nhạc chọn lọc của Vanchus

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nhạc Tiền Chiến - Tình Khúc Nguyễn Thiện Tơ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






Nhạc Tiền Chiến - Tình Khúc Nguyễn Thiện Tơ

14 ca khúc trong số 20 sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ
được nhiều giọng ca thuộc nhiều thế hệ khác nhau trình bày.

1.Giáo Đường Im Bóng - Lời Phi Tâm Yến-1938-
Thái Thanh ca

2.Nhắn Gió Chiều - 1940 -
Sĩ Phú ca

3.Trên Đường Về - lời Hoàng Giác - 1941 -
Thanh Lan hát

4.Qua Bến Năm Xưa - lời Hoàng Giác - 1949 -
Anh Ngọc ca

5.Chiều Quê - 1950 -
Ngọc Diệp ca

6.Tiếng Trúc Bên Sông - 1949 -
Minh Diệu ca

7.Đêm Trăng Xưa - 1949 -
Ngọc Đức hát

8.Ngày Vui Đã Qua - Lời Phi Tâm Yến - 1940 -
Bích Hợp ca

9.Mộng Giang Hồ - 1950 -
Ngọc Đức ca

10.Chiều Tà - 1953 -
Thiên Tâm hát

11.Xuân Về - 1953 -
Thiên Tâm và NGọc Diệp song ca

12.Giấc Mơ Xưa - 1953 -
Thu Lộc

13.Tiếng Hát Biên Thùy - lời Hoàng Giác - 1953 -
Mai Hương

14.Quanh Lửa Hồng - lời Văn Khôi - 1953 -
Ánh Tuyết và Thái Hằng song ca

15.Giáo Đường Im Bóng - lời Phi Tâm Yến - 1938 -
Khánh Ly




cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

4 Giọng Ca của Thập Niên 50s: Minh Trang, Minh Đỗ, Minh Diệu Và Minh Tần

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






4 Giọng Ca của Thập Niên 50s:
Minh Trang, Minh Đỗ, Minh Diệu Và Minh Tần


4 Giọng Ca của Thập Niên 50 mang nghệ danh bắt đầu bằng chữ MINH:
Minh Đỗ của Đài Phát Thanh Hà Nội,
Minh Diệu Và Minh Tần của Đài Phát Thanh Huế
và Minh Trang của Đài Phát Thanh Sài Gòn.
_____

1.Minh Đỗ - Ru Con Miền Nam
2.Minh Tần - Trở Về - Châu Kỳ
3.Minh Diệu-Mạnh Phát - Lúa Mùa Duyên Thắm - Trịnh Hưng
4.Minh Trang - Nắng Chiều - Lê Trọng Nguyễn
5.Minh Đỗ - Cò Lả
6.Minh Diệu-Mạnh Phát - Bến Nước Tình Quê - Tiết Đạt
7.Minh Trang - Sầu Lữ Thứ - Hùng Lân
8.Minh Đỗ - Qua Cầu Gió Bay
9.Minh Diệu - Dứt Đường Tơ - Văn Thủy
10.Minh Trang - Con Thuyền Không Bến - Đặng Thế Phong


___________________


  •           




    Những Giọng Ca Nữ Lót Chữ “Minh” Của Thập Niên 50s

    Chọn nghệ danh cho mình là một điều quan trọng và cần thiết cho tất cả nghệ sĩ trước khi bước lên sân khấu chuyên nghiệp. Nghệ danh có thể được coi là gạch nối liên kết giữa người nghệ sĩ và giới thưởng ngoạn.

    Không có một quy tắc nhất định nào cho người nghệ sĩ để chọn nghệ danh cho mình. Có người lấy luôn tên thật của mình làm nghệ danh, hay đôi khi lắp ráp nhiều tên khác nhau theo một quy định riêng để thành một nghệ danh như là cách để đánh dấu một kỷ niệm. Lại cũng có người theo lò luyện ca sĩ rồi cứ theo cách đã sắp đặt từ trước của người thấy mà trở thành tên cho ca sĩ. Có người chọn cho mình một nghệ danh rồi gắn bó với tên tuổi đó đến hết sự nghiệp của mình nhưng cũng có nghệ sĩ đổi tên vài lần đôi khi là cách làm mới mình, hay là cách đánh dấu một bước ngoặc mới cho sự nghiệp của mình.

    Mỗi thời đại lại có một loại tên nào đó như một phong cách thời thượng được nhiều nghệ sĩ làm theo. Người ta nói thập niên 50s của thế kỷ trước là thời đại của nghệ nhân mang chữ lót là “Minh”. Thật vậy, tân nhạc Việt sau khi bước ra khỏi thời kỳ phôi thai của thập niên 40s đã vươn mình bước vào giai đoạn rực rỡ của nên tân nhạc Việt. Hàng loạt những giọng ca mới góp mặt trong sinh hoạt ca nhạc đế đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của người dân. Những tên tuồi như “Minh Hoan, Minh Nguyệt, Minh Diệu, Minh Tần …” trở thành những giọng ca được ái mộ. Tiêu biểu cho những giọng ca lót chữ “Minh” ở khắp ba miền của đất nước, phải kể đến Minh Đỗ của miền Bắc; Minh Diệu và Minh Tần của miền Trung và Minh Trang của miền Nam.

