Nền tư pháp trong bóng tối của Putin

Trả lời
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Nền tư pháp trong bóng tối của Putin

Bài viết bởi Quy Nam »

  • Nền tư pháp trong bóng tối của Putin
    _________________________________________________
    Thụy My - 29-06-2015




    Hình ảnh
    Tổng thống Nga Vladimir Putin trên màn hình Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Pétersbourg 2015 (SPIEF 2015) ngày 09/06/2015. - REUTERS/Grigory Dukor




    Liên quan đến nước Nga, thông tín viên Le Figaro tại Matxcơva có bài điều tra mang tựa đề « Tư pháp trong bóng tối của Putin ». Bộ máy tư pháp và cảnh sát có thể đứng trên pháp luật, truy lùng ráo riết các nhà đối lập dưới mọi hình thức, dưới sự chỉ đạo của ông chủ điện Kremli.

    Bài báo nói đến trường hợp của Dimitri Demouchkin, lãnh tụ phe dân tộc chủ nghĩa, đã bị khám xét nhà 14 lần trong 16 năm qua. Mới đây, khoảng hai chục người đã xông vào nhà ông vào buổi sáng, gồm 12 thành viên nhóm Alfa (lực lượng đặc nhiệm của FSB), ba đại diện ủy ban điều tra, các nhân viên chỉ điểm của Ban bảo vệ chế độ Hiến pháp của FSB, và các nhà báo kênh truyền hình thân Kremli NTV.

    Dimitri Demouchkin kể lại : « Việc này kéo dài bảy tiếng đồng hồ. Họ buộc tôi nằm sấp mặt xuống đất, đổ nửa lít nước lên mông để chứng minh trên truyền hình là tôi tiểu ra quần vì sợ. Tôi phản đối, thì bị tặng cho hai cái tát. Họ còn đe dọa sẽ quay lại, bỏ ma túy vào nhà để tống tôi vào tù mười năm ».

    Ông cho biết, sở dĩ ông bị trấn áp là vì đã từ chối hợp tác với tình báo trong việc cài cắm vào quân đội Ukraina. Còn theo cảnh sát, đương sự bị nghị ngờ đã « kích động hận thù, sỉ nhục phẩm giá con người qua các dấu hiệu tôn giáo » mang tính chống Hồi giáo.

    Những người đại diện cho bộ máy tư pháp và cảnh sát Nga được mệnh danh là « Siloviki », hay những người nắm quyền hành trong tay (sila trong tiếng Nga có nghĩa là quyền lực). Vào thời Liên Xô cũ, chưa kể đến thời kỳ cai trị khủng khiếp của Stalin, các nhà đối lập không bị bắt vì tội tham nhũng hay các tội danh kinh tế, mà bị truy tố vì tội đi lệch đường lối của đảng.

    Chỉ có KGB (hay vô số tiền thân như Tchéka, NKVD…) nắm quyền sinh quyền sát theo sự chỉ đạo của đảng Cộng sản. Ban 5 của KGB được thành lập năm 1967 dưới thời Leonid Brejnev, chuyên truy lùng các nhà đối lập, và rốt cuộc họ thường bị tống giam hay cho vào nhà thương điên.




    Cảnh báo những "cuộc cách mạng màu"

    Ngày nay, KGB được thay thế bằng FSB (Cơ quan an ninh liên bang). Các nhân viên cơ quan này cũng làm việc trong và ngoài phạm vi nước Nga, nhưng những mối đe dọa đã trở nên đa dạng hơn. Giám đốc Alexandre Bortnikov là một người kín đáo, khắc khổ, đầy kinh nghiệm trong ngành an ninh chứ không thuộc băng Saint Petersbourg của Vladimir Putin.

    Không chỉ vì sự cảm thông của người cùng trang lứa hay tri thức với người đứng đầu Kremli, mà Cơ quan an ninh liên bang với trên 100.000 nhân viên, tiếp tục ngự trị bộ máy trấn áp. Nhưng xung quanh hành tinh an ninh, là vô số vệ tinh. Nếu các tội phạm cổ trắng nay là mục tiêu thông thường, ưu tiên của bộ máy là ngăn ngừa những « cuộc cách mạng màu » dẫn đến lật đổ chế độ, như ở Ukraina tháng 2/2014.

    Trước chu kỳ bầu cử mới, bắt đầu với cuộc bầu cử Quốc hội vào mùa thu 2016, cảnh giác càng tăng cao. Các nhà đối lập dân tộc chủ nghĩa cũng như phái tự do cùng là đích nhắm. Putin mới đây cảnh báo : « Hành động của những kẻ cực đoan ngày càng tinh tế. Chúng ta vấp phải xu hướng sử dụng « những kỹ thuật màu », từ tổ chức biểu tình cho đến tuyên truyền kích động hận thù trên các mạng xã hội ». Trước mối đe dọa này, lời đáp cũng tinh vi hơn. Bộ Nội vụ có riêng ban E, chuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan, được FSB kiểm soát.




