Pháp

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Michel Onfray : «Nous sommes déjà en guerre civile»
Michel Onfray: "Chúng ta đã vào cuộc nội chiến"
(RT France 01.06.2016)






          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Edouard Philippe :
« La France est dans les cordes et aucune esquive ne nous sauvera»


"nước Pháp đang gặp rắc rối
và không lối tránh né nào sẽ cứu chúng ta"

(#cdanslair 04.07.2017)






          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Immigration : un mariage pour des papiers

DI TRÚ: :
MỘT CUỘC HÔN NHÂN ĐỂ LÀM GIẤY TỜ

(Police Action 19.10.2018)



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Pourquoi le maintien de l’ordre est si difficile


TẠI SAO VIỆC TRỊ AN LẠI KHÓ KHĂN ĐẾN VẬY ?

(Le Monde - 14/12/2018)



          
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Pháp

Bài viết bởi Ngoc Han »

MACRON : KHUNG CỬA HẸP
Từ Thức


Tổng thống Pháp hôm thứ Hai đã công bố một loạt những quyết định nhằm xoa dịu bất mãn, dập tắt ngọn lửa nổi loạn của những người Áo Vàng ( Gilets Jaunes ) đang làm tê liệt nước Pháp .
Trong 13 phút diễn văn, với con số người theo dõi kỷ lục : 23 triệu ( trên dân số 66 triệu ), chưa kể các đài phát thanh, các mạng lưới xã hội, Emmanuel Macron phải làm một việc cực kỳ khó là thuyết phục những người Áo Vàng là ông ta đã lắng nghe, đã hiểu và đáp ứng nguyện vọng, đòi hỏi của họ, đồng thời thuyết phục những người khác là chính phủ đã không thay đổi đường lối, vẫn còn đủ mạnh để quản trị nước Pháp và nhất là cải cách nước Pháp

NGƯỜI LÀM XIẾC

‘’Người làm xiếc đi trên dây rất khó ‘’, nhưng không khó bằng Macron..
Trước hết, phải tỏ ra vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo.
Cứng rắn với những nhóm cực đoan, Macron tuyên bố sẽ không tha thứ những hành động bạo hành, đốt phá, lên án những chính trị gia cực tả hay cực hữu đã tìm mọi cơ hội đổ dầu vào lửa, đe dọa cả thể chế dân chủ
Ôn hòa với những người biểu tình, Macron xin lỗi trong quá khứ đã có những thái độ, lời nói có thể khiến nhiều người cảm thấy bị xúc phạm.
Người ta nghĩ tới những câu tuyên bố của Macron, được các nhóm biểu tình không quên nhắc lại. Thí dụ, nói với một người trẻ than không kiếm ra việc làm : ‘’ việc làm, chỉ việc băng qua đường là có ‘’ ( ám chỉ việc hàng năm có 300.000 chỗ làm không kiếm ra người, vì là những việc nặng nhọc ). Thí dụ : nước Pháp đã bỏ ra ‘’một đống tiền điên rồ ( un fric de dingue ) để làm việc xã hội mà không làm ai thỏa mãn ( ám chỉ ngân sách 57% PIB dành cho các dịch vụ xã hội, trợ cấp đủ loại, một kỷ lục thế giới ). Những câu nói, ở một nước khác, chắc chẳng ai để ý, ở Pháp đủ để đẩy nhiều người xuống đường.
Sau đó , phải chứng tỏ rộng rãi với người nghèo, nhưng không vô trách nhiệm với quốc gia
Điều người ta chờ đợi hơn cả là những quyết định để thoả mãn ít hay nhiều những người biểu tình rầm rộ từ gần một tháng nay.
Macron công bố 4 quyết định cụ thể, sẽ áp dụng ngay tháng tới :
-tăng mức lương tối thiểu, gọi là SMIC, 100 euros ( trên 100 dollars ) mỗi tháng
-bỏ thuế cho lương làm thêm ( overtime )
-hủy tăng thuế an sinh cho những người về hưu có lợi tức dưới 2000 euros/ tháng
-bỏ thuế cho những phần thưởng cuối năm các hãng xưởng dành cho nhân viên .


ĐƠN GIẢN, NHƯNG … PHỨC TẠP

Những biện pháp trên, nhìn từ xa, có vẻ đơn giản. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao không ban hành ngay khi có những đám biểu tình. Sự thực, với nước Pháp, cái gì cũng phức tạp. Với những biện pháp trên, người làm xiếc cũng phải tìm cách đu giây cho khỏi té.


1.TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU, trên lý thuyết, là chuyện nên làm. Ít nhất để khuyến khích dân kiếm việc làm, tránh trường hợp người ngồi chơi xơi nước, nhận đủ loại trợ cấp, có lợi tức gần như hay đôi khi nhiều hơn người đi làm lương SMIC .
Vấn đề là tăng SMIC sẽ khiến giá thành của các sản phẩm của Pháp đã cao, sẽ cao hơn nữa, rất khó cạnh tranh với những nước láng giềng, chưa kể hàng hóa Tàu, Ấn, Pakistan..Và hậu quả trước mắt là khoảng 30% các hãng sở nhỏ sẽ sa thải nhân viên hay phá sản.
Để tránh tình trạng đó, Macron quyết định 100 euros đó các hãng sở sẽ không trả đồng nào, nhà nước sẽ cáng đáng. Một hình thức trợ cấp cho người có lương nhỏ hơn là tăng lương


-2 HUỶ VIỆC TĂNG ÁP THUẾ cho những người về hưu có lợi tức dưới 2000 euros , sẽ làm dịu bớt sự bất mãn của những người cao tuổi, nhưng những người trên 2000 thấy mình bị bỏ quên, và những người tiền hưu quá thấp thất vọng vì không được gì, so với những người đi làm


-3. HỦY THUẾ CHO LƯƠNG ‘’OVERTIME’’, nghĩa là tiền lương, thường thường trả gấp 2 cho những giờ làm việc ngoài 35 giờ/ tuần, hay hơn nữa, nếu làm việc ngày lễ hay cuối tuần. Ở Pháp, trên 1000 đồng tiền lương, chỉ trên dưới 700 rơi vào túi bạn, sau khi trừ các đóng góp cho xã hội, nhưng chủ hãng phải xuất trên dưới 1300 với cùng một lý do. Sau đó mới tính chuyện đóng thuế, nếu lợi tức tới mức phải đóng thuế.
Biện pháp miễn thuế, miễn đóng góp xã hội được cả nhân viên lẫn các hãng xưởng hoan nghệnh vì thợ không bị cắt lương, chủ không phải nộp thêm. Vấn đề là ngân quỹ nhà nước sẽ thâm thủng hơn nữa. Nhất là nạn thất nghiệp sẽ gia tăng, hay ít nhất khó thuyên giảm, vì các hãng xưởng không tuyển người nữa, vì trả nhân viên làm ‘’overtime ‘’ ít tốn kém hơn và đỡ nhức đầu với luật lao động, khi phải sa thải khi nhân viên nhiều hơn công việc


-4. BỎ THUẾ cho các tiền thưởng sẽ khuyến khích các hãng sở hăng hái hơn trong việc tặng tiền thưởng cuối năm cho nhân viên, ít nhất 1000 euros. Vấn đề là nhiều hãng nhỏ, hay gặp khó khăn, sẽ không thực hiện khuyến cáo này. Vẫn còn những bất công giữa những nhân viên làm cho các hãng sở nghèo, so với nhân viên các công ty lớn, ngoài tiền thưởng còn có lương tháng 13, 14, tiền chia lời ( participation ) vv..


