Hình ảnh người Lính Cộng Hòa trong quá khứ, hiện tại và mai sau

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Hình ảnh người Lính Cộng Hòa trong quá khứ, hiện tại và mai sau

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Hình ảnh người Lính Cộng Hòa trong quá khứ, hiện tại và mai sau.




    Vào ngày Chủ Nhật 20 tháng 10 năm 2019 vừa qua, Viện Bảo Tàng Quốc Gia Di Tích Chiến Tranh Việt Nam (National Vietnam Veterans Museum – Gọi tắt là NVVM) của Hội Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến Tại Việt Nam (Vietnam Veterans – Gọi tắt là VVA) đã làm lễ khánh thành Tượng Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, với quân phục tác chiến và đầy đủ quân trang quân dụng cá nhân, đang cầm súng đứng gác giặc, dưới sự chủ tọa của Bà Jenny Cotton, Phó Đặc Ủy Bộ Cựu Chiến Binh Úc tại Tiểu Bang Victoria (Deputy Commissioner Victoria at Department of Veterans’ Affairs).

    Mặc dù Viện Bảo Tàng Di Tích Chiến Tranh Việt Nam tại Tiểu Bang Victoria nằm ở hòn đảo Philip Island, cách thành phố Melbourne khá xa (khoảng 130 cây số) và thời tiết buổi đầu xuân vẫn còn lạnh và mưa nhiều, nhưng với tình đồng đội và tinh thần bất khuất của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, đã có gần 200 đồng hương tham dự buổi lễ khánh thành này.

    Mở đầu buổi lễ, ông Bob Wood, Cựu Chiến Binh Úc, đại diện cho NVVM đã đọc diễn văn giới thiệu sơ lược lịch sử của Viện Bảo Tàng và tặng vật mới nhận được là bộ quân phục của Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân.

    Tiếp theo, ông giới thiệu ông Nguyễn Hữu An, Hội Trưởng Hội Biệt Động Quân Tiểu Bang Victoria.




    Ông Nguyễn Hữu An đã kể lại diễn biến bắt đầu từ sáng sớm ngày 30 tháng Tư năm 1975, lúc Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân nhận được lệnh hành quân về bảo vệ Thành Phố Sài Gòn, rồi nghe tin Tổng Thống Dương Văn Mình đầu hàng bọn Việt Cộng, tiểu đoàn chia làm hai phần: Một phần ở lại vùng đang hành quân để chờ Việt Cộng đến bàn giao, phần còn lại tiếp tục hành quân về bảo vệ Sài Gòn.

    Đoạn kết bi thương của 13 người Lính Biệt Động Quân gồm Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Trần Đình Tự, Đại Úy Tiểu Đoàn Phó, một Thiếu úy và 10 Chiến Binh Biệt Động bị bọn Việt Cộng sát hại, đã được tôi trình bầy ở những số báo trước rồi, nên không nhắc lại ở đây nữa.

    Sau khi được anh Trần Đình Lộc, em của Thiếu Tá Trần Đình Tự tặng bộ quân phục của Thiếu tá Tự, ông An cảm thấy có nhiệm vụ nói lại cho mọi người biết tinh thần chiến đấu anh dũng, không đầu hàng địch quân, của những chiến binh Biệt Động Quân Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân nói riêng, và toàn thể chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, do đó, ông và Hội Biệt Động Quân Tiểu Bang Victoria đã tặng bộ quân phục cùng với những quân trang quân dụng để Viện Bảo Tàng giữ và triển lãm cho công chúng xem.

    Ông An kết luận bài diễn văn của mình như sau:





    “Kính thưa quý vị quan khách, đối với tôi, Thiếu Tá Trần Đình Tự là một người anh hùng, một người lính dũng cảm, oai hùng nhất trong số những người lính dũng cảm và oai hùng của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, những người lính đã chiến đấu và hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Miền Nam Việt Nam, chống lại sự xâm lăng của quân Cộng Sản.

    Sự hy sinh của Thiếu Tá Trần Đình Tự và các anh hùng Mũ Nâu của Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân rất xứng đáng được lưu danh hậu thế.”


    Tiêp theo là diễn văn của bà Jenny Cotton, Phó Đặc Ủy Bộ Cựu Chiến Binh tại Tiểu Bang Victoria.

