Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Trả lời
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi ty »

:flower: thanks anh HV với những phân tích sâu sắc.
Hoàng Vân đã viết: Chủ nhật 29/03/20 17:46
Dân có học, biết phân tích, không dễ bị lừa, nhưng chánh phủ mà họ đưa lên để quản lý đất nước là một chuyện khác. Nếu chánh phủ đó bị Tàu nắm (Việt Nam, Căm Bốt, Lào ..) hoặc bị Tàu mua (Phi Luật Tân, Châu Phi, ..) thì sẽ tung hô Tàu thôi...

Tàu đang tranh vị trí lãnh đạo với Mỹ, đánh thẳng không được thì đánh xéo. Bây giờ thì chưa chia được thế giới nhưng lôi anh Mỹ xuống là chuyện phải làm trên đường đi ... Mong rằng thế giới tự do hiểu mà hành động chín chắn.

Anh, Pháp, Đức phải hiểu rằng Nga và Tàu là cùng 1 phe để lôi Mỹ.
  • Lôi được Mỹ xuống thì Đông Âu sẽ về Nga, và Tây Âu sẽ đi lùi.
  • Lôi được Mỹ thì Đông Nam Á sẽ về Tàu; Ấn Độ và Nhật không còn đáng kể.
...Hiện nay chánh phủ bán nước là một chánh phủ chủ trương tư bản tối đa, buôn bán thả cửa .. bán luôn nước nhà mà dân mãi vui chơi không hay biết gì ... :lol2:

          
ty hiểu được “loại” chính phủ bị “Tàu nắm” và chính phủ bị “Tàu mua”, nhưng hơi thắc mắc về “chính phủ chủ trương tư bản tối đa”.

bản chất của chủ nghĩa tư bản là lợi nhuận tối đa, thị trường tự do. nếu vì lợi ích quốc gia và chính phủ can thiệp vào đường lối làm ăn của các công ty, thì có làm mất bản sắc của CNTB không?

và nếu “chủ trương tư bản tối đa” thì sẽ là bán nước?

hay là mình phải kết hợp cả hai “chủ nghĩa dân tuý” và CNTB để chống Tàu cộng?

xin được hỏi thêm một câu hỏi nữa: anh HV nghĩ như thế nào về TT Trump và Nội các của Ông? Liệu chính phủ Trump có thắng hay kiềm chế được Tàu không?

ngoài ra, theo anh HV, Anh Đức Pháp nên liên minh với Mỹ để đối phó với Tàu và Nga. nhưng hiện nay TT Trump lại có chút căng thẳng với các đồng minh của mình và Châu Âu thì già nua tàn tạ chỉ thích hưởng thụ, bảo vệ thiên nhiên, “make love chứ không make war” .... có làm ta “quan ngại” không?
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi Hoàng Vân »

ty đã viết: Chủ nhật 29/03/20 23:52 bản chất của chủ nghĩa tư bản là lợi nhuận tối đa, thị trường tự do. nếu vì lợi ích quốc gia và chính phủ can thiệp vào đường lối làm ăn của các công ty, thì có làm mất bản sắc của CNTB không?

  •           .... theo ngu ý của anh ... :D


    Tư bản là tự do, là điều tốt cho sự phát triển.
    Nhưng phát triển phải có chừng mực, phải hài hòa cho quốc gia toàn dân cùng vươn lên. (ung thư là một trường hợp phát triển vô chừng mực ... :giggles: ...)


    Tư bản tối đa quá trớn là khi chính phủ nhắm mắt làm ngơ, thông đồng với giới chủ nhân, giới kinh tài tỷ phú ức phú đã hoán chuyển sức mạnh công nghiệp từ các quốc gia tự do tây phương vào một quốc gia độc tài khát máu đầy khả năng như Trung Cộng.


    Chính phủ Mỹ không được làm ngơ khi Mỹ đã thất thoát 370 tỷ USD cho Trung Cộng năm 2017 ...


    Trị quốc chân chính dĩ nhiên phải đem lợi ích quốc gia lên trên lối làm ăn của các công ty.
    CNTB chỉ là một công cụ. NHÂN ÁI mới là ngôi sao dẫn đường. Tư Bản là Tiền; mình nên quản lý tiền, đừng để tiền quản lý mình. Đâm đầu theo tiền, là theo cái Ác và cái Chết ....



Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi Hoàng Vân »

ty đã viết: Chủ nhật 29/03/20 23:52 hay là mình phải kết hợp cả hai “chủ nghĩa dân tuý” và CNTB để chống Tàu cộng?


  •           


    :giggles: ... "dân túy" nào có chủ nghĩa rõ ràng; chỉ là sự vùng dậy của dân vào một thời điểm nào đó, để giải quyết một nhu cầu nào đó.
    • Năm 1789 là nạn đói bên Pháp.
      Năm 2016 là nghèo thất nghiệp bên Mỹ
      Năm 2018 là giá sinh hoạt và thái độ vương giả của tầng lớp Macron bên Pháp
      .. vv ..

    Những người như
    • Trump (Mỹ),
      Bolsonaro (Ba Tây)
      .. vv ..
    được bầu lên vì họ "hứa" .. :giggles: .. giải quyết những vấn đề mà dân không còn niềm tin nơi các đảng phái truyền thống để giải quyết, chứ anh không nghĩ là họ phất cờ cho chủ nghĩa nào hết.





    “chủ nghĩa dân tuý” và CNTB để chống Tàu cộng?


    Dân có biết chống Tàu là gì ?
    Dân chỉ biết đem miếng cơm manh áo và niềm tự trọng về cho gia đình, cho bản thân.

    TB có bao giờ chê tiền đâu ?
    Mà tiền thì Tàu có nhiều và sẵn sàng nhét túi TB ... :lol2: ....


    Tây Phương phải hiểu rằng Tàu mạnh là nhờ "Tư Bản tây phương" nuôi nó.
    • Phải cắt nguồn dinh dưỡng,
      Phải ngưng mua đồ tàu.
    Phải bẻ lái con thuyền; không thay đổi được 1 sớm 1 chiều, nhưng phải chuyển hướng ngay lập tức.
    Chỉ có chuyển hướng bây giờ thì trong vài năm tới:
    • sẽ không còn tình trạng lệ thuộc vào tàu,
    • ta và tàu sẽ nói chuyện đàng hoàng ngang tay trên mọi vấn đề
      chứ không cần ai đàn áp ai

              


    :flwrhrts: :cafe:
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi Hoàng Vân »

ty đã viết: Chủ nhật 29/03/20 23:52 xin được hỏi thêm một câu hỏi nữa: anh HV nghĩ như thế nào về TT Trump và Nội các của Ông? Liệu chính phủ Trump có thắng hay kiềm chế được Tàu không?



