Xuân Canh Tý - 2020

Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Xuân Canh Tý - 2020

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Năm Tý nói chuyện chuột



    Theo lịch Tầu và lịch ta, mỗi năm mang tên một con vật. Năm nay là năm con chuột, tức năm Tý. Nói cho đầy đủ theo tiếng Hán Việt là năm Mậu Tý.


    Tại sao phải có chữ Mậu đi trước chữ Tý?





    Chúng ta đã bị Trung Hoa đô hộ một ngàn năm, sau đó, trong thời tự chủ, giới trí thức Việt Nam cũng là đệ tử của Khổng Mạnh, vua quan cũng tổ chức guồng máy quốc gia theo kiểu Trung Hoa, nên văn hóa của nước láng giềng phương Bắc đã ảnh hưởng rất nặng vào nếp sống của người Việt Nam, dù chúng ta vẫn có nhiều điều khác và vẫn giữ được đặc tính của dân tộc Việt. Trong cách tính toán sự vận hành của thời gian, chúng ta cũng dựa theo cách của người Trung Hoa. Tính theo trời thì có Thiên Can, tức là mười nhánh của Trời, gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Tân, Nhâm, Canh, Qúy. Tính theo đất thì có Thập Nhị Địa Chi, tức Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi chi dùng một con vật làm tượng trưng. Riêng năm Mão, người Việt Nam dùng con mèo, người Trung Hoa lại gọi đó là năm con thỏ. Để gọi tên mỗi năm, người ta phải lấy một Can ghép trước một Chi. Thí dụ: ĐINH Hợi, Mậu Tý. Dân thường thì coi lối ghép này khó hiểu, nặng tính mê tín. Mấy vị thâm Nho thì lại ca ngơi lối đặt tên có cả trời cả đất như vậy là biết hướng thượng, biết hòa mình cùng trời đất, biết sống theo thuyết Tam Tài: thiên, địa, nhân. Thiên sinh, địa dưỡng, nhân hòa. Người chính là đức của trời đất (Nhân giả kỳ thiên địa chi đức). Vì vậy, khi đặt tên năm thì phải dùng cả Can của trời lẫn Chi của đất để hài hòa với con người ở giữa.

    Người ta thường tin là ai sinh năm nào thì chịu ảnh hưởng của con vật mang tên năm đó. Thí dụ ai sinh năm Sửu thì vất vả vì là tuổi trâu, ai sinh năm heo thì nhàn, ai sinh năm cọp thì dữ, ai sinh năm rồng thì số tốt vì là số vua v.v... Riêng năm con chuột, người ta tin đẻ con trai rất tốt vì thấy có nhiều người đàn ông làm lớn sinh trong năm Tý. Thí dụ cụ thể nhất là cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh vào giờ Tý, ngày Tý, tháng Tý, năm Tý. Có điều thắc mắc là có nhiều trẻ trai khác cũng được sinh ra cùng ngày giờ năm tháng Tý, tại sao chỉ có mình Ông Thiệu làm tổng thống? Lúc đó mấy thầy lại tán rằng Tý nhưng phải là Tý nào, Mậu Tý hay Giáp Tý? Dù cùng can cùng chi nhưng khác nhau chỗ sinh, khác phong thủy, hay có người thân trong nhà khắc tuổi thì vận mệnh hẳn khác nhau. Ngay tuổi trâu, sinh ban ngày mới vất vả vì phải đi cầy, còn sinh ban đêm thì nhàn, vì chỉ việc nằm nhai rơm, cỏ. Cái gì các thầy cũng giải thích được, chẳng biết lối nào mà lần.

    Các thầy còn tán rằng chuột cũng có hai thứ: chuột nhắt và chuột đồng. Chuột nhắt là loại chuột bé tí teo, sống trong nhà, nhất là trong xó bếp để dễ kiếm cơm thừa, canh cặn, lục niêu, lục nồi. Các thầy nói thứ chuột này đã thành người thân trong gia đình, rất trung thành, có đuổi cũng chỉ chạy, không chịu bỏ đi. Vì vậy chúng ta nên phát tâm từ bi hỷ xả mà nuôi chuột, nên dành chút lương thực cho chúng mỗi ngày, đừng nhẫn tâm đặt bẫy hay cho “những người thân” này sơi bả chuột. Ác nhân lắm! Hạnh Thánh Martin de Pores, người da đen, gốc châu Mỹ La Tinh, kể rằng thánh nhân là một thầy tu được giao nhiệm vụ coi bếp cho nhà dòng. Các chú chuột thấy thầy hiền lành, mỗi tối kéo tới cả sư đoàn để được thầy cho ăn, nhẩy múa và ca hát chít chít với chúng. Khi cha bề trên khám phá ra, ngài ra lệnh cho thầy Martin phải di tản lập tức đoàn chuột ra khỏi nhà dòng trong thời gian ngắn nhất. Thầy chờ đến nửa đêm, họp đại hội đồng chuột, báo cáo tình hình khẩn trương, ra lệnh di tản và khuyên anh em không được phá phách một tí gì trên đường rút lui khỏi nhà dòng. Thế là sau giờ Tý canh ba, thầy Martin đi trước dẫn đầu, sư đoàn chuột hàng ngũ chỉnh tề theo sau, vừa hát vừa nhẩy múa, vui vẻ kéo nhau ra cánh đồng, trước sự chứng kiến đầy kinh ngạc của cha bề trên và các tu sĩ khác.

    Loại chuột thứ hai là chuột đồng, ăn lúa và sống ngoài trời nên to con. Các thầy tán rằng chuột đồng tượng trưng cho kẻ tung hoành dọc ngang, không chịu ru rú trong xó bếp, nhưng muốn sống tự do giữa nơi trời cao đất rộng. Đến mùa lúa, chuột đồng béo u béo nần. Hồi còn ở Việt Nam, có lần tôi đi máy bay từ Cần Thơ về Sài Gòn. Ngồi cạnh tôi, một bạn đồng nghiệp vác theo một bao bố có vẻ khá nặng. Tôi hỏi anh bao bố đựng gì. Anh cười trả lời: “Chuột lột. Muốn ăn, tôi tặng anh một chục con”. Tôi vội vàng từ chối. Tôi tuổi mèo nhưng rất ngán chuột, nói chi việc ăn thịt chuột. Ông bạn tôi cho biết chuột mùa này đang mập, nông dân bắt về lột da, mổ bụng, rửa sạch và bán cho khách nghiền thịt chuột từng bao bố. Ông tả cách làm chuột bẩy món, nào chuột khià nước dừa, chuột rô-ti, chuột xào lăn, chuột ướp xả nướng than ... đi với vài chai la de lạnh là hết xảy. Chuột sinh sôi nẩy nở rất nhanh, bắt không xuể. Vì vậy ông Trời mới sinh ra rắn để sơi bớt chuột cho mùa màng của nhà nông đỡ thất bát. Hiện nay ở Việt Nam, các “thượng đế” nhậu nhẹt khoái món đặc sản rắn. Người ta săn rắn ráo riết khiến chuột được thảnh thơi ăn lúa và sản xuất hậu duệ. Nông dân kêu Trời nhưng Trời ở cao không nghe.

    Ngoài hai loại chuột nhắt và chuột đồng, không thấy các thầy Hán Nho nói gì đến hai thứ chuột khác là chuột chù và chuột cống. Người có lòng thương yêu thú vật cũng ngán hai thứ chuột này. Chuột chù thì hôi. Dân ta muốn chê ai ở dơ thì nói: “Hôi như chuột chù”. Chuột cống thì rất mất vệ sinh vì sống ở dưới cống và ăn đồ phế thải do cống tháo ra. Đây là thứ chuột thành phố, rất dễ truyền bệnh, đặc biệt là bệnh dịch hạch. Có lẽ chuột chù và chuột cống không có “đức tính” nào đáng ca tụng, nên các thầy đánh bài lờ.

    Các thầy học rộng tài cao thì lờ. Nhưng người bình dân Việt Nam thì lại kể cho nhau nghe một truyện cổ tích nói về lai lịch của chuột cống. Truyện chuột cống đã được Nguyễn Đổng Chi ghi lại trong cuốn “Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam”, tóm tắt như sau: Ngày xưa, tại Nghệ An, có một chàng trai thi đỗ hương cống. Dân làng trịnh trọng gọi là ông Hương Cống. Vua trọng tài, gọi ông đi làm quan ở nơi xa. Vợ không thể đi theo vì phải ở lại lo quán xuyến việc nhà. Trong nhà có một con chuột đực già trên trăm tuổi đã thành tinh. Lợi dụng lúc ông Hương Cống vắng nhà, chuột yêu tinh biến hình thành Hương Cống giả, thỉnh thoảng đến ăn ngủ với vợ Hương Cống thật, nói dối là được phép về thăm nhà. Sau nhiều lần du dương mí nhau, hai người có một bé gái. Khi ông Hương Cống thật trở về nhà, vợ ông và làng xóm đều kinh ngạc vì thấy có hai ông Hương Cống giống nhau như đúc. Thật giả không cách chi phân biệt. Nội vụ phải trình lên quan trên xét xử. Sau khi lấy lời khai của các đương sự và nhân chứng, quan tòa ghi nhận từ ngày ông Hương Cống đi làm quan xa, con chuột già của gia đình cũng biến mất. Từ sự kiện này, quan cho rằng trong hai ông Hương Cống, phải có một ông do chuột yêu tinh biến dạng mà thành.. Quan cho mời đến công đường một phù thủy cao tay. Thầy phù thủy vừa bắt quyết “linh miêu” vừa đọc thần chú “bổ thử”. Chỉ trong giây lát, ông Hương Cống giả và bé gái con của ông biến thành chuột và chết ngay tại sân tòa. Từ đó người ta gọi những con chuột bự và già là chuột cống. Bài học luân lý của truyện này là là kẻ thân tín trong nhà cũng có thể trở thành kẻ phản bội, kẻ được thi ân quay lại làm hại người gia ân. Nhưng mọi việc trên đời đều có nhân có qủa. Những kẻ ác và phản bội có thể thành công lúc đầu, nhưng chẳng chóng thì chầy, họ sẽ bị lột mặt nạ và sẽ bị trừng phạt xứng đáng. Người Việt Nam tin rằng “Trời có mắt”, và “Không có Trời ai ở với ai?”

