Từ Tộc Kinh đến Đặc khu của người Trung Quốc tại Pháp?

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Từ Tộc Kinh đến Đặc khu của người Trung Quốc tại Pháp?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Từ Tộc Kinh
    đến Đặc khu của người Trung Quốc tại Pháp?

    ______________________________
    Tường An
    2018-11-01





              


    Buổi trao cờ Tộc Kinh cho đại diện thành phố Bussy Saint George, Pháp hôm 21/5/2018

              

    Nhiều người Việt tại Pháp những ngày qua rất bất bình và đã phải lên tiếng phản đối sau khi có tin một nhóm người Trung Quốc mua một khoảng đất lớn tại thành phố Bussy Saint Georges, ngoại ô Paris. Nhiều người lo ngại người Trung Quốc mua đất để lập khu tự trị và gọi đó là vùng đất của Tộc Kinh.

    Sự việc vỡ lở sau khi một video về một buổi họp tổ chức vào ngày 21/5 tại thành phố Bussy Saint Georges được công bố, cho thấy một nhóm người Trung Quốc và Việt Nam gặp gỡ các giới chức thành phố để bàn về việc thành lập một khu công viên văn hóa ở thành phố lên đến 350.000 mét vuông. Không những thế, những người dự cuộc họp còn đề cập đến việc tụ họp từ 3 đến 4 triệu người Kinh khắp nơi trên thế giới về để lập quốc tại thành phố Bussy Saint George. Trên video, người ta thấy có 7 lá cờ được trao cho các giới chức thành phố mà như một số người Việt tại Pháp hiểu là được giữ để sau này lập quốc.

    Theo những trao đổi trong đoạn video, những người tại cuộc họp nói rằng cách đây 10 năm, một vài người Việt đã đi Nam Ninh, Trung Quốc, để tìm lại nguồn gốc xuất phát của người Kinh. Những phát biểu trong video cho rằng dân tộc Kinh là người Việt Nam, xưa gọi là An Nam, là một trong 56 sắc tộc được người Mãn Châu trả độc lập từ những năm 1884 – 1885, đi khắp nơi trên thế giới và hiện đã có từ 3 đến 4 triệu người thuộc Tộc Kinh sống trên 27 quốc gia, trong đó khoảng 1 triệu ở Mỹ và 1 triệu ở Châu Âu.

    Để công bố rộng rãi thông tin và phản đối cái gọi là Tộc Kinh và trao cờ lập nước này, một cuộc hội thảo của những người Việt tại Pháp đã được tổ chức hôm 28/10 ở nhà thờ Hippolyte, quận 13, Paris. Khoảng 100 người đã tham dự hội thảo này. Những người dự hội thảo được xem video về cuộc họp hôm 21/5 và được chia sẻ thêm các thông tin liên quan. Nhiều người dự cuộc họp đã bày tỏ sự tức giận của mình.

    Bà Alice Hà, một người Pháp gốc Việt bức xúc nói tại hội thảo: “Cái vụ mà dân tộc Kinh mua đất này giống như con ngựa thành Troy vậy ! Nước Tàu đã làm những điều không hay mà cả thế giới đều biết. Cho nên khi đặc khu này mà nằm tại nước Pháp sẽ làm hại cho dân tộc Pháp như thế nào, vì vậy tôi có bổn phận phải lên tiếng với tư cách một công dân Pháp và yêu nước Pháp, tôi không muốn dân tộc Pháp một ngày nào đó bị tiêu diệt bởi dân tộc Tàu”.

    Ông Phan Quốc Uy, một tín hữu Cao Đài nhận xét: “Tại sao bây giờ mình đang ở hải ngoại mà lại không có phản ứng, mà có những người lại đi tiếp tay với những người như thế? Có phải chăng vì tiền? Vì tiền mà bán rẻ lương tâm của mình thôi!”

    Ông Nguyễn Cao Đường, một người hoạt động lâu năm ở Paris cho rằng không phải người Việt hải ngoại nào cũng ham tiền mà bán rẻ lương tâm: “Chỉ có vài ba tên nô lệ đi theo bọn Tàu đó, chứ không phải là người Việt Nam Quốc gia 4 triệu”.

    Ban tổ chức hội thảo cho biết họ đã tìm hiểu được con số trên các lá cờ được trao tại cuộc họp hôm 21/5. Theo Ban Tổ chức, chữ số W943001635 trên 7 lá cờ là số đăng ký của một hội đoàn người Việt ở thành phố Villejuif, gần Paris. Hội đoàn này được thành lập với mục tiêu “Thúc đẩy sự tham gia của những người Trung Quốc và Việt Nam. Tạo điều kiện hợp tác về kinh tế, thương mại, tài chính và kỹ nghệ của người Việt hải ngoại giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu…”.

    Nhiều ý kiến tại hội thảo bày tỏ nỗi lo ngại Trung Quốc sẽ dùng tiền để mua đất tại Bussy Saint George và biến nó thành một khu tự trị, hay một quốc gia trong một quốc gia vì từ “hành chính” hay “chính phủ” đã được đề cập đến trong video.

              


    Những lá cờ tại buổi họp ở thành phố Bussy Saint George, Pháp, hôm 21/5/2018

              

    Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra bao gồm: 3 đến 4 triệu người Việt ở 27 nước như nói ở đoạn video là ai? Người Việt hiện nay có phải là Tộc Kinh đã đi từ Tam Đảo trong những năm 1884 – 1885 hay không? Liệu những người Việt tị nạn đang định cư ở 27 nước được nói đến trong đoạn video có bao gồm vào Tộc Kinh hay không?

    Những người dự hội thảo đã xác định được có ít nhất 7 người Việt trong đoạn video là những người có ít nhiều sinh hoạt trong cộng đồng người Việt tại Paris. Nhiều người có mặt tại buổi hội thảo thắc mắc tại sao những người Việt Nam tham gia cuộc họp của Tộc Kinh hôm 21/5 lại đồng ý với ngộ nhận rằng Tộc Kinh là những người Việt tị nạn ở hải ngoại.

    Tình trạng người Trung Quốc mua nhiều đất ở Pháp thời gian qua cũng đã gây bất bình đối với người Pháp. Vào khoảng cuối tháng 8 vừa qua, hơn 100 nông dân ở miền trung nước Pháp đã biểu tình chống Trung Quốc. Những người biểu tình đòi các nhà đầu tư Trung Quốc đi khỏi vùng đất của họ và đòi lấy lại đất cho nông dân Pháp.



