- 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đêm nhớ về Sài Gòn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Còn lâu mới quên niềm đau mất nước

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Còn lâu mới quên niềm đau mất nước






    • Một năm người có mười hai tháng.

      Ta chỉ riêng mình một tháng tư

      (Thanh Nam)


    Đã 44 năm qua, người Việt Nam tha hương mỗi năm chỉ có riêng mình toàn tháng Tư. Tháng trống hốc vì nhớ đến nước: nước đã mất. Nói đến nhà: nhà đã tan.Nghĩ tới đồng bào: đồng bào phải vùng vẫy vì gông cùm đỏ.

    Những chiến sĩ gãy súng trong tháng Ba cách đây 44 năm nay người đã về bên kia núi, người còn lại tóc không còn xanh như thủa oai hùng nữa. Ai đã từng cầm súngthì không chết – mà chỉ tàn phai. (Lời của tướng Douglas MacArthur). Tàn phai theo màu áo trận. Thế thôi. Phần người còn lại như thể mãnh hổ trong lời thơ của Thế Lữ:

    • Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

      Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua. (Thơ ThếLữ)


    Trong ngày tháng của nửa đời sau có ‘tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn’; có ‘kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới: ‘ta làm gì cho hết nửa đời sau?’ (Thơ Cao Tần)

    Trong cơn đau của người mất nước, người Việt Nam lòng nhủ lòng ‘còn lâu mới quên niềm đau này’. Đừng ai nghĩ ‘chuyện cũ đã 44 năm – khơi lại chi cho mệt; vùng vẫy lắm rồi cũng chẳng làm được gì!’. Nói vậy tức là chưa mở lại trang sử ngàn năm nô lệ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây của người Việt Nam.

    Năm -111 vua Vũ Đế nhà Hán xua quân xuống phía Nam, chiếm lấy nước Nam Việt. Lạc hầu, Lạc tướng lâm vào thế yếu đành phải chịu cảnh mất nước. Nhà Hán cai trị châu thổ sông Hồng và dùng Nam Việt làm bàn đạp buôn bán với các nước Đông Nam Á. Không chịu được cản hnước mất nhà tan, Hai Bà Trưng đã hô hào 65 thành trì trong các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố đứng lên khởi nghĩa. Ngọn lửa độc lập này chỉ lóe lên trong ba năm. Từ năm 40 đến 43. Đáng nói ở đây là lửa của người Việt Nam vẫn còn đó sau gần trăm năm nô lệ người Hán. Trăm năm sau khi Hán Vũ Đế thắng cuộc ở Nam Việt mà vẫn còn Hai Bà Trưng. Vậy thì 44 năm quả là chưa muộn.

    Khi ngọn lửa Hai BàTrưng bị dập tắt, nước nhà một lần nữa phải nô lệ người phương Bắc. Lần này kéo dài đến 500 năm (43-544). 500 vẫn chưa muộn để Lý Bí khởi nghĩa và lập nên nhà Tiền Lý cho Việt Nam. Nhà Tiền Lý kéo dài chưa bao lâu thì lần thứ ba Việt Nam lại bị nô thuộc phương Bắc. Lần này kéo dài gần 300 năm cho đến khi Ngô Quyền thắng quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng.

    Trong ngàn năm nô lệ giặc Tàu kể trên, không biết bao nhiêu người đã lên tiếng phản đối, bất chấp cường quyền hay dấy quân khởi nghĩa. Những Triệu Quốc Đạt, Triệu Thị Trinh, Lý Thức Hiền chống giặc phương Bắc đã tạo cảm hứng cho Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học… vùng lên chống thực dân Pháp. Nối tiếp các danh tính lẫy lừng kể trên, hiện nay là những người dân thấp cổ bé miệng ở Thủ Thiêm, Lộc Hưng,… đau cái niềm đau bị mất nước ở ngay chính quê hương mình, bị đuổi khỏi nhà ở ngay đất tổ của cha ông mình.

