Vì sao các nền văn minh vĩ đại lại sụp đổ

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Vì sao các nền văn minh vĩ đại lại sụp đổ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Vì sao
    các nền văn minh vĩ đại
              
    lại sụp đổ

    ___________________________
    Luke Kemp - Đại học Cambridge - 10/03/2019




              

              



              
    • "Những nền văn minh vĩ đại không bị giết chết,
      mà chúng tự kết liễu mình."
    Đó là kết luận mà sử gia Arnold Toynbee nêu ra trong bộ nghiên cứu lịch sử đồ sộ gồm 12 quyển của ông, A Study of History, một công trình tìm hiểu về sự trỗi dậy và suy tàn của 28 nền văn minh khác nhau.

    Ông nói đúng ở một số khía cạnh:
    • các nền văn minh thường phải chịu trách nhiệm về sự tàn lụi của chính chúng.
    Tuy nhiên, việc các nền văn minh rơi vào tình trạng tự phá huỷ thường được hỗ trợ bởi những yếu tố khác nữa.
    • Chẳng hạn như Đế chế La Mã là nạn nhân của nhiều vận hạn, trong đó gồm
      • việc mở rộng lãnh thổ quá mức,
        tình trạng thay đổi khí hậu,
        môi trường suy thoái
        và sự lãnh đạo yếu kém.
        Sự tan rã một phần nữa là do hậu quả của việc thành Rome bị người Visigoth cướp phá vào năm 310,
        và rồi đến lượt người Vandal, vào năm 455.

    Sự sụp đổ thường xảy ra nhanh chóng và một nền văn minh dù vĩ đại đến đâu cũng không thể miễn nhiễm.
    • Đế chế La Mã trải rộng trên 4,4 triệu cây số vuông vào năm 390.
      Năm năm sau, diện tích bị thu lại chỉ còn 2 triệu cây số vuông.
      Tới năm 476, đế chế này trở thành zero.


    Trong quá trình nghiên cứu tại Đại học Cambridge, tôi muốn tìm hiểu xem vì sao sự sụp đổ lại diễn ra, thông qua việc thử làm một cuộc giảo nghiệm lịch sử.



              
    • Sự trỗi dậy và sụp đổ của các nền văn minh trong lịch sử có thể nói cho chúng ta biết những gì?
    • Những thế lực nào thúc đẩy hoặc trì hoãn sự sụp đổ?
    • Và chúng ta có nhìn thấy những khuôn mẫu tương tự xảy ra vào thời nay hay không?

    Cách đầu tiên để nhìn vào các nền văn minh trong quá khứ là so sánh thời gian tồn tại ngắn, dài của chúng. Đây là việc khó, bởi không có một định nghĩa chặt chẽ thế nào là một nền văn minh, cũng như không có cơ sở dữ liệu hoàn thiện nào cho ta biết về sự ra đời và kết thúc của chúng.

    Trong hình minh hoạ dưới đây, tôi so sánh thời gian tồn tại của một số nền văn minh khác nhau, mà tôi định nghĩa đó là
    • các xã hội nông nghiệp có nhiều thành thị,
      một xã hội mà quân sự đóng vai trò nổi bật trong khuôn khổ khu vực địa lý của nó,
      và có cấu trúc chính trị tồn tại liên tục, tiếp nối.

    Dựa theo định nghĩa này, mọi đế chế đều là nền văn minh, nhưng không phải nền văn minh nào cũng là đế chế.

    Dữ liệu được lấy ra từ hai công trình nghiên cứu về sự tăng trưởng và suy tàn của các đế chế (cho các giai đoạn 3000-600 trước Công nguyên, và 600 trước Công nguyên - 600), và một khảo sát không chính thức, tập hợp từ việc kêu gọi mọi người đóng góp thông tin, về các nền văn minh cổ đại (mà tôi có chỉnh sửa).

    Như mô tả trong hình dưới đây, thời gian tồn tại trung bình của một nền văn minh cổ đại là 336 năm.

              


    Thời gian tồn tại của các nền văn minh cổ đại

              




    Sự sụp đổ có thể được định nghĩa là
    • tình trạng mất dân,
    • mất bản sắc,
    • và mất đi độ phức tạp xã hội-kinh tế một cách nhanh chóng và kéo dài.
    • Các dịch vụ công trở nên bê bết,
    • tình trạng mất kỷ cương khiến chính phủ mất quyền kiểm soát trước tình trạng bạo lực.

    Toàn bộ các nền văn minh trước đây đều đối diện với số phận này.
    • Một số gượng lại được hoặc chuyển đổi thành dạng khác, chẳng hạn như ở Trung Quốc và Ai Cập.
    • Một số khác sụp đổ vĩnh viễn, như trường hợp Đảo Phục sinh.
    • Có những lúc các thành phố nằm ở tâm điểm của sự sụp đổ lại hồi sinh, như trường hợp thành Rome.
    • Trong những trường hợp khác, chẳng hạn như đống phế tích của người Maya, thì chúng bị lãng quên, trở thành tàn tích cho du khách sau này tới thăm.



    • Điều gì có thể nói cho chúng ta biết về tương lai của nền văn minh hiện đại toàn cầu?
      Những bài học về các nền văn minh nông nghiệp có áp dụng được cho giai đoạn chủ nghĩa tư bản công nghiệp từ sau Thế kỷ 18 của chúng ta không?
    Tôi cho là có. Các xã hội trước kia và hiện nay chỉ là những hệ thống phức tạp gồm con người và công nghệ. Thuyết "tai nạn bình thường" nói rằng những hệ thống công nghệ phức tạp thường mở đường dẫn tới thất bại. Cho nên sự sụp đổ có lẽ là hiện tượng bình thường cho các nền văn minh, bất kể chúng có kích cỡ, quy mô ra sao.

    Chúng ta vào lúc này đang tiến bộ hơn các nền văn minh khác về mặt công nghệ. Thế nhưng điều này không khiến ta tin rằng chúng ta miễn dịch với các mối đe doạ vốn từng hủy hoại tổ tiên chúng ta. Khả năng công nghệ mà chúng ta mới khám phá ra thậm chí còn đem lại những thách thức mới, chưa từng xảy ra.

    Hiện nay chúng ta đang đạt quy mô toàn cầu, nhưng việc sụp đổ có vẻ như sẽ xảy ra ở cả các đế chế rộng lớn lẫn các vương quốc còn non nớt. Không có cơ sở gì để tin rằng việc chúng ta phát triển tới quy mô to lớn sẽ giúp tạo ra bộ khiên giáp chống lại tình trạng xã hội tan rã. Hệ thống kinh tế toàn cầu hoá vốn gắn bó như hình với bóng với xã hội đó, sẽ càng làm cho cuộc khủng hoảng lan rộng.

              


    Tình hình khí hậu ngày càng trở nên tồi tệ

              

    • Nếu như số phận của các nền văn minh trước đây có thể là lộ trình cho tương lai của chúng ta,
      thì chuyện đó nói lên điều gì?
    Ta có thể dùng một biện pháp là xem xét các xu hướng sụp đổ từng xảy ra trong lịch sử và quan sát xem chúng đang dần diễn ra như thế nào trong thời đại này.