    Văn chương bình dân Việt Nam cũng có một bài nói về tình thân thiện giữa mèo và chuột:

    • Con mèo mà trèo cây cau

      Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

      Chú chuột đi chợ đường xa

      Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo


    Ai cũng biết mèo và chuột là hai kẻ tử thù. Lúc nào mèo cũng rình để “sơi tái” chuột. Lúc nào chuột cũng chạy trốn nhưng luôn tìm cách “chọc quê” mèo. Người bình dân Việt Nam đặt bài ca dao này để nói dỡn chơi về một điều nghịch lý, hay muốn đưa ra một bài học nhân ái, xóa bỏ hận thù, sống chung hòa bình? Ông cha chúng ta nói năng mộc mạc, không triết lý cao vời, không mượn chữ thánh hiền để “loè” thiên hạ, nhưng tình ý nhiều khi rất sâu xa, không phải chỉ để hát chơi hoặc ru em, mà còn để suy gẫm và dậy con dậy cháu.





    Có một con chuột khác nổi tiếng khắp thế giới từ trên nửa thế kỷ nay. Đó là chú chuột Mickey. Chú được nhà làm phim hoạt họa Walt Disney khai sinh. Chú biết nói, biết vui, biết buồn, biết yêu, biết làm đủ thứ trò... trên màn ảnh. Trẻ em yêu chú hết biết. Nhiều người lớn cũng khoái chú luôn. Chià khóa thành công của chú là yêu đời, yêu người, lúc nào cũng vui vẻ, nghịch ngợm nhưng không làm hại ai, có tinh thần phò nguy cứu khốn, trừ gian, diệt bạo. Chú là gương mẫu cho con người. Nếu ai cũng sống như chú thì bốn phương đã được hưởng thái bình từ lâu, không có tư bản bóc lột và không có vô sản chuyên chính.

    Thế mới biết con người nhân ái chỉ có trong ước mộng. Thực tế, Chúa, Phật, các thánh nhân, các nhà hiền triết đã mỏi miệng kêu gào và cả ép mình sống làm gương mà nhân loại vẫn bịt tai, ngoảnh mặt, đối xử với nhau nhiều khi không bằng loài thú. Nghĩ thế, chúng ta mới thấy các nhà làm lịch đặt tên năm bằng tên những con vật là sâu sắc vô cùng. Nếu lấy tên các “vĩ nhân” như Tần Thủy Hoàng, Staline, Hitler, Bác Mao, Bác Hồ... mà đặt tên cho năm thì chắc chắn những tên tuổi đó sẽ bị nhân gian lầu bầu là chỉ đem lại vận xui, không bằng thứ đồ chuột, đồ heo, đồ chó...



    Hoàng Giang
    Tết Con Chuột 2008

    Nguồn:http://diendangiaodan.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Canh Tý - 2020

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Hoa Đào Năm Ấy




    Muà xuân năm âý trong thành Hạc Hoa xuất hiện một vị du sĩ rất lạ lùng. Ông mang một cành đào rao bán, phố phường xôn xao. Nhiều người hoỉ mua nhưng chẳng ai mua được. Có một người phục sức sang trọng, trông khệnh khạng ra vẻ đaị gia lắm. Y gặp vị du sĩ kia và hỏi:

    - Cành đào của ông giá bao nhiêu?

    Vị du sĩ bảo:

    - Mỗi nụ hoa một đồng tiền vàng

    Y trố mắt lên:

    - Hoa đào của ông có gì mà mắc thế?

    Du sĩ bảo:

    - Nếu ông biết thì tôi không cần phải noí, nếu ông đã không biết thì tôi nói cũng bằng thừa.

    Noí xong vị du sĩ bỏ đi, y đứng giữa đường chỉ chỏ với những người hiếu kỳ xung quanh và bảo:

    - Đồ điên!

    Vị du sĩ cũng chẳng bận tâm y nói gì, ông vẫn ung dung bước, vẻ mặt rất thanh thản. Ông đi giữa thành mà như chẳng thấy bóng người. Ông bước đi mà tâm trí của ông như ở một phương trời mộng nào đó chứ chẳng phải giữa thành Hạc Hoa này. Cuối đường ông ghé vào một quán nước đơn sơ ở góc thành, trong quán có vài vị khách trông cũng rất nhàn hạ. Đối diện bàn ông có chàng trai trẻ ngồi một mình độc ẩm. Một lát sau dường như chàng trai nhìn thấy ông bèn gật đầu chào. Chàng buộc miệng khen:

    - Hoa đào đẹp quá!

    Ông mỉm cười noí:

    - Mỗi nụ hoa một đồng tiền vàng.

    Chàng trai bảo:

    - Mỗi nụ chỉ một đồng tiền vàng sao?

    Bây giờ thì đến lượt vị du sĩ giật mình, ông hỏi:

    - Cậu mua nổi sao?

    Chàng trai bảo:

    - Tiểu bối này một xu cũng không có nhưng có vật này có thể đổi được chăng?

    Noí xong chàng ta bèn lấy giấy bút trong tuí thảo một bốn câu thơ:

    Hồng lên xuân sắc hoa đào

    Vô ngôn biệt ý xin chào người dưng

    Vì chưng thương nhớ quá chừng

    Giang hà một cõi đã từng quen nhau ?

    Viết xong chàng trao cho vị du sĩ, ông ấy đọc lướt nét mặt thoáng chút ngẩn ngơ, cầm tờ hoa tiên trên tay nhìn thẳng vào mắt chàng trai:

    - Ta đão rao bán mỗi nụ hoa một đồng tiền vàng, cả thành Hạc Hoa này đều bảo ta điên. Giờ đây ta gặp cậu, ta sẽ tặng cậu cành hoa này mà không lấy một xu. Không lẽ ta điên thật sao? Mấy mươi năm ngao du khắp sơn hà, hôm nay ta gặp cậu kể cũng như có duyên nhau. Người trong thiên hạ có muôn vạn nhưng dễ gì gặp được tri kỷ. Người xưa từng bảo: “Đắc nhất tri kỷ khả dĩ bất hận”. Ta hôm nay mãn nguyện lắm rồi! Cành đào naỳ là của cậu, cậu hãy lấy nó đi!

    Chàng trai trẻ cũng ngạc nhiên không kém, cậu ta vừa chạm tay vào cành đào thì nó lập tức biến thành vàng ròng trông rất rực rỡ. cậu ta ngạc nhiên và rụt tay laị:

    - Xin đa tạ vị tiền bối! Tiểu bối không cần thứ hoa vàng này, ngài hãy giữ lấy!

    Vị du sĩ cười vang vang, quả thật ta không lầm người. Này chàng trai trẻ hãy cầm lấy cành hoa của cậu đi!

    Noí xong ông trao cành hoa cho chàng, lập tức cành hoa trở laị tươi thắm như thuở ban đầu. Chàng trai vui mừng cảm ơn ông rồi hoỉ tên họ nhưng ông cười:

    - Tên họ mà chi? Xác thân tứ đại này vốn là vật ô hợp, nó đã sanh ra thì nó sẽ hoaị đi bất cứ lúc nào. Nó đã vốn mong manh vô thường mà còn cho nó một cái tên nữa thì khác chi giữa cơn mộng còn mộng thêm một giấc mộng con.

    Chàng trai mời vị du sĩ một chén rượu thì ông laị bảo:

    - Nó là thứ độc dược haị không biết bao nhiêu người trên thế gian này. Ta giữ giới không thể nhận, mong cậu không phiền lòng!

    Chàng trai nói:

    - Thưa ngài, Y theo nghĩa lý thì được, chấp ở văn tự thì há chẳng phải hủ nho sao? người như lão tiền bối đây lẽ nào laị dính mắc?

    Vị du sĩ đứng phắt lên, vỗ lấy vai chàng trai:

    - Mấy mươi năm rong ruổi, chưa có ai noí với ta như thế! cậu trẻ người mà kiến thức quảng bác, trông giản dị mà sâu sắc vô cùng. rượu là nước mắt của thế nhân. Hôm nay ta sẽ uống cạn chén này và sẽ chỉ một lần này thôi!

