- 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Cộng-Ðồng Việt-Nam Tự-Do tại VQ Bỉ
    ___________________________




              

              




    nguồn: dao-liege.org


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Cộng-Ðồng Việt-Nam vùng
    Washington D.C.
    Maryland
    Virginia

    ___________________________




              

              




    nguồn: dao-liege.org


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Về những chương trình văn nghệ trong mùa Quốc Hận Tháng Tư Đen

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Về những chương trình văn nghệ
    trong mùa Quốc Hận Tháng Tư Đen

    ___________________________
    Hạt sương khuya (Danlambao)






    Mùa tháng Tư lại đến. Tháng tư, theo lẽ thường sẽ là một tháng rất đẹp khi những bông hoa xuân đang vươn mầm nở rộ khoe sắc trên những con nắng vàng óng ả sau những ngày đông giá buốt. Thế nhưng, đối với những người Việt tị nạn Cộng sản, thì tháng Tư là tháng "vo gạo bằng nước mắt", tháng của ngồi đâu cũng nhớ, cũng đau.

    Trong cuộc hành trình đi tìm Tự Do, đã có hằng triệu người bỏ mình trong rừng sâu nước độc hay trên biển cả mênh mông. Có là nạn nhân qua những cuộc bể dâu ấy, mới thấu hiểu vì sao lòng "vị tha" lại hiếm hoi đến thế đối với những con người đã một lần bước ra từ cánh cửa tử- sinh.

    Đấy chỉ là một trong những nỗi oan khiên trong muôn vàn nỗi đau mà trong bài viết này, người viết không nhằm mục đích nêu ra hết tội ác của một chế độ phi nhân mà sau 43 năm đã quá đủ để mỗi người còn đang sống hôm nay, đều có thể là một chứng nhân của lịch sử.



    Trong những năm gần đây, cứ mỗi độ tháng Tư về, thì khắp nơi, đặc biệt Âu Châu luôn xảy ra tình trạng tranh luận giữa những người có chung một quá khứ tị nạn, về những buổi ca nhạc mang chủ đề "nhạy cảm", có tính cách vui chơi, nhảy nhót tưng bừng trong mùa Quốc Hận Tháng Tư Đen.
    • Người thì lấy lý do "từ thiện",
      kẻ phân bua tại, bởi, nhưng mà v.v...
    Nói theo lý thì đó là "quyền tự do". Nói theo tình thì phải xét theo nhiều khía cạnh để cảm thông hay đặt nặng vấn đề? Từ đó trong mỗi người chúng ta tự biết nhìn lại mà hành xử sao cho đẹp lòng nhau.



    Đầu thập niên 80, khi tôi vừa chân ướt chân ráo, đặt chân trên vùng đất tự do tại Singapore. Khi tiếng hát Khánh Ly cất lên từ chiếc loa:
    • Chiều nay, có một người, di tản buồn...!
    Vừa bước ra từ cõi chết, mang tâm trạng của người bỏ nước ra đi, lòng tôi như thắt lại, những giọt nước mắt tự nó tràn về như cơn thác lũ. Chả phải mình tôi khóc, phải nói là tất cả cùng khóc theo cách riêng của mình. Những tháng ngày định cư tạm thời ấy, cứ mỗi khi chiều về, tôi và một số bạn cùng một người anh tinh thần, thường hay leo lên đồi ở khu căn nhà số 14 ngồi ca hát để ôn lại những kỷ niệm vừa mới rời xa. Là một người có chút năng khiếu về ca hát, tôi thường được nhóm bạn yêu cầu hát những ca khúc có sự gắn liền với kỷ niệm riêng của mỗi người. Khi bài hát chấm dứt, không tiếng vỗ tay, không một tiếng động ngoài tiếng nấc nghẹn bi ai giữa bóng chiều tà. Sự chờ đợi bao tháng ngày, rồi cũng phải đến lúc chia tay để rời xa vùng đất tạm. Chẳng ai biết ngày mai này sẽ ra sao, khi cuộc hành trình chỉ là sự bắt đầu cho một nếp sống mới, kẻ đưa, người tiễn... những câu chào là những cái ôm xiết chặt qua đôi dòng nước mắt gửi theo lời từ biệt. Lại một lần nữa, cánh cửa tự do mở rộng đón chào những khuôn mặt ngơ ngác như người về từ cõi trên nào đó. Sau khi ổn định tạm thời về nơi ăn chốn ở, lòng lại trỗi lên một nỗi buồn khi tháng Tư về, hàng ngàn người kéo nhau ra biểu tình và sau đó là văn nghệ đêm không ngủ, những ca khúc đấu tranh rực lửa, nhất là khi phong trào Đông Tiến đang hun đúc ngọn lửa đấu tranh trong lòng mọi người. Những ca khúc cùng với tiếng hát của anh Việt Dũng và chị Nguyệt Ánh lúc bấy giờ, có thể nói đã lấy đi biết bao là nước mắt của những người Việt tị nạn Cộng Sản, khơi dậy ngọn lửa đấu tranh trong lòng mỗi người, những danh từ Quốc Hận, hay ngày Tang của dân tộc được nhắc đi nhắc lại từ những ca nghệ sĩ cho đến người hướng dẫn chương trình, khiến lòng người thêm tủi hờn và phẫn uất.