    Tuy không có bất kỳ một học thuyết đơn lẻ nào được chấp nhận về việc vì sao một nền văn minh lại đi đến sụp đổ, nhưng các sử gia, các nhà nhân chủng học và những người khác đã đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau, trong đó có:

              
    1. THAY ĐỔI KHÍ HẬU:

      Khi tình trạng khí hậu không còn ổn định mà bị thay đổi thì nó sẽ gây ra những kết quả vô cùng tai hại, như mùa màng thất bát, nạn đói và sa mạc hoá.

      Sự sụp đổ của
      • Anasazi,
        nền văn minh Tiwanaku,
        đế quốc Akkad,
        người Maya,
        Đế chế La Mã,
        và nhiều nền văn minh khác,
      đều xảy ra cùng lúc với sự thay đổi khí hậu đột ngột, mà thường là nạn hạn hán.

                
    2. MÔI TRƯỜNG SUY THOÁI:

      Sự sụp đổ có thể xuất hiện khi nhu cầu của xã hội vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường tương ứng. Thuyết sụp đổ về sinh thái này, vốn là chủ đề trong các quyển sách ăn khách, chỉ ra rằng
      • tình trạng khai thác rừng quá mức,
        ô nhiễm nước,
        đất bạc màu
        và việc mất đi sự đa dạng sinh học
      là các nguyên nhân chủ chốt.

                
    3. BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ CHẾ ĐỘ QUYỀN LỰC TẬP TRUNG:
                
      • Sự bất bình đẳng về tài sản và chính trị là những động lực trung tâm gây ra tình trạng xã hội tan rã,
        cũng như việc trung ương hoá, tập trung quyền lực vào tay một số nhà lãnh đạo.
      Việc này không chỉ gây ra những căng thẳng trong xã hội, mà còn trói buộc, cản trở năng lực của xã hội trong việc ứng phó với các vấn đề sinh thái, xã hội và kinh tế.

      Lĩnh vực lịch sử - động lực (cliodymamics) phác ra việc các yếu tố, chẳng hạn như sự liên quan
      • giữa sự bình đẳng và vị trí địa lý
        với tình trạng bạo lực chính trị.
      Việc phân tích số liệu thống kê về các xã hội trước đây cho thấy điều này xuất hiện theo chu kỳ. Khi dân số tăng lên, nguồn lao động cũng tăng lên, dẫn tới cung vượt cầu. Khi đó, nhân công trở nên rẻ hơn và xã hội trở nên quá nặng nề ở phần thượng tầng. Sự bất bình đẳng này làm xói mòn tâm lý đoàn kết chung, từ đó dẫn tới tình trạng bất ổn chính trị.

                
    4. SỰ PHỨC TẠP:

      Chuyên gia nghiên cứu về sự sụp đổ của các nền văn minh, sử gia Joseph Tainter đưa ra ý kiến rằng các xã hội rốt cuộc sụp đổ bởi chính sức nặng của mình, được tích tụ lại thành sự phức tạp và tình trạng quan liêu.

      Để giải quyết được các vấn đề mới, các xã hội đã phải phát triển lên mức độ phức tạp, tinh tế. Thế nhưng mức độ phức tạp đến một lúc nào đó sẽ đạt mức cực thịnh rồi dần đi xuống. Từ đó trở đi sẽ tới lúc sụp đổ.

      Có một biện pháp khác giúp tăng mức độ phức tạp, được gọi là Lợi tức Năng lượng Đầu tư (Energy Return on Investment - EROI). Thuật ngữ này được dùng để chỉ tỷ lệ giữa tổng năng lượng có được từ một nguồn tài nguyên nào đó và số năng lượng cần thiết phải sử dụng để thu được tổng năng lượng đó. Cũng giống như sự phức tạp, EROI có vẻ như cũng có điểm cực thịnh rồi đi đến thoái trào.

      Trong cuốn The Upside of Down của mình, khoa học gia Thomas Homer-Dixon quan sát thấy sự xuống cấp của môi trường trong suốt thời kỳ tồn tại của Đế chế La Mã đã dẫn tới sự đi xuống nhanh chóng của EROI trong nguồn cung ứng lương thực thực phẩm: các vụ mùa lúa mạch và cỏ linh lăng (alfalfa - chuyên để nuôi gia súc). Đế chế La Mã đi xuống cùng với EROI của nó.

      Tainter cũng cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ, trong đó gồm cả sự sụp đổ của nền văn minh Maya.

                
    5. NHỮNG CÚ SỐC TỪ BÊN NGOÀI:
                
      Nói cách khác, đó là "tứ kỵ mã", gồm
      • chiến tranh,
      • thiên tai,
      • nạn đói
      • và bệnh dịch.
      Ví dụ như Đế chế Aztec bị xoá sổ do những kẻ xâm lược Tây Ban Nha.

      Hầu hết các nhà nước nông nghiệp tàn lụi là do những trận dịch bệnh chết người. Việc con người và gia súc sống quần tụ trong những khu định cư có tường rào vây quanh với điều kiện vệ sinh tồi tệ khiến các trận bùng phát dịch bệnh là điều không thể tránh khỏi.

      Có đôi khi các thảm hoạ khác nhau xảy ra cùng lúc, như trong trường hợp người Tây Ban Nha mang bệnh đường ruột tới châu Mỹ.

                
    6. NHỮNG YẾU TỐ TÌNH CỜ / XUI XẺO:
                
      Phân tích số liệu thống kê về các đế chế cho thấy
      • sự sụp đổ xảy ra ngẫu nhiên
        và không liên quan gì tới thời gian đã tồn tại của đế chế.
      Nhà sinh học chuyên về tiến hoá và khoa học gia chuyên về phân tích dữ liệu Indre Zliobaite cùng các đồng nghiệp của bà đã quan sát thấy có mô hình tương tự trong hồ sơ tiến hoá của các loài.

      Có một sự giải thích chung cho sự ngẫu nhiên này, đó là "Hiệu ứng Nữ hoàng Đỏ":
      • nếu các loài liên tục đấu tranh sinh tồn trong một môi trường thay đổi với các đối thủ cạnh tranh,
        thì sự tuyệt chủng sẽ rồi sẽ đến với một số loài.





    Tuy đã có khá nhiều các cuốn sách, các bài báo viết về chủ đề này, nhưng chúng ta vẫn không có một lời giải thích rõ ràng về lý do khiến các nền văn minh sụp đổ. Điều mà chúng ta đã biết đó là các yếu tố được nêu trên đây đều có thể góp phần dẫn tới sự sụp đổ đó. Sự sụp đổ chỉ là hiện tượng bên trên, còn các yếu tố bên dưới, kết hợp lại với nhau, chính là thứ tàn phá, tác động tới khả năng thích ứng của xã hội.