    Minh Đỗ là giọng ca vàng của đài phát thanh Hà Nội trước năm 1954. Cô nổi tiếng là ca sĩ với một giọng hát khỏe, vang, cao vút và kỹ thuât điêu luyện. Không biết cô bắt đầu đi hát năm nào nhưng đầu thập niên 50s thì tên tuổi cô cùng với ca sĩ Tâm Vấn đã là những giọng ca vàng của Đài Phát Thanh Hà Nội. Tiếc là hiện vẫn chưa tìm được bản ghi âm nào của giọng ca Minh Đỗ trước năm 1954 để công chúng có thể nhận ra hết cái tinh túy của một giọng ca vang lừng từ đài phát thanh Hà Nội, thời chưa chia cắt. Sau năm 1954, ca sĩ Minh Đỗ ở lại miền Bắc và hội nhập với cuộc sống mới. Cô được cử đi tu nghiệp ở nhiều nơi rồi dần dà thay đổi cách hát để phù hợp với phong cách hát mang tính chiến đấu của xã hội miền Bắc thời bấy giờ. Khoảng giữa thập niên 60s, ca sĩ Minh Đỗ có sang lưu diễn bên Châu Âu và được nhóm Việt Kiều Yêu Nước ghi âm một dĩa nhựa 45 vòng gồm một số bài dân ca Việt Nam. Điều đáng tiếc là giọng của ca sĩ Minh Đỗ lúc này đã thay đổi và không còn nét mượt mà của người hát tình ca. Giọng hát của cô đã chuyển sang kiểu hát mang nặng tính chiến đấu đặc trưng cho cách hát của các ca sĩ tại các nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Dù sao, dĩa hát dân ca này cũng ít nhiều giúp người thưởng ngoạn biết được giọng ca Minh Đỗ huyền thoại của Đài Phát Thanh Hà Nội năm xưa. Cô mất năm 1979 tại Viêt Nam.

    Minh Diệu và Minh Tần là hai chị em cùng góp mặt trong Thần Kinh Nhạc Đoàn của đài Phát Thanh Huế. Cả hai ghi âm rất nhiều dĩa nhạc 78 vòng và tên tuổi vang dội khắp 3 miền của Việt Nam. Cả hai cô Minh Diệu và Minh Tần đều chuộng cách hát chân phương tuy ít nhiều cũng cho thấy kỹ thuật thanh nhạc nhất định. Minh Tần hát nhẹ nhàng hơn và nổi tiếng với ca khúc Trở Về Của Châu Kỳ, sáng tác trong mùa lũ 1943 được ca sĩ Minh Tần ghi âm cho hãng dĩa Việt Long sau trận lũ năm Nhâm Thìn 1952. Minh Diệu hát điệu luyện hơn và hay cùng chồng là ca nhạc sĩ Mạnh Phát song ca trên sân khấu cũng như ghi âm vào dĩa đá 78 vòng. Cô còn hát ca khúc “Nhạc Sầu Tương Tư” của Hoàng Trọng và Hoàng Dương cho phim “Tình Thu, Ý Đẹp”. Bước sang thập niên 60s, cả hai còn góp mặt cho một số chương trình ca nhạc của đài phát thanh và khi khiếu thưởng ngoạn của công chúng thay đổi, thời gian không còn chiều lòng người thì họ ngưng hẳn. Ca sĩ Minh Diệu có cùng chồng là nhạc sĩ Mạnh Phát mở lớp dạy hát một thời gian tại tư gia ở Sài Gòn và tạ thế khoảng cuối thập niên 60s-đầu 70s của thế kỷ trước.

    Minh Trang là ca sĩ của đài phát thanh Sài Gòn. Cô đến với ca nhạc bằng một sự tình cờ. Thời bấy giờ cô là xướng ngôn viên chương trình tiếng Pháp của đài Pháp Á. Trong một lần ca sĩ bị ốm bất ngờ, người nhạc sĩ điều khiển chương trình nhờ cô vào thay tạm vì biết cô có biết hát. Từ lần hát tạm thời đó đã trở thành duyên đưa cô xướng ngôn viên thành danh ca Minh trang của đài phát thanh. Minh Trang có giọng hát trong và cao vút. Nhờ được học thanh nhạc từ khi còn ở ghế nhà trường nên cô khá vững vàng khi đi vào vai trò ca sĩ. Ngoài một giọng ca truyền cảm, Minh Trang có có nét quý phái của tây phương. Thập niên 50s là thế giới của nghệ sĩ với những câu truyện tình làm tốn nhiếu giấy mực của nhà báo. Cuộc tình của danh ca Minh Trang và nhạc sĩ Dương Thiệu Tước cũng không ngoại lệ. Họ đã có với nhau 5 người con trong gia đình và sáng tác cho đời nhiều khúc tình ca bất hủ. Ngọc Lan là một ca khúc như vậy. Minh Trang còn nổi tiếng với “Áng Mây Chiều” của Dương Thiệu Tước, “Con Thuyền Không Bến” của Đặng Thế Phong hay những bài dân ca của nhạc sĩ Phạm Duy khi song ca với Thái Hằng và Anh Ngọc. Ca sĩ Minh Trang theo gia đình sang định cư tại California, Hoa Kỳ và đã tạ thế vào năm 2010.