KHUNG CỬA HẸP

Dù quyết định gì, Macron cũng ở trong một khung cửa hẹp ( mượn chữ của André Gide : La porte étroite ).


1.Thứ nhất, trên phương diện NGÂN SÁCH.
Những quyết định trên, Macron bắt buộc phải làm nếu không muốn nước Pháp càng ngày càng rối loạn. Nhất là đời sống càng ngày càng khó khăn của những người không theo kịp sự thay đổi của thời đại thế giới hóa là một thực tế . Nhưng các quyết định đó sẽ tốn cho ngân sách 10 tỷ Euros, hay đúng hơn từ 13 tới 15 tỷ nếu tính cả những số tiền mất mát vì ‘’ xóa thuế giảm nghèo ‘’. Có người nói : 13 phút ( diễn văn ), 13 tỷ.

Hiện nay, số lạm chi ( déficit) của Pháp là 2,8% PIB . Nước Pháp khó hạn chế mức lạm chi dưới 3%, như đã ký kết với Liên Hiệp Âu Châu. Âu Châu đặt ra nguyên tắc này để các quốc gia thuộc Liên Hiệp phải thận trọng trong việc chi tiêu để tránh lạm phát. Những nước vi phạm quy uớc sẽ bị phạt nặng.
Với các biện Pháp vừa ban hành, người ta xích lại gần con số 3,5 % trong năm tới
Hơn cả chuyện tiền bạc, vấn đề uy tín. Macron vẫn có tham vọng lãnh đạo Âu Châu, từ khi bà Merkel gặp khó khăn ở Đức, Anh ra khỏi Liên Hiệp, Ý rơi vào tay những đảng dân tuý.
Tham vọng đó ngày nay đã nguội với hình ảnh bạo động ở Paris, sẽ lạnh thêm nếu Pháp bất chấp Liên Hiệp, để mức lạm phát vượt quá 3%

2 . Thứ hai, trên phương diện CHÍNH TRỊ
Macron không thể làm khác hơn, nhưng uy tín đã bị sứt mẻ. Macron từ khi ra tranh cử, tới những ngày gần đây, vẫn chê những người tiền nhiệm không có can đảm cải cách nước Pháp. Chỉ vài nhóm xuống đường là nhượng bộ, chấp nhận mọi yêu sách, xếp những dự án cải cách vào ngăn kéo.
Macron vẫn chủ trương phải củng cố kinh tế trước, phải giải quyết nạn thất nghiệp trước, khi kinh tế lành mạnh, lúc đó nhà nước sẽ có phương tiện làm việc xã hội. Chính vì vậy, ngay khi nhậm chức, Macron đã giúp đỡ các hãng xưởng trước khi giúp đỡ các cá nhân. Chính vì vậy, Macron quyết định bãi bỏ thuế tài sản ISF để ‘’ những nhà giầu khỏi bỏ nước ‘’ , mang tiền bạc tới định cư ở những nước láng giềng.
ISF ( Impôt de Solidarité sur la Fortune ) là thuế duy nhất trên thế giới, đánh trên những người có tài sản hay bất động sản, sau khi đã nộp thuế lợi tức.
Các đảng đối lập không ngớt nhắc tới chuyện bỏ ISF và đã thành công trong việc gán cho Macron hình ảnh ‘’ Tổng Thống của nhà giầu’’.
Một lần nữa, người ta thấy cái lợi hại không giới hạn của các mạng xã hội.
Với quá khứ là cựu nhân viên cao cấp trong ngân hàng, với những câu tuyên bố vụng về, Macron trở thành một đối tượng căm hờn trên Facebook. Macron lãnh đủ tất cả những bất mãn của mọi tầng lớp xã hội từ hàng nhiều thập niên. Điều đó giải thích tại sao đã có nhiều Gilets Jaunes đi theo những nhóm cực tả, cực hữu, những ‘’casseurs ‘’nhà nghề trong các hành động đốt phá. Ai cũng muốn mình hăng hơn người khác, có photo của mình ngoạn mục trên mạng
Macron không nhượng bộ , không tái lập ISF, dù hiểu rằng đó sẽ là một võ khí lợi hại của các phe đối lập, cực tả hay cực hữu để thuyết phục những người bất mãn là tất cả những khó khăn của họ là vì Macron không muốn lấy tiền của người giầu.
Macron không muốn tái lập ISF để không muốn cho giới đầu tư tiếp tục nghĩ Pháp là nước không ổn định. Kinh tế xây dựng trên sự tin cẩn. Sẽ không ai muốn đầu tư, nếu chính phủ thay đổi chính sách mỗi sáng thứ Bẩy.
Yếu tố đó càng quan trọng hơn nữa đối với Macron trong giai đoạn ông ta đang tìm mọi cách để dụ những công ty lớn tới Pháp, khi họ đang và sẽ bỏ Anh Quốc, vì sợ hậu quả của Brexit.