    Người ở trong nước phải chặt từng nấc xiềng mới có thể vung cánh tay đòi lẽ phải. Phải luồn lách khỏi trùng trùng vòng vây của bọn bò vàng mới có thể tìm đến bên nhau để gầy lên ngọn lửa tranh đấu. Trong khi đó, người ở ngoài nước có nhiều cơ hội hơn để thổ lộ cõi lòng tan nát của người mất nước.

    Năm nay, người Việt Nam tại Úc không ngại đường xa đến trước hang ổ của cường quyền Hà Nội nói lên nỗi lòng của đồng bào đang bị bịt miệng. Đây là việc phải làm để chứng minh tình đồng bào của đàn con mẹ Việt Nam ở ngoài nước đối với người ở trong nước.

    Kế đến, rất đông người Việt Nam tề tựu trước Đài Tưởng Niệm Các Lực Lượng Chiến Đấu Trong Chiến Tranh Việt Nam (The Australian Vietnam Forces National Memorial) toạ lạc bên Anzac Parade, thủ đô Canberra. Buỗi lễ đã diễn ra thật trang nghiêm và cảm động. Xin cám ơn ban tổ chức và ghi nhận sự đóng góp của rất nhiều người cho buổi lễ đầy ý nghĩa này. 500 chiến binh Úc và ba triệu đồng bào Việt Nam được ngậm cười nơi chín suối.

    Bên cạnh hai cơ hội hiếm có giúp cho chúng ta nói lên cõi lòng kể trên, nhiều nơi khác tại Úc đã tổ chức nhiểu lễ nghi. Ở Sydney và Melbourne có đêm thắp nến cho Ngày Quốc Hận 30/4 tại Trung tâm Sinh hoạt Cộng đồng, Bonnyrigg và Đền Thờ Quốc Tổ, Sunshine. Ở Brisbane có lễ tưởng niệm ngày Quốc hận 30-4-1975 với nghi thức đặt vòng hoa nhớ tới anh hùng vị quốc vong thân. Hiển nhiên, Việt Luận còn phải kể thêm biết bao cuộc lễ, lời cầu nguyện, phút chia sẻ tâm tình của người Việt chúng ta khi niền đau mất nước bị khơi lại.

    Niền đau này đã dài 44 năm mà còn lâu chúng ta mới quên.

    Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây mà cha ông chúng ta vẫn chưa quên niềm đau mất nước. Huống hồ 44 năm…


    Việt Luận


    Nguồn:http://vietluan.com.au




    Biểu tình ngày quốc hận 30/4 tại thủ đô Canberra, Úc Châu - 2019






    Người Việt Paris tưởng niệm 30/4/2019





    Biểu tình 44 năm ngày 30/4
    và phản đối chế độ cs trước tòa Đại Sứ vc tại London 29/4/2019







    Đồng bào biểu tình ngày Quốc Hận 30/4 trước toà đại sứ việt cộng Vương Quốc Bỉ 27/04/2019





              
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Ngày Cuối Tháng Tư

Bài viết bởi Quy Nam »








  • Ngày Cuối Tháng Tư
    _____________________________
    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - 26/04/2019




              

              


    Ngày ngắn đêm dài đêm lại sáng
    Đêm qua ai có bạc đầu không?



    Bây giờ là cuối tháng Tư. Có những ngày tháng, thời gian chuẩn điểm gây ám ảnh, ray rứt thù hận suốt một kiếp người. Một tháng tư ở Việt Nam – thường – là một ngày mưa. Một buổi chiều mưa. Mưa đầu mùa. Một buổi chiều mưa đầu mùa, trời chuyển âm u thấp xám. Thời gian và không gian như ngưng đọng lại trong giây phút chuyển mùa. Rồi sấm chớp và kế tiếp là những giọt mưa nặng hạt, ào ạt, xối xả, phủ kín vạn vật.