              
              

    https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth ... 22822.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Dân tộc Kinh tại Bussy Saint Georges? Ý đồ xóa căn cước người Việt Tị nạn CS?

Bài viết bởi Hoàng Vân »







Dân tộc Kinh tại Bussy Saint Georges?
Ý đồ xóa căn cước người Việt Tị nạn CS?








Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Người Việt ở Pháp phản đối nhóm người Hoa xưng ‘Tộc Kinh’

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Người Việt ở Pháp phản đối
    nhóm người Hoa xưng
    ‘Tộc Kinh’

    _____________________________________





              

    Ảnh: youtube

              

    Nhiều người Pháp gốc Việt đang phản đối sự việc một nhóm người đến từ Trung Cộng chuẩn bị thiết lập một khu vực tại thành phố Bussy Saint George để làm thủ phủ của cái gọi là “Tộc Kinh Toàn Cầu.” Nhóm người Hoa này cho rằng người Việt xuất phát từ An Nam cổ và là một phần của dân tộc Kinh ở Trung Hoa.

    Đài Á Châu Tự Do hôm Thứ Sáu (2 tháng 11) dẫn những nguồn tin từ nước Pháp cho biết, một nhóm người nói tiếng Quan Thoại, Quảng Đông và tiếng Việt lơ lớ đã bỏ tiền ra mua một vùng đất rộng 350,000 mét vuông làm thủ phủ kinh tế – chính trị – văn hóa của “Tộc Kinh.” Họ tổ chức một buổi lễ hồi tháng 5 năm 2018, có sự tham dự của thị trưởng, phó thị trưởng và các nhân viên của thành phố sở tại.

    Trong một đoạn phim về buổi lễ, những người tham dự còn đề cập đến việc tụ họp từ 3 đến 4 triệu người Kinh khắp nơi trên thế giới về để “lập quốc” tại thành phố Bussy Saint George. Trong phim, người ta thấy có bảy lá cờ được trao cho các giới chức thành phố, mà như một số người Việt tại Pháp hiểu là được giữ để sau này lập quốc.

    Một số người còn tìm hiểu về một dãy số trên bảy lá cờ và khám phá ra đây là số ghi danh của một hội đoàn người Việt ở thành phố Villejuif, gần Paris. Hội đoàn này được thành lập với mục tiêu: “Thúc đẩy sự tham gia của những người Trung Hoa và Việt Nam. Tạo điều kiện hợp tác về kinh tế, thương mại, tài chính và kỹ nghệ của người Việt hải ngoại giữa Trung Cộng, Hoa Kỳ và Châu Âu…”

    Một số trí thức gốc Việt ở Pháp đã lên tiếng cảnh cáo đây có thể là âm mưu của Trung Cộng nhằm xóa bỏ căn cước của người Việt sinh sống ở hải ngoại.



    Huy Lam / SBTN
    https://www.sbtn.tv/nguoi-viet-o-phap-p ... -toc-kinh/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Làng "Tộc Kinh" ở Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Làng "Tộc Kinh" ở Pháp
    ____________________________________
    Lê Trọng Quát _ 2018-10-28



    Trích từ bài của Phan văn Song trên Việt báo Online

    Tin 3 Đặc Khu Kinh tế sẽ bán cho Tàu đang khiến mọi người lo lắng, hốt hoảng, thì... đùng một cái …
    Đùng một cái! Tin một ngày đẹp trời, một thằng Tàu, đến gặp ông Thị trưởng một làng nhỏ ở ngoại ô Paris - Bussy St Georges làm lễ ra mắt "Tộc Kinh... Communauté des Kinh". Cái gì lạ vậy? Tại sao Tộc Kinh? Tàu làm gì có Tộc Kinh? Ý đồ gì? Xóa cộng đồng Việt Tộc ở Pháp chăng? Thay vào Tộc Kinh?
    "Kinh" là một từ ngữ hoàn toàn sử dụng riêng ở Việt Nam để phân biệt nhóm người – sắc tộc ở đồng bằng và thành phố là nhóm sắc tộc đa số của dân tộc Việt. Các nhóm sắc tộc (từ ngữ của Việt Nam Cộng Hòa) người Kinh, thuộc đại gia đình dân tộc Việt, hòa mình sống với các sắc tộc khác, suốt cả chiều dài của lịch sử Việt Nam và của dân tộc Đại Việt, gồm sắc tộc Thượng – từ ngữ chung gọi tất cả cư dân, người ở miền núi, thượng du Bắc Việt hay cao nguyên Trung Nam Việt; sắc tộc Chăm, hậu duệ một dân tộc đã có mặt ở trên bán đảo Việt Nam, từ nhiều thế kỷ, và đất đai đã dần dần bị cuộc Nam tiến của quân dân Việt chiếm dần, từ vỷ tuyến 18 – thế kỷ 13 với Châu Ô Châu Lý đời nhà Trần, đến vỷ tuyến 14, thế kỷ 17 Phan Thiết Phan Rí với Nhà Nguyễn; sắc tộc Khmer người Miên ở miền Tây, người Chăm hồi giáo cũng ở miền Tây, hay cả sắc tộc Hoa thường gọi là người Minh Hương di cư tỵ nạn Mãn Thanh sau khi nhà Minh mất vào những năm 1660...
    **



    Xin đặc biệt lưu ý :

    Đây là một trong hàng trăm vụ khác nhau về hình thức và kính tất nhưng cùng một chủ đích gây ảnh hưởng hoặc len lỏi hoặc chiếm cứ đất đai của Trung Cọng ở nước Pháp nhưng là một "sáng kiến táo bạo lên hệ trực tiếp đến người Việt ở ngoại ô Paris : thành phố Bussy-Saint-Goeges" và của cộng đồng Việt Nam nói chung ở hải ngoại.

    Một đám người, Tàu nhiều, Việt ít, thị trưởng và vài phó thị trưởng của thành phố này ( xem vidéo) trình bày một màn trình diễn gây kinh ngạc và tức giận của người Việt, xin nói thêm, người Việt chân chính .