    Bây giờ là 2016. Hơn 60 năm đã trôi qua. Nhiều biến cố lịch sử đã xảy ra và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền tân nhạc Việt. Đã có lúc tưởng chừng như không bao giờ có thể tìm lại hay nghe được những âm thanh của ngày cũ. Rồi theo quy luật ‘Thịnh-Suy” của tạo hóa, những bài hát xưa lại tìm đường về với công chúng yêu nhạc. Thời may, khoa học kỹ thuật tiến bộ đã cho phép người ta chuyển âm thanh cũ sang kỹ thuật số. Nhờ vậy ngày càng nhiều người biết đến những giọng ca lót chữ “Minh” của thập niên 50s ngày trước. Họ xứng đáng là những viên ngọc quý cho một giai đoạn, được coi là bắt đầu thời vàng son của nền tân nhạc Việt.


    Chu Văn Lễ
_________________________






cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Chương Trình Nhạc của Ban Tiếng Thời Gian trước năm 1975 tại Sài Gòn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






Chương Trình Nhạc của Ban Tiếng Thời Gian
trước năm 1975 tại Sài Gòn



Chương Trình Nhạc Chọn Lọc của Ban Tiếng Thời Gian.
Clip này được thực hiện không ngoài mục địch lưu lại những giọng hát đã cộng tác cho chương trình của ban Tiếng Thời Gian do nhạc sĩ Y Vân phụ trách, phát mỗi tuần vào sáng Chủ Nhật từ 9:45 đến 10:30 trên hệ thống A, đài Sài Gòn trước năm 1975. Đây không phải là chương trình thâu trực tiếp từ buổi phát thanh trước năm 1975.

Trong clip này gồm các ca khúc:

1.Mười Năm Chuyện Cũ - Hoài Linh-Huyền Lâm
- Nhật Trường
2.Hình Ảnh Người Đi - Hoàng Trang
- Lệ Thanh
3.Thương Người Ở Lại - Anh Bằng-Vũ Chương
- Thanh Vũ
4.Mong Chờ - Xuân Tiên và Y vân
- Thanh Thúy
5.Người Xóm Cũ - Trúc Phương
- Duy Khánh
6.Người Về - Phạm Duy
- Thái Thanh
7.Những Bước Chân Âm Thầm - Kim Tuấn và Y Vân
- Anh Ngọc
8.Bến Nước Tình Quê - Tiến Đạt
- Minh Diệu
9.Thúy Đã Đi Rồi - Nguyễn Long và Y Vân
- Hùng Cường
10.Đừng Buồn Khi Cách Biệt - Hoài An và Y Vân
- Minh Tuyết
11.Thương Ai, Nhớ Ai - Phạm Duy
- Thái Thanh
12.Tai Nạn Telephone
- Trần Văn Trạch




cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Anh Ngọc Nhạc Tuyển - 22 Tình Khúc Chọn Lọc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Anh Ngọc Nhạc Tuyển
- 22 Tình Khúc Chọn Lọc


1.Bên ni bên nớ - Cung trầm Tưởng & Phạm Duy
2.Tiếng hát sông Thao - Đỗ Nhuận
3.Dấu chân địa đàng - Trịnh công Sơn
4.Dạ khúc - Nguyễn mỹ Ca
5.Tạ ơn đời - Phạm Duy
6.Chiều đô thị - Phạm duy Nhượng
7.Nhớ bạn - Vũ Thành
8.Đồi thông - Y Vân
9.Dạ tâm khúc - Thanh tâm Tuyền & Phạm đình Chương
10.Đợi chờ - Nhật Bằng & Phạm đình Chương
11.Xuân về - Thẩm Oánh
12.Lá đổ muôn chiều - Đoàn Chuẩn & Từ Linh
13.Sông Lô - Văn Cao
14.Qua bến năm xưa - Hoàng Giác & Nguyễn thiện Tơ
15.Suối Mơ - Văn Cao
16.Lệ đá xanh - Thanh tâm Tuyền & Cung Tiến
17.Nỗi lòng - Nguyễn văn Khánh
18.Hình ảnh một đêm trăng - Văn Phụng
19.Rừng xưa đã khép - Trịnh công Sơn
20.Xóm đêm - Phạm đình Chương
21.Nghẹn ngào - Lại quốc Hùng
22.Tình hoài hương - Phạm Duy


___________________


  •           




    Anh Ngọc – Gương Mặt Tiêu Biểu cho nền Tân Nhạc Việt Nam.

    Nếu phải chọn một giọng ca nam tiêu biểu cho nền tân nhạc Việt Nam, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến danh ca Anh Ngọc.

    Người ta nghĩ đến Anh Ngọc không phải vì ông là nam ca sĩ đầu tiên của nền tân nhạc Việt. Ông sinh năm 1929. Khi Tân Nhạc Việt bắt đầu hình thành và phát triển, Anh Ngọc vẫn còn là một cậu bé ở đất Hà Thành. Nhưng niềm đam mê âm nhạc đã khiến ông tìm đến học nhạc với các nhạc sĩ tên tuổi thời bấy giờ là Tạ Phước và Nguyễn Thiện Tơ. Rồi cơ duyên đưa đến giúp ông có nhiều điều kiện đến gần với sinh hoạt âm nhạc hơn.