    Chẳng biết từ khi nào, một cái luật bất thành văn đã được nhiều người Việt tị nạn CS tại hải ngoại, luôn coi ngày Tháng Tư Đen là một ngày đại Tang hay còn gọi là ngày Quốc Hận. Điều đó đúng hay sai khi cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên vào tháng 3 đầy máu và nước mắt trên dọc đường tỉnh lộ 7B, khởi đầu cho sự sụp đổ của ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã để lại bao oan khiên với những chính sách tàn bạo, khiến cho hận thù ngày một chất chồng, để rồi quá khứ luôn là nỗi ám ảnh trên thân phận của những người bỏ nước ra đi. 43 năm trôi qua, người việt tị nạn CS cũng đã nguôi dần với quá khứ, "đa số" họ đã chấp nhận một cuộc sống lưu vong vĩnh viễn, vì biết rằng dù có trở về thì cũng sẽ trở nên xa lạ ngay trên chính quê hương mình. Nếu không có bàn tay lông lá của một chính sách thâu gom cộng đồng hải ngoại qua những chương trình văn hóa vận, được lồng chung vào với nghị quyết 36, gây phân hóa khắp nơi, khiến cho đời sống tinh thần của người Việt hải ngoại bị xáo trộn, thì có lẽ mọi việc vẫn êm đẹp như thể nước sông không phạm nước giếng. Ai đã gây ra cuộc xào xáo này?



    Điều gì đã tạo nên làn sóng phản ứng từ nhiều hội đoàn qua những chương trình văn nghệ khiêu vũ, hay những buổi "siêu hài" đến từ Việt Nam trong mùa Tháng Tư Đen?

    • Hãy nghĩ đến hàng triệu người đã bỏ mình trên biển cả,
    • hàng trăm ngàn Quân Dân Cán Chính VNCH bị chết tức tưởi trong chốn lao tù Cộng Sản.
    • Hàng triệu vành khăn tang đội trên đầu cô nhi quả phụ trước và sau cuộc chiến, nước mất, nhà tan...

      thử hỏi nếu còn chút lương tri có ai nỡ lòng nào vui chơi trong ngày dâu bể tang thương ấy...!
    Chẳng ai bắt "chúng ta" khóc. Chẳng ai bắt " chúng ta" hát. Nhưng xin hãy hát những lời bi ai để ủi an những linh hồn vẫn còn đang vất vưởng bởi nỗi oan ấy chưa một lần được hóa giải.

    Là một người Việt Nam chân chính, cho dù thuộc phe phái nào, thì chữ TÂM vẫn là cái giá trị để nói lên tính cách nhân văn của con người qua lề lối ứng xử.
    • Một ông tổ chức ăn mừng sinh nhật, ca hát nhậu nhẹt ầm ỹ
      bên cạnh một đám tang đau buồn của người hàng xóm bên cạnh.
    Ông ăn mừng sinh nhật không có sai. Nhưng nếu là người có TÂM, thì ông ăn mừng sinh nhật sẽ dời ngày sinh nhật lại sang ngày khác, như vậy có phải là cách hành sử nhân văn đẹp cả đạo lẫn đời.