    Noí xong ông cạn chén rượu rồi từ tạ quay bước đi. Chàng trai vội theo hoỉ:

    - Thưa bậc tiền bối, ông đi về đâu? ngày sau còn gặp laị nhau?

    Ông cười bảo:

    - Về đâu ư? Ta về nơi ta đã ra đi, thế gian này như quán trọ bên đường cậu bận tâm làm gì? Còn mai này có gặp laị nhau hay không làm sao ta biết được? nếu có duyên thì gặp laị thôi! Một sát-na này cũng là trăm năm. Quá khứ đã qua hối tiếc làm gì, tương lai chưa đến mong moỉ mà chi, hãy vui với hiện taị này là đủ lắm rồi. Lẽ nào cậu chưa hiểu ra?

    Noí xong vị du sĩ bỏ đi, chàng trai đứng nhìn theo cho đến khi bóng dáng ông xa hút cuối chân trời. Chàng quay laị cầm cành đào trong tay lòng mang mang, rồi chàng quyết định đem lên chùa lễ Phật. Trên đường đi người phố thị nhìn cành đào, nhìn chàng chỉ trỏ , bàn tán xôn xao:

    - Sao anh ta mua nổi cành đào mà mỗi nụ hoa một đồng tiền vàng?

    - Anh ta bỏ ra cả gia tài lớn mới mua nổi cành đào này?

    - Anh ta mua nó để làm gì vậy?

    Mặc cho tiếng người bàn tán, mặc cho bao ánh mắt tò mò.. Chàng đi thẳng đến chùa dâng cành đào lên cúng dường Thế Tôn. Ra về lòng dạ lâng lâng, đêm chàng trở về căn phòng của mình chong đèn viết :

    - Ngàn năm trước Thôi Hộ viết: “Đào hoa y cựu” làm thao thức bao khách văn chương, thời gian xoá nhòa tất cả, chôn vuì tất cả , ấy vậy mà cảm xúc của “Đào hoa y cựu” vẫn cứ thanh tân như thuở nào. Ngàn năm đã qua rồi ngàn năm nữa sẽ đến. Hoa đào nở rồi cánh hoa rụng về cội cũng giống như ta vậy thôi. Ta đến đây, rong chơi trong thế gian này rồi ta laị đi. Ta chết đi chỉ là cái xác thân tứ đaị thôi, cái “ thức” nó vẫn còn mãi mãi…Nó sẽ lên cao hay xuống thấp tuỳ vào những việc ta làm, ta noí, ta nghĩ trong cuộc đời này! Người ta đến với nhau trong cuộc đời này thương hay ghét cũng đều có cái nhân sâu xa của nó. Khi đến mình không thể lựa chọn vì việc đã thành rồi, ta chỉ có thể chuyển hóa nó cho mai sau mà thôi! Xác thân này đã là hư huyễn vậy thì cái gọi công danh sao có thật được? Một cái huyễn chồng lên một cái huyễn. Vậy mà con người ta cứ khổ đau, cứ haị nhau… để chiếm cho được cái công danh kia! Nếu noí công danh thì thế gian này ai hơn được Thế Tôn, ấy vậy mà ngài coi như đôi dép rách! nối tiếp ngài chư tổ cũng vậy: Ngài Bồ Đề Đạt Ma, ngài An Sĩ Cao, … Đều là công danh bậc nhất nhưng các ngài vứt bỏ như không! Hôm nay ta gặp một bậc du sĩ kỳ lạ ở thành Hạc Hoa. Ông ta rao bán cành đào mà mỗi nụ hoa là một đồng tiền vàng, rồi ông ta tặng ta lại biến nó thành vàng ròng. Cái ta cần nào phải là hoa vàng, thì ra ông ấy thử lòng ta! May mà ta không trở nên hèn kém trong cái sát-na đầy ma quái ấy! Hoa đào muà xuân, ao sen muà hạ, lá vàng mùa thu, tuyết bạch trời đông. Thời gian cứ mãi xoay vòng, ta sanh ra rồi lớn lên , laị già đi rồi chết… thế là laị một vòng quay mới. Cái vòng quay miên viễn không dừng laị bao giờ! Ta biết Thế Tôn và các vị giác ngộ đang ngồi xem cái vòng quay bất tận miên man này! Hoa đào năm nay rực rỡ nào có kém gì hoa đào ngàn năm trước của Thôi Hộ, Hoa đào nở ,cánh bay trong gió, cánh rụng về cội, thảm cỏ xanh hồng lên sắc hoa đào.

    Thương nhau tình thắm cánh hoa đào

    Trời phương ngoaị mùa xuân lòng nao nao

    Người đâu?

    Ta đâu?

    Nay nhặt cánh hoa mai về bên ấy!

    Một trời trắng mây.

    Hoa nở rồi rụng, người đến rồi đi, xác thân sẽ hoaị, lưu laị chút tình, ai nhớ ai quên, dù quen dù lạ… Một ngày mùa xuân ngôn ngữ sao tả được? chữ nghĩa mà chi? Dù thân sơ, dù sang hèn… đã đến nơi đây thì đã lưu laị chút tình hoài!

    Tiểu Lục Thần Phong
    Ất Lăng thành


    Nguồn:https://vietbao.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Canh Tý - 2020

Bài viết bởi Bạch Vân »

          







          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Canh Tý - 2020

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Cười ngày xuân


    Chuột cũng chém gió


    Hai con chuột ngồi chém gió với nhau. Con chuột thứ nhất: “Sáng nào tao cũng tập thể dục với bẫy chuột cho khoẻ người.”

    - Con chuột thứ hai: “Bình thường, sáng nào tao cũng pha bả chuột uống với sữa cho tỉnh táo.”

    Đột nhiên có con chuột khác đi qua rút ngay điện thoại ra: “Mèo à, số 10 Tràng Thi à? Chờ tao đến anh em mình tập boxing rồi đi lắc nhé!”

    Hai con chuột kia shock chết.

    :lol2:


    Mèo và chuột




    Con mèo dí súng vào đầu con chuột rồi hỏi:

    - 1 + 1 = mấy?

    - Dạ! = 2 ạ!

    - 'Pằng'! Con mèo thổi khói súng: Mày đã biết quá nhiều.

    Vẫn câu hỏi đó, con chuột thứ 2 suy nghĩ rồi run rẩy trả lời:

    - Dạ! Em không biết ạ!

    - 'Pằng'! Con mèo lại thổi khói: Loại dốt nát như mày không nên sống.

    Đến con chuột thứ 3, mèo vẫn hỏi lại câu hỏi đó. Con này suy nghĩ rồi trả lời:

    - Biết thì sao mà không biết thì sao?

    - 'Pằng'! Nguy hiểm như mày thì càng phải chết.

    Tiếp tục con chuột thứ 4, lại là câu hỏi đó, con này suy nghĩ rồi trả lời:

    - Trả lời anh giết, không trả lời anh giết, trả lời sai anh giết, trả lời đúng cũng giết luôn, thì em biết phải làm sao?

    - 'Pằng'! Mày phải chết vì mày nói quá nhiều.

    Đến con chuột cuối cùng, vẫn câu hỏi cũ, con này nhanh nhảu trả lời:

    - Dạ thưa anh! Với những câu hỏi hóc búa như vậy, thì chỉ có những người cao siêu như anh mới có đáp án chính xác ạ!

    Con mèo khoái chí bảo: Mày được, theo tao!

    Sống ở đời… thông minh cũng chết, dốt nát cũng chết, thủ đoạn cũng chết, lý luận nhiều cũng chết. Chỉ có nịnh bợ là sống sót.

    :giggles:

    ST

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Canh Tý - 2020

Bài viết bởi Bạch Vân »

          



  • Hội Xuân






    Người đi, bóng ở lại cùng
    non Hương vách Phật núi Hùng đu Tiên
    Bóng chưa nhoà, dễ ai quên
    mơ chùa Hương chín mộng đền Hùng xanh
    Giờ đây các chị các anh
    mộng phai mơ héo cho đành được sao?

    Tháng Ba trẩy hội năm nào
    đường lên Hùng lĩnh nẻo vào Hương sơn
    Mấy vòng đu, mộng chập chờn;
    một rừng mơ, gió từng cơn thoát trần.
    Còn ai không là cố nhân!
    đã quen từ những tiền thân kia rồi,
    từ trong ý thức giống nòi,
    từ trong tâm tưởng kết lời nam mô,
    từ trong mây nước hẹn hò:
    Lâm Thao ngược bến, xuôi đò Hà Nam.

    Chưa tươi nụ Lạc hoa Đàm,
    lá chưa về cội, chưa cam lòng này.
    Có ai mặt nước chân mây
    cùng ta nhớ bóng, thương ngày hội Xuân?

    Vũ Hoàng Chương
    1972


    Nguồn:https://www.thivien.net


          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Canh Tý - 2020

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Chậu hoa ngày tết





    Mỗi sáng khi vào sở làm, việc đầu tiên của Nguyên bao giờ cũng là pha một ly cà phê rồi ngồi vào bàn xem “email.”

