- 30/04/2021 - tưởng niệm 46 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

- 30/04/2021 - tưởng niệm 46 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          
30 - 04 - 2021
tưởng niệm
46 năm
người Việt mất miền Nam Tự Do
          
          
          




Nước mất nhà tan,
nhưng đoàn người ly hương vẫn nâng cao
biểu tượng của Tự Do
mọi nơi, mọi lúc
như một lời thề cho con cháu
đem cờ này về lại quê hương

cho ánh Tự Do trải vàng từ Cà Mau đến Nam Quan
cho dòng Nhân Ái chảy mãi trong tim người Nam Trung Bắc



          



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2021 - tưởng niệm 46 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Không bao giờ quên anh

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Không bao giờ
    quên anh

    ___________________________
    Trà Khan _ 28-05-2013





    Ðêm nay, mưa rơi kéo dài, tuy không lớn, nhưng tiếng mưa đều đều trên mái hiên nhà, gian phòng nơi tôi ngồi trở nên hắt hiu vắng lạnh.

    Tiếng nhạc nhà ai bên hàng xóm đã từng thức khuya hằng đêm, như vô tình lọt qua khe hở nơi tôi ngồi, một thứ âm thanh như nhắc nhở người bỏ nước ra đi, đừng bao giờ quên người chiến sĩ đã nằm xuống năm xưa “…Tôi nhớ tên anh như nhớ trông ai, tôi nhớ tên anh muôn kiếp không phai,… Tôi nhớ tên anh vào nghìn đời sau còn nhớ…” Tiếng nhạc lời ca trầm bổng tưởng như tiếng lòng của hồn thiêng sông núi vọng lên từ lòng đất mẹ, tâm tư tôi như cuốn trôi theo dòng nhạc buồn gục đầu trong đêm vắng ấy. Tôi có cảm nghĩ giấy bút cũng buồn theo!

    Tôi viết những dòng cảm tác này, trên một đất khách lạc loài, cách quê mẹ nghìn trùng xa thẳm. Nhưng! không vì nghìn trùng xa thẳm ấy, mà “cách mặt xa lòng.” Song! Trong tôi, vẫn da diết nhớ về quê mẹ, như một trẻ thơ vừa mới bỏ vú mẹ hôm qua.

    Bởi vì tôi không phải là rêu phong gỗ đá, mà trong tôi đang chan chứa tràn đầy tình yêu quê hương xứ sở, trong đó có tình người chiến hữu của tôi năm xưa.

    Với tình yêu thiêng liêng ấy, vì nó không phải là một thứ ân tình “mâm cao cổ đầy” để đãi thực khách, một khi đã “hết xôi thì rồi việc.” Cũng vì thế, Lacordaire nói rằng: “Tình yêu quê hương nảy sinh trong lòng người, nó là tâm tình sâu thẳm và được nuôi dưỡng bằng lịch sử của quá khứ và kỷ niệm của cuộc sống cá nhân, nơi đó tập trung những gì ta đã thấy, ta đã làm, và ta đã sống từ những ngày lành của tuổi ấu thơ, đến những xao động của thời lão thành, và viễn tượng của mồ mả ông cha.”

    Cuộc chiến Nam Bắc đã chấm dứt từ lâu! Một thứ an bình trong đau khổ của kẻ mất quê hương, những khăn sô của thiếu phụ vẫn còn đó, những anh em thiếu chân, cụt tay, đui mù vẫn còn lê lết bên lề đường xin ăn, làm sao tôi quên được, vì họ là những chiến binh cùng tôi một chiến tuyến, và cùng tôi có chung một ý thức hệ!

    Vì thế tôi không thể vui, một khi quê hương đã mất, nhạc buồn nói về đời lính, là niềm xúc cảm vô biên, bằng những gợi nhớ, gợi thương, một khi bắt gặp những lời ca tiếng hát “người tình không chân dung” “bây giờ anh ở đâu” hay “tấm thẻ bài mang tên anh” v.v… thì môi tôi thiếu hẳn một nụ cười, vì nụ cười chỉ là giọt nước mắt khô không lệ!

    Những bước chân ngày hai buổi trên lối đi về, tôi đếm bước bằng những ngày tàn mà nghe hồn nhỏ lệ! Trên miền đất tạm dung, nơi đây nơi đó, tôi vẫn thấy cô đơn, một thứ cô đơn lưu đày và mất mát miên viễn, vì nó không phải là nơi tôi mở mắt chào đời. Cho dầu, nơi tôi đang ở là một đất nước sang giàu, rộn tiếng hát câu cười, nhiều niềm vui giải trí. Nhưng không đánh đổi được cảm xúc nhớ thương, mỗi khi nghĩ về quê mẹ “ruột đau chín chiều.”

