- 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

- 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          

          
- 30/04/2019 -
tưởng niệm

44 năm
người Việt mất miền Nam Tự Do
          
          



          




Nước mất nhà tan,
nhưng đoàn người ly hương vẫn nâng cao
biểu tượng của Tự Do
mọi nơi, mọi lúc
như một lời thề cho con cháu



đem cờ này trở về quê hương

để ánh Tự Do trải vàng
từ Cà Mau cho đến Nam Quan

để dòng Nhân Ái thắm mãi
lòng người Nam Trung Bắc








          
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           


    29-3-2019: Lễ Giổ thứ 44 Ngày Mất Huế: Nam Việt Nam,
    năm Cộng Sản thứ 44: Một Đất Nước, Hai Loại Dân




    Lay hoay tháng Tư lại trở về. Đó chỉ là lịch, đó chỉ là một cái mốc của thời gian. Nhưng đối với đa số người Việt chúng ta, nhứt là những người gốc miền Nam Việt Nam, hay đã từng cư ngụ tại miền Nam, tháng Tư là tháng của những kỷ niệm đầy tang tóc, của một quá khứ hãi hùng, của một cái vết thương không thành sẹo được. Miền Nam Việt Nam và dân chúng đã thua cuộc, và đã lãnh cái giá rất đắt của một sự trả thù cho sự lựa chọn một cách sống của mình. Đây là một cuộc nội chiến, cũng như tất cả những cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàn chỉ tranh chấp trong một cái nhìn, một quan niệm về cuộc sống.

    A – Cuộc chiến từ giữa hai quan niệm chánh trị:

    1/ Hai nền văn hóa, hai tổ chức xã hội, hai văn minh:


    Phải, đây là một cuộc đụng độ không đội trời chung không những của của hai nhơn sanh quan chánh trị, mà là của hai luồng tư tưởng, giữa phóng khoáng cởi mở và hẹp hòi đóng khung, của hai nền văn hóa, giữa một bên là nhơn bản, hiền hòa đặt con người và tình thương vào trọng tâm, và một bên xem con người là dụng cụ sản xuất, là công cụ phục vụ cho một Đảng vô thần Đảng Cộng sản Quốc tế. Đảng Cộng sản Quốc tế thành công là cứu cánh, con người chỉ là phương tiện và dụng cụ.

    Đây là cuộc chiến đấu của phe của những con tim, của những đạo đức, của những đức tin, của nhơn bản, của tình tự dân tộc, của tình tự gia đình, chống phe của những người không còn có con tim, không có tình thương, vì bị một lý thuyết mỵ dân, lường gạt, hứa một thiên đàng không bao giờ có, hứa những của cải, những ruộng vườn không bao giờ cho, hoàn toàn Cộng sản hóa với những người phủ nhận, xóa bỏ quá khứ văn hóa văn minh dân tộc, nhìn nhận tôn thờ những ông râu xồm ngoại bang làm thầy, với những lý thuyết vô thần, vô đạo, mơ tạo một thế giới lấy người thay máy móc, lấy con người làm công cụ sản xuất, lấy nhu cầu xác thịt làm cứu cánh phục vụ cho một tổ chức giành quyền lực quốc tế, mơ thống trị, cầm quyền quốc tế: “Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

    Đảng Cộng sản được một tổ chức như một tôn giáo, để thay thế tôn giáo, thay đạo đức tâm linh bằng những bổn phận ngụy danh như cách mạng, như phục vụ Đất Nước, với những chiêu bài giả tạo như nhơn dân làm chủ, nhưng thực tế thay thần quyền bằng đảng quyền. Những Các Mác, những Lê Nin dùng những lời sấm giảng như những Ma-thi-ơ, Giăng, Mác hay Luca của Thiên Chúa Giáo … Xì Ta lin thì khácchi Phao lồ… Đảng Cộng Sản Quốc Tế tổ chức rập khuôn theo tổ chức Giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã, với Điện Kremlin-Cẩm Linh tương tự Điện Vatican. Tư tưởng con người, với sức tiến hóa, với sức phát triển của khoa học, mọi lý thuyết đều phải biết biến cải để hòa hợp với thời đại. Phật Giáo Tây Tạng cũng nhiều phái, Mũ Vàng, Mũ Đỏ,… Phật Giáo cũng phải chia Tiểu Thừa Đại Thừa, Thiên Chúa Giáo cũng nào Chánh Thống, nào Copte, nào Roma, cũng Tin Lành … Nhưng với Đảng Cộng sản, tất cả phải gom về một mối. Cộng sản không chấp nhận những tư tưởng khác. Nhóm Đệ tam Quốc tế đã tiêu diệt các bạn đồng hành Đệ tứ chỉ vì bất đồng quan điểm, với Cộng sản không thể có đối thoại, không thể có tranh chấp, tranh cải dân chủ …Chẳng những ở Nga, ở Tàu mà còn cả ở Việt Nam. Hồ Chí Minh và đệ tử nhơn danh chủ nghĩa Cộng sản Đệ tam đã đưa đất nước vào 30 năm chinh chiến chỉ để áp dụng chủ nghĩa Cộng sản thôi! Chống Pháp dành Độc Lập chỉ là một cái cớ, Những bánh vẽ như Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc chỉ là những từ ngữ trống không, vô nghĩa. Những lời hứa, như Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc, khi cướp chánh quyền trên tay Đức Bảo Đại năm 1945, hay khi kêu gọi toàn dân kháng chiến chiến tranh giải phóng…

    Ta thử kiểm điểm xem ngày nay còn cái gì?

    2/ Việt Nam sau 74 năm triều đại Cộng Sản:

    Độc Lập? Năm tới 2020, tròn 75 năm từ ngày cướp quyền, Đảng Cộng sản Hà Nội cầm quyền nửa nước, rồi cả nước, đã làm xong bổn phận giao toàn bộ quốc gia Việt Nam cho Đại Đế Cộng Sản Hán tôc. Chỉ còn một năm nữa thôi, năm 2020, đúng hạn, đúng hẹn, chương trình Hán Hoá Việt Nam hoàn toàn sẽ áp dụng toàn thể trên đất nước ta! Đúng, năm 2020 nầy Việt Nam hoàn toàn Hán Thuộc, Hán Hóa! Hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, hai quần đảo chiếu theo sử ký, chiếu theo địa dư, chiếu theo luật hàng hải quốc tế đều thuộc Việt Nam đúng như sử sách, đúng như tài liệu, vì ở cách bờ Việt Nam dưới 200 hải lý, nay tạm bị cưởng chiếm, nhưng mai nầy hoàn toàn mất hẳn, lý do là Tàu vừa qua đã tuyên bố nhập vào một đơn vị hành chánh Tàu dưới tên là Huyện Tam Sa của Tỉnh Quảng Đông rồi! Từ nay, Huyện Tam Sa, tỉnh Quảng Đông, gồm đảo Hải Nam, qua Hoàng Sa hướng về Nam đến Trường Sa giáp giới với các quốc gia miền Nam Đông Nam Á. Xưa biển Đông Việt Nam, nay mai hoàn toàn đúng là Biển Nam Hải của Tàu. Còn trên đất liền của đất nước Việt ta, hàng ngàn mẫu rừng, mẫu đất, xưa đã bán đứt hay cho thuê dài hạn cho Tàu phá rừng lấy gỗ, phá núi phá đồi, khai thác mõ đây Bô Xít, đó khoánh sản hay trồng cây kỹ nghệ, năm tới sẽ hoàn toàn đất sở hữu vĩnh viễn của quốc gia Tàu.

    Tự Do? Hiện ngay, mỗi mỗi cử chỉ hành động chánh trị ngoại giao của Nhà Nước và Đảng Cộng Sản của quốc gia Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều phải qua Tàu hỏi ý kiến. Còn người dân? Người Dân đang sống trong một căn Ngục Tù khổng lồ. Chỉ biết Vâng Lời, ngoài ra tất cả đều bị cấm. Chỉ trích bị đi tù, biểu tình đòi Tàu trả đảo, bị đàn áp đánh đập, hàng chục tờ báo không có một tờ báo tư… Luật An Ninh Mạng bóp miệng, bịt tư tưởng…

    Hạnh Phúc? Ai sống hạnh phúc? Thành phần cán bộ, đảng viên… Xã hội Việt Nam ngày nay chia làm hai LOẠI dân: loại một ăn trên ngồi tróc, của thế giới của kẻ cầm quyền, của một nomenklatura, nhà sang, cửa rộng, xế hộp, hàng sang… Trái lại, loại dân thứ hai, đầu tắc mặt tối kiếm ăn ngày hai bửa. Sài Gòn Hà Nội nhan nhản em bé bán vé số, chị bán hàng rong, cảnh những hàng người, nam thất nghiệp phải cu li cửu vạn, bán mồ hôi, sức lao động, sắp hàng buổi sáng chờ người thuê vẫn còn như thời Pháp thuộc, gái, thất thời, bán thân thể, khi gái phòng trà, chạy bàn, lúc rửa chén tiệm ăn, khi đấm bóp, lúc bia bia ôm hay tôi nghiệp hơn phải bán cả trôn và tiết hạnh để nuôi thân, nuôi gia đình.

    Chiến tranh giải phóng? Giải phóng gì? Giải phóng ai? Khi Vua Bảo Đại đã hai lần lấy lại Độc lập, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục đánh, không chấp nhận chánh phủ Bảo Đại:

    – Lần đầu năm 45 khi Nhựt đảo chánh Pháp ngày 9/3/ 1945, giao trả Việt Nam lại, và

    – Lần thứ hai năm với Hiệp Ước Élysée năm 1949 Pháp trả Độc lập vĩnh viễn cho Việt Nam.

    Cuộc chiến tranh do Hồ Chí Minh xúi dục là một cuộc xâm chiếm, chiến tranh xâm lược để làm phận sự quốc tế, nhuộm đỏ Đông Nam Á

    “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô cho Trung Quốc” như Lê Duẫn đã tuyên bố năm nào.

    Cuộc Thánh Chiến Cộng Sản nầy đã BUỘC thanh niên nam nữ miền Bắc vượt Trường Sơn – chết cho xâm chiếm, BUỘC thanh niên nam nữ miền Nam – chết để tự vệ; và biến:

    3/ Hai Miền Nam Bắc nước ta, xưa kia Đàng Trong, Đàng Ngoài,

    ngày nay, Cộng Hòa, Cộng Sản, hai văn hóa, hai văn minh:

    Hai miền thành hai đất nước khác nhau, với hai nguồn tư tưởng khác nhau, với hai nền văn hóa khác nhau, với hai cuộc sống, hai nhơn sanh quan, hai nền văn minh khác nhau.

    – Một bên, Miền Nam, phóng khoán, dân tộc, nhơn bản đặt con người làm trọng tâm, đặt đất nước và lịch sử đất nước làm căn bản, lấy tâm linh tôn giáo làm đạo đức, lấy tình thương lân bang láng giềng, anh em gia đình làm lễ nghĩa, ra đường biết thưa vâng, về nhà biết thưa gởi, khi nhận biết cám ơn, khi đưa biết xin phép.

