Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

              
              
    đ Ê m c u Ố i â M L ị C h






    đêm cuối
    dăm ly rượu chưa nhấp môi
    ý nghĩ đóng váng trên một ngày già nua nhăn nheo cuộc sống
    lũ trẻ u60 vẫn ngồi ngẩn tò te nhìn
    quyển lịch cuối năm
    tấm lưng sương phụ đà hết xuân
    nhờ nhờ mặt sáng của một hành tinh 50 năm ánh sáng
    dăm nốt ruồi son hạnh phúc
    lắm tàn nhang thời cuộc
    trống tuềnh trống toàng ngày tháng
    bộ xiêm y 365 mảnh kiểu đô thị mới đã bị gở trụi trần từng ngày xuôi ngược
    nằm khóc sướt mướt
    một bài thơ kinh điển vừa mới qua đời
    nhường chỗ cho một thế giới tân hình thức và hậu hiện đại chật ních hiện thực xã hội chủ nghĩa
    chỉ còn vài giờ nữa
    đám trung niên u60 sẽ đeo lên lắm cặp mục kỉnh kèm nhem độ trong suốt
    của một lăng kính rạn nứt
    của 41 năm rượu mốc
    để đón chào một nắng mới
    bừng lên giữa khuya

    giao thừa
    là một ý nghĩ nhân dáng
    rộn rã khoanh tròng nước mắt miền trung
    nhăn mặt nhíu mày thân phận việt nam
    một con lân chẳng buồn múa may
    với một thân hình nặng nề vết sẹo bỏng phỏng kiêu binh
    máu đang loãng nước xương đang rệu mục cùng căn bịnh ung thư hoang tưởng
    tay chân bị chặc gãy lìa lặc vì lỡ trớn lấn nêu hàng xóm
    khập khễnh lê qua con lộ cao tốc
    của năm mới

    ở phút 59
    các lão già u60 mới bật ra khỏi lắm mớ mị xôn xao chí chóe công hầu
    nâng ly chào tiễn biệt năm cũ
    rồi khăn áo chỉnh tề
    bắt đầu há họng nuốt tiếp
    cọng dây thun năm mới.



    01.2017

    HHiếu

    http://www.etetet.net/bb/viewtopic.php?p=22467#p22467

              


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

              
    Xuân muộn






    Nhìn hoài qua khung cửa,
    Mong tìm một ý thơ
    Trôi vào vườn ảo tưởng
    Của đất trời mộng mơ

    Tâm dường như tê liệt,
    Trí dường như ngẩn ngơ
    Cây im lìm bóng đổ
    Chim lạc giọng bơ vơ

    Ô hay đời đã cạn
    Ngắm hai bàn tay trơn
    Xuân về bao giờ nhỉ?
    Hoa trắng rụng đầy hồn



    04/13/04

    Tôn Nữ Thu Nga

    http://chimvie3.free.fr/77/tonnuthungat ... on_077.htm

              


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »







MMG XUÂN AN LÀNH 2021
Vội Vàng Đón Xuân

Hoàng Thục Linh x Đoàn Phi x Hồ Hoàng Yến x Quốc Khanh

Songwriter: VŨ THANH
Arrangement: QUỐC KHANH
Audio Production: MMG Studios
Video Production: FWG Ent.
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          





          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »






nắng thủy tinh đã viết: Thứ tư 22/04/20 11:58 Bông Hồng Mùa Xuân của thi sĩ Lý Thụy Ý
qua giọng đọc nhẹ nhàng thanh thoát truyền cảm của Quyên Di