    Luke Kemp
    là nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu về sự sinh tồn của các xã hội, Centre for the Study of Existential Risk, tại Đại học Cambridge. (Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.)

    https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-47501879
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nền văn minh của chúng ta tồn tại đến khi nào

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Nền văn minh của chúng ta
              
    tồn tại đến khi nào

    ___________________________
    Luke Kemp - Đại học Cambridge - 17/03/2019




              

              



              
    Trong bài Vì sao các nền văn minh vĩ đại lại sụp đổ, chúng ta đã biết rằng các vấn đề
    • thay đổi khí hậu,
    • môi trường suy thoái,
    • bất bình đẳng và chế độ tập trung quyền lực vào tay một số ít người,
    • tình trạng phức tạp và quan liêu của xã hội,
    • các tác động ngoại cảnh
    • và vận rủi hoặc những yếu tố ngẫu nhiên khác
    là những yếu tố tác động lớn nhất, dẫn đến sự sụp đổ của một nền văn minh. Chúng ta có thể xem xét, đánh giá các chỉ dấu cho thấy những mối nguy hiểm này, để biết liệu nền văn minh hiện nay của chúng ta sẽ phát triển hay sẽ lụi tàn.

    Dưới đây là bốn trong các chỉ dấu, được tính toán dựa trên vài thập kỷ qua:

              

              



              
    • Nhiệt độ là một chỉ dấu rõ ràng về tình trạng thay đổi khí hậu,
      GDP thì đại diện cho sự phức tạp trong xã hội,
      còn dấu vết chúng ta lưu lại trong hệ sinh thái là một chỉ dấu về sự suy thoái của môi trường.
    Mỗi chỉ dấu này hiện đều có xu hướng tăng lên nhanh chóng.
    • Sự bất bình đẳng thì khó tính toán hơn.
    Biện pháp điển hình vốn được dùng để đo lường mức độ bất bình đẳng trong xã hội là Chỉ số Gini, hiện cho thấy tình trạng bất bình đẳng có giảm nhẹ trên toàn cầu (tuy tại một số quốc gia thì tăng).

    Tuy nhiên, Chỉ số Gini có thể gây hiểu sai, bởi nó chỉ đo lường những thay đổi có liên quan tới thu nhập. Nói cách khác, nếu hai cá nhân, một người kiếm được 1 đô la và một người kiếm được 100 ngàn đô la, cùng tăng gấp đôi thu nhập, thì Chỉ số Gini sẽ không thể hiện sự thay đổi trong vấn đề bất bình đẳng. Tuy nhiên, trong ví dụ này thì khoảng cách bất bình đẳng giữa hai cá nhân đã tăng từ 99.999 đô la lên tới 199.998 đô la. Vì lý do này mà tôi cũng đã mô tả về tình trạng phân chia thu nhập trong số 1% những người giàu nhất thế giới. Số 1% này đã tăng phần thu nhập của họ trong tổng thu nhập toàn cầu từ khoảng 16% vào năm 1980 lên tới trên 20% ngày nay.

    Điều quan trọng là sự bất bình đẳng giàu nghèo thậm chí còn đang trở nên tồi tệ hơn. Tổng số tài sản mà nhóm 1% giàu nhất thế giới nắm giữ đã tăng mạnh, từ 25-30% trong thời thập niên 1980 lên khoảng 40% trong năm 2016. Trên thực tế, con số này có thể còn lớn hơn nữa do các số liệu chính thức không bao gồm khối tài sản và các khoản thu nhập được chuyển tới các thiên đường thuế ở nước ngoài.

              


    'Người giàu ngày càng giàu thêm'
    là điều đã gây ra thêm tình trạng căng thẳng xã hội trong các nền văn minh trước đây

              

    Các nghiên cứu cho thấy EROI đối với các nguồn năng lượng hoá thạch đã giảm xuống đều đặn qua năm tháng, bởi các nguồn trữ lượng dễ tiếp cận nhất, nhiều nhất nay đã bị khai thác cạn kiệt. Thật không may là hầu hết các nguồn năng lượng thay thế thuộc dạng có thể tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, lại có mức EROI thấp hơn một cách đáng kể, chủ yếu là
    • do mật độ tập trung năng lượng của chúng,
      do chi phí cần thiết để có các kim loại đất hiếm cần có
      cũng như quá trình sản xuất cần thiết để biến chúng thành dạng năng lượng sử dụng được.

    Điều này dẫn tới cuộc tranh luận về nguy cơ dẫn đến "bờ vực năng lượng" do EROI giảm xuống tới điểm mà các cấp độ sử dụng năng lượng trong xã hội như hiện thời sẽ không còn có thể tiếp tục duy trì được nữa. "Bờ vực năng lượng" không nhất thiết sẽ dẫn tới giới hạn cuối cùng, nếu như các công nghệ về năng lượng tái tạo tiếp tục được cải thiện, và các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả được triển khai nhanh chóng.





    Các biện pháp chống đỡ, phục hồi

    Có một tin dẫu sao cũng khiến ta yên tâm phần nào. Đó là khả năng phục hồi của xã hội có thể sẽ làm trì hoãn, thậm chí ngăn chặn được tình trạng sụp đổ.

    Ví dụ như "sự đa dạng kinh tế" toàn cầu - là biện pháp đo lường mức đa dạng và phức tạp trong việc xuất khẩu của một quốc gia - trong thời nay là cao hơn so với hồi thập niên 1960 và 1970, theo cách tính toán của Chỉ số Mức độ Phức tạp Kinh tế (Economic Complexity Index - ECI). Các quốc gia ngày nay nhìn chung ít dựa vào những loại hình xuất khẩu đơn lẻ hơn so với trước. Chẳng hạn như một quốc gia đã đa dạng hoá tới mức không chỉ xuất khẩu hàng nông sản nhiều khả năng sẽ chống đỡ được tình trạng suy thoái môi trường hoặc việc mất đi các đối tác thương mại một cách dễ dàng hơn.

    ECI cũng đo lường cả cường độ xuất khẩu tri thức. Những xã hội với dân số có trình độ sẽ có khả năng ứng phó tốt hơn khi xảy ra các cuộc khủng hoảng. Tương tự, sáng chế - là yếu tố được đánh giá dựa trên các phát minh, sáng chế được đưa ra ứng dụng tính trên đầu người - cũng đang tăng lên. Về lý thuyết, một nền văn minh sẽ ít rơi vào tình trạng mong manh dẫn đến sụp đổ hơn, nếu như các công nghệ mới có thể được áp dụng để ngăn cản các áp lực như tình trạng thay đổi khí hậu.

    Sự "sụp đổ" cũng có thể xảy ra mà không cần có tình trạng bạo lực nào tác động tới. Trong một số trường hợp, các nền văn minh chỉ đơn giản là nhạt nhoà dần rồi biến mất.

              


    Năng lực của chúng ta trong lĩnh vực công nghệ
    có thể giúp trì hoãn sự sụp đổ của nền văn minh hiện thời

              

    Thế nhưng khi nhìn đến tất cả những lần sụp đổ đã xảy ra và các dấu hiệu cho thấy sự phục hồi trở lại, thông điệp được đưa ra là rất rõ ràng: chúng ta không thể / không nên tự mãn.