    – Còn một bên, Miền Bắc, không tình không nghĩa, tất cả quan hệ chỉ là tranh chấp, lấy lường gạt làm nền tảng, lấy cướp đoạt làm khí cụ, bé xin, lớn ban, thấp cổ xưng con, lớn mình xưng ông, ra đường chen lấn, về nhà nói trổng nói ngang, chữ thưa không còn, chữ cám ơn không có, quan trên xài của công, cấp dưới xài của cắp. Ra đường thấy hàng đẹp thì chôm, vào nhà thấy hàng ngon thì đớp.

    – Miền Nam, trong hai mươi năm mặc dù chiến tranh, mặc dù bị quấy phá, mặc dù nội bị công ngoại bị kích, nhưng dưới chế độ Cộng Hòa của miền Nam, nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa vẫn phát triển mạnh, dân trí người công dân Việt Nam Cộng hòa vẫn đàng hoàng, dân tình người Việt miền Nam vẫn tử tế…

    – Ngày ba mươi tháng Tư 1975 đến, miền Nam bị xâm chiếm, phe tử tế thua trận, phe đểu cán toàn thắng!. Trên toàn đất nước Việt Nam từ nay, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tuy từ nay đã “gọi là” Hòa bình, tuy từ nay “đã hết chiến tranh”, tuy từ nay “người dân đã hết chạy nạn”.

    Nhưng khi kiểm điểm lại, tại sao, năm nay 2019, 44 năm sau, nền kinh tế vẫn èo uộc, rối loạn, cuộc sống người dân Việt vẫn sống trong chụp giựt, quan chức cấp trên bằng giả, viên chức công nhơn cấp dưới bằng chôm, ra đường gặp hàng dỏm, vào nhà hàng ăn uống hàng dơ… Biên giới phía Bắc xóa hẳn, bị Trung Cộng cướp đất, Biển Đông mất biển mất đảo, Hoàng Sa, Trường Sa nay thuộc Huyên Tam Sa do Trung Cộng quản nhiệm. Núi cao do Tàu quản, khai thác Bô Xít, tàn phá môi trường. Biển sâu do Tàu chiếm, cấm ngư phủ ta đánh cá xa bờ… Công trường xây dựng giao cả cho Tàu, công ty thương mãi giao luôn cho Chệt, còn dân Việt ta, can phận nghèo hèn, bán buôn quan gánh, thuốc lá bán lẻ, thuốc tây bán viên, ăn uống vĩa hè, sống sanh đường hẻm… Và người dân vẫn mơ thoát chạy, vượt biên, tỵ nạn…!!

    B – Đảng Cộng Sản mở đường cho Bắc thuộc-Hán hóa:

    Cũng chỉ lựa sai con đường. Đem một học thuyết phá hoại của ngoại bang nhập cảng vào nhà. Một học thuyết bắt đầu bằng một cuộc sang đoạt cướp của, xóa bỏ cương thường, vứt bỏ đạo lý, dẹp xóa tâm linh. Năm 1917, Đảng Cộng sản Nga đã cướp chánh quyền, sát hại cả gia đình Nga Hoàng Nicolas Đệ Nhị, tàn sát toàn bộ giòng họ Romanov, các giai cấp quý tộc, địa chủ, doanh thương Nga để lập một nhà cầm quyền độc tài chuyên chính vô sản. Hoàng đế Lénine, và tiếp theo Hoàng đế Staline đã phải giết, tàn sát, bắt giam, đày đọa hàng trăm ngàn thường dân Nga vô tội, giết và bỏ tù các nhà trí thức, các kẻ viết văn. Những trại giam, những goulag mọc đầy toàn nước Nga. Dưới danh nghĩa Liên bang Sô Viết, các Hoàng đế Cộng sản Nga đã Nga hóa cả chục dân tộc khác nhau, cùng chủng tộc Slave như Belarus, hay khác chủng tộc, như Ukraine hay Georgie, cùng gia đình ngôn ngữ hay khác gia đình ngôn ngữ cũng mặc, thậm chí cả các quốc gia và dân tộc hồi giáo nói ngôn ngữ Thổ nhỉ Kỳ nằm dọc con đường Tơ lụa xưa kia, từ Kazhastan đến Kirghistan đến tận biên giới Tàu và Thái Bình Dương.

    Ngày nay, cũng bằng chủ nghĩa Cộng Sản và mai nầy 2020, Hoàng đế Cộng sản Tàu Xi Jinping-Tập Cận Bình, tiếp nối các Hoàng đế tiền nhơn Mao, Đặng hoàn thành Hán hóa Việt Nam, sau khi đã Hán hóa các dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng!

    Và đúng như viễn ảnh Tố Hữu đã ca tụng, năm xưa: “Bên kia biên giới là nhà, Bên này biên giới cũng là quê hương…”

    1/ Hồ Chí Minh và Việt Nam:

    Đệ tam Cộng sản Quốc tế Komintern (Liên Sô) sai Hồ Chí Minh cùng các đồ đệ tiếp nhiệm vụ nhuộm đỏ thế giới. Và tất cả không ngại ngùng làm tai sai, phản dân tộc, đi tiếp con đường chinh phục thế giới, đem màu Sô Viết nhuộm toàn Đông dương thuộc Pháp. Điển hình không chối cải được là trong một thời gian dài, trên bức tường các đại sảnh đường của nhà cầm quyền đỏ Hà nội, đệ tử và lâu la Đảng Cộng Sản Đông Dương và Việt Nam đều họp hành sanh hoạt chánh trí dưới hình ảnh của ba ông râu xồm cộng sản ngoại bang tây phương Cạc Mác Lê Nin và Xì Ta Lin! Khi đã chấp nhận và đưa vào văn hóa Việt Nam một bài thơ khóc Xì Ta Lin của tay tổ tuyên truyền trưởng ban Văn hóa Việt Nam Cộng Sản Tố Hữu là đã mặc nhiên xóa bỏ văn hóa gia đình Việt Nam rồi! Khi đặt tình thương một tên lãnh tụ một Đảng ngoại bang trên tình thương cha mẹ, trên tình thương chồng con mình (Thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình thương một, thương Ông thương mười.) thì xin miễn bàn, và hết ý kiến!

    2/ Apocalypse-Hồ Chí Minh:

    Nhớ lại năm qua 2018, đài Truyền hình 2 Pháp cho chiếu đoạn 3 của tập phim Apocalyse kỷ niệm 100 năm Thế chiến thứ Nhứt. Thật kinh hoàng, cuộc chiến 1914-1918 được đặt tên là Cuộc Đại Chiến La Grande Guerre. Được đặt tên như vậy là lần đầu tiên trong lịch sử Âu Châu và thế giới có một cuộc chiến với nhiều quốc gia tham gia như vậy. Ngoài hai đồng minh Đức-Phổ/Áo-Hung phía đông chống hai cường quốc Pháp Anh, hai đế quốc phía tây Âu Châu với sự góp mặt của các thuộc địa, Anh với Ấn độ, Úc, Tân Tây Lan, Nam Phi, Canada …, Pháp với các thuộc địa Bắc Phi, Tây Phi hay Đông dương, lại thêm có Nga, Ý, Thổ Nhỉ Kỳ, Nhựt Bổn. Mặt trận trải dài hàng ngày cây số, thoạt đầu lưu động, sau đó, đào hào lập chiến lủy ngó nhau và hằng ngày nướng mỗi bên hằng trăm binh sĩ (Pháp trung bình 900 mỗi ngày, khi có các lần xung phong à-lát-xô). Lần đầu tiên, đại bác được sử dụng tối đa, đại bác Grande Bertha 400 ly bắn trên trăm dặm, không chiến cũng được biết tới với những anh hùng nổi tiếng như Hầu tước Đỏ-Le Baron Rouge, với 80 chiến công Hầu tước Đại Úy Phi công Manfred Von Richthofen với chiếc khu trục ba cánh Fokker sơn mầu đỏ và hai khẩu đại liên. Không chiến thời ấy, các phi công như những hiệp sĩ thời xưa, một mình một ngựa, xông vào địch vừa lái vừa nhào lộn tránh đạn vừa bắn để hạ địch thủ. Ngày 21 tháng tư năm 1918, Hầu tước Đỏ vì quá ham rượt địch bay quá thấp nên lãnh đạn do các binh sĩ Úc bắn từ phía dưới. Anh đáp được máy bay, chỉ nói được một chữ “Kaput-xong đời rồi!” với anh trung sĩ y tá người Úc Ted Smout trước khi tắt thở. Quân sĩ lực lượng Úc Châu rất anh hùng trân trọng làm lễ quân táng tay hiệp sĩ phi công người Phổ nầy. Sáu Đại úy phi công (Úc) mang quan tài đi trước giàn lính (Úc) chào, một loạt súng bắn chỉ thiên tiển chưn người anh hùng quá cố. Mộ của vị phi công Hầu tước Đỏ được ai đó ghi dòng chữ “À notre ennemi vaillant et digne –Tặng người địch thủ can trường và xứng đáng.”.

    Để kết luận: Kể chuyện người, lại nghĩ đến ta:

    Càng khen lòng hào hiệp người phương Tây, càng khóc cho lòng ty tiện tiểu nhơn của người Cộng Sản phương Đông mình.

    – Hãy so sánh chuyện vừa kể trên, với cảnh giựt sập Tượng Thương tiếc của Nghĩa trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Hay những cảnh hôi của tài sản toàn dân Nam Việt sau ngày thắng trận của quân đội cộng sản Bắc Việt!

    – Hãy nhớ lại những cảnh phe Bắc Việt thắng cuộc chẳng những làm nhục các địch thủ Nam Việt thua cuộc, mà còn đày đọa gia đình vợ con đồng bào miền Nam, mà còn trả thù cả đến những địch thủ đã đền xong nợ nước, chả biết đạo lý, chả biết thế nào là nghĩa tử nghĩa tận: từ những nghĩa trang, đến những góa phụ những con côi dòng dỏi gia đình phe miền Nam gọi với một tôi danh mạ lỵ là “ngụy” cũng bị mang tôi danh ấy như một bảng án lý lịch, bị đuổi nhà, tịch thu tài sản, bị mất chổ làm, bị không được đi học, bị cấm nầy, cấm nọ…

    Và đến cả ngày nay, sau 44 năm đô hộ xâm chiếm, hận thù vẫn còn đó, tội danh ấy vẫn còn đó. Cả miền Nam vẫn là Đất Ngụy bị chiếm, con em Dân Ngụy vẫn là một thứ phó dân.