    Hôm nay có một email cho cả nhóm Việt Nam được gửi ra từ chị Nhàn, một bà chị lớn tuổi và khá thân thiện làm kỹ thuật viên phòng đồ hoạ của hãng. Hãng của Nguyên là một hãng nhỏ có khoảng hơn một trăm người, trong đó có gần hai mươi người Việt làm ở đủ mọi phòng, ban. Riêng trong nhóm kỹ sư của Nguyên đã có bốn người Việt. Tất cả đều lớn tuổi hơn Nguyên và đã có gia đình, chỉ riêng Nguyên là chàng trai độc thân trong nhóm.

    Ai cũng nói Nguyên trông có vẻ lầm lì, ít nói. Nhưng thật ra, đó là vì bản tính Nguyên nhút nhát chứ không phải vì tính tình khó chịu. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ở Đại học Bách Khoa Việt Nam, Nguyên đi làm một thời gian rồi xin được một học bổng đi học lấy bằng Master về Design Engineering ở Đại Học Cornelle, NewYork. Ra trường với bằng Master, Nguyên may mắn được một hãng Mỹ ở CA mướn nên xin được thẻ xanh ở lại Mỹ làm việc. Cho đến giờ, đã hơn 30 tuổi đầu, Nguyên vẫn chưa có người yêu và tâm nguyện duy nhất của Nguyên hiện nay là cố gắng kiếm tiền, dành dụm mua nhà và bảo lãnh cho cha mẹ và hai đứa em còn nhỏ ở Việt Nam sang đoàn tụ.

    Trở lại với cái email của chị Nhàn gửi, chị nhắc nhở rằng ngày thứ Ba tuần tới sẽ là ngày Mồng Một Tết Nguyên Đán của Việt Nam. Trong hai ngày mồng một và mồng hai, có lẽ nhiều người lấy ngày phép nghỉ nên chị dự định sẽ tổ chức một buổi tiệc tân niên để khoản đãi cả hãng vào ngày thứ Sáu, tức ngày mồng Bốn Tết. Chị đề nghị mỗi người Việt sẽ góp một số tiền nhỏ để chị đặt một ít thức ăn truyền thống người Việt như cơm chiên, chả giò, mì xào, xôi vò cho mọi người trong hãng cùng thưởng thức.

    Chuyện nhỏ không thành vấn đề! Nguyên email trả lời: “OK chị, no problem. Will do!” rồi nhấn “send” để gửi đi.

    Nhưng khi gửi đi rồi thì Nguyên mới để ý tới dòng chữ PS in nghiêng dưới chữ ký của chị Nhàn: Yêu cầu vào buổi tiệc hôm đó, mỗi người mang đến một chậu bông (hoa gì cũng được: mai, đào, lan… sau khi chưng tết ở nhà) để trang hoàng phòng ăn cho có không khí Tết cổ truyền.

    Cái bà chị này thật là phiền! Bao nhiêu năm ở Mỹ, Nguyên hết ở nhà trọ này sang nhà trọ khác, hiện giờ đang ở một mình trong một cái “studio” nhỏ xíu, có bao giờ Nguyên để ý ngày nào là ngày Tết đâu. Không có gia đình, người thân bên cạnh, đối với Nguyên, ngày Tết cũng như ngày thường chẳng khác gì. Nếu may mắn, Tết rơi vào cuối tuần thì Nguyên có một ngày ngủ nướng sau khi thức đêm xem chương trình giao thừa trên ti-vi. Còn nếu Tết rơi vào ngày thường, Nguyên chẳng bao giờ lấy ngày nghỉ gì cả, vẫn đi làm như bình thường. May lắm là Nguyên mua một cái bánh chưng hay bánh Tét về bóc ra ăn cho có Tết, còn thì chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mua bông để chưng, lấy đâu mà đem vào hãng để trang trí.

    Nhưng thôi, bận tâm đến mấy chuyện vặt vãnh đó làm gì! Đến gần ngày đó Nguyên sẽ chạy ù ra chợ mua một chậu bông đem vào hãng cũng được.

    Một tuần lễ trôi qua thật nhanh! Những ngày Tết buồn tẻ đối với Nguyên cũng qua đi!

    Hôm nay đã đến ngày Thứ Sáu mồng Bốn Tết. Buổi sáng Nguyên ngủ dậy hơi trễ, làm vệ sinh, tắm táp, thay đồ thật nhanh rồi vội phóng xe đi làm. Gần đến hãng, Nguyên mới sực nhớ ra là mình quên bẵng không đi mua một chậu bông để đem vào hãng, nhưng bây giờ mà chạy đến chợ thì ngược đường và xa quá. Đi tay không chẳng có chậu bông nào cũng kỳ. Mới vào làm ở hãng hơn một năm chưa quen biết nhiều, Nguyên không muốn mọi người nhìn Nguyên bằng ánh mắt kém thiện cảm. Giờ phải làm sao đây?

    Trên đường đến hãng, Nguyên thường đi ngang qua một cái nghĩa trang. Có đôi lần, Nguyên đi đám tang của người quen và để ý thấy nghĩa trang bên đây khác với bên Việt Nam lắm. Phần lớn những ngôi mộ là một phẳng và nằm trên thảm cỏ xanh mướt nên trông không có vẻ thê lương. Vào những ngày lễ, các ngôi mộ phủ đầy hoa do những người thân mang đến, thậm chí có cả bong bóng, chong chóng hay những vật trang trí đủ màu khiến nơi này trông giống như một vườn hoa rực rỡ.

    Và thế là… một ý định bất chợt loé lên trong đầu Nguyên!

    Nguyên quẹo xe thật nhanh vào nghĩa trang. Sáng sớm, nghĩa trang vắng tanh. Nguyên dừng xe lại ở một ngôi mộ gần cổng ra vào và gần sát lề đường vì thấy trước mộ có chưng mấy chậu bông cúc đại đoá vàng tươi tuyệt đẹp. Nhìn quanh quẩn lại lần nữa để biết chắc không có ai nhìn mình, Nguyên vội vàng bưng một chậu bông bỏ vào trong xe, bên ghế người ngồi phía trước. Ánh mắt Nguyên quét thật lẹ qua ngôi mộ, chỉ kịp nhìn thấy cái tên người quá cố: “Nguyễn thị Kiều Loan!” Chà, tên đẹp quá!

    Bữa tiệc hôm đó thật vui! Các đồng nghiệp người ngoại quốc không ngớt trầm trồ khen ngợi những món ăn Việt Nam ngon lành, những chiếc áo dài Việt Nam thướt tha duyên dáng mà các cô, các chị trong hãng đang mặc, cùng những chậu bông đủ màu lộng lẫy khiến cho mọi người trong hãng như được rót một niềm vui rộn rã vào lòng.

    Tiệc tàn! Đến cuối ngày, chị Nhàn bảo với mọi người hãy tự đem chậu bông của mình về nhà để dọn dẹp phòng ăn cho sạch sẽ. Mạnh ai nấy bưng bông của mình ra cất ngoài xe, chỉ riêng có chậu bông của Nguyên là còn đó. Chị Nhàn hỏi Nguyên:

    -Cậu Nguyên không đem chậu bông về sao?

    Nguyên bối rối, giờ này đã xế chiều rồi, đem bông trả lại nghĩa trang thì phiền quá! Biết đâu, gặp người nhà của người quá cố ở đó thì chắc quê chỉ có nước độn thổ. Thôi, hơi đâu mà trả lại, dầu gì chậu bông cũng được để ở mộ hết một mùa Tết rồi.

    Nguyên cười:

    -Thôi, em con trai độc thân mà hoa với bông làm gì. Ai muốn lấy thì lấy dùm em đi!

    Ai nấy nhìn nhau nhưng rồi cũng không ai muốn đem chậu bông về. Bữa nay cũng mồng bốn, hết Tết rồi. Lấy chậu bông về làm chi để mấy hôm nữa lại mất công đem đi giục bỏ!

    -Thôi nếu cậu làm biếng không muốn đem về thì để chưng ở đây cũng được! Có một chậu bông thôi mà, đâu có chiếm chỗ gì mấy đâu! Mấy bữa nữa bông héo thì đem bỏ vào thùng rác lớn của hãng.

    Nguyên thở phào nhẹ nhõm:

    -Dạ, vậy em để lại trong phòng ăn này nha. Cảm ơn chị đã đứng ra tổ chức ngày hôm nay quá là vui và chu đáo!

    -Ờ, không có gì đâu! Mỗi người một tay đó mà!

    Chị Nhàn vừa cười nói vừa bước nhanh ra cửa.

    Chỉ còn lại một mình Nguyên trong phòng. Nguyên ở lại trễ vì còn muốn làm nốt một số việc trên máy điện toán. Giờ này khá yên tĩnh, dễ cho Nguyên tập trung suy nghĩ hơn. Cả ngày hôm nay, bận rộn với ba cái chuyện ăn Tết, cộng thêm mấy người Việt mình cứ tíu tít nói chuyện và kể chuyện Tết, đã làm phí của Nguyên khá nhiều thời gian.

    Đang chú tâm vào công việc, bỗng nhiên Nguyên giật mình vì có những tiếng “lóc cóc, lóc cóc”, như là có tiếng tay ai gõ xuống bàn một cách đều đặn.

    Nguyên chầm chậm đưa mắt nhìn một vòng quanh phòng, khắp các ngóc ngách nhưng chẳng thấy bóng dáng ai cả!