  •           


    :giggles: ...

    nhìn phiến diện thì Trump là đồ giả
    còn bên trong giả thật thì phải để thời gian trả lời ... :dntknw: ...
    • Trump có giả ngu không ??
      anh chào thua không thèm phân tích, và anh đoán Nga và Tàu cũng chào thua mà .. lấn tới ... :giggles: ...




    nội các của Trump ?
    xác suất thành công trong việc chống Tàu ?
    • nhìn phiến diện thì Trump là con cờ của ai đó
      tạo sự hổn loạn tối đa trong nước Mỹ
                
    • nhưng đảng Cộng Hòa và những người đem Trump lên thì nhắm mắt hy vọng, hết lòng cầu nguyện,
      cầu cho Trump là 1 cao thủ "Túy Quyền", trong say có tỉnh, trong loạn có pháp .. :lol2: ...
      nhưng hiện giờ thì anh tàu vẫn không ngừng giăng lưới ...

              


    :flwrhrts: :cafe:
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi Hoàng Vân »

ty đã viết: Chủ nhật 29/03/20 23:52 ngoài ra, theo anh HV, Anh Đức Pháp nên liên minh với Mỹ để đối phó với Tàu và Nga. nhưng hiện nay TT Trump lại có chút căng thẳng với các đồng minh của mình và Châu Âu thì già nua tàn tạ chỉ thích hưởng thụ, bảo vệ thiên nhiên, “make love chứ không make war” .... có làm ta “quan ngại” không?

  •           


    Dịch Covid-19 cũng là 1 cơ hội cho Anh Đức Pháp thấy sự nguy hại khi tùy thuộc vào Tàu. Thoát Tàu là con đường phải đi, liên minh với Mỹ chỉ là 1 phương cách trên nhiều phương cách. Muốn thoát Tàu thì phải không mua đồ tàu nữa. Anh thì đã thoát khỏi Liên Hiệp Âu Châu, nên dễ lèo lái hơn Pháp và Đức.


    Châu Âu nên bình tâm suy nghĩ coi tại sao Trump lại căng thẳng với Châu Âu !
    Các vị lãnh đạo âu châu nên suy lại những phê phán dè bỉu của mình đối với Trump trước và sau khi Trump đắc cử. Họ đã sai lầm khi
    • a dua theo số đông chê cười anh Trump (Trudeau, Macron .. vv .. đã có những lời tiểu nhân đối với Trump ..)
    • chỉ trích 1 vị Tổng Thống do dân bầu vì như thế là đụng chạm đến cử tri
    • không nhìn lại xem bao lâu nay mình có lợi dụng sự hào phóng của Mỹ ( dĩ nhiên là có, nếu không thì Trump đâu có điên mà dựng chuyện .. )



    Châu Âu muốn đi theo Tàu thì đi;
    khôn nhờ dại chịu, anh Mỹ bây giờ chỉ còn sức mà lo cho anh ấy thôi ...
    Dĩ nhiên là Mỹ muốn liên minh chèo chống với mọi người, nhưng liên minh theo kiểu Mỹ chèo 8, mọi người chèo 2 thì Mỹ phải tạm lui mà lo chuyện nhà trước. Lo việc nhà trước rồi mới lo cho việc ngoài được ... :( ..



    Âu Châu muốn hưởng thụ, bảo vệ thiên nhiên, “make love chứ không make war” .. thì cứ làm,
    muốn làm heo trong chuồng đợi ngày người ta thịt thì thôi vậy, đợi bệnh thì tàu phát thuốc, đợi đói thì tàu phát bánh mì ( anh Ý, anh Hy Lạp .. vv .. ) .. :sad3: ..


    :flwrhrts: :cafe:
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Dịch Covid-19: Mỹ rút lui khỏi vị trí lãnh đạo thế giới, toàn cầu chao đảo

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Dịch Covid-19:
    Mỹ rút lui khỏi vị trí lãnh đạo thế giới, toàn cầu chao đảo

    _______________________________________
    Trọng Thành _ 27 tháng 3 2020



              

    Khu Times Square, trung tâm New York City, hoang vắng vì Covid-19.
    Ảnh chụp ngày 20/03/2020. © REUTERS - MIKE SEGAR@

              



    Nước Pháp phong toả, với mục tiêu hãm đại dịch, đã gần 2 tuần; đỉnh dịch vẫn ở phía trước.
    Trang nhất các nhật báo ra thứ Sáu tuần cuối tháng 3/2020 này nhất loạt nói về những hậu quả trực tiếp của dịch:
    • bệnh viện báo động vì quá tải (Le Monde),
    • thảm kịch với người cao tuổi trong các nhà dưỡng lão (Le Figaro),
    • tang lễ trong thời kỳ phong toả (La Croix)…
    • Libération và Les Echos chú ý trước hết đến hệ quả nghiêm trọng với kinh tế.


    Trước hết xin giới thiệu một bài nhận định đáng chú ý trên Le Monde, cho thấy bệnh Covid-19 làm toàn cầu chao đảo trong bối cảnh nước Mỹ rút lui khỏi vị trí lãnh đạo thế giới, Trung Quốc lấn tới. Nhà báo Alain Frachon, trong bài bình luận mang tựa đề ‘‘Vấn đề địa chính trị của dịch Covid-19’’, nhận xét:
    • ''cuộc chiến chống Covid-19 phản ánh bản đồ địa chính trị của thế giới hiện tại, với việc Trung Quốc đang không ngừng trở nên mạnh hơn, Hoa Kỳ tiếp tục co cụm lại. Giữa hai đại cường hàng đầu thế giới, vốn đã trong tình trạng chiến tranh kinh tế, sự xuất hiện của virus corona là một chủ đề xung đột bổ sung…’’.


    Có thể thấy, sở dĩ đại dịch lan rộng khắp thế giới trước hết bởi vì cả hai đại cường ‘‘đều đã bỏ lỡ thời gian’’.
    • Về phía Bắc Kinh, đó là việc làm ngơ trong thời gian đầu dịch, khi những ca đầu tiên xuất hiện,
    • về phía Hoa Kỳ, là do lãnh đạo Mỹ không hiểu điều gì đang xảy ra.
    Trung Quốc là nạn nhân trước hết của một hệ thống chính trị độc đoán, đã bịt miệng những người đưa ra những thông tin thực sự về dịch bệnh, mà chính quyền coi là bất lợi. Và một khi dịch bệnh tại Hoa lục tạm lui, Bắc Kinh vừa ‘‘cố sức tuyên truyền để tất cả quên đi trách nhiệm hàng đầu của chế độ cộng sản Trung Quốc trong thảm kịch đang diễn ra trên quy mô toàn cầu’’, vừa tỏ ra hăng hái ‘‘có mặt khắp nơi trên mặt trận chống dịch, phân phối các bài học và thuốc men, lấp đầy vào khoảng trống mà nước Mỹ để lại, một nước Mỹ mà chính tổng thống Trump đã hạ thấp tầm cỡ’’. Nhà báo Le Monde nhấn mạnh :
    • '‘Đây là lần đầu tiên trong một cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu, mà Hoa Kỳ dường như không còn đóng vai trò lãnh đạo nào’’.


