Chuyện rắn Tàu bành trướng

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc: 70 năm giải phóng để được mang gông cùm!

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Trung Quốc:
              
    70 năm giải phóng
    để được mang gông cùm!

    _____________________________
    Phạm Phú Khải _ 04/10/2019





              


    Người biểu tình chống chính quyền đeo mặt nạ ở Hong Kong.

              

    Ngày 1 tháng 10 vừa qua, Bắc Kinh đã long trọng ăn mừng 70 năm hình thành nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sức mạnh võ trang của họ đã được phô trương tối đa trong dịp này, được thiết kế để làm cho Hoa Kỳ run sợ, kể cả hỏa tiễn hạt nhân mới nhất DF-41 có tầm bay 12 đến 15 ngàn cây số, với khả năng đánh phá bất cứ thành phố nào tại Hoa Kỳ [1].

    Theo tạp chí The Economist thì có hai thông điệp được truyền đạt qua cuộc diễn hành đánh dấu 70 năm kỷ niệm này.
    1. Một, Trung Quốc vận dụng hỏa lực mạnh đến mức không một quốc gia nào có thể thách thức nó một cách an toàn.
    2. Hai, Trung Quốc vĩ đại trở lại nhờ có Đảng Cộng sản, mà luôn luôn là một thế lực tốt [2].


    Lịch sử 70 năm qua của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có phải là luôn tốt không?
    Ngày nay tội ác vô hạn của Mao đối với vài chục triệu nhân mạng vào thập niên 1950 và 1960, và cả trong thời chiến đối với phe quốc gia của Tưởng Giới Thạch, là một sự thật không ai có thể chối cãi. Nhưng từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền thay thế Hồ Cẩm Đào, Mao Trạch Đông là biểu tượng lãnh đạo mạnh mẽ ngày càng được ông Tập đề cao sử dụng [3].

    Mục tiêu của ông Tập?
    Để tiếp tục hỗ trợ cung cách cai trị kiểu Mao, nghĩa là cá nhân nắm toàn quyền trong tay thay vì lãnh đạo tập thể mà ông Đặng Tiểu Bình mong muốn. Chắc chắn ông Tập sẽ không đưa nước Trung Quốc trở lại cuộc Cách mạng Văn hóa mà ông Mao đã làm. Điều mà ông Tập muốn là
    • Trung Quốc trở thành một cường quốc trong vùng và thế giới,
    • và quyền lực của đảng là tuyệt đối đối với mọi mặt xã hội,
    • trong đó ông là người đứng đầu mọi cơ chế quyền lực nhất của đảng và nhà nước, một cách vô hạn định.

    Để sử dụng Mao trong chiêu bài này, ông Tập tất nhiên
    • không muốn đề cập đến các tội ác tầy trời của Mao, cũng như của ĐCSTQ trong 70 năm qua.
    • Nghĩa là phải sửa lại lịch sử.
    • Và chỉ chấp nhận một phiên bản lịch sử duy nhất của đảng.




    Vicky Xiuzhong Xu, một ký giả, nghệ sĩ hài độc thoại, và cũng là một nghiên cứu sinh tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, viết bài “Giới trẻ Trung Quốc bị mắc kẹt trong sự sùng bái chủ nghĩa dân tộc” trên tạp chí Foreign Policy nhân kỷ niệm 70 năm này [4]. Theo Xu thì chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc ngày nay đã bị tấn công bởi một nhà nước đầu độc công dân và cộng đồng lưu vong gốc Hoa khắp nơi, dựa trên quan niệm rằng
    • Trung Quốc đã từng là nạn nhân của thực dân và trật tự thế giới hiện nay,
    • và ĐCSTQ là vị cứu tinh duy nhất.

    Xu cho biết 19 năm đầu đời của mình sống và học tại Trung Quốc, ngày đầu tiên cắp sách đến trường ở bậc tiểu học, điều luật đầu tiên dành cho học sinh là yêu nước và yêu đảng.
    • Vì bị nhồi nhét nền giáo dục như thế lâu đời, nên khi tiếp cận với thế giới bên ngoài và biết đến phong trào ly khai tại Hồng Kông, chẳng hạn, Xu cảm thấy sửng sốt và phẫn nộ, và suy nghĩ tại sao họ lại được cho phép có những suy nghĩ như thế.
    • Khi thấy các cuộc biểu tình ủng hộ một Tây Tạng tự do, Xu muốn gào thét lên chửi họ. Trong đầu Xu lúc đó chỉ là chủ nghĩa dân tộc nóng đỏ, sẵn sàng phục vụ quốc gia mình, và điều đó có nghĩa bạo lực và mắng mỏ người khác.

    Xu cho rằng những nhận định quái gỡ nhất mà Xu đã từng thấy đến từ những người hoàn toàn bình thường và tử tế, bởi vì cả đời họ được đào tạo bởi nền giáo dục yêu nước và bị kích động bởi truyền thông nhà nước, do đó tâm trí của họ đã bị trục trặc/ngắn mạch (short circuit) về các vấn đề gây tranh cãi. Khi Xu cùng với Nick Bonyhad viết bài trên nhật báo The Sydney Morning Herald tường trình về cuộc biểu tình mang tính bạo động và hung hăng chống lại phong trào dân chủ cho Hồng Kông tại Sydney, Úc châu vào tháng Tám vừa qua, kể từ đó Xu bị xem là kẻ thù quốc gia trên Internet của Trung Quốc. Các bài viết và công bố trên mạng truyền thông xã hội gọi Xu là
    • phản bội,
      đĩ điếm,
      con chó tôn thờ Tây phương,
    và được truyền đi khắp nơi, từ Úc sang Hoa Kỳ và đến tận thôn quê của Xu tại Trung Quốc. Vô số người Trung Quốc trước đây từng là bạn, bây giờ lên án hành động của Xu, trong khi chỉ một số đếm trên đầu ngón tay ủng hộ.




    Những biến cố lịch sử quan trọng như kỷ niệm 70 hình thành nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại là những dịp mà Đảng Cộng sản Trung Quốc thấy có nhu cầu lớn lao để họ dồn mọi nỗ lực tuyên truyền cho 1,4 tỷ dân của mình cũng như thế giới biết về họ qua phiên bản lịch sử họ uốn nắn. Nhưng sửa đổi và bóp méo lịch sử luôn đưa đến những hệ quả vô cùng tai hại. Vì thế nên The Economist biện luận rằng
    • thay vì ghi nhận những sai lầm của mình trước đây,
      việc ông Tập nói với người dân Trung Quốc của mình rằng ĐCSTQ chưa bao giờ đi sai đường
    • chẳng khác gì châm ngòi cho một chủ nghĩa dân tộc thiếu kiên nhẫn, dễ dàng kích hoạt dù áp lực nhẹ nhất (impatient, hair-trigger nationalism) để leo thang thành chiến tranh,
      bởi vì họ nhìn những lời chỉ trích từ nước ngoài tương đương với sự thù nghịch.





    Tất nhiên không phải chỉ riêng ĐCSTQ mới chủ trương bóp méo lịch sử. Nó là vấn đề con người, thuộc mọi văn hóa sắc tộc chính trị hay tôn giáo. Jeannette Ng nhận định các nhà phê bình Tây phương về chủ nghĩa đế quốc dễ dàng chấp nhận rằng lịch sử của họ cũng bị bóp méo, trong khi chính quyền Trung Quốc luôn chủ trương bẻ cong lịch sử theo chiều hướng của họ [5].

    Jeannette Ng cũng biện luận rằng ĐCSTQ muốn thể hiện chính nó là người thừa kế của một bản sắc Trung Quốc duy nhất, cố định. Nhưng con sông lớn truyền thống Trung Quốc không chảy từ một nguồn, và cũng không thể được bao hàm bởi một người kể chuyện duy nhất. Jeannette Ng kết luận
    • “Tầm nhìn bị thu hẹp của ĐCSTQ không phải là cách duy nhất để nhìn thấy quá khứ của Trung Quốc. Không có một cách duy nhất để là/làm một người Trung Quốc. Văn hóa Trung Quốc không thể bị giảm xuống thành một cách mô tả duy nhất. Như Lão Tử từng nói, đạo mà có thể nói ra được không phải là đạo”.





    Tại sao ĐCSTQ có nhu cầu phải sửa đổi và bóp méo lịch sử? Có rất nhiều nguyên do, mà đã phần nào phân tích ở trên.
    Nhưng còn một lý do chính đáng nữa.
    • ĐCSTQ gọi biến cố năm 1949 là giải phóng, nhưng theo giáo sư Frank Dikötter thuộc ngành nhân văn của đại học Hồng Kông, thì
      • Trung Quốc tự do hơn nhiều trước khi hình thành Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [6].
      Cho nên cuộc giải phóng này thật ra đã đẩy đất nước vào hàng thập kỷ tàn ác và hỗn loạn mang tính Mao-ít.
      • Mặc dầu thay đổi lớn lao trên bề mặt, Trung Quốc không thật sự thay đổi đáng kể gì kể từ năm 1949 cho dầu bao nhiêu cuộc nói chuyện về cải cách và mở cửa.
      • Những hứa hẹn về bình đẳng, công lý và tự do chưa hề được thực hiện.
      • Chế độ này chỉ biết sử dụng cách đối phó chuẩn mực duy nhất đối với bao nhiêu các ước vọng chính trị đa nguyên khác nhau từ khối dân số khổng lồ và đa nguyên là: đàn áp.

      Dikötter nhận định :
      • “Di sản giải phóng
        là một quốc gia vẫn còn trong gông cùm”.



    Quan sát lịch sử Trung Quốc và đối chiếu với lịch sử Việt Nam quả là thú vị. Đến độ chảy nước mắt!




    Tài liệu tham khảo:





    https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu ... 10514.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Biển Đông: Ép Việt Nam, Trung Quốc có nguy cơ bị phản đòn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Biển Đông:

    Ép Việt Nam,
    Trung Quốc có nguy cơ
    bị phản đòn

    _____________________________
    Trọng Nghĩa _ 10-10-2019





              


    Sơ đồ vị trí các lô dầu khí
    của Việt Nam (màu xanh lá) và Trung Quốc (màu xanh dương) tại Biển Đông.
    Có rất nhiều lô chồng lấn lên nhau. AMTI/CSIS

              

    Từ cuối tháng 6 đầu tháng 7 đến nay, Trung Quốc công khai cho tàu xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam dọc theo Biển Đông, vừa sách nhiễu công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam tại vùng Bãi Tư Chính, vừa khảo sát một khu vực ngoài khơi miền nam Trung Bộ mà theo tiết lộ mới nhất trên một tài khoản Twitter, chỉ cách bờ biển Việt Nam 150 km vào hôm 09/10/2019.