    Nước Việt Nam được gọi là thống nhứt, là một, với một quốc gia lấy tên là Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhưng trong nước vẫn là hai thế giới của hai quốc dân, hai loại người Việt:

    – 1/ thế giới của phe nhà cầm quyền, đảng viên hay thân thuộc đảng viên Đảng Cộng Sản, cùng với công dân là những người gốc miền Bắc gốc gia đình có công với cuộc chiến xâm lược, loại ấy là công dân, công nhơn viên cao cấp, quân nhơn, công an, hành chánh phủ huyện… và

    – 2/ thế giới của thứ dân, phó dân, của dân Ngụy của nước Ngụy Nam Việt đất đang bị chiếm của anh thợ, của chị bán hàng rong, của anh đạp xích lô, của em bé bán thuốc lá mía ghim…

    Chúng ta đừng bao giờ quên tuyên truyền Cộng sản Bắc Việt lúc thời chiến tranh xâm lược là đi vào Nam đánh Mỹ Ngụy. Chứ có bao giờ Bắc Việt gọi chúng ta người miền Nam là người Việt đâu? Trong lúc ấy dân chúng miền Nam gọi dân quân Bắc Việt là Việt Cộng (là người Việt Cộng Sản). Chúng ta lúc nào cũng vẫn nhận họ là người Việt, nhưng họ không nhận chúng ta là người Việt! Sau đây là một thí dụ điển hình cho sự đối xử sai biệt ấy:

    Cùng tù nhơn chống đối Nhà nước Cộng sản, Cù Huy Hà Vũ được Nhà nước Cộng sản Việt Nam chiếu cố lấy tiền nhơn dân Việt Nam cho đi Mỹ chữa bịnh mập, máu cao sau 3 năm nhốt – ở tù mà mập béo quả thật sướng hơn ở tù bên xứ Tây của tui nữa, hèn chi ngày nay dân Việt Nam trong nước nhiều người đấu tranh chống Tàu, đòi đân chủ để được đi tù và may còn ra được xuất ngoại và được Mỹ rước vào nuôi và cấp dưỡng – (tội nghiệp thay cho người tù! nhơn đạo thay người cầm quyền!) – nhưng Nguyễn Hữu Cầu, gốc là phe ta miền Nam, là cựu quân ngụy, tù 35 năm, bệnh gần chết, gầy ốm tong teo vì thiếu ăn, bệnh nặng mới được thả, mà cũng chẳng được gởi đi Mỹ chữa bệnh.

    Cũng cùng một tội, chống thiên tử, chống quan Thừa tướng,

    – Cù Huy Hà Vũ vì là công dân dám kiện ông quan Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

    – Nguyễn Hữu Cầu vốn dân ngụy nên chỉ dám, “chỉ trích” thôi – cũng ông quan Nguyễn Tấn Dũng.

    – Cù Huy Hà Vũ đã là công dân hạng cao cấp lại còn là người có “nghề”, lắm nghề: nào là Luật sư, nào là công tử đỏ, giai cấp quyền quý, nên nguy hiểm bội phần,

    – Nguyễn Hữu Cầu, trên răng dưới dế, chỉ là thằng ngụy thôi, chỉ là thằng thua trận, bực mình, thất chí, anh hùng một tý chưởi “đổng” cho đã cái đầu, cho thông cái trí, hai bàn tay trắng, kiếm ăn không đủ, huống chi lật đổ quan Thừa tướng! lật đổ nhà cầm quyền! Vậy mà: hai nhơn vật, hai chế độ đối xử, hai cách hành xử! Não trạng văn hóa của tháng Tư đen tối! Đánh dấu từ đấy những điển hình của tình trạng pháp lý Việt Nam. Apocalyse-Hồ Chí Minh! Khủng khiếp! Thua chi apocalypse Hitler, thua chi apocalypse Đại Thế Chiến 1. Hai cái kia cho cả nhơn loại, còn Hồ Chí Minh là đại họa chỉ giáng vào đầu dân tộc Việt Nam.

    Khúc Khải Huyền khủng khiếp nầy chỉ chấp dứt khi vấn nạn Cộng sản Việt Nam không còn nữa!

    Apocalypse Đại Thế chiến chỉ vỏn vẹn trên dưới 4 năm 1914-1918. Apocalypse Hitler đại họa Đen cũng chỉ từ 1938 đến 1945. Apocalypse Đỏ đại nạn Cộng sản Quốc tế trên 100 năm rồi (1917 – 2019) ngày nay vẫn chưa dứt. Với cái đuôi Putin và họa Đại Nga, với cái đuôi Xi Jinping và họa Đại Hán, với cái đuôi Bắc Triều tiên và cái họa do gia đình họ Kim.

    Và riêng về Việt Nam ta Đại Nạn Cộng sản do Hồ Chí Minh mang đến, ngày nay vẫn chưa dứt! Và ngày mai? 2020, văn tự Bán Nước Thành Đô thực hiện. Mất nước là cái chắc!


    Hồi Nhơn Sơn,
    Tháng Tư đen cuối cùng của Đất Nước Việt Nam,


    Phan Văn Song


    Nguồn:http://vietluan.com.au



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           

    Từ lệnh bỏ Huế ngày 25/3/1975:
    Vĩnh Biệt Chốn Kinh Kỳ!






    Những ngày này 44 năm trước, VNCH bị đồng minh Hoa Kỳ đẩy tới đường cùng. Số phận của Huế và cả nền Cộng Hòa tại miền Nam hầu như được quyết định trong hai phiên họp khẩn cấp tại Dinh Độc Lập ngày 25 và 26/3/1975. Để tưởng nhớ ngày phải rời bỏ Huế năm xưa, mời đọc lại bài viết của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, tác giả sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” và “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu.”


    Vua nước Chiêm Thành là Chế Mân, người anh hùng chiến thắng cả được quân Nguyên Mông, thế mà lại phải đầu hàng trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Huyền Trân Công Chúa. Ông liền dâng cả miền đất của Châu Ô, Châu Rí cho Việt Nam để làm quà sính lễ xin cưới Huyền Trân về làm vợ. Nàng hy sinh, giúp mở được con đường Nam Tiến. Vua Trần đổi tên hai châu thành Thuận Châu và Hóa Châu, gọi tắt là Thuận Hóa. Chữ ‘Hóa’ dần dần đọc trại đi thành “Huế.”

    Câu chuyện lãng mạn ấy đi đôi với cái phong cảnh nhẹ nhàng, quyến rũ của miền đất này. Lăng tẩm, Thành nội, Thành ngoại, đầm sen tỏa hương thơm ngát. Rồi những buổi chiều tím, những đêm trăng mờ, những con đò nho nhỏ. Nếu ta dừng lại ở vài bậc chót khi lên Chùa Thiên Mụ mà ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ trên dòng Sông Hương thì sẽ thấy lòng mình lắng xuống, rồi như bị cuốn vào với tiếng chuông chùa, ngân vang vào không trung: ai đi xa Huế làm sao quên được Sông Hương?

    Cái cảnh nửa đi nửa ở không phải chỉ ám ảnh người lữ khách khi phải lìa xa nơi Cố đô, nhưng nó còn làm cho các nhà quân sự trăn trở không ít khi phải vĩnh biệt chốn Kinh Kỳ vào cuối tháng Ba năm ấy. Lúc thì cố thủ, lúc thì rút quân, rút xong lại muốn quay về giữ Huế, cứ dùng dằng mãi.

    Trong một báo cáo tối mật của Tướng Fred Weyand gửi Tổng Thống Gerald Ford sau chuyến viếng thăm chiến trường Miền Nam vào cuối tháng 3, 1975, ông nói tới hậu quả bi đát của việc cúp hết viện trợ làm tê liệt khả năng chiến đấu của VNCH. Về cuộc họp tại Dinh Độc Lập trước khi bỏ Huế (13/3), ông bình luận:

    “Trong mười hai ngày tiếp theo sau bưổi họp này (từ 13 tới 25), có sự băn khoăn lớn lao (critical desolation) từ phía Quân Đoàn I và Sàigòn về việc nên giữ lại những phần nào ở QĐ I, nhất là về việc có nên hay không nên giữ Huế.”

    Tiến thoái lưỡng nan

    –“Anh Trưởng hả? Liệu có giữ được Huế không?”


    TT Thiệu hỏi Tướng Ngô Quang Trưởng qua điện thoại. Hôm đó là ngày 25 tháng 3, 1975. Một cuộc họp tại Dinh Độc Lập dưới quyền chủ tọa của TT Thiệu lúc 9 giờ 30 sáng. Hiện diện: ngoài Phó TT Trần Văn Hương và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm:

    Về phía quân sự: Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, Trung tướng Đồng Văn Khuyên.

    Về phía dân sự: Ngoại trưởng Vương Văn Bắc, Tổng trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng.

    Khi mọi người đã đến đông đủ, một bầu không khí im lặng ghê rợn bao phủ phòng họp. Những điểm mầu đỏ đánh dấu vị trí đồn trú của quân đội Bắc Việt trên tấm bản đồ lớn trên tường đã mọc lên như nấm. Cuộc duyệt xét tình hình quân sự bắt đầu.

    Sau khi tướng Khuyên trình bày về tình hình QK I và II, TT Thiệu nhấc máy điện thoại gọi tướng Trưởng hỏi xem có giữ được Huế hay không. Rồi ông nhắc lại câu trả lời từ đầu giây bên kia:

    — Trung tướng Trưởng: “Nếu có lệnh, thì giữ.

    — TT Thiệu: “Liệu giữ được bao lâu?”

    — Trung tướng Trưởng“Ngày một ngày hai.”

    — TT Thiệu: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết

    định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”


    Vì những biến cố về Huế còn đặt ra nhiều nghi vấn nên chúng tôi đã ghi lại thật rõ trong cuốn sách Tâm Tư Tổng Thống Thiệu về những diễn tiến ở Dinh Độc Lập có liên hệ tới Quân đoàn I vào tháng 3/1975, cùng với suy tư của Tổng thống Thiệu và Trung tướng Trưởng. Thêm vào đó là tường thuật của Đại tướng Viên và những tài liệu của Hoa Kỳ (xem Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, Chương 3).

    Cuộc họp tại Dinh Độc Lập ngày 19 tháng 3

    Trong bối cảnh ấy thì sáng ngày 19/3, Tướng Trưởng bay vào Sàigòn để trình bày kế hoạch rút lui lên tổng thống, lần này có sự hiện diện của cả Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Sự hiện diện của cụ Hương là việc bất thường, vì xưa nay khi bàn chuyện quân sự ông Thiệu thường chỉ mời có các ông Khiêm, Viên và Quang mà thôi. Chắc lúc đó, ông phải nhờ đến sự ủng hộ của Phó Tổng thống để thuyết phục Tướng Trưởng nên bỏ Huế.

    Theo Đại Tướng Viên thuật lại trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của VNCH (trang 162-163):

    –“Anh Trưởng hả? Liệu có giữ được Huế không?”

    Tướng Trưởng trình bày kế hoạch với hai giải pháp:

    Kế hoạch thứ nhất: nếu quốc lộ 1 (QL 1) còn sử dụng được, quân ông sẽ rút từ Huế về Đà Nẵng và từ Chu Lai về Đà Nẵng;

    Kế hoạch thứ hai: nếu QL 1 bị cắt, các lực lượng sẽ rút vào ba cứ điểm là Chu Lai, Huế, và Đà Nẵng, nhưng Huế và Chu Lai chỉ là hai nơi tập trung quân để cuối cùng thì rút về Đà Nẵng bằng đường biển. Đà Nẵng sẽ là điểm phòng thủ chánh do bốn sư đoàn bộ binh và bốn liên đoàn BĐQ.

