Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết: Thứ hai 04/05/20 19:43 Bữa nay nú mới nhìn ra tánh sáng tạo ngôn ngữ đường phố tài tình của mình.
Giai đoạn này mà hổng ép thì bực mình, mà nói chữ tương đượng kia dám bị ban vì công xúc tu sỉ.
Chán quá xá chán ! Nói nào ngay nú có nguyên cuốn tự điển chữ nghĩa loại ni, tha hồ xài thong thả
  •           

    :lol2: ... kệ nó, mình ở xứ sở tự do ngôn luận mà chị, đôi khi bực mình quá phải ép thôi .. :giggles: ...

    :flwrhrts:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*


À... "Khẩu súng săn" cái tựa truyện nghe quen, biết là đã đọc, nhưng hổng nhớ đã có viết vội vài điều về nó đâu đó rồi. Té ra... tui chỉ mới đọc lá thư thứ nhứt, một trong ba lá thư của câu chuyện, đọc rồi quên hẳn, mãi khi lá thứ hai rồi thứ ba được ôn Hoàng dán vô sau.

Ngó lợi cảm nghĩ viết vội về cái tựa dẫn tới term shotgun trong sanh hoạt xã hội cao bồi viễn tây. Shotgun ngoài nghĩa khẩu súng ra, còn là chỗ ngồi trện xe ngựa kế bác xà ích tòng phạm, chạy thục mạng với túi tiền vừa cướp được từ nhà băng ra, mần màn tẫu thoát để đừng bị ốp tại trận. Vì... teng teng teng tèng... cũng theo đạo lý viễn tây, quả tang phạm pháp đồng nghĩa với treo cổ và treo tức thì, hổng cần ông tòa đăng đàn tuyên án chi cho tốn thì giờ lâu lắc. Nên rồi shotgun mang nghĩa bóng là... chạy thoát trước khi bị tóm. Trong phim cao bồi, cướp thoát nổi thì ngài sheriff, vì chức nghiệp, buộc phải (đơn thân độc mã hổng chừng để...) dí theo lụm về bỏ bót rồi chờ án toà - dám được tha bổng vì thiếu chứng cớ buộc tội -

Luật western là luật rừng, với thời gian (y hình) từ từ biến thành dân luật tức civil code, không rõ ràng như luật hiến pháp. Dân luật sau mần màn tiến bộ, cho chọn bồi thẩm đoàn thụ lý vụ án - sau khi nghe hai bên nguyên bị cãi cọ mệt xỉu - được toàn quyền quyết định việc có tội hay không, để rồi ông bà toà chiếu theo luật hình mà tuyên án sau đó. Cũng từ chuyện bồi thẩm đoàn nọ đã nảy sanh term "dream team", hàm nghĩa thù lao cãi của luật sư cao ngất ngưởng, nhưng đáng bát gạo đồng tiền, bị đám nớ có khả năng biến đen thành trắng (và ngược lợi).

Tình trong "khẩu súng săn" là tình không suy tư nên không lối thoát, là trái cấm chứa toàn độc dược. Biết rõ ràng thế nhưng tỉnh bơ hái ăn hổng ngán, càng độc chừng mô càng háo hức thèm thuồng chừng nớ, dzậy mới ly kỳ ! Theo ngôn ngữ hiện hành thì nọc độc tình yêu ngang ngửa hay dám còn hơn nọc covid-19 nữa lận. Cũng bởi covid tìm nạn nhơn, còn tình yêu thì được nạn nhơn tự ý tìm tới, hiến dâng... trong ngõ cụt. Ngõ cụt thiếu lối secours, nên cứ yêu rồi là y phép... chết. Ấy cũng bởi cái đám sến nọ đã bị nhồi sọ sáu câu vọng cổ dài thòng, rằng chết vì tình, chết cho tình là cái chết não nùng và đẹp nhứt hạng !
“Yêu là chết trong lòng một ít” chi là tình yêu giả bộ, mơ màng yêu cho có cho vui, cho hạp fashion với lối xóm. Yêu thiệt thì phải chết vì tình, hân hoan tận hiến cả hồn lẫn xác, hổng ong đơ gì ráo. Nên dzồi... tình nọc độc covid 19 là tình lơ mơ ra ngoài lế lối trần tục tầm thường, tới độ chúng ta nghe xong bèn đực ra, hổng thể thẩm thấu nổi !

