Pháp

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Khói mù về chuyển đổi sinh thái ?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



          

L'enfumage de la transition écologique ? Guillaume Pitron

Khói mù về chuyển đổi sinh thái ?
(Thinkerview - 12/2019)



:pntfngrri: ... Guillaume Pitron

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Macron: những mạng lưới bí mật ?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



          

Macron : les réseaux secrets ? Marc Endeweld

Macron: những mạng lưới bí mật ?
(Thinkerview - 12/2019)



:pntfngrri: ... Marc Endeweld

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Pháp: Vô địch thế giới về… đình công !

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Pháp:
    Vô địch thế giới về…
    đình công !

    __________________________
    Trọng Nghĩa _ 14/12/2019



              

    Biểu tình, đình công tại Marseille, hôm 12/12/2019, ngày thứ 8 liên tục để phản đối dự luật hưu bổng của chính phủ Pháp. REUTERS/Jean-Paul Pelissier

              



    Phong trào đình công rầm rộ tại Pháp chống kế hoạch cải tổ hệ thống hưu bổng bùng lên từ ngày 05/12/2019 dĩ nhiên đã được các tuần báo Pháp thông tin và bình luận rộng rãi, đặc biệt với trang bìa và hồ sơ chính trên hai tờ L’Express và Le Point.

    Trong lúc L’Express khoe một hồ sơ độc quyền “Mặt khuất của công cuộc cải tổ”,
    thì Le Point cố tìm cách giải thích sự kiện “Nước Pháp đã nổi điên như thế nào”.
    Với những số liệu cụ thể, Le Point không ngần ngại châm biếm:
    • Nước Pháp quả không hổ danh là “Vô địch thế giới về môn đình công”.


    Dựa trên số liệu trong giai đoạn 2008-2016 đối với Pháp,
    và 2008-2017 đối với các nước khác,
    Le Point ghi nhận là số ngày đình công bình quân mỗi năm cho mỗi 1000 người làm công ăn lương tại Pháp lên đến 118 ngày, đứng hạng nhất trong số các nước thuộc Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE.

    Đây là một con số cao hơn rất nhiều so với các láng giềng của Pháp,
    • như Bỉ chỉ có 88 ngày đình công,
      Tây Ban Nha (57 ngày),
      hay Anh Quốc, chỉ 21 ngày,
      hoặc Đức 16 ngày.
      Ít đình công nhất là Thụy Sĩ, vỏn vẹn 1 ngày,
      hay Mỹ chỉ có 5 ngày mà thôi.


    Bài nhận định chung của Le Point đã tìm cách giải thích lý do vì sao mà nước Pháp lại trở thành “điên khùng” như vậy, và đã tìm thấy nguyên nhân ở trong một lịch sử hàng thế kỷ đấu tranh đọ sức giữa hai loại chủ quyền:
    • chủ quyền Nhà Nước
      và chủ quyền Nhân Dân.

    Theo François-Guillaume Lorrain, tác giả bài nhận định, một ca sĩ Pháp nổi tiếng (cụ thể là Michel Sardou trong bài Vladimir Ilitch) đã từng kêu gọi Lênin đội mồ
    • “Đứng dậy đi, họ đã điên rồi”, trước những sai lệch của lý tưởng cộng sản.
    Thế nhưng người Pháp thì phải kêu ai mỗi khi diễn ra “cảnh tượng ngoạn mục của một nước Pháp phát sốt mỗi khi có một cải cách được công bố.
              

              

    Theo Le Point, Pháp đúng là một đất nước có hai nhân cách, giống như tình trạng của nhân vật Bác Sĩ Jekyll và ông Hyde trong tiểu thuyết của Robert Louis Stevenson.
    • Về mặt tươi cười
      thì đó là một nước hiếu khách, lịch sự, phong phú về nghệ thuật và phong cảnh,
    • nhưng mặt tối khiến người khác phải sững sờ
      lại là tính dễ nổi nóng, dễ rơi vào bạo lực, thái độ bất lực trong việc đối thoại xây dựng.





