần kinh của ông Thu đã bị tổn thương rất nặng. Những ngày tháng bỏ đói với vô số những trận đòn thù đã làm cho tai ông điếc và cơ thể chỉ là da bọc xương cùng những vết thương nhiễm trùng. Ra khỏi nhà tù, thấy cảnh gia đình tan nát, ông quyết tâm đào thoát.

    Hơn 10 năm ở Mỹ ông trông mong cộng đồng giúp ông phục dựng lại bức tượng Thương Tiếc, nhưng niềm hy vọng đó cuối cùng chỉ là những “conffetti nằm vương vãi trên sàn nhà”. Không sống được bằng nghề điêu khắc ông không biết làm gì khác. Với thính lực gần bằng không, ông thấy ngày càng bế tắc trong việc mưu sinh ở xứ người. Cô độc giữa muôn vạn người ngưỡng mộ, ông không tìm thấy niềm vui ở chốn này và miễn cưỡng trở về Việt Nam.

    Trở lại mái nhà xưa, gần gia đình, trong không gian sáng tác quen thuộc, ông lại tiếp tục tạc thêm nhiều bức tượng, dựa trên các ý tưởng đã hình thành từ trước như: Được Mùa, Cửu Long Được Mùa… Tuy nhiên, đó chỉ là những tượng tỷ lệ nhỏ, tạc chỉ để thỏa mãn đam mê nghệ thuật. Ông hiểu rằng với thân phận của kẻ hàng binh, ông không bao giờ được trao cơ hội để tạo nên những tác phẩm để đời. Giấc mơ lớn của ĐKG tài năng đã khép lại mãi mãi.

    Những tâm sự trong bối cảnh tháng Tư đen ở trên, khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi. Cuộc đời sóng gió của ĐKG Nguyễn Thanh Thu đã làm cho pho tượng Thương Tiếc đẹp hơn và trở nên bất tử. Những kẻ hậu sinh sau này rồi sẽ còn nhắc mãi về ông: “Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy”.

    __________________________






    Dưới đây là bản dịch bức thư của Đại tá H.G. Fuller, gửi cho đại tá William P. Jones Jr., nói về điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu và các tác phẩm của ông.

    Đại tá H.G. Fuller, 025936
    HQ USARV Engr Section
    Facil Svc Division
    APO Sanfrancisco 96375

    Ngày 20 tháng 7 năm 1967

    Đại Tá William P. Jones Jr. (về hưu)
    Ủy Ban Đài Tưởng niệm Chiến Tranh Hoa Kỳ
    Washington, D.C. 20315

    Thân gửi Bill,

    Tôi xin đính kèm theo thư này là bộ ảnh về nghĩa trang [Quân đội Biên Hòa] giống như nghĩa trang Arlington của chúng ta, cùng các tác phẩm điêu khắc khác được thực hiện bởi Trung úy Nguyễn Thanh Thu – là người đã tạc bức tượng đặt tại lối vào của Nghĩa Trang [Quân Đội Biên Hòa].

    Theo tôi, pho tượng do Trung úy Thu tạc (tượng Thương Tiếc – người dịch) thực sự là một tuyệt tác nghệ thuật và xét về đề tài tượng đài chiến tranh, tôi trân trọng đặt tượng Thương Tiếc và các tác phẩm khác của ông ngang hàng với bức tượng nổi tiếng “Dựng Cờ trên đảo Iwo Jima” tại Arlington.

    Khi Ủy Ban [Đài Tưởng niệm Chiến Tranh Hoa Kỳ] bắt đầu hoạch định tưởng niệm Các Lực lượng vũ trang của Thế giới Tự do và Hoa Kỳ đang tác chiến tại Việt Nam, tôi đề nghị ông Thu được xem xét để hoàn thành bất kỳ tác phẩm điêu khắc nào có liên quan.

    Ở Việt Nam ông Thu được đánh giá là điêu khắc gia xuất sắc nhất. Đối với tôi, tài năng của ông Thu là vượt trội, đặc biệt khi ông Thu chưa từng được được tu nghiệp ở Hoa Kỳ hay châu Âu. Chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Thu sắp tới là để tham dự một hội nghị ngắn hạn ở Philippines. Không cần phải nói, ông Thu rất vui nếu có cơ hội trình bày những phác thảo của ông trước Ủy ban, thích hợp nhất là trong kỳ nghỉ phép.

