- 30/04/2021 - tưởng niệm 46 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù và những ngày tháng tư đen 1975

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  •           
    Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù
    và những ngày tháng tư đen 1975

    ___________________________
    GĐ81/BCND
              



              

              

    Những chi tiết trong bài này được tóm tắt theo ký ức của các quân nhân thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhẩy Dù (*) nhằm vẽ lại một góc độ nhỏ nhoi của chung cuộc đau thương bức tử mà những người lính LĐ81/BCND nói riêng, và của toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung đã phải gánh chịu vào những ngày tháng Tư năm 1975 và những năm sau đó…

    Suốt năm 1974 cho đến ngày 30/4/75, Liên Đoàn 81/BCND tăng phái cho Quân Đoàn III để hoạt động trong các chiến khu Dương Minh Châu, chiến khu D, và các vùng rừng núi thuộc các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Bình Tuy, Phước Tuy, Long Khánh, và Biên Hòa.

    Nhiệm vụ của Liên Đoàn 81 là thả các toán thám sát vào hoạt động những nơi mà những đơn vị khác ít khi hành quân vào vì lực lượng địch quá đông, vì điạ thế hiểm trở, vì ngoài tầm hoạt động của pháo binh, vì xa nơi hoạt động của các đơn vị bạn, v.v. Các toán thám sát có cái lợi điểm là quân số ít (mỗi toán chỉ có 6 người), dễ dàng lẫn tránh khi gặp địch, dễ dàng thoát hiểm khi bị địch truy kích vì đã được huấn luyện kỹ về mưu sinh thoát hiểm. Nhiệm vụ các toán là thu lượm tin tức hoạt động của địch để báo cáo lên cấp trên, tùy theo mục tiêu, các toán có thể tổ chức đột kích, phục kích bắt tù binh khai thác tin tức. Có những mục tiêu ngoài khả năng của toán và theo yêu cầu của Quân Đoàn, Liên Đoàn 81 thỉnh thoảng cũng mở những cuộc đột kích vào hậu tuyến địch như trận phục kích tiêu diệt đoàn xe tiếp tế của địch ở thung lũng Ashau thuộc tỉnh Thừa Thiên năm 1968 và ở vùng tam biên (biên giới Việt, Miên, Lào) thuộc tỉnh Kontum năm 1972. Ngoài nhiệm vụ phục kích, đột kích nói trên, tùy theo tình hình Liên Đoàn 81 còn có thể tập trung lại để hành quân phối hợp với các đơn vị khác như ở tại thành phố An Lộc năm 72, Quảng Trị năm 73, và Phước Long năm 75.

              

              




    LĐ81/BCND trong trận Phước Long

    Ngày 3 tháng 1 năm 75, Liên Đoàn 81 được lệnh tăng viện cho tỉnh lỵ Phước Long, trung tá Vũ xuân Thông và thiếu tá Nguyễn Sơn chỉ huy 300 quân chuẩn bị nhảy vào Phước Long. Cuộc đổ quân được chia ra làm hai đợt, nhưng ngày hôm đó không thực hiện được vì phi trường Biên Hòa bị pháo kích khá nặng, một số trực thăng bị hư hại, một số phi công có nhà ở ngoài không vào phi trường sớm được. Giờ xuất quân ấn định là 9 giờ sáng nhưng mãi đến chiều, số trực thăng tập trung ở phi trường Long Bình để đưa BCD nhẩy vào chiến trận Phước Long mới đủ túc số ấn định. Đúng 2 giờ chiều, 30 trực thăng cùng cất cánh. Sau một giờ bay, chiến trận Phước Long hiện ra trước mắt vị CHT/LĐ81. Đỉnh núi Bà Rá đã lọt vào tay Việt Cộng. Từ đó, pháo địch rót vào quân ta không một viên nào ra ngoài mục tiêu, tất cả thành phố như chìm trong biển lửa.

    Có thể thả BCD xuống được nhưng sao giờ đổ quân đó, các phi tuần oanh tạc vẫn chưa thấy xuất hiện để làm tê liệt địch quân ở núi Bà Rá? Qua hai vòng bay ngoài thành phố Phước Long để tránh cao xạ phòng không, vẫn không thấy phi tuần đến, lại thêm trời chiều Phước Long với khói súng mù mịt khắp thành phố, với núi rừng âm u bao quanh Phước Long, màn đêm kéo đến những nơi này sớm hơn ở đồng bằng. Nếu thả BCD xuống vào khoảng 3 giờ 30 chiều thì với khoảng cách từ sân bay Long Bình đến Phước Long là gần 100 cây số, sớm nhất là phải 5 giờ 30 chiều đợt đổ quân thứ hai mới đến kịp. Giờ đó, màn đêm đã hoàn toàn phủ kín Phước Long, trực thăng và phi cơ oanh kích đành bó tay, chắc chắn anh em BCD đã thả xuống đợt đầu không thể nào đương đầu với làn sóng người “sinh Bắc tử Nam” được. Không thể hy sinh BCD ngu xuẩn như thế, CHT/LĐ81 quyết định không thả quân BCD và sẵn sàng lãnh nhận trách nhiệm và mọi hậu quả.

    Ngày 4/1/75, trước 9 giờ đã có đầy đủ số trực thăng như dự định nên 300 quân đã vào được Phước Long với một số tổn thất tương đối. 300 quân nhảy vào một chiến trường mà hết 90% vị trí phòng thủ đã lọt vào tay địch quân cộng với tinh thần quân trú phòng quá suy sụp, hàng ngũ chiến đấu không còn nguyên vẹn thì giờ phút khai tử Phước Long chẳng còn bao lâu nếu không được tiếp tục đưa thêm quân tăng viện vào. Phần lực lượng còn laị của Liên Đoàn 81 đã sẵn sàng để vào tiếp viện nhưng lệnh trên không cho nên ngày 6/1/75, Phước Long đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng quân. Liên Đoàn 81 đã xử dụng trực thăng cứu thoát được trên 100 quân ở xung quanh rừng Phước Long, trong số này có 7 quân nhân thuộc đơn vị bạn, số còn lại kể như bị chết, bị bắt hay mất tích.

    Trớ trêu thay, sau khi Phước Long thất thủ, Không quân đã phải ra tòa vì tội “mất Phước Long”, đó là một quyết định bất công. Đúng ra là BTL/QĐIII, BTL/KQ và chính CHT/LĐ81 phải ra tòa mới đúng. Đúng hơn nữa, người đã quyết định đưa BCD vào “biển lửa” khi đã có ý định bỏ rơi Phước Long mới là kẻ có tội. Khi KĐ43 Chiến Thuật phải ra điều trần trước hội đồng tướng lãnh, CHT/LĐ81 đã đến buổi họp, ông xin được phát biểu trước và sau đó vội vã ra về vì Phước Long mất, bộ chỉ huy BCD chỉ mới cứu ra được trên 100 quân, trong đó có trung tá Vũ Xuân Thông, CHT Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật, thiếu tá Nguyễn Sơn (CHP/BCH/CT), đại úy Trương Việt Lâm (biệt đôi trưởng BĐ 811), và đại úy Lê Đắc Lực (biệt đội trưởng BĐ 814), (những vị này hiện đang ở Hoa Kỳ), còn trên 100 BCD khác nữa đang cần có CHT/LĐ81 trên các phi vụ tìm kiếm. Gần 9 năm liên tục lặn lội trên các chiến trường với anh em BCD, CHT/LĐ81 nhận thấy Không Quân, nhất là anh em trực thăng đã thường cùng chết chung với BCD, do đó CHT/LĐ81 đã xin sẵn sàng nhận tội làm mất Phước Long trước tòa án binh chứ không phải Không Đoàn 43 Chiến thuật.

    Xin được trích đăng một đoạn do Không Quân Đào Vũ Anh Hùng đã viết trên đặc san Lý Tưởng của Không Quân liên quan đến “sự kiện Phước Long” :

    Đại tá Triệu, xước danh “pilot Thái Bình” mà Dương Hùng Cường mô tả là “lái máy bay trước khi biết lái xe đạp”, Không Đoàn Trưởng KĐ43 Chiến Thuật yêu cầu tôi đại diện Không Đoàn, làm “luật sư” trong buổi điều trần trước hội đồng tướng lãnh. Đại tá Phan Văn Huấn, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù có một thiếu úy tùy viên đi theo, vào phòng họp sau cùng. Ông xin được nói trước với lời lẽ hiên ngang đầy khí phách :
    – “Mất Phước Long, lý do tại sao, quý vị đều biết nhưng không ai nói ra. Phần BCD 81, chúng tôi vào chỗ chết đã đành, bởi nghề nghiệp chúng tôi là chọn chỗ chết để đi vào. Riêng với anh em Không Quân, các phi hành đoàn trực thăng đã làm quá bổn phận của họ, chết lây với chúng tôi thật tội nghiệp. Nay đưa họ ra tòa là điều tôi cho là vô lý. Nếu có lỗi làm mất Phước Long, tôi nhận lỗi. Xin quý vị ở lại tiếp tục họp và cho tôi biết kết quả. Tôi xin phép ra về vì còn nhiều việc phải làm”.

    Đại tá Huấn đứng nghiêm chào và quay ngắt đi ra. Ông đến như một cơn gió và ông đi cũng như cơn gió. Ông xuất hiện chưa đầy năm phút, nói một lời ngắn ngủi nhưng tôi ghi nhớ mãi cái giây phút lịch sử và hình ảnh đó của ông. Hội đồng tướng lãnh ra về, giao việc điều tra cho Đại tá Nguyễn Huy Lợi, Nha Quân Pháp, ở lại làm việc. Tôi đã làm trọn vẹn vai trò “luật sư”, biện hộ cho Không Đoàn 43 Chiến Thuật. Ngày di tản, gặp lại Đại tá Nguyễn Huy Lợi trên boong tầu Mỹ, trước đông anh em, ông đã khen tôi không tiếc lời về việc tôi dám nói ra sự thật vụ mất Phước Long.

              

              





    Bộ Chỉ Huy 3 Chiến Thuật của LĐ81/BCND tại Bộ Tổng Tham Mưu

    Công việc thả các toán thám sát vào sâu trong các vùng hoạt động của Cộng quân để thu thập tin tức vẫn được tiếp tục như trước. Đến ngày 26 tháng 4 năm 75, Liên Đoàn 81 được lệnh đưa một bộ chỉ huy chiến thuật khoảng 1000 quân về tăng cường phòng thủ bộ Tổng Tham Mưu. Bộ chỉ huy 3 chiến thuật do thiếu tá Phạm châu Tài nhận lãnh trách nhiệm này. Thiếu tá Phạm châu Tài đặt bộ chỉ huy ở cao ốc trước cổng bộ Tổng Tham Mưu và chia quân bố trí những điểm trọng yếu xung quanh bộ Tổng Tham Mưu như sân banh quân đội, nghĩa trang Bắc Việt, ngã năm quân khuyển, sân golf, v.v. Riêng việc bố phòng bên trong hàng rào bộ Tổng Tham Mưu thì do quân sĩ cơ hữu của bộ Tổng Tham Mưu đảm trách.

    Ngày 30 tháng 4 năm 75, Cộng quân từ hướng ngã ba ông Tạ tiến về ngã tư Bảy Hiền thì bị chận đánh bởi hậu cứ Sư đoàn Nhảy Dù, từ Lăng Cha Cả đến cổng Bộ Tổng Tham Mưu thì gặp sự chống trả của LĐ81 Biệt Cách Dù và Nha Kỹ Thuật. Lực lượng địch gồm có bộ binh và chiến xa được pháo binh yểm trợ, tuy địch đông và mạnh như thế nhưng địch vẫn không dập tắt được sức kháng cự của Nhảy Dù, Biệt Cách Dù, và Nha Kỹ Thuật. Mặc dầu lệnh tổng thống Dương văn Minh đã phát đi từ sáng sớm, kêu gọi QLVNCH ngưng chiến và giao nạp vũ khí cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Cuộc điện đàm giữa thiếu tá Phạm châu Tài với chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh và tổng thống Dương văn Minh sau này đã được thiếu tá Phạm châu Tài vắn tắt lại như sau :

    9:00 giờ sáng ngày 30-4-75 Bộ chỉ huy 3 chiến thuật của LĐ81 / BCND đang quần thảo với Việt Cộng trước cổng bộ Tổng Tham Mưu ở Lăng Cha Cả thì lệnh đầu hàng của tổng thống Dương văn Minh đã ban ra. Tôi chạy vào văn phòng trong bộ TTM mà đêm hôm trước tôi đã họp với tướng Vĩnh Lộc, nhưng những người lính cơ hữu gác ở đó cho biết tướng Vĩnh Lộc đã rời Bộ Tổng Tham Mưu từ 6:00 giờ sáng. Tất cả các tướng lãnh và các sĩ quan mang cấp bậc đại tá đã họp trong phòng này với tôi vào đêm 29 tháng 4 đều vắng mặt. Tôi bốc điện thoại lên quay số của văn phòng Phủ Tổng Thống để được đàm thoại với tổng thống Dương văn Minh, tôi hết sức ngạc nhiên khi người trả lời xưng danh là chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh. Tôi nói muốn được nói chuyện với tổng thống Dương văn Minh, tướng Hạnh hỏi lại tôi là ai? Tôi trả lời:

    – “Tôi là Th/tá Phạm châu Tài, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy 3 chiến thuật của Liên Đoàn 81/ Biệt Cách Dù đang đóng quân ở Bộ Tổng Tham Mưu”

    Tướng Hạnh đã biết tôi vì tướng Hạnh cũng có mặt trong buổi họp ở BTTM vào đêm 29/4/75 nên khoảng vài giây đồng hồ sau tướng Hạnh đưa diện thoại cho tổng thống Dương văn Minh. T/t Minh nói :

    – Đại tướng Dương văn Minh tôi nghe đây, có chuyện gì đó ?

    Tôi mới trình bày với T/t Minh:

    – “Tôi là chỉ huy trưởng cánh quân đang tử chiến với Việt Cộng ở Bộ Tổng Tham Mưu, tôi đang cố liên lạc với bộ TTM thì lệnh ngưng chiến đã ban ra và quân của Việt Cộng vẫn còn đang tiến về thủ đô. Tôi vào trong bộ Tổng Tham Mưu thì không còn một tướng lãnh nào ở đây, họ đã bỏ chạy hết do đó tôi muốn nói chuyện với tổng thống để xin quyết định” – T/t Minh trả lời rằng :

    – Các em chuẩn bị bàn giao đi.

    – Có phải là đầu hàng không ? – Tôi hỏi lại.

    – Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng của Việt Cộng đang tiến vào dinh Độc Lập. – T/t Minh trả lời.

    Tôi mới nói rằng:

    – “Nếu xe tăng của Việt Cộng tiến về dinh Độc Lập thì chúng tôi sẽ đến cứu tổng thống, nếu tổng thống ra lệnh đầu hàng thì tổng thống có chịu trách nhiệm với hơn 1000 quân đang tử chiến ở Bộ Tổng Tham Mưu hay không?”.

    T/t Minh trả lời:

    – “Tuỳ ý các anh em” xong cúp máy….

    Mặc dù đã có lệnh đầu hàng của tổng thống Dương văn Minh nhưng sự chiến đấu của nhiều đơn vị thuộc QLVNCH vẫn tiếp tục. Diễn tiến của bộ chỉ huy 3 chiến thuật thuộc LĐ81/BCND kể từ ngày 29/4/75 được đúc kết như sau :

    12:30 giờ trưa ngày 29/4/75, trung đội 1 do th/úy Nguyễn công Danh thuộc biệt đội 819 đã giải vây và bảo vệ 2 chuyến xe buýt đang bị cướp có võ trang uy hiếp tại cổng phi trường Tân Sơn Nhất. Sau khi ổn định tình hình trung đội 1 đã hộ tống 2 chuyến xe này vào phi trường. Hành khách lên phi cơ, và phi cơ cất cánh lúc 2:45 phút chiều. Đây cũng là chuyến phi cơ cuối cùng cất cánh tại phi trường Tân Sơn Nhất vào thời điểm đó. Sau đó trung đội 1 trở về phối trí với biệt đội 819 do Đại úy Trương việt Lâm chỉ huy đang rải quân ở trường Sinh Ngữ Quân Đội và Lục Quân Công Xưởng. Đại úy Lâm đã cho các quân nhân biết xử dụng thiết giáp M113 lái 3 thiết giáp M113 còn mới tinh chạy ra khỏi công xưởng để lập tuyến phòng thủ bên ngoài.

    Trong đêm 29/4/75 Đại úy Nguyễn Hiền nhận lệnh chỉ huy đoàn quân xa chuyên chở những quân dụng nặng, và tải thương binh của LĐ81/BCND từ Biên Hoà trở về trại hậu cứ của LĐ81/BCND là trại Bắc Tiến ở Trung Chánh. Lúc 3 giờ sáng ngày 30/4/75. Khi đoàn quân xa đến cầu Bình Phước thì Địa Phương Quân gác đầu cầu cho biết trại Bắc Tiến và các cơ sở quân sự trong vùng đó đã bị VC chiếm đóng. Đ/úy Hiền liền cho đoàn quân xa đổi hướng tiến đến cầu Bình Triệu và tìm đường về bộ Tổng Tham Mưu để sát nhập lại với bộ chỉ huy 3 chiến thuật của LĐ81/BCND đang cố thủ tại đó. Đ/úy Hiền bắt tay liên lạc với BCH/3/CT của LĐ81/BCND lúc 5:30 sáng.

    Cùng ngày 30/4/75 lúc 2 giờ sáng, trận chiến tại cổng phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham Mưu vẫn tiếp tục giữa VC và các đơn vị của LĐ81/BCND. Các chốt của LĐ81/BCND phía sau cổng bộ Tổng Tham Mưu đã dùng lựu đạn mini để ngăn chặn các toán đặc công của Việt Cộng đang tìm cách đột nhập. Lựu đạn và chất nổ được xử dụng tối đa, sau 1 giờ rưỡi giao tranh VC không tiến được đành rút lui khỏi cổng sau của Bộ Tổng Tham Mưu.

    Đến 6 giờ sáng, 5 chiến xa T54 và đoàn quân tùng thiết của VC trên đường tiến vào Sài Gòn đã bị lực lượng của Sư Đoàn Nhẩy Dù và Liên Đoàn 81/BCND chận đánh trước cổng phi trường Tân Sơn Nhất, 4 chiến xa của VC bị phá huỷ, chiếc sau cùng quay trở lại chạy thoát.

    Các biệt đội của LĐ81/BCND trấn thủ trước cổng bộ TTM là biệt đội 817 do trung úy Lê văn Lợi chỉ huy, và biệt đội 818 do đại úy Nguyễn Ánh chỉ huy.

    7 giờ sáng một đoàn chiến xa khác của Việt Cộng hướng vào cổng chính bộ Tổng Tham Mưu… Một toán của LĐ81/BCND phòng thủ trên cao ốc đã dùng M72 bắn cháy chiếc đầu tiên, chiếc thứ 2 đã dùng súng đại pháo trên pháo tháp bắn vào cao ốc làm tê liệt tuyến phòng thủ đó, nhưng chiến xa này cũng bị bắn cháy trước cổng bộ Tổng Tham Mưu do quân nhân thuộc biệt đội 817 của trung úy Lê văn Lợi.

    Sau 10 giờ sáng, VC đã tràn ngập vào phi trường Tân Sơn Nhất, có một xe Toyota Corona dân sự chạy đến cổng Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị quân nhân LĐ81/BCND chận lại không cho vào. Trên xe có hai người đàn ông, một người tên Quân mặc quân phục của Quân Vận mang cấp bậc thiếu tá, người kia mặc thường phục xưng là nhà báo muốn vào bộ TTM để treo cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Đại úy Nguyễn Hiền đã cho binh sĩ tịch thu cờ và bắt giữ 2 nhân vật đó. Sau khi hỏi cung được biết họ chỉ là thành phần đón gió trở cờ nên BCH 3 chiến thuật đã thả 2 người đó trước cổng bộ TTM.

    10:30 sáng, đại úy Nguyễn hữu Hưng chỉ huy phó bộ chỉ huy 3 chiến thuật của LĐ81/BCND và đại úy Nguyễn Hiền đi đến quyết định rút đơn vị khỏi bộ TTM, trở về Biên-Hoà để tái hợp với bộ chỉ huy hành quân của LĐ81/BCND. Trên đoàn quân xa gồm những quân nhân của tất cả các đơn vị còn muốn chiến đấu, trong đoàn quân xa này được tăng cường thêm 8 chiếc thiết giáp M41 và M113 từ phi trường Tân Sơn Nhất về phối hợp. Nhưng khi đoàn xe đang di chuyển trên đường Võ di Nguy, Phú Nhuận thì bị VC phục kích, chiếc quân xa đầu tiên bị bắn cháy, đoàn xe bị nghẹt lại, đại úy Hưng cho lệnh anh em bỏ đoàn quân xa và tìm đường thoát thân để tránh sự trả thù.

    1 giờ trưa ngày 30/4/75. Riêng biệt đội 819 của đại úy Trương việt Lâm sau khi tập họp được quân nhân của biệt đội, các anh em đã chất vũ khí, đạn được từ Lục quân công xưởng lên 2 xe GMC bít bùng để chạy về Biên Hoà hy vọng kết hợp với bộ chỉ huy Liên Đoàn 81/BCND tại đó. Nhưng khi 2 chiếc quân xa này chạy đến ngã 5 Hạnh Thông Tây bị Việt Cộng chặn lại. Dân chúng bên đường bu quanh 2 chiếc GMC kêu gọi anh em biệt đội 819 bỏ súng, họ nói: “Hết chiến tranh rồi, các anh buông súng đi, Biệt Cách Dù buông súng đi…” – Biệt đội 819/LĐ81/BCND đã giao nạp vũ khí tại ngã 5 Hạnh Thông Tây lúc 2:15’ chiều 30/4/1975. Anh em biệt đội 819/ LĐ81 / BCND chia tay nhau tại đó.





    Bộ chỉ huy Liên Đoàn 81/BCND và 2 bộ chỉ huy chiến thuật ở Biên Hoà

    Thủ đô VNCH trong giờ phút đó chỉ còn 2 điểm kháng cự ở ngã tư Bảy Hiền và Lăng Cha Cả. Chẳng bao lâu sau đó, tiếng súng cả hai nơi không còn nổ nữa, anh em rời vũ khí và chia tay nhau mỗi người mỗi ngả!

    Bộ chỉ huy 1 chiến thuật do tr/tá Vũ xuân Thông chỉ huy, bộ chỉ huy 2 chiến thuật do th/tá Nguyễn Sơn chỉ huy cùng với bộ chỉ huy Liên Đoàn 81 do đại tá Phan văn Huấn chỉ huy với quân số vào khoảng 2000 quân nhân đang đóng quân ở phía bắc phi trường Biên Hòa. Ngày 28 tháng 4/75 lúc 12 giờ trưa, đ/tá Huấn được lệnh tr/tướng Nguyễn văn Toàn gọi về bộ tư lệnh QDIII họp khẩn, nhưng Liên Đoàn 81 không còn có trực thăng tăng phái ngày hôm đó và đường xe đến bộ tư lệnh QDIII không còn chạy được nên tr/tướng Toàn đã cho trực thăng đến đón đ/tá Huấn về họp. Tr/tướng Toàn chủ tọa buổi họp với các sĩ quan gồm có: đ/tá Lưu Yểm tỉnh trưởng Biên Hòa, tr/tá Lô tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 Nhảy Dù, đ/tá Phan văn Huấn chỉ huy trưởng Liên Đoàn 81/BCND và chừng 20 sĩ quan của bộ tư lệnh QDIII.

    Trong phòng họp không khí thật căng thẳng và hồi hộp, tr/tướng Toàn nói: “Ngày mai (29/4/75) chúng ta rút khỏi Biên Hòa để về phòng thủ tuyến Thủ Đức, các đơn vị tuần tự rút lui, nhưng phải có trật tự không được lộn xộn như ở vùng I và vùng II; Liên Đoàn 81/ BCND là lực lượng đi sau cùng (đoạn hậu) và có nhiệm vụ phá hủy chiếc cầu trên xa lộ Đại Hàn gần phi trường Biên Hòa”.

    Sau khi họp ở QĐIII về, đêm 28/4/75 Liên Đoàn 81/BCND liền di chuyển vào phi trường Biên Hòa bố trí quân ở đó. Riêng biệt đội 812 do đại úy La-Cao chỉ huy có nhiệm vụ phải giữ an-ninh và kiểm soát lưu thông trên cầu Mới cho đến khi các đơn vị bạn và LĐ81/BCND qua khỏi cầu để tiến về Thủ Đức lập tuyến phòng thủ. Sáng 29/4/75 đơn vị di chuyển qua cầu xa lộ Đại Hàn, rút khỏi thành phố Biên Hòa đúng theo lệnh tr/tướng Toàn đã nói (phi trường Biên Hòa do sư đoàn 3 Không Quân trấn đóng nhưng Không Quân đã rút đi từ mấy ngày trước). Đúng 8 giờ sáng thì Liên Đoàn 81/BCND qua khỏi cầu Mới và biệt đội 812 cùng toán công-binh của đại úy Hoàng tăng phái cho Liên-Đoàn 81 là đơn vị sau cùng qua cầu và đã hoàn tất nhiệm vụ dùng chất nổ phá chiếc cầu đó. Đơn vị vừa qua khỏi cầu thì nghe lệnh ông Vũ văn Mẫu, tân thủ tướng VN yêu cầu người Mỹ rút ra khỏi VN trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

    Đây là một sự kiện quan trọng diễn ra trong giờ phút hấp hối của miền Nam. Trước tình thế đó, Liên Đoàn 81/BCND liền rút thẳng vào rừng Cò Mi bố trí và tìm cách liên lạc với thượng cấp và các đơn vị bạn để hiểu rõ tình hình, ngõ hầu chọn lựa đường lối hành quân thích hợp cho Liên Đoàn 81/BCND. Suốt đêm hôm đó, bộ chỉ huy và ban truyền tin của Liên Đoàn 81/BCND đã cố gắng bắt liên lạc với các đơn vị bạn qua các tần số nhưng không có kết quả ! Sáng 30/4/75, Liên Đoàn 81/BCND men theo đường rừng di chuyển dần về hướng Thủ Đức để hy vọng gặp được đơn vị bạn nhưng hoàn toàn tuyệt vọng. Trên đường di chuyển, LĐ81/BCND chỉ thỉnh thoảng bắt gặp quân trang quân dụng của các đơn vị bạn bỏ lại! Khi Liên Đoàn 81/BCND đến gần lăng chú Hỏa (gần núi Châu Thới), đơn vị dừng quân và tung các toán thám sát ra các xa lộ Lái Thiêu, Đại Hàn quan sát tình hình.

    Các toán thám sát báo về bộ chỉ huy LĐ81/BCND quân xa của Việt Cộng đang chạy công khai trên các trục lộ mà không gặp một sự kháng cự nào của đơn vị trách nhiệm trong vùng. Tất cả các nơi như là đều đã rã ngũ hết rồi!
    Sau đó Đ/tá Huấn liền họp các cấp chỉ huy và nói:

    – “Chúng ta đã cố gắng liên lạc với cấp trên và các đơn vị bạn nhưng tất cả đều vô vọng, bây giờ tình hình như thế này xin anh em cho biết ý kiến.”

    Đại đa số ý kiến anh em đều nói:

    – “Một con én không làm nổi mùa xuân, hơn nữa chúng ta không nhận được lệnh gì của thượng cấp hết, nếu bây giờ chúng ta vẫn tiếp tục chiến đấu mà không còn đơn vị yểm trợ thì cuối cùng đơn vị ta sẽ bị Việt Cộng tập trung tiêu diệt mà thôi, không còn cách nào khác chúng ta phải bắt buộc làm theo lệnh của tổng thống Dương văn Minh.”