    Nếu bảo rằng những chương trình văn nghệ nhảy đầm hay những chương trình "siêu hài" trong mùa Tháng Tư Đen không mang tính chính trị thì lại càng sai lầm. Vì sao tôi nói thế... cứ nhìn nhà cầm quyền Cộng Sản VN họ tuyên truyền như thế nào trong ngày 30 tháng Tư, thì chúng ta có thể hiểu là họ đang muốn bôi xóa cái vết nhơ lịch sử mà chính họ đã gây ra và cái tên gọi QUỐC HẬN là nỗi ô nhục ngàn đời không thể tha thứ.
    • Họ có cái quyền làm những việc vô đạo lý cho mục tiêu chính trị,
    • còn "chúng ta"... sao vội nỡ quên đi những tháng ngày lênh đênh trên biển cả, đánh đổi cả mạng sống của mình để có được cái căn cước tị nạn chính trị, để rồi hôm nay lại muối mặt "thỏa hiệp" dù vô tình hay cố ý thì việc làm ấy ít nhiều cũng tổn thương đến những người đang có cùng chung thân phận lưu vong.
    Xin đừng nói với tôi đất nước giờ đã thay đổi.
    • Vâng... đúng là có thay đổi, nhưng đó là một sự thay đổi về một chính sách mới tàn bạo hơn, tinh vi hơn
    nhằm đưa con người vào chốn u mê, hủy hoại đi dân khí để đất nước này không còn sức đề kháng trước sự xâm lược trắng trợn của quân xâm lược tàu cộng. Hãy nhìn những chỉ dấu mê tín dị đoan trong thời gian qua, sự thờ cúng bát nháo, cầu may, buôn thần bán thánh cho thấy rõ ràng hơn về sự sụp đổ hoàn toàn của nền tảng đạo đức xã hội.

    Giai đoạn này là giai đoạn cần sự hy sinh hơn bao giờ hết trước bối cảnh thăng bằng cán cân lực lượng giữa những siêu cường quốc. Nếu còn nghĩ đến tiền đồ của dân tộc, xin hãy vì cái chung, tạm gác lại những niềm vui cá nhân, đừng tiếp tay cho những kẻ không tim óc để phải mang tội với thế hệ mai sau.




    Lời kết:

    • Nếu như cuộc chiến tranh chấm dứt bằng những nụ cười cùng với đôi tay dang rộng để anh em nhìn lại mặt nhau,
      thì ngày 30 tháng 4 đã là ngày Thống Nhất chứ đâu phải mang cái tên Quốc Hận để phải ô nhục trước lịch sử.

              
    Tôi tuyên xưng Tình Yêu với người có lỗi nhưng biết hối cải,

    chứ tôi không tuyên xưng tình yêu với kẻ bất tri bất lý
    để phải tiếp tục làm kẻ tội đồ
    vì đã vô tình tiếp tay cho cái ác mãi thống trị trên nỗi đau của đồng bào.





    Hạt sương khuya
    27 tháng 3 năm 2019

    nguồn: danlambaovn.blogspot.com

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Khu Hội
    Cựu Tù-Nhân Chính-Trị
    Bắc California

    ___________________________




              

              




    nguồn: dao-liege.org


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hội Người Việt Tỵ Nạn
    tại Na Uy

    ___________________________




              

              




    nguồn: dao-liege.org


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


Đêm Tháng Tư







Anh ạ, giữa đêm em chợt thức
thấy mình ngã xấp vào Tháng Tư
em và Tháng Tư cùng thương tích
xoa mãi cho nhau những vết bầm

em đi không biết bao nhiêu dặm
hơn bốn mươi năm nhật nguyệt xoay
chân quen hơi cỏ lòng vẫn lạ
vẫn gió thổi qua hồn hoang vu

mẩu bánh ngày nào em đánh dấu
dọc đường nước mắt lúc xa quê
con sóc thời gian ăn hết cả
làm sao em tìm được lối về

trên những cánh đồng nhân gian đó
em vừa cho vừa nhận yêu thương
lượng Trời rót xuống đầy tay nhỏ
vẫn thấy mình thiếu một quê hương

Em nằm im lặng nghe đêm thở
Tháng Tư mở đôi mắt trong đêm
Anh ạ, em nghe Tháng Tư khóc
Tháng Tư nhỏ những giọt lệ đen

Em nằm im lặng nghe em khóc
tiếng khóc câm trong Tháng Tư đen.