    Tháng Tư lại về trên đất khách, là nỗi buồn của kẻ mất quê hương. Tôi nhắm mắt để cố quên đời chiến sĩ. Nhưng cố quên lòng lại càng nhớ thêm, đó là điều ngang trái nhất trong tôi.

    Ba mươi tám năm trôi qua. Và đây, cũng là ngày giỗ thứ ba mươi tám, nơi mà anh đã nằm xuống!

    Mau quá anh nhỉ! một nén hương xưa không còn đâu nữa! vì nó đã tan biến theo mây khói và đã trở thành băng giá. Hơn nữa, nó còn lạnh lùng như tảng băng ở miền Bắc Cực vậy!

    Nhưng! riêng tôi! Lúc nào, trong mọi lúc, mọi nơi, và mọi hoàn cảnh, dẫu phải vất vả lo cho nghiệp sống nơi chính mình. Nhưng trong tôi, lúc nào cũng còn tồn tại một nén hương lòng ngầm chảy mãi trong tim, như một lời tri ân mãi nhớ không nguôi ơn anh! và các anh đã vì nước quên mình!

    Ngày đau thương trọng đại, khi nước nhà xóa sổ, lại có những người chiến sĩ hào hùng của QLVNCH vì đại nghĩa quên mình, để cứu vớt cho những người còn sống một niềm vinh dự to lớn, là khỏi bị ám ảnh tủi nhục “hàng thần lơ láo, phận mình ra chi” đó là những vị tướng lãnh, biết chọn đến cái chết cao cả “chết vinh hơn sống nhục.”

    Tôi là một người lính, như mọi người lính trận bình thường của QLVNCH. Nhưng cho dầu giấy đã rách nhưng vẫn giữ lấy lề, và không để cho “giậu đổ bìm leo” như lời nói người xưa. Vả cũng đừng để một ai đó bóp méo sự thật, ở những người lính VNCH đã nằm xuống.

    Lúc nhớ anh, tôi thường thuộc nằm lòng bài thơ “Anh hùng vô danh” của tác giả Ðằng Phương, cho dù vô danh hay hữu danh, các anh cũng đã giữ vững được thế đứng của chính mình. Vì nước quên mình “nước còn thì còn tất cả” nước mất bản thân theo nước mà mất. Toàn dân Miền Nam Việt Nam chân chính nghiêng mình, và muôn đời tôn vinh và thương kính các anh!

    Thời gian trôi qua, năm tháng trôi theo. Quá khứ lui dần vào quá khứ. Nhưng! dư âm vang vọng như một Tháng Tư 75 vẫn còn lảng vảng đâu đây.

    Những lời hịch truyền xuống từ dưới trướng các anh, là một lời lệnh “Phép Công Là Trọng Niềm Tây Sá Nào.” Kể từ đó, từng sư đoàn đến sư đoàn, không chậm trễ một phút giây, nhất tề tung quân diệt loài quỷ ác, bảo vệ từng tất đất của đất mẹ, mà tổ tiên nghìn đời có công dựng nước và giữ nước với câu nói “nếu ngươi lấy một tất đất của thánh tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải bị tru di.”

    Trên chiến trường bốn vùng chiến thuật, từ Bình Long Anh Dũng, Kom Tum Kiêu Hùng, đến Quảng Trị Bách Chiến Bách Thắng, nơi nào cũng có dấu chân các anh. Chiến trường rực màu khói lửa, những người lính dưới trướng các anh không lùi bước trước họng súng của kẻ thù.

    Chiến công hiển hách, báo cáo dồn dập đến tận Bản Doanh Hành Quân Các Anh, đã làm cho Quân Dân Miền Nam nức lòng tin tưởng vào thế tất thắng cuối cùng của người lính QLVNCH.

    Nhưng cô đơn và đau đớn thay! Tôi chẳng biết chọn một lời lẽ nào để diễn tả đúng với niềm đau năm tháng ấy. Một khi phải “giã từ vũ khí” cũng là lúc người lính VNCH nhìn súng súng thẹn! nhìn gươm, gươm xấu hổ!
    Nhưng! Người lính thua trận, cho dầu đã hụt hẫng thế đứng, nhưng vẫn nghiêng về một phía chinh nghĩa, dù vinh hay nhục nhất thiết không sống chung và đi chung cùng loài ác quỷ.

    Sự cô đơn của người lính, là mang theo một thứ mặt cảm chán chường, không còn dám nhìn thẳng, sống trong tâm trạng như người “lạ mặt,” trên quê mẹ, cũng như trên đất nước“lạ mặt lạ người.” Mặc dầu đó là đất nước của mình và là những người thân của chính mình. Nhưng! họ nhìn người lính thua trận, như nhìn người không quen. Cho dầu, mới ngày hôm qua còn chơi bời quyến luyến.

