11 Năm 6 Thủ Tướng

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

11 Năm 6 Thủ Tướng

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    11 Năm 6 Thủ Tướng






    Úc là một quốc gia tư bản phát triển cao, có hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng. Chính phủ của Úc được hình thành theo mô hình Westminster của Anh. Trên có Nữ Hoàng, chính phủ có thủ tướng đứng đầu, quốc hội gồm hạ viện và thượng viện.

    Dù rằng đa đảng nhưng đảng Lao động ( Labor Party) là đảng lớn nhất tại Úc. Sau đó là đảng Tự Do (Liberty Party) và đảng Quốc Gia (National Party). Hai đảng Tự do và Quốc gia thường liên minh với nhau gọi là Liên Đảng.

    Hiện tại Liên Đảng đang là đảng cầm quyền và đảng Lao động cùng các đảng khác gọi chung là phe đối lập. Như vậy trên chính trường Úc luôn có đảng cầm quyền và các đảng còn lại đều thuộc phe đối lập.

    Trong kỳ bầu cử liên bang, các đảng chính trị sẽ được một chính trị gia đảng viên xuất sắc nhất lãnh đạo trong cuộc tranh cử. Nếu đảng thắng cử, chính trị gia này sẽ trở thành thủ tướng Úc. Tất cả thành viên nội các đều phải là những dân biểu do dân trực tiếp bầu lên. Các dân biểu và thượng nghị sĩ làm thành quốc hội. Hạ viện chuyên về lập pháp. Thượng viện chuyên trách việc thảo luận thông qua các đạo luật và một số chức năng khác.
    Do đó xét về phân chia quyền lực, thì Úc không có hệ thống Tam quyền phân lập rõ như Hoa Kỳ. Vì các thành viên chính phủ Úc cũng là thành viên của quốc hội. Tuy nhiên Tư pháp hoàn toàn độc lập với Chính phủ và Quốc hội.

    Trên tinh thần khi đi bầu, cử tri Úc bầu cho đảng, chứ không bầu chức vụ thủ tướng. Do đó chức vụ thủ tướng của Úc coi như chỉ được cử tri bầu gián tiếp chứ không bầu trực tiếp như tổng thống Hoa Kỳ.
    Đây chính là lý do của việc Úc có thể thay thế thủ tướng bất cứ lúc nào. Vừa qua Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã phải từ chức sau khi các thành viên của đảng cầm quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm ông và bầu ông Scott Morrison, tổng trưởng ngân khố lên làm thủ tướng.

    Về nguyên tắc cử tri bầu đảng, cho nên không ai có thể truất phế vị trí cầm quyền của đảng cầm quyền do dân trực tiếp bầu lên. Nhưng thủ tướng là người lãnh đạo đảng cầm quyền và đảng này có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng bất cứ lúc nào. Trong trường hợp đó lãnh đạo mới của đảng cầm quyền đương nhiên sẽ là thủ tướng.

    Người lãnh đạo đảng cầm quyền, tức là thủ tướng, giữ một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì vị trí lãnh đạo của đảng cầm quyền. Trong bất cứ thời điểm nào đảng cầm quyền phải bảo đảm rằng cử tri tiếp tục ủng hộ họ và họ sẽ không bị loại trong kỳ bầu cử liên bang kế tiếp. Muốn thế thủ tướng và chính phủ của đảng cầm quyền phải có những chính sách hay, để giải quyết những vấn đề quan trọng của quốc gia và phát triển kinh tế.