Rồi vì rà soát miết 3 lá thư mà hổng thấy có chuyện săn bắn bằng súng - trừ việc ông chồng dương súng biểu diễn, đưa ngay cô vợ trẻ vào tầm nhắm mần màn thị uy chơi, làm cô thất sắc. - nên độc giả (tui chớ ai) yên trí shotgun hàm nghĩa... tẩu thoát đặng tránh bị bắt đang quả tang phạm pháp, bởi quả tang phạm pháp đồng nghĩa bế mạc cuộc đời.

Những ai quả tang phạm pháp trong truyện Khẩu Súng Săn ?
Thưa nhiều lắm, nguyên một đám người lớn lận. Chúng nhơn danh đặng lợi dụng tình yêu mà làm sự tội. Việc tội lỗi này đã để lợi một chấn thương tinh thần trầm trọng trong tâm hồn cô bé gái đang hồn nhiên đeo kiếng hồng ngây thơ vô tư ngó cuộc đời. Vết thương lòng ni mới là tội ác đích thực và độc địa của đám người lớn quanh cô, nhưng đám tội phạm nọ cứ ung dung thoát lưới, trừ người mẹ đã chọn cái chết, khi tội lỗi trong bóng tối của mình bị lòi ra.

*

Những mảnh tình rối nùi tội lỗi của "Khẩu súng săn" tóm tắt như sau :
Ông văn sĩ vào hội săn bắn địa phương cà kê dê ngỗng, rồi được một thành viên hội (y hình vậy heng) gởi cho cái bì thư tổ chảng, trong đó chứa 3 lá thư nhận được từ 3 người phụ nữ khác nhau.
Thành viên biểu văn sĩ đọc chơi cho biết.
Văn sĩ lôi ba lá thư nọ ra cho đám độc giả của ông đọc ké giúp vui.

Lá thư thứ nhứt của cô con gái kể chuyện gia đình.
Cô gọi vợ chồng thành viên là dì và chú, liên hệ phía bên vợ, là chị em họ của nhau.
Cô bé 18 tuổi không còn nhớ rõ mật mũi cha mình, một bác sĩ y khoa. Hồi cô lên 5 thì cha cô bị đại gia đình từ vì lỡ có con với 1 phụ nữ khác. Cha cô ra sống riêng, học lên cao, thành trưởng khu nhi khoa. Ông không liên lạc với vợ cũ đã đành, lại cũng không liên lạc cả với con gái (tác giả lá thư thứ nhứt) không rõ vì sao ?
Cô nhỏ được mẹ nhờ gởi cho "chú" lá thư, và vô tình đọc được cuốn nhựt ký của mẹ - khi bà sai con mang đốt trước khi chết - và biết được mối tình tội lỗi của "chú và mẹ" xảy ra đã 13 năm, một mối tình không được chúc phúc. Cô nói với "chú" rằng cô không bao giờ muốn gập lại dì và chú nữa.

Lá thư thứ hai của cô vợ trẻ.
Cô là nạn nhơn nên không có quyền lựa chọn, trừ quyền... li dị chồng. Cô tinh ý nên đã nhìn ra ngay tắp lự việc ngoại tình của chồng từ đầu, khi cô vừa lập gia đình và mới 20 tuổi. Rồi cô tỉnh bơ mần màn "ông nem bà chả" ăn nhậu lung tung, thây kệ tai tiếng, chớ cũng không bỏ chồng. Sự việc ở lại không rõ vì không dám, do luân lý á đông buộc ràng trong xã hội nhựt thời ấy, hay vì không trả tự do cốt là để "trừng phạt" tới nơi tới chốn đứa phản bội ! Ai mà biết cho đặng, chỉ biết rằng... cô vẫn tử tế dịu dàng với hai mẹ con "cừu nhơn", tới nỗi người mẹ trong 13 năm dài, vẫn hổng dè tội giựt chồng của minh đã lòi ra ánh sáng. Dzậy mới ly kỳ. Tới hồi... "kẻ thù" chết, đưa đám xong, thì cô cầm kéo cắt cái cụp, đoạn lìa quá khứ, soạn hoa ly tỉnh rụi dông luôn !

