Đỗ Duy Ngọc

Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Đỗ Duy Ngọc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Ba thằng bạn





    Hồi nhỏ ba thằng tui hay đi chơi với nhau. Thằng Sửu lớn nhất trong ba đứa, hơn tui với thằng Lam một tuổi nhưng hắn khôn lanh hơn hai thằng tui nhiều. Hắn là thằng đầu têu, bày trò và hai đứa tui chỉ việc nghe theo. Hắn bắn chim, bắt rắn, bẫy kỳ đà cắc ké gì cũng giỏi. Thời đó bàu Thạc Gián rộng mênh mông, đi với thằng Sửu vô bàu làm gì cũng bắn được chim hay bắt được rắn. Hắn gan lắm, bắt rắn bằng tay không, bắn chim bằng cái ná cao su, giương ná lên là có chim gục. Hắn cũng ác lắm, con chim còn ngắc ngoải nó vặn cổ một cái là chết ngắc. Rắn cũng thế, hắn cầm đuôi, quay quay, lừa thế, túm cái đầu, xoay một cái, con rắn chết tươi, hết giẫy. Hắn gặp con gì cũng giết, nhiều khi gặp mấy con nhỏ xíu không ăn được hắn cũng dùng chân đạp, xéo cho chết và lấy đó làm vui. Thằng Lam thì ngược hẳn với hắn, thương yêu tất cả loài vật, cứ mỗi lần thấy thằng Sửu vặn cổ chim là hắn khóc, nhưng rồi cũng đi theo vì ham vui, nhưng khi thằng Sửu nướng chim, nướng rắn, thằng Lam không bao giờ đụng tới, hắn nhìn thằng Sửu nhai con chim rau ráu là hắn cứ lèm bèm, mi ác quá Sửu ơi, mang tội chết. Tui thì lâu lâu cũng cùng ăn với thằng Sửu, thấy cũng ngon. Con chim cu cườm nướng lên chấm muối ớt ăn giữa bàu lộng gió cũng có cái thú của nó, nhưng tui sợ rắn nên ít khi ăn rắn. Mà công nhận thằng Sứu siêu thiệt, con gì hắn cũng làm thịt dược. Mổ bụng, làm lông như một tay thợ săn lành nghề. Chắc là hắn học theo ba hắn, nhà hắn làm nghề mổ heo, mẹ hắn có sạp bán thịt ngoài chợ Cồn. Cứ thấy máu chảy và con vật quằn quại là hắn thích thú. Thằng Lam thì cứ thấy cảnh đó là bịt mắt. Nhà hắn tu mà. Ba hắn là cư sĩ tu tại gia, lại sinh hoạt trong gia đình Phật tử ở chùa, mỗi tháng ăn chay cả tuần lễ. Nhà hắn cũng hay tụng kinh, cả nhà tụng giọng lên bống xuống trầm hay lắm.

    Tuổi vừa chớm lớn, Ba tui gởi tui ra Huế vô chủng viện, lâu lâu mới về, cũng ít gặp hai thằng bạn thuở nhỏ. Có lần về, ba thằng vô chùa chơi, trong chùa có hai tượng ông Thiện, ông Ác. Thằng Sửu đứng cạnh ông Ác, bảo thằng Lam đứng bên ông Thiện bảo tui chụp một tấm hình. Hắn bảo hiền lành như Lam sẽ chẳng làm được chuyện gì cho ra hồn. Tui giữ tấm hình đó khá lâu và nhiều khi nhớ bạn mở ra xem, thấy mặt thằng Sửu nhìn ác thiệt.

    Học được mấy năm thì tui rời chủng viện ra học phổ thông. Lúc này chiến tranh đã căng thẳng lắm, ngày nào ở ngã tư chợ Cồn cũng có những chiếc xe GMC chở quan tài phủ cờ chạy qua, đêm đêm tiếng đại bác vọng về, hoả châu sáng cả bầu trời, lâu lâu lại có nổ mìn và truyền đơn rải ở ngã tư. Đến năm Mậu Thân, sau Tết thì tình hình chiến sự càng thêm máu lửa, bạn bè lần lượt vô quân trường. Thằng Sửu vắng bóng, ba hắn bị bắt sau Tết Mậu Thân vì hoạt động cho Việt Cộng, nghe nói bị đày đi Côn Đảo. Hắn lẩn trốn đâu đó, thoắt ẩn thoắt hiện một thời gian rồi biến mất. Nghe nói đã lên rừng. Thằng Lam thi rớt Tú Tài hai, xuất gia đi tu với một Thầy ở đâu trong Điện Bàn nên cũng không có dịp gặp. Tui xong hai cái Tú Tài, vô Sài Gòn. Từ đó cái tổ tam tam của tụi tui tan hàng, không có dịp gặp nhau nữa.

    Năm 1980, sau mấy năm đi cải tạo, tui về Đà Nẵng gặp lại Lam, lúc này đã là thầy trụ trì một ngôi chùa nho nhỏ ở Quảng Nam. Chùa không lớn nhưng phong cảnh rất hữu tình, trước sông, sau núi, địa thế rất đẹp. Lam bây giờ trang nghiêm, đạo mạo, tu hành tinh tấn và được dân chúng ở đó vị nể lắm. Lam cho tui biết Sửu bây giờ làm giám đốc một Sở ở tỉnh, đường hoạn lộ thênh thang, ba hắn giờ cũng là cán bộ. Lam cũng kể tui nghe trong thời chiến tranh, ngôi chùa của Lam là nơi thường cho Sửu ẩn náu dù Lam không tham gia Việt Cộng. Lam chứa chấp Sửu vì tình bạn chứ không phải đồng chí. Ba thằng bạn ngày xưa bây giờ đi ba ngả khác nhau, Lam với tui gặp nhau chỉ nhắc chuyện xưa, Sửu chắc bộn bề công việc nên cũng ít khi có dịp gặp.

    Một thời gian khá dài ba thằng tui không liên lạc với nhau, chỉ thoang thoáng Lam đã là Thượng toạ, Sửu đã là chủ tịch hay phó chủ tịch tỉnh gì đó. Ba thằng mấy chục năm không gặp. Vừa rồi có chuyện ra miền Trung, tui đi tìm Lam, vào quê nơi chùa của Lam thì chùa không còn nữa, khu vực đó trở thành một công trường xây cất một dự án gì lớn lắm. Hỏi người dân quanh đó thì biết chùa đã bị đập nát vì quy hoạch, Lam ra tận trung ương kiện cáo mà chẳng ăn thua, ngày cưỡng chế, Lam chống đối để giữ mấy trăm hủ cốt vong thờ trong chùa nhưng bất lực trước hàng loạt máy xúc, Lam đòi tự thiêu nhưng chính quyền can thiệp kịp và bắt Lam giam ở Đà Nẵng. Tui ra Đà Nẵng tìm Lam mà cũng biệt vô âm tín. Trong những ngày đi tìm Lam và tìm hiểu tình trạng của ngôi chùa của Lam tui mới phát hiện ra rằng, các quyết định tịch thu đất và cưỡng chế chùa của Lam đều có chữ ký của Sửu. Sửu là người chủ trì dự án này. Quyết định thu đất: Sửu ký. Quyết dịnh cưỡng chế: Sửu ký. Chủ dự án: Sửu. Sửu là quan đầu tỉnh.

    Miếng đất quá đẹp, và trong cơn sốt đất trên cả nước, đất là vàng, là bạc, là đô la là hột soàn thì làm sao mà người ta làm ngơ cho được. Và một người như Sửu không thể bỏ lỡ miếng mồi ngon này.

    Mấy năm nay tui cố ý tìm Lam mà vẫn chưa gặp được, không biết hắn trôi giạt phương nào. Cái hình chụp hai thằng ở trong chùa thuở nào, nhìn lại thấy mặt thằng Sửu càng ngày thấy càng ác nhơn, chẳng khác chi cái tượng kề bên hắn.

    6.1.2018
    fb: Đỗ duy Ngọc





              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Đỗ Duy Ngọc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Có thành phố đáng sống không ?










    Khi Đà Nẵng, thành phố đáng sống của Việt Nam chìm trong bể nước, người ta mới chợt hiểu ta rằng: Ở Việt Nam, chẳng có thành phố nào đáng sống cả. Sao có thể gọi là đáng sống khi cuộc sống luôn bị đe doạ: nước ngập, cây đổ, điện giật, thức ăn và môi trường ô nhiễm, có thể bị đâm chết vì một cái nhìn, vì một lời nói, bị giật tài sản, bị xe đụng, vào đồn công an bằng hai chân rồi đi ra bằng xe chở xác và muôn ngàn lí do vô lý khác để có thể bị chấm dứt mạng sống. Người ta cố tạo ra ảo tưởng một cuộc sống hạnh phúc để khuất lấp những việc làm sai trái. Những nguy hiểm đe doạ cuộc sống của người Việt đều do con người mà ra. Lâu nay thiên tai, dịch hoạ là mối lo của con người. Nhưng thời đại này ở Việt Nam, mối lo lớn nhất là nhân tai. Lãnh đạo từ trên xuống dưới đều nhắm vào đất và tài nguyên mà kiếm chác. Họ lấp biển, lấp sông, họ chặt rừng, phá bỏ các kinh rạch, hồ ao thoát nước để lập ra những dự án hàng nghìn tỷ, xây biệt thự, cao ốc. Họ chặt cây, phá đồi để buôn đất, bán cây. Hỏi làm sao mà nước không ngập, làm sao mà thành phố không biến thành sông. Mượn cớ phát triển thuỷ điện, người ta phá hàng ngàn mẫu rừng. Thế là nước trên nguồn đổ xuống, nước trong hồ chứa tuôn ra, hỏi sao không úng ngập. Mượn cớ quy hoạch, họ cướp trắng của dân hàng trăm, hàng ngàn mẫu đất rồi đem bán thu lợi, xô hàng ngàn con người phải sống màn trời chiếu đất, không có tương lai. Với tầm nhìn thiển cận và lòng tham vô đáy, họ đã mang tai hoạ đến cho toàn xã hội. Họ bỏ mặc lời khuyên của các giới chuyên môn, họ bỏ ngoài tai những lời cảnh giác, tất cả vì đồng tiền, tất cả vì những món lợi khổng lồ. Họ sẵn sàng ký những dự án chắc chắn sẽ mang lại những hiểm nguy và chết chóc, những bế tắc trong cuộc sống của dân, nhưng họ bất chấp và hậu quả đã đưa đến những cảnh đau lòng. Có những thành phố mà cán bộ lãnh đạo chỉ ngồi với nhau bàn chuyện cắt đất, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch để bán đất. Có nhiều chỗ bộ mặt của địa phương có sự thay đổi nhưng đó cũng là những cuộc đồi chác mà người ta gọi là lấy đất đổi hạ tầng, nhưng đàng sau đó cũng chỉ là một cuộc trao đổi, bán mua để thu lợi vào tay một nhóm người. Cảnh ngập lụt đang và đã diễn ra trên các thành phố ở Việt Nam là hậu quả của những cuộc quy hoạch chụp giật đó. Nạn nhân vẫn chính là những người dân nghèo. Cuộc sống của họ đang ổn định mấy đời, bỗng một ngày được lệnh dời đi. Có người có được đền bù không tương xứng với giá trị vốn có, có người đi tay không và không biết ngày mai. Người ta mang đất ấy bán lại với giá gấp ngàn lần và bỏ túi tiền chênh lệch. Thử hỏi cuộc sống như thế có gọi là đáng sống? Sao có thể đáng sống khi quanh mình toàn là tai ương rập rình.

    Trong hoàn cảnh xã hội như thế, một số lớn người Việt hôm nay cố gắng thu vén cho mình một số vốn rồi tìm cách ra đi. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại có số người tìm cách bỏ nước đi và số người ước mơ ra đi nhiều như thế. Bởi họ đang muốn tìm một nơi được sống, đáng sống đúng nghĩa. Họ muốn có cuộc sống có tương lai, không lo sợ khi mưa xuống, không sợ hãi khi đêm về, không lo âu khi phải ra đường phố, không lo lắng con cháu mình rồi sẽ ra sao? Theo truyền thống của người Việt từ xưa, rời khỏi làng đã gọi là ly hương và ai phải xa quê là người bất hạnh. Nhưng bây giờ, họ phải rời xa cả đất nước, rời bỏ tất cả, nhưng họ vẫn chọn lựa làm kẻ ly hương. Có kẻ mãi ra đi và chẳng còn muốn trở về. Họ vẫn có nỗi đau của kẻ dứt áo giã từ, họ vẫn có nỗi khổ của kẻ phải xa gia đình, dòng họ, quê nhà nhưng họ chấp nhận để tìm nơi đáng sống, bởi thế giới bây giờ không còn chật hẹp như xưa. Có thể người ta trách họ là những kẻ ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân và và gia đình mình, không quan tâm đến vận mệnh của đất nước. Nhưng thử hỏi họ làm gì được? Không chỉ có những người có tiền của, có điều kiện mới tìm cách ra đi mà ngay những quan chức có quyền cũng lẩn lượt tìm cách rời bỏ đất nước khi thu vén một gia tài khổng lồ từ tham nhũng và hối lộ. Họ cũng là người đi đầu, luôn to mồm nhất hô khẩu hiệu yêu tổ quốc, yêu nhân dân, thường viết nhăng nhít vài điều trăn trở trước tình hình đất nước!!