    Có một số lý do khiến ta có thể thấy lạc quan, đó là chúng ta có khả năng sáng tạo và đa dạng hoá để tránh được thảm hoạ. Nhưng thế giới vẫn đang xấu đi trong một số mảng vốn đã góp phần tạo ra sự sụp đổ của các xã hội trước đây.
    • Khí hậu đang thay đổi,
      khoảng cách giàu nghèo đang tăng thêm,
      thế giới đang ngày càng trở nên phức tạp hơn,
      và những đòi hỏi của chúng ta đối với môi trường đang vượt quá khả năng đáp ứng của Trái Đất.






    Cầu thang tồi

    Như thế vẫn chưa phải là tất cả. Đáng lo ngại là thế giới giờ đây đang ngày càng đan xen lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn.

    Trước đây, sự sụp đổ chỉ gói gọn trong các khu vực - là sự thụt lùi tạm thời, và con người thường dễ dàng quay trở lại đời sống nông nghiệp hoặc săn bắn hái lượm. Với nhiều người, điều đó thậm chí còn là sự chậm lại đáng mừng so với tình trạng phải chịu sự áp chế, kiềm toả của nhà nước thời kỳ đầu. Hơn nữa, những loại vũ khí có trong thời kỳ bất ổn xã hội cũng còn sơ sài: dao kiếm, cung tên, và hoạ hoằn lắm mới có súng đạn.

    Ngày nay, sự sụp đổ xã hội gây tác động ở kích thước to lớn hơn thế nhiều. Vũ khí mà một quốc gia có thể có được, thậm chí là các nhóm, tổ chức nào đó có thể có được trong bối cảnh xã hội tan rã thời hiện đại gồm từ chất độc sinh hoá cho tới vũ khí hạt nhân. Những công cụ bạo lực mới, như vũ khí giết người tự động, có thể sẽ xuất hiện trong tương lai gần. Con người đang ngày càng trở nên chuyên môn hoá hơn, trở nên xa lạ hơn với việc trồng trọt, làm ra lương thực thực phẩm và làm ra những đồ vật thiết yếu phục vụ cuộc sống căn bản. Một cú thay đổi khí hậu nghiêm trọng có thể sẽ khiến chúng ta không thể quay trở lại thực hiện những kỹ năng đơn giản của nghề nông.

    Hãy nghĩ về một nền văn minh như một chiếc thang được làm rất tồi. Khi bạn leo lên, mỗi bậc bạn bước lên sẽ rớt xuống. Nếu rớt xuống từ độ cao mới chỉ là vài nấc thang ngang thì sẽ không sao. Nhưng càng trèo lên cao, độ cao rớt xuống càng lớn. Cuối cùng, một khi bạn leo lên tới một độ cao nhất định thì cú rớt xuống dứt khoát sẽ là cú ngã trí mạng gây chết người.

    Với sự phổ biến vũ khí hạt nhân, chúng ta có lẽ đã đạt tới điểm "tốc lực tối đa" của nền văn minh. Bất kỳ cú sụp đổ nào - bất kỳ cú ngã nào từ chiếc thang xuống - đều có nguy cơ trở thành cú sụp đổ vĩnh viễn, không thể gượng lại. Bản thân chiến tranh hạt nhân có thể tạo ra mối đe doạ về sự sinh tồn: loài người hoặc sẽ tuyệt chủng, hoặc sẽ thụt lùi trở lại Thời Đồ đá.

              


    Một người phụ nữ đi qua đống đổ nát
    ở một thành phố của Syria sau cuộc giao tranh

              

    Trong lúc chúng ta đang trở nên ngày càng mạnh mẽ về kinh tế và về sức bền chịu đựng, năng lực công nghệ của chúng ta cũng tạo thành những mối đe doạ không tiền khoáng hậu mà không nền văn minh nào từng có. Chẳng hạn như những thay đổi khí hậu mà chúng ta đang phải đối diện thì có bản chất khác với lần thay đổi khí hậu lớn vốn đã xoá sổ nền văn minh Maya hay Anazasi. Chúng có tính toàn cầu, do con người gây ra, xảy ra nhanh chóng hơn, và nghiêm trọng hơn.

    Những thứ hỗ trợ cho quá trình tự làm mình tàn lụi của chúng ta không phải là đến từ những vị láng giềng thù nghịch, mà từ sức mạnh công nghệ của chính chúng ta. Sự sụp đổ, trong trường hợp nền văn minh đương đại của chúng ta, có thể là một cái bẫy từ từ sập xuống.

    Sự sụp đổ của nền văn minh chúng ta không phải là điều không thể tránh khỏi. Lịch sử nói rằng nó nhiều khả năng sẽ xảy ra, nhưng chúng ta có lợi thế độc đáo là khả năng học hỏi từ những đống đổ vỡ của các xã hội trước kia.
    Chúng ta biết mình cần phải làm gì:
    • giảm bớt khí thải,
    • cân bằng tình trạng bất bình đẳng,
    • đảo ngược lại tình trạng suy thoái môi trường,
    • khuyến khích sáng tạo công nghệ và đa dạng hoá các nền kinh tế.
    Các đề xuất chính trị đã được đưa ra, nhưng quyết tâm chính trị thì chưa có.


    Chúng ta cũng có thể đầu tư vào việc phục hồi.
    • Đã có những ý tưởng được phát triển rất tốt về việc cải thiện khả năng các hệ thống lương thực và tri thức để chúng ta có thể hồi phục sau thảm hoạ.
    Tránh tạo ra những công nghệ nguy hiểm và dễ dàng tiếp cận được cũng là điều quan trọng.
    • Những bước đi đó sẽ làm giảm bớt nguy cơ không thể đảo ngược viễn cảnh sụp đổ trong tương lai.

              
    Chúng ta chỉ đi đến tình trạng sụp đổ
    nếu như chúng ta cố tình nhắm mắt làm ngơ.

    Chúng ta chỉ bị đẩy đến gần ngày tận thế
    nếu như chúng ta không muốn lắng nghe quá khứ.

              






    Luke Kemp
    là nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu về sự sinh tồn của các xã hội, Centre for the Study of Existential Risk, tại Đại học Cambridge. (Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.)

    https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-47501882
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Vì sao các nền văn minh vĩ đại lại sụp đổ

Bài viết bởi NTL »

*

Vậy dzồi... giải thích làm sao cái nền dzăng minh tàu, tồn tại dằng dặc bao lâu nay chưa hề gián đoạn ?
Có lẽ (y hình) đây là nền dzăng minh duy nhứt không bị, chưa bị đào thải theo thời gian ha.
Hổng rõ cái đám con trời ấy đã làm cách nào đậng duy trì nó.
Có ai biết giải thích dùm nú mang ơn. Ôn Hoàng có kiếm khúc mô đọc khiêng về cho nú nghía với.
Ông Kemp có nói chi về vụ ni hông ôn.