    “Pháp là thiên đường với cư dân tin rằng mình sống trong địa ngục”

    Tác giả bài báo đã trích dẫn một câu nói của nhà văn Pháp Sylvain Tesson, nổi tiếng về những chuyến du hành vòng quanh thế giới, theo đó thì
    • “Nước Pháp là một thiên đường có cư dân là những người tin rằng họ đang sống trong địa ngục”.


    Như để minh họa cho nhận định đó, Le Point đã trích dẫn một loạt số liệu thống kê, cho thấy là người Pháp đâu phải là khổ cực gì so với những nước khác.

    • Về thời gian lao động thực thụ chẳng hạn, trong vòng 40 năm gần đây, người Pháp nói chung càng lúc càng làm việc ít đi. Theo số liệu của viện thống kê Pháp Insee, nếu năm 1978, một người Pháp phải làm việc 1943 tiếng đồng hồ mỗi năm, thì đến năm 2018, họ chỉ còn phải làm việc thực thụ trong 1609 tiếng mà thôi.

                
    • So sánh với nhiều nước khác, thì người Pháp không hề phải nai lưng làm việc như thường nghĩ. Theo số liệu năm 2018 của Liên Hiệp Châu Âu, thì trong suốt cuộc đời của mình,
      • người Pháp chỉ phải làm việc khoảng 35,4 năm, đứng thứ 19 trong số các nước châu Âu.
        Trong khi đó thì người Đức phải làm 38,7 năm,
        người Anh, 39,2 năm,
        người Thụy Sĩ, 42,7 năm
        và đứng đầu bảng về số năm phải lao động là người Iceland, với 46,3 năm.

                
    • Dù làm việc ít hơn như thế, nhưng người Pháp thì lại thấy là mình rất khổ sở. Trong bảng xếp hạng theo chỉ số “hạnh phúc” năm 2018 của Liên Hiệp Quốc,
      • người Pháp đứng thứ 18,
        trong lúc Iceland thì được xếp thứ 4,
        Thụy Sĩ xếp thứ 6,
        Đức xếp thứ 9
        và Anh xếp thứ 10.
      cho dù những quốc gia này phải làm việc nhiều hơn.





    Từ năm 1995 đến nay đã có 5 lần phản đối cải tổ hưu bổng

    Để chống kế hoạch cải cách hệ thống hưu bổng mà chính phủ Pháp chuẩn bị ban hành, ngoài việc đình công, người dân Pháp cũng xuống đường biểu tình. Theo Le Point, từ thời thủ tướng Juppé vào năm 1995 đến nay, đã có 5 kế hoach cải tổ hưu bổng, và lần nào cũng bị đông đảo người dân xuống đường phản đối.

    • Truyền thông báo chí đã nói nhiều về tính chất rầm rộ của phong trào biểu tình ngày 05/12 vừa qua chống kế hoạch Delevoye, với hơn 1,5 triệu người tham gia theo các công đoàn, hay 806.000 người theo số liệu cảnh sát.

      Theo Le Point, con số này tính ra vẫn còn thấp hơn cuộc biểu tình ngày 12/12/1995, với con số tham gia khổng lồ là từ 1 triệu (theo bộ Nội Vụ) cho đến 2,2 triệu người tham gia, theo các công đoàn.

      Tuy nhiên, dù mọi người thường hay nhắc đến thời điểm năm 1995, nhưng theo tạp chí Pháp, kỷ lục tuyệt đối về lượng người xuống đường là vào ngày 12/10/2010, với từ 1,23 đến 3,5 triệu người biểu tình chống kế hoạch Woerth.

      Trước đó 7 năm, ngày 13/05/2003, kế hoạch Fillon cũng đã bị từ 1,13 cho đến 2 triệu người xuống đường phản đối.




    L’Express: Quá trình hình thành kế hoạch cải tổ hưu bổng Delevoye

    Cũng chú ý đến phong trào phản đối cải cách hưu bổng đang diễn ra, tạp chí L’Express đã dành tựa trang bìa và một hồ sơ 10 trang để nói về những điều chưa được tiết lộ về sự hình thành của kế hoạch mang tên ông Jean Paul Delevoye, người đứng tên cho chương trình cải tổ.

