Khẩu Súng Săn - Inoue Yasushi

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Khẩu Súng Săn - Inoue Yasushi

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Khẩu Súng Săn



    Ryoju by Inoue Yasushi
    (Phạm Đức Thân dịch từ bản Anh ngữ Shotgun của George Saito)


    Inoue Yasushi (1907 – 1991)


    THƯ CỦA SHOKO

    Chú Josuke kính mến.

    Mẹ chết đã được 3 tuần rồi. Từ hôm qua chúng cháu không còn nhận được những thăm hỏi chia buồn và căn nhà chợt im ắng trở lại. Cảm nhận Mẹ không còn sống nữa trở nên thấm thía đau như cắt. Chú hẳn phải mệt kinh khủng. Chú đã lo mọi sự cho tang lễ, từ gửi thông báo tới họ hàng đến sửa soạn thức ăn cho khách lúc canh thức. Vì tính chất bất thường cái chết của Mẹ, chú đã thay cháu tới lui trạm cảnh sát nhiều lần. Thật vậy, chú đã làm mọi việc, không sót điều gì. Liền ngay sau đó chú về Tokyo lo công việc. Cháu thành thật mong rằng chú đã không mệt mỏi quá sức để sinh bệnh.

    Theo như thời biểu của chú, giờ này chắc chú đang ngắm cảnh rừng đẹp ở Izu, tươi sáng nhưng dịu nhẹ, giống như hình vẽ trên đồ gốm Trung Quốc. Cháu đã cầm bút viết là để chú có thể đọc thư cháu trong khi chú ở Izu. Mặc dù cháu rất muốn viết sao để sau khi đọc chú có thể cảm giác như lâng lâng theo gió, tẩu thuốc trong tay, nhưng cháu không thể làm được. Cháu đã phí nhiều tờ giấy mà thấy không thể tiếp tục. Khi khởi viết cháu đã không ngờ lại như vậy. Cháu muốn bình tĩnh nói với chú những điều mình nghĩ trong đầu và xin chú thông cảm. Khi chuẩn bị bức thư cháu đã suy nghĩ mãi về thứ tự trình bầy. Tuy nhiên, bây giờ khi đã bắt đầu viết, thì những điều cháu muốn nói với chú lại ập đến cùng lúc. Không, không chính xác là vậy. Sự thật là cháu bị tràn ngập từ mọi phía bởi một nỗi đau buồn, giống như những cuộn sóng trắng sông Ashiya vào một ngày lộng gió. Cho dù vậy, cháu sẽ cố tiếp tục viết.

    Thưa chú, cháu có dám mạnh bạo nói với chú không? Cháu biết chuyện đó – về Mẹ và chú. Cháu biết mọi chuyện hôm trước khi Mẹ mất. Cháu đã đọc nhật ký của bà.

    Thật khó làm sao phải nói thẳng với chú những lời này! Cháu đã cố hết sức tìm mọi cách, nhưng không thể nào nói được lấy một câu. Chỉ có viết cháu mới có thể diễn đạt được ý mình. Không phải cháu sợ. Chỉ là vì cháu buồn. Buồn đã cột cái lưỡi cháu lại. Cháu không buồn chú, buồn Mẹ hay buồn cháu. Mọi thứ, mọi thứ, bầu trời xanh, ánh nắng mặt trời tháng Mười, vỏ cây bách nhật hồng, lá tre lay động trong gió, nước, đá, đất, vâng, tất cả những gì hiện hữu trong thiên nhiên, trở nên buồn ngay khi cháu vừa mở miệng. Sau cái ngày đọc nhật ký của Mẹ cháu biết rằng thiên nhiên xung quanh cháu có thể nhuốm một mầu buồn 2, 3 lần, có khi tới 5, 6 lần trong một ngày, như mặt trời bị phủ nhiều mây. Cứ chợt nghĩ đến chú và Mẹ thì đột nhiên thế giới trở thành hoàn toàn khác hẳn. Chú có biết ngoài tất cả những mầu thông thường còn có một mầu buồn mà người ta có thể nhìn thấy rõ ràng không?

    Qua cuộc tình giữa chú và Mẹ cháu mới biết được có một tình yêu không được ai chúc phúc và cũng không ai xin chúc phúc. Tình yêu giữa chú và Mẹ là chuyện chỉ hai người biết. Dì Midori không biết, cháu không biết và không một họ hàng nào biết. Ngay cả xóm giềng và bạn thân thiết cũng không biết hoặc không thể biết. Mẹ chết đi thì chỉ còn chú biết chuyện này. Và sau này chú mất, không ai trên đời lại tưởng tượng có tồn tại một tình yêu như thế. Trước đây cháu tin rằng tình yêu là một cái gì tươi sáng và hân hoan như mặt trời, một cái gì được Thượng Đế cũng như người chúc phúc đời đời. Cháu đinh ninh là tình yêu giống như một giòng nước nhỏ thuần khiết, lấp lánh dưới mặt trời và lăn tăn theo gió, được dịu dàng nhìn ngắm bởi cỏ, cây, hoa trên bờ, và phát ra âm nhạc tuyệt diệu khi lớn mạnh. Làm sao cháu có thể tưởng tượng được tình yêu lại như dòng nước ngầm dưới đất, không có ánh nắng và không ai biết nước từ đâu đến và chẩy đi đâu.

    Mẹ đã lừa dối cháu trong suốt 13 năm. Sau cùng đến chết Mẹ vẫn dối cháu. Cháu chưa từng nghĩ giữa Mẹ và cháu lại có một bí mật. Thỉnh thoảng Mẹ bảo cháu rằng hai mẹ con mình thật lẻ loi cô đơn trên đời. Về chuyện làm sao Mẹ lại chia tay Bố, bà chỉ nói khi nào cháu tới tuổi lập gia đình cháu sẽ hiểu. Cháu muốn trưởng thành mau lẹ không phải vì cháu muốn biết về Mẹ và Bố, nhưng vì cháu nghĩ Mẹ hẳn phải khổ tâm để giữ bí mật. Mẹ hình như đã chịu rất nhiều đau khổ. Không thể ngờ bà lại còn có một bí mật khác giấu cháu!

    Khi cháu còn nhỏ Mẹ thường kể câu chuyện con chó sói lừa dối con thỏ và bị biến thành đá vì cái tội dối trá. Mẹ đã dối cháu, Dì Midori, và cả thế giới. Làm sao bà có thể như vậy? Điều kinh khủng nào đã mê ám bà? Phải, cháu nhớ bà dùng chữ “xấu xa” trong nhật ký. “Cả Misugi và tôi đều xấu xa. Chúng tôi muốn được xấu xa hoàn toàn.” Tại sao bà không viết là đã bị mê ám? Mẹ bất hạnh nhiều hơn con chó sói đã lừa dối con thỏ! Nhưng Mẹ và chú thân yêu đã chọn cái xấu – những người hoàn toàn xấu nhất trên đời! Tình yêu đòi hỏi người ta phải trở nên xấu thì mới buồn làm sao! Cháu nhớ ngày lễ nọ có người đem cho một quả thủy tinh tròn trong có gắn những cánh hoa giả mầu đỏ. Cháu chỉ là một đứa trẻ. Cháu cầm nó trong tay và bật khóc. Cháu hẳn làm mọi người ngỡ ngàng. Cháu thấy các cánh hoa như đông cứng trong thủy tinh lạnh ngắt; những cánh hoa cứ y nguyên dù khi xuân hoặc hè đến; những cánh hoa đã bị hy sinh. Khi cháu nghĩ đến những cánh hoa, nỗi buồn chợt đến. Cũng cái nỗi buồn đó bây giờ đang trở lại với cháu. Tình yêu giữa chú và Mẹ, giống như những cánh hoa buồn này!

    Chú Josuke kính mến
    Chú hẳn chắc giận cháu vì đọc nhật ký của Mẹ. Hôm trước ngày Mẹ mất có cái gì đó bảo cháu Mẹ chắc là không thể hồi phục. Cháu có cái linh cảm này. Như chú nhớ đấy, trừ cơn sốt nhẹ không có dấu hiệu nào xấu đáng kể ở bà. Bà vẫn ăn được. Hai má tươi và hình như còn hồng hơn thường lệ. Tuy nhiên cháu không thể không cảm thấy tuyệt vọng. Nhìn bà từ sau lưng – nhất là đường chạy từ vai xuống cánh tay- cháu thấy sờ sợ. Chiều hôm bà mất, lúc Dì Midori đến hỏi thăm, cháu vào phòng Mẹ nói cho bà biết. Khi cháu đẩy cánh cửa, cháu khựng lại. Bà đang ngồi trên giường, lưng quay về phía cháu. Bà mặc chiếc áo choàng kimono mầu xám đỏ tô điểm mạnh bạo với những hoa cúc gai, mà bà cất trong tủ và hiếm lấy ra. Bà đã nói bà sẽ cho cháu vì nó quá nổi đối với bà.

    “Chuyện gì vậy?” Bà hình như không hiểu tại sao cháu lại giật mình
    “Nhưng mẹ…”

    Cháu không thể nói tiếp. Bản thân cháu cũng không hiểu tại sao lại giật mình. Một cái cục lạ lùng trào lên trong cổ họng cháu. Dẫu sao không có gì ngạc nhiên chuyện Mẹ lấy chiếc áo kimono thời trẻ ra mặc vì bà vốn vẫn thích mặc kimono. Từ khi bà đau bà có thói quen mỗi ngày lôi ra mặc một kimono đã không mặc trong nhiều năm. Có thể bà muốn khuây khỏa tâm trí. Tuy nhiên về sau, cháu biết tại sao cháu đã ngạc nhiên. Mẹ trông đẹp đến nỗi không phải nói ngoa khi mô tả bà là đẹp lộng lẫy. Nhưng đồng thời bà trông cô đơn bất hạnh, cô đơn bất hạnh cháu chưa từng thấy trước đây. Dì Midori bước vào phòng. “Ôi, đẹp quá!” dì kêu lên và ngồi lặng một lúc như thể bị choáng ngợp. Hình ảnh Mẹ như cháu thấy khi nhìn từ sau lưng trong áo choàng lụa Yuki không hề phai trong đầu cháu suốt ngày hôm đó, một hình ảnh đẹp nhưng lẻ loi cô đơn, như một khối nặng lạnh lẽo đè trên tim cháu.

    Buổi chiều gió ngừng thổi. Cháu giúp chị người làm Sadayo quét gom lá rải rác trong vườn để đốt. Cháu cũng lấy ít rơm mấy hôm trước cháu đã mua giá cao một cách phi lý đến tức cười, để làm tro đệm cho lò than của Mẹ. Mẹ đang ngồi trong phòng khách ngó ra ngoài. Bà bước ra hàng hiên cầm một bọc gói ngay ngắn.

    “Đốt cái này nữa.”

    Khi cháu hỏi bà đó là cái gì, bà trả lời giọng nghiêm nghị khác thường rằng không việc gì đến cháu. Rồi bà nói khẽ:

    “Đó là nhật ký của mẹ. Làm ơn đốt nó.”

    Bà quay gót bước về phòng mình, loạng choạng lạ lùng như thể đang bị gió thổi..

    Cháu phải mất nửa giờ để có tro đệm. Khi rơm cuối cùng đã biến thành khói tía, cháu đi đến một quyết định. Cháu đem nhật ký của Mẹ lên phòng mình và giấu sau một kệ. Đêm đó gió lại nổi lên. Một con trăng mờ mờ âm u chiếu xuống vườn. Nhìn từ cửa sổ trên lầu cảnh trí giống như một bãi biển hoang đâu đó ở miền bắc xa xôi, và gió rì rào giống như sóng đập vào bờ. Mẹ và Sadayo đã đi ngủ.. Chỉ có cháu còn thức. Cháu lấy vài quyển sách dầy cộm của một bộ bách khoa đem chẹn cửa và hạ màn cửa sổ xuống. (Ngay cả ánh trăng cháu cũng sợ). Rồi cháu điều chỉnh cái chụp đèn và mở cuốn sổ là nhật ký của Mẹ….

    Chú Josuke kính mến
    Cháu nghĩ cháu sẽ không bao giờ được biết về Bố và Mẹ nếu cháu bỏ lỡ cơ hội đọc nhật ký. Cho tới lúc đó cháu chưa hề có ý muốn biết về Bố. Dẫu sao khi cháu lập gia đình Mẹ sẽ cho cháu biết. Cháu chỉ nhớ tên ông mà thôi, Kadota Reiichiro. Nhưng suy nghĩ cháu thay đổi sau khi cháu bắt gặp mẹ cháu trong chiếc áo choàng đó. Không hiểu tại sao cháu lại buồn rầu tin chắc bà không qua khỏi.

    Cháu đã nghe bà ngoại ở Akashi và thân nhân khác, cháu không nhớ là hồi nào, nói rằng Mẹ đã phải bỏ Bố. Trong khi Bố đang làm luận án Bác Sĩ tại Khoa Nhi Đại Học Tokyo thì cháu sống trong nhà ở Akashi với Mẹ, Ông, Bà và một chị người làm. Lúc đó cháu 5 tuổi. Một ngày tháng Tư có gió, một phụ nữ trẻ bồng một đứa bé sơ sinh đến gặp mẹ. Khi cô ta được đưa vào phòng khách, cô đặt đứa bé vào chỗ khuất trong phòng, cởi giải lưng, lấy một cái áo – loại mặc bên trong kimono – từ một cái giỏ, và bắt đầu thay y phục. Mẹ đang bưng tách trà ra giật mình trước cảnh này. Cô ta bị mất trí. Sau này được biết đứa bé hình hài èo uột đang nằm ngủ ở chỗ trưng bầy hoa nandina đỏ là con của Bố.
    Đứa bé ít lâu sau qua đời. Người phụ nữ chỉ bị điên khùng nhất thời và sớm bình phục. Cháu nghe nói bà ta lập gia đình hạnh phúc với một thương gia ở Okayama. Liền sau biến cố này Mẹ dẫn cháu rời Akashi. Gia đình quyết định là Bố, trước được nhận vào làm con nuôi, nay phải bị ly dị.

    Bà ngoại ở Akashi có lần nói với cháu, lúc cháu vào trường nữ sinh: “Mẹ cháu quá cứng rắn. Dẫu sao thì chuyện cũng đã rồi.”

    Mẹ rất khó tính, cho nên bà không thể tha thứ cho Bố. Đó là tất cả những gì cháu biết về Bố và Mẹ. Cho tới 7 hoặc 8 tuổi cháu nghĩ là bố không còn sống; hay đúng hơn, cháu được làm cho nghĩ như vậy. Nhưng Bố đã chết, ngay bây giờ, trong tim cháu. Cháu không thể hình dung bố thực của mình, ông, nghe nói, hiện đang điều hành một bệnh viện lớn ở Hyogo, xa cách đây chưa đầy một giờ. Ông vẫn còn độc thân. Ông vẫn còn sống, nhưng bố cháu thì đã chết từ lâu.

    Cháu mở nhật ký của Mẹ. Cái chữ đầu tiên mà đôi mắt háo hức của cháu bắt gặp là “tội lỗi”, chữ cháu không hề ngờ sẽ tìm thấy. “Tội lỗi,” “tội lỗi,” “tội lỗi.” Chữ này được viết nguệch ngoạc lập đi lập lại. Cháu hầu như không thể tin rằng Mẹ đã viết chúng. Dưới các chữ “tội lỗi” cũng viết nguêch ngoạc: “Thượng Đế, xin hãy tha tội cho con. Midori, tha thứ cho chị.” Bà hình như đang rên rỉ dưới sức nặng của những chữ. Phần còn lại của trang biến mất, và chỉ có hàng chữ này nằm gầm gừ như con yêu tinh, nhìn trừng trừng từ trang giấy như muốn nhẩy chồm lên cháu.

    Cháu gập nhật ký lại. Một khoảnh khắc kinh hoàng. Giữa lặng thinh, cháu có thể nghe thấy tiếng đập của quả tim. Cháu nhỏm dậy khỏi ghế và một lần nữa xem chắc cửa và cửa sổ vẫn an toàn. Trở lại bàn giấy cháu sợ sệt mở lại nhật ký. Rồi cháu đọc từ đầu đến cuối, không bỏ sót chút nào, và đồng thời cũng cảm thấy mình như một con quỷ. Không thấy nói gì đến Bố. Đây, với ngôn ngữ thành thật, là cuộc tình giữa Mẹ và chú, một cuộc tình cháu chưa bao giờ tưởng tượng nổi. Cháu đọc Mẹ khi thì đau khổ ra sao, lúc thì vui sướng thế nào, rồi cầu nguyện, thất vọng, đôi lần còn muốn tự tử nữa. Vâng, bà đã quyết định kết liễu đời mình trong trường hợp cuộc tình bị Dì Mirodi khám phá. A! Mẹ lúc nào cũng nói chuyện với Dì Midori thân ái dịu dàng là thế mà lại sợ dì!

    Nhật ký của Mẹ cho thấy bà đã sống bên cạnh cái chết trong suốt 13 năm này. Khi thì bà ghi 4 hoặc 5 ngày liên tục, khi thì 2 hoặc 3 tháng để qua bên. Và trang nào của nhật ký cũng đối diện cái chết.

    “Tôi phải chết. Chết sẽ giải quyết được mọi chuyện.” Điều gì đã khiến bà viết như thế? “Tại sao ngươi lại sợ này nọ, một khi ngươi đã quyết định chết? Can đảm lên, Ayako!”. Điều gì đã làm người mẹ dịu dàng của cháu phải than khóc thế này? Tình yêu chăng? Điều đẹp đẽ và tươi sáng gọi là tình yêu? Chú có lần đã cho quà sinh nhật cháu là một quyển sách mô tả một phụ nữ hãnh diện đứng khỏa thân cạnh một giòng suối, mớ tóc dài cuộn xõa trên vai, hai tay đỡ ngực, nâng vú lên trông giống như chồi hoa. Tình yêu của Mẹ và chú thật khác hẳn tình yêu mô tả trong quyển sách.

    Từ lúc cháu đọc nhật ký của Mẹ, Dì Midori trở thành một người đáng sợ nhất trên đời. Đau đớn của Mẹ trở thành đau đớn của cháu. A, Dì Midori, người hôn cháu với đôi môi cong! Dì Midori thân yêu, người cháu coi như Mẹ! Chính dì, khi cháu vào trường sơ học ở Ashiya, đã cho cháu cái cặp đựng sách có tô điểm những bông hồng to; và chính dì đã cho cháu cái phao bơi lớn hình dạng như con mòng biển khi cháu đi trại hè. Ngày nọ ở trường lúc cháu học lớp hai, cháu được vỗ tay khen vì thuật một truyện của anh em Grimm. Cũng chính Dì Midori đã khuyến khích cháu tập dượt mỗi chiều và thưởng cho sự kiên trì của cháu. Dì Midori là họ hàng của Mẹ và rất thân với Mẹ. Mặc dù bây giờ Dì Mirodi chỉ còn khiêu vũ, nhưng trước đây dì giỏi chơi mạt chược, gôn, bơi lội và trượt tuyết. Chính Dì Midori đã nướng bánh lăn bột to lớn hơn mặt cháu và đem nhóm vũ nữ từ Takarazuka về nhà làm Mẹ và cháu giựt mình. Tại sao dì đã bước vào đời mẹ con cháu dịu dàng thế, như một đóa hồng?