    Vì lúc ấy “không thể rút quân theo kế hoạch thứ nhất được vì đoạn đường Huế-Đà Nẵng, Chu lai-Đà Nẵng đã bị chốt, làn sóng tỵ nạn lại đang từ mọi ngả dùng con lộ duy nhất này để chạy về Đà Nẵng, nên Tướng Trưởng kết luận: “ ‘chúng ta chỉ có một chọn lựa, và chúng ta phải thi hành ngay trước khi quá trễ.’ Chọn lựa của tướng Trưởng là rút quân về Huế, Đà Nẵng, Chu Lai và lợi dụng những công sự phòng thủ đã có trong thành phố, hay địa hình chung quanh, như những cao điểm của những ngọn đồi ngoại thành để chống cự.”

    Trong cuộc họp ngày 19 tháng 3, TT Thiệu kể lại là ông đã miễn cưỡng chấp thuận kế hoạch thứ hai của ông Trưởng vì ông Trưởng nói không còn đường nào tháo lui khỏi Huế được nữa vì QL 1 đã bị chặn: “Tôi nói với tướng Trưởng là mặc dầu lịch sử có thể phán xét tôi như một thằng ngu (imbécile) nhưng vì lòng tôi đối với đất nước, tôi đồng ý.” Sau đó ông Thiệu tiễn ông Trưởng ra khỏi Dinh Độc Lập và nói:“Tôi đợi đến khi anh về tới Đà Nẵng rồi sẽ tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh.”

    TT Thiệu thêm: khi về tới Đà Nẵng thì “Ông Trưởng gọi điện thoại để yêu cầu tôi hãy hoãn lại việc tuyên bố tử thủ Huế trên đài phát thanh, vì có thể ta không giữ nổi Huế.” Tôi hỏi tại sao Tướng Trưởng lại thay đổi? TT Thiệu trả lời:”Lý do là khi máy bay vừa đáp xuống Đà Nẵng, Tướng Trưởng nghe Tướng (Lâm Quang) Thi, Tư lệnh phó QĐ I báo cáo là QĐBV đã bắt đầu pháo vào bộ chỉ huy rồi.

    Việc Tướng Thi báo cáo bộ tư lệnh của ông đã bị pháo thì Đại tướng Viên cũng xác nhận trong cuốn hồi ký của ông (sđd., trang 164-165). Nhưng việc Tướng Trưởng xin hoãn tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh thì chưa thấy ai nói tới. Cũng theo lời TT Thiệu, vì ông đã miễn cưỡng đồng ý với Tướng Trưởng về việc giữ Huế mà bây giờ lại thấy ông Trưởng dè dặt, lung lạc nên nhân cơ hội này, ông Thiệu lại nói thêm về việc nên bỏ Huế. Ông cho ông Trưởng biết là cả Phó Tổng thống, cả Thủ tướng đều chống lại việc giữ cả hai nơi – Huế và Đà Nẵng- cùng một lúc.

    Nhưng mặc dù TT Thiệu tỏ ý dè dặt, Tướng Trưởng vẫn tiến hành kế hoạch giữ ba cứ địa Huế, Chu Lai và Đà Nẵng, vì Quốc Lộ 1 đã bị chận rồi, không thể rút được nữa, vả lại ông cho rằng Tổng thống tuy dè dặt nhưng chưa rút lại lệnh đó.

    Vào thời điểm này thì đài BBC luôn loan báo đầy đủ chi tiết về cuộc triệt thoái Pleiku và tiên đoán là quân đội Bắc Việt sẽ tới vùng phụ cận Sàigòn trong vòng vài ba tuần lễ vì Quốc lộ 14 từ Ban Mê Thuột đã mở rộng. Đài VOA thì tường thuật về vụ nhóm Dân chủ ở Hạ viện đã bỏ phiếu chống viện trợ bổ túc cho Miền Nam (ngày 12 tháng 3) với số phiếu 189-49; rồi nhóm ở Thượng viện theo sau với số phiếu 34-6. Binh sĩ nghe liên tục như vậy nên tinh thần sa sút rất nhanh. Từ Miền Trung, đơn xin tiếp liệu về thực phẩm, dược phẩm, nhà tạm trú cho gia đình binh sĩ và nhân dân di tản tới tấp bay về Sàigòn, nhưng chính phủ trung ương đã hầu như cạn kiệt.

    Năm ngày trăn trở về Huế

    Ngày 23 tháng 3, 1975, theo Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn trong hồi ký Đất Nước Tôi: “Tướng Trưởng họp bộ tham mưu tại Đà Nẵng, ra chỉ thị cho Tướng Thi tử thủ Huế nhưng đồng thời phải có kế hoạch để sẵn sàng di tản về Đà Nẵng nếu tình thế đòi hỏi. Đến đây ai cũng nhận thấy tình hình cố đô Huế rất nguy kịch, nếu không nói là tuyệt vọng.” Sau đó, sáng ngày 24 tháng 3, Tướng Thi và Bộ Tư lệnh tiền phương đáp tầu Hải quân đi Đà Nẵng…”
    Ngày 25 tháng 3, theo ĐT Viên: “tất cả các đơn vị của quân đoàn I tụ lại tại ba phòng tuyến chánh: nam Chu Lai, Đà Nẵng (kể cả Hội An) và Bắc thành phố Huế… Tinh thần binh sĩ xuống thấp và chán nản. Từ lâu, chinh chiến hết trận này đến trận nọ, nhưng chưa bao giờ họ nằm trong cảnh tuyệt vọng như vầy… Trong tình thế thất vọng đó, quân đoàn I nhận thêm một quân lệnh từ Dinh Độc lập: tổng thống Thiệu ra lệnh tướng Trưởng dùng ba sư đoàn cơ hữu của quân đoàn để phòng thủ Đà Nẵng. Sư đoàn TQLC được đóng vai trừ bị. Đêm đó tướng Trưởng ra lệnh cho Sư đoàn 1BB và các đơn vị chung quanh Huế rút về Đà Nẵng…”
    “Kế hoạch di tản lực lượng khỏi Huế bắt đầu bằng cách cho sư đoàn 1BB và các đơn vị cơ hữu của sư đoàn rút ra Cửa Tư Hiền…” (sđd., 171).

    Lệnh bỏ Huế ngày 25/3/1975

    Như viện dẫn ở đầu bài, trong buổi họp ngày 25/3, sau khi TT Thiệu hỏi Tướng Trưởng “nếu ông quyết định giữ Huế thì được bao lâu,” ông Trưởng trả lời là chỉ giữ được “ngày một ngày hai,” ông Thiệu lập lại cho mọi người nghe, rồi ra lệnh: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”

    Tới đây ông Thiệu không nhắc lại thêm các câu trả lời sau đó của ông Trưởng nữa. Ông đặt ống nói xuống, và nói: “Ông Trưởng rất depressed” (chán nản). Sau khi tham khảo với Đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu ra chỉ thị cho ông gửi công điện cho Tướng Trưởng, đưa ra ba lệnh (và tôi ghi rất rõ ràng xuống cuốn sổ tay còn giữ được):

    • “Thứ nhất, bỏ Huế;

      “Thứ hai, phải làm cho lẹ; và

      “Thứ ba, tử thủ Đà Nẵng.”


    TT Thiệu thở dài: “Mình trông cậy vào ba ‘enclaves’ (cứ điểm), mà bây giờ chỉ còn một ở Đà Nẵng.” Nghe vậy, ông Bắc và tôi bàng hoàng nhìn nhau. Như vậy là đã có lệnh chính thức bỏ Huế.

    Trong cuốn ‘Decent Interval,’ tác giả Frank Snepp viết về lòng thương của Tướng Trưởng đối với binh sĩ và hậu quả như sau:

    “Đang khi Tướng Trưởng trình bày với TT Thiệu về kế hoạch của ông thì số quân đội mà ông cần để thi hành này lại đang tan rã (disintegrating). Và đó là lỗi ông ta một phần (He was partly to blame). Mấy ngày trước đó ông đã cho phép quân nhân của SĐ I được phép lo cho an toàn của gia đình họ. Ông đã làm như vậy là vì lòng thương của một tư lệnh đối với binh sĩ, nhưng khi Quốc Lộ I đã bị chận rồi thì chỉ thị này đã dẫn tới hỗn loạn, vì sĩ quan cũng như quân nhân đã bỏ đồn từng loạt để lo cho thân nhân tìm lối thoát.”

    Nơi đây, tôi mở ngoặc để nhắc lại về tình trạng kinh tế khó khăn của thân nhân người binh sĩ trước khi sụp đổ. Từ mùa Hè 1974, sau khi giá xăng dầu tăng lên gấp ba lần, ngân sách không còn đủ khả năng tăng lương cho quân đội để đáp ứng với lạm phát vì viện trợ đã bị cắt gần hết. Chính phủ chỉ định cho mỗi Bộ nhận một sư đoàn để tìm cách giúp đỡ. Sư đoàn 1 được giao cho Bộ Kế Hoạch.Trong một chuyến đi Huế thăm sư đoàn này, chúng tôi được Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm đưa đi thăm hỏi gia đình binh sĩ. Ông tâm sự rằng để cho thân nhân sống trong các lều, bạt ngay sát trại như thế này thì thật là nguy hiểm khi bị pháo kích và cũng thật khó khăn khi phải chuyển quân, nhưng phải chấp nhận vì với số lương quá ít ỏi, người lính phải chi tiêu chung với gia đình. Thật vậy, với 20,000 đồng một tháng (mãi lực bằng khoảng $28 đô la), người quân nhân chỉ có thể mua gạo, nước mắm cho gia đình, còn lại rất it cho những nhu cầu khác như thuốc men, may mặc, giáo dục con cái, giải trí.

    *

    Ngày 26 tháng 3, 1975 một buổi họp tiếp theo tại Dinh Độc Lập vào lúc 10 giờ sáng. Có mặt tại buổi họp: Tổng thống Thiệu, Ngoại trưởng Bắc và chúng tôi. Cuộc họp này là để bàn về việc tìm cách để cấp tốc khai thác hai bức thư của Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm và Chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn viết cho hai Chủ tịch Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ ngày hôm trước (25 tháng 3). Giữa cuộc họp thì TT Thiệu lại nhấc điện thoại nói chuyện với Tướng Trưởng về Huế:

    — TT Thiệu: “Anh Trưởng hả? Tình hình Huế thế nào?’

    — Tướng Trưởng: (theo như lời ông Thiệu nhắc lại trong phòng họp):

    “Đang bị đánh vài trận.”

    Cùng ngày bỏ Huế, TT Thiệu chỉ thị cho tôi trình ông bản thảo chót về bức thư cầu cứu Tổng thống Ford. Mở đầu có câu: “Thưa Tổng Thống, lúc lá thư này tới tay Ngài, thành phố Huế có lẽ đã bị bỏ ngỏ, và rất có thể chính Sàigòn cũng bị đe dọa.” Ông Thiệu gạch ngay câu mở đầu đi vì Huế đã bị bỏ ngỏ rồi. Trên đầu thư chúng tôi đề “Saigon, March…, 1975” để trống con số về ngày gửi, vì chưa biết ông định gửi thư ngày nào. Lúc ấy ông lấy bút chì xanh viết xuống số “25” thật to, tức là “Saigon, March 25, 1975.” Tôi còn nhớ rõ khuôn mặt buồn thảm của ông lúc ấy. Ông bảo tôi đưa bản văn cho Chánh Văn Phòng tổng thống là Đại tá Cầm để cho đánh máy và chuyển cho Đại sứ Graham Martin ngay.