    Năm 1947, ông vào thăm gia đình tại Huế và lưu lại thành phố này một năm. Nhờ vậy, ông có dịp biết đến danh ca Minh Trang và được cô mời đến hát tại đài phát thanh Huế., Hai năm sau, 1949, Anh Ngọc vào Sài Gòn, khởi đầu sự nghiệp ca hát và làm việc cho đài phát thanh.

    Công việc chính của ông là xướng ngôn viên nhưng vai trò mà ông gây ấn tượng mạnh nhất với đại chúng lại chính là ca hát. Ông còn làm luôn cả việc tổ chức đại nhạc hội và thực hiện những chương trình ca nhạc cho đài phát thanh. Tên tuổi của ca sĩ Anh Ngọc gắn liền với chương trình “Tiếng Nhạc Tâm Tình”- một chương trình phát thanh ca nhạc chọn lọc đựọc chuẩn bị công phu và có lời giới thiệu cho từng ca khúc do nhà văn Mai Thảo viết. Anh Ngọc đã thực hiện chương trình “Tiếng Nhạc Tâm Tình” từ đầu thập niên 60 cho đến ngày chung cuộc 30 tháng 4 năm 1975. Cộng tác thường xuyên với chương trình này là các giọng ca tên tuổi như Thái Thanh, Kim Tước, Tuyết Hằng, Mai Hương, Mộc Lan, Quỳnh Giao, Ngọc Long, Nhật Bằng, Nhật Trường … Đó là chương trình phát thanh ca nhạc luôn được đông đảo công chúng háo hức mong đợi.

    Vào thập niên 70s, ca sĩ Anh Ngọc còn bước sang lĩnh vực điện ảnh và xuất hiện trong cuốn phim Yêu do đạo diễn Đỗ Tiến Đức thực hiện. Sau phim này thì ông nhận ra điện ảnh không phải là đất dụng võ của mình nên đã quyết định không tiếp tục với sân chơi điện ảnh nữa.

    Công chúng cũng chỉ thích nghe ông hát. Ca sĩ Anh Ngọc có một giọng hát khỏe. Trầm và khỏe! Tự mình, ca sĩ Anh Ngọc chỉ coi ông là một ca sĩ nghiệp dư nhưng cả nước Việt Nam thời bấy giờ ngưỡng mộ giọng hát ông như một khuôn mẫu của ca nhạc Việt. Ông hát rõ lời và có một làn hơi đủ dài để có thể ngân nga theo đúng trường độ của bài nhạc. Nhiều người cho rằng đó là khả năng thiên phú mà ca sĩ Anh Ngọc may mắn có. Điều này có thể đúng nhưng không thể không kể đến sự rèn luyện và trau dồi thanh nhạc của ông. Có lẽ chính nhờ vào yếu tố này mà cái “thiên phú” trong giọng hát của ca sĩ Anh Ngọc mới có thể tiếp tục vang rộng đến giới thưởng ngoạn trong suốt nhiều thập niên. Giọng hát của ca sĩ Anh Ngọc có âm vực rộng nên khi lên cao thì vang lộng mà xuống nốt trầm thì vẫn dầy và rõ chứ không bị mờ đi. Ông hát tự nhiên, không có gắng cũng không làm dáng nên dù bài nhạc có khó đến đâu, Anh Ngọc vẫn làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu.

    Ca sĩ Anh Ngọc đã cộng tác cho nhiều ban nhạc cả để hát đơn ca và hợp ca. Ông hát nhiều ca khúc tiền chiến nên đôi khi có người gọi ông là giong ca chuyên về những bài nhạc tiền chiến. Thật ra ca sĩ Anh Ngọc cũng có trình bày nhiều ca khúc mới sáng tác và thịnh hành. Ông hát được nhiều loại nhạc, từ tình ca đến dân ca, từ cổ điển đến thời trang. Ông chủ trương hát diễn đạt nội dung bài hát và truyền cảm xúc của ca khúc đển người nghe theo đúng nội dung chứ không cường điệu hóa. Người khó tính đôi khi than phiền vi giọng ông “khô” quá, khó cho đại chúng cảm nhận. Người khác lại say mê tiếng hát của ông khi trình bày những bài nhạc có giá trị nghệ thuật cao của các tên tuổi như Cung Tiến, Vũ Thành, … Nhưng ngay ca đối với những người khó tính, người ta cũng thích xem ông hát vì Anh Ngọc sáng sân khấu. Danh ca Anh Ngọc có gương mặt khôi ngô và kiểu chải tóc ngược ra phía sau, luôn bóng lưỡng nhờ dùng dầu Brillantine. Hình ảnh của ông làm gợi nhớ một Tino Rosi lẫy lừng của Pháp Quốc.

