Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Vì sao một số nước đề nghị đeo khẩu trang, số khác thì không?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Vì sao một số nước đề nghị đeo khẩu trang,
    số khác thì không?

    _______________________________________
    Tessa Wong _ BBC News, Singapore _ 27 tháng 3 2020



              

    Việc đeo khẩu trang không chỉ vì chỉ đạo của chính phủ
    mà còn về văn hóa của mỗi quốc gia

              



    Bước ra khỏi nhà mà không đeo khẩu trang ở Hồng Kông, Seoul hoặc Tokyo những ngày này, bạn sẽ đón nhận những ánh mắt khó chịu, không tán thành. Kể từ khi dịch virus corona bắt đầu bùng phát, một số nơi đã áp dụng triệt để việc đeo mặt nạ ở nơi công cộng. Và bất cứ ai không đeo bị xem là những kẻ ngoài lề của xã hội. Nhưng ở nhiều nơi khác trên thế giới, từ Anh và Mỹ đến Sydney và Singapore, việc đi ra ngoài đường mà không đeo khẩu trang là điều bình thường, có thể chấp nhận được.

    Tại sao một số quốc gia chặt chẽ về việc đeo khẩu trang trong khi những nước khác tránh biện pháp này. Đây không chỉ đơn thuần về chỉ thị của chính phủ và tư vấn y tế mà còn là về văn hóa và lịch sử. Nhưng khi đại dịch này tiến triển xấu đi, điều này liệu có thay đổi?




    Những khuyến cáo chính thức về khẩu trang

    Kể từ khi virus corona bắt đầu bùng phát, khuyến cáo chính thức từ Tổ chức Y tế Thế giới đã rõ ràng.
    Chỉ có hai nhóm người nên đeo khẩu trang:
    1. những người bị nhiễm virus có các triệu chứng,
    2. và những người đang chăm sóc cho những đối tượng bị nghi ngờ nhiễm virus corona.

    Những người khác không cần đeo khẩu trang, và có nhiều lý do cho việc này.

    • Thứ nhất, khẩu trang không được coi là sự biện pháp bảo vệ đáng tin cậy. Các nghiên cứu hiện tại cho thấy virus lây lan qua các giọt dịch và nước chứ không lây truyền qua không khí. Đây là lý do tại sao các chuyên gia nói rằng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước có hiệu quả hơn nhiều.
    • Việc gỡ bỏ khẩu trang đòi hỏi sự chú ý đặc biệt nhằm tránh tay bị nhiễm bẩn. Điều này cũng gây cảm giác sai lầm về sự an toàn.


    Tuy nhiên, ở một số vùng của Châu Á, mọi người đều mặc định việc đeo khẩu trang - nó được xem là an toàn và cẩn trọng hơn.
    • Ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan, mọi người mặc định rằng bất kỳ ai cũng có thể mang virus, ngay cả những người khỏe mạnh. Vì vậy, với tinh thần vì mọi người, bạn cần bảo vệ bản thân khỏi người khác và ngược lại. Một số chính phủ các nước đang kêu gọi người dân đeo khẩu trang. Thậm chí ở một số vùng của Trung Quốc, bạn có thể bị bắt và bị phạt vì không đeo khẩu trang.

                

      Tại Vũ Hán và Quảng Châu, chính quyền Trung Quốc cho biết những người không đeo khẩu trang có thể bị bắt giữ

                
                
    • Trong khi đó, tại Indonesia và Philippines, nơi có số ca nghi nhiễm thấp nhưng hầu hết mọi người ở các thành phố lớn đã bắt đầu đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi sự lây nhiễm.
                
    • Đối với nhiều quốc gia trong số này, đeo khẩu trang là chuẩn mực văn hóa ngay cả trước khi dịch virus corona bùng phát. Việc đeo khẩu trang thậm chí đã trở thành mốt thời trang - đã có thời điểm khẩu trang Hello Kitty trở thành mốt thịnh hành trên đường phố Hồng Kông.
                
    • Ở Đông Á, nhiều người đã quen đeo khẩu trang khi bị ốm hay cảm cúm, vì hắt hơi hoặc ho mà không che miệng lại bị coi là bất lịch sự. Sự bùng phát virus Sars năm 2003, ảnh hưởng đến một số quốc gia trong khu vực, cũng cho thấy tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang, đặc biệt là ở Hồng Kông, nơi nhiều người đã chết vì virus này.

      Vì vậy, điểm khác biệt chính giữa xã hội phương Đông và phương Tây là họ đã trải qua sự lây nhiễm trước đây - những ký ức vẫn còn quá mới mẻ và đau đớn.

                

      Đeo khẩu trang đã trở thành một cảnh tượng phổ biến ở nhiều nơi ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc

                
                
    • Trong khi đó, ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở các thành phố đông dân, nhiều người đeo khẩu trang trên đường phố chỉ vì ô nhiễm.


    Nhưng điều này không phổ biến mọi nơi ở châu Á - tại Singapore, chính phủ đã kêu gọi người dân không đeo khẩu trang để đảm bảo nguồn cung cho nhân viên y tế và hầu hết mọi người đi bộ ngoài đường mà không đeo khẩu trang. Điều này thể hiện có sự tin tưởng đáng kể vào chính phủ vì người dân lắng nghe và thực hiện theo.




    Khẩu trang là 'cú huých' xã hội

    Một số người lập luận rằng việc đeo khẩu trang phổ biến là lời nhắc nhở trực quan về sự nguy hiểm của virus. Việc này có thể hoạt động như một "cú huých hành vi" đối với bản thân và người xung quanh để giữ vệ sinh cá nhân tốt hơn.

    • "Đeo khẩu trang trước khi bạn ra ngoài mỗi ngày cũng giống như một nghi thức, giống như mặc đồng phục, và như các nghi thức được thực hiện trong nghi lễ. Bạn cảm thấy bạn phải sống theo những gì đồng phục đại diện. Đó là việc sống vệ sinh hơn như không chạm vào mặt hoặc tránh những nơi đông người và cách ly xã hội ",
      Donald Low, một nhà kinh tế học và giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, nói.


              

    Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang chống lây nhiễm

              

    Từng hành vi nhỏ đều được xem là nỗ lực trong cuộc chiến mà thế giới đang tiến hành để chống lại virus.

    • "Chúng tôi không thể nói đeo khẩu trang là không hiệu quả, nhưng chúng tôi cho rằng chúng có hiệu quả nhất định khi sử dụng để bảo vệ các nhân viên y tế", Benjamin Cowling, nhà dịch tễ học tại Đại học Hong Kong nói.

      "Nếu khẩu trang được nhiều người sử dụng ở khu vực đông người, tôi nghĩ nó có tác dụng truyền hiệu ứng đám đông. Và hiện tại chúng tôi đang tìm mọi biện pháp nhỏ để có thể để giảm sự lây truyền"


    Nhưng tất nhiên có những nhược điểm.
    Một số nơi như Nhật Bản, Indonesia và Thái Lan đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt khẩu trang và Hàn Quốc đã phải loại bỏ việc đeo khẩu trang. Có nỗi sợ rằng mọi người cuối cùng có thể phải dùng lại khẩu trang - điều này không hợp vệ sinh. Hoặc sử dụng khẩu trang được bán ở chợ đen, hoặc đeo khẩu trang tự chế, có thể kém chất lượng và về cơ bản là vô dụng.

    Những người không đeo khẩu trang ở những nơi này cũng bị kỳ thị, đến mức họ bị xa lánh và không được vào các cửa hàng và tòa nhà. Ở Hồng Kông, một số tờ báo lá cải đã đăng lên trang bìa hình ảnh của những người phương Tây không đeo khẩu trang và tụ tập thành nhóm trong khu phố đêm của thành phố. Họ chỉ trích người nước ngoài và khách du lịch không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa.

    Nhưng sự kỳ thị cũng đến từ hai phía.
    Ở những quốc gia mà việc đeo khẩu trang không phải là chuẩn mực, chẳng hạn như ở phương Tây, những người đeo khẩu trang đã bị xa lánh hoặc thậm chí bị tấn công. Nhiều người đeo khẩu trang này là người châu Á.

    Nhưng những xã hội ủng hộ mọi người đeo khẩu trang có quan điểm của riêng họ và khi điều này càng gia tăng, các chuyên gia hiện đang đặt câu hỏi về khuyến nghị chính thức của WHO.




    Những trường hợp không được ghi nhận

    Thứ nhất, có một số bằng chứng mới nổi cho thấy có nhiều "người mang mầm bệnh thầm lặng" hơn, hoặc những người khỏe mạnh mang virus xuất hiện ít hoặc không có triệu chứng, so với suy nghĩ ban đầu của các chuyên gia.

    Tại Trung Quốc, người ta ước tính rằng một phần ba các trường hợp dương tính không có triệu chứng, theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc được đăng bởi South China Morning Post.

    Trên Diamond Princess, con tàu du lịch cập cảng ở Yokohama, khoảng một nửa trong số hơn 600 trường hợp dương tính phát hiện trên tàu được ghi nhận không có triệu chứng.

    Một tỷ lệ tương tự ở các trường hợp không có triệu chứng đã được báo cáo ở Iceland, cho biết họ đang xét nghiệm người dân nước họ, với tỷ lệ cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

    Niềm tin chung là vì những người này không bộc phát các triệu chứng nên họ không dễ lây lan cho người khác. Nhưng một số người hiện đang đặt câu hỏi:
    • Nếu tất cả mọi người đeo khẩu trang
      thì liệu những người mang virus thầm lặng sẽ không biến thành kẻ lây nhiễm?


