ngõ xưa

Trả lời
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi Ngoc Han »

ty đã viết: Thứ sáu 01/03/19 21:17 rồi,
tôi đã
gặp lại
tôi
vừa ngơ ngẩn
sống
vừa loay hoay tìm ...
Thơ phát ra từ những khổ lụy và những nguyện ước khơi vơi của cuộc tồn sinh, từ độ đó, Thơ đi vào những thảm họa hoành sinh của lịch sử. Từ buổi bình minh, Thơ vang vọng những lời tình tự thiết tha, từ tiếng chim thư cưu nơi cồn cát đến những đêm dài trằn trọc... Thơ dấn bước đi vào cuộc lữ…

Thơ phát ra từ cuộc lữ đọa đày rồi trở lại đọa đày cuộc lữ. Cuộc lữ là trường thể nghiệm lịch sử tồn sinh thảm họa của Thơ và Thơ mở rộng những phương trời lữ thứ. Quê hương nguyên thủy chỉ là những âm vang của lịch sử, vang dội ngân dài trong những phương trời viễn mộng. Cho nên đất của Thơ là đất trích, là những vùng đày ải, đường của Thơ là quán trọ, là những bước đường ngược gió. Mặn nồng nơi đất trích, lân la nơi quán trọ, cuộc thể nghiệm dây dưa với hằng triệu vấn vương và cũng là cuộc thể nghiệm cho khước từ tuyệt đối… Bởi cách điệu trầm trọng như thế, nên Thơ là phong vận tài hoa, đẹp như những cụm mây trời trong nắng sớm.”
Nguồn:
Tuệ Sỹ. Tô Đông Pha những phương trời viễn mộng.
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

:flower: mr. Ngoc Han.

*
Tống biệt hành
Tuệ Sỹ

Một bước đường thôi nhưng núi cao
Trời ơi mây trắng đọng phương nào
Đò ngang neo bến đầy sương sớm
Cạn hết ân tình, nước lạnh sao?
Một bước đường xa, xa biển khơi
Mấy trùng sương mỏng nhuộm tơ trời
Thuyền chưa ra bến bình minh đỏ
Nhưng mấy nghìn năm tống biệt rồi
Cho hết đêm hè trông bóng ma
Tàn thu khói mộng trắng Ngân hà
Trời không ngưng gió chờ sương đọng
Nhưng mấy nghìn sau ố nhạt nhòa
Cho hết mùa thu biệt lữ hành
Rừng thu mưa máu dạt lều tranh
Ta so phấn nhụy trên màu úa
Trên phím dương cầm, hay máu xanh.

nguồn: thivien.net

*
trang thơ Tuệ Sỹ - nhà Nam :flower:
viewtopic.php?f=36&t=927&start=10
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi Ngoc Han »

"Nghe khúc điệu rộn ràn đôi cánh mỏi
Cũng có lúc đi qua chiến trường:
Chiến binh và cổ mộ
Nắng tắt chiến trường
Giọt máu quạnh hơi sương

Đạo sĩ đã từng “soi hình bên suối”, hay “chơi vơi đỉnh thác”, có lúc đứng nhìn “mặt hồ im ánh nước chập chờn”. Đã thấy bóng hình một người mà thi sĩ “nhớ mênh mông đôi mắt giả từ” và không thể “quên đâu con mắt giữa đêm”. Một hình bóng mơ hồ như một “công nương bỏ quên chút hờn trên dấu lặng”, một người không ở trên trần gian, mà “trên đài cao em ngự mấy tầng”…

Khi dây đàn chợt đứt, thấy “bóng ma đêm như thật”, lúc “hương tan trên dấu lặng”, thấy “mặt đất rung ma quỷ rộn phương trời”. Mỗi lần gặp dấu lặng người nhạc sĩ xúc cảm có lẽ nhiều hơn khi nhìn thấy những nốt nhạc trên bản nhạc, khi thấy dấu thăng thì “âm đàn trĩu nặng”, khi đàn nhiều thì “rát đầu tay nốt nhạc triền miên”, khi đánh những nốt nhạc kết thúc thì “chuỗi cadence day dứt ngón tay” và “ấn sâu xuống ưu phiền trên phím trắng”, khi đàn phím trắng phím đen trộn nhau thì “đen trắng đuổi nhau thành ảo tưởng”, khi gặp “dấu lặng tròn xoe” thì “ta gửi đó ưu phiền năm tháng”. Có lúc “hương tan trên dấu lặng” nghe “giai điệu tròn lung linh”, có lúc “chút hơi thở mong manh trên dấu lặng” thì không nghe chi cả “đêm huyền vi giai điệu không lời”.