    Sau năm 1975, ca sĩ Anh Ngọc bị kẹt lại Việt Nam và lui về ở ẩn chứ không tiếp tục đi hát nữa. Đến năm 1990 thì ông di dân sang Hoa Kỳ để đoàn tụ với gia đình. Tuy không còn xuất hiện thường xuyên trên sân khấu như khi còn ở quê nhà, tiếng hát của danh ca Anh Ngọc vẫn còn được công chúng tìm nghe. Khoa học kỹ thuật tiến bộ cho phép người yêu nhạc đến gần với giọng hát của ông. Kỹ thuật số đã làm sống lại các ca khúc do ông ghi âm từ trước năm 1975. Những người của Sài Gòn năm cũ tìm đến giọng hát của ông để ôn lại kỷ niệm của một thời vàng son. Giới thưởng ngoạn thuộc thế hệ sau năm 1975 nghe các ca khúc do danh ca Anh Ngọc trình bày như là cách để chiêm nghiệm về một khuynh hướng hát tân nhạc, biết sử dụng kỹ thuật thanh nhạc tây phương nhưng vẫn giữ đậm nét Việt Nam. Ông xứng đáng được coi là một trong những giọng ca tiêu biểu cho nên tân nhạc Việt Nam.


    Vancouver ngày 29 tháng 5 năm 2017
    Chu Văn Lễ
_________________________






cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đạo Ca -Phạm Thiên Thư-Phạm Duy

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






Đạo Ca
-Phạm Thiên Thư-Phạm Duy


Thái Thanh
với sự phụ họa của
Mai Hương, Kim Tước, Tuyết Hằng, Bùi Thiện, Thanh Thoại ...

Hồ đăng Tín hòa âm
với các nhạc sĩ
Vũ Thành, Đặng văn Hiền, Đan Thọ, Lê như Khuê, Long thoại Nguyên, Lê gia Thẩm, Phạm Nghệ, Ngô viết Thi, Nguyễn huy Chương, Nguyễn văn Mô, Lê như Hải, Cao thanh Tùng, Trịnh quang Vi, Lê văn Nghiêm, Văn Ích ...

Hoàng hương Trang giới thiệu




1.Pháp thân
2.Đại nguyện
3.Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng (hay Ảo hóa)
4.Quan thế âm (hay Hóa thân)
5.Một cành mai
6.Lời ru, bú mớm, nâng niu
7.Qua suối mây hồng (hay Vô ngôn)
8.Giọt chuông cam lộ (hay Duy tuệ)
9.Chấp tay hoa (hay Qui y)
10.Tâm xuân (hay Tam giáo đồng nguyên)

11. lời giới thiệu





cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Phạm Mạnh Cương 04 - Nhạc Và Thơ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






Phạm Mạnh Cương 04 - Nhạc Và Thơ

- Duyên Anh viết lời giới thiệu - Mỹ Linh diễn đọc



1. Lời giới thiệu

2. Ngậm ngùi
- thơ Huy Cận, nhạc Phạm Duy
- Thái Thanh

3. Trên ngọn tình sầu
- ý thơ Du tử Lê, nhạc Từ công Phụng
- Thanh Lan

4. Chiều tím
- ý thơ Đinh Hùng, nhạc Đan Thọ
- Khánh Ly

5. Tình quê hương
- thơ Phan lạc Tuyên, nhạc Đan Thọ
- Hà Thanh

6. Tình khúc thứ nhất
- ý thơ Nguyễn đình Toàn, nhạc Vũ thành An
- Lệ Thu

7. Em còn nhớ không
- thơ Thanh Nam, nhạc Hoàng Trọng
- Uyên Phương

8. Tiễn đưa
- ý thơ Nguyên Sa, nhạc Hoàng Trọng
- Khánh Ly

9. Chiều
- thơ Hồ Dzếnh, nhạc Dương thiệu Tước
- Hoàng Oanh

10. Nguyệt cầm
- ý thơ Xuân Diệu, nhạc Cung Tiến
- Duy Trác

11. Lệ đá
- ý thơ Hà huyền Chi, nhạc Trần Trịnh
- Lệ Thu

12. Tiếng hát đồi sim
- thơ Nhất Tuấn, nhạc Hoàng Lang
- Thanh Lan

13. Tống biệt
- thơ Tản Đà, nhạc Võ đức Thu
- Thái Thanh

14. Người em sầu mộng
- thơ Lưu trọng Lư, nhạc Y Vân
- Giao Linh

15. Suối tóc
- thơ Thy Vân, nhạc Văn Phụng
- Uyên Phương

16. Đi giữa đường trăng
- thơ Xuân Diệu, nhạc Phạm mạnh Cương
- Khánh Ly

17. Tiển em
- thơ Cung trầm Tưởng, nhạc Phạm Duy
- Hà Thanh

18. 20 câu của tuổi trẻ
- thơ Sông Hồ, nhạc Nguyễn Hiền
- Lệ Thu

19. Người em nhỏ
- thơ Thiệu Giang, nhạc Nguyễn Hiền
- Duy Trác

20. Hoa trắng thôi cài trên áo tím
- ý thơ Kiên Giang, nhạc Huỳnh Anh
- Thanh Thúy






cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Để Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Hoàng Giác 1924 - 2017

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Để Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Hoàng Giác
1924 - 2017