Trần mộng Tú
Tháng Tư-2019




Nguồn:https://www.diendantheky.net

          
Về Mục Lục
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              


    Người Việt Tự Do hành khúc
    1975


    nhạc và lời: Nhân Bản Dân Tộc Văn Nghệ Đoàn - Liège
    trình bày: Văn Đoàn Lam Sơn - THSVVN Paris

              


              

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              


    Lục Quân Việt Nam Cộng Hòa Hành Khúc



              


              

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tại sao chúng ta để mất miền Nam cho cộng sản?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



    Tại sao chúng ta
    để mất miền Nam
    cho cộng sản?

    ___________________________
    Ls. Lê Duy San






    Cuộc chiến Việt Nam mặc dầu đã được kết thúc trên ba chục năm nay, nhưng nhiều người vẫn còn tự hỏi:
    • “Quân đội của chúng ta hùng mạnh như vậy, tinh thần chiến đấu của quân đội chúng ta cao như vậy, nhiều quân nhân còn xâm chữ “Sát Cộng” vào cánh tay, còn đồng bào ta thì sợ Việt Cộng như sợ cùi, sợ hủi. Bọn chúng tới đâu là đồng bào ta bỏ chạy khỏi đó. Vậy mà tại sao chúng ta lại thua cộng sản ?”

    Đành rằng nguyên nhân chính và trực tiếp vẫn là
    • vì chúng ta bị đồng minh, tức Hoa Kỳ bỏ rơi
      trong đó có sự góp tay của bọn truyền thông dân chủ thổ tả.
    Nhưng còn nguyên nhân sâu xa là gì?
    • Đã có rất nhiều chính trị gia, chiến lược gia, sử gia Việt Nam cũng như ngoại quốc đã đưa ra rất nhiều lý do, nhưng chưa thấy một tác giả nào nói tới lý do nhân đạo, luật pháp và tinh thần của nhân dân miền Nam Việt Nam.




    1/ Vì chính quyền VNCH quá nhân đạo.

    Vì nhân đạo, chúng ta không thể bắt chước cộng sản, “thà giết lầm còn hơn tha lầm”.
    • Bắt được những tên cộng sản,
      những tên Việt gian,
      những tên ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản,
    chúng ta vẫn đối xử nhận đạo.
    • Hẳn chúng ta còn nhớ, vào năm 1955-1956, một phong trào mang tên là Phong Trào Hòa Bình do các ông Phạm Huy Thông, Lưu Văn Lang, Trần Kim Quan v.v…thành lập. Đây là một phong trào thiên Cộng hoạt động với mục đích hỗ trợ cho Việt Cộng và đòi Tổng Tuyển Cử theo Hiệp định Genève 1954, chính phủ Ngô Đình Diệm cũng chỉ tống xuất một vài tên qua cầu Hiền Lương ra Bắc.

      Năm 1957, Hà Minh Trí bị bắt vì ám sát hụt Tổng Thống Ngô Dình Diệm ở Ban Mê Thuột cũng như Phạm Phú Quốc bị bắt sau khi lái máy bay bỏ bom dinh Độc Lập vào năm 1961, tội đáng tử hình, nhưng cả hai cũng chỉ bị phạt tù.

      Đầu năm 1965, một phong trào khác mang tên tương tự là “Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình” do những tên Việt gian, ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản thành lập như Thượng tọa Thích Quảng Liên, bác sĩ Thú Y Phạm Văn Huyến, nhà báo Phi Bằng tức Cao Minh Chiếm, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, bác sĩ Lê Khắc Quyến v.v.. Gần 30 thành viên của phong trào này đã bị bắt giữ, trong đó có Cao Minh Chiếm, Tôn Thất Dương Kỵ và Phạm Văn Huyến. Tướng Nguyễn Chánh Thi đã đề nghị thả dù bọn này ra bắc vĩ tuyến 17 tức bên kia cầu Hiền Lương cho Việt Cộng. Nhưng Thủ Tướng Phan Huy Quát cũng chỉ vì lý do nhân đạo, sợ làm như vậy bọn chúng có thể gẫy chân, què tay vì bọn chúng đâu biết nhẩy dù, nên đã lấy cớ rằng làm như vậy, quốc tế sẽ chỉ trích, và chỉ đồng ý giải giao bọn chúng cho Việt Cộng bằng đường bộ qua cầu Hiền Lương.