    Một nghiên cứu được công bố gần đây về các trường hợp ở Trung Quốc cho thấy
    • "các trường hợp nhiễm virus không được ghi nhận",
      hoặc những người có triệu chứng nhẹ
      hoặc không có triệu chứng,
                
    • rất dễ lây lan
      và là nguyên nhân gây ra gần 80% các trường hợp nhiễm virus dương tính.


    Tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu và các nghiên cứu trong tương lai chắc chắn sẽ thêm sắc thái cho bức tranh tổng thể.

    Khẩu trang có thể là một sản phẩm gần đây của lịch sử, kinh nghiệm với truyền nhiễm và chuẩn mực văn hóa. Nhưng khi tầm vóc của đại dịch này gia tăng, cùng với bằng chứng và nghiên cứu, hành vi của chúng ta có thể sẽ phải thay đổi một lần nữa.




    Bài viết được bổ sung bởi Helier Cheung.


    https://www.bbc.com/vietnamese/world-52036216
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona: Cuộc chiến Mỹ-Trung phía sau cánh gà

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona:
    Cuộc chiến Mỹ-Trung phía sau cánh gà

    _______________________________________
    Jonathan Marcus _ Phóng viên Chính trị BBC _ 24 tháng 3 2020



              

    Đại dịch virus corona làm mối quan hệ Trump-Tập tồi tệ hơn

              



    Rõ ràng đây không phải là thời gian thuận lợi cho thế giới và cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.
    • Tổng thống Trump nhắc đi nhắc lại cụm từ 'virus Trung Quốc',
      trong khi Ngoại trưởng Mike Pompeo thì chọn cụm từ 'virus Vũ Hán',
    điều khiến TQ giận giữ.

    Cả tổng thống và ngoại trưởng Mỹ đều chỉ trích Trung Quốc vì những thất bại trong xử lý dịch từ bước đầu. Nhưng người phát ngôn của Trung Quốc bác bỏ mọi ý kiến cho rằng họ không minh bạch về những gì đang diễn ra. Trong khi đó, mạng xã hội ở Trung Quốc lan truyền những câu chuyện rằng đại dịch được gây ra bởi một chương trình chiến tranh virus của quân đội Hoa Kỳ; tin đồn đã đạt được sự chú ý đáng kể. Các nhà khoa học chứng minh rằng cấu trúc của virus này có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên.

    Nhưng đây không chỉ là một cuộc chiến ngôn từ, một cái gì đó sâu sắc hơn đang diễn ra.

    Đầu tháng này, khi Mỹ tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới với khách du lịch từ nhiều quốc gia EU, bao gồm cả Ý, chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng họ đang gửi các đội ngũ y tế và thiết bị đến Ý, quốc gia hiện bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch virus corona. Trung Quốc cũng đã gửi trợ giúp cho Iran và Serbia. Đó là một thời khắc mang tính biểu tượng. Và đó là một dấu hiệu của cuộc chiến thông tin đang diễn ra ở hậu trường, với Trung Quốc háo hức nổi lên từ cuộc khủng hoảng này với tư cách là một lãnh đạo toàn cầu.

    Thật vậy, đó là một trận chiến mà Mỹ - vào lúc này - đang thua cuộc. Và việc Mỹ muộn màng gửi một trạm y tế di động nhỏ của Không quân Hoa Kỳ đến Ý hầu như không làm thay đổi điều này.

              

    Trung Quốc đã gửi đội ngũ và thiết bị y tế sang trợ giúp các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-9

              

    Đây là thời điểm mà hệ thống hành chính và chính trị của tất cả các quốc gia đang bị thử thách căng thẳng hơn bao giờ hết. Các nhà lãnh đạo sẽ bị thử thách hơn hết. Các nhà lãnh đạo hiện nay cuối cùng sẽ được đánh giá bằng
    • cách họ nắm bắt thời điểm này như thế nào;
    • sự rõ ràng trong đối thoại;
    • và việc họ sắp xếp hiệu quả các nguồn lực của đất nước để đối phó với đại dịch.


    Đại dịch xảy ra vào thời điểm quan hệ Mỹ-Trung đã đi xuống.
    • Một thỏa thuận thương mại không triệt để không đủ hàn gắn căng thẳng thương mại giữa hai nước.
    • Cả Trung Quốc và Mỹ đang tái vũ trang, công khai chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm năng trong tương lai ở châu Á-Thái Bình Dương.
    • Trung Quốc đã nổi lên, ít nhất là về mặt khu vực, với tư cách là một siêu cường quân sự theo đúng nghĩa. Và Trung Quốc hiện đang mong muốn vị thế rộng lớn hơn mà họ tin rằng vị thế quốc tế của mình đòi hỏi.


    Đại dịch cũng đe dọa đẩy mối quan hệ Mỹ-Trung vào một giai đoạn thậm chí còn khó khăn hơn. Điều này có thể có một ý nghĩa quan trọng đối với bản thân cuộc khủng hoảng này và đối với một thế giới mới này sinh từ khủng hoảng. Khi đại dịch qua đi, sự hồi sinh kinh tế của Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp xây dựng lại nền kinh tế toàn cầu đang tan vỡ.

    Nhưng hiện nay, sự trợ giúp của Trung Quốc là rất cần thiết trong việc chống lại virus corona.
    • Dữ liệu y tế và kinh nghiệm cần phải tiếp tục được chia sẻ.
    • Trung Quốc cũng là nhà sản xuất thiết bị y tế khổng lồ
    • và các mặt hàng dùng một lần như mặt nạ và đồ bảo hộ, rất cần thiết trong điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm bệnh,
    • cũng như các mặt hàng đỏi hỏi số lượng lớn.


    Trung Quốc trên nhiều phương diện là xưởng sản xuất y tế của thế giới, có khả năng mở rộng sản xuất theo cách mà ít quốc gia khác có thể.
    • Trung Quốc đang nắm bắt cơ hội,
      còn theo nhiều nhà chỉ trích của ông Trump thì chính ông là người đang làm vuột mất cơ hội.


    Chính quyền Trump ban đầu đã không thừa nhận mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này, coi đây là một cơ hội khác để khẳng định "Nước Mỹ trước tiên" và cái được cho là hệ thống ưu việt của họ. Nhưng những gì đang bị đe dọa bây giờ là vị thế lãnh đạo toàn cầu.

    Hai chuyên gia về châu Á, Kurt M Campbell - người từng làm trợ lý bộ trưởng ngoại giao về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời Obama - và Rush Doshi, lưu ý trong một bài báo gần đây cho Bộ Ngoại giao Mỹ:

    "Vị thế của Hoa Kỳ như một nhà lãnh đạo toàn cầu trong bảy thập kỷ qua đã được xây dựng
    • không chỉ dựa trên sự giàu có và quyền lực
    • mà còn quan trọng, về tính hợp pháp trong quản trị đất nước, cung cấp hàng hóa cho toàn cầu,
    • khả năng và tính sẵn sàng để điều phối và phối hợp một phản ứng toàn cầu đối với khủng hoảng. "


    Đại dịch coronavirus, họ nói,
    • "đang thử thách cả ba yếu tố nói trên của lãnh đạo Hoa Kỳ. Cho đến nay, Washington đang thất bại trong thử thách này. Khi Washington chùn bước, Bắc Kinh đang nhanh chóng tiến lên và khéo léo tận dụng cơ hội do những sai lầm của Mỹ tạo ra, lấp đầy khoảng trống để thể hiện mình là lãnh đạo toàn cầu trong ứng phó với đại dịch. "


    Điều này rất dễ bị hoài nghi. Nhiều người có thể tự hỏi làm thế nào Trung Quốc có thể tìm kiếm lợi thế vào thời điểm này - Campbell và Doshi gọi đó là "tinh thần Chutzpah " - dựa trên việc đại dịch này dường như đã bắt nguồn tại chính Trung Quốc. Phản ứng ban đầu của Bắc Kinh đối với cuộc khủng hoảng ở Vũ Hán vẫn là bí mật. Tuy nhiên, kể từ đó, Trung Quốc đã sắp xếp các nguồn lực khổng lồ một cách hiệu quả và ấn tượng. Như Suzanne Nossel, Giám đốc điều hành của tổ chức tự do báo chí PEN America, viết trong một bài báo trên trang web của Foreign Policy:
    • "Sợ rằng sự chối bỏ và cách quản lý sai lầm thời kỳ đầu đại dịch có thể gây ra bất ổn xã hội, Bắc Kinh hiện đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền trong nước và toàn cầu để thúc đẩy cách tiếp cận hà khắc của mình đối với dịch bệnh, làm nhẹ đi vai trò của mình trong việc gây ra dịch bệnh toàn cầu, và đi ngược lại những nỗ lực của phương Tây, đặc biệt là của Hoa Kỳ.''


    Nhiều nhà bình luận phương Tây thấy Trung Quốc trở nên độc đoán và chủ nghĩa dân tộc hơn và sợ rằng những xu hướng này sẽ được thúc đẩy nhanh hơn do tác động của đại dịch và khiến nền kinh tế bị chậm lại. Nhưng tác động lên vị thế toàn cầu của Washington có thể còn lớn hơn.

