Giá điện tại Úc: khi dây dẫn “bị” dát vàng

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Giá điện tại Úc: khi dây dẫn “bị” dát vàng

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Giá điện tại Úc: khi dây dẫn “bị” dát vàng




    Chi phí điện lực tại Úc thuộc hạng cao nhất thế giới mà lý do chính là các công ty nắm trong tay hệ thống dây dẫn điện tính phí quá cao, làm như thể hệ thống dây điện họ làm chủ được “dát vàng”.

    Nhưng đây lại là một trong những vấn đề mà cử tri hậm hực nhất. Giá điện cứ tăng vù vù, chỉ tính từ năm 2007 đến nay giá điện đã tăng gấp đôi và hiện tại giá điện tại Mỹ và Canada không bằng một nửa tại Úc. Đây cũng điều mà Thủ tướng Malcolm Turnbull hằng lo lắng, để giữ chính quyền thì ông phải tìm ra giải pháp để hóa đơn điện không còn là gánh nặng trên vai người dân.

    Trong ý nghĩ đó tháng Ba năm nay ông đã ra lệnh Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu thụ Úc (Australian Competition and Consumer Commission: ACCC) xét lại chính sách làm giá của các công ty điện lực. Thế nhưng mãi tới nay vấn đề cũng không đi đến đâu, giá điện vẫn cứ cao và người dân tiếp tục kêu rên. Tuần qua (9.8.2017) ông Turnbull lại cùng Tổng trưởng năng lượng Josh Frydenberg tổ chức cuộc họp với các công ty bán lẻ điện để “thảo luận các giải pháp giảm giá bán”.

    Nhưng cuộc họp này vẫn chẳng đi tới đâu. Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp, ông Turnbull cho biết ông đã yêu cầu các công ty giúp khách hàng có “chương trình kiểm soát chặt chẽ” lượng điện tiêu thụ, tránh bị tính giá cao. Theo đó thì các công ty sẽ sớm thông báo cho khách hàng rằng mức điện tiêu thụ với giá ưu đãi của họ sắp hết, nếu còn mạnh tay chi xài thì tốn phí sẽ tăng vùn vụt. Ngoài ra, các công ty năng lượng có trách nhiệm chỉ dẫn khách hàng tới một trang thông tin so sánh giá cả để bảo đảm rằng họ có chọn lựa tối ưu về giá.

    Nhưng cái chính là làm sao để các công ty điện lực đừng cắt cổ dân và xem ra ông Turnbull đã bó tay, bất lực: giải pháp ông đưa ra cũng chẳng khác gì đem muối bỏ biển. Trông cũng giống như một tử tội bị xử chém: người ta yêu cầu ông làm sao để thoát án chém, ông chỉ can thiệp để tử tội “được” chém bằng mã tấu, bằng kiếm Nhật hay dao chọc tiết lợn!

    Vì sao? Vì những giải pháp ông đưa ra không làm giảm giá điện. Thị trường bán lẻ ngành điện không có sự cạnh tranh căng thẳng để tạo ra cuộc chiến giá cả với mức chênh lệch cực lớn để khách hàng bỏ công ty này chạy theo công ty kia.

    Hiện có ba công ty chính là Energy Australia, Origin Energy và AGL, chiếm đến 80% thị trường. Mục tiêu của các công ty này là kiếm lời, không phải để giúp ông Turnbull lấy lòng cử tri.

    Nếu không trực tiếp lấy lòng cử tri thì cách thứ hai là “lái” sự bất mãn của họ bằng cách chỉ mặt đối thủ chính trị. Kể ra thì đầu tiên ông Turnbull cũng muốn dở trò này là quy trách cho Lao Động tuy nhiên đã kịp tự chế, sợ “chơi dao bị đứt tay” như người tiền nhiệm Tony Abbott.

    Khi ở thế đối lập, ông Abbott luôn chỉ trích thuế khí thải của Lao Động, cho là thuế này làm giá điện tăng nhưng đã bị hố to, trở thành trò cười. Sau đó, khi lên làm Thủ tướng và bãi bỏ thuế này, giá điện vẫn tục tăng chóng mặt: sau khi ông Abbott bãi bỏ thuế này thì giá điện đã tăng đến 80 phần trăm tính từ năm 2007.
    Tại sao giá điện tăng cao như vậy?

    Chính trị và hóa đơn điện

    Giá cả của bất cứ thứ gì cũng tính từ giá thành để sản xuất, cộng các khoản từ chi phí nhiên liệu, nhân công, khấu hao máy móc, đường dây tải, hệ thống biến áp, chi phí hành chánh, thuế má và phân tiền lời.

    Trong thời kỳ đối lập và Tự Do luôn quy trách rằng Lao Động đã khiến giá điện tăng vùn vụt vì áp thuế khí thải.