    Trong giai đoạn tiếp theo, lợi dụng sự rút lui của Hoa Kỳ, trong cuộc chiến chống Covid-19, Bắc Kinh - có người trong tất cả các cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc - liên tục khẳng định là một ‘‘quốc gia thiết yếu với thế giới’’, như lời lẽ mà cựu ngoại trưởng Madelaine Albright đã từng dùng để nói về Hoa Kỳ trước đây. Điều nghịch lý là, đúng vào lúc mà phần trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc để xảy ra đại dịch toàn cầu là ‘‘không hề nhỏ’’, Trung Quốc đã vươn bật lên tỏ ra như một đại cường có trách nhiệm.





    Trump chỉ thừa nhận đại dịch, khi Covid-19 ập vào nước Mỹ

    Vai trò nổi bật, vị thế lấn át của Trung Quốc trên trường quốc tế tương phản hoàn toàn với sự vắng mặt của nước Mỹ, khác hẳn với thời kỳ dịch bệnh Ebola, với vai trò tích cực của chính quyền Obama. Nhìn vào cách hành xử của tổng thống Mỹ có thể thấy rõ những hệ quả khủng khiếp, khi ‘‘một chính trị gia dân tuý lên nắm quyền’’. Tổng thống Donald Trump, ''người hùng của các thành phần dân tuý châu Âu’’, trong một thời gian dài, đã không muốn tin vào sức tàn phá kinh hoàng của loài virus này. Fox News, kênh truyền thông chuyên chuyển tải các thông điệp của tổng thống Trump, khẳng định: nguy cơ Covid-19 chỉ là
    • ‘‘câu chuyện bịa đặt của các chính trị gia đảng Dân Chủ’’.


    Khi dịch bệnh ập vào nước Mỹ, khi chứng khoán Hoa Kỳ - chỉ số tối cao đo lường hiệu quả chính sách kinh tế của tổng thống - Trump sụp đổ, ông Trump ‘‘quay lại với thủ đoạn dùng dê tế thần quen thuộc’’, khi lớn tiếng gọi virus gây bệnh Covid-19 là ‘‘virus Trung Quốc’’, '‘một diễn đạt đầy kỳ thị chủng tộc’’. Trong lúc tổng thống đánh võ mồm với chính quyền Bắc Kinh, và tiếp tục đưa ra những lời tiên tri về thời hạn dịch bệnh chấm dứt, thì tại Hoa Kỳ, chính những người lãnh đạo địa phương, các thị trưởng, thống đốc tiểu bang đã lao vào cuộc chiến chống dịch.

    Nhà báo Le Monde khép lại bài bình luận với nhận xét,
    • cho đến nay, bất chấp bệnh dịch lan tràn và trầm trọng hơn, Hoa Kỳ vẫn không hề có một nỗ lực nhỏ nào để đóng góp vào việc cuộc chiến phối hợp chống dịch trong các định chế quốc tế đa phương, mà Washington đã từ từ rút ra trước đó.
    • Washington cũng không đóng gì vào việc huy động khối G7 để tổ chức một cuộc chấn hưng kinh tế toàn cầu.
    Phê phán nước Mỹ, nhà báo Le Monde cũng chỉ ra sự phụ thuộc của châu Âu vào Trung Quốc, phụ thuộc nặng nề về nhiều mặt hàng y tế thiết yếu, bị đặt trong thế bị động, muốn há miệng, nhưng bị mắc quai.




    Dịch bệnh toàn cầu, cần phối hợp toàn cầu để đáp trả

    Sự vắng mặt của nước Mỹ, của các định chế quốc tế khiến Covid-19 trở thành đại dịch kinh hoàng, vượt quá tầm mức nguy hiểm xét về mặt sinh học của bản thân con virus. Nhận thức ngày càng được nhiều người chia sẻ. Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos trong bài phân tích của nhà báo Eric Boucher, mang tựa đề '‘Đừng nghe lời những kẻ dân tộc chủ nghĩa, toàn cầu hoá là một câu trả lời đúng’’, kêu gọi công chúng đừng mù quáng lên án ‘’toàn cầu hoá’’, cụm từ mà trong những ngày gần đây ‘‘bị gán cho mọi điều xấu xa trên đời’’. Theo nhà báo Eric Boucher, ‘'chỉ có toàn cầu hoá mới có thể mang lại một phản ứng có phối hợp ở quy mô quốc tế’’ trước loại khủng hoảng kiểu này.

    Vấn đề là toàn cầu hoá thế nào, phối hợp ra sao?
    Theo Eric Boucher, trước hết là vai trò của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cần được tăng cường để ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh. WHO đã có nhiều bước tiến sau kinh nghiệm của 6 cuộc khủng hoảng y tế lớn (SARS, MERS, EBOLA….). WHO đã trở nên có khả năng phản ứng nhanh hơn. Vấn đề hiện nay là định chế này không có đủ ‘'quyền lực và phương tiện’’ để đưa ra các lộ trình phản ứng trước các khủng hoảng y tế. Cụ thể là WHO đã không có khả năng buộc Bắc Kinh phải thừa nhận và ngăn chặn dịch sớm hơn. Theo một nghiên cứu công bố trên medRxiv, nếu Trung Quốc có biện pháp ngăn dịch trước 3 tuần, sẽ giảm đến 95% nguy cơ dịch lan rộng, giảm 85%, nếu làm sớm 2 tuần, giảm 66%, nếu sớm một tuần.

    Les Echos nhấn mạnh là
    • cần coi ''y tế là tài sản chung của nhân loại', và nhân loại phải hợp sức đối phó với các khủng hoảng tương tự trong tương lai, với các dịch bệnh có thể còn nguy hiểm hơn gấp bội.
    Theo nhà báo Eric Boucher, tại từng quốc gia, ví như tại Pháp, khi dịch bệnh bùng phát, chính quyền bị lên án đã không huy động đủ dự trữ các phương tiện y tế cần thiết, như khẩu trang, máy trợ thở… Nhiều người đòi hỏi mỗi quốc gia phải dự trữ trên quy mô lớn các trang thiết bị, có thể đến mươi năm mới đem ra sử dụng một lần.

    Nhà báo Eric Boucher lưu ý là đòi hỏi mỗi quốc gia phải tự bảo đảm đủ số các mặt hàng như vậy, để chuẩn bị đưa ra dùng vào một ngày nào đó chưa biết, là điều phi lý. Vấn đề chủ yếu hiện nay là tổ chức việc quản lý chung các trang thiết bị thiết yếu, và khi cần đưa ra sử dụng cho những nơi có nhu cầu nhất. Và
    • ''chính nhờ toàn cầu hoá mà nhân loại hiện nay mới có thể hướng đến việc tổ chức các dây chuyền sản xuất, dự trữ và phân phối các thiết bị cấp cứu, đặc biệt cho những nước nghèo''.
    Việc mỗi quốc gia thân ai nấy lo khiến các chi phí trở nên hết sức tốn kém.

