Con ngựa thành Troie

Trả lời
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Con ngựa thành Troie

Bài viết bởi Quy Nam »

          
          
30/04 và “CON NGỰA THÀNH TROIE”
NGUYỄN THỊ CỎ MAY, 30 THÁNG TƯ, 2015

Trong mấy ngày cuối tháng 04/2015, nhiều người Việt nam ở tuổi hiểu biết hồi 40 năm trước khó tránh không cảm thấy những xúc động ray rứt trong lòng. Ngày 26/04/1978, gia đình Cỏ May tôi, sau hơn 2 tháng ở Mã-lai, trong đất liền, vùng Mersing (viết theo âm đọc, không biết có đúng tên gọi địa danh này hay không) tới trại tiếp cư ở ngoại ô phía Đông-Bắc Paris, thành phố Épinay sur Seine, thuộc tỉnh 93 Seine Saint-Denis. Qua cuối tuần đó, một thanh niên Pháp làm việc cho Trung tâm Tiếp cư (Trung tâm Tiếp cư thường là thứ “ký túc xá” dành cho những người lao động trẻ – Foyer des jeunes travailleurs – hoặc công nhơn ngoại quốc độc thân tới Pháp làm việc ở tạm với tiền phòng rẻ, do chánh quyền mướn đón nhận ngưòi tỵ nạn tới Pháp trong vòng 1 tháng để chờ đi định cư nơi khác, thường là ở các tỉnh) chở Cỏ May tôi với vài người tỵ nạn nữa ra Paris tham dự biểu tình ngày 30/04/78 do các Hội đoàn người Việt nam ở đây tổ chức.

Lúc bấy giờ, người tham dự biểu tình rất đông, cả ngàn người, vì phần lớn vừa tới Pháp, được nuôi ăn ở, được 200 frc / người, tiền túi cho suốt thời gian tạm ở đây, chưa phải đi làm. Hơn nữa, vì vừa rời khỏi Việt nam, chạy thoát nạn vc, khổ nhục đủ điều, nên lòng thù hận còn ngủn ngụt sôi. Gặp VC ở đây, chắc chắn họ túm ngay bỏ thẳng vào miệng nuốt trộng như trăn, rắn ăn mồi vậy. Nhưng ngày nay, trong những người đó, có không ít người về Việt nam ăn chơi, vui cười hỉ hả, bồ nhí, phi công trẻ, … Và ngày nay, ở Paris, tổ chức biểu tình ngày 30/04 hay ngày Quốc tế Nhơn quyền, thì nhiều lắm được năm ba chục ngưòi tới tham dự.

Ở đời, xưa nay, không có chuyện gì mà không thay đổi bao giờ. Luật vô thường mà!

Nhơn Ngày 30/04, Cỏ May tôi muốn nhắc lại một chuyện cũ và những người cũ đã đóng góp khá tích cực cho Miền nam mất vào tay cộng sản.



Về một Thư Mời

Cũng trong cùng thời điểm, Cỏ May tôi tình cờ bắt được “Gìấy Mời kiều bào tham dự NGÀY HƯỚNG VỀ MIỀN NAM nhân dịp kỷ niệm hai năm ký kết Hiệp Định Paris về Việt nam” kẹp trong một quyển sách cũ của một người bạn cho.

NGÀY HƯỚNG VỀ MIỀN NAM tổ chức tại Foyer International d’Accueil, 30 rue Cabanis, 75014 Paris, từ 14 giờ 30 tới 19 giờ 30 ngày 26 tháng 1 năm 1975.

Chương trình gồm 3 điểm:

I – Hội thảo về 2 đề tài:

– Hai năm thi hành Hiệp Định Paris

– Các phong trào nhân dân tranh đấu tại Miền nam Việt nam

II – Triển lãm về đời sống và cuộc đấu tranh đòi hòa bình và cơm áo của nhân dân thành thị Miền nam

III – Chiếu phim “ Chiến tranh Vìệt nam vẫn là chiến tranh của Mỹ ” của Công ty Đìện ảnh Anh quốc (Vietnam Still America’s War)

Và chiếu hình màu “ Post-War War ” Narmic.

Ban Tổ chức gồm 3 bộ phận rất hùng hậu: những người đứng ra hoạt động tổ chức (8 người), đại diện rộng rải cộng đồng người Việt nam tại Pháp mà cốt cán là người của Hà nội như Đại Đức Thích Thiện Châu, Chủ tịch Hội Phật tử Việt kiều hải ngoại, Huỳnh Trung Đồng, Chủ tịch Liên hiệp Việt kiều. Có Ông Hồ Thông Minh, cựu Thứ trưởng Quốc phờng của chánh phủ Ngô Đình Diệm.

Phái đoàn Tù chính trị thuộc lực lượng thứ ba gồm 3 người.

Nhân sĩ gồm 13 người, có 3 sĩ quan Quân đội VNCH, 1 cựu Bộ trưởng tại Phủ thủ tướng và Phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, 3 cựu Dân biểu VNCH (Ông Cổ văn Hai Phó Chủ tịch Quốc Hội Ngô Đình Diệm).

Trong danh sách người tổ chức và nhân sĩ, Cỏ May có quen biết khá nhiều vài người hiện nay còn ở Paris nên có hỏi thăm về hội nghị ấy và được biết có gần hai trăm người tham dự.

Nhìn qua, ai cũng sẽ thấy ngay tính cách đại dìện quần chúng của Ngày Hướng Về Miền Nam được quan tâm đặc biệt và sắp xếp rất chu đáo: thành phần xã hội, thế hệ, nghề nghiệp, địa phương, xu hướng chánh trị, …

Trong đây, những người không phải cộng sản có căn cước thì họ là những người “ không theo hẳn Hà nội, mà cũng không theo hẳn Sài gòn ”. Nhưng họ có xu hướng rỏ ràng là chống Chánh phủ Sài gòn, chống Mỹ, đòi hòa bình cho Việt nam. Theo họ, Mỹ và Miền Nam ngưng chiến tranh thì lập tức cớ hòa bình. Họ không đặt vấn đề chiến tranh từ đâu đưa tới. Cũng không đặt vấn đề Hà nội ngưng xâm nhập và làm chiến tranh giải phóng cho cộng sản quốc tế. Như Lê Duẩn tuyên bố sau 30/04/75 và Trường chinh tuyên bố trước đó: “ Chúng ta giải phóng Miền Nam là cho Liên-xô và Trung quốc ”.

Xu hướng đòi hòa bình cho Việt nam của họ được cả thế giới, ngay tại Âu châu và Mỹ, nhiệt tinh ủng hộ.

Ở tại Việt nam, từ sau Mậu thân 1968, xuất hiện một phong trào tương tợ, cũng đòi Miền Nam và Mỹ hảy ngưng chiến tranh để Việt nam có hòa bình.

Những người này, ở Việt nam và hải ngoại, được dư luận gọi là “ Thành Phần Thứ Ba ” hay “ Lực Lượng thứ Ba ”. Sự nghiệp chánh trị của họ là tích cực đóng góp cho sự sụp đổ Miền nam, thống nhứt đất nước dưới chế độ cộng sản như ngày nay.

Sau 30/04/75, có người thấy ngao ngán, ê chề. Kẻ lên tiếng chống chế độ cộng sản, người sống trong lặng lẻ. Nhưng những người gốc cộng sản thì hồ hởi. Nhưng không thiếu lắm kẻ, trước kia nổ lực chống Mỹ cứu nước, nay phê phán cộng sản để cho cộng sản thấy họ thật sự là những người có giá trị, chìa tay ra trước chờ cộng sản bắt, mõi xuội cả tay …

Điều đáng chú ý là cuối tháng 1/75 mà VC hà nội còn cho tổ chức hội thảo để vận động thi hành Hiệp định Paris là họ chưa chắc có ngày 30/04. Đúng là bổng lộc quá lớn từ trên trời rơi xuống cho những kẻ có phần!



Thành phần thứ ba và hòa giải, hòa hợp dân tộc

Có nhiều định nghĩa không khác nhau xa lắm “ Thành Phần Thứ Ba là một từ được dùng để chỉ lực lượng chính trị ở miền Nam Việt Nam trongchiến tranh Việt Nam, mà không ủng hộ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hay Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Lực lượng này tranh đấu cho hòa bình và kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc ”.

Nhà bào Jean-Claude Pomonti của nhựt báo Le Monde, lại gọi đó là: “Lực Lượng Thứ Ba” đã được dùng vào năm 1960, sau khi một nhóm 18 chính khách Caravelle đối lập với chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng cũng chống Cộng, đưa ra một bản tuyên ngôn đòi ông Diệm cải tổ chính quyền (?).

Cũng nhà báo của Le Monde, Jacques Decournoy, lại hiểu “ Thành Phần Thứ Ba ” xuất hiện vào mùa thu năm 1969 với một nhóm người chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và đi theo hướng hòa giải dân tộc mà ông Dương Văn Minh được coi là đại diện.

Sau cùng tên gọi “ Thành Phần Thứ Ba ” được bắt đầu chánh thức dùng là do đề nghị của chánh phủ miền Bắc tại Hòa đàm Paris về thành lập một chánh phủ liên hiệp gồm ba thành phần, và khi Hiệp Định được ký ở Paris cuối tháng Giêng năm 1973, thì điều 12 của Hiệp Định này có nói đến việc thiết lập một “ Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau ”.

Theo qui định chánh thức của Hiệp định Paris, thì phải “ hòa giải ” rồi mới “ hòa hợp ” dân tộc. Nhưng cộng sản hà nội, sau khi thanh toán sòng phẳng Mặt trận Giải phóng Miền nam và Chánh phủ Lâm thời Cộng hòa Miền nam, thì họ chỉ nói “ hòa hợp ”, tức về dưới trướng của đảng cộng sản. Không có vấn đề “ hòa giải ” vì họ là kẻ chiến thăng, đứng về phía lẽ phải, chỉ tha thứ cho kẻ thua cuộc mà thôi. Cũng như thời xưa, để giải quyết tranh chấp, cho hai đấu sĩ đấu nhau. Kẻ thắng cuộc là kẻ có lẽ phải vì được Chúa Trời bênh vực!