    Ngay cả quân đội Việt Nam Cộng Hoà cũng vây, khi hành quân cũng như khi lâm trận, họ luôn luôn bảo vệ dân. Họ không bao giờ bắn vào dân dù họ biết là bọn Việt Cộng đang núp ở trong đó. Trái lại, bọn Việt Cộng luôn luôn dùng dân làm bia đỡ đạn. Chúng sẵn sàng nã đạn giết dân nếu chúng biết có quân đội Việt Nam Cộng Hòa lẫn trong đó. Đối với chúng, “Thà giết lầm, dù giết lầm cả trăm, cả ngàn người vô tội, còn hơn thả lầm một người có tội”. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ trong suốt cuộc chiến Việt Nam, bọn Việt Cộng đã thực hiện không biết là bao nhiêu cuộc thảm sát tập thể những người dân Việt Nam hiền lành vô tội.

    Bọn Việt cộng mở miệng ra nói là thấy tuyền tuyên truyền giả dối, đối đáp thì ngụy biện, vô học, nếp sống thì tàn ác, vô đạo đức. Vậy mà chẳng thấy ai nói gì. Trái lại, nếu có ai vì chống cộng nói sai một chút, nói quá lời một câu, mà đâu có phải nói họ mà chỉ là nói bọn Việt cộng hoăc bọn Việt gian cộng sản là bị chỉ trích, bị phê bình liền, có khi còn bị mạ lỵ. Bọn người này, không biết họ thuộc loại nào?
    • Có thể họ là bọn Việt cộng nằm vùng,
      có thể họ là bọn Việt gian cộng sản,
      nhưng cũng có thể chỉ vì cảm tình cá nhân nên đã bênh vực nhau.
    Nói ra họ lại la làng là bị chụp mũ. Có điều chắc chắn là không bao giờ thấy họ viết một bài nào chống cộng. Hoặc nếu có thì cũng chỉ hời hợt hoặc vô thưởng, vô phạt để chứng tỏ ta đây cũng là người chống cộng. Còn những bài viết chỉ trích những người chống cộng thì họ phê bình chỉ trích tới nơi, tới chốn.



    2/ Vì luật pháp quá khoan hồng.

    Vì tôn trọng luật pháp, chúng ta có bắt được Việt Cộng, chúng ta cũng không thể cho chúng mò tôm, bắt ốc như bọn cộng sản đã làm đối với những người quốc gia trong thời chiến tranh. Chúng ta phải đưa chúng ra tòa để xét xử theo luật pháp. Dù chúng có tội thì cũng chỉ giam giữ ít lâu rồi lại thả ra. Trường hợp phạt chúng tội tử hình, thật là hiếm. Không những thế, nhiều khi còn để tình cảm lấn át. Do đó có những trường hợp kẻ bị bắt có thế lực hoặc có liên hệ với các ông lớn trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa được can thiệp và cho tại ngoại ngay từ lúc mới bị bắt hoặc được cho biết trước để mà chạy trốn hoặc phi tang chứng cớ.

    • Trường hợp 1: Giáo Sư Nguyễn Đình Ngọc (1),

      Ông Ngọc có hoạt động cho Việt Cộng nên bị an ninh bắt. Ông Nguyễn Chung Tú, Khoa Trưởng trường Đại Học Khoa Học Saigon đã lấy tư cách và uy tín của mình để bảo lãnh cho ông ta. Vì thế, ông Ngọc không những đã được tại ngoại mà cũng chẳng phải ra toà lãnh án.
                