    Nói tóm lại, dịch Covid-19 kêu gọi sự trở lại của ‘‘vai trò Nhà nước ở một quy mô chưa từng có'’, không phải ở tầm quốc gia, ‘‘bởi không quốc gia nào một mình có thể đảm nhiệm được’'. Khí hậu, y tế, khoa học, một số ngành công nghiệp sống còn, và bản thân nền kinh tế vĩ mô cũng cần được ‘‘toàn cầu hoá’’, như vậy nhân loại mới có thể đủ sức đối mặt với đại dịch các loại không thể tránh khỏi sắp đến.




    Mỗi tháng phong tỏa, kinh tế Pháp mất 3% GDP

    Ảnh hưởng nặng nề của Covid đến nền kinh tế là chủ đề lớn của Les Echos. Theo Viện Thống kê và Kinh tế Pháp INSEE, nếu thiệt hại của một tháng phong toả, để hãm dịch, không được bù lại trong các tháng tiếp theo, thì tổn thất với nền kinh tế sẽ là 3% GDP.
    • Ảnh hưởng nặng nề nhất là trong lĩnh vực xây dựng, với khoảng 90% hoạt động bị đình chỉ.
    • Các ngành công nghiệp nhìn chung chỉ vận hành khoảng một nửa công suất.
    • Tình hình rất khác biệt, theo từng lĩnh vực. Công nghiệp thực phẩm ít bị thiệt hại nhất,
    • ngược lại ngành xe hơi đình trệ.
    • Du lịch, vận tải, khách sạn - nhà hàng hoàn toàn ngưng hoạt động,
    • trong lúc ngành công nghệ viễn thông, và bảo hiểm vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.


    Về thương mại, nhìn chung, mất khoảng 1/3 doanh số. Theo INSEE, tổng số tiêu thụ hàng hoá sụt giảm 35% so với mức trung bình. Tuy nhiên, các dịch vụ không mang tính thương mại, như giáo dục, y tế chỉ giảm tương đối ít (14%) trong tuần lễ phong toả đầu tiên. Giáo viên vẫn duy trì các hoạt động giảng dạy trực tuyến. Các chi phí cho các dịch vụ viễn thông, điện, thực phẩm, dược phẩm lại có chiều hướng tăng lên trong thời gian phong toả.

    Điều đặc biệt đáng lo ngại là tinh thần của giới chủ. Chỉ số tin tưởng vào kinh doanh giảm 10 điểm, trên tổng số 95, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1980, có nghĩa là năm ra đời của chỉ số này. Theo INSEE, cần chú ý là số liệu nói trên được đưa ra trước tuần lễ phong toả. Thông điệp ngầm gửi đến chính phủ, qua kết quả nghiên cứu nói trên, là cần giới hạn thời gian phong toả, như nhận định của kinh tế gia trưởng của Ostrum Asset Management, ông Philippe Waechter.




    Giai đoạn '‘hậu phong tỏa’’: Tìm lối thoát khỏi thảm hoạ

    Vấn đề cấp bách với chính phủ hiện nay là ''hoạch định một chính sách ra khỏi khủng hoảng y tế, để tránh cho khủng hoảng y tế biến thành khủng hoảng kinh tế''. Theo giải Nobel về kinh tế Paul Romer, vấn đề mấu chốt để giúp thoát khỏi cuộc đại khủng hoảng nhãn tiền này là
    • cần phải tiến hành trắc nghiệm trên phạm vi rất rộng (mỗi người hai tuần một lần),
    • và giảm số lượng người phải cách ly xuống con số 10% dân cư.
    Xét riêng về mặt hiệu quả y tế, hiệu quả của chống dịch, dù chi phí bỏ ra cho xét nghiệm sẽ rất lớn, nhưng lợi ích của việc này cũng rất lớn, tương đương với kịch bản 50% dân cư bị cách ly, nhưng không có xét nghiệm. Sự khác biệt chủ yếu là một nền kinh tế có thể tồn tại được với 10% cư dân bị phong toả, nhưng không thể, khi 50% dân cư bị phong toả.

    Trong khi đó, ’'Duy trì nền kinh tế trong thời gian phong tỏa’' là hồ sơ chính của báo Le Figaro hôm nay. Nhật báo này đưa độc giả đến với các nỗ lực trong hậu trường của bộ trưởng Kinh Tế Bruno Lemaire. Ngày 24/03, bộ trưởng Kinh Tế Pháp đã nói công khai là tình hình khủng hoảng hiện nay ‘'giống với cuộc Đại suy thoái kinh tế thế giới, khởi đầu năm 1929''. Từ đó đến nay, ông liên tục nhắc lại nhận định này.




    ‘‘Đại hồng thủy’’: Trận mưa tiền và vô số đảo lộn khác

    Bài xã luận ‘’Đại hồng thủy’’ của Libération mô tả tình thế tiến thoái lưỡng nan của các quốc gia hiện nay. Nhật báo Pháp ghi nhận việc các ngân hàng trung ương ồ ạt đổ hàng trăm, hàng nghìn tỉ đô la vào nền kinh tế, hòng đẩy lùi nguy cơ suy thoái. Việc các tín điều cố hữu của giới kinh tế gia bảo thủ bị phá bỏ có thể mang lại kết quả cứu nguy trước mắt, nhưng về nhìn xa hơn thì sao, ai sẽ là người phải gánh vác các khoản nợ khổng lồ, sẽ được đáo hạn ? '‘Những con kiến làm việc cần cù'' hay ''bầy ve nhởn nhơ'’. Sau đại khủng hoảng Covid-19, và ''đại hồng thủy'' mưa tiền, tình hình sẽ ra sao?

    Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19, từ Trung Quốc tràn ra thế giới, không biết sẽ đi đến đâu, nhưng trước mắt đang gây ra vô vàn thay đổi lớn. Trong khi nhiều quốc gia Đông Á được ca ngợi là chống dịch thành công, nhưng Libération cũng lưu ý Nhật Bản đang sẵn sàng đối phó với khả năng dịch bùng phát.

    Có một thay đổi lớn tại rất nhiều quốc gia : phong toả buộc rất đông người phải làm việc tại nhà. Tình hình sẽ rất khác so với cách nay 10 năm, giờ đây làm việc tại nhà là chuyện khả thi với hàng trăm triệu người, bởi các điều kiện cơ sở hạ tầng viễn thông, tin học cho phép. Theo chuyên gia về công nghệ số Andrew McAfee, lối sống này sẽ có những hệ luỵ rất lớn, và đây rất có thể là một bước ngoặt cho sự lên ngôi của lối làm việc tại nhà, sống xa các vùng trung tâm.





    http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m- ... %E1%BA%A3o
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Lợi dụng khủng hoảng khẩu trang, Trung Quốc « thi ân » cho nhân loại

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Lợi dụng khủng hoảng khẩu trang,
    Trung Quốc « thi ân » cho nhân loại

    _______________________________________
    Thụy My _ 28 tháng 3 2020



              

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đeo khẩu trang
    trong chuyến thăm bệnh viện dã chiến do quân đội thiết lập gần bệnh viện Emile Muller ở Mulhouse
    ngày 25/03/2020. © Cugnot Mathieu/Pool via REUTERS

              



    Chỉ mới cách đây sáu tuần, Bắc Kinh phải hứng chịu trận sóng thần phẫn nộ của người dân trong nước, và làn sóng chỉ trích của quốc tế. Giờ đây đến lượt lãnh đạo các nước mà đại dịch corona tràn sang đang bị đả kích. Đối với Bắc Kinh, đây là cơ hội tuyệt vời để khỏa lấp trách nhiệm, và thủ vai « ân nhân của nhân loại », chủ yếu qua việc cung cấp khẩu trang.