    Bà Jenny đã ca ngợi tinh thần chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ đất nước của mình, bà cũng nhắc lại sự chiến đấu dũng mãnh của các chiến binh Úc Đại Lợi đã hỗ trợ Việt Nam Cộng Hòa trong suốt thời gian tham chiến, và bà rất hân hạnh đã được đại diện cho Bộ Cựu Chiến Binh Úc để khánh thành tượng Người Chiến Binh Việt Nam Cộng Hòa.





    Trong tiếng vỗ tay vang dội của các quan khách Việt cũng như Úc, bà Jenny Cotton, với sự phụ tá của ông Bob Wood, đã kéo tấm vải mầu vàng xuống để hiện ra bức tượng Người Lính Chiến Việt Nam Cộng Hòa.

    Người Lính Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mặc bộ quân phục Biệt Động Quân, đầu đội nón sắt vẽ hình đầu beo đen, khăn quàng cổ mâu nâu, mang giầy bốt đờ sô đen.

    Tay trái anh cầm khẩu súng trường M16 dựa báng súng vào giây lưng TAB, tay phải anh đưa ra đằng trước, dựa lên túi đạn trong tư thế sẵn sàng nổ súng khi có biến.

    Băng cứu thương cá nhân được anh gắn vào móc ở giữa dây ba chạc bên phải. Bên trái, lưỡi lê để trong bao được cột chặt vào dây ba chạc, với đầu lưỡi chĩa lên trời và chuôi ở phía dưới. Đây là cách thức mang lưỡi lê đặc biệt của Lính Biệt Động, để mỗi lần hành quân vào ban đêm, khi cần dúng đến nó, anh lính chỉ cần bấm nhẹ vào mấu dây giữ cán, lưỡi lê sẽ nhẹ nhàng rới xuống bàn tay của anh không một tiếng động, và chỉ một cái vươn mình là anh đã có thể hạ gục tên lính đang đứng gác mà không gây bất cứ một tiếng động nào trong đêm tối.

    Hai trái lựu đạn dùng để trấn áp địch khi chúng dùng thế biển người tràn đến, cũng được anh móc cẩn thận vào dây lưng TAB,bên cạnh túi đạn.






    Người Lính Cộng Hòa hiên ngang đứng gác giặc ở vị trí tốt nhất của tòa nhà: Tại lan can trên lầu, ngay trung tâm của viện bảo tàng.

    Từ địa điểm này, nhìn xuống, anh có thể kiểm soát được hết mọi góc cạnh của tòa nhà, bảo vệ an toàn cho những chiếc thiết giáp, xe GMC (Úc), các khẩu đại bác, máy bay trực thăng UH1B, trực thăng võ trang Cobra, máy bay phản lực F104 Phantom và dân chúng đang tham dự buổi lễ.

    Ngày xưa, cũng người Lính Cộng Hòa này, đã hiên ngang đứng gác giặc trên mọi nẻo đường quê hương, để tiêu diệt bọn Việt Cộng xâm lăng, bảo vệ sự an lành cho người dân và sự vẹn toàn lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam.

    Ngày nay, người Lính Cộng Hòa hiên ngang đứng gác giặc giữa những di tích của chiến tranh Việt Nam, để nhắc nhở cho những người Lính Việt Nam Cộng Hòa rằng: Tuy đã bỏ quê hương mà đi, nhưng sự ra đi đó chỉ là tạm thời, nhiệm vụ của người lính vẫn là chống cộng, hậu thuẫn cho những phong trào tranh đấu bảo vệ nhân quyền của đồng bào trong nước, giúp đỡ những chiến hữu được vẹn toàn hoặc bị thương tật nằm lại quê nhà, để khi nào thời cơ thuận tiện, sẽ trở về dành lại quê hương đất nước.

    Mai đây, nếu những người lính như chúng ta đã vì tuổi già mà ra đi, mà tâm nguyện phục hưng đất nước vẫn chưa hoàn thành, thì:

    Người Lính tiêu biểu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chúng ta cũng vẫn mãi mãi đứng gác giặc ở xứ Úc, xứ Mỹ, xứ Gia Nã Đại và bên Trời Âu, để nhắc chở cho con cháu chúng ta biết đến những Người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã một thời chiến đấu cho quê hương Miền Nam Việt Nam, để lớp trẻ nhớ đến nguồn gốc của mình, đến lời thề bảo vệ quê hương của cha ông, mà tiếp tục sự nghiệp đấu tranh diệt cộng, dựng lại cơ đồ Việt Nam Cộng Hòa.