    Đ/tá Huấn yêu cầu các cấp chỉ huy tập họp anh em xung quanh một ngôi mộ có gò mả khá cao. Đứng trên gò mả, đ/tá Huấn bùi ngùi nói trước hàng quân:

    – “Chúng ta sinh trưởng ở miền Nam, chúng ta có bổn phận phải bảo vệ miền Nam, bây giờ chúng ta thua rồi, chúng ta phải cay đắng tuân lệnh tổng thống Dương văn Minh, giao nạp vũ khí cho Việt Cộng. Thưa anh em, chúng ta là một đơn vị ưu tú của QLVNCH, qua bao nhiêu năm chiến đấu bên nhau, trong giờ phút lịch sử này, chúng ta phải chứng tỏ là một đơn vị có kỷ luật không như những đội quân ô hợp, vậy yêu cầu anh em theo tôi tiến ra xa lộ Đại Hàn, các biệt đội sắp hàng tư và di chuyển về hướng Saigòn để tiếp xúc với đơn vị Việt Cộng mà bàn giao vũ khí rồi anh em chúng ta giải tán và chia tay nhau; Xin anh em nhớ rằng, anh em không có tội gì cả, vì anh em phải tuân hành theo lệnh của tôi, tôi sẵn sàng nhận tội và tôi sẽ đi đầu, nếu Việt Cộng có bắn thì họ sẽ bắn tôi trước”.

    Trên xa lộ Đại Hàn gần lăng chú Hỏa, quân nhân của Liên Đoàn 81/BCND sắp hàng tư tiến về hướng Saigòn. Hai bộ chỉ huy chiến thuật và bộ chỉ huy Liên Đoàn 81 quân số gần 2000 quân nhân, đội hình hàng tư dài hơn cây số. Đoàn quân yên lặng di chuyển trên xa lộ, không khí thật ngột ngạt khó thở, những người lính súng đạn còn trên tay nhưng cái lệnh đầu hàng đã làm cay cay lòng mắt. Những hình ảnh nhạt nhoà của những người dân đứng trước mái nhà tranh nhìn đoàn quân não nề tiến bước. Khi LĐ81/BCND đang di chuyển trên xa lộ Đại Hàn thì xe Việt Cộng cũng di chuyển ngược xuôi bên đội hình Liên Đoàn 81/BCND, các cán binh Cộng Sản trên xe nhìn Liên Đoàn 81/BCND với nét mặt tò mò và ngạc nhiên khi thấy quân nhân của LĐ81/BCND trên tay vẫn còn mang vũ khí. Khi Liên Đoàn 81/BCND đã di chuyển khá xa thì có 2 xe từ hướng Saigòn chạy đến, trên mỗi xe có đặt máy quay phim. Việt Cộng quay phim từ đầu đội hình cho đến cuối và ngược lại từ cuối lên đầu đội hình, Việt Cộng quay nhiều về toán quân đi đầu gồm nhiều cấp chỉ huy của Liên Đoàn 81/BCND.

    Khi Liên Đoàn 81/BCND dừng lại cho anh em nghỉ ngơi thì đơn vị Việt Cộng đến tiếp xúc và quân nhân Liên Đoàn 81/BCND để vũ khí tại chỗ và giải tán….

    Xin viết thêm là khi Liên Đoàn 81/BCND đang di chuyển trên xa lộ thì thấy rất nhiều thanh niên từ hướng Saigòn chạy ngược về Biên Hòa, đầu trần, đi chân không, mình mặc áo quần lót, tay cầm các giấy tờ tùy thân và tiền bạc cá nhân; đ/tá Huấn đi đầu đội hình liền kéo một anh chạy gần và hỏi:

    – “Các anh chạy đi đâu mà ăn mặc như thế? “

    Anh đó liền trả lời:

    – “Chúng tôi là lính, Việt Cộng tước vũ khí rồi bắt phải cởi áo quần giày dép và cho về nhà.”

    Chính đó là lý do mà khi tiếp xúc giao nạp vũ khí cho Việt Cộng, đ/tá Huấn đã yêu cầu Việt Cộng đừng bắt anh em 81 Biệt Cách Dù làm như thế vì sợ anh em chạm tự ái vì bị sỉ nhục mà sẽ không tuân theo lệnh giao nạp vũ khí; Việt Cộng đã đồng ý và cho xe đến chở các sĩ quan về nhà.

    Riêng biệt đội 812 do đại úy La-Cao chỉ huy, binh sĩ dưới quyền đã được đ/úy La-Cao chỉ thị:

    – “Các anh em khi tháo băng đạn ra khỏi súng nhưng nên để lại một viên trong buồng đạn để tránh sự tấn công bất ngờ hoặc trường hợp khi gặp Việt-Cộng nếu bị sỉ nhục quá đáng nếu anh em không dằn lòng được, anh em có thể xử dụng viên đạn cuối cùng.”

    Sau đó có 2 chiếc xe đến chở các sĩ quan về Saigòn, khi xe chạy đến làng đại học Thủ Đức, đ/tá Huấn yêu cầu xe dừng lại và nói với Việt Cộng:

    – “Sĩ quan chúng tôi có nhà ở trong khu này”.

    Thật tình thì anh em sĩ quan đâu có nhà ở trong khu sang trọng đó, vì anh em sĩ quan không muốn cho Việt Cộng biết nhà ở của mình.

    Tại nơi đây anh em sĩ quan đã ngậm ngùi chia tay nhau !





    Biệt Đội 813/LĐ81/BCND tại Tây Ninh

    Giữa tháng 3/75, đại bộ phận Liên Đoàn 81/BCND do Trung Tá Chỉ Huy Phó Nguyễn Văn Lân chỉ huy được điều động lên Tây Ninh để cùng với Sư Đoàn 25 phòng thủ vùng Tây Bắc Sài Gòn (Tư Lệnh Sư Đoàn 25 lúc đó là Cựu Thiếu Sinh Quân Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá).

    Khi Liên Đoàn 81/BCND đến Tây Ninh, Căn Cứ Hành Quân đóng tại Xóm Chàm và Biệt Đội 813/BCND là thành phần trừ bị, có nhiệm vụ phòng thủ vòng ngoài Căn Cứ Hành Quân. Khoảng một tuần sau, Biệt Đội 813 được điều động lên Trảng Sụp, tiền đồn cực Tây của Tỉnh Tây Ninh để thay thế cho Biệt Đội 816/BCND của Đại Uý Lễ.

    Cuối tháng tư, tình hình Tỉnh Tây Ninh rất căng thẳng, Tr/Tướng Toàn ra lệnh cho Liên Đoàn 81/BCND phải duy trì một Biệt Đội ở đó để giữ vững tinh thần quân sĩ tại tỉnh Tây Ninh khi đại bộ phận của LĐ81/BCND về Biên Hoà để nhận lệnh hành quân mới. Biệt Đội 813/BCND do Tr/Úy Lai Đình Hợi chỉ huy nhận lãnh trách nhiệm này. Trước khi rời Tây Ninh Tr/Tá Lân giao cho Tr/Úy Hợi một bao thư niêm mật và nói chỉ được mở khi hữu sự.

    Lực lượng tại Tây Ninh lúc đó, ngoài các đơn vị cơ hữu của Tỉnh, chỉ còn có Trung Đoàn 49 của Sư Đoàn 25, do Trung Tá Khoa làm Trung Đoàn Trưởng và Biệt Đội 813/BCND.

    Vài ngày sau, Đại Tá Tài, Tỉnh Trưởng Tỉnh Tây Ninh, ra lệnh đưa Biệt Đội 813 về phòng thủ dinh Tỉnh Tây Ninh. Vào thời điểm này, nhiều sự kiện xẩy ra như: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Tổng Thống Hương giao quyền cho Đại Tướng Minh.

    Sáng ngày 29/4/75, Tr/Tá Khoa báo cho Tr/Úy Hợi biết: Đã mấy ngày qua, ông mất liên lạc với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 25. Biệt Đội 813 cũng mất liên lạc truyền tin với Trung Tâm Hành Quân Liên Đoàn 81/BCND đang đóng ở Suối Máu và cả với hậu cứ tại Ngã Tư Anh Sương. Tr/Tá Khoa cho Tr/Úy Hợi biết thêm là ông đã họp bàn với Đại Tá Tài và một số các đơn vị trưởng của Tỉnh là ông có ý định ngày mai (30/4/75) ông sẽ rút về Sài Gòn, nếu Sài Gòn cũng mất, ông sẽ về Vùng 4 để tiếp tục chiến đấu vì ông có một số bạn bè ở đó. Tr/Tá Khoa hỏi Tr/Úy Hợi xin giúp ông một điều. Ông nói:

    – “Chiều nay, khi Trung Uý đi họp, (chiều nào Đại Tá Tài cũng chủ tọa buổi họp gồm các đơn vị trưởng của Tỉnh, và các đơn vị biệt phái) giữa buổi họp, Trung Uý cho một toán Biệt Cách Dù ập vào phòng họp dùng súng uy hiếp và ra lệnh cho tôi rút về Sài Gòn.”

    Trung úy Hợi nói:

    – “Tôi không làm được việc này vì nếu chưa có lệnh của Đại Tá Huấn thì tôi sẽ không rút, cho dù Tây Ninh chỉ còn mỗi Biệt Đội 813/BCND của tôi”.

    Tr/Tá Khoa cố gắng thuyết phục Tr/Úy Hợi cùng rút và giải thích là mình rút để có thể tiếp tục chiến đấu chứ không phải để chạy. Tr/Úy Hợi hẹn sẽ trả lời ông vào buổi chiều.

    Trưa ngày 29/4/75, Tr/Úy Hợi họp tất cả các Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan trong Biệt Đội. Sau khi thuật lại cuộc nói chuyện với Tr/Tá Khoa, Tr/Úy Hợi cho các anh em biết, trong lần tiếp tế gần nhất bằng trực thăng, Tr/Úy Hợi có nhận được lá thư tay của Đại Tá Huấn trong đó, ngoài những lời chỉ bảo, còn có câu nhắn nhủ ngắn gọn: “Hợi, tình hình rất nặng, nếu có gì, cùng Tử Thủ với Liên Đoàn”. Sau khi bàn luận, tất cả đồng ý rút.

    Chiều ngày 29/4/75, Tr/Úy Hợi trả lời Tr/Tá Khoa là sẽ cùng rút với ông, nếu Tr/Tá Khoa cùng đồng ý rút chứ Tr/Úy Hợi không cho lính của Biệt Đội uy hiếp ông (Tr/Tá Khoa đồng ý và do đó đã không có buổi họp chiều hôm đó). Sau đó Tr/Úy Hợi ra lệnh cho Biệt Đội 813/BCND chuẩn bị để ngày mai di chuyển về hậu cứ, đồng thời bảo Trung Uý Phan Anh Tuấn, Biệt Đội Phó vào Quân Y Viện Tỉnh để thông báo với các thương bệnh binh của BCND.

    Sáng ngày 30/4/75, Tr/Tá Khoa cho biết lực lượng rút khỏi Tây Ninh chỉ có Trung Đoàn của ông và Biệt Đội 813/BCND (Đại Tá Tài ở lại không đi). Lệnh hành quân như sau: Di chuyển bằng xe về Sài Gòn, nếu bị phục kích, xuống xe đánh bật rồi đi tiếp (lúc đó quốc lộ nhiều đoạn bị cắt). Biệt Đội 813/BCND được phân chia đi cùng với Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 49. Khoảng 7 giờ sáng, tất cả đã lên xe chuẩn bị di chuyển. Đi theo Biệt Đội 813/BCND, ngoài các thương bệnh binh của BCND, còn có một người nữa là Trung Tá Trưởng Ty Cảnh Sát Tỉnh Tây Ninh (không nhớ tên vị Tr/Tá này). Đoàn xe đi được một đoạn, khoảng 8 giờ sáng, thì bị chặn lại. Tr/Úy Hợi cho quân nhân Biệt Đội xuống xe, tạt sâu vào bên phải quốc lộ, bố trí đợi lệnh. Kiểm điểm lại quân số, Biệt Đội 813 không thiếu một ai, kể cả các thương binh của BCND, ngoài ra còn có Tr/Tá Khoa và Tr/Tá Cảnh Sát. Lúc đó, Tr/Úy Hợi mở bao thư mật của Tr/Tá Lân khi ông rời Tây Ninh, trong bao thư có một bản đồ chỉ dẫn các điểm tập trung để đợi triệt xuất khi gặp nạn. Tr/Tá Khoa cho biết Việt Cộng đã chiếm Tỉnh Tây Ninh ngay sau khi đoàn xe rời Tây Ninh. Tr/Tá Khoa và Tr/Úy HợI quyết định di chuyển bộ về Sài Gòn. Để tránh gặp địch, Biệt Đội 813 đi men theo bờ ruộng, xa Quốc Lộ. Tr/Tá Khoa cho biết là ông đã mất liên lạc với Trung Đoàn của ông.

    Trưa ngày 30/4/75, trong lúc đang di chuyển, một binh sĩ BCND mở radio đang phát ra: lời kêu gọi đầu hàng của Tổng Thống Dương văn Minh. Sau khi dừng quân bố trí, Tr/Tá Khoa nghĩ Vùng 4 bây giờ vẫn còn và ông muốn cùng anh em Biệt Đội 813 về đó. Sau đó đoàn quân 813/BCND lại vững tay súng tiến bước lên đường mặc bỏ sau lưng lời kêu gọi đầu hàng của Tổng Thống Minh.

    4 giờ chiều ngày 30/4/75, Tr/Úy Hợi họp tất cả các Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan để hỏi ý kiến. Tất cả đều đồng ý để súng tại bờ ruộng ấp Bầu Nâu và đi ra quốc lộ.

    Ngày 1/5/75, các anh em trong Biệt Đội 813/BCND vẫn giữ kỷ luật nghiêm minh theo lệnh Tiểu Đội Trưởng, Trung Đội Trưởng, Biệt Đội Phó Tuấn và Biệt Đội Trưởng Lai Đình Hợi.

    Khoảng 9 giờ tối ngày 1/5/75, Biệt Đội 813 và các anh em thuộc Sư Đoàn 25 được lệnh tập họp để nghe “Chính Sách Khoan Hồng Của Cách Mạng”. Trước khi chấm dứt, một Cán Binh nói: “Tất cả các Sĩ Quan ở lại, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ được ra về”. Tr/Úy Hợi nói nhỏ : “Tất cả đi hết, không ai ở lại.”. Khoảng 10 giờ đêm ngày 1/5/75, tất cả Biệt Đội 813/BCND kéo nhau ra quốc lộ, đi bộ suốt đêm về Gò Dầu để đón xe đò về Sài Gòn. Đoàn xe đò chở Biệt Đội 813/BCND về đến Ngã Tư An Sương vào khoảng trưa ngày 2/5/75 và anh em Biệt Đội 813/LĐ81BCND chia tay nhau tại đó.

              

              




    Số phận của 6 toán thám sát của LĐ81/BCND trong chiến khu D

    Riêng về 6 toán thám sát được trực thăng thả sâu trong mật khu VC đã hoàn toàn mất liên lạc. Hệ thống vô tuyến liên lạc của toán bằng máy PRC25, UHF-1 phải qua các trạm chuyển tiếp (Radio Relay Station) bằng phi cơ L-19 hoặc các đài tiếp vận truyền tin ở các núi cao. Nhưng sau ngày 29/4/75 các toán này không liên lạc bằng truyền tin với bộ chỉ huy LĐ81/BCND được nữa, vì những đài yểm trợ tiếp vận truyền tin đã không còn. Các toán thám sát chưa biết lệnh buông súng của T/t Dương văn Minh ngày 30/4/75. Mười tám anh em của 3 toán liên lạc truyền tin được với nhau, lương khô 5 ngày đã cạn, họ đã phải nhịn đói, mưu sinh thoát hiểm, lặn lội từ rừng sâu, khi về đến một làng ở quận Tân Uyên cạnh sông Đồng Nai gần thác Trị An (đồn Đại An ngày xưa). Họ đã quá đói nên men vào làng để xin ăn và thăm hỏi sự tình. Ba toán thám sát này đã bị Việt Cộng bao vây, nên anh em đành buông súng vào ngày 5/5/1975. Mười tám anh em bị Việt Cộng giam, bỏ đói, sau đó bắn hết rồi thả trôi sông. Những xác của anh em thám sát thả trôi sông, sau bị sình thối nên Việt Cộng bắt dân vớt lên chôn dọc theo bờ sông Đồng Nai, còn 8 xác anh em khác đã chôn tập thể trong một cái giếng bỏ hoang. Theo dân làng cho biết thì có một anh chưa chết, được hai vợ chồng già trong làng đem dấu và cứu sống. Anh này tên là Đức. Hàng năm mỗi khi Tết đến anh Đức đều trở lại để đền đáp và tạ ơn cứu tử của ân nhân. Nhưng từ năm 1995 hai ông bà cụ đó đã qua đời nên anh Đức không còn đến nữa. Một toán viên khác tên Nguyễn văn Một, khi dân làng chôn cất thì có giữ được một cuốn nhật ký nhưng nay cuốn nhật ký đó cũng đã thất lạc. Mặc dầu Liên Đoàn 81/BCND đã cố gắng tìm kiếm để mua lại nhưng không được. Còn phần mộ anh Tuấn là sĩ quan toán trưởng đã được gia đình đến bốc cốt từ năm 93.

    Còn toán của chuẩn úy Lê Xuân Hiền trở về ngày 7/5/75 và toán của thiếu úy Nguyễn Minh trở về ngày 15/5/75 cũng tại vùng Đại An nhưng không bị Việt Cộng xử bắn nữa. Anh Lê xuân Hiền và Nguyễn Minh nay đã được định cư ở Hoa Kỳ.

    Theo dư luận địa phương cho biết sở dĩ hai toán này không bị VC giết chết vì dân chúng bàn tán sôi nổi về sự dã man của Việt Cộng đã ngược đãi và tàn sát 3 toán trước.

    Toán trưởng Lê Xuân Hiền cho biết sau khi bị VC tước bỏ vũ khí ngày 7/5/75, anh bị đưa vào trại tù binh trong rừng Bình Sơn. Tại đây, toán trưởng Hiền gặp thêm 12 anh em thám sát ở các toán khác. Trong đó toán trưởng Hiền còn nhớ tên các anh ch/u Huỳnh sơn Phương, t/s Võ văn Hiệp, Lý Khách, Lê văn Điệp c/u Nguyễn văn Bé, Nguyễn văn Sơn v.v. Trong thời gian bị giam giữ ở đó, các anh đã bị đánh đập tra tấn trả thù nên anh Nguyễn văn Sơn và t/s Võ văn Hiệp đã chết.

    Năm 1995 Gia Đình 81/BCND ở hải ngoại đã cho người về làng Đại An để lập mộ cho những anh em đã đền nợ nước nhưng dân chúng địa phương đã không dám hợp tác. Dân chúng sợ Việt Cộng trả thù vì việc lập mộ bia cho anh em là trưng bày cái dã tâm vô nhân đạo của Việt-Cộng. Những quân nhân thuộc LĐ81/BCND đã bỏ mình tại làng Đại An vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến chỉ còn trong tâm tưởng của những người dân ở đó và chiến hữu còn sống sót mà thôi.





    Phần Kết

    Những anh hùng của LĐ81/BCND đã sa cơ trong thảm cảnh tháng Tư ở Đại An, họ đã nhận lãnh những viên đạn oan nghiệt của kẻ thù vào sau cái ngày mà những người còn “mê ngủ” đã rêu rao gọi là ngày “hoà bình đã đến trên quê hương Việt-Nam!”




    GĐ81/BCND

    (*) Ghi nhận theo những tâm tình, thư từ, bài viết, điện thoại, email và lời kể lại của những chiến hữu đã trực tiếp có những liên hệ ít nhiều trong những ngày giờ lịch sử đau thương của đất nước.

    Xin chân thành cảm ơn
    • đại tá Phan văn Huấn,
      thiếu tá Phạm châu Tài,
      đại úy Nguyễn Hiền,
      đại úy La Cao,
      đại úy Trương việt Lâm,
      trung úy Lai đình Hợi,
      thiếu úy Nguyễn công Danh,
      các sĩ quan toán trưởng Lê xuân Hiền, Nguyễn Minh…
      và nhiều quân nhân các cấp
    đã giúp cho bài “Liên Đoàn 81/BCND và những ngày tháng Tư năm 1975″ được thành hình, dù rằng thâm tâm quý vị đã không muốn nhắc lại “chuyện đau lòng”.





    http://tuongvang.org/2019/11/01/dong-ph ... -den-1975/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn chiến đấu ở giờ thứ 25

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  •           
    Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
    vẫn chiến đấu ở giờ thứ 25

    ___________________________
    Phạm Phong Dinh
              





    Hà Nội và tướng lãnh Bắc Việt thường khoe khoang “chiến thắng” tháng 4.1975, nhưng tình thực thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong suốt hai mươi năm đấu tranh, vẫn luôn là cơn ác mộng của của quân đội BV. Chỉ đến khi toàn thế giới cộng sản và tư bản đồng lần trói tay trói chân Quân Lực dũng mãnh ấy không cho đánh, thì quân đội Bắc Việt mới có cơ may đánh thắng được. Sau gần nửa thế kỷ từ 1975 đến nay, thì bí mật về chiến tranh Việt Nam đã gần như hoàn toàn được làm sáng tỏ. Chiến thắng trước Miền Nam của Bắc Việt là món quà của những thế lực bạn lẫn thù của Miền Nam. Nếu trong năm 1974, Nga Sô và Trung Cộng không viện trợ Hà Nội 1,7 tỉ mỹ kim tiếp liệu quân sự, thì quân đội Miền Bắc đào đâu ra súng đạn để tiến đánh Miền Nam. Con số này gấp hơn 5 lần con số Miền Nam chờ Quốc Hội chuẩn chi là 300 triệu mỹ kim, nhưng không một xu teng nào đến.

    Cái thế thắng thua đã rõ ràng như vậy, ông Tổng Thống đã bí mật ra đi, cái thời hạn 30.6.1975 gần đến, là ngày khởi đầu Hoa Kỳ viện trợ cho tài khóa 1975-1976, toàn quân cán chính VNCH sẽ không lãnh được một đồng xu lương nào vì người Mỹ không tháo khoán viện trợ, tưởng chừng như quân đội sẽ tự động tan rã. Nhưng trong thực tế, toàn QLVNCH vẫn giữ vững mọi chiến tuyến, sẵn sàng trận thư hùng cuối cùng, dù xác thân có nát tan trong cơn bão lửa kinh thiên của binh đội Bắc Việt giáng xuống. Toàn quân chờ đợi một An Lộc của năm 1975, tuy biết rằng sẽ chiến đấu đến người cuối cùng. Hà Nội đâu có muốn san bằng Sài Gòn thành bình địa, bởi biết sẽ trả một cái giá rất đắt, vì mỗi NGƯỜI LÍNH của chúng ta thề cho bộ đội BV trả một cái giá đắt nhứt.

              

    Người hào kiệt Trung Tá Lê Bá Bình

              

    Những điều này hoàn toàn là sự thực nếu Hà Nội liều lĩnh muốn làm nhục QLVNCH ở ngưỡng cửa Sài Gòn, nên Hà Nội thích chọn “giải pháp Dương Văn Minh” hơn. Trong những chuỗi ngày dài như vô tận cuối tháng 4.1975 và trong những thời điểm nguy nan nhứt, anh hùng hào kiệt Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn tận trung báo quốc, thề thà poncho bọc thây hơn là cúi đầu buông súng đầu hàng. Những tên tuổi kiệt liệt nhứt, các đơn vị thiện chiến của QLVNCH vẫn giữ vững chiến tuyến và vẫn đem những cơn ác mộng đến cho binh đội Miền Bắc.

    Từ trong cơn phong ba bão lửa ấy sừng sững hiện ra những dũng tướng đầy huyền thoại, người dân Hố Nai, Biên Hòa hân hoan biết ngần nào khi đón nhận Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến đến lập chiến tuyến bảo vệ thị trấn. Càng cảm thấy an toàn hơn, khi được biết trong đoàn quân Mũ Xanh ấy có một người hào kiệt lừng lẫy với cái tên từng được đồng bào và chiến sĩ vô cùng ngưỡng mộ: Trung Tá Lê Bá Bình và Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng Thủy Quân Lục Chiến. Tháng 4.1972, Trung Tá Bình cùng Tiểu Đoàn 3 Sói Biển TQLC của ông đã chận giặc tại chiến tuyến Đông Hà, không cho một chiếc dép râu nào bước lên bờ Nam sông Đông Hà ròng rã 30 ngày. Tháng 9.1972, Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng cùng Tiểu Đoàn 3 Sói Biển trong buổi sáng mù sương dưới bầu trời xám xịt lạnh giá vì cơn bão Flussy đã hò reo dựng cờ Vàng Đại Nghĩa trên Cổ Thành Đinh Công Tráng, Quảng Trị. Ngày ấy là ngày 16.9.1972. Giờ đây cũng chính ông và Tiểu Đoàn 6 Mũ Xanh sẽ viết một trang sử hào hùng khác: không cho binh đội BV bén mảng đến Sài Gòn. Chúng ta hãy cùng theo dõi trận đánh phi thường cuối cùng trong đời binh nghiệp của người hào kiệt Trung Tá Lê Bá Bình.

    Ngày 20.4.1975, Sư Đoàn 18 Bộ Binh của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo triệt thoái ra khỏi thị xã Xuân Lộc theo lệnh của Tư Lệnh Quân Đoàn III, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, để lập phòng tuyến bảo vệ phía Đông Sài Gòn. Thiếu Tướng Đảo và Bộ Tham Mưu của ông đã thiết kế một kế hoạch rút quân tuyệt hảo theo đường Liên Tỉnh Lộ Xuân Lộc – Bà Rịa, đem về hầu như toàn bộ quân số và vũ khí, tiếp liệu. Tư Lệnh Quân Đoàn III VNCH tái bố trí Sư Đoàn về khu vực Trảng Bom lập chiến tuyến. Trảng Bom là vùng đất nằm giữa Sài Gòn và Xuân Lộc, ở đây Thiếu Tướng Đảo chờ đợi cuộc tái ngộ với Quân Đoàn 4 Bắc Việt của Tướng Hoàng Cầm.

              

    Thiếu tướng Lê Minh Đảo: “I will knock them down”

              

    Ngày 27.4.1975, lúc 4 giờ sáng rạng đông, Sư Đoàn 341 BV tấn công phòng tuyến của Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Cuộc cường kích phục hận của 341 BV nửa tháng trước ở Xuân Lộc với thiệt hại rất nặng (một bộ chỉ huy trung đoàn bị Không Quân VNCH dội cho hai quả bom 7 tấn tan tành) diễn ra kinh thiên. Các chiến sĩ SĐ18BB chống trả quyết liệt, nhưng với quân số thiếu hụt chỉ giữ được chiến tuyến đến 8:30 sáng thì trận liệt bị vỡ. Thiếu Tướng Đảo cùng chiến sĩ của ông lùi về Long Bình để tái tổ chức, sau đó toàn Sư đoàn lại được điều đến giữ Trảng Bom.

    Con đường Quốc Lộ 1 tiến về Sài Gòn của Quân Đoàn 4 BV đã rộng mở thênh thang. Mục tiêu kế tiếp của Quân Đoàn 4 BV là Hố Nai. Đến đây người đã gặp người, một con người mà quân Bắc chắc không muốn gặp: Trung Tá Lê Bá Bình và Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng Thủy Quân Lục Chiến. Chiến tuyến Hố Nai là khúc xương khó nuốt cuối cùng nằm chận đường tiến của Quân Đoàn 4 Bắc Việt.