    Trong một bài phân tích ngày 08/10/2019 mang tựa đề:
    • “Động lực và rủi ro của việc Trung Quốc gây sức ép trên Việt Nam
      - Drivers and risks of China’s pressure on Vietnam”,
    cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington đã cảnh báo rằng
    • “chiến lược gia tăng sức ép của Trung Quốc đối với Việt Nam hàm chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng cho Bắc Kinh, và nếu đi quá trớn, có thể gây tác động ngược lại”
      vì “các hành vi hù dọa của Bắc Kinh có thể thúc đẩy ASEAN và cộng đồng quốc tế ủng hộ Hà Nội”.


    Trong phần mở đầu bài phân tích, Lucio Blanco Pitlo III, giảng viên tại Trường Khoa Học Xã Hội thuộc Đại Học Ateneo de Manila ở Philippines đã nêu bật việc Trung Quốc đang tăng cường cản trở các hoạt động kinh tế trên biển chính đáng và hợp pháp của các láng giềng, cũng như gây áp lực đối với các công ty nước ngoài, buộc họ ngừng hoạt động thăm dò, không chỉ bên trong đường chín đoạn bị coi là không có giá trị pháp lý, mà cả trong vùng biển tiếp giáp.

    Trước đây Bắc Kinh chỉ phản đối miệng, nhưng ngày nay họ đã tung một lực lượng hải quân, hải cảnh và dân quân biển hùng hậu xuống Biển Đông để áp đặt yêu sách. Và như vậy là Trung Quốc đã gia tăng sức ép với các nước nhỏ hơn mình, nhất là đối với Việt Nam.




    Các lý do thúc đẩy Trung Quốc chĩa mũi dùi vào Việt Nam

    Theo tác giả bài viết, có khá nhiều yếu tố giải thích vì sao Bắc Kinh lại tập trung mũi dùi vào Việt Nam.

    1. Lý do đầu tiên là Trung Quốc giờ đây đã nắm được Philippines, cho nên đã tương đối rảnh tay để đối phó với Việt Nam. Trước đây, trong số những nước có tranh chấp ở Biển Đông, Philippines và Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc phản đối các yêu sách quá trớn của Trung Quốc. Nhưng với việc Manila đang càng lúc càng sẵn sàng đồng khai thác với Bắc Kinh, Trung Quốc đã có thể tập trung đối phó với cản lực còn lại là Hà Nội.
                
    2. Lý do thứ hai liên quan đến tập đoàn dầu hỏa Mỹ ExxonMobil, hiện là đối tác của Việt Nam trong dự án Cá Voi Xanh ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Exxon sắp đưa ra quyết định về việc có nên tiếp tục đầu tư hay không, không riêng gì ở Việt Nam, mà ở nhiều nơi khác trên thế giới, từ Na Uy cho đến Vịnh Mêhicô. Bắc Kinh có lẽ đã muốn gây sự cố để khuyến khích Exxon thoái vốn ra khỏi Việt Nam. Trên vấn đề này, Trung Quốc muốn lập lại kịch bản trước đây, khi sức ép của Trung Quốc đã thành công, buộc được tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha rút đi.
                
    3. Lý do thứ ba là ý đồ tác động đến chuyến thăm Mỹ từng được dự kiến của lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, với hồ sơ Cá Voi Xanh được cho là sẽ hiện diện trong chương trình nghị sự. Đã có nhiều nguồn tin là quan chức thuộc tập đoàn dầu khí PetroVietnam, đối tác của ExxonMobil trong dự án, sẽ tham gia phái đoàn thăm Mỹ.
                
    4. Lý do thứ tư là Việt Nam sắp đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm tới và Hà Nội có thể sẽ sử dụng cơ hội này để thúc đẩy một sự đồng thuận khu vực vững chắc hơn nhằm đẩy lùi các hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
                
    5. Một lý do khác là việc vào năm 2021, đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập. Bắc Kinh có thể muốn chứng minh là Đảng đã thành công trong việc bảo vệ quan điểm được mở rộng về lãnh thổ, quyền hàng hải và an ninh quốc gia.
                
    6. Trung Quốc cũng có thể tính toán rằng Việt Nam sẽ không để tái diễn các cuộc bạo loạn như vào năm 2014 sau khi Bắc Kinh cho cắm một giàn khoan nước sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, vì bạo động có thể khiến các nhà đầu tư sợ hãi vào thời điểm Việt Nam đang thu hút các công ty chạy trốn cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.





    Hành động quá đáng của Trung Quốc có thể bị tác động dội lại

    Tuy nhiên, đối với tác giả bài phân tích, việc Trung Quốc quyết định gửi tàu khảo sát vào vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam hàm chứa nhiều rủi ro to lớn, và nếu đi quá đà, Bắc Kinh có thể bị phản đòn trên nhiều mặt.

    Theo chuyên gia Philippines, hành động của Trung Quốc có thể nâng cao hơn nữa quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi kinh tế trên biển của mình; thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ Exxon để chống lại áp lực của Trung Quốc, và thúc đẩy ASEAN đẩy lùi các nỗ lực của Trung Quốc muốn loại trừ các công ty nước ngoài khác, không cho đầu tư vào các dự án năng lượng ngoài khơi của họ.

    Mặt khác, cho dù phương án của Hà Nội đối phó với Bắc Kinh còn hạn chế, cơ sở pháp lý yếu kém của các yêu sách Trung Quốc vẫn là một lỗ hổng mà Việt Nam có thể khai thác bằng cách đưa vụ việc ra một định chế quốc tế, như Philippines đã làm vào năm 2013.

    Phán quyết trọng tài vô hiệu hóa yêu sách dựa trên chủ quyền lịch sử của Trung Quốc, đã buộc Bắc Kinh phải đưa ra những lập luận mới để biện minh cho các yêu sách chủ quyền đối với bốn nhóm đảo khác nhau ở Biển Đông mà họ gọi là Tứ Sa. Tuy nhiên, do phán quyết của Tòa Trọng Tài đã khẳng định rằng không một thực thể nào ở Trường Sa có đủ điều kiện là hòn đảo có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, và các quyền đó phải dựa trên các đặc điểm riêng lẻ của từng đảo, chứ không thuộc nhóm đảo nói chung, việc Bắc Kinh sử dụng chiêu bài Tứ Sa làm cơ sở để đòi chủ quyền trên vùng biển và tài nguyên cũng sẽ không đứng vững.




    Bắc Kinh không nên dùng biện pháp đe dọa để gây sức ép

    Sự cởi mở của Trung Quốc đối với việc thăm dò và phát triển chung cũng như các biện pháp thiết thực khác ở Biển Đông có thể là cơ hội để thúc đẩy hợp tác và giải tỏa căng thẳng. Nhưng Bắc Kinh không nên dùng sự đe dọa hoặc áp lực để hạn chế lựa chọn của các láng giềng. Phát triển chung có thể tồn tại song song với các dự án hiện có liên quan đến những tác nhân nước ngoài khác. Trung Quốc có thể mua cổ phần của các công ty nước ngoài muốn thoái vốn ra khỏi Biển Đông, nhưng không nên dùng sự ép buộc để có những đề nghị và quyết định thoái vốn như vậy.

    Mặc dù vào lúc này, có vẻ như là Bắc Kinh có thể ngang nhiên đe dọa các nước láng giềng ở Biển Đông mà không bị trừng phạt, nhưng trong thực tế, nếu tiếp tục chiến dịch gây áp lực trên Việt Nam, Bắc Kinh rõ ràng là sẽ gặp rủi ro. Việc thiếu vắng động thái xuống thang và đề nghị hợp tác thực sự từ phía Bắc Kinh, có thể làm cho các nước trong và ngoài khu vực cứng rắn hơn với Trung Quốc, qua đó giúp Hà Nội dễ dàng tổ chức một mặt trận phản công của cả ASEAN lẫn cộng đồng quốc tế.



    http://vi.rfi.fr/viet-nam/20191010-bien ... phan-donok
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

'Cuộc chiến chỉnh sửa' của TQ và Đài Loan trên Wikipedia

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    'Cuộc chiến chỉnh sửa'
              
    của TQ
    và Đài Loan
    trên Wikipedia

    _____________________________
    Carl Miller _ BBC _ 5 tháng 10, 2019



              

    Bản quyền hình ảnhALBERTO BUZZOLA/GETTY IMAGES

              



    • Hỏi Google hoặc Siri: "Đài Loan là gì?"
      Kết quả là: "Một nước", "ở Đông Á".
    Nhưng trước đó vào tháng Chín, kết quả là:
    • một "tỉnh thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".


    Đối với các câu hỏi như vậy, nhiều công cụ tìm kiếm sẽ dẫn đến một địa chỉ: Wikipedia. Và Wikipedia đã thình lình thay đổi.
    • Bản chỉnh sửa đã bị sửa ngược lại,
      nhưng sẽ sớm bị sửa nữa.
      Và sửa nữa.
    Nó trở thành một cuộc chiến tranh biên tập, khiến định nghĩa về Đài Loan liên tục thay đổi chỉ trong một ngày.
    • "Năm nay là một năm rất điên rồ", Jamie Lin, thành viên hội đồng quản trị của Wikimedia Đài Loan thở dài.
      "Rất nhiều biên tập viên Wikipedia Đài Loan đã bị tấn công."





    Cuộc chiến chỉnh sửa
              

    Wikipedia, giống như một trang web, có thể chỉnh sửa.

              
    Bất cứ ai cũng có thể viết hoặc chỉnh sửa các mục trên Wikipedia, và ở hầu hết mọi quốc gia trên trái đất, các cộng đồng "Wikipedians" tồn tại để bảo vệ và đóng góp cho nó. Là bộ sưu tập kiến thức lớn nhất của con người, có sẵn cho mọi người dùng trực tuyến miễn phí, Wikipedia được coi là thành tựu lớn nhất của thời đại kỹ thuật số. Nhưng trong mắt Lin và các đồng nghiệp của cô, nó đang bị tấn công.