GIÒNG SÔNG KHÔNG ÊM ĐỀM

Câu hỏi đặt ra là Macron còn đủ uy tín, nghị lực và khả năng chính trị để cải cách nước Pháp hay không.
Macron đã thực hiện nhiều cải cách ( hệ thống hỏa xa, chương trình giáo dục, luật lao động..) mà những người tiền nhiệm không đụng tới, nhưng trước mắt còn những cải cách gay go hơn nữa.
Thí dụ cải cách hệ thống hưu bổng, cực kỳ quan trọng trong một xứ càng ngày càng nhiều người về hưu. Nước Pháp có hàng chục chế độ hưu bổng, hành trăm ‘’ngoại lệ ‘’ bất công, đôi khi kỳ cục, nhưng không chính quyền nào dám xóa tất cả để tạo một hệ thống hưu bổng duy nhất, hợp lý hơn, công bằng hơn, vì sợ dân đổ xuống đường để bảo vệ các ưu đãi, trên nguyên tắc chỉ có ở Pháp : nguyên tắc ‘’ ce qui est acquis est acquis ‘’ ( những gì tôi đạt được, sẽ không ai lấy lại được ). Cựu thủ tướng Michel Rocard nói : việc cải tổ hưu bổng sẽ làm đổ ít nhất 3 chính phủ.
Macron có phục hồi được uy tín hay không, điều đó tùy khả năng có thể thay đổi đời sống hàng ngày của người dân hay không.
Ba tuần lễ xáo trộn cho Macron một bài học : chính trị, không phải là lý thuyết, trước hết là những ưu tư hàng ngày.
Ngay sau khi đọc diễn văn, Macron đã triệu tập các chủ ngân hàng và thành công trong việc thuyết phục đã chấp thuận sẽ bãi bỏ tất cả dự án tăng lệ phí ngân hàng trong năm tới, 2019 ; và hạn chế tối đa 25 euros tiền phạt những người có vấn đề, như xài quá số tiền mình có. Tới nay, mỗi lần có vấn đề, ngân hàng lợi dụng để phạt nặng, càng nghèo càng bị phạt nặng, vì ngân hàng, muốn giữ khách sộp, chỉ châm chước cho những người có lợi tức cao.
Macron tuyên bố tất cả những tổng giám đốc các công ty có hoạt động, trụ sở ở Pháp sẽ phải đóng thuế ở Pháp
Chính phủ Pháp cho hay những công ty quốc tế làm ăn ở Pháp sẽ phải đóng thuế ở Pháp, đặc biệt là nhóm gọi là GAFA ( Google, Amazon, Facebook, Apple ) với lợi tức khổng lồ mà các nhóm Gilets Jaunes vẫn tố cáo.
Sự thực, muốn các nhóm này đóng đủ thuế, phải có một công ước quốc tế, chuyện không thể thực hiện được, nhất là với Donald Trump, vì tất cả những nhóm này đều là các công ty Mỹ . Hay ít nhất một thoả hiệp giữa các nước Âu Châu, chuyện cũng không dễ, vì nước nào cũng hy vọng nếu GAFA bỏ một nước vì thuế má, sẽ chạy sang nước mình, mang theo dịch vụ và công ăn việc làm.
Tóm lại, con đường trước mặt Macron đầy chông gai, không phải là một giòng sông êm đềm, trừ khi muốn vay thêm nợ ( nợ của Pháp hiện nay đã lên tới 99% PIB ) để thoả mãn đòi hỏi chính đáng hay không, của bá tánh.
Hiện nay, Pháp vay nợ với tiền lời gần với zéro phần trăm ; chỉ cần một vài dấu hiệu bất ổn, tiền lời sẽ tăng lên. Như tiền lời ở Tây Ban Nha có lúc lên tới 10% , Hy Lạp 20 % , trên nguyên tắc người ta chỉ cho nhà giầu vay tiền )
Nếu không vay nợ, tiền đâu để thanh toán các biện pháp đó, nếu không tăng thuế giới trung lưu, những người không đủ giầu để dọn nhà sang Thụy Sĩ, Luxembourg, Belgique, không đủ nghèo để lãnh trợ cấp đủ loại, không đủ đoàn kết để gây áp lực, để chặn đường, để đốt phá, lương lậu trên giấy trắng mực đen, khó che mặt sở thuế như rất nhiều giới khác.
Từ trước tới nay, bao giờ giới này cũng là con dê tế thần. Cái phiền cho Macron : đó chính là những cử tri đã đưa Macron vào Elysées


STOP OU ENCORE ? NGƯNG HAY TIẾP TỤC ?

Truyện trước mắt : các món quà Giáng sinh của Macron có dập tắt phong trào Gilets Jaunes hay không. Sau diễn văn của Macron, đa số dân Pháp ủng hộ các biện pháp, mặc dù nhiều giới vẫn ấm ức thấy mình bị bỏ quên . 54 % nghĩ phong trào Áo Vàng nên tiếp tục, so với 70% những tuần trước.
Trong hàng ngũ Áo Vàng, hai khuynh hướng : những người muốn ngưng vì đã thoả mãn một phần lớn các yêu sách ; một khuynh hướng, đa số là cử tri của các đảng cực ta hay cực hữu, muốn đi tới cùng, nghĩa là muốn Macron từ chức. Các lãnh tụ cực tả như Mélenchon, hay cực hữu, như Le Pen đều xúi những người biểu tình theo con đường này, để dồn Macron vào đường cùng, giải tán quốc hội, bầu cử lại.
Khởi đầu là một nhóm phản đối tăng thuế xăng 3 xu mỗi lít, Áo Vàng trở thành một phong trào yêu sách đủ loai, sau khi chính phủ Pháp đã chấp nhận dẹp chuyện tăng thuế.
Sau thuế xăng, tới các đòi hỏi khác. Dù nhà nước có nhương bộ tới đâu, cũng vẫn có nhiều người muốn đi tới cùng. Những nhóm cực đoan muốn lật đổ Macron. Nhiều người thấy tiếc không khí những ngày sống bêb nhau bên ngọn lửa ở góc đường. Rất nhiều '' gilets jaunes '' nói nhờ tham gia phong trào họ tìm được một gia đình mới, bớt cô đơn hơn
Nhiều '' lãnh tụ '' địa phương, hôm trước vô danh, hôm sau phát biểu trên khắp các đài TV, có hàng trăm ngàn '' friends '', '' followers '' trên mạng xã hội.
Gilets Jaunes, khởi đầu là sự bất bình của dân, trở thành sản phẩm của facebook. Chỉ cần vào facebook cũng đủ hiểu tại sao phong trào căm thù Macron bộc phát dữ dội như vậy. Không thể đọc hết những trang dựng đứng những âm mưu của Macron nhằm bán nước Pháp cho tư bản, rất ngờ nghệch, trẻ con, nhưng lưu truyền với vận tốc chóng mặt.


STRASBOURG

Phía chính phủ, người ta hy vọng những quyết định của Macron sẽ làm yên những người ôn hoà, những người thấy phong trào phản kháng đã có hậu quả đáng ngại tới các sinh hoạt kinh tế. Những người có cảm tình với Gilets Jaunes nhưng muốn đời sống bình thường trở lại. Những thương gia tham dự phong trào vì bất mãn về thuế má, đã thấy việc làm ăn buôn bán của họ bị đe dọa nghiêm trọng, nhất là trong những tuần lễ trước Giáng Sinh, trước những ngày lễ cuố năm là giai đoạn quan trọng nhất đối với thương gia.
Một yếu tố khác, là yếu tố thời sự. Giờ này, chuyện dư luận Pháp chú trọng nhất không phải là Gilets Jaunes, mà là chuyện thảm sát ở chợ Tết Strasbourg, ít nhất 3 người chết và 14 người bị thương, với nhiều dấu hiệu cho thấy đó là một cuộc khủng bố.