    Hôm nay! Mùa Xuân trên miền đất lưu vong đã bắt đầu. Tôi miên ngẫm đến ngày giỗ của VNCH. Ngày của Tổ Quốc Vấn Khăn Tang! Ngày của Quân Dân Miền Nam Việt Nam oai hùng bức tử. Ngày của các bọn thế lực “Ðồng Chí Ngoại Lai,” sau những ngoắt ngoéo về chính trị, bọn chúng cùng nhau manh tâm bán đứng Miền Nam Việt Nam cho giặc phương bắc. Và cũng là ngày người lính VNCH bị trói tay cột chân bởi người Ðồng Minh Mỹ. Họ đã phản bội không báo trước, thật đáng ghê tởm.

    Người lính VNCH không còn một viên đạn diệt thù. Không còn một trái hỏa châu soi sáng!

    Chúng tôi cần soi sáng! Soi sáng để nhận diện rõ bộ mặt xảo trá, lật lọng gian manh của kẻ thù. Bọn chúng vẫn dùng cái “điệp khúc đường xưa lối cũ” Từ Mậu Thân lật lọng cho đến Hiệp Ðịnh Pari phản bội. Và lẫn ngầm cái hỗ trợ nhịp nhàng cho kẻ thù phương Bắc, bởi người bạn đồng minh “cốt lõi” trắng trợn phản bội “khi xanh như lá lúc bạc hơn vôi.”

    30 tháng 4! Ngày giỗ! Ngày giỗ của bao chiến sĩ hào hùng của QLVNCH đã ngã xuống trên đất mẹ. Máu xương của các anh đã nhuộm thắm trên nương khoai, ruộng vườn, từ bìa rừng nầy đến đồi cao dốc thẳm nọ, nơi nào cũng có in chiến tích hiển hách và máu xương của các anh, cho Miền Nam được phú cường, cho người người được ấm no hạnh phúc.

    Nhưng! Hỡi anh! Trách người một, trách ta mười, bởi vì ta quá tin lời ở người bạn đồng minh “chung thủy” “chung tình,” “chung sức.” Nên giờ thì “nghĩ mình, mình lại thương mình bấy nhiêu.”

    Tiếc thay cho cuộc chiến kéo dài trên 20 năm, đã mang lại cho người lính VNCH những gì? Tưởng không đơn giản, như lời một người tình nói với người yêu “ngủ đi em mộng bình thường.” Không ai có thể dại dột tin đến thế. Thế mà! Chúng nó gói trọn “Ta trong Ta,” và bỏ Ta vào trong cái gọi là “Giấc Ngủ Nam Kha” khi bừng mắt dậy thấy mình tay không.

    “Không Bao Giờ Quên Anh” bằng những lời tâm sự với những Anh Hồn Vị Quốc Vong Thân. Như một lời tình buồn ngắn nhất cũng là lời dài nhất, mà trong ba mươi tám năm qua, người lính sống còn trong cuộc chiến, đã chưa có dịp thực hiện những điều thiết thực, để tưởng nhớ đến người lính đã nằm xuống, ở giờ thứ 25 của cuộc chiến 75.

    Và đã 20 năm, lạc bước lưu đày. Lần đầu tiên tôi đến thăm thủ đô nước Mỹ! Như để trắc nghiệm lại lòng mình, là nơi chốn ấy có gì đẹp lắm không? đã làm cho thiên hạ trên thế gian này, thường ca tụng không ngớt lời về nước Mỹ, là nơi thiên đường tuyệt diệu!

    Ðứng trước tòa Bạch Ốc! Hận lòng trai, tim như hụt hẫng nhịp đập. Tôi tự cảm thấy mình xấu hổ vì bị mang nỗi nhục mất nước, nên không lấy gì làm vui! và cũng không lấy gì làm “mặn mòi” cho lắm.

    Tiếp nối những suy nghĩ, đã kéo tôi đến kết luận, như một “định đề” khá “mỉa mai” vì cảnh vật nơi này không “đeo sầu,” song lòng người lính năm xưa “đeo sầu” thế nên“người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”

    Và hơn thế nữa, nơi đây đã gợi cho tôi “cái quá khứ” “nhiều đắng lắm cay” cho dân tộc tôi, và cho đất nước tôi, trong một hoàn cảnh đầy nghiệt ngã “gừng cay, muối mặn” một khi gợi nhớ đến, đã làm môi tôi mặn, mắt tôi cay. Vì thế, tôi không nhìn được cái đẹp hùng vĩ ở nơi này, chỉ thấy tâm tư mình ray rứt bằng những mất mát đắng cay, những tang thương đổ nát.