    Nguyên lại chúi mũi vào máy làm việc tiếp, nhưng những tiếng lóc cóc lại vang lên, to hơn và gấp rút hơn. Nguyên nín thở, dỏng tai để chú ý. Hình như tiếng động phát ra từ chiếc tủ sách đặt ở góc phòng. Nguyên ngẩng mặt lên nhìn. Lạ chưa! Nằm ngay ngắn trên nóc tủ là chậu bông cúc đại đoá của Nguyên, những bông cúc màu vàng tươi nở rộ và như đang sáng bừng lên một cách thách thức.

    Vốn ở một mình đã quen, Nguyên không cảm thấy sợ mấy. Nhưng Nguyên hơi thắc mắc, rõ ràng, hồi nãy trước khi rời phòng ăn, Nguyên còn nhìn thấy chậu bông cúc này nằm trên chiếc bàn nhỏ màu trắng đặt ở góc phòng. Ai đã đưa nó lên đây mà sao Nguyên không hề biết?

    Chắc là người dọn vệ sinh của hãng chứ ai vào đây! Đó là một ông Mỹ già làm ca đêm, tính tình rất ngăn nắp và có đôi chút khó chịu. À, chắc có lẽ ổng không thích có chậu bông này đặt ở phòng ăn. Có lần ổng nói với Nguyên, “Tôi ghét nhất là để hoa hoè trong phòng ăn hay trên bàn ăn. Có nhiều loại hoa thu hút ruồi hay ong, cậu biết không? Hễ mở cửa ra là chúng bay vào bu vo ve quanh mấy cái hoa, trông thật mất vệ sinh.”

    Chính ổng đem chậu cúc đặt lên đây chứ không ai khác!

    Nghĩ vậy, Nguyên lại yên tâm tiếp tục trở lại với công việc đang dở dang.

    Bỗng Nguyên lại nghe một tiếng “xè” thật lớn phát ra từ phòng vệ sinh trong phòng như có ai mới giựt nước sau khi đi vệ sinh. Nhìn quanh quẩn, vẫn không thấy ai! Thế rồi Nguyên lại nghe một tiếng “xè” nữa, tiếp theo là một tiếp “cộp” hằn học như có ai đóng nắp bàn cầu thật mạnh.

    Lần này, tự nhiên Nguyên cảm thấy nổi gai ốc nên vội nhấn nút “save” lại việc đang làm dở dang trên máy rồi lật đật ra xe đi về. Bãi đậu xe trống trơn vì mọi người đã về hết. Chiếc xe hôm nay bỗng dưng lại trở chứng, Nguyên bấm chiếc “remote” để mở cửa xe mấy lần mà nó vẫn không mở. Mãi đến khi Nguyên toát mồ hôi vì vừa bực vừa sợ thì cái khoá cửa xe mới chịu bung lên. Nguyên vội vã khom mình bước vào xe, nổ máy và nhấn ga vọt lẹ.

    Nhưng kìa, khi Nguyên nhìn sang bên cạnh thì thấy “nó” đang nằm chễm chệ ở trên chiếc ghế băng trước bên tay phải của Nguyên. Chậu bông cúc đại đoá màu vàng tươi như đang nhìn Nguyên, mỉm cười ngạo nghễ.

    Nguyên hoảng sợ muốn hét to lên nhưng cổ họng tự nhiên tắc nghẽn, chỉ có thể ú ớ mà không nói được. Thôi đến nước này thì Nguyên biết rồi, “người ta” muốn đòi lại chậu bông mà Nguyên đã “mượn đỡ” lúc sáng nay đây mà. Nguyên lẩm nhẩm khấn vái, cầu xin người có tên “Kiều Loan” kia tha thứ và nhủ thầm, bằng mọi giá, Nguyên sẽ đem chậu bông trở về chỗ cũ ngay.

    Nguyên nhìn đồng hồ trong xe, đã hơn 6 giờ. Trời mùa đông nên tối sớm, mới giờ này mà đã tối đen như khuya lắm rồi. Cũng may, nghĩa trang đóng cửa lúc 8 giờ nên Nguyên chạy nhanh đến cũng còn kịp.

    Nghĩa trang vắng tanh. Trời vừa tối, vừa lạnh. Hai hàm răng của Nguyên đánh vào nhau lập cập! Không khó khăn lắm, Nguyên tìm ra ngay được ngôi mộ của “Kiều Loan.” Nguyên dừng xe lại và đưa tay với qua định bưng chậu hoa xuống.

    Kỳ lạ thay! Chiếc ghế rỗng không! Chậu hoa rõ ràng khi nãy Nguyên vừa nhìn thấy ở đây giờ đã biến mất không để lại tăm hơi!

    Nguyên định thần hít mấy hơi thật mạnh để ráng giữ bình tĩnh rồi đạp ga chạy xe như bay ra khỏi nghĩa trang. Về đến nhà, Nguyên vội vã đi tắm nước thật nóng cho tỉnh táo rồi vào phòng trùm chăn ngủ ngay, bỏ cả bữa ăn tối. Nguyên không quên lục lọi trong học tủ kiếm cây thánh giá rồi làm dấu, đọc kinh, một việc làm mà Nguyên đã bỏ từ lâu, từ hồi vào trường đại học rồi qua đến bên Mỹ, khi không còn có ba mẹ Nguyên ở bên cạnh nhắc nhở. Vào giường ngủ, Nguyên vẫn khư khư ôm theo cây thánh giá nhỏ trong tay.

    Qua một đêm với giấc ngủ chập chờn đầy mộng mị. Nguyên uể oải đi vào hãng. Việc đầu tiên Nguyên làm là nhìn lên nóc chiếc tủ sách ở góc phòng.

    Trống trơn, không có gì cả!

    Nguyên chạy như bay xuống phòng ăn. Chậu bông cúc đại đoá vẫn còn nằm nguyên trên chiếc bàn màu trắng nhỏ trong góc, nhưng những bông cúc vàng hôm nay đã ngả sang một màu nâu héo sầu, ủ rũ.

    Chị Nhàn đang ngồi uống cà phê và ăn dở miếng sandwich buổi sáng ở một bàn ăn gọi Nguyên:

    -Chậu cúc của Nguyên héo hết rồi, sao lẹ vậy ha! Thôi chịu khó mang ra thùng rác lớn giục đi em. Nghe nói ông Bill dọn vệ sinh bị bệnh nên nghỉ mấy ngày hôm nay, không ai dọn dùm mình đâu.

    Nguyên lập lại như cái máy:

    -Ông Bill nghỉ mấy bữa nay? Tức là tối qua ổng đâu có vô hãng làm hả chị?

    -Ừ, không có. Chị nghe cô Thanh bên phòng nhân sự nói ổng bị cúm nặng. Mùa này là mùa cúm mà!

    Nguyên thẫn thờ đem chậu bông vứt vào thùng rác lớn ở sân sau của hãng. Vậy thì hình ảnh chậu bông dời chỗ lên nóc tủ, rồi lại nhảy vào trong xe của Nguyên, rồi lại biến mất… Tiếng giựt nước mấy lần trong phòng vệ sinh…phải chăng chỉ là ảo giác?

    Nguyên vào báo với xếp là mình cảm thấy không được khoẻ để xin nghỉ một bữa. Mà không khoẻ thật, Nguyên không còn lòng dạ và tâm trí nào để tiếp tục làm việc, nếu Nguyên chưa hoàn thành được một việc.

    Nguyên đi vào chợ, chọn hai chậu hoa cúc đại đoá đẹp nhất, tươi nhất để lên xe rồi chạy thẳng vào nghĩa trang. Suốt đêm hôm qua, sau khi đọc những tràng kinh và bình tâm suy nghĩ lại, Nguyên đã nhận ra lỗi lầm của mình. Nguyên biết rằng dù trong hoàn cảnh nào, ăn cắp cũng là một điều rất xấu, nhất là còn đi ăn cắp của người đã chết.

    Nguyên đã tự nhủ hôm nay Nguyên sẽ đến xin lỗi trước mộ và hứa rằng sẽ không bao giờ mình làm điều đó thêm một lần nữa.

    Lúc đó khoảng mười giờ sáng, trời nắng đẹp. Nguyên đi ngay đến ngôi mộ của “Kiều Loan” và kính cẩn đặt hai chậu bông trước mộ. Bây giờ Nguyên mới có dịp nhìn kỹ tấm hình chân dung rất đẹp cẩn trên chiếc bia mộ bằng đá hoa cương đen bóng. “Nguyễn Thị Kiều Loan” sinh ngày…mất ngày… Cô bé mới vừa tròn hai mươi tuổi.