    Nếu cháu đã từng có thấy điềm gì về chú và Mẹ, thì chỉ có một lần duy nhất. Đó là cách đây khoảng 1 năm. Cháu đang cùng bạn trên đường đến trường. Khi chúng cháu tới Trạm Shukugawa, cháu chợt nhận ra đã quên quyển đọc tiếng Anh. Cháu bảo bạn đợi ở trạm và vội vàng quay về nhà. Không hiểu tại sao cháu lại không thể cố thử mở cửa. Chị người làm đã đi đâu đó lo việc vặt và chỉ có Mẹ ở nhà. Cháu cảm thấy hơi không an tâm bà ở nhà một mình. Cháu sợ. Cháu đứng ở cổng không biết có nên vào hay không. Cháu ngó bụi cây đỗ quyên. Cuối cùng cháu bỏ cuộc và trở lại trạm xe lửa, tâm trạng kỳ lạ thế nào ấy không hiểu tại sao. Cháu cảm thấy rằng từ cái lúc cháu rời nhà tới trường thì cũng là lúc bắt đầu một thời gian đặc biệt cho Mẹ. Cháu cảm thấy nếu bước vào cổng thì sẽ làm phiền bà. Cảm thấy cô đơn không tả cháu vừa đi về trạm vừa đá mấy viên sỏi trên đường dọc theo Sông Ashiya. Rồi cháu thấy mình dựa vào chiếc ghế gỗ dài trong phòng đợi, lơ đãng nghe bạn nói.

    Đó là lần đầu và cũng là lần cuối cháu cảm nghiệm như vậy. Bây giờ mới thấy hình như đáng sợ thật. Con người sở hữu những đặc tính đáng gờm! Làm sao cháu có thể bảo Dì Midori đôi khi không cảm thấy điềm như thế? Dì Midori, khi chơi bài thường tự hào mình có khả năng đọc được đầu óc tay bài khác. Cứ thử nghĩ xem có đáng sợ không? Có thể lo lắng như vậy là ngu ngốc, vì mọi sự đã chấm dứt và bí mật đã được giữ kín. Không, bí mật không phải được giữ kín, mà Mẹ chết là để giữ bí mật. Cháu tin như vậy.
    Vào ngày buồn đó, ngay trước khi cơn đau đớn ngắn ngủi nhưng mãnh liệt bắt đầu, Mẹ gọi cháu, nói giọng đều đều kỳ lạ, hơi có vẻ khô khan: “Mẹ vừa uống thuốc độc. Mẹ quá mệt mỏi, không thiết sống….”

    Giọng bà nghe giống nhạc trên không trung, rõ lạ lùng, như thể qua cháu bà đang nói với Thượng Đế. Cháu có thể nghe chữ “tội lỗi” chồng chất cao như Tháp Eiffel, đổ nhào vào tai cháu. Những tầng tội lỗi bà đã chống đỡ trong 13 năm bây giờ đang đè bẹp thân xác mệt mỏi của bà và cuốn sạch nó đi. Cháu chỉ thấy tràn ngập một nỗi tức giận, như bão táp của gió đông thổi từ thung lũng, khi cháu ngồi trước Mẹ và dõi theo đôi mắt mẹ đang ngó trân trân vô hồn vào xa tít. Nhìn khuôn mặt buồn của Mẹ cháu chỉ đáp được một tiếng “Ô?” như thể không có gì liên quan tới cháu. Rồi tim cháu trở nên lạnh như bị dội nước. Đầu óc tĩnh lặng, tĩnh lặng đến nỗi chính cháu cũng ngạc nhiên, và thay vì đi ngang qua phòng bên cạnh, cháu đi dọc hành lang, bước đi như lướt trên nước (chính lúc này cháu nghe tiếng kêu của Mẹ như sắp bị cái chết nuốt chửng). Cháu đến chỗ điện thoại cuối hành lang và gọi chú. Tuy nhiên không phải chú, mà là Dì Midori 5 phút sau đã ập vào nhà. Mẹ chết, nắm tay Dì Midori, người gần nhất mà cũng sợ nhất. Và những bàn tay này phủ một miếng vải trắng lên mặt Mẹ, giờ thì đã thoát khỏi lo lắng và buồn phiền.

    Chú Josuké kính mến.

    Đêm đầu tiên canh thức là một đêm yên tĩnh – yên tĩnh không thể tin được. Đám đông khách ban ngày, cảnh sát, bác sĩ, và hàng xóm tất cả đã rời khỏi. Chỉ có chúng ta – chú, Dì Midori và cháu- Không ai nói một câu. Như thể chúng ta đang lắng nghe tiếng nước vỗ yếu ớt vào bờ. Khi nhang tàn chúng ta lần lượt đứng lên thay nhang, và có lẽ cả mở cửa sổ cho thoáng khí nữa. Chú hính như buồn nhất. Khi chú đứng lên thắp nhang mới, chú ngó dịu dàng hình Mẹ. Trên khuôn mặt buồn của chú thoáng một mỉm cười, thoáng phớt hầu như khó có thể nhận ra. Đêm đó biết bao lần cháu nghĩ dẫu sao cuối cùng Mẹ hẳn phải hạnh phúc.

    Khoảng 9 giờ, khi cháu đang ngồi gần cửa sổ cháu bật khóc. Chú nhỏm dậy lặng lẽ tới đặt tay lên vai cháu và đứng như vậy một lúc. Rồi chú trở về ghế của mình không nói một lời nào. Không phải vì cháu thấy đau nhói buồn cho Mẹ mà cháu khóc. Cháu nghĩ tới chuyện Mẹ không nói gì về chú trong những giây phút cuối và cháu tự hỏi tại sao không phải chú mà là Dì Midori đã ập tới bên cháu khi cháu điện thoại. Tim cháu quặn đau. Tình yêu của chú và của Mẹ phải bị giấu kín ngay lúc lâm chung. Nó hình như đáng thương giống những cánh hoa bị đóng đinh trong cái bầu thủy tinh. Cháu đứng lên, mở cửa sổ, ngó ra bầu trời sao lạnh lẽo, mang một nỗi buồn suýt phải phát ra thành tiếng. Nhưng rồi cháu chợt nghĩ tình yêu của Mẹ đang bay lên trời thấp thoáng giữa những vì sao, không ai trong chúng ta được biết. Với cháu hình như đau buồn cho cái chết của một cá nhân gọi là “Mẹ” có vẻ nhỏ nhặt so với đau buồn cho một tình yêu đang thăng thiên.

    Khi cháu ngồi xuống dùng bữa nửa đêm, cháu lại bật khóc. Dì Midori dịu dàng bảo: “Cháu phải can đảm. Dì đau lòng lắm thấy mình không giúp được gì.” Lau nước mắt và ngẩng đầu lên cháu thấy Dì Midori đang nhìn cháu. Mắt dì cũng ngấn lệ. Cháu lắc đầu. Dì chắc không để ý. Sự thật là cháu đột nhiên cảm thấy buồn cho dì. Cháu ngó dì sửa soạn 4 cái đĩa, cho chú, dì và cháu và Mẹ. Cháu thình lình cảm thấy dì là người buồn nhất ở đó. Đó là tại sao cháu khóc.

    Đêm đó cháu còn khóc lần thứ ba. Đó là khi hai người bảo cháu đi ngủ. Chú bảo ngày mai sẽ là một ngày vất vả. Kiệt sức cháu thiếp đi ờ phòng bên. Khi thức dậy người ướt đẫm mồ hôi. Cháu thấy một giờ đã trôi qua. Phòng bên vẫn im ắng trừ thỉnh thoảng có tiếng chú bật lửa. Nửa giờ sau cháu nghe chú và Dì Midori nói với nhau.

    “Midori, em đi nghỉ đi. Tôi ở đây canh cho”.

    “Không, cám ơn. Anh nghỉ đi.”

    Tất cả chỉ có vậy, rồi im ắng trở lại. Cháu thổn thức có lẽ 3 lần. Lần thổn thức này chú dì không nghe. Cháu chỉ thấy có cô đơn và kinh hoàng. Ba người, các vị – Mẹ, người đã gia nhập thế giới khác, và hai chú dì – cùng ở trong một phòng. Mỗi người ở đó có ý nghĩ riêng khác nhau. Thế giới của người lớn đối với cháu hình như cô đơn và kinh hoàng không chịu nổi.

    Chú Jokusé kính mến.

    Cháu đã viết lan man. Cháu đã cố hết sức diễn đạt tốt cảm nghĩ của mình để xin chú thông cảm cái yêu cầu cháu sắp nêu ra đây.

    Cháu chỉ yêu cầu chú một việc: cháu không muốn gặp lại chú hoặc Dì Midori. Cháu không còn có thể đóng vai đứa trẻ theo cách như trước đây khi cháu chưa được đọc nhật ký của Mẹ. Cháu muốn thoát ra khỏi cái mớ bòng bong “tội lỗi” sau cùng đã đè bẹp Mẹ. Cháu không có can đảm viết tiếp.

    Cháu đang nhờ chú Tsumura tìm cách bán đi cái nhà này. Rồi cháu sẽ quay về Akashi một thời gian. Cháu tính mở một tiệm nhỏ cắt may quần áo. Trong di chúc Mẹ đề nghị cháu hỏi ý kiến chú. Bà sẽ không làm vậy nếu như bà biết tình trạng cháu hiện giờ.
    Hôm nay cháu đã đốt nhật ký của Mẹ trong vườn. Quyển sổ rút lại chỉ còn là một nắm tro. Một cơn gió xoáy đã thổi bay đi cùng với lá khô trong khi cháu lo đi kiếm xô nước. Cháu cũng gửi chú thư của Mẹ trong một phong bì khác. Cháu tìm thấy nó trong bàn của bà hôm sau ngày chú rời đi Tokyo.


    Phạm Đức Thân dịch


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Khẩu Súng Săn

Bài viết bởi NTL »

*

Thấy tựa truyện là shotgun, khẩu súng săn, thì độc giả (nú heng) yên trí sẽ có hay có chi liên quan tới khẩu súng săn, ít ra là... vào hồi kết thúc. Dè đâu... hổng ai chết vì súng đạn ráo, mà vì độc dược. Rồi nú lay hoay ngó chừng đậng hiểu cho ra.

Bác Gu-gô biểu shotgun là khẩu súng để bắn (có súng nào hổng dùng để bắn ta ơi) và còn là chỗ ngồi kế bên bác xà ích trên những xe ngựa chuyện vận thời tìm vàng viễn tây.
Tới đây vẫn chưa fit vô tựa đề truyện ngắn nhựt bổn heng. Và tựa nọ là do dịch giả của truyện từ tiếng nhựt sang tiếng anh. Thấy tên ông nú đoán chừng là người nhựt. Hổng rõ đây là tựa của dịch giả đật ra, hay là dịch từ nguyên bản trong tiếng nhựt.

Rồi thì truyện ấy được chuyển ngữ sang tiếng việt với cái tựa sít sao : Khẩu súng săn.
Nú đọc thêm một chập nữa... té ra nghĩa bóng của chữ shotgun là chuyện phạm tội và đào thoát trước khi bị bắt. À... ra thế, thế mới rành mạch rõ ràng.

Đây là truyện tình không lối thoát, giữa hai người lớn đã cùng có gia đình và vụng trộm yêu nhau, một tình yêu đầy trái cấm và độc dược, kết thúc hạp tình hạp lẽ và hạp lòng trời. Vì dzằng... ăn trái cấm và uống độc dược thì ắt, không chóng thì chầy, sẽ... đi luôn. Là cái kết thúc cần nên có và cần phải có, sớm nhiêu tốt nhiêu để tái lập trật tự, khi mọi việc còn mơ hồ, chưa rõ nét.

Sau cùng thì....
Sướng nhứt là người đờn ông "được yêu nhưng chưa chắc dã yêu lợi"- ông ta chỉ vì lòng tội nghiệp nên không nỡ... hất hủi - là người vợ "chưa biết tội ác của cô cousin và chồng" (giả như bà hổng biết thiệt, chắc là bà không biết thiệt, nên rồi mới.... a hèm.... hổng ghen).
Khổ là hai mẹ con người thuật chuyện. Bà mẹ khổ, có thể vì bị luân lý đạo đức buộc ràng, không thể tháo gỡ nên bèn tự giải thoát. Nhưng khổ nhứt là đứa con gái với tương lai dài trước mặt, trong một cố ý tình cờ, biết được ! Cái hình ảnh đẹp đẽ về tình yêu trước giờ trong trí nó, thinh không đã vẩn đục lên.

Có ai thấy như nú không ?
Rằng ông bố của nó, một BS nhi khoa, cũng đã ngoại tình và có con riêng. Vợ ông không chấp nhận việc này nên đã xin li dị, rồi chính bà ấy lại yêu ông anh rể họ, thiệt là hổng fair ! Có thể mối tình với anh rể đã có trước và đã là lý do thêm vào để dẫn tới quyết định li dị một cách chánh đáng ? Rồi giải thích cách nào việc ông bs nhi khoa đã ở vậy không lập gia đình nữa, mà cũng không liên lạc lại với con mình ?
Có vẻ như truyện đã ngắn lời, cốt để độc giả tự.... đìền vào chỗ trống !

Kết luận là... con người thích tự làm khổ mình nên mới đặt tim xuống củ tỉ rồi thốn tới thốn lui, đám nọ thích tìm lối đoạn trường mà đi cốt để té sấp té ngữa, té nhiêu đau nhiêu sướng nhiêu.
Và sách vở si-cô phi lô có hẳn một chương bàn về chúng : Masochism.

Chừ nú ngồi chờ nghe bà con cho ý kiến heng.
:idea2:


*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Khẩu Súng Săn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



    Dà ... ông Phạm đức Thân dịch chỉ có 1/3 câu chuyện ...
    Sau đây tôi xin kèm thêm vài bài viết về truyện này cho chị Ngô rõ thêm ... :flwrhrts: ...

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Khẩu Súng Săn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

    Tại sao lại là "Khẩu Súng Săn" ??
    ____________________


    猟銃
    Ryoju (The Hunting Gun)
    _
    tác giả: Inoue Yasushi (1907-1991)


    ....
    After the war Inoue made his breakthrough as a prose writer in 1949 with two short novels, Ryoju (The Hunting Gun) and Togyu (Bullfight) – the latter, which was published in the magazine Bungakukai, won in 1950 the prestigious Akutagawa Prize for literature.

    The Hunting Gun is a love story set in the post-war period. It is told from three points of view in letters written to the male protagonist, Josuke.
    1. Shoko, his mistress' daughter, has found her mother Saiko's diary and learns that there are secrets between mothers and daughters;
    2. his wife goes through their unhappy marriage,
    3. and his mistress reveals her true self before her death.
    Midori is the unhappy wife of Josuke, the husband-lover.

    The novel originated from a prose poem, inspired by the relationship between a hunting gun and human loneliness, which Inoue wrote for the magazine The Hunter's Companion.
              
    "A large seaman's pipe in his mouth,
    A setter running before him in grass,
    The man strode up the early winter path of Mount Amagi,
    And frost cracked under boot-sole.
    The band with five and twenty bullets,
    The leather coat, dark brown,
    The double-barrelled Churchill

    What made him cold, armed with white, bright steel,
    To take the lives of creatures?"

    ...
    http://authorscalendar.info/inoue.htm


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Khẩu Súng Săn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

    Shoko _ Midori _ Saiko
    ____________________


    ...
    The book begins with a framing device that feels old-fashioned yet contemporary in its self-consciousness. The “author” explains that he recently received a mysterious letter from a man named Misugi Josuke, who claims to be the subject of a poem published by the “author.” Josuke thinks the poem captured the “desolate dried-up riverbed” within him. He encloses three letters that came to him, asking that the “author” read and then destroy them.
    1. The first, addressed to Uncle Josuke, comes from a woman named Shoko, whose mother, Saiko, has recently died. Saiko divorced Shoko’s father for adultery when Shoko was 5. Josuke and his wife, Midori, have been close family friends for as long as Shoko can remember, and Shoko has always felt a special closeness to gentle Midori. The day before Saiko’s death, Shoko was supposed to burn her mother’s diary, but she read it and was shocked to learn that Saiko and Josuke have been having an affair for 13 years and that Saiko has been wracked with guilt. While thanking Josuke for his support, Shoko tells him she never wants to see him or Midori again. She also sends along a letter Saiko left for him.
    2. But the second letter is from Midori, who writes that she wants to end their marriage, which has been a sham all along. While appearing to involve herself with other men, she's always pined for Josuke, who's remained coolly aloof. She knows he thought he was protecting her from knowledge of his affair, but she discloses her own secret: She has always known.
    3. Saiko’s letter is a farewell. About to die, she tells Josuke her own guilty, passionate secret, one that Josuke has never suspected. Nor will the reader, although it makes complete sense.

    This slight but elegant and moving novella is a lovely introduction to a prolific Japanese writer (1907-1991) largely unknown in the West.

    - Kirkus Reviews
    ______________________________________


    The Hunting Gun is a short novella presented largely in epistolary form. It begins with the narrator relating how he came to publish a poem called 'The Hunting Gun' in a magazine put out by the Hunters Club of Japan which a friend of his edits. When he sees it in print the author realizes that it's completely inappropriate, what with his imagery of:
    • the glittering hunting gun,
      Stamping its weight on the lonely body,
      Lonely mind of a middle-aged man
    But he doesn't hear anything back about his poem -- good or bad --, and figures: "it was probably never read at all."

    A few months later, however, he does receive a letter from someone who had read the poem -- and saw himself in it. Calling himself 'Josuke Misugi', the letter-writer then goes on to send the poet three letters he received, presumably in the hopes that they'll explain why he looked the way he did -- with that: "impression of loneliness" -- and which the poet presumably had glimpsed when composing the poem.

    The three letters addressed to Misugi were written by a mother, her twenty-year-old daughter, and Misugi's wife. Each can't face him personally -- his wife even addresses him as "Mr. Josuke Misugi" --, but break with him in these letters, written in close proximity; one of the women is a suicide, the other two feel differing betrayals.

    Misugi's wife claims:
    • First of all, you've never had anything to do with loneliness.
      You've never felt lonesome.
    But after this, of course, as he finds himself truly (and triply) abandoned, lonesomeness will of course grip him.

    One of the women writes:
    • To love, to be loved
      -- our actions are pathetic.
    She recalls first thinking about the difference between being loved and loving when still a teenager, and remembers how practically everyone sought to be loved; in her letter she reflects that perhaps this is, indeed, the lesser of the two -- and cries that:
    • I am now getting the punishment of a woman who couldn't stand the pain of loving
      and who sought the happiness of being loved.

    The poet closes his story with a few words, wondering what Misugi might have taken from these letters, but the condemning -- of Misugi, and of the women who wrote them-- letters largely speak for themselves.

    In these three separate short accounts (and the brief framing sections), The Hunting Gun manages to very effectively present the complexities of the passion and relationships at work here, making for a surprisingly rich work. Very effective, quite haunting.

    - M.A.Orthofer
    ______________________________________



    The Japanese are famous for many things – most good, some weird but always very distinctive. The characteristics that I was reminded of when reading Yasushi Inoue’s classic ‘The Hunting Gun‘ were the love of precision and the national skill of keeping things focused and tightly controlled. This book is like a perfectly arranged single flower, deliberated over by the arranger for hours to eliminate any possibility of imperfection. The brevity of its 74 pages (of which 12 are introduction and commentary) reminded me of the much-loved haiku poetry format where restricted length enforces consideration of every syllable that hits the page. Yes I’m aware that this all sounds ridiculously pretentious but this little book squeezes more emotion into just 62 translated pages than most authors can fit into many hundreds. It is a tiny, precious work of art that lingers in the mind of the reader long after it’s finished. I’m completely captivated by this complex love story, related only after the facts and by a narrator who’s entirely detached from the action. I don’t often use the word ‘extraordinary’ but this time I do in its true sense – The Hunting Gun is truly something way outside the realms of the word ‘ordinary’.
    I don’t recall where I got this book or when. I found it tucked amongst fatter and more assertive books when I was clearing my shelves to make space for new books. It bears a price label of $13.50 but I’m sure I didn’t buy it in any dollar-using country. Finding it was like opening a box and revealing something valuable that you forgot you had and hadn’t missed and then wondering how you got along for so long without it.

    The Hunting Gun is set in Japan just after the end of the Second World War. It was a harsh and sad time in Japanese history when the once great nation was licking its wounds after defeat and questioning who and what it was and how to rebuild a sense of worth again. However, despite the significance of the time when it was written, for the reader there are few clues that place the story at any particular historic point. It’s a story that could happen anywhere and at any time. It’s a timeless story of forbidden love revealed.