Lá thư thứ ba của bà mẹ, kể lể sự việc lý do vì sao bà chọn cái chết.
Một lá thư đầy hoang mang hỗn loạn của một linh hồn lạc phương hướng - lái tàu trên biển cả nhưng thiếu la bàn, có ống nhòm đó nhưng không biết sao Bắc đẩu ở đâu trong bầu trời - Theo ngôn từ bảy tỏ ra thì bà yêu người tình, nhưng không rõ có thiệt sự được yêu lại - hay "đáp lễ" nếu có hoặc do thương hại hay bị lợi dụng hổng chừng - Có thể vì bị chồng phụ bạc nên quơ đại người đứng gần nhứt mà gởi gấm tâm sự vào.
Đại khái một loại tình replacement, projection, biến dạng từ nỗi thất vọng và cô đơn ! Bà ấy leo vô cái ghế shotgun, cạnh bác xà ích tình nhơn, rồi cứ yên trí tội lỗi sẽ không bao giờ lòi ra ánh sáng, nào ngờ ! Khi vỡ lẽ mình bị bắt quả tang, bà quyết định chết để khỏi lãnh án phạt sau cùng của tòa án lương tâm - dù lương tâm đã lai rai gặm nhấm từ trước đó !

Nhưng... có một chi tiết làm độc giả (tui chớ ai) sanh lòng lưỡng lự lý do chết của bà :
Khi cô em họ Midori tiết lộ đã manh nha mối tình tội lỗi, thì sau đó lại nhận được tin Kadota chồng cũ vừa lập gia đình sau 13 năm độc thân. Tin ni làm bà khụy xuống, nên hẳn đã là phát súng ân huệ để bà quyết định kết thúc cuộc đời.
Thành không hiểu... tin chồng cũ lấy vợ đã khơi lại vết thương lòng chưa thể đóng sẹo, vì tánh cứng rắn cao ngạo đã bị xúc phạm, hay vì tình yêu với chồng vẫn còn. Nếu còn thì lần này mới thiệt sự là phản bội, vì lần trước chỉ là tai nạn ấm ớ mà thôi - Một ông có địa vị, đã ở vậy trong 13 năm dài, thì có thể cái tình với vợ con vẫn còn chăng, và chuyện không liên lạc lại với gia đình cũ có thể vì không được vợ cũ cho phép chăng ?

*

Văn sĩ và độc giả của ông chỉ đọc được ba lá thư của hai người đờn bà và cô con gái.
Đã thiếu hẳn thư (thứ tư thứ năm) của hai người đờn ông trong cuộc.
Nếu có thì chúng hẳn sẽ là các puzzles sau cùng của toàn cảnh bức tranh.
Nên rồi... những chi tiết thiếu thốn đã và sẽ chỉ là những câu hỏi không có lời giải đáp, trừ việc... tất cả đều là nạn nhơn của hoàn cảnh tình huống do chính mình góp phần tạo nên hậu quả.
Ngoại trừ cô con gái 18 tuổi, bị lôi vào tâm bão mà không có quyền gật hay lắc.
Cô là nạn nhơn tuy gián tiếp nhưng thiệt thòi nhiều nhứt, không phải chỉ bây giờ mà còn hết cả phần đời sau này - đã mất cha mẹ, lại mất luôn cả niềm tin tưởng và hy vọng ở cuộc sống tương lai -
Thương cô quá xá !