    Đại dịch toàn cầu do con virus từ Vũ Hán gây ra là đề tài bao trùm trang nhất đồng thời là hồ sơ của tất cả các tuần báo Pháp kỳ này.
    • Trang bìa của L’Express là hình vẽ một bác sĩ đang ôm đầu, bao quanh là những bệnh nhân đang hôn mê được cho thở máy, với hàng tít « Trên tuyến đầu ».
    • L’Obs giới thiệu những « Suy nghĩ về tình trạng phong tỏa » với bức ảnh một cặp vợ chồng sau khung cửa sổ sáng đèn, trong bóng đêm đen.
    • Le Point nhìn về « Một thế giới sau này », đăng ảnh một chàng trai và một thiếu nữ châu Á đeo khẩu trang, nắm tay nhau đi dưới bóng một rừng hoa đào.
    • Courrier International chạy tựa « Suy nghĩ lại về thế giới », đặt vấn đề phải chăng cuộc khủng hoảng virus corona là cơ hội cho một sự khởi đầu mới, qua ý kiến của một số triết gia, nhà thơ, nhà báo các nước.





    Trong địa ngục Mulhouse

    Bài phóng sự «Trong địa ngục Mulhouse » của tuần báo L’Obs đưa người đọc đến với vùng tâm dịch, giờ đây là phòng thí nghiệm cho cuộc chiến đấu tại Pháp chống con virus corona chủng mới. Bệnh viện bị quá tải, những ca bệnh đưa đến ngày càng nặng hơn, phải điều quân đội đến hỗ trợ thành phố đang thoi thóp trong tình trạng giới nghiêm…

    Bác sĩ Yves Passadori là một người kiệm lời, ông do dự trước khi kể ra thực trạng với các nhà báo từ Paris.
    • Những đợt bệnh nhân nhập viện có thể trạng ngày càng trầm trọng,
      nhân viên y tế ngã gục,
      thiếu thốn khẩu trang, thiết bị, giường bệnh,
      những ray rứt khi phải chọn bệnh nhân để cứu…
    Ông thận trọng nói :
    • « Tôi không muốn làm ai hoảng sợ, nhưng những gì đang diễn ra ở chỗ chúng tôi, một tuần nữa sẽ đến phiên các bạn. Hãy chuẩn bị đi ».

    Vị trưởng khoa của bệnh viện Emile Muller ở Mulhouse đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, như đợt nóng thế kỷ năm 2003 và nhiều trận dịch do virus, nhưng chưa bao giờ tưởng tượng được tình cảnh như hiện giờ. Toàn bộ bệnh viện phải tổ chức lại để dành 200 giường cho các bệnh nhân mới. Ở khoa Lão, tất cả các phòng bệnh đều trở thành « Covid » với các biện pháp vệ sinh đặc thù và đội ngũ riêng, tuy vậy một phần ba nhân viên y tế đã bị lây bệnh.




    Thành phố chết

    Trong sự im lặng nặng nề, các hộ lý chuyển đi những người bệnh đang thở oxy. Họ suy sụp rất nhanh, hiếm có ai lành bệnh trở về. Số lượng tử vong hàng ngày bằng cả một tháng trong thời gian bình thường, mỗi ngày tờ báo địa phương L’Alsace đăng khoảng 50 cáo phó. Đáng thương nhất là các nạn nhân phải giã từ cõi đời một cách cô độc vì thân nhân chỉ được nhân nhượng cho nhìn thoáng qua lần cuối. Khi đưa người thân đến nhập viện, nhiều khi cũng là lúc chia tay vĩnh viễn.

    Tại Mulhouse, « Bergame của nước Pháp », người ta đều quen một ai đó bị dương tính, con virus đã tràn vào một phần ba các viện dưỡng lão. Người báo động về loại virus siêu lây nhiễm và có thời gian ủ bệnh rất ngắn là bác sĩ Patrick Vogt : ngày 3/3, khi trực cấp cứu y tế từ 18 giờ cho đến 1 giờ sáng, ông nhận được đến 1.500 cuộc gọi.

    Mulhouse im lìm như thành phố chết, chẳng có ai trên đường phố kể cả người vô gia cư. Những hàng cây anh đào đang nở hoa, chưa bao giờ tiếng chim hót lại nghe rõ đến thế. Nhưng bây giờ đang là thời chiến. Một tấm băng-rôn treo trên một tòa nhà ghi hàng chữ « Mulhouse kháng chiến ». Trên tuyến đầu này, không thiếu những hành động tương trợ : nhiều công ty dệt may lao vào may khẩu trang, các nhà sản xuất rượu vang tặng cồn để chế ra gel kháng khuẩn.




    Pháp thiếu khẩu trang trầm trọng

    • Pháp, cường quốc kinh tế thứ 6 thế giới đã phải gởi những chiến sĩ áo trắng ra mặt trận mà không có trang bị bảo hộ.
    • Mỹ, nơi chế tạo các xe tự hành Google Car cũng không khá hơn, CDC (Center of Disease Control) phải khuyến cáo dùng tạm loại khăn bandana mà phụ nữ thường diện.
    Trong bài « Xì-căng-đan thiếu hụt khẩu trang », L’Obs kể lại câu chuyện một doanh nghiệp sản xuất quần jean bằng coton bio đã tận dụng vải may túi và vải chần được tặng để may khẩu trang cho bệnh viện Grenoble, nhiều người tình nguyện trong vùng cũng góp sức. Tương tự đối với các bệnh viện ở Lille, Bretagne…Dù khẩu trang vải bảo vệ được ít hơn so với loại FFP2, nhưng có còn hơn không.

    Hồi dịch cúm A (H1N1) năm 2009, Pháp đã trữ đến 1 tỉ khẩu trang y tế và 700 triệu khẩu trang FFP2, nhưng sau đó ngân sách giảm dần, từ 285 triệu euro chỉ còn 25 triệu vì cho rằng không cần dự trữ nhiều. Hàn Quốc sau dịch MERS và Đài Loan, Singapore sau dịch SARS đã gia tăng năng lực xét nghiệm, theo dõi chặt những người dương tính, kiểm tra thân nhiệt tại sân bay. Hơn nữa tại châu Á việc đeo khẩu trang đã trở thành phổ biến, trong khi Pháp cho là vô ích.

    Làm thế nào tránh được nạn dịch tái sinh sau thời kỳ phong tỏa ? L’Obs nhận định luôn cần đến khẩu trang.