    The book opens with the narrator explaining that he’d written a poem for a magazine in which he described a man walking in front of a mountain with his hunting gun over his shoulder. The narrator has no great recollection of what had prompted this story until he receives a letter from a man who claims to be the hunter who has been described. The narrator realises that it was the outward expression of loneliness that drew him to the man. Despite there being no connection between the two men and this being their first contact, the hunter has sent three letters to the narrator, apparently hoping that their content will help his unknown observer to understand the loneliness that he recognised and described. He asks nothing from him other than the time it will take to read the letters.

    The letters are from three women who are connected both through family ties and through the hunter.
    1. Shoko is the first letter writer and is a 20 year old who has just discovered from her dead mother’s diary that her mother and the hunter were lovers for many years.
    2. The second letter is from the hunter’s wife Midori, revealing that she knew all along what was going on, exacting a small revenge and requesting a divorce from her husband – all very politely as you might expect from a Japanese woman.
    3. The third and final letter is from Saiko, the mistress who lies dying and reflecting on her role as sinner, liar and lover.

    That really all there is to this book. No complex back and forth of letters, no repeated cycles of communication and no sudden revelations of hidden events and emotions. Just three letters – each of them bursting with different emotions and each relating to the same relationship. We know nothing of what happens next and we don’t need to. Like the flower in the vase, adding one more page or one more twig or leaf would spoil what’s already tightly pared down to the minimum required to move the reader.

    The edition I have was translated into English in 1961 by Sadamichi Yokoo and Sandford Goldstein and I worried that the act of translation might have lost the differences in the voices of the three women but the translators have done a fantastic job. Each of the women writes so differently that we can deduce a lot about them from the way each letter is written and from all the things we see that don’t need to be explicitly written down.
    • The daughter is angry, cheated of the love of both her mother and Midori by the discovery of her mother’s secret. This anger is mixed with the emotional loss of finding herself without a mother at such an early age.
    • The wife’s letter shows she’s clever, classy, rather polished and a bit vengeful after keeping her secret for 13 years.
    • And finally the dying lover is reflecting sadly on the secret relationship and whether anything will remain after her death.
    If you took all the pages, mixed them up and then dipped into the pile of papers at random, you would know instantly which woman was writing.

    You will probably not find it easy to get a copy of this book. Amazon lists it only in second hand and mostly over-priced editions. If you can get it though, you’ll be in for a treat. This tiny volume packs more punch than most books many times bigger and brasher. For those who don’t like ‘foreign’ books, there’s little that you need to know about Japan or the Japanese that will stop you from understanding a simple tale of three women connected to one man through one forbidden relationship.

    - www.curiousbookfans.co.uk/2011/fiction- ... ushi-inoue
    _______________________________________




    ...
    https://zorosko.blogspot.com/2014/08/ya ... ether.html


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Khẩu Súng Săn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

    ... Tu l'appuyas fermement contre ton épaule et tu visas ...
    ____________________


    ...
    • « A bout de forces, trop fatiguée pour bouger le petit doigt je laissai machinalement mon regard s'attacher à ton reflet sur la vitre. Tu avais fini de frotter le canon et tu remontais la culasse, que tu avais également nettoyée. Alors tu levas et abaissas plusieurs fois le fusil en épaulant à chaque fois. Mais peu après le fusil ne bougea plus. Tu l'appuyas fermement contre ton épaule et tu visas, en fermant un œil. Je me rendis compte que le canon était manifestement dirigé vers mon dos. »
    Yasushi Inoué
    ______________________________________



    Ce roman du japonais Yasushi Inoue est diaboliquement agencé. Pourtant, au premier abord, sa structure apparait relativement simple. Dans la plus parfaite indifférence, le narrateur a fait paraître un poème dans une revue. Des jours plus tard, alors qu’il redoute d’avoir provoqué la fureur des chasseurs en évoquant un des leurs avec un fusil, il reçoit par courrier une réaction à son poème. Celui qui lui écrit affirme se reconnaitre parfaitement dans le chasseur au fusil, alors que, bien entendu, le poète ne faisait qu’exploiter une impression fugitive pour laisser libre cours à son inspiration. Son mystérieux correspondant (désigné sous le nom de Josuke Misugi) a lui aussi ses impressions. A la lecture du poème, il a décidé que le poète est la seule personne à qui il peut communiquer 3 lettres personnelles, parce qu’il considère que celui-ci manifeste de l’intérêt pour sa personne. Les lettres en question sont trois confessions reçues de 3 femmes, à la même période semble-t-il.

    Le corps de ce court roman (une petite centaine de pages) est donc constitué de ces 3 lettres adressées à Josuke Misugi, la première de Shoko, la seconde de Midori et la dernière de Saïko. Les 3 femmes ont joué un rôle important dans la vie de Josuke Misugi. Son but en envoyant ces 3 lettres au poète est de tenter de trouver quelqu’un qui le comprenne parfaitement. Bien entendu, tout cela ce sont des mots, mais la lecture des 3 lettres montre bien que, s’il peut espérer que quelqu’un le comprenne, le narrateur est un bon choix. Chacune renferme des secrets très personnels, des révélations sur les relations des personnes de son entourage proche. La première, de Shoko, évoque la disparition de la mère de celle-ci. A cette occasion, Shoko avait compris que sa mère lui avait menti pendant plus de 10 ans à propos de sa vie sentimentale. La seconde vient de la propre épouse de Josuke Misugi avec qui le mariage n’était plus qu’une sorte de mascarade depuis de nombreuses années. Enfin, la dernière vient de Saïko, la mère décédée de Shoko.

    Les 3 lettres proviennent donc de 3 personnes se connaissant depuis longtemps, se côtoyant régulièrement et entretenant des relations étroites. Pourtant, en moins de 30 pages chacune, elles révèlent combien les apparences sont trompeuses. L’ordre de lecture apporte à chaque fois un nouvel éclairage qui permet de mieux comprendre les relations entre les différents personnages.

    Peu lyrique, le style est plutôt chirurgical. Dans ces lettres, chaque rédactrice tente de s’exprimer pour clarifier la situation, mettre enfin les choses à plat, pour que certaines choses soient enfin dites. Ce qui n’empêche pas certaines digressions qui apportent des détails, donnent vie et épaisseur au récit, de la consistance aux personnages, ce qui est perçu de façon assez ironique puisqu’il est beaucoup question de la mort ici, celle de Saïko étant au centre du récit.

    La (légère) déception, c’est que la troisième lettre, celle qui devrait conclure le livre sur le mode de la révélation ultime, bouleversante et inoubliable car posthume, se révèle presque dérisoire. La rédactrice tourne longtemps autour du pot, un peu comme si elle cherchait pathétiquement à retarder l’échéance (comme si dire ce qu’elle a sur le cœur la rendrait trop vulnérable, sa mort devenant inéluctable). Bref, la révélation finale manque un peu de force. ....

    Electron
    ______________________________________



    "Le Fusil de chasse", du japonais Yasushi Inoué, est un diamant tragique. Ce petit livre est composé de trois récits, trois lettres adressées au même homme par trois femmes: son épouse, sa maîtresse et la fille de celle-ci.

    Roman d'amour donc, vibrant et déchirant, mais surtout, parce que l'épouse révèle qu'elle savait tout depuis toujours, roman du mensonge ou plus précisément du secret, de l'obligatoire secret qui transforme la vie en un désert glacé. Un jour, l'homme a dit à sa maîtresse que tout être abritait un serpent dans son corps. Et il a ajouté: "Il n'y a pas de quoi avoir peur". Pas de quoi ? Le serpent torture et finit parfois par tuer.

    Dehors, la nature est sublime de couleurs pures, la gelée peut craquer sous les pas et le sommet blanc des montagnes découper le ciel au rasoir. Dedans on se trompe même sur son propre mensonge, et il arrive qu'on en meure, car derrière le secret peut s'en cacher un autre, dont on ne se doute pas. Le labyrinthe est infini, on y perd inévitablement, tour à tour, chacun de ses semblables. Dans ce labyrinthe, l'écriture d'Inoué est d'une admirable clarté. D'une clarté tout compte fait aveuglante, comme le mensonge.

    Pourquoi ce titre, "Le fusil de chasse" ? Avant tout parce qu'Inoué voit dans cet objet un symbole de l'isolement de l'être humain.

    - coupigny
    _______________________________________




    ...
    https://www.senscritique.com/livre/Le_F ... asse/33473


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Khẩu Súng Săn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           


              
    KHẨU SÚNG SĂN
    ___________________________________

    Ryōjū
    (猟銃)

    của
    Yasushi Inoue
    (井上靖)



    Phạm Đức Thân
    dịch từ bản Anh ngữ Shotgun của George Saito

              








    Inoue Yasushi (1907-1991) viết báo, làm thơ trước khi xuất bản tác phẩm đầu tay "Khẩu Súng Săn" năm 1949, và nổi tiếng tức thời. Trong lời bạt của tác phẩm này in năm 1988, ông nhận xét:
    • tuy truyện có chút vụng về của buổi đầu, nhưng nó biểu thị con người ông đầy đủ nhất, hơn cả 50 tiểu thuyết và 150 truyện ngắn ông viết sau này,
      "có một cái gì cơ bản mà tôi không thể thoát ra được"
    Thật vậy, tác phẩm tâm lý sâu sắc này, tuy là tác phẩm đầu tay, nhưng nó có đủ tính chất chừng mực, chững chạc, súc tích, trữ tình, chi tiết, và nhất là chất thơ (dẫu sao ông còn là thi sĩ) của một bực thầy.

    Tình yêu, cái chết, cô đơn và sự thật ẩn giấu trong mỗi người... tất cả đan bện vào nhau trong 3 bức thư từ 3 góc nhìn khác nhau của 3 phụ nữ trong một cuộc tình tay ba bi thảm: người tình, con gái người tình và người vợ bị bỏ bê. Phạm đức Thân chuyển Việt ngữ từ bản Anh dịch "Shotgun" của George Saito, có tham khảo bản dịch "The Hunting Gun" của Michael Emmerich.






    Gần đây tôi có đóng góp bài thơ tựa là "Khẩu Súng Săn" cho báo Người Đi Săn, một tạp chí nhỏ là cơ quan của Hội Những Người Đi Săn Nhật Bản.

    Thiên hạ có thể cho tôi là một người có ít nhiều thích thú săn bắn. Trong khi thật ra tôi được nuôi dưỡng bởi một bà mẹ bình sinh rất ghét giết chóc và tôi thì chưa bao giờ đụng tới khẩu súng hơi nữa. Vậy mà có một bạn cũ thời trung học, biên tập báo Người Đi Săn, yêu cầu tôi viết một bài thơ - vì biết rằng ngay tuổi này tôi vẫn làm thơ, theo kiểu riêng của mình, cho tạp chí thơ mông lung. Anh có lẽ yêu cầu tôi trong một lúc cao hứng và tỏ ra lịch sự muốn bù đắp một thời gian dài mất liên lạc giữa chúng tôi. Thông thường tôi hay từ chối đề nghị như vậy vì tôi không hứng thú với tờ tạp chí và yêu cầu lại là viết về săn bắn. Nhưng số là tôi đã từng suy nghĩ ngày nào đó sẽ viết một bài thơ về khẩu súng săn và nỗi cô đơn của con người. Dịp này đúng là chỗ chính xác để giải tỏa...

    Một đêm cuối tháng Mười Một, khi cảm thấy cái lạnh của đêm, tôi ngồi xuống bàn giấy. Làm việc tới quá nửa đêm, tôi viết một bài thơ kiểu như văn xuôi và sáng hôm sau gửi nó tới biên tập viên báo Người Đi Săn.

    Vì bài thơ có liên hệ phần nào tới câu chuyện tôi xin trích ra đây:
    "Đầu mùa đông, một người đàn ông,
    miệng ngậm cái tẩu thuốc to kiểu thủy thủ,
    đang len lỏi qua những bụi cây,
    chậm chạp lần đường lên núi Amagi,
    dẫn con chó săn chạy trước,
    và đôi ủng đạp trên lá cây đông cứng.

    Đây kiểu người gì
    mà lại tự võ trang khẩu Churchill hai nòng
    và thắt lưng 25 viên đạn?
    Đây kiểu người gì
    mà lại tước đoạt sự sống
    bằng một khí cụ trắng và sáng loáng như thế?

    Không hiểu sao bỗng dưng tôi bị hấp dẫn bởi cái người đi săn cao lớn đi ngang qua,
    chỉ còn thấy cái lưng.
    Từ đó tôi cứ thoáng nhớ lại ông
    - khi thì tại trạm xe lửa trong một thành phố lớn,
    khi thì tại những chỗ nhộn nhịp muộn về đêm.
    Lúc ấy tôi thích bước đi như người đi săn đó.
    Chậm rải, bình thản và lạnh lùng.

    Tôi không hình dung người đi săn
    giữa khung cảnh giá lạnh của Amagi trong đầu mùa đông.
    Mà đúng hơn ông đang
    ở giữa một lòng sông trắng đơn độc.
    Và khẩu súng sáng loáng lấp lánh tỏa một vẻ đẹp hết sức tuyệt vời
    - không bao giờ cảm nhận như thế khi súng nhắm vào một sinh vật -
    như đè nặng trên tâm hồn cô đơn và hình hài
    của một người đàn ông trung niên".


    Chỉ khi lần giở những trang báo tôi mới phát hiện, mặc dù cái tựa thích hợp, nhưng bài thơ thì hoàn toàn tương phản thấy rõ đối với những chữ "săn bắn", "tinh thần thể thao", "trải nghiệm lành mạnh" nằm rải rác trong những bài khác. Tôi thật ngu ngốc chỉ nhận ra điều này sau khi nhìn thấy bài thơ được in trên một trang hình như tách biệt hẳn với các phần khác của tờ báo. Tuy nhiên cái tôi đưa vào bài thơ là đặc tính thiết yếu của cây súng, theo như trực giác thi hứng của tôi cảm nhận, hoặc ít ra cũng là một cái gì tôi nhắm đến, một cái gì mà tôi thấy không cần phải xin lỗi. Nếu nó được đăng trong một tạp chí khác loại, thì không có vấn đề gì cả. Nhưng tạp chí này, cơ quan của Hội Những Người Đi Săn Nhật Bản, đang trình bầy đi săn là một cái thú khỏe khoắn, lành mạnh nhất; thành thử cảm nghĩ của tôi có phần nào trái khoáy. Tôi có thể tưởng tượng cái tình cảnh lúng túng của bạn tôi khi nhận được bản thảo bài thơ. Nhiều phần chắc là anh có lưỡng lự một thời gian trước khi quyết định. Khi nghĩ đến sự rộng lượng của anh, tim tôi thót lại. Tôi đoán là sẽ nhận được một hai bức thư phản đối của hội viên trong Hội. Nhưng hóa ra lo lắng của tôi vô căn cứ. Tôi không nhận được cho dù chỉ một bưu thiếp. Chẳng biết thế là tốt hay xấu, hình như tất cả mọi người đi săn trong nước không ai để ý đến bài thơ. Thật ra có thể cũng chẳng ai buồn đọc nó. Khoảng hai tháng sau, khi tôi đã quên vụ này, tôi nhận được một phong thư niêm kín, từ một ông Misugi Josuke hoàn toàn xa lạ..




    Tôi nhớ có một nhà sử học đã nhận xét rằng những chữ khắc trên một công trình cổ xưa bằng đá ở Thái Sơn làm người ta liên tưởng tới lấp lánh ánh nắng của mặt trời sau một cơn gió thu lạnh lẽo thổi qua. Mặc dù những chữ khắc đã biến mất từ lâu, không có đến một bản rập lưu lại cho chúng ta thấy nét bay lượn và uy lực của chúng, nhưng theo tôi hình như thủ bút của Misugi trên cái phong bì trắng lớn giấy Nhật Bản hẳn phải rất giống chúng. Quả thật các chữ viết bao trùm gần hết mặt bì thư trông tuyệt đẹp. Tuy nhiên có cái gì đó làm tôi cảm thấy một trống vắng toát ra từ mỗi chữ, và chính cái tính chất này khiến tôi nhớ đến nhận xét của nhà sử học về những chữ khắc trên Thái Sơn. Cái địa chỉ hình như đã được viết nhanh bởi một lần duy nhất chấm bút đẫm mực. Tuy nhiên đường đi của bút lông gợi ra một trống vắng lạnh lùng kỳ lạ, một thản nhiên phải phân biệt với cái thản nhiên nhờ tập luyện mà thành thói quen. Nói cách khác, tôi cảm thấy trong cái phóng khoáng của bút pháp có cái vị kỷ của một đầu óc hiện đại, không chìm đắm trong cái tầm thường, tự hào chữ đẹp, thường thấy ở một tay bình thường.

    Dẫu sao vẻ tuyệt đẹp của chữ viết hình như phần nào không hợp cảnh khi tôi thấy nó trong cái hộp thư đơn sơ bằng gỗ của tôi. Mở phong bì ra tôi thấy một cuộn giấy Trung Quốc dài gần 2 mét, phủ những hàng gồm 5, 6 chữ lớn, tất cả viết theo lối thảo.
              
    • "Săn bắn là thú tiêu khiển của tôi", bức thư mở đầu.
      "Gần đây tôi tình cờ được đọc bài thơ 'Khẩu Súng Săn' của ông trong báo Người Đi Săn. Tôi diễn đạt vụng về và không biết gì về thi ca. Thú thật với ông đây là lần đầu tiên trong đời, tôi đọc một bài thơ. Tôi cũng phải thú nhận với ông đây là lần đầu tiên tôi được biết tên ông. Tuy nhiên tôi phải nói rằng bài thơ đã gây ấn tượng rất mạnh đối với tôi."
    Khi khởi sự đọc thư, tôi nhớ lại bài thơ văn xuôi đã gần như quên hẳn. Trong thoáng chốc tôi hơi bực mình, nghĩ rằng đây là bức thư phản đối chờ đợi từ lâu, có lẽ của một ông đi săn nổi tiếng nào đó. Tuy nhiên đọc tiếp, tôi thấy bức thư hoàn toàn khác hẳn điều tôi lo lắng.

    Lịch sự và với vẻ tin chắc, Misugi Jokuse viết:
    • "Tôi có lầm không khi tưởng tượng nhân vật đó là chính tôi? Tôi chắc rằng ông đã bắt gặp cái hình ảnh cao lớn của tôi đâu đó trong một làng dưới núi Amagi khi tôi đang đi săn hồi đầu tháng Mười Một. Tôi rất tự hào về con chó săn hai mầu trắng đen đã được huấn luyện đặc biệt để săn chim trĩ; về khẩu súng Churchill quà tặng của thầy giáo khi tôi ở Luân Đôn; cũng như về cả cái tẩu thuốc ưa thích mà ông có mô tả. Tôi lại còn hân hạnh được ông lấy cái tâm trạng của tôi, không có chút gì là hân hoan cả, để làm đề tài cho thi ca. Tôi thật xấu hổ và không thể không cảm phục cái nhìn sâu sắc đầy thi hứng của ông."


    Tôi cố gắng hình dung lại một lần nữa người đi săn mà tôi đã gặp trên con đường qua rừng cây tuyết tùng, một buổi sáng cách đây khoảng 5 tháng. Tôi đang trọ tại một quán nhỏ suối nước nóng đưới chân núi Amagi, ở Izu. Tôi không nhớ rõ mọi sự trừ cái vẻ đơn độc đặc biệt của người đi săn khi ông ta đi ngang qua, lưng quay lại phía tôi. Tôi chỉ nhớ rằng ông là một người cao lớn, tuổi trung niên.