    Gửi thư đi rồi, TT Thiệu chờ đợi từng giây phút về phản ứng của Tổng thống Ford.

    Nhưng nhận được thư SOS, TT Ford lờ đi, không hồi âm, măc dù khi lên nhậm chức Tổng thống thay TT Nixon vào mùa hè 1974 ông đã viết cho TT Thiệu ngay ngày làm việc đầu tiên tại Tòa Bạch Ốc: “Những cam kết mà nước Mỹ đã hứa hẹn với VNCH trong quá khứ vẫn còn hiệu lực và sẽ được hoàn toàn tôn trọng trong nhiệm kỳ của tôi” (thư ngày 10 tháng 8, 1974, xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 194-196). TT Ford chỉ làm một nghĩa cử để biểu diễn. Trong cuốn hồi ký A Time to Heal (1979) ông viết lại:

    “Chiều ngày 25 tháng 3 (ngày 26 giờ Sàigòn), tôi họp với các ông Kissinger, Scowcroft, Martin và tướng Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân. Mọi người đều biết là tình hình Miền Nam rất trầm trọng, nhưng chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào. Tôi yêu cầu ông Weyand bay sang Sàigòn sớm nhất có thể, ở đó một tuần rồi mang về một báo cáo đầy đủ.”

    Nói rằng “Chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào” thì đúng là nói dối. Ông đã nhận được thư SOS của TT Thiệu và của lưỡng viện VNCH, lại đươc nghe Đại Sứ Graham Martin từ Sài gòn về báo cáo. Sau này ĐS Martin còn nói lại với chúng tôi là sau khi ông họp nhiều lần với TT Thiệu, cũng như đã có đầy đủ tin tức chiến trường do ông Polgar (Giám đốc CIA ở Sàigòn) cung cấp, ông đã báo cáo rất chi tiết cho cả hai ông Kissinger và Ford. Như vậy là trong hồi ký, trước sự đã rồi, TT Ford chỉ biện luận cho hành vi phản bội của mình.

    Hồn khí linh thiêng nơi cố đô

    Vừa rút khỏi Huế buổi sáng thì buổi chiều lại một tin sét đánh, hy vọng cuối cùng của VNCH để có chút tiền sống cầm hơi đã bị tan biến. Vào cuối năm 1974, một tia sáng loé lên. Có ông vua dầu lửa người xứ Arabia chiếu cố đến Miền Nam. Vua Saud al Faisal cho biết ông có rất nhiều thiện cảm với nhân dân Miền Nam và đã bí mật đồng ý cho Miền Nam vay một số tiền để mua tiếp liệu (xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 474).

    Thật là một cơ hội quý báu. Đang lúc nguy kịch lại có nhà hảo tâm đến cứu. Vua Faisal bằng lòng cho vay dài hạn $300 triệu (để bù đắp cho số tiền vừa bị QH Mỹ vét nạo hết). Bao nhiêu hy vọng tràn trề. Họp lên họp xuống, nhất thiết là phải thực hiện ngay kế hoạch này để tới 1975/76 còn giữ được một phần lượng nhập cảng những hàng thiết yếu. Đặc biệt là dầu, xăng, thực phẩm, thuốc men, và phân bón. Nếu quá khan hiếm những sản phẩm này thì chắc chắn sẽ có khủng hoảng lớn.

    Nhưng đúng là “hoạ vô đơn chí.” Những cái rủi ro nó hay theo nhau mà đến. Đang lúc chúng tôi sửa soạn để cùng với Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc lên đường đi Riyadh đàm phán, mong sớm có giải ngân, thì đùng một cái, vua Faisal bị chính cháu ruột mình sát hại một cách thảm thương ngay trong hoàng cung.

    Chính phủ Miền Nam bàng hoàng. Tổng Thống Thiệu gửi điện văn chia buồn cùng Hoàng gia, nói tới nghĩa cử cao đẹp của ngài Faisal, cầu xin cho Allah sớm đưa Ngài về nơi cực lạc. Vì tình cảm cao đẹp ấy, Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu Hoàng gia tiếp tục thực hiện công cuộc yểm trợ Miền Nam như Ngài đã vạch ra.

    Thế nhưng, trong lúc tang gia bối rối, tình hình quốc nội xáo trộn, Hoàng gia Saudi đâu còn thời giờ hay tinh thần mà để ý đến chuyện của nước khác.

    Đứng về khía cạnh tâm linh, tôi tự hỏi làm sao lại có sự trùng hợp giữa cố đô Hoàng Triều Huế và ông vua xứ Saudi cùng một ngày như vậy? Phải chăng đã đến lúc vận nước suy tàn?


    Nguyễn Tiến Hưng


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Quốc Hận Năm Thứ 44






    Đã bắt đầu vào tháng Tư, năm 2019. Thế là bắt đầu thêm một Quốc Hận, Quốc Hận thứ 44, kể từ 30 tháng 4 năm 1975. Quốc Hận là Quốc Hận là sự kiện lịch sử Ông Trời cũng không thay đổi được, chớ đừng nói một vài cá nhân háo danh léng phéng muốn nổi danh toan đổi tên bị người dân Việt chống CS tẩy chay, loại bỏ.

    Lịch sử sẽ vô ích nếu Con Người không vận dụng, nếu Con Người không nhớ để rút kinh nghiệm, để ôn cố tri tân. Để chống lại kẻ gian ác, để kẻ gian ác không thể tái diễn tai họa cho quốc gia dân tộc hay cộng đồng nữa. Nhớ và tưởng niệm Quốc Hận vì thế là bổn phận của cá nhân và nghĩa vụ của tập thể, xã hội trong dòng lịch sử, trên phương diện nhân sinh quan cũng như vũ trụ quan.

    Nên mạnh dạn dẹp qua một bên những lời khuyên giả đạo đức, thực dụng và lợi dụng, bảo “để quá khứ ra phía sau, hướng về tương lai phía trước”, của những đám tàn dư Phản Chiến Mỹ, những chánh trị gia thiên Tả, người thân Cộng thập thò đi đêm với CSVN. Những người CSVN mà Thượng nghị sĩ McCain có lần đi Hà nội đã nói đó là “bọn ác đã thắng” và đang thống trị Việt Nam. Những người CSVN đã từng tuyên truyền dối gạt, dụ dỗ nữ tài tử Jane Fonda ngồi lên và khen cây súng và các “chiến sĩ” của CS Bắc Việt đã bắn phi cơ Mỹ ở Hà nội để chụp hình tuyên truyền chống Mỹ, nhưng sau này Bà hối hận, khóc trước những cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại VN.

    Nhớ Ba Mươi Tháng Tư là Ngày Quốc Hận là cơ hội tưởng niệm, là bổn phận của người đi sau nhứt là thế hệ trẻ sanh sau Chiến tranh VN nhớ những người đi trước, nhớ những biến cố đau thương đã qua để rút kinh nghiệm. Ở Âu Châu, nhơn cơ hội kỷ niệm 60 năm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã, lớp trẻ nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt chủng bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi và đem vào chương trình môn lịch sử bó buộc học ở các trường trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah.

    Ở Mỹ cũng thế, người Mỹ đem vào chương trình học sử của trung tiểu học để thường xuyên nhắc nhở cuộc Nội Chiến vì lý do nô lệ Da Đen thời Hoa kỳ còn non trẻ, Con Đường Nước Mắt chánh quyền Mỹ cưỡng bức dời cư Thổ dân thời Viễn Tây, lập khu tập trung cấm cố người Nhựt thời Thế Chiến 2. Để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ vì đó là môn thi ở trường lớp, đó cũng là bài học để chống sai lầm của cá nhân cầm quyền diệt chủng, gây tội ác chống Nhân Loại.

    Ở Âu châu chẳng những giáo dục ở trường lớp mà còn tổ chức du khảo, cho sinh viên học sinh thăm Trại Tập Trung Auschwitz ở Ba Lan, để tận mắt thấy những lò thiêu, thấy những hành động dã man, tàn ác và dối trá mà những người Đức Quốc Xã đối với người Do Thái. Nhiều học sinh, sinh viên nam nữ, đứng chết trân hoặc hét lên kêu Thượng Đế khi thấy hình ảnh hàng ngàn người mẹ Do Thái mình không quần áo, tay bồng con, đứng chờ đi vào chỗ chết mà tưởng đi tắm vì nghe “quản giáo” bảo xếp hàng để đi tắm.

    Làm như thế người Âu Châu lẫn người Mỹ chánh yếu muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa. Làm thế là để giúp cho đàn hậu tấn có những thông tin, những dữ kiện đầy đủ để biết rõ một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân như Đức Quốc xã đã giết người hàng loạt, giết hàng triệu lương dân chết oan uổng. Để từ đó đàn hậu tấn thấy có nhiệm vụ ngăn chận thảm cảnh trần gian, tránh sai lầm của chế độ.

    Thì tại sao thế hệ trẻ Việt ở Hải ngoại, nhất là ở Mỹ không có bổn phận nhớ, thế hệ lớn tuổi không nhiệm nói. Rằng phụ huynh mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa, do Ủy Ban Quân Quản của CS Hà Nội gọi trình diện “học tập cải tạo” trong vòng một tháng để bị đày đi tù biệt xứ và lao động khổ sai hàng chục năm mà không có xét xử.

    Rằng Ô. Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, máu đổ thịt rơi, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt nửa thế kỷ. Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong thành tích diệt chủng Việt, tính ra còn cao hơn Paul Pot, Mao Trạch Đông và Staline cộng lại nữa. 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ và nửa triệu làm mồi cho cá.

    Cả thế giới bàng hoàng, lương tâm Nhân Loại chấn động, Con Người chánh trực đồng cảm, thương tâm. Toàn dân Việt rúng động. Thảm kịch này chưa xảy ra lần nào trong lịch sử nước nhà VN. Chưa xảy ra suốt ba lần Bắc Thuộc, một lần Pháp Thuộc. Và cũng chưa thấy lần nào trong lịch sử thế giới với qui mô lớn như vậy. CS Nga, Tàu, Đông Âu, Cuba, không có nước nào làm cho dân phải vượt biên tỵ nạn CS đông như vậy.

    Lớp trẻ có bổn phận nhớ nếu không có những thân nhân là quân dân cán chính VNCH dẫn theo trên đường tỵ nạn CS và định cư ở Mỹ, thì dù đậu tiến sĩ đôi ba bằng nếu không có gia đình là quân dân cán chính VN Cộng hoà, không phải là con cháu HO, con cháu thuyền nhân cũng không thể được ở lại Mỹ, được hưởng nhiều cơ hội tiến thân trăm lần hơn những bạn đồng trang lứa còn kẹt sống trong chế độ CSVN.

    Thế mà gần đây CS Hà Nội và một số nhà chánh trị thiên tả, thực dụng và lợi dụng và một số tài phiệt siêu quốc gia ở Mỹ, lớn tiếng kêu gọi bỏ quá khứ ra phía sau và hướng về tương lai phía trước. Những người đó vì quyền lợi riêng tư, phe đảng đã tung hỏa mù. Một mặt để thế hệ trẻ Mỹ Việt xem thảm cảnh diệt chủng của CS ở VN suốt nửa thế kỷ như không có. Mặt khác chụp mũ “quá khích” cho những người nhớ bài học lịch sử đau thương nhứt của người Việt với nhãn hiệu “nặng quá khứ nên quá khích” với CSVN.