    Tôi sẽ gửi một bộ ảnh về các tác phẩm của ông Thu cho tướng Ploger để Bộ Chỉ huy Lục quân Hoa Kỳ ở Việt Nam (USARV Command Group) và Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ ở Việt Nam (MACV) cùng xem xét. Tôi sẽ cung cấp thêm bất kỳ chỉ dẫn nào để có thể triển khai.

    Mong gặp lại các bạn trong tháng 12 tới.


    (Nguyễn Tuấn Khoa dịch)


    Ảnh chụp bức thư:

              

              




    https://baotiengdan.com/2019/04/07/tam- ... thanh-thu/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Bài viết bởi Hoàng Vân »








  • Tác giả bức tượng Thương Tiếc
    ở tuổi 90

    ____________________________________




    Tác giả bức tượng Thương Tiếc ở tuổi 90, xế chiều hiu hắt.
    Những ngày cuối đời của ông, bây giờ là thế đấy !
    CHẮC KHÔNG CÒN LÂU NỮA !


    Dưới đây là bức ảnh mới nhất của một ông cụ già, được chụp ngày hôm qua 12/05/2021, tại nhà riêng của ông số 176 Nguyễn Thượng Hiền, P1, Gò vấp , với bước đi khó nhọc, ông cụ hầu như không còn khả năng giao tiếp với mọi người nữa, do bị điếc đặc ( hậu quả của những ngày bị tra tấn sau năm 1975 ) và có lẽ do bị ám ảnh của những ngày tù ngục, nên bây giờ thấy ông lê những bước chân khó nhọc. Tôi tính bước tới dìu ông đi, nhưng bị người thân của ông cản lại và bảo rằng:
    • Ông sẽ giật mình và phản ứng lại, khi bất kỳ ai đụng vào người của ông !


    Với đôi mắt mờ đục, lạc thần, đôi tai bị điếc, khả năng nhận thức rất kém, cùng bước chân chập choạng run rẩy ... Những ngày cuối đời của ông, bây giờ là thế đấy !

    Thế hệ sau này ít người biết đến ông, cuộc sống của ông trong hiện tại như đèn treo trước gió. Nhưng cuộc đời của ông đã trở thành huyền thoại, từ đỉnh cao của vinh quang và danh vọng, xuống đến tận cùng đau khổ của kiếp người ! Bằng tài hoa của mình, tác phẩm của ông đã làm lay động con tim của biết bao thế hệ, đã từng là biểu tượng cho quân đội của một chính thể , đặc tả được thân phận của người lính VNCH trong cuộc chiến vừa qua - đó là bức tượng THƯƠNG TIẾC và bức tượng đã trở thành ký ức " Tình yêu và nỗi nhớ " trong tâm tưởng của biết bao người ...! Người có khả năng làm được chuyện đó , chính là cụ già áo đỏ trong hình, cụ là NGUYỄN THANH THU, điêu khắc gia lỗi lạc và kiệt xuất của Việt Nam thời đương đại !

    Chúng ta có hân hạnh và diễm phúc được là người cùng thời với ông , xin hãy trân trọng những khoảnh khắc này, vì nay mai theo quy luật, sự vô thường sẽ tiễn huyền thoại ấy đi về cõi hư vô, chắc không còn lâu nữa

    Hãy đến thăm ông, nếu có thể, trước khi quá muộn, chỉ là vậy thôi



    Saigon, trưa 13/05/2021 - NT


              

              




Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Tác giả bức Thương Tiếc ở tuổi 90,
    xế chiều hiu hắt

    __________________________
    16/05/2021 ~ NHACSITUANKHANH





    Trên các trang mạng, những người yêu mến điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, yêu mến một kỷ niệm đẹp của VNCH đều nhắc nhau nên sớm ghé thăm ông. Người đã tạo bức tượng Thương Tiếc vang bóng một thời của nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nay đã 90 tuổi, nhớ nhớ, quên quên và như cũng đã quá mệt mỏi với một cõi tạm đầy những nhọc nhằn với ông.