Trong cả tập thơ thường mang mác một nỗi buồn “bóng sao đêm dài vời vợi, thật hay hư chiều nhỏ ưu phiền”, “ấn sâu xuống ưu phiền trên phím trắng”, “ta gửi đó ưu phiền năm tháng”, “tay buồn vuốt mãi tờ hương rã”, “giai điệu cổ thống buồn u uất”, “ta sống lại trên nỗi buồn ám khói”, “giăng mộ cổ mưa chiều hoen ngấn lệ”…

Cuối cùng, khi gặp một mộ cổ thì thấy như là một tượng đài huyền sử:

Giăng mộ cổ
mưa chiều hoen ngấn lệ
Bóng điêu tàn
huyền sử đứng trơ vơ
Sương thấm lạnh
làn vai hờn nguyệt quế
Ôm tượng đài
Yêu suốt cõi hoang sơ

Sau cuộc phiêu du huyền thoại, có lẽ Thầy chưa tìm được những gì Thầy muốn gặp, nên khi xếp tập thơ ta có cảm giác như là “chưa đi đến nơi, chưa về đến chốn”.

Lời thơ mang màu sắc huyền bí mênh mông, chất Thiền vị nhiều hơn thi vị, nhưng người đọc bị hấp dẫn từ đầu đến cuối bằng nội dung và hình thức, có cảm giác không rời được bước chân Thầy. Tôi không phân tích tập thơ này, nhưng chỉ nói qua cảm giác của bản thân, của một người không phải là thi sĩ, một người nghiên cứu âm nhạc mà yêu thơ.

Ngoài lời thơ của Thầy Tuệ Sĩ, bản dịch tiếng Pháp của Dimonique de Miscault còn làm cho tôi thêm phần thích thú vì những chữ dịch chẳng những chính xác mà còn gợi lên được những hình ảnh đẹp và tư tưởng Thiền.

Đặc biệt một từ “vô biên” (infini) mà khi dịch câu:

Cánh chim bạt ngàn, từ quảng vô biên

Thành là:

Au delà des sommets, un oiseau plane
Entre deux notes l’intervalle est infini

Nhưng đến câu

Một màu xanh mù tỏa vô biên

Lerre bleue s’étend à perte de vue

Chữ vô biên của quảng nhạc thì thuộc về tai nghe, nhưng vô biên của màu xanh thì thuộc về mắt thấy.

Bà dùng danh từ rất chính xác:

Dịp tim ngừng trống trải thời gian

Nếu chữ trống trải mà dịch thành chữ “vide” thì không trật…

Nhưng lại không lột tả được tư tưởng Thiền là trong cái trống trải vẫn tồn tại mọi điều, tuy nghĩ là “không” mà vẫn hiện hữu “có”.

Nên dịch là:

Le coeur s’arrête dans la “vaculté” dutemps. Chữ đó thường được dùng để dịch chữ “không” trong ngôn ngữ Phật giáo.

Nhiều khi Bà không dịch theo cách “trực dịch” mà “ý dịch”:

Cánh mỏng phù du

Trực dịch: “les ailes fragiles de l’éphémère”

Ý dịch: “Mes ailes sont aussi fragiles que calles de l’éphémère”

Văn phong giản dị, bản dịch đi sát lời thơ cũng tạo nên một cảm giác phiêu diêu. Phần minh họa chụp Thầy ngồi trước đàn Piano… xem qua nửa hư nửa thực. Mỗi bức ảnh như một bức họa, trong đó phần “hiện thực” pha trộn hài hóa với màu sắc có phong cách trừu tượng. Tác giả cho rằng những bức ảnh đó là một “biểu tượng tình cảm” (expresison graphique) theo cụm từ Đặng Tiến đã dùng.