    Các đồng minh của Mỹ đang lưu ý. Họ có thể không chỉ trích chính quyền Trump một cách công khai, nhưng nhiều nước có sự khác biệt rõ ràng trong thái độ đối với Trung Quốc; tính bảo mật của công nghệ Trung Quốc (vấn đề Huawei nhiều tranh cãi); về Iran và các vấn đề khu vực khác.

    Trung Quốc đang sử dụng khả năng cung cấp dịch vụ toàn cầu của mình trong đại dịch để cố gắng thiết lập các thông số cho một mối quan hệ khác trong tương lai - một mối quan hệ mà Trung Quốc có thể nhanh chóng trở thành "sức mạnh quan trọng". Việc Trung Quốc liên kết chống dịch virus corona với các nước láng giềng gần - Nhật Bản và Hàn Quốc - và cung cấp các thiết bị y tế quan trọng cho EU, có thể đang nằm trong xu thế này.

    Campbell và Doshi, trong bài báo viết cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đưa ra một so sánh về thất bại của Anh Quốc. Họ nói rằng kế hoạch chiếm kênh đào Suez của Anh thất bại vào năm 1956
    • "đã làm suy yếu quyền lực của Anh và đánh dấu sự kết thúc của triều đại Vương quốc Anh như một cường quốc toàn cầu".

      "Hôm nay," họ nói, "các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ nên nhận ra rằng nếu Hoa Kỳ không vươn lên để đáp ứng thời điểm này, đại dịch corona có thể đánh dấu một 'khoảnh khắc Suez' khác."





    https://www.bbc.com/vietnamese/world-52014622
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Chloroquine: “Thần dược” trị Covid-19?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Chloroquine:
    “Thần dược” trị Covid-19?

    _______________________________________
    Minh Anh _ 26 tháng 3 2020



              

    Chloroquine, thuốc dùng để chống bệnh sốt rét. AFP - GERARD JULIEN

              



    • Dịch virus corona chủng mới tiếp tục lan rộng trên khắp hành tinh cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng và làm hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh.
    • Hơn 1/3 dân số thế giới phải « tự giam lỏng » trong nhà để kềm hãm đà lây lan dịch bệnh.
    Trong hành trình tìm kiếm một « thần dược » để trị virus corona mới này, một loại thuốc đang làm dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt :
    • Sử dụng các loại thuốc có chứa Chloroquine.


    Được chiết xuất từ vỏ cây Cinchona officinalis ở Peru, chloroquine xuất hiện trên thị trường dược phẩm của Pháp từ năm 1949 dưới tên gọi Nivaquine, sau này là Plaquenil do hãng dược Sanofi bào chế. Thế nhưng, tranh luận bùng nổ khi giáo sư Didier Raoult, lãnh đạo Viện Nhiễm trùng học Địa Trung Hải ở Marseille, dựa vào các nghiên cứu của Trung Quốc và một số thử nghiệm lâm sàng tại viện của ông, khẳng định rằng chloroquine có thể chữa trị bệnh nhiễm virus corona. Vị bác sĩ có uy tín tại Pháp cũng như trên thế giới còn đi xa hơn khi đề xuất cho sử dụng đại trà trong việc điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus này.

    Tuyên bố này của ông đã gây chia rẽ giới khoa học phương Tây.
    • Một số bệnh viện Pháp cho rằng sẽ sử dụng thuốc này
    • nhưng số khác thì tỏ ra dè dặt, vì nghiên cứu chỉ mới thực hiện trên một số ít nạn nhân (trên thực tế là 24 người), do vậy khó đánh giá được hiệu quả thật sự của thuốc.


    Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình cấp bách, Hội đồng cấp cao y tế công cộng khuyến nghị chỉ nên dùng chloroquine đối với những ca nghiêm trọng, trong khi chờ đợi kết quả thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng tại châu Âu với sự tham gia của 8 nước. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo cẩn trọng trước một « hy vọng giả tạo », trong khi tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra hồ hởi, tuyên bố có thể cho sử dụng chloroquine để trị virus corona, bất chấp thái độ dè dặt của giới chức y tế Mỹ.

    • Vì sao chloroquine lại làm dấy lên nhiều tranh luận như vậy ?
    • Vậy chloroquine là thuốc gì ?
    • Tác dụng thật sự của thuốc ra sao trong việc điều trị virus corona mới ?
    RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh.


    *****

    RFI : Kính chào bác sĩ Trương Hữu Khanh. Trước hết, bác sĩ có thể cho biết tác dụng thật sự của chloroquine là gì ?
    • BS. Trương Hữu Khanh: « Thật ra thuốc chloroquine này là một loại thuốc kinh điển, trong ngành y khoa đã dùng từ lâu. Đó là một loại thuốc để điều trị bệnh sốt rét, vốn là một loại ký sinh trùng có thể lây trung gian từ muỗi qua người. Bên cạnh đó, chloroquine còn được dùng để trị một số bệnh lý mãn tính về khớp, miễn dịch như là virus. Đó không phải là một thuốc gì lạ trong ngành y khoa cả. »


    RFI : Có ý kiến cho rằng chloroquine có thể dùng để chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Thực hư thế nào ?
    • « Chloroquine từng được sử dụng trong điều trị nhiễm virus hồi đợt dịch SARS năm 2003. Nhưng rất tiếc là sau đó SARS tự tiêu đi. Khi đó, người ta đã dùng chloroquine, bỏ vào trong tế bào thì thấy là ức chế được con virus nhóm SARS. Sau đó thì người ta cũng dùng chloroquine này thử nghiệm trên loài linh trưởng thì cũng cho thấy có tác dụng.

      Tuy nhiên, đối với khoa học, việc muốn chứng minh có tác dụng trên người đòi hỏi một thời gian. Với tình trạng bệnh nhiều như hiện nay, thì các nhà y khoa phải lục lại tất cả các thuốc trong quá khứ, hoặc là các thử nghiệm một số bệnh khác để ứng dụng cho SARS-Cov-2, gọi là Covid-19, điều đó là không quá ngạc nhiên. Đó chính là vai trò của người làm công tác điều trị, các nhà khoa học bắt buộc phải làm như vậy.

      Thế nhưng, để đánh giá mức độ có tác dụng thật sự hay không đòi hỏi phải có thời gian. Đôi khi, vào cuối sau trận dịch, người ta ngồi tổng kết lại với nhau thì mới biết được ‘‘ ah, cái này có tác dụng thật sự’’ hay là không có tác dụng. Nếu chỉ có một vài ca nghiên cứu chưa có kết luận một cách chắc chắn. Điều này cũng tương tự như các loại thuốc khác, cho nên việc áp dụng điều trị chỉ nên sử dụng ở trong bệnh viện và do các nhà nghiên cứu thực hiện, không nên sử dụng ở bên ngoài. »


    RFI : Như vậy theo như bác sĩ nói, người dân không nên tự ý đi mua hay trữ thuốc chloroquine ở nhà nếu cảm thấy có những triệu chứng bị nhiễm Covid-19 ?
    • « Đúng vậy. Chúng ta biết là một loại thuốc, nhất là chloroquine này, liều điều trị và liều độc tính gây tử vong rất là gần nhau, đòi hỏi phải chính xác và đúng nữa. Nếu chúng ta tự mua thuốc để dành rồi tự uống thì rất nguy hiểm.

      Có hai điểm chúng ta phải chú ý. Thứ nhất là nếu chúng ta bị sốt, rồi uống vô mà chúng ta không chắc hẳn là bị SARS-Cov 2 này, nếu chúng ta uống vô mà không cẩn thận liều, thứ nhất là không có tác dụng và thứ hai là nguy hiểm.

      Điểm thứ hai là có nhiều người uống để ngừa, không có virus tấn công, thì mình cũng không biết được là ngừa đến chừng nào. Bởi vì mình có thể bị virus tấn công bất cứ lúc nào vì nếu mình không có một phương pháp sinh hoạt để ngừa virus. Bởi vì nếu mình uống thuốc ngừa thì phải uống hoài. Mà uống hoài như vậy sẽ ảnh hưởng đến gan thận. Đến một lúc nào đó uống sai, thì có khả năng sẽ bị ngộ độc.

      Thứ ba nữa là nếu mình để thuốc này trong nhà, mình giữ, có khả năng những người nào đó trong cùng gia đình bị bệnh lú lẫn chẳng hạn, họ uống sai mà nhất là trẻ con thì khả năng tử vong rất là cao. Do vậy, nếu có nghe nói chloroquine có khả năng điều trị Covid-19, thì đương nhiên điều này có lẽ là đáng mừng nhưng tất cả những điều đó nên dành cho người điều trị làm, bác sĩ trực tiếp điều trị ca bệnh làm. Bởi vì nên biết là đa số những người bị bệnh Covid-19 là tự khỏi, cho nên để kết luận xem là chloroquine có tác dụng đòi hỏi phải có một thời gian nhất định ».


    RFI : Phải chăng Việt Nam cấm bán chloroquine ? Vì sao ?
    • « Thật ra chloroquine lúc trước đưa vô không được bán nhiều cho một ai đó, bởi vì đây là loại thuốc họ dùng để tự tử. Hiện nay do những lời đồn như thế thì có một số người săn thuốc đó để ở nhà ».