    Tóm tắt là:
    • sáng chế ra một cái gọi là "DÂN TỘC KINH" gồm dân mấy tỉnh Trung Hoa và Việt Nam
    • rồi trình bày đủ thứ sẽ thực hiện trên diện tích 35 Ha hơn 350.000 M2 của làng Bussy này mà bọn chúng bỏ tiền ra mua .

    Chúng làm ăn lớn ? Ai đứng sau lưng chúng, Trung Cọng chăng ???

              
    • Bảo rằng " DÂN TỘC KINH" gồm mấy tỉnh bên Tàu
      thì kệ xác chúng.
                
    • Bảo rằng có luôn cả dân tộc Việt trong đó
      thì như người Pháp hay nói là " đi bằng cái đầu " thay vì bằng hai chân như mọi người.


    Không ai không biết Trung Cọng đang dùng tiền bạc mua chuộc để bành trướng thế lực ở nhiều quốc gia trên địa cầu cùng lúc xâm chiếm lãnh hải của một số nước trong đó có Việt Nam chúng ta. Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Á Âu đang chận đứng chúng.
    Riêng tại Pháp, nhật báo FIGARO , số ra ngày 23/10 vừa qua đã đăng tải trên 2 trang lớn, dưới đầu đề :
    • " Espionnage : Comment la Chine pille la France au coeur de l'Etat et de son patrimoine économique "
      (Gián điệp : Làm cách nào Nước Tàu trấn lột được nước Pháp ngay tại trung tâm của quốc gia và gia sản kinh tế của nước này)
    và cho biết các cơ quan tình báo, an ninh Pháp đang ráo riết truy cập.

    Đồng bào ta ở Bussy chắc chắn đang tổ chức phản ứng vụ "Dân tộc Kinh" này . Cộng đồng người Việt ở Pháp sẽ hổ trợ đồng bào Bussy
    Nhiều người Pháp cũng chống đối vụ này.

              
    Chúng ta không phải chờ đợi gì nữa mà phải phản ứng ngay.

              



    LS Lê Trọng Quát

    https://bacaytruc.com/index.php/2332-la ... tr-ng-quat
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Không lẽ thời nào cũng có?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Không lẽ thời nào cũng có?
    ________________________________________






    Ai cũng nói, cả những người Tàu ở Paris gốc Chợ Lớn, tới năm 2020, Việt Nam sẽ không còn nữa vì sáp nhập vào nước Tàu, trở thành một tỉnh của Tàu ở cực Nam hay một vùng tự trị của Tàu như Tân Cương, Tây Tạng, tuy văn bản chánh thức về hiện tượng này cho tới nay, không ai thấy.

    Ở Việt Nam, trước Đại hội đảng Cộng Sản XII, Tàu đã đưa cho Giáo sư Tiến sĩ ngành xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng hơn 15 tỷ USD dưới nhiều dạng khác nhau như giúp xây dựng đảng, phát triển kinh tế xã hội, tổ chức Đại hôi đảng, đầu tư phát triển,… (Benoit de Tréglodé, Revue Hérodote, n° 157, 2è trimestre 2015, Paris). Và tiến sĩ xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng nhờ đó đã đắc cử Tổng Bí Thư Đảng, tổ chức Chánh phủ và Quốc hội gồm toàn những người cùng phe cánh với nhau, làm luật đặc khu, luật an ninh mạng, thẳng tay đàn áp biểu tình, sau cùng lên ngôi Chủ Tịch Nước với 99.97% phiếu tín nhiệm (Nhắc lại chút chơi: trước đó, Trọng nói “ráng hy sinh thêm nửa nhiệm kỳ” vì không có người có học và có lý luận, để xây dựng và phát triển đảng, giữ vững đường lối xã hội chủ nghĩa).

    Nếu đó là do Bắc Kinh an bài qua sự đại lý của đảng Cộng Sản Hà Nội, thì nhơn dân trong nước phải chấp nhận thân phận của mình bởi không thể làm gì khác hơn dưới áp lực của chế độ độc tài toàn trị. Nhưng ngày nay, Bắc Kinh lại bắt đầu để ý tới hơn 3 triệu người Việt Nam đang sanh sống ở hải ngoại. Từ sau 75 tới nay, họ đã hình thành được, có thể nói, một Việt Nam Hải Ngoại giàu có về của cải vật chất và sự hiểu biết. Có không ít người nắm giử những chức vụ cao cấp quan trọng trong chánh phủ nơi họ sanh sống. Về mặt nhân xã, Vìệt Nam Hải ngoại có thể so sánh như một Singapour. Trong Liên Hiệp Quốc không thiếu những quốc gia nhỏ hơn, yếu hơn Việt Nam Hải Ngoại khi nhìn về sức phát triển và dân số.

    Pháp có lối 125 000 người Việt Nam sanh sống. Họ đến từ nhiều đợt. Lâu đời nhứt là lớp con cháu của những người tới Pháp từ Đệ I Thế Chiến và ở lại luôn. Lớp sau cùng tới sau năm 75 do biến cố VC chiếm Miền Nam. Pháp với Paris chiếm vị trí trong quan hệ với Âu Châu như nước trung tâm nên Pháp dễ có ảnh hưởng các nước khác. Người Việt Nam ở Âu Châu ngày nay chắc phải tới nửa triệu.

    Phải chăng đã nhìn thấy điểm chiến lược này, Bắc Kinh bỏ vòi tại Paris và nhắm vào Vìệt Nam Hải ngoại? Ngày 21 tháng 05/2018 vừa qua, một nhóm người Tàu tại chỗ, từ Trung Cộng qua, từ Paris tới, tham dự một buổi họp làm việc với chánh quyền Thị xã Thành phố Bussy Saint Georges, cách Paris 40km về phía Đông.

    Nội dung thảo luận là thành lập một cái Hội, loại Hội Ái Hữu Bất Vụ Lợi, theo luật 1905 của Pháp, gồm người Việt Nam, người Tàu, người Miên và người Lào cùng quốc tịch Pháp và cùng cư ngụ tại địa phương. Trong buổi họp với chánh quyền Thị xã, có người Tàu từ Trung Cộng qua, như đại diện Bắc Kinh, tham dự.

    Nội dung nhằm tiến tới thành lập một Trung tâm văn hóa xã hội dành cho Tộc Kinh sanh hoạt để qui tụ người Việt Nam Hải Ngoại từ khắp nơi, và cả các dân tộc Đông dương củ, như ngôi nhà Tổ. Hội mua 350 000m2 đất xây dựng cơ sở và chánh quyền Busst Saint Georges đồng ý bán.