    Sự thật là tôi đã không chăm chú quan sát ông cẩn thận. Với khẩu súng săn quàng vai, tẩu thuốc ở miệng, ông có vẻ như trầm ngâm suy tư, không giống những người đi săn thường gặp và ông hiện rõ nổi bật giữa khung cảnh lạnh lẽo của buổi sáng đầu mùa đông. Đó là lý do duy nhất khiến tôi quay nhìn ông khi hai chúng tôi đã đi qua nhau. Ông rẽ vào một con đường khác đường tôi đang đi, lên cao giữa đám bụi cây. Tôi có nhìn ông một thoáng ngắn khi ông chậm chạp leo lên đường dốc. Ông hình như sợ bị trượt, và không hiểu tại sao tôi có cảm tưởng ông đang rất cô đơn. Vì thế tôi mới mô tả ông trong bài thơ. Mặc dù tôi có thể thấy con chó săn của ông rất khá, nhưng một người chẳng biết gì về thực tế săn bắn như tôi làm sao biết được loại súng ông đeo? Chả là khi tôi bắt đầu chuẩn bị làm bài thơ tôi tra cứu được biết súng săn tốt nhất là Richard và Churchill. Tôi bèn tự tiện cho nhân vật của mình một khẩu súng Anh. Thật là ngẫu nhiên mà khẩu súng của Misugi thực sự ngoài đời lại là Churchill. Với tôi Misugi Josuke vẫn là một người xa lạ.

    Bức thư tiếp,
    • "Ông có thể nghĩ thật là lạ lùng, sao tôi lại nói đến chuyện tôi có 3 bức thư. Tôi đã dự định đem đốt chúng. Tuy nhiên sau khi đọc bài thơ ông tôi chợt nghĩ tôi nên yêu cầu ông đọc chúng. Tôi rất tiếc phải làm phiền ông, nhưng xin cho phép tôi được yêu cầu ông, khi nào rảnh rỗi, đọc 3 lá thư mà tôi sẽ gửi trong một phong bì khác. Tôi muốn để cho ông hiểu cái mà ông gọi là "lòng sông trắng".

      Con người là một sinh vật điên rồ, muốn trên tất cả là được người khác biết về mình. Bản thân tôi chưa bao giờ nuôi dưỡng cái ước muốn đó, cho đến khi được biết ông đã tỏ ra thích thú đặc biệt đến tôi. Tôi cảm thấy tôi muốn ông biết rõ mọi sự về tôi. Tôi hết sức hoan nghênh ông hủy 3 là thư này sau khi đọc xong. Cũng ngẫu nhiên là sau khi tôi vừa nhận 3 lá thư này thì ông bắt gặp tôi ở Izu. Sự thật là tôi đã có cái thú đi săn từ vài năm rồi. Đó là giai đoạn an bình trong đời sống tư cũng như công của tôi, ngược hẳn với cuộc sống lẻ loi của tôi bây giờ. Thời điểm mà ông thấy tôi, khẩu súng săn đã trở thành tất cả đối với tôi"


    Hai ngày sau tôi nhận được một phong bì trên có tên người gửi là Misugi Josuke, theo sau với hàng chữ "tại một khách sạn ở Izu". Bên trong gồm 3 bức thư. Chúng đều đề gửi cho Misugi, và mỗi thư là của một phụ nữ khác nhau. Tôi sẽ không cho biết cảm nghĩ của mình. Thay vào đó, tôi trích dẫn cả 3 bức thư. Tôi phải thêm rằng Misugi hình như là một người có địa vị đáng kể trong xã hội, cho nên tôi đã tra cứu các danh bạ để tìm tên ông. Nhưng tôi không tìm thấy. Rất có thể ông đã dùng tên giả. Trình bầy các thư ở đây tôi sẽ điền tên Misugi Josuke vào chỗ tên thật đã bị xóa đi. Còn tên các nhân vật khác đều là giả tưởng.




              
    (Xem tiếp Thư của Shoko)


  •           

              
    thư của
    SHOKO
    __________________________

              








    Chú Josuke kính mến.

    Mẹ chết đã được 3 tuần rồi. Từ hôm qua chúng cháu không còn nhận được những thăm hỏi chia buồn và căn nhà chợt im ắng trở lại. Cảm nhận Mẹ không còn sống nữa trở nên thấm thía đau như cắt. Chú hẳn phải mệt kinh khủng. Chú đã lo mọi sự cho tang lễ, từ gửi thông báo tới họ hàng đến sửa soạn thức ăn cho khách lúc canh thức. Vì tính chất bất thường cái chết của Mẹ, chú đã thay cháu tới lui trạm cảnh sát nhiều lần. Thật vậy, chú đã làm mọi việc, không sót điều gì. Liền ngay sau đó chú về Tokyo lo công việc. Cháu thành thật mong rằng chú đã không mệt mỏi quá sức để sinh bệnh.

    Theo như thời biểu của chú, giờ này chắc chú đang ngắm cảnh rừng đẹp ở Izu, tươi sáng nhưng dịu nhẹ, giống như hình vẽ trên đồ gốm Trung Quốc. Cháu đã cầm bút viết là để chú có thể đọc thư cháu trong khi chú ở Izu. Mặc dù cháu rất muốn viết sao để sau khi đọc chú có thể cảm giác như lâng lâng theo gió, tẩu thuốc trong tay, nhưng cháu không thể làm được. Cháu đã phí nhiều tờ giấy mà thấy không thể tiếp tục. Khi khởi viết cháu đã không ngờ lại như vậy. Cháu muốn bình tĩnh nói với chú những điều mình nghĩ trong đầu và xin chú thông cảm. Khi chuẩn bị bức thư cháu đã suy nghĩ mãi về thứ tự trình bầy. Tuy nhiên, bây giờ khi đã bắt đầu viết, thì những điều cháu muốn nói với chú lại ập đến cùng lúc. Không, không chính xác là vậy. Sự thật là cháu bị tràn ngập từ mọi phía bởi một nỗi đau buồn, giống như những cuộn sóng trắng sông Ashiya vào một ngày lộng gió. Cho dù vậy, cháu sẽ cố tiếp tục viết.

    Thưa chú, cháu có dám mạnh bạo nói với chú không?
    • Cháu biết chuyện đó - về Mẹ và chú.
    Cháu biết mọi chuyện hôm trước khi Mẹ mất. Cháu đã đọc nhật ký của bà.

    Thật khó làm sao phải nói thẳng với chú những lời này! Cháu đã cố hết sức tìm mọi cách, nhưng không thể nào nói được lấy một câu. Chỉ có viết cháu mới có thể diễn đạt được ý mình. Không phải cháu sợ. Chỉ là vì cháu buồn. Buồn đã cột cái lưỡi cháu lại. Cháu không buồn chú, buồn Mẹ hay buồn cháu. Mọi thứ, mọi thứ, bầu trời xanh, ánh nắng mặt trời tháng Mười, vỏ cây bách nhật hồng, lá tre lay động trong gió, nước, đá, đất, vâng, tất cả những gì hiện hữu trong thiên nhiên, trở nên buồn ngay khi cháu vừa mở miệng. Sau cái ngày đọc nhật ký của Mẹ cháu biết rằng thiên nhiên xung quanh cháu có thể nhuốm một mầu buồn 2, 3 lần, có khi tới 5, 6 lần trong một ngày, như mặt trời bị phủ nhiều mây. Cứ chợt nghĩ đến chú và Mẹ thì đột nhiên thế giới trở thành hoàn toàn khác hẳn. Chú có biết ngoài tất cả những mầu thông thường còn có một mầu buồn mà người ta có thể nhìn thấy rõ ràng không?

    Qua cuộc tình giữa chú và Mẹ cháu mới biết được có một tình yêu không được ai chúc phúc và cũng không ai xin chúc phúc. Tình yêu giữa chú và Mẹ là chuyện chỉ hai người biết. Dì Midori không biết, cháu không biết và không một họ hàng nào biết. Ngay cả xóm giềng và bạn thân thiết cũng không biết hoặc không thể biết. Mẹ chết đi thì chỉ còn chú biết chuyện này. Và sau này chú mất, không ai trên đời lại tưởng tượng có tồn tại một tình yêu như thế. Trước đây cháu tin rằng tình yêu là một cái gì tươi sáng và hân hoan như mặt trời, một cái gì được Thượng Đế cũng như người chúc phúc đời đời. Cháu đinh ninh là tình yêu giống như một giòng nước nhỏ thuần khiết, lấp lánh dưới mặt trời và lăn tăn theo gió, được dịu dàng nhìn ngắm bởi cỏ, cây, hoa trên bờ, và phát ra âm nhạc tuyệt diệu khi lớn mạnh. Làm sao cháu có thể tưởng tượng được tình yêu lại như dòng nước ngầm dưới đất, không có ánh nắng và không ai biết nước từ đâu đến và chẩy đi đâu.

    Mẹ đã lừa dối cháu trong suốt 13 năm. Sau cùng đến chết Mẹ vẫn dối cháu. Cháu chưa từng nghĩ giữa Mẹ và cháu lại có một bí mật. Thỉnh thoảng Mẹ bảo cháu rằng hai mẹ con mình thật lẻ loi cô đơn trên đời. Về chuyện làm sao Mẹ lại chia tay Bố, bà chỉ nói khi nào cháu tới tuổi lập gia đình cháu sẽ hiểu. Cháu muốn trưởng thành mau lẹ không phải vì cháu muốn biết về Mẹ và Bố, nhưng vì cháu nghĩ Mẹ hẳn phải khổ tâm để giữ bí mật. Mẹ hình như đã chịu rất nhiều đau khổ. Không thể ngờ bà lại còn có một bí mật khác giấu cháu!

    Khi cháu còn nhỏ Mẹ thường kể câu chuyện con chó sói lừa dối con thỏ và bị biến thành đá vì cái tội dối trá. Mẹ đã dối cháu, Dì Midori, và cả thế giới. Làm sao bà có thể như vậy? Điều kinh khủng nào đã mê ám bà? Phải, cháu nhớ bà dùng chữ "xấu xa" trong nhật ký. "Cả Misugi và tôi đều xấu xa. Chúng tôi muốn được xấu xa hoàn toàn." Tại sao bà không viết là đã bị mê ám? Mẹ bất hạnh nhiều hơn con chó sói đã lừa dối con thỏ! Nhưng Mẹ và chú thân yêu đã chọn cái xấu - những người hoàn toàn xấu nhất trên đời! Tình yêu đòi hỏi người ta phải trở nên xấu thì mới buồn làm sao! Cháu nhớ ngày lễ nọ có người đem cho một quả thủy tinh tròn trong có gắn những cánh hoa giả mầu đỏ. Cháu chỉ là một đứa trẻ. Cháu cầm nó trong tay và bật khóc. Cháu hẳn làm mọi người ngỡ ngàng. Cháu thấy các cánh hoa như đông cứng trong thủy tinh lạnh ngắt; những cánh hoa cứ y nguyên dù khi xuân hoặc hè đến; những cánh hoa đã bị hy sinh. Khi cháu nghĩ đến những cánh hoa, nỗi buồn chợt đến. Cũng cái nỗi buồn đó bây giờ đang trở lại với cháu. Tình yêu giữa chú và Mẹ, giống như những cánh hoa buồn này!

    Chú Josuke kính mến.

    Chú hẳn chắc giận cháu vì đọc nhật ký của Mẹ. Hôm trước ngày Mẹ mất có cái gì đó bảo cháu Mẹ chắc là không thể hồi phục. Cháu có cái linh cảm này. Như chú nhớ đấy, trừ cơn sốt nhẹ không có dấu hiệu nào xấu đáng kể ở bà. Bà vẫn ăn được. Hai má tươi và hình như còn hồng hơn thường lệ. Tuy nhiên cháu không thể không cảm thấy tuyệt vọng. Nhìn bà từ sau lưng - nhất là đường chạy từ vai xuống cánh tay- cháu thấy sờ sợ. Chiều hôm bà mất, lúc Dì Midori đến hỏi thăm, cháu vào phòng Mẹ nói cho bà biết. Khi cháu đẩy cánh cửa, cháu khựng lại. Bà đang ngồi trên giường, lưng quay về phía cháu. Bà mặc chiếc áo choàng kimono mầu xám đỏ tô điểm mạnh bạo với những hoa cúc gai, mà bà cất trong tủ và hiếm lấy ra. Bà đã nói bà sẽ cho cháu vì nó quá nổi đối với bà.
              
    • "Chuyện gì vậy?" Bà hình như không hiểu tại sao cháu lại giật mình
    • "Nhưng mẹ..."
    Cháu không thể nói tiếp. Bản thân cháu cũng không hiểu tại sao lại giật mình. Một cái cục lạ lùng trào lên trong cổ họng cháu. Dẫu sao không có gì ngạc nhiên chuyện Mẹ lấy chiếc áo kimono thời trẻ ra mặc vì bà vốn vẫn thích mặc kimono. Từ khi bà đau bà có thói quen mỗi ngày lôi ra mặc một kimono đã không mặc trong nhiều năm. Có thể bà muốn khuây khỏa tâm trí. Tuy nhiên về sau, cháu biết tại sao cháu đã ngạc nhiên. Mẹ trông đẹp đến nỗi không phải nói ngoa khi mô tả bà là đẹp lộng lẫy. Nhưng đồng thời bà trông cô đơn bất hạnh, cô đơn bất hạnh cháu chưa từng thấy trước đây. Dì Midori bước vào phòng. "Ôi, đẹp quá!" dì kêu lên và ngồi lặng một lúc như thể bị choáng ngợp. Hình ảnh Mẹ như cháu thấy khi nhìn từ sau lưng trong áo choàng lụa Yuki không hề phai trong đầu cháu suốt ngày hôm đó, một hình ảnh đẹp nhưng lẻ loi cô đơn, như một khối nặng lạnh lẽo đè trên tim cháu.

    Buổi chiều gió ngừng thổi. Cháu giúp chị người làm Sadayo quét gom lá rải rác trong vườn để đốt. Cháu cũng lấy ít rơm mấy hôm trước cháu đã mua giá cao một cách phi lý đến tức cười, để làm tro đệm cho lò than của Mẹ. Mẹ đang ngồi trong phòng khách ngó ra ngoài. Bà bước ra hàng hiên cầm một bọc gói ngay ngắn.
    • "Đốt cái này nữa."
    Khi cháu hỏi bà đó là cái gì, bà trả lời giọng nghiêm nghị khác thường rằng không việc gì đến cháu. Rồi bà nói khẽ:
    • "Đó là nhật ký của mẹ. Làm ơn đốt nó."
    Bà quay gót bước về phòng mình, loạng choạng lạ lùng như thể đang bị gió thổi..

    Cháu phải mất nửa giờ để có tro đệm. Khi rơm cuối cùng đã biến thành khói tía, cháu đi đến một quyết định. Cháu đem nhật ký của Mẹ lên phòng mình và giấu sau một kệ. Đêm đó gió lại nổi lên. Một con trăng mờ mờ âm u chiếu xuống vườn. Nhìn từ cửa sổ trên lầu cảnh trí giống như một bãi biển hoang đâu đó ở miền bắc xa xôi, và gió rì rào giống như sóng đập vào bờ. Mẹ và Sadayo đã đi ngủ.. Chỉ có cháu còn thức. Cháu lấy vài quyển sách dầy cộm của một bộ bách khoa đem chẹn cửa và hạ màn cửa sổ xuống. (Ngay cả ánh trăng cháu cũng sợ). Rồi cháu điều chỉnh cái chụp đèn và mở cuốn sổ là nhật ký của Mẹ....

    Chú Josuke kính mến.

    Cháu nghĩ cháu sẽ không bao giờ được biết về Bố và Mẹ nếu cháu bỏ lỡ cơ hội đọc nhật ký. Cho tới lúc đó cháu chưa hề có ý muốn biết về Bố. Dẫu sao khi cháu lập gia đình Mẹ sẽ cho cháu biết. Cháu chỉ nhớ tên ông mà thôi, Kadota Reiichiro. Nhưng suy nghĩ cháu thay đổi sau khi cháu bắt gặp mẹ cháu trong chiếc áo choàng đó. Không hiểu tại sao cháu lại buồn rầu tin chắc bà không qua khỏi.

    Cháu đã nghe bà ngoại ở Akashi và thân nhân khác, cháu không nhớ là hồi nào, nói rằng Mẹ đã phải bỏ Bố. Trong khi Bố đang làm luận án Bác Sĩ tại Khoa Nhi Đại Học Tokyo thì cháu sống trong nhà ở Akashi với Mẹ, Ông, Bà và một chị người làm. Lúc đó cháu 5 tuổi. Một ngày tháng Tư có gió, một phụ nữ trẻ bồng một đứa bé sơ sinh đến gặp mẹ. Khi cô ta được đưa vào phòng khách, cô đặt đứa bé vào chỗ khuất trong phòng, cởi giải lưng, lấy một cái áo - loại mặc bên trong kimono - từ một cái giỏ, và bắt đầu thay y phục. Mẹ đang bưng tách trà ra giật mình trước cảnh này. Cô ta bị mất trí. Sau này được biết đứa bé hình hài èo uột đang nằm ngủ ở chỗ trưng bầy hoa nandina đỏ là con của Bố.

    Đứa bé ít lâu sau qua đời. Người phụ nữ chỉ bị diên khùng nhất thời và sớm bình phục. Cháu nghe nói bà ta lập gia đình hạnh phúc với một thương gia ở Okayama. Liền sau biến cố này Mẹ dẫn cháu rời Akashi. Gia đình quyết định là Bố, trước được nhận vào làm con nuôi, nay phải bị ly dị.

    Bà ngoại ở Akashi có lần nói với cháu, lúc cháu vào trường nữ sinh:
    • "Mẹ cháu quá cứng rắn. Dẫu sao thì chuyện cũng đã rồi."

    Mẹ rất khó tính, cho nên bà không thể tha thứ cho Bố. Đó là tất cả những gì cháu biết về Bố và Mẹ. Cho tới 7 hoặc 8 tuổi cháu nghĩ là bố không còn sống; hay đúng hơn, cháu được làm cho nghĩ như vậy. Nhưng Bố đã chết, ngay bây giờ, trong tim cháu. Cháu không thể hình dung bố thực của mình, ông, nghe nói, hiện đang điều hành một bệnh viện lớn ở Hyogo, xa cách đây chưa đầy một giờ. Ông vẫn còn độc thân. Ông vẫn còn sống, nhưng bố cháu thì đã chết từ lâu.

    Cháu mở nhật ký của Mẹ. Cái chữ đầu tiên mà đôi mắt háo hức của cháu bắt gặp là "tội lỗi", chữ cháu không hề ngờ sẽ tìm thấy. "Tội lỗi," "tội lỗi," "tội lỗi." Chữ này được viết nguệch ngoạc lập đi lập lại. Cháu hầu như không thể tin rằng Mẹ đã viết chúng. Dưới các chữ "tội lỗi" cũng viết nguêch ngoạc:
    • "Thượng Đế, xin hãy tha tội cho con.
      Midori, tha thứ cho chị."
    Bà hình như đang rên rỉ dưới sức nặng của những chữ. Phần còn lại của trang biến mất, và chỉ có hàng chữ này nằm gầm gừ như con yêu tinh, nhìn trừng trừng từ trang giấy như muốn nhẩy chồm lên cháu.

    Cháu gập nhật ký lại. Một khoảnh khắc kinh hoàng. Giữa lặng thinh, cháu có thể nghe thấy tiếng đập của quả tim. Cháu nhỏm dậy khỏi ghế và một lần nữa xem chắc cửa và cửa sổ vẫn an toàn. Trở lại bàn giấy cháu sợ sệt mở lại nhật ký. Rồi cháu đọc từ đầu đến cuối, không bỏ sót chút nào, và đồng thời cũng cảm thấy mình như một con quỷ. Không thấy nói gì đến Bố. Đây, với ngôn ngữ thành thật, là cuộc tình giữa Mẹ và chú, một cuộc tình cháu chưa bao giờ tưởng tượng nổi. Cháu đọc Mẹ khi thì đau khổ ra sao, lúc thì vui sướng thế nào, rồi cầu nguyện, thất vọng, đôi lần còn muốn tự tử nữa. Vâng, bà đã quyết định kết liễu đời mình trong trường hợp cuộc tình bị Dì Mirodi khám phá. A! Mẹ lúc nào cũng nói chuyện với Dì Midori thân ái dịu dàng là thế mà lại sợ dì!