    Trong tấm hình, một cô bé xinh xắn, nhí nhảnh với nụ cười tinh nghịch như đang nhìn Nguyên trêu chọc. Mắt cô bé nheo nheo như muốn nói, “Giỡn chút thôi mà anh bạn…”

    Phạm Hạ Mỵ Châu
    1/2019

    Nguồn:https://damau.org


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Canh Tý - 2020

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Nhớ Nhà Thơ Thê Húc-Phạm Văn Hạnh:
    "Một Cái Tết Ở Hà Nội"



    Nhà thơ Thê Húc



    Sau hơn bốn mươi năm xa quê xa Tết, phần nhiều chúng ta đã hơn hai màu tóc trên đầu nhưng vẫn còn nhớ sao ‘Chợ Tết’! Cây tre nêu và tràng pháo chuột nổ lép bép ngoài sân hiện ra trong tâm hồn của mỗi chúng ta đậm đặc từng nét trong những ngày cuối tháng Chạp. Nhớ khói hương ngày Tết như nhớ mùi sữa mẹ thuở còn nằm nôi. Dù cho có hay không ăn Tết nữa, không ai chối cãi được ‘chợ Tết’ ‘sắm Tết’ ‘ăn Tết’ ‘chúc Tết’…đã là một gốc văn hóa dân tộc, một phần quá khứ thân thiết của đời mình nhất là những ai vừa ngoài bảy mươi, tám mươi như chúng tôi.




    Nhớ Vũ Bằng, sau khi di cư vào Saigòn 1954 chỉ cách Hà Nội không đầy hai ngàn cây số, cùng trên quê hương đất nước, đến những năm sáu mươi trong tập “Thương Nhớ Mười Hai” của ông, Vũ Bằng đã ra riết nhớ Tết ngoài Bắc, nhất là chợ Tết trong làng quê. Vũ Bằng minh họa nỗi nhớ Tết bằng những câu thơ “Chợ Tết’ của Đoàn văn Cừ, một nhà thơ mộc mạc chân quê của đất Bắc:



    …Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc/ Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon/ Vài cụ già chống gậy lom khom/ Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ/ Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ/ Hai người thôn gánh lợn chạy đi đâu/ Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau/…Anh hàng tranh kẽo kịt quẩy đôi bồ/ Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán/ Mấy thầy khóa gò lưng trên cánh phản/ Tay mài nghiên hí hoái viết thơ xuân/ Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm/ Miệng lẩm nhẩm đọc vài câu đối đỏ/…Những mẹt cam đỏ chói tựa son pha/ Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết/ Con gà trống mào thâm như cục huyết/ Môt người mua cầm cẳng dốc lên xem/…Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm/…


    Đó là hương sắc Tết, bức tranh Tết, bức tranh Chợ Tết tại các vùng quê miền Bắc hay của Thăng Long, Hà nội tại các chợ Mơ, chợ Bằng, chợ Ô Cầu Dền, chợ Đồng Xuân, chợ Ngầm, chợ Đệp, đã thành những ‘hoài niệm Tết’ khôn nguôi của Vũ Bằng

    Những gì khiến Vũ Bằng nhớ Tết, những gì nhà thơ chân quê Đoàn Văn Cừ miêu tả Tết, chỉ là những hương sắc, những bức tranh tuy mộc mạc nhưng rất ấn tượng về ngày Tết. Nhưng chính Nhà Thơ Thê Húc-Phạm văn Hạnh trong một đoan phiếm du: ‘MÔT CÁI TẾT Ở HÀ NÔI’ lại là người chỉ cho chúng ta thấy cái phần hồn của bức tranh Tết của Đoàn văn Cừ, những thầm kín tiềm ẩn phía sau hoài niệm Tết của Vũ Bằng:

    “…Tết năm nay tôi ở Hà Nội. Và cũng như phần nhiều năm kể từ hồi nhỏ. Vì Hà Nội là ”quê” tôi, tuy ông bà tôi là người ở mãi xa kia, bên bờ sông Bassac, cuồn cuộn ánh sáng quanh năm...


    “Ăn Tết” đối với tôi là “sắm Tết”. Trong con mắt tôi, Tết chỉ có ở mấy ngày trước. Đến, là hết rồi. Xuân qua cho tôi cái cảm giác là lúc nở với lúc tàn cùng trong một phút mà tiếng pháo đầu năm như khua động trong lòng tôi những đường tơ đau đớn, lạ lùng…


    Nên mấy ngày trước Tết, tôi sống mãnh liệt, sống trong chờ đợi…cái phút đương qua.


    Tôi đi lên đi xuống mấy phố Hàng Ngang, Hàng Đào, rồi vào chợ, rồi đứng tần ngần trước cửa hiệu các chú khách. Người ta đi lại sắm Tết. Tôi cũng vậy. Và cũng nhiều bạn thiếu niên như tôi (kể cả các bạn gái). Chúng tôi nhiệt thành lặn lội trời mưa phùn lấm láp, vui sướng nhìn cả một vườn đào cử đông trên các ngả đường. Hình như được chen lấn trong đám đông vôi vàng hớn hở lòng tôi cũng hớn hở vội vàng?


    Mấy bức tranh Tầu xanh đỏ giữ tôi lại hàng giờ. Chú khách Vân nam bán hàng, áo bông trứng sáo dài quét gót, vòng tay dấu trong tay áo như một phép thuật lạ. Tôi ngỡ một Tiên Ông ở phương xa lại để thử khách trần, và bức họa mỹ nhân cặp trên tường nhìn tôi, hữu ý…


    Quay lại, những bức họa lòe loẹt con gà, con cóc, như ở các truyện cổ tích chun ra, làm sống lại cả một thời xưa. Tôi thấy tôi đi “khám phá cuộc đời”, cái gì cũng đượm vẻ huyền bí, cái gì cũng nhuộm một màu tươi.


    Pháo, câu đối, cam, hoa đào, cho đến môi người thiếu nữ, cảnh vật là một bản nhạc theo điệu hồng.


    Nhưng sao lòng tôi chưa lên tiếng họa, hay còn đợi khúc Bạch Tuyết Đương Xuân?


    Vì lòng tôi vốn như vậy, ở giữa cảnh xinh tươi còn khát cảnh xinh tươi, và vẻ đẹp bên mình chỉ khêu nỗi nhớ nhung một vẻ xa vời, báu lạ. Tôi nhớ đến một người đàn bà gặp một buổi chiều chợ tết năm kia. “Nàng” mặc tang phục bằng hàng đen, tóc vấn dối, phấn đánh qua loa. Một mùi thơm đầy sắc dục theo nàng như từ trong phòng ra. Lách trong đám muôn hoa, nàng chỉ mua mấy bó violettes còn ở chợ. Rồi đi…Tối hôm ấy, khi về nhà, tôi không còn ngửi thấy mùi đào, mùi cúc nữa, và nằm mơ như một trận mưa tím bay tỏa khắp bên mình…

    Tôi lần đi ngược lại những năm về trước, mỗi năm đều để lại cho tôi một hình ảnh đẹp, hình ảnh một người đàn bà. Cũng bận đồ đen, và con mắt còn đen hơn nữa…

    “Nàng” ngồi xe điện, nàng vào cửa hàng, nàng mua một cánh hoa. Rồi đi…không bao giờ gặp lại.

    Năm nay, tôi lại gặp một hình ảnh đẹp…

    Trước cửa một hiệu thuốc Bắc, một chàng Cao ly đứng bán đôi bồn hoa lạ. Trên biển giấy đỏ cấm ngay cạnh đề mấy chữ: “Hợp Thời Mẫu Đơn Hoa Vương”. Hỏi giá không hơn hai chục bạc; còn hoa chơi đến tháng ba chưa tàn. Đành là chưa mua được, nhưng tự nhủ là cũng chưa ai mua, tôi đứng ngấm những buổi bình minh hé trên mấy hoa hồng phớt, và lặng chờ một Giáng Tiên sắp sửa qua, vô ý vương gẫy một cành…


    Nàng Giáng Tiên không bao giờ qua…”


    Dù cho ‘Nàng Giáng Tiên không bao giờ qua…’, Nàng Giáng Tiên không bao giờ trở lại chùa Phật Tích ở Kinh Bắc để vướng gẫy một cành ‘Mẫu Đơn Hoa Vương’ một lần nữa…Dù cho chúng ta có ăn Tết hay không ăn Tết nữa, văn hóa Tết đã là một phần văn hóa của dân tộc, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca và âm nhạc. Ăn Tết, Hoài Niệm Tết, vẫn là mạch sống rưng rưng khơi động tâm hồn chúng ta trong mỗi độ xuân về…/.

    Đào Như

    Nguồn:https://vietbao.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Canh Tý - 2020

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Mối dây kỳ ngộ





    Nhớ hồi mới lên tám tui đã có mối tình đầu rồi. Nhưng mà mối tình con nít để đời này trước sau đều do con nhỏ Tàu lai cột dính tui vô với nó chớ nhà quê ruộng như tui bơ ngơ báo ngáo hổng biết gì ráo trọi.

    Con nhỏ họ Lã tên Xíu Nương thiệt đáo để; nó hổng phải “người thường”. Con Mối, nhà thường gọi vậy, thay vì cột tay cột chưn tui, nó lại quăng mối dây tơ hồng, mềm mềm, mỏng mỏng, dài dài của nó tròng vào buồng tim tui, thắt chặt. Con Mối chút xíu nên tứ chi, mình mẩy cũng chút xíu, nhưng nó lẹ như sóc. Có lẽ bà Eva ở vườn địa đàng bỏ nhỏ sao đó khiến nó hăm hở xiết mối tơ hồng thiếu điều con tim tui muốn rụng, có nghiến răng ken két mụ nội tui cũng hổng làm sao tháo ra cho đặng.