Sau cùng thì... chuyện ngoại tình ta nghe hà rằm, nhưng chuyện này do văn sĩ ngắn gọn kể ra, với bút pháp bố cục chi tiết mông lung mờ ảo. Độc giả như bị thôi miên vào mê lộ, tới chừng bước ra vẫn lờ quờ không tường tận cảnh sắc trong ấy ra sao thế nào, xong đã phải ngẫm nghỉ miết đậng mần màn... điền vào chỗ trống.
Truyên như vậy có gọi là thành công không, hay cũng chỉ "thành công" với các độc giả vốn thích rành mạch tận tường ? Cái chi đầu cua tai nheo ấm ớ thường mất công suy nghĩ tìm giải đáp phân miêng.
Tốn thì giờ là cái cẳng !

Truyện đọc ở đây :
KHẨU SÚNG SĂN
Ryoju by Inoue Yasushi
(Phạm Đức Thân dịch từ bản Anh ngữ Shotgun của George Saito)

http://www.art2all.net/tho/phamducthan/ ... uShoko.htm

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết: Thứ sáu 08/05/20 01:48 Văn sĩ và độc giả của ông chỉ đọc được ba lá thư của hai người đờn bà và cô con gái.
Đã thiếu hẳn thư (thứ tư thứ năm) của hai người đờn ông trong cuộc.

  • có ...
    có bức thư đầu tiên của Misugi Josuke (người em rể) ... gửi cho tác giả ...

Hoàng Vân đã viết: Thứ bảy 18/04/20 22:51 Khoảng hai tháng sau, khi tôi đã quên vụ này, tôi nhận được một phong thư niêm kín, từ một ông Misugi Josuke hoàn toàn xa lạ..

Tôi nhớ có một nhà sử học đã nhận xét rằng những chữ khắc trên một công trình cổ xưa bằng đá ở Thái Sơn làm người ta liên tưởng tới lấp lánh ánh nắng của mặt trời sau một cơn gió thu lạnh lẽo thổi qua. Mặc dù những chữ khắc đã biến mất từ lâu, không có đến một bản rập lưu lại cho chúng ta thấy nét bay lượn và uy lực của chúng, nhưng theo tôi hình như thủ bút của Misugi trên cái phong bì trắng lớn giấy Nhật Bản hẳn phải rất giống chúng. Quả thật các chữ viết bao trùm gần hết mặt bì thư trông tuyệt đẹp. Tuy nhiên có cái gì đó làm tôi cảm thấy một trống vắng toát ra từ mỗi chữ, và chính cái tính chất này khiến tôi nhớ đến nhận xét của nhà sử học về những chữ khắc trên Thái Sơn. Cái địa chỉ hình như đã được viết nhanh bởi một lần duy nhất chấm bút đẫm mực. Tuy nhiên đường đi của bút lông gợi ra một trống vắng lạnh lùng kỳ lạ, một thản nhiên phải phân biệt với cái thản nhiên nhờ tập luyện mà thành thói quen. Nói cách khác, tôi cảm thấy trong cái phóng khoáng của bút pháp có cái vị kỷ của một đầu óc hiện đại, không chìm đắm trong cái tầm thường, tự hào chữ đẹp, thường thấy ở một tay bình thường.

Dẫu sao vẻ tuyệt đẹp của chữ viết hình như phần nào không hợp cảnh khi tôi thấy nó trong cái hộp thư đơn sơ bằng gỗ của tôi. Mở phong bì ra tôi thấy một cuộn giấy Trung Quốc dài gần 2 mét, phủ những hàng gồm 5, 6 chữ lớn, tất cả viết theo lối thảo.
          