    Muốn hoàn thành Chiến Dịch 275, tức Chiến Dịch Hồ Chí Minh, Quân Đoàn 4 BV phải đánh gục Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng. Nhưng hãy hỏi Trung Tá Bình và 600 tay súng TQLC có đồng ý hay không. Đó là chưa kể một Chi Đội M48 từ Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh tăng phái sẵn sàng nghênh đón đoàn tăng T54 và PT76 của quân Bắc. Lại kể thêm sự dũng cảm của lực lượng Nghĩa Quân và Nhân Dân Tự Vệ Hố Nai, mà đã từng chống cự ác liệt cuộc tấn công hồi Tết Mậu Thân 1968. Chúng ta sẽ thấy rằng những người anh hùng vô danh của Hố Nai sẽ dùng những hỏa lực yếu kém của các anh kháng cự với cơn bão lửa của Quân Đoàn 4 BV và hầu như hoàn toàn anh dũng hy sinh sau khi Tiểu Đoàn 6 TQLC triệt thoái ra khỏi Hố Nai, lại cũng theo lệnh của Quân Đoàn III VNCH.

              

    M113, M48 và những Mũ Đen Kỵ Binh QLVNCH

              

    Là một trong những sĩ quan xuất sắc của binh chủng Mũ Xanh, Trung Tá Lê Bá Bình từng được tưởng thưởng nhiều huy chương, từ Bảo Quốc Huân Chương cho đến Anh Dũng Bội Tinh, Huy Chương Cao Quý Hoa Kỳ Ngôi Sao Bạc và Đồng. Trung Tá Bình và tiểu đoàn của ông chờ đợi cuộc thư hùng với binh đội Quân Đoàn 4 BV. Ký ức của cuộc triệt thoái ra khỏi Đà Nẵng hồi cuối tháng 3.1975 của Lữ Đoàn 369 TQLC hãy còn hằn đậm nhức buốt trong tâm tưởng của từng người lính Mũ Xanh. Giờ đây, hãy cho bộ đội BV biết thế nào là cơn thịnh nộ của Thủy Quân Lục Chiến. Một cậu bé tí hon David Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng nghênh chiến gã khổng lồ Goliah Quân Đoàn 4 BV, mà sẽ tung ra ít nhứt 10 tiểu đoàn bộ binh.

    Buổi sáng ngày 27.4.1975, cộng quân vẫn theo chiến thuật cổ điển Tiền Pháo Hậu Xung, đã dội một cơn bão lửa ầm ì lên khắp chiến tuyến của Thủy Quân Lục Chiến, đất trời rung chuyển dưới hàng ngàn quả đạn pháo, tiếp theo sau là một chi đội xe tăng cùng hai tiểu đoàn tùng thiết của Sư Đoàn 341 BV tiến quân vào vị trí của Tiểu Đoàn 6 Mũ Xanh. Trung Tá Bình lệnh cho chiến sĩ của ông cứ kiên nhẫn chờ cho quân địch tiến gần hơn. Rồi một cơn lửa đỏ cuồng nộ của Pháo Binh TQLC giáng lên đầu quân địch. Đội hình của những chú bé học sinh bộ đội 16, 17 tuổi thuộc Sư Đoàn 341 BV vỡ tan ra từng mảnh, một chiếc xe tăng cháy bùng. Sư Trưởng Trấn buộc phải lệnh cho quân của ông rút lui.



    Ngày hôm sau, Sư Đoàn 341 BV lại bị thúc xông vào tử địa. Để hy vọng đạt được thắng lợi nhanh chóng, Sư Trưởng Trần Văn Trấn điều 5 chiếc T54 và một trung đoàn bộ binh tấn công Trung Tá Bình. Chi Đội M48 của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh phục sẵn bên chiến hào khai hỏa, trong phút chốc những khẩu đại bác 90 ly đã nướng sống 3 chiếc T54, trong khi Pháo Binh dội lên đầu trung đoàn bộ đội một cơn nhiệt nóng chết chóc khác. Nghĩa Quân Hố Nai ần náu trên những cao ốc nã súng dữ dội lên đội hình địch. Dẫu sao trung đoàn bộ đội cũng mở được ba lần tấn công cường kích, nhưng cuối cùng đều bị 600 tay súng Mũ Xanh đẩy lui. Quân địch tháo lui trong hỗn loạn, nhưng Trung Tá Bình đâu đã để yên, ông gọi pháo binh bắn đạn nổ chụp rải hàng trăm ngàn mảnh pháo lên trận liệt của giặc. Lần thứ hai, Sư Đoàn 341 BV buộc phải lùi xa ra khỏi trận địa liếm vết thương. Không chỉ Tiểu Đoàn 6 Mũ Xanh, mà trên toàn kháng tuyến của Lữ Đoàn 369 TQLC, quân Sư Đoàn 341 BV đều bị đẩy lui và chịu nhiều thiệt hại. Sau cuộc chiến bại Xuân Lộc, Sư Đoàn 341 BV cam chịu thất trận lần thứ hai. Xe tăng cháy nóng hừng hực và tử thi bộ đội nằm rải đầy trước chiến tuyến của Mũ Xanh.

              

    Người hào kiệt Thiếu Tá Phạm Châu Tài

              

    Tướng Lê Trọng Tấn, Tư Lệnh B2, chịu trách nhiệm mặt trận phía Đông vô cùng sửng sốt trước sức kháng cự dũng mãnh của quân Nam mà đã khiến cho Sư Đoàn 7 BV thiện chiến bị khựng lại phía sau không tiến lên được. Tướng Tấn lệnh cho Sư Đoàn 341 BV giá nào cũng phải xông qua kháng tuyến Mũ Xanh. Ngày 29.4.1975, Sư Trưởng Trấn lại phải thúc những cậu bé học sinh bộ đội xông vào. Hai bên quầng nhau hơn hai tiếng đồng hồ, binh đội Bắc Việt lại vẫn phải cuốn vó chạy lui. Sau hai ngày giao tranh, Trung Tá Bình và chiến sĩ của ông cũng đã trả được ít nhiều mối hận ngoài Quân Khu 1 trong những ngày cuối tháng 3.1975. Nhưng niềm vui của chiến thắng không kéo dài được lâu. Tư Lệnh Quân Đoàn III VNCH ra lệnh Lữ Đoàn 369 triệt thoái ra khỏi Hố Nai hành quân về bảo vệ Biên Hòa và Long Bình. Nghĩa Quân và Nhân Dân Tự Vệ Hố Nai không chịu triệt thoái. Các anh ở lại thề viết trang sử cuối cùng của các anh. Đến khuya ngày 29.4.1975, Hố Nai thất thủ, những người anh hùng vô danh của chúng ta đã đền xong nợ nước. Tổ Quốc muôn đời Tri Ân các anh.

    Trong lúc Thủy Quân Lục Chiến rút về Biên Hòa, thì mặt trận phía Tây Bắc cũng đã lên đến cường độ nóng đỏ nhứt, đến sắt đá cũng phải tan chảy. Sư Đoàn 10 BV, sư đoàn từng tham chiến ở Ban Mê Thuột và Liên Tỉnh Lộ 7B, từng gây chết chóc tang thương cho hàng ngàn đồng bào di tản theo chân các đơn vị Quân Khu 2 hồi trung tuần tháng 3.1975, giờ đây là mũi đột phá chánh ở mặt trận Tây Bắc. Ngày 29.4.1975, binh đội của Quân Đoàn 3 Bắc Việt đã tràn ngập Căn Cứ Đồng Dù của Sư Đoàn 25 Bộ Binh VNCH, Sư Đoàn 10 tiến quân về hướng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Các cấp chỉ huy của Trung Tâm Quang Trung đã dùng nhiều chiếc GMC nằm khóa chặt con đường Quốc Lộ 1 để làm chậm bước tiến của địch, các đơn vị cơ hữu của Trung Tâm (lúc này do Thiếu Tướng Trần Bá Di làm Chỉ Huy Trưởng) dũng cảm nồ súng chận địch. Công binh Bắc Việt đã đưa xe tăng lên kéo những chiếc GMC sang hết hai bên đường. Trung Đoàn 24 BV thúc tới.

    Các tân khóa sinh của Trung Tâm với vũ khí yếu kém và trong thời kỳ huấn luyện không thể ngăn chận được cơn nước lũ. Nhưng đến đây người lại gặp người: Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đang chờ đón quân địch tại giao lộ Bà Quẹo. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ hai 1954-1973, bộ đội Bắc Việt đi B, tức vào Nam thường chuyền tai kể cho nhau những hiểm nguy đang chờ đón họ, rằng chớ nên chạm đến ba món độc Miền Nam: Nhảy Dù, Biệt Cách Dù và B52. Giờ đây các Trung Đoàn 24 BV sẽ đụng độ với một trong ba món độc Miền Nam. Các chiến sĩ Nhảy Dù vừa trở về từ cơn triệt thoái Phan Rang, đang hừng hực ý chí phục hận, dù quân số thiếu hụt và số tân binh bổ sung còn thiếu kinh nghiệm chiến trường, sĩ quan kỳ cựu hao mòn, các anh bố trí trong những cao ốc chung quanh giao lộ. Kiên nhẫn chờ cho những thành phần tiền phong của bộ đội đến gần trong tầm nhắm, các chiến sĩ Mũ Đỏ đồng loạt khai hỏa. Ba chiếc thiết xa đi đầu bị bắn cháy, những cột lửa màu cam vỡ bùng cùng với những cột nấm khói đen mù mịt bốc lên. Sư Đoàn 10 BV đã bị Tiểu Đoàn 3 Dù chận đứng.

              

    Những Thiên Thần Mũ Đỏ

              

    Trong lúc quân Dù và quân BV còn đang kịch chiến ở Bà Quẹo thì Trung Đoàn 28 BV đã đánh thông được con đường Tỉnh Lộ 15 tiến về phi trường Tân Sơn Nhứt lúc 6 giờ chiều ngày 29.4.1975. Quân địch nhận lệnh dừng, chỉnh đốn quân số và nhận tiếp liệu. Cuộc tấn công phi trường sẽ khởi diễn vào lúc bình minh ngày 30.4.1975. Đến đây, Trung Đoàn 28 BV lại sẽ gặp món độc Miền Nam thứ hai: 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Từ ngày 26.4.1975, Liên Đoàn 81 BCD được trao nhiệm vụ trấn đóng bảo vệ phi trường và Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Người hào kiệt chịu trách nhiệm chỉ huy mặt trận là Thiếu Tá Phạm Châu Tài, biệt danh Hổ Xám, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Chiến Thuật của Liên Đoàn 81 BCD (Liên Đoàn có 3 Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật, mỗi bộ chỉ huy có 4 biệt đội, mỗi biệt đội có 200 chiến sĩ). Dưới quyền điều động của Thiếu Tá Tài còn có một thành phần Lôi Hổ trở về từ Pleiku.

              

    Những T54 Bv bị Nhảy Dù bắn cháy ở Bà Quẹo

              

    Hổ Xám Phạm Châu Tài là một trong những mãnh hổ Mũ Xanh tung hoành trận địa ở An Lộc. Trong một đêm tháng 4.1972, ông cùng các tay súng Biệt Cách đã đánh bật quân cộng ra xa khỏi một nửa phía Bắc thành phố An Lộc mà chúng đã chiếm được mấy ngày trước. Giờ đây ông sẽ viết tiếp trang sử Liên Đoàn 81 BCD bằng những huyền thoại của chính ông.

    Đêm 29.4.1975 sẽ là đêm dài nhứt của các chiến sĩ Biệt Cách Dù, Lôi Hổ và Nhảy Dù đang trấn giữ chung quanh, trong khu vực phi trường và Bộ Tổng Tham Mưu. Suốt đêm, các chiến sĩ phòng thủ lắng nghe tiếng cánh quạt phành phạch cùng tiếng động cơ ầm ĩ của đoàn trực thăng Hoa Kỳ từ Đệ Thất Hạm Đội bay vào Sài Gòn di tản người Mỹ và nhân viên Việt Nam, cùng những người có giấy tờ nhận cho di tản từ tòa đại sứ Hoa Kỳ. Trong màn đêm u ám, từ trên những tòa cao ốc, các chiến sĩ và người dân Sài Gòn có thể nhìn rõ những ánh đèn chớp liên hồi từ những chiếc trực thăng. Mặc dù có tin nhiều chỉ huy cao cấp từ Tổng Tham Mưu Trưởng, đến Tư Lệnh Quân Đoàn III VNCH đều vắng mặt, hầu hết máy bay và tàu chiến đều đã ra khỏi Việt Nam với mục đích tránh để rơi vào tay giặc, quân ta vẫn bình tĩnh giữ vững vị trí thề chiến đấu bảo vệ mảnh đất cuối cùng: Sài Gòn. Nhưng liệu ông Tổng Thống tân nhiệm Dương Văn Minh có được dũng chí làm được công việc phi thường ấy không.

    Trong lúc Quân Đoàn 3 Bắc Việt lập kế hoạch chiếm phi trường và BTTM để làm tê liệt sức chống cự của toàn QLVNCH, Thiếu Tá Tài gọi cho Đại Tá Phan Văn Huấn, Tư Lệnh Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù xin lệnh. Người anh hùng của thời Mùa Hẻ Đỏ Lửa An Lộc ra lệnh: “Nhiều vị tướng lãnh có thể đã ra đi, nhưng chúng ta không thể để đất nước rơi vào tay quân cộng sản, cho dù bất cứ chuyện gì xảy đến, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vẫn phải ở vị trí và tiếp tục chiến đấu”. Quân lệnh như sơn. Hổ Xám Phạm Châu Tài tuyệt đối tuân thủ, ông sẽ đánh quân giặc đến giờ thứ 25.

    Lúc 7:15 sáng ngày 30.4.1975, Thiếu Tướng Vũ Lăng, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 BV ban lệnh tấn công. Trung Đoàn 24 đã vượt qua được Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù ở Bà Quẹo, cùng đoàn thiết xa ầm ầm tiến về Ngã Tư Bảy Hiền, khí thế mạnh mẽ, hùng hổ tưởng chừng như trời sắp sụp đất sắp lở. 800 tay súng Biệt Cách Dù, Lôi Hổ và một thành phần Nhảy Dù bình tĩnh chong súng chờ đợi. Chiến Đoàn 3 BCD có dồi dào súng phóng hỏa tiễn M72, mà sẽ là thứ vũ khí chết chóc luôn là tử thần đối với chiến xa địch.

    Tiếng bánh xích chiến xa địch đã nghiến rổn rảng trên con đường nhựa thênh thang, tiếng động cơ gầm rú ầm ĩ, đe dọa, lính tùng thiết đi theo sau lúc nhúc như bầy kiến tìm mồi. Kia rồi, hai chiếc thiết giáp địch đã ở trong tầm bắn. Công đầu thuộc về các chiến sĩ Lôi Hổ. Các anh bắn xe tăng địch bằng súng không giật 90 ly, thép nào chịu cho nổi. Nên chiếc thứ nhứt bùng cháy dữ dội. Chiếc T54 thứ hai còn đang loay hoay chưa biết hành động ra sao, thì một quả đạn từ đại bác 90 ly của một chiếc M48 đã nướng cháy nó, khói bốc đen nghìn nghịt. Tuy nhiên, quân số biển người của Sư Đoàn 10 BV tiếp tục thúc tới dưới màn hỏa lực dữ dội từ trên những cao ốc của Lôi Hổ và Nhảy Dù, những đơn vị tiền phong tiến dần đến cổng phi trường, nơi Thiếu Tá Tài đang chờ đợi. Một tiểu đoàn bộ đội được ba chiếc T54 yểm trợ ào ạt tiến vào, để nhận được một trận bão hỏa lực từ Biệt Cách Dù. Trong phút chốc ba chiếc T54 đã bị súng phóng hỏa tiễn M72 hủy diệt.

              

    Người Hùng An Lộc 1972: Đại Tá Phan Văn Huấn

              

    Nếu quân cộng từng dùng CKC bắn tỉa quân ta, thì giờ đây những tay súng tuyệt kỹ của Biệt Cách Dù cũng bắn tỉa được nhiều lính cộng. Tổ súng nặng của quân cộng vội thiết trí súng phòng không 85 ly bắn trực xạ vào quân Mũ Xanh. Các tay súng 81 BCD đã hủy diệt ngay tổ phòng không ấy, thậm chí súng còn chưa kịp hạ nòng bắn viên đầu tiên. Một tiểu đoàn thứ hai cùng tám chiếc T54 xông vào. Những chiếc A37 còn lại của Không Quân VNCH từ Cần Thơ bay lên đánh bom nổ tung 2 chiếc T54. Lúc 10 giờ sáng, chỉ nửa tiếng sau toàn dân Miền Nam sẽ được nghe hiệu triệu của Tướng Minh, trong lúc quân cộng tiếp tục ủi vào cổng phi trường, những chiếc M72 bắn hạ thêm hai chiếc nữa. Một chiếc thứ ba xoay bánh xích ken két đánh một vòng muốn bọc hông, cũng bị M72 bắn cháy luôn. Tổng cộng có sáu chiếc T54 nằm rải rác trước cổng phi trường. Thiếu Tá Tài đã buộc Sư Đoàn 10 BV thất vọng vì không hoàn thành kế hoạch làm tê liệt sức kháng cự của QLVNCH, phải khựng lại không tiến lên được.

    Cùng thời điểm đó, người hào kiệt Vương Mộng Long và Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân còn đang quần thảo với Quân Đoàn 2 BV ở Căn Cứ Nước Trong, sau khi triệt thoái từ Xuân Lộc về. Từ Quảng Đức với 410 chiến sĩ rút về Quân Khu 3 trong những ngày tháng 3.1975, giờ đây Thiếu Tá Long chỉ còn có 60 chiến sĩ và 4 sĩ quan sống sót. Nhưng khi đoàn quân này vượt cầu Tân Cảng tìm về Sài Gòn thì rơi vào bẫy phục kích của giặc. Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân bị xóa tên, nhưng Thiếu Tá Long may mắn thoát được cùng vài chiến sĩ.

              

    Chiến sĩ Biệt Động Quân đánh địch

              

    Vận nước đã đến lúc suy vong. Nửa giờ sau, từ những chiếc máy thu thanh nhỏ, lúc 10:30 sáng, quân phòng thủ phi trường và Bộ Tổng Tham Mưu đã tức uất nghe được lệnh “các chiến sĩ hãy buông súng, ai ở đâu ở đó chờ quân giải phóng đến bàn giao”. Có nghĩa là buông súng đầu hàng. Thiếu Tá Tài đi vào Bộ Tổng Tham Mưu hy vọng tìm gặp vài viên chức cao cấp nào đó, để chỉ thấy những phòng ốc hoang vắng thê lương. Tuy nhiên điện thoại vẫn còn hoạt động được, Thiếu Tá Tài gọi vào Dinh Tổng Thống. Trả lời đầu dây là Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người được Tổng Thống Minh bổ nhiệm làm Tổng Tham Mưu Trưởng. Thiếu Tá Tài xin được nói chuyện với Tổng Thống.

    Được ông Minh tiếp chuyện, Thiếu Tá Tài tự giới thiệu tên, cấp bậc, chức vụ rồi xin lệnh. Tướng Minh bảo Thiếu Tá Tài hãy sửa soạn đầu hàng, ông cho biết xe tăng quân cộng đang trên đường đến Dinh Độc lập. Thiếu Tá Tài nói: “Nếu xe tăng Việt cộng vào Dinh Độc Lập chúng tôi sẽ đến cứu Tổng Thống”. Ôi, còn những lời nào cao cả, hào hùng và bi thiết hơn nữa không từ một người chiến sĩ đã dâng hết thời thanh xuân của mình cho đất nước. Giờ đây, trách nhiệm cuối cùng của ông là bảo vệ vị nguyên thủ quốc gia tránh sự nhục nhã của một tù binh chiến tranh. Hết sức sửng sốt và cảm động, ông Minh từ tốn trả lời: “Không cần đâu em”. Thiếu Tá Tài chỉ còn nghe có tiếng vo vo buồn bã trong ống liên hợp. Lúc 11:30 sáng, những chiếc dép râu tiến vào phi trường và Bộ Tổng Tham Mưu.

              

    Thiếu Sinh Quân VNCH: Những Trần Quốc Toản thời lửa binh

              

    Thế là hết. Những chiến sĩ Lôi Hổ, Nhảy Dù Bộ Chỉ Huy 3 Chiến Thuật Biệt Cách Nhảy Dù ngậm ngùi bắt tay từ giã nhau. Một nhóm 7 chiến sĩ Mũ Đỏ Dù, trong đó có một ông Thầy Thiếu Úy, ngồi thành vòng tròn ở gần Ngã Tư Bảy Hiền nhìn nhau gật đầu chào vĩnh biệt. Một trái lựu đạn lăn giữa vòng nổ tung, những mảnh áo màu hoa rừng đẫm máu tung bay tơi bời lên thinh không.

    Buổi trưa ấy, đột nhiên bầu trời tối sầm, mây đen sa xuống thấp đến nỗi những con người Sài Gòn đang ngơ ngác, ủ rủ cảm nhận được những luồng hơi nước lạnh giá. Từ trong cõi xám mờ mịt dậy lên những tiếng sấm động ùng oàng, liên miên, bất tận như truy điệu cái chết của Việt Nam Cộng Hòa. Cơn mưa đầu mùa tầm tả ầm ầm trút xuống một màn nước trắng xóa phủ lên thành phố đang hấp hối.

    Nhưng đối với Thiếu Tá Trần Đình Tự và Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân đang hành quân ở Củ Chi, Hậu Nghĩa, cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Cùng với 90 chiến sĩ Mũ Nâu quyết theo ông đến phút cuối cùng, Thiếu Tá Tự bất tuân lệnh buông súng tiếp tục đánh cho đến lúc toàn quân sa vào tay giặc. Cấp chỉ huy địch buộc Thiếu Tá Tự cởi quân phục đầu hàng, ông cương quyết tử chối. Viên chỉ huy địch giận dữ rút súng bắn vào đầu ông. (Một tài liệu khác viết rằng, chỉ huy du kích Củ Chi trói Thiếu Tá Tự vào cột rồi dùng dao găm mổ bụng ông). Ôi, còn nỗi bi thương nào hơn thế không.

              

    Thương nhưng không phế: vẫn chiến phục hào hùng

              

    Buổi chiều ngày 30.4.1975, những chiến sĩ nhỏ bé Thiếu Sinh Quân ở Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu sau khi cầm cự suốt nửa ngày đành cam chịu buông súng. Nhưng những người chiến sĩ hậu duệ Trần Quốc Toản ấy đã trân trọng làm lễ Hạ Kỳ Quốc Gia, xếp lại Lá Cờ Vàng Việt Nam thiêng liêng, rồi u sầu chia tay nhau. Năm vị thần tướng Nước Nam không chịu khuất phục quân giặc đã tuẫn tiết: Thiếu Tướng Phạm Văn Phú uống thuốc độc; Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam bắn súng vào đầu; Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng bắn súng vào tim; Chuẩn Tướng Trần Văn Hai uống thuốc độc; Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ tự sát bằng súng. Trước bức tượng Thủy Quân Lục Chiến ở bùng binh Quốc Hội, Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long tử tiết bằng súng, chiếc nón của người anh hùng ấp ủ trên ngực ông. Ngày hôm sau, cựu Ngoại Trưởng Trần Chánh Thành tuẫn tiết tại nhà. Và còn nhiều nữa rất nhiều chiến sĩ mọi binh chủng, mọi cấp bậc không cam chịu nhục hàng giặc, anh linh đã cùng đi vào cõi thiên thu.

    Sang ngày 1.5.1975, tiếng súng vẫn còn nổ ở Tiểu Khu Chương Thiện, Đại Tá Tỉnh Trưởng Hồ Ngọc Cẩn khi không còn gì để chiến đấu, ông điềm tĩnh chờ giặc vào trói ông. Người bạn cùng khóa 2 Hiện Dịch Đồng Đế với ông, Trung Tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng Kiên Long, cũng đánh đến cùng và bị bắt. Hai người anh hùng cuối cùng này của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị đem xử bắn ở vận động trường Cần Thơ vào ngày 14. 8.1975.

    Những vị Thần Tướng Nước Nam đã thăng thiên cùng anh linh hai trăm ngàn chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong hai mươi năm đấu tranh bảo quốc, ba trăm ngàn chiến sĩ thương phế sống vất vưởng ngoài lề đất nước từ ngày 30.4.1975, đến nay là đã gần nửa thế kỷ. Nhưng có phải những người anh hùng ấy đã hoàn toàn bị quên lãng trong lòng dân tộc rồi chăng. Một cô em nữ sinh hậu phương ở Sài Gòn, cô Dương Thị Sớm Mai (hiện cư ngụ ở thành phố Ottawa, Canada) đã nói thay cho tình cảm của dân chúng Miền Nam dành cho NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA:

    Buổi trưa ngày 30 tháng 4.1975 Ba tôi vừa khóc vừa nói với anh em tôi rằng: “Mình đã sống bình yên, hạnh phúc cho đến này hôm nay là do công giữ nước, giữ đất của Những Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, không phải chỉ bằng mồ hôi nước mắt, mà còn bằng máu của các anh, bằng sự mất mát của gia đình các anh, bằng tất cả cuộc đời của các anh… Nhiều lắm, mình không trả nổi công ơn đó”.

    Cuộc chiến này dù đã kết thúc như thế nào, người dân Miền Nam Việt Nam vẫn cúi đầu ghi nhớ công ơn các anh, sự hy sinh cao cả của các anh, bởi trên từng tấc đất mà họ đang sống đều được đấp bồi bằng máu của những người như các anh đã không sống hết tuổi thanh xuân của mình.





    Phạm Phong Dinh

    https://hon-viet.co.uk/PhamPhongDinh_Qu ... oThu25.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Chuyện Tình Buồn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          





Chuyện Tình Buồn
__________________
Trần Quốc Bảo





Chim Trắng Mùa Xuân Nè,
''Con-chim-trắng-mùa-xuân'' xứ Huế!
Cách biệt ngàn trùng có nhớ nhung chăng?
Bữa nớ chộ O, nón nghiêng e lệ
Câu chuyện tâm tình biết ngỏ ra răng
O nhủ tui về thưa Ôn Mệ
Ôn Mệ hiền hòa mô nỡ can ngăn
Nhưng O hổ ngươi. . . chu choa dễ sợ
Thương đã thương rồi rứa mà khó khăn
Tay nắm trong tay tình còn bỡ ngỡ
Trao hun tình đầu ốt dột sượng trân
Những bước uyên ương trải dài Thành Nội
Khoang đò thệ nguyền cập bến Văn Lâu
Tấm bóng chụp chung bên cầu Gia Hội
Kỷ niệm tràn đầy Đại Nội Nam Giao
Tình đôi ta như trăng sao Vỹ Dạ
Có mô chừ tàn tạ như ri!
Từ độ giặc về gây tang tóc chia ly
Dải đất Thần Kinh thành lao tù mộ địa
Hầm chôn sống hàng ngàn người ở Sịa
Nấm mồ tập thể sau triền núi Ngự Bình
Cờ đỏ trên Ngọ Môn ngó thấy thất kinh
Xác chết như lá me trấp vô Tràng Tiền,
Bạch Hổ Ôn Mệ nhân từ cũng ra người thiên cổ
Tui dẫn O đi bươi xác cuối Bãi Dâu
Mệ bị cột tay. . .Ôn bị chặt đầu
Ô hô ! Ô hô ! răng mà thảm thương rứa hỉ !!!
Cộng sản hung tàn ác ôn quái dị
Phá xóm, phá làng, phá nát Quê Hương
Chuyện tình mình thành chuyện thê lương
O vấn khăn sô cho Kinh Thành tang tóc
Tui buông súng, ô dề! khi tàn chiến cuộc
Mình lạc nhau, mình mất nhau rồi
''Chim-trắng-mùa-xuân'' dễ ghét của tui ơi!
Hận Nước, hận nhà, thù này phải trả
Xin hãy chờ nhau dưới trăng sao Vỹ Dạ
Hãy đợi nhau côi núi Ngự Bình
Một ngày rất gần rực rỡ ánh bình minh
Cách mạng bùng lên xé tan cờ máu
Trên Phú Văn Lâu phấp phới lá Quốc Kỳ yêu dấu
Tui sẽ tìm O, tìm lại mùa xuân
Tui choàng lên tóc O vương miện giai nhân
Thay cho giải khăn sô mấy chục năm bi lụy
Chờ tui, xin hãy chờ tui O hỉ!