    Có người đặt câu hỏi ra đi hết rồi còn ai? Ừ thì còn dân nghèo, còn những kẻ đã bị hút hết máu xương và tài sản, còn những kẻ muốn ra đi nhưng không có điều kiện để đi. Và như thế đất nước chỉ còn là một khối rỗng không khi đất đã hết, tài nguyên đã cạn, núi đã bị san phẳng, rừng không còn cây, sông suối không còn chảy và biển ngoài kia cũng đã lọt vào tay kẻ cướp. Còn chỗ nào đáng sống không?

    Khi con người không còn gắn bó với đất đai, sông núi của tổ quốc mình. Khi con người cảm thấy không yên lòng khi sống trên đất nước mình và ngóng chờ một cuộc sống khác ở một vùng đất khác, đó là dấu hiệu số phận của một dân tộc lưu vong. Đôi khi họ lưu vong ngay chính trên đất nước của mình.

    Sài Gòn 10.12.2018
    fb: Đỗ duy Ngọc


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Đỗ Duy Ngọc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Bánh ướt Minh Châu









    Tối đói bụng, chạy ra Lê Văn Sỹ kiếm gì ăn. Chợt thấy xe bánh ướt Minh Châu. Nhớ lần đầu tiên cách đây đã năm mươi năm, mới từ Đà Nẵng vô Sài Gòn, được ông anh ruột dẫn đi ăn ở đây, hồi dó ăn sao mà ngon thế. Lúc ấy xe bánh này đậu trước rạp xi nê Minh Châu. Khu vực này trước 75 sầm uất lắm, hàng quán đủ thứ, nghêu sò ốc hến, hột vịt lộn, khô nướng, lại có tiệm hủ tiếu bò viên nổi tiếng. Ông chủ xe bánh ướt là người Hoa, bắt đầu bán vào buổi chiều. Tui còn nhớ như in dáng người to cao của ông, nhất là cái đầu chải láng mướt, phồng phồng đàng trước như một anh kép cải lương. Bánh ướt hồi đó ngon nhờ nước chấm, ngòn ngọt, hơi chua một tý chứ không như bây giờ. Ớt xay cũng ngon, có chế thêm tỏi bằm chứ không chỉ xay như giờ. Mỗi bàn có chai nước nắm và hủ ớt, khách muốn ăn bao nhiêu thì chan. Tui nhớ tui thường chan ngập bánh, cho nhiều ớt, vừa ăn vừa húp sao mà ngon thế, nhớ tới tận giờ. Sau đó thời kỳ lang thang héo úa ở đường Trương Minh Giảng, tui cũng thường thưởng thức món này khi trong túi rủng rỉnh chút tiền còm bởi món này là món ăn bình dân rẻ tiền.

    Sau 75 thì chẳng mấy khi ăn và gần bốn chục năm nay không ăn lại. Giờ thì xe bánh đẩy qua bên kia đường, khách vắng tanh. Tối nay mua một dĩa, để nhớ người anh thương yêu không còn ở cõi trần, để nhớ một quãng đời đã đi qua và mong tìm lại hương vị của một thời. Nhưng mùi vị cũ không còn, nước chấm không còn vị cũ, hủ ớt cũng chẳng là chất ớt xưa, nhìn dĩa bánh tú hụ mà chẳng tìm thấy hương xưa. Ông già Tàu chắc cũng chẳng còn, người bán toàn là khuôn mặt lạ. Gần nửa thế kỷ đi qua còn gì, biết bao là bể dâu, biết bao là thay đổi. Nhìn dĩa bánh nhớ anh quá, nhớ ngày thằng thanh niên mới lớn ngỡ ngàng trước những cảnh vật, những món ăn lạ lẫm của Sài Gòn, nhớ chiếc xe gắn máy của anh, người Luật sư trẻ tuổi chở tui đi cho biết Sài Gòn. Tất cả đã xa quá rồi, vật đổi sao dời, cậu thanh niên ngơ ngác ngày xưa giờ đã là ông lão chớm tuổi bảy mươi, người thân lần lượt ra đi, anh đã nằm dưới ba thước đất. Tối nay ngồi nhìn dĩa bánh mà muốn khóc, năm tháng cũ ùa về. Em nhớ anh, anh ơi!

    1.1.2019
    fb: Đỗ duy Ngọc


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Đỗ Duy Ngọc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Những hàng cây đã mất



    cây xanh đang đốn hạ các cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng.


    cây xanh ở Hà Nội tiếp tục bị đốn hạ



    Khi người ta phá nát rừng Việt Nam, rừng trơ trụi và khô khốc một màu lở loét. Rừng Việt Nam đã không còn nữa. Đi trên máy bay, không còn tìm thấy màu xanh ngút ngàn của thuở trước. Và khi rừng hết cây, người ta tính đến chuyện hạ những cây hiếm hoi ở các đô thị. Những hàng cây có mặt đã trăm năm nay lần lượt bị đốn ngã vì nhiều lý do, hợp lý cũng có mà vô lý cũng không thiếu.

    Những hàng cây ở phố Phan Đình Phùng Hà Nội, những cây cổ thụ lâu đời bị hạ như chớp nhoáng. Chỉ một loáng người ta chặt mất 500 cây. Mất trăm năm tồn tại chỉ cần một ngày là thanh toán sạch.

    258 cây lâu năm ở đường Tôn Đức Thắng Sài Gòn cũng thế. Giờ chỉ còn là những gốc cây nham nhở. Ngày cây bị đốn hạ, một người Sài Gòn vô danh nào đó đã đặt lên những gốc cây một cành hoa. Cành hoa như lời ai điếu cho một cổ thụ đã chứng kiến bao nhiêu điều ở chốn này. Đó như lời chia tay ngậm ngùi đầy luyến tiếc của một người Sài Gòn rất lãng mạn và đầy nghĩa tình.

    Thành phố này còn bao nhiêu hàng cây, và người ta đang toan tính sẽ đến lúc đốn hạ. Những hàng cây giao nhau, những cổ thụ thẳng tắp vươn lên trời cao, những con đường có hoa đang chuẩn bị xử trảm. Có khi nào người ta tiến vào Sở thú hay Tao Đàn để chặt nốt những cây còn lại? Cũng có thể có một ngày.

    Người ta đang say máu chặt và chặt. Đàng sau hành động chặt đó là gì. Những mét gỗ đó sẽ mang lại lợi nhuận bao nhiêu? Và ai hưởng lợi? Chẳng ai biết. Nhưng người Sài Gòn mất đi những hàng cây quen thuộc. Những hàng cây gắn bó đời người với biết bao kỷ niệm.

    Ngày còn bé, được cha mẹ chở đi dưới tàng cây bóng mát, lớn chút nữa tung tăng đi học về, cúi lượm những lá khô, những bông hoa chẳng đẹp gì nhưng vẫn ép vào trong vở. Tuổi mới yêu cùng người yêu đi dưới hàng cây rợp mát, thủ thỉ chuyện trò, hò hẹn yêu đương. Tuổi xế chiều, chiều chiều lững thững tản bộ dưới hàng cây tiếc nhớ tuổi thanh xuân đã đi qua. Những hàng cây như những chứng nhân của một đời người. Nó chứa đựng bao kỷ niệm không quên. Người ta tin cây cũng có linh hồn, nên trong những khu vườn nhà, lúc gia đình có tang, người ta mang tang cho cây. Những cây cổ thụ bị chặt ngang, gỗ tia ra những dòng nhựa, nhìn như những dòng máu của tử tội bị chém ngang người. Những hàng cây đã mất là một phần của một thành phố, thiếu nó thành phố vắng đi những nốt nhạc để hình thành một đô thị. Những tiếng ve mùa hè không còn vang ở thành phố nữa. Giống chim khoen xanh Bason đã bị tuyệt diệt. Ôi nhớ sao là nhớ tiếng líu dài vang vọng của giống chim này. Không một giống chim khuyên nào trên thế giới có giọng líu dài, vang và trầm hùng như giống khoen Bason Sài Gòn. Chúng trôi giạt phương nào khi không còn nơi trú ngụ?

    Nhưng khi vật kỷ niệm của người này lại chẳng có chi gắn bó với kẻ khác. Đó là điều bình thường của cuộc sống. Bởi những người gắn bó với cây thì cây là kỷ niệm. Còn những người không ở đó, họ đến từ vùng đất khác, không hàng ngày nhìn những khóm lá xanh mướt che trên đầu, không chứng kiến cây lớn lên cùng mình, không có con đường tình ta đi dưới hàng cây rợp bóng me xanh, không nhìn thấy những cánh hoa đầu mùa nở hàng năm, năm này qua năm khác suốt quãng đời của mình thì họ sẽ chẳng phải băn khoăn, tiếc nuối, xốn xang khi ký lệnh đưa những cưa máy đốn ngã những ký ức kỷ niệm của bao nhiêu người khác.

    Đi ngang qua sân Phan Đình Phùng, thấy những cây điệp vàng vị đốn ngã, bầu trời trống hoác và mặt đất trống trơn, lòng gợn buồn. Thời tuồi trẻ, hàng ngày mỗi sáng tôi tới đây đánh banh cùng bạn bè suốt mẩy mươi năm, hôm nào cũng đi loanh quanh dưới hàng cây điệp. Nhiều ngày cây trồ bông vàng chói trên đầu và cũng vàng rực ở dưới những bước chân đi. Tất cả đã bị chặt trụi. Ký ức của một thời sẽ bị mất dấu những hàng cây.

    Hãy tưởng tượng Sài Gòn biến mất những hàng cây trăm năm, như cơ thể người không còn lá phổi. Người Sài Gòn hít vào người những khói bụi, buổi sáng không còn ô che nắng, buổi chiều sẽ chẳng còn bóng râm. Thay vào đó những bóng cây èo uột, thấp lè tè trải trên những con lộ đầy nắng. Thành phố đang tự đánh mất hồn vía của mình. Thành phố cũng đang chặt bỏ những ký ức của quá khứ. Một thành phố không còn những dấu tích quá khứ sẽ là một thành phố khó tìm thấy tương lai.

    4.4.2018

    fb: Đỗ duy Ngọc



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Đỗ Duy Ngọc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Vụ 152 người việt bỏ trốn



    Sảnh chờ sân bay quốc tế Cao Hùng



    Liên quan đến vụ việc 152 du khách Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan. Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu quốc hội: "Đây là một điều rất là đáng buồn vì đã làm xấu đi hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Và, cũng có thể nói là việc 152 du khách lợi dụng du lịch để bỏ trốn là làm nhục quốc thể".

    Tui thì tui nghĩ khác ông Nhưỡng, vì thật ra "quốc thể" của ta đã bị làm nhục vì nhiều chuyện rồi và cũng đã bị nhục lâu rồi. Ngoài chuyện trốn ở lại nước ngoài, còn có chuyện ăn cắp bị nêu danh, chen lấn mất trật tự trong những sinh hoạt, không chấp hành luật pháp nước sở tại, ngay cả các thành viên của các tổ chức, các cán bộ công tác nước ngoài cũng làm nhục quốc thể bằng cách săn bắt buôn bán, vận chuyển sừng tê giác, phơi vây cá mập trên nóc nhà sứ quán, buôn hàng quốc cấm, vận chuyển hàng ăn cắp, lợi dụng chức vụ để ăn tiền khi cấp giấy tờ cho các Việt kiều, cấp visa cho người du lịch. Người Việt nhiều nước còn bắt vịt trời để làm tiết canh, bắt chó để nhậu. Một cô ăn cắp cả thế giới biết tên hàng ngày vẫn lên truyền hình nói chuyện văn hoá, nhục đến đâu nữa.
    Biết bao chuyện làm nhục quốc thể chứ đâu riêng chuyện này. Và các phái đoàn chính phủ, quan chức cấp cao của ta trong nhiều chuyến công du nước ngoài cũng để xảy ra biết bao chuyện nhục. Nói chung là nhục toàn tập.