Bông hồng mùa xuân
Lý Thuỵ Ý



“Bán cho tôi một bông hồng đi, cô bé!
Đoá nào tươi còn búp nụ mịn màng.”
Tôi ngước lên: “Xin ông chờ tôi lựa.
Một bông hồng vừa ý nghĩa, vừa sang!”
Khách mỉm cười: “Cô thật tài quảng cáo!
Thế... hoa hồng mang ý nghĩa sao, cô?”
Tôi bối rối: “Hình như người ta bảo
Nó tượng trưng tình nồng thắm vô bờ.”
“Cám ơn cô! Giá bao nhiêu đây nhỉ?”
Tôi lắc đầu: “Thôi, xin biếu không ông,
Một đoá hoa không bao nhiêu ông ạ!
Rất mong ông làm người đẹp vừa lòng.”
Khách bỗng nhìn tôi, mặt như xoáy lốc.
“Cô bé lầm! Tôi không tặng người yêu.
Thằng bạn thân tuần qua vừa ngã gục,
Một bông hồng cho nó bớt quạnh hiu.
Nhưng cô bé phải nhận tiền tôi đi chứ!
Hoa cho không, rồi mẹ mắng làm sao?”
Tôi cúi mặt. “Xin gửi người xấu số,
Chuyện của ông làm tôi bỗng nghẹn ngào!”
Khách quay đi, áo hoa rừng đã bạc,
Dáng cao gầy khuất hẳn bóng chiều nghiêng.
Tôi bất chợt đưa tay làm dấu thánh:
(“Mẹ giữ gìn cho người ấy bình yên!”)

Trời đầu xuân còn vương vương sắc lạnh,
Nắng vàng mơ, má con gái thêm hồng.
Tôi bâng khuâng nhớ đến người khách lạ.
(Mình nhớ Người, Người có nhớ mình không?)
Chiều hai chín phố phường sao tấp nập
Người ta vui từng cặp đẹp bên nhau.
Mắt tôi lạc... rồi bỗng dưng bừng sáng;
“Phải anh không? Người khách lạ hôm nào?”
Tim đập mạnh sau áo hàng lụa mỏng,
Anh đến gần, lời nói cũng reo vui:
“...Sao cô bé... hàng hôm nay đắt chứ?
Có nhớ tôi... hay cô đã quên rồi!
Hành quân xong, tôi vừa về hậu cứ,
Ghé ngang đây xin cô một bông hồng
Và mong cô cho tôi xin lời chúc:
“Rất mong ông làm người đẹp vừa lòng.”
Tôi bỗng nghe như tim mình thắt lại,
Gượng tìm hoa, rồi trao tặng tay Người.
Khách nhìn tôi, mắt bỗng dưng dịu xuống,
Đầy đăm chiêu và nghiêm lại nụ cười:
“- Xin lỗi cô, nếu lời tôi đường đột,
Nhưng thật tình tôi không thể nào quên
Người con gái trong một lần gặp gỡ,
Nhớ thật nhiều... dù chưa được biết tên
Một bông hồng - như hôm nào cô nói:
Là tượng trưng tình nồng thắm vô bờ.”
Tôi run tay, nhận hoa hồng Người tặng
Sự thật rồi... mà cứ ngỡ đang mơ.
          



viewtopic.php?p=26149#p26149
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



    Sự tích về phong tục cúng Táo Quân ở Việt Nam và Trung Quốc
    _________________________
    Hoàng Mai _ 15/01/20




              

    Mọi người ai cũng muốn trang hoàng và lễ cũng ông Táo sao cho đầy đủ, thịnh soạn nhất để khi ông Táo về trời sẽ giúp họ có được vận may cho năm sau. Đây đều là tâm nguyện của con người mong muốn có được cuộc sống tốt đẹp hơn, kỳ thực Thần Phật nhìn nhân tâm, chứ không thể bị "mua chuộc" bởi lễ vật.

              


    Lễ cúng ông Táo (Táo Thần - Táo quân) là truyền thống văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc, tuy có nét tương đồng nhưng cũng có không ít đặc trưng khác biệt...

    Sự tích Táo Quân ở Việt Nam

    Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.

    Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết. Nội dung chính được tóm tắt như sau:

    Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, gia đình thường xuyên bất hòa. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

    Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

    Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì sẽ khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

    Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

    Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân nhưng mỗi người giữ một việc:

    Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

    Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

    Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.





    Sự tích Táo Quân ở Trung Nguyên

    Còn ở Trung Nguyên xưa, Truyền thuyết phổ biến nhất trong dân gian là chuyện Trương Táo Vương phát tích từ vùng Sơn Đông như sau:

    Xưa kia, một gia đình họ Trương có hai vợ chồng già sống cùng con trai tên là Trương Lang và con dâu tên là Quách Đinh Hương. Trương Lang không thích làm ruộng, bỏ ra ngoài đi buôn. Đinh Hương ở nhà một mình trồng cấy, gánh vác công việc nhà chồng và chăm sóc cha mẹ chồng. Cuộc sống của nàng vô cùng vất vả.