    Cạnh tranh ngay trong các tổ chức an ninh

    Đặc biệt ông chủ Kremli có thể trông cậy vào sự trung thành tuyệt đối của Alexandre Bastrykin, chủ tịch Ủy ban điều tra, từng học chung với Putin ở Đại học Luật Saint Petersbourg. Được thành lập năm 2011, tổ chức này chỉ tuân lệnh của Putin.

    Alexander Khinstein, dân biểu thuộc đảng Nước Nga Thống nhất hồi năm 2012 tố cáo : « Bastrykin tự cho phép mình làm mọi thứ : đưa các nhà báo vào rừng rồi đe dọa thủ tiêu họ, lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài… ». Đặc biệt Ủy ban điều tra tập trung cho các vụ án kinh tế nhắm vào đối lập. Hôm 9/6, Ủy ban đã khởi tố hình sự dân biểu Ilia Ponomarev, người từng tham gia biểu tình chống Putin năm 2011, với tội danh « đồng lõa biển thủ ».

    Ủy ban điều tra với gần 20.000 nhân viên cũng truy bức Alexei Navalny trong ba vụ án khác nhau, chủ yếu với tội danh lừa đảo. Nhà đối lập số 1 với Vladimir Putin nói rằng ông đã trở thành tội đồ của ủy ban này.

    Hai vụ khác nhắm vào Navalny đã dẫn đến các bản án. « Kịch bản sử dụng luôn giống nhau, dựa trên nguyên tắc coi thương mại là lừa đảo. Nếu anh mua một món gì đó với giá ba rúp rồi bán lại năm rúp, có nghĩa là anh đã cướp của người khác hai rúp ». Luật sư của Navalny, ông Vadim Kobzev, từng là nhân viên của Ủy ban điều tra suốt năm năm, giải thích.

    Riêng về cáo buộc ông Navalny trộm một bức tranh, thật ra chỉ là một bức vẽ được gỡ khỏi tấm pa-nô trên đường để tặng cho nhà đối lập. Luật sư Kobzev mỉa mai : « Vụ này vốn không cảnh sát viên hay đồn cảnh sát nào thèm để ý, đã được đưa lên cấp liên bang, huy động ít nhất 10 điều tra viên, chưa kể các nhân viên FSB ». Rốt cuộc nhà hoạt động chỉ bị kết án 240 giờ lao động công ích.

    Các cơ quan an ninh cũng cạnh tranh lẫn nhau, và chỉ có một người đóng được vai trọng tài, đó là Vladimir Putin. Nhưng về nguồn thu nhập, lương cao nhất của một thanh tra trong Ủy ban điều tra khoảng 1.200 euro và ở tỉnh chỉ phân nửa, không đủ chứng tỏ đẳng cấp. Thế nên các viên chức lãnh đạo sẵn sàng bảo kê cho các chủ doanh nghiệp hay cấp dưới – một thị trường cạnh tranh mà ngược với thời Eltsine, khi các Siloviki do những đại gia khống chế, nay thì ông Putin kiểm soát được.




    Trong nhà tù cộng sản Rumani

    Nhật báo công giáo La Croix nói về sự khủng khiếp trong nhà tù tại một nước cộng sản cũ khác là Rumani. Tờ báo trích đăng lời kể của Ioan Boila, là bác sĩ đã gia nhập một nhóm chống cộng, thuật lại tám năm tù ngục mà chỉ có đức tin và lời cầu nguyện mới khiến ông có thể cầm cự được.

    Buổi sáng ngày đầu năm mới 1956, ông Boila đang đi dạo với một người thân thì bỗng hai chiếc xe màu đen ép sát. Tám người bước xuống, đẩy họ lên xe và tống vào nhà giam. Khoảng bốn chục người tù chen chúc như cá mòi trong buồng giam rộng 5 mét dài 6 mét. Ban đêm, nếu có ai đó trở mình, thì tất cả những người khác đành phải đổi tư thế theo. Luôn có một người không có chỗ ngủ, phải co mình quanh bồn cầu, buổi tối bị những bạn tù tiểu tiện xung quanh.

    Ông nhấn mạnh, do chế độ cộng sản luôn rêu rao « Lao động là giá trị cao nhất của xã hội », « Con người là vốn quý nhất », lao động thường được sử dụng không chỉ như một phương thức trừng phạt, bóc lột, mà còn để đày ải các đối thủ chính trị. Tất cả mọi người đều phải làm việc theo cùng chuẩn mực, một sự hành hạ đối với những người có tuổi.




    nguồn: vi.rfi.com
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”