    Điều muốn nói là những người Việt Nam tham gia chương trình này. Họ thật sự là người Pháp không còn gốc Việt nữa? Hay nay họ là người của Tộc Kinh rồi?





    Thơ kêu gọi tham dự buổi mết-tin

    Bà con và các tổ chức người Việt Nam ở Paris đã nhận thấy mục đích thật sự của cái hội Tộc Kinh này nên đã họp nhau, cùng tìm hiểu trong thời gian qua và nay phổ biến Thư mời rộng rải Bà con người Việt tới gặp nhau ngày Chủ Nhựt 28/10/2018 tại hội trường Roulotte của nhà thờ Saint Hipolyte, Av de Coisy, Paris 13, để thảo luận, tìm phương pháp phản kháng thích hợp.

    Bắc Kinh chọn thành phố Bussy Saint Georges rất đúng mục tiêu vì thành phố này rất mở mang, nhà ở nhiều, nằm trên trục lộ Đông-Tây nối liền các nước phía Đông với Pháp. Và, Bussy Saint Georges còn là thành phố thâm thụt ngân sách nghiêm trọng, phải tăng thuế nhằm vào dân chúng tới mức tối đa do không có nhiều kỹ nghệ và thương mại.

    Nay Tàu tới, gõ cửa, đề nghị mua đất, xây cất cơ sở văn hóa và thương mại chung quanh, không khác gì đem lại cho thành phố một giải pháp cứu bồ đúng lúc. Chuyện Tộc Kinh, nếu Tàu có nhằm thôn tính thêm Việt Nam Hải Ngoại cho đủ về một mối là chuyện của người Việt Nam. Dĩ nhiên, người Pháp không quan tâm tới.

    VC cũng đã khoan hồng đối với Việt Nam Hải Ngoại từ khi nâng niu Việt Nam Hải Ngoại là “khúc ruột ngàn dặm”. Nhưng mới chỉ thu hút được một số rất ít nên đảng Cộng Sản phải cho ban hành nghị quyết 36, cho công an, thầy chùa tuôn ra hải ngoại vừa chiêu dụ, vừa đánh phá Cộng đồng Người Việt Hải ngoại.

    Nói về chánh quyền Thị xã Bussy Saint Georges. Trong Hội đồng Thị xã có cả người Việt, Tàu, Miên, Lào. Thực hiện được dự án này, Tàu chỉ bước một bước ngắn trên con đường dài của Bắc Kinh đã vạch là tóm thâu được cả cựu Đông dương ở ngay trên đất Pháp. Xách túi tiền tới gõ cửa chánh quyền đang mang nợ để thuê mua đất đai, ruộng vườn, hải cảng, là chiếm được chổ cắm dùi, lập nghiệp về lâu về dài. Nhưng Tây có phải như Sri-Lanka, Cao Miên, Ý, Hy Lạp, Vénézuela hay không khi từ ít lâu nay, Tàu âm thầm mua tiệm café-thuốc lá-loto cá ngựa, ruộng lúa, vườn nho, hầm rượu của Tây khá nhiều?

    Trở lại vụ Tàu dự tính lập Trung tâm Tộc Kinh ở Bussy Saint Georges, xin mời đọc nguyên văn bức Thư mời họp về vấn đề này do Văn phòng liên lạc các Hội đoàn và Người Việt tự do tại Pháp phổ biến để biết rõ hơn:

    “Kính chuyển đến anh chị, đặc biệt đồng hương ở vùng Bussy ST Georges, biết thêm hình ảnh buổi họp ngày 21/05/2018 của nhà cầm quyền Bussy St Georges với nhóm Pháp gốc Việt, Lào và Tàu Đỏ……để lập ra đặc khu dân tộc Kinh.

              

              

    Thay vì Tàu cộng công khai đầu tư địa ốc tại Bussy St George, chúng đánh tráo một nhóm người tay sai mang danh Dân Tộc Kinh để làm nhịp cầu nhằm hai mục tiêu chính:

    • 1/ Đánh lạc hướng dư luận nghĩ rằng đặc khu sắp sữa xây dựng là do sự đóng góp của những người Pháp gốc Đông Nam Á xây dựng cùng chính quyền địa phương. Thực chất đây chỉ là mô hình bành trướng thế lực Cộng sản Bắc Kinh ở các nơi khác trên thế giới, điển hình là ở Mã Lai dưới dạng xây cất, di dân, văn hoá và tình báo….và đã thất bại

      2/ Đa số những công dân Pháp gốc Việt, Lào, Miên là nạn nhân của Cộng sản, nay bổng nhiên được khoác tấm áo Dân Tộc Kinh. Cộng Đồng Người Việt Tự Do hay Tỵ Nạn Cộng sản tại Pháp nói riêng, trên thế giới nói chung, biến thành Dân Tộc Kinh, theo thời gian bị xoá tên cũng như đất nước Việt Nam sau nầy sẽ chỉ là dân tộc Kinh bên cạnh dân tộc thiểu số Tây Tạng, dân tộc Duy Ngô Nhĩ..Quả là âm mưu thâm độc của Bắc Kinh.


    Rất đáng lên án là một số người Pháp gốc Việt ở Paris gần gũi với chúng ta lại cam tâm làm tấm thảm lót đường cho Tàu Cộng. Khi chương trình xây sựng đặc khu Tàu Cộng được đưa ra ánh sáng công luận, ông Đỗ Đăng Di, cựu quân nhân, âm thầm kêu gọi ém nhẹm, đưa ra lời khuyên Cộng Đồng không chống lại nỗi đâu quyết định dù sai trái của nhà cầm quyền địa phương, hơn nữa thế lực Tàu mạnh lắm….

    Những khuôn mặt trong buổi họp thành lập Đặc khu tộc Kinh gồm có:
    • Về phía chính quyền địa phương:
      • Ông thị trưởng YANN DUBOSC,
        BàTHI HONG CHAU VAN 2ème Maire –Adjointe, Pháp gốc Việt,
        Ông SERGE SITHISAK, 6ème Maire – Adjoint – Pháp gốc Tàu
        Ông ALAIN CHILEWSKI, 4ème Maire –Adjoint.
    • Nhóm bài ba lá, đứng đầu lả bà HUYNH NGOC MY VAN, mặc áo dài vàng nói rành tiếng Việt, tiếng Hoa cùng mấy người Tàu Hoa lục. có cả Võ sư chùa Thiếu Lâm.
                