1. Ngày Về
- Anh Ngọc và ban Tiếng Tơ Đồng

2. Mơ Hoa
- Thái Thanh

3. Lỡ Cung Đàn
- Sĩ Phú

4. Anh Sẽ Về
- Mộc Lan

5. Ngày Vui Qua
- Kim Tước

6. Ngày trở lại
- Mai Hương

7. Tiếng Hát Biên Thùy
- Nguyễn Thiện Tơ viết nhạc
-Anh Ngọc

8. Khúc Hát Thương BInh
- Thanh Lan

9. Bóng Ngày Qua
- Khánh Ly

10. Qua Bến năm Xưa
- Nguyễn Thiện Tơ viết nhạc
- Khánh Ly

11. Hương Lúa Đồng Quê
- Hà Thanh

12. Quê Hương
- Thanh Thúy

13. Trên Đường Về
- Nguyễn thiện Tơ viết nhạc
- Lệ Thu

14. Ngày Đi
- Mai Hương

15. Nhắn Người Chiến Sĩ
- Dzoãn Mẫn - không phải Hoàng Giác
- Thái Thanh


16. Ngày Về
- Thái Thanh và ban Tiếng tơ Đồng


___________________


  •           




    Hoàng Giác – Cánh Chim Trên Đường Tìm Về Tổ Ấm.

    Người ta thường nhắc đến tên tuổi của nhạc sĩ Hoàng Giác khi nghe ca khúc “Ngày Về”. Bài hát ra đời từ cuối năm 1946 khi ông còn là đội viên của đội Tuyên Truyền Xung Phong của Viêt Minh. Nếu chỉ nhìn vào thời gian sáng tác và nội dung của ca khúc thì “Ngày Về” của nhạc sĩ Hoàng Giác chính là một ca khúc trong dòng nhạc tiền chiến, như cách mà nhạc sĩ Lê Thương đã phân định. Nó ghi lại cảm xúc dạt dào của môt người con xa quê đang trên đường trở lại quê nhà. Lồng trong khung cảnh lãng mạn của tình tự quê hương mà bài hát mang lại, là một giai điệu nhẹ nhàng, êm ái và mượt mà. Điều này có lẽ giải thích vì sao “Ngày Về” được công chúng yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt ngay từ khi bài hát mới ra mắt.

    Nhưng “Ngày Về” cũng đã mang về cho nhạc sĩ Hoàng Giác và gia đình của ông nhiều hệ lụy.
    Tai họa bắt đầu khi “Ngày Về” được chọn làm ca khúc chính cho chương trình Chiêu Hồi vào giữa thập niên 60s của thế kỷ trước. “Chiêu Hồi” là một chương trình tuyên truyền tâm lý binh vận nhằm kêu gọi các binh lính trong hàng ngũ đối phương trở về với chính phủ quốc gia. Chương trình được bắt đầu từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa và sử dụng nhiều phương thức tuyên truyền bao gồm thả truyền đơn và thực hiện các chương trình thông tin đại chúng như phát thanh hay truyền hình. Khi mới bắt đầu năm 1962, chương trình phát thanh “Chiêu Hồi” sử dung ca khúc “Về Đây Anh” do hai nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Nhật Bằng hợp soạn làm nhạc hiệu cho chương trình. Bước sang nền Đệ Nhị Cộng Hòa vào giữa thập niên 60s, ca khúc “Ngày Về” của nhạc sĩ Hoàng Giác đã được chọn để thay thế “Về Đây Anh” làm bài hát mở đầu chương trình.
              
    “Tung cánh chim tìm về tổ ấm
    Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm
    Nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi,
    Luyến tiếc bao nhiêu ngày xanh” …

              
    Dường như lời của bài hát này đã trở thành câu hát trên môi của nhiều thế hệ yêu nhạc từ bắc vô nam. Nó ghi lại tâm trạng rất thực và rất đặc trưng của một xã hội thời chinh chiến. Đó là nỗi u hoài của sự chia xa và niềm mong muốn được sum vầy với người thân trong gia đình.

    “Ngày Về” không phải là ca khúc duy nhất của nhạc sĩ Hoàng Giác. Trước “Ngày Về” ông đã có “Mơ Hoa” cũng rất nổi tiếng. Sau “Ngày Về” còn là hàng loạt những bài hát được công chúng yêu thích như Lỡ cung đàn, Quê hương, Hương lúa đồng quê, Bóng ngày qua .. hay hợp soạn cùng nhạc sĩ Nguyện Thiện Tơ trong các ca khúc Tiếng Hát Biên Thùy, Qua Bến Năm Xưa và Trên Đường Về. Âm nhạc của Hoàng Giác là tâm hồn lãng mạn của một người nghệ sĩ trong mùa chinh chiến. Cái rung động của ông không thuần túy là tình yêu đôi lứa. Phảng phất trong các ca khúc của Hoàng Giác là nỗi niềm của một chàng trai lớn lên trong mùa loạn lạc nhìn thấy quê hương đổ nát, thấy tuổi trẻ hao mòn trong chinh chiến. Nó luôn ẩn chứa một nỗi niềm u uất của kẻ xa quê, cho dù là xa vì đi theo tiếng gọi của sông hồ hay vì vận nước điêu linh. Ông viết về tình yêu quê hương nhẹ nhàng như cơn gió sau hè và thật gần gũi như bụi tre, hàng dậu. Bóng dáng của chiến tranh, của chia lìa luôn ẩn hiện trong ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Giác. Điều này lại càng tô đậm hơn lòng tha thiết mơ đến một ngày đoàn viên thật sự, khi thanh bình trở lại trên quê hương.