    Cuộc chiến chỉnh sửa 'chức danh' của Đài Loan chỉ là một trong những cuộc chiến nổ ra trên khắp các giao diện rộng lớn, đa ngôn ngữ của Wikipedia.
    • Trang biểu tình Hong Kong đã chứng kiến 65 thay đổi trong một ngày - chủ yếu là về cách diễn đạt. Họ là những người biểu tình? Hay là kẻ bạo loạn?
                
    • Mục tiếng Anh về các đảo Senkaku cho biết chúng là "các đảo ở Đông Á", nhưng đầu năm nay, mục tiếng Quan Thoại đã được thay đổi, thêm vào "lãnh thổ của Trung Quốc".
                
    • Các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã được thay đổi trong phần tiếng Quan Thoại, mô tả chúng là "sự kiện ngày 4/6" để "dập tắt các cuộc bạo loạn phản cách mạng".
                
    • Trên phiên bản tiếng Anh, Dalai Lama là một người tị nạn Tây Tạng. Trong mục tiếng Quan Thoại, ông là một người lưu vong Trung Quốc.


    Những khác biệt quan điểm đầy giận giữ nổ ra mọi lúc trên Wikipedia. Nhưng với cô Lin, lần này lại khác.
    • "Đó là sự kiểm soát của Chính phủ [Trung Quốc]", cô tiếp tục. "Điều đó rất khủng khiếp."





    'Giá trị xã hội chủ nghĩa'
              

    Jamie Lin (trái) - là một trong nhiều biên tập viên Wikipedia người Đài Loan lo ngại về những chỉnh sửa liên tục đang diễn ra tại trang bách khoa toàn thư trực tuyến này

              
    Cuộc điều tra của BBC Click đã tìm thấy gần 1.600 chỉnh sửa có chủ đích trên 22 bài báo nhạy cảm về chính trị. Chúng tôi không thể xác minh ai đã thực hiện từng chỉnh sửa này, tại sao hoặc liệu chúng có phản ánh một thực tiễn phổ biến hơn không. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy chúng không nhất thiết là hành vi mang tính tổ chức, cũng không phải ngẫu nhiên.

    Cả giới chức và giới học giả ở Trung Quốc đều bắt đầu kêu gọi
    • chính phủ và công dân của họ chỉnh sửa một cách có hệ thống
      những gì họ cho là những thiên kiến chống Trung Quốc
      sai lệch nghiêm trọng trên Wikipedia.
    Một bài báo có tên Cơ hội và Thách thức của Truyền thông nước ngoài tại Trung Quốc trên Wikipedia đã được xuất bản trên Tạp chí Khoa học Xã hội năm nay. Trong đó, các học giả Li-hao Gan và Bin-Ting Weng lập luận rằng
    • "do ảnh hưởng của truyền thông nước ngoài, các mục trên Wikipedia có một số lượng lớn các từ mang tính định kiến chống lại chính phủ Trung Quốc".

    Họ tiếp tục:
    • "Chúng tôi phải phát triển một chiến lược truyền thông nhắm vào các đối tượng bên ngoài quốc gia, bao gồm không chỉ xây dựng lại một bộ hệ thống diễn ngôn truyền thông nước ngoài, mà còn trau dồi các biên tập viên có ảnh hưởng trên nền tảng wiki."

    Họ kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động.
    • "Trung Quốc cần khẩn trương khuyến khích và đào tạo cư dân mạng Trung Quốc trở thành các nhà lãnh đạo và quản trị viên Wikipedia, [người] có thể tuân thủ các giá trị xã hội chủ nghĩa và thành lập một số nhóm biên tập cốt lõi."





    Thay đổi nhận thức

    Một bài khác được viết bởi Jie Ding, một cán bộ của Tập đoàn Xuất bản Quốc tế Trung Quốc, một tổ chức do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát. Bài này lập luận rằng
    • "đang thiếu một đường hướng và việc duy trì mang tính hệ thống đối với các nội dung về diễn ngôn chính trị của Trung Quốc trên Wikipedia".

    Điều này cũng cho thấy tầm quan trọng của việc
    • "phản ánh tiếng nói và ý kiến của chúng tôi trong trang này, để phản ánh khách quan và trung thực về ảnh hưởng của đường lối và tư tưởng Trung Quốc đối với các quốc gia và lịch sử khác".


    • "Kể chuyện câu truyện của Trung Quốc" là một khái niệm đã có sức hút lớn trong vài năm qua," Lokman Tsui, một trợ lý giáo sư tại Đại học Hong Kong, nói với BBC Click. "Họ nghĩ rằng rất nhiều người nước ngoài có nhận thức sai lầm về Trung Quốc."
    Đối với Tsui, một sự thay đổi quan trọng hiện đang diễn ra khi Trung Quốc huy động hệ thống kiểm soát trực tuyến vượt ra ngoài lãnh thổ, để chống lại mặt với những quan niệm sai lầm đang tồn tại.

    Wikipedia đã đối mặt với vấn đề phá hoại kể từ khi nó mới hình thành. Bạn có thể thấy tất cả các chỉnh sửa được thực hiện, sự phá hoại có thể được khôi phục trong một giây, các trang có thể bị khóa và trang web được canh gác bởi cả bot và biên tập viên.

    Người ta đã cố gắng thao túng Wikipedia ngay từ đầu và những người khác đã nỗ lực để ngăn chặn họ.

              

    Biểu tình Hong Kong là một chủ đề bị chỉnh sửa tới lui liên tục, chủ yếu về cách dùng từ

              

    Tuy nhiên, phần lớn hoạt động mà Lin mô tả không hẳn là phá hoại.
    • Một số - chẳng hạn như chủ quyền của Đài Loan -
      là việc khẳng định một yêu sách về lãnh thổ đang gây tranh cãi -
      • của tôi
        đúng hơn của anh.
    • Một số khác, tinh vi hơn,
      là việc cắt tỉa ngôn ngữ, đặc biệt là trong tiếng Quan Thoại, để thể hiện một quan điểm chính trị.
    • Các cuộc biểu tình ở Hong Kong
      có nên được xem là "chống lại" Trung Quốc?
    • Bạn nên gọi một cộng đồng là "người Đài Loan gốc Hán"
      hay "một nhóm người Hán, có nguồn gốc từ Đài Loan"?

    Lãnh địa ngôn ngữ là nơi các trận chiến diễn ra khốc liệt nhất.





    Chiến lược phối hợp?

    Các cuộc tấn công thường không nhắm vào nội dung của Wikipedia, mà vào cộng đồng những người quản lý, biên tập Wikipedia.
    • "Một số người đã nói với chúng tôi rằng thông tin cá nhân của họ đã bị phá, bởi vì họ có những quan điểm khác", Lin nói.

    Cũng có những lời đe dọa giết nhắm vào những người biên tập Wikipedian ở Đài Loan. Một lời đe dọa, trên kênh Wikimedia Telegram, nói
    • "cảnh sát sẽ tận hưởng bản báo cáo pháp y của bọn bay"
    . Và các cuộc bầu cử cho các vị trí quản trị viên trên Wikipedia, những người nắm giữ quyền lực lớn hơn, cũng bị chia rẽ do các quan điểm địa chính trị.

    Thường không thể quy kết hoạt động này là do nhà nước,
    và cũng không thể chứng minh được có bất cứ mối liên hệ nào giữa bất kỳ chỉnh sửa nào và chính phủ Trung Quốc.
    • "Hoàn toàn có thể hiểu được", Tsui tiếp tục, "rằng những người từ cộng đồng người Hoa, người Trung Quốc yêu nước, đang chỉnh sửa các mục Wikipedia này."
      Nhưng nói như vậy là đã bỏ qua chiến lược phối hợp lớn hơn mà chính phủ đã thành lập để thao túng các nền tảng này. "


              

    Có các tranh luận rằng những thay đổi nhỏ trên Wikipedia có thể dẫn tới các thay đổi về nhận thức của người đọc

              

    Nhưng ngay cả khi không quy kết, các chỉnh sửa vẫn xảy ra trong bối cảnh mà một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đã tăng cường các nỗ lực nhằm thao túng một cách có hệ thống các trang mạng. Họ đã làm như vậy trên Twitter và Facebook, và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã cảnh báo về các chương trình tuyên truyền trực tuyến được nhà nước hậu thuẫn.

    So với hầu hết các trang mạng khác, Wikipedia là một mục tiêu hấp dẫn, thậm chí rõ ràng.
    • "Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên", Heather Ford, một giảng viên cao cấp về văn hóa kỹ thuật số tại Đại học New South Wales, người có nghiên cứu tập trung vào chỉnh sửa chính trị của Wikipedia.
      Tôi ngạc nhiên khi nó thực sự kéo dài như vậy. Đây là nguồn thông tin ưu tiên
      • các kiến thức thực tế
        và kiến thức về thế giới. "

    Tất nhiên, mọi quốc gia đều quan tâm đến danh tiếng của mình.
    • "Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và đang làm những gì mà bất kỳ quốc gia nào khác trong tình trạng này sẽ làm", Shirley Ze Yu, một học giả tại LSE, nói.
      "Ngày nay, Trung Quốc nợ thế giới một câu chuyện về Trung Quốc do chính Trung Quốc kể ra và từ quan điểm của Trung Quốc. Tôi nghĩ đó không chỉ là đặc quyền của Trung Quốc, mà thực sự là một trách nhiệm".


    Đài Loan đang mắc kẹt trong một cuộc chiến chuyển tải thông điệp với Trung Quốc, với những quan điểm địa chính trị của riêng Đài Loan, và nhiều trong số các ngộ nhận có thể là chân thành, ít nhất là trong mắt những người chỉnh sửa chúng.

    Thế nên việc này trở thành việc kể câu chuyện của Trung Quốc, hoặc một chiến dịch tuyên truyền trực tuyến?
    Ít nhất là trên Wikipedia, câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn có quan điểm như thế nào về việc internet dùng để làm gì. Hiện các quan điểm đó đang rất khác nhau:
    • có triết lý rằng đó là kiến thức mở, nguồn mở,
      hoặc rằng đó là cộng đồng do tình nguyện viên lãnh đạo.