    Kính thưa quý huynh trưởng, quý chiến hữu, quý đồng hương,

    Chúng ta đã dời bỏ quê hương để ra đi tìm tự do, nhận những xứ Úc, Mỹ, Gia Nã Đại, Anh, Pháp, Đức . . . làm quê hương thứ hai, thế nhưng nhiệm vụ bảo quốc an dân của chúng ta vẫn còn.

    Chúng ta phải giải thích cho ngưới dân ở những xứ sở nơi chúng ta đang ở, cho họ biết rằng bọn Cộng Sản đã xâm lăng, đã chiếm đóng xứ sở của chúng ta.

    Giải thích cho mọi người hiểu xong rồi, chúng ta còn phải tiếp tục nhiệm vụ “Lấn Đất Dành Dân” nữa.

    Ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ trường học, công sở, cho tới những cơ sở từ thiện và quan trọng nhất là ở những thư viện, viện bảo tàng . . . bọn Việt Cộng đã và đang tiếp tục đem hàng trăm, hàng ngàn sách vở, báo chí, hình tượng . . . để cho không hoặc bán rẻ cho những nơi này, để tuyên truyền, để khỏa lấp những tội ác của chúng đối với người dân của Việt Nam Cộng Hòa.

    Chúng ta hãy viết thật nhiều những câu chuyện kể lại:

    • 1)Lý do chúng ta phải vượt biên, vượt biển đi tìm tự do,

      2)Những sự tra tấn, giết chóc của bọn Việt Cộng tại các trại tù cải tạo

      3)Những sự đàn áp, giết chóc mà bọn Việt Cộng đang áp dụng đối với những người Lính và Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa còn ở lại quê nhà,

      4)Thật nhiều, thật nhiều những câu chuyện về sự tàn ác bịp
      bợm của bọn Việt Cộng . . .


    Hãy đem những sách báo của chúng ta tặng lại cho các cơ sở giáo dục, văn hóa và những viện bảo tàng di tích chiến tranh Việt Nam, để những cơ sở này trưng ra sách báo của chúng ta, chặn đứng những sách báo của bọn Việt Cộng.

    Theo sự tìm hiểu riêng của chúng tôi, tại đa số các viện bảo tàng về chiến tranh, đều có những hình ảnh, sách vở và hình tượng của Việt Cộng.

    Hình ảnh của Việt Nam Cộng Hòa, của sự chiến đấu bảo vệ quê hương Miền Nam của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng đã có mặt để đối đầu với bọn Việt Cộng.

    Nhưng chúng ta còn cần, cần rất nhiều những sách báo, hình ảnh, nhất là

    Hình Tượng Người Lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

    để nói lên sự hiện diện của chúng ta trong thời chiến, hiện tại và tương lai.

    Viện bảo tàng chiến tranh quốc gia Úc ở thủ đô Canberra, ở Washington, Toronto, Paris, London . . . đã có hình tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hòa hay chưa?

    Nếu đã có rồi thì tốt lắm.

    Nhưng nếu chưa có thì sao?

    Thưa quý huynh trưởng, quý chiến hữu, quý đồng hương,

    Chúng ta cùng góp sức góp công để đặt những sách báo, hình tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hòa tại các nơi này nhé!

    BIỆT ĐỘNG QUÂN: SÁT!

    BIỆT CÁCH 81: GIAN KHỔ KHÔNG SỜN VONG THÂN BÁO QUỐC!

    NHẨY DÙ: CỐ GẮNG!

    THỦY QUÂN LỤC CHIẾN: SÁT CỘNG!


    • Ta là chiến sĩ của trùng dương muôn sức sống
      Hiên ngang ra khơi giữ vững cõi bờ Việt Nam (Hải Quân Hành Khúc).

      Ngày bao hùng binh tiến lên, bờ cõi vang lừng câu quyết chiến (Lục Quân Hành Khúc).

      Đây đó hồn nước ơi

      Không Quân Việt Nam Lướt Trên Ngàn Mây Gió . . . (Không Quân Hành Khúc)



    QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA CỦA CHÚNG TA

    LÀ NHƯ THẾ ĐÓ.