    Nhưng khi “Ngày Về” được sử dụng làm ca khúc chính cho chương trình phát thanh “Chiêu Hồi” thì nhạc sĩ Hoàng Giác và gia đình đã phải chịu nhiều điêu đứng. Mãi cho đến khi chính sách mở cửa bắt đầu thì “Ngày Về” mới tìm được đường hồi sinh. Thoạt đầu ai đó cũng e dè với “Ngày Về” vì cái lý lịch “Chiêu Hồi” của nó. Nhưng “Ngày Về” hồi sinh thật. Người ta tôn vinh giá trị nghệ thuật của “Ngày Về”. Người ta hát “Ngày Về” như là một trong những ca khúc tiêu biểu trong buổi bình minh của nền tân nhạc Việt Nam. Nhiều ca sĩ thượng thặng cho ghi âm ca khúc “Ngày Về” trong các tác phẩm âm nhạc của họ khiến giới yêu nhạc thuộc nhiều thế hệ khác nhau lại có dịp làm quen với bài hát. Công chúng trong nước cũng như ở hải ngoại lại bắt đầu ngân nga…
              
    “Tung cánh chim tìm về tổ ấm
    Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm
    Nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi,
    Luyến tiếc bao nhiêu ngày xanh” …

              
    Suốt bao nhiêu năm xa cách, “Ngày Về” trở lại và vẫn gần gũi với người nghe nhạc như thể chưa bao giờ cho chuyện chia ly. Mọi người lại cố quên đi chuyện hôm qua và hát “Ngày Về” bằng một phong cách “hiện đại” hơn, hợp với trào lưu hơn. Nhưng biết làm thế nào được? Lịch sử cận đại của Việt nam là một chuỗi dài chiến tranh, hận thù và chia cắt. “Ngày Về” mãi mãi là tâm tình của một người con xa nhà, nao nức trên đường trở về để sum họp với gia đình.

    Được tin nhạc sĩ Hoàng Giác vừa tạ thế tại Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 2017. Xin coi bài viết này thay lời tri ân từ những người yêu mến ông và yêu mến ca khúc “Ngày Về”. “Ngày Về” mãi mãi sẽ gắn bó với tên tuổi của nhạc sĩ Hoàng Giác và ngự trị trong lòng công chúng Việt Nam như một đóa hoa rực rỡ về tình yêu quê hương đất nước. Kính chúc nhạc sĩ Hoàng Giác yên bình trên đường thật sự trở về với đất mẹ Việt Nam.



    Chu Văn Lễ
_________________________






cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ban Tiếng Nhạc Tâm Tình - Chủ Đề Nhạc Tiền Chiến

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Ban Tiếng Nhạc Tâm Tình
- Chủ Đề Nhạc Tiền Chiến



Chương trình Ban Tiếng Nhạc Tâm Tình do Ca sĩ Anh Ngọc thực hiện,
phát trên đài phát thanh Việt Nam tại Sài Gòn trước năm 1975.
Trong chương trình này gồm có các ca khúc:

1. Suối Mơ - Văn Cao
- Kim Tước - Toàn ban phụ họa

2. Tình Trăng - Hoàng Trọng
- Mai Hương ca

3. Buồn Tàn Thu - Phạm Duy và Văn Cao
- Thái Thanh hát

4. Bên Cầu Biên Giới - Phạm Duy
- Anh Ngọc đơn ca

5. Còn Gì Nữa Đâu - Phạm Duy
- Mộc Lan, Kim Tước, Châu Hà tam ca

6. Phố Buồn - Phạm Duy
- Mộc Lan, Kim Tước, và Châu Hà hợp ca


___________________









cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Khánh Băng - 20 Bài Kích Động Nhạc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Khánh Băng
- 20 Bài Kích Động Nhạc



Giới thiệu sáng tác của nhạc sĩ Khánh Băng với 20 Bài Kích Động Nhạc - Rock'n Roll,
được ghi âm trước năm 1975 tại Sài Gòn, bằng những giọng ca được ưa chuộng của
Túy Phượng, Mary Linh, Phương Tâm, Yến Vĩ, Mỹ Dung, Thanh Hùng và Hùng Cường.

1. Biết Đâu Tìm
- Túy Phượng

2. Vui trọn Đêm Nay
- Mary Linh

3. Bước Giang Hồ
- Phương Tâm

4. Tiếng Mưa Rơi
- Thanh Hùng

5. Sương Rơi
- Mary Linh

6. Có Nhớ Đêm Nào
- Phương Tâm

7. Sầu Đông
- Hùng Cường

8. Nếu Có Xa Nhau
- Phương Tâm

9. Vọng Áng Mây Chiều
- Yến Vĩ

10. Người Lính Chung Tình
- Hùng Cường

11. Chuyện Đôi Ta
- Mỹ Dung

12. Còn Nhớ Gì Không
- Phương Tâm

13. Nếu Có Nhớ Đến
- Mary Linh

14. Đêm Cô Đơn
- Hùng Cường

15. Tình Mơ
- Phương Tâm

16. Nếu Một Ngày
- Hùng Cường

17. Đêm Dài
- Túy Phượng

18. Trăng Thế
- Hùng Cường

19. Vẫn Yêu Hoài
- Phương Tâm

20. Trăng Và Thủy Thủ
- Hùng Cường


___________________









cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Dạ Hương Nhạc Tuyển - 18 Tình Khúc Chọn Lọc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Dạ Hương Nhạc Tuyển
- 18 Tình Khúc Chọn Lọc