    • Vài người Tàu gốc Đông Nam Á xưng là trưởng ban Tàu Quảng Đông Paris…
                
    • Michel Thao tự Thảo Chấn, người Việt bên Lào, nay đã xuống tóc đi tu.
                
      Đáng buồn hơn hết là có sự hiện diện của:
      • Kịch sĩ, diễn viên TRẦN NGHĨA HIỆP, người từng tham gia chống cộng ở Paris trước đây,
                  
      • Ông Thái Quan, trước đây là thành viên cốt cán của Liên Minh Dân Chủ, nay đã về hưu nhưng đang hoạt động tích cực trong Vân Phòng Xã Hội ở Hội Quán Y Sĩ Việt Nam Paris,
                  
      • Một số nhân sự gần gũi với Đảng Việt Tân như ông Nguyễn Thế Tâm, thành viên UPR,
                  
      • Vợ chồng Ôn vân Thanh – Vân Trang, em gái út của Nguyễn Ngọc Bảo, cán bộ lãnh đạo của đảng Việt Tân.




    Văn Phòng Liên Lạc Các Hội Đoàn Người Việt Quốc gia tại Pháp và Hội Thân Hữu Pháp Việt có buổi chiếu phim và thảo luận về vấn đề Đặc khu Tàu Cộng ở Bussy Saint Georges, kính mời Bà con, nhứt là đồng hương ở Bussy Saint Georges tới tham dự đông đảo.
              
    Ngày Chủ Nhật 28/10/2018 lúc 14g00–17g00
    Tại Nhà Thờ Saint Hippolyte – Phòng “Roulotte”
    27 Avenue de Choisy
    Paris 13 – Métro Porte de Choisy

              






    Tây ngăn chận tham vọng của Tàu

    Trước đà mua đất đai ồ ạc của Tàu, TT Macron, hôm 22/02/2018, đã ban hành những qui định vể việc người ngoại quốc mua đất canh tác ở Pháp.

    Tiếp xúc với 700 nông dân trẻ ở Điện Elysée, ông Macron nói: “Với tôi, đất nông nghiệp ở Pháp, đó là một cách đầu tư chiến lược liên hệ tới chủ quyền quốc gia nên chúng ta không thể để hằng trăm mẩu lọt vào tay những thế lực ngoại quốc mà không biết rỏ mục đích tối hậu của họ là gì”.

    TT Macron nói thêm: “Chúng ta dứt khoát chắm dứt tình trạng người ngoại quốc mua đất ruộng ở đây và chúng ta sẽ làm việc với nhau và với cả Hội nông gia”. Quả thật ông giựt mình khi thấy Tàu vừa mua 1700 mẫu ruộng lúa mì ở tỉnh Indre và 900 mẩu ở tỉnh Allier. Chuyện này cũng đã không tránh khỏi làm cho giới nông dân Pháp vô cùng bất mãn.

    Ở Pháp, ngày nay, thanh niên không muốn kế thừa nghề nông của ông cha, mà muốn ra thành phố làm công, lãnh lương khỏe hơn vì có ngày nghỉ, có nơi vui chơi. Ba Tàu tới đề nghị giá cao gấp 4 lần nên chủ đất dễ đồng ý bán. Họ cùng với nông dân chủ đất Pháp lập chung cái Hội chủ đất nhưng họ nắm đa số. Khai thác đất, chủ Tàu quyết định. Chủ Tàu trồng những thứ họ cần. Dân địa phương phải đi mua nông phẩm quen thuộc ở nơi khác.

    Người Tàu rất mê ruộng nho và những hầm ruợu có tiếng của Pháp ở vùng Bourgogne và Bordeaux. Ở đây, họ đã mua được 65 triêu Euro ruộng nho và hầm rượu trong đó có cả loại cao cấp như Saint Emilion Grand Cru classé, thứ mà chủ sản xuất ít có ai chịu bán vì nguồn lợi thị trường cao và chắc chắn và vì muốn bảo vệ giá trị văn hóa phi vật thể của Pháp nữa.

    Thật đáng buồn nếu đúng như vậy! Tàu chỉ mới đưa ra dự án lập “Đặc khu Tộc Kinh” ở Bussy Saint Groeges, đã có người Việt Nam gốc tỵ nạn Cộng Sản, từng biểu tình chống cộng ở Paris, từng tuyên bố về Việt Nam làm kháng chiến, đã vôi vàng tới đứng vào hàng ngũ mới.

    Ở trong nước, đại bộ phận dân chúng chấp nhận khuất phục bạo quyền để sống qua ngày, còn hiểu được. Nhưng Bà con ở tại Paris, không dưới một áp lực nào hết, mà sao lại chọn đứng về với giặc thù sớm quá vậy?




    Nguyễn thị Cỏ May
    http://vietluan.com.au/khong-le-thoi-nao-cung-co/
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Từ Tộc Kinh đến Đặc khu của người Trung Quốc tại Pháp?

Bài viết bởi Ngoc Han »

Bài viết của Thư Viện Toàn Cầu ( xin phép mang về đây - cám ơn )
Thôn Tính Châu Âu – Annastiina Heikkilä, Stina Tuominen, Eemeli Martti, Maria Tolsawer
November 3, 2018 | by Ban Tu Thư | 0
Biên dịch: Việt Xuân

Lời người dịch: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố loạt bài điều tra gồm 4 phần về quá trình “thôn tính” Châu Âu của Trung Cộng trên trang mạng của YLE (cơ quan phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Cộng đã và đang tiến hành ở Châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phần Trung Cộng thâu tóm Châu Âu với từng mảnh nhỏ, Đồng tiền Trung Cộng đã đánh hơi sự thành công, Trung Cộng trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp, và cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Cộng? Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu chuỗi phóng sự này tới độc giả nghiên cứu quốc tế.

Bài 1: Trung Cộng thâu tóm Châu Âu với từng mảnh nhỏ [1]

Khách du lịch yêu thích rượu đi lại nhộn nhịp trên đường phố cổ kính của thị trấn nhỏ Saint-Émilion. Cô gái trẻ Trung Cộng gần như đánh rơi que kem xuống đất khi có người hỏi cô nghe tên diễn viên Triệu Vi không?