    Trung Quốc, « ân nhân của nhân loại » ?

    Nhưng trong vấn đề này, Pháp đang trở thành tù nhân của Trung Quốc. Bị lên án về trách nhiệm gây ra đại dịch, Bắc Kinh lợi dụng khó khăn của các nước khác để đóng vai « ân nhân của nhân loại », chủ yếu qua việc cung cấp khẩu trang.

    Chỉ mới cách đây sáu tuần, Bắc Kinh phải thu mình lại hứng chịu trận sóng thần phẫn nộ của người dân trong nước, và làn sóng chỉ trích của quốc tế. Giờ đây gió đã đổi chiều, nay đến lượt lãnh đạo các nước mà đại dịch corona tràn sang đang bị đả kích. Đối với Bắc Kinh, đây là cơ hội tuyệt vời để khỏa lấp trách nhiệm, và còn hơn thế nữa, thủ vai « ân nhân », hào hiệp chia sẻ kinh nghiệm – và nhất là khẩu trang.

    Trung Quốc vốn chiếm đến 80% năng lực sản xuất thế giới, chỉ cung cấp nhỏ giọt :
    • 250 ngàn chiếc cho Iran,
      200 ngàn cho Philippines,
      2 triệu chiếc cho Ý,
      1 triệu cho Pháp…
    Báo chí Hoa lục rầm rộ tuyên truyền, nhưng cố tình lờ đi
    • đó là việc mua bán tiền trao cháo múc (đối với Ý),
    • và « bánh ít đi bánh quy lại » sau khi đã nhận lượng viện trợ y tế không nhỏ của Pháp cách đây một tháng.


    Sở dĩ Bắc Kinh có thể đánh bóng chân dung tự họa của mình, đó là nhờ một mình một chợ. Sau dịch, Trung Quốc đã huy động nhiều ngành để tăng sản lượng lên gấp 12 lần, sản xuất được 200 triệu khẩu trang một ngày, so với Pháp cao lắm là 300 triệu một…năm.




    « Ngoại giao khẩu trang » để chuyển bại thành thắng

    Đây là công cụ để gây áp lực : các nhà lãnh đạo nước ngoài khi nhận được những mẩu bánh vụn này đã phải cảm ơn Trung Quốc. Theo các tin tức ở Bruxelles, Trung Quốc đã ra điều kiện khi cũng cấp trang thiết bị y tế cho bốn nước châu Âu,
    • là phải thay đổi chủ trương về Hoa Vi (Huawei).

    New York Times cho biết thêm,
    • Trung Quốc cấm triệt để việc xuất khẩu trang, kể cả đối với các công ty ngoại quốc có nhà máy tại Hoa lục,
    • đồng thời càn quét hầu hết lượng khẩu trang trên thị trường thế giới.
      Ngay từ tháng Giêng, Bắc Kinh tung người đi lùng sục những pharmacie của tất cả các nước để mua gom khẩu trang gởi về Trung Quốc, tạo ra nạn khan hiếm hiện nay.

    Điều này tuy có thể hiểu được khi Vũ Hán bị dịch bệnh hoành hành, nhưng vấn đề là nay Trung Quốc lại dùng làm công cụ để bắt chẹt. Một nhà quan sát nhận xét :
    • « Chế độ Bắc Kinh vừa không ngần ngại đàn áp công dân, vừa đòi hỏi người dân phải cám ơn mình, và nay đến lượt thế giới. Sau khi làm cho cả hành tinh bị nhiễm con virus giết người, Trung Quốc lại muốn được ca ngợi như một đại ca, cả về đạo đức lẫn công nghệ ».

    Trong cuộc điện đàm với thủ tướng Ý Giuseppe Conte, ông Tập Cận Bình nêu ra dự án « Con đường tơ lụa y tế » : Trung Quốc đã chiến thắng con virus, sẽ hướng dẫn các đối tác. Cả một nghệ thuật chuyển bại thành thắng !




    Minh bạch và tự do thông tin để chống dịch

    Trên Le Point, tác giả Luc de Barochez trong bài « Con dê, chó sói và virus corona » nhắc lại câu chuyện con dê của ông Seguin – đã chọn lựa tự do rồi bị chó sói ăn thịt – trong truyện ngụ ngôn của Alphonse Daudet viết năm 1866.

    Bài viết bày tỏ sự kinh ngạc khi một số người ca tụng việc chống dịch hiệu quả của Trung Quốc, trong khi chế độ độc tài này đã bưng bít nạn dịch ở Vũ Hán suốt nhiều tuần lễ, bắt nhốt các bác sĩ muốn cảnh báo, trục xuất các nhà báo ngoại quốc chỉ vì tội đã đưa tin trung thực.

    Theo tác giả, minh bạch và tự do thông tin là cần thiết để đấu tranh chống dịch bệnh.
    • Không Nhà nước nào được cưỡng bức công dân phải chọn lựa giữa sức khỏe và tự do, lại càng không nên núp sau cái cớ y tế để tước đoạt tự do của người dân. Duy nhất Nhà nước pháp quyền mới có thể bảo đảm được cả hai, và chỉ có những công dân tự do mới có thể chấp nhận những rủi ro.





    Virus corona và Nhà nước pháp quyền

    Cũng trên Le Point, tác giả Nicolas Baverez nhận định, trận đại dịch này buộc các Nhà nước phải củng cố lại quyền lực, toàn cầu hóa một cách hợp lý hơn và tăng cường sự hợp tác.

    Cuộc khủng hoảng virus corona đánh dấu hồi kết của ảo tưởng cho rằng sau sự sụp đổ của Liên Xô sẽ là thời đại vàng son cho an ninh. Trước đó, các vụ khủng bố ngày 11/9, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 hay làn sóng khủng bố những năm 2010 đã gieo rắc nỗi sợ, làm các chính phủ lúng túng. Về mặt địa chính trị, con virus từ Vũ Hán làm gay gắt thêm cuộc xung đột Mỹ-Trung và đại dịch này không cho phép người ta quay lại với thế giới cũ.

    Công dân và chính quyền các nước phải chọn lựa giữa hai mô hình.
    • Hoặc Trung Quốc chứng tỏ được chỉ có độc tài mới đáp ứng thách thức của thế kỷ 21,
                
    • hoặc các nền dân chủ khẳng định được một sự thăng bằng mới
      • giữa Nhà nước và thị trường,
        tự do và an ninh,
        khả năng phục hồi của các quốc gia và việc xây dựng trật tự quốc tế.
      Như Đài Loan, Nhật, Hàn đã chứng tỏ phối hợp hiệu quả giữa xử lý khủng hoảng và tôn trọng Nhà nước pháp quyền.





    Độc tài & Dân chủ : 0-0

    Về chủ đề này, cây bút bình luận Pierre Haski trên L’Obs cũng lưu ý đến việc không ít người ở phương Tây ca ngợi thành công của Trung Quốc độc tài, trong khi các nền dân chủ lúng túng khi con virus từ Vũ Hán tràn sang. Độc tài đã thắng Dân chủ 1-0 chăng ?