    Trở lại chuyện 152 người đào thoát ở Đài Loan. Đây là một âm mưu có tổ chức. Cả hai bên, công ty Việt Nam đã cấu kết với công ty Đài Loan thực hiện âm mưu này. Tất cả mọi người trong đoàn có một mục đích duy nhất là là đào thoát khỏi Việt Nam. Và đương nhiên với âm mưu và tổ chức như thế, họ phải tốn nhiều tiền hơn là một chuyến du lịch bình thường. Và tương lai của họ sẽ là những ngày tháng trốn chạy, không phút nào yên. Họ không có tương lai, đó là một thực tế. Trong đoàn đó chắc chắn có những thanh niên đã tốt nghiệp đại học nhưng không tìm được việc làm, có những người muốn tiến thân nhưng bế tắc, có những người thất nghiệp, có những người hi vọng đổi đời khi rời khỏi Việt Nam...Và câu hỏi được đặt ra là tại sao rất nhiều người Việt Nam bây giờ lại muốn từ bỏ đất nước mà đi?

    Ai cũng mong được sống với quê hương, với cha mẹ, họ hàng, thân tộc. Ai cũng muốn có bà con, xóm giềng, bè bạn cùng giọng nói, cùng phong tục, cùng giòng giống. Nhưng rồi ai cũng tìm cách ra đi. Cán bộ, doanh nhân ra đi với nhiều tài sản, họ sớm có cuộc sống ổn định và sung sướng nơi xứ người. Nhưng người dân nghèo, người lao động ra đi là chấp nhận một cuộc sống khó khăn, kiếm được đồng tiền không phải dễ, họ biết họ phải đổ mồ hôi và nhiều khi cả máu để tồn tại ở xứ người. Biết thế nhưng họ vẫn tìm mọi cách để ra đi. Chúng ta không trách họ.

    Sống trong một đất nước mờ mịt tương lai. Kiếm ăn đã khó cuộc sống lại luôn bị đe doạ. Bị đe dọa bởi quyền lực, bị đe doạ bởi những bất an của một xã hội tha hoá và đạo đức suy đồi. Mạng sống con người bị coi rẻ. Người ta có thể giết bạn bất cứ lúc nào và bạn cũng có thể bị hành hung , cướp giật bất cứ lúc nào. Ngôi nhà, miếng đất ba đời tổ tiên để lại cũng có thể bị cướp mất bất cứ giờ nào và đẩy gia đình bạn thành kẻ tha phương không mái nhà. Bạn không có gì để cầu cứu, luật pháp không đến với bạn, luật pháp trong tay kẻ cầm quyền, nỗi đau của bạn không tiếng vọng.

    Sống trong một đất nước mà miếng cơm, con cá bỏ vào mồm đầy chất độc. Ăn miếng rau cũng ngại, uống miếng nước cũng nghi ngờ. Bệnh tật giáng xuống thân thể bạn và gia đình bạn bất cứ lúc nào, và khi ấy nếu bạn không có tiền, chẳng có bệnh viện nào mở cửa đón bạn và chẳng bác sĩ nào chữa bệnh cho bạn. Và bạn chết vì nghèo, chẳng có ai cứu bạn.

    Sống trong một đất nước mà dân nghèo phải è cổ chịu bao nhiêu thứ thuế chất chồng mà chính phủ lại sử dụng những đồng thuế đó không hợp lý. Những dự án vẽ ra tiêu tốn hàng ngàn, hàng trăm ngàn tỷ nhưng chẳng mang lợi ích gì cho dân sinh mà chỉ làm giàu cho cán bộ lãnh đạo. Tiền thuế dân trở thành tài sản của cá nhân.

    Sống trong một đất nước mà nền giáo dục suy đồi, bí ổi một cách thảm hại không lối thoát. Một nền giáo dục sa xuống vực thẳm không còn cách để ngoi lên. Nhà trường thành chợ chữ, giáo viên thành con buôn, hiệu trưởng chỉ là tên ấu dâm bệnh hoạn và cô giáo thì quay cuồng với ma tuý. Không phải thầy cô nào cũng thế nhưng đa số đều là những kẻ hèn tiếp tay cho tội ác nhởn nhơ trong trường học. Giáo dục sa đoạ, vô giáo dục đến tận cùng và sẽ cho ra đời những thế hệ kế tiếp như thế nào, tương lai đã thấy từ hôm nay.

    Sống trong một đất nươc mà từ trên xuống dưới đều rặt láo với nhau. Lãnh đạo nói láo để tồn tại, để tránh sự thật phũ phàng, để an dân mong dân tin, nhưng bây giờ dễ gì cho dân tin. Dân thì láo với nhau, lừa gạt nhau để sống bởi khi xã hội đã lấy sự tàn nhẫn để đối xử với nhau, lấy chuyện lừa đảo nhau để tồn tại thì cái láo phải lên ngôi. Hàng ngày mọi người cùng láo với nhau để sống. Và cuộc đời toàn chuyện phi lý. Cán bộ công an chống cờ bạc thì là trùm cờ bạc, chống ma tuý thành trùm ma tuý. Cán bộ hải quan thì mở cửa biên giới để hàng lậu tràn ngập, cán bộ y tế thì buôn thuốc giả, thầy cô giáo thì trở thành công an, cai ngục, có kẻ thì ăn chơi sa đoạ không kém kẻ giang hồ, lãnh đạo thì tha hoá, hư hỏng. Chẳng còn biết tin vào đâu để sống

    Sống trong một đất nước mà đạo lý đã chẳng còn, mọi điều tốt đẹp truyền thống của dân tộc bị chôn vùi và thay vào đó là một thứ đạo lý của kẻ cướp, đạo đức của những kẻ nói dối và tiền bạc trở thành thần linh. Người ta có thể giết nhau vì cái ghế ngồi, vì những đồng bạc tanh hôi, vì tranh dành nhau quyền lợi. Người ta có thể giết nhau vì vài tấc đất, vì cái ánh nhìn, vì một đụng chạm nhỏ. Lòng bao dung, nhân ái, thương người như thể thương thân của người dân Việt đã bị đánh cắp.

    Sống trong một đất nước mà chính phủ, nhà nước không đảm bảo được quyền được sống, quyền làm con người của nhân dân. Mọi tự do cá nhân bị tước đoạt. Con người không được luật pháp bảo vệ, bị bao vây bởi một thứ pháp luật hoang dã và tuỳ tiện. Đồng tiền và quyền lực ngự trị và điều khiển luật pháp. Dân nghèo thấp cổ bé miệng trở thành nạn nhân và chẳng có một chỗ dựa để tồn tai.

    Sống trong một đất nước mà hố sâu giàu nghèo quá lớn. Một bên thì lao động nhọc nhằn mà không đủ sống, bệnh không tiền uống thuốc, chết không có đất chôn. Người chết không tiền đủ thuê xe chở về phải bó chiếu chở xe gắn máy với xác chết thò chân chạy giữa phố phường. Một bên là tầng lớp uống những chai rượu sáu bảy chục triệu đồng một chai, một bữa nhậu tiêu hàng trăm triệu. Mà tiền cũng từ dân mà ra cả. Bất công hiện diện hàng ngày là nỗi uất ức của nhân dân. Cán bộ càng ngày càng giàu mà dân thì càng ngày càng còng lưng xuống với nỗi đau.

    Sống trong một đất nước mà thế hệ lãnh đạo càng về sau càng hư hỏng, thối nát, coi dân không ra gì. Làm lãnh đạo mà họ biến thành kẻ cướp, xô đẩy dân vào con đường tuyệt vọng không lối thoát. Làm lãnh đạo mà họ chỉ nghĩ chuyện bán đất, bán rừng để thủ lợi, quên mất nhiệm vụ phục vụ nhân dân. Họ cấu kết với nhau thành những nhóm lợi ích sâu dân mọt nước bóp cổ dân nghèo. Có người so sánh họ với cường hào ác bá thuở phong kiến nhưng thật ra họ còn tàn nhẫn hơn, mưu mô hơn, thủ đoạn hơn cường hào xưa nhiều lắm. Bởi bây giờ quyền lực họ lớn hơn, họ mạnh hơn, họ có tập thể vây quanh bảo vệ, họ có chuyên chính vô sản, họ có luật lệ riêng để bảo kê cho họ. Bởi thế họ ăn cướp có văn bản, họ bóp họng dân có giấy tờ, họ ăn trên ngồi tróc có quy định.

    Sống trong một đất nước mà kẻ cướp lăm le cướp nước, biển khơi chúng đã lấn sát bờ, trên cạn thì chúng nghênh ngang như chốn không người, xem dân ta như dân thuộc địa. Chúng không nguôi tham vọng biến nước ta thành chư hầu. Chúng xem đất nước này như hố rác để tống khứ những thứ đã lỗi thời, lạc hậu. Đau thay, nhiều người có chức sắc của ta lại thần phục dễ dàng, hoan hỉ bỏ tiền để lấy rác. Biển nhiễm độc, rừng trụi hết, tài nguyên không còn. Khi nền kinh tế ngã gục, chúng dùng tiền thâu tóm. Đó chính là mưu không cần đánh mà thắng. Tương lai đất nước sẽ về đâu?
    ..........

    Với thực trạng như thế, người ra tìm mọi cách để đi, tìm mọi cách để đào thoát khỏi đất nước này. Những người biết chuyện thì tìm cách rời tàu trước khi tàu đắm. Những người khác thì ra đi mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn, một tương lai sáng sủa hơn bất chấp bao khó khăn đang chờ đợi họ.

    152 người đào thoát ở Đài Loan chẳng có gì để bảo đảm tương lai cho họ cả. Nhưng họ lại trốn đi để tránh những điều khó tránh đang hiện diện hàng ngày trên đất nước này. Họ là những kẻ đáng thương hơn là đáng trách. Lỗi của một chế độ.

    27.12.2018

    fb: Đỗ duy Ngọc




              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Đỗ Duy Ngọc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Alain Delai





    Nhà hắn nằm sau lưng nhà tôi. Hắn là thằng lai Tây, hơn tôi đâu ba tuổi. Hắn sinh năm 1947 thì phải. Hắn có bố đàng hoàng chứ không phải là thằng con lai hoang. Hắn từng khoe giấy khai sinh làm từ lúc hắn mới sinh, bố hắn là quan ba Pháp, là Capitaine quân đội Pháp. Cũng là thứ dữ chứ chẳng phải thường đâu. Sinh ở Hà Nội di cư vào Nam 1954. Mẹ hắn là một phụ nữ đẹp, da bà trắng, mũi cao thon như người Nhật với đôi mắt ướt. Bà lại thường mặc yếm và cái váy đụp như người đàn bà nông dân Bắc bộ nhưng không che hết nhan sắc của bà. Hắn kế thừa nước da trắng, mũi lõ mắt xanh và thân hình to lớn của giống Tây, lại hưởng chút nhan sắc của mẹ nên hắn là thằng đàn ông rất đẹp trai. Cả xóm gọi hắn là thằng Lai. Hắn đẹp không thua gì tài tử Alain Delon, một diễn viên điện ảnh nổi như cồn thời ấy nên tôi gọi hắn là Alain Delai. Hắn cũng khoái được gọi thế với một niềm hãnh diện. Hắn bảo bố hắn bị bắt làm tù binh của Việt minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, sau đó được về cố quốc, bỏ mẹ con hắn lại đi tàu há mồm vào Nam.

    Hắn sống cùng mẹ với một ông bố dượng trong căn nhà khá rộng nhưng lúc nào cũng tối om om. Mẹ hắn làm nghề đúc đậu khuôn. Những miếng đậu của bà lúc nào cũng chắc, beo béo. Nhất là những khuôn đậu chiên, vàng dòn ở bên ngoài, mềm mại ở bên trong. Những miếng đậu nóng hổi vừa mới rời chảo mà chấm với chén nước tương đầy ớt trái thì ngon rụng rời. Ký ức tuổi nhỏ của tôi ở xóm bến xe Chợ Cồn đầy những bánh đậu khuôn dòn béo ấy.

    Bố dượng hắn đúng phong cách công tử Hà thành, ông chẳng làm ăn gì, lại nghiện thuốc phiện. Tôi không quên được cái phong thái vừa lịch lãm vừa phớt đời của ông. Ông cao lắm, chắc phải mét tám, nhưng gầy, vai so ngang của người nghiện thuốc lâu năm. Tôi nhớ mãi ông vì ông giống y chang hình nhà văn Vũ Trọng Phụng trong cuốn sách gì đó mà lâu quá tôi quên mất. Mà tôi thì khoái đọc mấy cái phóng sự rất đời của nhà văn này hồi mới vào lớp nhất dù ba tôi cấm triệt, bắt gặp tôi đọc loại sách ấy là đánh đòn nặng tay với những chiếc roi mây.