    Một buổi hơi trưa, trời xui đất khiến con Mối mò lên gặp lúc nhà vắng người, cặp mắt hí rị mà đẹp thần sầu của nó chợt ánh lên khác thường khiến tui chưa kịp thủ thế đã bị nó nhào tới đè xuống hun chí choát. Má ơi, miệng nó ngậm hoa hồng hay uống dầu thơm sao đó mà hơi thở con nhỏ thơm lên tận óc tui cho tới tận bây giờ nó cũng hổng chịu tàn phai.

    Nó ở dưới lầu với chú thím Ký, là ba má nó. Tui ở trên lầu với ba má tui. Nó con một. Tui cũng con một. Phải công nhận con Mối dễ thương như trăng mới mọc, măng vừa nhú, nụ vừa hé. Dáng nó thon thon. Da nó trắng như trứng gà bóc. Sáng sáng hai đứa hồn nhiên sánh vai nhau đi học. Trường mẫu giáo nằm xeo xéo bên kia đường chớ xa gì đâu nà. Chiều về cơm nước xong là nghe con Mối leo lẻo hát dưới nhà. Hết “Kìa con bướm vàng” tới “Trông kìa con voi” rồi “Tết Trung thu rước đèn đi chơi”…

    Những bài hát nhi đồng thơ ngây cứ vậy trôi dài qua năm tháng, trườn mình theo biến thiên của cuộc đời dần dà chuyển thành những bản tình ca đôi lứa. Tới chừng đó Mối ngọt giọng hơn, tình tứ thiết tha hơn:

    – Ngày xửa ngày xưa, đôi ta chung nón đôi ta chung đường. Lên sáu lên năm đôi ta cùng sánh vai nhau cùng trường…

    – Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng. Xuân đến rồi đây nào ai biết không…

    Mà Mối ngộ lắm nghen. Đang nồng nàn qua từng bài hát bất chợt em trổi giọng lảnh lót trở về nguồn:

    Kìa một nàng Trung Hoa. Răng trắng tinh như là ngà. Nàng cười tươi như hoa thắm. Cô em tha thướt mượt mà…

    Thoạt nghe tui thấy vui vui nhưng nghe riết rồi con tim tui chợt… rụng. Lúc đó tui mới khám phá ra mình… biết mần thơ như ai. Nói dóc chết liền, thơ tui có rặn đỏ mặt bất quá cũng lòi ra vài ba con chữ, còn thì toàn là chôm chỉa thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Huy Cận nhét vô cho đầy trang giấy. Thời trào Tây, người ta thường dùng giấy pơ-luya xanh xanh, hồng hồng cho nó có tình có tứ. Cứ vậy, mỗi ngày tui rặn một bài thơ trên giấy pơ-luya lúc hồng lúc xanh, hiên ngang ký tên Lã Ùi Dây xong nhờ con Thẻo, cháu họ của má tui, lén đưa tận tay em Mối.

    Những trang thơ “thần thánh” đó ai ngờ lại trở thành tấm thảm thần chở tiếng hát của Mối lượn lờ như con diều bay cao. Khoái tỉ, tui xách đờn ra khảy từng tưng nâng tiếng hát của Mối vượt khỏi… mái nhà. Khỏi nói, cả Mối và tui, đứa nào cũng sướng rên. Được đà một hôm tui cao hứng dựa cột ngân nga câu ca dao tới lui một hồi hổng biết sao nó lại… lòi ra điệu nhạc:

    Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh
    Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương

    Lúc thấy hai đứa tui coi mòi lậm nhau quá, chú thím Ký mới tách “hai trẻ” ra, không cho gặp nhau, đồng thời cấm không cho Mối hát nữa. Đã vậy còn bị A Lúi, chị bà con của Mối moi ra xấp thơ tình của tui Mối giấu dưới gối bắt đốt sạch. Mối đốt mà ấm ức suốt đêm. Hôm sau cặp mắt Mối sưng chụp bụp, con Thẻo nói vậy. Nó còn nói người Tiều cùng họ không được lấy nhau, tui nghe mà rầu thúi ruột.

    Từ đó tui không còn nghe Mối hát nữa, cũng không còn thấy Mối lai vãng sau bếp như thường ngày, ngoài A Lúi. Tui đang rầu rĩ thì con Thẻo cho hay chú thím Tám đã đưa Mối về Sài Thành không trở về nữa.

    Thưa bạn đọc,

    Bốn mươi năm sau, dù những bậc sanh thành đã qui tiên từ lâu, dù cả Mối và Dây tóc đã điểm sương, vẫn cách biệt nhau, vậy mà vẫn chưa người nào có gia đình. Giữa cảnh đời nhất thiết giai không, nói về tình yêu đôi lứa thì mười cặp đã đi đong hết tám. Đi đong là đi mất biệt, suốt đời không bao giờ gặp lại. Ấy vậy mà Lã Xíu Nương và Lã Ùi Dây lại có một mối dây vô hình xuyên qua đời họ, buộc họ lại với nhau thành một “mối dây kỳ ngộ”.

    Mời đọc tiếp.

    Tôi là Lã Xíu Nương, người nhà gọi là Mối. Nhưng từ thuở nhỏ cho tới bây giờ chồng tôi vẫn quen gọi tôi là Nương. Chồng tôi chính là Lã Ùi Dây, là người tình đầu đời của tôi từ thuở lên năm mà vì hoàn cảnh chúng tôi đã lìa xa nhau ở cái tuổi đẹp nhất của con người để rồi ơn trên cho gặp lại nhau ở tuổi về chiều. Chồng tôi, năm nay 75 tuổi, lớn hơn tôi 3 tuổi.

    Lã Ùi Dây sinh ra ở quận Giồng Riềng, thuộc tỉnh Rạch Giá. Dưới thời Pháp thuộc, Giồng Riềng là một quận lỵ nghèo xơ, dân cư thưa thớt. Dây lớn lên ở đó. Sau bốn mươi năm xa cách, gặp lại tôi, Dây không tin ở mắt mình. Ngày xưa Dây đã quen nhìn tôi dưới hình thù của một cô bé hồn nhiên. Tội nghiệp Dây không kịp nghĩ thời gian đã vẽ trên gương mặt tôi những nếp nhăn già úa, mái tóc pha sương không thua gì anh chồng nhà quê của tôi. Tuy nhà quê, nhưng Dây của tôi rất nghệ sĩ, một loại nghệ sĩ dễ thương, chung thủy và hiền như Bụt. Tôi không biết Dây viết văn từ bao giờ nhưng trời đất ơi, lỗi chánh tả thì quá xá ể, tôi phải sửa lỗi hoài.

    – Nương ơi! Sửa bài xong chưa? Sắp tới giờ giao thừa rồi nè.

    – Dạ, xong rồi mình. Nương ra ngay.

    Phan Ni Tấn

    Nguồn:https://sangtao.org

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Canh Tý - 2020

Bài viết bởi Bạch Vân »

          




          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Canh Tý - 2020

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Đọc thơ Xuân





    Trong ngôn ngữ, có lẽ không có chữ nào gợi nên những điều tốt đẹp bằng chữ “xuân”: nắng xuân, mưa xuân, chiều xuân, đêm xuân, ngày xuân, hoa xuân, vườn xuân, sắc xuân, thanh xuân, tuổi xuân, hồi xuân, nghênh xuân, du xuân, tình xuân, đón xuân rồi những là bến xuân, phiên gác đêm xuân, nhớ một chiều xuân…


    Xuân nào cũng gắn liền với hy vọng, với sự sáng sủa, với sự tươi vui, nồng ấm và sức sống.

    Tự điển Hán-Việt Thiều Chửu diễn tả chữ “xuân” như sau: “Xuân là đầu bốn mùa, muôn vật đều có cái cảnh tượng hớn hở tốt tươi, cho nên người ta mới ví người tuổi trẻ như mùa Xuân mà gọi thì tuổi trẻ là thanh xuân 青春 xuân xanh, ý thú hoạt bát gọi là xuân khí 春氣, thầy thuốc chữa khỏi bệnh gọi là diệu thủ hồi xuân 妙手回春.” Xuân còn có nghĩa là rượu, cốc rượu đầu Xuân; thời nhà Chu bên Tàu, cứ đến tháng trọng Xuân 仲春 (Tháng Hai) thì cho cưới xin, vì thế mới gọi các con gái muốn lấy chồng là hoài xuân 懷春.”

    Chả thế mà nói đến “thơ Xuân” hay “nhạc Xuân,” dù chưa đọc, chưa nghe qua cũng đã cảm thấy vui vẻ, rộn ràng. Xuân, do đó, bao giờ cũng hàm nghĩa tích cực và lạc quan. Hãy nghe Nguyễn Du phác họa mấy nét mùa Xuân:

    “Ngày xuân con én đưa thoi
    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
    Cỏ non xanh tận chân trời
    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”


    Én bay, nắng rực rỡ, cỏ non xanh, cành hoa trắng, hình ảnh nào cũng tươi, đẹp, sáng sủa.

    Với Hồ Xuân Hương, xuân gắn liền với xanh, xuân là xanh: xuân xanh. Và cũng gắn liền với cái trong trắng, trinh nguyên của người thiếu nữ mới lớn: tờ giấy trắng. Chả thế mà thời gian còn son trẻ của các cô gái được gọi là “xuân thì,” “đương xuân.”