    Sau 5 năm biền biệt bặt vô âm tín, vừa về đến nhà Trương Lang đã đuổi Đinh Hương và lấy Lý Hải Đường về làm vợ. Đinh Hương không nơi nương tựa được một bà lão đưa về nuôi, về sau trở thành con dâu của bà và có cuộc sống viên mãn. Một năm nọ, gia đình Trương Lang gặp phải đám cháy lớn, tài sản bị thiêu rụi, người vợ sau cũng bị thiêu chết. Trương Lang bị thiêu mù đôi mắt, không còn cách nào đành lưu lạc xin ăn ngoài đường.

    Một hôm, Trương Lang đến nhà Đinh Hương xin ăn. Nàng không chỉ mang cơm ngon canh ngọt ra mời, mà còn tặng thêm vàng bạc cho chồng cũ. Về sau, Trương Lang biết được người phụ nữ hảo tâm chính là vợ cũ của mình, trong lòng hối hận, xấu hổ vô cùng, bèn đâm đầu vào bếp lửa và bị chết cháy trong đó. Vì Trương Lang có tiền duyên với Ngọc Hoàng Thượng đế, nên sau khi chết được Ngọc Hoàng phong cho làm Táo Vương.





    Tích Táo Quân từ các tài liệu sử sách

    Theo tài liệu, sử sách ghi chép, nghi thức triều Chu, lễ cúng "lạp tế" vào cuối năm là phải cúng tế "tiên tổ ngũ tự", mà Táo Thần chính là 1 trong "ngũ tự" đó.

    Trong Lễ ký, "ngũ tự" gồm cúng tế 5 vị Thần là Môn (cổng, cửa), Hộ (cửa 1 cánh), Trung Lựu (phòng giữa), Táo (bếp) và Hành (đường đi).

    Sách Hậu Hán thư có viết: "Ban đầu, họ Âm truyền đời tế tự Quản Trọng, gọi là Tướng Quân. Thời Tuyên Đế, Âm Tử Phương là người chí hiếu, có lòng nhân và cảm ân, vào ngày Lạp (mồng 8 tháng Chạp) nấu bếp lúc sáng sớm, Táo Thần hiện hình, Tử Phương bái thọ khánh. Nhà có dê vàng, bèn dùng để tế. Từ đó trở đi, nhanh chóng trở thành đại phú, ruộng có hơn 700 mẫu, xe ngựa nô bộc sánh với quốc quân. Tử Phương thường nói rằng: 'Con cháu ta ắt sẽ lớn mạnh'. Đến 3 đời thì phồn vinh thịnh vượng, do đó sau này thường cúng tế Táo Thần vào ngày Lạp, và dùng dê vàng cúng tế".

    Các sách Phong thổ chí ghi chép phong tục thờ cúng Táo Thần đời Đường và Tống rất giống nhau, đồng thời đại bộ phận phong tục lễ nghi đó được lưu truyền đến ngày nay. Thời đó cúng tế Táo Thần gồm: tụng kinh, cúng tế rượu trái cây, và ngựa "Táo mã" để tiễn đưa Táo Thần, còn cả thắp đèn "Táo đăng". Người triều Đường theo phong tục cổ thì vào đêm cuối năm là làm thủ tục cúng tế đưa tiễn Táo Thần. Phong tục thời Tống là "Ngày 24 giao niên", tức là ngày 24 tháng Chạp là ngày giao niên giữa năm mới và năm cũ, dân gian thờ cúng tiễn đưa Táo Thần vào ngày này.





    Cúng tế ông Táo thế nào để có phúc báo

    Lễ vật cúng ông Táo của Việt Nam gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng.
              

    Lễ vật cúng ông Công ông Táo của người Việt Nam

              
    Ngoài ra, người Việt còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời. Miền Bắc còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì lễ vật đơn giản hơn, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

    Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân.