“Dĩ nhiên rồi, ở Trung Cộng ai mà chẳng biết đến cô ấy! Trang trại nho của cô ấy có thật ở gần đây không?” Một người phụ nữ họ Vương hỏi.

Triệu Vi là một ngôi sao điện ảnh, người mẫu và ca sĩ nhạc pop 42 tuổi – người được trả thù lao cao nhất ở Trung Cộng.

Ngoài điện ảnh và âm nhạc, Triệu Vi còn có niềm đam mê thứ ba là rượu Pháp. Năm 2011 cô thực hiện được niềm mơ ước của mình và mua một trang trại rộng 7 hecta ở vùng rượu nổi tiếng Saint-Émilion miền tây nam nước Pháp.

“Khi nhìn thấy trang trại này cô Triệu nhận ra ngay đây chính là trang trại trồng nho mà cô ao ước. Trước đó chúng tôi đã đi xem hàng trăm trang trại nho”, Sue Zhang – người đại diện ở Pháp của Triệu Vi cho biết.

Cô Zhang đón khách đến thăm lâu đài cổ hơn 400 năm tuổi. Trên cổng lâu đài có treo cờ Pháp, Trung Cộng và EU. Chủ nhân tòa lâu đài không có mặt vì đang bận việc ở Châu Á, nhưng hàng ngày vẫn theo dõi tình hình diễn ra ở lâu đài. Sếp của tôi luôn bảo: “Rượu là một nghệ thuật. Cô ấy đã nếm đủ các loại rượu trên khắp thế giới, nhưng cô thích nhất là rượu ở Saint-Émilion. Đích mà cô hướng tới là sản xuất được một loại rượu tốt nhất không đếm xỉa đến kinh phí”, cô Zhang kể. Vì vậy, lâu đài Château Monlot nằm trong vùng đất được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới đã được sửa chữa lại từ hầm rượu cho đến mái. Một trong những chuyên gia giỏi nhất về loại nho Merlot đã được thuê tới làm việc ở đây.

Những mùa rượu đầu tiên vừa được đem ra thị trường và các tiệm ăn nổi tiếng của Pháp đã đặt hàng. Rượu này cũng nhận được nhiều lời ngợi khen cả từ người Pháp. Đây là điều đặc biệt đối với trang trại có chủ sở hữu là người Trung Quốc, bởi vì thông thường rượu của người Trung Cộng sản xuất tại Pháp được chuyển về Trung Cộng cho những bàn tiệc của những người trung lưu đang ngày một nhiều thêm ở nước này. Hiện nay 1/10 dân số Trung Cộng, tức là khoảng hơn 100 triệu người, uống rượu hàng ngày.

Cho đến nay người Trung Cộng đã mua tất cả 140 trang trại nho ở vùng Bordeaux này. Chúng ta chưa có thể nói con số này là lớn vì nó chỉ chiếm 3% diện tích đất trồng nho ở đây. Những nơi khác trên đất Pháp việc mua đất của người Trung Cộng không hiếm. Thế nhưng người Trung Cộng không chỉ muốn sở hữu những chùm nho ngon ngọt trên đất Pháp mà hiện tượng mới hơn và gây tranh cãi nhiều hơn là mục đích mua đất của người Trung Cộng trong những năm gần đây.

Tại Pháp, các nhà đầu tư Trung Cộng đã mua hàng ngàn hecta đất canh tác. Gần đây nhất là cuối năm ngoái, một thương gia Trung Cộng đã mua gần 900 hecta đất trồng trọt ở vùng Allien, miền trung nước Pháp. Ông ta trả 10 triệu euro cho thương vụ đó. Vị thương gia này là đại diện cho công ty đa ngành Reward Group. Thông tin này đã khiến người dân địa phương bức xúc. Không ai hiểu được vì sao người Trung Cộng lại muốn mua đất ở vùng quê yên bình của họ, ngay cả vị thị trưởng.

“Không biết họ định làm gì ở đây? Những người chủ mới này có định trồng trọt hay không và nếu có thì đến mức độ nào? Hay họ định thay đổi gen?”, Thị Trưởng Daniel Marchand đã bày tỏ sự bức khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 2.

Công ty khổng lồ Trung Cộng này trước đây cũng đã mua nhiều đất ở miền trung nước Pháp. Cho tới nay, họ đã là chủ nhân của tất cả khoảng 3.000 hecta đất canh tác ở Pháp, tức khoảng 1/5 diện tích của Helsinki. Vấn đề không phải là việc sở hữu đất quá lớn. Nhưng Reward Group không phải là công ty duy nhất muốn sở hữu đất canh tác ở Pháp. Tờ báo kinh tế Challenges cho biết một công ty lớn khác của Trung Cộng hình như cũng đang xúc tiến những thương vụ mua đất tương tự ở Pháp.

Theo tin từ báo này, một công ty đang được giấu tên có lẽ đã thuê một văn phòng luật tại Paris đứng ra thương thảo về việc mua những cánh đồng trồng yến mạch ở vùng Beauce, phía nam Paris.

Người dân ở những nơi khác cũng thấy khó hiểu: Tại sao người Trung Cộng lại mua đất canh tác đắt đỏ cách xứ sở họ hàng ngàn cây số? Chẳng lẽ ngoài vang Bordeaux họ còn muốn đem cả bánh mì Pháp về Trung Cộng?

Tỷ phú Hu Keqin đang có những dự định rất lớn. Ông ta muốn dân tộc vốn chỉ quen với gạo và mì làm bạn với bánh mì Pháp vỏ giòn. Tỷ phú này chính là người lãnh đạo và giữ cổ phần của tập đoàn Reward Group đã mua hàng ngàn hecta đất nói đến ở trên. Trong vòng 5 năm tới ông ta sẽ khai trương đến 1.500 xưởng bánh mì trên khắp Trung Cộng, nơi người ta sẽ bán bánh mì được làm từ ngũ cốc Pháp.

“Chúng tôi muốn bánh mì Pháp chiếm lĩnh Trung Cộng. Sức mua sẽ khổng lồ. Tôi tin rằng thế hệ sinh ra từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước đã đi du lịch nhiều nơi trên thế giới sẽ thích bánh mì của chúng tôi”. Ông Hu Keqin chia sẻ khi trả lời phỏng vấn hãng AFP.