    RFI : Trong tình hình khủng hoảng dịch bệnh hiện nay, bác sĩ có thể cho biết trên thế giới hiện nay có bao nhiêu phác đồ điều trị Covid-19 ?
    • « Thật ra khi gặp một ca viêm phổi siêu vi, chúng ta phải hiểu là đa số các siêu vi chúng ta không có thuốc điều trị đặc hiệu, cho nên phác đồ điều trị chuẩn của viêm phổi siêu vi chung cũng như là cho Covid-19 không hề khác nhau. Nghĩa là chúng ta sẽ điều trị triệu chứng. Nếu mà có suy hô hấp, chúng ta sẽ can thiệp suy hô hấp đó cho tới mức độ cao nhất là thở máy. Và nếu có những rối loạn về chức năng của các cơ quan khác thì điều trị chỉnh các chức năng đó lại và chờ cho cơ thể tự hồi phục và đẩy con virus ra khỏi cơ thể.

      Còn lại có những phác đồ điều trị mà chúng ta có thể thấy sử dụng thuốc chloroquine hay là những thuốc mới như Remdesivir… Những kháng sinh đó thật sự ra chỉ là trong vòng nghiên cứu thôi và khác biệt của kháng sinh có mục tiêu là để điều trị bội nhiễm. Chúng ta biết là khi nó bội nhiễm, vi khuẩn và nhất là vi khuẩn trong bệnh viện có thể gây tử vong rất là cao do tính kháng thuốc cao. Thật ra không có một phác đồ điều trị nào khác được với nhiễm khuẩn siêu vi, bởi vì hiện nay, thuốc điều trị đặc hiệu của Covid-19, điều trị đúng vào con virus đó hiện nay vẫn còn nghiên cứu. »



    RFI Tiếng Việt xin cảm ơn bác sĩ Trương Hữu Khanh, bệnh viện Nhi đồng 1, tại Thành phố Hồ Chí Minh.





    http://www.rfi.fr/vi/t%E1%BB%95ng-h%E1% ... nh-covid19
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc biến chiến tranh y tế thành chiến tranh ý thức hệ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Trung Quốc
    biến chiến tranh y tế
    thành chiến tranh ý thức hệ

    _______________________________________
    Trọng Nghĩa _ 26 tháng 3 2020



              

    Vật tư y tế chuẩn bị gửi đến Ý để giúp chống dịch Covid-19.
    Ảnh chụp ngày 10/03/2020 tại một trung tâm hậu cần của sân bay quốc tế Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). REUTERS - CHINA DAILY

              



    Đại dịch Covid-19 hoành hành trên thế giới tiếp tục ngự trị trên trang nhất các báo ra ngày 26/03/2020.
    • Libération và Le Figaro tập trung trên tình hình Pháp,
    • Les Echos quan tâm đến tai họa đang ập xuống nước Mỹ,
    • còn Le Monde và La Croix mở rộng tầm nhìn ra thế giới.
      Le Monde lo ngại trước khủng hoảng kinh tế,
      trong lúc La Croix ghi nhận sự trở lại của “chủ nghĩa can thiệp” Nhà Nước.
    • Ảnh hưởng địa chính trị của dịch cũng được Les Echos nêu bật trong bài “Trung Quốc biến chiến tranh y tế thành chiến tranh ý thức hệ”


    Thông tín viên của Les Echos tại Bắc Kinh Frédéric Schaeffer trước hết ghi nhận sự kiện là trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã gia tăng đáng kể việc gởi khẩu trang và thiết bị y tế, thậm chí cả chuyên gia chống dịch đi khắp nơi trên thế giới. Báo chí chính thức của Trung Quốc đã tuyên truyền rộng rãi về những hoạt động này, trong lúc bộ Ngoại Giao tại Bắc Kinh nói đến con số 82 quốc gia trên thế giới đã được Trung Quốc trợ giúp về y tế. Ngoài các khoản viện trợ từ chính phủ, các đại tập đoàn Trung Quốc như Tencent, Alibaba, Huawei, Fosun… cũng tỏ ra rất hào phóng đối với các nước.

    Tuy nhiên, theo nhận định của Les Echos, khi tiến hành “chính sách ngoại giao khẩu trang” đó, Bắc Kinh muốn tìm cách
    • “thay đổi hình ảnh tiêu cực của họ trên trường quốc tế,
      làm cho mọi người quên đi rằng Trung Quốc là cái nôi của dịch bệnh để xuất hiện như một vị cứu tinh của nhân loại”.





    Chính sách ngoại giao khẩu trang của Bắc Kinh bị Mỹ chỉ trích

    Trong bối cảnh các nước khác không nói gì, Frederic Schaeffer ghi nhận:
    • “Chính sách ngoại giao khẩu trang của Bắc Kinh bị Washington cực lực chỉ trích”.

    Theo Les Echos, Covid-19 đã xen vào cuộc đọ sức Mỹ - Trung. Theo lời Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), một sử gia tại Bắc Kinh:
    • “Vào lúc mà Mỹ cũng bị dịch Covid-19 tác hại nặng nề, Trung Quốc nghĩ là đã đến lúc họ đứng lên giành quyền lãnh đạo thế giới”.

    Les Echos nêu ra một ví dụ đầy ý nghĩa. Hiệp hội Jack Ma của Mã Vân, người sáng lập tập đoàn Trung Quốc Alibaba, thông báo sẽ giúp 24 quốc gia Châu Mỹ La Tinh, vùng ảnh hưởng truyền thống của Mỹ.




    Âm mưu chối tội

    Theo nhật báo kinh tế Pháp, đi xa hơn là cái gọi là “ngoại giao khẩu trang” đó, Bắc Kinh tìm cách gỡ thể diện bằng cách cố viết lại lịch sử. Những ngày qua, một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc và nhiều đại sứ đã gợi lên, nhưng không trưng ra bằng chứng, giả thuyết theo đó có thể là quân đội Mỹ đã đưa virus vào Trung Quốc. Washington thì dùng những từ ngữ làm Bắc Kinh bực tức, ông Donald Trump đã nhiều lần nói đến “virus Trung Quốc”.

    Les Echos ghi nhận: Hôm thứ Tư, 25/03, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã còn đi xa hơn khi nói sau cuộc họp nhóm G7 là:
    • “Đảng Cộng Sản Trung Quốc là mối đe đọa quan trọng cho sức khỏe và cách sống của chúng ta ; như dịch bệnh đã chứng minh rõ ràng”.

    Theo ông Pompeo:
    • “Các quốc gia G7 rất ý thức về chiến dịch thông tin giả mà đảng Cộng Sản Trung Quốc đang lao vào để phủ nhận trách nhiệm”.





    Le Monde: Khủng hoảng kinh tế núp bóng khủng hoảng y tế

    Về dịch Covid-19 đang hoành hành trên thế giới, Le Monde đặc biệt chú ý đến nguy cơ “Khủng hoảng kinh tế ở phía sau khủng hoảng y tế”, tựa lớn chạy trên năm cột trang nhất. Theo Le Monde, vào lúc đại dịch đã khiến hoạt động kinh tế chùng hẳn lại ở rất nhiều nước, nhiều chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về khả năng nền kinh tế đột ngột đình đốn.

    • Tại Pháp, bộ trưởng kinh tế Bruno Lemaire đã cố biện hộ cho một chính sách phong tỏa thông thoáng, cho phép guồng máy sản xuất tiếp tục vận hành. Một cách cụ thể, chính quyền Pháp đang chuẩn bị một loạt pháp lệnh nhằm nới lỏng các quy định về thời gian lao động và nghỉ phép ăn lương, cũng như tạo thêm thuận lợi cho việc áp dụng chế độ sa thải bán phần.

      Trên bình diện quốc tế, trước bóng ma kinh tế sụp đổ như vào năm 2008 với vụ ngân hàng Lehman Brothers phá sản, thậm chí nguy cơ một trận đại suy thoái như vào thời 1929, các Nhà Nước và Ngân Hàng Trung Ương đang tiếp tục ồ ạt bơm thanh khoản vào các nền kinh tế. Một ví dụ điển hình được Le Monde phân tích là sự kiện Thượng Viện Mỹ đã thông qua một kế hoạch cứu nguy kinh tế thời đại dịch Covid-19 trị giá 2000 tỷ đô la, với hy vọng giúp kinh tế tránh được nguy cơ sụp đổ.





    Tinh hình châu Phi đáng lo ngại

    Trên bình diện khủng hoảng y tế thuần túy liên quan đến Covid-19, Le Monde đặc biệt lo lắng cho số phận của châu Phi. Bên trên một bức ảnh màu trên trang nhất, cho thấy một đại biểu dân cử ở thành phố Kampala, thủ đô Uganda, tay cầm loa mặt đeo một cái khẩu trang được kéo trễ xuống cằm, tờ báo chạy tựa “Châu Phi không vũ khí trước một thảm họa được dự báo”.

    Le Monde ghi nhận là đại dịch đã lan ra rất nhiều nước trên lục địa đen, và các hậu quả sẽ rất khủng khiếp trên một lục địa đa phần thiếu vắng các cơ cấu y tế.




    La Croix: Khẩn cấp cần Nhà Nước

    Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan tràn trên thế giới, gây đại họa về kinh tế, buộc chính quyền khắp nơi phải can thiêp, nhật báo La Croix đã tóm tắt tình hình trong một tựa lớn đơn giản ở trang nhất: “Khẩn cấp cần Nhà Nước”.