    Để biết rõ mức độ ủng hộ của cử tri, các đảng chính trị tại Úc dựa rất nhiều vào những kết quả thăm dò cử tri của các tổ chức thăm dò dư luận. Thông thường càng gần đến ngày bầu cử liên bang, đảng cầm quyền theo sát kết quả thăm dò dư luận để đoán xem thử họ có thể tiếp tục thắng trong kỳ bầu cử đến hay không. Nếu mức ủng hộ của cử tri giảm, đảng cầm quyền sẽ xem xét lý do vì sao. Nếu lý do mức ủng hộ của cử tri giảm là do lãnh đạo đảng, tức là thủ tướng, ngày càng kém, không có những chính sách hay, hay ban hành những chính sách sai…thì lúc đó đảng cầm quyền có thể nghĩ đến việc thay thế thủ tướng để cho người mới lãnh đạo với hy vọng đảng sẽ không thua trong kỳ bầu cử sắp đến. Đây là lý do chính hay dẫn đến việc thay thế thủ tướng tại Úc mặc dầu thủ tướng chưa hết nhiệm kỳ.

    Nhiều người Úc bất mãn với việc thay thế thủ tướng nữa chừng như thế. Nhưng khách quan đó cũng là một điểm mạnh của nền dân chủ Úc vì thủ tướng có thể bị cách chức bất cứ lúc nào bởi đảng cầm quyền nếu không chứng minh được tư cách lãnh đạo, hay phạm sai lầm. Mặc khác cử tri bầu đảng cầm quyền cho nên đảng có quyền làm mọi cách để duy trí vị trí lãnh đạo của họ theo mong muốn của cử tri và họ phải làm thật tốt mới hy vọng kỳ bầu cử kế tiếp cử tri Úc vẫn sẽ bầu cho họ.

    Có nhiều người nói rằng việc thay đổi thủ tướng như thế có thể tạo ra những bất ổn chính trị của quốc gia. Tuy nhiên trong thực tế, việc thay đổi thủ tướng tại Úc trong tình huống tương tự trong quá khứ không tạo ra những bất ổn gì cả, làm ảnh hưởng dân chúng hay sự ổn định của quốc gia.

    Nhưng thật tế, việc thay đổi thủ tướng của đảng cầm quyền có thể tạo ra sự bất mãn cho cử tri, những người ủng hộ vị thủ tướng đó, và kết quả là những cử tri này sẽ không ủng hộ đảng cầm quyền truất phế thủ tướng trong kỳ bầu cử đến.

    Các chính trị gia Úc đều biết rõ điều này, vì thế họ rất cẩn thận khi quyết định bỏ phiếu bất tín nhiệm một thủ tướng nào, để có thủ tướng mới. Trong đa phần các trường hợp đảng cầm quyền truất phế thủ tướng khi họ nhận ra rằng nếu không thay đổi thủ tướng đảng cầm quyền chắc chắn sẽ thua trong kỳ bầu cử sắp đến.
    Dĩ nhiên chỉ có một nền dân chủ phát triển, trưởng thành mới có thể hành xử như trên mà không tạo ra bất ổn chính trị. Các chính trị gia đảng cầm quyền trong đa phần trường hợp truất phế thủ tưởng vì quyền lợi của đảng hơn là vì quyền lợi của cá nhân. Thêm vào đó việc truất phế một thủ tướng phải là quyết định có đa số phiếu ủng hộ của nội các. Người đưa ra ý kiến truất phế thủ tướng có thể lãnh hậu quả cho bản thân nếu việc truất phế không thành công, ví dụ người đó có thể mất các chức vụ trong nội các và lui về vị trí của một dân biểu của quốc hội mà không có chức vụ gì trong chính phủ.

    Tuy nhiên điều đáng nói là phản ứng của dư luận, của cử tri. Theo thăm dò mới nhất của tổ chức thăm dò dư luận Newspoll ngay sau khi Thủ tướng Malcolm Turnbull bị truất phế cho thấy cử tri Úc đã quay sang ủng hộ đảng Lao động và từ bỏ Liên Đảng. Kết quả mới nhất cho thấy có 56% ủng hộ đảng Lao Động và chỉ có 44% ủng hộ Liên Đảng. Cách đây hai tuần có có 51% ủng hộ Lao Động và 49% ủng hộ Liên Đảng.