    Thì liền sau đó! Cuộn phim dĩ vãng năm xưa từ từ quay thật chậm trước mặt tôi, như một vết nhơ hận lòng. Dư âm tiếng nói ngày ấy còn vang vọng đâu đây. Tổng Thống Kennedy nói gì và sau đó TT Johnson hứa gì, rồi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mc Namara đến Sài Gòn xác nhận lời cam kết ra sao, và liền sau đó TT Nixon hành động ra sao và làm gì?

    Thế rồi! Ðã đến lúc gừng không còn cay, muối đã hết mặn, các ông đành bỏ tôi! đưa Miền Nam đến cảnh nước mất nhà tan!

    Thưa anh, người đã hy sinh trong cuộc chiến 75! Cuộc chiến đã tàn. Nhưng dư âm vẫn còn đó! Mặc dầu tóc đầu chúng tôi nay đã bạc. Nhưng, lòng chúng tôi không bạc như tuyết, không trắng như vôi! Khi nghĩ về đất nước, nhớ đến các anh! một xót xa trên chót vót của xót xa vô cùng tận.

    Những lời này về anh, và tất cả cho các anh! Những người chiến sĩ thân yêu đã vì nước quên mình!

    Khi “Màu Cờ Vàng” đã hóa thành “Màu Cờ Trắng” lệnh từ Dinh Ðộc Lập truyền ra.

    Rồi sau đó, biểu tượng hào hùng của người lính VNCH, là những vị tướng: Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ và Phạm Văn Phú. Các ngài đã hiên ngang đạp lên lệnh đầu hàng, lấy tự sát làm cứu cánh cho chính mình là vĩnh viễn ra đi, nước mất là mất theo nước, nhất định không hàng giặc.

    Lẫm liệt thay! Hiển hách thay! “Hãy chém đầu thần rồi sẽ hàng” của một Trần Thủ Ðộ trên hai trăm năm trước, vẫn còn in bóng trong tim các ngài.

    Ðất nước rơi vào tay giặc thù, ngôi vị của các ngài, là lấy sự tận trung để đền đáp Sơn Hà Xã Tắc, lấy sự tận hiếu đễ đền đáp công ơn thê nhi gia tộc.

    Ðược tin buồn các ngài tuẫn tiết, theo gương trung liệt tiền nhân, đã là lúc “máu chảy ruột mềm. Toàn Quân Dân Cán Chính Miền Nam khi nghe hung tin, tim như rạn vỡ, bàng hoàng như trong cơn chiêm bao. Thương nhớ đến các ngài, thương nhớ nhất đời!

    “Sống Vi Tướng, Tử Vi Thần, Anh Hùng Tử Khí Thiên Bất Tử.” Các ngài đã trở thành vị thánh thời đại 75, của một Võ Tánh, của Ngô Tùng Châu, của Hoàng Diệu, của Nguyễn Tri Phương v.v…

    Bại trận là nhục. Ðầu hạng còn nhục nhã hơn nữa. Nhục mất nước! Và kéo theo biết bao nhiêu điều sỉ nhục! Nhục không dám chết! Nhục không chết được!

    Nhưng thưa các ngài! Chúng tôi biết sống là nhục, nhưng phải sống để chịu nhục! Còn hơn là phải vào luồn ra cúi, tìm chút “công thừa việc bẩn” từ kẻ thắng ban cho.

    Rồi mai này, bảng vàng bia đá sẽ khắc tên các ngài. Tên các ngài sẽ ghi đậm nét trên trang sử Việt. Các ngài mất đi đã làm rạng tiết nghìn thu cho cháu con mai hậu muôn đời tôn thờ kính phục. Tên các ngài sẽ được đời lưu danh thiên cổ. Chúng tôi mãi nhớ các ngài, cho dù ở bất cứ không gian và thời gian nào.

    Các ngài tuẫn tiết không phải ở nơi chiến địa hiểm nghèo, mà ở trên cái bến cuối cùng của cuộc sống.

    Các ngài nằm xuống cho hận thù vào lãng quên, cho hậu thế tôn vinh nhớ đời. Cái chết hiên ngang của các ngài, nơi có trụ cờ vàng ba sọc đỏ, ngạo nghễ phất phới bay trong gió, đã làm nhân chứng cho bất cứ sự hy sinh cao cả nào khác.

    Thưa các ngài! Người đã ngủ yên bỏ lại đằng sau bao phiền lụy của cuộc sống. Linh hồn các Ngài đã về với hồn thiên sông núi, nơi chốn bồng lai, hay đã tự tại nơi chốn thiên đường nào đó, nếu linh thiêng xin phù hộ cho con dân nước Việt sớm thoát khỏi cảnh gông cùm cộng sản.