Ở Trung Cộng, Pháp là thương hiệu được tin cậy. Reward Group đã quảng cáo ở Trung Cộng rằng họ bán các sản phẩm được làm ra từ ngũ cốc của Pháp. Họ hy vọng quảng cáo này có sức hấp dẫn người Trung Cộng vốn rất sợ hãi lương thực, thực phẩm giả nội địa. Tập đoàn này tin tưởng việc xuất cảng ngũ cốc từ Pháp về Trung Cộng là rất triển vọng về kinh tế vì ngoài thương hiệu ra nó còn đảm bảo sự an toàn. Reward Group đã hợp tác với một công ty ở Pháp nhằm tiếp thu quá trình sản xuất và công nghệ của Pháp về an toàn thực phẩm.

Đối với Hu Keqin, những thương vụ mua đất này là việc kinh doanh, nhưng với Trung Cộng nó là chiến lược. Thông qua các thương vụ này Trung Cộng muốn bảo đảm lương thực cho công dân của họ trong tương lai.

Hiện nay Trung Cộng có 1,4 tỷ dân, tức 20% dân số thế giới. Nhưng quốc gia này chỉ sở hữu 10% đất canh tác của thế giới. Tương lai tỉ lệ này sẽ giảm đi vì dân số tăng lên trong khi đất canh tác sẽ bị đô thị hóa.

Trung Cộng đang tính rằng nên mua đất canh tác ngay từ bây giờ, vì theo họ trong tương lai việc mua đất sẽ khó khăn hơn. Dân số trên trái đất tăng lên không ngừng cùng với hiện tượng sa mạc hóa do trái đất nóng dần lên và môi trường bị hủy hoại.

Pháp không phải là quốc gia duy nhất mà Trung Cộng mua đất. Họ còn mua ở nhiều nơi khác như Ukraine, Bulgaria. Ngoài Châu Âu, người Trung Cộng còn mua hoặc thuê đất canh tác, nhất là ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Ở Australia, những thương vụ Trung Cộng mua đất đã gây nên nhiều lo ngại, vì vậy năm 2015 nước này đã thắt chặt quy định mua đất đối với người nước ngoài.

Ngoài đất canh tác, Trung Cộng còn quan tâm đến những vị trí mang tính chiến lược của Châu Âu. Nhiều mạng lưới điện, sân bay, hải cảng đã được mua hay cố mua bằng tiền của Trung Cộng. Vụ mua bán nổi tiếng nhất có lẽ là việc mua hải cảng Pireus của Hy Lạp, quốc gia chìm trong khủng khoảng kinh tế. Ngoài ra tập đoàn vận tải biển Cosco của nhà nước Trung Cộng còn sở hữu hải cảng Zeebrugge của Bỉ, có đa số cổ phần trong các hải cảng Valencia và Bilbao của Tây Ban Nha.

Tiền Trung Cộng được đầu tư vào các mạng lưới điện ở Bồ Đào Nha và Italia. Người Trung Cộng cũng có đa số cổ phần ở sân bay Hahn (Frankfurt).

Đầu tư của Trung Cộng vào cơ sở hạ tầng Châu Âu.

Ở Pháp, Trung Quốc đầu tư vào các chuỗi khách sạn và thời trang, các câu lạc bộ túc cầu và vào các hải cảng và phi trường. Công ty China Merchants Holdings đã sở hữu 49,9% sân bay Toulouse và 49% ở cảng hàng hóa Terminal Link (Marseille). Người Trung Cộng cũng mua đất ở gần sân bay Châteauroux, miền trung nước Pháp.

Phần của người Trung Cộng trong vốn đầu tư của nước ngoài vào Pháp hiện chỉ chiếm 2%, song giờ đây nó đang tăng từng ngày. Reward Group đã từng mua đất ở miền trung nước Pháp là một công ty tư nhân. Nhưng khi mua đất canh tác nó đã thực hiện chiến lược mang tính quốc gia của Trung Cộng.

Giới truyền thông Pháp đã cố gắng săn lùng thông tin về công ty này và mục đích của họ khi thực hiện việc mua đất. Kênh truyền hình France 2 đã phỏng vấn doanh nhân Christophe Dequidt, người đã từng gặp tỷ phú Hu Keqin ở Trung Cộng trước đây. Dequidt cho biết khi đó Hu có nói mình đang làm việc vì lợi ích quốc gia.

“Hu Keqin kể rằng ông được lệnh rời vị trí là một vị tướng trong quân đội sang lãnh đạo một công ty công nghiệp và nhiệm vụ của ông là chiếm lĩnh thế giới.” Dequit nói trong cuộc phỏng vấn.

Không chỉ người Trung Cộng, mà người các nước như khác Anh và Hoà Lan cũng mua khá nhiều đất canh tác của Pháp. Nhưng theo suy nghĩ của người Pháp, người Trung Cộng đáng sợ hơn người nước khác. Các tổ chức công đoàn của những người trồng trọt coi việc làm của doanh nhân Hu Keqin là việc cướp đất dưới vỏ bọc mua đất. Trên nguyên tắc, chính phủ Pháp có khả năng ngăn chặn việc bán đất canh tác cho người nước ngoài. Công ty Safe – một công ty phi lợi nhuận do các nhà trồng trọt và nhà nước cùng sở hữu, phụ trách việc cân đối việc mua đất trồng trọt có quyền mua trước tất cả các khu đất canh tác. Người ta sử dụng quyền này vào việc mua từng phần đất mà không mua toàn thể.

Nhưng lỗ hổng này đã bị các nhà đầu tư Trung Cộng lợi dụng: Ví dụ tập đoàn Reward của ông Hu Keqin đã mua 900 hecta đất ở vùng Allier bằng cách mua các phần nhỏ ở những vị trí khác nhau và chỉ mua 98%.

Tổng Thống Emmanuel Macron đã nhận thấy cần phải lên tiếng mạnh mẽ trong vấn đề mua bán đất này. Ông đã đưa ra chính sách nghiêm ngặt hơn đối với những người tiền nhiệm trong việc mua đất của người Trung Cộng.

“Chúng ta không thể cho quốc gia khác mua hàng trăm, hàng ngàn hecta đất, nhất là khi chúng ta không biết rõ mục đích sử dụng đất này của họ.” Ông Macron đã nói như vậy với những người làm nông trẻ của Pháp vào tháng 2/2018 vừa qua.