Nước Pháp sẽ đi về ngả nào ? Sẽ quay trở lại với ‘’ vieux monde ‘’ ( thế giới cũ ), sống như thế giới chưa hề thay đổi ; hay sẽ nhân cơ hội này, thay đổi toàn diện, đặt tất cả vấn đề lên bàn để cùng nhau giải quyết, như De Gaulle đã tâm sự với Raymond Aron : ‘’ nước Pháp chỉ cải cách SAU những cuộc cách mạng.’’
Phải nghĩ gì về phong trào Áo Vàng ?. Những người chống chỉ trích những đòi hỏi không giới hạn, nhất là những bạo hành làm tê liệt quốc gia. Những người ủng hộ trả lời : từ trước tới nay, những thay đổi xã hội đều là kết quả của đấu tranh.
Sự thực, như thông lệ, có lẽ nằm, hay đứng, ở giữa.


Từ Thức, Paris 12 DEC 2018
( tuthuc-paris-blog.com
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Gilets jaunes :
    6 causes d’un désastre annoncé

    ______________________________



              

    gilets jaune drapeau bbr sur les champs elysees nov 2018 By: KRIS AUS67 - CC BY 2.0

              

    Il n’existe pas de société sereine sans discipline et respect. Le contrat social a volé en éclats avec les Gilets jaunes, mais la tradition de la casse n’est pas nouvelle.
    Par Hector Allain.


    Le père Noël risque cette année de s’habiller en jaune. Si l’insurrection populaire est une tradition française, le mouvement des Gilets jaunes est inquiétant. Les analyses des médias passent malheureusement à côté de l’essentiel. La crise actuelle est avant tout celle d’un système et d’un mode de pensée périmés. C’est la raison pour laquelle elle risque de se prolonger.



    LA BAISSE DU POUVOIR D’ACHAT VIENT D’UN DÉFICIT DE TRAVAIL

    Quel politique aura le courage de le dire ? On ne crée pas de la richesse — et donc du pouvoir d’achat — en regardant le foot à la télé. La crise de la France est celle de la paresse. 64 % de la population âgée de 15 à 64 ans travaille dans notre pays, contre 79 % en Suisse, 75 % au Royaume-Uni ou en Allemagne. Nous travaillons également 15 % d’heures en moins par an par rapport à la moyenne de l’OCDE et notre fonction publique, largement sous productive, occupe près de 20 % de la population active. Soyons concrets : l’essence et les produits alimentaires coûtent plus cher car nous nous disputons ces biens avec des pays qui travaillent davantage que nous. Leur pouvoir d’achat s’accroît et le nôtre diminue.




    L’IGNORANCE DES RÉALITÉS ÉCONOMIQUES CRÉE DE LA VIOLENCE

    L’ignorance mène à la peur, la peur mène à la haine et la haine conduit à la violence
    — Averroès

    Nous sommes le bonnet d’âne en matière de connaissance économique selon l’OCDE. Les Gilets jaunes reflètent cette inculture, leur programme étant une somme d’aberrations, un concours Lépine de l’ignorance. Les insurgés veulent tout et son contraire. Moins de taxes et plus de dépenses publiques avec par exemple le maintien de lignes de chemin de fer non rentables. Plus d’écologie et du diesel moins cher. Davantage de jobs mais le droit de casser l’appareil productif. Un smic à 1 300 euros et des emplois pour tout le monde.

    L’équation économique de la France est malheureusement simple à comprendre : peu de gens travaillent car le travail est lourdement taxé. Les taxes sont lourdes car il faut financer beaucoup d’assistés et de transferts sociaux parmi les plus généreux au monde.

    Le plus effarant est qu’une majorité de la population soutient les Gilets jaunes. Si l’école enferme les esprits dans l’ignorance, les médias ne joue pas leur rôle d’information. À quelques rares exceptions, les chroniqueurs ne posent jamais les bonnes questions et ne fournissent aucune donnée de contexte. Personne ne recadre les inepties économiques d’un Mélenchon. Le peuple français s’est enterré dans ignorance. Son absence de perspective est avant tout intellectuelle.




    L’EFFICACITÉ DES SERVICES PUBLICS DÉCROÎT ET NE VA PAS S’AMÉLIORER

    Une lettre met presque une semaine pour arriver d’un point à un autre en France, contre 2 jours dans les années 1980. Les performances de la SNCF sont en chute libre malgré des coûts exorbitants. Les causes de cet enlisement sont multiples. Les fonctionnaires ont vieilli. Les organisations se sont empâtées et elles sont centrées sur leur propre finalité plutôt que sur les clients-citoyens.

    Quelle entreprise survivrait sans se réformer ? Sans licencier des salariés sous- performants ? Sans réallouer les effectifs d’un service à l’autre quand la technologie permet des gains de productivité ? Aucune, mais c’est le chemin que l’administration française a choisi depuis 30 ans. L’État français, contrairement à ses concurrents anglais ou allemands a raté la transformation digitale. Le service aux administrés a encore empiré avec les tentatives de digitalisation.

    De par son poids, l’administration entraîne l’économie française vers le bas, et avec elle le pouvoir d’achat.




    MACRON FONCTIONNE AVEC UN LOGICIEL ÉCONOMIQUE DU PASSÉ

    Les mêmes causes produisent les mêmes effets. Macron est un super Hollande, un Hollande en version numérique et holographique, mais un Hollande traditionnel dans sa pensée. Le jeune disciple fonctionne à l’instar de son maître, avec un système d’exploitation étatiste conçu au XXe siècle. Le service militaire nouvelle formule, la réforme des 80 km/h, le prélèvement à la source sont des exemples de réformes technocratiques, frustrantes et inutiles.

    En juillet 2017, j’avais dans ces colonnes émis des doutes sur l’action de Macron. Le nouveau Président a réformé un peu le travail dans le secteur privé. Il a laissé de côté la réforme de l’État et de l’assistanat, ces 2 points concentrant les blocages de la France. Pour le moment, l’action du Président a visé à côté de la cible.




    LES FRANÇAIS VIVENT DANS UN MONDE VIRTUEL

    Le temps passé devant les écrans augmentent en permanence. Les Français vivent dans un monde virtuel fait de rêves, d’argent facile, de jolies filles et de fake news. Le capitalisme n’est pas exempt de critiques dans ce divorce avec la réalité. La publicité traditionnelle et numérique est d’une efficacité redoutable pour créer des frustrations et susciter l’acte d’achat. Avec l’extinction des idéaux, qu’ils soient religieux ou politiques, le consumérisme n’a plus de contrepouvoir. Symptomatiquement, les casseurs ont pillé des boutiques de luxe. Même les casseurs d’extrême gauche rêvent de s’habiller en Chanel et en Vuitton.