    Theo tờ báo Công Giáo, ở Pháp cũng như ở khắp nơi trên thế giới, cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra đánh dấu sự trở lại của việc Nhà Nước can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế, với hàng loạt các kế hoạch phục hồi kinh tế khổng lồ được liên tiếp tung ra khắp nơi để trợ giúp những tác nhân kinh tế đối phó với tác hại của đại dịch. Câu hỏi mà La Croix đặt ra là
    • liệu vai trò can thiệp của Nhà Nước vào kinh tế đó có sẽ kéo dài hay không,
    • hay là chỉ mang tính chất tạm thời mà thôi.





    Liên Hiệp Châu Âu cần chứng tỏ tính hữu ích

    La Croix cũng đặc biệt chú ý đến cuộc họp dự trù hôm nay của lãnh đạo 27 nước Liên Hiệp Châu Âu về phương cách đối phó với dịch Covid-19 và cho rằng “Liên Hiệp Châu Âu bị buộc phải đạt được kết quả”.

    Đối với La Croix, nhân “Hội nghị thượng đỉnh từ xa” vào hôm nay, 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã tự đặt ra một thách thức là chứng minh sự hữu ích của mình. Ủy Ban Châu Âu đã chủ trương vận dụng năng lực kinh tế của mình để “băng bó” các vết thương thời hậu đại dịch Covid-19. Câu hỏi mà tờ báo Pháp đặt ra là liệu Châu Âu có thể đoàn kết được với nhau trong bối cảnh toàn lục địa đã trở thành tâm chấn của dịch Covid-19? Đây là điều 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu phải chứng minh trong bối cảnh họ cũng cần thống nhất lập trường về cách đối phó với dịch bệnh ở cấp châu Âu.




    Le Figaro: Bi kịch cho những người cao tuổi

    Về dịch Covid-19 tại Pháp, Le Figaro chú ý số phận những người già. Tờ báo chạy tựa lớn trang nhất: “Người cao tuổi: Bi kịch đằng sau cánh cửa đóng kín của các viện dưỡng lão”

    Theo nhận định của Le Figaro, đối với sự lây lan của con virus corona và sự gia tăng tàn bạo của số người chết, các cơ sở dành cho người già không khả năng tự chăm sóc tại Pháp đã lên tiếng kêu cứu. Khi sự lây lan của dịch Covid-19 tăng tốc ở Pháp, khủng hoảng y tế đã trở nên rất nghiêm trọng tại các viện dưỡng lão, tập hợp gần 850.000 người. Một số cơ sở đã bị nghẹt thở trước một tỷ lệ tử vong cao bất thường.

    Sự thiếu vắng một chính sách xét nghiệm không cho phép biết rõ là liệu nguyên nhân có phải do con virus corona hay không. Những trường hợp tử vong này không được tính trong các thống kê được ông tổng cục trưởng Y Tế công bố hàng ngày.

    Để bảo vệ những người cao tuổi khỏi bị lây nhiễm, từ nhiều ngày qua, gia đình không còn được phép đến thăm. Tuy nhiên bên trong các viện dưỡng lão, phương tiện để ngăn ngừa virus lây lan rất thiếu. Ngoài việc không có công cụ xét nghiệm, kể cả đối với các nhân viên chăm sóc, các thiết bị bảo vệ rất thiếu. Chính phủ Pháp hiện đang phải đối mặt với nhiều yêu cầu từ phía giới điều hành các viện dưỡng lão.

    Theo Le Figaro,
    • vào lúc “Những người sống trong các viện dưỡng lão phải sống trong tình trạng cô đơn”,
      thì “các gia đình có người già hiện đang phải sống trong nỗi sợ hãi, lo âu”





    Libération: Y tế Pháp báo động đỏ

    Cũng khai thác chủ đề dịch Covid-19 tại Pháp, trong tựa lớn trang nhất: “Tất cả các chỉ số đều màu đỏ”, tờ Libération đã lên tiếng báo động về làn sóng bệnh nhân mới sắp tràn ngập các bệnh viện Pháp. Trong bài viết mang tựa đề rất tượng hình: “Virus corona: Các bệnh viện chìm dưới nước”, Libération cho biết là ông Martin Hirsch lãnh đạo cơ quan quản lý các bệnh viện công ở Pháp (APHP) đã gióng lên hồi chuông báo động về cú sốc cận kề mà ngành y tế Pháp phải đối phó.

    Theo ông, hiện nay các bệnh viện đang gần đến điểm bị gãy đổ vì không còn sức chứa.
    • Giường bệnh và thiết bị đang rất thiếu,
    • các nhân viên y tế bị ngập đầu trong công việc
    • và đáng lo ngại hơn cả, số người bị nhiễm Covid-19 trong số họ càng lúc càng nhiều.


    Đối với Libération, toàn thể nước Pháp cần phải tổng động viên để đối phó với làn sóng dịch bệnh sắp đổ ập xuống. Trong tình hình đó, Libération đã ghi nhận sự kiện “Từ Alsace (thành phố miền Đông nước Pháp, một ổ dịch lớn tại Pháp, Tổng thống Macron kêu gọi “đoàn kết” và hứa hẹn một “đại kế hoạch” cho các bệnh viện.




    Les Echos: Virus đổ ập xuống nước Mỹ

    Như nói ở trên nhật báo Les Echos đặt trọng tâm trên tình hình Hoa Kỳ. Tờ báo chạy tựa lớn trang nhất: “Virus đang đổ ập xuống nước Mỹ”. Sau khi ghi nhận sự kiện là tại New York, các bệnh viện đã quá tải, tờ báo nhấn mạnh đến nhận định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới theo đó “Hoa Kỳ sẽ là tâm chấn tiếp theo của đại dịch toàn cầu”.

    Les Echos dĩ nhiên là đã quan tâm đến đối sách chống tác hại kinh tế của dịch Covid-19 mà chính quyền Mỹ đưa ra, với “Thỏa thuận về kế hoạch cứu nguy kinh tế 2.000 tỷ đô la” đã được cả hai viện Quốc Hội thông qua. Tờ báo cũng chú ý đến “Kho vũ khí chống khủng hoảng của Nhà Trắng” bao gồm việc
    • cấp tiền trực tiếp cho người dân,
      cấp tín dụng dễ dàng
      và giảm các khoản phí mà doanh nghiệp phải chịu.






    http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m- ... 3%AA%CC%A3
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Chloroquine để trị Covid-19 : GS Raoult, thiên tài hay tiên tri giả ?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Chloroquine để trị Covid-19 :
    GS Raoult, thiên tài hay tiên tri giả ?

    _______________________________________
    Thụy My _ 26 tháng 3 2020



              

    Giáo sư Didier Raoult chủ trương xét nghiệm đại trà
    và dùng chloroquine để chữa trị các bệnh nhân Covid-19,
    nhưng nhiều bác sĩ cáo buộc ông bỏ qua giai đoạn thử nghiệm. AFP/Gérard Julien

              



    Giáo sư Didier Raoult, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Marseille, người vừa từ chối dự những cuộc họp hội đồng khoa học của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã gợi lên nhiều hy vọng đồng thời với những chỉ trích,
    • với phương pháp xét nghiệm hàng loạt
    • và dùng thuốc trị sốt rét chloroquine để chữa trị cho những bệnh nhân vị nhiễm virus corona.

    Mỗi ngày từ 7 giờ sáng, hàng dài người kiên nhẫn đợi trước IHU (bệnh viện & đại học) Méditerranée Infection ở Marseille chuyên về bệnh nhiễm, để được ê-kíp của giáo sư Didier Raoult xét nghiệm virus corona chủng mới. Đa số mang khẩu trang, mới vào giữa buổi sáng AFP đã đếm được khoảng 300 người.




    Xét nghiệm hàng loạt « phù hợp với lời thề Hippocrate »

    Bất chấp quan điểm của chính phủ Pháp là chỉ xét nghiệm
    • cho nhân viên y tế
      và những người dễ bị tổn thương,
    từ nhiều tuần qua, giáo sư Raoult, giám đốc IHU Méditerranée Infection khẳng định
    • cần phải xét nghiệm đại trà mới có thể ngăn được con virus đến từ Vũ Hán,
      và cách ly những người dưong tính.
    Chủ nhật 22/02/2020, ông lại lên tiếng cùng với năm giáo sư và bác sĩ khác trong một thông cáo :
    • « Phù hợp với lời thề Hippocrate đã tuyên thệ, chúng tôi quyết định cho xét nghiệm virus Covid-19 cho tất cả những bệnh nhân nào bị sốt đến khám ».

    Giáo sư cũng chủ trương dùng một loại thuốc trị sốt rét là chloroquine để chữa cho các bệnh nhân bị dương tính với virus corona, trong khi khả năng này vẫn đang được nghiên cứu. Các bác sĩ cùng ký tên loan báo
    • tất cả các bệnh nhân bị Covid-19, «trong đó có một số lớn tuy ít có triệu chứng nhưng phổi đã bị tổn thương»,
      sẽ được trị bằng hỗn hợp hydroxychloroquine (một chất dẫn xuất của chloroquine) và azithromycine.
    • Trong trường hợp viêm phổi nặng, sẽ dùng thêm một thứ thuốc kháng sinh phổ biến.

    Tin tức về việc được xét nghiệm với thủ tục dễ dàng tại đây, nhanh chóng loan đi trên mạng xã hội. Libération cho biết một nhóm Facebook vừa được lập hôm thứ Bảy 21/2 mang tên « Didier Raoult vs Coronavirus » đã có trên 70.000 thành viên gia nhập. Có những ứng cử viên địa phương ở Marseilles bị dương tính với virus corona, đứng đầu là Martine Vassal (đảng LR), không ngớt lời ca ngợi người đã cứu mình. Một kiến nghị trên trang Change.org chỉ trong vài tiếng đồng hồ đã đã thu hút đến 200.000 chữ ký, đòi hỏi áp dụng ngay phương pháp của giáo sư Raoult.