Trần Quốc Bảo



          

http://www.caulacbotinhnghesi.net/index ... Itemid=426
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

30/4 Năm ấy – Năm nay của má Năm.

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  •           
    30/4 Năm ấy – Năm nay
    của má Năm.

    ___________________________
    Loc Duong

              



    Cái hồi mới sau ngày đứt phim 30/4/75, má Năm làm thấy ghê.

    Má ỷ có 2 đứa con đều là liệt sĩ:
    • Thằng út chết vì đạp nhằm chông do chính đơn vị gài. Trạm giao liên hết thuốc tây, chỉ chữa trị bằng lá thuốc, rốt cuộc bị hoại tử, ăn lên tới đùi thì chết.
    • Còn thằng lớn, đơn vị tập kích đồn địch, chết nhiều quá, rút đi hết, không kêu nó. Từ đó không ai nghe nói gì về nó nữa. Mấy năm sau nó mới được truy tặng liệt sĩ.
    Vậy mà má vẫn như người Rô-bô, má vẫn hăng hái đào hầm nuôi quân. Từ du kích cho tới quân chủ lực, hể đứa nào tới nhà má đều được cho ăn, cho uống. Má má, con con, nghe sướng lỗ tai lắm...

    Ngày giải phóng, má hồ hởi nghĩ chính quyền đã về tay nhân dân, tức là về tay má. Má bận bộ đồ bà ba đen lăng xăng chạy lên uỷ ban xã để giúp tụi nhỏ điều hành việc nước. Chuyện gì má cũng làm: Tới từng nhà kêu đi họp tổ, nhà nào mắc công chuyện không đi, má chửi cho tắt bếp. Thấy thanh niên để tóc dài, má nắm đầu lên xã, giảng cho một bài học về con người mới trong thời đại cách mạng. Mỗi khi có đợt đi lao động đào thuỷ lợi, đố đứa nào trốn được với má, trừ khi trốn lên trời.

    Má làm riết, cả xã không ai ưa má. Thấy má đi tới đâu, người ta tránh. Đi ăn đám cưới, mấy bàn khác cười nói ồn ào, vui vẻ. Còn bàn của má ngồi, con ruồi bay nghe tiếng. Chủ nhà sắp bàn 10 người, bàn của má, người ta trốn đi ngồi chổ khác gần hết, chỉ còn chừng ba bốn người, mặt ai cũng gục xuống, buồn thiu như đang đi ăn đám ma.

    Má lăng xăng đâu được vài năm thì trên đưa một lớp cán bộ mới về xã. Những người này không muốn má lên uỷ ban nữa. Họ nói má già rồi về nghỉ ngơi đi. Má nói má muốn phục vụ cho đảng, cho nhà nước tới hơi thở cuối cùng. Họ nói khỏi cần. Má mà cà chớn tự ý lên đây nữa sẽ cho an ninh bắt nhốt, điều tra xem má có phải là gián điệp Mỹ Nguỵ cài lại hay không.

    Má về nhà, buồn như mùa thu chết. Sống với đứa con gái lớn bị tâm thần, hai má con suốt ngày chửi lộn với nhau. Ngoài việc gây lộn với nó ra, má không còn niềm vui nào khác nữa. Khắp xóm làng làm như quên hẳn má rồi. Không nói ra, nhưng ai cũng coi má như là một miếng giẻ rách cần phải xa lánh, lãng quên.

    Nói cho ngay, lâu lâu vào dịp lễ lạc gì đó, nhà nước cũng nhớ tới má. Nhưng theo má, thà đừng nhớ còn hơn. Má chửi. Không biết trên rót ngân sách bao nhiêu mà xuống tụi xã ăn chặn hết. Đang đói, nó tặng quà cho má chỉ có mấy gói mì gói là ăn được, còn hình bác hồ với một đống băng vệ sinh sao má ăn ? Rồi có lần nhân dịp kỷ niệm mấy chục năm giải phóng gì đó, má quên rồi, nó mời má đi coi duyệt binh. Tưởng sướng lắm, ai dè đứng xếp hàng phơi nắng, nghe mấy thằng mập ú đọc diễn văn. Mà nó đọc lâu lắm, cho sướng cái miệng, trong khi má mắc tiểu. Cuối cùng nhịn không nổi, má đái cho một quần. Tụi xã giận lắm, má làm mất thành tích. Tụi nó đuổi má về, không cho má ăn bữa cơm liên hoan luôn. Từ đó má nghỉ chơi với cái đám chính quyền khốn nạn này. Thỉnh thoảng lòng căm thù trổi lên, má chửi tục: cách mạng cái quần què.





    30/4 năm nay.

    Má đang nằm ép bụng vào tấm vạt giường cho đở đói, thì đứa con gái, lúc này mắt nó gần như mù rồi, chỉ còn thấy lờ mờ, mò lại giường má kiếm chuyện:

    - Bữa nay mừng ngày giải phóng nè, sao bà không dậy sửa soạn đi coi bắn pháo bông cho no, rồi về kể tui nghe.

    - Giải phóng cái thằng cha mày. Lúc trào ông Thiệu, tao nghèo chứ chưa đói bữa nào. Còn dư cơm gạo nuôi mấy thằng chó đẻ đó ăn. Ai dè gặp toàn thứ vắt chanh bỏ vỏ...

    - Thì bà cũng vậy thôi. Tui thấy bà mỗi lần làm nước mắm, bà vắt chanh xong cũng bỏ vỏ, chớ bà đâu có giữ lại đâu.

    - Con ngựa cái. Đừng chọc tao chửi nhe mày. Tao đang tức hai thằng con tao hy sinh xương máu cho tụi nó bây giờ xây biệt phủ.

    - Xây biệt phủ nhằm nhò gì? Tụi nó còn chiếm cả chục mẫu đất để dành mai mốt chết, xây mồ mả cho hoành tráng kìa. Còn bà mai mốt chết tui không biết chôn bà ở đâu nữa, hổng lẽ chôn trong cái chòi này luôn?

    - Mày khỏi trù ẻo tao. Tao còn sống lâu lắm. Tao phải sống đặng coi cái ngày tàn mạt của tụi cướp công ơn của nhân dân này xụp đổ ra sao.

    - Thôi bà đừng nói chuyện tào lao nữa. Nó vô nó còng đầu bà bây giờ. Bà ngu bà theo tụi nó, thì bà chịu đi. Nói thiệt, ổng chết là cũng tại bà. Bà không che dấu tụi nó, sao tụi nó ban đêm tự do đi lùng kiếm được ổng mà giết. Nói thiệt, nhiều khi tui cũng hận bà lắm..

    - Mày đi chổ khác đi. Con ngựa. Ngồi đó nói một hồi tao hộc máu chết bây giờ.

    Chửi con gái xong, má Năm nằm nhắm mắt thở dốc. Đã lâu lắm rồi hôm nay má mới nhớ lại hình ảnh người chồng lúc bị du kích giết, mắt mở trừng trừng. Mà ổng có làm lớn gì đâu, chỉ là thư ký ấp. Nhưng lúc đó má được nghe giải thích là vì lợi ích cách mạng, mọi người cần phải hy sinh, kể cả bản thân mình, cho nên má đã ngu ngốc bỏ qua luôn....

    Một chút ánh nắng chiếu xuyên qua mái lều. Má Năm he hé mắt ra nhìn. Bên kia con lộ nhỏ là căn biệt thự năm tầng đang xây dở dang của Bí Thư đảng ủy xã. Căn biệt thự này xây ngay trên nền nhà cũ của má. Mấy năm trước, lúc phóng lộ, chính quyền đã cưỡng chế nhà đất của má. Sau đó họ chia lô, bán nền. Và má, tiền đâu mà mua, đành dựng tạm căn lều sống cho qua ngày, đoạn tháng, sống cho qua hết cái kiếp ngu ngục mà còn tỏ ra nguy hiểm của má....../.





    Loc Duong

    https://hon-viet.co.uk/LeDuong_30thangT ... yMaNam.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ngày 30 Tháng Tư - Nỗi Đau Không Tan

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  •           
    Ngày 30 Tháng Tư
    - Nỗi Đau Không Tan

    ___________________________
    James Dieu
              




              

              


    Tối ngày 28.4.1975 khi việt cộng bắn những trái pháo vào phía sau rạp hát Quốc Thanh trên đường Võ Tánh - Sài Gòn 2, lúc ấy gia đình tôi đang sống trong khu cư xá bên trong BTL/CSQG gần đó, cạnh Sở Căn Cước và Sở Truyền Tin… phía sau sân cờ. Bố tôi lúc ấy là Đại tá Giám đốc Trung tâm Hành quân Cảnh lực trung ương và kiêm nhiệm một công việc mới theo Quyết định của Thủ tướng CP là ông Vũ văn Mẫu ngày 30/04/1975 là Chỉ huy trưởng CSQG Thủ đô Sài Gòn, Ông liên lạc với một người em kết nghĩa là chú Phạm Như Hoành (con trai của cụ Phạm như Phiên là TNS Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa) chú Hoành khi ấy đang làm Giám Đốc khách sạn Majestic gần bờ sông Bạch Đằng, thế là gia đình tôi di chuyển tới ở tại lầu 5 của khách sạn này, khi Mẹ tôi dắt đàn con 7 đứa ra xe , Bố tôi khi ấy bận công vụ không có nhà ,các sĩ quan và cảnh sát viên ở Nha Trang di tản về ở tạm quanh sân cờ BTL thấy vậy, họ nghĩ là gia đình tôi cũng bỏ chạy, có người hỏi chú Ba tài xế:

    - Bộ gia đình Đại tá Chánh đi hả ?

    - Không, chỉ ra ngoài ở sợ việt cộng pháo trúng mấy đứa nhỏ thôi.

    Hình như họ không tin tưởng lắm qua những ánh mắt nhìn theo chúng tôi. Mẹ tôi có dừng lại và bà có nói gì đó với họ, tôi không nghe rõ . Tình thế lúc bấy giờ ở bên ngoài rất hỗn loạn, người ta đổ xô ra đường rất đông, các lực lượng phòng thủ ở thủ đô Sài gòn lúc bấy giờ có lẽ đông nhất là các chiến sĩ Nhảy Dù cùng với rất nhiều các binh chủng tập trung về Thủ đô, mặc dù vậy, thủ đô vẫn an ninh, không có việc cướp bóc như có một số người đã nói, những chiến binh của quân đội VNCH vẫn rất có kỷ luật, cầm súng trên các ngã đường trong thủ đô, đồng bào đổ xô và tranh nhau lên các chiếc tàu biển đậu trên bờ sông Bạch Đằng để hy vọng được thoát khỏi Sài Gòn giờ phút cuối cùng, tôi nhìn thấy các chiến sĩ Nhảy Dù đang cố giữ trật tự cho đồng bào lên tàu...

    Nhưng những chiếc tàu vẫn không rời bến. 10 giờ sáng sớm hoặc trễ hơn một chút, ông Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng, tôi thấy Mẹ tôi khóc, chúng tôi chờ Bố tôi tại khách sạn, những tên việt cộng đầu tiên xuất hịện trên đường phố cùng những chiếc xe thiết giáp gầm rú để trấn áp tinh thần dân chúng Sài Gòn. Mẹ tôi ôm chúng tôi vào lòng, Bố tôi trở về cùng với người tài xế, cả hai đều không mặc cảnh phục, Bố tôi ôm Mẹ tôi và hôn từng đứa con, chú tài xế lái xe đi đem theo khẩu M-16, trở lên phòng Bố tôi lại nói chuyện riêng với Mẹ tôi, không cho chúng tôi nghe, sau đó tôi nghe chị Thu là người giúp việc cho gia đình tôi òa lên khóc, chị quỳ dưới chân Mẹ tôi van xin được ở lại cùng gia đình tôi, chị không muốn về quê ở Gò Công, lúc ấy tôi mới biết Bố tôi định dùng súng bắn hết anh em chúng tôi rồi cùng Mẹ tôi tự sát. Mẹ tôi khi ấy không còn khóc nữa, Mẹ cũng chọn sự lựa chọn của Bố tôi, tôi khóc và ôm lấy Mẹ, có lẽ lúc ấy là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi biết khóc, tôi không ý thức được sống chết là gì, nhưng tôi rất sợ khi mọi người nói tới hai tiếng “việt cộng” !

    Bố tôi rút khẩu súng ra và ôm lấy chúng tôi... Có lẽ có điều gì đó không nỡ, Bố tôi không đành lòng nổ súng vào đàn con thơ dại đang đứng chờ đợi... Những người phóng viên ngoại quốc họ đến tận phòng ở gia đình tôi và hỏi: “ Chuyến đi cuối cùng rồi ông có ra đi không ?. Bố tôi trả lời : “ Không “ . Tại sao vậy ? Bố tôi nhìn Mẹ tôi một hồi lâu, Bố nói ông không nỡ bỏ các anh em đang cầm súng ở lại ngoài kia, có lẽ ở BTL CSQG cũng không còn ai ngoài Bố tôi và ông Tướng Nhu, với cấp bậc của Bố tôi, ông có thể tìm được một chỗ cho ông và gia đình một cách dễ dàng để bay thoát ra ngoài hạm đội Mỹ đang đợi ngoài khơi, nhưng ông đã không làm như một định mệnh với quá nhiều đau khổ cho ông và gia đình về sau, khi ở lại dưới chế độ cộng sản, tôi xuống thang máy khách sạn và gặp một toán việt cộng cầm cờ đang tìm cách lên sân thượng của khách sạn, chúng quát người phục vụ khách sạn khi anh ta đưa họ vào thang máy, chúng bảo: “ Chúng tôi muốn lên trên ấy chứ không phải vào cái buồng nhỏ này “.

    Chúng dí súng vào đầu người dẫn đường, sợ quá và không thể giải thích với chúng, anh ta đành dắt họ đi cầu thang... Thấy chúng lên lầu, tôi và chị Thu giúp việc sợ quá, vội dùng thang máy chạy vội lên phòng, và tôi đã ném chiếc kính cận của Bố tôi xuống cửa sổ, tôi khóc nói với Bố tôi: “ Con sợ tụi nó biết Bố ở đây nên con ném xuống dưới rồi ..... Sau đó gia đình tôi trở về cư xá Thanh Đa, nơi Bố Mẹ tôi có một căn nhà mua trả góp trước đây, căn nhà nhỏ này vốn dùng để cho các gia đình của các chú trước đây làm việc với Bố tôi ở Sư Đoàn 23 di tản về ở tạm, gia đình chú Thọ cũng đã đi đâu rồi nên gia đình tôi dọn vào, tất cả mọi người đều chỉ có một bộ đồ mặc trên người, Mẹ tôi phải đưa chúng tôi ra chợ mua thêm để mặc. Tất cả mọi người phải nằm chiếu, nhà không có bàn ghế hay giường tủ gì cả... Khởi sự cho một cuộc sống hoàn toàn trắng tay đúng nghĩa ! Lúc ấy đứa em út của tôi chưa biết đi. Ngày Bố tôi đi tù có hai chú ngày xưa làm việc cùng ở Sư Đoàn 23 trước khi Bố tôi được biệt phái về Cảnh sát là chú Phạm Ninh và chú Nghiêm xuân Đông đến đưa Bố tôi đi, ông đi ngay trong ngày sinh nhật thứ 41 của mình, tôi chạy theo đến tận chân cầu thang cư xá và đứng nhìn Bố tôi lên chiếc xe lam...

    Từ ngày 30/4 năm ấy, một tay Mẹ nuôi dạy chúng tôi, sau này còn phải nuôi Bố tôi ở trong tù cộng sản, có những lúc Mẹ quá sức và tuyệt vọng vì không biết ngày về của Bố tôi, Mẹ có lần bạo gan hỏi việt cộng: “ Sao nói đi một tháng mà bây giờ đã hơn một năm chồng tôi vẫn chưa về ? Gia đình cũng không biết đang ở đâu, sống hay chết ?” Chúng trả lời : “ Nói một tháng là một tháng đi đường (?) chứ ai nói là đi cải tạo một tháng rồi về đâu...

    Chừng vài năm sau, trong cuốc sống quá khổ sở, Mẹ tôi phải lặn lội sớm hôm kiếm tiền nuôi con, trong một lần quá tuyệt vọng Mẹ tôi đã viết một lá thư để lại cho Bố tôi và nấu một nồi chè đậu xanh trong đó Mẹ đã bỏ thuốc diệt chuột mà Tổ Dân phố cấp cho, Mẹ múc ra chén cho từng đứa con... Có lẽ tôi cũng không nhớ lầm thì lúc ấy bên ngoài mọi người đang tưng bừng mừng 2 năm “giải phóng” thì phải, có lẽ Mẹ tôi cũng mượn dịp này để Mẹ và đàn con 7 đứa cũng được giải thoát chăng ? Lúc ấy các em tôi cũng đã lớn, các em gái như Tuyết, Trinh, Hằng... đã khóc và quỳ xuống xin Mẹ cho chúng con được sống, chỉ sống để chờ Bố về, có đứa còn khóc gọi “ Bố ơi !” ...

    Mẹ tôi dường như đã cạn khô hết nước mắt rồi, thương con cực khổ quá thì chỉ muốn cho chúng chết đi để hy vọng một kiếp sống mới tốt đẹp hơn ? Sống với đời sống “con của ngụy” thì cũng chẳng ra gì ? Cuối cùng tình yêu thương của Mẹ vẫn chiến thắng, Mẹ đã hắt đổ nồi chè gần như trở thành định mệnh - như ngày nào Bố tôi đã bỏ khẩu súng lục xuống để đàn con tiếp tục được sống như sự an bài của Trời Phật vậy !

    Sau đó Mẹ càng cố bương chải kiếm sống ngoài đường, có lúc bị kẻ gian đập đầu bất tỉnh ngoài bến xe khi Mẹ mua đồ xuống Cần Thơ cho dì bán nhà hàng, mong kiếm chút tiền mua cơm về cho con, lúc ấy việt cộng cấm mang gạo, ai có gạo sẽ bị tịch thu, nhưng nếu nấu thành cơm mang về Sài Gòn thì được... Chúng con biết Mẹ rất cực khổ - từ một bà mệnh phụ, Mẹ từng là Tổng thư ký Hội Bảo Trợ gia đình binh sĩ SĐ 23 BB, rồi Hội Trưởng Hội BTGĐBS của Trung Đoàn 44 BB ở Sông Mao khi Bố tôi làm Trung Đoàn Trưởng... Thế mà vì vận nước suy vong, Mẹ sẵn sàng lam lũ như những kiếp đời vốn dĩ bần hàn.

    Những ngày 30 tháng Tư đi qua, tuy Mẹ không nói, nhưng trong đôi mắt của Mẹ - Chúng con biết Mẹ buồn tủi lắm !Thấy Mẹ tôi vất vả quá, cậu Khánh tôi ở Ban mê thuột có ý nhận nuôi phụ vài đứa, nhưng Mẹ không chịu, có một chú lính ngày trước của Bố tôi từ Nha Trang vào, thấy cảnh đời gia đình tôi khổ sở quá, bèn móc ví ra đưa cho thằng em tôi vài trăm, nó nhất định không lấy, chú lính phải năn nỉ mãi nó mới cầm và thằng bé chưa đầy 10 tuổi đã phải bật khóc vì tủi thân, có bao giờ nó phải nhận sự giúp đỡ thương hại như thế?

    Thời gian sau này, có các chú may mắn ra đi được, có người ở Mỹ, có người ở Na Uy như các chú Nguyễn xuân Thọ, Phạm Ninh, Hồ Đắc Tùng, các bác bạn của Bố tôi Bác Thăng... gởi tiền và quà về giúp Mẹ tôi khi Mẹ đã quá sức cùng kiệt - nhờ vậy mà chúng tôi được sống !

    Ngày 30/4 sắp đến - cũng dịp này, tôi xin mượn những giòng chữ này để một lần được nói lên lời tri ân những ân nhân của gia đình tôi, cũng như xin được thưa với Mẹ của chúng tôi rằng “Chúng con hiểu và suốt đời yêu thương Mẹ, đó là điều có thật đang diễn ra trong tâm hồn chúng con ! “ Và với Bố , một người Cha đã suốt đời sống thanh liêm, yêu thương đồng đội, trung thành với Tổ Quốc, kiên định trong gông cùm biệt giam của cộng sản, cho dù có lúc Bố đã từng nói trong cuốn sách lưu niệm của các sinh viên Sĩ Quan Khóa 8 Hoàng Thúy Đồng trường VBQG Việt Nam rằng: “Điều mà tôi ân hận nhất là để cho Vợ và các con của tôi phải sống những ngày tháng đau khổ đói khát dưới chế độ cộng sản... “Thưa Bố , chúng con hiểu được, chúng con bây giờ đã lớn khôn, trưởng thành, chúng con không trách cứ gì số phận của minh cả, mà bù lại có lẽ chúng con càng hãnh diện và tự hào hơn vì chúng con có một người Mẹ tuyệt vời, biết hy sinh và biết đau xót cho Quốc Gia, không như những người Mẹ bình thường, có một người Cha sống ngay thẳng, tận tụy cùng Tổ Quốc, Chức nghiệp, không hèn hạ và vô trách nhiệm... Nước mất nhà tan nên gia đình mình cùng hàng trăm ngàn gia đình sĩ quan binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải đau khổ, chia sẽ và thăng trầm cùng vận nước - Điều đó đâu có gì nhục nhã đâu !

    Như Bố vẫn thường kể cho chúng con nghe về những trận đánh của Bố ngày xưa, kể về các sĩ quan của đơn vị Bố một cách hãnh diện và tự hào như các chú Xuân, chú Tài, chú Đức, chú Lâm, chú Ninh... trong số ấy có những người đã ra đi không bao giờ trở về...

    Sau mười mấy năm tù đày - Bố tôi đã trở về với gia đình và được ra đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện RD-7 - Và mười mấy năm sau trên mảnh đất Utah, Mẹ tôi đã thực hiện một điều mà Bố tôi mơ ước, đó là một bộ quân phục khaki vàng với phù hiệu Quân Đoàn II, Sư Đoàn 23 BB cùng các loại huy chương Việt - Mỹ của Bố tôi trước đây... Trong bộ quân phục oai phong ấy, Bố ơi ! Người sĩ quan của ngày nào vẫn còn đấy, chúng con thấy Mẹ cười thật tươi, hạnh phúc, có phải chăng lý tưởng Quốc Gia vẫn âm ỉ trong tâm hồn của Bố Mẹ, dù thời gian có đi qua bao xa? Chúng con thấy bàn tay Bố vân vê Bảo Quốc Huân Chương lV và trong ánh mắt của người lính già gãy súng vẫn âm vang nỗi bi tráng của một thời binh lửa...

    Ngày mất nước lần thứ 34 lại về, chúng con hiểu sự đau khổ trong tâm hồn của Bố Mẹ - âm thầm , chịu đựng, u uẩn, lực bất tòng tâm... Bố vẫn thường nhắc cùng với Mẹ về những người đã hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ miền Nam Việt Nam, những bạn bè của Bố đã ngã xuống trong ngục tù CS.... Con xin được tạm kết ở đây cho những dòng tâm tư này bằng hai chữ “Định Mệnh”!

    Vâng, Định Mệnh của cả một nền Cộng Hòa, của hàng trăm ngàn tử sĩ, của hàng trăm ngàn người không yên dưới biển sâu trên hành trình đi tìm tự do, và của ai nữa ? ... Của những người Quôc Gia đang còn sống đây cho dù ở trên xứ sở Tự Do hay còn trong nước, vành khăn trắng này sẽ được cột lên đến bao giờ?





    James Dieu

    https://hon-viet.co.uk/JamesDieu_Ngay30 ... ongTan.htm
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: - 30/04/2021 - tưởng niệm 46 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Ngoc Han »






THIẾU-TÁ NGUYỄN-DU VÀ TÔI



          

          


Tôi giật mình: ông Đ/uý này là Đ/uý Nguyễn Du thật sao ? Những ngày học bay bên Mỹ, cái tên Nguyễn Du được gắn liền với những câu chuyện gần như huyền-thoại của một anh-hùng KQVNCH. Nguyễn Du : VC killer, người nhiều huy-chương nhất KQ, nhảy dù nhiều lần nhất KQ, nhiều đào nhất KQ và ông đã đền nợ nước.

"So much owed by so many to so few"
Winton Churchill.

Tháng 6 năm 1971, tôi và 3 tên lính mới tò te mới ở Huê-Kỳ về, lò dò vào Phi-đoàn Hổ-Cáp 528 trình-diện Sĩ-Quan Trưởng Phòng Hành-Quân. Ông Đại-úy trẻ măng, gầy gầy, đẹp trai, mặc áo bay cam, đầu ông đội "cunt-hat với kính pilot gài trên nón. Ông ngồi ngã người ra sau, hai chân để trên bàn Đ/úy Du nhìn 4 thằng pilot sữa tụi tôi đứng chào nghiêm chỉnh trình-diện, ông cười cười : "thôi nghỉ đi, đứng nghiêm làm quái gì, tụi mình cùng là dân cà-chớn chống xâm lăng mí nhau cả, mấy ông gọi tôi bằng anh Du hay Đ/uy Du cũng được. Các ông đi kiếm Đ/uý Hiển đầu bạc để huấn-luyện hành-quân, mấy ông check out lẹ lẹ đi, phi-đoàn tổng cộng chỉ có 17 người cần mấy ông lắm. Đến lúc này tôi mới dám nhìn kỹ hơn, ngực áo ông tên Du, trên bàn có bảng khắc chữ: Nguyễn Du.

Tôi giật mình: ông Đ/uý này là Đ/uý Nguyễn Du thật sao ? Những ngày học bay bên Mỹ, cái tên Nguyễn Du được gắn liền với những câu chuyện gần như huyền-thoại của một anh-hùng KQVNCH.

Nguyễn Du : VC killer, người nhiều huy-chương nhất KQ, nhảy dù nhiều lần nhất KQ, nhiều đào nhất KQ và ông đã đền nợ nước. Ở phi-đoàn một thời gian ngắn, tôi khám phá những huyền-thoại Nguyễn Du đều đúng ít nhất 75% còn chuyện ông ngủm là sai 100% bởi vì ông Du còn sống nhăn răng !!!