    Nhưng giờ đây nó có thể phải đối mặt với một thế lực khác:
    • quyền lực trực tuyến ngày càng tăng của các quốc gia
    mà tranh cãi để chỉ ra sự thật về địa chính trị hiện đang lan rộng đến cả những nơi như Wikipedia và đã phát triển quá lớn, quá quan trọng, để họ có thể bỏ qua.



    * Chúng tôi đã liên lạc với Đại sứ quán Trung Quốc đề nghị bình luận về việc này nhưng không nhận được hồi âm.





    https://www.bbc.com/vietnamese/world-49943354
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ứng dụng tuyên truyền của TQ theo dõi hành vi người dùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Ứng dụng tuyên truyền của TQ
              
    theo dõi
    hành vi người dùng

    _____________________________
    BBC _ 15 tháng 10 2019



              


    Ứng dụng này chia sẻ những thông tin tuyên truyền chính thức của chính quyền Trung Quốc.

              

    Báo cáo cho thấy, "Study the Great Nation"- một ứng dụng trên điện thoại được Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền chính sách
              
    - có khả năng theo dõi được hành vi của hơn 100 triệu công dân nước này.

              
    Cụ thể, các chuyên gia của công ty an ninh mạng Cure 53 của Đức nói rằng, thông qua việc phân tích ứng dụng nói trên, họ đã tìm thấy các yếu tố ẩn trong phần mềm, có thể theo dõi việc sử dụng và sao chép dữ liệu người dùng.
    • Ứng dụng này cho phép chính quyền có khả năng truy cập vào điện thoại như kiểu "siêu người dùng (superuser)" - công ty bảo mật này cho biết.

    Superuser là dạng người dùng đặc biệt được sử dụng để quản trị hệ thống, có thể toàn quyền làm bất cứ điều gì trên thiết bị, gồm
    • theo dõi vị trí,
      kích hoạt ghi âm,
      tải phần mềm,
      sửa chữa nội dung tập tin
      hoặc thay người dùng gọi một số điện thoại bất kỳ.



    Chính phủ Trung Quốc phủ nhận việc ứng dụng này có các chức năng giám sát như những gì mà các nhà điều tra mạng liệt kê.

    Ứng dụng "Study the Great Nation" được phát hành hồi tháng 2 và trở thành ứng dụng miễn phí được tải xuống và cài đặt nhiều nhất ở Trung Quốc.

              


    Communist Party members are encouraged to use the app extensively

              




    Bắt buộc sử dụng

    "Study the Great Nation"
    • cung cấp tin tức và hình ảnh chính thức,
      khuyến khích người dùng kiếm điểm
      • bằng cách đọc các bài viết
        và bình luận về chúng,
        cũng như trả lời các câu hỏi về Trung Quốc và nhà lãnh đạo nước này, ông Tập Cận Bình.
    • Việc sử dụng ứng dụng này là bắt buộc với các quan chức và đảng viên;
      thậm chí còn gắn với chính sách về tiền lương ở một số cơ quan.

      Bắt đầu từ tháng này, thông qua ứng dụng trên, các nhà báo sẽ nhận được bài kiểm tra về cuộc đời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
      Họ phải hoàn thành nó rồi mới được cấp thẻ báo chí đặng làm nghề.


    Công ty an ninh mạng Cure 53 của Đức - đại diện cho Quỹ công nghệ mở (Open Technology Fund - OTF), dự án đang tiến hành các chiến dịch liên quan đến vấn đề nhân quyền - đã phân tích phiên bản Android của ứng dụng trên và cho biết họ tìm thấy nhiều tính năng ẩn. Trong báo cáo, Cure 53 cho biết,
    • "Studuy the Great Nation" có khả năng "ghi lại nhật ký hoạt động".
    Tường trình của Cure 53 cũng cho biết
    • "điều rõ ràng và không thể phủ nhận rằng, ứng dụng được kiểm tra
      • có khả năng thu thập
        và quản lý một lượng lớn dữ liệu rất cụ thể."
    Ứng dụng này cũng mã hóa yếu một số chức năng như mail và xác thực sinh trắc học. Điều này tạo điều kiện cho cơ quan chức trách dễ dàng có được toàn bộ thông tin lưu trữ trên ứng dụng.
    • "Ứng dụng này có chứa những mã (code), có thể thực thi các lệnh superuser," báo cáo cho biết.


    Báo Washington Post dẫn lời Adam Lynn, Giám đốc nghiên cứu của Quỹ Công nghệ mở, nói rằng:
    • "Rất, rất hiếm khi có chuyện một ứng dụng lại yêu cầu truy cập vào thiết bị ở mức độ như vậy và không có lý do gì để [ứng dụng đó] có thể nhận được quyền [superuser] đó trừ khi họ đang làm một chuyện gì đó mờ ám."

    Cure 53 cho biết,
    • "không có bằng chứng" cho thấy quyền truy cập này đang được sử dụng,
    nhưng công ty này cũng cho biết là
    • họ không rõ lý do tại sao một ứng dụng về giáo dục lại cần đến quyền truy cập ở mức độ như vậy vào điện thoại của người dùng.



    Chính phủ Trung Quốc phủ nhận việc ứng dụng này hoạt động theo cách như Cure 53 mô tả. Họ khẳng định với tờ Washington Post rằng, nhóm xây dựng nên "Study the Great Nation" nói rằng, ứng dụng này "không có những chuyện" như những gì mà Cure 53 nói.






    Đại sứ quán Trung Quốc tại London (Anh) không hồi đáp yêu cầu của BBC bình luận về tường trình nói trên của Cure 53.


    https://www.bbc.com/vietnamese/world-50051966
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hãy thận trọng với các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc!

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hãy thận trọng
    với các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc!

    _____________________________
    Mai Vân _ 23-10-2019



              


    Ngày 20/06/2010, Tập Cận Bình (lúc đó là phó chủ tịch nước)
    khai trương Học Viện Y Học Khổng Tử đầu tiên của Trung Quốc
    tại đại học RMIT, Melbourne, Úc. AFP PHOTO/William WEST

              


    Vào lúc mà các hành động của Trung Quốc để buộc các cá nhân hay tập thể nước ngoài phải ép mình theo quan điểm của Bắc Kinh ngày càng lộ liễu, điều được nhật báo Anh Financial Times gọi là « chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc đang bành trướng ra bên ngoài biên giới », tạp chí Mỹ Foreign Policy ngày 15/10/2019 đã nêu bật trường hợp cụ thể của các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc được cắm vào trong các trường đại học Phương Tây. Bài phân tích mang tựa đề không thể rõ ràng hơn :
    • « Tuyên truyền của Trung Quốc không có chỗ đứng trong khuôn viên trường đại học ».


    Đối với tác giả là Andreas Fulda, thuộc Viện Nghiên Cứu Châu Á của Đại học Nottingham tại Anh Quốc, vấn đề đã nghiêm trọng đến mức mà Nhà nước phải can thiệp vào vấn đề hợp tác giữa các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc với các trường đại học của nước mình, chứ không thể để cho các đại học tự xử lý.




    Đà bành trướng của các Học Viện Khổng Tử đang bị khựng lại

    Ghi nhận đầu tiên của nhà nghiên cứu Fulda là trong 15 năm gần đây, với đà bành trướng ngày càng mạnh của các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc, một vấn đề đã luôn luôn được gợi lên :
    • Vai trò của các Học Viện Khổng Tử, do Nhà nước Trung Quốc tài trợ và điều hành,
      trong việc mở rộng quyền kiểm duyệt của Bắc Kinh trên các trường đại học phương Tây.

    Kể từ năm 2004, đã có
    • khoảng 550 Học Viện Khổng Tử đã được mở ra trên toàn thế giới,
      với gần 100 ở Mỹ
      và 29 ở Vương Quốc Anh.
    Tuy nhiên, trong những năm gần đây, giới lãnh đạo các trường đại học trên khắp thế giới đã bớt nhiệt tình hẳn đối với việc đón nhận các Học Viện Khổng Tử. Bên cạnh đó, số lượng các viện này bị đóng cửa ngày càng tăng.

    Theo tác giả bài phân tích, có hai nguyên nhân giải thích hiện tượng khựng lại kể trên.
    • Một là phản ứng địa chính trị ngày càng tăng chống lại một đảng Cộng Sản Trung Quốc càng lúc càng độc đoán dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình
    • và hai là chính các Học Viện Khổng Tở cũng phải chịu làn sóng đàn áp chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc tương tự như mọi định chế khác của Trung Quốc, kể cả khi ở ngoài nước.





    Vai trò quảng bá tư tưởng, đường lối của Bắc Kinh

    Đối với ông Fulda, các Học Viện Khổng Tử trong các trường đại học phương Tây đóng một vai trò kép, vừa là một cơ quan văn hóa, vừa là một tổ chức chính trị.

    Các Học Viện Khổng Tử đã bị chỉ trích vì liên tục đi chệch ra ngoài nhiệm vụ chính được tuyên bố công khai của họ là giúp đào tạo tiếng Quan Thoại, để lao vào lãnh vực tư tưởng và ý thức hệ.

    Đã có những bằng chứng cho thấy là các tài liệu học tập của Viện
    • đã bóp méo lịch sử Trung Quốc đương đại
      và ém nhẹm các thảm họa nhân đạo do đảng Cộng Sản gây ra như cuộc Đại Nhảy Vọt (1958-1961)
      và Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976).

    Tại các sự kiện của Học Viện Khổng Tử, các vấn đề nhạy cảm như Đài Loan, Tây Tạng và Thiên An Môn cũng không thể được thảo luận công khai. Ví dụ như vào năm 2014, một hội nghị tại Braga, Bồ Đào Nha, với sự đồng tài trợ của cả trụ sở trung ương của Học Viện Khổng Tử lẫn Hiệp Hội Tưởng Kinh Quốc vì Trao Đổi Học Giả Quốc Tế có trụ sở tại Đài Loan, đã bị bà Hứa Lâm (Xu Lin), lãnh đạo Học Viện Khổng Tử làm gián đoạn một cách thô bạo.

    Và căn cứ theo các điều kiện của chỉ thị gọi là « Bảy Điều Không Được Nói », thì khi ở nước ngoài, các cán bộ giáo dục Trung Quốc bị cấm không được nói về
    1. các giá trị phổ quát,
    2. quyền tự do ngôn luận,
    3. xã hội dân sự,
    4. dân quyền,
    5. các lỗi lầm lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc,
    6. giới tư sản của chế độ
    7. và quyền độc lập của tư pháp.