              

    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu
    hiện nay, ở tuổi 90, sống tại Gò Vấp, Sài Gòn. (Ảnh Lê Bảo Liên)

              

    Sinh năm 1934 tại Gò Vấp, Sài Gòn, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định và sau đó qua động viên, tham gia ngành quân nhu, rồi trở thành Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị. Trong cuộc đời mình, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đã tạo ra vô số tác phẩm, nhưng đắc ý và được nhiều người biết đến nhất, là tượng Thương tiếc, đặt tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa, và bức thứ hai là tượng An Dương Vương, đặt ở Ngã Sáu Chợ lớn. Cả hai đều khánh thành vào năm 1966.

    Lúc này thì ít ai nhận ra điêu khắc gia lừng danh của miền Nam tự do cũ, do ông ít bạn bè, trí nhớ không còn sắc bén và một phần khác, quá trình đi tù sau 1975, bị đánh đập nên ông bị hư hại thính giác. Gặp ông lúc này ở nhà riêng tại Nguyễn Thượng Hiền, Gò Vấp, nói gần như hét vào tai thì ông mới hiểu hết ý của người đối thoại.

    Những người thân, quen biết nói ông vẫn còn bị PTSD với những năm tháng tù đày, tức Dư chấn tâm thần, dẫn đến trạng thái bất thường, hoảng sợ từ một biến cố hay giai đoạn có sức ám ảnh, nên nếu chạm vào người ông bất ngờ, hoặc nâng dìu mà không báo trước, đều làm ông giật mình, hay hoảng hốt.

    Hiện điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu sống cùng sự chăm sóc của các con. Nơi cư ngụ của ông, số 176 Nguyễn Thượng Hiền, phường 1, Gò Vấp, là quán cà phê Tượng Đá, nơi có đặt nhiều tượng mà ông sáng tác lâu nay. Căn phòng nhỏ của ông nằm nép sau quán cà phê, là nơi trú ẩn hết sức cô đơn của ông cùng kỷ niệm. Người quen cũng thấy ông lặng lẽ làm lại mẫu tượng Thương tiếc thu nhỏ, đặt trong phòng, chỉ chia sẻ với ai quen biết. Đây cũng là một trong những điều gây đau đớn tinh thần của ông: Sau 1975, chính quyền mới cho người lập tức đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa kéo đổ bức Thương Tiếc, sau đó đập nát để thỏa lòng căm thù. Nhưng vẫn chưa đủ, ít lâu sau đó, theo chỉ điểm của giới nằm vùng, một nhóm bộ đội và băng đỏ cầm AK-47 đến tận nhà ông, đem mẫu tượng ban đầu (khuôn gốc) đập và chửi bới, đánh đập cả ông.

              

    Tượng đài An Dương Vương ở Ngã Sáu Chợ Lớn, Sài Gòn.

              

    Vì tượng đài An Dương Vương ở Ngã sáu Chợ Lớn là tượng một danh nhân của lịch sử Việt nên dù có ghét bỏ tác phẩm của Nguyễn Thanh Thu, chính quyền mới cũng khó lòng thẳng tay hủy hoại. Họ chỉ để nguyên vậy, không tu sửa sau nhiều chục năm với ý đồ rất rõ là đợi có hư hại, là lập tức cho phá, mang đi. Đó cũng là trường hợp của tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành.

    Và vì sau phải vậy? Bởi tượng Trần Nguyên Hãn được coi là thánh tổ của truyền tin quân lực VNCH, còn tượng An Dương Vương là biểu tượng của công binh VNCH.

    Nhưng điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu không chỉ là người làm tượng. Được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu đi Phi Luật Tân để tham khảo một nghĩa trang chiến binh mà người Phi rất tự hào, ông Thu quay về và đưa ra đề án xây Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, để thay thế cho nghĩa trang ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, vào đầu những năm 60, thế kỷ 20, đã bắt đầu chật chội.

    Điều lạ thường của chuyện bức tượng Thương tiếc, là khi đã có đủ 7 bản ký họa mẫu, phác thảo dự trù cho bức tượng tiêu biểu trước nghĩa trang, hình ảnh của anh hạ sĩ lính nhảy dù Võ Văn Hai ngồi nói chuyện hư không với một người bạn tử trận của mình trong một quán nước, vô tình đập vào mắt của ông Thu, khiến ông ngẫu hứng ghi lại, day dứt với nó..