Hồi hôm coi TV gilets vàng bị đám mánh mung lợi dụng bạo động đậng hôi của. Ngó tiện Fouquets trống rống sau khi bị tấn công. Thiệt tình một đám du thủ du thực , chỉ chờ dịp là trộn cắp. Để coi Macron đối phó cách nào hay là rồi phải từ chức cho đám cực hữu lên - và di dân chuẩn bị ứng chiến heng.
Thế giới ngày càng đảo điên tới hết thấy đường !
Bà con tướng ông ở Paris than trời như bọng, bà con nú ở phía nam vửng như bàn thạch, chỉ tội không vào Paris đậng nữa !

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Vì sao các nền văn minh vĩ đại lại sụp đổ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết: Thứ ba 19/03/19 05:31 Vậy dzồi... giải thích làm sao cái nền dzăng minh tàu, tồn tại dằng dặc bao lâu nay chưa hề gián đoạn ?
Có lẽ (y hình) đây là nền dzăng minh duy nhứt không bị, chưa bị đào thải theo thời gian ha.
Hổng rõ cái đám con trời ấy đã làm cách nào đậng duy trì nó.
Có ai biết giải thích dùm nú mang ơn. Ôn Hoàng có kiếm khúc mô đọc khiêng về cho nú nghía với.
Ông Kemp có nói chi về vụ ni hông ôn.

  • Dà .. anh Kemp có liệt kê chi tiết các "nền văn minh" mà anh ấy đã thống kê

    :pntfngrri: lifespans-of-ancient-civilisations-compared

    trong đó có các nền văn minh "tàu" sau đây:
    • Xia Dynasty [500] (nhà Hạ)
      Shang Dynasty [478]
      Zhou Dynasty (Western Period) [351]
      Zhou Dynasty (Eastern Zhou Spring Period) [330]
      Zhou Dynasty (Eastern Zhou Warring States Period) [411]
      Qin Dynasty [14]
      Xiongnu Empire [184]
      Han Dynasty (Western Period) [197]
      Hsiung Nu Han [120]
      Han Dynasty (Eastern Period) [195]
      Liu-Sung [250]
      Yuen-Yuen [30]
      Toba [130] (nhà Bắc Ngụy)


    Không biết là anh Kemp đã định nghĩa "nền văn minh" như thế nào,
    chứ dân Tàu đã qua biết bao nhiêu triều đại chính trị, mà Tàu vẫn giữ được 1 chữ viết, 1 văn hóa, 1 hệ thống đạo giáo, 1 khoa học, từ ngày có chữ Hán, và văn hóa Khổng, Phật, Lão ...

    Tôi nghĩ là vì dân quá đông, nên hết Tống, rồi đến Nguyên, Minh, Thanh, Dân quốc, CS .. giặc đến chỉ có chiếm ngôi chứ không xóa được nền văn minh.

    Nhưng tương lai thì khác.
    Trong tương lai thì loạn lạc sẽ ở bình diện toàn cầu và phương thuốc tạm thời dưới đây vẫn chưa thấy một tổ hợp quốc gia nào áp dụng

Chúng ta biết mình cần phải làm gì:
giảm bớt khí thải,
cân bằng tình trạng bất bình đẳng,
đảo ngược lại tình trạng suy thoái môi trường,
khuyến khích sáng tạo công nghệ và đa dạng hoá các nền kinh tế.



Các đề xuất chính trị đã được đưa ra, nhưng quyết tâm chính trị thì chưa có.


Chúng ta cũng có thể đầu tư vào việc phục hồi.
Đã có những ý tưởng được phát triển rất tốt về việc cải thiện khả năng các hệ thống lương thực và tri thức để chúng ta có thể hồi phục sau thảm hoạ.
Tránh tạo ra những công nghệ nguy hiểm và dễ dàng tiếp cận được cũng là điều quan trọng.

Những bước đi đó sẽ làm giảm bớt nguy cơ không thể đảo ngược viễn cảnh sụp đổ trong tương lai.



:flower:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Vì sao các nền văn minh vĩ đại lại sụp đổ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết: Thứ ba 19/03/19 05:31 Để coi Macron đối phó cách nào hay là rồi phải từ chức cho đám cực hữu lên - và di dân chuẩn bị ứng chiến heng.
Thế giới ngày càng đảo điên tới hết thấy đường !
Bà con tướng ông ở Paris than trời như bọng, bà con nú ở phía nam vửng như bàn thạch, chỉ tội không vào Paris đậng nữa !

  • :lol2: ... Macron sẽ không bao vờ từ chức, cũng như mặt lì từ Mitterrand tới Hollande ngồi đó làm vua chứ từ chi lãng nhách hè .. :giggles:

    Ai cũng sợ cực hữu, nhưng giới trí thức đạo đức giả không chịu chấp nhận sự thật là số người bầu cho cực hữu càng ngày càng tăng .. và như thế nên chúng ta mới có vấn đề cực hữu khắp nơi nơi.

    Truyền thông đạo đức giả không chịu chấp nhận rằng vấn đề di dân hổn loạn không được phe tả lẫn phe hữu giải quyết 1 cách minh bạch khiến cho người pháp không còn thấy an toàn trên đất nước họ nữa.

    Tại sao đạo đức giả ?
    Vì chưa thấy ai tuyên bố là họ sẽ nhận 1 người di dân về ở với gia đình họ, lo cho người này 100% cho tới khi người này thành 1 thành viên pháp của đất nước pháp.
    Ai cũng nhận, nhận vào để chính phủ lo, xã hội lo, lo không xuể vì Tây đâu phải là xứ tiền rừng bạc biển, thì di dân biến thành cặn bả, sống trong những môi trường tệ hại, biến thành vấn nạn về lâu về dài .... :md: ... nghĩ mà giận ...

    Bà con than như bọng, nhưng những vấn đề của
    • Saint-Denis, Clichy-sous-Bois, Paris 19, Sarcelles, La Courneuve ... vv ...
    từ 30 năm nay vẫn được quét dưới tấm thảm. Phe tả thì xoa tay vì di dân nghèo muôn đời bầu cho xã hội, cho CS. Nếu được thì nơi nào trên nước pháp cũng nên nhét di dân nghèo (đừng cho nó đi học, làm việc, mà cho nó hút cần sa, ngồi nhà coi TV, sanh con, phá thai ...vv...), cần bàn tay chính phủ, cho chính phủ xã hội ngồi vững muôn năm ... :lol2: ...



    Thôi kợ ... :giggles: ... nước tây có tây lo ... :wink2: :rotfl: ....


    :flower:
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trái Đất gồng mình cõng 10 tỉ dân năm 2050

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Trái Đất gồng mình cõng 10 tỉ dân năm 2050
    ___________________________
    Thu Hằng - 13-11-2018




              


    Tuần hành của nhóm The Forgotten Solution với trang phục giả cây cối,
    tham gia phong trào Vùng lên vì Khí hậu/Rise For Climate, 8/9/2018, San Francisco, California.