    Thương thay! Các ngài ra đi, ra đi trong đớn đau buốt lạnh. Không bạn bè tiễn đưa chào kính! không một lời điếu văn, không một tiếng kèn truy điệu, v.v…

    Ba mươi tám năm trôi qua, là trên mười bốn nghìn ngày mang nỗi buồn của kẻ mất quê hương. Mặc dầu thế, chúng tôi, trong mỗi lúc của từng mỗi lúc, lúc nào cũng cảm thấy hình bóng các Ngài luôn mãi ở bên cạnh chúng tôi trong suốt mọi chặng đường trên quê mẹ, cũng như mọi nơi, mọi miền trên đất khách.

    Chúng tôi người lính! Xin một phút cúi mặt! Vì cho đến nay vẫn chưa đúc được tượng, chưa lập được đền thờ để tưởng nhớ đến các ngài. Mặc dầu, tiểu bang California nói chung và Orange County nói riêng, cộng đồng Người Việt tỵ nạn trên dưới nửa triệu người, và được mang cái tên khá hãnh diện là “Thủ Ðô Của Người Tỵ Nạn”.

    Là những người lính thân phận lạc loài trên một đất nước tạm dung. Chúng tôi chỉ có tấm lòng, nhưng không “đủ tài” “đủ sức” và nghĩ rằng, “một cây làm chẳng nên non” chúng tôi rất cần nhiều bàn tay của muôn triệu bàn tay. Từ trí thức khoa bảng, từ những anh hùng hào kiệt, từ những mạnh thường quân, cho đến các cơ sở thương mai có tầm vóc, đến những hội đoàn, đoàn thể, các trung tâm băng nhạc nổi tiếng.

    Và hơn thế nữa! đằng sau lưng của các hội đoàn nói trên, còn có một lực lượng khá hùng hậu, đó là hội cựu tù nhân chính trị, sao không cùng nhau làm những việc hết sức cao cả, là phát động phong trào “tất cả cho một đền thờ của người chiến sĩ vị quốc vong thân!” Và cũng là lúc để cho người bản xứ thấy rằng, dân tộc Việt Nam là một dân tộc “uống nước nhớ nguồn” và có văn hóa. Nhưng tiếc thay, chúng tôi “cùng trông lại mà cùng chẳng thấy.”

    Rồi mai đây không sớm thì muộn, Việt Nam có tự do dân chủ. Không còn bóng dáng người cộng sản. Nếu chúng tôi chưa làm được. Nhưng chúng tôi vẫn còn một hy vọng khi “tre tàn thì măng mọc” con cháu chúng tôi sẽ tiếp tục làm cho bằng được, một khi trở về quê hương nơi chỗ các ngài nằm xuống, sẽ xây đền thờ tưởng niệm các ngài, để mọi người dân Việt Nam lui tới nhang khói nhớ ơn các ngài.

    Lời tâm sự tuy mộc mạc, nhưng rất chân thành, chúng tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ” chắc chắn có nhiều lỗi lầm thiếu sót ngoài ý muốn. Mong người đọc rộng lòng khoan dung. Và cũng xin đừng để những lời này “gác ngoại vòng thôi.”

    Sau cùng, chúng tôi xin mượn lời thơ “một năm người có mười hai tháng, ta trọn năm dài một tháng tư” Như tự nhủ lòng là mãi nhớ đến các anh và “Không Bao Giờ Quên Anh.”



    https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/Kho ... -anh-5634/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thơ Xuân Đất Khách

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          





Thơ Xuân Đất Khách
__________________
Thanh Nam



Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ
Mới hay năm tháng đã thay mùa
Ra đi từ thuở làm ly khách
Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ

Trôi dạt từ Đông sang cõi Bắc
Hành trình trơ một gánh ưu tư
Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du

Thức ngủ một mình trong tủi nhục
Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữa sa trường nát gió mưa

Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bờ
Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa

Ới hỡi quê hương bè bạn cũ
Những ai còn mất giữa sa mù
Mất nhau từ buổi tàn xuân đó
Không một tin nhà, một cánh thư

Biền biệt thời gian mòn mỏi đợi
Rối bời tâm sự tuyết đan tơ
Một năm người có mười hai tháng
Ta trọn năm dài Một Tháng Tư!

Chấp nhận hai đời trong một kiếp
Đành cho giông bão phũ phàng đưa
Đầu thai lần nữa trên trần thế
Kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ

Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt
Tập làm con trẻ nói ngu ngơ
Vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi
Thân phận không bằng đứa mãng phu

Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do!

