Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Mỹ cho phép dùng kháng thể điều trị Covid-19

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


:pntfngrri:

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hydroxychloroquine really works

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


:pntfngrri:

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Bảy dấu hiệu có nhiều khả năng nhiễm covid-19

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


:pntfngrri:
  • Các khoa học gia Úc đã tìm ra một phương thức xác định bảy dấu hiệu hàng đầu góp phần vào kết quả dương tính cho covid-19. Những dấu hiệu đó, theo thứ tự giảm dần từ dấu hiệu phổ biến nhất, là:

    1. Tiếp xúc với một trường hợp dương tính covid-19
      hoặc
      từ nước ngoài về
    2. Khó chịu, đau nhức khắp người
    3. Mất khứu giác hoặc vị giác
    4. Sốt
    5. Đau họng và/hoặc sổ mũi
    6. Mức oxy máu thấp
    7. Tuổi từ 65 tuổi trở lên.

    https://thenewdaily.com.au/news/coronav ... 2020201210
              

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Few vaccines prevent infection. Here is why that's not a problem

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


:pntfngrri:

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Rất ít vắc-xin ngăn ngừa được sự nhiễm trùng. Nhưng việc này không thành vấn đề.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Rất ít vắc-xin
    ngăn ngừa được sự nhiễm trùng.

              
    Nhưng việc này không thành vấn đề.

    _______________
    Sarah L Caddy - The Conversation - 07.01.2021
    HV phỏng dịch




    Chủng ngừa (vắc-xin) là một phương thức kỳ diệu của y học. Rất ít phương thức chửa bệnh nào có thể khẳng định là đã cứu được nhiều mạng người như chủng ngừa.

    Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng không phải tất cả các loại chủng ngừa đều cho mức độ bảo vệ như nhau.
    • Một số loại chủng ngừa ngăn bạn có triệu chứng bệnh,
    • nhưng những loại khác cũng ngăn bạn bị nhiễm bệnh.
      Loại sau này được gọi là "miễn dịch tiệt trùng" (sterilising immunity).

    Với miễn dịch tiệt trùng, vi rút thậm chí không thể có chỗ đứng trong cơ thể vì hệ thống miễn dịch ngăn chặn vi rút xâm nhập vào tế bào và nhân lên từ đó.

    Có một sự khác biệt nhỏ nhưng quan trọng giữa việc
    • ngăn ngừa bệnh
      ngăn ngừa nhiễm trùng.
    • Một loại vắc-xin "chỉ" ngăn ngừa bệnh
      có thể không ngăn bạn truyền bệnh cho người khác - ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe.
    • Nhưng một loại vắc-xin cung cấp khả năng miễn dịch tiệt trùng
      sẽ chặn vi-rút ngay bước đầu xâm nhập vào cơ thể.


    Trong một thế giới lý tưởng, tất cả vắc-xin sẽ có khả năng miễn dịch tiệt trùng. Trên thực tế, rất khó để sản xuất vắc xin ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm của vi rút. Hầu hết các loại vắc-xin được sử dụng ngày nay không đạt được điều này.
    • Ví dụ, vắc-xin chống vi rút rota, nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh,
      chỉ có khả năng ngăn ngừa bệnh nặng. Nhưng điều này vẫn được cho là vô giá trong việc kiểm soát virus. Tại Hoa Kỳ, đã giảm hơn 90% các trường hợp nhập viện do vi rút rota kể từ năm 2006 khi vắc xin này được mang ra sử dụng.
                
    • Trường hợp tương tự là các loại vắc-xin ngừa vi-rút bại liệt (polio),
      nhờ vậy mà vẫn có hy vọng triệt tiêu vi-rút này trên toàn thế giới.

    Các vắc xin SARS-CoV-2 đầu tiên được cấp phép đã được chứng minh có hiệu quả giảm bệnh rất cao. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn chưa biết những loại vắc xin này có thể tạo ra miễn dịch tiệt trùng hay không. Dự kiến ​​rằng câu trả lời sẽ sớm có từ các thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra.

    Mặc dù ngay cả khi khả năng miễn dịch tiệt trùng được tạo ra lúc ban đầu, điều này vẫn có thể thay đổi với thời gian theo sự suy yếu của các phản ứng miễn dịch và sự biến hóa của con virus.