              


    • Tính đến ngày 01/11/2018, thế giới có 7,1 tỉ dân.
      Trong 30 năm nữa, con số này sẽ là 10 tỉ
      và đến năm 2100 sẽ có khoảng 12 tỉ dân.
    Các nhà khoa học rung chuông báo động. Nhật báo kinh tế Les Echos (13/11/2018), trích số liệu trên trang chủ của Viện Nghiên cứu Dân số Pháp (Ined), theo đó
    • mỗi giây có 2,7 công dân mới,
      mỗi năm dân số thế giới tăng thêm 89 triệu người (150 triệu sinh ra và 61 triệu người qua đời).

    Liệu Trái Đất có đủ sức gánh vác 10 tỉ dân vào năm 2050 ?
    Ký chung một bài viết trên Le Monde, khoảng 20 nhà khoa học và chủ doanh nghiệp, cùng rung hồi chuông báo động và kêu gọi « kìm hãm mức tăng dân số ». Theo họ, đây là nguyên nhân làm đảo lộn môi trường và khí hậu và « kéo hành tinh chúng ta đến thảm họa thực sự ». Khuyến cáo được đưa ra là cần tài trợ các chương trình kế hoạch hoá gia đình và tránh thai, đặc biệt là ở châu Phi.

    Dù có nhiều chương trình hành động được khuyến cáo để hạn chế hiện tượng Trái Đất nóng lên
    • (dùng bóng đèn tiết kiệm năng lượng,
      ô tô hybrid chạy xăng điện...),
    nhưng theo hai nhà khoa học Seth Wynes và Kimberly Nicholas, thuộc đại học Lund (Thụy Điển),
    • « bớt một đứa con là giải pháp tốt nhất cho môi trường ».
    Khuyến cáo này từng bị chỉ trích, nhưng một lần nữa lại trở thành chủ đề thời sự sau khi AFP đăng lại một biểu đồ về hiện tượng này nhân dịp khối GIEC công bố một báo cáo mới về biến đổi khí hậu vào tháng 10/2018.


    Câu hỏi đặt ra :
    • « Trái Đất có khả năng chứa bao nhiêu người ? »
                
    • Ngay từ năm 1679, nhà nghiên cứu tiên phong người Hà Lan về sinh học tế bào, Antoni van Leeuwenhoek, cho rằng không quá 13,4 tỉ.
    • Từ đó, nhiều nghiên cứu khác đưa ra số liệu mới : từ vài trăm triệu đến vài chục tỉ.
    • Năm 2017, trong một diễn đàn chung trên tạp chí BioScience, 15.000 nhà khoa học từ 184 nước khẳng định khả năng tiếp nhận của Trái Đất đã đạt đến giới hạn, nhưng không đưa ra con số cụ thể, đồng thời kêu gọi « xác định lâu dài tổng dân số (mà Trái Đất) có thể chịu được ».

              
    Thực vậy, một cá nhân tiêu thụ càng nhiều nguồn tài nguyên
    thì họ chừa lại càng ít cho những người khác.

              
    Hiện tại, nhân loại cần đến 1,5 Trái Đất để hưởng được các dịch vụ của thiên nhiên, với mức tiêu thụ hiện nay. Vì vậy, hàng năm, tổ chức Global Footprint Network công bố « ngày vượt giới hạn », có nghĩa là ngày nhân loại đã tiêu thụ hết tài nguyên mà Trái Đất có thể tái tạo trong một năm.
    • Trong thập niên 1970, mốc này là ngày 29/12,
      đến năm 2018, ngay từ ngày 01/08, nhân loại bắt đầu ăn lạm vào nguồn tài nguyên.





    Thay đổi cách sống

    Nhà nghiên cứu Jacques Véron, Viện Nghiên cứu Dân số (Ined), nhấn mạnh :
    • « Giảm bớt bất bình đẳng là thách thức lớn nhất của dân số tương lai ».
    Thực vậy,
    • 80 quốc gia thiếu nước,
      1/5 dân số thế giới không có nguồn nước sạch
      và một tỉ con người không đủ ăn.

    Một nghiên cứu do tổ chức phi chính phủ Mỹ Union of Concerned Scientists công bố tháng 10/2017 chỉ đích danh
    • 90 công ty chính chuyên sản xuất dầu lửa, khí đốt, than và xi măng
      gây ra 57% lượng khí CO2 trong khí quyển,
    một nửa của mức tăng nhiệt độ trên thế giới và khoảng 30% mức tăng của mực nước biển so với năm 1880.

    Một nguyên nhân khác được tổ chức Grain công bố là do « các tập đoàn công nghiệp sản xuất thịt và sản phẩm sữa ». Theo tổ chức phi chính phủ này, 20 tập đoàn lớn nhất -trong lĩnh vực trên - phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính hơn cả toàn nước Đức cộng lại. Theo khuyến nghị của Grain,
    • « nếu muốn nuôi sống cả hành tinh mà vẫn chống biến đổi khí hậu,
      thì thế giới phải nhanh chóng đầu tư vào việc chuyển hướng sang các hệ thống cung cấp thực phẩm dựa trên
      • các nhà sản xuất nhỏ,
        nông nghiệp sinh thái
        và các chợ địa phương ».







    http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181113-trai- ... n-nam-2050
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Mười tỷ dân vào năm 2050: Trái Đất quá tải ?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              
    Mười tỷ dân vào năm 2050:
              
    Trái Đất quá tải ?

    ___________________________
    Minh Anh - 27/02/2019






              


    Ảnh đoàn người di dân từ Trung Mỹ hướng về phía Hoa Kỳ.
    Ảnh 27/10/2018.

              





    • Khủng hoảng di dân ồ ạt,
      đô thị hóa tràn lan,
      môi trường sống bị hủy hoại,
      khí hậu ngày càng nóng bức,
      thiên tai ngày càng nhiều …
    Một câu hỏi lớn được đặt ra :
              
    Phải chăng Trái đất đang bị quá tải
    chính là nguồn cội của những vấn đề xã hội đó ?

              
    Chưa có lúc nào Hành tinh Xanh của chúng ta phải tiếp nhận đông đúc dân cư như lúc này. Mỗi năm Trái Đất đón thêm khoảng 80 triệu dân, tức mỗi ngày có khoảng 220 ngàn người đến sinh sống. Với nhịp độ này, dân số thế giới sẽ tăng vọt :
    • Từ 7,7 tỷ người hiện nay
      lên thành 8 tỷ ngay từ năm 2022,
      để đạt mức 10 tỷ vào năm 2050.
    Song song với nhịp độ tăng dân số là mức độ tàn phá hủy hoại môi trường do các chương trình phát triển đô thị, phá rừng mở đất canh tác...

    Với những ai lo lắng cho tác động của dân số đối với môi trường, nhất là ở những thế hệ trẻ lo sợ trước tình trạng biến đổi khí hậu, một câu hỏi khác cũng đang được đặt ra :
    • Phải chăng cách thức bảo vệ hành tinh tốt nhất
      là nên có số người sống trên Trái Đất ít hơn ?