    Trong khi ông Malcolm Turnbull vẫn là Thủ tướng được ưa chuộng hơn ông Bill Shorten, thì ông Scott Morrison chỉ được 33% ủng hộ trong khi ông Bill Shorten được đến 39% cử tri ủng hộ. Đây là lần đầu tiên từ năm 2015 ông Bill Shorten đã dẫn trước đối thủ trong vị trí lãnh tụ khối đối lập liên bang.
    Phiếu ưu tiên của Liên Đảng đã chỉ c2on 33% trong khi phiếu ưu tiên của Lao Động tăng từ 35 đến 41%.

    Thông thường sau khi thất bại trong việc lật đổ thủ tướng, thì người đứng ra thách thức sẽ chấp nhận lùi về làm dân biểu ghế sau. Nhưng trong trường hợp của Peter Dutton, thì mặt dầu đã mất chức bộ trưởng nội vụ sau khi thách thức Malcolm Turnbull. Nhưng có thể chính phủ mới của Thủ tướng Scott Morrison sẽ khôi phục lại chức vụ của Peter Dutton trong nội các mới của ông. Mặc dầu giấc mơ trở thành Thủ tướng của Peter Dutton đã thất bại tuy nhiên xem ra ông ta vẫn là một nhân vật thế lực trên chính trường Úc và Thủ tướng Scott Morrison không thể bỏ qua Peter Dutton được.
    Và như thế Peter Dutton sẽ quay trở lại chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ. Nhưng bộ phận di trú thuộc bộ nội vụ trước đây có thể sẽ được chuyển sang tay của một bộ trưởng khác. Do đó mặc dầu quay trở lại bộ nội vụ nhưng quyền lực của Peter Dutton sẽ không còn như trước đây vì bộ di trú sẽ bị tách rời khỏi bộ nội vụ và giao cho một người khác.

    Tuy nhiên không có dấu hiệu gì cho thấy chính phủ mới của Thủ tướng Scott Morrison sẽ thay đổi quan điểm hạn chế di dân, và chính phủ Liên Đảng sẽ tiếp tục làm hết sức để hạn chế con số di dân nhập cư Úc hàng năm đến con số thấp nhất.

    Hơn nữa theo dư luận thì Scott Morrison sẽ chẳng có gì mới hơn, hay hơn ông Malcolm Turnubull và Scott Morrison sẽ tiếp tục caq1c chính sách của ông Turnbull. Một số nhà bình luận khác cũng nhận định rằng ông Scott Morrison không phải đại diện cho một thế hệ các nhà lãnh đạo mới của Liên Đảng và nếu từ đây cho đến khi bầu cử lại vào năm 2019, nếu ông Scott Morrison không có chính sách gì hay trình bày cho dư luận thì có khả năng Liên Đảng dưới sự lãnh đạo của ông Scott Morrison sẽ thất cử trong kỳ bầu cử liên bang đến.

    Một phần lý do của sự thất cử có thể là cử tri bầu cho Liên Đảng sẽ ủng hộ bà Julie Bishop trước rồi đến ông Tony Abbott chứ không sẳn sàng để chấp nhận ông Scott Morrison trong vị trí Thủ tướng Úc.

    Sau một loạt những biến động thay đổi thủ tướng từ thời ông Kelvin Rudd đến nay, trong vòng 11 năm, Úc có đến 6 thủ tướng. Mọi việc ổn định trong một thời gian ngắn từ khi ông Malcolm Turnbull trở thành Thủ tướng Úc.

    Tuy nhiên sóng gió chính trường Úc đang quay trở lại với ngày bầu cử liên bang cận kề. Có thể rằng lịch sử sẽ lập lại và Liên Đảng sẽ thất cử vì sự trừng phạt của cử tri, và dù rằng ông Bill Shorton không phải là một chính trị gia giỏi, thời cuộc có thể sẽ đặt ông vào chiếc ghế thủ tướng Úc sau tháng Hai năm 2019..