    (Hình ảnh và phim video tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia Victoria do gia đình chị Bích Ngọc, các cháu Khoa, Vi và Đạt thực hiện).

    LỊCH SỬ THÀNH LẬP VIỆN BẢO TÀNG QUỐC GIA

    VỀ DI TÍCH CHIẾN TRANH VIỆT NAM VICTORIA.


    (trích dịch từ tài liệu trên website của viện bảo tàng)


    LÍNH!

    Dù là Lính của bất cứ quốc gia nào, bất cứ binh chủng nào,

    Họ cũng chỉ là một con người mà thôi.

    Viện Bảo Tàng Quốc Gia về Di Tích Chiến Tranh Việt Nam không phải là một cuốn sách viết về lịch sử hay thậm chí là một câu chuyện nói về Chiến tranh Việt Nam, trong đó rất nhiều chuyện đã được viết trong bốn mươi năm qua.

    Tuy nhiên, nó liên quan đến hơn 50.000 quân nhân Úc đã phục vụ trong cuộc chiến mười năm đó – một cam kết lâu nhất của chúng tôi (tính đến nay) về vô số cuộc xung đột vũ trang mà quốc gia chúng ta đã tham gia từ đầu thế kỷ XX.

    Đó là câu chuyện về một viện bảo tàng độc đáo:

    Nó không phải là một viện bảo tàng ghi lại cuộc chiến, mà là một sự tôn kính dành cho các quân nhân và phụ nữ Úc (với tư cách cá nhân) đã chiến đấu trong cuộc chiến đó và các sự kiện đau thương mà họ phải chịu đựng.


    KHÁI NIỆM BAN ĐẦU

    Viện bảo tàng được phát triển một cách tự nhiên, thay vì theo kế hoạch. Không muốn lệ thuộc vào bất cứ một cá nhân nào, Đại Úy John Methven và vợ của anh ta là Krishna đã nói như vậy khi lái một chiếc xe Land Rover kéo theo rờ mọc chất đầy những đồ vật kỷ niệm cá nhân của họ để triển lãm trên khắp các nẻo đường quê hương nước Úc. Đó là hình ảnh của viện bảo tàng di động trong thời gian phôi thai.

    Chi phí xăng nhớt cho viện bảo tàng di động này được Bộ Cựu Chiến Binh hoàn trả để họ tiếp xúc với những cựu chiến binh đã “đi bụi đời”, cho họ biết rằng, có một hội đoàn sẽ được thành lập (Hiệp hội Cựu chiến binh Việt Nam Úc) để vận động công nhận và nâng cao trợ cấp xã hội cho họ.





    Sau chuyến lưu diễn này, rất nhiều đồ vật, hình ảnh và câu chuyện đã được thêm vào bộ sưu tập. Khi hai vợ chồng Methven trở lại San Remo, bên cạnh đảo Phillip ở Victoria, hai người sắp xếp để mướn một nhà sửa xe làm nơi triển lãm nhưng món đồ thâu được, đó là viện bảo tàng đầu tiên cho công chúng.

    Sau một thời gian triển lãm, nhà để xe đã trở nên chật hẹp khi nhiều tặng vật được gởi tới, và một lần nữa, viện bảo tàng cần một nơi rộng lớn hơn. Từ năm 1999, viện bảo tàng bắt đầu phát triển và có ý nghĩa lớn hơn, để có thể mở cửa suốt 7 ngày trong tuần. Viện được điều hành bởi các thiện nguyện viên và dưới sự bảo trợ của Quỹ Ủy thác Yêu nước (Patriotic Trust Fund, được thành lập sau Đệ Nhị Thế Chiến, của chính phủ Tiểu Bang Victoria) Sổ sách kế toán được kiểm soát hàng năm, và từ đó, những số tiền tặng cho viện bảo tàng trên $2.00 đã được Sở Thuế Vụ cho phép khấu trừ vào lợi tức khai thuế.

    Cuối năm 2003, viện bảo tàng đã nhận được rất nhiều di tích chiến tranh, trong đó có cả những chiếc máy bay trực thăng và máy bay Caribou.

    Với sự chấp thuận của Hiệp hội Cựu chiến binh Việt Nam Úc, viện bảo tàng đã mua được một miếng đất rộng hơn 1 mẫu tây, bên cạnh phi đạo đảo Phillip Island.