Bằng hữu qua đây dăm bảy kẻ
Đứa nuôi cừu hận, đứa phong ba
Đứa nằm yên phận vui êm ấm
Đứa nhục nhằn lê kiếp sống thừa

Mây nước có phen còn hội ngộ
Thâm tình viễn xứ lại như xa
Xuân này đón tuổi gần năm chục
Đối bóng mình ta say với ta...


1977
Thanh Nam



          

https://www.dutule.com/a9387/thanh-nam- ... -dat-khach
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Cuộc triệt thoái Cao Nguyên 1975

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tiếng lòng một người lính trận

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          





Tiếng lòng một người lính trận
__________________
Thân Đức Nhy




Những thương đau 30 tháng Tư 1975 và chặn đường 40 năm...
Kể từ ngày Ban Mê Thuột thất thủ (10-3-1975)
đến ngày Quân Đoàn 2 triệt thối theo Liên Tỉnh Lộ 7B (Pleiku - Phú Bổn - Tuy Hòa).

Tôi, Đại úy Thân Đức Nhy,
là người lính trận đã nghiêng vai cùng đồng đội, đồng bào gánh chung nỗi đau buồn trên trên chiến trường Quân Khu 2, di tản theo Liên Tỉnh Lộ 7B. Tôi ghi lại bằng những bài thơ để nói lên tiếng lòng của một người lính trận (thay vì hồi ký như quí vị yêu cầu) trong bối cảnh đó.

Cám ơn.







Khói Lửa Pleiku
________________
Thân Đức Nhy

(Di tản theo Liên tỉnh lộ 7B,
gởi Trung úy Dzũng ở Tây Úc - Biệt Cách Dù - biệt phái về cùng đơn vị
- chung đường di tản)


Gió ngừng lại nên không vào song cửa
Phố trên cao nên phố bớt ồn ào
Khói sương pha cho mây trắng đồi cao
Từng thung lũng giăng giăng mầu tang trắng

Gió ngừng thổi sao lòng chưa tỉnh lặng
Rừng sương phong mờ phố xá đìu hiu
Chập chùng xa người di tản buồn thiu
Nghe buốc lạnh đôi buồn xa phố

Biển Hồ sương giăng, Hàm Rồng nắng đổ
Biển xe nào đưa đón em chiều nay
Đường ngã năm công viên xóa dấu giầy
Diệp Kính, Cù Hanh, Holywood, Chợ Mớ

Nhà thờ núi em có còn đứng đợi
Đường đất quanh co bỗng thấy xa rồi
Quạnh hơi may lạnh một góc hồn tôi
Theo tỉnh lộ đưa em rời phố núi

Đường số 7 chiều tàn cơn nắng cuối
Xác người phơi hoen mầu nhớ hờn căm
Em lầm đi buồn đôi mắt xa xăm
Gió lạnh đường xa rừng xây núi đá

Dồn dập bước chân loạn cuồng tơi tả
Ầm ỉ rền vang súng vọng rừng sâu
Xuân đã tan trong vận nước cơ cầu
Tan đâu mất những âm thầm hy vọng

Giữa rừng hoang đôi chân non tê cóng
Bâng khuâng buồn như ngóng đợi ai về
Bước đi em lòng gởi lại hồn quê
Sương đêm xuống rừng mênh mông giá lạnh

Hơn hai mươi năm tôi về trong cô quạnh
Đứng bên đường em ngã xuống ngày xưa
Nắng cao nguyên mà lòng bổng đổ mưa
Hồn dĩ vãng chập chờn hương khói cũ.










30/4 Sông Bến Lạ
_________________
Thân Đức Nhy


Sông bến lạ cố chèo qua giông tố
Biển còn xa mà thuyền đã chìm dần
Vút lưng trời sao sớm giọt bâng khuâng
"Chim Tinh vệ" u hờn trong nước mắt

Đứng cúi đầu mặt trận dàn trước mặt
Pháo rền vang phòng tuyến thủng bao lần
Giờ phút lâm nguy sức chẳng đồng cân
Mầu áo trận nát nhầu trong bùn đất

Ngoài chiến tuyến xông pha ai còn mất
Nửa giang sơn ngập đau khổ điêu tàn
Nửa giang san còn lại nhuốm lầm than
Giờ bức tử đầu hàng ngưng chiến đấu

Gương danh tướng qua bao lần trôi nổi
Gươm anh linh nghèn nghẹn thấm lòng đau
Đất mẹ tang thương tan tác hoen mầu
Thân chiến bại buông lòng ru nỗi nhớ

Chân lạc lỏng bước bên trời bỡ ngỡ
Lạnh ba lô tim quặng phủ mầu tang
Giáo rụng gươm rơi quân sĩ tan hàng
Quẳng giáp gãy cờ đây giờ hấp hối