    Đó là hình ảnh của một người đàn ông với khuôn mặt gầy xương, má hóp, cổ quấn chiếc khăn kẻ ca rô. Khuôn mặt ông bố dượng hắn đấy. Ra ngõ ông đội thêm cái mũ phớt nỉ hoặc chống cây baton lên nước bóng. Hắn có vẻ sợ bố dượng, nhưng trong ánh mắt xanh xanh của hắn có thoáng chút thù hận không nói ra.

    Hắn là thằng nghịch phá nhất xóm, hình như đứa con lai nào cũng thế. Hắn lớn con, liều lĩnh, chẳng biết sợ ai nên đám trai trẻ quanh vùng đều tránh không dám gây sự với hắn. Xóm tôi ở là xóm bến xe Chợ Cồn, dân du đãng tứ xứ tụ về, dân tài xế, lơ xe toàn là dân giang hồ, thế mà ai cũng sợ hắn. Hắn liều lĩnh, bất chấp, trong mọi cuộc đấm đá, hắn là thằng đi đầu, xông vào trước, luôn hỗ trợ cho mấy thằng yếu thế hơn. Hắn liều, nhưng chơi đẹp, không bao giờ ăn hiếp kẻ thế cô, không bao giờ đánh tán mạng kẻ thù. Đánh gục đối thủ, hắn thường xốc nách chúng lên, cho ngồi dựa vào tường, lấy nước, mang bia cho uống, lấy khăn ướt lau mặt cho.

    Bởi thế, những tay hảo hớn bến xe đã từng đụng độ với hắn một lần thì đâm ra phục hắn, xem hắn như đại ca. Nhưng hắn không muốn làm đại ca, hắn chỉ ra tay khi thấy chuyện bất bình. Đám cảnh sát ở ngã tư Chợ Cồn cũng ngán hắn. Có lần tay cảnh sát ức hiếp bà già bán rau ở lề đường, hắn bay từ xa đá vào ngực tay cảnh sát làm y bổ ngửa, hắn bảo không được ức hiếp người nghèo, có giỏi thì chơi tay đôi với hắn. Xong nó kéo tay tên cảnh sát vào quán bún bò bà Hưng ngay nơi ngã tư, kêu bún bò xí quách và bia nhậu. Thế là xong.

    Khi tôi vào tuổi mới lớn, khoảng mười ba, mười bốn thì hắn đã là một thanh niên vạm vỡ. Hắn rất thích chơi với tôi, hắn bảo hắn khoái cái kiểu sống của gia đình tôi. Tuy là một thằng rất ba trợn, nhưng hắn lại là một thằng rất tình cảm. Hồi đấy, tôi đang tập đàn mandoline, cũng chỉ biết lõm bõm thôi, nhưng tối tối không có chuyện đi đâu hắn lại rủ tôi ra đầu ngõ, dưới tàng cây trứng cá, đàn cho hắn nghe. Hắn chỉ thích độc một bài của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, bài Giọt mưa thu. Thế mới lạ.

    • “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
      Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
      Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
      Ai khóc ai than hờ!

      Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
      như nhủ trời xanh
      Gió ngừng đi
      mưa buồn chi
      cho cõi lòng lâm ly.

      Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
      Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
      Ai nức nở thương đời
      chân buông mau
      dương thế bao la sầu.

      Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh
      mây ngỏ trời xanh
      chắc gì vui
      mưa còn rơi
      bao kiếp sầu ta nguôi.

      Gió xa xôi vẫn về
      Mưa giăng mù lê thê
      Đến bao năm nữa trời...
      ... Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu.”


    Tôi đàn, hắn hát theo, tôi không ngờ hắn có giọng hát hay thế. Một giọng Bắc chuẩn thật chuẩn, luyến láy đúng điệu, nhịp phách không sai chút nào. Hắn làm tôi khá bất ngờ, bởi tôi biết hắn có chút kiến thức âm nhạc nào đâu.

    Giọng hắn thê thiết, buồn, trầm, có hồn vía ghê lắm. Hắn chỉ hát có một bài đó. Buồn vui chi cũng Giọt mưa thu. Đám cưới, đám ma, sinh nhật, nhậu nhẹt mà có hát là hát Giọt mưa thu. Tò mò, tôi hỏi hắn thì mới biết là ngày xưa ở Hà Nội, lúc tuổi mới lớn, mẹ hắn là láng giềng và cũng là người yêu của nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Người nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh, mẹ hắn vì thời cuộc cũng long đong. Khi sinh ra hắn, suốt quãng đời trong nôi, mẹ hắn chỉ ru hắn bằng một bài Giọt mưa thu. Bài hát thấm trong máu hắn, nằm mãi trong ký ức hắn và đối với hắn, âm nhạc chỉ có mình bài đó thôi.

    Hắn rất thương mẹ, mẹ hắn ít nói, nhiều khi chỉ một ánh mắt nhìn, hắn đã líu ríu làm theo những gì mẹ hắn muốn. Ra khỏi nhà, hắn là thằng du côn, nhưng ở nhà, hắn là đứa con ngoan. Hắn phụ mẹ hắn xay đậu, ép khuôn, gánh hàng ra chợ. Nhìn hắn quấn quýt bên mẹ, thương lắm. Hắn bảo đời mẹ hắn có lắm nỗi buồn, hắn không muốn làm cho mẹ hắn thêm buồn nữa.

    Hắn nói thế mà mười tám tuổi, hắn bỏ nhà đi lính sau một trận cãi nhau bốc lửa với ông bố dượng. Mẹ hắn buồn ghê lắm, nhưng cũng đành, bên chồng, bên con, biết làm sao?

    Hắn đi lính nhảy dù. Ngày gặp lại hắn với bộ đồ rằn ri, cái mũ bê-rê đội lệch, tôi thấy hắn đẹp quá. Bộ đồ lính ấy trong thân hình thước tám hai, với mấy chiếc lựu đạn mini bên hông, đôi bốt-đờ-sô dềnh dàng trông nó oai hùng quá. Nhìn hắn chẳng khác chi tay lính Mỹ. Tôi chào hắn như mọi khi: Chào Alain Delai, hắn cũng chào lại như mọi lần gặp nhau: Chào thằng em bô giai.

    Hai thằng ôm nhau. Từ đó, sau những đợt hành quân, về hậu cứ là hắn dẫn tôi đi ăn chơi. Tôi vừa mới tuổi mười lăm, cao mét sáu lăm, mới đứng ngang nách hắn. Hắn dẫn tôi đi mấy cái bar ở ngã năm. Đó là những nơi tôi chưa từng vào và cũng chưa từng biết. Hắn giúp tôi khám phá thế giới ấy. Thế giới của rượu, bia, thuốc lá và gái. Hắn đi đến đâu, mấy em cave theo đến đấy. Hắn đẹp quá mà. Người đàn bà nào lại không thích trai đẹp, kể cả những người đàn bà làm đĩ. Tôi đi với hắn, ngoan ngoãn như đứa em hưởng sái của thằng anh. Đi đến đâu hắn cũng được các em bao, rượu tràn trề, khói thuốc mờ mịt. Cũng có lần vì ganh tức mấy em, đám lính không quân gây sự, hắn đánh đấm một trận ra trò phải vào bệnh viện còn tôi thì trốn nhủi trong cầu tiêu. Ba tôi biết chuyện, cấm triệt, không cho tôi đi chơi với hắn. Nhưng đôi lúc ngồi đàn cho hắn hát Giọt mưa thu, ba tôi cũng chẳng nói gì, có lần khen hắn hát hay. Hắn cũng rất kính Ba tôi, mỗi lần gặp đều khoanh tay thưa ông Đốc rất đàng hoàng.

    Năm 1966, lính vùng một của tướng Nguyễn Chánh Thi liên minh với Phật giáo miền Trung ly khai. Tướng Kỳ đem quân ra dẹp. Lực lượng nhảy dù làm nòng cốt dẹp loạn. Khu vực xóm tôi là trung tâm của cuộc giao tranh. Lính ông Kỳ từ ngã tư Chợ Cồn đánh thẳng đường Ông Ích Khiêm tiến tới chùa Tỉnh hội, trung tâm đầu não của cuộc đấu tranh. Súng nổ ì xèo. Lần đầu tiên tôi biết mùi của đạn bom, của chiến tranh. Hai quả M79 rớt ngay sân nhà tôi, tường lũng tứ tung. Cả nhà sợ quá dắt díu nhau chạy vô bàu Thạc Gián. Đêm tá túc nhà người quen, không dám ngủ, nhìn ra trời thấy đạn bay líu ríu, chỉ mong trời mau sáng. Đến sáng thì êm, khoảng trưa thì nghe tin hắn bị thương, một viên đạn M79 quét ngang chân hắn, hai chân nát bét phải cưa đến đầu gối, đang nằm ở Tổng y viện Duy Tân, chỗ làm việc của Ba tôi. Mẹ hắn qua gặp Ba tôi, nhờ giúp.

    Tôi vào gặp hắn, hắn xanh xao vì mất nhiều máu, hai chân băng trắng xoá. Tôi chào: Chào Alain Delai. Hắn cầm tay tôi thều thào với nụ cười méo xệch: Chào thằng em bô giai. Hắn bảo hắn không sao, nhưng chỉ thương mẹ hắn, chắc mẹ buồn lắm. Mẹ hắn chỉ biết khóc. Đi chiến đấu bao lần không sao, cuối cùng lại bị thương vì đạn của phe mình. Hắn chửi đụ mẹ mấy thằng rách việc, bày đặt đấu tranh khiến hắn mất cặp giò. Thà ngoài chiến trường nó không tức. Đây lại tàn phế vì đồng đội, có khốn nạn không?

    Từ đó, hắn trở thành kẻ cụt chân, di chuyển bằng đôi nạng, hắn vẫn đẹp, nhưng vẻ đẹp của kẻ thiếu đôi chân. Hắn vẫn là thằng giang hồ, đấm đá với đôi nạng, tuy không còn sức mạnh như xưa nhưng hắn vẫn là ông trùm của khu bến xe Chợ Cồn. Tôi chuẩn bị thi Tú tài, nên cũng ít gặp hắn, thỉnh thoảng lại đàn cho hắn hát Giọt mưa thu, giọng hắn lại buồn hơn.

    ***


    Năm 1968, Mậu Thân, tôi đậu Tú tài hai, đi học xa nhà, đi ta bà thế giới, chẳng có dịp về lại cái xóm bến xe của một thời nên cũng không gặp hắn suốt cả mấy chục năm trời. Thời thế nhiều đổi thay, đời tôi cũng trải nhiều biến cố. Sau 1975, ba mẹ và các em tôi vào hết Sài Gòn, rồi lần lượt phân tán khắp nơi. Tôi chẳng còn ai ở Đà Nẵng nên cũng chẳng hẹn về nên chẳng biết tin tức gì về hắn.

    Năm 1985, trong một dịp công tác, tôi trở về xóm cũ. Thay đổi nhiều, người cũ còn lơ thơ, toàn người mới đến. Hỏi thăm mới biết hắn đã đi Pháp theo diện con lai từ năm 1980. Mẹ hắn tự tử chết sau ngày hắn lên phi cơ đến Pháp. Bà tự tử bằng sái thuốc phiện với giấm thanh lấy ra từ cái bàn đèn lưu niên của ông bố dượng hắn. Tôi lại nhớ những miếng đậu khuôn dòn tan của bà, tôi lại nhớ cái nhan sắc rất Bắc của bà, một nhan sắc lầm lũi. Tôi nhớ đến lần đầu tiên tôi thấy bà mặc chiếc áo dài nhung đen với chuỗi hạt ngọc xanh nơi cổ và chiếc khăn quàng hững hờ trong một dịp Tết năm nào đó. Một hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam của một thời đã đi qua. Một hình ảnh rất đẹp đọng mãi trong đầu tôi. Đã nhiều lần tôi muốn vẽ một bức tranh như thế mà vẫn chưa vẽ được vì cái hồn cốt của nhân vật cũng chưa tìm lại được. Bây giờ bà đi xa rồi. Cầu mong bà yên nghỉ. Cũng xong một đời người.

    Tôi cũng cầu xin bạn tôi, Alain Delai của tôi sẽ có một cuộc sống bình yên nơi quê nội, chắc là chúng ta sẽ chẳng có dịp để gặp nhau nữa rồi.

    ***


    Năm 2010, tôi trở lại nước Pháp để hoàn tất một số giấy tờ cho bản thân và gia đình. Chuyến đi dự trù ba tuần lễ, vì tôi nghĩ thủ tục hành chánh rất khó khăn, nhưng không ngờ chỉ trong một tuần lễ, mọi việc hoàn tất suông sẻ. Rảnh thì giờ, tôi đi lang thang.