Thực-tập để check-out hành-quân chẳng vất-vả gì lắm, ngày ngày ra hòn Ong phía ngoài Quãng-Ngãi thả bom thứ thiệt, thả napalm, bắn mini-gun. Nếu mọi IP đều bận hành-quân Đ/uý Du xếp mấy thằng lính mới tụi tôi đi theo ngồi ghế phải, ông Du gọi là để quen thuộc chiến-trường. Đ/uý Trung già nghe Ông Du nói thế bèn phán cho bài xanh rờn : "Địt mẹ, quen thuộc chiến-trường cái khỉ mốc, đi hành-quân mà ngồi ghế phải tiếng của KQVN cộng huề gọi là "tháptùng tử " đó mấy con. "Đ/uý Du nghe rồi cười cười, tụi tôi nghe rồi rởn tóc gáy, ghê bỏ mẹ ! Chuyến " tháp tùng tử " đầu tiên tôi đi với Đ/uý Du, ông thả bom kiểu ông gọi là đánh võ rừng, đi đường thiên-long-bát bộ, đánh tùm lum. Sau khi thấy trái khói và nghe lời hướng-dẫn của L-19, từ 20,000 ft ông roll-in hot liền tù tì, thả trái bom đầu xong, pull-up 4-5 Gs, quẹo gắt 70-75 degrees bank, turn up-side down, pull Gs, roll-in hot, thả bom, pull-up, 4-5Gs, bank, right-side up, up-side down, một vài lần phi cơ rung dữ-dội còi kêu e é điếc tai báo- động phi cơ sắp stall. Lính mới tôi hai tay ôm cứng ghế ngồi nín thở cắn răng chịu trận. Đ/uý Du làm 6 passes, tôi thấy target khi thả trái bom đầu tiên, sau đó thì tôi không thấy target đâu cả, chỉ thấy trời rồi đất rồi cây rừng rồi lại trời lại mây. Tôi black-out vài lần, ruột gan lộn tùng phèo, lỗ tai lùng bùng, tưởng ị ra quần. Thả hết bom ông làm thêm 2 passes nữa bắn mini-gun, 2 lần này thì bay sát mặt đất, tôi chỉ thấy đạn lửa bắn ra trước mặt và ngọn cây và ngọn cây, tôi tưởng thế nào cánh phi cơ cũng dính vài cành cây mang về kỷ- niệm.

Vào đến phi-đoàn, Đ/uý Hiển đầu bạc TP Huấn-luyện thấy tôi mặt mày xanh rờn, áo bay ướt đẫm mồ hôi , ông cự Đ/uý Du : " ĐM, nó mới ra trường còn xanh rờn, mày đì nó quá nó lạnh cẳng nó quit thì ai đi hành-quân cho mày ? "Đ/uý Du cười hí hí : "no star where! [thông-dịch: không sao đâu]" rồi Đ/uý Du quay sang hỏi tôi : "phải không ông ?", tôi chỉ dạ dạ vì còn phải vô cầu-tiêu gấp rút !!

Sau một tháng bay huấn-luyện bọn 4 đứa tụi tôi đều check-out hành-quân xong xuôi. Ra bay hành-quân được vài tháng Đ/uý Du "kết" tôi, ông xếp tôi bay với ông nhiều hơn wingman khác trong phi-đoàn, tôi đoán là ông thấy tôi cũng là loại cùi không sợ lở hay là vì tôi đi bay wingman cho ông, ông đánh võ rừng, ông đi đường "thiên long bát bộ " tôi vẫn đu theo ông được, mệt gần chết nhưng vẫn ráng theo cho bằng được. Đ/uý Trung già và Đ/uý Hiển đầu bạc hăm tôi : "ông bay với thằng Du ông phải cẩn-thận, nó chơi nhiều trò khùng điên lắm" [mấy ông đàn anh gọi nhau bằng mày, tao, nó, thằng thân mật, ít khi họ gọi nhau bằng câp bậc .

Trò "khùng điên" ông Du có rất nhiều, sau đây là 3 trò chơi tôi tham dự :

Dụ VC bắn: trò này ông chơi đều đều lúc ông bay A-1, A-1 có miếng sắt dầy bảo-vệ cho pilot, A-37 không có, A-37 mỏng-manh tụi tôi thường nói lấy bút chì đâm cũng thủng, nhưng ông thỉnh-thoảng buồn-buồn ông cũng làm. Thả xong 4 trái bom, còn 2 trái nữa chưa thả, thấy target im-lặng không có gì hấp-dẫn ông bảo tôi: "hai, anh giữ cao-độ bay xa xa để tôi xuống dụ tụi nó" Trời ơi ! ông này chắc điên rồi! ông đưa phi cơ xuống 1,000 ft, thả flaps, bay tà tà 120-130 Knots, tôi bay vòng vòng 5,500ft nhìn xuống teo cu ! qua khỏi target ông kéo lên : "mẹ, chằng thấy thằng nào bắn cả, chán bỏ mẹ, Hai, thả luôn 2 trái 1 pass rồi mình về "Tôi hoàng hồn hú vía sợ gần chết !!

Ngắm gái trường Đồng-Khánh : Sau phi-vụ trong vùng A-sao, A-lưói phía tây của Huế, Đ/uý Du bảo tôi đổi qua tần-số khác [để nói chuyện riêng mà không ai biết ]. Sau khi check-in ông bảo tôi : anh turn off IFF, mình đi thăm các em Đồng-Khánh bây giờ là giờ ra chơi của cac em". 2 chiếc A-37 bay tà tà theo giòng sông Hương từ hướng Tây, đến gần trường ông xuống cách mặt nước chừng 200ft ông thả flaps, thả gears xuống bay slow-flight 120 knots, tôi bay cao hơn một chút đeo theo ông phi cơ tôi lắc- lư qua lắc-lư lại. Tôi chỉ liếc qua bên trái được vài giây thấy các em Đk mặc áo dài trắng đôi nón lá đứng ở sân trường, có vài ngước lên nhìn,không biết các em nghĩ gì,các em nhìn ngưỡng-mộ hay là cười 2 tên pilot khùng ?.

Bắn cờ VC ở sông Bến-Hải : Sông Bến-Hải có 2 cột cờ phe ta bên này, phe địch bên kia, hai bên cứ thi nhau nên cột cờ cả hai bên rất cao,2 lá cờ cũng rất bự. Sau phi vụ gần Khe-sanh, ông Du bảo tôi qua tần-số khác turn off IFF. Ở tần số mới ông nói : "Hôm nay trời đẹp mình còn nhiều xăng tui với ông đi bắn cờ VC chơi, bay combat formation ông bay sau tôi 2,000 ft, mình chơi mini-gun , ông chỉ turn-on master switch sau khi tôi kéo lên, ông đừng bắn lạng-quạng bể đít tôi đấy !" Tụi tôi bay dọc theo sông Bến-Hải về phía nam cao-độ 300 ft. Đến gần cờ VC ông bắn 5 giây đồng-hồ rồi kéo lên, tôi bắn khoảng 3 giây rồi kéo lên theo ông đi về, tổng-cộng hai đứa bắn vào khoảng 500 viên đạn, không biết có làm rách được cờ của tụi nó hay không?

Trên đường về ông cứ dặn đi dặn lại: "anh không được nói chuyện này với ai mấy ông lớn mà biết được thì ở tù cả lũ đấy "Ông hăm tôi vậy tôi lò dò vô phòng hành-quân một tuần sau đã thấy ông đang oang oang kể vụ bắn cờ VC cho mọi người nghe !.

Đ/uý Du cùng các Đ/uý khác trong phi-đoàn lên Th/tá, Chúng tôi đươc đãi ăn nhậu đều đều, ăn sáng, ăn trưa, ăn tối hoặc qua Mỹ-Khê nhậu thịt chó. Trong một buổi nhậu có người thắc-mắc hỏi Th/tá Du :"Th/tá bị bắn không biết bao nhiêu lần, nhảy dù mấy đợt mà Th/tá vẫn hung-hăng con bọ xít vẫn bay như điên bộ ông không lạnh cẳng, bộ ông không sợ chết sao? " Th/tá Du tỉnh bơ :"sống chết có số, thày số Huỳnh-Liên nói là con trai của gia-đình tôi sẽ không ai sông quá 25 tuổi, anh tôi chết trước 25 tuổi, mẹ, số trời đã định chết thì chết chứ sợ cóc gì " tôi nghe mà ớn xương sống.

Đà-Nẵng có rất nhiều quán cà-phê đẹp và thơ mộng, quán nào cũng có các em cashier đẹp và thơm như múi mít ngồi thâu tiền.

Bọn độc-thân tụi tôi tối nào cũng lang-thang la-cà hết quán này đến quán khác uống cà-phê, tán phét và ngắm các em cashiers.

Tôi trồng cây si ở quán Dung với em cashier Hoàng thị Mỹ Toàn, tán tỉnh cả tháng trời, em thương hại, em ban ân-huệ cho phép tôi lâu lâu một lần đón em đưa em đi làm rồi đưa về sau khi em hết "ca", chỉ có vậy thôi mà tôi đã sướng rên mé đìu hiu.

Ông Du đi học mưu-sinh thoát-hiễm 2 tuần ờ nước ngoài về, ông dô quán kiếm tụi tôi và uống cà-phê thấy em cashier đẹp ông nhào ngay lên tán người yêu lý-tưởng của tôi, ông rút trong áo bay màu cam của ông 2 cái khăn quàng cổ mầu tím mầu hồng ông tặng em. Tôi ngồi dưới này nhìn lên xem ông biễu-diễn nghệ-thuật cua đào của ông mà sững-sờ, chết điếng. Thôi thế này chắc giã từ người tình trong mộng, bye-bye người yêu lý-tưởng, thi đua tán gái với ai khác tôi còn hy-vọng, bây giờ mà đụng với tình địch Nguyễn Du lady-killer thì tôi chỉ thấy thua và thua, thua thê- thảm, thua vô điều-kiện.

Sáng hôm sau tôi mời ông đi ăn sáng để tôi ca bài ca "con cá nó sống nhờ nước" với ông. Tôi ca : "Anh Du ơi, anh là phi-công khu-trục lẫy-lừng, anh đẹp trai con nhà giầu học giòi, anh đào huê phong-tình nhất KQ, anh có đào khắp 4 vùng chiến-thuật, các em thấy anh là các em mê tít thò lò, ở Đà-nẵng này anh có thiếu gì đào, anh đưa đào phi-trường cho các em "coi súng A 37" đều- đều, tôi mê em Toàn này kinh-khủng, anh làm ơn làm phước tha em Toàn đi, may ra tôi mới có sơ múi "Tôi bốc thơm như thế mà có kết-quả, ông tha cho tôi, ông de số lui để tôi tán em Toàn. Sau này tôi chiếm được tim của người đẹp Hoàng thi Mỹ Toàn, tôi và nàng yêu nhau ra-rít yêu nhau đều-đều, yêu nhau dài dài cho đến ngày mất nước.

Phi-vụ chót trong ngày 30/4/1972 của Phi-doan 528 Hổ-cáp gồm có: Th/tá Nguyễn Du: Scorpion 111 leader, Th/úy Kim wingman. Cất cánh từ Đà-nẵng và đến vùng trời Quãng-trị vào khoảng 4 giờ. Sau khi liên-lạc với L-19, phi-tuần phải chờ ngoài biển 15 phút B-52 thả bom phía tây của target.

Phi-tuần chờ thêm 5 phút nữa để khói và bụi tan và bay đi khỏi target, L-19 bắn trái khói và chỉ-điểm mục-tiêu.

Scorpion 111: "Hai, 6 passes, random pattern".
Scorpion 112 : " Roger 6 passes."
Vừa thả xong trái bom số 6, trái bom chót của số 1, số 1 gọi liến số 2
Scorpion 111 : " Hai đừng thả, theo tôi."
Scorpion 112 : "Roger, out dry". số 2 không thả trái bom chót lên 6,000 ft. theo số 1.
Scorpion 111: "Hai, tụi nó bắn ông từ trong đám cây, north-west, 200 met từ target. Ông theo tôi, tôi bắn mini-gun chỉ chổ cho ông, trái bom chót ráng thả cho trúng tụi nó "
Scorpion 112: "Roger last pass".
Trong tần-số Guard có tiếng trả lời nghe rất nhỏ nhưng rõ-ràng:
"Aircraft's calling mayday, state your position and the nature of your emergency over"
Scorpion 112: "King 2 King 2 This is Scorpion one one two, Scorpion one one one ejected I see the chute ! I am ....miles on radial ....of TACAN... We are two A-37 from Da-Nang airbase Over" 10 giây trôi qua. King 2 : "Scorpion one one two, you are north or south of Mychanh's river over"
Scorpion 112: "I am one click south of Mychanh's river"
Kìng: "OK I scramble Rescue team, they will be there in 30 min.
Scorpion 112: "Roger, Thank you"
[Kìng là call-sign của mot chiếc C-130 của KQ Mỹ chỉ-huy tất cả các phi vụ rescue của Mỹ, 24/24 lúc nào cũng một phi cơ trên vùng trời VN]
Th/tá Du xuống bắt đầu bắn mini-gun, số 2 roll-in 2,000 ft sau số 1 đột nhiên Th/tá Du kéo phi cơ lên và bắt đầu quẹo trái.
Sorpion 111: "tôi trúng đạn"
Số 2 không thả trái bom còn lại, kéo phi cơ lên bay theo số một, phi cơ của Th/tá Du lên được 3,000 ft bình-phi , bay hướng đông ra biển. Một đám bùng lên ở phi cơ Th/tá Du.
Scorpion 112: "bail-out bail-out Một bail-out !"
Chiếc A-37 của Th/tá Du bắt đầu cháy và quay vòng vòng xuống đất rồi nổ tan tành.
Scorpion 112 trên tần-số Guard : " mayday mayday, this is Scorpion one one two calling, mayday mayday."
Một cái dù đỏ, Th/tá Du eject khỏi phi cơ và dù đã bung ra !
Dù của Th/tá Du còn bay lơ lửng trên trời, số 2 nghe được tiếng của Th/tá qua emergency radio của ông, giọng nói của Th/tá Du rất rõ-ràng và bình-tĩnh.
Th/tá Du : "Scorpion one one two Ông nghe tôi không?"
Scorpion 112: " lound and clear sir !"
Th/tá Du : "tôi bị thương ở bụng, Ông gọi rescue chưa ?"
Scorpion 112: "Đã liên lạc rescue, sẽ đến trong vòng 30 phút"
Th/tá Du: " OK "

Dù của Th/tá đáp xuống vùng cỏ cách một khu rừng vào khoảng 50 mét phía nam sông Mỹ-Chánh 3-400 mét.
5 phút sau khi dù của Th/tá Du chạm đất vài A 37 thuộc phi-đoàn 516 đã đến vùng, A 37 của PĐ 528 cũng đang trên đường đến Quãng-Trị. Tất cả các phi-tuần liên-lạc với Scorpion 112 để biết tin-tức và tình-trạng của Th/tá Du. Trời đã gần tối trực-thăng chằc đã về căn-cứ hết rồi nên các phi-tuần A-37 không liên-lạc được với ai để vào cứu Th/tá Du. Ngày này cũng là ngày bỏ Quảng-Trị.

Scorpion 112 bay trên chỗ dù rớt cao-độ 6,000 ft với một trái bom và xăng bắt đầu xuống thấp. Th/tá Du gọi lên lần nữa, giọng nói vẫn rõ ràng và bình-tĩnh.
Th/tá Du: "một đây hai !"
Scorpion 112: "go ahead một"
Th/tá Du: "trực-thăng tới chưa ? lẹ lên hình như vùng này có tụi nó"
Scorpion 112: "trực-thăng trên đường tới ông kiếm chỗ trốn đi"
Th/ta Du: "Ok'

S-112 muốn xuống thả trái bom còn lại và bắn mini-gun để VC không ra khỏi đám rừng nhưng sợ đạn và mảnh bom trúng Th/tá Du. S-112 xuống thấp 500 ft làm dry pass hy-vọng VC thấy nhiều phi cơ trên trời và nhào xuống nhào lên sợ không giám ra ! khi S-112 lên trở lại 6,000 ft, Th/tá Du gọi lên lần cuối-cùng, vẫn với giọng nói rõ-ràng và bình-tĩnh.

Th/tá Du: "tụi nó tới rồi"

Tiếng gọi trên tần số của một Phi-tuần-trưởng thuộc phi-đoàn 528 : "scorpion 112 anh gần hết xăng rồi, về đáp đi có nhiều phi-tuần ở đây rồi "Scorpion 112 đi phi-vụ với 2 phi cơ bây giờ trở về một mình. S-112 bay ra biển bỏ trái bom và 2 bình xăng phụ, lên 10,000 ft bay với maximun endurance speed, gọi phi-trường, declare emergency đáp an-toàn.

Operation rescue Th/tá vẫn tiếp-tục đêm đó và sáng hôm sau, vài chiếc trực-thăng bị trúng đạn rớt.

Vài tháng sau phi-đoàn nghe tin đồn; báo Hồng-Kông đăng hình Th/tá bị xử tử-hình, ném đá chết ở Quãng-Trị.

Anh Du ! hồi xưa anh kể cho tôi nghe truyền thống của dân khu-trục

A-1: để tưởng nhớ người bạn gẫy cánh trên chiến-trường các bay trên nơi bạn mình rớt mở canopy ném xuống cho bạn một bao thuốc lá Lucky-strike. Hôm nay nhớ anh viết về anh, tôi đốt một điếu thuốc để đây cho anh, mong anh thích Marlboro lights .

Anh Du ơi ! Vĩnh-biệt.
Scropion one one two over .

WingmanF5 27/12/2007
Trần Kim


          

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hòa hợp, Hòa giải

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  •           
    Hòa hợp, Hòa giải
    ___________________________
    Vương Mộng Long
              





    Ngày 15 tháng Tư năm 1993 tôi dắt díu vợ con, hối hả lên đường bỏ xứ.

    Chúng tôi ra đi, một gia đình sáu người, mỗi người vỏn vẹn chỉ có hai bộ quần áo cùng cái Jacket chống lạnh; hành trang còn lại là hai va-li sách vở.

    Chuyến bay rời Việt-Nam hôm đó dành riêng cho những gia đình cựu tù nhân cải tạo có tên trong danh sách RD2, RD6 và cái đuôi của danh sách H15; tên tôi nằm trong danh sách RD2.

    Trưa hôm đó, trên sân ga quốc tế của phi trường Tân Sơn Nhất đã diễn ra một cuộc chia ly đầy tiếng cười, nhưng cũng có nước mắt. Những người ra đi mặt mày rạng rỡ, hớn hở, tươi vui, vì sắp thoát khỏi một vùng trời tăm tối, để bước vào một thế giới chói lòa ánh sáng. Những người đi tiễn đưa thì, có người khóc vì thương người ra đi, có người khóc vì thương chính bản thân họ, vì sao họ lại không là người ra đi?

    Thời ấy, vào năm 1993, dưới chế độ Cộng-Sản, con cái tôi, nói chung là con của cựu sĩ quan Quân Lực Việt-Nam Cộng- Hòa bị xếp hạng thứ 17/17 trên nấc thang ghi mức độ ưu đãi, ưu tiên về giáo dục, và tuyển dụng của nhà cầm quyền.

    Các con tôi không thể mơ tưởng có một ngày được phép ghi danh vào đại học, cho dù chúng là những học sinh xuất sắc trong các trường trung học.

    Tới Mỹ rồi, đa phần con cháu của những gia đình H.O đã trở thành những tinh hoa của cộng đồng Việt-Nam trên quê hương mới. Nay, dù không được giàu có cho lắm, nhưng con cái tôi đã không còn là những người vô sản, phải chạy ăn từng bữa toát mồ hôi như thời gian sau tháng Tư năm 1975. Tính tới nay thì tôi tới Mỹ và ở Mỹ vừa tròn hai mươi sáu năm. Tôi đã ở yên trên đất nước này mà chưa hề nghĩ tới chuyện quay về thăm nơi cắt rốn, chôn nhau.

    Dù 44 năm đã trôi qua, vậy mà cứ tới tháng Tư, lòng tôi lại bồi hồi nhớ lại những chuyện không vui đã xảy ra trong suốt những năm dài trầm luân sau ngày Sài-Gòn sụp đổ.





    o O o

    Mười một ngày sau khi thua trận, từ 11 tháng 5 năm 1975 tôi đã bị tù rồi, nên chuyện kể của tôi sẽ bắt đầu từ những gì tôi thấy ở trong trại tù.

    Ngày ấy, đã là cuối tháng 8 năm 1975, chúng tôi đang “học tập” trong căn cứ Long-Giao.

    Trên loa phóng thanh của trại giam, hàng ngày tôi được nghe những câu chuyện gia đình Bắc, Nam đoàn tụ sau nhiều năm cách xa, vì Hiệp định Genève năm 1954 đã chia đôi hai miền đất nước. Tôi cũng nghe được những câu tuyên bố thắm đượm tình người của Chủ Tịch Nước Tôn Ðức Thắng và Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng kêu gọi toàn dân Việt-Nam hãy xóa bỏ hận thù, cùng nhau hòa hợp, hòa giải để tái xây dựng một đất nước Việt-Nam hùng mạnh.

    Chúng tôi cũng đã học được 8 bài học căn bản để sẵn sàng hòa nhập vào xã hội mới.

    Một sớm mai đầy sương mù, có lệnh từ ban chỉ huy trại bắt chúng tôi phải áo quần tươm tất sạch sẽ để sẵn sàng nghênh đón một phái đoàn cấp cao do “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm dẫn đầu tới thăm trại. Chúng tôi cũng nghe phong thanh rằng, dịp này phái đoàn của chính phủ sẽ xét tha ra khỏi trại những cải tạo viên nào có thành tích “học tập tốt và lao động tốt”.
    Ai cũng nghĩ mình sẽ là người đã học tập tốt, lao động tốt. Ai cũng hy vọng hôm nay sẽ có một cuộc phóng thích “đại trà”.

    Chúng tôi chờ đã khá lâu phái đoàn mới xuất hiện. Phái đoàn đi trên hai chiếc xe con, không có ai hộ tống.

    “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm miệng cười toe toét, dẫn đầu phái đoàn quan khách gồm ba đàn ông và ba đàn bà tiến vào hội trường Long-Giao trong tiếng “Hoan hô!” dậy trời, lở đất của trại viên.

    Phái đoàn Chính Phủ Cách-Mạng người nào cũng mặt mày rạng rỡ, thân mật và vui tươi. Ba cán bộ nam mặc đồng phục áo bốn túi màu bồ quân, may bằng thứ vải dành riêng cho cán bộ cấp cao. Vị nào cũng đeo kiếng mát, đồng hồ, và lủng lẳng bên hông một cái cặp da thủ trưởng. Ba nữ cán bộ thì chị nào cũng có một cái túi xách to với dây quàng qua vai, cổ quấn khăn rằn, dáng dấp đẹp đẽ như những bà bán vé số rong trên đường phố Miền Nam trước ngày “Giải Phóng”

    Về phía trại viên chúng tôi thì, trại viên nào cũng có vẻ hân hoan, hy vọng. Ai cũng mong những hồ sơ trong cặp da của các “đồng chí” sẽ có tên mình trong số những người sẽ được trả tự do, về với gia đình.

    Trước khi vào chỗ ngồi dành cho các vị khách quý, phái đoàn còn dừng lại trong sân chuyện trò thân mật với chúng tôi. Các vị này rất thực thà, cởi mở, giản dị và bình dân. Có vài anh em nêu thắc mắc là, nghe theo lệnh của Ủy-Ban Quân Quản Thành Phố, khi ra đi chúng tôi chỉ mang theo một tháng tiền ăn cho ba mươi ngày, nay đã gần ba tháng qua rồi mà chưa được về, nếu hôm nay chúng tôi được tha thì chúng tôi sẽ gửi tiền về địa chỉ nào để thanh toán những ngày ăn mà chúng tôi còn thiếu nợ? Nghe hỏi thế, các “đồng chí” bèn xua tay nói rằng chúng tôi đừng lo xa, chính quyền và nhân dân đã dự trù cách giải quyết mọi chuyện đâu vào đó cả rồi.

    Một cải tạo viên nguyên là một cựu sĩ quan Không Quân vừa nhận ra “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm là người cùng quê. Anh ta cứ quấn quýt bên chân “đồng chí” không chịu rời xa, cứ như là sợ có người cướp “đồng chí”của anh ta đi mất!

    Buổi sơ giao các “đồng chí” đã gieo vào lòng chúng tôi một cảm giác thật là thân thiện và ấm áp.

    Sau một hồi hàn huyên thắm tình hòa hợp, hòa giải dân tộc, mọi người về vị trí đã định sẵn để an tọa. Phái đoàn của “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm ngồi trên bục, trại viên ngồi im trên ghế trong hội trường. Không khí thật là im lặng, trang nghiêm.

    Anh em cải tạo viên thuộc khối 30 của tôi được ưu đãi, được xếp chỗ ngồi ngay dưới chân và trước mặt khán đài. Chúng tôi chiếm được vị trí tốt này cũng do công lao của ông khối trưởng có tên là anh Ba Gà Mổ, anh Ba Gà Mổ tên thật là Nguyễn Văn Lộc, nguyên là một thiếu tá làm việc trong Bộ Tổng Tham Mưu.

    Anh Ba Gà Mổ rất được lòng cán bộ cai quản trại giam. Anh đã được cán bộ giao quyền tiến cử ba cải tạo viên tiến bộ nhất sẽ lên bục phát biểu cảm tưởng đón chào “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm.

    “Nghiêm!”

    Viên cán bộ trại trưởng hô to. Mọi người đồng loạt đứng phắt lên, cùng nhau cất cao tiếng hát “Giải phóng miền Nam”:

    “Vùng lên! Nhân dân miền Nam anh hùng!
    Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng.
    Thề cứu lấy nước nhà!
    Thề hy sinh đến cùng!
    Cầm gươm, ôm súng, xông tới!
    Vận nước đã đến rồi.
    Bình minh chiếu khắp nơi.
    Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời.”

    Rồi thì, hứng chí, thừa thắng xông lên, bà con tự động lặp lại bài hát này tới hai lần. Sau khi đã “Cầm gươm, ôm súng, xông tới!” mệt ná thở, mọi người còn phải tiếp tục gân cổ thét:

    “Hồ Chủ Tịch muôn năm!” – “Muôn năm! Muôn năm!…”
    “Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa muôn năm!” – “Muôn năm! Muôn năm!…”

    Rồi chúng tôi được phép ngồi xuống ghế để thở.

    Thở xong, lấy lại được sức lực, chúng tôi bắt đầu rì rầm nói chuyện với nhau. Viên cán bộ trại trưởng cũng vừa hồi sức, y trở về vị trí, đưa tay với chiếc micro:

    – Yêu cầu các anh em trại viên giữ yên lặng, trật tự! Nhân dịp có phái đoàn đại diện của chính phủ và nhân dân tới tham quan. Chúng tôi cho phép một vài anh đại diện trại viên lên phát biểu cảm tưởng và đạo đạt thỉnh nguyện lên cho chính quyền cứu xét. Mời anh thứ nhất lên đọc bài phát biểu!

    Anh thứ nhất nguyên là Thiếu tá Ðịa Phương Quân của Tiểu khu Pleiku. Anh ta là người Bắc Di Cư, tuổi khá già, nên ăn nói lưu loát lắm. Ðang thả hồn lâng lâng với những câu phân trần của anh, thật là hợp với ý tôi, vì tôi cũng là dân Bắc Di Cư!

    “Chúng tôi nhẹ dạ nghe lời dụ dỗ của Thực Dân và Ðế Quốc nên mới di cư vào Nam rồi bị bắt vào lính Nguỵ…”

    thì thình lình, tôi giật bắn người với tiếng hét chói tai:

    <“Ðả đảo Ngụy Quân! Ngụy Quyền!”
    “Ðả đảo Ðế Quốc Mỹ!”

    người bạn ngồi kế bên, vừa kéo tay cho tôi đứng lên, vừa hối:

    “Ðứng dậy! Ðứng dậy! Ðả đảo mau lên! ”

    Tôi vội vàng dụi mắt, ba chớp, ba nháng hét theo: “Ðả đảo! Ðả đảo!”