Lệnh buông súng nghe chừng như tội lỗi
Đưa tay hàng mà cổ ứa hờn căm
Còn lại gì đây tủi nhục cô đơn
Ngục thất lao tù đâu sờn chí cả

Xuôi về đâu bốn phương toàn bến lạ
Tiếng thù reo đạn vút xé tan lòng
Trách nhiệm không tròn vận nước suy vong
Mình một ngựa đỡ trăm ngàn tên bắn

Xác ai đây đã vùi khô trong nắng
Nghe tiếng hờn sông núi khóc chia ly
Tạ tội non sông đây phút phân kỳ
Bắc Nam đất nào vùi thây chiến sĩ

Gởi mặt lạ ghim tên người thất chí
Đao buông rơi gục chết giữa đời trai
Biết nói sao với thế hệ ngày mai
Ngàn năm sử mắt ta buồn mãi mãi

Gom tàn binh mộng nuôi ngày trở lại
Chân tha hương nghe lạnh thấm lòng ai
Bước, bước đi sao đường vẫn còn dài
Trong đêm tối ngước nhìn đâu bến đợi.





          

https://www.sbs.com.au/language/vietnam ... -linh-tran
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: - 30/04/2021 - tưởng niệm 46 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Ngoc Han »

Tháng Tư, lính không cần hớt tóc

Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài cứ để tóc dài thêm,
Giáp trận, chẳng ai cần nón sắt
Đầu trần, tóc dựng, mắt trừng lên.

Tháng tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài khói súng bám càng thơm,
Nòng súng tháng Tư không hạ nhiệt
Lòng lính tháng Tư ngọn lữa bừng.

Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài gió lộng thổi tung bay,
Đánh giặc, bạn ta luôn bắn đứng
Oai phong sừng sững suốt đêm ngày.

Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài gương mặt lạnh lùng hơn.
Gương mặt bao người vừa ngã xuống
Băng giá còn nguyên nét oán hờn.

Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài, tay kẹp súng lia ngang,
Mấy mươi tăng địch phơi ngoài bãi,
Lính bộ, rừng su lấp mấy ngàn.

Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài theo nhiệt huyết tuông tràn,
Đại liên khạc đạn lòng chưa thỏa
Huống gì quyết tử lính miền Nam.

Tháng Tư lính không cần hớt tóc,
Tóc dài bay dưới bóng cờ bay,
Dạ thưa Tư Lệnh xin đừng phạt
Có một không hai trận cuối này.

Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài ngang dọc giữa trùng vây.
Trùng vây! Trùng vây nào khép được
Tóc xanh dài mọc chúng ta đây.

Nguyễn Phúc Sông Hương

Nguồn: Người Việt
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: - 30/04/2021 - tưởng niệm 46 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Ngoc Han »

Đọc lại bài thơ Nửa Hồn Xuân Lộc để tưởng nhớ.
(có bạn học chung lớp đã nằm lại nơi này)

Nửa Hồn Xuân Lộc
Tác giả: Nguyễn Phúc Sông Hương

Nếu được như bố già thượng sĩ
Nghe tin lui quân chỉ nhìn trời,
Vỗ về nón sắt, cười khinh bạc,
Chắc hẳn lòng ta cũng thảnh thơi.

Còn ta nhận lệnh rời Xuân Lộc
Lại muốn tìm em nói ít lời,
Nhưng sợ áo mình đầy khói súng
Cay nồng mắt người gục trên vai.

Vì chắc ôm nhau em sẽ khóc,
Khóc theo, vợ lính cả trăm người!
Em biết dù tim ta sắt đá
Cũng vỡ theo ngàn giọt lệ rơi.

Mây xa dù quen đời chia biệt
Ngoảnh mặt ra đi cũng ngậm ngùi.
Rút quân, bỏ lại hồn ta đó
Bảo Chánh, Gia Rai lửa ngút trời!

Bí mật lui quân mà đành phụ
Mối tình Long Khánh tội người ơi.
Mất thêm Xuân Lộc tay càng ngắn
Núm ruột miền Trung đứt đoạn rồi.

Sáng mai thức dậy, em buồn lắm
Sẽ khóc trách ta nỡ phụ người.
Lòng ta như trái sầu riêng rụng
Trong vườn em đó vỡ làm đôi!