    Une autre promesse mensongère existe, celle que l’État promeut depuis des années. Avec plus de 50 chaînes de télévision, des millions investis dans les campagnes de publicités diverses et variées, des écoles républicaines fortement politisées, l’État est le premier émetteur d’idéologie dans ce pays. Il faut ajouter à cela la presse écrite largement subventionnée et les artistes qui vivent payés par l’État grâce au régime des intermittents. Ce fantastique dispositif de propagande nous décrit un État ultra protecteur, tout-puissant, garantissant la paix et le bonheur du citoyen, de la naissance à la mort. Une vision imaginaire qui ne peut que décevoir cruellement.




    L’ABSENCE DE SANCTION MÈNE À LA VIOLENCE

    Il n’existe pas de société sereine sans discipline et respect. Le contrat social a volé en éclats avec les Gilets jaunes, mais la tradition de la casse n’est pas nouvelle. Depuis longtemps, on a supprimé les sanctions à l’école, on ne punit plus les délits mineurs. L’absence de discipline est la résultante directe de l’effondrement des services publics, que ce soit l’éducation et la justice.

    Il s’est développé également une idéologie permissive, notamment vis-à-vis de l’extrême gauche. Les syndicats ont légitimé des pratiques ultra-violentes, en toute impunité et dans le silence médiatique. Les Gilets jaunes constituent une version low cost et 3.0 du syndicalisme, ils ont été formés à leur école. En plus stupides et en plus violents.

    L’exacerbation des frustrations nourries dans la virtualité allume un incendie majeur mais les pompiers n’ont pas le droit d’agir, par crainte, par inefficacité et par choix politique.

    Macron a dû lire Machiavel pour entrer à l’ENA. Il semble avoir oublié l’essentiel. Un prince doit prendre les bonnes décisions, celles qui créent de la richesse en minimisant les mécontentements du peuple. Il doit aussi savoir imposer le respect grâce à la force. Macron ne sait faire ni l’un, ni l’autre, pour le malheur de ce pays.




    Par Hector Allain




    https://www.contrepoints.org/2018/12/04 ... re-annonce
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Áo vàng:
    6 nguyên nhân của một thảm họa được báo trước

    ______________________________



              

    Áo vàng và cờ pháp trên đại lộ Champs Elysees – 11/2018

              

    Không có xã hội thanh bình nào mà không có kỷ luật và sự tôn trọng. Hợp đồng xã hội vỡ tung với những chiếc Áo vàng, nhưng truyền thống đập phá cũng không gì mới lạ.
    Bởi Hector Allain.


    Ông già Noel năm nay có cơ mặc áo vàng. Nếu quần chúng nổi dậy là một truyền thống pháp, thì phong trào áo vàng thật đáng lo ngại. Buồn thay những phân tích của giới truyền thông đã lướt qua tiêu điểm.

    Cuộc khủng hoảng hôm nay trên hết
    • là của một hệ thống
      và một quan điểm lỗi thời.
    Đó là lý do tại sao nó có nguy cơ kéo dài.



    1 _ Mãi lực giảm vì làm không đủ

    Chính sách nào có can đảm nói ra điều đó?
    Bạn không tạo ra sự giàu có - và do đó mãi lực – bằng cách xem bóng đá trên TV. Cuộc khủng hoảng của Pháp là của sự lười biếng.
    • 64% dân số trong độ tuổi 15-64 làm việc ở nước ta,
      so với 79% ở Thụy Sĩ,
      75% ở Anh hoặc Đức.
    • Chúng ta cũng làm việc ít hơn 15% mỗi năm so với mức trung bình của OECD (1)
      và các công sở của chúng ta, đa phần không hiệu quả, sử dụng gần 20% của lực lượng lao động.
    Hãy đối mặt với thực tế:
    • xăng và thực phẩm đắt hơn
      bởi vì chúng ta tranh mua những hàng hóa này với các quốc gia làm việc nhiều hơn chúng ta.
      • Sức mua của họ thì tăng
        và của chúng ta thì giảm.





    2 _ Thiếu hiểu biết về thực trạng kinh tế gây ra bạo lực

    Sự thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi, sợ hãi dẫn đến thù hận và thù hận dẫn đến bạo lực
    — Averroès

    Theo OCDE, chúng ta là những kẻ đội sổ về kiến ​​thức kinh tế. Áo vàng phản ánh sự kém hiểu biết này, chương trình của họ là một khối sai suyễn, một cuộc thi tuyển Lépine (2) về sự ngu dốt. Những người nổi dậy muốn
    • mọi thứ
      và mọi thứ ngược lại.
    • Ít thuế hơn
      và chi tiêu công cộng nhiều hơn, ví dụ, duy trì các tuyến đường sắt không có lợi.
    • Sinh thái hơn
      và dầu cặn diesel rẻ hơn.
    • Nhiều việc làm hơn
      nhưng có quyền phá vỡ bộ máy sản xuất.
    • Lương tối thiểu 1300 euro
      và việc làm cho tất cả mọi người.

    Đáng tiếc là phương trình kinh tế của nước Pháp rất dễ hiểu:
    • ít người có công ăn việc làm
      vì công ăn việc làm bị đánh thuế rất nặng.

      Thuế rất nặng
      vì cần phải tài trợ cho nhiều người và nhiều hoán chuyển xã hội hào phóng nhất thế giới.

    Điều sửng sốt nhất là đa số dân chúng lại ủng hộ áo vàng. Nếu trường học giam trí não trong ngu dốt, thì phương tiện truyền thông cũng không gánh vai trò thông báo của nó. Trừ vài ngoại lệ hiếm hoi, các bình luận gia không bao giờ đặt đúng câu hỏi và cũng chẳng cung cấp một dữ liệu nào về bối cảnh. Không ai định hình lại những ngu ngóc về kinh tế của một Mélenchon (8). Người dân pháp vùi mình trong vô minh. Sự thiển cận của họ trước hết vẫn là do thiếu trí tuệ.




    3 _ Hiệu suất các dịch vụ công cộng giảm xuống và sẽ không tự cải thiện

    • Một lá thư mất gần một tuần để đi từ điểm này qua điểm nọ ở Pháp, so với 2 ngày trong thập niên 80.
    • Hiệu suất của SNCF (3) rơi tự do mặc dù chi phí vẫn cắt cổ.
    Có nhiều nguyên nhân cho sự trì trệ này.
    • Các công chức đã có tuổi.
    • Các cơ quan đã mập béo hơn và chỉ tập trung vào chung cuộc của chính họ hơn là vào khách hàng - công dân.
    Có công ty nào tồn tại mà không phải cải cách? Mà không sa thải nhân viên kém hiệu quả? Mà không phân bổ lại nhân lực từ bộ phận này sang bộ phận khác khi công nghệ cho phép tăng năng suất?
              