    Dưới tựa đề câu khách “Hưu bổng: Lịch sử bí mật của công cuộc cải cách”, L’Express cho rằng lẽ ra đây phải là kế hoạch cải cách tiêu biểu nhất trong nhiệm kỳ 5 năm của tổng thống Emmanuel Macron. Thế nhưng việc chuyển qua một chế độ hưu bổng phổ quát tính theo điểm đã biến thành một cơn địa chấn xã hội.

    Theo tạp chí Pháp, quá trình hình thành kế hoạch cải tổ này bao gồm 9 bước, mà chính quyền muốn quảng bá thành một công trình đầy tính sáng tạo, cách mạng và công bằng. Thế nhưng, theo tờ báo, việc thực hiện một cam kết của ông Macron khi tranh cử tổng thống đó, đã gây nên một tình trạng hỗn loạn về mặt xã hội và chính trị. Đối với L’Express, lý do đến từ những bất đồng ngay trong nội bộ chính phủ, cũng như một công tác tuyên truyền giải thích vừa thiếu nhất quán, vừa mơ hồ.




    Hưu bổng: Chính phủ gặp khó khăn, nhưng đối lập cũng lúng túng

    Việc cải tổ hưu bổng đang đẩy chính phủ Pháp vào tình thế lúng túng, thế nhưng, theo L’Express, các đảng đối lập, tả cũng như hữu, vẫn chưa tìm ra chiến lược rõ ràng để tranh thủ thời cơ.

    Theo tuần báo Pháp, hô vang ý kiến bất đồng với kế hoạch cải cách mà ông Emmanuel Macron đã hứa là một điều tốt, nhưng đề ra một giải pháp thay thế rõ ràng còn tốt hơn nữa. Thế nhưng việc đó lại không dễ dàng chút nào.

    • Đối với đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa Les Républicains (LR), việc xác định được một đường hướng chung của đảng về vấn đề lương hưu đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và nhượng bộ.
                
    • Còn bên cánh tả, lãnh đạo của các đảng khác nhau, từ Jean-Luc Mélenchon của Nước Pháp Bất Khuất LFI cho đến Olivier Faure của đảng Xã Hội, thì vẫn mỗi bên một cách tiến. Để có mặt trận chung thì phải chờ thêm nữa.
                
    • Sau cùng, bên cánh cực hữu, bà Marine Le Pen, đảng Tập Hợp Quốc gia RN thì khéo léo nuôi dưỡng một lập trường mơ hồ về chủ đề này, ngay cả khi điều đó có làm sứt mẻ phần nào uy tín của bà. Đối với L'Express, quan điểm của bà Le Pen rất rõ:
      • Dại gì xây dựng một chương trình khi ta có thể lợi dụng được sự bất mãn chung mà không cần phải cực nhọc?







    http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20191214 ... -c%C3%B4ng
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Vladimir Ilitch _ Michel Sardou

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Vladimir Ilitch
    __________________________
    Michel Sardou



              






    Vladimir Ilitch

    Un vent de Sibérie souffle sur la Bohème.
    Les femmes sont en colère aux portes des moulins.
    Des bords de la Volga au delta du Niémen,
    Le temps s'est écoulé, il a passé pour rien.
    Puisqu'aucun dieu du ciel ne s'intéresse à nous,
    Lénine, relève-toi,
    Ils sont devenus fous !

    Toi, Vladimir Ilitch,
    T'as raison tu rigoles.
    Toi qui a voyagé dans un wagon plombé.
    Quand tu vois le Saint-Père ton cousin de Pologne
    Bénir tous ses fidèles dans son auto blindée

    Toi, Vladimir Ilitch,
    Est-ce qu'au moins tu frissonnes
    En voyant les tiroirs de la bureaucratie
    Remplis de tous ces noms de gens qu'on emprisonne
    Ou qu'on envoie mourir aux confins du pays…

    Toi, Vladimir Ilitch,
    Au soleil d'outre-tombe,
    Combien d'années faut-il pour gagner quatre sous ?
    Quand on connaît le prix qu'on met dans une bombe ;
    Lénine, relève-toi, ils sont devenus fous !