    Mưa gội sạch cây lá, tưới mát những bãi cỏ úa vàng, thấm ướt đất khô cằn cỗi. Nước mưa, nguồn sinh lực kỳ diệu đã làm vạn vật hồi sinh sau những ngày nắng cháy. Rồi mưa tạnh, trời quang. Mặt trời lại hiện ra từ một nơi nào đó, rọi những tia vàng ấm khắp nơi. Đất bốc hơi thơm nồng ngai ngái. Cây có sạch tươi dịu mát. Chim chóc ca hát trong trẻo líu lo…

    Những buổi chiều mưa đầu mùa não nề diễm tuyệt như vậy rồi cũng mất hút trong đời.

    Có những buổi chiều mưa đầu mùa bao nhiêu kẻ bỗng dưng bị bỏ rơi rồi rả ngũ. Hốt hoảng, căm hận, sợ hãi, người ta chạy tán loạn về thành phố. Những thành phố quê hương yêu dấu thoáng chốc mà ngùn ngụt khói lửa. Súng nổ râm ran ở khắp nơi. Dân chúng bồng bế dắt díu nhau để chạy.

    Chạy đi đâu nữa? Có còn nơi nào an toàn để chạy khi mà chính mình cũng đành buông súng với sự ray rứt, xót xa, đớn đau, loay hoay và sợ hãi.




    Rồi đến những buổi chiều mưa tháng Tư của những năm tháng kế tiếp. Có bao nhiêu kẻ nằm mê man chờ chết bởi những cơn sốt rét ở trại tù binh xa xôi, heo hút. Trong cái cảm giác rối loạn của một thần trí không còn tỉnh táo, người ta vẫn mơ hồ cảm nhận được cái tâm cảm não nề u uẩn vào những lúc trời chuyển âm u. Người ta vẫn cứ nghe tiếng sấm chớp ngang trời và vẫn cứ thầm mong đó là tiếng súng. Chao ôi ! phải chi mà có những tiếng súng gầm thét vang trời vào những ngày tháng lao tù nghiệt ngã ấy thì dẫu có phải chết, chết ngay tức khắc, chắc chắn cũng có nhiều kẻ cam lòng.

    Nhưng người ta đã không chết dù phải chịu đựng hàng trăm thứ đòn thù thâm độc, dù đã trải qua bao nhiêu là cơn sốt thập tử nhất sinh. Con người còn sống được không phải chỉ nhờ vào cái kháng lực mong manh của cơ thể mà còn là nhờ vào cái ý chí khao khát được sống, cái ước mơ có ngày được trở lại thành phố quê hương của mình để nhìn cảnh khói lửa, để nghe súng đạn nổ ròn. Và lần này thì do chính tay họ siết cò…

    Cái giấc mơ đó chưa bao giờ đến. Nỗi ước vọng được nghe tiếng súng đại bác nổ vang giữa đêm tù cũng chưa hề xẩy ra trong suốt thời gian người ta bị giam cầm. Vậy mà bao kẻ vẫn cứ mãi trông chờ, ngóng đợi – hoài công !

    Trong bao nhiêu đêm khuya, có người chợt thức giấc vì chợt nghe tiếng súng vọng lại từ một nơi xa xôi nào đó. Tiếng nổ mơ hồ, nhỏ bé phát ra từ một nòng súng cá nhân đến khi lọt vào thính giác của một tù binh bỗng bùng vỡ lên trong óc họ như tạc đạn. Tim người ta liền đập hụt đi mấy nhịp, rồi sau đó là những nhịp dồn dập, rộn ràng. Mạch máu da thịt của những người tù căng ra. Mắt người ta mở lớn, trợn trừng trong bóng đêm. Tai vểnh lên như tai của loài thú rừng khi đang rình rập. Họ nằm nín thở, nghe ngóng, chờ đợi đặt hết niềm tin hy vọng vài tiếng súng vừa phát ra. Họ chờ đợi một tiếng nổ kế tiếp, rồi một tiếng nổ kế tiếp nữa. Sau đó là hàng loạt những tiếng nổ xé gió vang trời thì càng tốt.