    Tôi đến lại những chốn xưa của một thời long đong và cô đơn ở xứ người. Có nhiều nơi chẳng chút đổi thay dù mấy chục năm đã trôi qua. Tôi đứng trên đồi Montmartre, một khu phố của Paris, quả đồi lớn thuộc Quận 18. Nơi đó là nơi tập trung của nhiều họa sĩ nổi tiếng, cộng với nhà thờ Sacré-Cœur, các con phố nhỏ, quán cà-phê, nhà hàng... để nhớ những ngày lang thang vẽ chân dung cho du khách kiếm sống dưới những cảnh tuyết mùa đông ẩm ướt.

    Tôi tìm về khu Quartier Latin Quận 5 thành phố Paris. Nằm ở tả ngạn sông Seine, khu có nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới. Ở đây còn có Điện Panthéon, cung điện Luxembourg trong vườn Luxembourg, Sorbonne, Bảo tàng Trung Cổ...

    Nơi đây đầy khách du lịch bốn phương tụ về. Tôi đi bộ trên phố Huchette nằm cạnh sông Seine, hai bên đầu đại lộ Saint-Michel với các con phố nhỏ, lát đá... khu này có rất nhiều nhà hàng, quán cà-phê, cùng các quán bar và nhiều gallery nghệ thuật. Ngày xưa nghèo, đi ngang mà chẳng dám vô. Bây giờ có đủ tiền để làm thực khách thì đi một mình, cảm thấy buồn nên cũng chẳng muốn vào.

    Lang thang mãi cũng chán, tôi đi khám phá các metro ở Paris. Métro Paris là một trong những biểu tượng của thủ đô nước Pháp, đặc trưng bởi mạng lưới các tuyến dày đặc, mật độ sử dụng cao và các bến tàu điện ngầm được trang trí theo phong cách Art nouveau. Tôi làm nghề mỹ thuật nên rất ham tham khảo và chiêm ngưỡng những công trình độc đáo này.

    Các bến Métro Paris trang trí theo phong cách Art nouveau, được lựa chọn từ năm 1900. Ngay cả trong những lần tu sửa và mở rộng sau này phong cách đó vẫn được tôn trọng. Các vách và trần bến thông thường được lát bằng các viên gạch sành hình vuông hoặc chữ nhật nhỏ màu trắng. Một số bến được trang trí cầu kỳ hoặc có phong cách rất khác biệt.

    Tôi ghé Bến Louvre-Rivoli tuyến 1 mang tên phố Rivoli và Bảo tàng Louvre vào buổi sáng, trời chưa có nắng. Bến được trang trí bằng những bản sao các tác phẩm nổi tiếng của Bảo tàng Louvre, trưng bày trong các hốc tường được chiếu sáng rất đẹp. Chán, tôi lại về Bến Arts et Métiers tuyến 11, vốn mang tên của Bảo tàng Kỹ nghệ Paris (Musée des arts et métiers), khu này toàn phủ bằng những rãnh đồng chạy suốt.

    Lại định ghé qua Bến Pont Neuf tuyến 7 đặt theo tên cây cầu Pont Neuf. Nằm gần La Monnaie de Paris, chỗ in tiền, nhưng không đến, ngồi nghỉ nhìn đám bồ câu bay.

    Loanh quanh toàn thấy quảng cáo. Các tờ quảng cáo được dán trong các ô có viền trang trí và ký hiệu hãng khai thác.

    Đang mỏi chân định nghỉ, nhưng rồi lại kêu taxi chạy lăng quăng. Trôi dạt về Gare du Nord. Rổi qua metro Crimée lúc nào không hay.

    Không biết sao mình lại giạt về đây, bởi khu này lộn xộn lắm, dễ bị móc túi, người đi lại nhiều lại lắm ăn xin. Nhưng rồi lại tự nhủ, biết muôn mặt của metro Paris cũng là điều thú vị nên dù chân đã mỏi cũng gắng thêm một vòng. Người nườm nượp, ồn ào. Con đường dẫn xuống hầm chật chội. Hai bên có mấy người ăn xin, người đàn, kẻ hát, tiếng trống bập bùng. Một không khí lạ lùng và cũng độc đáo. Trời về chiều, sương xuống sớm, không khí hơi lành lạnh. Đã cuối đông rồi.

    Tôi dừng chân, đốt điếu thuốc, khói thuốc tuôn mờ đục. Bỗng trong mớ âm thanh ồn ã ấy, tôi nghe loáng thoáng một giai điệu của bản nhạc Việt Nam. Thoang thoảng thôi, xa xa gần gần như sương khói. Nhưng chắc chắn là một bài hát Việt.

    Tôi đi men theo tiếng hát và bắt gặp nột ông Tây già, râu ria lởm chởm, tóc phủ gáy ngồi trên chiếc xe lăn đưa hai chân cụt đến mỏm gối. Ông nhắm mắt hát say sưa bài Giọt mưa thu, hát đi rồi hát lại. Chiếc mũ trước mặt ông cũng có vài đồng tiền giấy và ít tiền xu. Nghe bài hát tôi hình dung ra hắn và tôi đoan chắc chắn là hắn chứ không ai khác. Chỉ có hắn, Alain Dalai mới hát Giọt mưa thu như thế, với giọng như thế và say sưa như thế. Tôi chạy nhanh đến bên lão và hét lớn Chào Alain Delai. Hắn hé mắt, ngập ngừng, nhìn rất lâu vào khuôn mặt tôi, rồi hắn cũng hét lớn Chào thằng em bô giai. Hai đứa tôi ôm nhau, cả hai đều khóc. Không ngờ còn được gặp nhau, mà lại gặp nhau giữa Paris khi tuồi đã già, thời gian chẳng còn bao nhiêu nữa.

    Tôi bảo hắn kiếm gì ăn tối, hắn dẫn tôi vào một quán be bé trong con đường nhỏ lát đá với những hàng cây leo. Quán vắng, kêu mấy món ăn, hai chai bia lạnh, hắn kể một đoạn đời mình.

    Hắn qua Pháp trong những đợt đầu tiên của chính phủ Pháp giải quyết con lai còn lại ở Việt Nam. Nhờ hắn có giấy khai sinh và một số giấy tờ chứng minh, hình ảnh khác nên nó nhờ các tổ chức xã hội tìm lại bố ruột một cách dễ dàng. Một năm sau khi đến Pháp, hắn được gặp bố. Bố hắn đã già, nhưng rất thương yêu hắn, đó là những ngày hạnh phúc nhất của đời hắn ở nước Pháp. Gia đình bố hắn ở Marseille. Đó là một thành phố [hải] cảng của nước Pháp, là thành phố lớn thứ hai của Pháp, sau Paris, và là vùng đô thị lớn thứ ba của Pháp. Hạnh phúc được hai năm thì bố hắn qua đời. Bố hắn có để lại di chúc, có phần thừa kế của hắn. Nhưng hắn lại không đọc được chữ Pháp, nên các anh chị em cùng cha khác mẹ của hắn bảo sao thì nó nghe vậy. Họ bảo nó không được hưởng thừa kế, không có quyền gì trong tài sản bố hắn để lại. Họ giao cho hắn mười ngàn quan, gọi là trợ cấp cho hắn để hắn ra đi. Thân cô thế cô, chữ nghĩa không biết, thân thể què cụt, hắn ngậm đắng nuốt cay, gạt nước mắt rời khỏi nhà làm kẻ lang thang, sống nhờ trợ cấp. Làm kẻ vagabond trôi giạt từ Marseille về đến Paris. Chờ ngày thành tro bụi giữa thành phố hoa lệ này. Mỗi ngày ngồi ở metro hay mấy quảng trường, hát Giọt mưa thu mấy chục năm rồi, để nhớ về mẹ hắn, để nhớ về Việt Nam, một chốn quê không còn chỗ để về.

    Đêm đó, lúc chia tay, dù đã say khướt, bởi tôi có biết uống đâu, hai đứa tôi ôm nhau ở cửa quán ăn, tôi lè nhè Chào Alain Delai. Hắn siết vào vai tôi Chào thằng em bô giai. Tôi thấy vai mình ướt đẫm nước mắt. Tôi đẩy xe lăn của hắn một đoạn đường trong khi chờ taxi. Hai thằng già vừa đi vừa ngêu ngao bài Giọt mưa thu, tiếng hát hoà trong nước mắt. Những giọt mưa thu Việt Nam nhỏ xuống con phố nhỏ giữa khuya của Paris đang cuối đông. Lúc tôi leo vào taxi, hắn ngoái đầu lại, đưa tay lên và nói nhỏ Au revoir mon ami.

    Hôm sau tôi trở lại Gare du Nord, không thấy bóng dáng hắn đâu. Tôi qua Gare de l’Est, một khu cũng lộn xộn không kém, cũng không thấy hắn. Hắn biến mất tăm. Những ngày còn lại ở Paris, tôi đi khắp nơi để tìm hắn, nhưng hắn đã biến mất như cây kim rơi vào đống sắt vụn. Biết đâu tìm.

    Alain Delai! Với cái chân cụt đấy, bạn sẽ đi về đâu mà tìm không thấy?

    Thôi thì cũng bắt chước hắn, tôi đến bên con đường lát đá có hàng dây leo tường vi, ngước nhìn lên trời và nói nhỏ Au revoir mon ami!


    14/7/2010
    Bastille Day
    Lễ Quốc khánh Pháp

    Đỗ Duy Ngọc


    Nguồn:https://nhayduwdc.org



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Đỗ Duy Ngọc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Chúng ta ở thời đại nói láo toàn tập






    Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng, thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?

    Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “Treo dê bán chó”, mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử.

    Kẻ thì đem hoá chất trộn vào thức uống, khiến người ta nghiện chất độc, tạo thành thói quen nguy hiểm cho người dùng. Thế rồi khi có nhiều tiền, anh ta in sách dạy người ta tư duy, dạy cho tuổi trẻ cách sống. Nuôi đội ngũ nhà văn nhà báo tung hô mình như thánh sống, tuyên bố như đấng khải đạo.

    Một ông chuyên làm thép, nghĩ toàn chuyện xây dựng những công trình có hại cho dân, nhưng lúc nào cũng mặc áo lam, đeo tràng hạt, nói toàn chuyện Phật pháp.

    Một tập đoàn làm nước mắm giả, toàn hoá chất, bỏ biết bao tiền để quảng cáo lừa dân, bỏ tiền đầy túi.

    Một tập đoàn khác mua hoá chất quá hạn để sản xuất nước uống, lừa những kẻ phát hiện sai sót của sản phẩm mình để đưa họ vào tù, lại chuyên nói lời có cánh… Kẻ buôn gian bán lận lại dạy cho xã hội đạo đức làm người.

    Thời đại đảo lộn tất! Hài thế, mà vẫn không thiếu kẻ tôn sùng, xem các ông ấy như tấm gương sáng để noi theo. Khi vỡ lở ra, chúng toàn là kẻ nói láo.. Tất cả đều chỉ tìm cách lừa đảo nhau.

    Toàn xã hội rặt kẻ nói láo, ca sĩ nói láo theo kiểu ca sĩ, đạo diễn nói láo theo kiểu đạo diễn, diễn viên nói láo theo kiểu diễn viên.

    Ừ thì họ làm nghề diễn, chuyên diễn nên láo quen thành nếp, lúc nào cũng láo. Thế nhưng có những kẻ chẳng làm nghề diễn vẫn luôn mồm nói láo.

    Thi gì cũng láo, từ chuyện thi hát đến thi hoa hậu, chỉ là một sắp đặt láo cả…
    Ngay chuyện từ thiện cũng rặt chi tiết láo để mua nước mắt mọi người. Cứ có chuyện là loanh quanh láo khoét. Kẻ buôn lớn láo, kẻ bán hàng rong ở bên đường cũng lừa đảo, láo liên tục.

    Mỗi ngày mở truyền hình toàn nghe nói láo từ tin tức cho đến quảng cáo, rặt láo.
    Nhưng cả nước đều hàng ngày nghe láo mà chẳng phản ứng gì lại cứ dán mắt mà xem.

    Thằng đi buôn nói láo đã đành, vì họ lừa lọc để kiếm lời. Thế mà cô hiệu trưởng nhà trẻ, anh hiệu trưởng trường cấp ba, ông hiệu trưởng trường đại học cũng chuyên nói láo. Thực phẩm cho các cháu có giòi, cô hiệu trưởng chối quanh… Các cháu học sinh đánh nhau như du côn, làm tình với nhau trong nhà trường, anh hiệu trưởng bảo là không phải, tảng bê tông rớt chết sinh viên, ông hiệu trưởng bảo là tự tử.
    Thế rồi tất cả đều chìm, đều im im ỉm. Người ta đồn tiền hàng đống đã lót tay bộ phận chức năng để rồi để lâu cứt trâu hoá bùn.