    Trước khi xuống đài, ông Thiếu tá Di Cư còn, “Hoan hô! Ðả đảo!” vài lần nữa. Dĩ nhiên chúng tôi cũng phải ngoạc mồm, to tiếng phụ họa theo.

    Anh cải tạo viên Thiếu tá Di Cư về tới ghế ngồi mà mắt còn ngoảnh lại nhìn “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm như dò hỏi xem “Ðồng chí” có hài lòng với bài diễn văn của anh ta không. Hình như “Ðồng chí” có vẻ vui, vì tôi thấy ông nhoẻn miệng cười, hai bàn tay ông vỗ vào nhau ba lần nghe, “Ðộp! Ðộp! Ðộp!”

    Cải tạo viên thứ hai là một Hải Quân Thiếu tá. Anh này cũng là dân Bắc Di Cư. Vừa mở tờ giấy phản tỉnh, thú tội ra, anh đã cất tiếng khóc rống lên như cha anh ta vừa chết:

    “Ôi! Bác Hồ ơi! Chúng con thương nhớ Bác! Chúng con là những đứa con có tội! Chúng con đã lỡ dại đi theo Mỹ, Ngụy chống lại tổ quốc, giết hại đồng bào! Bác ở trên trời, Bác linh thiêng, hãy tha tội cho chúng con! Bác ơi! Bác ơi!”

    Bụng tôi bỗng réo lên “Ồ! ồ! ồ!…” tôi vội lủi ra cửa xin cán bộ cho phép đi vệ sinh. Tới khi tôi trở về thì bài diễn văn của ông cựu Hải Quân Thiếu tá đã chấm dứt. Trên khán đài, “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm đang gật gù,

    – Ðáng lý ra, các anh không xứng đáng được gọi Hồ Chủ Tịch là Bác! Nhưng chúng tôi cũng châm chước cho các anh lần này! Lần sau các anh chỉ được gọi Bác Hồ là Hồ Chủ Tịch! Bác là Bác của chúng tôi! Bác không phải là Bác của các anh! Nghe rõ chưa?”

    Nghĩ cũng đúng! “Bác Hồ” đâu phải của chúng tôi? Chúng tôi thường quen gọi ông ta là “Già Hồ” – “Cáo Già” – “Hồ Già bán nước” hay “Hồ Già cõng rắn cắn gà nhà!” nay bỗng dưng bị bạn tù ép buộc tung hô ông ta là “Bác” hèn gì tai tôi, lưỡi tôi, có vẻ như hơi ngượng ngùng vì chưa quen!

    Cải tạo viên đại diện thứ ba là một cựu Thiếu tá Biệt Ðộng Quân. Anh ta là người Miền Trung. Anh này có cái lợi thế là mặt anh trông rất giống mặt “Bác”, cũng cặp mắt đó, cũng đôi tai đó…

    Sau một hồi ca tụng, tuyên dương công lao của Hồ Chủ Tịch, người đã “đẻ” ra đất nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng -Hòa, anh Biệt Ðộng Quân bắt đầu than khóc, hối hận những điều mà anh đã lỡ lầm làm hại đồng bào trong những năm đi lính Biệt Ðộng Quân. Nước mắt của anh rơi lã chã, chứng tỏ rằng trong lòng anh, lúc đó đang đau đớn và hối hận thực sự. Anh tự kết án anh là một kẻ phạm đại tội với nhân dân, đáng bị đem ra tòa xử tử. Anh cao giọng cầu xin nhân dân hãy tha tội cho anh, cho anh cơ hội làm lại cuộc đời! Khi bước xuống đài, anh cựu Biệt Ðộng Quân này còn vừa đi vừa sụt sịt.

    Một anh ngồi bên cạnh, ghé tai tôi thì thầm,

    – Ð M! “Thằng mặt dơi tai chuột” này đóng kịch hay quá!

    Anh bạn ngồi bên tôi cũng là một Biệt Ðộng Quân Vùng 2 nên không lạ gì cái anh kịch sĩ vừa lên đài kêu khóc than van kia. Cái tên “Thằng mặt dơi tai chuột” cũng là do tụi tôi đặt cho anh kịch sĩ này từ khi anh ta còn mang lon chuẩn úy ở Liên đoàn 2 Biệt Ðộng Quân Pleiku. Tôi buồn bã buông xuôi,

    – Ðừng trách nó làm gì! Mỗi người có cách mưu sinh riêng, không ai giống ai!

    Ðể kết thúc phần phản tỉnh, thú tội của cải tạo viên, cán bộ trại trưởng thay mặt Chính Quyền Cách Mạng và nhân dân tuyên bố rằng, sẽ khoan dung tha thứ cho chúng tôi là những đứa con lầm đường lạc lối nhưng nay đã biết hối hận ăn năn.

    Sau đó là vỗ tay tưng bừng, tù vỗ tay, cán bộ vỗ tay, quan khách cũng vỗ tay.

    “Cộc! Cộc! Cộc!…” viên cán bộ trại trưởng liên tục gõ cán của cái micro trên mặt gỗ để vãn hồi trật tự. Tiếng vỗ tay ngừng.

    “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm từ từ đứng lên, từ từ tiến về phía cái kệ gỗ. Chúng tôi lại vỗ tay ào ào. Có người còn la lên, “Hoan hô! Hoan hô!…”

    Một tay cầm cái micro, tay kia giơ lên quơ quơ trên không, ngụ ý ra dấu cho mọi người giữ im lặng, “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm đột nhiên biến thành một người khác! Trước hàng trăm con mắt sững sờ của chúng tôi, tên cán bộ cao cấp Cộng-Sản ấy không còn nụ cười trên môi nữa, mặt y đã trở thành lạnh như tiền.

    Ngồi đối diện ngay mặt Cao Ðăng Chiếm, nên tôi nhìn rõ đôi mắt hắn ta đỏ ngầu mỗi khi hắn gỡ cặp kính râm ra nghỉ thở.
    Tôi thấy bàn tay hắn nắm chặt, như muốn bóp nát cái micro vào những lúc hắn ta gằn giọng biểu lộ sự căm hờn. Tiếng nói của viên cán bộ Việt-Cộng Phó Chủ Tịch Ủy- Ban Quân Quản Thành Phố Sài-Gòn Chợ-Lớn sang sảng vang lên, làm cho tóc gáy tôi dựng đứng như lông nhím:

    “Các anh nghe đây!
    Hôm nay tôi tới đây là để thay mặt Chính Quyền Cách Mạng, thay mặt nhân dân để cho các anh biết rằng, tội ác của các anh là tội ác tày đình, không thể gột rửa được!”

    Xoè bàn tay ra phẩy phẩy mấy cái trước mặt, cái đầu thì lúc lắc, tỏ vẻ khinh bỉ, cán bộ Chiếm gằn giọng:

    “Ðừng tưởng rằng chúng tôi sẽ tin những lời thú tội, ăn năn của các anh đâu! Ðừng tưởng rằng chúng tôi sẽ động lòng trắc ẩn vì những giọt nước mắt cá sấu của các anh đâu!”

    Giơ cao tay, đập cái micro xuống mặt gỗ, mặt y đổi sang màu tím ngắt:

    “Nhân dân và Chính Quyền Cách Mạng chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc không có nghĩa là quên hết hận thù. Hận thù chỉ quên hết khi chúng tôi đã trả thù xong!”

    Tiếp đó, những lời đe dọa báo thù cứ như những phát đạn bắn ngay mang tai của những người ngồi nghe:

    “Ngày xưa các anh cướp nhà cửa, ruộng vườn của chúng tôi, lấy vợ của chúng tôi, lấy con của chúng tôi, lấy xe cộ, tàu bè của chúng tôi. Nay chúng tôi sẽ đòi lại tất cả những thứ đó! Chúng tôi sẽ lấy nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, tàu bè của các anh. Chúng tôi sẽ chiếm đoạt vợ con của các anh!”

    Càng lúc, giọng cán bộ Chiếm càng lên cao, càng dõng dạc:

    “Không thể hòa hợp hòa giải chung chung.
    Bao giờ các anh trắng tay, các anh hoàn toàn thần phục, ngoan ngoãn tuân theo lệnh của chúng tôi thì lúc đó mới có thể hòa giải được!
    Còn chuyện hòa hợp thì chỉ có thể xảy ra khi nào các anh đã trở thành người giống như chúng tôi.”

    Rồi Cao Ðăng Chiếm chuyền cái micro từ tay phải sang tay trái, cánh tay phải vươn dài hết mức, bàn tay nắm lại, ngón tay trỏ của y chỉ vào mặt những người đang ngồi nghe. Ngón tay đó cất lên, hạ xuống một cách thật chậm rãi, giống như một nòng súng ngắn K 54 đang nổ những phát đạn ân huệ vào đầu tử tội. Tiếng cán bộ Cao Ðăng Chiếm vang vang, ngạo nghễ:

    “Hãy tỉnh trí mà suy nghĩ những gì tôi nói. Hãy ghi nhớ những gì tôi nói!”

    Dứt lời, Cao Ðăng Chiếm vứt cái micro trên mặt kệ gỗ, rồi lừ lừ cất bước rời chỗ đứng, mắt không hề liếc nhìn ai. Ðoàn tùy tùng của y cũng vội vàng xô ghế đứng lên đi theo. Hai chiếc xe con phóng đi đã vài phút rồi mà hội trường còn im lặng như bị đóng băng.

    Chúng tôi theo chân nhau lầm lũi đi về lán. Cái không khí háo hức “phấn khởi, hồ hởi” đã biến mất, lúc ấy còn chăng là những gương mặt cam phận buồn rầu.

    Sau ngày đó, anh em chúng tôi thường tụ tập phân tích những điều mà cán bộ Cao Ðăng Chiếm đã nêu ra trong lần thăm trại Long-Giao. Chúng tôi thấy hầu như chẳng ai có “nợ máu” với nhân dân cả! Vì Việt-Nam Cộng-Hòa là một đất nước có luật pháp, có chính quyền; ai phạm tội thì bị bắt, bị xử phạt, bị truy tố ra tòa án và bị giam cầm ngay. Chẳng ai dám ngang nhiên cướp đất đai, nhà cửa, xe cộ, vợ con của người khác cả.

    Trong một buổi học tập, khi cán bộ nghe tôi kể rằng trong trận Pleime năm 1974 đã có hơn một nghìn cán binh Cộng -Sản bị giết thì những anh thiếu tá cải tạo viên khác cũng bị vạ lây ngay,

    – Ðấy!Thấy chưa? Mới có một anh Thiếu tá Long mà đất nước ta đã thiệt mất một nghìn thanh niên yêu nước. Miền Nam lại có tới mấy nghìn thiếu tá! Các anh cứ làm tính nhân lên thì biết ngay rằng, đã có bao nhiêu thanh niên yêu nước bị sát hại?

    Nghe lời cán bộ kết tội sau khi “làm tính nhân”, nhiều bạn tôi giãy nảy lên, chối đây đẩy. Họ nói rằng suốt thời gian đi lính họ chưa từng bắn viên đạn thật nào thì làm gì có cơ hội để giết người? Có anh còn đem chuyện mình chuyên ăn chay trường ra để chứng minh rằng anh ta là người vô tội.

    Sau khi phân tích đã đời, anh em chúng tôi thấy chỉ những anh lính tác chiến là có “nợ máu” phải lo, phải sợ. Còn các anh em khác cứ yên chí học tập chờ đợi ngày về. Tôi là dân tác chiến, nên tránh bàn bạc với các bạn tôi về đề tài này.





    o O o

    Thời gian “học tập” chưa qua được bao lâu mà đã có hai ông thiếu tá qua đời vì bệnh. Tôi chỉ nhớ tên hai ông, mà không nhớ họ, ông thứ nhất tên là Khôi, ông thứ hai tên là Kỳ. Mộ hai ông được chôn sát bên hàng rào kẽm gai đằng sau nhà bếp.

    Tiếp đó là một ông đại úy chết vì bị mìn nổ. Ông này chết trong lớp rào phòng thủ. Người thì nói ông ta chui vào rào để kiếm mớ rau tàu bay ăn cho đỡ đói; người thì nói ông ta chui rào vượt ngục. Chẳng biết ai nói đúng, ai nói sai?




    Sau ngày tên Việt-Cộng Cao Ðăng Chiếm thăm Long-Giao, tôi nhìn thấy tương lai đời tôi sao mù mịt quá! Tôi rủ được hai anh bạn, một là cựu Biệt Ðội Trưởng Biệt Ðội Quân Báo của Quân Ðoàn II, một là cựu quận trưởng quận Nhơn Cơ chuẩn bị vượt ngục. Nào ngờ tới ngày hẹn, hai vị này hủy bỏ chương trình, tôi đành dự trù sẽ ra đi một mình.

    Thời gian sau, tôi lo lựa những cục cơm cháy đem phơi. Rủi thay, việc chuẩn bị của tôi lại lọt vào đôi mắt tò mò của một anh hạm trưởng tù cùng phòng. Ðứng trước sân, giữa trời nắng chang chang, anh ta đưa tay chỉ lên mái tôn, nơi tôi phơi cơm cháy, vừa cười, vừa la oang oang:

    – Bà con ơi! Có người chuẩn bị lương khô để vượt ngục! Ha! Ha! Ha!…

    Tôi đành cười giả lả:

    – Phơi cơm cháy để thay cà phê mà!

    Miệng tôi tuy cười, nhưng trong lòng, tôi muốn siết cổ, móc họng tên chó săn này quá! Tôi đành mang cơm cháy ra giã nhỏ để làm cà phê rồi cắn răng chờ cơ hội.

    Mãi tới khi bị đưa ra Hoàng Liên Sơn ngoài Bắc, tôi mới có dịp chắp cánh bay.

    Tiếc thay! “Số trời khi đã tận, sức lay thành nhổ núi có làm chi!” (Thơ Phạm Thái) . Hai lần vượt ngục của tôi đều thất bại, xương sườn gãy, răng cũng gãy! Bị đánh đập tưởng chết mất rồi. Rồi tôi phải cắn răng trả giá cái hành động ngông cuồng của mình với những ngày dài trong cùm kẹp, tra tấn, đày ải, nhục hình. Và càng ngày “nợ máu” của tôi càng chất cao thêm!




    Thời gian cứ lạnh lùng trôi…

    Buổi sáng tiếng kẻng dựng chúng tôi thức dậy; buổi tối tiếng kẻng lùa chúng tôi vào lán. Thét rồi chúng tôi tưởng mình là con trâu, con bò, quên rằng có thời chúng tôi đã là con người!

    Ở xứ này, con người có khác gì con trâu đâu? Bằng cớ là một hôm, con trâu kéo cày của tổ tăng gia trượt chân rơi xuống suối. Chúng tôi bị tập họp ngồi trước sân để nghe tên Thượng úy Xuyên, cán bộ chính trị của trại giải thích:

    “Con trâu chết thì ta làm thịt để bồi dưỡng. Cứ trích tiền ăn tháng sau của các anh để mua con trâu mới là xong ngay! Các anh đừng lo nghĩ gì về chuyện này cho nhọc xác!”

    Lâu nay cứ ăn rau hoài, chúng tôi thèm thịt quá! Nghe nói con trâu chết nặng cả trăm cân. Ai cũng yên trí rằng kỳ này sẽ có dịp ăn thịt trâu đã đời! Nhưng thực tế thật phũ phàng! Chỉ năm phút sau khi con trâu bị mổ bụng thì bộ lòng trâu và cái đầu trâu đã bị tụi vệ binh chia nhau đem đi hết. Tất cả thịt nạc, thịt mỡ lọc ra đều bị xát muối bỏ vào lu để trong nhà bếp của ban chỉ huy trại, dành cho cán bộ ăn dần. Phần còn lại gồm có một bộ da, một bộ xương, và bốn cái cẳng dưới thì được chia cho nhà bếp của gần 400 miệng tù.

    Sau bữa canh xương trâu nấu rau muống, chúng tôi phải kéo cày thay trâu. Trên thửa ruộng khô canh tác đậu nành, một cải tạo viên hai tay giữ cán cày ra sức đẩy tới. Một trại viên khác còng lưng kéo cái dây thừng quàng qua vai. Người đẩy cái cày và người kéo cày là đồng loại, nên ra lệnh cho nhau dễ dàng hơn là người ra lệnh cho trâu, “rẽ phải, rẽ trái, quay lại!…”

    Con trâu chết, anh trại viên thường ngày cầm roi đi cạnh dắt trâu bị mất việc, vì anh không đủ sức khỏe để kéo cày; anh bị chuyển lên khung chăm sóc mấy con lợn cho cán bộ.

    Vì “lao động là vinh quang” là khẩu hiệu làm việc cho toàn dân cả nước Việt-Nam, nên cai tù bắt chúng tôi làm việc theo chế độ “thông tầm”, nghĩa là làm việc quần quật một hơi từ mờ sáng tới mờ tối mới ngừng tay, trừ nửa giờ ăn bữa trưa ngay tại chỗ.

    Ðó là chưa kể tới những ngày lạnh cóng mùa Ðông, vì ngày thì ngắn, đêm lại dài, nên khẩu hiệu “Làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm” được áp dụng triệt để, khiến cho chúng tôi gần như kiệt sức, mắt mờ chân mỏi; có người không chịu nổi đã phải uống thuốc ký ninh vàng để tìm cái chết.




    Mỗi năm chúng tôi có ba ngày được ăn cơm không độn, đó là các ngày, mùng Một, mùng Hai và mùng Ba Tết Âm Lịch.

    Một tháng chúng tôi có ba ngày ăn theo chế độ độn năm mươi phần trăm (50%) nghĩa là bát cơm có năm mươi phần trăm (50%) là gạo, năm mươi phần trăm (50%) kia là khoai, ngô, hoặc sắn. Hai mươi bảy ngày còn lại của mỗi tháng là chế độ ăn độn một trăm phần trăm (100%) nghĩa là trong bữa ăn, không có hạt gạo nào, tất cả chỉ là khoai, ngô, hay sắn.

    Ðau ốm, bệnh gì cũng chỉ có một thứ thuốc chữa, đó là Xuyên Tâm Liên.

    Trong thời gian bị lưu đày nơi rừng thiêng nước độc, đầy muỗi vắt, bạn bè tôi rơi rụng dần.

    Người thì xác chôn bên chân Ðèo Khế, người ngủ giấc nghìn thu trên đỉnh Lũng Ngàn, Cẩm-Nhân.




    Cũng vì bị giam giữ ở Cẩm-Nhân, Yên Bình, Yên Bái trong thời gian 1976-1978 mà tôi biết được một chuyện mà nhiều người không biết đó là: Hai mươi năm trước ngày 30 tháng Tư năm 1975, ở xã Cẩm-Nhân đèo heo hút gió này, đã có người bị gọi là “lính Ngụy” sống lưu đày ở đây rồi!

    Số là, nhân dịp đi làm vần công, lợp mái chợ Cẩm-Nhân, tôi có dịp quen với một ông già, tuổi quá sáu mươi, tên ông ấy là An. Ông An là người Việt có quốc tịch Pháp, tên Tây của ông là André. Ông André là Trung úy trong quân đội Liên Hiệp Pháp.
    Theo như ông nói, thì Tướng Phạm Văn Phú khi còn đeo lon thiếu úy đã từng làm việc dưới quyền Trung úy André.

    Sau Hiệp Ðịnh Genève, các đơn vị của quân đội Liên Hiệp Pháp được lệnh rút theo đường số 5 từ Hà-Nội xuống Hải-Phòng rồi lên tàu há mồm của Mỹ để vào Nam. Dân chúng hai bên đường số 5 bị Việt-Minh xúi giục đã kéo nhau ùa ra lộ níu chân các anh lính Việt Nam, mời gọi các anh ở lại.

    Trung úy André đã mủi lòng, bỏ đơn vị, bỏ thuộc cấp, ở lại với cô thôn nữ mà anh đã gặp. Suốt một năm dài sau đó, anh Trung úy André được xưng tụng như một anh hùng, đi khắp nơi để chiêu dụ các anh lính Việt-Nam bỏ ngũ. Cho tới một ngày năm 1955, hết hạn Di Cư, hết tàu há mồm chở người vào Nam, Trung úy André bỗng nhiên trở thành một anh “lính Ngụy”. Tên “André” của anh bị Việt- Nam hóa thành “An”.

    Cuối năm 1955, anh An lính Ngụy và người vợ là cô gái quê đã níu chân anh trên Quốc lộ 5, bị “chỉ định cư trú” lên Thượng Du ở với những người dân Tày trong thôn Cẩm-Nhân. Nơi này sau đó trở thành vùng đất đầu nguồn của hồ Thác Bà.

    Ông An lính Ngụy có người con gái tên Dung. Nhưng trong xóm còn có một cô gái nữa cũng tên Dung, cùng trang lứa, nên cô Dung con ông An bị người ta gọi là “cô Dung Ngụy!” để phân biệt.

    Nhân chuyện này mà tôi biết, hai mươi năm trước ngày chúng tôi mang tên “lính Ngụy” đã có người mang tên “lính Ngụy” rồi.

    Biết chuyện này, tôi cũng đâm ra lo lắng, không biết ngày đó, trong Hẻm 555 Trần Hưng Ðạo Sài-Gòn, mấy đứa con tôi, mà tên gọi ở nhà là “Vịt, Cò, Giao, Liêu” có bị người ta thêm chữ “Ngụy” để thành “Con Vịt Ngụy”, “Con Cò Ngụy”, “Con Giao Ngụy” và “Cu Liêu Ngụy” hay không?(!)…




    Còn một chuyện nữa cũng ít người hay biết, đó là việc người ta chuẩn bị đưa tất cả cải tạo viên đang ở trong các trại miền Bắc về định cư trong Vườn Quốc Gia Cúc Phương thuộc tỉnh Thanh Hóa. Chương trình đề ra là, cải tạo viên sẽ tới vùng định cư trước, dựng nhà, khai khẩn ruộng vườn, sau đó chính phủ sẽ cho phép vợ con họ lên vùng để đoàn tụ.

    Người được trao quyền đại diện cư dân trong khu Kinh Tế Mới Cúc Phương này sẽ là cải tạo viên Nguyễn Hữu Có cựu Trung Tướng Việt-Nam Cộng-Hòa, từng đảm nhiệm chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng của chính phủ Nguyễn Cao Kỳ. Năm 1979-1980 khi bị giam trong trại Nam-Hà, Phủ-Lý, tôi đã có dịp được Tướng Có thổ lộ cho biết chuyện này, ngay sau khi ông ta trở về từ chuyến thăm viếng Công Viên Quốc Gia Cúc Phương. Không hiểu vì sao chương trình định cư này đã bị hủy bỏ vào giờ phút chót.




    Trong khi đó ở miền Nam, bố vợ tôi, một sĩ quan giải ngũ trước ngày Sài-Gòn đầu hàng cũng bị bắt đi tù.

    Căn nhà mà gia đình nhạc gia tôi cùng lũ em trú nắng, tránh mưa trên đường Hàm Nghi Ban Mê Thuột cùng với chiếc xe nhà hiệu Jeep Willy cũng bị chính quyền Cộng-Sản của thành phố tịch thu. Mẹ vợ tôi và lũ em chưa tới tuổi trưởng thành của vợ tôi phải dọn sang nhà hàng xóm ở nhờ.

    Tiếp đó lại có tin căn phố số 72 đường Tăng Bạt Hổ, Qui-Nhơn của bố mẹ vợ tôi cũng bị Cộng Sản trưng dụng làm kho lương thực của thành phố.

    44 năm qua rồi, cha mẹ vợ tôi cũng đã qua đời, mà tài sản bị chính quyền trưng dụng vẫn chưa được trả lại cho chủ của nó.

    Cũng vì cái chủ đích của quân xâm lăng là, “Bao giờ các anh trắng tay, các anh hoàn toàn thần phục, ngoan ngoãn tuân theo lệnh của chúng tôi thì lúc đó mới có thể hòa giải được!” mà sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 nhiều gia đình mất nhà, mất cửa, phải dầm mưa dãi nắng nơi rừng rậm, núi cao trong những vùng Kinh Tế Mới. Ðó là chưa kể tới những chiến dịch đánh tư sản, những đợt đổi tiền, khiến cho không biết bao nhiêu người dân vô tội bị lâm vào cảnh đói khổ, lầm than.




    Ngày tôi ra khỏi trại tù năm 1988, khi đi qua Ngã Sáu Chợ Lớn tôi gặp ông Lang Trọc, một vị đàn anh nguyên là cựu Trung tá liên đoàn trưởng một liên đoàn Biệt Ðộng Quân ở Pleiku. Vị cựu Trung tá liên đoàn trưởng lúc đó đang sinh sống bằng nghề bán hột vịt lộn gần bùng binh nơi Ngã Sáu. Ông Lang Trọc bùi ngùi kể cho tôi nghe một chuyện buồn, đó là chuyện gia đình của anh “mặt dơi tai chuột.” Anh này vốn là một thuộc cấp thân thiết của ông Lang Trọc,

    – Long có biết không? Năm 1985, ngày nó về, vợ nó tránh mặt. Bà mẹ vợ nó ngày nào cũng vui vẻ thiết đãi nó rượu chè, gà vịt ê hề. Ðúng một tuần lễ sau, bà ấy dúi cho nó một xấp tiền rồi đuổi nó ra cửa. Bà cụ nói rằng nó phải đi khỏi nhà bà ta ngay, vì thằng con rể mới của bà ấy đi công tác sắp về.

    Con rể của bà cụ bây giờ là một tên Việt-Cộng mang lon đại úy trưởng đồn Công An! Tới lúc đó nó mới biết rằng, nhà nó, vợ nó, con nó đã thuộc quyền sở hữu của một cán bộ Việt-Cộng! Anh đã phải giúp nó một tí vốn để nó đi buôn gạo đường dài mà kiếm sống. Tình cảnh của nó bây giờ thật là đáng thương quá! Long ơi!

    Nghe chuyện, tôi thở dài, không che nổi nỗi xót xa. Tôi nghĩ, vào giờ phút bị bà mẹ vợ đuổi ra khỏi nhà, không biết anh bạn cùng đơn vị của tôi có nhớ lại và có thấm thía những lời tên Việt-Cộng Phó Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản thành phố Sài-Gòn Chợ Lớn tuyên bố năm xưa hay không?

    “Chúng tôi sẽ lấy nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, tàu bè của các anh. Chúng tôi sẽ chiếm đoạt vợ con của các anh!”

    Và có bao giờ anh ta còn mong được đứng trên bục thuyết trình để suy tôn và khóc thương “Bác Hồ” của anh ta lần nữa hay không?




    Thêm một chuyện tả lại cảnh ngày về của một người tù cải tạo ở xóm tôi.

    Ðó là, gần Hẻm 555 Trần Hưng Ðạo Sài-Gòn trên đường dẫn vào nhà tôi, có gia đình của một ông Trung úy Việt-Nam Cộng-Hòa. Vợ ông sĩ quan này là một cô giáo. Ngày tôi ra tù thì hai vợ chồng nhà này không còn ở với nhau. Lý do là vì chỉ ít lâu sau khi ông ta vào trại tập trung để “học tập” thì cô giáo đã lấy một tên thương binh Việt-Cộng chột mắt. Tên Việt- Cộng này là một thương binh phục viên. Y giữ một chức vụ rất có quyền uy trong trường của cô giáo.

    Thế là từ đó, trong nhà cô giáo, hai cháu bé con ông Trung úy Việt-Nam Cộng-Hòa phải gọi một thương binh Việt-Cộng là cha.

    Rõ ràng rằng,“lấy vợ, đoạt con, chiếm nhà, cướp của” là một chủ trương của bọn cướp nước. Di lụy của chiến tranh, mấy chục năm sau còn đeo nặng trên vai, mang nặng trong tim người thua trận.