    Où sont passés les chemins de l'espoir ?
    Dans quelle nuit au fond de quel brouillard ?
    Rien n'a changé, les damnés de la terre
    N'ont pas trouvé la sortie de l'enfer.

    Toi, qui avais rêvé
    L'égalité des hommes,
    Tu dois tomber de haut dans ton éternité,
    Devant tous ces vieillards en superbe uniformes,
    Et ces maisons du peuple dans des quartiers privés.

    Toi, Vladimir Ilitch,
    Si tu es le prophète,
    Viens nous parler encore en plein cœur de Moscou,
    Et répands la nouvelle à travers la planète :
    ‘Amis du genre humain, ils sont devenus fous’ !



              


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đình công 2019 : Thêm một năm “đại hạn” cho giới kinh doanh, tiểu thương Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Đình công 2019 :

    Thêm một năm “đại hạn”
    cho giới kinh doanh,
    tiểu thương Pháp

    __________________________
    Thùy Dương _ 27/12/2019



              

    Cảnh hỗn loạn trong một cuộc biểu tình chống cải cách hưu trí tại quảng trường République, Paris ngày 05/12/2019. Alain JOCARD / AFP

              




    Hai năm 2018-2019 không phải là hai năm thuận lợi cho dân Pháp vào mùa lễ cuối năm. Cho dù ánh đèn trang trí vẫn lung linh trên phố, các cửa hàng cửa hiệu vẫn trưng bày rất bắt mắt, lời ca tiếng nhạc vẫn réo rắt, nhưng ẩn sau những nụ cười đon đả đón khách là nỗi lo “thất thu” của người làm nghề kinh doanh, buôn bán, cho dù đây là mùa làm ăn quan trọng nhất trong năm.

    Tháng 11-12 hàng năm là thời điểm các gia đình tấp nập đưa nhau đi sắm sửa chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh và đón năm mới, mua sắm quà cáp lễ tết cho người thân, đặc biệt là con trẻ và chuẩn bị cho những bữa tiệc cuối năm. Thế nhưng, từ ngày 17/11/2018, với phong trào đấu tranh Áo Vàng vào thứ Bảy hàng tuần, nạn tấn công bạo lực, đốt phá, cướp bóc, hôi của bùng lên, khiến nhiều người dân tránh ra đường cuối tuần, các cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng ở những khu vực trên lộ trình tuần hành của người Áo Vàng ế ẩm, vắng khách, thậm chí còn mất mát, thiệt hại nhiều do bị cướp phá.

    Chưa kịp hồi phục sau “cơn lốc” mang tên Áo Vàng, các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, bảo tàng, nhà hát … lại đối mặt với nỗi lo vắng khách do ảnh hưởng của phong trào đình công chống cải tổ chế độ hưu trí kéo dài từ ngày 05/12/2019, nhất là phong trào đình công của ngành giao thông công cộng khiến nhiều tuyến tàu xe bị tê liệt, đặc biệt là ở vùng Paris, nơi đình công diễn ra mạnh mẽ nhất.

    Đương nhiên, phong trào đình công không nhắm trực tiếp vào lĩnh vực kinh doanh, buôn bán, biểu diễn … nhưng lại một lần nữa gián tiếp đẩy giới tiểu thương, những người hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch, văn hóa ở Pháp vào cảnh khó khăn. Nhiều tiểu thương, đại diện các Liên hiệp ngành nghề còn nhận định tác động của phong trào đình công ở Paris còn nặng nề hơn so với phong trào Áo Vàng năm ngoái, bởi vì người Áo Vàng chỉ biểu tình vào cuối tuần còn nạn đình công thì ngày nào cũng lặp lại suốt từ đầu tháng.