    Nhật ký của Mẹ cho thấy bà đã sống bên cạnh cái chết trong suốt 13 năm này. Khi thì bà ghi 4 hoặc 5 ngày liên tục, khi thì 2 hoặc 3 tháng để qua bên. Và trang nào của nhật ký cũng đối diện cái chết.
    • "Tôi phải chết. Chết sẽ giải quyết được mọi chuyện."
    Điều gì đã khiến bà viết như thế?
    • "Tại sao ngươi lại sợ này nọ, một khi ngươi đã quyết định chết? Can đảm lên, Ayako!".
    Điều gì đã làm người mẹ dịu dàng của cháu phải than khóc thế này? Tình yêu chăng? Điều đẹp đẽ và tươi sáng gọi là tình yêu? Chú có lần đã cho quà sinh nhật cháu là một quyển sách mô tả một phụ nữ hãnh diện đứng khỏa thân cạnh một giòng suối, mớ tóc dài cuộn xõa trên vai, hai tay đỡ ngực, nâng vú lên trông giống như chồi hoa. Tình yêu của Mẹ và chú thật khác hẳn tình yêu mô tả trong quyển sách.

    Từ lúc cháu đọc nhật ký của Mẹ, Dì Midori trở thành một người đáng sợ nhất trên đời. Đau đớn của Mẹ trở thành đau đớn của cháu. A, Dì Midori, người hôn cháu với đôi môi cong! Dì Midori thân yêu, người cháu coi như Mẹ! Chính dì, khi cháu vào trường sơ học ở Ashiya, đã cho cháu cái cặp đựng sách có tô điểm những bông hồng to; và chính dì đã cho cháu cái phao bơi lớn hình dạng như con mòng biển khi cháu đi trại hè. Ngày nọ ở trường lúc cháu học lớp hai, cháu được vỗ tay khen vì thuật một truyện của anh em Grimm. Cũng chính Dì Midori đã khuyến khích cháu tập dượt mỗi chiều và thưởng cho sự kiên trì của cháu. Dì Midori là họ hàng của Mẹ và rất thân với Mẹ. Mặc dù bây giờ Dì Mirodi chỉ còn khiêu vũ, nhưng trước đây dì giỏi chơi mạt chược, gôn, bơi lội và trượt tuyết. Chính Dì Midori đã nướng bánh lăn bột to lớn hơn mặt cháu và đem nhóm vũ nữ từ Takarazuka về nhà làm Mẹ và cháu giựt mình. Tại sao dì đã bước vào đời mẹ con cháu dịu dàng thế, như một đóa hồng?

    Nếu cháu đã từng có thấy điềm gì về chú và Mẹ, thì chỉ có một lần duy nhất. Đó là cách đây khoảng 1 năm. Cháu đang cùng bạn trên đường đến trường. Khi chúng cháu tới Trạm Shukugawa, cháu chợt nhận ra đã quên quyển đọc tiếng Anh. Cháu bảo bạn đợi ở trạm và vội vàng quay về nhà. Không hiểu tại sao cháu lại không thể cố thử mở cửa. Chị người làm đã đi đâu đó lo việc vặt và chỉ có Mẹ ở nhà. Cháu cảm thấy hơi không an tâm bà ở nhà một mình. Cháu sợ. Cháu đứng ở cổng không biết có nên vào hay không. Cháu ngó bụi cây đỗ quyên. Cuối cùng cháu bỏ cuộc và trở lại trạm xe lửa, tâm trạng kỳ lạ thế nào ấy không hiểu tại sao. Cháu cảm thấy rằng từ cái lúc cháu rời nhà tới trường thì cũng là lúc bắt đầu một thời gian đặc biệt cho Mẹ. Cháu cảm thấy nếu bước vào cổng thì sẽ làm phiền bà. Cảm thấy cô đơn không tả cháu vừa đi về trạm vừa đá mấy viên sỏi trên đường dọc theo Sông Ashiya. Rồi cháu thấy mình dựa vào chiếc ghế gỗ dài trong phòng đợi, lơ đãng nghe bạn nói.

    Đó là lần đầu và cũng là lần cuối cháu cảm nghiệm như vậy. Bây giờ mới thấy hình như đáng sợ thật. Con người sở hữu những đặc tính đáng gờm! Làm sao cháu có thể bảo Dì Midori đôi khi không cảm thấy điềm như thế? Dì Midori, khi chơi bài thường tự hào mình có khả năng đọc được đầu óc tay bài khác. Cứ thử nghĩ xem có đáng sợ không? Có thể lo lắng như vậy là ngu ngốc, vì mọi sự đã chấm dứt và bí mật đã được giữ kín. Không, bí mật không phải được giữ kín, mà Mẹ chết là để giữ bí mật. Cháu tin như vậy.



    Vào ngày buồn đó, ngay trước khi cơn đau đớn ngắn ngủi nhưng mãnh liệt bắt đầu, Mẹ gọi cháu, nói giọng đều đều kỳ lạ, hơi có vẻ khô khan:
    • "Mẹ vừa uống thuốc độc. Mẹ quá mệt mỏi, không thiết sống...."
    Giọng bà nghe giống nhạc trên không trung, rõ lạ lùng, như thể qua cháu bà đang nói với Thượng Đế. Cháu có thể nghe chữ "tội lỗi" chồng chất cao như Tháp Eiffel, đổ nhào vào tai cháu. Những tầng tội lỗi bà đã chống đỡ trong 13 năm bây giờ đang đè bẹp thân xác mệt mỏi của bà và cuốn sạch nó đi. Cháu chỉ thấy tràn ngập một nỗi tức giận, như bão táp của gió đông thổi từ thung lũng, khi cháu ngồi trước Mẹ và dõi theo đôi mắt mẹ đang ngó trân trân vô hồn vào xa tít. Nhìn khuôn mặt buồn của Mẹ cháu chỉ đáp được một tiếng "Ô?" như thể không có gì liên quan tới cháu. Rồi tim cháu trở nên lạnh như bị dội nước. Đầu óc tĩnh lặng, tĩnh lặng đến nỗi chính cháu cũng ngạc nhiên, và thay vì đi ngang qua phòng bên cạnh, cháu đi dọc hành lang, bước đi như lướt trên nước (chính lúc này cháu nghe tiếng kêu của Mẹ như sắp bị cái chết nuốt chửng). Cháu đến chỗ điện thoại cuối hành lang và gọi chú. Tuy nhiên không phải chú, mà là Dì Midori 5 phút sau đã ập vào nhà. Mẹ chết, nắm tay Dì Midori, người gần nhất mà cũng sợ nhất. Và những bàn tay này phủ một miếng vải trắng lên mặt Mẹ, giờ thì đã thoát khỏi lo lắng và buồn phiền.

    Chú Josuke kính mến.

    Đêm đầu tiên canh thức là một đêm yên tĩnh - yên tĩnh không thể tin được. Đám đông khách ban ngày, cảnh sát, bác sĩ, và hàng xóm tất cả đã rời khỏi. Chỉ có chúng ta - chú, Dì Midori và cháu- Không ai nói một câu. Như thể chúng ta đang lắng nghe tiếng nước vỗ yếu ớt vào bờ. Khi nhang tàn chúng ta lần lượt đứng lên thay nhang, và có lẽ cả mở cửa sổ cho thoáng khí nữa. Chú hình như buồn nhất. Khi chú đứng lên thắp nhang mới, chú ngó dịu dàng hình Mẹ. Trên khuôn mặt buồn của chú thoáng một mỉm cười, thoáng phớt hầu như khó có thể nhận ra. Đêm đó biết bao lần cháu nghĩ dẫu sao cuối cùng Mẹ hẳn phải hạnh phúc.

    Khoảng 9 giờ, khi cháu đang ngồi gần cửa sổ cháu bật khóc. Chú nhỏm dậy lặng lẽ tới đặt tay lên vai cháu và đứng như vậy một lúc. Rồi chú trở về ghế của mình không nói một lời nào. Không phải vì cháu thấy đau nhói buồn cho Mẹ mà cháu khóc. Cháu nghĩ tới chuyện Mẹ không nói gì về chú trong những giây phút cuối và cháu tự hỏi tại sao không phải chú mà là Dì Midori đã ập tới bên cháu khi cháu điện thoại. Tim cháu quặn đau. Tình yêu của chú và của Mẹ phải bị giấu kín ngay lúc lâm chung. Nó hình như đáng thương giống những cánh hoa bị đóng đinh trong cái bầu thủy tinh. Cháu đứng lên, mở cửa sổ, ngó ra bầu trời sao lạnh lẽo, mang một nỗi buồn suýt phải phát ra thành tiếng. Nhưng rồi cháu chợt nghĩ tình yêu của Mẹ đang bay lên trời thấp thoáng giữa những vì sao, không ai trong chúng ta được biết. Với cháu hình như đau buồn cho cái chết của một cá nhân gọi là "Mẹ" có vẻ nhỏ nhặt so với đau buồn cho một tình yêu đang thăng thiên.

    Khi cháu ngồi xuống dùng bữa nửa đêm, cháu lại bật khóc. Dì Midori dịu dàng bảo:
    • "Cháu phải can đảm. Dì đau lòng lắm thấy mình không giúp được gì."
    Lau nước mắt và ngẩng đầu lên cháu thấy Dì Midori đang nhìn cháu. Mắt dì cũng ngấn lệ. Cháu lắc đầu. Dì chắc không để ý. Sự thật là cháu đột nhiên cảm thấy buồn cho dì. Cháu ngó dì sửa soạn 4 cái đĩa, cho chú, dì và cháu và Mẹ. Cháu thình lình cảm thấy dì là người buồn nhất ở đó. Đó là tại sao cháu khóc.

    Đêm đó cháu còn khóc lần thứ ba. Đó là khi hai người bảo cháu đi ngủ. Chú bảo ngày mai sẽ là một ngày vất vả. Kiệt sức cháu thiếp đi ở phòng bên. Khi thức dậy người ướt đẫm mồ hôi. Cháu thấy một giờ đã trôi qua. Phòng bên vẫn im ắng trừ thỉnh thoảng có tiếng chú bật lửa. Nửa giờ sau cháu nghe chú và Dì Midori nói với nhau.
    • "Midori, em đi nghỉ đi. Tôi ở đây canh cho".
    • "Không, cám ơn. Anh nghỉ đi."
    Tất cả chỉ có vậy, rồi im ắng trở lại. Cháu thổn thức có lẽ 3 lần. Lần thổn thức này chú dì không nghe. Cháu chỉ thấy có cô đơn và kinh hoàng. Ba người, các vị - Mẹ, người đã gia nhập thế giới khác, và hai chú dì - cùng ở trong một phòng. Mỗi người ở đó có ý nghĩ riêng khác nhau. Thế giới của người lớn đối với cháu hình như cô đơn và kinh hoàng không chịu nổi.

    Chú Jokusé kính mến.

    Cháu đã viết lan man. Cháu đã cố hết sức diễn đạt tốt cảm nghĩ của mình để xin chú thông cảm cái yêu cầu cháu sắp nêu ra đây.

    Cháu chỉ yêu cầu chú một việc:
    • cháu không muốn gặp lại chú hoặc Dì Midori.
    Cháu không còn có thể đóng vai đứa trẻ theo cách như trước đây khi cháu chưa được đọc nhật ký của Mẹ. Cháu muốn thoát ra khỏi cái mớ bòng bong "tội lỗi" sau cùng đã đè bẹp Mẹ. Cháu không có can đảm viết tiếp.

    Cháu đang nhờ chú Tsumura tìm cách bán đi cái nhà này. Rồi cháu sẽ quay về Akashi một thời gian. Cháu tính mở một tiệm nhỏ cắt may quần áo. Trong di chúc Mẹ đề nghị cháu hỏi ý kiến chú. Bà sẽ không làm vậy nếu như bà biết tình trạng cháu hiện giờ.

    Hôm nay cháu đã đốt nhật ký của Mẹ trong vườn. Quyển sổ rút lại chỉ còn là một nắm tro. Một cơn gió xoáy đã thổi bay đi cùng với lá khô trong khi cháu lo đi kiếm xô nước. Cháu cũng gửi chú thư của Mẹ trong một phong bì khác. Cháu tìm thấy nó trong bàn của bà hôm sau ngày chú rời đi Tokyo.







              
    (Xem tiếp Thư của Midori)



  •           

              
    thư của
    MIDORI
    __________________________

              








    Ông Misugi thân mến.

    Tôi xưng hô với ông chính thức như vậy, khiến cho tim tôi đập rộn ràng như thể đang viết thư tình. Tôi có vẻ già quá không thể viết thư tình được nữa (mặc dù tôi mới 33). Trong 10 năm qua tôi đã viết hàng tá thư tình, khi thì bí mật khi thì công khai. Nhưng tôi tự hỏi, tại sao không có cái nào cho ông? Tôi cũng không biết nữa.

    Cách đây ít lâu bà Takagi, mà ông có biết (nhớ không? cái bà sau khi trang điểm thì trông như con hồ ly) có nêu nhận xét về mấy quan chức sống giữa Osaka và Kobe. Bà bảo ông là một người đàn ông các bà không hứng thú, người không hiểu được những tế nhị của tâm lý phụ nữ, người có thể yêu phụ nữ nhưng không bao giờ được phụ nữ yêu. Tất nhiên đây là một nhận xét hời hợt. Bà hơi xỉn môt chút và ông đừng bận tâm. Tuy nhiên ông có một cái gì giống tính chất như bà mô tả. Ông không biết đến cô đơn, chung quanh ông không có cái gì của một người cô đơn cả. Ông đôi khi trông buồn chán, nhưng không bao giờ cô đơn. Ông có một quan điểm rõ ràng khác thường, và ông dựa hoàn toàn vào nhận định của mình. Điều này làm tôi muốn lay chuyển ông. Vắn tắt, ông là một người phụ nữ không chịu nổi, một người chẳng gây thích thú gì, một người mà yêu ông chỉ phí thì giờ.

    Sự thể đã như vậy thì không hợp lý chút nào khi cố làm cho ông hiểu được cảm nghĩ của tôi về chuyện tôi viết hàng tá thư tình mà không một cái nào cho ông. Tất cả hình như có vẻ rất lạ lùng. Một hai thư lẽ ra cũng có thể viết cho ông. Mặc dù là không có cái nào, nhưng giả sử tôi có viết cho ông thì nội dung cũng chẳng khác chi mấy. Có điều, tuy đã có tuổi mà tôi vẫn nhút nhát và ngây thơ. Tôi không thể viết một lá thư tình tứ cho chồng, nhưng tôi có thể viết cho những đàn ông khác thư này rồi thư kia. Có thể tôi sinh ra dưới một ngôi sao xấu; sao của ông cũng xấu nữa.





              
    Nếu tôi mà có thể hiểu được anh
    Thì cái vẻ bình thản cao ngạo của anh có lẽ bị sụp đổ.

    Thơ này tôi làm mùa thu vừa rồi khi nghĩ đến ông đang ngồi trong phòng giấy. Đó là một bài thơ mà tôi đã trút vào đấy nỗi lòng của một người vợ đáng thương, cố gắng không quấy rầy cái yên tĩnh của chồng đang ngắm nghía có thể là một món đồ gốm cổ Triều Tiên. Hoặc đúng ra đó là cảm nghĩ của một người không biết cách làm sao lay chuyển suy tư của ông. (Ông cứ như một cái công sự được canh gác kỹ và nguy nga nữa!). "Đừng nói vớ vẩn!" ông sẽ bảo. Nhưng ngay khi chơi mạt chược suốt đêm, tôi vẫn để tâm nghĩ tới ông đang trong phòng giấy. Tôi đã bí mật để bài thơ này trên bàn giấy của ông Tagami - Ông Tagami là một triết gia trẻ được thăng chức giáo sư phụ tá mùa xuân vừa qua. Việc làm đó của tôi gây xáo trộn vẻ nghiêm trang cao ngạo của ông giáo sư trẻ. Một nhà báo ngồi lê đôi mách có viết về chuyện này và đã gây chút phiền toái cho ông. Tôi đã nói rằng tôi muốn lay chuyển ông mà. Tôi không biết cái vụ nhỏ nhặt này có lay chuyển ông chút nào.





    Vì ông không thích đọc chuyện loại này tôi xin đi vào việc chính.

    Cái quan hệ bề ngoài có vẻ là vợ chồng của chúng ta đã kéo dài một thời gian lâu rồi. Ông không muốn chấm dứt nó hay sao? Cũng hẳn phải khó cho ông nữa. Nếu ông không phản đối, giả sử chúng ta tìm cách để cho cả hai người đều được tự do, tôi nghĩ đây là lúc chấm dứt cái quan hệ không tự nhiên của chúng ta, nhất là vì ông sắp về hưu. (Tôi thật không hề ngờ lại thấy tên ông trong danh sách những doanh nhân bị thanh lọc!). Tôi xin vắn tắt. Nếu tôi có thể được căn nhà ở Takarazuka và căn nhà ở Yasé, thế là tôi mãn nguyện rồi. Căn nhà ở Yasé rộng vừa phải và chung quanh rất thích hợp với tôi. Tôi có thể sống ở đó. Căn nhà ở Takarazuka, tôi sẽ bán khoảng 2 triệu yen, và nhờ số tiền này tôi có thể sống đến mãn đời. Tôi đang hoạch định chương trình. Đây là lần cuối tôi yêu cầu được làm theo ý riêng của mình và là lần đầu tôi lạm dụng tình cảm của ông.

    Mặc dù tôi yêu cầu bất ngờ, nhưng hiện tại tôi không có nhân tình nào hết. Ông không phải lo tôi sẽ bị cướp mất. Tôi rất tiếc phải nói để ông biết rằng tôi chưa hề bao giờ có một người tình đáng được gọi là như thế. Rất ít đàn ông thỏa mãn 2 đòi hỏi cơ bản của tôi: một cái cổ tóc sau gáy chăm sóc tươm tất, tươi mát như một miếng chanh, và một vòng eo hông cong thấy rõ và khỏe như sơn dương. Tôi cũng rất tiếc rằng cái dáng vẻ này, đầu tiên đã lôi cuốn tôi, một cô dâu, đến với chồng, nay dù sau 10 năm vẫn còn hấp dẫn tôi mạnh. Nói đến sơn dương làm tôi nhớ có đọc bài báo về một thiếu niên khỏa thân đã sống với sơn dương trong sa mạc Syria. Tấm hình đẹp làm sao! Cái vẻ lạnh lùng của khuôn mặt trông nghiêng dưới mái tóc bờm sờm không chải, và cái vẻ quyến rũ của cặp giò dài hình như có thể chạy tới 50 dặm một giờ! Ngay bây giờ, tôi cảm thấy máu huyết râm ran vì thiếu niên đó. Khuôn mặt thông minh và hình dáng hoang dại. Đối với cặp mắt đã được nhìn thấy thiếu niên đó thì các đàn ông khác trở thành tầm thường và thiếu hứng thú. Nếu có nghi ngờ nào từng lóe lên trong tim vợ ông về lòng chung thủy, thì đó chỉ là lúc tôi bị hấp dẫn bởi thiếu niên sơn dương. Khi tôi tưởng tượng làn da săn chắc ươn ướt sương đêm của sa mạc, khi tôi nghĩ đến vẻ bình thản của thiếu niên, tôi ngay bây giờ vẫn còn bị khích động.





    Khoảng 2 năm trước tôi say mê Matsushiro của họa phái hiện đại Shin Seisaku. Nhưng ông thì không tin vào những lời đồn đãi.

    Khi đó ông nhìn tôi với cặp mắt thoáng buồn lạ lùng, hình như thương hại. Thật ra không có gì phải thương hại hết. Tuy nhiên tôi bị hấp dẫn bởi đôi mắt của ông. Chúng không thể được so sánh với mắt của thiếu niên sơn dương, nhưng chúng cũng đẹp tuyệt.