    “Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
    Chị cũng xinh mà em cũng xinh
    Ðôi lứa như in tờ giấy trắng
    Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh.”


    Nguyễn Bính về sau này cũng cho là “xuân” thì đi với “xanh”:

    “Mùa xuân là cả một mùa xanh
    Giời ở trên cao, lá ở cành”


    Với Đoàn Văn Cừ, đó là cảnh làm thơ và viết câu đối ngày Tết:

    “Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản
    Tay mài nghiên hý hoáy viết thơ xuân
    Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
    Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ”


    Còn Anh Thơ, xuân là cảnh sống động ngoài đường làng:


    • “Ngoài đường ngõ bùn lầy theo nước chảy
      Thằng cu con quần đỏ cưỡi lưng bà
      Các cô gái đội vàng hương ôm váy
      Miệng tươi cười mừng tuổi những người qua”

      (Ngày Tết)



    Hàn Mặc Tử ví von thời điểm đẹp nhất của mùa Xuân với trái cây chín tới qua cái tựa đề: “Mùa Xuân Chín.” “Chín” ở đây là viên mãn, tròn đầy:

    • “Trong làn nắng ửng khói mơ tan
      Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
      Sột soạt gió trêu tà áo biếc
      Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”


    Chín ngoài trời mà cũng là chín ở trong lòng những cô thiếu nữ:

    • “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
      Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
      -Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
      Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…”

    Nguyên Sa lại thu gọn mùa Xuân vào một chỗ, đó là hình ảnh của “em,” người yêu.

    • “Mùa xuân em mặc áo vàng,
      Ở trong thơ cổ chim hoàng hạc bay.
      Em vừa xoay nhẹ vai gầy,
      Nhìn coi vũ điệu vào đầy giấc mơ.
      Nhìn coi chỗ cuối bài thơ,
      Nụ hôn màu đỏ trời cho rượu đào.
      Anh nhìn em mới bước vào,
      Nhìn xuân, xuân cát tiếng chào đầu năm.”

      (Thơ Xuân Áo Vàng/Nguyên Sa)


    Xuân là “em.” “Em” là xuân. Nói cách khác, chính tình yêu là mùa Xuân.

    Thanh Tâm Tuyền có một cách hình dung khác. Xuân là Tháng Giêng. Mà Tháng Giêng thì cây cỏ “hiện thành người,” là “cỏ non dại dột,” “cây leo yếu đuối.” Mùa Xuân gắn liền với cái non, tơ, yếu, mới chớm:

    • “Người ta bảo đêm tháng giêng cỏ cây hiện thành người
      Anh bảo em chúng ta hãy là
      Những cây leo yếu đuối
      Những cỏ non dại dột
      Mùa xuân đòi em trong quấn quít chờ đợi”

      (Đêm/Thanh Tâm Tuyền)


    Mùa Xuân cũng là con thỏ hồn nhiên chạy trên cỏ sắc. Xuân biến tóc thành miệng: chuỗi cười, biến đôi môi thành lá và biến nụ hôn thành thành sao: chòm hôn.

    • “Những bước chân thỏ rừng
      Chạy trên cỏ sắc
      Sợi tóc đen như một chuỗi cười
      Trên chúm môi lá biếc
      Những chòm hôn vội vàng
      Làm những vì sao đổi ngôi
      Anh muốn làm mới tình yêu”

      (Bài Thơ Của Tháng Giêng)



    Mang Xuân đến mọi nhà. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)



    Trong lúc đó, từ căn nhà rất đẹp của mình ở Bellevue, tiểu bang Washington, Trần Mộng Tú phác họa đôi nét chấm phá rất riêng về Xuân:

    • “Khi em nói cho anh nghe về con dốc cạnh nhà
      con dốc nhìn xuống hồ Sammamish với dòng nước trong veo
      những chiếc thuyền nhỏ đang căng lên những chiếc buồm
      vải trắng
      giải núi xanh như một nét mày thiếu nữ
      vẽ một đường dài đến tận chân mây
      làm cho trái tim em đập sai một nhịp
      (…)
      Em biết là mùa xuân đã dọn vào
      ở hẳn với em”

    (Mùa Xuân và Thơ Thanh Tâm Tuyền)

    “Mùa xuân đã dọn vào ở hẳn với em,” nghe nhẹ nhàng nhưng đầy quyến rũ!

    ***


    Nhưng đừng tưởng mùa Xuân bao giờ cũng vui, cũng tươi sáng, cũng đầy hy vọng. Trong nhiều trường hợp, Xuân chẳng phải là Xuân: Xuân sầu.

    Chế Lan Viên, khi vẫn còn là nhà thơ tự do thời tiền chiến, đã từng nhìn mùa Xuân bằng một cái nhìn vô cùng tiêu cực:

    • “Tôi có chờ đâu có đợi đâu
      Đem chi xuân lại gợi thêm sầu
      Với tôi tất cả đều vô nghĩa
      Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau…”


    Buồn, bi quan, tuyệt vọng! Cả hơi thơ lẫn ý thơ như một phủ nhận, đúng hơn, một nghịch lý toàn diện với hai chữ “mùa Xuân!” Vì sao? Nghèo. “Có một người nghèo không biết tết/ Mang lì chiếc áo độ thu tàn!” Nó khiến ta nhớ đến những bài thơ Tết độc đáo của Trần Tú Xương:

    • “Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo
      Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu
      Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy
      Trà sen mượn hỏi giá còn kiêu”


    Một cách trào lộng chua chát về cái nghèo và mùa Xuân!

    Nếu cái nghèo đã đập nát đi hình ảnh mùa Xuân thì chiến tranh lại càng biến mùa Xuân thành bi kịch. Trịnh Công Sơn mô tả một buổi sáng mùa Xuân thời còn chiến tranh:

    • “Một buổi sáng mùa xuân
      Một đứa bé ra đồng
      Đạp trái mìn nổ chậm
      Xác không còn đôi chân
      Một buổi sáng mùa xuân
      Ngực đứa bé tan tành
      Ngàn hoa đồng cỏ nội
      Cúi xuống nhìn con tim.”


    Thật thảm thiết! Nhưng thảm thiết hơn nữa là cảnh xuân Mậu Thân ở Huế khi bộ đội Cộng Sản tiến vào đánh phá. Xuân Mậu Thân trở thành một mùa Xuân chết, qua lời ca cũng của Trịnh Công Sơn:

    • “Xác người nằm trôi sông
      Phơi trên ruộng đồng
      Trên nóc nhà thành phố
      Trên những đường quanh co”


    Chiến tranh chấm dứt, trong lúc những kẻ chiến thắng ồn ào ca ngợi mùa Xuân “đại thắng” thì hàng triệu người lại khăn gói vào tù. Xuân bây giờ là Xuân tù. Xin đọc vài đoạn trong bài thơ “Tháng Chạp Buồn,” một bài thơ tù của Tô Thùy Yên, được tác giả tìm thấy thời gian gần đây và đưa vào tuyển tập thơ mới vừa xuất bản của ông:

    • “Tết này con vẫn chưa về được
      Chân mỏi còn lê nặng kiếp tù
      Con nghĩ mà đau muôn nỗi nhớ
      Chín năm lòng bạc những thiên thu
      (…)
      Trong ấy mùa xuân có đến không?
      Mùa xuân hoa nở má em hồng
      Mùa xuân áo mới như hy vọng
      Nắng mật ngời lên ánh mắt trong

      Ở đây có lẽ xuân không đến
      Rừng núi chưa tan giấc não nề
      Thương nhớ tràn như con lũ máu
      Lòng anh đã vỡ những con đê.
      (…)
      Ôi cánh diều băng mùa hạ cũ
      Xương tàn còn đọng ngọn tre cao
      Ðến nay trời nổi bao lần gió
      Con tưởng oan hồn vật vã đau

      Tết này cha vẫn chưa về được
      Ðành hẹn cùng con tết khác thôi
      Con nhớ để dành cây pháo cũ
      Ðể dành một chút tuổi thơ vui.”


    Thật thấm thía cảnh mùa Xuân ở trong tù!

    ***


    Xin kết thúc bài viết bằng một thứ xuân khác, quen mà khá lạ, không vui cũng chẳng buồn của nhà thơ tình yêu Trần Mộng Tú.

    • “Đã lâu quá anh không về gõ cửa
      lồng ngực em. Trái đỏ vẫn còn nguyên
      (…)
      Em mở áo cho xuân coi lồng ngực
      trái tim em mảnh vườn cũ quê nhà
      cành mai chiết tay ai còn in dấu
      thiều quang ơi! Hoa nhớ đến xót xa

      Em mở áo cho xuân coi lồng ngực
      trái tim em như một ngọn hải đăng
      lửa sinh diệt thắp hoài không dám tắt
      bờ bến nào mà cá vẫn bặt tăm

      Đã lâu quá anh không về gõ cửa
      lồng ngực em. Trái đỏ vẫn còn nguyên”


    Trong thơ ca xưa nay, ít khi ta thấy có nhà thơ nào trải lòng mình với “xuân” đến như thế.

    Bâng khuâng và đầy quyến rũ!


    Trần Doãn Nho


    Nguồn:https://www.nguoi-viet.com

              
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”