    Không có,
    nhưng đây là con đường mà chính quyền pháp đã chọn trong 30 năm.

    Nhà Nước Pháp, không giống như các đối thủ cạnh tranh Anh hoặc Đức, đã bỏ lỡ việc chuyển đổi qua kỹ thuật số. Dịch vụ cho công chúng tồi tệ hơn với những nỗ lực số hóa.

    Theo sức nặng của nó, nhà nước đã kéo nền kinh tế pháp đi xuống, và với nó là mãi lực.




    4 _ Macron vận hành với một nhu liệu kinh tế của quá khứ

    Nguyên nhân tương tự tạo ra hiệu ứng tương tự.
    Macron (4) là một siêu Hollande (5), một Hollande phiên bản kỹ thuật số và ba chiều, nhưng là một Hollande truyền thống trong tư duy. Người môn đệ trẻ làm việc theo gương thầy, với một hệ điều hành “chủ nghĩa nhà nước” thiết kế vào thế kỷ 20 (thế kỷ trước).
    • Nghĩa vụ quân sự mới,
    • cải cách 80 km/h,
    • khấu trừ tại nguồn
    là những ví dụ về cải cách kỹ trị, tạo bực bội và vô bổ.

    Tháng 7 năm 2017, trong cột báo này, tôi đã có vài hoài nghi về hành động của Macron. Tân tổng thống đã cải cách tí ti việc làm trong lãnh vực tư nhân. Ông đã bỏ qua việc “cải cách Nhà Nước” và “cải cách của trợ cấp”, 2 tụ điểm bế tắc của nước Pháp. Hiện tại, hành động của Tổng thống đã nhắm bên lề mục tiêu.




    5 _ Người pháp sống trong thế giới ảo

    Thời gian ở phía trước màn hình tăng liên tục. Người Pháp sống trong một thế giới ảo của mơ mộng, của đồng tiền dễ kiếm, của gái xinh và của tin giả mạo (fake news). Chủ nghĩa tư bản không thoát khỏi sự chỉ trích trong cuộc tách rời xa thực tế này. Ngành quảng cáo truyền thống và kỹ thuật số có hiệu quả đáng sợ trong việc tạo ức chế và khơi dậy mua sắm. Với sự biến mất của lý tưởng, cho dù tôn giáo hay chính trị, không còn lực lượng nào để đối kháng với chủ nghĩa tiêu dùng. Theo triệu chứng, những tên côn đồ đã cướp phá các cửa hàng sang trọng. Ngay cả côn đồ cực tả cũng mơ lên hàng Chanel và Vuitton.

    Thêm một điều hứa gian ngoa khác, một trong những điều mà nhà nước tuyên truyền từ bao năm.
    • Với hơn 50 kênh truyền hình,
      hàng triệu đồng đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo khác nhau,
      các trường “cộng hòa” được chính trị hóa một cách mạnh mẽ,
    Nhà Nước là đài phát sóng ý thức hệ số 1 ở đất nước này.
    • Cần phải thêm vào việc báo giới được trợ cấp rộng rãi
      và các nghệ sĩ sống bằng tiền Nhà Nước nhờ chế độ “việc làm không liên tục”.
    Thiết bị tuyên truyền tuyệt vời này mô tả một Nhà Nước siêu bảo hộ, toàn năng, đảm bảo hòa bình và hạnh phúc cho công dân, từ lúc sinh ra cho đến chết. Một viễn cảnh hư ảo chỉ có thể gây thất vọng tàn nhẫn mà thôi.




    6 _ Không trừng phạt dẫn đến bạo loạn

    Không có xã hội thanh bình nào mà không có kỷ luật và tôn trọng. Hợp đồng xã hội đã vỡ tung với Áo vàng, nhưng truyền thống đập phá đâu gì là mới. Từ lâu rồi,
    • các biện pháp kỷ luật đã được bãi bỏ ở trường,
      và các tội nhỏ không còn bị trừng phạt.
    Việc thiếu kỷ luật là kết quả trực tiếp của sự sụp đổ các dịch vụ công cộng, cho dù là giáo dục và công lý.

    Một hệ tư tưởng dễ dãi được phát triển, đặc biệt đối với phe cực tả.
    • Các công đoàn chính đáng hóa các hành vi siêu hung bạo
      • trong vô pháp
        và với sự im lặng của giới truyền thông.
    Áo vàng là phiên bản 3.0 và rẻ tiền của chủ nghĩa công đoàn, họ đã được đào tạo tại trường công đoàn. Ngu dốt hơn và bạo lực hơn.

    Sự kịch phát của các ức chế nuôi lớn trong thế giới ảo đốt một đám cháy lớn, nhưng lính cứu hỏa không có quyền hành động,
    • vì sợ hãi,
      vì kém hiệu quả
      và vì một sự lựa chọn chính trị.






    Macron đã phải đọc Machiavelli (6) để vào ENA (7). Ông dường như đã quên mất tiêu điểm.
    1. Một quân vương phải lấy quyết định đúng,
      những quyết định tạo ra sự giàu có, đồng thời giảm thiểu sự bất mãn của người dân.
    2. Ông ta cũng phải biết áp đặt sự tôn trọng thông qua sức mạnh.
    Bất hạnh của đất nước này là Macron không biết làm việc này lẫn việc nọ.




    Bởi Hector Allain
    https://www.contrepoints.org/2018/12/04 ... re-annonce


    Ghi chú:
    (1) _ OCDE : Organisation de coopération et de développement économiques - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
    (2) _ một cuộc thi phát minh của Pháp
    (3) _ Société nationale des chemins de fer français - hãng xe lửa quốc doanh pháp
    (4) _ Tổng thống pháp đương nhiệm
    (5) _ cựu Tổng thống pháp (2012-2017)
    (6) _ một nhà ngoại giao, triết học chính trị gia thời phục hưng Ý (1469-1527), được xem là một trong những ông tổ của nền khoa học chính trị hiện đại
    (7) _ École nationale d'administration - cao đẳng hành chánh pháp - đào tạo công chức cao cấp
    (8) _ sáng lập phong trào "Bất Khuất" (La France insoumise -FI- (cánh tả của đảng Xã hội + Cộng sản)), năm 2016, để ra tranh cử Tổng thống (2017). Hiện lãnh đạo nhóm này tại Hạ nghị viện pháp.