    Trong phiên họp ngày 11.10.2012 tại quốc hội ông Abbott đã đả kích chính phủ Lao Động bằng cách mang hoá đơn thanh toán tiền điện của một phụ nữ sống tại Perth tên Hetty Verolme ra làm thí dụ. Hoá đơn điện này cao gấp đôi của hoá đơn lần trước, do đó ông kết luận rằng đó là hậu quả của thuế carbon: “Chi phí điện tăng đến $800 và 70 phần trăm trong đó là thuế carbon, làm thế nào mà thủ tướng có thể bảo đảm rằng tiền hỗ trợ sẽ bù vào việc tăng giá này.”

    Thế nhưng sau đó ông Abbott hối hận ngay vì bị hố to. Chính phủ Lao Động nhanh chóng đáp trả, cho rằng bà Verlom trả cao gấp hai vì bà xài điện cao gấp đôi thời kỳ trước. Nguyên Tổng trưởng biến đổi khí hậu Greg Combet chộp lấy thời cơ phản công, cho rằng ông Abbott đã sử dụng thông tin sai lạc để bôi nhọ chính phủ!
    Sau màn “đánh hố” của ông Abbott trong vai trò lãnh tụ đối lập một tuần, kinh tế gia Ross Garnaut – cố vấn của chính phủ Gillard về thuế carbon – đã ra điều trần trước một ủy ban điều tra của quốc hội. Theo ông thì nếu tính cả thuế carbon thì giá thành của điện vẫn thấp hơn mức giá của tài khóa 2006 – 2007.

    Theo ông thì giá tăng là do nhà cung cấp tùy ý tăng giá trong khi chính phủ không làm gì để bảo vệ giới tiêu thụ.

    Trên thực tế hệ thống kiểm soát kinh tế năng lượng của Úc đã bị “vỡ nát” và đây là lý do khiến giá điện tăng chóng mặt: trong thời gian qua người Úc đã phải chịu đựng tốc dộ tăng giá tiền điện cao hơn bất cứ quốc gia phát triển nào.

    Theo ông thì để giải quyết vấn đề, chính phủ cần tăng quyền lực cho các định chế kiểm soát và tăng cường giám sát việc đầu tư trong việc xây dựng hệ thống phát điện, tải điện và trạm biến áp, nói chung là chính sách “phát triển cơ sở hạ tầng”.

    Việc kiểm soát giá điện thuộc phần hành của Cục kiểm soát Năng lượng Úc (Australian Energy Regulator: AER), là một bộ phận trực thuộc ACCC. AER được thành lập tháng Bảy năm 2005 với trách vụ thực thi những quy định do Ủy ban Thị trương Năng lượng Úc (Australian Energy Market Commission: AEMC) đề ra.

    Trên thực tế AER bó tay, không thể can thiệp để ngăn ngừa việc “đầu tư” vô tội vạ của hạ tầng ngành điện, do đó giá điện leo thang.

    Trong việc này báo chí Úc đã sử dụng thành ngữ “gold plating”. Nghĩa đen thì “gold plating” có nghĩa là “mạ vàng” nhưng nghĩa bóng để chỉ những hành động nhìn thì hay ho, rất có lý nhưng thực chất thì chỉ là “vàng bên ngoài”: bên trong chẳng phải vậy, chẳng hay mà cũng rất vô lý.

    Dây điện dát vàng

    Các chuyên viên cho biết trong giá điện bán lẻ thì hết 30% là giá bán sỉ, chi phí để sản xuất ra điện, sau đó hết 40% là trả chi chi phí hệ thống phân phối qua hệ thống lưới điện. Như vậy thì tiền lời mà các công ty bán sỉ và bán lẻ chia nhau là 30%.

    Tuy nhiên vấn đề là hệ thống dây dẫn và trạm biến áp: tại sao chi phí hao mòn và vận hành hệ thống này có thể cao hơn cả chi phí sản xuất ra điện?

    Câu trả lới rất là dài giòng.

    Hệ thống này về độc quyền của một số công ty hay chính phủ và như đã nói việc tính giá cả sẽ bị AER kiểm soát theo công thức chi phí cộng thêm phân lời. Tuy nhiên với sự thông đồng của chính quyền tiểu bang, nhiều công ty đã có thể qua mặt công thức này.

    Viện cớ là phải đầu tư để hệ thống phân phối không bị quá tải trong những đợt cao điểm như những ngày hè nóng bức khi nhà nào cũng mở máy lạnh, do đó phải tính giá cao hơn.

    Trên thực tế có thể có cách giải quyết rẻ hơn như giảm giá điện cho những ai dùng dưới mực hạn định trong ngày cao điểm, tuy nhiên làm vậy thì các công ty điện không thu nhiều lợi nhuận.