Công lao của “ Thành Phần Thứ Ba ” hay “ Lực Lượng Thứ Ba ”

Để thấy tầm quan trọng của họ đóng góp cho Ngày 30/04/75, xin mời đọc lại lời của Hà nội và của Mặt trận Giải phóng Miền nam (Chánh phủ Lâm thời Cộng hòa Miền nam).

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng: “ Theo tôi, đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước hay ở bên ngoài. Bản thân tôi cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ không thể không nói đến vai trò của các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ – Thiệu, có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.…”.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình thẳng thắn thừa nhận: “Nhiều người ngại nói đến lực lượng thứ ba, nhưng theo tôi, lực lượng này đã có những đóng góp nhất định vào thắng lợi của nhân dân ta”.Tại sao Bà Bình nói “ ngại nói đến …? ”.

Lý Chánh Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh: ” Lực lượng hay Thành Phần Thứ Ba chỉ là một khát vọng hơn là một thực lực thực tế. Tổ chức vỏn vẹn có vài trăm người. Nhóm người đó mở ra mọi phía và đón nhận nhiều ảnh hưởng. Vì thế họ không có một ý thức hệ chính xác nào”.



Con ngựa gổ thành Troie

Sau 10 năm bao vây, không vào được Thành Troie, quân hi-lạp có sáng kiến làm một con ngựa gổ khổng lồ, dấu trong bụng ngựa một số lính tinh nhuệ, đem tới cho Thành Troie như một món quà lớn. Dân Troie nhận quà, mở tiệc ăn mừng, say xỉn ngã lăng ra đất. Lính hi-lạp chui ra, chiếm thành, cướp sạch thành Troie, giết hết đàn ông, con trai, bắt hết đàn bà, trẻ con gái làm nô lệ.

Khi nói tới vai trò của “Thành Phần Thứ Ba” hay “Mặt trận Giải phớng Miền nam” trong chiến tranh ở việt nam trước đây, người ta gọi đó là “Con Ngựa Thành Troie”. Những người cộng sản thật sự trong tổ chức này thì sau ngày 30/04/75, họ quay trở về lại với đảng của họ.

Hôm sáng ngày 01/05/75, trên khán đài xem duyệt binh, Ông Trương Như Tảng, Bộ trưởng Tư pháp của Chánh phủ Lâm thời, chờ xem Quân Giải phóng đi qua mà gần mãn buổi lễ, vẫn chưa thấy, sốt ruột, bèn xoay qua hỏi một sĩ quan Hà nội, ông này trả lời rất thật thà “Ủa, quân đội ta đã thống nhứt tối hôm qua rồi. Anh không biết sao?”!

Nhìn lại chiến tranh ở Việt nam, phải chăng những yếu tố “Thìên thời, Địa lợi, Nhơn hòa” hội đủ ở phía tham chiến nào thì phía đó sẽ thắng cuộc, hoàn toàn không không cần phải có chánh nghĩa?

Võ văn Kiệt tỏ ra chia sẻ với bên thua cuộc “Ngày 30/04, có 1 triệu người vui, 1 triệu người buồn”.

Một triệu người buồn thì hãy còn đây. Còn 1 triêu người vui kia, nay còn mấy người vui thật tình? Nhìn dân chúng trong nước ngày nay, sau 40 năm được “giải phóng” thì hiểu.



Nguyễn thị Cỏ May, 30 THÁNG TƯ, 2015
nguồn: baotoquoc.com
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Re: Con ngựa thành Troie

Bài viết bởi Quy Nam »

          
          
CON NGỰA THÀNH TROIE ĐÃ TRỞ LẠI SÂN KHẤU,
VẬN NƯỚC SẼ ĐỔI THAY
Lê Quế Lâm, 06/5/2015


Tuần qua trong mục “Paris có gì lạ không em” có bài 30/4 và “Con ngựa thành Troie” của Nguyễn Thị Cỏ May. Nội dung chính viết về Thành phần thứ ba hay Lực lượng thứ ba và Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Trong phần cuối tác giả đề cập đến Con ngựa gỗ thành Troie: “Sau 10 năm bao vây, không vào được Thành Troie, quân Hi-Lạp có sáng kiến làm một con ngựa gỗ khổng lồ, giấu trong bụng ngựa một số lính tinh nhuệ, đem tới cho Thành Troie như một món quà lớn. Dân Troie nhận quà, mở tiệc ăn mừng, say xỉn ngã lăn ra đất. Lính Hi-Lạp chui ra, chiếm thành, cướp sạch thành Troie, giết hết đàn ông, con trai, bắt hết đàn bà, trẻ con gái làm nô lệ. Khi nói tới “Thành Phần Thứ Ba” trong chiến tranh Việt Nam hay “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” người ta gọi đó là “Con Ngựa Thành Troie”.

Tác giả kết luận:
“Võ Văn Kiệt tỏ ra chia sẻ với bên thua cuộc “Ngày 30/04 có triệu người vui, có triệu người buồn." Một triệu người buồn thì hãy còn đây. Còn 1 triệu người vui kia, nay còn mấy người vui thật tình? Nhìn dân chúng trong nước ngày nay, sau 40 năm được “giải phóng” thì hiểu”.





Người viết xin góp ý với tác giả vốn là chỗ thân tình, một người cùng quê hương (Cần Giuộc) về vai trò của MTGPMN và Thành phần Thứ ba trong việc kết thúc chiến tranh VN năm 1975.
  • Đầu tháng 9/1960, Đảng Lao động VN triệu tập Đại hội III, phát động chiến tranh giải phóng miền Nam.
  • Ba tháng sau MTGPMN ra đời (20/12/1960).
  • Hơn 4 năm sau, ngày 8/3/1965 HK đưa hai tiểu đoàn TQLC đổ bộ lên Đà Nẵng khởi đầu giai đoạn tham dự trực tiếp vào chiến tranh VN.
  • Hai tháng sau, trong diễn văn đọc tại Đại học John Hopkins (Baltimore, Maryland) TT Johnson tuyên bố HK sẵn sàng thương lượng vô điều kiện với các chính phủ liên hệ dựa trên những hiệp ước cũ hoặc được bổ túc bằng những hiệp ước mới. HK sẽ làm mọi thứ cần thiết để đạt cho bằng được mục tiêu là “nền độc lập của Nam VN được bảo đảm vững chắc để họ có thể hoạch định mối liên hệ riêng của họ đối với các nước khác mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Nơi đây không phải là căn cứ quân sự cho nước nào và cũng không liên minh với nước nào”.
  • Hôm sau trong kỳ họp Quốc hội khóa 3, TT Phạm Văn Đồng bác bỏ đề nghị hòa bình của Johnson và đưa ra đề nghị 4 điểm của chính phủ VNDCCH:
    1. Yêu cầu HK rút quân khỏi MN.
    2. Đình chỉ hành động chiến tranh với Miền Bắc.
    3. Công việc MN sẽ do nhân dân MN giải quyết theo Cương lĩnh của MTGPMN.
    4. Việc thống nhất VN sẽ do nhân dân hai miền tự quyết định không có sự can thiệp từ bên ngoài.
    Ông Đồng còn khẳng định: “Mọi giải pháp trái với lập trường trên đây đều không thích hợp, giải pháp muốn dùng Liên Hiệp Quốc để can thiệp vào tình hình nước Việt Nam cũng đều không thích hợp”.

Từ đó, HK chỉ còn cách từng bước tăng quân vào miền Nam và mở rộng diện ném bom miền Bắc tùy mức độ xâm nhập của Hà Nội. Đến cuối tháng 10/1966, do đề nghị của tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos, lãnh tụ các nước đồng minh có quân tham chiến ở VN đã gặp giới lãnh đạo VNCH tại Manila. Họ đưa sáng kiến hòa bình, chấm dứt chiến tranh bằng đề nghị quân ngoại nhập cùng rút khỏi miền Nam VN để nhân dân NVN thực hiện việc hòa giải dân tộc. Đồng thời họ đề xướng việc thành lập Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) và đưa ra 2 tuyên ngôn về tự do, hòa bình và tiến bộ ở VN và toàn khu vực Á châu Thái Bình Dương.
Chính quyền BV phủ nhận việc can dự của họ ở MN nên bác bỏ đề nghị song phương rút quân. Trước thái độ cứng rắn của Hà Nội, cuối năm 1966 HK gia tăng các cuộc không tập liên tiếp và dữ dội nhằm vào các mục tiêu quân sự ở ngay khu vực ngoại thành Hà Nội. Ông HCM phải chấp nhận đàm phán. Ngày 21/1/1967 BCH/TƯ Đảng Lao động VN ban hành Nghị quyết 13 mở ra giai đoạn đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự và chính trị.

Đầu tháng 2/1967, Thủ tướng Liên Sô Kosygin đến Luân Đôn hội đàm với Thủ tướng Anh Wilson. Hai bên lên tiếng yêu cầu HK chấm dứt không điều kiện việc oanh tạc miền Bắc để khởi đầu việc thương thuyết hòa bình. Anh Quốc và Liên Sô là đồng chủ tịch Hội nghị Genève 1954. Ngày 8/2/1967 TT Johnson chính thức gởi đến Chủ tịch HCM lời đề nghị: HK sẽ ngưng ném bom miền Bắc và ngưng tăng cường quân lực Mỹ ở miền Nam VN, nếu BV cũng đình chỉ việc gởi người và vũ khí vào MN. Sau đó Mỹ và BV sẽ tiến hành những cuộc mật đàm để giải quyết vấn đề MNVN.