    Còn lễ vật cúng ông Táo của người Trung Nguyên thường gồm: bỗng rượu, kẹo, bánh ngọt, mứt, cơm nếp, ngựa, kiệu và sớ. Người miền Bắc cúng vào ngày 23, người miền Nam cúng vào ngày 24. Người Trung Nguyên cho rằng, cúng ông Công ông Táo những thực phẩm ngọt, có đường, mật để cho các vị ấy ngọt miệng, lên Thiên đình sẽ thưa bẩm trôi chảy, hảo ý cho gia đình mình trước Ngọc Hoàng, như thế sang năm sẽ có vận tốt.

    Thực ra, đây đều là tâm nguyện của con người mong muốn có được cuộc sống tốt đẹp hơn, kỳ thực Thần Phật nhìn nhân tâm, chứ không thể bị "mua chuộc" bởi lễ vật. Có câu: "Người đang làm Thần đang nhìn", người nào thực sự là người tốt, làm việc tốt, làm việc gì cũng nghĩ đến người khác, nghĩ cho người ta, thế thì trong mắt Thần linh, người đó đã là "siêu phàm" rồi, cho dù họ không tế lễ cúng bái thỉnh mời mà Thần linh cũng tự đến bảo hộ ban phúc cho gia đình vậy.

    Hoàng Mai




    https://www.ntdvn.com/van-hoa/su-tich-v ... -7606.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân Tân Sửu ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

              
              
    V ì s Ẽ k H ô N g c Ò n
    n h Á n h t h Á n g h A I n À o
    đ Ể n G ắ T L ấ Y!







    ngắt một nhánh tháng hai xuống cài lên lọn tóc bạc nắng
    [vẫn còn tươi tắn hơn ý nghĩ!]
    mùa này hoa anh đào ở hoa-thịnh-đốn chưa kịp nở
    chỉ có bông tuyết cóng buốt lưu lạc
    và lũ thạch nhũ trong suốt thời cuộc
    ù lì trong lắm hang động căm căm trí nhớ

    phải chăng giờ này ngồi ở bờ kè
    nghe inh ỏi bụi kèn
    tiếng chửi thề lênh láng ngập phố phường
    phải chăng giờ này vất vưởng dọc lề đường
    nhìn cô chủ quán cà phê gom nhặt những chiếc lá úa
    thồn vào chiếc thùng rác mùa đông phải chăng
    có được một ly cà phê đặc sánh mùa thu
    lóng lánh trên cặp mắt kiếng tư duy
    ngồi đồng góc phố mùa hạ
    chờ cuộc hẹn mùa xuân
    giú cất bấy lâu nay
    trên đôi con ngươi lêu lổng
    và, phải chăng ngọn-gió-chướng-trung-bắc-lầm-lì-bản-mặt đã nhũn mềm nếp gấp

    tháng hai luống tuổi rềnh rang tin nhắn một câu thơ mới chào đời
    tháng hai già nua lọm khọm bản chúc thư một nụ mầm vừa chớm
    tháng hai muộn mằn nâng niu dăm giây phút thượng tuần của vầng trăng vừa mọc trên bầu trời khuya hoang vu
    ừ nhỉ, hãy nắm tay những con đường đang không biết sẽ mở ra hay rẽ ngoặt
    hãy quàng vai những vạt trăng đang ngày vằng vặc hơn hay dần tối ám
    hãy tựa vào tường vách và ghì chặt từng viên gạch nhân bản
    đang bị gỡ đi khỏi cái bóng mát của phố phường
    con đường chúng ta đi đang tẻ dần niềm vui
    bóng hạnh phúc đang bị chặt cụt mất gốc
    họ đã mang đi và trồng vào bảo tàng của tội ác
    phúc cho họ những kẻ chưa bao giờ nếm được mùi vị
    hạnh phúc
    những kẻ luôn bị óc ách bởi lòng ganh tỵ
    nên được thương xót

    ngắt một nhánh tháng hai xuống
    cắm vào bài thơ vừa viết xong tin nhắn
    rồi thoát ra
    bỏ chạy một mạch
    về lại góc hẹn xưa
    nhặt lên dăm mảnh nắng vàng bạc mưa
    nhặt lại đôi mắt nắng-ưởi-hanh-vàng
    dọc đường lưu lạc
    hay đã nằm chết
    ngất giữa lũ thời cuộc
    khốn kiếp.




    HHiếu

    http://www.etetet.net/bb/viewtopic.php?p=22550#p22550

              


              
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”