    • Trường hợp thứ 2: Trần Đình Minh,

      cán bộ xã Hải Nhuận, thuộc quận Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên, một Việt cộng nằm vùng. Tháng 5 năm 1972 (mùa hè đỏ lửa), để ngăn chận cuộc tổng nổi dậy của Cộng quân tại Huế, Thiếu Tá Liên Thành, Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên đã mở cuộc hành quân gọi là Chiến Dịch Bình Minh và đã bắt giữ khoảng 1.500 Việt cộng và nội tuyến trong đó có Trần Đình Minh. Chỉ mấy ngày sau khi Trần Đình Minh bị bắt, Thiếu Tá Liên Thành đã nhận được điện thoại của Đại Tá Dương Quang Tiếp Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Vùng I, ra lệnh thả Trần Đình Minh. Lý do là vì Ủy Viên Chính Phủ Tòa án Quân Sự Mặt Trận Vùng I Chiến Thuật, Trung Tá Cao Chánh Hựu là bạn thân của Đại Tá Dương Quang Tiếp đứng ra làm giấy bảo lãnh cho Trần Đình Minh.
                
    • Trường hợp thứ 3: Nguyễn Ngọc Lương.

      Ông Tạ Quang Khôi cho biết:
      • “Lương là một cán bộ cộng sản được gài vào Nam theo cuộc di cư năm 1954. Sau Lương được nhận vào đài phát thanh Saigon làm biên tập viên phòng bình luận. Lương bị công an bắt, không phải một lần mà nhiều lần. Nhưng không hiểu sao công an bắt rồi thả mà không giam giữ luôn trong tù hoặc đưa ra tòa xét xử dù biết chắc ông hoạt động cho cộng sản? Không những thế, ông Tổng Giám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh còn vào khám thăm Lương mỗi khi y bị bắt.
    • Trường hợp thứ 4: Nhà văn Vũ Hạnh (2),

      tên thật là Nguyễn Đức Dũng sinh năm 1926 tại Quảng Nam. Ông là cán bộ văn hoá khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Ông Hạnh bị bắt 5 lần, nhưng lần nào cũng có người bảo lãnh cho tại ngoại. Người bảo lãnh sau cùng cho Vũ Hạnh là Linh Mục Thanh Lãng, Chủ tịch Hội Văn Bút.


    Vụ Têt Mậu Thân năm 1968, không thiếu gì những tên Việt cộng giết người một cách dã man, một cách vô tội vạ, giết người hàng loạt. Vậy mà bọn chúng đâu có bị ai đưa ra tòa? Còn chúng ta, nếu vì quá tức giận trước những hành động quá độc ác, qúa dã man của bọn chúng mà tự ý giết chúng, thì dù có lý do chính đáng đến đâu cũng vẫn bị kết tội là dã man, là vô nhân đạo. Nếu không bị đưa ra tòa thì cũng bị nhiều người phê bình và thế giới nguyền rủa. Đó là trường hợp của tướng Nguyễn Ngọc Loan đã xử tử tên Việt cộng Nguyễn Văn Lém tự Bẩy Lốp, kẻ đã sát hại cả gia đình một sĩ quan cảnh sát vào Tết Mậu Thân 1968.



    3/ Vì thiếu đoàn kết và không có tinh thần chống Cộng.

    Ngày 24-9-1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, thừa ủy nhiệm Quốc trưởng Bảo Đại, ký Sắc lệnh số 94-CP cải tổ nội các. Nhiều chính trị gia tên tuổi đã tham gia (3). Nhưng khi biết tướng Nguyễn Văn Hinh (thân Pháp) muốn lật đổ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, họ sợ ông Diệm mất chức sẽ ảnh hưởng tới số phận của họ, nên một số người đã từ chức gây điêu đứng cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.

    Sau khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vượt qua được cơn sóng gió, tống cổ được Nguyễn Văn Hinh ra khỏi nước và thiết lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa thì cùng lúc các đảng phái quốc gia nói riêng, giới chính trị gia miền Nam nói chung, vì thiếu tinh thần đoàn kết và ý thức quốc gia, đã đặt quyền lợi của đảng phái, của phe nhóm lên trên quyền lợi của quốc gia dân tộc. Họ tìm cách đả phá, chỉ trích chính quyền và đòi hỏi những điều chính quyền không thể thỏa mãn họ được. Họ không cần biết là Việt cộng luôn luôn tìm cách lợi dụng những sự bất an và xáo trộn của xã hội để phá hoại miền Nam Việt Nam. Dân chúng thì thờ ơ với việc chống cộng. Nhiều người còn nuôi dưỡng, giúp đỡ hoặc che dấu Việt cộng trong nhà.