Trong thư trả lời, ông HCM lập lại đề nghị 4 điểm của Hà Nội, coi đó là cơ sở để giải quyết cuộc chiến ở MN. Ông cho biết “Nước VNDCCH không thể thương lượng dưới sự đe dọa của bom đạn Mỹ. Hoa Kỳ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và hành động chống lại nước VNDCCH, khi đó hai bên mới có thể đàm phán và thảo luận những vấn đề mà hai bên quan tâm”.
Từ đó có nhiều nỗ lực quốc tế giúp HK và Hà Nội đến bàn hội nghị, đáng kể nhất là trung gian của Pháp từ tháng 6/1967. Ông Raymond Aubrac (một người CS từng quen biết HCM hồi năm 1946) và Hervert Marcovich -cả hai là khoa học gia Pháp, nhiều lần đi Hà Nội gặp HCM và TT Phạm Văn Đồng để giúp BV và HK trao đổi những đề nghị. Phía Hà Nội do đại sứ Mai Văn Bộ ở Paris phụ trách, còn phía HK là Henry Kissinger. Cuộc tiếp xúc kéo dài đến thượng tuần tháng 10/1967 thì chấm dứt.





Để đạt thắng lợi trên chiến trường làm cơ sở cho thắng lợi trên bàn đàm phán sẽ diễn ra, từ giữa năm 1967 Hà Nội tích cực chuẩn bị kế hoạch tổng tấn công toàn Miền Nam. Đầu tháng 12/1967 Bộ Chính trị ra nghị quyết: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định”. Đó là cuộc Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân 1968.
Sau này, Thượng tướng Trần Văn Trà nhận xét: “Đi vào tổ chức thực hiện một quyết định lớn như vậy mà Bộ Chính trị chỉ dành cho các cấp ở chiến trường có ba tháng, thật là quá ngắn ngủi”. Ông cho biết mục tiêu đề ra là “Tiêu diệt và làm rã tuyệt đại bộ phận quân đội Sài Gòn, đánh đổ chính quyền các cấp và giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân” và “tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ” thì thật là vượt quá nhiều khả năng thực tế ta có. Thứ nhất ta không đủ sức -lực lượng ta chỉ bằng 1/5 của Mỹ và quân đội Sài Gòn về bộ binh. Còn không quân, hải quân và cơ giới thì chúng có ưu thế tuyệt đối”… Ông chua chát kết luận: “Như vậy đề ra chủ trương TCK-TKN để giành toàn bộ chánh quyền về tay nhân dân” mà cán bộ và chiến sĩ ta diễn đạt gọn và đơn giản lúc đó là “dứt điểm” thì thật là hoàn toàn không thực tế, không thể thực hiện nổi, vượt quá sức của ta và coi thường khả năng và phản ứng của Mỹ”.






Trong khi Hà Nội tiếp xúc với Mỹ ở Paris và chuẩn bị TCK-TKN ở MN, thì MTGPMN cũng tiếp xúc với Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Lúc bấy giờ Trần Bạch Đằng là Thường vụ Khu ủy T4 Sài Gòn-Gia định, phụ trách Bí thư nội thành Sài Gòn. Hai mươi năm sau (1988), ông đã dành cho ký giả Úc Clayton Jones (Báo The Christian Science Monitor) một cuộc phỏng vấn về biến cố này. Ông nói: “Chúng tôi bị dồn vào thế phải tổng công kích, dù chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm nhiều giải pháp chính trị khác. Tôi đã thông báo điều này với chính Đại sứ Bunker vào năm 1967 khi chiến tranh sẽ là một điều tất yếu”. Đằng cho biết từ năm 1966 đến 1969, ông đã tiếp xúc nhiều lần với Mỹ để trao đổi tù binh. Chính Bunker đã can thiệp để VNCH trả tự do cho vợ của Đằng (bà Mai Thị Vàng hay Nguyễn Thị Chơn phụ tá của bà Nguyễn Thị Bình tại bàn đàm phán Paris) Trong cuộc phỏng vấn trên, TBĐ còn tiết lộ, mỗi lần muốn gặp Đs Bunker, ông nhắn mật hiệu trên báo “Sao và Sọc” của quân đội Mỹ ở VN, sau đó tòa đại sứ cho xe đến đón trước Tòa Đô chánh Sài Gòn.

Ngoài ra, vợ Trần Bửu Kiếm là bà Dược sĩ Phạm Thị Yên cũng được Mỹ phóng thích năm 1967 “để thực hiện một âm mưu chính trị mới”. Ông TBK là trưởng phái đoàn đầu tiên của MTGPMN tại hòa đàm Paris. Bà Dược sĩ Yên là trưởng ban trí vận thành phố Sài Gòn bị VNCH bắt khoảng năm 1961, bị giam ở Côn Đảo. Năm 1967, Mỹ đưa bà về Sài Gòn vào bệnh viện tư của bác sĩ Nguyễn Duy Tài, cho gia đình đến thăm nom. Vài tuần sau Mỹ chở bà lên biên giới Tây Ninh, đưa ít tiền ria và bảo: Bà đi thẳng thì lên Pnôm Pênh, có sứ quán của Việt Cộng ở đó. Bà rẽ tay mặt, thì vào chiến khu Việt Cộng. Tùy bà lựa chọn. Bà quyết định lên Pnôm Pênh. Năm 1968, bà xin trở về Nam, được phân công giúp đỡ các nhân sĩ trí thức trong Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam ở khu giải phóng. Bà qua đời sau một cơn sốt ác tính hồi 1971.

Ông Đằng cho biết từ năm 1965, ông cư ngụ tại trung tâm Sài Gòn, có lần ở kế cận nhà Phó Đại sứ HK ở đường Lê Thánh Tôn. Ngoài việc lãnh đạo chung, nghiệp vụ chuyên môn của ông là “trí vận”. Trong cương vị này, ông đã vận động móc nối nhiều giới trẻ, lãnh tụ các phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh như: Hồ Hữu Nhựt, Trần Thiện Trí, Trần Quang Long, Trần Triệu Luật, Lê Quang Lộc, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đăng Trừng… Và một số trí thức tên tuổi Sài Gòn như: ông bà Ls Trịnh Đình Thảo, vợ chồng ông Phú hữu Nguyễn Thạnh Cường -một kỹ nghệ gia tên tuổi Sài Gòn, Bs Dương Quỳnh Hoa, Gs Nguyễn Văn Kiết, Gs Nguyễn Văn Chì, Gs Lê Văn Chí, Gs Lê Văn Giáp, Ks Lâm Văn Tết, Ks Cao Văn Bổn, Ks Nguyễn Hữu Khương, nhà văn Thiếu Sơn, Thanh Nghị, Lữ Phương, nhà báo Võ Ngọc Thành, Thiên giang Trần Kim Bảng…Đó là một tổ chức ‘đệm’ giữa MTGPDT và các thế lực khác, gọi là “lực lượng thứ ba”. Đây là chủ trương của TBĐ nhằm tranh thủ những ai tán thành độc lập dân tộc, trung lập và hòa bình ở MN. Một số đã thành lập “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN”. Tổ chức này có lập trường tương tự MTGPMN là tạo dựng một MN hòa bình, trung lập.






Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân được CS gọi là “Tổng công kích & Tổng khởi nghĩa” (TCK & TKN): Lực lượng vũ trang đảm nhận việc TCK. Còn “Liên minh các lực lượng…” kêu gọi nhân dân tổng nổi dậy cùng quân giải phóng giành chính quyền. Tại khu Sài Gòn-Gia định, Liên minh do Gs Lê Văn Giáp làm chủ tịch và sinh viên Hồ hữu Nhựt phó chủ tịch. Ủy ban Nhân dân Cách mạng do Gs Nguyễn Văn Chì làm chủ tịch và Dược sĩ Phạm thị Yên phó chủ tịch. Đến ngày 10/4/1968, Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN ra đời do Ls Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch, Hoà thượng Thích Đôn Hậu và Ks Lâm Văn Tết đồng phó chủ tịch Ngày 8/6/1969 Liên minh kết hợp với MTDTGP thành lập Hội đồng Cố vấn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa MNVN.

Được Mỹ cam kết sẽ “án binh bất động” để Lực lượng vũ trang GPMN dốc toàn lực vào cuộc TCK-TKN khắp các thị trấn, đô thị miền Nam trong khi QLVNCH hưu chiến trong những ngày Tết cổ truyền. Nếu quả thật MTGPMN được sự ủng hộ của dân chúng, tổng nổi dậy giành được chính quyền thì HK sẵn sàng rút quân để MTGP quản lý công việc MN theo cương lĩnh của họ. Nếu không thắng, MTGP sẽ cùng chính quyền Sài Gòn đàm phán, giải quyết chiến tranh bằng con đường hòa bình.






Trong mấy tháng đầu của cuộc đàm phán bốn bên, Hà Nội vẫn chưa có giải pháp nào mới cho vấn đề MN. Họ vẫn căn cứ vào lập trường 4 điểm đề ra từ 8/4/1965. Còn MTGP thì dựa vào cương lĩnh ngày 20/12/1960 do Hà Nội soạn thảo: đòi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút quân và từ bỏ chính quyền Sài Gòn.

Bất ngờ, ngày 7/5/1969 trong cuộc mật đàm với Xuân Thủy, đại sứ Lodge cho biết sẽ đề nghị một giải pháp mới cho vấn đề MNVN theo như tuyên bố của ông Trần Bửu Kiếm (MTGP) trong phiên họp thứ 14 ngày 26/4/69: “Tổng tuyển cử tự do có thể mở đường cho một cuộc thảo luận bổ ích và đề nghị MTGP nói chuyện thẳng với Sài Gòn”.

Lúc bấy giờ, thực lực của MTGPMN ngày càng suy yếu: lực lượng vũ trang hầu như bị nướng sạch trong ba đợt tổng công kích hồi năm 1968, hạ tầng cơ sở bị đánh bật khỏi nông thôn, số lực lượng vũ trang còn sót lại phải chạy sang bên kia bên giới Miên. Thượng tướng Trần Văn Trà đã nhận định: “Trong Tết Mậu Thân, ta không đánh giá đúng về tương quan lực lượng ta địch cụ thể lúc ấy, không thấy hết khả năng còn lớn của địch và điều kiện còn hạn chế của ta, đề ra yêu cầu cao quá sức thực tế ta có. Nghĩa là ta không dựa vào sự tính toán khoa học, cân nhắc sâu sắc mọi yếu tố mà có phần ảo tưởng dựa vào sự mong muốn chủ quan. Chính vì vậy chúng ta đã phải chịu một hy sinh thiệt hại lớn lao về sức người, sức của, đặc biệt là cán bộ các cấp, làm cho sức ta yếu xuống rõ rệt. Sau đó không những ta không giữ được tất cả các thành tựu đã đạt được mà còn chịu muôn vàn khó khăn tiếp theo trong những năm 1969-1970”.