    Mấy ngài lãnh đạo lại càng nói láo tợn Chỉ kể vài chuyện gần đây thôi, chứ kể mấy sếp nhà ta phát biểu láo thì thành truyện dài nhiều tập.

    Từ chuyện quốc gia đại sự cho đến chuyện hưng vong của tổ quốc, toàn chuyện quan trọng đến vận mệnh quốc gia thế nhưng dân toàn nghe láo. Kẻ thù mang tham vọng, âm mưu để biến nước ta thành chư hầu, chuyện này rõ như ban ngày, ai cũng thấy, ai cũng hiểu, thế mà các quan toàn nói tào lao, láo lếu.

    · Đến chuyện Formosa, khi biển nhiễm độc, cá chết, các quan bày lắm trò láo để mị dân, lấp liếm tội ác của thủ phạm, tuyên bố, họp báo, trình diễn ăn hải sản, ở trần tắm biển…tất cả đều rặt láo.

    · Đến chuyện BOT với các trạm đặt không đúng chỗ cho đến mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất, các quan ở Bộ Giao thông lại được dịp nói láo, tuyên bố rùm beng để bênh vực những tập đoàn và cá nhân vi phạm.

    · Khi vụ thuốc giả của VN Pharma nổ ra, cả một hệ thống truyền thông của Bộ Y tế kể cả các quan chức cấp bộ đều tuyên bố láo, tìm mọi cách che dấu tội ác của những tên buôn thuốc giả.

    · Rừng Sơn Trà quý hiếm, các ông vì tư lợi cá nhân, ra lệnh xây cất, chấp nhận nhiều dự án khai thác, các nhà chuyên môn, nhân dân phản ứng dữ quá,các ông bắt đầu chiến dịch nói láo, chạy quanh tìm kế hoãn binh.

    Đến chuyện cá nhân của các quan thì lại càng nói láo tợn…

    Ông bí thư xây biệt phủ như cung điện của vua chúa ở xứ nghèo phải sống nhờ trợ cấp của chính phủ cho đến ông giám đốc môi trường xây biệt phủ mênh mông ở xứ lắm rừng, rồi đến ông lãnh đạo ngành ngân hàng với những dãy nhà hoành tráng trên miếng đất hàng ngàn thước vuông. Tất cả đều cho rằng do sức lao động cật lực mà có.

    Kẻ thì do nuôi gà, trồng cây, anh thì bảo chạy xe ôm đến khốc cả người, người thì nhờ bán chổi, trồng rau, kẻ khác thì bảo nhờ tiền của con dù con chẳng làm gì ra tiền và có đứa thì mới mười chín tuổi.

    Lương thì chẳng bao nhiêu mà quan nào cũng vi la trong và ngoài nước, nhà nghỉ trên núi, nhà mát dưới biển, lâu đài, nhà to ở nước ngoài. Con cái ăn chơi như các công tử, tiểu thư quý tộc. Các bà vợ thì như các mệnh phụ, chỉ xài đồ dùng ở nước ngoài, đi shopping các mall lớn ở nước ngoài như đi chợ…

    Thế nhưng các ngài luôn phát biểu yêu dân, thương nước, yêu tổ quốc, đồng bào, và luôn nhắc nhở đất nước còn nghèo phải học tập ông này, cụ nọ để có đạo đức sáng ngời.

    Các lãnh đạo xem rừng như sân nhà mình, phá nát không còn gì.. Một cây có đường kính 1m phải mất trăm năm mới hình thành, lâm tặc chỉ cần 15 phút để đốn hạ. Hàng trăm chiếc xe chạy từ rừng chở hàng mét khối gỗ chỉ cần đóng cho kiểm lâm 400.000 đồng một chiếc là qua trạm. Rừng không nát mới lạ. Khi rừng không còn, lệnh đóng rừng ban ra, các lãnh đạo địa phương toàn báo cáo láo với chính phủ và có nơi tìm cách tiếp tục vét cú chót bằng cách làm trắng những cánh rừng còn lại..

    Rừng bị tận diệt vì nạn phá rừng, rừng còn bị huỷ diệt bởi những dự án thuỷ điện. Tất cả đều có sự tiếp tay của các quan và ban ngành chức năng của địa phương.
    Rừng không còn, lũ về gây tang thương chết chóc, đê vỡ khiến nhà cửa tài sản trôi theo dòng nước, các quan cho là xả lũ đúng quy trình.

    Bão chưa tới, lũ chưa về, các quan tỉnh đã ngồi với nhau viết báo cáo thiệt hại để xin trợ cấp. Một anh từng là tổng biên tập tờ báo lớn, sau khi thu vén được hàng triệu đô la bèn đưa hết vợ con qua Mỹ, sắm nhà to, xe đẹp còn anh thì qua lại hai nước, lâu lâu viết bài biểu diễn lòng yêu nước thương dân, trăn trở với tiền đồ tổ quốc, khóc than cho dân nghèo, kinh tế chậm lớn, đảng lao đao…

    Còn biết bao chuyện láo không kể xiết: Ngay cả thầy tu, các bậc tu hành cũng làm trò láo để quảng cáo chùa của mình, để thêm nhiều khách cúng bái, để thùng phước sương thêm đầy, để nhà thờ của mình thêm tín hữu. Chúa, Phật đành bỏ ngôi cao mà đi khi thấy những kẻ đại diện mình đến với mọi người bằng những điều xảo trá..





    Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương,
    láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề, láo toàn xã hội. Tất cả đều bị đồng tiền sai khiến, bị danh lợi bám quanh. Hơn nữa vì sự thật bi đát quá, đành láo để khoả lấp, hi vọng sẽ an dân. Nhưng thời đại bùng nổ thông tin, dân biết hết nên chuyện láo trở thành trơ trẽn.

    Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống.

    Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo.

    Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển. Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo.

    Nghĩ cũng buồn!


    Ngày cuối tháng 10.2017
    Đỗ Duy Ngọc


    Nguồn:https://baotiengdan.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Đỗ Duy Ngọc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Đọc Báo



    - Đàn chó cắn chết bé 7 tuổi một cách dã man. Không ai dám cứu.

    - Mẹ nuôi U80 chết, con gái nuôi bó chiếu mang ra bỏ ngoài bãi rác.

    - 8 công dân Tây Ninh gánh nỗi oan 40 năm. Quyết định đình chỉ điều tra được ký từ năm 1983 nhưng mãi đến nay những người bị oan mới chính thức nhận được, dù mấy mươi năm qua họ liên tục đi đòi.

    - Lại xuất hiện 35 kg thịt gà đông lạnh, bốc mùi ôi thiu “tuồn” vào trường tiểu học Chu Văn An, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã bị phụ huynh phát hiện và yêu cầu đổi.

    - Chàng trai bị trầm cảm do tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh, thạo 2 ngoại ngữ nhưng về Việt Nam xin việc không ai nhận

    - Bà Doan, nguyên phó chủ tịch nước bảo không nên công bố danh sách học sinh được sửa điểm vì tính nhân văn.

    - Báo Giáo dục: Không công bố thí sinh gian lận ở Hòa Bình, Sơn La…là rất nhân văn. Công bố, nghĩa là công khai những thí sinh vi phạm và cha mẹ các em là ai thì xã hội đều biết hết hay sao?

    - Sở Giáo dục Hà Tĩnh chi ngân sách vô tội vạ, cụ thể là chi tiếp khách hơn trăm triệu mỗi tháng

    - Một học sinh lớp 5 mang dao vào trường đâm bạn học

    - Một sĩ quan quân đội đã hiếp dâm chính con gái mình suốt bốn năm.

    - Một tên cũng là cán bộ thân cận với lãnh đạo cấp cao đã ép để hôn một người phụ nữ trong thang máy. Sau đó bị phạt 200.000đ.

    - Một ông cán bộ từng là phó viện kiểm sát ở Đà Nẵng vào Sài Gòn thăm con đã dở trò dâm loạn với một bé gái 7 tuổi trong thang máy. Khi bị truyền thông vạch mặt, ông bảo chỉ nựng.

    - Clip ấu dâm của cán bộ Linh đã rõ ràng như thế nhưng có người đang là tổ chức thi hành pháp luật ở Đà Nẵng cho rằng cần phải điều tra kỹ càng xem Linh thật sự có tội không? Xem clip thì chưa thể kết tội dâm ô?

    - NHẬN XÉT CÁN BỘ 2018
    Đối với đồng chí Nguyễn Hữu Linh - Viện phó VKS Đà Nẵng. Ở cơ quan: đồng nghiệp đánh giá đồng chí là người có năng lực, liêm khiết, dễ mến, luôn giúp đỡ mọi người, luôn có trách nhiệm với xã hội. Luôn gương mẫu trong học tập và làm theo Bác. Xứng đáng là tấm gương mẫu mực cho mọi người noi theo...;Ở gia đình, đồng chí là một người chồng mẫu mực, một người cha gương mẫu; Ở xóm phố: đồng chí ấy là người hiền lành, đức độ, chan hòa với bà con;

    - Giang hồ xăm trổ trở thành thần tượng anh hùng khi đến thăm và cho tiền học sinh bị bạn cùng học đánh tả tơi

    - Một người lao động ở Kampuchia sau một thời gian làm việc để dành được 40.000 đô la Mỹ, đem về Việt Nam liền bị tịch thu và phạt một tỷ đồng.

    - Thấy thanh niên vượt đèn đỏ, một người góp ý can ngăn bị thằng nhỏ lụi một dao chết ngắc.

    - Để cạnh tranh loại gạo có tên Cỏ may đang bán chạy ở thị trường, kẻ giấu mặt đã tạo một clip giả vu cáo gạo Cỏ may được chế từ cao su.

    - Vụ cô Thuý Hương vợ bộ trưởng Trần Anh Tuấn sử dụng xe công đón ở chân cầu thang máy bay lại kỷ luật một số nhân viên của bộ, bộ trưởng vô can

    - Một công an đứng nhìn kẻ giết người đâm nhiều nhát dao đến chết một phụ nữ mà chẳng phản ứng gì.....

    - Xăng tăng, điện tăng và các lãnh đạo ban ngành liên quan phát biểu là tăng như thế cũng chưa đúng với yêu cầu thực tế, phải tăng hơn thế mỡi đúng.

    - Vụ học sinh đánh bạn lột áo quần ở Hưng Yên chưa xử lý xong lại xuất hiện clip đánh bạn ở Nghệ An.

    - Biết bao nhiêu hội đoàn ban, cục, các tổ chức nhà nước mang rách nhiệm vảo vệ trẻ em, hàng năm chi phí hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng im thin thít trước những vụ việc trẻ em bị hiếp dâm, bị hành hạ, bị đánh đập tàn nhẫn

    - Hiệp hội các doanh nghiệp vận tải vừa và nhỏ tỉnh Bình Phước có văn bản kêu cứu khẩn cấp gửi các cơ quan cho rằng Bình Phước là một trong những tỉnh nghèo nhưng lại có mật độ trạm thu phí BOT dày đặc.

    - Chỉ trong mấy ngày, công an thành phố HCM đã bắt được hàng tấn ma tuý đá vận chuyển trên đường phố do người trung quốc tổ chức.

    - Một bài phóng sự được đặc phái viên của Pháp đưa lên “Mổ xẻ” trên đài truyền hình France Television/France 2 đã làm phẫn nộ đồng bào Việt trong nước lẫn hải ngoại. Trước hết, người xem có cùng cảm xúc trái tim bị co thắt lại vì xót xa cho phận đàn bà Việt Nam bị bán ra nước ngoài làm thân nô lệ.

    - Tạp chí Global Finance ra bảng xếp hạng các nước giàu nhất thế giới năm 2019.

    Theo bảng này, Qatar xếp nhất, theo sau là Macao, Luxembourg, Singapore, Brunei, Ireland, Na Uy, UAE, Kuwait và Thụy Sĩ.Việt Nam xếp thứ 128 trong 192 nước.

    - Một đánh giá quốc tế cho hay Hà Nội và Jakarta 'về đầu' trong số các đô thị Đông Nam Á trong xếp hạng ô nhiễm không khí.

    - Theo bảng xếp hạng từ Henley Passport Index, hộ chiếu Nhật Bản 'có sức mạnh' nhất thế giới năm 2018. Công dân Nhật Bản được miễn thị thực lên tới 190 quốc gia trên thế giới.Trong bảng này, Việt Nam xếp thứ 88.

    - Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) tháng 4/2018 xếp Việt Nam hạng 175/180 về tự do báo chí năm 2018.

    - Mười ba công dân Việt Nam gồm 9 nam và 4 nữ, đang thọ án tù từ 15 tới 20 tháng mỗi người về tội lao động không có giấy phép tại Hong Kong.


    ......