    “Cơn ác mộng” mùa Giáng Sinh

    Chỉ một hôm sau khi phong trào đình công nổ ra, giới tiểu thương đã thấy rõ tác hại và cảm thấy những bất trắc đang chờ họ phía trước. Trả lời báo Le Parisien ngày 06/12/2019, bà Isabelle, chủ một cửa hàng ở quận 15, Paris lo lắng cho biết :
    • « Tôi nghĩ là mọi thứ hôm nay đều phức tạp. Hôm nay mọi người đều phải đi làm nên khi chiều tối, khi họ trở về thì mọi chuyện tối nay có thể rất khó khăn. Khách hàng mà chúng tôi thường có vào tầm sau 17 giờ thì hôm nay chắc là sẽ phức tạp, rất khó khăn. Chúng tôi không chắc là tương lai sẽ thế nào. Chuyện này rất phức tạp. Năm ngoái, cũng vào cùng kỳ này, có phong trào Áo Vàng nên mọi người khi đó cũng không ra khỏi nhà nữa ».


    Còn ông Abdelrahim, chủ một cửa hiệu khác, phàn nàn :
    • « Không, khẳng có khách nào cả. Đúng là thảm họa, thật là thê thảm. Chúng tôi vẫn mở cửa nhưng cũng chẳng được gì cả. Mọi người hoặc đang đi biểu tình, hoặc đang trên đường đi. Chắc chắn là cửa hàng vẫn phải mở cửa nhưng mà để làm gì cơ chứ ? Chị thấy đấy, chúng tôi bày biện lại quầy kính trưng bày hàng, chúng tôi sắp đặt lại chờ thời gian trôi đi thôi. Vậy đấy! Nếu cứ thế này, tôi dùng từ này có lẽ nặng quá, nhưng đúng là nếu cứ tiếp tục thế này tức là chúng tôi đang chết dần, chết dần chết mòn. »


    Bà Chira, chủ một cửa hàng ở trung tâm thương mại Beaugrenelle, quận 15, Paris bực bội phát biểu trên kênh France Info ngày 11/12/2019 :
    • « Tôi đã chán ngấy phong trào đình công này rồi. Tôi đã mất 4 tiếng đồng hồ để đến được chỗ làm. Còn các nhân viên bán hàng của tôi, vẫn chưa có ai đến cả. Họ không thể đến cửa hàng được vì không có tàu RER mà cũng không có phương tiện chuyên chở nào khác. Tôi đã mất rất nhiều doanh thu bởi vì có rất nhiều khách hàng không có phương tiện chuyên chở công cộng đưa họ đến đây được. (Phong trào đình công này) phải ngưng lại ngay. Chỉ đơn giản như vậy thôi ! »

    • Người dân Paris, người thì còn mải đình công, biểu tình, hô khẩu hiệu chống cải tổ hưu trí, rồi vì đình công mà thu nhập giảm sút không còn mặn mà với việc mua sắm …
    • Những người không đình công thì phải khổ sở chen chúc tàu xe, thậm chí là đi bộ, ngày dăm ba tiếng như vậy để đi làm rồi lại từ cơ quan về nhà khiến họ cũng chẳng còn sức lực, tâm trí nào mà đi mua bán, sắm sửa.
    Theo Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Paris, nhìn chung, lượng khách của các cửa hàng giảm 30%, các cơ sở kinh doanh ở gần các nhà ga lớn, hay trên lộ trình các cuộc tuần hành thậm chí còn giảm tới 80% khách.

    Trên thực tế, trong ba ngày diễn ra các cuộc biểu tình quy mô toàn quốc chống cải tổ hưu trí, sở Cảnh Sát Paris đã ra lệnh đóng cửa các cửa hàng nằm trên đường đoàn người tuần hành đi qua, đề phòng xảy ra nạn bạo động, cướp phá như đã từng xảy ra hồi năm ngoái với phong trào Áo Vàng.

    Không chỉ mất khách, các cơ sở kinh doanh buôn bán, nhà hàng còn mối lo khác là nhân viên không thể đến làm việc hoặc đến muộn giờ do giao thông khó khăn. Nhiều chủ nhà hàng, tiệm uốn tóc, để đảm bảo có nhân viên phục vụ khách, phải chi tiền túi thuê taxi cho nhân viên đi hay thuê khách sạn cho họ ở trọ qua đêm. Đó là trường hợp của anh Erwan Dobbs, chủ nhà hàng Le Vesseau Vert ở quận 15, Paris.