Trong tình thế đó, lập trường mới của MTGPMN rất mềm dẻo, khác xa nhiều với Cương lĩnh 10 điểm trước đây. Họ không còn đòi giải quyết công việc nội bộ MN theo cương lĩnh của họ, mà sẽ do nhân dân MN tự quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài. Và “trong thời gian từ khi hòa bình đươc lập lại cho đến khi tổng tuyển cử không một bên nào được cưỡng bức nhân dân miền Nam VN phải chấp nhận chế độ chính trị của mình” (điểm 4 & 5). Ngày 8/6/1969, MTGPMN kết hợp với Liên minh của Ls Trịnh Đình Thảo thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa MNVN. Sau đó, Trần Bửu Kiếm, trưởng phái đoàn CP/CMLT công bố toàn văn “Lập trường 10 điểm” ngày 8/5/1969 trong một phiên họp công khai tại hội nghị bốn bên.
Mấy ngày sau, trong cuộc mật đàm, Kissinger nói với Lê Đức Thọ: khi TT Phạm Văn Đồng đưa ra “lập trường 4 điểm” ngày 8/4/1965 để trả lời đề nghị đàm phán của TT Johnson, tổng thống Mỹ chấp nhận ba điểm. Duy chỉ có một điểm, HK không thể chấp nhận, đó là nội dung điểm 3: “Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo cương lĩnh của MTGPMN, không có sự can thiệp bên ngoài”. Từ đó đến nay quý vị vẫn duy trì “lập trường trước sau như một của nước VNDCCH”, nay cương lĩnh của MTGPMN đã thay đổi. Chúng tôi thấy lập trường 10 điểm của Chính phủ CMTL có nhiều điểm trùng hợp với kế hoạch hòa bình 8 điểm của HK. Hai bên HK và VNDCCH có thể dung hòa hai đề nghị trên để kết thúc chiến tranh. Kế hoạch 8 điểm của Mỹ được TT Nixon trình bày trên hệ thống truyền hình ngày 14/5/1969: Mỹ muốn rút quân nhanh chóng, không muốn tìm kiếm căn cứ quân sự ở NVN, hai bên cùng rút quân trong vòng 12 tháng sau khi có hiệp định để nhân dân miền Nam VN quyết định công việc nội bộ của họ. HK đồng ý để MTGPMN tham gia vào đời sống chính trị ở NVN, tham gia vào tổng tuyển cử tự do có giám sát và kiểm soát quốc tế.






Từ đó cuộc đàm phán Paris đi thẳng vào vấn đề chính là giải quyết cuộc chiến tại miền Nam VN. Sau này, ông Lưu Văn Lợi phụ tá Lê Đức Thọ tiết lộ: “Đây là một bất ngờ” mà Hà Nội không tiên liệu vì lập trường mới của MTGPMN. Từ trước đến giờ, trên bàn đàm phán chỉ có hai kế hoạch giải quyết vấn đề VN.
  • Mỹ với hai điểm chủ yếu là quân miền Bắc cùng rút với quân Mỹ và giữ chính quyền Sài Gòn.
  • Còn phía VNDCCH thì đòi giữ quân miền Bắc ở lại MN sau khi Mỹ rút, xóa bỏ chính quyền Sài Gòn”.
Nay lập trường 10 điểm của Chính phủ CMLT chủ trương liên hiệp giữa hai chính phủ ở miền Nam. Hà Nội nhận xét: “Mỹ đang có ưu thế ở MN và tất nhiên muốn giải quyết vấn đề trên thế mạnh. Phía VN phải chờ đợi thời cơ. Cần có thời gian để khôi phục lại tình thế cách mạng và chiến tranh nhân dân ở MN”. Họ phê phán MTGP: “Ngay trong vấn đề chính phủ liên hiệp đưa ra trong hoàn cảnh hạ tầng cơ sở của ta tan rã như lúc đó, nếu địch nhận ra thì có thể cũng là một khó khăn cho ta”

MTGPMN mong muốn trung lập MN, điều này phù hợp với chủ trương của Mỹ. Miền Nam trung lập là điều kiện duy nhất giúp MN tự do tồn tại sau khi Mỹ kết thúc chiến tranh. Còn CS Bắc Việt chủ trương “vừa đánh vừa đàm” để gia tăng lực lượng xâm nhập vào Nam, củng cố sức mạnh, chờ đợi thời cơ đánh chiếm Miền Nam.

Theo Lê Tùng Minh một cán bộ Việt Minh từ thời Thanh niên Tiền Phong đến Nam bộ kháng chiến và MTGPMN tiết lộ: Cuối năm 1969, Lê Duẫn triệu Trần Bạch Đằng ra Hà Nội báo cáo tình hình. Lúc bấy giờ vùng “nông thôn giải phóng” thuộc quyền kiểm soát của MTGPMN gồm ¾ nông thôn Nam Bộ, đã bị liên quân Việt Mỹ tái chiếm và bình định gần hết. Từ Hà Nội trở về, với tư cách Bí thư Khu ủy T4, TBĐ triệu tập hội nghị Bình Giã 5, dưới sự chủ tọa của Nguyễn Văn Linh –Phó bí thư TWCục. Lúc này Phạm Hùng (Bảy Hồng) phụ trách Bí thư. Trong báo cáo chính trị, TBĐ nêu hai vấn đề về tư tưởng có tầm chiến lược trong công tác lãnh đạo giải phóng đô thị:
  • Một là, trong nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, bản chất của giai cấp công nhân đã biến chất, không còn đóng vai trò tiền phong, lãnh đạo phong trào cách mạng ở đô thị như trước năm 1945 nữa. Chủ lực quân của phong trào cách mạng ở đô thị hiện thời, qua thực tiễn đấu tranh từ 1955 đến nay đã cho thấy: học sinh-sinh viên, thanh niên các tầng lớp nói chung không phân biệt giai cấp, tôn giáo là quân chủ lực của phong trào cách mạng đô thị. Trí thức và tôn giáo yêu nước là lực lượng liên minh rất quan trọng trong công cuộc giải phóng đô thị.
  • Hai là, tư tưởng chiến lược “lấy nông thôn bao vây thành thị” của Mao Trạch Đông, đã lỗi thời đối với tình thế cách mạng giải phóng của miền Nam hiện nay! Nông thôn giải phóng của chúng ta hiện đã nằm trong sự kiểm soát của địch, làm gì có nông thôn giải phóng để bao vây thành thị? (cả hội trường vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt đối với luận điểm này)
TBĐ bị Nguyễn Văn Linh phê phán “đã phạm sai lầm hữu khuynh rất nghiêm trọng về mặt tư tưởng lãnh đạo của Đảng”, cụ thể như:
  • Một là, coi thường vai trò tiền phong và lãnh đạo của giai cấp công nhân.
  • Hai là, coi trọng vai trò của trí thức, sinh viên học sinh và tôn giáo, thậm chí đưa “thành phần không có lập trường kiên định” lên vai trò xung kích.
  • Ba là xa rời “tư tưởng chiến lược” có tính kinh điển trong cách mạng giải phóng miền Nam: “lấy nông thôn bao vây thành thị”, cũng có nghĩa là không triệt để chấp hành đường lối cách mạng giải phóng miền Nam của Đảng”.
TBĐ phản bác:
“Tôi nói thật lòng với các đồng chí có mặt trong cuộc họp bất thường không theo nguyên tắc dân chủ này rằng: mấy hôm nay tôi đã suy xét cặn kẽ những lời phê phán của đồng chí Mười Cúc, và cuối cùng tôi khẳng định trên tinh thần khách quan là, tôi không phạm sai lầm như những lời phê phán nặng mùi Bảo thủ Cực tả và Giáo điều chủ nghĩa của đồng chí Mười Cúc! Tôi quyết bảo lưu ý kiến này”.
Phát biểu xong, TBĐ tự động bỏ cuộc họp trước khi hội nghị bế mạc. Sau đó, theo đề nghị của Nguyễn Văn Linh, Thường vụ TWC quyết định hạ chức TBĐ từ Bí thư xuống Phó bí thư Thứ hai. Nguyễn Văn Linh thay Đằng giữ chức Bí thư, Mai Chí Thọ -Phó bí thư thứ nhất. Đến đầu năm 1972, TBĐ bị mất luôn chức Phó bí thư thứ hai, bị rút về TWC để kiểm thảo tư tưởng hữu khuynh đã phạm trong thời gian lãnh đạo Đặc khu ủy T4. (Hết phần trích dẫn bài của Lê Tùng Minh: TBĐ một người CS đa tài, nhưng bất đắc chí cho đến khi nhắm mắt lìa đời)







Lúc Trần Bạch Đằng bị hạ bệ cũng là thời điểm Thành phần Thứ ba ra đời. Đây là những trí thức có tinh thần dân tộc, mong muốn hòa bình, nên họ chống TT Thiệu, không ưa Mỹ và dĩ nhiên không chấp nhận CS. Từ khi HĐ Paris ra đời, HK chuẩn bị rút khỏi MN, họ muốn MN trung lập thì chế độ tự do mới tồn tại. Lực lượng thứ ba càng phát triển mạnh qua các hoạt động hòa giải hòa hợp dân tộc do một nhân sĩ Phật giáo cầm đầu -Giáo sư Vũ Văn Mẫu cựu Ngoại trưởng, sau đó được sự ủng hộ của Luật sư Nguyễn Văn Huyền -một nhân sĩ Công giáo cựu Chủ tịch Thượng Nghị Viện. Luật sư Trần Ngọc Liễng thành lập “Tổ chức đòi thi hành HĐ Paris” được sự tán đồng của ông Triệu Quốc Mạnh, chánh biện lý Sài Gòn. Theo tinh thần HĐ Paris 1973, Hội đồng Quốc gia Hòa giải & Hòa hợp Dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau: VNCH, Cộng hòa MNVN và Thành phần Thứ ba sẽ đứng ra tổ chức cuộc tuyển cử tự do dân chủ để người dân thực hiện quyền tự quyết của họ.