    Chỉ trong mấy hôm, đọc và theo dõi tin tức trên các báo chí chính thống của nhà nước, người ta thấy toàn tin xấu. Một xã hội rối beng, người ta như bị điên rồ trong một cuộc sống lắm bất trắc và gian dối. Cuộc sống kinh hoàng quá, toàn chuyện khiến cho người dân cảm thấy không an tâm để sống. Một đất nước như thế thì làm sao tiến bộ, văn minh và giàu mạnh được?

    Trách nhiệm thuộc về ai?


    5.4.2019
    Đỗ Duy Ngọc



    Nguồn: Fb:Đỗ Duy Ngọc



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Đỗ Duy Ngọc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Mắm ruốc





    Tui vốn gốc dân mắm ruốc. Đi bốn bể năm châu rồi cũng thèm chén ruốc. Giờ bắt đầu tuổi già, nhiều khi chỉ cần chén ruốc với vài trái ớt cay là đủ xong một bữa. Tui dù không là đại gia, vẫn dư sức vào những nhà hàng sang chảnh nhưng cứ chỉ thèm chén ruốc. Ăn miếng ruốc không chỉ có cái mặn mòi của biển, cái ngọt của con ruốc mà còn ăn đề nhớ hình ảnh xa xưa những ngày Mạ mua con ruốc, (Mạ kêu là con khuyết, có thể thân hình nó cong như vầng trăng khuyết) từ chợ về, những con ruốc hồng hồng bé tí. Nếu phơi khô vải nắng, sàng sảy đem vào bắt chảo thật nóng, cho con ruốc vào, đảo nhanh bỏ vào mấy lát khế, tưới nước mắm tỏi ớt lên, có món khuyết khô trộn khế. Con khuyết tươi có thể nấu canh, có thể xào tươi với khế, món nào cũng ngon. Bây giờ ăn để nhớ Mạ đang ở trên trời cao, nhớ Mạ đứng xào ruốc trong gian bếp thơm lừng, nhớ dáng Mạ ngồi giã khuyết trong cái nón sắt lính bằng cái chày gỗ lên nước đen thui.

    “Con ruốc sau khi rửa sạch đem xào sơ với muối hạt rồi đem phơi vài giờ cho ngấm. Sau đó, trộn ruốc với muối bột và cho vào cối quết thật nhuyễn. Xong, vắt hết nước của ruốc để lại phần xơ, lại rắc ít muối và đem ủ trong nồi, thau chừng 10 ngày. Khi ruốc chuyển từ màu tím sang màu đỏ tươi, có mùi thơm ngào ngạt là lúc muối đã “chín” có thể dùng được.”

    Muốn chén ruốc ngon, phải giã ớt tỏi, xong trộn ruốc đánh đều, chỉ cần chút xíu ruốc cũng mần hết chén cơm. Trái vả cắt lát, cũng làm chén ruốc vậy, nếu không có ớt tươi trộn luôn muỗng ớt bột, chấm vả với ruốc, miếng ăn vào miệng có chút chát của vả, chút mặn mòi trộn ngọt ngào của ruốc pha lẫn mùi ớt cay xè, ăn vừa ngon vừa tốt cho cơ thể. Bởi Đông y cho rằng trái vả giúp nhiều thứ cho sức khoẻ con người. Trời mưa dầm dề miền Trung, kiếm chút thịt ba rọi với vài nhánh sả, đặt lên bếp làm món thịt heo xào mắm ruốc sả, thêm miếng dưa leo với cọng rau thơm, ăn ngon nhức xương.

    Bún bò Huế đi khắp nơi, ra cả nước ngoài nhưng nấu bún bò Huế mà không có mắm ruốc coi như nồi bún đó vất đi. Ăn tô bún bò Huế, cay đổ mồ hôi, mùi ruốc, mùi sả dâng lên ngào ngạt, chẳng thấy món bún nào ngon hơn. Bởi thế, ăn bún bò Huế cho đúng điệu chỉ ăn bằng đôi đũa, bưng tô lên mà lùa mới cảm được cái mùi ngào ngạt ấy, mới thắy được miếng bún vào miệng cùng lúc với nước, với thịt, với mùi ruốc mùi cay, thú vị của cách ăn là ở đấy. Bây giờ người ta nấu bún bò Huế bằng bột nêm bột ngọt, ăn bằng muỗng như ăn phở, tào lao xịt bợp, trật lất hết trơn!

    Kho con cá, nấu miếng canh, ruốc là món nêm cho đậm đà gia vị. Ruốc thế bột ngọt, bột nêm. Ăn tô cơm hến, rau hến tràn trề với cơm nguội mà không có ruốc thì chẳng thể gọi là cơm hến. Có ruốc mà thiếu ớt thì cũng không xong, mà phải là ớt ăn cay thấu lỗ đít thì mới đã.

    Mùa mít non, đem cắt nhỏ, nấu tô canh mít non với tôm tươi, nêm vô chút ruốc. Ôi chao ôi! Húp chén canh mà thấy ngon chi ngon lạ ngon lùng.

    Ăn rau lang, rau muống luộc mà thiếu chén ruốc pha loãng mà chấm thì làm răng mà ngon. Ruốc trộn ớt tỏi giã nhỏ, pha thêm mấy muỗng nước luộc rau là đã thành chén nước chấm rau ngon. Thịt heo luộc cắt mỏng, phải đi kèm chén ruốc, kẹp lát khế, lát chuối chát, có thêm miếng vả càng hay. Bỏ vào miệng, vừa nhai vừa thưởng thức lắm vị ở trong miệng, răng mà ngon dữ rứa!!!

    Sơ sơ vậy đã thấy món ruốc có một địa vị rất quan trọng trong gian bếp của người Huế và cả người Trung từ Đà Nẵng trở ra. Nhờ có ruốc, những món ăn Huế luôn đậm đà và có mủi đặc biệt không lẫn vào đâu được. Trên bếp chỉ cần làm món ăn có ruốc, cả nhà sực nức mùi thơm.

    Thế mà mấy hôm nay, bờ biển Quảng Bình con ruốc dạt vào bờ tràn ngập, những con ruốc tươi rói, hồng hào, ngư dân hốt vào nhưng chắng biết làm chi. Theo kiểm tra của lực lượng chức năng, ruốc còn nhiễm độc chưa ăn được. Thế rồi thương lái của Tàu đến thu mua với giá rẻ bèo, chúng mua làm gì, không ai biết, nhưng chắc chắn chúng mua về không phải để chúng ăn. Có thể chúng sẽ chế biến, biết đâu lại bán ngược lại cho dân mình ăn thức ăn nhiễm độc. Hậu quả của Formosa hiển hiện khắp nơi. Ôi con khuyết của ngày thơ, chén ruốc thơm tho của bữa cơm giản dị của tui rồi đây sẽ chấm dứt, tui đành ăn bột ngọt, bột nêm, muối nhập khẩu. Tui đành chấm rau với nước mắm Nam Ngư đầy chất hoá học không tên. Và rồi mốt mai, con cháu của xứ Huế, của miền Trung thân yêu sẽ không còn hình dung ra món ruốc Huế, không còn nhìn thấy nhừng con khuyết rang khô dòn bùi pha nước mắm tỏi trong những bữa cơm. Thiếu những món ăn của quê hương, tình quê hương hình như cũng bớt đậm đà.

    Rồi cũng sẽ đến lúc những người già kể chuyện món ăn cho con cháu nghe với mở đầu: ngày xưa, có một món ruốc, là món ăn và gia vị ngon nhất trần đời, bây giờ không còn nữa vì biển Việt Nam đã là lò thuốc độc. Kẻ thù không chỉ cướp đất cướp biển mà còn cướp luôn món ăn của quê hương.
    Nghĩ tới đó mà ngậm ngùi.


    26.05.2018
    Đỗ Duy Ngọc



    Nguồn:http://hsdoduyngoc.blogspot.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Đỗ Duy Ngọc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Con Nhồng
    ( Nảy sinh từ một chuyện kể của bạn Nguyễn Khắc Nhượng)







    Đến tuổi sáu mươi thì anh mới qua Pháp định cư. Hồ sơ hoàn tất từ hồi tuổi năm mươi, không hiểu sao cứ kéo dài mãi. Toà lãnh sự kêu lên năm lần bảy lượt hết hỏi này nói nọ lại bổ túc hồ sơ. Anh thấy nản, chẳng muốn đi nữa, bỏ ngang. Sau khi vợ anh mất, anh lại càng không nghĩ đến chuyện đấy nữa. Nhưng cô em gái bảo lãnh cho anh, thương ông anh ruột côi cút một mình, cứ thúc anh mãi. Anh cứ lần khân vì anh không muốn làm gánh nặng cho cô em.

    Hơn nữa, anh thích sống ở Việt Nam hơn. Ở đây có bạn bè, hàng xóm, bà con. Đi đến đâu cũng có người để nói chuyện. Mà anh lại là người thích chuyện trò. Ra quán cà phê đầu ngõ mỗi ngày, anh gặp bao người, đa số là quen cả, đủ thứ chuyện để nói với nhau. Hôm nào lười nói thì ngồi nghe, nghe người khác nói cũng là một cái thú. Đi sửa cái xe, bắt chuyện với anh thợ trẻ, nghe anh kể tâm trạng nhớ quê, nhớ vợ, thương cho hoàn cảnh của anh. Gặp anh thợ già lại nghe chuyện đời, chuyện lòng người, hiểu thêm nhiều cảnh ngộ. Vợ chồng anh sống giản dị, gắn bó với mọi người nên gặp ai trong phố cũng chào hỏi, nói cười rôm rả. Cho nên khi nhận được giấy tờ định cư, rồi mua vé máy bay, anh buồn lắm, tâm trạng chẳng muốn đi. Nhưng anh cứ lấn cấn chuyện ở đây thì vui nhưng lắm chuyện để nghĩ. Anh là người siêng năng nghe đài, xem báo, đọc mạng, biết nhiều chuyện quá buồn của đất nước, nhìn thấy bế tắc không có lối ra của nền kinh tế đang có dấu hiệu sụp đổ. Hàng ngày chứng kiến những tên tham ô, nhũng nhiễu, cướp của dân nghèo, anh xót xa thấy mình bất lực. Anh rùng mình sợ hãi với cách sống tàn nhẫn nhan nhản trong xã hội, con người tàn sát lẫn nhau để tồn tại, lừa gạt nhau để sống, đầu độc nhau để thủ lợi. Những điều đó làm anh trăn trở và anh nghĩ rời đất nước để không còn phải làm một kẻ chứng nhân và cũng là nạn nhân của sự tàn mạt đó. Anh biết qua đấy sẽ buồn nhiều hơn vui, vì anh đã có thời gian đi học ở đấy, nhưng ít ra anh khỏi phải là người chứng kiến một sự đứt gãy và sụp đổ những giá trị văn hoá mà anh đã một thời tôn thờ và ngưỡng vọng. Anh không muốn nhìn thấy những nền nếp lâu đời của một dân tộc đang rã nát. Và vì thế anh đi.

    Khi máy bay tăng tốc để rời phi đạo, anh khóc khi nhìn qua cửa sổ và phía dưới kia là những con đường, những nóc nhà, những địa điểm quen thuộc. Và bỗng dưng anh tự nghĩ mình quyết định thế này có đúng không?

    Nước Pháp đón anh với những cơn gió lạnh mùa đông tái tê. Anh thấy mình cô độc hơn bao giờ với mớ hành trang lỉnh kỉnh. Những ánh đèn màu lung linh trên phố, tiếng người xôn xao nhưng không có giọng nói của quê hương khiến anh bơ vơ.

    Ở chung với gia đình cô em được mấy tháng, anh thấy không được thoải mái lắm, lại thêm chẳng muốn làm phiền. Anh đi thuê một căn phòng nhỏ ở khu Saint Denis, một vùng ngoại ô và giá bình dân, nhưng khá lộn xộn. Cả ngày chẳng biết làm gì, anh lang thang ra công viên, vào quán cà phê bên đường, sáng ăn cái bánh croissant, uống ly cà phê sữa, trưa ăn khúc bánh mì mong có găp một người Việt để cùng nói chuyện năm ba câu. Cũng có khi gặp, nhưng ai cũng vội, chỉ mình anh không vội nên chỉ nói hai ba câu xã giao hờ hững. Anh thèm được nói chuyện, được nghe tiếng Việt như những ngày ở quê nhà, nhưng khó quá. Có nhiều đêm trong căn phòng nhỏ, không ngủ được, anh nhồi cho mình một cối thuốc đầy, thắp một ánh nến, rót một ly rượu rồi ngồi nói một mình như kẻ điên. Sau những lần độc thoại như thế, anh lại cảm thấy mình cô đơn hơn, chán nản hơn. Đối diện phòng anh là phòng của một tay Mỹ già. Ông ta vốn là một thuỷ thủ tàu buôn, đến lúc tuổi già thì rời vùng đất đầy gió biển Marseille về Paris chứ nhất định không về Mỹ. Lão bảo cứ xuống phi trường, đặt chân lên đất Mỹ là lão buồn ói. Ở lâu, hai lão già thành bạn, lâu lâu cũng ngồi với nhau nhấm nháp ly rượu, nhai một chút xúc xích, nói với nhau bằng hai thứ ngôn ngữ lơ lớ nhưng cũng hiểu nhau. Lão già Mỹ nói tiếng Mỹ pha chút tiếng Pháp, lão già Việt nói tiếng Pháp pha chút Mỹ, lâu lâu lại chêm tiếng Việt khiến tay người Mỹ ngẩn ngơ. Mỗi lần như thế, anh lại xin lỗi và bảo tại nhớ tiếng Việt quá.