  • "Săn bắn là thú tiêu khiển của tôi", bức thư mở đầu.
    "Gần đây tôi tình cờ được đọc bài thơ 'Khẩu Súng Săn' của ông trong báo Người Đi Săn. Tôi diễn đạt vụng về và không biết gì về thi ca. Thú thật với ông đây là lần đầu tiên trong đời, tôi đọc một bài thơ. Tôi cũng phải thú nhận với ông đây là lần đầu tiên tôi được biết tên ông. Tuy nhiên tôi phải nói rằng bài thơ đã gây ấn tượng rất mạnh đối với tôi."


Khi khởi sự đọc thư, tôi nhớ lại bài thơ văn xuôi đã gần như quên hẳn. Trong thoáng chốc tôi hơi bực mình, nghĩ rằng đây là bức thư phản đối chờ đợi từ lâu, có lẽ của một ông đi săn nổi tiếng nào đó. Tuy nhiên đọc tiếp, tôi thấy bức thư hoàn toàn khác hẳn điều tôi lo lắng.

Lịch sự và với vẻ tin chắc, Misugi Jokuse viết:
  • "Tôi có lầm không khi tưởng tượng nhân vật đó là chính tôi? Tôi chắc rằng ông đã bắt gặp cái hình ảnh cao lớn của tôi đâu đó trong một làng dưới núi Amagi khi tôi đang đi săn hồi đầu tháng Mười Một. Tôi rất tự hào về con chó săn hai mầu trắng đen đã được huấn luyện đặc biệt để săn chim trĩ; về khẩu súng Churchill quà tặng của thầy giáo khi tôi ở Luân Đôn; cũng như về cả cái tẩu thuốc ưa thích mà ông có mô tả. Tôi lại còn hân hạnh được ông lấy cái tâm trạng của tôi, không có chút gì là hân hoan cả, để làm đề tài cho thi ca. Tôi thật xấu hổ và không thể không cảm phục cái nhìn sâu sắc đầy thi hứng của ông."


Tôi cố gắng hình dung lại một lần nữa người đi săn mà tôi đã gặp trên con đường qua rừng cây tuyết tùng, một buổi sáng cách đây khoảng 5 tháng. Tôi đang trọ tại một quán nhỏ suối nước nóng đưới chân núi Amagi, ở Izu. Tôi không nhớ rõ mọi sự trừ cái vẻ đơn độc đặc biệt của người đi săn khi ông ta đi ngang qua, lưng quay lại phía tôi. Tôi chỉ nhớ rằng ông là một người cao lớn, tuổi trung niên.

Sự thật là tôi đã không chăm chú quan sát ông cẩn thận. Với khẩu súng săn quàng vai, tẩu thuốc ở miệng, ông có vẻ như trầm ngâm suy tư, không giống những người đi săn thường gặp và ông hiện rõ nổi bật giữa khung cảnh lạnh lẽo của buổi sáng đầu mùa đông. Đó là lý do duy nhất khiến tôi quay nhìn ông khi hai chúng tôi đã đi qua nhau. Ông rẽ vào một con đường khác đường tôi đang đi, lên cao giữa đám bụi cây. Tôi có nhìn ông một thoáng ngắn khi ông chậm chạp leo lên đường dốc. Ông hình như sợ bị trượt, và không hiểu tại sao tôi có cảm tưởng ông đang rất cô đơn. Vì thế tôi mới mô tả ông trong bài thơ. Mặc dù tôi có thể thấy con chó săn của ông rất khá, nhưng một người chẳng biết gì về thực tế săn bắn như tôi làm sao biết được loại súng ông đeo? Chả là khi tôi bắt đầu chuẩn bị làm bài thơ tôi tra cứu được biết súng săn tốt nhất là Richard và Churchill. Tôi bèn tự tiện cho nhân vật của mình một khẩu súng Anh. Thật là ngẫu nhiên mà khẩu súng của Misugi thực sự ngoài đời lại là Churchill. Với tôi Misugi Josuke vẫn là một người xa lạ.

