Tháng Tư - nhìn người, nhìn lại mình

Trả lời
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Tháng Tư - nhìn người, nhìn lại mình

Bài viết bởi Quy Nam »








  • Tháng Tư
    nhìn người, nhìn lại mình

    _____________________________
    Song Chi - 30/04/2019





    Trên thế giới, có nhiều dân tộc mà tôi nể phục, trong số đó
    • có người Đức,
    • người Nhật
    • và người Do Thái.

    • Chỉ tính riêng trong thế kỷ XX, người Đức đã từng là một trong những dân tộc bị ghét nhất dưới thời Hitler. Nước Đức dưới thời Hitler là thủ phạm gây ra chiến tranh thế giới thứ hai, đã giết chết từ 50 đến 85 triệu người bao gồm các vụ thảm sát, diệt chủng của Holocaust, ném bom chiến lược, chết vì đói và bệnh tật, và sử dụng vũ khí hạt nhân. Hàng triệu người Do Thái và các dân tộc khác đã bị cầm tù, bị sát hại trong các trại tập trung của Đức quốc xã và các trại hủy diệt, hoặc bị bắn vì bị nhà nước phát xít Đức xem là không thuần chủng, “không được mong muốn”.
      Mặt khác, người Đức cũng trải qua hai “kiếp nạn” lớn nhất trong lịch sử nhân loại là chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, cũng đã từng chịu cảnh chia đôi đất nước. Nhưng họ đã đi qua cả hai “kiếp nạn” đó, đã thống nhất đất nước trong êm đẹp, đã dũng cảm nhìn lại và không chối bỏ những sai lầm, những tội ác của cha ông trong quá khứ.
                
    • Người Nhật cũng từng gây nhiều tội ác với các dân tộc khác như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, Miến Điện, Philippines…trong giai đoạn phát xít, và họ đã có rất nhiều hành động chuộc lỗi chẳng hạn thông qua các nguồn viện trợ hào phóng, xét xử những tội phạm chiến tranh…
      Mặt khác, là nước đại bại trong chiến tranh thế giới thứ hai nhưng họ đã nhanh chóng vươn lên từ đống tro tàn, đã trải qua cuộc cải cách vĩ đại nhất được ghi nhận trong lịch sử hiện đại bằng nỗ lực của cả dân tộc, kể cả chấp nhận sự giúp đỡ từ “kẻ thù” là Mỹ và phe đồng minh.
                
    • Không có mấy dân tộc nào phải chịu cảnh lưu vong hàng ngàn năm như dân Do Thái, nhưng trải qua hàng ngàn năm lưu vong đó họ vẫn giữ được ngôn ngữ, bản sắc văn hóa, tôn giáo của mình, đoàn kết hỗ trợ nhau ở xứ người, và dù sống ở đâu họ cũng thành đạt, đa phần làm thầy chứ không làm tớ thiên hạ.
      Đến khi có điều kiện lập quốc, một số lượng lớn người Do Thái đã trở về xây dựng đất nước, những ai không trở về thì cũng gửi tiền hoặc tìm cách này cách khác để đóng góp cho quê hương. Và mặc dù là một quốc gia nhỏ bé lọt thỏm giữa khối Ả rập chung quanh, đất nước Israel của dân Do Thái đã không bị các nước Ả rập nuốt chửng mà ngược lại, vững vàng, mạnh mẽ về kinh tế cho tới quân sự, quốc phòng.

              
    Đức, Nhật, Do Thái
    ngày nay đều là những quốc gia giàu mạnh,
    tự do, dân chủ.

    Người Đức, người Nhật, người Do Thái
    đều là những dân tộc thành công.

              
    Nếu như số phận của một con người phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của người đó thì số phận của một dân tộc cũng vậy. Cả ba dân tộc Đức, Nhật, Do Thái đều có những điểm chung làm nên số phận của mình. Có thể kể ra khá nhiều nhưng có lẽ 3 điểm chung lớn nhất là:

    1. Có tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc rất lớn.
    2. Biết học những bài học từ những sai lầm trong lịch sử.
    3. Có khát vọng xây dựng đất nước thành một quốc gia độc lập, hùng cường, có vị thế, được kính trọng trên thế giới.






    Nhìn lại VN, trong thế kỷ XX, chiến thắng của đảng cộng sản vào ngày 30.4.1975 đã mở ra một chương sai lầm nhất, bi kịch nhất, oái ăm nhất trong lịch sử VN.

    Không có gì có thể bào chữa cho tội ác của đảng cộng sản đối với đất nước, dân tộc. Song việc một đảng cầm quyền bất tài, bất lực, phản dân hại nước như vậy vẫn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay thì điều đó


              
    không thể đổ lỗi cho số phận
    hay chỉ là trách nhiệm của riêng đảng cộng sản nữa,
    mà chính toàn thể người VN, trong và ngoài nước,
    phải cùng gánh trách nhiệm này.

              
    Câu trả lời
    cho việc bao giờ thì người Việt có thể bước qua một trang sử mới
    và không còn phải dằn vặt khi nhìn lại sự kiện ngày 30.4.1975,

    nằm trong tay người dân Việt.

              





    http://www.rfavietnam.com/node/5317

              
Trả lời

Quay về “Song Chi”