    Miễn dịch ở cá nhân

    Thiếu miễn dịch tiệt trùng có nghĩa là gì đối với những người được tiêm vắc xin COVID mới?

    Rất đơn giản, nó có nghĩa là
    • nếu bạn gặp vi rút sau khi tiêm phòng,
      bạn có thể bị nhiễm
      nhưng không có triệu chứng.
    Điều này là do phản ứng miễn dịch của bạn - từ vắc-xin - không thể ngăn mọi con vi rút sinh sôi nảy nở.

    Thông thường cần phải có một loại kháng thể cụ thể gọi là "kháng thể trung hòa" ("neutralising antibody") để miễn dịch tiệt trùng. Các kháng thể này ngăn chặn sự xâm nhập của vi rút vào tế bào và ngăn ngừa mọi sao chép.

    Tuy nhiên, vi rút lây nhiễm phải giống hệt với vi rút vắc xin để tạo ra kháng thể hoàn hảo. May thay, phản ứng miễn dịch của chúng ta - với vắc-xin - sử dụng nhiều tế bào và thành phần khác nhau của hệ miễn dịch. Ngay cả khi phản ứng kháng thể không tối ưu, các khía cạnh khác của trí nhớ miễn dịch (immune memory) vẫn hoạt động khi vi rút xâm nhập. Chúng bao gồm các tế bào T gây độc (cytotoxic T cells) và các kháng thể không-trung-hòa (non-neutralising antibody). Quá trình sinh sôi nảy nở của virus sẽ bị chậm lại và do đó bệnh tật sẽ giảm.

    Chúng ta biết điều này từ nhiều năm nghiên cứu về vắc xin cúm. Những loại vắc xin này thường tạo ra sự bảo vệ khỏi bệnh, nhưng không nhất thiết phải bảo vệ khỏi nhiễm trùng. Điều này phần lớn là do các chủng cúm khác nhau lưu hành - một tình huống cũng có thể xảy ra với SARS-CoV-2.

    Chúng ta có thể yên tâm rằng vắc xin cúm, mặc dù không thể tạo ra miễn dịch tiệt trùng (sterilising immunity), nhưng vẫn cực kỳ hữu ích trong việc kiểm soát vi rút.






    Khả năng miễn dịch trong quần chúng

    Trong trường hợp không có miễn dịch tiệt trùng, vắc-xin SARS-CoV-2 có thể có tác dụng gì đối với sự lây lan của vi rút qua quần chúng?
    Nếu các trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng xảy ra sau khi tiêm chủng, thì sẽ có nỗi lo rằng SARS-CoV-2 tiếp tục lây nhiễm cùng cường độ như trước đây. Điều này có thể không?

    Những người bị nhiễm không triệu chứng thường tạo ra vi rút ở mức thấp hơn. Mặc dù không có một sự tương quan chặt chẽ, nhưng thông thường thì
    • nhiều vi-rút
      đồng nghĩa với bệnh nhiều.
    Do đó, người được tiêm chủng ít có khả năng truyền đủ vi rút để gây bệnh nặng nơi người khác. Điều này có nghĩa là người bị nhiễm trong tình huống này sẽ truyền ít vi rút hơn cho người tiếp theo.

    Điều này đã được chứng minh gọn gàng qua thực nghiệm bằng cách dùng vắc-xin cho một loại vi-rút khác ở gióng gà;
    • khi một phần của đàn gà được tiêm phòng,
      những con chưa được tiêm phòng bị bệnh nhẹ hơn và sản sinh ít vi rút hơn.


    Vì vậy, trong khi khả năng "miễn dịch tiệt trùng" (sterilising immunity) thường là mục tiêu cuối cùng của việc bào chế vắc xin, nó hiếm khi đạt được. May mắn thay, điều này đã không ngăn cản các vắc xin khác nhau làm giảm một cách đáng kể số trường hợp nhiễm vi rút trong quá khứ.

              
    Bằng cách làm giảm mức độ bệnh tật cho cá nhân,

    điều này làm giảm sự lây lan trong quần chúng,

    và hy vọng sẽ kiểm soát được đại dịch hiện nay.

              



    https://www.abc.net.au/news/2021-01-07/ ... n/13037274
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

New evidence of SARS-CoV-2 damaging brain blood vessels

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


:pntfngrri:

          
Trả lời

Quay về “Sức khỏe - Thực phẩm”