    Vì chính phủ không kiểm soát, các nhà cung cấp điện có thể thỏai mái chặt chém, lấy tiền điện của người dân để đầu tư vào những dự án hạ tầng thiếu thiết thực, không hề phục vụ mạng điện mà họ tải đến cho người dân mà chỉ phục vụ công ty họ quản trị, làm nó quan trọng hẳn ra.

    Tháng 10 năm 2012, Ủy ban thị trường năng lượng Úc công bố bản phúc trình, cho biết công ty điện lực Ausgrid đã “tiêu pha quá lố” $1 tỷ đối với hệ thống phân phối điện tại Sydney trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2009.

    Công ty điện lực Ausgrid do chính quyền tiểu bang NSW làm chủ và một ví dụ cho trò vung tay này là trạm biến áp và phát điện (substation) trị giá $40 triệu tại Charlestown (Newcastle), một phần của dự án $1 tỷ mà Augrid đầu tư cho hạ tầng cơ sở điện lực của mình.

    Bỏ ra chừng ấy tiền để xây rồi bỏ không, hoàn toàn không nối vào lưới điện của tiểu bang. Cho đến lúc đó và cả hiện tại trạm này vẫn hoàn toàn vô dụng và sẽ hoàn toàn vô dụng, không cần thiết với vùng này trong vòng nhiều năm tới.

    Vì sao công ty này có thể dễ dàng phung phí như vậy?

    Trên phương diện quản trị thì những nhà quản lý nhận lương của mình theo “tầm mức hoạt động”. CEO của một công ty hoạt động với doanh số $8 tỷ thì phải nhận lương cao hơn công ty hoạt động với doanh số $6 tỷ, bởi thế các CEO luôn tìm cách bành trướng hoạt động của công ty, cho dù chưa chắc việc này sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông hay xã hội.

    Việc mở rộng hệ thống đường dây tải điện sẽ cần thêm vốn, chi thêm tiền bảo trì, bộ máy hành chánh, do đó tạo quyền lực của bộ máy quản lý.

    Khi tất cả là tiền của dân, họ thoải mái vung tay, bất kể sự đau khổ của người tiêu thụ.

    Nếu công ty bỏ ra $1 tỷ thì trung bình mỗi năm người tiêu thụ tại NSW phải trả thêm tiền điện ít nhất $500!
    Khi bị vạch mặt chỉ tên, công ty này dở ngón võ của mình là dọa kiện.

    Nạn nhân trong vụ này là Bruce Robertson, xuất thân là một chuyên viên phân tích chứng khoán nhưng năm 2002 đã bỏ nghề, mua một trại chăn nuôi tại vùng Burrell Creek, ở phía tây của thị trấn Taree của tiểu bang NSW.

    Tưởng rằng mình đã “tìm nơi vắng vẻ, tránh chốn lao xao”, trò tham lam của giới chức quản trị Ausgrid đã lôi kéo anh này vào vòng phiền toái mới.

    Sự vụ bắt đầu khi ông Robertson chú ý đến hệ thống cột điện được dựng lên tại thung lũng Manning, nơi có nông trại của mình. Vốn là một phân tích gia chứng khoán, Robertson đi sâu vào và phanh phui ra kiểu đầu tư “mạ vàng” của các công ty điện lực và đầu năm 2012 đã quyết định công bố sự việc trên tờ The Sydney Morning Herald.

    Theo ông Robertson cáo buộc rằng kinh tế điện lực hiện đang mắc một “khiếm khuyết chết người” (fatal flaw) trong việc đầu tư: càng rót tiền vào hạ tầng bao nhiêu, giá điện tăng cao bấy nhiêu. Theo ông thì thuế carbon hay nhu cầu điện gia tăng không phải là lý do chính, lý do chính là đầu tư vô độ.

    Sau đó Robertson đã thành lập tổ chức Manning Alliance và thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông để “đả đảo điện lực”.

    Dĩ nhiên, ông ta trở thành cái gai và bị Grid Australia dọa sẽ kiện ra tòa. Grid Australia là một hình thức nghiệp đoàn, nhưng là nghiệp đoàn của các ông chủ ngành điện lực, thay mặt các đoàn viên của mình để lobby với chính phủ tiểu bang và liên bang để đạt đến những thoả thuận và chính sách có lợi nhất cho mình. Grid Australia có 6 đoàn viên, gồm 4 công ty nhà nước và hai đại công ty đa quốc.

    Tháng 10 năm 2012 Grid Australia ra trình bày trước Thượng Viện, giải thích rằng điện tăng giá là do mức tiêu thụ trong giờ cao điểm gia tăng. Ngay sau đó ông Robertson xuất hiện trên truyền thông để bác bỏ, cho rằng Grid Australia đã đánh lừa (mislead) Thượng Viện.