    Tác giả cho rằng như vậy là quá vội vã gỡ bỏ trách nhiệm gây ra đại dịch toàn cầu của chế độ Bắc Kinh.
    • Cuối tháng 12/2019, Trung Quốc đã biết chắc rằng con virus hung dữ lây từ người sang người,
    • nhưng hai tuần sau Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn tuyên bố ngược lại, dựa theo thông tin dối trá của Bắc Kinh.
    Sau đó chế độ toàn trị này tỏ ra hiệu quả với biện pháp từ thời Trung Cổ : buộc cách ly, cộng thêm công nghệ giám sát. Dù thành công, nhưng vế sau không khỏa lấp được vế trước.

    Tự do thông tin chính là sự bảo đảm để tránh những thảm họa mới mà như chúng ta đã thấy, không dừng lại bên trong biên giới của một quốc gia. Tất nhiên cũng phải xem lại việc giao phó an ninh y tế cho chuỗi cung ứng toàn cầu, làm ngơ trước lời cảnh báo của các nhà khoa học. Tác giả từng sống ở Bắc Kinh trong thời kỳ dịch SARS năm 2003, đã nghe các nhà dịch tễ học dự báo sẽ có ngày con virus xâm lăng khắp thế giới.

    Tóm lại, tỉ số thực tế nhất giữa Độc tài và Dân chủ là 0-0. Đại dịch corona sẽ để lại những dấu ấn trong từng xã hội và trong tương quan quốc tế, điều quan trọng là chú ý không để cho lịch sử bị Bắc Kinh viết lại.




    Tập Cận Bình múa gậy vườn hoang

    L’ Express cũng có cùng ý kiến, qua bài « Nhờ khủng hoảng, Trung Quốc muốn khoác vào chiếc áo lãnh đạo thế giới », với bức vẽ minh họa Tập Cận Bình mặc áo siêu nhân màu đỏ có những ngôi sao vàng.

    Bộ máy tuyên truyền Bắc Kinh hoạt động tối đa, đề cao sự « ưu việt » của chế độ chính trị Trung Quốc trước đại dịch so với phương Tây. Nhiệm vụ quan trọng là thoái thác mọi trách nhiệm của Bắc Kinh, thông qua việc gieo rắc nghi ngờ : dù con virus xuất phát từ Vũ Hán nhưng bộ Ngoại Giao Trung Quốc lại nêu ra khả năng các quân nhân Mỹ là nguyên nhân gây dịch bệnh ! Người khổng lồ châu Á còn gây sức ép lên các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc WHO, Tedros Ghebreyesus được bầu lên nhờ sự vận động của Trung Quốc, không bỏ lỡ một cơ hội nào để ca ngợi Bắc Kinh.

    Theo L’Express, dù ghi điểm nhưng « quyền lực mềm » Trung Quốc vẫn chưa thắng được cuộc chiến truyền thông. Bắc Kinh vẫn lo sợ dịch bùng lên trở lại, khi dân chúng vẫn chưa quên việc xử lý khủng hoảng một cách tệ hại của chính quyền trong thời gian đầu. Việc bóp méo thông tin cũng làm xấu đi hẳn hình ảnh Trung Quốc trước dư luận quốc tế, tuy nhiên tờ báo cho rằng đối với Mỹ, nếu để mặc cho Tập Cận Bình múa gậy vườn hoang thì cũng nguy hiểm không kém con virus Covid-19.





    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %E1%BA%A1i
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Netherlands recalls defective masks imported from China

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona : Trung Quốc mừng dập dịch quá sớm ?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona :
    Trung Quốc mừng dập dịch quá sớm ?

    _______________________________________
    Thu Hằng _ 29 tháng 3 2020



              

    Vũ Hán, tâm dịch virus corona, hết cách ly ngày 28/03/2020.
    REUTERS/Aly Song

              



    Từ giữa tháng 03/2020, Trung Quốc liên tục đưa ra những tín hiệu cho thấy dịch Covid-19 đang rời khỏi nước này, đặc biệt là vài chục triệu người dân tỉnh Hồ Bắc, trừ thủ phủ Vũ Hán, ùa ra đường khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Hoạt động sản xuất dần được khởi động trở lại. Thế nhưng, dường như Trung Quốc đã vội tuyên bố chiến thắng dịch Covid-19.

    Trang Sputnik cho biết một nhật báo Trung Quốc viết ngày 24/03 về “Chiến thắng dịch Covid-19 của Trung Quốc”. Đây là thông điệp được Bắc Kinh khuyến khích phổ biến rộng rãi để trấn an người dân. Ngoài ra, chính phủ còn phát phiếu mua sắm có thể dùng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm kích cầu các hộ gia đình bị giam chân trong nhiều ngày. Tuần trước, phó chủ tịch thành phố Thượng Hải thậm chí tỏ ra rất lạc quan khi tuyên bố :
    • “Chúng ta có thể truyền niềm tin cho cả thành phố và thậm chí cho cả thế giới bằng cách tháo khẩu trang”.





    Đợt dịch hai do “lây nhiễm thầm lặng” ?

    Tuy nhiên, nhà dịch tễ học Benjamin Cowling, đại học Hồng Kông, nhận định với trang Sputnik rằng Trung Quốc đã tuyên bố chiến thắng quá sớm, trong khi chưa giải quyết xong đợt một của dịch, mà có rất nhiều khả năng đợt hai sắp đến và có thể khiến Trung Quốc trả giá đắt.

    Nhà dịch tễ học phân tích :
    • “Do phần lớn Trung Quốc có ít dân bị nhiễm virus trong đợt một, nên người dân rất dễ bị nhiễm và có thể bị một đợt dịch lớn tác động. Sớm hay muộn cũng không tránh được đợt dịch thứ hai. Chắc chắn thế”.


    Chỉ tỉnh Hồ Bắc là tâm dịch virus corna của Trung Quốc. Các địa phương khác cũng bị tác động nhưng số lượng không cao bằng. Chính quyền Bắc Kinh thì trấn an sẽ không có đợt dịch thứ hai trên quy mô lớn, đồng thời tăng cường mọi biện pháp cách ly đối với bất kỳ ai từ nước ngoài vào Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà dịch tễ học Benjamin Cowling lại lo ngại đến “sự lây nhiễm thầm lặng”. Có nghĩa là
    • “một số cá nhân không có triệu chứng, di chuyển sang các tỉnh khác ít bị tác động hơn và như vậy tạo ra các ổ dịch và gây nên đợt dịch thứ hai trên quy mô quốc gia”.
    Ngoài ra, có thể sẽ có những công dân Trung Quốc từ nước ngoài về chỉ phát triệu chứng sau thời gian cách ly theo quy định.