    Khi trình các đề án lên tổng thống Thiệu, ông Thu đã xin lỗi khi bày ra tờ giấy lót trong gói thuốc lá, có vẽ chì vội sơ sài, và nói rằng xin lỗi vì mình vừa mới làm. Ông kể lại là lúc đó, tổng thống Thiệu hỏi ông “Bản nào anh đắc ý nhất?”, ông Thu nói mình bị ám ảnh về hình ảnh ông phác họa từ hạ sĩ Võ Văn Hai. Sau đó ông và tổng thống Thiệu đã cùng chọn cái tên Thương tiếc cho bức tượng này.

    Để hoàn thành toàn bộ bản vẽ chính xác cho Thương tiếc, hạ sĩ nhảy dù Võ Văn Hai đã ngồi làm mẫu cho ông Nguyễn Thanh Thu chỉnh đi, sửa lại từng nét một suốt ba tháng. Khởi đầu năm 1966, tượng được thực hiện bằng bê-tông, cốt sắt, đến năm 1969, được thay đổi bằng đồng. Tượng cao 4m, nếu tính cả mô đất dưới chân người lính và bệ tượng thì chiều cao của tượng đài là 8m. Tác phẩm này, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu nhận giải đặc biệt của Tổng tư lệnh tối cao Quân đội VNCH vào tháng 8, năm 1968.

              

              

    Sau năm 1975, ông Thu trở thành nơi trút hận thù của các cán bộ trại tù cải tạo. Chỉ là người sáng tạo điêu khắc nhưng ông phải trải qua 8 năm tù ở trại Hàm Tân. Ông Thu kể rằng trong đó, ông có 22 tháng nhốt biệt giam và đánh đập tàn nhẫn ngày này qua tháng nọ. Khi ông lên tiếng hỏi vì sao ông bị tra tấn dã man như vậy, thì cán bộ vừa đánh vừa nói
    • “Tội của anh là lưu lại cái tư tưởng, cái hình ảnh, cái tinh thần đó mới là quan trọng. Anh đừng nghĩ đến chuyện trở về nhé”.
    Những ngày tháng bỏ đói với vô số những trận đòn thù đã làm cho tai ông điếc và cơ thể chỉ là da bọc xương. Cũng có lúc ông đã bị mang ra trường bắn lúc 4 giờ sáng, bịt mắt lại, nhưng không hiểu sao lại có thay đổi vào giờ cuối, cho mang về nhốt lại. Đến ngày ông được thả về, người nhà mô tả là ông phải có người vác đi, vì không tự đi nổi.

    Trước đó, khi cán bộ yêu cầu ông viết đơn xin khoan hồng và đổ tội hết cho chế độ cũ chứ ông không tự mình tạo ra những tác phẩm điêu khắc của quân đội. Ông Thu kể rằng lúc đó ông đã đuối sức lắm, chỉ còn thều thào nói được là
    • “Tôi tạo ra, tượng chết thì tôi chết theo”.
    Một viên cán bộ tức giận nhào tới tát vào hai bên tai của ông. Những cú tát chí mạng khiến máu mũi và máu tai ứa ra, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu điếc gần như toàn phần từ đó.

    Ông Nguyễn Thanh Thu có tham gia chương trình đi H.O của sĩ quan bị cải tạo. Ông ở Mỹ gần 10 năm, nhưng loay hoay vì nhớ nghề điêu khắc mà không thể nào nối lại được, sức khỏe thì suy sụp mà quá cô đơn với tâm hồn nghệ thuật của mình, nên sau đó ông xin về lại Việt Nam, sông với con, lặng lẽ tạo ra những bức tượng riêng của mình, ôm giấc mộng đời đến cuối cùng.

    Giấc mơ lớn nhất mà điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu vẫn giữ, là có ngày phục dựng được bức Thương tiếc. Nhưng giờ ở cái tuổi 90, mệt nhoài với những chặng đường đã qua, ngày càng đau yếu, có lẽ rồi ông cũng sẽ ra đi lặng lẽ với những nỗi niềm rất thiêng liêng, đã có trong đời mình.




    Còn chút nhớ về, xin hãy thử đến gặp ông, ở những giờ phút này, tại Gò Vấp, Sài Gòn.




    https://www.rfavietnam.com/node/6805
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



Thương Tiếc
_______________








          
Trả lời

Quay về “chứng nhân Việt”