    Tia hy vọng từ chloroquine

    Giáo sư chủ yếu dựa vào kết quả sau khi đã áp dụng cho 24 bệnh nhân, ba phần tư trong số này đã lành bệnh sau sáu ngày. Tuy vậy nhiều người trong ngành y đã phản đối, nhắc nhở rằng vẫn chưa có thí nghiệm lâm sàng, nên hãy còn quá sớm để mừng chiến thắng. Nhưng hy vọng đã lóe lên, nhiều chính khách yêu cầu chính quyền lưu ý đến phương pháp này.

    • Theo Le Figaro, thị trưởng Nice bị dương tính với virus corona, ông Christian Estrosi cũng muốn được chữa bằng chloroquine. Sáu ngày sau, ông lên đài truyền hình BFMTV cho biết cảm thấy đã khỏe và nhấn mạnh :
      • « Khi chiến tranh đã được tuyên bố, như lời tổng thống, chúng ta không có thì giờ thí nghiệm trên chuột trong vòng sáu tháng.
        Từ lúc có một giải pháp đã được dùng thử trên một số bệnh nhân và cho ra kết quả bước đầu, tôi không hiểu tại sao nước Pháp lại bỏ qua ».
    • Bruno Retailleau, chủ tịch nhóm LR (Những Người Cộng Hòa) ở Thượng Viện cũng đề nghị chính phủ đừng chần chờ. Chloroquine có lợi thế là rẻ tiền, trong lúc số lượng người chết vì virus Vũ Hán hàng ngày đang tăng lên.

    Rốt cuộc đến tối thứ Hai, bộ trưởng y tế Olivier Véran loan báo các bác sĩ có thể dùng chloroquine nếu muốn. Tuy vậy ủy ban tư vấn sức khỏe cộng đồng cũng khuyến cáo không nên sử dụng, trừ phi đang ở tình trạng trầm trọng. Cuộc tranh cãi về dùng thuốc sốt rét để chữa bệnh Covid-19 chỉ mới bắt đầu.




    Giáo sư Didier Raoult là ai ?

    • Didier Raoult sinh tại Sénégal năm 1952,
    • gia đình ông về Marseille định cư năm ông 9 tuổi.
    • Mẹ là y tá, cha là bác sĩ quân y,
    • ông học y khoa theo lệnh của cha.
      Luôn làm việc cật lực, ông đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp, tất cả đều do nỗ lực bản thân.
    Ông là người của thời cuộc. Nhân vật gây tranh cãi này được nhắc đến ở khắp nơi, trên trang nhất và nhiều trang trong của các tờ báo lớn, các chương trình truyền hình, trên các mạng xã hội, trong các gia đình và cả tại Nhà Trắng ở tận nước Mỹ. Vị bác sĩ 68 tuổi thổi một làn gió hy vọng vào xã hội Pháp đang bàng hoàng với những bản tổng kết tang tóc vào cuối ngày. Trước những tuyên bố trái ngược nhau của giới chính trị và y tế, nay nhiều người muốn tin vào ông giáo sư có mái tóc dài, áo sơ mi sặc sỡ phía trong chiếc áo blouse trắng – một nhân vật rất « Gô-loa ».




    Hai loại vi khuẩn được đặt theo tên Raoult

    Bề ngoài có vẻ lập dị, nhưng giáo sư Didier Raoult là một tên tuổi lớn trên thế giới về bệnh truyền nhiễm.
    • Ông được tặng giải thưởng lớn của INSERM (Viện sức khỏe và nghiên cứu y khoa quốc gia) năm 2010 vì sự nghiệp của mình.
      Trong đó có
      • phát hiện về Mimivirus (virus bắt chước) năm 1992,
      • virus Spoutnik năm 2008,
      mở ra một lãnh vực cho đến lúc đó chưa có ai nghiên cứu.
    • Có hai loại vi khuẩn mang tên ông :
      • họ vi khuẩn đường ruột Raoultella
      • và Rickettsia Raoultii (truyền nhiễm qua loài ve, gây sốt cao).
    • Ông và ê-kíp của mình còn có những nghiên cứu về
      • bệnh dịch hạch thời Trung Cổ,
      • hay khủng bố sinh học
        v.v…

    Không ít người trong ngành y không ưa giáo sư Raoult vì những tuyên bố thẳng thừng, nhiều khi khiêu khích của ông. Chẳng hạn ông khẳng định
    • « Tôi không phải là người ngoài, tôi đang đi trước » (trên báo La Provence).
    Ông khuyên những người chỉ trích về độc tính của chloroquine
    • « hãy đọc lại sách giáo khoa cho sinh viên y khoa năm thứ nhất » (Les Echos),
    nói rằng
    • « chẳng quan tâm » đến việc thử nghiệm lâm sàng (Le Parisien).

    Trong giới nghiên cứu vốn đề cao tính khiêm tốn, và nhất là ngành y luôn chủ trương thận trọng, thái độ này gây bực bội. Renaud Muselier, chủ tịch vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur, một người bạn của giáo sư Raoult bênh vực :
    • « Với tư cách nhà khoa học, ông ấy tự do.
      Ông không quan tâm đến những bình luận mà cần kết quả ».





    « Tôi không đơn độc ! »

    Sự tự do không theo khuôn khổ nào của Didier Raoult khiến ông bị chỉ trích.
    • Nhà sinh học Nicolas Chevassus-au-Louis trong cuốn sách « Malscience » tố ông lập « kỷ lục thế giới »
      • với 12.252 bài báo từ 1996 đến 2011,
        và 800 bài sau đó,
        tức trung bình 6 bài viết một tháng,
      và đặt câu hỏi liệu giáo sư Raoult có thực sự tích cực tham gia những công trình mà ông là đồng tác giả.
    • Giáo sư Didier Raoult cũng nổi tiếng là không tuân lệnh ai kể cả thượng cấp.
      Ông công khai chống lại Yves Lévy, viện trưởng INSERM từ 2014 đến 2018 và là chồng của Agnès Buzyn (bộ trưởng y tế, vừa từ chức để ứng cử đô trưởng Paris).

    Bác sĩ Arnold Munnich, một người bạn thời trẻ của Didier Raoult và cũng từng đoạt giải thưởng lớn của INSERM cho rằng nên bỏ qua một bên những gì thuộc về phong cách, để nhận ra giá trị khoa học và đánh giá một bác sĩ tài năng,
    • « đam mê nghề nghiệp, có tinh thần sáng tạo ».

    Do các nhà báo bị chôn chân tại Paris vì lệnh phong tỏa, các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện qua Skype. Trả lời Le Figaro, giáo sư Didier Raoult từ Marseille lý giải :
    • « Khi có được một thứ thuốc không gây hại và bắt đầu cho kết quả trị liệu, thì cần phải kê toa cho bệnh nhân.
      Nếu sau đó khám phá được thuốc nào tốt hơn thì chúng ta sẽ đổi. Tất cả đều là thực dụng ».
    Còn với Libération, ông khẳng định :
    • « Tôi không đơn độc.
      Khi người ta cô độc, đó là do bị điên, hay là đã đạt đến một trình độ siêu việt mà nhân loại không thể hiểu được. Tôi không mong điều đó xảy đến với tôi ! ».






    http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200326 ... i%E1%BA%A3
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Singapore phạt tù người vi phạm ‘giãn cách xã hội’

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Singapore phạt tù người vi phạm ‘giãn cách xã hội’
    _______________________________________
    VOA _ 27 tháng 3 2020



              

    Singapore phạt bất kỳ ai bị phát hiện xếp hàng hoặc ngồi ở nơi công cộng mà cách người khác dưới 1 mét
    tới 6 tháng hoặc bị phạt tiền tới 10.000 đôla Singapore (khoảng 7.000 đôla Mỹ).

              



    Singapore bắt đầu xử phạt những người vi phạm quy định về giãn cách xã hội (social distancing) trong nỗ lực mới nhất nhằm kiềm chế dịch Covid-19, theo đài Fox News.

    Bắt đầu từ ngày 27/3,
    • bất kỳ ai bị phát hiện xếp hàng hoặc ngồi ở nơi công cộng
      mà cách người khác dưới 1 mét
    • có thể bị phạt tù tới 6 tháng
      hoặc bị phạt tiền tới 10.000 đôla Singapore (khoảng 7.000 đôla Mỹ)
      hoặc cả hai mức phạt.


    Mức phạt này cũng được áp dụng cho khách đến
    • các trung tâm thương mại,
      cơ sở tôn giáo,
      nhà tang lễ,
      và khoảng 55 điểm tham quan bao gồm các bảo tàng.

    • Theo quy định, những nơi này có thể mở cửa hoạt động nhưng khách không được phép đi theo nhóm trên 10 người.
                
    • Mức phạt tương tự cũng áp dụng cho những bệnh nhân có triệu chứng hô hấp cấp tính mà đi ra khỏi nhà mặc dù họ đã được nghỉ ốm 5 ngày, theo đài CNBC.
                
    • Cũng theo đài này, các cư dân nhập cảnh Singapore và đã được thông báo phải cách ly ở nhà 14 ngày, nếu vi phạm cũng bị xử án tù, phạt tiền, hoặc cả hai.