Ngày 21/4/1975 TT Thiệu từ chức. Hai hôm sau, TT Ford tuyên bố cuộc chiến VN đối với Mỹ đã chấm dứt. TT Trần văn Hương cử Nguyễn Xuân Phong Quốc Vụ Khanh đặc trách hòa đàm cùng Đại sứ Pháp Merillon đến Hà Nội thảo luận việc thi hành HĐ Paris. Bắc Việt từ chối, họ chỉ thảo luận với cựu Đại tướng Dương Văn Minh lãnh tụ Thành phần thứ ba. Quốc hội VNCH biểu quyết đưa ông Minh làm tổng thống. Ông cử người vào phi trường Tân Sơn Nhất gặp Đại diện CSBV. Họ cho biết thời gian thương thuyết đã qua, VNCH phải đầu hàng. Ông Minh mời đại diện Chính phủ Lâm thời Cộng hòa MNVN vào Sài Gòn để ông bàn giao chính quyền MN. Không một nhân vật MTGPMN nào xuất hiện, chỉ thấy quân CSBV buộc ông phải đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 30/4/1975 được ký giả nổi tiếng thân Cộng là nhà văn Jean Larteguy ghi lại trong quyển “L’Adieu Saigon”: “Sài Gòn không được giải phóng. Nó bị một đạo quân xa lạ từ miền Bắc đến chiếm đóng. Sự thật là thế. Chúng tôi 120 nhà báo ngoại quốc ở đây để chứng thật điều ấy…Này anh bộ đội, anh đội mũ sắt từ pháo tháp của xe tăng ló đầu ra cũng giống như bọn lái xe tăng Sô Viết trước đây tàn sát thường dân Tiệp khắc ở Prague, giết công nhân nổi dậy ở Budepest, ở Berlin. Anh từ đâu tới? Từ Hà Nội, từ Hà Nội…”








Bốn mươi năm sau, ngày 30/4/2015 Con ngựa gỗ thành Troie trở thành con ngựa “chứng” trở lại sân khấu, thủ vai chính trong ván cờ chính trị. Đó là TT Nguyễn Tấn Dũng, ông vừa được phiếu tín nhiệm cao nhất của Ban Chấp hành TƯ Đảng, vì thế ông thay mặt Đảng đọc diễn văn chào mừng ngày chiến thắng 30/4/1975.

Trong diễn văn, TT Nguyễn Tấn Dũng lập lại những lập luận của Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc trong ngày mừng Chiến thắng 15/5/1975 tại vườn Tao Đàn như: “Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam VN thành căn cứ quân sự của Mỹ. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta”. “Đánh cho Mỹ cút ngụy nhào mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc bằng sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”. “Chúng ta chân thành cảm ơn các nước XHCN, nhất là Liên Sô, Trung Quốc”… Nhưng 40 năm sau, tình thế đã thay đổi. LS đã tan rã từ lâu. Còn TQ đã tấn công dạy cho CSVN một bài học vì vong ân bội nghĩa hồi tháng 2/1979. Các nước XHCH Đông Âu cũng không còn. Chỉ có Cuba, Lào và Campuchia gởi người đến tham dự. Cuba đang bình thường hóa bang giao với Mỹ. Còn Lào và Campuchia thì “Tình đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương” không còn nữa, hai nước này đứng về phía Bắc Kinh trong tranh chấp biển đảo VN-TQ.

Đối với HK, 10 năm sau biến cố 30/4/1975, Nguyễn Cơ Thạch Uỷ viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đã nhận xét: Mỹ không muốn biến VN thành thuộc địa, Mỹ xâm lược VN để ngăn chặn sự bành trướng của LS và TC. Còn Trần Bạch Đằng trong bài Tổng luận về MTGPMN xuất bản năm 1992 đã viết: “Chế độ thực dân kiểu mới với tham vọng biến miền Nam VN thành một tủ kính trưng bày sự phồn vinh và nền tự do kiểu Mỹ ở Đông Nam Á”. Và mới đây ông Phạm Đình Trọng cựu Đại tá Quân độ NDVN đã nhận xét: “Năm 1965, quân đội Mỹ đổ vào Việt Nam… không có mục đích xâm lược, không đánh chiếm lãnh thổ mà chỉ làm trách nhiệm của một đồng minh và làm trách nhiệm của một nước lớn bảo đảm một thế giới ổn định, công bằng, bảo vệ những giá trị tự do, dân chủ của con người, ngăn chặn thảm họa cộng sản đang như bệnh dịch nhấn chìm thế giới vào hận thù đấu tranh giai cấp, vào bạo lực chuyên chính vô sản và nô dịch con người”“.

Lập luận bêu xấu Mỹ của NTD làm vừa lòng giới lãnh đạo CS lão thành, nhưng sẽ gây khó khăn cho TBT Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi Mỹ sắp tới. Giả sử, TT Obama đặt câu hỏi: Mới đây TT Nguyễn Tấn Dũng vừa chửi Mỹ nay ông Tổng Bí thư đến đây ông còn lời nào chửi Mỹ nữa hay không? Chả lẽ ông Trọng trả lời: NTD chửi Mỹ còn “Chúng tôi biết thế nào là nước Mỹ, thế nào là nhân dân Mỹ và vai trò của Mỹ trên thế giới như thế nào. Chúng tôi chủ trương phải có một giai đoạn mới, tốt hơn trong quan hệ của chúng ta”. (Gorbachev trả lời tạp chí Time của Mỹ ngày 28/8/1985)







Còn đại thắng mùa Xuân 1975 thì CSVN đã thắng ai? Họ chiến thắng những người miền Nam yêu chuộng hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc, chiến thắng những lính MN đã buông súng. Kỹ sư Trương Như Tảng, Ủy viên TƯ/MTGPMN, Bộ trưởng Tư pháp Cộng hòa MNVN đã bày tỏ sự bất mãn khi CS chiến thắng MN: “Hàng trăm ngàn người của quân đội và chính phủ Sài Gòn đã bị bắt giam vào các trại cải tạo. Hàng triệu thường dân đang sinh sống ở Sài Gòn và nhiều nơi khác tại miền Nam VN bị cưỡng bức phải bỏ nhà cửa, tài sản, để đi về các vùng kinh tế mới xa xôi hẻo lánh, một quyền lực sắt thép bao trùm khắp nước VN”.
Câu nói của HCM “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”; “thành công, thành công, đại thành công” chính là khẩu hiệu của Quốc tế CS: “Vô sản các nước đoàn kết lại”; chớ không phải đoàn kết với dân tộc vì mục tiêu của CS là giai cấp đấu tranh là hận thù dân tộc. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, thế giới chứng kiến “Vô sản các nước đánh nhau”, đưa đến “đại thất bại” QTCS tan rã. Ngày 30/4/1975, ông Võ Văn Kiệt nói: “Có triệu người vui, có triệu người buồn”. Ngày nay, triệu người buồn vẫn buồn, còn triệu người vui có lẽ không thể nào vui được nữa mà còn xấu hổ.

Hội nghị TƯ 10 đã xác nhận vai trò lãnh đạo của NTD và khẳng định “lấy dân là gốc” và quyền lợi quốc gia dân tộc là tối thượng. Bốn mươi năm trước, diễn văn mừng đại thắng của Tổng bí thư Lê Duẩn là để Tổng kết chặng đường thắng lợi của Đảng CSVN trong Đại hội IV tháng 12/1976. Còn diễn văn chào mừng đại thắng của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày nay là để Kết thúc vai trò lịch sử của Đảng CSVN. Công việc kế tiếp của thủ tướng là đưa Dự Luật Trưng Cầu Ý Dân đến các đại biểu Quốc hội thảo luận và biểu quyết trong kỳ họp Quốc hội thứ 9 khai mạc vào ngày 20/5 tới đây. Rồi đây người dân sẽ trực tiếp quyết định việc thay đổi thể chế mà TT Nguyễn Tấn Dũng đề cập từ đầu năm 2014.




Lê Quế Lâm - Sydney 06/5/2015
nguồn: vietluan.com.au
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Re: Con ngựa thành Troie

Bài viết bởi Quy Nam »

          
          
Tản Mạn Sau Ngày Quốc Hận thứ 40:
Hội Chứng Con Ngựa Thành Troie
Phan Văn Song, 16 tháng 5, 2015


Đôi Lời Khai Bút:

Tuần vừa qua người viết chúng tôi nhận được hai bài viết của hai người bạn cùng dùng cái biểu tượng con ngựa thành Troie để nói đến tình hình đất nước ta. Một bài nặng phần nghiên cứu lịch sử phân tách, ví cái hiện tượng Mặt Trận Giải phóng Miền Nam lịch sử như một con ngựa thành Troie được Cộng sản Việt Nam dùng để chiếm miền Nam Việt Nam. Một bài viết sau khi nhận được ý kiến bài trước, nhưng với một quan điểm lạc quan cho rằng nhơn vật Nguyễn Tấn Dũng của Cộng sản Việt Nam ngày nay được dùng làm một con ngựa thành Troie để giải phóng Việt Nam khỏi nạn Hán Hoá. Hai bài, hai người bạn, hai cách nhìn. Cách nhìn của người bạn thứ nhứt là một cái nhìn hàn lâm, xem cái con Ngựa thành Troie là một bài học, vì là một mưu kế có đã tự ngàn xưa dùng để gài bẩy những tấm lòng chủ bại, cầu hòa, những ý nghĩ đầu hàng, cuối cùng thế nào cũng thành công, vì nạn nhơn chủ bại, không muốn thắng, sẳn sàng làm hòa với bất cứ giá nào. Vì thế đây là một cái mưu kế lúc nào cũng vẫn thành công vì vẫn có kẻ bị gạt. Anh bạn thứ hai là điển hình những cá nhơn có cái nhìn của những nạn nhơn. Nghĩ rằng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev, một Yeltsin, một Putin cho Việt Nam, có thể đưa Việt Nam ra khỏi cái vòng kim cô Cộng sản, thoát khỏi nạn Hán Hoá, là một suy nghĩ vội vàng, do cái nóng ruột, cái lòng thành, suy bụng ta ra bụng người. Nếu nghĩ rằng, hay mong rằng, hay ước rằng, người Cộng sản Nguyễn Tấn Dũng là dân sanh đẻ trong Nam, có cái lòng yêu nước, có cái tình dân tộc, có cái thật thà, chất phác đàng hoàng của dân Nam kỳ Cửu Long Đồng Nai phe ta, mà tin tưởng hắn ta, giao cả vận mạng đất nước, là thiệt tình mà nói là “giao trứng cho ác”, là chỉ “từ chết đến bị thương” thôi đó, anh bạn tui ơi !.