    Anh tìm đến cộng đồng người Việt, tham gia nhiều sinh hoạt với họ, được dịp nghe và nói tiếng Việt. Những cuộc gặp gỡ như thế thường chỉ tổ chức vào cuối tuần hoặc dịp lễ lạc. Thời gian đầu anh thấy thú vị và sung sướng lắm. Nhưng rồi lần hồi, anh nhận ra mấy tổ chức này lung tung quá, nhiều khuynh hướng chính trị quá lại cứ cãi nhau như mổ bò, tranh dành danh hão, gặp nhau là dịp để khoe đủ thứ trên đời, nói xấu thiên hạ. Anh nản nên rút lui dần, chỉ còn mỗi tuần đi nhà thờ ở cuối phố, gặp mấy bà già Việt qua đây từ thuở nào, chào nhau, nói vài chuyện. Các bà qua lâu quá rồi nên cũng chẳng có nhớ chuyện gì để nói ngoại trừ nhắc lại mấy chuyện xa lắc lơ của thập kỷ bốn mươi của thế kỷ trước ở vùng quê chiêm trũng Bắc bộ.

    Và rồi anh phát hiện có bà cụ nuôi một con nhồng biết nói tiếng Việt. Cũng tình cờ thôi, hôm đó lễ xong trên đường về thì anh cùng đường với bà cụ. Bà cụ khoe anh là vừa được cậu cháu vừa đi Việt Nam về biếu cho con nhồng nói được. Cụ bảo gian truân, ma mãnh lắm mới đem được con chim qua đây. Thế là anh ghé nhà bà xem thử, con nhồng nói được thật, nhưng chỉ nói được "Trời ơi" và nhiều tiếng ậm ừ trong họng. Nhưng thế cũng là tốt rồi. Anh chợt nghĩ, giá mà anh có con chim thế này nuôi trong phòng, anh sẽ dạy nó nói thêm nhiều tiếng nữa, suốt ngày chim và người nói qua lại với nhau, cũng là điều quá thú vị. Từ đó, anh siêng đến thăm bà, để nghe bà ngọng nghịu nói vài tiếng Việt và chủ yếu là nghe con nhồng hét lên "Trời ơi". Bà cụ già, lười biếng nên chuồng chim lúc nào cũng đầy phân chua loét, lần nào ghé anh cũng dọn sạch lồng cho chim nên lần hồi chim cũng quen anh, mỗi lần thấy bóng anh là nó ngước mỏ lên mà la "Trời ơi". Bỗng một hôm bà cụ bảo anh: Anh ạ! Tôi thấy anh quý chim, tôi cũng thích nó nhưng không khoẻ để chăm sóc nó cho tốt. Hay là tôi xin tặng anh, anh đem về chăm sóc nó tốt hơn tôi. Nghe thế anh mừng húm, anh bảo gởi cho cụ ít tiền, cứ xem như anh mua lại con chim của bà cụ.

    Từ đó, anh có con nhồng làm bạn. Anh đặt cái lồng giữa phòng, chùi rửa mỗi ngày, thức ăn, tắm rửa đầy đủ nên chim càng ngày càng phổng phao, bộ lông đen nhánh như nhung, cái mỏ với đôi tai lủng lẳng vàng choé như múi mít chín. Và cũng nhờ khoẻ nên chim siêng nói, nhưng chưa học thêm từ nào mới, vẫn cứ vểnh mỏ mà la "Trời ơi". Anh cũng trời ơi với nó, nói qua nói lại suốt ngày. Anh muốn dạy nó nói "Mẹ ơi", " Ba ơi", "Việt Nam ơi". Nhưng nó vẫn ầm ào trong miệng, phát âm chẳng rõ ràng. Anh bớt đi lang thang. Sáng pha cà phê, cắt cho chim miếng chuối, cho miếng croissant, chim kêu "Trời ơi". Anh hớn hở cười, nói lại "Trời ơi". Suốt ngày không biết chán. Chim và người cứ đối thoại với nhau như thế và anh thấm hơn cái nghĩa của chữ trời ơi của người Việt. Anh định viết một bài nghiên cứu về "Trời ơi" trong phong tục và ngôn ngữ của dân Việt, anh nghĩ chắc cũng lắm cái hay. Anh sẽ phân tích cái chữ trời ơi trong mọi hoàn cảnh mà người Việt thường dùng khi sung sướng cũng như lúc đau khổ, lúc ngạc nhiên cũng như lúc bế tắc của số phận. Anh khám phá ra triết lý của chữ trời ơi nó phong phú quá, nó sâu xa quá.

    Mấy người bạn cũ của anh nay đang định cư ở Mỹ rủ anh qua Mỹ chơi nhân dịp họp mặt truyền thống trường học xưa thời trung học. Chuyến đi dự định một tháng. Anh chỉ một mình, đi đâu cũng được, ở đâu cũng thế nên chuyện đi đối với anh, anh chẳng có gì phải băn khoăn. Chỉ cần mua vé, xách vali lên là đi thôi. Nhưng anh ngại không ai chăm sóc con nhồng, cũng chẳng biết gởi ở đâu trong những ngày anh vắng mặt. Thời may, khi biết nỗi âu lo của anh, anh bạn Mỹ già mở lời sẽ chăm sóc chim chu đáo như lời anh dặn dò và khẳng định sẽ chẳng có chuyện gì có thể xảy đến cho chim.

    Tin tưởng lời hứa của bạn già, anh đi Mỹ một tháng mà lòng cũng lo âu, vài hôm điện về Pháp hỏi thăm, biết chim vẫn khoẻ là an tâm rồi.

    Lão bạn già người Mỹ đón anh ở phi trường lúc anh về lại Pháp. Câu hỏi đầu tiên của anh là chim sao rồi, khoẻ chứ. Lão Mỹ nhìn anh tủm tỉm cười: Khoẻ và hay hơn trước nhiều. Trong mắt lão ánh lên một tia nhìn tinh quái đầy vẻ bí mật. Anh hỏi lão chỉ cười: Về biết liền. Mở cửa phòng, thả cái vali, anh kêu: "Trời ơi" như lời chào. Con chim ngóng mỏ chào lại:"Oh my God". Cái gì thế này? Anh lập lại:"Trời ơi". Chim cũng trả lời:"Oh my God". Anh lập lại nhiều lần, chim vẫn trả lời :"Oh my God". Anh quay nhìn lão Mỹ, lão cười ha hả với giọng đắc thắng: "Mày thấy tao giỏi không? Chỉ một tháng, tao đã dạy nó nói được tiếng Mỹ, chưa đâu, nó còn biết chào Hello nữa kia, rồi mày sẽ nghe". Anh điên tiết nhìn hắn với cặp mắt toé lửa: "Tao chỉ muốn nó nói tiếng Việt, mày hiểu chưa, tao không muốn nó nói tiếng Mỹ". Lão Mỹ cười khùng khục: "Tiếng nào cũng thế thôi, mày phải cám ơn tao vì đã dạy được nó nói". Anh quắc mắt la lên: "Cám ơn cái con c..., ĐM... mày, mày làm hư con chim của tao rồi. Cút mẹ mày đi". Lão Mỹ nhìn anh ngạc nhiên, đôi mắt xanh mở to như mắt khỉ, ra dấu chẳng hiểu gì. Mà làm sao nó hiểu, làm sao giải thích cho nó biết anh chỉ cần chim nói tiếng của dân tộc anh, của quê hương xa tít của anh, để anh cảm thấy gần gũi với quê nhà. Anh chỉ cần nghe tiếng trời ơi, chỉ cần thế thôi. Lão thuỷ thủ già không hiểu điều đó, lão không có ý niệm quê hương, lão buồn ói khi nói về đất nước của lão, không có chút đồng cảm trong chuyện này thì làm sao để gỉải thích.

    Anh đứng giữa phòng la to:"Trời ơi". Nhồng trả lời:" Oh my God". Cuộc đối thoại nhàm chán suốt như thế cho đến khi anh khản cả cổ. Chim đã quên tiếng Việt. Suốt cả tuần, trừ lúc ngủ, lúc ăn, anh cứ đứng với lồng chim mà kêu:"Trời ơi". Và chim mãi trả lời : "Oh! My God". Không biết tay Mỹ già dạy sao hay thế. Lần hồi, anh khám phá ra lão già cho chim ăn Hamburger. Anh chỉ cho nó ăn bánh Croissant. Lão cho Hamburger có thịt, chim khoái nghe lời lão. Anh lại biết thêm lão cho chim uống rượu Whisky, trong khi anh chỉ cho chim uống nước lã. Hèn gì, anh châm nước cho nó, nó chấm mỏ vào rồi vung vẩy, lấy mỏ kẹp nghiêng hủ nước cho đổ lênh láng. Hoá ra nó đòi Whisky. Lão này mất dạy thật. Con chim đã hư rồi. Bây giờ nó chào Hello khi muốn ăn, nó kêu Whisky khi muốn uống, lúc anh hét trời ơi, nó trả lời Oh! My God! Việc đó làm anh phát điên. Anh bỏ mấy tuần để dạy lại tiếng trời ơi cho nó, nhưng nó làm như đã quên rồi. Nó chỉ Oh! My God. Nhiều lần, tức quá anh đập mạnh trên nóc lồng rầm rầm, nó bay loạn xạ, dáng điệu ngạc nhiên, sợ hãi nhưng vẫn kêu : Oh! My God! Tức không chứ. Giờ thì nó chỉ ăn Hamburger, uống rượu và nói tiếng Mỹ.

    Chịu hết nỗi, anh túm lấy chân nó, mở cửa sổ, tung nó ra ngoài trời. Anh nói: "Bay đi, tao không cần mày nữa". Nó chao một vòng. Paris đang mùa thu, lá vàng trên cây, lá đỏ dưới đất. Con chim màu đen lượn mấy vòng trong sắc thu rồi trở lại đậu trên bậu cửa sổ. Anh bảo: Trời ơi. Nó: Oh! My God. Nhiều lần như thế, bực mình anh xua nó bay đi, đóng cửa sổ lại, ngồi vào ghế nhồi cối thuốc. Nó quay lại, lại đậu trên bậu cửa, mỏ gõ cành cạch vào cửa kính. Nó kêu Hello, Hello!

    Anh hét: Trời ơi!

    Nó trả lời: Oh! My God!

    Anh ném mạnh tẩu thuốc đang hút vào cửa, chim hoảng hồn bay đi, vừa bay vừa kêu: Oh! My God!
    Không biết nó kiếm ăn ở đâu, đêm có lẽ nó ngủ trên cành cây phía bên kia đường. Nhưng suốt cả tháng, sáng nào nó cũng đậu nơi cửa sổ phòng anh, dùng cái mỏ vàng gõ cành cạch vào cửa kiếng mà Hello với Oh! My God!

    Thế rồi một hôm nó mất hút, mấy ngày không thấy bóng dáng nó. Anh mở cửa sổ, ngước lên cây gọi liên tục: Trời ơi! Trời ơi! Trời ơi! Trời ơi!. Chẳng có tiếng vọng nào. Anh vẫn gọi, lớn hơn: Trời ơi! Trời ơi! Trời ơi! Trời ơi! Những người đi đường nhìn lên, cứ nghĩ có một lão già châu Á đang bị điên, có lẽ vì lão nhớ quê hương.

    Con chim Trời ơi của anh đã vỗ cánh bay mất, suốt cả buổi anh cứ gọi mãi trời ơi, hi vọng nó sẽ bay về. Nhưng nó đã mất biệt. Giọng anh lạc đi với hai hàng nước mắt. Nó đã nói tiếng Mỹ rồi. Nó đã quên tiếng Việt rồi. Thôi! Anh cũng đành quên nó đi.


    26.10.2018
    Đỗ Duy Ngọc


    Nguồn: http://hsdoduyngoc.blogspot.com


              
Trả lời

Quay về “Thời luận - Xã luận - Phiếm luận - Tạp ghi”