    Ngày còn ở Pleiku, năm 1969, lớp sĩ quan trẻ chúng tôi nhìn vợ chồng một niên trưởng khóa 17 Ðà- Lạt như một cặp đôi lý tưởng, trai tài, gái sắc. Hình ảnh vợ chồng người sĩ quan đàn anh này là một mẫu mực mà chúng tôi nhìn vào đó để mơ ước, để noi theo.

    Thế rồi, bẵng đi, cho tới năm 2004, tôi gặp lại niên trưởng này ở Seattle, trong dịp Kỷ Niệm 44 năm ngày thành lập binh chủng Biệt Ðộng Quân. Hôm đó, ông cựu tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 23 Biệt Ðộng Quân đi cùng đứa con trai 7 tuổi và bà vợ không phải là người đẹp sắc nước hương trời một thuở. Nhân khi bà vợ anh cùng thằng con trai có việc đi ra ngoài, tôi mới hỏi anh,

    – Tôi biết chị ngày xưa, không phải là chị này.

    Niên trưởng của tôi cúi mặt, rầu rầu,

    – Chị bỏ anh rồi! Long ơi!

    Nghe xong câu này, tôi chợt thấy lòng mình tê tái. Tiếp đó, anh cầm tay tôi nói như khóc,

    – Long thử nghĩ xem? Tụi mình đi tù, có biết ngày nào sẽ được tha ra đâu? Anh không trách gì chị, nếu có chăng là tự trách mình. Tụi mình không đổ lỗi cho ai được. Chỉ vì tụi mình thua trận, đánh mất đất nước, mà ra nông nỗi này!

    Từ giờ phút đó, trong lúc trò chuyện cùng anh, tôi tránh nhắc lại những chuyện xưa ở Pleiku, kể cả những kỷ niệm suốt đời không quên được ngày tôi và anh sát cánh bên nhau mở đường máu trong trận Dak-Tô tháng 5 năm 1969.





    Năm 1981, sau khi được chuyển trại về Nam, bị giam trong trại Z 30C, Hàm-Tân, Thuận-Hải, tôi mới hay, vào thời gian chiến tranh giải phóng Campuchia năm 1979, con cái của người miền Nam bắt đầu bị gọi đi làm nghĩa vụ quân sự và bị lùa ra chiến trường. Nhiều gia đình trong xóm chợ Nancy gần nhà tôi đã có bàn thờ “liệt sĩ”. Danh hiệu “liệt sĩ” là do chính quyền Cộng-Sản đặt ra để tôn vinh những chiến sĩ Việt-Cộng đã chết trong chiến trận.

    Tôi có người bạn vong niên, một cựu trung tá, già hơn tôi một giáp tên là Bệ. Tôi và anh Bệ bị giam trong hai khu cách nhau một con đường đi và hai lớp hàng rào kẽm gai. Một ngày gần Tết, anh Bệ quần áo chỉnh tề, gọi tôi ra hàng rào, vui vẻ khoe,

    – Hôm nay anh có thăm nuôi, khi nào quay về, anh sẽ gọi chú! Anh sẽ chia cho chú một ít quà để ăn chơi!

    Từ lâu lắm rồi, anh Bệ không có thư từ hay tin tức của gia đình. Trong tù, anh không khác gì một kẻ mồ côi. Hôm nay anh có người tới thăm, tôi cũng mừng cho anh.

    Chiều hôm đó anh Bệ khệ nệ, cong lưng gánh vào trại hai bao quà, nhưng mặt anh không có chút dấu hiệu gì là vui vẻ cả. Anh gọi tôi ra hàng rào, đôi mắt anh sụp xuống như chứa chất một nỗi buồn u uất,

    – Anh có thăm nuôi, có quà, nhưng anh không chia sẻ cho em được! Vì anh hiểu rằng, nếu em biết những đồ ăn đó là do ai đã cho, chắc em sẽ không ăn. Anh cũng sẽ không ăn những thứ đó đâu!

    Tôi ngạc nhiên,

    – Vậy chứ ai vừa lên thăm anh?

    – Thằng con trai anh.

    Tôi chưa kịp thắc mắc vì sao anh lại nói những lời quái dị trên, thì anh bật khóc,

    – Long ơi! Thằng con trai của anh bây giờ đã là một Thượng sĩ Việt-Cộng. Nó vừa từ Campuchia trở về…

    Chưa dứt lời, anh bạn già của tôi đã ôm mặt quay lưng, để lại một mình tôi đứng sững sờ. Sáng hôm sau, vừa ngủ dậy, chúng tôi đã nghe tiếng réo từ lán trại bên cạnh:

    “Báo cáo cán bộ! Ðội 3 có người chết!”

    Sau đó hai anh bạn tù hì hục khiêng xác một anh cải tạo viên vừa chết trong đêm ra phòng trực.

    Người chết là anh Bệ, cựu Trung tá Việt-Nam Cộng-Hòa, một người bạn già của tôi. Ði sau cái cáng của người chết là cán bộ Việt-Cộng tên là Liến. Bên cạnh cán bộ Liến là anh Ðội trưởng Ðội 3 đang ì ạch trên vai một gánh hai bao, đầy quà thăm nuôi còn cột chặt chưa mở ra. Tôi biết gánh quà ấy do một Thượng sĩ Việt-Cộng đem lên cho bố anh ta.

    Chiều qua, bố anh ta đã nói với tôi: “Anh cũng sẽ không ăn những thứ đó đâu!”

    Mọi người trong Ðội 3 đều cho rằng anh Bệ đã vận sức quá nhiều để gánh hai bao quà nặng, nên đêm qua anh ấy đã bị đứt gân máu mà chết. Nhưng người tù nằm bên anh Bệ lại cho tôi hay, đêm ấy anh Bệ nằm khóc rấm rứt tới khuya, không ngủ, rồi anh đi vào cầu tiêu uống thuốc gì đó, tới sáng, anh không thức dậy nữa!

    Cái huy hiệu thượng sĩ Việt-Cộng trên ve áo một người con, đã bóp nát trái tim của một người cha, một cựu trung tá Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa!





    Ngày tôi được tha (năm 1988) cũng là ngày anh bạn cựu Ðại úy Trần Ðức Thiệp của tôi từ Campuchia lội bộ, quay ngược về Việt-Nam sau một lần vượt biên thất bại. Chỉ vì thời gian này chính phủ Thái-Lan đã từ chối, không còn chấp nhận dân tị nạn nữa.

    Tôi không có dịp để vượt biên, nên không biết gì về cái giá phải trả cho sự mạo hiểm đi tìm tự do này. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng trong những năm tôi còn bị lưu đày, hàng trăm nghìn đồng bào tôi đã phải bỏ nước ra đi. Hàng nghìn đồng bào tôi đã bỏ thây trên biển.

    Cái khẩu hiệu “Bắc Nam hòa hợp” của chính quyền Cộng-Sản nghe thì thấy hay, nhưng thực hành sao khó quá!

    Người dân miền Nam đã sống nhiều năm dưới chế độ Cộng-Hòa, và đã biết thế nào là Tự Do, nên khao khát Tự Do. Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, muốn có Tự Do, cách duy nhất là tìm đường ra biển.

    Có ai muốn xa lìa nơi quê cha đất tổ?
    Có ai mà không sợ chết?
    Ấy vậy mà đồng bào tôi cứ có dịp là bỏ xứ đi ngay!

    Có một câu nói đã trở thành bất hủ: “Dưới chính sách hà khắc của Cộng-Sản, nếu cái cột đèn mà biết đi, chắc nó cũng vượt biên!” (Ginetta Sagan)

    Bao nhiêu năm đã trôi qua, đồng bào tôi ngóng trông hoài mà chưa thấy, “Bình minh chiếu khắp nơi!” (Giải phóng miền Nam) . Bình minh đã trốn đi đâu? Tự do đã trốn đi đâu? Ðêm đen quá dài!




    Vương Mộng Long - K20
    Seattle, U.S.A tháng Tư 2019

              

              

    https://baovecovang2012.wordpress.com/2 ... -long-k20/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

“Đánh tư sản” ở miền Nam sau 1975

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  •           
    “Đánh tư sản”
    ở miền Nam sau 1975

    ___________________________
    Tú Hoa

              





    I. ĐÁNH TƯ SẢN

    ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.

    Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam

    Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN đối với người dân miền Nam được Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.

    Đợt X1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín năm 1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn. Đợt này chủ yếu nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống. Đợt X1 này tập trung vào những người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào miền Nam Việt Nam từ cuối triều Minh, đầu triều nhà Thanh, sanh sống thanh công tại miền Nam ngót nghét hơn 200 năm.

    Đợt X2 được Hà Nội tiến hành từ tháng Ba năm 1978 và được kéo dài cho đến sau Đổi Mới, tức là khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt. Đợt này chủ yếu nhắm vào tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu.

    Nền công nghiệp nhẹ, sản xuất đồ sài gia dụng trong nhà của Việt Nam đã hoàn toàn chính thức bị phá hũy. Người dân Việt Nam sẽ không còn thấy các sản phẫm tự hào của dân tộc như nồi nhôm hiệu Ba Cây Dừa , xà-bông (savon) hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La Đalat, hiệu đèn trang trí Nguyễn Văn Mạnh, …etc…. Không những thế, các nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu phẫm như đường, bột giặt, giấy, …etc cũng bị tê liệt vì chủ nhân bị quốc hữu hóa.

    Riêng tại Sài Gòn, thì báo Tuổi Trẻ đã phải thừa nhận là đã có trên 10000 tiệm bán bị đóng chỉ qua một đêm, khiến một viên thuốc trụ sinh cũng không có mà mua, mà dùng. Nhà sách Khai Trí lừng lẫy, biểu tượng của cả Sài Gòn cũng bị báo đài tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là tư bản và cần phải tịch thu. Nhà sách Khai Trí vốn đã từ tâm giúp đỡ biết bao văn nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm thực hiện đường lối khai dân trí của cụ Phan Chu Trinh cho dân tộc

    Riêng về chỉ thị 43 của Bộ Chính Trị vào tháng Năm năm 1978 đã quốc hữu hóa toàn bộ đát đai của nông dân miền Nam vào tay nhà nước thông qua hình thức “Tập Đoàn Sản Xuất” dẫn đến nạn đói năm 1979 ngay liền sau đó vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại miền Nam.

    Tình trạng ở nông thôn miền Nam càng kinh khiếp và dữ dội hơn ở Sài Gòn dù không ồn ào bằng.

    Tổng số lúa mà nông dân miền Nam bị chở ra ngoài Bắc không thông qua quy chế thu mua được loan truyền là khoảng 4 triệu tấn gạo vào đầu năm 1978 trên đài phát thanh Hà Nội khi ca ngợi thành tích ĐÁNH TƯ SẢN của các đảng bộ địa phương miền Nam. Đương nhiên, con số chính thức được các nông dân kêu ca là lớn hơn nhiều.

    Sang đến năm 1979, Võ Văn Kiệt đã phải loan báo thu mua lúa từ nông dân với giá cao gấp cả ngàn lần giá quy định của Nhà Nước (!) để cứu vãn tình thế bất mãn không còn dằn được nữa từ nông dân miền Nam trước những đợt thu lúa từ năm 1977 trở đi.

    Song song với chiến dịch X2 là chiến dịch X3 đặc biệt tập trung tại Sài Gòn. Sau chiến dịch X3, hàng ngàn gia đình cán bộ miền Bắc đã vào Sài gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu. Theo thừa nhận ngắn ngủi từ báo SGGP và báo Công An khi bàn đến vấn đề trả lại nhà cho những “đối tượng” bị đánh tư sản oan ức vào tháng 9 năm 1989, ước tính lên đến khoảng 150 ngàn người thuộc gia đình cán bộ gốc miền Bắc vào Sài Gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu.

    Đỗ Mười, sau này là Tổng Bí Thư Đảng, lúc bấy giờ thay thế ông Nguyễn Văn Linh làm trưởng ban cải tạo TW Vào ngày 16 tháng Hai năm 1976 là người chỉ huy trực tiếp đợt thực hiện này.

    Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI là khoảng SÁU TRĂM NGÀN NGƯỜI, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại. Cuối đợt X3 , ghi nhận của Hà Nội là có khoảng 950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là một triệu hai người!

    Sức mạnh kinh tế Sài Gòn tự nhiên bị phá hoại đi đến kiết quệ hoàn toàn sau chiến dịch X3 do Đổ Mười trực tiếp chỉ huy. Hơn 14 NGÀN cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn rất cần cho nền kinh tế quốc dân, với khoảng 270 ngàn nhân công hoàn toàn bị trắng tay, đóng cửa với tổng số thiệt hại tài sản trước mắt lên đế gần chín đến hai mươi mốt tỷ Mỹ kim và tiến trình phát triển công nghệ của đất nước trong tự cường hoàn toàn KHÔNG CÒN HY VỌNG để phục hồi.

    Riêng về tổng số vàng, nữ trang tịch tư từ tư bản ở miền Nam được các báo đài của Đảng thừa nhận lên đến 4000 lượng vàng- nhưng đây chỉ là con số tượng trưng tính riêng ở Sài Gòn từ tháng Năm năm 1977 qua tháng Hai năm 1978 mà thôi. Cả thảy trên dưới gần 35 ngàn lượng vàng, tính luôn cả nữ trang và kim cương thu trong những đợt ĐÁNH TƯ SẢN ở miền Nam.

    Xin được ghi chú thêm là chỉ nội vụ Hà Nội tiến hành cho phép người Việt gốc Hoa ra đi bán chính thức nếu đóng khoảng 120 lượng vàng đã góp vào gần 10 ngàn lượng vàng tổng cộng.

    Trung bình , mổi người dân miền Nam nằm trong đối tượng bị ĐÁNH TƯ SẢN mất trắng khoảng 9 lượng vàng không tính đất đai, nhà cửa, phụ tùng thiết bị , đồ cổ, và các tài sản khác. Trữ lượng vàng của toàn bộ người dân miền Nam có thể lên đến 250 ngàn lượng vàng tính đến năm 1975 nhưng đồng bào khôn khéo giấu đi và phản kháng cũng như đem theo khi di tản.




    II. KINH TẾ MỚI:

    Tất cả những ai tại Sài Gòn bị Sản Hà Nội tịch thu nhà , tài sản điều phải đi về vùng KINH TẾ MỚI, là những nơi mà cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt chưa được xây dựng, trong đó có cả điện nước, trường học và bệnh xá. HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở, của cải, đồ đạc cho Đảng quản lý.

              

    Những người bị cướp bóc, tịch thu nhà và sau đó dồn lên vùng kinh tế mới

              

    Chỉ tiêu đề ra là phải đưa cưỡng bức khoảng gần một triệu người Sài Gòn ra các Vùng KINH TẾ MỚI và buộc họ phải bỏ hết tài sản nhà cửa lại cho Hà Nội quản lý. Tổng kết từ các báo cáo thành tích cải tạo XHCN của Đảng, số người bị cưỡng bức đi Kinh Tế Mới từ Sài Gòn qua mười năm Quá Độ- ĐÁNH TƯ SẢN như sau:

              

              

    Khi đến vùng KINH TẾ MỚI để sống tham gia các tập đoàn sản xuất hay còn gọi tắt là Hợp Tác Xã, “thành quả lao động” của các nạn nhân này được phân phối chia ra như sau:

    – 30% trả thuế

    – 25% góp cho chính phủ theo giá thu mua của nhà nước;

    – 15% trả lương cho cán bộ quản lý ;

    – 30% còn lại chia cho các thành viên tính theo số điểm thuế lao động

    Như vậy là sản phẩm nông nghiệp từ các nông trường vùng Kinh tế Mới đã bị Đảng tịch thu hết 70 % và chỉ còn 30% là chia lại cho các thành viên, vốn là các nạn nhân bị tịch thu nhà cửa sống trong vùng Kinh Tế Mới.

    Thế là cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng như là đòn trả thù hữu hiệu của chế độ Hà Nội đối với những bị liệt vào thành phần không phải “Cách Mạng”, ngụy quân ngụy quyền và tiểu tư sản.

    Ước tính có khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng Kinh Tế Mới này. Nhân dân miền Nam- cả triệu người đang sống sung túc bổng lao vào chịu đói kém khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp mọi nơi, mọi nhà trước thảm cảnh.

    Hàng vạn người dân Sài Gòn đã phải bỏ trốn khỏi các vùng Kinh Tế Mới, đi ăn xin trên đường Về Sài Gòn, đói rách khổ sở. Đây là thời kỳ khốn khổ bi đát nhất trong lịch sử phát triển Sài Gòn.





    III. Quyết Định 111/CP của Hà Nội
    về việc “Đánh tư sản ” ở miền Nam Việt Nam


    Quyết định 111/CP của Hà Nội là một tài liệu chứng quan trọng. Quyết định này là nguồn gốc của mọi khổ đau, nghèo khó của người dân miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 và là lý do Việt Nam bị tụt hậu về mọi mặt, đứng hàng thứ ba nghèo nhất thế giới theo tuyên bố của Liên Hiệp Quốc vào năm 1985.

    Xem Nguyên văn quyết định 111/CP:

    Trích :

    IV. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THUỘC BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA NGUỴ QUÂN NGUỴ QUYỀN VÀ ĐẢNG PHÁI PHẢN ĐỘNG

    1. Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày Giải phóng do chính quyền Mỹ nguỵ quản lý hoặc dành cho những tổ chức hay cá nhân, thuộc nguỵ quân nguỵ quyền và các tổ chức đảng phái phản động sử dụng, nay đều là tài sản công cộng, do Nhà nước trực tiếp quản lý.

    2. Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do Nhà nước trực tiếp quản lý:

    – Sĩ quan nguỵ quân cấp từ thiếu tá trở lên.
    – Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung uý trở lên.
    – Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.
    – Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.


    Điều IV của QĐ 111/CP đã cho thấy rõ gia đình thân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải chịu mất nhà mất cửa rất thê thảm. Mọi quy chụp là phản động hay Ngụy quyền thì coi như là bị tịch thu nhà cửa.

    Dòng chữ cuối cùng của khoản 2 điều IV của QĐ 111/CP có ghi rõ là nhà cửa đất đai của các thành phần sau đây bị tịch thu: “Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.” Bởi không có định nghĩa rõ ràng thế nào là thành phần ác ôn nên các viên chức cán bộ Cộng Sản tha hồ kết tội thuờng dân vô tôi vạ là thành phần ác ôn của “Ngụy quyền” để tư lợi cướp bóc nhà cửa cho riêng mình, không cần tòa án nào xét xử cả. Ai ai cũng có thể là điệp viên CIA, hay là có lý lịch ba đời liên quan đến Ngụy quân, và điều có tư tưởng phản động và cần phải tịch thu nhà cửa dựa trên điều khoản này của Q Đ 111/CP.

    Không khí hoảng sợ , đau thuơng oán hận lan tràn khắp cả miền Nam.





    IV. Hậu quả ĐÁNH TƯ SẢN của Hà Nội:

    Theo các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về kinh tế, Việt Nam tụt hậu hơn 50 năm về kinh tế vì các chính sách đánh tư sản này của Cộng Sản Hà Nội lên đầu người dân miền Nam. Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới vào năm 1985.

    Cho đến giờ phút này, người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự có quyền TƯ HỮU mà chỉ có quyền SỬ DỤNG, nghĩa là thảm họa bị ĐÁNH TƯ SẢN trong quá khứ vẫn treo lơ lửng trên đầu người dân Việt Nam bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chiếu theo luật pháp hiện hành của Hà Nội.

    Kinh tế của Việt Nam mãi đến năm 1997 mới thực sự khắc phục được một phần hâu quả của 10 năm Quá Độ, ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội tiến hành từ năm 1976 đến năm 1987.

    Từ năm 1987 đến năm 1997, Hoa Kỳ đã nhắm mắt làm ngơ cho những người Việt di tản hay Vượt Biên định cư tại Mỹ gởi tiền hàng ồ ạt về cứu đói thân nhân mình và vực dậy sự sinh động về kinh tế vốn có ngày nào của miền Nam.Tổng số ngoại tệ gởi về lên đến 8 đến 15 tỷ Mỹ kim mỗi năm trong suốt 10 năm đó.

    Sang đến năm 1989, báo SGGP từ Sài Gòn chịu 90 % ngân sách của cả nước và bắt đầu tiến hành trả lại nhà cho một số nạn nhân bao năm trời khổ ải, cũng như bắt đầu bàn tới vấn đề cho phép các sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa được bán nhà vốn hầu hết đã bị tịch thu nếu ra đi theo chương trình HO-Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư phóng thích đặc biệt tù nhân trung tâm cải tạo)

    Chỉ số nghèo đói của Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới và chỉ mới có những tiến bộ cải thiện khi World Bank và USAID tăng tốc trợ giúp.

    Mọi tài liệu, hình ảnh ca ngợi ĐÁNH TƯ SẢN từ các báo chí đài phát thanh của Đảng cũng bị dẹp dần đi.

    Hà Nội tới ngày nay vẫn chưa chính thức xin lỗi hai mươi mốt triệu người dân miền Nam về hành động này.





    https://nghiencuulichsu.com/2015/07/14/ ... -sau-1975/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

"Hòa giải thành công": Trí tưởng tượng phong phú nhưng bệnh hoạn

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  •           
    "Hòa giải thành công":
              
              
    Trí tưởng tượng phong phú
    nhưng bệnh hoạn

    ___________________________
    nguyenhuuvinh _ 29/04/2021

              






    Trí tưởng tượng "phong phú"

    Cách đây một năm, ngày 30/4/2020, Nguyễn Chí Vịnh, có bài trả lời mạng VTC về ngày “Chiến thắng 30/4/1975”.

    Theo dõi cuộc phỏng vấn, dù đã một năm, ngẫm lại những điều ông Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã nói, cho thấy rằng vẫn tư duy và luận điệu cũ rích của nhà cầm quyền CSVN đối với cuộc chiến, đối với hậu quả cuộc chiến, với những người dân Việt Nam chịu đau khổ dù đã gần nửa thế kỷ trôi qua.

    Theo bài trả lời phỏng vấn, người ta mới thấy trí tưởng tượng của người Cộng sản thật phong phú, nhưng đó là sự phong phú nhưng rất bệnh hoạn.




    Phong phú!

    Sở dĩ nói được như vậy, chỉ vì qua những lời nói của họ, chúng ta hiểu được điều này:
    • Bất chấp thực tế đang diễn ra trước mắt, trong thực tế cuộc sống, trên mỗi cá nhân, tổ chức, mỗi địa phương cũng như những toàn cảnh đất nước, và rộng hơn, là vị thế Việt Nam trên trường quốc tế,
      những lời của người cộng sản Việt Nam vẫn là “không biết, không nghe, không thấy”.


    Và họ cứ nói theo cái suy nghĩ của họ, theo bài vở mà họ được đọc, được phép nói, được phép suy nghĩ… tất cả theo lệnh đảng.

    Ở đó, họ vẽ ra những điều tốt đẹp, về những cái mà nhiều khi trí tưởng tượng bình thường cũng ít khi nghĩ ra trong đời sống xã hội Việt Nam hiện tại.

    Nhưng họ nói một cách tự nhiên, không hề ngượng ngập hay có chút phân vân, cũng chẳng quan tâm đến đằng sau những lời nói đó, sẽ là sự đồng ý, cái gật đầu hay là một cái nhếch mép, cái mỉa mai hoặc là sự phẫn nộ. Chính vì vậy mà họ cứ tự nhiên tưởng tượng, tự sướng và bay bổng với những suy nghĩ của họ.

    Chẳng hạn chúng ta nghe Nguyễn Chí Vịnh nói như sau:
    • “Thời đại Hồ Chí Minh là đỉnh cao của lịch sử dân tộc và chiến thắng 30/4 là dấu ấn đậm nét nhất của đỉnh cao đó. Tất cả có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn dắt và sự hy sinh anh dũng của toàn dân, toàn quân ta…

      Trước hết, tôi muốn nói đến ý nghĩa của ngày 30/4. Đối với chúng ta hôm nay, đầu tiên là niềm tự hào. Đó là nhận thức về sự vĩ đại của chiến thắng giành độc lập, tự chủ, thống nhất toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ”.

    Thời đại rực rỡ đó như thế nào?

    Trước hết là về kinh tế,
    • cuộc sống người dân vẫn lầm than và khốn nạn trong thân phận kẻ làm thuê, kẻ tôi đòi cho chính ngay những đất nước, những dân tộc mà chính đảng CSVN đã từng không biết bao lần lớn tiếng nhục mạ rằng đó chỉ là những “chó săn đế quốc”, những “con đĩ chính trị”, những tay sai ngoại bang…

      Mỗi đầu người dân Việt Nam trong thời đại rực rỡ nhất, đều phải chịu hàng chục triệu tiền nợ công và cứ tăng, tăng mãi không ngừng. Di sản để lại cho con cháu là gì ngoài tài nguyên khoáng sản, rừng vàng biển bạc đã bị khai thác triệt để dù để bán lỗ, bán tháo cho nước ngoài để rồi sau đó mua lại với giá cao hơn nhiều lần.


    Về chính trị,
    • mỗi người dân sẵn sàng là một người tù dự khuyết, nếu họ có tinh thần yêu nước, vì lãnh thổ của Tổ Quốc hoặc ít nhất vì những quyền được sống, được tự do cơ bản nhất như ngôn luận, tư tưởng và báo chí, tôn giáo… Hàng trăm tù nhân đã là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này.

      Những người tù nhân lương tâm ở Việt Nam hiện nay là ai? Là những người xuống đường thể hiện tình yêu nước, chống xâm lược nhưng thế lực xâm lược đã và đang là bạn vàng của đảng. Là những người đã bày tỏ chính kiến của mình, thể hiện sự không đồng tình với chính sách phản dân, hại nước, với bộ máy tham nhũng khổng lồ mà tài nguyên đất nước, tài sản xã hội, tiền của nhân dân cứ đội nón ra đi, bị đốt như đốt lá rừng trong hàng loạt những vụ tham nhũng đã bị lộ và chưa bị lộ. Là những người đã cất tiếng nói cho quyền được lên tiếng dù chỉ là những tiếng rên xiết của dân nghèo bị cướp bóc đất đai, nhà cửa một cách trắng trợn.


    Thời đại rực rỡ
    • là thời đại mà mỗi công dân sẵn sàng bị biến thành tù nhân bằng chính những nhà tù, những đội quân vũ trang, những thiết bị đàn áp hiện đại mà tiền của để xây dựng ra là máu xương của họ.


    Thời đại rực rỡ
    • là thời đại mà mối quan hệ giữa người và người trong xã hội đã bị biến đổi từ một xã hội lấy tình yêu thương lẫn nhau làm trọng được thay thế bằng xã hội lấy bạo lực, lừa đảo làm đầu? Đạo đức xã hội suy đồi, giáo dục lạc hướng, tụt hậu và nguy hiểm vì chỉ đển đào tạo ra những cỗ máy cho sự tồn vong của đảng độc tài?


    Và thời đại Hồ Chí Minh là đỉnh cao của lịch sử dân tộc ư?
    Có nghĩa là lịch sử dân tộc này chỉ có thể phát triển được đến mức độ như thời đại ngày nay là tận cùng và không thể khác?

    • Khi một đất nước, một dân tộc tự đặt cho mình một giới hạn, bị kìm hãm bởi chỉ một chiếc vòng kim cô, thì có nghĩa là khi đó, dân tộc đó, đất nước đó sẽ không còn cơ hội để phát triển hơn. Mà quy luật của vạn vật, của xã hội và tự nhiên là sự phát triển không ngừng.