Emmanuel Macron hứa sẽ thắt chặt quy định liên quan đến việc mua bán đất. Theo tổng thống điều đó là cần thiết, bởi vì sự đầu tư này có tính chiến lược, liên quan đến chủ quyền của nước Pháp. Bức tranh đe dọa thực phẩm trong nước đã gây ra những phản ứng mạnh ở nước Pháp. Ngoài ra, gần đây nước Pháp cũng đã thức tỉnh để bảo vệ những vị trí mang tính chiến lược của mình.

Tháng 2/2018 vừa qua, chính phủ Macron đã ngăn ngừa một công ty Trung Quốc mua đa số cổ phần của sân bay Toulouse, bởi vì sân bay này có tầm quan trọng chiến lược đối với nước Pháp, nhất là đối với ngành công nghiệp sản xuất máy bay Airbus.

Là một nước lớn trong EU, Pháp tích cực hơn trong việc bảo vệ nền kinh tế của nước mình. Trong chuyến thăm Trung Cộng vào tháng 1/2018, ông Macron lên tiếng về sáng kiến “Một vành đai, một con đường” mà Trung Cộng đang chuẩn bị và thúc đẩy. Mục tiêu của dự án này là tạo ra những con đường thương mại mới và kết nối Trung Cộng với các nước láng giềng, Trung cận Đông, Châu Phi và Châu Âu. Nhưng phương Tây nghi ngờ rằng ý tưởng này là nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Cộng.

“Chúng ta xây dựng đường sá để kết nối chứ không thể chỉ nhằm một hướng,” ông Marcon nói. Phát biểu này được hiểu nó ám chỉ rằng thương mại giữa EU và Trung Quốc quá chênh lệch. Theo ông Marcon, những kế hoạch này của Trung Quốc đòi hỏi các nước châu Âu có sự đồng thuận mạnh hơn.

“Trong quan hệ với Trung Cộng, Châu Âu đã bị chia rẽ quá lớn. Trung Cộng sẽ không coi trọng những phần đất mà ai đó để hở”, ông Marcon nói.

Pháp và Đức có cách nhìn khác với các nước nhỏ khác của EU trong việc phản ứng như thế nào với đầu tư từ Trung Quốc. Không chỉ các nước Đông, Trung Âu mà các nước Bắc Âu, trong đó có Phần Lan cho rằng không nên cân nhắc việc đầu tư này trên phạm vi toàn EU.

Dư âm về người Trung Cộng ở Pháp, ngay cả vùng rượu nho Bordeaux, mấy năm trước đây đã rất xấu. Khi đó người ta nghĩ rằng người Trung Cộng gom các trang trại nho ở Pháp vì tiền và vị thế của chúng chứ không để ý đến truyền thống cũng như chất lượng của nho và rượu nơi đây. Những suy nghĩ này có căn bản vì người Trung Cộng đã bỏ mặc nhiều trang trại mà họ mua khi thiếu hiểu biết hoặc không quan tâm lâu dài tới việc sản xuất.
Theo cách nhìn của người Pháp, điều này không chỉ gây bức xúc mà còn rất nguy hiểm. Những trang trại nho ở Bordeaux là một phần di sản văn hóa của Pháp và thật đáng xấu hổ khi những trang trại này lọt vào tay những trọc phú không tên tuổi.

Ngay từ khi đó người Pháp đã cân nhắc tới việc có nên thắt chặt quy định về việc mua bán đất hay không để hạn chế sự hiện diện của người nước ngoài trên các mảnh đất canh tác của họ.

Tuy nhiên, bây giờ cách nhìn này đã thay đổi. Địa vị của những người mua đất Trung Cộng đã được cải thiện. Đó là ý kiến của nhà văn Laurence Lemaire, một chuyên gia về rượu và là người rất am hiểu về Trung Cộng.

Theo Lemaire, ngày nay những người mua trang trại nho ở Pháp là những người giàu có, yêu thích rượu kiểu như diễn viên Triệu Vi, còn nếu không là những trọc phú mua rồi để lại cho người Pháp quản lý. “Tiếng tăm của những người sản xuất rượu Trung Cộng đã được cải thiện. Những người chủ mới đã coi trọng việc sản xuất và tiền của họ là sự giải cứu với nhiều trang trại”, Leimaire nói.

Những năm gần đây, các trang trại nho ở Pháp không phải là những đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận nhất.

Rượu Bordeaux được sản xuất theo phương pháp truyền thống và nho của vùng này rất nhạy cảm đối với thay đổi của thời tiết. Những đêm sương giá của mùa xuân năm trước cũng như những trận mưa đá của mùa xuân năm nay đã hủy hoại hết những cánh đồng nho. Sản lượng nho thu được ở Bordeaux thấp kỷ lục.

Vậy nên các trang trại nho được rao bán rất nhiều và không phải trang trại nào cũng có người mua từ Pháp hay Châu Âu. Đối với những người Pháp đang vật lộn với khó khăn trong chính sách thuế thừa kế và chi phí cao khác thì đồng tiền của Trung Cộng được chào đón.

Cách đây vài tháng rất nhiều doanh nhân và các nhân vật nổi tiếng trên thế giới đã được mời đến dự khai trương trang trại rượu vừa được khôi phục lại của Triệu Vi ở Château Monlot, trong đó có cả ca sĩ Sting cũng đến biểu diễn. Dân địa phương cũng được tham dự. Những người chủ sở hữu mới của các trang trại kể rằng có mấy người Pháp đến nắm tay họ và cảm ơn họ đã giải cứu trang trại.

Cho tới lúc này Triệu Vi được biết đến nhiều nhất trên thế giới là vai diễn trong bộ phim đắt nhất của Châu Á do Ngô Vũ Sâm đạo diễn, có tên Đại Chiến Xích Bích.

Nhưng hiện giờ Triệu Vi lại nổi tiếng ở Pháp trong giới say mê rượu vang.

[1] Nguyên bản tiếng Phần Lan: “Kiina ostaa Eurooppaa pala kerrallaan” của Annastiina Heikkilä, Stina Tuominen, Eemeli Martti và Maria Tolsawer
Trả lời

Quay về “Người Việt hải ngoại”