Lời thơ, ý thơ đầy Thiền vị, bản dịch chính xác, giản dị, và giàu thi vị, hình ảnh lộng lẩy như những bức tranh, sắp xếp rất hài hòa nghệ thuật, lại in trên loại giấy tuyệt đẹp, làm cho tập thơ này trở thành một “nghệ phẩm” toàn diện, cũng như điệp khúc từ những phím dương cầm đang mênh mang bát ngát trải dài trên những ngón tay."

Nguồn: Bài Thuyết trình GSTS. Trần Văn Khê nói về tập thơ “Những điệp khúc cho dương cầm” của Thầy Tuệ Sĩ, ngày 27/9/2009 tại khách sạn Legend.

:flower:
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

xin cám ơn mr. Ngoc Han đã giới thiệu cho ty hai tuyệt tác của thầy Tuệ Sỹ - một vị thiền sư lỗi lạc - "Tô Ðông Pha, Những Phương Trời Viễn Mộng" và “Những điệp khúc cho dương cầm".

đọc xong, thần trí ty cứ lâng lâng vất vưởng giữa một đại dương thi ca uyên áo đậm chất nhạc, như lạc vào một cảnh giới thâm viễn vượt khỏi tầm hiểu biết của ty...

:flower: :flower:
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

mừng
tôi đã
nhập
cõi đời
đòng đưa
với
những khơi vơi
không cùng ..
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

các nhân vật của Andre Gide khiến ngũ uẩn của tôi rệu rạo. một thánh nữ Alissa chênh vênh tê tái trong khung cửa hẹp; một mục sư có tâm bồ đề mà đến cuối ngày phải thốt lên, "tôi muốn khóc, nhưng tim tôi khô cằn trong sa mạc" [bản đàn thôn dã]; chưa kể đến *kẻ vô luân* và *bọn làm bạc gỉa* mà tôi chưa dám đoc.
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

thôi.
em *ruồng rẫy*
cuộc chơi
nhởn nhơ ngày tháng
thảnh thơi
*dị thường*
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

vòm trời xanh lục dập dềnh từng dải vân vi trắng muốt chợt rựng lên màu vàng lóng lánh của hàng vạn tia mặt trời khi Gatsby nở nụ cười thông cảm...

*
"đó là một trong những nụ cười rất hiếm, nó có khả năng làm ta vĩnh viễn yên lòng, loại nụ cười may ra ta được gặp bốn năm lần trong cả đời. nó nhìn vào, hoặc dường như nhìn vào thế giới vĩnh cửu trong giây lát rồi tập trung vào ta với một ý nghĩ tốt về ta, một ý nghĩ không sao cưỡng lại được. nó hiểu tả đúng ở chừng mực ta muốn người khác hiểu mình, nó tin tưởng ta đúng như ta muốn tin tưởng ở mình và bảo với ta rằng nó có ấn tượng vế ta đúng như ấn tượng tốt đẹp nhất mà ta mong muốn người khác nghĩ về ta..."

the great gatsby . F Scott Fitzgerald.
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

Phương rượng phơi phới như những phiến nham thạch cứ chực trào ra khỏi miệng núi lửa. ngày còn bé cô quấn lấy Kiên bày trò chơi vợ chồng. tuổi dậy thì ngùn ngụt hương yêu, Phương rù quến ngấu nghiến Kiên giữa dòng sông quê hương, trên toa tàu ra mặt trận. tuy buông thả dữ dội, dường như, vẫn còn đọng chút e ấp thẹn thùng trong Phương. khi Kiên tự giằng mình khỏi cành hoa thanh tân mềm mại thơm ngát để ngồi chồm dậy, Phương lặng cả người luống cuống gài vội hàng cúc áo hụt hẫng...

sau tai họa nghiệt ngã đêm hôm đó, lúc mái trời xuất huyết đỏ chóe vồng lửa hình sin sưng tấy bom đạn, Phương lõa lồ tắm táp trần trụi phô phang. cơ thể cô uốn éo lồ lộ bất chấp đời. giờ đây, không còn điều gì có thể cản dòng dung nham đang mấp mé trên bờ vực tràn về biển chết.

*
tự nhiên hồn tôi rần rật một nỗi xót xa ê chề khi đọc đến chương sách ấy.

[n b c h - bảo ninh]
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi Ngoc Han »

http://baotreonline.com/doi-thoai-voi-nha-van-bao-ninh/

Đọc Trần Hoài Thư viết về nhà văn miền Bắc.
Trả lời

Quay về “Nhà của bạn ..”