    Bài viết của tạp chí Foreign Policy còn ghi nhận là ngay cả giới nghiên cứu Trung Quốc cũng đang tự kiểm duyệt.

    • Một cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy rằng trước chế độ kiểm duyệt ngày càng tăng của đảng Cộng Sản Trung Quốc, giới nghiên cứu đã sử dụng một số chiến thuật ứng phó.
      • Gần một nửa - khoảng 48% - số người được hỏi đã thích nghi cách họ mô tả dự án để tiếp tục thực hiện,
      • 25% thay đổi trọng tâm của dự án và
      • 15% đã ngừng dự án vì lo ngại về tính chất nhạy cảm - hoặc tính chất khả thi -
        vì khả năng không được phép tham khảo các tài liệu lưu trữ ở Trung Quốc làm cho nhiều dự án không thể thực hiện được.


    Theo nhà nghiên cứu Fulda, các Học Viện Khổng Tử còn mang đến một yếu tố khác : Hy vọng được tài trợ và nỗi lo sợ bị mất nguồn tài chánh.




    Tranh chấp với đại học tại chỗ :
    ví dụ đại học Lyon tại Pháp.


    Khi thảo luận về vai trò gây tranh cãi không kém của các hiệp hội sinh viên Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với các đại sứ quán Trung Quốc, học giả người Anh Martin Thorley gần đây đã dùng thuật ngữ
    • « mạng lưới tiềm ẩn »
      để chỉ các công cụ mà Nhà nước Trung Quốc dùng để gây áp lực ra bên ngoài.

    Các tổ chức trong mạng lưới đó không nhất thiết bị đảng Cộng Sản Trung Quốc kiểm soát trực tiếp trong các công việc hàng ngày của họ, nhưng họ phụ thuộc vào sự bảo trợ của Đảng và do đó, chịu sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Số phận của Học Viện Khổng Tử Lyon (LCI), đặt tại trưởng Đại Học Lyon ở miền đông nam nước Pháp nêu bật nguy cơ mà các Học Viện Khổng Tử trong tư cách là mạng lưới tiềm ẩn gây ra.

    Vào mùa thu năm 2012, viên giám đốc được Bắc Kinh cử qua phụ trách Học Viện Khổng Tử Lyon đã đòi áp dụng tại viện này một chương trình giảng dạy theo kiểu Trung Quốc. Tranh chấp đã nổ ra với phía lãnh đạo người Pháp. Khi chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Học Viện Lyon là ông Gregory Lee thành công trong việc chống lại chương trình theo kiểu Trung Quốc mà giám đốc học viện người Trung Quốc muốn áp đặt, quan hệ giữa Đại Học Lyon với Hán Biện (Hanban), trụ sở trung ương của các Học Viện Khổng Tử ở Bắc Kinh, đã xấu hẳn đi, với kết quả là Học Viện Khổng Tử Lyon đã bị đóng cửa.

    Đối với ông Fulda, bất kỳ trường đại học nào khác trên thế giới hiện đang hợp tác với các Học viện Khổng Tử, trong tương lai đều có thể chia sẻ số phận của Lyon.




    Chính quyền sở tại nên can thiệp

    Tất cả điều này chỉ ra một sự thật quan trọng :
    • Quyết định tổ chức các Học viện Khổng Tử trong các trường đại học
      phải do Nhà nước đưa ra.

    Theo ông Fulda, trừ phi họ sẵn sàng chấp nhận sự kìm kẹp của đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với các tổ chức của chính họ, các chính phủ trên toàn thế giới nên
              
    cấm các Học Viện Khổng Tử hoạt động trong các khuôn viên trường đại học.

              
    Đây không phải là một kiểu chống cộng cực đoan,
    • mà là một biện pháp bảo vệ quyền tự chủ học thuật và tự do ngôn luận,
    • chống lại việc đảng Cộng Sản Trung Quốc dùng tiền làm sức mạnh để khống chế các đại học.

    Sự can thiệp của Nhà nước như vậy cũng sẽ cung cấp vỏ bọc cần thiết giúp các trường đại học chấm dứt các thỏa thuận hợp tác hiện có với các Học Viện Khổng Tử mà không bị buộc tội bài xích Trung Quốc.

    Ông Fulda cũng đưa ra một giải pháp là bên ngoài các trường đại học, các Học Viện Khổng Tử hoàn toàn có thể đăng ký hoạt động như bất kỳ một tổ chức văn hóa nào khác hoạt động ở nước ngoài. Đây là chính là cách các tổ chức văn hóa phương Tây như Viện Goethe của Đức, British Council của Anh và Viện Văn Hóa Pháp hoạt động trên toàn cầu..

    Và nếu thấy rằng Trung Quốc quan trọng, vì lý do an ninh quốc gia hay xã hội và văn hóa, các nước phương Tây cần đầu tư đúng mực, bù đắp cho việc mất doanh thu hạn chế bằng cách tài trợ đầy đủ cho ngành học tiếng Hoa và nghiên cứu Trung Quốc đương đại.

    • Các nhà giáo dục phương Tây vẫn có trách nhiệm chủ động thu hút các sinh viên và học giả Trung Quốc với tư cách cá nhân và đi đầu trong việc giới thiệu sinh viên của mình qua học tại Trung Quốc,
    • thay vì để cho đảng Cộng Sản Trung Quốc và các cơ quan ngoại vi của họ độc quyền thao túng.





    http://vi.rfi.fr/chau-a/20191023-hay-th ... trung-quoc
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc hung hăng tìm cách chiếm đoạt công nghệ Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Trung Quốc hung hăng
    tìm cách chiếm đoạt công nghệ Pháp

    _____________________________
    Thụy My _ 01-11-2019



              


    Một tàu ngầm nguyên tử trang bị hỏa tiễn đạn đạo của Pháp, vũ khí công nghệ mà Trung Quốc rất thèm muốn.

              




    Nhân chuyến công du của tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh và Thượng Hải tuần tới, Le Figaro có bài phỏng vấn nhà báo Antoine Izambard của tạp chí Challenge, tác giả cuốn sách « Pháp-Trung Quốc, mối liên hệ nguy hiểm ». Ông Izambard khẳng định :
              
    « Trung Quốc là quốc gia hung hăng nhất với các doanh nghiệp của chúng ta (Pháp) ».

              




    Gián điệp, con đường nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách công nghệ

    • Tin tặc,
      các biện pháp gián điệp truyền thống,
      mua lại công ty,
      tài trợ cho các trung tâm nghiên cứu…
    Bắc Kinh liên tục tấn công vào lãnh thổ Pháp với mục đích chiếm lĩnh ngôi vị hàng đầu về công nghệ trên thế giới mà Hoa Kỳ đang giữ, mà gần đây nhất tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) đã khiến tình báo Pháp phải chú ý.

    Theo nhà báo Antoine Izambard, trong chuyến đi này hai nguyên thủ Pháp-Trung Quốc sẽ cố gắng có cùng tiếng nói trong những chủ đề lớn như khí hậu hay chiến tranh thương mại, nhiều hợp đồng kinh tế sẽ được ký kết. Còn lại thì không nên chờ đợi nhiều. Hồi tháng Ba khi ông Tập Cận Bình đến Pháp, tổng thống Macron đã mời thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cùng tiếp khách, để chứng tỏ một Liên Hiệp Châu Âu đoàn kết trước Trung Quốc. Nhưng lần này ông Macron sẽ tỏ ra hòa dịu hơn.

    Trả lời câu hỏi, phải chăng sức mạnh của Trung Quốc dựa trên gián điệp, ông Izambard cho rằng chưa hẳn thế. Từ thập niên 70, GDP của Trung Quốc cứ mỗi bảy năm lại tăng gấp đôi, và với chiến lược « Made in China 2025 », những lãnh vực chủ chốt như
    • tự động hóa,
      hàng không,
      công nghệ sinh học
    sẽ được sản xuất trong nước 70%. Tuy nhiên cũng không sai khi nói gián điệp đóng góp phần nào trong việc nhanh chóng rút ngắn khoảng cách. Nhiều tổ chức và doanh nghiệp Pháp đã là nạn nhân của tin tặc Trung Quốc, theo một báo cáo của cơ quan quốc phòng và an ninh quốc gia (SGDSN).




    Những vụ kết hôn dị chủng ở thành phố tàu ngầm nguyên tử Pháp

    • Trong những năm gần đây, tình báo Pháp đã phát hiện nhiều trường hợp gián điệp ở các tập đoàn lớn nhất của Pháp (CAC 40), và cả các công ty vừa và nhỏ, các start-up.
    • Mặt khác, SGDSN ghi nhận số lượng kết hôn tăng rất cao giữa các quân nhân Pháp và phụ nữ Trung Quốc ở Brest. Thành phố có căn cứ tàu ngầm nguyên tử (SNLE) này dần dà trở thành nơi ưa thích của gián điệp người Hoa.
    • Năm 2016, tập đoàn Weidong Cloud Education (Vĩ Đông Vân Giáo Dục), đứng hàng đầu về dạy học qua internet ở Trung Quốc, đã mua lại Demos, một trong các doanh nghiệp chủ chốt của Pháp trong việc đào tạo chuyên tu và luyện thi vào các trường quân sự.


    Các cơ quan tình báo Pháp tỏ ra cảnh giác, nhờ đó Nhà nước đã ngăn một chi nhánh Trung Quốc góp vốn vào Alcatel Submarine Networks (ASN), công ty chiến lược chuyên sản xuất cáp ngầm dưới đáy biển dùng làm đường truyền internet. Tuy nhiên thường là những tính toán chính trị chiến thắng, các nhà lãnh đạo lo ngại bị trả đũa về kinh tế và ngoại giao. Nghị định Montebourg năm 2014 về các dự án đầu tư nhạy cảm chưa bao giờ được áp dụng.




    Chính khách Pháp và mạng lưới vận động hành lang cho Bắc Kinh

    Bên cạnh đó, có hẳn một mạng lưới lobby rất mạnh cho Bắc Kinh.
    • Một số chính khách Pháp như cựu thủ tướng Jean-Pierre Raffarin có chân trong những tổ chức công cũng như tư,
    • cựu ngoại trưởng Laurent Fabius đã cực lực ủng hộ tỉ phú Mã Vân (Jack Ma, chủ nhân Alibaba) lập cơ sở hậu cần tại Pháp, dù nhiều người trong chính quyền Pháp phản đối.
    • Cédric Villani (người cùng đoạt giải toán học với giáo sư Ngô Bảo Châu), ứng cử viên chức đô trưởng Paris cũng rất ủng hộ Hoa Vi. Ông này làm chủ tịch quỹ đóng góp cho Viện Henri-Poincaré, trong đó Hoa Vi là một trong những nhà tài trợ chính.