    Rồi họ tưởng tượng thêm, lẫn trong tiếng nổ đều đặn ấy là tiếng nổ ròn tan của những nòng súng cộng đồng. Chưa chết, bằng vào cái ảo giác của những kẻ đã bao năm trông chờ khao khát người ta như nhìn thấy được cả ánh hỏa châu soi sáng đêm tối bao la. Sau đó là bom đạn, phi pháo và nhà cửa, đồn địch cháy sáng một góc trời…

    Đã bao nhiêu kẻ ước ao, nếu có phải chết xin cho họ được chết trong bối cảnh khói lửa bom đạn ngất trời như vậy. Không ai có thể đành tâm chết mỏi mòn, khắc khoải giữa những vòng rào thép gai tù ngục. Hận thù không phải là một tình cảm tốt đẹp. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, rửa hận là một điều cần thiết và công bằng.

    Suốt những năm dài của đời sống tù binh khắc nghiệt bao người đã nhờ vào sự trông chờ hy vọng để giữ cho mình khỏi bị gục ngã. Niềm hy vọng thỉnh thoảng lóe lên khi họ chợt nghe được tiếng súng nổ; rồi tắt lịm dần trong những giây phút im lặng tàn nhẫn phũ phàng sau đó.

    Vậy mà người ta vẫn cứ không thôi trông chờ, mong đợi. Đợi mãi cho đến một lúc, lẫn trong cái tâm trạng mong chờ mòn mỏi người ta bắt gặp trong tâm hồn mình có thêm một thứ tình cảm buồn phiền oán hận. Người ta oán hận những kẻ đang sống ngoài vòng tù ngục. Chắc chắn họ có nhiều đồng ngũ đang sống lẩn quất bên ngoài, có nhiều đồng ngũ khác đang sống tự do ở những phương trời xa xăm nào đó. Rồi người ta cảm thấy chua chát khi biết mình đã bị bỏ quên cho chết dần mòn, khắc khoải trong vòng tay kẻ thù. Có phải rằng chính họ đã bặm môi, cắn chặt răng bắn đến viên đạn cuối cùng để cho cấp chỉ huy, để cho đồng đội có đủ thời gian “di tản!”.

    Và rồi người ta quyết định…. phải tìm cách đào thoát. Và nhiều kẻ may mắn đã thoát thân.




    Bây giờ là một ngày cuối tháng Tư. Tháng Tư ở một vùng đất thuộc miền ôn đới. Nơi đây bây giờ không phải là những ngày tháng bắt đầu cho mùa mưa. Ở đây bây giờ là mùa Xuân. Mùa Xuân xứ người.

    Một buổi sáng mùa Xuân ở một nơi an bình và phú túc. Đường phố nhộn nhịp người đi . Những bộ quần áo ngắn, mỏng, lạ mắt và đẹp mắt. Những cặp đùi thon. Những cánh tay trần, hồng, trắng, nõn nà. Những bộ ngực căng đầy nhựa sống. Có kẻ lái xe đi giữa phố phường, hòa nhập với giòng người, với đời sống, vui lây với niềm vui của những người dân bản xứ bao quanh. Mùa Xuân đến với vạn vật với mọi người, kể cả người tị nạn.

    Bất chợt có một tiếng còi. Tiếng còi lanh lảnh ghê rợn xoáy vào thính giác. Người ta giật bắn người tắp ngay xe vào lề đường. Có một chiếc xe khác thắng gấp phía sau. Một khuôn mặt đỏ gay vì giận dữ quay lại nguýt nhìn, lầu bầu chửi rủa. Người ta không quan tâm đến điều đó. Người ta chỉ muốn ngoái người lại nhìn xem chuyện gì đã xẩy ra?

    Không có gì cả. Tiếng còi chỉ do một người vừa thổi để chận đứng giòng xe đang xuôi ngược cho những đứa bé được an toàn băng qua đường đến trường học. Chỉ có vậy thôi ! Người ta thở phào nhẹ nhỏm, rút khăn lau mồ hôi trán. Đúng là không có gì xẩy ra. Tiếng còi lanh lảnh ở đây không còn biểu tượng cho sự bắt bớ, khủng bố, giam cầm đầy ải nữa. Mọi người vẫn sinh hoạt bình thường. Ở đây mọi-chuyện-đều-luôn-luôn-rất-bình-thường.