    Viện bảo tàng đã mua được một sườn nhà kho, bắt đầu vẽ sơ đồ và xin phép chính quyền địa phương để xây lên một viện bảo tàng thật lớn, có đủ chỗ chứa những di tích chiến tranh, bao gồm những chiếc xe tăng, đại bác, trực thăng và máy bay vận tải đủ kiểu, đủ loại.





    Rất nhiều thiện nguyện viên đã đến giúp xây viện bảo tàng, chính quyền địa phương, các cựu quân nhân và cả cư dân cũng góp phần nhân lực.

    Bộ Cựu Chiến Binh rất quan tâm đến viện bảo tàng, nên đã hứa tặng $30,000.00

    Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang Victoria cũng đã gây quỹ được $20,000.00 tặng cho viện bảo tàng. Các hội Cựu Chiến Binh Úc (RSL) cũng giúp đỡ đáng kể. Từng cá nhân trên khắp các nẻo đường quê hương cũng đã góp phần đáng kể bằng cách góp tiền mua từng viên gạch trong chiến dịch “Buy A Brick” do viện bảo tàng lập ra.

    Sau khi đồ án xây dựng được nộp lên Hội Đồng Thành Phố, Bộ Cựu Chiến Binh Tiểu bang đã tận tình giúp đỡ, từ số tiền $30,000.00 hứa lúc ban đầu, Bộ đã hoan hỉ tăng lên thành $250.000.00 Bộ Cựu Chiến Binh Liên Bang cũng tặng thêm $58,000.00


    KHAI TRƯƠNG





    Vào ngày 9 tháng 3 năm 2007, viện bảo tàng di tích chiến tranh Việt Nam của Hội Cựu Chiến Binh Úc tại đảo Phillip Island đã được Thủ Hiến Tiểu Bang Victoria, ông Steve Bracks MP khai trương, trước sự hiện diện của khoảng 2000 cựu chiến binh Úc Việt, cùng với gia đình và các cư dân.

    Ngoài các huy chương, đồ trang bị cá nhân, bản đồ, tài liệu, viện bảo tàng còn trưng bầy những loại súng trường, súng ngắn, chất nổ, đại bác, xe tăng, thiết vận xa, máy bay trực thăng, vận tải cơ, thám thính và máy bay chiến đấu F104 và F111 nữa.

    Chi phí bảo trì các loại vũ khí do chính phủ tiểu bang và liên bang đài thọ.

    Viện bảo tàng cũng tự gây quỹ bằng việc nhận tặng phẩm tiền bạc qua chương trình “Buy A Brick”, bán các tặng phẩm và thâu tiền vào cửa.

    Viện Bảo Tàng mở cửa 7 ngày trong tuần, từ 10 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Với số lượng nhân viên bao gồm 3 toàn thời, 5 bán thời và 84 thiện nguyện viên, tạm đủ để phục vụ du khách viếng thăm. Mỗi năm, khoảng 25,000 du khách viếng thăm Viện Bảo Tàng.

    Du khách đươc chia thành từng nhóm 5 người để các thiện nguyện viên hướng dẫn đi thăm từng khu vực triển lãm và giải thích từng loại vũ khí, cơ giới, máy bay.

    Nếu bạn có tầm hiểu biết nhiều về các chiến cụ và các loại huy chương của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh, bạn có thể ghi tên làm thiện nguyện viên hướng dẫn du lịch vào ngày giờ thích hợp.

    Nếu bạn có những đồ dùng cá nhân đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, kể cả thời gian bị đi tù cải tạo, bạn có thể tặng lại cho viện bảo tàng để nó được lưu giữ ngàn năm.

    Trong năm tới, viện bảo tàng sẽ nhận được thêm nhiều vũ khí, đạn dược, máy bay (biết đâu chừng sẽ có một phần của Hàng Rào Điện Tử Mc Namara và máy bay B52 nữa), viện nên đã có dự án mua một miếng đất khác rộng khoảng 13 mẫu, nhà triển lãm sẽ được đúc bằng xi măng cốt thép. Bộ Cựu Chiến Binh đã hứa tặng 13 triệu Úc kim cho Viện Bảo Tàng mới này.




    Nguồn:https://www.nguyenkhapnoi.com



              
Trả lời

Quay về “Người Việt hải ngoại”