    • Họ đã gây ra cuộc đảo chính bất thành ngày 11/11/1960 mà trong đó nhóm Tự Do Tiến Bộ, còn gọi là Nhóm Caravelle, chủ xướng.
    • Vụ 2 phi công VNCH Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc Lập ngày 27/2/1962 do Đại Việt Quốc Dân Đảng chủ mưu.

    Những sự kiện này đã làm cho người Mỹ không còn tin tưởng vào chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, dẫn tới cuộc đảo chính ngày 1/11/1963.



    Nếu cho rằng trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, các chính trị gia, các đảng phái quốc gia đã không có cơ hội để thi thố tài năng thì trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, họ đã có cơ hội, nhưng họ đã làm được gì hay cũng chỉ phá hoại? Phá hoại hết tất cả những gì mà nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã xây dựng được?
    • Hết nội các Nguyễn Ngọc Thơ (11/63-1/64),
      nội các Trần Văn Hương (8/64-10/64),
      đến nội các Phan Huy Quát (2/65–6/65),
      không nội các nào thọ được hơn 4 tháng
      và dĩ nhiên cũng chẳng ai làm được trò trống gì. Để rồi lại phải trao quyền cho quân đội để trở lại vai trò chỉ trích và quậy phá.


    Không biết bao nhiêu là cuộc biểu tình, xuống đường để gây rối cho miền Nam, làm lợi cho Việt cộng, và làm nản lòng người Mỹ.
    • Nào là phong trào đấu tranh của ký giả miền Nam Việt Nam tục gọi là “Phong trào ký giả đi ăn mày”,
    • Phong trào đòi quyền sống của luật sư Ngô Bá Thành,
    • Phong trào bài trừ tham nhũng và đòi hỏi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức của linh mục Trần Hữu Thanh,
    • Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Lao động của linh mục hốt rác Phan Khắc Từ, linh mục Trương Bá Cần, linh mục Trần Thế Luân và linh mục Nguyền Ngọc Lan,
    • Lực lượng Hòa hợp, Hòa giải Dân tộc của nhóm Ấn Quang v.v…
    • và hơn 140 vụ xuống đường khác của bọn Việt cộng đội lốt sư sãi, xúi giục học sinh sinh viên biểu tình “chống Mỹ cứu nước”.
    Họ không cần biết là bọn Việt cộng đang cố tình vi phạm Hiệp định Paris và quyết tâm tiến chiếm miền Nam. Không những thế, họ còn gọi những dân biểu, thượng nghị sĩ ủng hộ chính quyền một cách vô ý thức là đám dân biểu “gia nô”, thượng nghị sĩ “gia nô”.



    • Trong cuộc chiến Triều Tiên, có lúc Bắc Hàn đã chiếm gần hết Nam Hàn,
      vậy mà nhờ sự quyết tâm hỗ trợ của Mỹ, Nam Hàn đã phản công và lấy lại được tất cả những vùng đất đã bị mất.
    Miền Nam Việt Nam còn thủ đô Saigon, còn cả vùng 4 và một phần vùng 3. Nếu Mỹ không quyết tâm ngưng viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chắc chắn quân đội VNCH cũng sẽ tiến chiếm lại được những vùng đã mất như đã chiếm lại được Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972. Nhưng tiếc rằng
    • chính chúng ta,
      hay nói cho đúng hơn,
      • chính bọn tướng lãnh vô kỷ luật đã làm sụp đổ nền Đệ Nhất VNCH,
        chính bọn chính trị gia ngu dốt,
        chính bọn sư sãi Ấn Quang,
        linh mục thân cộng,
        chính bọn trí thức ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản,
    đã làm cho người Mỹ thất vọng, không còn muốn giúp chúng ta nữa. Đó là những nguyên do khiến cho miền Nam Việt Nam phải mất vào tay cộng sản.







    Ls. Lê Duy San


    Chú thích:

    (1). Nguyễn Đình Ngọc được học bổng của chính phủ VNCH đi du học tại Pháp. Năm 1965, ông trở về và được dậy học tại Đại Học Khoa Học Saigon. Sau 1975, ông được Việt Cộng ghi nhận là có công đầu trong kế hoạch đào tạo và phát triển ngành tin học Việt Nam. Ông còn là một nhà tình báo và được phong quân hàm “Thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam” giống như trường hợp của nhà báo Phạm Xuân Ẩn.