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Gilets Jaunes : Michel Onfray s'exprime !
Michel Onfray nói về phong trào Áo vàng
(C à Vous - 23/01/2019)


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Corruption : Maladie de la France ? Anticor sans filtre
Tham nhũng: Bệnh của nước Pháp?
(Thinkerview - 10/12/2018)


https://blogs.mediapart.fr/jean-christophe-picard/blog

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Pháp
    bất công về thuế khóa ?

    ______________________________
    Thanh Hà - 15/01/2019


              

    "Áo Vàng" biểu tình ở Marseille, Pháp, ngày 12/01/2019 REUTERS

              




    Thuế và các khoảng đóng góp cho quỹ an sinh xã hội ở Pháp cao nhất trong Liên Hiệp Châu Âu và trong số các 36 thành viên của tổ chức OCDE. Phong trào Áo Vàng kéo dài từ giữa tháng 11/2018 nảy sinh từ phẫn nộ trong một bộ phận công luận cho rằng chính sách thuế của Pháp là "bất công".

    Trong cuộc Thảo luận toàn quốc để cải tổ đất nước, thuế và những đóng góp cho xã hội là một trong bốn chủ đề được tham khảo ý kiến của người dân.

    Tạp chí của RFI đặt câu hỏi với chuyên gia kinh tế Mathieu Plane thuộc Đài Quan Sát Tình Hình Kinh Tế Pháp, OFCE về chính thuế khóa của Pháp, về nét đặc thù của mô hình xã hội Pháp, về cảm nhận "bất công trong lĩnh vực thuế khóa".
    • Pháp cần làm gì để chính sách thuế "công bằng hơn" ?
    • Làm thế nào để thuế - đóng góp của người dân - được sử dụng hiệu quả hơn ?
    • Liệu dân Pháp có chấp nhận được giảm thuế nhưng bù lại sẽ phải trang trải toàn bộ các phí tổn về y tế, giáo dục hay từ bỏ những phúc lợi xã hội vốn có ?






    Vô địch về thu thuế

    "Một nửa thu nhập là để nộp cho Nhà nước" là lời than phiền thường nghe thấy qua câu chuyện hàng ngày của không ít người Pháp. Không chỉ là nhà vô địch thế giới về bóng đá, Pháp còn dẫn đầu bảng trong số các nền kinh tế bắt người lao động và dân chúng đóng góp nhiều nhất. Theo báo cáo của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) được công bố hồi tháng 12/2018, với 46,2 % tỷ lệ thuế so với GDP, Pháp dẫn đầu bảng trong số 36 nước thành viên của OCDE "gắt" nhất về mặt thuế. Tỷ lệ bao gồm cả thuế và các khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước tại Pháp cao hơn 10 điểm so với mức trung bình của OCDE.

    Thống kê của châu Âu, Eurostat, đầu tháng 12/2018 cũng chỉ ra rằng trong số 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu, Pháp cũng là một "nhà vô địch" về thuế khóa.

    GDP của Pháp trong năm 2017 là 2300 tỷ euro, gần một nửa trong số đó, tức khoảng 1000 tỷ euro, về tay Nhà nước. Đại để, Nhà nước thu khoản tiền khổng lồ này dưới những hình thức như sau :

    1. Thứ nhất là thuế trực tiếp và thuế trị giá gia tăng TVA.
      Thuế trực tiếp gồm thuế đánh vào mức thu nhập của các hộ gia đình, thuế doanh nghiệp, thổ trạch, quyền sử dụng đất đai ...
                
    2. Thứ hai là tất cả các khoản đóng góp cho các quỹ an sinh xã hội từ quỹ lương hưu đến y tế, trợ cấp gia đình ...
      Khoản này do người lao động và cả giới chủ gánh chịu. Chúng được gọi chung là những khoản đóng góp bắt buộc (prélèvements obligatoires).






    Mô hình xã hội Pháp : 1000 tỷ euro

    Số tiền 1000 tỷ euro đó được dùng làm vào những việc gì ?
    Chỉ riêng trong lĩnh vực xã hội, Mathieu Plane, thuộc Đài Quan Sát Tình Hình Kinh Tế Pháp OFCE (Observatoire français des conjonctures économiques), lưu ý :
    • " Tại Pháp, tỷ lệ đánh thuế cao như vậy là nhằm tài trợ cho hệ thống an sinh xã hội của chúng ta. Ngoài mảng thuế trực tiếp và trị giá gia tăng, người Pháp phải đóng góp cho các quỹ an sinh xã hội. Khoản đóng góp cho các quỹ an sinh xã hội tương đương với 16 % GDP. Đổi lại, từ lương hưu, đến các chi phí về y tế và giáo dục đều do các quỹ của Nhà nước đài thọ. Các quỹ trả lương hưu cho người cao tuổi là quỹ của Nhà nước, chứ không phải là các quỹ tư nhân như ở Mỹ.

      Tương tự, trong các lĩnh vực y tế và giáo dục, Nhà nước đài thọ gần như toàn bộ các chi phí này cho dân Pháp. Nói một cách khác, ở Pháp mọi người phải đóng thuế cao, nhưng khoản tiền đó là nhằm tài trợ cho chính sách bảo hiểm xã hội. Cần nói thêm, Pháp là một quốc gia năng động về mặt dân số, tức là chúng ta cần phải đầu tư nhiều vào giáo dục. Ở đây có hiệu ứng mà tôi gọi là « bù trừ qua lại » giữa việc chính phủ và các quỹ của Nhà nước thu nhiều thuế nhưng chi tiêu công cộng cũng nhiều".






    Công bằng xã hội

    Một cách chi tiết hơn, viện thống kê của Pháp cho biết, 67 % các khoản đóng góp bắt buộc được dùng để trả lương hưu, bồi hoàn một số dịch vụ y tế, cấp trợ cấp gia đình, trợ cấp thất nghiệp và cả nhà ở cho những người có thu nhập thấp ... Chính sách trợ cấp này, theo chuyên gia Mathieu Plane của OFCE, nhằm thu hẹp "bất bình đẳng trong xã hội". Ông giải thích:
    • " Khi chúng ta nói chuyện đánh thuế, cần biết là ở đầu bên kia, người dân được hưởng những dịch vụ công cộng. Đó là một sự chọn lựa về mô hình xã hội. Mọi người đều được hưởng những dịch vụ y tế một cách tương đối đồng đều, tương tự như vậy trong ngành giáo dục. Chính nhờ vậy, giảm được nhiều những bất bình đẳng.

      Thêm một điểm nữa là dù đóng góp ít hay nhiều cho các quỹ an sinh xã hội, thì khi đau ốm, một phần tiền bác sĩ hay thuốc men, chi phí bệnh viện... được quỹ bảo hiểm y tế của Nhà nước hoàn lại. Điều này hoàn toàn khác so với ở Mỹ. Tại Hoa Kỳ, người lao động ít phải đóng góp cho các quỹ an sinh xã hội, đổi lại, họ phải tự trả tiền khi đi khám bệnh hay mua thuốc. Người Mỹ nếu có điều kiện phải mua bảo hiểm y tế riêng. Về giáo dục, học phí cho con em của họ cũng rất cao, chính vì thế mà nhiều hộ gia đình phải đi vay ngân hàng để cho con cái đi học.