    Âu Châu là căn cứ địa lâu đời của văn minh Tây Phương. Lịch sử Âu châu dài cả chục lần hơn lịch sử Mỹ. Người Âu Châu vì thế có nhiều kinh nghiệm đau thương với độc tài dưới mọi hình thức và với ý thức hệ phi nhân hơn người Mỹ. Giáo quyền độc tôn trên thế quyền thời Trung Cổ Đen Tối; Đức Quốc Xã; Cộng sản chủ nghĩa thời cách mạng kỹ nghệ đều xuất phát từ Âu Châu. Nên người Âu Châu chú trọng bài học lịch sử hơn. Người đi trước cảm thấy có nhiệm vụ truyền đạt kinh nghiệm đau thương cho lớp trẻ. Còn lớp trẻ cũng nhận thấy có “ bổn phận phải nhớ” (devoir de mémoire) để ngăn chận lịch sử đen tối đừng tái diễn.

    Người Việt Nam ở sát nước Tàu khổng lồ coi mình là Thiên Tử Con Trời, coi các nước xung quanh là nhược tiểu, man di, dị tộc hễ có dịp là xâm lăng, thôn tính, nên người Việt có kinh nghiệm lịch sử đau khổ còn hơn người Âu Châu nữa. Nên người Việt coi ôn cố tri tân là bổn phận. Kinh nghiệm đau thương nhứt và gần đây nhứt là kinh nghiệm CS độc tài, đảng trị toàn diện, đoạ đày nhân dân, suy sụp đất nước.

    Do vậy nhiều người lớn tuổi cảm thấy rất ấm lòng khi dầm mưa dãi nắng, chịu nóng, chịu lạnh, tham dự các cuộc biểu tình chống CS. Ngày Quốc Hận người Việt không tiếc thì giờ và tiền bạc, chuẩn bị cả tháng trước trong việc tổ chức cả một chuỗi sinh hoạt cộng đồng, đoàn thể, tôn giáo tưởng nhớ Quốc Hận 30 tháng Tư. Không phải mới làm đây, mà làm suốt bốn mươi mấy năm rồi, làm liên tục và còn làm nữa vì đó là tình liên đới của các thế hệ, bài học ôn cố tri tân của Con Người trong dòng lịch sử./.

    Vi Anh


    Nguồn:https://vietbao.com

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Đà Nẵng
    Những Ngày Cuối Cùng

    ___________________________
    Phạm Thành Nhân




    Sau khi toàn bộ các đơn vị cuả Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến được lệnh rút khỏi Quảng Trị thì tại Đà Nẵng tình hình trở nên căng thẳng, dân chúng bắt đầu nhốn nháo, những chiếc xe đủ loại chất đầy người xuôi về Nam rời bỏ thành phố và thành phố trở nên hỗn loạn cảnh tượng không khác gì vào những ngày đầu tháng Tư năm 1972 tại Quảng Trị.

    Pháo đội đóng tại Đại Lộc và theo lệnh cuả đại uý Pháo Đội Trưởng, Thiếu Uý Dương Xuân Cầu trung đội trưởng dẫn một trung đội và hai khẩu đại bác 105 ly đến đóng vị trí cũng thuộc quận lỵ Đại Lộc nhưng gần con đường để đi lên Thường Đức, nơi đã xẩy ra trận đánh đẫm máu giữa Tiểu Đoàn1 Nhẩy Dù và quân cộng sản Bắc Việt tại ngọn đồi 0162.

    Vấn đề tác xạ yểm trợ cho các đơn vị bạn rất hạn chế, một quả đạn đại bác được bắn đi phải có lệnh theo từng hệ thống chỉ huy cho nên đó là điều bất lợi cho quân bạn khi bị địch quân tấn công. Hàng ngày, với nhiệm vụ cuả một trung đội phó, tôi kiểm soát các loại đạn phòng thủ cuả 2 khẩu đội như: đạn chiếu sáng, đạn chống biển người(còn gọi là tổ ong), đạn khói, và một số đạn với đầu nổ chạm để sẵn sàng yểm trợ cho quân bạn.

    Cho đến chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975, trong lúc nhận lệnh cuả thiếu uý trung đội trưởng, đi kiểm soát lại các vọng gác trước khi trời tối, tôi thấy một toán quân bạn từ trong núi di chuyển ngang qua trung đội, tôi vội chận một người lính lại để hỏi:
    • -Các anh đi đâu vào lúc trời tối như thế này?

    Người lính tác chiến trả lời:
    • -Tụi tôi được lệnh di chuyển về thành phố Đà Nẵng.

    Tôi vội chạy vào căn lều cuả thiếu uý Cầu la lớn:
    • -Anh Cầu ơi! Anh em tác chiến họ rút đi rồi, bây giờ chỉ còn trung đội cuả mình nằm ở đây thôi.

    Thiếu uý Cầu hỏi lại tôi:
    • -Mày có chắc là họ rút đi hết không?

    Nói xong Thiếu Uý Cầu gọi máy về pháo đội và được lệnh cuả đại uý pháo đội trưởng là trung đội chuẩn bị sẵn sàng di chuyển khi có lệnh.

    Đến khuya thì trung đội mới được lệnh xếp càng súng móc vào chiếc Cargo 4 tấn và cuối cùng thì tôi nói với hai người khẩu trưởng tháo máy nhắm và chuẩn bị lên đường.

    Lần đầu tiên trong đời pháo thủ cuả tôi, một trung đội với hai khẩu đại bác 105 ly di chuyển giữa đêm khuya mà không có một đơn vị tác chiến nào bảo vệ pháo binh. Thiếu Uý Cầu ngồi xe trước dẫn đường và tôi ngồi xe sau, tất cả pháo thủ trên hai chiếc xe được lệnh súng cá nhân chiã ra hai bên đường.

    Đoàn xe mở đèn mắt mèo đi trong đêm tối và về đến phi trường Đà Nẵng lúc 2 giờ sáng trong lúc phi trường đang bị cộng quân pháo kích, từng loạt các phi cơ đủ loại cuả không quân cất cánh cho đến khi trời vừa hừng sáng. Trung đội được lệnh di chuyển xuống bãi biển Non Nước để sát nhập chung cùng pháo đội và sẽ có tầu cuả Hải Quân vào đón.

    Bãi biển Non Nước buổi sáng sương mù dầy đặc biển động mạnh, xa xa trong lớp sương mù thấp thoáng bóng dáng cuả những chiến hạm,trên mặt biển những xác người cộng với những chiếc phao bằng vỏ xe trôi bồng bềnh theo cơn sóng bạc đầu tắp vào bờ rồi cũng theo con sóng đó trôi ra biển khơi.

    Bãi biển đông nghẹt người kể cả thường dân cũng như một số quân nhân cuả các binh chủng khác. Cảnh hỗn loạn và kinh hoàng xẩy ra khi một chiến hạm đang tiến vào bờ, mọi người chạy xuống nước để dành nhau lên tầu thì nhiều loạt súng nổ vào đám người, thủ phạm là một nhóm quân nhân vô kỷ luật và một số quân phạm thoát ra được từ quân lao Đà Nẵng, chúng bắn xối xả để ngăn chận đám người đang lội xuống nước để dành lên tầu. Trung Sĩ Nguyễn Duy Hinh thuộc pháo đội P tân lập cuả pháo binh Thuỷ Quân Lục Chiến đang đứng trên bãi biển bất ngờ bị một chiếc thiết vận xa M113 chạy điên cuồng đâm vào đám đông, Trung Sĩ Hinh bị cán nát đùi phải, nằm giãy giụa một lúc rồi bất động. Cách đó không xa, Trung Úy Nguyễn văn Hoà thuộc pháo đội I Tiểu Đoàn 3 Nỏ Thân Pháo Binh Thuỷ Quân Lục Chiến ôm xác người em gái bị trúng đạn cuả bọn quân nhân vô kỷ luật bắn bừa bãi để chúng dành nhau bơi ra tầu. Trong khi mọi người vội vã bơi ra biển, có một bóng người nghiêng nghiêng đổ dưới ánh nắng mặt trời trên tay bồng xác người em gái tóc xoã tung bay trong cơn gió lộng, anh lững thững đi ngược về thành phố Đà Nẵng.

    Mọi người bắt đầu bơi ra tầu, Thiếu Uý Cầu đứng chần chừ một lát rồi nói với tôi:
    • -Nhân ơí! tao không biết bơi.
      -Sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến mà không biết bơi chán anh quá!

    Tôi trả lời Thiếu Uý Cầu rồi quay lại nói với hai người lính:
    • -Thằng Văn và Tòng, hai đứa tụi bay kè thiếu uý trung đội trưởng bơi ra tầu.

    Con sóng dữ cuả ngày biển động nhiều lúc lại đẩy ngược tôi vào bờ, cho đến khi bơi gần đến con tầu thì tôi đuối sức và chìm xuống, chung quanh nước đen ngòm, tôi đang vùng vẫy thì bỗng tay chạm vào một sợi dây thừng, tôi nắm lấy và giựt mạnh và thấy thân thể mình nhẹ bổng và từ từ được kéo lên mặt nước, mấy người thuỷ thủ cuả chiến hạm kéo tôi lên bửng tầu nằm thở dốc, sau này tôi được một thuỷ thủ kể lại rằng khi thấy một người lính Thuỷ Quân Lục Chiến đang chìm xuống, anh và một thuỷ thủ nưã đã quăng sợi dây thừng xuống để cứu tôi.

    Xin cám ơn người lính thuỷ đã cứu tôi thoát chết để đến ngày hôm nay tôi còn ngồi đây về viết những dòng chữ này cũng như xin cám ơn vị hạm trưởng và tất cả thuỷ thủ đoàn cuả Hải Vận Hạm Lam Giang HQ402 đã cứu vớt các chiến hữu cũng như đồng đội cuả tôi trong hoàn cảnh đầy nguy hiểm và khó khăn cuả ngày 29 tháng 3 năm 1975. Một lời cám ơn chân thành nhất sau 39 năm dù là muộn màng.

    Đến khoảng nưả đêm thì tất cả mọi người trên chiếc HQ402 được lệnh chuyển qua một chiến hạm lớn (hình như là HQ5), mọi người được lệnh bỏ lại vũ khí cá nhân trên sàn tầu và theo ánh đèn pha chiếu thẳng từ chiến hạm HQ5 leo thang lưới được thả ngang hông tầu và leo sang và đến hôm sau thì đổ chúng tôi xuống quân cảng Cam Ranh.

    Ngày hôm sau trung đội lại được lệnh lên trấn đóng một ngọn đồi gần bờ biển, không thể tưởng tượng được là một ông sĩ quan trung đội trưởng không một khầu súng, dù là súng colt và một trung đội lính cũng không một khẩu súng cá nhân không một trái lựu đạn dẫn nhau lên núi đóng quân. Thiếu uý Cầu lầm bầm chửi thề:
    • -Đéo mẹ bố tiên sư, không súng ống lên đây làm cái gì? Việt Cộng nó mà tấn công thì chết cả đám, bố khỉ.