    Ông Ma Jin, giám đốc trường Y tế Cộng đồng, đai học Jiaotong ở Thượng Hải, tỏ ra tin tưởng vào kinh nghiệm chống dịch đợt 1 để kềm hãm quy mô đợt 2, nếu xảy ra. Ông cũng cho rằng
    • “cuộc chiến chống virus corna sẽ là một cuộc chiến dài hơi.
      Chúng tôi phải luôn chuẩn bị không chỉ cho đợt 2 mà phải sẵn sàng hàng ngày, hàng tháng cho đến khi tìm ra được một vác-xin có hiệu quả”.





    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %E1%BB%9Bm
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona: Những gì chúng ta vẫn chưa biết về Covid-19

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona:
    Những gì chúng ta vẫn chưa biết về Covid-19

    _______________________________________
    James Gallagher _ Phóng viên Y tế và Khoa học _ BBC _ 29 tháng 3 2020



              

    Nó cảm thấy dài như một sự vĩnh cửu trước đây,
    nhưng thế giới chỉ biết đến virus corona vào tháng 12.

              



    Bất chấp nỗ lực đáng kinh ngạc của các nhà khoa học trên khắp thế giới, vẫn còn nhiều điều chúng ta không hiểu về virus corona, và tất cả chúng ta giờ đây là một phần của một thí nghiệm trên khắp hành tinh đang cố gắng tìm câu trả lời.

    Dưới đây là một số thắc mắc vẫn chưa được trả lời.




    1. Bao nhiêu người đã bị nhiễm bệnh.

    Đây là một trong những câu hỏi cơ bản nhất, nhưng cũng là một trong những câu hỏi quan trọng nhất.

    Đã có hàng trăm ngàn trường hợp được xác nhận trên toàn thế giới, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong tổng số ca nhiễm bệnh. Và các con số còn bị nhầm lẫn bởi một số trường hợp có triệu chứng không xác định được - những người nhiễm virus nhưng không cảm thấy bị bệnh. Phát triển một xét nghiệm kháng thể sẽ cho phép các nhà nghiên cứu xem liệu có ai đã nhiễm virus hay không. Chỉ sau đó chúng ta mới hiểu bệnh dịch virus corona đã lây lan bao xa hoặc dễ dàng như thế nào.




    2. Nó thực sự nguy hiểm mức nào.

    Cho đến khi chúng ta biết có bao nhiêu trường hợp đã xảy ra, không thể chắc chắn về tỷ lệ tử vong. Hiện tại, ước tính có khoảng 1% số người nhiễm virus này chết. Nhưng nếu có số lượng lớn bệnh nhân không có triệu chứng, tỷ lệ tử vong có thể thấp hơn.




    3. Danh sách đầy đủ các triệu chứng.

    Các triệu chứng chính của virus corona là sốt và ho khan - đây là những triệu chứng bạn nên chú ý.

    Một cơn đau họng, đau đầu và tiêu chảy cũng đã được báo cáo trong một số trường hợp và có suy đoán rằng việc mất khứu giác có thể ảnh hưởng đến một số người.

    Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là liệu các triệu chứng nhẹ, giống như cảm lạnh, sổ mũi hoặc hắt hơi, có ở một số bệnh nhân hay không.Các nghiên cứu cho thấy có triển vọng là mọi người có thể bị lây nhiễm mà không biết rằng họ đang mang virus trong người.




    4. Vai trò của trẻ em trong việc gây nhiễm

    Trẻ em chắc chắn có thể bị nhiễm virus corona. Tuy nhiên, các em đã số phát triển các triệu chứng nhẹ và có tương đối ít trường hợp tử vong trẻ em so với các nhóm tuổi khác. Trẻ em thường là những kẻ lây lan bệnh tật tích cực, một phần vì chúng gần gũi với nhiều người (thường ở sân chơi), nhưng với loại virus này, không rõ các em giúp lây lan đến mức độ nào.




    5. Virus này chính xác đến từ đâu.

    Virus corona xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm 2019, nơi có một nhóm các trường hợp bị nhiễm tại một chợ động vật.

    Virus corona, có tên chính thức là Sars-CoV-2, có liên quan chặt chẽ với virus lây nhiễm loài dơi, tuy nhiên người ta cho rằng virus này được truyền từ dơi sang một loài động vật bí ẩn sau đó truyền sang người.




    6. Liệu bệnh dịch có giảm đi vào mùa hè.

    Cảm lạnh và cúm phổ biến hơn trong những tháng mùa đông so với mùa hè, nhưng vẫn chưa biết liệu thời tiết ấm hơn có làm thay đổi sự lây lan của virus hay không. Các cố vấn khoa học của chính phủ Anh cảnh báo rằng không rõ liệu virus này sẽ có hiệu ứng theo mùa hay không. Nếu có, họ nghĩ rằng nó có thể nhỏ hơn so với cảm lạnh và cúm.

    Nếu số người bị nhiễm virus corona giảm mạnh trong mùa hè, có một nguy cơ là các trường hợp sẽ tăng đột biến vào mùa đông, khi các bệnh viện cũng phải đối phó với một loạt các bệnh nhân mắc phải các vi trùng mùa đông thông thường.




    7. Tại sao có người bị những triệu chứng nghiêm trọng hơn.

    Covid-19 là một bệnh nhiễm trùng nhẹ đối với hầu hết. Tuy nhiên, khoảng 20% bệnh nhận tiếp tục bị bệnh nặng hơn, nhưng tại sao?

    Sức khỏe hệ thống miễn dịch của bệnh nhân dường như là một phần của vấn đề, và cũng có thể có một số yếu tố di truyền nữa. Hiểu điều này có thể dẫn đến cách giúp mọi người không phải cần đến sự chăm sóc đặc biệt.




    8. Miễn dịch kéo dài bao lâu, và liệu bạn có thể bị nhiễm hai lần.

    Đã có nhiều suy đoán nhưng ít bằng chứng về khả năng miễn dịch với virus corona. Để thành công trong việc chống lại virus corona, bệnh nhân phải xây dựng được một phản ứng miễn dịch. Nhưng vì căn bệnh này chỉ mới xuất hiện được vài tháng nên thiếu dữ liệu dài hạn. Tin đồn về việc bệnh nhân bị nhiễm hai lần có thể là vì các xét nghiệm không chính xác nói rằng họ đã không còn virus trong người.

    Câu hỏi về miễn dịch rất quan trọng để hiểu những gì sẽ xảy ra trong dài hạn.



    9. Liệu virus có sẽ biến đổi.

    Virus luôn luôn biến đổi, nhưng hầu hết các thay đổi về mã di truyền của chúng không tạo ra sự khác biệt đáng kể.

    Theo nguyên tắc chung, chúng ta kỳ vọng virus sẽ biến hóa để ít gây chết người hơn trong thời gian dài, nhưng điều này không được đảm bảo. Mối quan tâm là nếu virus biến đổi, thì hệ thống miễn dịch không còn nhận ra nó và một loại vắc-xin cụ thể không còn hoạt động (như đã xảy ra với bệnh cúm).




    https://www.bbc.com/vietnamese/world-52081307
              
              
Trả lời

Quay về “Sức khỏe - Thực phẩm”