    Bây giờ là một ngày cuối tháng Tư. Một buổi chiều Xuân. Trời xanh cao, mây trắng nõn, nắng hanh vàng. Có kẻ đứng trước sân nhà, mải mê nhìn những con bướm trắng tung tăng trên thảm cỏ xanh, những con ong bầu bỉnh lượn vòng quanh những khóm hoa… và chợt người ta nghe tiếng súng. Tiếng súng nổ gần. Người ta lại giật thót người. Ly rượu trên tay sóng sánh. Vài giọt tràn ra tay. Điếu thuốc đang hút dở dang tắt ngấm. Những con chim sâu nhỏ bé đang lẩn quẩn, an bình trên những cành mai hồng thắm vụt cánh bay. Người ta không thấy sợ hãi nhưng chợt cau mày với cái cảm giác bực dọc khó chịu. Không có thêm một tiếng súng nào tiếp theo đó. Không gian, khung cảnh trở lại yên tỉnh, an bình.

    Chỉ có tâm hồn người ta là không an bình nữa. Mặt người ta chợt đỏ lên dù ly rượu trên tay chưa kịp uống. Người ta vừa trực nhận một cái cảm giác hổ thẹn. Tại sao lại bực dọc và khó chịu nhỉ? Có phải vì tiếng súng đã làm hỏng mất một buổi chiều Xuân êm đềm và thi vị không?

    Vậy mà đã có lúc người ta thiết tha mong nhớ một tiếng súng. Một loạt những tiếng súng thì càng tốt ! Mới ngày nào tiếng súng nổ còn là dấu hiệu cho sự bạo động quật khởi, báo thù rửa hận. Bây giờ ở một nơi an bình, tiếng súng chỉ còn là khẩu hiệu cho sự bất an và lâm nguy !




    Bây giờ là một ngày cuối tháng Tư. Một đêm tháng Tư xứ lạ. Có kẻ buổi chiều quá chén, nửa đêm thức giấc không biết mình đang nằm ở đâu !? Có tiếng máy sưởi tự động giảm nhiệt độ. Sự đàn hồi của kim loại phát ra những tiếng kêu tí tách. Trong cái cảm giác ngái ngủ người ta tưởng như mình đang nghe tiếng mưa rơi.

    Tiếng mưa rơi trên mái tôn của một căn nhà trong một con hẻm lầy lội, “hắt hiu vàng ánh điện câu”. Đã bao đêm mưa người ta được bao che để sống chui nhủi dưới một mái nhà tôn như vậy. Đã bao đêm người ta thức giấc nằm nghe tiếng thằn lằn tắc lưỡi, tiếng ú ớ của những đứa em thơ nói trong mơ, tiếng động lục đục của những người mẹ già tảo tần lo lắng cho gánh hàng rong bán vào sáng sớm, tiếng xe xích lô nổ ròn đầu xóm. Và đôi khi tiếng ru con ầu ơ buồn não ruột của một người đàn bà hàng xóm.

    Chiếc máy sưởi nguội dần, những tiếng kêu tí tách của kim loại đàn hồi từ từ nhỏ lại. Người ta lại nghe như là tiếng mưa rơi trên những mái tranh. Những mái tranh trống lốc, gió thổi tứ bề của trại tù Suối Máu, Cà Tum. Những mái nhà tranh của trại Minh Rồng, Đại Bình, Đại Lộc… người ta đã thức giấc bao nhiêu lần ở những trại tù heo hút đó để nghe tiếng mưa rơi, để chờ mong một tiếng súng vọng về từ rừng thẳm.

    Đêm nay ở phương trời xa xăm cũ biết trời có mưa không?