      Theo nghiên cứu của OFCE, nếu không được chính phủ trợ giúp, hàng tháng trung bình một hộ gia đình phải tốn khoảng 1000 euro cho hai khoản y tế và giáo dục. Tức là 12000 euro mỗi năm. Đó là một món tiền rất lớn trong ngân sách của các hộ gia đình nếu không được Nhà nước trợ cấp".






    "Bất công" trong chính sách thuế khóa ?

    Có điều, trong 40 năm qua, vì rất nhiều những lý do khác nhau (tăng trưởng chậm lại, hay yếu tố dân số...) các quỹ an sinh xã hội Pháp thường xuyên trong tình trạng bội chi. Để lấy lại cân bằng, các chính phủ, bất luận tả hay hữu, nâng mức đóng góp bắt buộc. Do vậy, một phần dân Pháp bất bình vì phải đóng thuế quá nhiều, trong lúc các dịch vụ công lại tuột dốc. Chuyên gia Mathieu Plane, Đài Quan Sát Tình Hình Kinh Tế Pháp cho rằng, cảm thấy bị đối xử bất công trước chính sách thuế khóa, "injustice fiscale", là một trong những động lực thúc đẩy người Áo Vàng xuống đường từ giữa tháng 11/2018 :
    • "Một mặt người Pháp đòi được xã hội bảo trợ tốt hơn nữa và rõ rệt nhất là công luận thường chống đối mỗi lần chính phủ đòi cắt giảm chi tiêu công cộng để tiết kiệm công quỹ. Nhưng mặt khác, dân Pháp muốn được giảm các khoản đóng góp cho quỹ y tế, lương hưu, hay thất nghiệp … Phong trào Áo Vàng xuất phát từ chỗ một phần công luận phẫn uất trước cảnh sưu cao thuế nặng và số này cảm thấy là họ bị thiệt thòi : phải đóng thuế ngày càng nhiều, trong lúc các dịch vụ của Nhà nước lại liên tục xuống cấp.

      Đúng là từ năm 2008 khi thế giới lâm vào khủng hoảng tài chính, rồi khủng hoảng kinh tế, Pháp cũng như các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đã liên tục phải cắt giảm chi tiêu, để giảm bớt nợ công, trong lúc tăng trưởng thì không có. Nhà nước đã phải tăng thuế, bắt người lao động và cả những người đã về hưu đóng góp nhiều hơn cho các quỹ an sinh xã hội.

      Cùng lúc, một số các trường học, bệnh viện, chi nhánh bưu điện... bị đóng cửa. Các dịch vụ công bị thu hẹp lại, nhất là ở các vùng nông thôn, ở những ngôi làng hẻo lánh… Từ đó, một phần công luận Pháp thực sự hoài nghi về mô hình của chúng ta và số này phản đối điều mà họ gọi là « bất công về thuế khóa ». Đây sẽ là một chủ đề lớn được đưa ra thảo luận ở cấp quốc gia".






    Phương hướng nào cho một chính sách mới về thuế khóa ?

    Trong bức thư gửi tới toàn dân trước khi Pháp chính thức mở ra cuộc tham khảo ý kiến trên toàn quốc, tổng thống Emmanuel Macron trực tiếp đặt câu hỏi :
    • Cần làm thế nào để chính sách về thuế khóa của Pháp công bằng hơn, hiệu quả hơn ?
      Chúng ta cần dẹp bỏ hẳn những loại thuế nào ?

    Chủ nhân điện Elysée thẳng thắn đặt vấn đề :
    • không thâu thuế của dân, chính phủ không có phương tiện để tài trợ cho các quỹ an sinh xã hội, cho các chương trình trợ cấp cho 66 triệu người Pháp như từ trước tới nay.
      Vậy dân Pháp đề nghị cắt giảm chi tiêu ở những khoản nào, có chấp nhận hay không hy sinh một số các dịch vụ công ?

    Chuyên gia Mathieu Plane báo trước, sau cuộc thảo luận ở cấp toàn quốc lần này, một mô hình mới về mặt xã hội sẽ mở ra.

    Một nghiên cứu gần đây của OFCE nhìn nhận tính chính đáng của làn sóng phẫn nộ vì phải đóng thuế quá nhiều : 2/3 trong số các hộ gia đình tại Pháp đóng góp cho xã hội nhiều hơn là những khoản trợ cấp mà họ thực sự nhận lại được từ các khoản trợ cấp của Nhà nước. Từ sau khủng hoảng toàn cầu 2008, các hộ gia đình phải đóng thuế nhiều hơn, chia sẻ gánh nặng với các doanh nghiệp, các ngân hàng và cả chính phủ để thu hẹp bội chi ngân sách của Nhà nước.





    Pháp muốn mô hình xã hội như thế nào ?

    • Nếu đóng ít thuế cho chính phủ, cho các quỹ y tế, quỹ thất nghiệp … của Nhà nước, thì sẽ phải đóng học phí cho con cái ngay từ khi chúng còn ở mẫu giáo, và sẽ không còn được bồi hoàn khi đi khám bác sĩ nữa… ?
    • Trong trường hợp nước Pháp đồng ý dẹp bỏ các khoản trợ cấp xã hội thì có nghĩa là người giàu có điều kiện mua bảo hiểm y tế, người nghèo thì không.
      Người giàu có điều kiện đóng tiền học cho con, người có thu nhập thấp thì không, hay phải cho con đi học xa …
    Ở đây đặt ra một loạt những câu hỏi khác liên quan tới vai trò của Nhà nước, của tư nhân. Chuyên gia Mathieu Plane, thuộc OFCE, kết luận, tất cả những câu hỏi đó phải "được cân nhắc rất kỹ trong đợt thảo luận ở cấp quốc gia" lần này.

    Cốt lõi của vấn đề hiện này là nước Pháp rơi vào vòng luẩn quẩn,
    • bởi không còn khả năng đài thọ mô hình xã hội như xưa,
      mà người Pháp thì không chấp nhận bị mất những phúc lợi xã hội đã có.


    Dù chỉ là một trong bốn chủ để chính được đưa vào cuộc thảo luận ở cấp toàn quốc lần này, nhưng nguyện vọng của người dân về chính sách thuế khóa sẽ phác họa lại mô hình xã hội của nước Pháp trong tương lai.



    http://vi.rfi.fr/phap/20190115-phap-bat ... -thue-khoa
              
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”