1. Đồi thông hai mộ
- Hồng Vân

2. Lời người lính xa xôi
- Song An

3. Hận Tha La
- Sơn Thảo

4. Một lần yêu một lần sầu
- Mặc thế Nhân

5. Một phút suy tư
- Vân Tùng

6. Yêu một mình
- Trịnh lâm Ngân

7. Những đêm dài không ngủ
- Đào Duy

8. Bốn ngã đường quê hương
- Lê minh Bằng

9. Ngang Trái
- Lê Dinh

10. Chuyện tình Romeo & Juliette
- lv Xuân Vinh

11. Một đời hoa
- Đào Duy

12. Giã từ đêm mưa
- Văn Phụng

13. Ngoại ô buồn
- Anh Bằng

14. Hồn trinh nữ
- Trịnh lâm Ngân

15. Một mai em đi
- Trường Sa

16. Đêm hẹn hò
- Thanh Sơn

17. Hãy quên Nhau
- Diên An

18. Tan vỡ
- Đào Duy


___________________


  •           




    Dạ Hương - Tiếng Hát Mùa Chinh Chiến


    Dạ Hương là ca sĩ triển vọng đưọc chú ý nhiều vào những năm đầu của thập niên 70s, trong sinh hoạt ca nhạc Miền nam. Cô là ca sĩ của phòng trà Queen Bee và dường như đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của ca sĩ Thanh Thúy và nhạc sĩ Ngọc Chánh. Người ta thấy cô cũng xuất hiện nhiều trong các chương trình ghi âm của các trung tâm Shotguns, Thanh Thúy và cả Việt Nam, Sóng Vàng ...

    Có người gọi Dạ Hương là giọng ca Bolero nhưng gọi như vậy chỉ mới đúng một phần. Dạ Hương hát nhiều loại nhạc. Từ tình ca đến nhạc lính, từ ca khúc có âm hưởng quê hương đến nhạc ngoại quốc lời Việt. Cô cũng có hát những ca khúc đã tạo thanh danh các danh ca đàn anh, đàn chị. Nhưng Dạ Hương không hát lại. Cô có cách diễn tả mộc mạc mà không phô, chân thật mà không đơn điệu, và mang thêm cho mỗi ca khúc trình bày một cảm xúc riêng, rất Dạ Hương. Cái hay của Dạ Hương có lẽ là cách chọn nhạc phù hợp với giọng hát của mình. Dạ Hương có một giọng hát quãng vừa. Việc chọn bài hát hợp với giọng hát của mình giúp người nghe dễ cảm nhận bài nhạc sâu sắc hơn.

    Không biết Dạ Hương có phải là người đầu tiên ghi âm bài Mùa Xuân Đầu Tiên của nhạc Tuấn Khanh hay Một mai em đi của nhạc sĩ Trường Sa hoac Giã Từ Đêm Mưa của nhạc sĩ Văn Phụng hay không, nhưng bản ghi âm của cô cho các ca khúc này được coi là một trong những bản hay, nếu không muốn nói là đặc sắc.

    Rồi khi cánh cửa sân khấu ca nhạc đang rộng mở, thành công tưởng chừng như đang nối tiếp nhau chờ đợi Dạ Hương thì có biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Tiếng Hát Mùa Chinh Chiến của Dạ Hương phút chốc đã bị im tiếng sau ngày hòa bình.
    Suốt một thời gian dài, người ta tất bật đi tìm khoảng riêng đã mất của mình và khi vừa ổn định, kịp nhìn lại thì được tin giọng ca trầm buồn năm xưa đã không còn nữa. Dạ Hương đã mất tại Sài Gòn vào khoảng thập niên 2000.

    Nhiều người nghe nhạc thời nay có thể không biết đến giọng hát của ca sĩ Dạ Hương. Người nghe nhạc khó tính dễ nhận ra cách phát âm không chuẩn tiếng Bắc của Dạ Hương khi nghe lại những bài hát đã ghi âm từ trước năm 1975 của cô. Nhưng vượt lên trên hết tất cả những hạt bụi đó là một giọng hát trầm buồn, chậm rãi, rõ từng chữ như để cam chắc mỗi một nốt nhạc là một chén sầu, rót sâu vào tâm hồn của những người đồng điệu.

    Ca sĩ Dạ Hương đến với cuộc đời này như là người của ngày hôm qua, mang tiếng hát mùa chinh chiến để làm đẹp nhân gian. Cô xứng đáng để được xem như một cánh hoa Hồng thật đặc sắc trong vưòn hoa nghệ thuật Việt Nam.


    Chu Văn Lễ
_________________________






cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Trả lời

Quay về “của người”