    Là chuyên gia phân tích thị trường, ông Robertson không khó khăn lắm khi bác bỏ lời giải thích trên. Đó là số liệu của Thị trường Điện lực Toàn quốc, tức National Electricity Market, viết tắt là NEM. Số liệu cho thấy nhu cầu điện trung bình tăng mỗi năm 2.2% với mức thay đổi tùy theo tiểu bang, thấp nhất là Victoria (1.7%) và cao hơn là Queensland với 3.8%, thế nhưng mức tiêu thụ điện trong giờ cao điểm không tăng cao. Thứ nhất, nếu có tăng trong những giai đoạn ngắn, nhưng đặc biệt là đã giảm rất mạnh trong những năm qua khi tiền điện lên cao ngất.

    Grid Australia phản ứng bằng cách cho luật sư viết thư hăm kiện, đòi hỏi phải rút lại các tuyên bố trên.

    Thế nhưng đây là hành động vi hiến. Theo luật liên bang (Section 9 Defamation Act, 2005) thì các tổ chức thuộc sở hữu chính phủ không được kiện dân vì lý do “bị mạ lỵ”. Đồng thời, các đại công ty không được kiện vì chuyện “bị mạ lỵ” để bảo vệ quyền tự do ngôn luận: nếu không có luật này thì chẳng có ai và tờ báo nào dám lên tiếng chỉ trích các đại công ty dồi dào tiền bạc. Riêng luật của tiểu bang NSW thì rõ hơn: chỉ những công ty nhỏ, có dưới 10 nhân viên thì mới có thể kiện kẻ khác vì tội mạ lỵ.

    Sau đó các giới chức dân cử tại vùng mà ông Robertson cư ngụ và sinh sống lên tiếng và ngày 15.11.2012 Chủ tịch của Grid Australia là Peter McIntyre đã phải viết thư xin lỗi ông Robertson.

    Tuy nhiên các “đoàn viên” của Grid Australia vẫn tiếp tục trò “mạ vàng dây điện” khiến giá điện tăng vù vù.
    Lúc này AER mới giật mình vào cuộc thì bị chính phủ Liên đảng tại NSW giật dây để kiện lại.

    Cục kiểm soát không có quyền kiểm soát

    Ban đầu AER quy định nhà bán lẻ không được tính giá bán lẻ cao quá 30% so với giá thành và phí tổn. Tuy nhiên việc này bị bãi bỏ từ trước với quan niệm cho rằng tình trạng tự do cạnh tranh từ nhiều công ty sẽ góp phần hạ giá. Tuy nhiên các công ty này không dại dột giết nhau và bày trò “đầu tư” để kiếm ăn trên mồ hôi nước mắt của khác hàng.

    Sau nhiều năm làm ngơ cho việc “đầu tư” này để giá điện lên cao chót vót tháng Tư năm 2015 AER mới sực tỉnh và hành động, ra lệnh các công ty bán điện lực và khí đốt tại NSW và Canberra không được tính phân lời quá mức tối đa và không được tính chi phí đầu tư theo lối “dát vàng” vào giá thành của sản phẩm.

    Nhưng lúc này chính phủ Liên đảng NSW muốn bán hệ thống lưới điện Ausgrid. Nếu luật trên áp dụng thì giá của Ausgrid có thể bị hạ, do đó đã ra lệnh công ty này kiện AER ra Tòa Án Tiêu thụ (Australian Competition Tribunal).

    Tháng Hai năm 2016 Tòa công bố phán quyết có lợi cho các công ty điện lực. AER lại đưa vấn đề lên Tòa án liên bang. Tuy nhiên phán quyết của Tòa án liên bang vào tháng Năm nay lại khiến AER và người tiêu thụ thất vọng.

    Như thế thì cho đến nay các công ty điện lực thoải mái “dát vàng” hệ thống dây dẫn bằng mồ hôi nước mắt của khách hàng. Trong khi đó thì nguồn cung lại ngày càng khan hiếm.

    Hiện tại một số nhà máy phát điện cũ đã ngừng hoạt động vì máy móc quá cũ. Tuy nhiên họ không dám đầu tư để thay thế thiết bị mới vì tương lai bấp bênh: chính phủ không bảo đảm cái gì cả trong khi cả thế giới đều chống lại than đá. Nếu đầu tư mà chỉ vài năm bị cấm thì đúng là vất tiền qua cửa sổ.
    Dây điện thì dát vàng, trong khi các nhà máy điện cũ thì thi nhau đóng cửa. Hai lý do này đã khiến giá điện lên cao.

    Do đó chúng ta cần phải hiểu rõ rằng dù TT Turbull có tổ chức thêm 10 cuộc họp nữa, giá điện cũng khó mà giảm xuống.



    Nguồn:http://vietluan.com.au



              
Trả lời

Quay về “Tổng hợp”