    Singapore, nơi có 683 trường hợp nhiễm Covid-19, đã thực hiện các biện pháp mạnh này để ngăn chặn sư lây lan của dịch bệnh, trong khi chưa áp dụng lệnh phong tỏa.

    Các quy định về khoảng cách an toàn, không áp dụng cho các phiên họp của Quốc hội hoặc tòa án, sẽ được áp dụng cho đến ngày 30/4.





    https://www.voatiengviet.com/a/singapor ... 48344.html
              
              
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi ty »

:flower: chào anh Hoàng Vân - ty đọc bài viết “Trung Quốc biến chiến tranh y tế thành chiến tranh ý thức hệ” của Trọng Nghĩa thì liên tưởng đến bài nói chuyện của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa: “Đòn ngoại giao lưu manh của Bắc Kinh”. Có lẽ TQ đã thành công trong việc biến hình ảnh tội đồ của họ thành người hùng của thế giới, qua việc viện trợ khẩu trang, thiết bị y tế, gởi chuyên gia chống dịch đến các nước lâm nạn trên thế giới. KTG Nguyễn Xuân Nghĩa gọi hành động này của TQ là một đòn ngoại giao bỉ ổi lưu manh . ngoài ra, ông còn lập đi lập lại chuyện “Châu Âu tàn tạ” ...

hy vọng qua cuộc đại dịch này, thế giới nhận ra bộ mặt thật của Trung Cộng.

*


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi Hoàng Vân »

ty đã viết: Chủ nhật 29/03/20 14:17 “Đòn ngoại giao lưu manh của Bắc Kinh”



  • :flower: ... Ty ...

    Tàu có câu "Binh bất yếm trá" nên lưu manh gian trá là chuyện thường tình .. :giggles: :yes4: ...

    Dân có học, biết phân tích, không dễ bị lừa, nhưng chánh phủ mà họ đưa lên để quản lý đất nước là một chuyện khác. Nếu chánh phủ đó bị Tàu nắm (Việt Nam, Căm Bốt, Lào ..) hoặc bị Tàu mua (Phi Luật Tân, Châu Phi, ..) thì sẽ tung hô Tàu thôi.

    Giả thuyết xấu nhất thì Covid-19 là 1 cuộc tấn công sinh học nhẹ để thử sức chịu đựng của thế giới, mà Tàu khởi đầu bằng màn khổ nhục kế ở Vũ Hán. Chưa gì mà thế giới đã khốn đốn.

    Tàu đang tranh vị trí lãnh đạo với Mỹ, đánh thẳng không được thì đánh xéo. Bây giờ thì chưa chia được thế giới nhưng lôi anh Mỹ xuống là chuyện phải làm trên đường đi ... Mong rằng thế giới tự do hiểu mà hành động chín chắn.

    Anh, Pháp, Đức phải hiểu rằng Nga và Tàu là cùng 1 phe để lôi Mỹ.
    • Lôi được Mỹ xuống thì Đông Âu sẽ về Nga, và Tây Âu sẽ đi lùi.
    • Lôi được Mỹ thì Đông Nam Á sẽ về Tàu; Ấn Độ và Nhật không còn đáng kể.


    Mong rằng thế giới hiểu rằng Tàu mạnh là vì phương Tây giao sức mạnh công nghệ đó cho Tàu. Không muốn làm nô lệ cho Tàu thì lấy lại sức mạnh đó thôi. Không mua đồ tàu thì Tàu sẽ yếu đi. Các quốc gia tiên tiến đều có thể làm được điều đó, nếu người dân biết bầu một chánh phủ yêu nước thay vì bán nước. Hiện nay chánh phủ bán nước là một chánh phủ chủ trương tư bản tối đa, buôn bán thả cửa .. bán luôn nước nhà mà dân mãi vui chơi không hay biết gì ... :lol2:



    :flwrhrts: :cafe:
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Pháp : Khủng hoảng khẩu trang y tế, « vết đứt gãy » cấp Nhà nước

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Pháp :
    Khủng hoảng khẩu trang y tế,
    « vết đứt gãy » cấp Nhà nước

    _______________________________________
    Thùy Dương _ 27 tháng 3 2020



              

    Nhiều hiệu thuốc trên toàn nước Pháp dán thông báo : Không còn khẩu trang và dung dịch cồn rửa tay.
    Ảnh chụp ngày 03/03/2020 tại một hiệu thuốc ở thành phố Nice, miền nam Pháp.
    REUTERS/Eric Gaillard

              



    Bất chấp những nỗ lực để đối phó với Covid-19, chính quyền của tổng thống Emmanuel Macron vẫn bị phe đối lập chỉ trích là thiếu sự chuẩn bị để đối phó với dịch bệnh. Một trong những biểu hiện là sự thiếu hụt, khan hiếm khẩu trang y tế nghiêm trọng. Báo chí Pháp thậm chí còn gọi đây là « một vụ tai tiếng cấp Nhà nước », một « vết đứt gãy » cấp Nhà nước.




    Sự khan hiếm khác thường

    • Cho đến tuần trước, bộ trưởng Y Tế Pháp vẫn khuyến cáo dân thường không đeo khẩu trang y tế, các loại khẩu trang phẫu thuật và khẩu trang FFP2 có bộ lọc tốt hơn chỉ để dành cho giới y bác sĩ và người bệnh.
    • Trước đó, vào ngày 04/03/2020, nguyên thủ Macron ban hành sắc lệnh trưng dụng toàn bộ khẩu trang y tế FFP2 của các công ty, tổ chức nhà nước và tư nhân, cũng như kho hàng khẩu trang y tế của các công ty sản xuất và phân phối khẩu trang y tế để cung cấp cho y bác sĩ và bệnh nhân.

    Thế nhưng, cho đến nay, các y bác sĩ trong các bệnh viện, nhân viên chăm sóc người cao tuổi tại các trung tâm EHPAD dành cho người già yếu … đều than phiền là không có khẩu trang để đeo, trong khi hàng ngày đều phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm virus. Khẩu trang chỉ được phân phối theo kiểu « nhỏ giọt ».

    Sự khan hiếm khẩu trang và nhu cầu tăng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh đã dẫn đến tình trạng khẩu trang y tế tại các bệnh viện, cơ quan y tế bị đánh cắp với số lượng lớn, điển hình là
    • Cơ quan quản lý các bệnh viện công của Paris AP-HP bị mất trộm 8300 khẩu trang.
    • Bệnh viện Conception ở thành phố Marseille, miền nam nước Pháp cũng mất 2000 khẩu trang.
    Ngoài ra, còn có một số vụ bán khẩu trang đã hết hạn sử dụng, nạn gian lận tuồn khẩu trang bán ra chợ đen.

    Ngày 23/03, báo Le Figaro cho biết trong tình hình hiện nay, mỗi tuần nước Pháp cần 24 triệu khẩu trang y tế, trong bối cảnh kho dự trữ quốc gia chỉ còn 86 triệu, trong đó chỉ có 5 triệu khẩu trang FFP2, loại khẩu trang hiệu quả để tránh bị lây nhiễm virus qua đường hô hấp. Tuy nhiên, số liệu 24 triệu cũng chỉ là con số do chính phủ đưa ra, nhu cầu khẩu trang trên thực tế có lẽ sẽ cao hơn nhiều lần. Tình hình khan hiếm khẩu trang y tế nghiêm trọng đến mức
    • Pháp đã phải nhận 1 triệu khẩu trang do Trung Quốc trợ giúp.
    • Bộ Quốc Phòng Pháp cũng phải huy động kho dự trữ của quân đội để tiếp tế cho bộ Y Tế.

    • Tại sao nước Pháp lại lâm vào cảnh thiếu thốn đến như vậy ?
      Từ khi nào ?
      Từ trước tới nay, nước Pháp dự trữ khẩu trang ở mức nào ?
      Ai là người phải chịu trách nhiệm về tình trạng hàng tỉ khẩu trang dự trữ trong kho chiến lược quốc gia « bốc hơi » nhanh đến như vậy ?
    … Hàng loạt câu hỏi được phe đối lập và công luận đặt ra trong những ngày qua. Báo chí Pháp cũng « nhập cuộc » hiểu cho rõ ngọn ngành.




    Nguồn cơn ?

    Môt trong những khẳng định đầu tiên của nhật báo Le Journal du dimanche hôm Chủ Nhật 22/03/2020 là trong những năm 2000, khẩu trang y tế chất đầy kho dự trữ chiến lược quốc gia Pháp. Ở những năm 2000, các cơ quan y tế nhận định khẩu trang giữ vai trò quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của virus. Lo sợ dịch cúm gà có khả năng làm 500.000 dân Pháp thiệt mạng, Kế hoạch quốc gia hồi tháng 01/2006 lấy khẩu trang y tế làm trọng điểm : khẩu trang FFP2, với khả năng bảo vệ cao khi xảy ra dịch bệnh, được dành cho các y bác sĩ hành nghề ở bệnh viện và các phòng khám tư nhân, cảnh sát và nhân viên bán hàng. Khẩu trang phẫu thuật dành cho những người chưa nhiễm virus.