    Số khách đặt bàn ăn tại nhà hàng của anh đạt mức thấp nhất 5 năm qua do nạn đình công. Trả lời đài France Info, anh Erwan Dobbs cho biết vì hai đầu bếp ở vùng ngoại ô Saint Denis, cách rất xa nhà hàng, nên buổi tối, anh phải chi thêm 700 euro để thuê phòng khách sạn cho họ ở, vì theo anh thuê taxi còn đắt hơn nữa. Theo ông Frank Delvau, đồng chủ tịch nghiệp đoàn của giới chủ trong ngành nhà hàng khách sạn, UMIH, doanh thu của các nhà hàng giảm trung bình 40-70%.




    Biện pháp hỗ trợ của chính quyền cho giới tiểu thương

    Sau 1 tuần đình công, chính quyền Paris cho biết mức độ tiêu dùng, mua sắm ở Paris đã giảm 20-30%, nhưng theo ông Didier Kling, chủ tịch Phòng Thương Mại và Công Nghiệp của Paris và vùng phụ cận, điều đáng lo ngại hơn nữa vẫn đang ở phía trước. Ngay từ ngày 11/12/2019, ông Didier Kling nhấn mạnh là chính phủ cần đưa ra một kế hoạch khẩn cấp để hỗ trợ những tiểu thương bị « cơn địa chấn » đình công, biểu tình gây ảnh hưởng :
    • « Còn 15 ngày nữa (là đến Giáng Sinh). Tuần này khởi đầu không mấy suông sẻ, thuận lợi, không được để phong trào đình công và biểu tình tác động tiếp đến họ. Vì tháng 12 là tháng nhiều cửa hàng đạt doanh thu cao gấp đôi bình thường, điều này cũng có nghĩa là nhiều tiểu thương đã mua rất nhiều hàng. Nếu họ không bán hết hàng trong kho trong tháng 12, họ sẽ phải thanh toán hết tiền hàng trong khi họ không có nguồn thu. Rất có thể họ sẽ không thể thanh toán được số tiền đó. Những người làm công ăn lương có thể sẽ mất việc, đây là một mối nguy lớn ».


    Tình hình đặc biệt nghiêm trọng đối với lĩnh vực du lịch và nhà hàng. Riêng đối với các nhà hàng tại Paris, doanh thu giảm tới 50%. Chính quyền Paris hôm 19/12 quyết định hỗ trợ các nhà hàng, quán xá 2,5 triệu euro, thông qua hình thức miễn thuế khai thác mặt bằng vỉa hè.

    Bộ Tài Chính Pháp trước đó chục ngày đã kích hoạt lại chính sách trợ giúp, gọi là các biện pháp hỗ trợ « hậu Áo Vàng », cho những tiểu thương trong giai đoạn phong trào Áo Vàng bùng nổ dữ hội hồi cuối năm 2018, đầu năm 2019. Theo biện pháp này, những người kinh doanh buôn bán gặp khó khăn nặng nề do đình công, đặc biệt ở vùng Paris, sẽ được Nhà nước cho lùi hạn đóng thuế và các chi phí đóng góp xã hội, được mở cửa kinh doanh vào một số ngày Chủ Nhật trong tháng Giêng 2020 …

    Tuy nhiên, nhiều người trong giới tiểu thương cho biết, điều họ cần nhất không phải là tiền hỗ trợ mà là khách hàng. Hiểu được nguyện vọng của họ, bà Agnès Pannier-Runacher, quốc vụ khanh Kinh Tế kêu gọi người dân Pháp « chìa tay giúp đỡ » những người buôn bán trong khu phố họ sinh sống, tức là mua sắm ở khu phố thuơng mại ngay gần nhà thay vì mua hàng trên mạng. Làm được như vậy, tức là người dân sẽ « giúp họ một cách đáng tự hào ».