    Tôi cười cười chọc:
    • -Thì cắt trái lựu đạn da cơ hữu ra quăng vào mặt nó.

    Đám lính cười ồ lên, Thiếu Uý Cầu trừng mắt nhìn tôi trả đuã:
    • -Mày cắt trước làm gương đi.

    Trời đã tối hẳn, hai anh em trải tấm poncho nằm cạnh bên nhau, kể lại cho nhau nghe về đời quân ngũ, 7 năm làm lính, 7 năm cầm súng đánh giặc vào sinh ra tử,đi khắp vùng chiến thuật, từ làng mạc xa xôi hẻo lánh đến những vùng sình lầy và trên những đỉnh núi cao cuả dãy Trường Sơn, miền địa đầu giới tuyến, Khe Sanh, Cam Lộ, Gio Linh, Ái Tử v.v.. rồi đến trận chiến Cổ Thành Quảng Trị, không bao giờ có thể ngờ rằng ngày hôm nay, đêm nay nằm đây, không một khẩu súng trong tay trong khi chiến tranh chưa kết thúc.

    Một buổi trưa hè trên một ngọn đồi cuả vịnh Cam Ranh ánh nắng lấp lánh chiếu qua cành lá, viên thiếu uý trẻ nói với người trung đội phó cuả mình về một cuộc chiến đang tàn...

    Đã 39 năm trôi qua, ba mươi chín lần cuả Tháng Ba, không phải chỉ có một lữ đoàn cuả binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến bị gẫy súng mà là một sự đỗ vỡ toàn diện để đưa một đất nước đã ròng rã chiến đấu trong hơn hai mươi năm với những trận đánh kiêu hùng cuả người lính Việt Nam Cộng Hoà để rồi chấm dứt trong nỗi uất hận, tức tưởi.

    Có những câu chuyện được nghe kể lại rồi sẽ quên đi, nhưng có chứng kiến tận mắt những cảnh tượng đau thương, oan nghiệt chắc chắn sẽ không bao giờ quên.

    Người hạ sĩ quan xấu số năm xưa thân xác đã chôn vùi trong cát cuả bãi biển Non Nước hay đã cuốn theo con sóng ra ngoài biển khơi nghìn trùng trôi đi và trôi mãi.

    Người sĩ quan bồng xác người em gái có còn ở lại thành phố cũ hay đã trôi theo dòng đời lưu lạc phương nào.

    Tháng Ba trời buồn, gió cao.




    Pháo Thủ Phạm Thành Nhân

    nguồn: hon-viet.co.uk

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Chuyện một người mang tên
    Nguyễn Thị Di Tản

    ___________________________
    Hoàng Thị Tố Lang






    Tên tôi là Nguyễn thị Di Tản. Cái họ Nguyễn của tôi đã chứng tỏ tôi là người Việt Nam chính hiệu con nai vàng. Song có điều tôi là đứa bé Việt Nam chào đời ở một miền đất lạ xa – đảo Guam – một nơi chốn thật lạ lẫm với quê hương tôi. Theo lời mẹ tôi kể tôi chào đời vào những tháng ngày buồn thảm nhất của miền Nam Việt Nam. Tôi đã nằm trong bụng mẹ, theo mẹ trên con đường di tản của dân tộc tôi.

    Tôi đã là một chứng nhân của lịch sử. Tiếng khóc chào đời của tôi ở một quần đảo nơi quê người đã giúp mẹ tôi nhiều can đảm vượt qua những thử thách, gian truân của cuộc đời.

    Tôi đã là Nguyễn Thị Di Tản từ ngày ấy. Thế mà đã hơn một phần tư thế kỷ kể từ 30 tháng 4 năm ấy. Thế mà đã 35 năm qua…



    Đã 35 năm qua. Tôi đã lớn. Đã trưởng thành nơi miền đất tạm dung của một tỉnh lỵ miền Tây Canada. Thành phố Winnipeg buồn hắt hiu như tâm sự “Người di tản buồn” của mẹ. Mẹ rất yêu bản nhạc “Người di tản buồn” của Nam Lộc. Ngày còn bé, bằng bài hát ấy mẹ đã ru tôi ngủ. Riết rồi tôi quen với từng lời ca tiếng nhạc. Mẹ bảo đêm nào không nghe bài hát ấy tôi không ngủ. Đến lúc tôi bập bẹ biết nói mẹ dạy tôi hát. Tôi vừa quấn quít bên mẹ vừa đỏ đẻ hát:
    • Chiều nay có một người đôi mắt buồn
      Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
      Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
      Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa
      Bạn ơi đó là người di tản buồn
      Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau.
      Rồi đêm khuya hằn lên đôi mắt sâu
      Thời gian đâu còn những phút nhiệm mầu
      Cho tôi xin lại một ngày, ở nơi nơi thành phố cũ
      Cho tôi xin lại một đời, một đời sống với quê hương
      Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vươn dài bóng mát
      Cho tôi yêu lại từ đầu, bên người yêu dấu ngày xưa
      Chiều nay có một người di tản buồn
      Nhìn quê hương còn ai, hay mất ai?
      Còn bao nhiêu thằng xông pha chiến khu?
      Và bao nhiêu nằm trong những lao tù?
      Ở đây có những chiều mưa rất nhiều!
      Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
      Buồn hơn khi rừng khuya vang tiếng bom
      Ngày vui ơi giờ đâu nước không còn
      Cho tôi xin lại một lần, ở nơi tôi dừng quân cũ
      Cho tôi xin lại bìa rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau
      Cho tôi xin một lời chào, chào bao nhiêu người đã khuất
      Cho tôi xin một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi!

    Tôi hát như sáo. Mẹ hát sao tôi hát theo vậy. Mẹ bằng lòng lắm. Dần dà tôi có thể hát được cả bài. Bạn bè của mẹ đến nhà chơi mẹ, đem con sáo của mẹ ra khoe. Mẹ bắt tôi hát. Mỗi lần hát xong các bác các cô, bạn của mẹ ai cũng đều rươm rướm nước mắt. Có lần tôi thỏ thẻ hỏi mẹ:
    • – “Sao con hát hay mà mẹ với các bác lại khóc”.

    Mẹ ôm tôi vào lòng và nói
    • – “Bao giờ con lớn con sẽ hiểu tại sao”.

    Cái trí óc non nớt ngày ấy của tôi mơ hồ cảm nhận có một điều gì khác thường ở mẹ, một cái gì mất mát lớn lao trong đời mẹ. Những lúc rảnh rỗi, sau giờ cơm chiều mẹ dạy tôi nói, tôi đọc:
    • – Con là người gì?
      – Dạ thưa con là người Việt nam
      – Con tên gì?
      – Con tên là Di Tản
      – Con có yêu nước Việt Nam không?
      – Con yêu Việt Nam lắm!

    Tôi đã thuộc nằm lòng những câu mẹ dạy. Tôi đã quen thuộc với cái tên Di Tản. Tôi thấy tên tôi nó ngồ ngộ, dễ thương làm sao. Đến lúc tôi lên năm, mẹ dắt tôi đến một ngôi trường tiểu học ở gần nhà để ghi tên đi học. Từ ngày còn bé tôi chỉ loanh quanh ở cái apartment mẹ ở mà thôi. Chung cư nầy đa số là người Việt nam. Lần đầu tiên đến trường, một khung cảnh mới, người mới. Các học sinh cùng lớp với tôi hoàn toàn là những khuôn mặt lạ xa.

    Cô giáo cũng thế. Không giống mẹ. Không giống các bác, các cô đến chơi nhà mẹ. Lúc mẹ chào cô giáo ra về. Tôi ở lại trường với tâm trạng thật lạc lõng, bơ vơ. Tôi muốn khóc. Tôi muốn theo mẹ ra về làm sao. Tôi ngồi cô đơn một góc lớp. Cô giáo rất trẻ, đến bên tôi nhỏ nhẹ hỏi–
    • “What is your name?”.

    Tôi cúi mặt, bặm môi chừng như rướm máu, lí nhí đáp bằng cái giọng Việt Nam đặc sệt
    • “Dạ .. Di Tản”.

    Cô giáo chừng như không hiểu, cô xem lại quyển sổ và hỏi lại tôi-
    • “your name is Đaithen”
    .Tôi lắc đầu và lập lại-
    • “Di Tản”.

    Cả lớp rộ lên cười. Tôi bật khóc. Tôi khóc ngon lành như bị ai ức hiếp.Sau buổi học, mẹ đến đón tôi về. Trên suốt quãng đường từ trường về nhà Tôi lặng thinh, không nói một điều gì cả với mẹ. Mẹ âu yếm hỏi tôi:
    • – “Con đi học có vui không”.

    Chừng như tôi chỉ chờ mẹ hỏi, Tôi òa lên khóc và bảo:
    • – Sao mẹ không đặt cho con một cái tên nào dễ kêu như Helen, như Cindy hay Linda như tụi nó mà mẹ đặt tên con là Di Tản. Cô giáo đọc không được tên con, mấy đứa cùng lớp tụi nó chọc ghẹo con.

    Mẹ tôi dịu dàng, từ tốn bảo:
    • – Con có biết cả nước Canada nầy có biết bao nhiêu là Helen, là Cindy không con. Còn tên Di Tản chỉ có mỗi một mình con. Con không thấy con đặc biệt sao con. Con phải hãnh diện vì cái tên rất là Việt Nam của con mới phải.

    Tôi nũng nịu pha một chút hờn dỗi:
    • – Mà cô giáo đọc là Đaithen mẹ thấy có kỳ không?

    Mẹ trìu mến đưa tay vuốt tóc tôi, hiền hòa khẽ bảo:
    • – Tại cô giáo không biết cách phát âm của ngươì Việt Nam mình đó thôi. Con phải đọc lại cho cô biết rồi từ từ cô sẽ đọc đúng.

    Giọng mẹ thiết tha hơn, chùng xuống, sũng đầy nước mắt.– Mẹ đã mất tất cả rồi con ơi. Mẹ chỉ còn cái tên Việtnam mẹ gửi cho con. Con có biết như thế không?

    Đầu óc của một đứa bé lên năm làm sao tôi hiểu được hết những gì mẹ nói, song tôi biết mẹ buồn lắm. Có một cái gì làm cho mẹ khổ tâm lắm. Tôi cảm thấy ân hận. Tôi ôm mẹ, hôn me, và bảo:
    • – Con xin lỗi mẹ. Con làm mẹ buồn lắm phải không mẹ.Tôi thấy mắt mẹ long lanh ngấn lệ.
      – Không phải đâu con, con của mẹ ngoan lắm.

    Đó là câu chuyện ngày lên năm của tôi. Mãi cho đến những năm sau nầy tên tôi vẫn là một đề tài cho lũ bạn chọc ghẹo. Cái chọc ghẹo cho vui chứ không có một ác ý nào cả. Lúc tôi vào Highschool tôi đã lớn lắm rồi. Tôi đã hiểu những u uất của đời mẹ. Tôi thương mẹ hơn bao giờ hết.