    Đêm nay trong vòng rào tù ngục có bao nhiêu kẻ (chợt) thức giấc giữa đêm trường nằm mong chờ khắc khoải trong đói lạnh một tiếng súng mơ hồ?

    Và đêm qua – ở nơi đây – ai có bạc đầu không?

    Tháng Tư 1983.






    Tưởng Năng Tiến

    http://www.rfavietnam.com/node/5304

              
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Tháng Tư - nhìn người, nhìn lại mình

Bài viết bởi Quy Nam »








  • Tháng Tư
    nhìn người, nhìn lại mình

    _____________________________
    Song Chi - 30/04/2019





    Trên thế giới, có nhiều dân tộc mà tôi nể phục, trong số đó
    • có người Đức,
    • người Nhật
    • và người Do Thái.

    • Chỉ tính riêng trong thế kỷ XX, người Đức đã từng là một trong những dân tộc bị ghét nhất dưới thời Hitler. Nước Đức dưới thời Hitler là thủ phạm gây ra chiến tranh thế giới thứ hai, đã giết chết từ 50 đến 85 triệu người bao gồm các vụ thảm sát, diệt chủng của Holocaust, ném bom chiến lược, chết vì đói và bệnh tật, và sử dụng vũ khí hạt nhân. Hàng triệu người Do Thái và các dân tộc khác đã bị cầm tù, bị sát hại trong các trại tập trung của Đức quốc xã và các trại hủy diệt, hoặc bị bắn vì bị nhà nước phát xít Đức xem là không thuần chủng, “không được mong muốn”.
      Mặt khác, người Đức cũng trải qua hai “kiếp nạn” lớn nhất trong lịch sử nhân loại là chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, cũng đã từng chịu cảnh chia đôi đất nước. Nhưng họ đã đi qua cả hai “kiếp nạn” đó, đã thống nhất đất nước trong êm đẹp, đã dũng cảm nhìn lại và không chối bỏ những sai lầm, những tội ác của cha ông trong quá khứ.
                
    • Người Nhật cũng từng gây nhiều tội ác với các dân tộc khác như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, Miến Điện, Philippines…trong giai đoạn phát xít, và họ đã có rất nhiều hành động chuộc lỗi chẳng hạn thông qua các nguồn viện trợ hào phóng, xét xử những tội phạm chiến tranh…
      Mặt khác, là nước đại bại trong chiến tranh thế giới thứ hai nhưng họ đã nhanh chóng vươn lên từ đống tro tàn, đã trải qua cuộc cải cách vĩ đại nhất được ghi nhận trong lịch sử hiện đại bằng nỗ lực của cả dân tộc, kể cả chấp nhận sự giúp đỡ từ “kẻ thù” là Mỹ và phe đồng minh.
                
    • Không có mấy dân tộc nào phải chịu cảnh lưu vong hàng ngàn năm như dân Do Thái, nhưng trải qua hàng ngàn năm lưu vong đó họ vẫn giữ được ngôn ngữ, bản sắc văn hóa, tôn giáo của mình, đoàn kết hỗ trợ nhau ở xứ người, và dù sống ở đâu họ cũng thành đạt, đa phần làm thầy chứ không làm tớ thiên hạ.
      Đến khi có điều kiện lập quốc, một số lượng lớn người Do Thái đã trở về xây dựng đất nước, những ai không trở về thì cũng gửi tiền hoặc tìm cách này cách khác để đóng góp cho quê hương. Và mặc dù là một quốc gia nhỏ bé lọt thỏm giữa khối Ả rập chung quanh, đất nước Israel của dân Do Thái đã không bị các nước Ả rập nuốt chửng mà ngược lại, vững vàng, mạnh mẽ về kinh tế cho tới quân sự, quốc phòng.

              
    Đức, Nhật, Do Thái
    ngày nay đều là những quốc gia giàu mạnh,
    tự do, dân chủ.

    Người Đức, người Nhật, người Do Thái
    đều là những dân tộc thành công.