    Giả thuyết từ bỏ việc có con để cứu vãn hành tinh xanh đang dần định hình. Một điểm khác đáng chú ý là vấn đề dân số trước đây vốn chỉ là chủ đề dành cho các chuyên gia để nghiên cứu và cố vấn cho nhà nước, nay lại trở thành mối bận tâm của người dân. Nhất là vào thời điểm khủng hoảng di dân và môi trường lớn chưa từng có, chủ đề dân số dần len lỏi vào các cuộc tranh luận và thâm nhập vào nhận thức của người dân.

    Vì sao vấn đề dân số lại được quan tâm nhiều vào lúc này ? Ông Gilles Pison, giáo sư tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia và Viện Nghiên cứu Dân số Quốc gia INED, trong chương trình phát thanh Địa Chính Trị của RFI, có giải thích :
    • « Mối bận tâm này đã có từ khoảng 50 năm nay khi mà người ta tiết lộ cho dân chúng biết là có một hiện tượng đang diễn ra đó là mức tăng trưởng dân số quá nhanh. Cho đến lúc đó, chỉ có vài chuyên gia nhận ra hiện tượng này.
      Một điều ngạc nhiên vào thời điểm mức tăng dân số thế giới bắt đầu suy giảm, thì vào đúng lúc đó, người ta mới nói một cách phi lý là có một sự bùng nổ dân số ».


    Thế nhưng, điều làm cho các nhà quan sát phân tích phải kinh ngạc nhất chính là sức tăng dân số thế giới như « tên lửa vọt ».
    • Năm 1800, thế giới chỉ có khoảng 1,1 tỷ dân.
    • Hơn hai thế kỷ sau, Trái Đất phải chứa đến 7,7 tỷ người, tăng gấp 7 lần,
      trong khi mà trước đó, thế giới phải mất đến hàng chục thế kỷ để có được con số một tỷ đầu tiên.
    Các dự phóng đưa ra cho rằng vào năm 2050, dân số thế giới sẽ là 10 tỷ. Tuy nhiên, theo phân tích của giáo sư Gilles Pison, mức tăng dân số này đã đạt đỉnh.
    • « Dự phóng này cũng cho biết đến năm 2050, dân số sẽ không tăng nữa hoặc tăng không còn nhanh. Chúng ta đang bước vào một giai đoạn kỳ lạ của nhân loại : chính ở trong thời điểm đó, nhân loại nhận thấy là dân số trên Trái Đất sẽ tăng gấp 10 lần chỉ trong vòng có 2-3 thế kỷ.
      Đây là một điều chưa từng xảy ra trước đây và rất có thể sẽ không bao giờ tái diễn ».

    Dân số tăng nhanh đặt con người trước những thách thức lớn như
    • vấn đề an ninh lương thực,
    • di dân.,
    • xung đột địa chính trị...
    • và nhất là môi trường.
    Từ trước đến nay, hiếm khi nào vấn đề dân số được đặt ra trong các hội nghị về môi trường. Chỉ đến năm 2017, khoảng 15 300 nhà khoa học của 180 nước đã lên tiếng báo động trong một bản tuyên bố bày tỏ quan ngại về tầm mức của hiện tượng phá rừng và những núi rác do con người thải ra.

    Các cuộc khủng hoảng di dân hiện nay cũng được cho hệ quả của việc bùng nổ dân số nhanh chóng, nhất là tại châu Phi. Làn sóng di dân từ châu lục này vẫn sẽ tiếp diễn, đặt các nước châu Âu, điểm đến hàng đầu của người tị nạn, luôn trong tình trạng căng thẳng, bất chấp cuộc sống tại châu lục đen đang có những cải thiện.
    Về điểm này, Bruno Tertrais, trợ lý giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược FRS, trên RFI giải thích vì sao :
    • « Để giảm bớt tình trạng di dân, những nước này phải phát triển.
      Trên thực tế, tình hình hoàn toàn ngược lại tại châu Phi. Bởi vì có những nước tại châu lục này hiện đang bước vào giai đoạn phát triển dẫn đến hiện tượng gia tăng tài sản cá nhân, cho phép một bộ phận người dân có thể di cư. Nói một cách khác, khi người ta rất nghèo, người ta không đi đâu hết. Vào lúc người ta bắt đầu có chút thu nhập khấm khá hơn, chính lúc này họ mới có khả năng để di cư ».





    Lão hóa dân số : Không chỉ có ở những nước giàu

    Liệu có đáng lo trước đà tăng dân số này không ?
    Câu trả lời là « Không ». Chuyên gia Gilles Pison cho rằng thật quá ảo tưởng nếu nghĩ rằng áp dụng giải pháp giảm bớt dân số để cứu rỗi Trái Đất trong ngắn hạn. Bởi vì, tuy rằng dân số vẫn tiếp tục tăng từ đây đến năm 2050, hiện tại nhịp độ tăng đang có xu hướng chậm lại ở nhiều nơi. Ngược lại, hiện tượng lão hóa dân số đang tăng nhanh ở nhiều nước, nhất là tại Châu Âu, như quan sát của ông Bruno Tertrais :
    • « Bởi vì châu Âu giờ đang ngày càng già cỗi. Điều đó cũng có thể giải thích phần nào những phản ứng gay gắt tại nhiều nước Trung Âu trước làn sóng di dân. Bởi vì có thể có một sự lo lắng nào đó về vấn đề dân số mà ví dụ điển hình tại Hungary, di dân trở thành một vấn đề chính trị.

      Nhưng châu Âu cũng không đơn độc trong quá trình bị lão hóa dân số.
      • Dân số Nga cũng già đi,
      • Trung Quốc cũng bắt đầu bị lão hóa. Cách nay 30 năm, người ta còn lo lắng trước hiện tượng dân số Trung Quốc tăng quá nhanh thì giờ đây họ cũng đang đối mặt với vấn đề nguồn nhân lực.
      • Dân số Nhật Bản đã suy thoái từ lâu.
      • Cuối cùng, tại những nước lớn, chỉ có hai nước có một tỷ lệ phát triển dân số có vẻ ổn định không già quá mà cũng không trẻ quá, không nhanh cũng không chậm, đó là Ấn Độ và Hoa Kỳ ».

    Theo các số liệu ước tính, tỷ lệ người già tại Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi (từ 7% lên 14%) trong vòng 25 năm nữa. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự tại Iran trong vòng 20 năm và Việt Nam là 17 năm.

    Tóm lại là quả « Bom P » (Population – Dân số) không nổ ra. Tăng trưởng dân số đã đạt đỉnh là 2% vào cuối những năm 1960, để rồi xuống còn ở mức 1,2%. Quy mô gia đình thu nhỏ lan rộng với một tốc độ nhanh chóng gây ngạc nhiên cho giới quan sát. Theo thống kê năm 2015, tỷ lệ sinh con bình quân ở phụ nữ là 2,5, thấp gấp hai lần so với cách nay 50 năm, tức vào năm 1950.