      Do vậy, khi một xã hội bị dừng lại ở một giới hạn nhất định, thì có nghĩa là xã hội đó sẽ đi vào suy tàn do tụt hậu và thoái hóa.


    Còn việc giành độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ ư?

    • Cả Miền Nam Việt Nam được đặt dưới một chế độ cộng hòa, có một nhà nước do người dân bầu lên, lực lượng quân sự nước ngoài có mặt tham gia cuộc chiến bằng những hiệp ước, hiệp nghị bằng giấy trắng mực đen và tuân thủ theo những quy định đó. Vậy thì độc lập và tự chủ không vì những yếu tố nước ngoài do chính quyền đó chủ động. Bởi như chúng ta đã thấy và thực tế đã chứng minh: Cái gọi là “Đế quốc Mỹ xâm lược” chưa hề lấn chiếm hoặc đóng giữ trái phép một tấc đất nào của Việt Nam cho đến nay.

      Còn ngày nay, đang có những phần lãnh thổ của Tổ Quốc, của đất nước đang nằm dưới gót giày quân xâm lược thực sự. Đó là Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, là hơn 15.000 km vuông lãnh thổ trên bộ và Quần đảo Hoàng Sa, một phần quần đảo Trường Sa đang nằm dưới sự cai trị của bạn vàng của đảng, đang bị chiếm đóng bằng vũ lực, bằng sự tấn công diệt chủng những người lính yêu nước của Việt Nam mà chiếm lấy.

      Về mặt nhà nước, những hoạt động của những kẻ đứng đầu đất nước là sự khúm núm, sợ hãi trước kẻ thù của dân tộc, là trấn áp những người phản đối xâm lược lộ rõ sự nô lệ và thái độ cõng rắn cắn gà nhà một cách không thể biện minh.

      Đó là độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ ư?





    Hòa giải và hòa hợp?

    Cũng trong bài trả lời phỏng vấn đó, Nguyễn Chí Vịnh nói rằng:
    • “Dân tộc Việt Nam đã khắc phục hội chứng chiến tranh rất nhanh. Việt Nam không còn hội chứng chiến tranh ngay khi chiến tranh chấm dứt. Đó là điều “rất Việt Nam”.

      Một số nước, như Mỹ chẳng hạn, hội chứng chiến tranh rất nặng nề. Mặc dù họ không bị tàn phá, không mất mát nhiều như chúng ta. Tâm lý này khó đong đếm, nhưng là cản trở lớn nhất cho sự phát triển của một đất nước sau khi trải qua chiến tranh”.


    Có lẽ cần phải nói lại điều này. Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ cách đây hơn 150 năm trước, chỉ sau lệnh đầu hàng của quân Miền Nam
    • thì những người Miền Bắc chiến thắng đã lệnh cho quân sĩ không được nổ súng, không được reo hò mừng chiến thắng và nhất là không được có thái độ kỳ thị khinh rẻ các chiến binh Miền Nam bại trận.

      Tài sản, công cụ chiến tranh của những người lính Miền Nam là những con ngựa chiến đã không bị tịch thu mà được trả cho mang về quê để làm ăn sinh sống.

      Tất cả những người lính đã chết trên chiến trường đều được an táng cạnh nhau theo và dưới những nấm mộ bằng phẳng dưới mặt đất như nhau. Lời của Tổng thống Lincoln khi cung hiến nghĩa trang này, rằng đây là “nơi yên nghỉ cuối cùng của những người đã hiến dâng mạng sống mình để Tổ quốc được sống”.

      Ở đó, không có những cuộc reo hò chiến thắng dai dẳng và nhầy nhụa như chiến thắng 30/4.

      Ở đó không có những nghĩa trang dài khắp mọi miền đất nước dành cho binh sĩ phe thắng cuộc và sự tủi nhục của những thân phận người lính bên thua cuộc đã chết cũng như đang sống lay lắt, âm thầm và đau đớn khắp mọi xó, mọi nẻo.

      Ở đó không có những cuộc “tập trung học tập cải tạo” rồi kéo dài triền miên và thậm chí hàng loạt người mất xác sau khi được lệnh đi học tập.

      Ở đó, cũng không hề có sự phân biệt vùng, miền để đặt sự cai trị của Miền Bắc lên Miền Nam sau bại trận.

      Ở đó không hề có sự phân biệt lý lịch là con cái, cháu chắt của ngụy quân, ngụy quyền để phân biệt đối xử…

      Ở đó, cũng không có những cuộc nhảy nhót reo mừng chiến thắng một cách lỳ lợm đến tận nửa thế kỷ vẫn cứ lấy “chiến thắng” chính đồng bào mình ra để tự sướng và làm nhục hàng chục triệu người khác.


    Vậy nhưng, theo Nguyễn Chí Vịnh, thì “hội chứng chiến tranh của Mỹ rất nặng nề và cản trở sự phát triển của đất nước”… có lẽ vì vậy mà nước Mỹ luôn dẫn đầu thế giới về mọi mặt, còn ở Việt nam thì không có hội chứng chiến tranh, nên luôn đứng đầu thế giới ở phía ngược lại?

    Và điều nực cười hơn nữa là Nguyễn Chí Vịnh nói:
    • “các chính sách của Đảng và Nhà nước giúp những người trong chế độ cũ cảm thấy không bị kì thị, miễn là họ yêu nước. Chúng ta cũng không quay lại bới móc chuyện họ đã làm cho những kẻ xâm lược…Theo quan điểm của tôi, hoà giải, hòa hợp dân tộc đã thành công, nhờ chính sách khoan dung của Đảng, Nhà nước, nhưng quan trọng nhất là nhờ sự phát triển đất nước”.


    Nghĩa là những kiều bào ở nước ngoài, những người đã làm cho chế độ cũ đã làm cho những kẻ xâm lược?
    Đó là những kẻ xâm lược nào? Những kẻ xâm lược đó hiện nay ở đâu?
    • Phải chăng, những kẻ xâm lược đó là những kẻ đang chiếm đóng bằng vũ lực cách trái phép Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc là điển hình cùng hàng chục ngàn cây số vuông biên cương Tổ Quốc?


    Và phải chăng, những kẻ đã “làm cho kẻ xâm lược”,
    • chính là những kẻ đã đàn áp những người chống xâm lược bành trướng bằng những cuộc biểu tình yêu nước hoặc những người đã cầm súng chống giặc bành trướng phương Bắc đang bị tống vào tù?


    Và “nhờ chính sách khoan dung của đảng”?
    • Đảng khoan dung đến vậy ư? Hàng vạn người tù đày, hàng ngàn người bỏ mạng trong các nhà tù hoặc thân tàn ma dại khi ra khỏi tù là chính sách khoan dung? Họ có tội với đảng ư, sao đảng được quyền “khoan dung” với họ?


    Cuộc hòa giải, hòa hợp dân tộc đã xong ư?
    • Có lẽ điều này không cần nói nhiều. Bởi có lẽ trên thế giới, ít có một quốc gia nào, mà khi người lãnh đạo đất nước đến với nơi có nhiều công dân của mình nhất, có nhiều “khúc ruột ngàn dặm” nhất của đảng, thì những cuộc đón tiếp là đông đảo bằng khẩu hiệu, bằng la ó và bằng con đường đi của họ là cửa sau. Thậm chí rất hiếm khi họ dám có mặt công khai tại những nơi mà công dân mình, đồng bào mình có mặt.

      Đã nửa thế kỷ trôi qua, những người có tấm lòng yêu đất nước, yêu dân tộc vẫn chỉ là những người tỵ nạn cộng sản mà không thể về quê hương bản quán.

      Họa chăng, chỉ có vài kẻ đã cam tâm bán mình cho quỷ dữ có thể vì miếng ăn hoặc do nhận thức mà có tiếng nói lạc lõng yếu ớt ngay chính nơi mình sinh sống. Những kẻ đó đang chứng minh khả năng kỳ tài học được từ cộng sản là bất chấp mọi thứ, từ liêm sỉ bản thân cho đến phản bội lại đồng đội, chửi bới chính cha ông mình để bưng bô một chế độ độc tài man rợ.

      Và trừ khi mang hia, đội mũ về theo đảng, phần còn lại cuộc đời họ phải co rúm trong hang ổ của mình trước sự kinh tởm, khinh rẻ của cộng đồng xung quanh luôn ghê tởm như những con chó ghẻ lở và bệnh hoạn.


    Vậy là hòa giải thành công?

    Như ở trên chúng tôi đã nói. Khi một người cứ nói thao thao bất tuyệt mà
    • bất chấp thực tế đã và đang diễn ra ngược lại.
      Bất chấp những sự thật diễn ra trước mắt, những trải nghiệm và sự kiện dày đặc chứng minh những lời nói của họ là sự “ngáo đá”,
      bất chấp những phản đối hoặc thái độ không thèm nói lại của người nghe…
    thì khi đó, những lời nói và hành động của họ có sự không bình thường. Đó là sự không bình thường của những người có tâm thần không bình thường.


              
    Còn ở đây,
    khi nghe nội dung những lời nói như Nguyễn Chí Vịnh,
    thì chúng ta buộc phải nói rằng,
    đó là sự bệnh hoạn.

    Bệnh hoạn,
    bởi những lời lẽ đó, chẳng có tác dụng gì ngoài sự lừa đảo
    và gây nên việc phủ nhận những giá trị của sự thật khách quan.

    Và chính vì thế,
    những lời nói kia,
    chính là những suy nghĩ phong phú,
    nhưng đó là sự phong phú
    bệnh hoạn.

              



    Ngày 29/4/2021
    J.B Nguyễn Hữu Vinh



    https://www.rfavietnam.com/node/6778
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Sau 46 năm nhìn lại, ai thắng ai bại?

Bài viết bởi Hoàng Vân »





  •           
    Sau 46 năm nhìn lại,

    ai thắng
    ai bại ?

    ___________________________
    HUY VŨ

              





    Biến cố 30-4-1975 tính tới nay đã 46 năm, với quãng thời gian dài đó, thiết tưởng đã quá đủ để người Việt chúng ta được biết rõ hơn ai thắng ai bại trong cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm, giữa miền Nam Việt Nam (MNVN) hay Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và miền Bắc Việt Nam (MBVN) hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH). Trước khi đi sâu vào chi tiết thiết nghĩ ta cần phải chính danh cuộc chiến vì danh có chính thì ngôn mới thuận.

              

    Bộ đội “giải phóng” háo hức nhìn ngắm phố phường Sài Gòn

              

    * Có nhiều người cho rằng đây là một cuộc NỘI CHIẾN, tương tự như cuộc nội chiến vào thế kỷ 17 giữa Nhà Nguyễn còn gọi là Đàng Trong và Nhà Trịnh còn gọi là Đàng Ngoài.

    * Nhiều người khác cho rằng cuộc chiến tranh giữa Nam và Bắc Việt Nam từ 1955 tới 1975, không hẳn là nội chiến, vì trong cuộc chiến tranh này, sự “tác động” từ thế giới bên ngoài, Thế Giới Tự Do (TGTD) và Thế Giới Cộng Sản (TGCS). Hai thế lực tuy là bên ngoài, song đã đóng một vai trò quan trọng. Vì thế mà họ gọi là cuộc chiến tranh ỦY NHIỆM. VNCH được ủy nhiệm bởi TGTD và VNDCCH được ủy nhiệm bởi TGCS.

    * Lại cũng có rất nhiều người khác nghĩ rằng cả hai “định nghĩa” trên đây đều không sát với thực tế, nên cho rằng cuộc chiến tranh giữa VNDCCH và VNCH là cuộc NỘI CHIẾN do Ý THỨC HỆ. Một bên mang Ý Thức Hệ Cộng Sản (Communist Ideology) và một bên mang Ý Thức Hệ Chống Cộng Sản (Anti-Communist Ideology).

    * Bên Ý THỨC HỆ CỘNG SẢN (YTH-CS) thì tin rằng, CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN (CNCS) là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại và chỉ có CNCS mới có thể giải phóng dân tộc Việt Nam thoát khỏi sự kìm kẹp và bóc lột của các đế quốc tư bản, và tạo cơ hội cho nhân dân Việt Nam sánh vai cùng nhân dân các nước trên thế giới, tiến vào THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG (TGĐĐ). Theo lý thuyết cộng sản, TGĐĐ là thiên đường hạ giới, nơi đây không ranh giới quốc gia và dân tộc, không có người bóc lột người, và mọi người làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu.

    * Bên Ý THỨC HỆ CHỐNG CỘNG SẢN (YTH-CCS) tin rằng, CNCS là một chủ nghĩa không tưởng, nó được hình thành từ đầu óc của những kẻ không bình thường, và cũng chỉ có những người Việt đọc mà không hiểu mới tin rằng chủ nghĩa này sẽ đưa dân tộc Việt Nam đến bến bờ vinh quang.

    * Bên YTH-CCS tin rằng, nếu không chống lại CNCS thì đất nước này sẽ mãi mãi đói nghèo và dân tộc này sẽ mãi mãi chìm đắm trong tăm tối triền miên.





    * Quan điểm thứ ba được nhiều người cho là hợp lý hơn cả và một khi đã thừa nhận điều này thì người ta phải thừa nhận các hệ quả tất yếu của nó. Dưới đây là những hệ quả của cuộc chiến tranh Ý THỨC HỆ giữa VNCH và VNDCCH:

    • – Ngày 30-4-1975, không phải là ngày kết thúc toàn diện cuộc chiến, mà chỉ là ngày chấm dứt cuộc chiến tranh bằng vũ khí hay bạo động, song một cuộc chiến tranh khác không vũ khí hay bất bạo động lại bắt đầu.

      – Với ngày 30-4-1975, người ta không chối cãi được rằng, trong giai đoạn chiến tranh vũ khí, Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa (QCC-VNCH) đã thất bại nặng nề. Nguyên nhân của sự thất bại, không phải vì họ hèn nhát, mà vì một lý do đơn giản và dễ hiểu là vũ khí của họ bị cạn kiệt do sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ. Trong một cuộc chiến tranh bằng vũ khí, tất nhiên vũ khí đóng vai trò quan trọng trong việc thắng hay bại của mỗi bên. Khi cuộc chiến bước vào một giai đoạn quyết định, VNDCCH được đồng minh Liên Xô và Trung Cộng viện trợ vũ khí vô cùng dồi dào, còn bên VNCH lại bị đồng minh Hoa Kỳ cắt bỏ hoàn toàn. Do đó việc thất bại của VNCH trong giai đoạn này là một điều không thể tránh.

      – Một điểm quan trọng trong cuộc chiến tranh YTH là, người ta không thể lấy dân số cư trú trong các quận huyện mà mỗi bên chiếm được làm tiêu chuẩn để thắng bại, mà phải dùng tiêu chuẩn khác, là lòng người hay lòng dân đối với mỗi bên để quyết định thắng, ai bại.





    * Để có được một quyết định khách quan và trung thực ai thắng và ai bại trong cuộc chiến tranh YTH giữa VNCH và VNDCCH, điều quan trọng là người ta cần phải làm là tìm hiểu xem lòng người hay lòng dân của người dân miền Nam cũng như của người dân miền Bắc đối với VNCH và VNDCCH như thế nào trước cũng như sau tháng Tư 1975. Dưới đây là những tiểu mục mà ta cần phải kinh qua:



    I- Lòng người dân MNVN đối với VNCH trước tháng 4-1975:

    Theo sự ước tính của nhiều người thì ở MNVN trước tháng 4-1975 chỉ có khoảng 50% dân chúng đã tích cực hỗ trợ QCC-VNCH trong việc chống lại CSMB, khoảng 30% hầu như thờ ơ với công việc này, và khoảng 20% hoặc ngấm ngầm hoặc công khai tiếp tay cho CSMB đánh phá VNCH.

              

    Đây là chiếc xe hơi mà lính cộng sản Bắc Việt lần đầu tiên trong đời được nhìn thấy

              



    II- Lòng người dân MNVN đối với CSMB sau tháng 4-1975:

    Sau khi đã chiếm được miền Nam bằng một cuộc chiến tranh bạo lực, ngoài việc dồn QCC-VNCH vào các trại tù cải tạo, CSMB còn cho thực thi ngay những gì mà họ đã và đang thực thi ở miền Bắc, với mục đích là để nâng cao trình độ “thấp kém” về mặt dân trí và “lạc hậu” về mặt xã hội của nhân dân miền Nam cho ngang bằng với trình độ “ưu việt” về mặt dân trí và “tiên tiến” về mặt xã hội của nhân dân miền Bắc. Chỉ ít tháng sau tháng 4-1975, dân chúng miền Nam được “ưu ái” cho học tập về đường lối và chính sách của đảng CSVN, đồng thời được “cho phép” tham gia vào việc thực thi những biện pháp “siêu việt” để cải thiện xã hội tư bản thối nát miền Nam dưới những hình thức như đổi tiền, đánh tư sản, cưỡng bách đi vùng kinh tế mới v.v…, làm cho người dân miền Nam chẳng những “sáng mắt” mà còn “sáng lòng” để nhận ra được rằng:

    • – Lời nói của TT Thiệu:
      • “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”
      , mà trước đây họ nghĩ đó chỉ là những lời lẽ tuyên truyến bôi bẩn đối phương. Song sau ngày 30-4, họ đã nhận thấy đó là sự thật 100%.

      – QCC-VNCH đã chiến đấu chống lại CSMB trong 20 năm không phải là đánh thuê cho Mỹ như Việt Cộng đã tuyên truyền xuyên tạc, mà là để bảo vệ cho nhân dân miền Nam được sống trong tự do, no ấm, có nhân phẩm và nhân quyền. Chính CSMB mới là kẻ đánh thuê thật sự cho đế quốc như Tổng bí thư Lê Duẩn đã long trọng xác nhận:
      • “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”.

      – Cộng Sản miền Bắc đánh chiếm miền Nam không phải là để giải phóng nhân dân miền Nam thoát khỏi đàn áp và bóc lột của “Mỹ Ngụy” như chúng đã rêu rao, mà là để áp đặt lên đầu họ một chế độ độc tài đảng trị. Sống dưới chế độ này người dân miền Nam hoàn toàn mất hết tự do, không có nhân phẩm và chẳng có nhân quyền.

      – Trước năm 1975 một số không nhỏ dân chúng miền Nam, vì bị tuyên truyền móc nối nên lầm tưởng bọn cộng sản là người yêu nước thương nòi, do đó đã lén lút nuôi dưỡng chúng trong nhà, tiếp tế và tiếp tay cho chúng đánh phá VNCH.

      – Sau ngày 30-4-1975 chính những tên cộng sản này đã cướp đất đai và nhà cửa của họ. Dưới đây là một trường hợp điển hình:

      Trong vụ giải tỏa khu đất gần chợ Tuyên Nhơn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, một toán cán bộ của thị trấn Thạnh Hóa thay mặt cho chính quyền địa phương đã tới nơi cư trú của gia đình ông bà Nguyễn Trung Can và Mai Thi Kim Hương vào ngày 13-4-2015, để thông báo lệnh giải tỏa. Trước mặt đám cán bộ này, bà Mai Thị Kim Hương đã thẳng thừng nói như tát nước vào mặt đám cán bộ rằng:
      • “Ngày xưa gia đình nhà tao lầm đường lạc lối, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Bây giờ để cộng sản cướp đất cướp nhà tao…. Bây giờ bốn mươi năm rồi… tao quyết tâm tiêu diệt cộng sản…”.

      – Khi đã nhận ra được bộ mặt thật của đảng CSVN chỉ là tay sai của đế quốc Nga-Tàu, không thể tiếp tục chung sống với chúng được nữa, nên người dân miền Nam đổ xô nhau đi tìm đường vượt biên, từ thành thị đến thôn quê, từ hang cùng đến ngõ hẻm, đâu đâu người ta cũng thấy dân chúng túm năm, tụm ba thì thầm tính chuyện vượt biên. Người chọn đường biển, kẻ chọn đường bộ, dù biết rằng đường nào cũng nguy hiểm cả và tỷ lệ đến được bến bờ tự do chỉ độ 50%, phần còn lại là bị đắm tàu, bị cướp biển Thái Lan giết, hoặc bị nhà cầm quyền CS cầm tù, song họ không hề sờn lòng và chùn bước.


              

    Lính cộng sản Bắc Việt tò mò xem một cái “đài” (radio)

              




    III- Lòng dân miền Bắc đối với CSMB và VNCH sau tháng 4-1975:

    Nhờ vào việc thất bại của VNCH vào ngày 30-4-1975 mà người dân miền Bắc cũng đã sáng mắt và sáng lòng để nhận ra được rằng họ đã bị ông Hồ và đảng CSVN lừa gạt và bịp bợm vô cùng cay đắng. Những lời dạy bảo nhân dân miền Bắc của ông Hồ và của đảng CSVN về miền Nam chỉ là những lời lẽ tuyên truyền láo khoét để khai thác lòng yêu nước của họ và thúc đẩy họ lao đầu vào miền Nam chém giết đồng bào ruột thịt, mà thực chất chỉ là đánh thuê cho Liên Xô và Trung Cộng. Dưới đây là những dẫn chứng điển hình:

    • 1- Nhà thơ Phan Huy:

      Phan Huy là một nhà thơ khá nổi tiếng của miền Bắc. Theo ông thì trước ngày 30-4-1975, người dân ở trên vĩ tuyến 17 bị đảng CSVN bịp bợm đến nỗi:
      • “…chẳng biết gì ngoài bác, đảng kính yêu
        Xã hội sơ khai tẩy não một chiều
        Con người nói năng như chim vẹt
        Mở miệng ra là: ‘Nhờ ơn Bác và Đảng
        Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh”

      Trong bài thơ có tựa đề là Tâm sự một đảng viên, ông Phan Huy cũng đã cho biết là người dân miền Bắc nhìn đâu đâu cũng chỉ thấy bác và đảng vĩ đại và trong cái khung trời bít bùng người dân đã được bác và đảng nhồi nhét và dạy bảo:
      • “Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hại
        Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
        Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
        Đang rên siết kêu than cần giải phóng”

      Sau ngày 30-4-1975, Phan Huy có cơ hội bước chân vào miền Nam, ông nhận ra rằng, cuộc sống của người dân miền Nam hoàn toàn khác với những lời dạy bảo dối trá của bác và đảng, khiến niềm tin của ông vào Bác và Đảng sụp đổ hoàn toàn:
      • “Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
        Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
        Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình
        Trước thành phố tự do và nhân bản.”




      2- Nhà thơ Thái Bá Tân:

      Ông Thái Bá Tân, một thi sĩ nổi tiếng của miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, cũng phải thừa nhận là Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã nói rất đúng về người CSVN:
      • “Tôi không biết ông Thiệu
        Yêu mến lại càng không
        Nhưng buộc lòng phải thừa nhận
        Rằng ông ấy nói đúng
        Thời còn ở miền Nam
        ‘Đừng nghe cộng sản nói
        Hãy xem cộng sản làm’”




      3- Nhà văn Dương Thu Hương:

      – Bà Dương Thu Hương là nhà văn nổi tiếng của miền Bắc hay của VNDCCH. Theo bà Hương thì:
      • “Ở miền Bắc tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người”.




      4- Thư của một cựu “giải phóng quân” VNDCCH gửi cho một cựu “ngụy quân” VNCH:

      Ngay trong phần đầu của lá thư anh “cựu giải phóng quân” đã trân trọng thông báo cho anh “cựu ngụy quân” biết là hiện tại anh ta đang tự giác và tự nguyện “tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc” trên con đường “Ngụy Quân Hóa và Mỹ Cút Hóa”. Anh CGPQ cũng đã dí dỏm giải thích về lý do tại sao anh ta đã và đang làm một việc ngược đời như thế:
      • “Ngụy quân hóa vì cái gì của Ngụy tôi cũng thích, như nhạc Ngụy, sách Ngụy, nói chung là thượng vàng hạ cám gì của Ngụy đều… hiện đại.

        Mỹ-cút hóa là con cháu tôi bây giờ học tiếng Mỹ thay vì tiếng Nga, như đảng đã bái bai Kinh Tế Tập Trung đói meo chạy theo Kinh Tế Thị Trường béo bở, bỏ đồng Rúp ông Liên Xô để úp mặt vào đồng Đô đế quốc. Mỹ-cút hóa vì con gái rượu của Thủ tướng Dũng thiếu gì con trai của các nhà lão thành Cách Mạng gạ gẫm cưa kéo mà cứ một hai “em chả, em chả”, cứ nằng nặc đòi lấy bằng được thằng con Ngụy đã cút theo Mỹ ngày Mỹ cút; Mỹ-cút hóa đến nỗi mấy đứa cháu tôi bây giờ mừng sinh nhật cũng hát bài Hép-Pi-Bớt-Đê (Happy Birthday), hễ mở miệng là Ô Kê Ô Gà! Ra phố thì cứ đòi uống Cô Ca, ăn thì Mạc-Đá-Nồ (McDonald), Bơ-Gơ-Kinh (Burger King), Ken-Tơ-Ky-Phờ-Rai-Trích-Cần (Kentucky Fried Chicken)…, con quan CS chỉ toàn muốn du học Mỹ Tư Bản…”.




      5- Châu Hiền Lý (bộ đội tập kết 1954):

      Trong một bài viết có nhan đề Cả Nước Đã Bị Lừa được viết vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày “giải phóng miền Nam”, ông Châu Hiền Lý đã nhận định về “chiến thắng 30 tháng 4” của đảng cộng sản Việt Nam như sau:
      • “Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. “Tính hơn hẳn” của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc”.

      Tiếp theo đó ông Lý dã nêu ra một loạt câu hỏi để người đọc nhìn lại và suy ngẫm, rồi tự trả lời, xem sau hơn nửa thế kỷ chủ nghĩa cộng sản được thực thi ở Việt Nam có phải là một chủ nghĩa tốt đẹp không? Nếu chủ nghĩa cộng sản thật sự tốt đẹp thì tại sao:
      • – Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam?
        – Sau năm 1975, tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp?
        – Tại sao sau khi được “giải phóng” khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông?
        – Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị?
        – Tại sao đàn ông của các nước tư bản Châu Á có thể đến Việt Nam để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?
        – Tại sao Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ?
        – Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?
        – Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm công cho các nước tư bản?
        – Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?”

      Gần cuối bài Cả nước đã bị lừa, ông Lý viết:
      • “Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà kết luận: “Tất cả đều là lừa bịp!”. Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ… đồ đểu! Vết nhơ muôn đời của nhân loại”.




      6- Ca dao dân gian:

      Sau năm 1975 có một câu ca dao nghe rất thấm thía, vì đã nói lên được lòng người dân Việt Nam đối với đảng Cộng sản. Họ mong muốn có một trận dịch đảng giết càng nhiều đảng viên của đảng này càng tốt:
                
      Dịch heo lại đến dịch gà
      Bao giờ dịch Đảng cho bà con vui






    Kết luận:

    Trên đây là những gì mà người ta đã cân đo đong đếm được về lòng người của người dân miền Nam cũng như của người dân miền Bắc đối với Cộng Hòa Miền Nam và Cộng Sản Miền Bắc trước và sau tháng 4-1975. Hơn 500 năm trước Tây Lịch, Tôn Tử (545-470 TCN), một thiên tài quân sự Trung Hoa, đã nói: “Chiếm được thành quách mà không chiếm lòng người thì cũng kể là thất bại”. Dùng câu này như một lăng kính soi rọi vào cuộc chiến tranh YTH giữa VNCH và VNDCCH, người ta không thể có được một kết luận nào khác hơn là: CSMB tuy đã chiếm được đất đai miền Nam song không hề chiếm được lòng người miền Nam, nên là kẻ bại trong cuộc chiến tranh YTH này.





    Tháng Tư 2021

    https://hoiquanphidung.com/echo/index.p ... b-i-huy-vu
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”