    Tại sao trước đó ông không bao giờ hướng chúng, đôi mắt đẹp của ông, vào tôi dù chỉ một khoảnh khắc? Sức mạnh thôi không đủ. Đôi mắt đó không phải để chiêm ngưỡng đồ gốm. Tôi trở nên lạnh lùng, như đồ gốm Kutani cổ, và tôi thất vọng muốn ngồi xuống lặng lẽ một chỗ đâu đó. Đấy là lý do tại sao tôi đến phòng vẽ lạnh lẽo của Matsushiro và ngồi làm kiểu cho ông ta. Ngoài ra tôi thích cái nhìn của ông ta đối với các tòa nhà. Mặc dù ông hơi bắt chước Utrillo, tôi nghĩ ông độc đáo tại Nhật Bản ở điểm ông có thể vẽ tòa nhà bình thường nhưng đưa vào nó một nét buồn hiện đại (rất phơn phớt nhẹ nhàng). Nhưng về phương diện là đàn ông, ông ta không khá. Nếu tôi phải cho điểm ông 100 thì ông ta chỉ được 65. Ông ta có tài, nhưng không hiểu sao lại chỉ làng nhàng. Ông ta có khuôn mặt điển trai nhưng ông ta thiếu thanh lịch. Khi ông ta cầm tẩu thuốc, trông lại càng tức cười, giống như một nghệ sĩ hạng hai mà tác phẩm đã hút cạn hết cái tốt đẹp trong người.

    Rồi khoảng đầu hè năm ngoái tôi đánh bạn với Tsumura, tay nài ngựa đã thắng cúp Bộ Trưởng. Mắt ông thoáng vẻ khinh thường lạnh lùng. Thoạt đầu tôi nghĩ đó là do lá cây xanh bên ngoài đã khiến mắt ông trông như vậy khi chúng ta chạm trán nhau ngoài hàng hiên. Sau này tôi mới khám phá ra mình lầm. Cũng tại tôi quá hấp tấp, không suy nghĩ. Nếu tôi biết, tôi đã nhìn lại ông cách khác. Nhưng giác quan tôi dạo đó đã bị tê liệt vì vẻ đẹp của tốc độ. Cái kiểu biểu lộ mình một cách rất cổ lỗ xĩ của ông thật ngoài hiểu biết của tôi. Ông nên chứng kiến Tsumura trên lưng con siêu mã một mạch vượt qua cả tá con ngựa khác, từng con một. Ông còn sững sờ nếu qua ống nhòm ông nhìn rõ cái sinh vật dũng mãnh và đáng yêu đó (tôi muốn nói Tsumura, chứ không phải con ngựa).

    Chàng trai 22 tuổi, chỉ khá hơn bọn du côn một tí, đã tự phá kỷ lục hai lần vì hắn biết tôi đang quan sát hắn. Đó là kinh nghiệm đầu tiên của tôi về đam mê như vậy. Hắn cần sự ngưỡng mộ của tôi và hắn trở thành hiện thân của tốc độ, quên cả tôi khi cưỡi con ngựa nâu. Những ngày này cuộc đời thật đáng sống. Tình yêu của tôi (có thể gọi như vậy đi) ở khán đài trường đua được kích thích khơi động bởi đam mê của hắn, thuần túy không vẩn đục, trên đường đua dài vòng cung. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mất mát về 3 cái hột kim cương . Chúng đã tồn tại trong chiến tranh và nay là phần thưởng cho hắn. Chỉ khi nào trên lưng ngựa hắn mới đáng yêu. Khi chân chạm đất, hắn trở thành thiếu niên, một thiếu niên ngờ nghệch chưa hiểu hết hương vị thơm ngon của cà-phê. Thế nhưng, với tinh thần tranh thắng trên lưng ngựa, hắn khá hơn tiểu thuyết gia Seo hoặc nhà cựu-cánh tả Mitani. Cuối cùng tôi đóng vai bà mối để cho hắn cưới một vũ nữ 18 tuổi. Cô có cặp môi trề ra và cũng là một cục cưng của tôi.





    Tôi đã đi ra ngoài đề. Dĩ nhiên, tôi còn quá trẻ chưa nên sống như một bà về hưu cho dù có an cư ở Yasé. Tôi cũng không có ý định sống như một nhà tu hành. Ông có thể bắt đầu như bình thường, xây một lò nung và làm ly tách, vân vân..., nhưng tôi nghĩ tôi sẽ làm những việc như trồng hoa- nghe nói đem hoa bán tại Kyoto được lời khá. Tôi có thể trồng vài trăm cây hoa cẩm chướng với sự trợ giúp của 2 người làm và 2 bạn trẻ khác. Hiện tại tôi muốn lánh xa đàn ông. Tôi chán họ lắm rồi. Tôi nói thực đấy. Tôi đang hoạch định chương trình để sao có thể tìm thấy hạnh phúc thực sự, làm lại tất cả từ đầu.

    Ông có thể ngạc nhiên thấy tôi thình lình đề nghị chia tay. Không, lẽ ra ông phải ngạc nhiên hơn, tại sao tôi không đề nghị từ trước đây. Muôn vàn cảm xúc tràn ngập trong đầu khi tôi nhìn lại hơn 10 năm sống chung. Tôi không hiểu làm sao chúng ta đã thu xếp được như vậy. Tôi đã bị gán cho là một phụ nữ phóng túng và có vẻ như là chúng ta đã cho thiên hạ cảm tưởng đây không phải một cặp bình thường. Tuy nhiên chúng ta đã cố hết sức sống với nhau, không gây nhiều tai tiếng, và đôi khi còn đóng vai mai mối hôn nhân cho người khác. Tôi nghĩ tôi đáng được ông khen ngợi. Ông nghĩ sao?

    Viết một bức thư giã biệt thật khó làm sao! Tôi lại rất ghét sướt mướt ủy mị! Nhung tôi cũng không thích quá bộc trực. Tôi muốn đề nghị một cách dịu dàng lịch sự để không ai trong chúng ta bị tổn thương, nhưng điều tôi sắp viết ra đây thật vụng về khó xử. Dẫu sao một bức thư chia tay không thể nào là một bức thư đẹp, cho dù bất kỳ ai viết. Vậy thì để tôi viết thẳng thắn và lạnh lùng vì đó là cung cách của thư như thế.





    Đó là tháng Hai, 1934, vào khoảng 8 giờ sáng. Khi từ phòng trên lầu của Khách Sạn Atami tôi thấy ông mặc bộ đồ xám đang đi bộ dọc bờ biển phía dưới. Đây là chuyện xẩy ra trong một ngày mà nay thì đã đang mờ dần như trong một giấc mộng gần quên hẳn. Hãy bình tĩnh nghe tôi. Có nhớ không, cái áo choàng kimono với những hoa cúc gai trên nền xám đỏ mà một phụ nữ cao và đẹp mặc, đang đi sau ông? Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng nghi ngờ của mình lại được chứng tỏ xác thực như thế. Tôi đã tới Atami bằng chuyến xe lửa đêm hôm trước để khẳng định những nghi ngờ này. Tôi đã không chợp mắt được. Nói cách văn hoa, tôi đã hy vọng rằng mình đang nằm mơ. Tôi chỉ 20 tuổi (bằng tuổi Shoko hiện giờ). Sự thể thế này, quả là liều thuốc quá mạnh cho một cô vợ vừa mới cưới. Tôi gọi ngay bồi phòng, trả tiền trọ, và rời khỏi như bị săn đuổi. Bồi phòng dán mắt nhìn theo tôi. Đứng trên vỉa hè trước mặt khách sạn, tôi phân vân không biết nên đi xuôi xuống bãi biển hay đi ngược lên trạm xe lửa. Tôi cất bước xuống đường dẫn tới bãi, nhưng được độ 50 mét thì ngừng lại. Tôi đứng đó ngó ra một điểm trên biển lóe sáng ánh mặt trời giữa mùa đông, một biển xanh lam xẫm như được phết lên từ một ống mầu đậm đặc. Rồi tôi chọn đường về trạm xe lửa. Nay tôi biết rằng chuyện bắt đầu ở đó vẫn đang tiếp tục. Nếu hồi đó tôi đi xuống con đường dẫn tới bãi thì hôm nay tôi đã là một người khác. Không biết thế là tốt hay xấu tôi đã chọn con đường tới trạm. Có lẽ đó là một khúc ngoặt trong đời tôi.

    Tại sao tôi đã không đi xuống con đường dẫn tới bãi? Chính là vì tôi không thể không nghĩ rằng tôi chẳng bằng được Ayako xinh đẹp, hơn tôi 5,6 tuổi - không bằng được chị về kinh nghiệm, kiến thức, khả năng, sắc đẹp, tấm lòng dịu dàng, khéo léo trong cách cầm tách trà, nói chuyện văn chương, thưởng thức âm nhạc, trang điểm, mọi thứ đều không bằng. Cái hiến lành khiêm cung của một cô dâu tinh khôi 20 tuổi, chỉ có thể được thể hiện qua những đường nét bức tranh. Ông chắc biết phải bất động thế nào khi nhẩy vào biển lạnh đầu mùa thu, vì chỉ một cử động nhỏ cũng làm lạnh cóng tăng thêm. Tôi sợ không dám chuyển động. Chỉ mãi về sau tôi mới quyết định lừa dối ông vì ông cứ lừa dối tôi mãi.

    Có lần Ayako và ông đang chờ xe lửa ở Trạm Sannomiya. Có lẽ một năm sau trải nghiệm ở Khách Sạn Atami. Tôi đứng phân vân không biết có nên vào phòng đợi; tôi đang bị vây quanh bởi đám nữ sinh trường cho nghỉ học để đi dã ngoại vui chơi bên ngoài. Thêm ký ức về một tối khác vẫn còn sống động trong đầu. Côn trùng đang kêu rì rào. Ngó cái ánh sáng dìu dịu chiếu qua màn cửa trên lầu, tôi đứng hàng giờ không thể quyết định có nên bấm cái nút ở cổng nhà Ayako, đóng chặt kín như miệng hến. Đó là vào khoảng cùng thời gian với bắt gặp ở Trạm Sannomiya. Tôi không biết là mùa xuân hay mùa thu. Những lúc như thế tôi thường không nhớ mùa nào. Cũng còn nhiều dịp khác nữa, nhưng tôi không làm gì cả. Ngay cả khi ở Khách Sạn Atami tôi cũng không đi xuống bãi biển. Ngay cả khi đó. Biển xanh lam xẫm lóe sáng đã tác động mạnh vào tôi và tôi cảm thấy nỗi đau tưởng như xé con tim của mình dịu dần..





    Đó là một giai đoạn đau đớn. Nhưng thời gian đã giải quyết vấn đề của chúng ta. Sắt nóng sẽ nguội, và tôi đã nguội giống như ông, ông còn nguội nhiều hơn tôi. Một căn nhà lạnh lẽo kỳ lạ, lạnh đủ để làm cóng lông mi. Bây giờ cũng vậy. Nhà? Không, nó không có một chút gì ấm áp hay hơi hướm của căn nhà có người ở. Tôi tin rằng ông sẽ đồng ý với tôi tốt hơn nên gọi nó là pháo đài. Trong nhiều năm qua chúng ta đã lừa dối nhau trong cái pháo đài này. (Ông khởi sự trước.). Con người đã tạo nên những thỏa hiệp buồn làm sao. Cuộc đời chúng ta đã xây dựng hoàn toàn trên những bí mật chúng ta giữ cho nhau. Ông giả vờ không biết nhiều hành động sai trái của tôi mặc dù ông đôi khi tỏ vẻ khinh thường, đôi khi khó chịu và buồn bã. Phần tôi, tôi hay la mắng người làm, có lẽ bảo chị ta đem thuốc lá vào phòng tắm cho tôi. Tôi thường về nhà, lôi ra tờ chương trình phim từ túi xách, dùng làm quạt cho mát bộ ngực vừa phanh ra. Tôi vung vãi phấn thoa mặt khắp nơi, trong phòng khách và trong hành lang. Khi tôi gác ống điện thoại, tôi thường rời đi nhún nhẩy như khiêu vũ. Tôi mời các vũ nữ đến ăn tối và chụp hình với họ. Tôi chơi mạt chược, ăn mặc hở hang. Ngày sinh nhật, tôi cho người làm đeo dải ruy-băng trong khi mình thì vui đùa với các khách sinh viên. Tôi biết rằng những hành động đó gây khó chịu cho ông. Tuy nhiên không lần nào ông trách móc tôi - mà ông cũng không thể. Giữa chúng ta không hề có thảo luận, tranh cãi. Pháo đài chúng ta im ắng và không khí nồng hơi cát, lạnh lẽo, giống như gió ngoài sa mạc. Tại sao ông không thể bắn vào tim tôi, ông là một thiện xạ bắn chim trĩ và chim cu gáy cơ mà? Nếu định lừa dối tôi, sao ông không lừa dối toàn diện, triệt để? Phụ nữ có thể được nâng cao thành hạnh thiện bởi sự bội bạc lừa dối của đàn ông.

    Bây giờ tôi biết rằng đã ngấm ngầm trong tim tôi một chờ đợi, yếu ớt nhưng bền bỉ, sẽ có lúc chấm dứt cái thỏa hiệp của chúng ta, một cái gì tất sẽ xảy ra, và vì vậy tôi đã chịu đựng suốt hơn 10 năm trường. Tôi nghĩ chỉ có 2 cách chấm dứt sẽ xẩy ra. Một ngày nào đó tôi sẽ hoặc dựa vào vai ông và lặng lẽ nhắm mắt lại, hoặc đâm vào ngực ông bằng con dao nhíp Ai cập ông tặng tôi.

    Tôi đã chờ đón kiểu kết liễu nào sẽ đến? Chính tôi cũng không biết.






    Năm năm đã trôi qua. Ông có nhớ không? Tôi nghĩ đó là sau khi ông từ nam Á Châu trở về. Tôi đã vắng nhà 3 ngày và đang say xỉn loạng choạng trở về nhà giữa ban ngày. Tuy nhiên tôi vẫn còn thấy ông có đó. Tôi cứ tưởng ông hãy còn ở xa. Ông đang lau chùi súng. Tôi chỉ nói "Chào!" và ngồi xuống sofa ngoài hàng hiên, quay lưng lại ông để hóng gió cho mát. Cửa sổ kính đối diện hàng hiên phản chiếu một phần căn phòng như trong một tấm gương. Nhờ cái lán ngoài sân hiên buông xuống làm nền phía sau, kính cửa sổ phản chiếu rõ ông đang lau chùi súng bằng miếng vải trắng. Bồn chồn và mệt mỏi sau những vui chơi, tôi lơ đãng nhìn các hành động của ông trong kính. Sau khi lau chùi súng kỹ càng và định vị cái khóa súng bóng loáng ông dơ cao khẩu súng vài lần và đứng như thể sẵn sàng bắn. Rồi tôi thấy ông nheo một mắt nhắm bắn. Khẩu súng chĩa vào lưng tôi.

    Tôi tự hỏi không biết ông sắp bắn tôi, hay mặc dù súng không lắp đạn, không biết ông đã có ý muốn giết tôi? Tôi nhắm mắt và chờ đợi cái lúc tiếng cờ-lích lẩy cò sẽ phá vỡ sự tĩnh lặng của căn phòng, không biết là ông đang nhắm vai, sau gáy hay cổ tôi. Tuy nhiên đợi hồi lâu vẫn không nghe tiếng cờ-lích của lẩy cò. Tôi đang chuẩn bị ngã xuống với tiếng cờ-lích, nghĩ rằng cái ngã chết đẹp như thế sẽ làm cho cuộc đời đáng sống sau nhiều năm buồn bực.

    Tôi mở mắt và thấy rằng ông vẫn đang nhắm vào tôi. Tôi giữ nguyên vị thế đó một lúc, rồi thính lình cảm thấy tất cả hình như rất điên rồ ngốc nghếch. Tôi xoay người, quay sang ông - không phải sang ông trong kính. Lúc đó ông đang nhắm cây đỗ quyên mà ông đã mang về từ Amagi. Năm đó lần đầu tiên cây nở hoa. Rồi cuối cùng lâu sau, có tiếng cờ-lích của cò súng. Tại sao ông đã không bắn người vợ không chung thủy? Tôi đáng bị bắn. Ông có ý giết tôi, nhưng ông đã không lẩy cò. Nếu ông đã lẩy cò, nếu ông đã không tha thứ cho sự ngã lòng của tôi, nếu ông đã giết chết nỗi thù ghét trong tim tôi, thì tôi có thể đã ngã lặng lẽ trong cánh tay ông. Hoặc cũng có thể là tôi sẽ cho ông thấy tài bắn súng của tôi. Vì ông không, nên tôi rời mắt khỏi cây đỗ quyên, nó đã thế mạng cho tôi, và rút về phòng mình, ư ử một điệu nhạc ngoại quốc và còn giả vờ loạng choạng nhiều hơn.





    Nhiều năm đã trôi qua chúng ta không có cơ hội để chấm dứt những chuyện như thế. Hè năm nay cây bách nhật hồng nở rộ hoa đỏ rực- đỏ chưa hề thấy trước đây. Tôi đau khổ chờ đợi - nhất định có cái gì khác thường sẽ xẩy ra. Đúng vào buổi chiều hôm Ayako mất, tôi ghé thăm chị lần cuối. Sau hơn 10 năm tôi thấy lại chiếc áo choàng mầu xám đỏ đã in hằn trong võng mạc tôi dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng ở Atami. Những hoa cúc gai đỏ nổi bồng và treo nặng nề trên đôi vai gầy người yêu của ông; chị ngẫu nhiên đã gầy đi một chút. Lúc tôi ngồi xuống tôi nghĩ tôi sẽ trả thù bằng cách khen áo đẹp. Rồi cái ý nghĩ chị mặc áo đó trước mặt mình làm máu tôi sôi lên không kiềm được. Tôi biết rằng không thể tự kiềm được. Sự trơ tráo của người phụ nữ đã cướp chồng của người khác và sự hiền lành của cô dâu 20 tuổi phải có ngày đối chất. Cái ngày đó hình như nay đã đến. Tôi bật mí cái bí mật mà tôi chưa hề bao giờ hé lộ, lạnh lùng phơi ra giữa những hoa cúc gai.
              
    • "Cái áo choàng nhiều kỷ niệm thân thương, phải không?"
    Tôi ngó ngay vào đôi mắt đã quay về phía tôi. Chị kêu lên một tiếng ngắn, rất khẽ hầu như không nghe thấy. Tôi vẫn dán mắt vào mắt chị, và nghĩ chị sẽ quay đi.
              
    • "Chị mặc nó ở Atami với Misugi. Tha lỗi cho em, nhưng ngày đó em có trông thấy chị."
    Như tôi đoán trước, đôi má chị biến sắc. Cơ bắp miệng co giật - chị trông thật xấu, tôi thực sự nghĩ vậy- và chị không thể nói được gì. Chị chỉ cúi đầu, nhìn trân trân hai bàn tay trắng trên đùi.

    Khoan khoái như vừa tắm xong, tôi cảm nghĩ tôi đã sống hơn 10 năm chỉ để chờ đợi cái lúc này. Đâu đó trong tim tôi cũng cảm thấy rằng một kết thúc đang thành hình với một nỗi buồn không thể tả. Tôi ngồi lặng khá lâu như bị bám rễ. Chị chắc hẳn muốn độn thổ! Rồi chị ngẩng khuôn mặt nhợt nhạt nhìn tôi lặng lẽ. Tôi nghĩ chị có thể không qua khỏi. Cái chết đã đột nhập vào chị. Nếu không chị không thể nào nhìn tôi lặng lẽ như thế. Ngoài vườn trời bỗng tối sầm rồi nắng trở lại. Tiếng đàn dương cầm của nhà bên cạnh cũng đã ngưng.
              
    • "Không sao, chị khỏi lo Giờ thì tôi sẽ nhường anh ấy cho chị."
    Nói xong tôi đứng dậy, tới chỗ hoa trắng tôi đã để ở hành lang, và đem cắm vào bình trên kệ sách. Khi sắp xếp cắm hoa tôi nhủ thầm chắc là không còn được thấy chị nữa (một tiên đoán đúng dễ sợ),. Chị cúi chào lần nữa. Tôi nói với chị.
              