    Riêng về Hoa Vi, cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy tập đoàn này đánh cắp dữ liệu chuyển về cho nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên công ty này có chế độ cổ phần rất mập mờ, và có mối quan hệ rất rõ với chế độ Bắc Kinh. Hơn nữa việc giao phó phần lớn mạng lưới viễn thông cho tập đoàn này chứa đựng nhiều rủi ro. Thay vì đối đầu như Mỹ, Pháp chọn cách tăng cường sức mạnh cho cơ quan an ninh mạng (ANSSI) để giám sát.

    Đặc biệt việc Hoa Vi dòm ngó các cơ sở công nghiệp và đại học Pháp khiến Paris rất lo ngại. Những năm gần đây tập đoàn Trung Quốc đã ký kết hợp tác với các phòng thí nghiệm và cơ quan nghiên cứu.
    • Nhà nước Pháp đã cấm hợp tác trong lãnh vực nhạy cảm là 5G,
      và nhìn chung, rất lo Hoa Vi tìm cách cuỗm các kết quả nghiên cứu của Pháp thông qua các quan hệ đối tác bất bình đẳng.







    http://vi.rfi.fr/chau-a/20191101-trung- ... -nghe-phap
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Trung Quốc
    biến nguồn nước thành vũ khí,
    gây thêm hạn hán ở châu Á

    _____________________________
    Mai Vân _ 06-11-2019



              


    Ảnh minh họa : Đập Xayaburi, dài 820 mét do Trung Quốc xây trên sông Mêkông tại Lào.

              




    Các hành vi bức hiếp láng giềng của Bắc Kinh không chỉ được thấy trên các vùng biển bao quanh Trung Quốc, mà còn thể hiện trên đất liền, với việc khống chế nguồn nước của các con sông tỏa ra khắp khu vực.

    Trong bài phân tích
    • “Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á
      - China is weaponizing water and worsening droughts in Asia”,
    công bố ngày 28/10/2019 vừa qua trên tờ báo Nhật Bản Nikkei Asian Review, giáo sư Ấn Độ Brahma Chellaney đã vạch trần thủ đoạn của Trung Quốc,
    • lợi dụng vị trí đầu nguồn các con sông chảy qua các nước khác,
    • ồ ạt xây đập để biến nguồn nước thành công cụ gây sức ép chính trị,
    • với hệ quả là làm cho nạn hạn hán ở châu Á thêm nghiêm trọng.


    Bài phân tích trước hết nêu bật sự kiện châu Á,
    • lục địa khô hạn nhất thế giới tính theo đầu người,
      hiện là trung tâm xây đập của thế giới, tập hợp hơn một nửa trên tổng số 50.000 con đập lớn của hành tinh.
    Hoạt động quá mức của các con đập đã làm gay gắt thêm tranh chấp khu vực và quốc tế về nguồn lợi đến từ các con sông chung của nhiều nước.




    Thế thượng phong tự nhiên của Trung Quốc

    Theo chuyên gia Chellaney, Trung Quốc nằm ở trung tâm bản đồ về nguồn nước của châu Á.
    • Nhờ chiếm được vùng cao nguyên Tây Tạng giàu nguồn nước và vùng Tân Cương rộng lớn,
      Trung Quốc trở thành thượng nguồn các con sông chảy xuống 18 quốc gia vùng hạ lưu.
    Không một nước nào trên thế giới là đầu nguồn nước của nhiều quốc gia như thế.

    Khi xây dựng đập, hay những cấu trúc khác làm thay đổi dòng nước ở vùng biên giới, Trung Quốc thiết lập như thế những cấu trúc lớn ở thượng nguồn, trang bị cho mình khả năng sử dụng nước như vũ khí.

    Ví dụ rõ nhất được tác giả nêu lên là sông Mêkông. Mùa hè vừa qua, mực nước của dòng sông có giá trị sống còn cho vùng Đông Nam Á này, dài 4.880 cây số, đã xuống mức thấp nhất từ hơn 100 năm qua, cho dù mùa mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng cuối tháng 9. Sau khi hoàn tất 11 con đập khổng lồ, Trung Quốc lại xây thêm một loạt đập nữa ở thượng nguồn dòng sông. Bắc Kinh cũng xây đập trên những con sông xuyên quốc gia khác.




    Rủi ro đến từ các con đập

    Giáo sư Chellaney nhìn thấy việc xây dựng đập thủy điện cũng khuấy động quan hệ ở nơi khác ở châu Á.

    Tranh chấp ở Kashmir vùng Nam Á, hay ở Ferghana Valley, khu vực Trung Á, liên quan đến vấn đề nguồn nước cũng như lãnh thổ. Tại nhiều nơi ở châu Á các quốc gia đều tìm cách kiểm soát tài nguyên của những con sông chung bằng cách xây dựng đập, cho dù vẫn đòi hỏi sự minh bạch và thông tin về các đề án của các láng giềng.

    Hạn hán nghiêm trọng đã xẩy ra ở nhiều vùng rộng lớn, từ Úc cho đến bán đảo Ấn Độ. Tình trạng này đã phơi bày các rủi ro trong việc tập trung vào giải pháp đập, làm tăng thêm nguy cơ thiếu hụt nước sử dụng.

    Những vùng đông dân cư ở châu Á đã đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nước. Việc tranh nhau xây đập cũng gây ra thêm căng thẳng có thể đi đến xung đột.

    • Ở phương Tây, các công trình xây đập khổng lồ không còn được tiến hành nữa.
    • Tại các quốc gia dân chủ lớn ở châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, việc xây đập lớn cũng giảm đi do các phong trào phản đối của người dân.
    • Tại các nước độc đoán thì khác


    Chính việc xây đập ở các nước không dân chủ đã biến châu Á thành tụ điểm của việc xây đập. Và Trung Quốc đứng đầu thế giới trong lãnh vực này ở trong nước cũng như ngoài nước.

    Bắc Kinh luôn luôn bị tham vọng xây đập ngày càng lớn, càng sâu, càng dài, càng cao hơn ám ảnh. Và như vậy, Trung Quốc đã hoàn tất đập lớn nhất thế giới Tam Hiệp, công trình được khoe là kiến trúc vĩ đại nhất trong lịch sử từ sau Vạn Lý Trường Thành…

    Trong kế hoạch xây dựng đập mới, có công trình trên con sông cao nhất thế giới, Brahmaputra. Đập dự kiến nằm gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ được canh phòng cẩn mật. Công xuất điện sản xuất gần gấp đôi của đạp Tam Hiệp, mà bồn chứa dài hơn là hồ lớn nhất của Great Lakes, Bắc Mỹ.

    Một số quốc gia Đông Nam Á cũng có đề án xây đập, do công ty Trung Quốc tài trợ và xây dựng, như ở Lào và Miến Điện, để xuất khẩu điện sang Trung Quốc.

    Bài viết ghi nhận là Trung Quốc cũng không mấy tỏ ra áy náy trong việc xây đập tại những nơi tranh chấp, như ở vùng Kashmir ở Pakistan, hay vùng sắc tộc thiểu số miền bắc Miến Điện.

    Từ khi Trung Quốc xây một loạt đập to lớn trên sông Mêkông, hạn hán trở nên thường xuyên hơn ở các nước hạ lưu. Và điều đó đã khuấy động quan hệ với các nước khác, vì Bắc Kinh không chấp nhận nguyên nhân đến từ đập của mình.




    Giải pháp cứu vãng tình hình ?

    Trong thực tế, Trung Quốc đã tìm cách đóng vai kẻ cứu tinh, hứa sẽ xả thêm nước từ các con đập xuống cho các quốc gia bị hạn hán. Nhưng đề nghị này chỉ nêu bật tình trạng phụ thuộc hoàn toàn mới của các nước hạ nguồn vào thiện chí của Trung Quốc - một sự phụ thuộc được đặt ra ngày càng sâu sắc khi Trung Quốc xây dựng thêm những con đập khổng lồ trên sông Mêkông.

    Với những tai họa về nước ngày càng tồi tệ trên khắp châu Á, lục địa này phải đối mặt với sự lựa chọn rõ ràng
    • - đi theo con đường hiện tại, điều này chỉ có thể dẫn đến suy thoái môi trường nhiều hơn và thậm chí là chiến tranh nước,
    • hoặc thay đổi cơ bản bằng cách bắt đầu con đường hợp tác dựa trên quy tắc.


    Con đường thứ hai không chỉ đòi hỏi sự chia sẻ nước và lưu lượng dữ liệu thủy văn miễn phí mà còn đòi hỏi quản lý hiệu quả hơn việc tiêu thụ nước, tăng sử dụng nước tái chế và khử muối, và các nỗ lực bảo tồn và thích ứng.

    Không thể làm được điều này nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc, cho đến nay vẫn từ chối tham gia vào các thỏa thuận chia sẻ nguồn nước với bất kỳ nước láng giềng nào.

    Nếu Trung Quốc không từ bỏ cách tiếp cận hiện tại, triển vọng cho một trật tự dựa trên quy tắc ở châu Á có thể bị xóa bỏ vĩnh viễn. Do đó, theo ông Chellaney, việc kéo được Trung Quốc vào cuộc đã trở nên thiết yếu trong việc quản lý nguồn nước vì hòa bình ở châu Á.





    http://vi.rfi.fr/chau-a/20191106-trung- ... n-o-chau-a
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đài Loan cảnh báo có thể bị tấn công nếu kinh tế Trung Quốc sa sút

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Đài Loan cảnh báo
    có thể bị tấn công nếu kinh tế Trung Quốc sa sút

    _____________________________
    Thụy My _ 07-11-2019



              


    Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu)
    trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại Đài Bắc, ngày 06/11/2019 - REUTERS/Fabian Hamacher

              




    • Bắc Kinh có thể gây chiến với Đài Loan để làm giảm áp lực trong nước
      nếu thương chiến Mỹ-Trung làm kinh tế Trung Quốc đi xuống, đe dọa tính chính danh của đảng Cộng Sản.
    Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) hôm nay 07/11/2019 cảnh báo như trên.

    Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Ngô Chiêu Tiếp lưu ý rằng tình hình kinh tế Trung Quốc đang sa sút do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, với mức độ tăng trưởng chậm nhất kể từ gần 30 năm qua.

    Theo ngoại trưởng Đài Loan, nếu bất ổn chính trị, hay kinh tế chậm lại trở thành vấn đề trầm trọng đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, thì Đài Bắc lại cần phải nâng cao cảnh giác. Nhà cầm quyền Trung Quốc có thể gây sự để hướng sự chú ý ra bên ngoài. Ông Ngô Chiêu Tiếp nói :
    • « Chúng tôi phải chuẩn bị cho tình huống tệ hại nhất là xung đột quân sự ».


    Vào lúc sắp đến cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, sẽ diễn ra vào tháng Giêng, Trung Quốc tăng cường chiến dịch nhằm « thống nhất » đảo quốc, dụ dỗ những đồng minh hiếm hoi của Đài Bắc và thường xuyên điều oanh tạc cơ đến gần eo biển để dọa nạt. Ông Ngô nói rằng Đài Loan hy vọng có thể chung sống hòa bình với Trung Quốc, nhưng cũng thấy rằng mọi vấn đề đều do Trung Quốc gây ra, thế nên đành phải « sống chung với lũ ».

    Cũng theo ông Ngô Chiêu Tiếp, phong trào phản kháng ở Hồng Kông đã mang lại cho Đài Loan một bài học về mô hình « một đất nước, hai chế độ » mà Bắc Kinh vẫn chiêu dụ :
    • tuy có được một ít tự do
      nhưng chẳng lợi lộc gì khi bị một chính thể độc tài cai trị.
    Ông hứa sẽ giúp đỡ người dân Hồng Kông « đấu tranh cho tự do dân chủ ».

    Ngoại trưởng Đài Loan cũng mô tả chức vụ của ông là « khó khăn nhất thế giới ».
    • Từ năm 2016 đến nay, Đài Bắc đã bị bảy nước cắt đứt quan hệ ngoại giao
      vì lóa mắt trước những món đầu tư của Trung Quốc ;
                
    • chưa kể những tập đoàn đa quốc gia
      chấp nhận cách mô tả Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc.


    Ông Ngô Chiêu Tiếp cho rằng sắp tới Bắc Kinh sẽ còn tìm cách lôi kéo tiếp một số nước trong số 15 đồng minh còn lại của Đài Bắc, để gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử tổng thống mà bà Thái Anh Văn đang có nhiều hy vọng. Ông cho biết đang « phối hợp chặt với Hoa Kỳ và các quốc gia cùng chí hướng » để tránh tái diễn tình trạng này.






    http://vi.rfi.fr/chau-a/20191107-dai-lo ... -te-sa-sut
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

“Mạnh là được” – Triết lý côn đồ của Tàu cộng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    “Mạnh là được”
    – Triết lý côn đồ của Tàu cộng

    _____________________________
    Chiến Thành _ 2019-11-22






              

    Hình minh họa. Người Hong Kong cầu nguyện cho các sinh viên cố thủ ở trường Đại Học Bách Khoa Hong Kong hôm 19/11/2019

              


    Sau 113 ngày hung hãn xéo nát Bãi Tư Chính, Bắc Kinh đạt được điều họ cho là thắng lợi, đó là rót vào tai giới chóp bu Ba Đình:
    “Luật pháp là tao!”

    Nhưng dân Hong Kong đang chứng minh điều ngược lại:
    “Chân lý không thuộc về kẻ mạnh!”

    Tuổi trẻ Hong Kong khát khao với nhân quyền – tự do, một mất một còn vì tương lai dân tộc. Trong khi đó, đa phần tuổi trẻ Việt Nam (và đáng xấu hổ, cả người lớn nữa) những ngày này “đang lên cơn động kinh” vì bóng đá.


    ________________

    Xin lỗi ngoại lệ!
    Đồng thời vô cùng biết ơn các trang mạng xã hội đã cho biết địa chỉ của những trường hợp ngoại lệ ấy! Không phải tất cả người dân Việt Nam đều vô minh như thế. Đặc biệt, có những bạn trẻ, không hề vô minh, vô cảm và vô ơn như đại bộ phận các bậc cha chú của họ hiện nay. (Hãy đọc bài: “Hàng chục ngàn người Việt ủng hộ cuộc tranh đấu của sinh viên Hong Kong” trên VOA ngày 18/11/2019).

    Trong khi đó thì hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM Nguyễn Thị Minh Hồng, vì có “tình cảm đặc biệt” với Trung Quốc, những ngày này, đã cấm sinh viên share tin tức về Hong Kong. Bất chấp lệnh cấm ấy, sinh viên trường này vẫn có nhiều bạn chia sẻ lên mạng xã hội, ủng hộ tuổi trẻ Hong Kong, không quản ngại bị trường goi lên “làm việc”. Họp hội đồng nhà trường, bà Hồng đã ra lệnh cấm sinh viên chia sẻ thông tin liên quan đến Hong Kong. Ai vi phạm, sau lần thứ ba sẽ bị đuổi học.

    Hẳn bà hiệu trưởng quên rằng, vào cuối những năm 70, sau thời kỳ chiến tranh tàn khốc và cấm vận ngặt nghèo, mảnh đất Hong Kong là một điểm hẹn lý tưởng cho hàng triệu “boat people”, không quản cái chết đủ loại, quyết tâm thực hiện bằng mọi giá “cuộc bỏ phiếu bằng thuyền”. Và hàng triệu thuyền nhân Việt đã được người dân và chính quyền Hong Kong cũng như các nước phương Tây hồi bấy giờ cưu mang và che chở.

    Thế mà giờ đây hậu duệ của các thuyền nhân ấy lại ngoảnh mặt làm ngơ trước vấn nạn của người dân Hong Kong bằng phép thắng lợi tinh thần đang thời thượng. Đó là lập luận theo kiểu
    • “quan tâm đến chính trị làm gì, đâu cũng thối nát và mất dân chủ như nhau”,
      hoặc “mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo…”
    Chủ nghĩa AQ này có thể đúng với bầy đàn ở Việt Nam, một đám đông nhung nhúc như bầy cừu tội nghiệp, sống chen lấn, sống huỷ diệt cả tương lai của con cháu.

              

    Hình minh họa. Sinh viên trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong tham gia tuần hành ở Hong Kong hôm 8/11/2019

              


    Nhưng thuật nguỵ biện của những kẻ cơ hội không hiệu nghiệm đối với giới trẻ và người dân Hong Kong. Bất khuất, không cô độc… Những sinh viên tuổi đời phơi phới ấy thay nhau kiên cường bảo vệ tuyến đầu chống lại các “hắc cảnh” bằng những sáng kiến gần như tuyệt vọng. Các bạn trẻ nhảy qua rào tránh cảnh sát đã có ngay hàng đoàn xe đón lõng ở dưới. Tầm cao về trình độ tổ chức, ý chí quyết tâm, bản lĩnh kỷ luật và tinh thần đồng đội… Tất cả khiến bộ máy đàn áp từ một lục địa có truyền thống giết người tàn bạo từ thời Thiên An Môn phải gồng sức để đối phó.

    Những nữ sinh mảnh mai giúp các nam sinh khuân vác và dựng lên các chướng ngại vật để chặn cảnh sát vũ trang đến tận răng khiến cả thế giới ngưỡng mộ trước những hành động dũng cảm của lớp trẻ. Hình ảnh này cùng những bức thư được xem như các di chúc của nhiều bạn trẻ đã khiến thế giới càng nể phục.

    Mô tả theo Blogger Nguyễn Tiến Tường:
    • Một vẻ đẹp đầy bi kịch. Từng đôi thiên nga thời đại Hong Kong trao nhau những nụ hôn giữa bịt bùng khói lửa. Các chàng trai tuấn tú, những cô gái xuân thì với những ánh mắt kiêu hãnh ngước lên trời xanh, dù trên vai họ là gông cùm, súng đạn, hơi cay và gậy gộc… Những lớp trẻ đổ ra đường với khao khát tự do và sẵn sàng chết vì điều đó.


    Chỉ có chất men của lý tưởng mới có thể khiến người ta nằm xuống để để đổi lấy một thông điệp. Chỉ có sự kiêu hãnh của tuổi trẻ mới giúp họ sống không cần biết đến ngày mai. Tuổi trẻ là như vậy, khát khao, dấn thân và thậm chí có những khoảnh khắc điên rồ. Nhưng thật tuyệt vời khi tất cả năng lượng đó được giải phóng trên giá đỡ của nhận thức và hiểu biết. Hiểu biết cho hôm nay và hiểu biết cho mai sau. Chính vì thế, 2 triệu người biểu tình ở thời điểm cao trào, đa phần là lớp trẻ.

              

    Hình minh họa. Những người bị cảnh sát Hong Kong bắt giữ ở trường Đại Học Bách Khoa Hong Kong hôm 18/11/2019

              


    Các nhóm tình nguyện viên làm cho Hồng thập tự được cảnh sát cho phép vào khuôn viên Đại học Bách Khoa sau khi có tin số người bị thương tăng lên. Nhưng rồi chính các tình nguyện viên cũng bị “giật cánh khuỷ” và trói tập thể đã làm cả thế giới chấn động. Thật khó tin khi lực lượng cảnh sát chống biểu tình của một vùng đất như Hong Kong lại thẳng tay đàn áp chính những người thi hành sứ mệnh nhân đạo.




    Người dân Hồng Kông sẽ đi bầu cử địa phương vào ngày 24/11 tới đây, đó là điều mà Bắc Kinh và chính quyền đặc khu mong muốn, nếu không có những diễn biến mới mới gây trở ngại cho cuộc bầu cử. Điều lý thú là cả những người ủng hộ chính quyền lẫn những người đấu tranh cho dân chủ đều không muốn cuộc bỏ phiếu bị dời lại.

    Tuy chỉ là bầu cử hội đồng quận, nhưng đây là dịp hiếm hoi người Hong Kong có thể bày tỏ quan điểm không phải bằng việc xuống đường trong không khí bạo lực đang lan tràn. Các cuộc bầu cử cấp quận này trong các năm trước thường không không mấy ai quan tâm. Những năm nay, đây là lại sự kiện đặc biệt. Các cuộc bầu cử năm nay sẽ thể hiện rõ nhất quan điểm của người dân Hong Kong đối với cả Bắc Kinh lẫn dân chủ.