Xin phép được nói sơ đến chuyện con ngựa thành Troie.




Con Ngựa Thành Troie

Chuyện do Homère một nhà thơ người Hy lạp kể trong bài thơ trường ca, Odyssée. Odyssée là một huyền thoại dựa vào lịch sử Hy lạp tiền cổ, kể về cuộc đời của Ulysse, vua xứ Ithaque, một hòn đảo nhỏ của quần đảo Hy lạp. Sau 10 năm ròng rả, liên minh các vua các xứ Hy lạp, vây đánh thành phố Troie (ngày nay nằm gần Dardanelle, trên eo biển Dardanelle, hiện thuộc Thổ Nhỉ Kỳ) không thành công. Ulysse, được biết là một anh tài hùng biện, khôn khéo đầy mưu kế, bày mưu cho quân đồng minh hy lạp hãy làm một con ngựa bằng gỗ khổng lổ, và vứt lại trên bải biển và rút tất cả quân đội đi. Dân chúng thành Troie, sau một thời gian lưởng lự, nghe theo lời ly gián của Sinon một tên Hy lạp “nằm vùng” ở thành Troie, nói rằng: ” người Hy lạp, sau một thời gian bao vây Troie không thành công, con ngựa nầy là vật cúng vái thần thánh để chiếm được thành, vì không thành công nên nãn chí, nên vứt bỏ vật cúng bái vô dụng và rút quân.Thiệt đúng là dân Hy lạp, bất tài, thiếu kiên nhẫn, nên cả thần thánh Hy lạp cũng bỏ rơi Hy lạp, vì quân Hy lạp không có chánh nghĩa !”. Nghe lời Sinon nói bùi tai, quan quân dân chúng bèn kéo con ngựa vào thành Troie, làm vật chiếm hữu, để tế thần. Đêm đến, lợi dụng dân quân thành Troie say men chiến thắng, ngủ vùi, lơ là canh gác, Ulysse và một toán binh sĩ núp sẳn trong bụng con ngựa chui ra, giết sạch các quân canh gác, mở cửa thành. Quân Hy lạp phục binh bên các đồi núi bên cạnh, chỉ có một số ít là ra thuyền giả bộ ra về thôi. Quân Hy lạp, vào thành Troie giết sạch đàn ông, con trai trè, giữ lại đàn bà và con gái làm nô lệ và bán trên các chợ nô lệ. Thành Troie bị xóa sạch. Chuyện Odyssée tiếp tục sau với cuộc hành trình trên 10 năm đầy gian truân của Ulysse trên đường trở về quê cũ. Odyssée là một án văn cổ điển cho nền văn hóa La Hy, với các nhơn vật điển hình, nàng Hélène của thành Troie, Achille, Ulysse, chàng khổng lồ một mắt Cyclope, giọng ca quyến rũ của các nàng nửa cá nửa người sirènes…

Nếu chuyện Tây Du ký đã làm dẫn đắt suy nghĩ phương đông thì Odyssée cũng dẫn dắt tư tưởng phương tây. Nếu những điển tích phương đông của Tề Thiên biến hóa thần thông, của Đường Tăng, của Trư Bát Giới ảnh hưởng văn hóa phương đông thì những nhơn vật điển tích như Achille, Hector, Ulysse hay nàng Hélène cũng ảnh hưởng văn hóa phương tây. Từ ngữ “Tomber de Charybde en Scylla” được người mình ví như câu “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” ( Charybde và Scylla là tên hai eo biển tại Địa Trung Hải là nơi các thuyền tàu bị những vòng nước xoáy và sóng ngầm nhận chìm, được Homère tả trong chuyện Odyssée) Chuyện con Ngựa thành Troie cũng vậy, từ điển tích Con Ngựa Thành Troie của Odyssée của thi hào Homère, ngày nay biến thành một từ ngữ để nói đến một mưu kế của kẻ địch gài, và được nạn nhơn đem vào nhà.




Xin trở về với Việt Nam

Việt Nam ngày nay cũng vậy. Nếu trường ca thi truyện Odyssée kể cuộc chiến thành Troie, dài trên 10 năm, thì ngày nay, cuộc đấu tranh để Việt Nam thoát Trung, thoát Cộng cũng dài đẳng đẳng vậy ! Năm nay là năm thứ 40, và viển ảnh đất nước Việt Nam thoát Trung thoát Cộng cũng chưa sáng tỏ. Lòng người trong nước tuy có bất mãn đó, nhưng vẫn phải tự kềm chế. Với trong nước, đấy là chuyện chẳng đặng đừng vi chế độ độc tài công an trị, chứ còn ở hải ngoại, tuy ở xứ dân chủ tự do đó, sao vẫn có những hiện tượng lơ là, xao lãng ? Thậm chí có cả những hiện tượng ngụy biện, ngụy tạo, giả nhơn giả nghĩa, đánh lận con đen, tráo trở, lật lọng

Cuộc chiến Quốc Cộng của người dân Việt Nam ngày nay không còn là một cuộc chiến vũ khí nữa. mà là một cuộc chiến về ý thức hệ, về văn hóa, về tập tục sống chung, về nhơn sanh quan, về cả nếp sống, cách đối xử giữa con người với nhau, tuy có vẻ bất bạo động đó nhưng cũng không kém phần khó khăn và cam go. Những nhà đấu tranh cho nền dân chủ, cho nền tự do, cho độc lập, cho tự chủ đất nước, hay cho nhơn quyền, hay cho cả quyền con người đơn thuần bình dị hay chỉ quyền làm con người giản dị, trong nước vẫn phải trả và tiếp tục trả những cái giá nặng nề không kém phần nguy hiểm cho bản thân, cho gia đình, cho người quen. Người trong nước, hoạt động trong lòng địch thủ, tuy hoạt động bất bạo động, ôn hòa, chỉ dùng thông tin, đấu tranh chỉ bằng tư tưởng, bằng ngôn luận, vẫn phải nhận lại những đòn thù không kém phần bạo động. Công an của Nhà cầm quyền Cộng sản không ngại ngùng dùng đủ mánh khóe nghề nghiệp công an trị, dùng tất cả những phương tiện từ hợp pháp đến bất hợp pháp, bên lề, không ngại ngùng dùng những hành động du côn, kể cả dơ bẫn như ném phân, hay cả ngụy tạo, dùng cả trò ném đá dấu tay để triệt hạ những tư tưởng hay hành động hay cả những manh nha sửa đổi, vì tất cả bị xem như “chống nhà cầm quyền, chống Đảng cầm quyền” ! Đàn áp, Công an trị chỉ để Giữ Đảng, Giữ Quyền, Giữ Thế, Giữ Lực !

Đó là trong nước, ở Hải ngoại, nhà cầm quyền Cộng sản có cả một chánh sách, có cả một bộ phận, tổ chức, cả một phương thức để xâm nhập, lũng đoạn, phá rối những cộng đồng Người Việt Tự Do Tỵ nạn Cộng sản Hải ngoại, không cho người Việt Nam Tỵ nạn Cộng sản Hải ngoại được yên lành giúp đở người trong nước, không cho người Tỵ nạn Cộng sản, được yên lành sống, sanh hoạt dưới danh nghĩa Tỵ nạn Cộng sản.

Mặc dù bị lũng đoạn tấn công như thế, mặc dù Đảng Cộng sản cùng đám tay sai bỏ ra rất nhiều công của, những biểu tượng của Nước Việt Nam Tự Do, của Việt Nam Cộng Hòa vẫn ngạo nghể biểu dương mỗi khi có dịp: lá quốc kỳ Vàng Ba Sọc Đỏ, bài quốc ca Tiếng Gọi Công dân, hay Ngày Quốc Hận đầy biểu tượng, hay Ngày Quân Lực đầy ý nghĩa. Đó là căn cước của chúng ta, cộng đồng Người Việt Tỵ nạn Cộng sản Hải ngoại ! Đó là những biểu tượng căn cước của một Nước Việt Nam Tỵ nạn Cộng sản Hải ngoại !

Tuy nhiên, ngày hôm nay, mặc dù vẫn duy trì được những hình ảnh Yêu nước, chuộng Tự Do, Dân Chủ, Công Bằng, Đạo Đức, Tử Tế, cộng đồng đấu tranh Người Việt Tỵ Nạn chúng cũng có phần hao hụt mất mát nhiều. Thế hệ thứ nhứt nay đã mai một với thời gian, già, yếu, bệnh hoạn, mất mát. Thế hệ thứ hai vì cuộc sống hằng ngày và cũng có thể chưa nắm rõ thực sự đối tượng, nên xa lánh với cuộc chiến đấu. Cũng một phần do địch thủ, Đảng Cộng sản cầm quyền điêu ngoa gian trá, đang trá hình, núp dước bóng Tư bản để xóa mờ cái bóng quỷ sứ Cộng sản đi !