    Ls Lê Đức Minh


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: 11 Năm 6 Thủ Tướng

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Turnbull muốn đưa Dutton ra Tòa án tối cao





    Ngay sau xáo trộn chính trị hai tuần trước, cựu thủ tướng Malcolm Turnbull đã cùng vợ bay sang New York để lánh xa không khí chính trị ồn ào, tuy nhiên tại đây ông vẫn bám sát vào chính trường Úc khi vận động các cựu đồng nghiệp trong đảng Tự Do đưa kẻ phá hoại mình là Peter Dutton ra Tòa án Tối cao (High Court).

    Tin trên tờ The Sydney Morning Herald ngày 12.9.2018 cho hay từ New York, ông Turnbull đã liên tục gởi tin nhắn hay gọi điện thoại cho các dân biểu và nghị sĩ Tự Do, thúc giục họ hãy nêu trường hợp “Xung đột lợi ích” của Tổng trưởng Nội vị Peter Dutton để Tòa án tối cao xem xét.

    Trong số người được ông Turnbull vận động có cả Thủ tướng Scott Morrison.

    Ngay sau khi tin này lộ ra vào tối thứ Tư (12.9.2018), hôm thứ Năm ông Turnbull đã không ngại xác nhận trên mạng xã hội Twitter, cho rằng trường hợp của ông Dutton cần phải làm rõ:

    “Điều tôi đã nêu với ông Scott Morrison và các đồng nghiệp khác là về sự mập mờ trong tư cách pháp lý của ông Peter Dutton, như đã được Tổng chưởng lý ghi nhận, ông ta cần được chuyển đến Tòa án tối cao giống như là Barnaby, để xác minh”.
    Hiện tại tư cách dân biểu của ông Dutton không chắc chắn, có thể bị truất chức nếu đưa ra Tòa án tối cao.

    Như VL đã thông tin, theo điều 44 của Hiến pháp Úc thì tất cả các ứng cử viên vào quốc hội không được phép có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp về mặt tài chính với chính phủ liên bang.

    Sau khi ông Dutton tiến hành đảo chính, Fairfax Media đã phanh phui ra cơ sở kinh doanh nhà trẻ liên quan đến ông Dutton, dựa vào thông tin của Bộ giáo dục theo luật “Tự do thông tin”.

    Đó là nhà trẻ ở Brisbane do vợ ông Duttonđiều hành, từ năm năm 2014 đến 2018 nhà trẻ này đã nhận tài trợ $2.03 triệu của chính phủ liên bang. Bên cạnh đó là công ty RHT Investment mà ông Duton làm giám đốc cho đến tháng Ba năm 2016 dù đã đắc cử dân biểu từ năm 2001. Công ty điều hành hệ thống giữ trẻ cho quỹ tín thác của gia đình Dutton vàtừ năm 2010 đến 2018 đã nhận khoản tài trợ $3.6 triệu kim của chính phủ liên bang.

    Trong cả hai trường hợp ông Dutton đã gián tiếp hưởng lợi từ tài trợ của liên bang.

    Trước thông tin này, Văn phòng ông Dutton tuyên bố các cố vấn pháp lý của ông cho rằng ông không phạm luật.

    Tuy nhiên quyết định cuối cùng ở đây thuộc thẩm quyền của Tòa án tối cao và để làm như vậy thì Hạ viện phải bỏ phiếu để xem xét việc đưa hồ sơ lên tòa án.

    Ngày 22.8.2018 giữa không khí căng thẳng vì vụ đảo chính của ông Dutton, Lao Động đã đưa vấn đề này ra Hạ Viện, muốn chuyển trường hợp của ông Dutton lên Tòa án tối cao, tuy nhiên nghị quyết này bị đánh bại với kết quả sít sao 68 – 69 vì Tự Do – Quốc gia đang nắm đa số.