    • "Chị đừng phải bận tâm. Tôi cũng đã lừa dối chị hơn 10 năm trời. Vậy chúng ta huề."
    Và tôi mỉm cười. Cái im lặng tuyệt vời làm sao! Chị ngồi không nói một lời, lặng lẽ đến độ tưởng như chị có thể đã ngưng thở. Vụ xử thế là xong. Chị có thể sinh hoạt như thường và làm cái gì chị thích.

    Tôi rời phòng, hoàn toàn biết rằng mình đang bước nhanh.
              
    • "Midori!"
    Đó là chữ đầu tiên của chị, nhưng tôi đã rẽ khuất và không quay nhìn lại.
              
    • "Chuyện gì vậy, Dì Midori? Dì trông tái nhợt."
    Shoko đang bưng trà đến. Tôi biết rằng má tôi cũng biến sắc. Bây giờ tôi nghĩ ông hiểu tại sao tôi phải bỏ ông. Hay đúng ra, tại sao ông không khỏi không cảm thấy phải bỏ tôi. Tôi đã kể nhiều chuyện và có vẻ quan hệ giữa chúng ta cuối cùng đã đến hồi chấm dứt. Tôi nghĩ là tôi đã nói với ông tất cả suy nghĩ trong đầu. Tôi rất cảm ơn ông nếu có thể ông gửi cho tôi giấy bằng lòng ly dị trong khi ông ở Izu.









    Tôi nhớ còn một việc nữa. Việc dễ chịu thôi. Hôm nay tôi thay thế chị người làm, dọn dẹp cái phòng giấy trong căn nhà phụ, lần đầu tiên trong nhiều năm. Phòng giấy đẹp, yên tĩnh. Chiếc sofa dài êm ái dễ chịu. Cái bình Ninsei trên kệ sách mầu sắc mạnh đến độ người ta tưởng các hoa đang bốc cháy. Thư này tôi đang viết ở trong phòng giấy. Tranh Gauguin không thích hợp cho lắm nên tôi đã cất đi, và dù không có cho phép của ông, tôi đã thay vào bằng cảnh tuyết của tranh Vlaminck. Tôi thích treo Gauguin trong căn nhà ở Yasé. Tôi cũng dọn dẹp tủ áo quần của ông và đem ra treo 3 bộ đồ mùa đông với cà-vạt tôi thích. Tôi không biết ông có thích chúng không.








              
    (Xem tiếp Thư của Ayako)



  •           

              
    thư của
    AYAKO
    __________________________

              









    Lúc anh đọc thư này thì em không còn sống nữa. Em không biết chết là như thế nào, nhưng chắc chắn là vui sướng, chịu đựng, đau đớn của em sẽ không còn tồn tại trong cái thế giới này. Những cảm nghĩ của em, hết về anh lại về Shoko, sẽ biến mất khỏi trái đất. Sẽ không còn lại gì để nói về em.

    Tuy nhiên anh vẫn đọc thư này nhiều giờ hoặc ngày sau khi em chết. Nó sẽ chuyển đến anh những suy nghĩ của em khi còn sống. Nó sẽ cho biết những suy nghĩ anh chưa được biết, những suy nghĩ giống hệt như thể em đang còn sống. Anh hãy lắng nghe em. Anh sẽ ngạc nhiên về em, tiếc thương em, và trách móc em như thể em còn sống. Anh sẽ không nhỏ lệ, nhưng sẽ trông buồn rầu như chỉ mình em đã từng thấy (Midori thì không), và bảo:
    • "Em thật điên rồ làm sao!".
    Em có thể nhìn thấy khuôn mặt anh và nghe thấy giọng nói của anh nữa.

    Em nghĩ rằng đời em sẽ được giấu kín trong bức thư cho tới khi anh đọc nó, và nó sẽ bùng lên lại lúc mắt anh đọc chữ đầu tiên. Nó sẽ tuôn vào toàn thể con người anh, lấp đầy quả tim anh, cho đến khi anh đọc tới chữ cuối cùng. Thư tự tử thật kỳ lạ làm sao! Cho dù cuộc đời chỉ kéo dài 15 đến 20 phút anh đang đọc thư này- cho dù cuộc đời em muốn tặng anh với tất cả con tim và lòng chân thành. Em sợ phải bảo anh:
    • Em không nghĩ rằng em đã cho anh thấy con người thực sự của em dù chỉ một lần trong đời.
    Người viết lá thư này mới là con người thật của em. Chỉ có nàng mới là con người thật. Con người thật?



    Những cây phong ở Tennozan sau cơn mưa mùa thu vẫn còn vật vờ trong mắt em. Tại sao chúng đẹp như vậy? Chúng ta đã trú mưa dưới cái cổng khép kín của quán trà nổi tiếng đối diện trạm xe lửa. Ngước nhìn lên ngọn núi phía trước đứng như một người khổng lồ, triền dốc nhô lên từ trạm, chúng ta sững sờ trước vẻ đẹp của nó. Em không biết có phải vì tác động của ánh sáng tại cái thời điểm đó của ngày. Lúc ấy là tháng Mười Một, và đang dần về chiều. Hay là vì thời tiết một ngày thu đặc biệt, với các cơn mưa rào ngắn liên tiếp? Ngọn núi trông đáng yêu đến nỗi làm chúng ta hơi sợ khi cùng nhau leo lên. Đó là cách đây 13 năm. Cái đẹp đến lặng người của cây phong vẫn còn sống động trước mắt em.

    Lần đầu tiên chúng ta được một mình với nhau. Được anh lôi đi chỗ này chỗ kia ở ngoại ô Kyoto từ sáng sớm, em mệt lả cả xác lẫn hồn. Anh cũng mệt nữa. Vừa leo núi dốc anh vừa nói điên điên khùng khùng:
    • "Yêu là gắn bó.
      Có gì sai trái nếu tôi gắn bó với một tách trà hiếm?
      Nè, vậy thì tại sao tôi lại không nên gắn bó với em?"
    • "Chỉ có tôi và em được thấy những cây phong đẹp như thế.
      Chỉ hai ta được thấy chúng, và thấy cùng một lúc. Chuyện chẳng đặng đừng, không thể nào tránh được."
    Giống như làu bàu của một đứa trẻ hư.

    Những lời phàn nàn này làm tim em vỡ ra như thể bị va chạm mạnh - tim em cả ngày đã cố gắng một cách tuyệt vọng trốn chạy khỏi anh. Những nài nỉ, dọa dẫm và vẻ buồn vô hạn của anh đã kết tinh trong em thành đóa hoa hạnh phúc của một người đàn bà được yêu.

    Tha thứ cho cái ngã lòng của chính mình thì dễ thế, mà đối với sa ngã của chồng thì sao em lại không thể tha thứ!



    Chính tại Khách Sạn Atami anh đã dùng chữ "xấu xa". Anh bảo chúng ta là những người xấu xa. Anh có nhớ không?

    Đó là một đêm lộng gió. Cánh cửa chắn sáng bằng gỗ quay ra biển cứ rung lạch cạch. Nửa đêm anh mở cửa sổ để đóng chặt chúng lại. Em thấy không xa mấy có một thuyền đánh cá nhỏ đang cháy như bó đuốc. Vài mạng sống đang gặp nguy hiểm chết người, nhưng em không cảm thấy sợ. Mắt em chỉ chú ý vẻ đẹp của ngọn lửa. Tuy nhiên khi cửa sổ đóng lại, đột nhiên em cảm thấy không yên. Em mở lại cửa sổ nhưng không còn thấy cái đốm lửa. Chắc là cái thuyền đã cháy rụi chìm dưới nước. Mặt biển đen trải rộng nặng nề và im ắng.

    Cho tới đêm đó em đã cố gắng xa anh. Sau khi thấy lửa trên thuyền đánh cá, lạ thay em chợt nghĩ đến cái thuyết định mệnh kỳ quặc.
    • "Hai chúng ta hãy làm chuyện xấu xa, " anh bảo. "Đến với anh và chúng ta sẽ giấu nhẹm Midori suốt đời".
    Em đáp không do dự
    • "Một khi chúng ta đã quyết định trở thành xấu xa thì chúng ta hãy xấu xa hoàn toàn, triệt để. Chúng ta sẽ lừa dối mọi người, chứ không phải chỉ Midori."
    Đêm đó lần đầu tiên em ngủ ngon kể từ khi chúng ta bắt đầu hẹn hò bí mật.

    Có vẻ như là em đã thấy cái vô vọng không thể tránh được của tình yêu chúng ta trong cái thuyền đó, bị lửa ngốn hoàn toàn. Khi em viết đây, ngọn lửa giữa màn đêm lại vật vờ trước mắt em. Cái em thấy trên biển đêm đó hẳn phải là cái đau đớn của đời một người đàn bà, ngắn ngủi, chân thực và phấn đấu.



    Tuy nhiên không ích gì cứ đắm chìm vào những kỷ niệm như thế. Mặc dù những đau khổ chịu đựng trong 13 năm qua, em biết rằng em hạnh phúc hơn bất cứ ai khác. Em thật hạnh phúc, rung động bởi tình yêu vô bờ của anh, đến độ không hiểu sao đã có thể chịu đựng được.

    Hôm nay em xem lại nhật ký. Em thấy có quá nhiều những chữ như "cái chết", "tội lỗi" và "tình yêu". Em cảm thấy phải ghi chú một lần nữa về cái tình trạng nguy hiểm của chúng ta. Sức nặng của sổ nhật ký trên lòng bàn tay em là sức nặng của hạnh phúc bị đè nặng bởi tội lỗi. Em đối diện cái chết ngày này qua ngày khác, nghĩ rằng em sẽ chết khi bí mật bị Midori khám phá. Đúng, em sẽ phải đền bù bằng mạng sống của mình. Chính vì lý do này mà hạnh phúc của em mãnh liệt đến gần như không chịu nổi

    Ai lại có thể tưởng tượng rằng có một cái "tôi" khác ngoài cái mô tả ở đây? (Nghe có vẻ hơi sáo ngữ, nhưng em không biết cách nào khác để diễn đạt). Phải, có một cái "tôi" khác trong em. Cái "tôi" khác này anh không biết và anh không thể tưởng tượng nổi.

    Có lần anh bảo em mỗi người đều có một con rắn bên trong. Đó là lần anh viếng thăm BS. Takeda của Phân Khoa Khoa Học, Đại Học Kyoto. Trong khi anh nói chuyện với ông, em giết thời giờ bằng cách ngắm nhìn mấy con rắn trong chuồng ở cuối cái hành lang dài tôi tối. Độ nửa giờ sau anh trở lại, và em thì cũng đã thấy ghê ghê hết muốn ngắm rắn. Nhìn vào chuồng rắn anh nói bông đùa:
    • "Đây là Ayako, đây là Midori và đây là tôi. Mỗi người đều có một con rắn bên trong".
    Midori là con rắn nhỏ mầu nâu từ Biển Nam. Em là con rắn nhỏ từ Úc Châu có đốm trắng khắp mình và cái đầu nhọn sắc như một cái khoan. Em không hiểu anh muốn nói gì. Mặc dù sau này em không nhắc lại chuyện đó, nhưng nhận xét của anh ghi đậm trong ký ức em. Thi thoảng, em thắc mắc về con rắn trong mỗi người. Và trả lời khi thì đó là lòng vị kỷ, khi thì đó là tánh ghen tuông.

    Ngay tới bây giờ em vẫn không biết. Dẫu sao quả thật trong em có nằm một con rắn. Cái "tôi" khác mà em không hiểu, chỉ có thể được gọi là một con rắn.



    Chuyện xẩy ra xế trưa nay. Khi Midori bước vào phòng, em đang mặc chiếc áo choàng xám đỏ lụa Yuki. Anh đã đặt mua cho em từ Kumamoto, và hồi trẻ em rất thích nó. Lúc Midori bước vào phòng và nhìn em, em biết rằng dì sắp sửa nói điều gì. Dì khựng lại như ngạc nhiên trong một lúc. Em nghĩ dì hẳn ngạc nhiên thấy em chọn cái áo hơi có vẻ khác thường. Em cũng im lặng, muốn đùa một tí.

    Đột nhiên Midori đưa mắt, đôi mắt lạnh lùng kỳ lạ, về phía em và nói:
    • "Đó là chiếc áo choàng chị mặc khi ở Atemi cùng với Misugi. Em có thấy chị hôm đó."
    Những lời nói như con dao đâm vào ngực em. Mặt dì nhợt nhạt, giọng đanh sắc.

    Trong thoáng chốc em không hiểu dì muốn nói gì. Rồi em nhận ra tính chất nghiêm trọng của ý nghĩa câu nói. Em đưa tay lên cổ họng và thẳng người lên như thể được lệnh.

    Dì đã biết mọi chuyện trong một thời gian dài như thế!

    Em cảm thấy lắng đọng lạ lùng, như thể thủy triều biển đang dâng lên buổi chiều. Em còn nghĩ đến chuyện cầm tay dì và bảo:
    • " Ồ, hóa ra dì biết chuyện ấy. Dì biết mọi chuyện."
    Mặc dù cái lúc mà em rất sợ đã đến, em lại không cảm thấy sợ. Giữa chúng em chỉ có lặng thinh như nước đập vào bờ biển. Cái màn che của 13 năm giờ đã gỡ bỏ, và còn lại không phải cái chết mà em hằng nghĩ đến, nhưng hòa bình, phải, và an nghỉ lặng lẽ. Cái gánh nặng đen tối đè trên vai em suốt thời gian dài như thế đã được gỡ bỏ và thay bằng một trống vắng hấp dẫn lạ thường. Có rất nhiều chuyện em phải nghĩ đến. Em không cảm thấy sợ, mà cảm thấy một cái gì xa vời và trống rỗng, nhưng lại êm ả và dễ chịu. Em đang chìm trong niềm hân hoan có thể được gọi là giải thoát. Nhìn vào mắt Midori (tuy nhiên em chẳng nhìn thấy gì hết), em ngồi đó trống rỗng. Em đã không nắm được điều dì đang nói.

    Khi em định thần lại thì thấy dì đang loạng choạng đi ra ngoài hành lang.
    • "Midori!"
    em gọi với theo. Tại sao? Em không biết.

    Có thể em muốn dì ngồi với em vĩnh viễn. Có lẽ em sẽ hỏi thẳng dì, nếu dì quay lại:
    • "Chị giữ Misugi được không?".
    Hoặc có lẽ em sẽ nói khác hẳn, mặc dù là cùng một tâm trạng:
    • "Đã tới lúc chị phải trả Misugi lại cho dì."
    Em thực sự không biết sẽ chọn cái nào. Dẫu sao, Midori đã không quay lại.

    Suy nghĩ thật điên rồ đến tức cười, sẽ chết vì chúng ta bị Midori khám phá! Tội lỗi, tội lỗi. Thật vô nghĩa lý làm sao! Phải chăng người bán linh hồn cho quỷ không có chọn lựa nào khác ngoài phải trở nên quỷ? Phải chăng em đã lừa dối em và Thượng Đế trong suốt 13 năm?




    Em rơi vào một giấc ngủ say. Khi Shoko đánh thức em, em đau rần khắp mình mẩy, như thể cái mệt mỏi của 13 năm đột nhiên xuất hiện cùng lúc. Rồi em nhận ra cậu của em từ Akashi đang ngồi bên cạnh. Ông là một nhà thầu mà anh có lần gặp. Ông ghé vào hỏi thăm sức khỏe nhân trên đường đi Osaka. Ông ra về sau khi chuyện trò một lúc ngắn. Đang buộc dây giầy ở cửa ông nói:
    • "Kadota vừa mới lấy vợ cách đây ít lâu."

    Kadota! Bao lâu rồi em đã không nghe đến cái tên đó? Dĩ nhiên ông muốn nói Kadota Reiichiro, chồng cũ của em. Ông nói tình cờ vậy thôi, nhưng lời ông làm em rúng động.
    • "Hồi nào?"
    Em biết giọng mình đang run run.
    • "Tháng trước. Có thể là tháng trước nữa. Họ nói ông đã xây một nhà mới bên cạnh bệnh viện ở Hyogo."
    • "Vậy sao?"
    Em chỉ có thể nói được thế.

    Sau khi cậu rời khỏi, em gắng gượng lần từng bước ra hàng hiên. Ôm lấy cái cột, em cảm thấy như đang khuỵu xuống. Mặc dù bên ngoài có gió và cây lá đang nghiêng ngả em cảm giác như đang ngắm một thế giới dưới nước qua tấm kính của một bể thủy tinh.
    • "A, vậy là xong!"
    Chính em không biết là mình đã nói, nhưng Shoko, mà em cũng đã không để ý có ở đó, cất tiếng hỏi:
    • "Cái gì xong?"
    • "Mẹ không biết."
    Shoko cười, đỡ nhẹ lưng em:
    • "Mẹ đừng có vớ vẩn. Mẹ nên về giường nghỉ."
    Em được Shoko đỡ về phòng ngủ. Tuy nhiên khi ngồi trên giường, em thấy mọi thứ sụp đổ vỡ vụn chung quanh em. Chống một tay đỡ người, em cố gắng kiềm chế trong khi Shoko ở đó. Khi cháu đi ra bếp, nước mắt em tuôn như suối xuống má.

    Tại sao chuyện đơn giản Kadota lấy vợ lại như một cú giáng như thế? Thế này là thế nào? Em không nhớ thời gian đã trôi bao lâu. Qua cửa sổ em thấy Shoko đang đốt lá trong vườn. Mặt trời đã xuống. Một buổi chiều thật tĩnh mịch em chưa hề thấy bao giờ trong đời.
    • "Con đã đang đốt lá."
    em nói khẽ và như thể mọi chuyện đã được thu xếp từ trước, em nhỏm dậy, đi lấy ra quyển nhật ký dưới đáy hộc tủ quần áo. Shoko đang đốt lá nghĩa là để đốt nhật ký của em. Làm sao có thể khác được?

    Ra ngoài hàng hiên với quyển nhật ký, em ngồi trên ghế mây và lật những trang giấy. Một nhật ký với hàng dãy những chữ như "tội lỗi", "cái chết" và "tình yêu". Thú nhận của một tội phạm. Những chữ "tội lỗi", "cái chết", "và "tình yêu" viết trong 13 năm, từ hôm qua đã mất cái sôi nổi nồng nhiệt trước kia và giờ đây sẵn sàng chia sẻ với số phận của những chiếc lá đang lên cao thành khói đỏ.

    Khi em trao nhật ký cho Shoko, em đã quyết định chết. Em nghĩ đã đến lúc em phải chết. Có lẽ đúng hơn phải nói rằng em đã mất khả năng và ý chí để sống.



    Kadota đã sống độc thân từ khi chúng em ly dị. Ông lỡ nhiều dịp lấy vợ vì du học ngoại quốc và phục vụ tại Biển Nam trong thời chiến. Dẫu sao ông đã không lấy vợ. Bây giờ mới thấy chuyện ông độc thân hình như đã làm cho đời em chịu đựng được. Tuy nhiên em muốn anh tin chắc rằng em chưa hề gặp lại ông và cũng không muốn gặp ông sau khi bỏ ông. Trừ có nghe đồn loáng thoáng về ông từ họ hàng ở Akashi, và trong nhiều năm qua em hoàn toàn không biết đến có ông hiện hữu nữa.