Con người Cộng sản, chế độ cầm quyền Cộng sản vẫn muôn thuở Cộng sản. Dù rằng ngày nay bề ngoài áo vét, cà vạt, đi giầy, (quần lĩnh, áo the, giầy Gia định bóng của thời Tú Xương) bảnh bao, vẻ tư bản, dù rằng mở miệng lúc nào cũng nói, nào kinh tế tư bản thị trường, lúc nào cũng nói biết chứng khoán, lúc nào cũng nói biết thị trường là luật Cung Cầu; nhưng cái cốt lõi Cộng sản vẫn đấy, trị dân trị nước thì độc tài, làm ăn kinh tế thì độc quyền và tham nhũng, chánh trị thì độc diễn.

Nhưng hởi ôi, cái hình ảnh bên ngoài ấy đã đánh lầm người Việt hải ngoại lẫn cả người ngoại quốc ! Có người dám bảo đảm với cá nhơn chúng tôi, dám chứng minh và lý luận với chúng tôi là Nhà cầm quyền Việt Nam ngày nay hết Cộng sản rồi !

Chúng tôi ngao ngán khi nhìn những hiện tượng mà từ bao nhiêu năm nay bạn bè chúng ta thường tự hỏi do đâu mà ra: từ những bung xung Hòa Hợp Hòa Giải, những bung xung Kiến nghị, Thư gởi, Đề nghị…đến những bung xung Đổi tên những biểu tượng của Việt Nam Cộng Hòa như Ngày Quốc Hận, như Ngày Quân Lực , như Ngày Quốc Khánh 1 tháng 11 để xoa dịu nỗi hận thù Quốc Cộng.

Gần đây, sau bài viết “tâm thư người tỵ nạn” của chúng tôi về ngày Quốc Hân, có người trách chúng tôi “quá khích”!

Tôi nói tôi ghét Cộng sản, tôi uất hận, gia đình tôi uất hận vì mất nhà mất cửa mất đất mất đai mất cả nước mất cả quốc tịch cha mẹ sanh ra cho chúng tôi, tôi uất hận. Và vì tôi uất hận nên góp chung vói uất hận của đồng bào để biến thành cái Quốc Hận chung của đất nước ! Thế mà có quý ông quý bà bảo rằng tôi “quá khích”!

Xin thưa rằng: từ ngữ quá khích ngày nay với nghĩa dịch tây phương là extrêmiste là một từ ngữ đã kích, mắng người rất nặng, người có tư tưởng extrêmiste có thể đi tù ! Giới extrêmistes của tôn giáo như Hồi giáo có thể đi đến bạo động, khủng bố ! Hồi xưa Việt Cộng khủng bố, mổ bụng dồn trấu, chặt đầu thả sông làm thằng chỏng, pháo kích đuổi theo dân tỵ nạn đường Buồn Hiu ( Rue Sans Joie – Street Without Joy) tên do cố nhà báo Bernard Fall đặt cho quộc lộ số 1 từ Quảng Trị đến Huế năm 1972, hay quốc lộ 19 tử Komtum về Qui Nhơn năm 1975 hay pháo vào trường Tiểu học Cai Lậy mà không được gọi là quá khích. Mà ngày nay chúng tôi chỉ nói đến Quốc Hận mà bị gọi là “quá khích”. Thật là “lạm phát phi mã” chữ nghĩa !

Tất cả những hiện tượng nầy chúng tôi xin mượn ý hai bài viết hai ông bạn gọi chung là “Hội Chứng Con Ngựa Thành Troie.”




Hội Chứng Con Ngựa Thành Troie

Con Ngựa Thành Troie có muôn mặt. Nhưng tựu trung đều là những mưu kế của địch để thắng ta !

– Con Ngựa Thành Troie có thể là một nhơn vật gián điệp nhị trùng, tam trùng, trực tiếp hay gián tiếp, được chiêu hồi , trá hàng, lặn sâu, nằm vùng…

– Cũng có thể là một đoàn thể một tổ chức, hay cả một ý thức hệ thời đại, loại tư tưởng, thí dụ Hòa Hợp Hòa Giải chẳng hạn. Vì Hòa Hợp Hòa Giải là một quan niệm ôn hòa thoạt xem tử tế, dễ rước vào nhà.

– Cũng có thể là những tin tức , lời đồn làm bấn lòng, loạn trí.

Nhớ lại lúc xưa, trước những ngày cuối tháng ba qua tháng tư 1975, với những tin hành lang – Radio Catinat – thí dụ như một Việt Nam chia ba thành phần, ba thể chế ! Nước Việt Nam chia thành ba nước gồm từ Bắc xuôi Nam, Cộng sản ở Bắc Vìệt và Nam Bác Việt, Mặt Trận Giải Phóng Miền Trung và Nam Trung Việt – Từ Quảng tri- đến Phan Rang – và Miền Nam Tự Do với Miền Đông Sông Bé và Sông Đồng Nai, Thủ đô Saigon và Miền Tây Hậu Giang. Hay tin tức cho rằng ngành Ngoại Giao Pháp sẽ sắp đặt đình chiến ! Hay vai trò Nhơn Vật Đại sứ Pháp Mérillon giải quyết vấn đề với Big Minh và nhóm thân Pháp vân vân …Hoặc vai trò Thầy Trí Quang, vai trò Bà Ngô Bá Thành …

Rút cuộc … trớt quớt… “tout le sud est dépouillé – cả miền nam bị lột truồng ! tout le sud est cocu – Cả miền Nam bị cặm sừng !” Thằng bạn Tây đồng nghiệp ở BGI bình luận !

– Con Ngựa Thành Troie có thể là một chiến lợi phẩm, chiếm được do địch để lại, nhưng dùng làm vũ khí nội gián :

Ngày xưa, thời Xuân Thu bên Tàu, Việt Câu Tiển, vua nước Việt thua trận, nước Việt bị nước Ngô xâm chiếm và đô hộ. Vua Câu Tiển theo kế của Phạm Lãi quân sư của mình, dâng người đẹp Tây Thi cho Ngô Phù Sai vua nước Ngô. Sắc đẹp và tài nghệ “đàn bà” của Tây Thi đã làm mê hoặc Ngô Vương đến Nhà Vua phải bỏ bê lơ là quốc sự. Nhờ vậy, Câu Tiển đã phục quốc thành công, giải phóng đất Việt đánh đuổi được Quân Ngô.

Tây Thi là một Con Ngưạ thành Troie.

– Con Ngựa Thành Troie có thể là những tên chiêu hồi “nằm vùng”.

Thời Đệ Nhứt Cộng Hòa Việt Nam, có tay Vũ Ngọc Nhạ, một con chiên đắc lực của Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo La mã, được các linh mục chiêu hồi mang từ kháng chiến trở về thành, “dinh tê”, phục vụ cho Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo La mã miền Bắc. Vũ Ngọc Nhạ tiếp tục theo các linh mục đưa các giáo dân di cư vào Nam, được các linh mục gởi gắm tiến cử làm việc với gia đình cụ Ngô Tổng Thống, cùng gốc Thiên Chúa Giáo. Về sau, phát giác hắn ta là một tay gián điệp nằm vùng, và nội gián Việt Cộng.

Hay cùng trường hợp, bên Phật Giáo cũng vậy, một số các Chùa chiền, một số các các sư sãi Phật giáo thời Đệ Nhứt Cộng Hòa được Việt Cộng tạo thành Những Con Ngựa Thành Troie, ngụy trang là nơi thờ phượng, ngụy trang tham qia đấu tranh xã hội, bề mặt đấu tranh, xây dựng đóng góp cho một nền dân chủ, cho tự do tôn giáo, cho công bằng xã hôi, cho một Việt Nam Tự Do, viện lý rằng chế độ Cụ Ngô Tổng Thống là độc tài, là Gia đình trị, hóa ra chỉ là một Con Ngựa Thành Troie của Việt Cộng tổ chức, không hơn không kém.

– Con Ngựa Thành Troie có thể là một tổ chức chánh trị, một Mật Trận gọi là Yêu Nước nổi lên Giải Phóng Đất nước khỏi ách Ngoại Bang.

Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Con Ngựa Thành Troie của Việt Cộng tổ chức ra đời cuối năm 1960, với những người miền Nam, tung khẩu hiệu Chống Mỹ Cứu Nước, giải phóng miền Nam. Thế là Việt Cộng đột nhập miền Nam Việt Nam. Thế là Bắc Việt Cộng sản đột nhập Miền Nam Việt Nam.

1965, Mỹ và đồng minh đến giúp đở Việt Nam be bờ Chống Cộng. Nhưng chỉ be bờ, không đánh lại.

Như Thành Troie năm xưa chỉ giữ, giữ mãi, tự vệ mãi, nên nãn chí, chỉ mong Hòa Bình, chỉ mong Bình Yên.

Vì vửa đánh giặc tự vệ, chỉ mong cầu hòa, Mỹ thì muốn “ra đi trong danh dự”. Tay thí sanh Tổng Thống Mỹ nào cũng hứa mang lại Hòa Bình, đem quân mình về. Mỹ đi đánh giặc mà sợ chết, sợ mất xác, sợ mất tích.

Chỉ có dân miền Nam đơn độc, kẻ quyết tâm không bao nhiêu, kẻ thờ ơ nhiều hơn, dễ dàng gởi thân gời phận, nên khi được lời đường mật thi xiêu lòng. Tất cả đấu tranh chống đối thời Việt Nam Cộng Hòa đều do chế độ Dân Chủ mở rộng, chế độ Tự Do mở rộng, Tự Do báo chí, Tự Do chỉ trích, Tự Do Chánh trị dân biểu đối lập chẳng những đối lập với chánh quyền, còn phản lại chánh quyền và nối giáo cho giặc. Bao nhiêu dân biểu đối lập, bao nhiêu nghị sĩ đối đối lập là bao nhiêu con Ngựa Thành Troie !

– Tuy Con Ngựa Thành Troie do địch gài mưu, nhưng chính thành công là do các nạn nhơn tương lai cũng sẳn sàng mở lòng mở cửa rước vào, để rồi cuôi cùng, cũng bị gạt.