              
    Nếu như số phận của một con người phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của người đó thì số phận của một dân tộc cũng vậy. Cả ba dân tộc Đức, Nhật, Do Thái đều có những điểm chung làm nên số phận của mình. Có thể kể ra khá nhiều nhưng có lẽ 3 điểm chung lớn nhất là:

    1. Có tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc rất lớn.
    2. Biết học những bài học từ những sai lầm trong lịch sử.
    3. Có khát vọng xây dựng đất nước thành một quốc gia độc lập, hùng cường, có vị thế, được kính trọng trên thế giới.






    Nhìn lại VN, trong thế kỷ XX, chiến thắng của đảng cộng sản vào ngày 30.4.1975 đã mở ra một chương sai lầm nhất, bi kịch nhất, oái ăm nhất trong lịch sử VN.

    Không có gì có thể bào chữa cho tội ác của đảng cộng sản đối với đất nước, dân tộc. Song việc một đảng cầm quyền bất tài, bất lực, phản dân hại nước như vậy vẫn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay thì điều đó


              
    không thể đổ lỗi cho số phận
    hay chỉ là trách nhiệm của riêng đảng cộng sản nữa,
    mà chính toàn thể người VN, trong và ngoài nước,
    phải cùng gánh trách nhiệm này.

              
    Câu trả lời
    cho việc bao giờ thì người Việt có thể bước qua một trang sử mới
    và không còn phải dằn vặt khi nhìn lại sự kiện ngày 30.4.1975,

    nằm trong tay người dân Việt.

              





    http://www.rfavietnam.com/node/5317
              

Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Tháng Tư - vì sao không nguôi?

Bài viết bởi Quy Nam »








  • Tháng Tư
    - vì sao không nguôi?

    _____________________________
    Song Chi - 30/04/2019






    Nhiều năm rồi, hầu như năm nào tôi cũng có bài viết về biến cố lịch sử ngày 30.4.1975.
    Nhiều năm rồi, nhưng cứ vào những ngày tháng Tư là lòng lại cảm thấy hết sức nặng nề. Và có một điều chắc chắn đó cũng là tâm trạng của rất nhiều người miền Nam nói riêng và người VN nói chung. Nhà thơ Thận Nhiên viết trên facebook một status mang tên PTSD tháng Tư:

    • “…. Nhìn quanh những bạn bè, người quen, trong cộng đồng VN, nhất là trên Facebook, thì thấy rất nhiều người có các triệu chứng, biểu hiện như mình. Giận dữ, đau đớn, kích động với quá khứ, với lịch sử, với cuộc chiến đã kết thúc 44 năm trước trong những ngày tháng Tư. Cho dù mình chỉ chứng kiến phần nào chứ không trực tiếp tham gia.

      Trong thế kỷ 20 vừa qua, Việt Nam trải qua mấy cuộc chiến tranh, với Pháp, với Nhật, với Mỹ, với Campuchia, với Trung quốc, nhưng cuộc chiến để lại thương tích trầm trọng, đau thương nhất trong tâm hồn, thậm chí không thể chữa lành, là cuộc chiến giữa người Việt với nhau.

      Không chừng một phần lớn người Việt, ít ra cũng vài thế hệ, mang chứng PTSD này mà không được chữa trị. *** PTSD (Post-traumatic Stress Disorder) là một rối loạn tâm lý, tổn thương về mặt tinh thần, biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương và vẫn tiếp tục kéo dài sau đó khi sự kiện đã kết thúc từ lâu”.


    Tại sao 44 năm rồi
    • nhưng hàng triệu, hàng chục triệu người Việt,
      không chỉ những người hoặc trực tiếp tham gia cuộc chiến, hoặc sống trong thời chiến,
      mà ngay cả những người sinh ra trong và sau cuộc chiến
    vẫn không thể bình an?