Bức thư tiếp,
  • "Ông có thể nghĩ thật là lạ lùng, sao tôi lại nói đến chuyện tôi có 3 bức thư. Tôi đã dự định đem đốt chúng. Tuy nhiên sau khi đọc bài thơ ông tôi chợt nghĩ tôi nên yêu cầu ông đọc chúng. Tôi rất tiếc phải làm phiền ông, nhưng xin cho phép tôi được yêu cầu ông, khi nào rảnh rỗi, đọc 3 lá thư mà tôi sẽ gửi trong một phong bì khác. Tôi muốn để cho ông hiểu cái mà ông gọi là "lòng sông trắng".

    Con người là một sinh vật điên rồ, muốn trên tất cả là được người khác biết về mình. Bản thân tôi chưa bao giờ nuôi dưỡng cái ước muốn đó, cho đến khi được biết ông đã tỏ ra thích thú đặc biệt đến tôi. Tôi cảm thấy tôi muốn ông biết rõ mọi sự về tôi. Tôi hết sức hoan nghênh ông hủy 3 là thư này sau khi đọc xong. Cũng ngẫu nhiên là sau khi tôi vừa nhận 3 lá thư này thì ông bắt gặp tôi ở Izu. Sự thật là tôi đã có cái thú đi săn từ vài năm rồi. Đó là giai đoạn an bình trong đời sống tư cũng như công của tôi, ngược hẳn với cuộc sống lẻ loi của tôi bây giờ. Thời điểm mà ông thấy tôi, khẩu súng săn đã trở thành tất cả đối với tôi"
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết: Thứ sáu 08/05/20 01:48 Theo ngôn từ bảy tỏ ra thì bà yêu người tình, nhưng không rõ có thiệt sự được yêu lại - hay "đáp lễ" nếu có hoặc do thương hại hay bị lợi dụng hổng chừng - Có thể vì bị chồng phụ bạc nên quơ đại người đứng gần nhứt mà gởi gấm tâm sự vào.
Đại khái một loại tình replacement, projection, biến dạng từ nỗi thất vọng và cô đơn ! Bà ấy leo vô cái ghế shotgun, cạnh bác xà ích tình nhơn, rồi cứ yên trí tội lỗi sẽ không bao giờ lòi ra ánh sáng, nào ngờ ! Khi vỡ lẽ mình bị bắt quả tang, bà quyết định chết để khỏi lãnh án phạt sau cùng của tòa án lương tâm - dù lương tâm đã lai rai gặm nhấm từ trước đó !

  •           

    Ayako không có yêu Misugi cho dù Ayako hưởng tình yêu trọn vẹn từ Misugi.

    Ayako tìm cái chết như những người bị trầm cảm lâu ngày cảm thấy sống thêm một ngày là một ngày "mệt mỏi". Ayako đã lăn đều xuống vực sâu trầm cảm từ khi chia tay với Kadota ... Ngọn lửa ấm Misugi cũng chỉ là tạm bợ, cho đến ngày Ayako không còn biết ấm là gì ...


    :cafe:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Nhạc Củ Sâm... Nghe thiệt... Xem thiệt.


*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    NTL đã viết: Thứ ba 12/05/20 06:05 Nhạc Củ Sâm... Nghe thiệt... Xem thiệt.


    hahaha Huggg chị Ngô :hi5: :flwrhrts:



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


:lol2: :focl: :applaud: :flwrhrts:



          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Longing for Mount Geumgang nguyên là một tune nhạc dân ca, đặc trưng cho linh hồn đất nước.
Năm 1961 được composer Choe Yeong-seob soạn cho symphonic orchestra, và được nhà thơ Han Sang-eok đặt lời. Rồi nhanh chóng trở thành nổi tiếng không chỉ tại quê nhà, mà còn ra ngoài thế giới. Tới nỗi... hầu như các buổi trình diễn của nghệ sĩ opera âu mỹ tại Đại hàn, đều được kết thúc với bản nhạc này - hát bằng tiếng đại hàn, dĩ nhiên -
Nú có ý tìm lời mà hổng ra.

Sau đây là một clip khác kiếm được trong youtube, là giọng hát của Aida Garifullina, lyric soprano xứ nga.