    Thấm thoát mà tôi đã là cô gái 18. Soi gương tôi cũng biết mình đẹp lắm. Mẹ không cho tôi cắt tóc ngắn. Cả trường con gái mái tóc dài chấm lưng với khuôn mặt Á Đông của tôi vẫn là một đề tài nổi bật nhất.

    Lại thêm cái tên Di Tản nữa. Lúc nầy tôi không còn buồn mỗi lần bị giáo sư đọc trật tên. Bạn bè tôi, những đứa quen nhau từ lớp mẫu giáo đến giờ được tôi huấn luyện cách phát âm nên đọc tên tôi đúng lắm. Tụi nó bỏ dấu còn lơ lớ nhưng tạm được. Nhưng mỗi lần bắt đầu một niên học mới, tên tôi lại là một tràng cười cho lũ bạn cùng lớp mỗi khi các giáo sư mới gọi tên tôi. Giáo sư nào cũng thế. Ngập ngừng một hồi lâu rồi mới đọc.

    Tôi cũng không nín cười được cái giọng như ngọng nghịu của một giáo sư người Canada đọc một cái tên lạ quơ lạ huắc chưa bao giờ thấy và gặp trong lịch sử dân tộc. Trên tay cầm bài Test của tôi, ngập ngừng rồi vị thầy gọi
    • “Đai then”.
    Cả lớp ồ lên một loạt
    • “Oh, my god”.
    Vị giáo sư lúng túng, đảo mắt nhìn quanh lớp. Cả lớp nhao nhao lên như bầy ong vỡ tổ. Chừng như tụi nó thích những dịp như thế để câu giờ, “nhứt quỉ, nhì ma, thứ ba học trò” mà. Con Linhda ngồi cạnh, hích nhẹ cùi chỏ vào tôi và khẽ bảo:
    • – Ditan, ổng đọc sai tên mầy rồi kìa, mầy sửa cho ổng đi.

    Tôi đỏ mặt. Tôi chưa kịp nói gì cả thì tụi con trai ngồi sau lưng tôi ào ào lên như chợ nhóm
    • “Ditản, Ditản not Đai then”.
    Vị giáo sư lúc đó mới vỡ lẽ ra, mới biết là mình phát âm sai, ông gục gặt đầu nói lời xin lỗi và lập lại
    • “Ditản Ditản”.

    Lúc nầy tôi không còn nhút nhát như ngày xưa nữa. Bạn bè tôi Tây Tàu, Canadian nữa đều “cứu bồ” tôi mỗi lần có tình trạng như trên vừa xảy ra. Dần dà mọi người gọi tên tôi rất ư là dễ thương. Đến bây giờ nhớ lại những lời mẹ nói với tôi ngày nào, tôi hãnh diện vô cùng về cái tên mẹ đã cho tôi. Tôi thương mẹ vô cùng.




    Cái đất nước Việt Nam khổ đau muôn chiều đã gắn liền với mẹ tôi như hình với bóng trong cuộc đời lưu lạc xứ người hơn một phần tư thế kỷ.Một điều mà tôi có thể khẳng định rằng “dù hoàn cảnh có thể tách rời mẹ ra khỏi quê hương, nhưng không có một hoàn cảnh nào tách rời quê hương ra khỏi tâm hồn mẹ được”.

    Mẹ sống như chờ đợi, như mong mỏi một điều gì sẽ đến. Có lần tôi bắt gặp mẹ ngồi một mình trong đêm, tay mân mê, vuốt ve bức ảnh bán thân của bố tôi. Mẹ vẫn nuôi hy vọng Bố còn sống và sẽ có lần gia đình tôi laị đoàn tụ như xưa. Nhưng định mệnh đã an bài. Sau khi nhờ một người bạn làm ở Usaid đưa mẹ con tôi di tản. Bố hứa Bố sẽ gặp lại mẹ sau. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng Bố bảo sao, mẹ nghe vậy. Một mình mẹ bụng mang dạ chửa mẹ đã lên phi cơ, theo đoàn người di tản và mong có ngày gặp lại Bố.

    Nhưng niềm hy vọng đó đã vơi dần theo năm tháng cho đến một ngày mẹ được tin Bố đã nằm xuống nơi trại cải tạo.
    Mẹ như điên loạn. Rồi mẹ tỉnh lại. Mẹ biếng cười, biếng nói.

    Cuộc sống của Mẹ đã thầm lặng bây giờ càng thầm lặng hơn xưa. Ngoài giờ ở sở. Về nhà cơm nước xong, trò chuyện với tôi đôi lát rồi Mẹ vào phòng. Cái khoảng đời quá khứ ngày xưa. Những kỷ niệm ngọc ngà ngày nào của Bố và Mẹ như chút dấu yêu còn sót lại. Thời gian không làm nhạt nhòa mà ở Mẹ không một hình ảnh nào mà Mẹ không nhớ.

    Mỗi lần nhắc tới Bố, Mẹ như trẻ lại. Mắt Mẹ long lanh ngời sáng. Mẹ kể cho tôi nghe chuyện tình của cô sinh viên Văn khoa với chàng thủy thủ Hải Quân. Tôi thuộc nhiều bài hát Việt Nam lắm nên tôi ghẹo Mẹ
    • “Mẹ và Bố giống em hậu phương còn anh nơi tiền tuyến quá”.
    Ngoài tình mẹ con ra, tôi như một người bạn nhỏ để Mẹ tâm sự, để Mẹ trang trải nỗi niềm nào là “con biết không Bố hào hoa và đẹp trai lắm… v.v… và v.v…
    Tôi nịnh Mẹ:
    • – Bố không đẹp trai làm sao cua được Mẹ.

    Mẹ cười thật dễ thương.




    Một điều mà tôi biết chắc chắn rằng không ai có thể thay thế hình bóng Bố tôi trong tim Mẹ. Tôi không ích kỷ. Song điều đó làm tôi yên tâm hơn. Tôi muốn cùng Mẹ nâng niu, giữ gìn những kỷ niệm dấu yêu, ngọc ngà của Mẹ và Bố cho đến suốt cuộc đời.

    Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ 35 của Bố. Con muốn thưa với Bố một điều. Con cám ơn Bố Mẹ đã tạo cho con nên hình, nên vóc. Dù chưa một lần gặp mặt Bố. Dù bây giờ Bố đã nằm xuống. Bố đã đi thật xa, không có lần trở lại với Mẹ, với con. Song với con Bố vẫn là một hiện hữu bên con từng giờ, từng phút.

    Con nghĩ Bố đã che chở Mẹ con con hơn một phần tư thế kỷ nay. Xin Bố hãy giữ gìn, che chở Mẹ, con trong suốt quãng đời còn lại. Con mong làm sao ngày nào đất nước thật sự thanh bình Mẹ sẽ đưa con trở về thăm lại quê hương. Con sông xưa sẽ trở về bờ bến cũ. Ngày ấy ở một phía trời nào đó của quê hương con thấy bố mỉm cười và Bố nói với con…
    • Bố sung sướng lắm, con biết không? Con yêu dấu!







    Hoàng Thị Tố Lang
    Đất khách Tháng Tư 2010.
    nguồn: hon-viet.co.uk

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Tấm hình lịch sử:
    Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa
    không bắt tay Việt cộng!

    ___________________________
    ĐNQ sưu tầm





    The “peace talks” of 1972-73 were fraught with unease by many in the Republic of Vietnam who were weary of the true intentions of their Communist foes. Among the many facets of the talks was the establishment of the International Commission for Control and Supervision (ICCS). The commission was established on January 27, 1973, and its aim was to supervise the implementation of the cease-fire agreements. However, its task proved ultimately unattainable. Between January and July of 1973 there were an estimated 18,000 separate violations of the peace talks agreements.

    On February 5, 1973, roughly a week after the creation of the ICCS, a meeting was held between the ICCS and the Joint Military Commission in Saigon. The meeting included military representatives of the Democratic Republic of Vietnam (North Vietnam). The entrance to where the meeting was taking place was filled with reporters from around the world. Despite the peace agreements, the Communist forces in Vietnam were already openly violating them, but were keen to try and convince the world's press otherwise. As he passed through the entrance, a North Vietnamese colonel eyed a potential photo opportunity to downplay the ongoing aggression of his government by shaking the hand of a Republic of Vietnam Ranger on guard duty. The awkward scene, a Vietnamese ranger and North Vietnamese colonel, Saigon, 1973.

    However, the ranger made no response other than a tense glare. Recognizing the failure of his gesture, the North Vietnamese officer changed tactics by awkwardly patting the ranger on the back and giving a few quick remarks, which elicited a humorless grin from the ranger.


              




              

    Ngày 5 tháng 2 năm 1973, một tuần sau ngày “Hiệp Định Paris” có hiệu lực (27/1/1973), Ủy Hội Quốc Tế về Kiểm Soát và Giám Sát (International Commission of Control and Supervision - ICCS) và Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự - 4 Bên ( the Four - Party Joint Military Commission - JMC -4P) mở một cuộc họp chính thức ở Thủ đô Sài Gòn nước Việt Nam Cộng Hoà.

    Trên lối đi vào phòng họp, có nhiều quân nhân và cảnh sát VNCH giữ an ninh trật tự trước hàng trăm phóng viên báo chí khắp thế giới, một cán bộ cộng sản Bắc Việt là “Thượng tá” Bùi Tín phóng viên báo “Nhân Dân”, muốn bắt tay với một quân nhân Biệt Động Quân đang giữ an ninh tại đây nhưng bị từ khước không bắt tay (hình 1). Bị “tẽn tò” trước các phóng viên quốc tế, Thượng tá Bùi Tín phải giả lả vỗ vai anh BĐQ này để “gỡ gạc” cho bàn tay bịp bợm của Việt Cộng (hình 2).

    Đúng là .... Biệt Động Quân... SÁT !






    ĐNQ sưu tầm

    nguồn: hon-viet.co.uk

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2019 - tưởng niệm 44 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              
              
    Thức Tỉnh
    _________________________




    Ai dạy con…
    Đi làm ăn cướp
    Ăn cướp có ngày không đất để chôn
    Ai dạy con…
    Đi làm thằng bán nước
    Bán cả sơn hà, nhục nhã nào hơn



    Đảng lừa nhân dân đi làm cách mạng
    Dân chúng Miền Nam đội lúa vô bưng
    Đảng hể hả cười trên máu xương dân tộc
    Chôn Quê Hương xuống vực thẳm đại đồng



    Đầy tớ nhân dân
    Đảng vẫu mặt ngồi trong cửa cao nhà rộng
    Hạnh phúc nhân dân
    Đảng phát khố thay quần
    Đảng cướp sức dân dữ hơn lũ cướp
    Đảng lạy giặc Tàu dâng đất cầu vinh



    Con bây giờ…
    Cầm chén cơm chan máu
    Đổi họ thay tên quên mất cội nguồn
    Tuổi trẻ ngày xưa cho là yêu nước
    Để bây giờ …
    Nhìn nước mất nhà tan
    Cầm súng trên tay…
    Súng còn thức tỉnh
    Con mù câm bám theo lũ bạo tàn
    Quay về đi con cùng người yêu nước
    Để đảng cướp còn…
    Là… mất cả Giang San






    Trạch Gầm

              




              
              
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”