    Tỷ lệ sinh nở giờ rơi xuống ở ngang mức thay thế thế hệ hay thấp hơn tùy theo từng châu lục : 2,1 con/phụ nữ tại châu Á ; 2,0 tại châu Mỹ Latinh ; 1,8 tại Bắc Mỹ và 1,6 tại châu Âu. Giải thích cho hiện tượng này, cả hai nhà nghiên cứu cho rằng ngày nay người ta có xu hướng chọn có con ít để sống lâu hơn và có một cuộc sống chất lượng hơn.

    Bên cạnh đó, giới quan sát còn nhận thấy tỷ lệ giảm sinh con chỉ diễn ra ở những nơi nào phụ nữ được tiếp cận các nền giáo dục, đa phần ở nơi thành thị và nhất là ở những nơi có những chính sách xã hội tốt. Điều này giải thích vì sao ngay giữa lòng khối Liên Hiệp Châu Âu – 28 quốc gia thành viên, tuy đều là các nước phát triển, nhưng tỷ lệ sinh con ở phụ nữ biến đổi theo từng nước, như nhận xét của ông Gilles Pison :
    • « Do vậy, chỉ ở những nước châu Âu nào được Nhà nước hỗ trợ, thì phụ nữ mới có nhiều con. Còn tại những nước nào phụ nữ khó khăn trong việc kết hợp giữa gia đình và việc làm, thì họ lại quyết định hoãn việc sinh nở và kết hôn muộn, hơn là phải hy sinh sự nghiệp, học hành. Điều này giải thích vì sao tỷ lệ sinh nở thấp, dân số đôi khi sụt giảm của nhiều nước Trung và Đông Âu. Đó là do vấn đề vị thế của phụ nữ, gặp khó khăn trong việc cùng lúc phải thực hiện vai trò người mẹ cũng như là một cá nhân có nhu cầu làm việc một cách độc lập ».


    Liệu Trái Đất có đủ chứa và nuôi hết 10 tỷ người dân hay không ?
    Để kết luận, chuyên gia Gilles Pison phản đối giải pháp không sinh con để bảo vệ Trái Đất. Theo ông,
    • chính cách sống của con người mới là điều kiện tiên quyết cho sự sống còn của hành tinh.
      • Tiêu thụ ít
        và tránh lãng phí

        là những phương cách bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu nhất.






    http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190227-muoi- ... at-qua-tai
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Vì sao các nền văn minh vĩ đại lại sụp đổ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    The top 10 threats facing humanity and how we overcome them
    __________________________________
    Cait Kelly _ thenewdaily.com.au




              

    The top 10 threats facing humanity are all interconnected.

              


    As Australia’s harsh bushfire season was backed up with a global pandemic, human extinction went from being the stuff of nightmares to something that could conceivably happen on our watch.

    Now the newly formed Commission for the Human Future, which is made up of Australian scientists, academics and leaders, have tabled the top 10 threats we face as a global community, and how we can easily act to fix them.

    The potentially catastrophic global risks include pandemics of new and untreatable diseases, the collapse of ecosystems, and continued population growth.

    Other major risks include rising food insecurity, nuclear weapons, rising sea levels and global warming.

              

              

    CHF chair Professor John Hewson, from Australian National University, said the COVID-19 pandemic has put into sharp focus these global risks and humanity’s need to act.
    • “The global pandemic we now face shows how short term and blinkered are our horizons, how vulnerable and unprepared we are for threats that can shake or collapse our civilisation, even extinguish us as a species,” Professor Hewson said.

      “At present, no government in the world has a plan for meeting all these risks, for dealing with them as a total system and for finding the best and safest way out of them.

      “This lack of preparedness means humanity will continue to be ambushed by unforeseen crises. This report is a call to all nations and all people.”

    The human species’ ability to cause mass harm to itself has been accelerating since the mid-20th century.

    Global trends in demographics, information, politics, warfare, climate, environmental damage and technology have culminated in an entirely new level of risk.

    The risks emerging now are “varied, global, complex and catastrophic”, the report said.
    • “No nation or government on Earth yet recognises all of these threats as a related complex, nor does any have an explicit policy for human survival,” it wrote.

      “We consider this needs to change urgently to focus world attention on what needs to be done.”

    Professor Hewson said although these issues often seem overwhelming, we can actually easily change things – as the risks were interconnected.
    • “It is not just climate change, nuclear weapons or pandemic disease – there are at least seven other risks, equally grave, that also need to be addressed at the same time,” Professor Hewson said.

      “All these risks are connected – and cannot be solved one at a time.
      “Yet, however grave these threats, our message is one of hope.
      “We can turn this dangerous situation around if we unite around the planet to do so.
      “If we bury our differences, pool our skills and brains and act as responsible citizens of the Earth – not people divided by national differences.”





    https://thenewdaily.com.au/news/2020/04 ... xtinction/
              
Mimosa
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ ba 06/04/21 21:41
Gender:

Re: Vì sao các nền văn minh vĩ đại lại sụp đổ

Bài viết bởi Mimosa »

Truyền thông đạo đức giả không chịu chấp nhận rằng vấn đề di dân hổn loạn không được phe tả lẫn phe hữu giải quyết 1 cách minh bạch khiến cho người pháp không còn thấy an toàn trên đất nước họ nữa.

Tại sao đạo đức giả ?
Vì chưa thấy ai tuyên bố là họ sẽ nhận 1 người di dân về ở với gia đình họ, lo cho người này 100% cho tới khi người này thành 1 thành viên pháp của đất nước pháp.
Ai cũng nhận, nhận vào để chính phủ lo, xã hội lo, lo không xuể vì Tây đâu phải là xứ tiền rừng bạc biển, thì di dân biến thành cặn bả, sống trong những môi trường tệ hại, biến thành vấn nạn về lâu về dài .... :md: ... nghĩ mà giận ...


Bà con than như bọng, nhưng những vấn đề của
Saint-Denis, Clichy-sous-Bois, Paris 19, Sarcelles, La Courneuve ... vv ...
từ 30 năm nay vẫn được quét dưới tấm thảm. Phe tả thì xoa tay vì di dân nghèo muôn đời bầu cho xã hội, cho CS. Nếu được thì nơi nào trên nước pháp cũng nên nhét di dân nghèo (đừng cho nó đi học, làm việc, mà cho nó hút cần sa, ngồi nhà coi TV, sanh con, phá thai ...vv...), cần bàn tay chính phủ, cho chính phủ xã hội ngồi vững muôn năm ... :lol2: ...



Thôi kợ ... :giggles: ... nước tây có tây lo ... :wink2: :rotfl: ....
Anh Hoàng Vân nói rất chính xác :allright2: . Phe đạo đức giả lúc nào cũng hô hào vì lý do nhân đạo , thế nầy thế nọ..Nhưng sống chết mặc bây , tự sinh tự diệt đi !.... :x .Việc tao là gào xong rồi , tụi bây tự lo đi !
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”