    (2). Sau năm 1975, ông Vũ Hạnh làm “Tổng thư ký Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên ban chấp hành Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là một tổ chức của đảng CS, phải theo sự chỉ đạo của đảng và Ban Tuyên Giáo Trung Ương như các hội khác thuộc về tổ chức của đảng, của nhà nước.

    (3). Đó là các ông:
    • Trần Văn Đỗ, Tổng trưởng Bộ Ngoại giao,
      Bùi Văn Thinh, Tổng trưởng Bộ Tư pháp,
      Phạm Xuân Thái, Tổng trưởng Bộ Thông tin và Chiến tranh Tâm lý,
      Trần Hữu Phương, Tổng trưởng Bộ Tài chính,
      Lương Trọng Tường, Tổng trưởng Bộ Kinh tế,
      Nguyễn Công Hầu, Tổng trưởng Bộ Canh nông,
      Trần Văn Bạch, Tổng trưởng Bộ Công chính,
      Nguyễn Văn Thoại, Tổng trưởng Bộ Kế hoạch và Kiến thiết,
      Huỳnh Kim Hữu, Tổng trưởng Bộ Y tế,
      Nguyễn Dương Đôn, Tổng trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục,
      Nguyễn Mạnh Bảo, Tổng trưởng Bộ Xã hội,
      Nguyễn Đức Thuận, Tổng trưởng Bộ Cải cách,
      Nguyễn Tăng Nguyên, Tổng trưởng Bộ Lao động,
      Hồ Thông Minh, Tổng trưởng phụ tá Quốc phòng,
      Trần Ngọc Liên, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, đặc nhiệm Công vụ,
      Phạm Duy Khiêm, Bộ trưởng đặc nhiệm tại Phủ Thủ tướng,
      Bùi Kiện Tín, Bộ trưởng đặc nhiệm tại Phủ Thủ tướng,
      Huỳnh Văn Nhiệm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
      Nguyễn Văn Cát, Thứ trưởng Bộ Nội vụ.



    nguồn: chinhnghia.com

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              
              
    Nhật ký tháng Tư
    _________________________






    Hai mươi tháng Tư tiễn em đi Mỹ
    Ta biết dễ dàng mất bé từ đây
    Em lên máy bay, ta về đơn vị
    Đất Biên Hòa buồn… chết điếng cỏ cây


    Hai mốt tháng Tư ta vào Quân Đoàn
    Ngồi nghe thuyết trình, nhận lệnh hành quân
    Tay áo xăn cao một đời thám kích
    “Kiến lửa bu đầy” nhột cả đôi chân


    Hai hai tháng Tư… ta vào Đại An
    Chứng kiến cảnh dân bỏ xóm bỏ làng
    Dân chạy đến đâu… địch bò đến đó
    … Đâu được như em chừ đã thênh thang


    Hai ba tháng Tư… ta ngược Đồng Nai
    Sương ôm mặt sông lau sậy thở dài
    Địch xua quân tràn giữa đêm vắng lặng
    Ta chỉnh pháo… và thây giặc chồng thây


    Ta lạc mấy ngày trong lòng đất địch
    Gọi đã khàn hơi chẳng thấy bạn bè
    Thằng nào cũng đang giữ từng tấc đất
    Đâu có thì giờ để cứu ta ra


    Hai tám tháng Tư… ta ra lộ Một
    Gặp ông tướng vùng thị sát thăm dân
    Ông nói lung tung, ông thề sống chết
    Ông nói xong rồi, ông bay biệt tăm


    Hai chín tháng Tư… Biên Hòa xơ xác
    Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang
    Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết
    Như tự chào mình – nát cả tim gan.


    Ba mươi tháng Tư… ta ôm mặt khóc
    Trên cầu Sài Gòn – cạnh phố Hùng Vương
    Mười năm binh đao… mười ngày kết thúc
    Ta, còn nguyên, mà… mất cả Quê Hương!!!





    Trạch Gầm

              


              
              
                         
              
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”