    Đêm xuống. Sau khi Shoko và người làm đã rút về phòng, em lấy xuống quyển album trên kệ sách. Khoảng 2 tá hình của Kadota và em dán trong đó. Mấy năm trước Shoko đã làm em giật mình khi nhận xét:
    • "Hình Mẹ và Bố dán áp mặt vào nhau được."
    Shoko nói vô tư vậy thôi, nhưng em thấy rằng hình chụp hồi đám cưới ngẫu nhiên dán trên 2 trang đối diện, khiến cho quả thật khi gấp album lại mặt chúng em áp nhau. Lúc đó em để nguyên như vậy. Tuy nhiên lời của cháu ghi vào đầu em và một hai năm sau nhập vào ý thức. Nhưng thời gian qua, em không tháo gỡ hay dán lại kiểu khác. Sau cùng chỉ hôm qua em mới nghĩ đã tới lúc tháo gỡ chúng. Em lấy hình Kadota khỏi album và đem dán vào album đỏ của Shoko, để cháu có thể giữ chúng như kỷ niệm bố cháu hồi còn trẻ.



    Cái "tôi" khác của em là người như thế. Con rắn nhỏ từ Úc Châu anh bảo ẩn nấp trong em sáng nay đã lộ diện, đốm trắng khắp mình. Em tự hỏi không biết con rắn nâu nhỏ từ Biển Nam, cái lưỡi đỏ giống như sợi dây, có đã tiếp tục giả vờ trong 13 năm không biết chuyện gặp nhau của chúng ta ở Atemi.

    Dẫu sao thì con rắn trong mỗi người là cái gì? Phải chăng là một cái gì giống như nghiệp chướng, dục vọng, sẵn sàng nuốt chửng tất cả, ích kỷ, ghen tuông, và định mệnh? Đáng thương là em không còn dịp để học hỏi anh về điều này. Một sinh vật buồn làm sao, cái con rắn trong mỗi người! Em nhớ có đọc một quyển sách về "nỗi buồn của cuộc đời". Trong khi viết thư này em cảm thấy tim mình đang chạm vào một cái gì buồn và lạnh vô phương chống đỡ. Cái mà thù ghét không thể chịu được và buồn rầu cũng không thể chịu được, có trong mỗi người, cái đó là cái gì vậy?

    Tuy nhiên em thấy rằng em vẫn chưa trình bầy cho anh thấy được hết cái "tôi" thực của em. Có vẻ như quyết tâm ban đầu của em đã giảm và em trốn chạy vì sợ hãi. Cái "tôi" khác mà em không rõ - cái cớ mới khéo làm sao! Em đã bảo anh rằng hôm nay em đã phát hiện con rắn trắng nhỏ ẩn nấp trong em. Em bảo anh rằng nó đã hiện hình hôm nay.

    Xạo. Xạo. Em đã để ý nó từ rất lâu rồi.

    Tim em vỡ ra khi nghĩ đến đêm 6 tháng Tám lúc vùng giữa Okasa và Kobe biến thành biển lửa. Shoko và em đang ẩn mình trong hầm chống không kích anh thiết kế. Khi những cụm máy bay B-29 đã bay qua, em rơi vào một nỗi cô đơn mà em hoàn toàn không thể chống đỡ. Cô đơn mãnh liệt không thể tả. Em thấy không có thể ở đó thêm nữa. Em sắp rời hầm thì thấy anh đứng trước em.

    Cả bầu trời đỏ rực. Anh đã chạy tới nhà em và đứng trước lối vào hầm. Khu nhà anh cũng trong biển lửa. Em trở vào hầm với anh và bật khóc. Cả Shoko và anh đều cho rằng em bật khóc vì hoảng sợ. Em nghĩ em không thể giải thích lúc đó và sau này. Tha thứ cho em. Trong khi em được ấp ủ trong tình yêu rộng lớn, quá rộng lớn, của anh thì em lại ước ao được đứng trước hầm tránh bom của bệnh viện của Kadota ở Hyogo, cái bệnh viện trắng và sạch, em chỉ nhìn thấy một lần qua cửa sổ xe lửa. Em muốn em đứng đó giống như anh đứng ở lối vào cửa hầm em. Em mong muốn đến phát run và bật khóc để chống lại.

    Nhưng đây không phải lần đầu tiên em chú ý nó. Mấy năm trước em sợ chết điếng khi anh bảo có con rắn nhỏ trắng trong em. Từ trước đến lúc đó em chưa bao giờ sợ đôi mắt anh như thế. Mặc dù anh không có vẻ gì là nghiêm túc, nhưng em cảm thấy như thể tim óc mình đã bị đọc và em co rút người lại vì sợ. Không phải sợ rắn thật, vì gớm ghiếc mấy con đó đã không còn. Khi em rụt rè nhìn vào mặt anh, em thấy hình như anh đang ngó vào khoảng xa tít, tẩu thuốc trên miệng chưa châm lửa. Trước kia anh chưa bao giờ như vậy. Có thể em chỉ tưởng tượng, nhưng khuôn mặt anh em thấy đã bao nhiêu lần mà chưa bao giờ có vẻ trống vắng như thế. Chỉ là trong một thoáng chốc thôi. Khi anh quay nhìn em, anh lại có nét dịu dàng thường lệ.

    Trước khi đó em chưa bao giờ nắm bắt được rõ ràng cái "tôi khác" của mình. Bắt đầu từ lúc này em mới thấy nó như là một con rắn trắng nhỏ. Đêm đó em viết về con rắn trắng nhỏ trong nhật ký. Lấp đầy trang với những chữ "rắn trắng" em tưởng tượng con rắn nhỏ trong tim, cuộn tròn thành hình nón, đầu như cái khoan chĩa thẳng lên trời. Điều này khiến em tự cảm thấy một chút an ủi dịu dàng khi so sánh cái "tôi" đáng ghét của mình với một hình thức trong sáng như vậy, và phần nào biểu thị được cái đau buồn và thành khẩn của một phụ nữ. Thượng Đế sẽ phán xét em với lòng thương hại. Ngay bây giờ em vẫn ích kỷ. Em hình như đã trở thành người nhiều xấu xa hơn.





    Phải, tới đây em đã viết nhiều, và em sẽ viết tất cả mọi chuyện. Xin anh đừng giận. Chuyện xẩy ra đêm gió lộng ở Khách Sạn Atemi 13 năm trước, khi anh và em quyết định trở nên xấu xa hoàn toàn và lừa dối mọi người trong khi nuôi dưỡng tình yêu.

    Đêm đó ngay sau khi chúng ta đã thề thốt yêu thương, em thấy không còn gì phải nói thêm. Em nằm trên cái khăn giường hồ cứng, yên lặng ngó vào bóng tối. Em không nhớ đã được thanh tĩnh sâu lắng chưa từng có như thế trong bao lâu. Chỉ 5 hoặc 6 phút? Hay là nửa giờ hoặc một giờ chúng ta đã yên lặng?

    Em hoàn toàn cô đơn. Quên rằng anh đang nằm bên cạnh, em hình như đang bao bọc ấp ủ chính linh hồn mình. Tại sao em lại rơi vào sự cô đơn vô phương chống đỡ vào cái lúc mà thành trì bí mật, cứ cho là như vậy đi, của tình yêu đã được thiết lập, và hứa hẹn sẽ có thành quả tốt đẹp cho cả hai chúng ta?

    Đêm đó anh quyết định sẽ lừa dối mọi người trên thế giới. Anh có thể mơ đến chuyện lừa dối cả em chăng? Phần em, em không bao giờ chừa anh ra. Em sẽ lừa dối mọi sinh vật trên thế giới, kể cả anh và chính em. Đó là cuộc đời em. Cái ý nghĩ đó cứ cháy chập chờn trong đáy linh hồn cô đơn của em như một ngọn lửa ma quái.

    Em phải cắt đứt mọi ràng buộc với Kadota, không thể phân biệt được đó là ghét hay yêu. Em không thể tha thứ cho chuyện sa ngã của Kadota, bất kể yếu đuối kiểu nào. Em nghĩ em có thể là bất cứ cái gì, làm bất cứ chuyện gì để cắt đứt. Điều này ám ảnh em. Em dồn hết nỗ lực tìm mọi cách để chấm dứt chịu đựng đau khổ. Vậy mà kết quả? Không có gì thay đổi kể từ cái đêm 13 năm trước.





    "Yêu" và "được yêu". Quan hệ giữa con người mới buồn làm sao! Đó là khi em đang ở trường nữ sinh được 2 hoặc 3 năm. Thầy giáo dạy văn phạm tiếng Anh ra bài tập về thể chủ động và bị động. Trong những thí dụ như "đánh"- "bị đánh" và "nhìn "- "bị nhìn" có cặp "yêu"- "được yêu" trông thật hấp dẫn. Khi em nắm cây bút chì và chuẩn bị trả lời thì có người chuyền từ phía sau cho em một miếng giấy. Giấy viết 2 câu: "Bạn muốn yêu?" và "Bạn muốn được yêu?", bên dưới mỗi câu là những trả lời tương ứng. Bên dưới câu "Tôi muốn được yêu" có nhiều khoanh tròn bằng bút mực hoặc bút chì xanh, đỏ. Bên dưới câu "Tôi muốn yêu" không có gì hết. Em không phải ngoại lệ, nên cũng khoanh tròn dưới câu "Tôi muốn được yêu". Phải chăng do bản năng bẩm sinh chúng em biết được cái hạnh phúc được yêu, mặc dù mới chỉ 16 tuổi và không thể biết "yêu" và "được yêu" nghĩa là thế nào?

    Chỉ có cô gái ngồi cạnh em là khoanh một vòng tròn to đậm dưới chỗ không có dấu gì. Cô viết không chút do dự. "Tôi muốn yêu". Em còn nhớ sao em ghét cái thái độ không thỏa hiêp của cô đến thế và đồng thời cũng thấy mình bị xúc phạm làm sao! Cô không phải loại khá trong trường, trông thiếu hấp dẫn với vẻ buồn buồn. Em không có cách nào để biết bây giờ cô trở nên ra sao, cái cô gái cô độc với mái tóc nâu đỏ. Ngay bây giờ, hơn 20 năm qua, vẻ cô đơn của cô lại hiện rõ trước mặt em, không hiểu tại sao..

    Em tự hỏi, ở cuối con dường, Thượng Đế sẽ cho ai được yên nghỉ, người đàn bà hưởng hạnh phúc được yêu hay người tuyên bố rằng mình muốn yêu, mặc dù nàng có thể không được thưởng nhiều hạnh phúc. Có phụ nữ nào có thể tuyên bố trước Thượng Đế rằng nàng đã yêu? Có, hẳn phải có những phụ nữ như thế. Cô gái tóc nâu đỏ có thể trở thành một trong những người được chọn. Tóc rối không chải, hình hài thương tổn, và quần áo rách rưới, nàng sẽ ngẩng cao đầu đắc thắng và nói rằng nàng đã yêu.

    Ôi, em ghét tình yêu. Em muốn thoát khỏi nó. Nhưng em không thể xua đuổi nó - khuôn mặt cô gái cứ ám ảnh em. Em lo phiền về cái chết làm gì trong khi nó chỉ còn cách xa có vài giờ? Hình như là cái phần thưởng thích hợp cho một phụ nữ muốn thoát khỏi cái đau khổ của yêu, là đi tìm hạnh phúc trong được yêu.





    Em rất tiếc phải viết cho anh như vậy sau 13 năm hạnh phúc.

    Đã tới lúc cái thuyền phải cháy chìm trong nước. Cái lúc mà em biết rằng sẽ đến. Em chán sống lắm rồi. Em nghĩ cuối cùng em đã bảo anh em thực sự là thế nào - em đã cố gắng hết sức cho thấy hình ảnh thực của mình. Đó là cuộc đời chỉ kéo dài 15 đến 20 phút khi anh đọc bản di chúc này, nhưng đó là đời thực của em, cuộc đời Ayako của anh.

    Em muốn nói thêm một điều nữa. 13 năm qua thật như một giấc mộng. Em hạnh phúc và được ấp ủ bao bọc bởi tình yêu bao la vô bờ của anh, hạnh phúc hơn bất kỳ ai trên đời.













    Đêm đã khuya khi tôi đọc xong 3 lá thư gửi Misugi Jokuse. Tôi lấy bức thư Misugi viết gửi tôi ra đọc lại. Tôi đọc tới mấy lần chỗ đoạn cuối đầy hàm súc:
    • "Sự thật là tôi đã có cái thú đi săn từ vài năm rồi. Đó là giai đoạn an bình trong đời sống tư cũng như công của tôi, ngược hẳn với cuộc sống lẻ loi của tôi bây giờ. Thời điểm mà ông thấy tôi, khẩu súng săn đã trở thành tất cả đối với tôi."
    Có một cái gì buồn không chịu được trong dẫy 3 lá thư xếp ngay ngắn. Có lẽ đó là con rắn ẩn náu trong người Misugi, như Akayo đã từng nhận xét.

    Tôi đi tới cửa sổ phía bắc của phòng giấy, nhìn vào màn đêm tháng Ba. Xa xa xe điện chạy bắn ra những tia sáng xanh. Misugi đã cảm nghĩ ra sao đối với 3 lá thư này? Ông đã học được những gì từ chúng? Phải chăng ông đã chẳng học được chút gì từ chúng? Há chẳng phải ông đã biết rõ con rắn của Midori, và con rắn của Ayako nữa, đấy sao?

    Mặt quay về phía gió đêm lành lạnh, tôi đứng bên cửa sổ, cảm thấy hơi chuếnh choáng. Hai tay vịn khung cửa sổ, tôi thò ra nhìn xuống cái sân cây cối bụi rậm phía dưới, như thể nhìn vào "lòng sông trắng" của Misugi.





    Phạm đức Thân.
    (chuyển Việt ngữ từ bản Anh ngữ Shotgun của George Saito
    Nguyên tác Ryoju của Inoue Yasushi )

              

    Yasushi Inoue

              
              

    Ryōjū (1949)

              

  •           


              
    Nguồn: Dịch giả gửi link về art2all.net
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Khẩu Súng Săn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết: Chủ nhật 08/09/19 00:32 *

Thấy tựa truyện là shotgun, khẩu súng săn, thì độc giả (nú heng) yên trí sẽ có hay có chi liên quan tới khẩu súng săn, ít ra là... vào hồi kết thúc. Dè đâu... hổng ai chết vì súng đạn ráo, mà vì độc dược. Rồi nú lay hoay ngó chừng đậng hiểu cho ra.

Bác Gu-gô biểu shotgun là khẩu súng để bắn (có súng nào hổng dùng để bắn ta ơi) và còn là chỗ ngồi kế bên bác xà ích trên những xe ngựa chuyện vận thời tìm vàng viễn tây.
Tới đây vẫn chưa fit vô tựa đề truyện ngắn nhựt bổn heng. Và tựa nọ là do dịch giả của truyện từ tiếng nhựt sang tiếng anh. Thấy tên ông nú đoán chừng là người nhựt. Hổng rõ đây là tựa của dịch giả đật ra, hay là dịch từ nguyên bản trong tiếng nhựt.

Rồi thì truyện ấy được chuyển ngữ sang tiếng việt với cái tựa sít sao : Khẩu súng săn.
Nú đọc thêm một chập nữa... té ra nghĩa bóng của chữ shotgun là chuyện phạm tội và đào thoát trước khi bị bắt. À... ra thế, thế mới rành mạch rõ ràng.

Đây là truyện tình không lối thoát, giữa hai người lớn đã cùng có gia đình và vụng trộm yêu nhau, một tình yêu đầy trái cấm và độc dược, kết thúc hạp tình hạp lẽ và hạp lòng trời. Vì dzằng... ăn trái cấm và uống độc dược thì ắt, không chóng thì chầy, sẽ... đi luôn. Là cái kết thúc cần nên có và cần phải có, sớm nhiêu tốt nhiêu để tái lập trật tự, khi mọi việc còn mơ hồ, chưa rõ nét.

Sau cùng thì....
Sướng nhứt là người đờn ông "được yêu nhưng chưa chắc dã yêu lợi"- ông ta chỉ vì lòng tội nghiệp nên không nỡ... hất hủi - là người vợ "chưa biết tội ác của cô cousin và chồng" (giả như bà hổng biết thiệt, chắc là bà không biết thiệt, nên rồi mới.... a hèm.... hổng ghen).
Khổ là hai mẹ con người thuật chuyện. Bà mẹ khổ, có thể vì bị luân lý đạo đức buộc ràng, không thể tháo gỡ nên bèn tự giải thoát. Nhưng khổ nhứt là đứa con gái với tương lai dài trước mặt, trong một cố ý tình cờ, biết được ! Cái hình ảnh đẹp đẽ về tình yêu trước giờ trong trí nó, thinh không đã vẩn đục lên.

Có ai thấy như nú không ?
Rằng ông bố của nó, một BS nhi khoa, cũng đã ngoại tình và có con riêng. Vợ ông không chấp nhận việc này nên đã xin li dị, rồi chính bà ấy lại yêu ông anh rể họ, thiệt là hổng fair ! Có thể mối tình với anh rể đã có trước và đã là lý do thêm vào để dẫn tới quyết định li dị một cách chánh đáng ? Rồi giải thích cách nào việc ông bs nhi khoa đã ở vậy không lập gia đình nữa, mà cũng không liên lạc lại với con mình ?
Có vẻ như truyện đã ngắn lời, cốt để độc giả tự.... đìền vào chỗ trống !

Kết luận là... con người thích tự làm khổ mình nên mới đặt tim xuống củ tỉ rồi thốn tới thốn lui, đám nọ thích tìm lối đoạn trường mà đi cốt để té sấp té ngữa, té nhiêu đau nhiêu sướng nhiêu.
Và sách vở si-cô phi lô có hẳn một chương bàn về chúng : Masochism.

Chừ nú ngồi chờ nghe bà con cho ý kiến heng.
:idea2:


*
  •           


    Bây giờ thì đã có toàn bộ câu chuyện nên chắc chị Ngô đã hiểu cái tựa từ đâu ra.
    .. Đây kiểu người gì mà lại tự võ trang khẩu Churchill hai nòng ..
    .. khẩu súng Churchill quà tặng của thầy giáo khi tôi ở Luân Đôn ..


    Đây là chuyện tình giữa 1 người phụ nữ đã ly dị Ayako và người em rể Misugi (chồng của cô em họ Midori). Kết thúc là Ayako tự tử bằng độc dược vì những lý do được trình bày trong di thư.

    Trong truyện thì ai cũng khổ và dĩ nhiên là cái khổ tự tạo theo thuyết nhà Phật:
    • Misugi:
      có vợ rồi lại đi tìm chị họ của vợ. Đâm đầu tạo nghiệp mà không thấy được ác quả (cái chết của Ayako, sự tổn hại tinh thần của Midori và Shoko). Vô tri trước, xong rồi cô đơn và vô tri cùng khẩu súng săn. Cô đơn vì Ayako đã bỏ (đi chết), cô đơn vì Midori sẽ bỏ, cô đơn vì tình yêu đổ ra dù mãnh liệt cách mấy cũng không mang lại hạnh phúc bền lâu.
                
    • Ayako:
      tham gia đốt lửa tình cùng Misugi, nhưng trong tim vẫn còn âm vang của Kadota, vẫn còn muốn yêu và được người mình yêu yêu mình, chứ không phải người khác.
      Ayako bị Misugi yêu, chứ không hẳn là yêu Misugi ...
                
    • Midori:
      đáng được yêu, nhưng lấy nhầm người không yêu mình.
                
    • Shoko:
      nạn nhân của người lớn, chứng nhân của một tình yêu không được chúc phúc. Không cha, mất mẹ trước mắt mình.



    Kadota đã bị cắt ra khỏi gia đình Ayako, Shoko là vì Ayako đã tuyên án
    • phản bội (đối với vợ con),
    • và vô trách nhiệm (đối với người phụ nữ mang con về nhà Ayako).
    Sau đó Kadota không lập gia đình trong một thời gian dài để tạo dưng sự nghiệp.




    Một câu chuyện trái ngang như muôn chuyện trái ngang khác nhưng qua những nét haiku của tác giả Y. Inoue mà dấy lên trong lòng độc giả những cảm nghĩ mênh mang,
    • theo những hoa cúc gai trên chiếc kimono xám đỏ..
    • theo đốm lửa kia bùng cháy xa xôi trên biển đen rồi .. biến mất ....



    :flwrhrts:
Trả lời

Quay về “của người”