Ngày xưa, dân chúng miền Nam vì quá muốn yên lành, quá sợ giặc giả, quá sợ bạo động nên chấp nhận tất cả. Nào là Phong trào Phụ nữ Hòa Bình, nào là Phong trào chống Tham Nhũng, nào Cha Thanh, Cha Tín phía Thiên Chúa Giáo, nào Thầy Quang Thầy Điển phía Phật Giáo…Cha Thầy các vị tu hành gì mà không đứng ra nói Đạo lý, mà chuyện nói chuyện Cách Mạng, nói chuyện đổi đời, đổi Chánh phủ, đổi thể chế, xúi dân xuống đường biểu tình ? Thế mà chế độ Việt Nam Cộng Hòa không bắt, không giam. Trái lại, chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị nhơn dân nguyền rủa !

Ai bảo vậy ? Việt Cộng xúi phải nói vậy. Và tất cả những tay đầu xỏ xúi dục con nít xuống đường biểu tình chống chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa ! Vi trọng tôn giáo nên Việt Cộng xài toàn các thầy tu, Thiên Chúa Giáo hay Phật giáo. Nhưng sau ngày 30 tháng tư Việt Cộng thắng trận, vào Sài gòn, chả thấy ai cả, từ linh mục Trần Hữu Thanh đến Thầy Chùa Thích Trí Quang đều mất tích ! trốn biệt. Giúp Việt Cộng, làm nôi dán Việt Cộng, cuối cùng chẳng có sơ múi gì !

Trái lại chỉ có ở Chế độ Việt Nam Cộng Hòa mới thấy có chuyện một cô bé Quách Thị Trang phản chiến biểu tình chống một Chánh phủ nhưng chẳng may bị lạc đạn chết, và được chế độ Việt Nam Cộng Hòa đặt tên cho một Quảng trrường. Thật hết ý !

Một hiện tượng lạ, một nghịch lý, một thể chế với những con người đầy nhơn ái, nhơn bản như vậy chỉ có thua thôi.

Vì vậy nên nhớ rằng:

– Con Ngựa Thành Troie chỉ thành công khi những con người nạn nhơn tương lai sẳn sàng nghe lời đường mật, sẳn sàng bị mua chuộc, sẳn sàng THỎA HIỆP với địch.

Thỏa hiệp cách nào cũng thua thôi ! Thỏa hiệp với muôn vàn lý do, từ mệt mõi đến nhơn đạo, từ yêu chuộng hòa bình đến yêu thương tình tự dân tộc, tình nghĩa đồng bào. Thỏa hiệp vì ghét chiến tranh, vì mình là tu sĩ, vì lý do triết lý, vì … hoặc vì bất bạo động, hay vì lòng nhơn từ, nhơn ái…. Nhưng tựu trung, tất cả do không quyết tâm, do thiếu ý chí, do không nắm rõ căn cước, gốc gác và căn bản nhơn sanh của mình. Và có thể thể do yếu đuối, hèn nhát, chủ bạị !

Ngày xưa, dân chúng miền Nam Việt Nam đã lãnh một bài học đầy kinh nghiệm máu và nước mắt do những quan niệm lưng chừng, những đắn đo lưởng lự của dân chúng Mỹ phản chiến đã không giúp chánh phủ Mỹ chu toàn được nhiệm vụ và vai trò của Quốc Gia Mỹ là Bảo Vệ Thế Giới Tự Do.

Ngày xưa, dân chúng miền Nam Việt Nam cũng lãnh bài học đầy kinh nghiệm máu và nước mắt do những lưng chừng lừng khừng, lưởng lự của các chánh phủ của các Quốc gia phía Đồng minh của phe Thế Giới Tự Do không nắm rõ được nhiệm vụ và vai trò là phải be bờ làn sóng đỏ.

Cho nên Việt Nam Cộng Hòa vi` quá tin tưởng vào đồng minh mình nên bị bỏ rơi, bức tử.

Ngày nay, vì những lý do trên, xin các người Việt Tỵ Nạn Chánh Trị Nạn Cộng sản hãy chớ quên căn cước của mình.

Luôn luôn cảnh giác nhớ rằng Việt Cộng và nhà cầm quyền Hán Ngụy đang tung cả chục Con Ngựa Thành Troie.

Từ chiếu khán thường trực về du hí quê hương.Từ mua chuộc chất xám, về nhà làm ăn. Từ du lịch rẽ tiền resorts năm sao đến ngắm sao trên Vịnh Hạ Long. Từ về thăm chợ nổi trên giòng Cửu Long đến những vườn khế ngọt, trái thơm miệt vườn. Từ vọng cổ hoài lang đến Nam ai vọng nguyệt. Tất cả đều là những con Ngựa Thành Troie !

Và nếu không dụ ta về cưởi Ngựa Thành Troie, thì đem, bế con Ngựa qua tận xóm làng người tỵ nạn Việt Nam Hải ngoại Orang County ở Mỹ hay Cabramatta Sydney Úc Châu bằng các ban nhạc, các ca sĩ…

Đường mật, ngọt bùi, nhớ quê, nhớ nước. Lòng người Việt tỵ nạn từ nay nhủn xuống. Uất hận quên cả, hận thù quên luôn. Ngày nay lòng ta mềm xuống, nhủn xuống.

Vì vậy phe ta đành Ba phải. Xá chi cái chữ xót xa chiến đấu, đấu tranh.

Vì muốn tránh tiếng “Quá Khích”, “Hận Thù”, ta đành khi thì nói giả nhơn giả nghĩa Hòa Hợp Hòa Giải.

Phe ta không thể vừa nói: ” Phải Dẹp Bỏ Đảng Cộng sản, vừa nói Hòa Hợp Hòa Giải”

Khi dẹp Đảng Công sản thì chỉ còn người dân với nhau thì Hòa Hợp Hòa Giải Với ai ?

Hết Đảng sản là Hết Đối Tượng để Hòa Hợp Hòa Giài. Vì Vậy

Khi Nghĩ đến, Nói đến Hòa Hợp Hòa Giải là Rước một Con Ngựa Thành Troie.

Cũng như, ngày nay Gọi Ngày Quốc Hận là Ngày Hành Trình Tự Do vậy, là rước một Con Ngựa Thành Troie !

Ngày Hành Trình Tự Do là một quan niệm dễ dãi, lạc quan để dễ quên Ngày Quốc Hận.

Nói như anh bạn Luật sư Tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt: “chẳng khác nào cố tình cử hành hôn lễ chạy-tang cho vài người có hạnh phúc tới bến, trong khi chưa chôn xong ông bà, bố mẹ còn mục nát trên mảnh đất tổ tiên”!

Chúng ta sau 40 năm tỵ nạn, gia đình con cháu thành công nên cho rằng, phải trân trọng Ngày Ra đi Tỵ Nạn và sung sướng Mừng Ngày Hành Trình Tự Do.

Cám ơn và Mừng Canada ra Đạo Luật gì gì đó Nhưng đó là một Con Ngựa Thành Troie.

Mừng Hành Trình Tự Do quên đi Quốc Hận và tại sao không ? Ngày mai nầy sẽ cám ơn Việt cộng đã xâm chiếm miền Nam Việt Nam để ta được Hành Trình Tự Do ? Ai cấm ta nói như vậy ? Ai cấm ta nghĩ như vậy ?

Cái nguy hiểm hơn của “Con Ngựa Thành Troie Hành Trình Tự Do” là hiện nay đang chia rẽ cộng đồng người Việt Tỵ nạn.

Một bên những người bị mắng là quá khích như chúng tôi và bạn bè chúng tôi, tiếp tục ôm lòng uất hận và Ngày Quốc hận để cùng các chiến sĩ dân chủ trong nước quyết một ngày dẹp bỏ Đảng Cộng Sản.

Ngày ấy chúng tôi hân hoan trở về Hành Trình Tự Do Hồi Hương.

Một bên phe những ai cho rằng đã thành công, danh thành công toại, viện lý rằng thôi đất nước Việt Nam nay yên bình, Việt Cộng chiếm là xong rồi, yên ổn rồi, đánh đấm chi nữa !

Hãy cám ơn Canada, cám ơn Mỹ, Pháp…cám ơn cả Việt Cộng ngày nay nhờ vậy ta được “Hành trình đến xứ Tự Do” con cháu nhờ vậy từ nay Bác sĩ, Kỹ sư, nhà cao cửa rộng, làm ăn phát tài ..

Và vì được làm ăn phát tài nên mong được đóng góp với đất nước, viết Kiến nghị, ra Khuyên nhủ, đóng góp với Nhà Cầm quyền Hán Ngụy Hòa Hợp Hòa Giải, anh em một nhà.

Rước những Con Ngựa Thành Troie do địch tạo, hay do ta tạo để được yên ổn, không chóng thì chầy cũng bị Cộng sản xơi tái, nuốt trọn.

Còn nếu mơ rằng vì đưa tay volonteer, tự nguyện về nước đánh giặc Tàu cùng với Việt Cộng, sẽ được trọng dụng, lại càng lầm to !

Vì Việt Cộng là Hán Ngụy, là đồng minh với Tàu Cộng thì làm sao có thể chấp nhận ta về đầu quân chống Tàu được ?

Và cái anh tuyên bố tự nguyện đứng cạnh anh Việt Cộng là một anh làm chuyện rất vô duyên, vô thưởng vô phạt ! Vì cá nhơn anh ấy vốn là một anh sanh năm Nhâm Ngọ 1942 – cùng tuổi với thằng tui – nay trên 7 bó rồi ! Thì sức voi sao ? Mà chiến với đấu. Hay là anh cương ẩu ? Tính xúi trẻ ăn cứt gà ? Thì tội nghiệp con trẻ Việt Nam quá !

Thôi ít hàng bàn với bà con,
hãy coi chừng những Con Ngựa Thành Troie.
Nó tuy cũng do địch bày ra, nhưng nó cũng ở tại lòng ta.
Ta hay địch chớ để lẫn lộn !
Ta muốn tiếp tục thua thì ta cứ tiếp tục rước vào nhà.


Hồi Nhơn Sơn, Tháng 1 NămTha Hương thứ 41.
Phan Văn Song, TS

nguồn: vietthuc.org
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”