Đêm nay Xuân Lộc vầng trăng khuyết
Như một vành tang bịt đất trời!
Chân theo quân rút, hồn ta ở
Sông nước La Ngà pha máu sôi

Thương chiếc cầu tre chờ thác lũ
Cuốn qua Xuân Lộc khóc cùng người
Ta đi, áo nhuộm màu đất đỏ
Cao su vướng tóc mãi thơm mùi,

Tiếc quá nắng vàng phơi áo trận,
Vườn nhà em chuối chín vàng tươi.
Ta nhớ người bên đàn thỏ trắng,
Cho bầy gà nắm lúa đang phơi,

Chôm chôm hai gốc đong đưa võng,
Ru nắng mùa xuân đẹp nụ cười...
Nếu được đưa quân lên Định Quán
Cuối cùng một trận cũng là vui



Núi Chứa Chan kia sừng sững đứng
Sư đoàn 18 sao quân lui?
Thân ta là ngựa sao không hí
Cho nỗi đau lan rộng đất trời

Hồn ta là kiếm sao không chém
Rạp ngã rừng xanh, bạt núi đồi.
Hỡi ơi! chân bước qua Bình Giã
Cẩm Mỹ nhà ai khói, ngậm ngùi!

Lửa cháy, cả lòng ta lửa cháy
Xóm làng Gia Kiệm nhớ khôn nguôi.
Đêm nay Xuân Lộc, đoàn quân rút
Đành biệt nhau, xin tạ lỗi người

Chao ơi tiếng tắc kè thê thiết
Kêu giữa đêm dài sợ lẻ loi,
Chân bước, nửa hồn chinh chiến giục
Nửa hồn Xuân Lộc gọi quay lui

Ta biết dưới hầm em đang khóc
Thét gầm pháo địch dập không thôi...





Buổi chiều nhận lệnh rời Xuân Lộc
Ta muốn tìm em nói ít lời,
Nhưng sợ em buồn, không nói được
Nên đành lặng lẽ mà đi thôi!

Ngại phút rời xa em sẽ khóc,
Bao người vợ lính sẽ buồn theọ
Yếu đuối tim ta người chiến sĩ
Loạn rừng, tội nghiệp tiếng chim kêu.

Rút quân bỏ lại đời ta đó,
Bảo Chánh, Gia Rai lửa ngút trời,
Lửa ngút, trái tim ta lửa ngút,
Trái tim người lính mới yêu người.

Vì bí mật quân, ta đành phụ
Mối tình Long Khánh tội người ơi
Mất thêm Xuân Lộc tay càng ngắn,
Núm ruột miền Trung càng xa vời.

Sáng mai chắc chắn em buồn lắm
Sẽ trách sao ta lại phụ người.
Lòng ta như trái sầu riêng rụng
Trong vườn em đó vỡ làm đôi

Cao nguyên bài học đầy cay đắng
Lớp lớp người rơi, lớp lớp rơi ...
Ta chẳng muốn làm người bại trận
Thành người tình phụ đó em ơi.

Ðêm nay quân rút hồn ta ở
Nhìn nước La Ngà pha máu sôi,
Thuơng chiếc cầu chờ cơn thác lũ
Tràn qua Xuân Lộc cuốn theo người.

Ta đi áo nhuộm màu đất đỏ
Cao su vướng tóc mãi thơm mùi,
Tội nghiệp nắng vàng chờ áo trận
Khi tàn chinh chiến sẽ đem phơi.

Em hỡi, em thương đàn thỏ trắng,
Bầy gà mất mẹ sống mồ côị
Em hỡi em thương người lính trận
Người lính đêm nay phụ bạc rồi.

Bao năm ta trọn tình đất đỏ,
Một phút này thôi thẹn với đời
Sốt rét đêm run, ngày không ngã
Bao lần máu đổ dửng dưng cười.
Một phút này thôi, hừ lại ngã,
Bỏ thành, bỏ đất nhục nào vơi.

Nếu được đưa quân lên Ðịnh Quán,
Cuối cùng một trận cũng là vui.
Sáng mai chân bước qua Bình Giã,
Cẩm Mỹ nhìn lui luống ngậm ngùi!

Lửa cháy, cả lòng ta lửa cháy,
Một trời Gia Kiệm nhớ khôn nguôi.
Muôn năm em hỡi trời xuân Lộc
Giữ nửa hồn ta mãi với người.

Giữ nửa hồn ta bên chiếc võng
Dưới giàn thiên lý bóng trăng soi .. .
Ðêm nay quân rút sầu riêng rụng
Trong vườn em và trong tim tôi!

Tôi sợ một ngày mai bại trận
Ðể em côi cút lại trên đời.
Nếu phải một ngày mai bại trận
Ðêm nay sao ta lại bỏ người!

Em hỡi, dưới hầm ai đang khóc,
Thét gào pháo địch mãi không thôi.
Xuân Lộc trời ơi Xuân Lộc cháy
Ai gọi tôi về trời Gia Rai!!
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”