    Trong 5 tháng qua, người dân Hong Kong hiểu ra rằng, sẽ không bao giờ có “hai chế độ” dưới bàn tay sắt của Tập Cận Bình. Họ đang cố gắng đưa sức ép quốc tế đến cho Trung Quốc. Bắc Kinh đã ngay lập tức cảnh báo sẽ trả đũa nếu Tổng thống Trump ký ban hành "Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong". Ban lãnh đạo ở Ba Đình đang lo lắng, không chỉ sợ ảnh hưởng của “mùa Hè Hong Kong” đối với dân Việt, mà con lo Tập sẽ “giận cá chém thớt”, trút cơn điên lên biển đảo Việt Nam.






    https://www.rfa.org/vietnamese/news/blo ... 03341.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc đẩy mạnh chính sách ngoại giao “con tin”

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Trung Quốc đẩy mạnh chính sách ngoại giao “con tin”
    _____________________________
    Trọng Nghĩa _ 21-11-2019






              

    Biểu tình đòi Trung Quốc trả tự do cho hai "con tin" Canada Michael Spavor và Michael Kovrig
    ở bên ngoài tòa án Vancouver ngày 06/03/2019 nhân buổi ra tòa của lãnh đạo Hoa Vi Mạnh Vãn Chu.
    REUTERS/Lindsey Wasson

              



    Ngày 15/11/2019, ông Nobu Iwatani, một giáo sư Nhật Bản bị Trung Quốc bắt giữ gần ba tháng trước đó đã được trả tự do và hồi hương. Đây là trường hợp mới nhất được biết đến của một người nước ngoài qua làm việc tại Trung Quốc rồi bị bắt giữ với cáo buộc làm gián điệp. Từ vụ hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor bị Trung Quốc bắt giam từ cuối năm ngoái, trong một động thái bị coi là để trả đũa vụ chính quyền Ottawa bắt giữ lãnh đạo Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Chu, dư luận quốc tế đã quan ngại trước việc Trung Quốc ngày càng dùng đến thủ đoạn gây áp lực này.

    Chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 12/11 đã xem đấy là “một xu hướng mới đáng lo ngại”, một xu hướng mà nhật báo Pháp La Croix (ngày 16/09) gọi là “chính sách ngoại giao con tin” của Trung Quốc.

    Trong bài phân tích trên tờ The Diplomat mang tựa đề “Tại sao Trung Quốc lại gia tăng việc bắt giữ người ngoại quốc? - Why Is China Detaining More Foreigners?”, đã thử tìm hiểu lý do mà đồng nghiệp của ông tại trường Đại Học Hokkaido lại bị Trung Quốc bắt giữ.

    Nguyên do có thể là giáo sư Nobu Iwatani, chuyên về lịch sử Chiến Tranh Trung-Nhật lần thứ hai, đã có quá trình làm việc cho Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng, một học viện do cả bộ Quốc Phòng lẫn bộ Ngoại Giao Nhật Bản quản lý. Tuy nhiên, theo tác giả bài viết, hiện nay, giáo sư đó chỉ là một nhà nghiên cứu đại học, làm việc trong các học viện, chứ không còn là một nhân viên chính phủ.




    Được mời qua Trung Quốc để bị bắt:
    Một cái bẫy?


    Điều đáng nói là vị giáo sư này không phải là tự nhiên lại đến Trung Quốc. Ông đã được Viện Lịch Sử Hiện Đại thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc mời qua để thuyết trình. Vào cùng một thời điểm vào năm ngoái, vị giáo sư này đã từng đến đó làm việc, cũng theo lời mời của đối tác Trung Quốc.

    Việc giáo sư bị giam giữ đã có tác động lớn đến giới học giả, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về Trung Quốc. Nhiều người đã hủy bỏ kế hoạch qua Trung Quốc hay đình chỉ các chương trình hợp tác. Dư luận báo chí Nhật Bản cũng bày tỏ thái độ bất bình, một nhân tố không thuận lợi chút nào cho mong muốn cải thiện bang giao Nhật-Trung, mà điểm nổi bật sẽ là chuyên công du Nhật Bản của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào mùa xuân tới đây.

    Theo nhận xét của giáo sư Kawashima, ông Nobu Iwatani là giáo sư Nhật Bản đầu tiên bị giam giữ, nhưng không phải là người nước ngoài đầu tiên bị Bắc Kinh “bắt làm con tin”.

    Ngay từ năm 2013, một nhà nghiên cứu gốc Hoa tại Nhật Bản đã bị giam giữ sáu tháng ròng rã tại Trung Quốc, trong lúc nhiều học giả gốc Hoa khác cũng bị cầm cố vài tuần. Bên cạnh đó, cũng có tin về 13 doanh nhân bị bắt giam.




    Người nước ngoài tại Trung Quốc bị Luật An Ninh mới đe dọa

    An toàn của người nước ngoài tại Trung Quốc đã đặc biệt bị đe dọa từ khi Trung Quốc ban hành Luật Chống Gián ĐiệpLuật An Ninh Quốc Gia 2015, với việc chính quyền của ông Tập Cận Bình ngày càng siết chặt việc kiểm soát và giám sát nhắm vào du khách, trong đó có cả những người từ Đài Loan và Hồng Kông.

    Giáo sư Kawashima nhắc lại rằng theo truyền thông Đài Loan, đã có đến 150 người Đài Loan bị “mất tích” ở Trung Quốc trong những năm gần đây, bên cạnh một số giáo sư đại học bị bắt giam vì lý do an ninh quốc gia. Một số người Mỹ, Canada và Úc cũng bị lâm vào tình trạng tương tự.

    Câu hỏi đặt ra là vì sao chế độ Bắc Kinh lại bắt giữ các nhà nghiên cứu nước ngoài?

    Đối với giáo sư Kawashima, hiển nhiên là bất kỳ một quyết định bắt giam nào cũng có thể là một biện pháp trả đũa, vào lúc mà khá nhiều người Trung Quốc tại nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ, bị tình nghi làm gián điệp và thu thập thông tin ở nước ngoài trong cuộc đọ sức Mỹ-Trung.

    Ngoài ra, đó cũng có thể là một biện pháp đàn áp quyền tự do tư tưởng và ngôn luận đang được đẩy mạnh dưới thời Tập Cận Bình, không chỉ nhắm vào người dân trong nước, mà vào cả những người nước ngoài hiện diện ngắn hạn hay dài lâu ở Trung Quốc.




    Bắt bớ người Đài Loan ở Hoa Lục để hù dọa chính quyền Đài Bắc

    Như giáo sư Shin Kawashima đã nêu bật ở trên, người Đài Loan là nạn nhân đông đảo nhất trong những vụ bắt giữ người nước ngoài tại Trung Quốc vì lý do an ninh.

    Trong một bài phân tích ngày 16/09 vừa qua, nhật báo Pháp La Croix đã nêu bật trường hợp gần đây của một người Đài Loan, từ Hồng Kông qua Thẩm Quyến đã đột nhiên bị mất tích. Phải một tháng sau thì chính quyền Bắc Kinh mới thông báo là người đó đã bị bắt với tội danh “phá hoại an ninh quốc gia” tại Trung Quốc. Nếu bị xét là có tội, người Đài Loan này có thể bị án tù rất nặng nề.

    Đối với La Croix, rõ ràng là chính sách ngoại giao bắt con tin tiếp tục được Trung Quốc áp dụng, sau một loạt những vụ bắt giữ gây tranh cãi, từ vụ bắt giữ và biệt giam hai công dân Canada vào năm ngoái, cho đến vụ bắt giam một nhân viên người Hồng Kông làm việc cho lãnh sự quán Anh Quốc ở Hồng Kông vào tháng Tám.

    Mục tiêu của các vụ bắt giữ người Đài Loan làm con tin, theo La Croix, là nhằm hù dọa dân chúng và chính quyền Đài Loan, trong bối cảnh hòn đảo 23 triệu dân này đang chuẩn bị bầu lại tổng thống vào đầu năm 2020, và trong lúc Bắc Kinh đang gia tăng áp lực trên chính quyền Đài Bắc từ ngày bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống vào năm 2016.




    Danh sách “con tin” ngày càng dài thêm

    Nhìn chung, các trường hợp như của vị giáo sư Nhật mới đây, hay của những người Đài Loan trước đó, đã bổ sung vào danh sách ngày càng dài thêm của những người ngoại quốc bị chế độ Bắc Kinh bắt giữ vì lý do an ninh quốc gia.

    Trong một bản liệt kê tạm thời một số vụ “bắt con tin” điển hình, hãng tin Anh Reuters 27/08/2019, đã điểm lại một số trường hợp như của hai công dân Canada Michael Kovrig, and Michael Spavor bị bắt vào năm 2018 và sau đó bị cáo buộc là đã “xâm phạm bí mật Nhà Nước” Trung Quốc, hay của ông Peter Dahlin, một công dân Thụy Điển hoạt động trong lãnh vực bảo vệ dân quyền và nhân quyền, bị bắt năm 2016 với cáo buộc “có hoạt động gây hại cho an ninh quốc gia Trung Quốc”, bị ép lên đài truyền hình để “thú tội”, trước khi được thả ra và trục xuất về nước.

    Theo Reuters, với một guồng máy tư pháp Trung Quốc thiếu minh bạch, lại chịu sự kiểm soát của đảng Cộng Sản, những người bị buộc tội hầu như chắc chắn phải lãnh án. Bắc Kinh cũng thường xuyên phủ nhận những lời tố cáo của giới bảo vệ nhân quyền về các hành vi ngược đãi những người bị giam giữ, đặc biệt là trong các trường hợp nhạy cảm. Ngoài ra, các vụ liên quan đến đến bí mật nhà nước hoặc an ninh quốc gia thường được xử lý một cách khắc nghiệt hơn các vụ án hình sự khác, với cả khả năng án tử hình, và người gốc Hoa cầm hộ chiếu ngoại quốc thường bị đối xử khắc nghiệt hơn so với người nước ngoài khác.





    http://vi.rfi.fr/chau-a/20191121-trung- ... n%E2%80%9D
              
Trả lời

Quay về “rắn Tàu”