    Sau đó ông Dutton vẫn quyết lật ông Turnbull và ngày 23.8.2018 Tổng trưởng Tư pháp Christian Porter đã yêu cầu Tổng chưởng lý Stephen Donaghue xem xét việc ông Peter Dutton có đủ tư cách để đảm nhiệm vai trò dân biểu hay không!

    Tối 23.8.2018ông Dutton công bố các ý kiến pháp lý của luật sư David Bennett QC và Guy Reynolds SC, theo đó ông không vi phạm điều 44 của Hiến pháp.

    Ngày 24.8.2018 giữa lúc “party room” của Tự Do chuẩn bị bỏ phiếu đợt hai để chọn lãnh tụ, ông Donoghue đã đưa ra ý kiến nước đôi: Theo ông thì ông Dutto làm dân biểu “cũng được tôi”, tuy nhiên vì số tiền tài trợ quá lớn, ông Dutton có nguy cơ “nhận lãnh phán quyết bất lợi nếu vấn đề được đẩy lên Tòa án tối cao”.

    Như VL đã nêu ra, Giáo sư Anne Twomey, giảng dạy môn luật hiến pháp tại Đại học Sydney, cho rằng đây là một trường hợp “mờ mịt”, loại “năm thắng, năm thua” (borderline). Vị giáo sư này phát biểu: “Tôi nghĩ rằng ông ta đang đối mặt với một mối nguy.”

    Tuy nhiên Đảng Tự Do không dại gì đưa vấn đề đi tới. Việc ông Turnbull từ chức dân biểu vùng Wentworth khiến đảng Tự Do mất đi thế đa số mong manh của mình và hiện đang chờ đợi kết quả bầu cử bổ sung vào ngày 20.10.2018.

    Ông Dutton hiện là dân biểu vùng Dickson ở ngoại ô Brisbane, nơi ông chiến thắng Lao Động với một đa số mong manh, chỉ hơn có 1.6% số phiếu,

    Nếu Tự Do đưa hồ sơ ông Dutton lên Tòa án tối cao và tòa này cho rằng ông ta không đủ tư cách làm dân biểu, đảng này sẽ mất hẳn đa số và do dó sẽ đối mặt với nguy cơ mất chính quyền.

    Tuy nhiên ông Turnbull vẫn cố thuyết phục các ủng hộ viên của mình, cho rằng nếu cần thiết có thể bỏ phiếu cùng phía với Lao Động.

    Hiện tại cựu Ngoại trưởng Julie Bishop tuyên bố ậm ờ, không khẳng định là bà sẽ không bỏ làm theo vận động của ông Turnbull: “Dĩ nhiên là , tôi sẽ quyết định khi diễn ra cuộc bỏ phiếu như thế”. Tuy nhiên bà nói thêm: “Dĩ nhiên là chúng ta cần phải làm rõ ràng tư thế của toàn bộ thành viên của quốc hội”.

    Hiện tại ông Dutton đang trở thành gánh nặng với Thủ tướng Morrison tuy nhiên ông thủ tướng này chẳng dám làm gì vì vì lý do kể trên.

    Kể từ khi ông Dutton ra mặt thách thức ông Turnbull, bao nhiêu tai tiếng dồn dập xảy ra với ông, trong đó có việc sử dụng quyền lực của mình để can thiệp việc riêng như cấp visa cho người giúp việc nhà của bạn bè hay xin việc làm cho bạn bè.

    Theo nhận định của ông John Hewson, từng là lãnh tụ Đảng Tự Do, thì ông Morrison đã “thất bại” trong việc giải quyết trường hợp của ông Dutton.

    Theo ông thì cách ông Morrison giải thích vụ lật đổ ông Turnbull và bảo vệ ông Dutton thể hiện sự “khinh miệt” cử tri với hy vọng rằng cử tri sẽ quên đi trong vài tháng nữa!


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Trả lời

Quay về “Tổng hợp”