              
    Câu trả lời đơn giản,
    • nếu sau hơn 40 năm, đảng cộng sản làm cho đất nước giàu mạnh, người dân thực sự được sống trong một xã hội tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc, VN có vị thế của mình trên thế giới,
      thì vết thương của cuộc chiến tranh đã qua, dẫu có tàn nhẫn đến đâu, cũng sẽ tự lành. Cả dân tộc sẽ khép lại quá khứ, chấp nhận thực tại và hào hứng hướng về tương lai.
    • Chính vì họ không làm được như vậy, thậm chí ngược lại,
      nên nỗi đau vẫn cứ còn mãi, thời gian càng lùi xa, càng đau hơn…





    Không có một cuộc chiến tranh nào
    • phải trả bằng một giá máu xương quá đắt
      nhưng lại hoàn toàn không đáng xảy ra
      và người dân bị lừa bịp, bị phản bội cay đắng
    như cuộc chiến tranh VN.

    Đảng cộng sản đã phản bội lại chính những lý tưởng, lý lẽ, học thuyết, mục tiêu chiến đấu cho tới mô hình thể chế chính trị mà họ từng mù quáng tin và bắt nhân dân phải tin theo. Họ đã phản bội lại hàng chục triệu người dân miền Bắc, trong đó có hàng triệu người ngã xuống vì tin vào “cuộc chiến tranh thần thánh chống Mỹ, giải phóng miền Nam”, cho một tương lai tốt đẹp hơn.

    • Tất cả những gì họ đã từng hô hào chống lại trước kia
    • giờ đây lại là hiện thực, nhưng tồi tệ hơn gấp nhiều lần,
      trên đất nước VN.

    Không có một đảng cầm quyền nào, một chế độ nào trong lịch sử hơn 4000 năm của VN mà mức độ phá hoại của nó lại kinh khủng và di họa để lại về sau lại to lớn như chế độ độc tài do đảng cộng sản lãnh đạo.
              
    Trong đó nghiêm trọng nhất,
    mất thời gian nhất
    để phục hồi, xây dựng lại

    là sự tàn phá
    về thiên nhiên-môi trường,
    về văn hóa, đạo đức xã hội,
    và về nhân cách, khí chất của một dân tộc.

              
    Quê hương sau 44 năm, tương lai đi về đâu?

    Cứ nhìn vào chân dung đám lãnh đạo chóp bu và tầm vóc, trí tuệ, tầm nhìn của họ qua từng hành động, phát ngôn, là sẽ có câu trả lời.

    Cứ nhìn vào đám quan chức bên dưới từ Nam ra Bắc tiếp tục điên cuồng vơ vét, bán đắt bán rẻ mọi thứ còn lại cho tới từng phần lãnh thổ của Tổ quốc, đua nhau hốt hụi chót trước khi nhảy sang nơi khác và hạ cánh an toàn…là sẽ có câu trả lời.

    Cứ nhìn vào tầng lớp người giàu trong xã hội, đồng tiền của họ từ đâu ra, cách họ làm giàu, cách họ tiêu tiền, có phần nào dành đầu tư vào những lĩnh vực/những dự án lâu dài mang tính quốc gia, trả nợ lại cho xã hội hay vun đắp cho các thế hệ tương lai hay không… là sẽ có câu trả lời.
              
    Cứ nhìn vào giới trí thức,
    có bao nhiêu phần trăm lên tiếng vì những bất công, phi lý của xã hội,
    là sẽ có câu trả lời.

              
    Cứ nhìn vào những người trẻ tuổi, hầu hết đang nghĩ gì, mơ gì, là sẽ có câu trả lời.

    Cứ nhìn vào bức tranh của ngành giáo dục, là sẽ có câu trả lời.

    Cứ nhìn vào dòng người suốt 44 năm qua vẫn không ngừng bỏ nước ra đi, bằng nhiều con đường khác nhau, ngày càng thêm nhiều thành phần khác nhau kể cả những người thành đạt, các đại gia, các quan chức cộng sản và con cháu họ…là sẽ có câu trả lời.


              
    Và cũng chính vì vậy
    mà nỗi đau tháng Tư
    vẫn không hề nguôi vơi.

              




    http://www.rfavietnam.com/node/5316
              

Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”