    Và điều quan trọng đối với bộ Y Tế Pháp dưới thời bộ trưởng Xavier Bertrand, là cơ quan y tế biết họ có bao nhiêu khẩu trang, chủ động được về nguồn cung và biết khẩu trang được tích trữ ở đâu. Để tránh phụ thuộc vào hàng châu Á, chính phủ Pháp cũng thúc đẩy việc thành lập một dây chuyền sản xuất quy mô quốc gia gồm 4 doanh nghiệp với khả năng sản xuất tới 400 triệu khẩu trang/năm. Khẩu trang y tế, nhất là khẩu trang FFP2, được coi là mặt hàng dự trữ chiến lược quốc gia.




    1. Trả lời phỏng vấn của đài France Inter ngày 23/03, cựu bộ trưởng Xavier Bertrand (2005-2007 và 2010-2012) hồi tưởng là trong chuyến công du châu Á, Trung Quốc, Việt Nam, ông đã được lãnh đạo y tế các nước này giải thích là họ coi khẩu trang sản xuất trong nước là phương tiện bảo vệ được ưu tiên. Trở về nước, ông đã trao đổi với tổng thống Jacques Chirac về nguy cơ Pháp không thể được cung ứng khẩu trang nếu xảy ra đại dịch. Tổng thống Jacques Chirac đã bật đèn xanh để bộ Y Tế đặt mua khẩu trang dự trữ cần thiết và cho phép các nhà máy tăng sản lượng nếu cần thiết.

                

      Xavier Bertrand

                

      Từ đó Pháp trở thành một trong các quốc gia có nhiều khẩu trang dự trữ nhất dựa vào tỉ lệ tính theo đầu người. 1/3 lượng khẩu trang sản xuất hàng năm trên thế giới nằm trong tay nước Pháp.

      Đến năm 2007, nhờ bộ trưởng Y Tế Bertrand, có một điều mới được ghi vào luật :
      • Mỗi năm, bộ trưởng Y Tế phải xác định rõ trong dự trù ngân sách
        số khẩu trang đặt mua để bổ sung vào kho quốc gia.

                
    2. Vào năm 2009, dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy, khi xảy ra dịch cúm H1N1, theo một báo cáo của Thượng Viện Pháp, kho dự trữ quốc gia của Pháp có gần 580 ngàn khẩu trang FFP2 và hơn 1 tỉ khẩu trang phẫu thuật.

      Trên thực tế, bộ trưởng Y Tế Pháp thời đó là bà Roselyne Bachelot (2007-2010) cũng rất chú ý đến công tác tích trữ khẩu trang đề phòng xảy ra dịch bệnh.

                

      Roselyne Bachelot

                

      Đến năm 2010, bà bị chế giễu và chỉ trích là lãng phí tiền ngân sách vào kho khẩu trang. Thế nhưng, khi phải giải trình trước Nghị Viện, bộ trưởng Y Tế Bachelot nhấn mạnh kho dự trữ khẩu trang là để phòng ngừa, phòng ngừa cho mọi kiểu đại dịch, không phải đợi đến khi bùng phát đại dịch mới lập kho dự trữ khẩu trang, kho dự trữ phải luôn sẵn sàng để có thể bảo vệ nước Pháp.

                
    3. Vào tháng Giêng 2010, khi ông Xavier Bertrand lên làm bộ trưởng thay bà Bachelot, Hội đồng Cao cấp về Y tế Công cộng của Pháp HCSP khuyến cáo lãnh đạo Y Tế duy trì kho khẩu trang FFP2 để dành cho những các nhân viên y tế phải trực tiếp đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao khi xảy ra khủng hoảng dịch bệnh nặng nề.

      Hôm thứ Sáu tuần trước 20/03, cựu lãnh đạo Y Tế Pháp, nay là chủ tịch vùng Haut de France phát biểu với báo giới là khi ông rời chức vụ vào năm 2012, có 1,4 tỉ khẩu trang trong kho quốc gia :
      • 600 triệu khẩu trang FFP2
        và 800 triệu khẩu trang y tế thông thường.
      Giám đốc của các cơ quan y tế cấp vùng (ARS), nắm rõ số lượng khẩu trang dự trữ. Bộ Y Tế vẫn kiểm soát quyền mua khẩu trang cho kho dự trữ chiến lược quốc gia.

                
    4. « Bước ngoặt » bắt đầu dưới thời bộ trưởng Y Tế Marisol Touraine, khi nước Pháp nằm dưới quyền lãnh đạo của tổng thống François Hollande (2012-2017). Gần 600 triệu khẩu trang FFP2 biến mất dần khỏi kho quốc gia. Trả lời báo Le Parisien, cựu lãnh đạo Y Tế Touraine thừa nhận vào năm 2013, chính bà đã quyết định không đặt hàng mới để bổ sung khẩu trang đầy kho quốc gia, sau khi tham khảo ý kiến được đưa ra trong một báo cáo của Cơ quan Quốc phòng và An ninh quốc gia (SGDSN). Báo cáo 2013 của SGDSN lại dựa theo một báo cáo khác có từ hồi năm 2011, nhưng ngày càng ngả theo hướng không cần thiết tích trữ khẩu trang.

                

      Marisol Touraine

                

      Và kết quả là khi khẩu trang tồn kho dần dần hết hạn sử dụng (5 năm), bộ Y Tế, cơ quan chịu trách nhiệm về kho khẩu trang, không đặt mua hàng mới để bổ sung. Số lượng khẩu trang cứ dần hao hụt từ năm này sang năm khác. Từ 600 triệu chiếc, đến năm 2015, lượng khẩu trang FFP2 đã giảm xuống chỉ còn « vài chục triệu ». Cựu bộ trưởng Marisol Touraine không nêu con số cụ thể của năm 2017, thời điểm bà hết nhiệm kỳ. Nhưng theo Le Figaro, dường như lượng khẩu trang FFP2 trong kho dự trữ của Pháp gần như « biến mất tăm » từ thời điểm đó.

      Nhưng tại sao bộ Y Tế lại theo quan điểm không cần tích trữ nhiều khẩu trang ? Một cố vấn trong chính quyền thời đó xin ẩn danh lý giải trên nhật báo JDD hôm 22/03 theo đó, chính sách thời bộ trưởng Tourraine được đưa ra dựa trên quan điểm không cần có lượng hàng tích trữ khổng lồ nhưng điều quan trọng là trong trường hợp cần thiết, có thể nhanh chóng đặt hàng từ châu Á, nhất là từ Trung Quốc, công xưởng thế giới. Nhưng điều bất ngờ là Trung Quốc, nhà sản xuất khẩu trang lớn nhất thế giới lại trở thành ổ dịch Covid-19 đầu tiên, dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu ngay tại nước này. Chính sách không dự trữ nhiều mà chỉ đặt mua từ châu Á đã khiến nước Pháp « trở tay không kịp ».

      Một lý do khác là việc Nhà nước chuyển trách nhiệm lập kho dự trữ một số sản phẩm y tế, trong đó có khẩu trang, cho các bệnh viện. Bệnh viện có quyền quyết định có lập kho dự trữ hay không. Chính điều này đã góp phần khiến quy mô kho quốc gia về khẩu trang FFP2 bị thu hẹp. Trong khi đó, do ngân sách bị cắt giảm, nhiều bệnh viện không dự trữ nhiều trong kho, chỉ đặt mua khẩu trang với số lượng đủ dùng.


    Liên quan đến khẩu trang phẫu thuật, các nhà báo điều tra của Le Figaro cho biết năm 2017, năm Emmanuel Macron đắc cử tổng thống Pháp, chính là thời điểm đánh dấu « sự bốc hơi » nhanh chóng số lượng khẩu trang này. Ông Jérôme Salomon, giám đốc Tổng cục Y Tế Pháp, khi đó là cố vấn đặc biệt về an ninh y tế, trong một lá thư gửi ứng viên tổng thống Macron, đã nhấn mạnh đến việc nước Pháp có ít kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và xử lý thảm họa y tế và kêu gọi phải chuẩn bị đối phó với nguy cơ xảy ra khủng hoảng y tế. Thế nhưng, theo Le Figaro, quan chức y tế Salomon cũng không hề nói tới việc cần thiết tạo lập lại một kho hàng dự trữ khẩu trang, mà chỉ quan tâm tới việc quản lý hành chính trong trường hợp khủng hoảng y tế quy mô lớn xảy ra.

    Trở lại với cựu bộ trưởng Y Tế Marisol Touraine (thời tổng thống François Hollande), bà khẳng định năm 2017 kho dự trữ vẫn còn 754 triệu khẩu trang phẩu thuật. Khi ông Olivier Veran lên nắm quyền bộ trưởng Y Tế thay người tiền nhiệm Agnès Buzyn khi dịch bệnh mới bùng phát hồi đầu năm 2020, kho quốc gia có 145 triệu khẩu trang phẫu thuật. Điều này có nghĩa là dưới thời bộ trưởng Y Tế Agnès Buzyn kể từ năm 2017, bộ Y Tế Pháp đã làm « bốc hơi » 600 triệu khẩu trang phẫu thuật trong kho dự trữ quốc gia. Cho đến nay, bà Agnès Buzyn vẫn chưa bình luận về vấn đề này.

              

    Agnès Buzyn

              

    Dù trách nhiệm có thuộc về bộ trưởng nào, dưới thời tổng thống nào, thì theo công luận, cuộc khủng hoảng khẩu trang như hiện nay vẫn là « chưa từng có », « không thể lý giải nổi ». Một bài học đắt giá cho công tác quản lý thảm họa y tế của Pháp !





    http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200327 ... %E1%BB%9Bc
              
              
Trả lời

Quay về “Sức khỏe - Thực phẩm”