Hát hay nhứt vẫn là Kim Yeoung-mi trên kia.
Cô này học hành bài bản, lận lưng cái master nghệ thuật bel canto tại ý đàng hoàng.
Giọng cô là spinto soprano, âm sắc ấm áp, tròn trịa - so với Aida giọng mỏng hơn -

Enjoy làng xã ơi.
Hai đứa đang làm việc trối chết đây, chết nhiều quá !

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*


Dà, chào làng xã, đang đi mần đây, mà phải tìm đọc đậng có chuyện mà kể cho lên tinh thần chút nẹo.
Quebec Province nới rộng sanh hoạt từ từ, trừ Montreal buộc phải đóng tiếp như cũ vì chết nhiều quá.
Cứ vầy hoài xìu hết biết luô !

Geumgang-san hay keumkang-san chỉ là một tên nhưng phiên âm khác cách, thành nghe có dị biệt.
Keum-kang San phiên âm là Kim Cương San, tức diamond hột xoàn, là rặng núi nổi tiếng nhứt xứ sâm củ, cái kiểu như núi Phú sĩ của đám Nhựt lùn vậy heng, và nó là biểu tượng của linh hồn dân tộc.

Kim Cương San chảng may nằm gần vĩ tuyến 42. Sau chiến tranh Triều tiên, Đại hàn bị chia đôi ngay tại vĩ tuyến này, Kim cương san nằm bên kia lằn ranh, thuộc Bắc Hàn, và là vùng đất mở ra đón du khách để cộng sản Bắc Hàn thu tóm ngoại tệ (term hard money là thế) Sau này nó còn nhận cả du khách từ Nam Hàn sang. Theo như vậy thì... kim cương san cũng same same như sông Bến Hải của mình vậy.

Trong youtube có mộg clip của kép Paul Potts (từng đoạt giải american got talent) hát bản nhạc này với lời phụ để tiếng anh, đại khái là khen ngợi ngọn núi đep với phong cảnh hữu tình. Paul Potts là giọng tenor, hát nghe vậy vậy chớ hổng xuất sắc. Ai thích hiểu lời hát thì vào kiếm trong trỏng

Bà con đã nghe lyric soprano Aida và spinto soprano Youngmi rồi heng, chừ nghe thêm giọng dramatic soprano coi tessitura vocal range khác nhau ra sao, thế nào. Cô Veronika này hát tuyệt quá. Dramatic soprano giọng rất rền, âm sắc đục và đầy đặn, so với colotura trong nhưng mỏng tanh - là giọng của Nathalie Dessay trong La fille du Régiment mà ôn NH coi rồi đó.

Mỗi người mỗi kiểu tùy sở thích thính giả.
Nú thích nghe dramatic vì rền nên vang xa. Kỹ thuật hát của Vẻonika rất tới, đậc biệt là không xài vibration quá đà.Nghe Veronika hát đã lỗ tai lắm lận


*
Make the long story... short !
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Ngoc Han »

Chị Ngô, anh Hoàng Vân, Bạch Vân và Nhà Nam,
Để thế supersonic Concorde hiện nay chỉ có X-59 ( Lockheed Martin X-59 QueSST) do Nasa đang thí nghiệm cho năm tới , với tình trạng đại dịch hiện nay không biết có làm được không? Vận tốc 1600, không ồn nhiều. Bên này vẫn còn bị giới hạn di chuyển vì miền Đông và vùng Paris bị nặng, thời tiết mưa dầm nên nghe ca sĩ nhà Nam hát, Nắng thông minh làm youtube nhanh và đẹp, nghe nhạc cổ truyền của Nhật, Việt Nam (anh hoàng Vân cho nghe chơi) và nhạc xứ Cao Ly nghe thật, không biết Nhật có cải lương (opera) không? Tưởng tượng bài Sakura, hát chậm giọng cao chắc không dễ hót.
Trả lời

Quay về “Giải trí”