    Ông Pierre Goguet, thuộc Sở Thương Mại Và Công Nghiệp Pháp, nhắc lại là có 25.000 tiểu thương được hưởng chính sách « hậu Áo Vàng » của chính phủ, và cho đến nay họ vẫn còn đang trong cảnh bấp bênh. Quan chức này lo ngại sẽ có thêm nhiều tiểu thương phá sản vì nạn đình công cuối năm nay.




    Ngành du lịch, khách sạn, biểu diễn, văn hóa cũng « thất thu » ở Paris

    Trong những ngày người dân vùng Paris căng thẳng, mệt mỏi đến kiệt sức vì hệ thống giao thông công cộng tê liệt, thì chẳng mấy ai có thể thể thảnh thơi để buổi tối hay cuối tuần xem biểu diễn nghệ thuật, thăm thú các công trình văn hóa, lịch sử, bảo tàng … Nhiều buổi biểu diễn xiếc, ballet, nhạc kịch, hòa nhạc đã bị hủy. Tháp Effel nhiều hôm phải đóng cửa, lâu đài Versailles cũng như nhiều bảo tàng giảm thời gian đón khách …

    Lượng du khách quốc tế đến Pháp nói chung và Paris nói riêng cũng giảm sút. Nhiều khách, hoặc vì lo sợ, hoặc do ngành hàng không, đường sắt Pháp hủy chuyến, nên họ cũng phải hủy các tour du lịch, hủy phòng khách sạn. Ông Frank Delvau, đồng chủ tịch nghiệp đoàn của giới chủ trong ngành nhà hàng khách sạn, UMIH, cho biết nếu tỉ lệ đặt phòng khách sạn cuối năm 2018 giảm 13% do nạn Áo Vàng, thì năm nay, tỉ lệ này giảm 30-40%. Xung quanh các nhà ga lớn ở Paris như Gare du Nord, Gare de Lyon, Gare de Montparnasse, tỉ lệ kín phòng của các khách sạn chỉ đạt 50-60% so với tháng 12/2018, vốn khi đó đã bị ảnh hưởng không ít do nạn Áo Vàng.

    Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch do ngại những đợt biểu tình, đình công dai dẳng khiến hình ảnh nước Pháp và Paris không còn đẹp trong mắt du khách nước ngoài, gây bất lợi về lâu dài cho ngành du lịch Pháp, hiện đóng góp tới 7,2% cho GDP của đất nước.






    http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20191227 ... -ph%C3%A1p
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Pháp

Bài viết bởi Ngoc Han »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Các chính sách, điều quan trọng không là sụp đổ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



          

Les politiques, l'important c'est pas la chute ? Virginie Martin

Các chính sách, điều quan trọng không là sụp đổ
(Thinkerview - 02/2020)


:pntfngrri: ... Virginie Martin

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tướng 5 sao đối mặt với bom hạt nhân

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



          

Général 5 étoiles face à la bombe nucléaire ? Bernard Norlain

Tướng 5 sao đối mặt với bom hạt nhân?
(Thinkerview - 03/2020)


:pntfngrri: ... Bernard Norlain

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nội loạn, Gián điệp, COVID-19, Khủng hoảng toàn cầu.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



          

Insurrections, Espions, COVID-19, Crise mondiales. Bernard Squarcini

Nội loạn, Gián điệp, COVID-19,
Khủng hoảng toàn cầu.

(Thinkerview - 15/05/2020)


:pntfngrri: ... Bernard Squarcini
... Intelligence online _ Bernard Squarcini
... L'express _ Bernard Squarcini

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

COVID-19, Khủng hoảng tài chánh, Trung Quốc, Đe dọa cho nước Pháp.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



          

COVID-19, Crise financière, Chine, Menace sur la France. Christian Harbulot

COVID-19, Khủng hoảng tài chánh, Trung Quốc,
Đe dọa cho nước Pháp.

(Thinkerview - 20/05/2020)


:pntfngrri: ... Christian Harbulot
... Ecole de Guerre Economique _ Christian HARBULOT

          
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”