Nhà văn Trang Thế Hy qua đời

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5417
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Nhà văn Trang Thế Hy qua đời

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Nhà văn Trang Thế Hy qua đời
    ______________________________________________



    Nhà văn Trang Thế Hy




    Nhà văn Trang Thế Hy sinh năm 1924, vừa qua đời tại quê nhà, tỉnh Bến Tre vào ngày 8 tháng 12, 2015.Một thời gian trước khi ông “ra bưng”, nhà văn Trang Thế Hy có sinh hoạt viết lách với một số báo chí Miền Nam, trong đó có tờ Bách Khoa. Sau 1975 ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn TP.HCM và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.Vào đầu thập niên 1990, ông bỏ hết, tuyên bố “đi chỗ khác chơi”, và về quê nhà ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cho đến khi qua đời.Người dân miền Nam trước 1975 vốn quen biết với nhạc phẩm Quán Bên Đường do Phạm Duy phổ từ một bài thơ mà tên tác giả ghi là “khuyết danh”, bài thơ đó là của Trang Thế Hy đã đăng trên báo miền Nam từ năm 1959.Sau đây mời bạn đọc xem lại một số đoạn của nhà văn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc viết về Trang Thế Hy, nhân một chuyến về Bến Tre thăm ông.


    Cảnh tang lễ của nhà văn Trang Thế Hy tại Bến Tre


    *

    Thăm nhà văn Trang Thế Hy


    ... Đã mấy lần tôi định tìm thăm ông – một người bạn văn của cậu tôi, ông Nguiễn Ngu Í, thời Bách Khoa – để được nhìn ngắm ông, hỏi han sức khỏe ông và… nhờ ông giải thích cho vài chỗ còn lờ mờ trong bài thơ. “Khét năng hôi trâu thèm đi học” thì tôi biết, nhưng “tóc bánh bèo” thì chịu. Trước kia tôi vẫn ngỡ bài thơ đó là của Bình Nguyên Lộc, có người còn nói của Khổng Nghi. Khi Phạm Duy phổ nhạc vẫn chỉ ghi tác giả là “khuyết danh” mà! Bây giờ biết tác giả là ông, tôi càng háo hức. Lạ, dù qua giọng ca Thái Thanh ngày xưa hay sau này Ý Lan, con gái Thái Thanh, cứ mỗi lần nghe hát, tôi lại thấy rưng rưng nhớ lại những ngày thơ ấu của mình. Câu chuyện kể trong bài thơ đó quá xúc động, không dừng ở câu chuyện riêng, mà ở một triết lý sống, một triết lý nghệ thuật với câu kết “Thì cứ hỏi cuộc đời” như mở toang một cánh cửa trống hoác… !


    (...) Rồi tôi lảng sang chuyện khác: Bài thơ được phổ nhạc với tên Quán bên đường của anh sao mọi người vẫn tưởng là của Bình Nguyên Lộc? Bởi vì Bình Nguyên Lộc là người đăng bài đó lên báo mà! Báo Vui Sống, khoảng 1960 gì đó phải không? Không, 1959 chớ. Mỗi lần nghe hát bài này sao tôi đều thấy muốn khóc. Lạ thiệt. Tôi nói: – “Khét nắng hôi trâu thèm đi học…”, rồi “khoai sùng lượm mót…”. À, mà “tóc bánh bèo” là tóc làm sao anh Tư? Có phải ba vá không? – Không, không phải ba vá. Tóc bánh bèo, này Tùng – ông bỗng gọi – "Tùng biết tóc bánh bèo không?" Tùng nói: – Dạ có phải cạo trọc, để lại một chùm đằng sau ót, tròn tròn… Ông cầm cái chén lên, vo vo theo miệng chén bảo: – Đúng rồi, cạo trọc, để lại một miếng tròn như vầy, nhưng ở giữa phải có một chùm tóc như cái nhưn bánh bèo vậy! Thì ra thế. Cả tôi cả Tùng đều không biết.

    (...) Bỗng ông đứng lên, vui vẻ kêu: Ngọc ơi, đi qua đây, đi qua đây nghe bài hát Quán bên đường này. Tùng nữa. Qua đây. Một người bên Đức gởi tặng tôi dĩa này do Thái Thanh và Quỳnh Giao ca đó. Ông kéo tôi và Tùng qua phòng bên. Một phòng nhỏ, rất riêng, rất bề bộn của một nhà văn… Nào phin lọc cà-phê, tách trà, bình thủy… nào sách báo ngổn ngang các thứ. Rồi ghế xích đu, rồi võng…. Ông chỉ chiếc ghế salon nhỏ cạnh bàn nước, kêu tôi ngồi, chỉ Tùng chiếc võng. Ông bật máy cassette rồi ngồi xuống chiếc ghế xích đu cạnh đó. Giọng Thái Thanh lảnh lót. Ngày xưa ngày xửa ngày xưa… Rồi giọng Quỳnh Giao… Tôi lắng từng lời từng lời, lòng vẫn thấy rưng rưng… Thấy tôi gật gù, ông bỗng nở nụ cười: “bẹo”, “chữ bẹo”… Ông nằm bật ngửa sảng khoái trên ghế xích đu, ngón chân nhịp nhịp theo bài hát, mắt lim dim. Nghe xong, tôi nói: – Bài này còn có bản do Ý Lan ca rất hay nữa anhTư à. Ý Lan là con gái Thái Thanh đó. Tôi chưa có bản đó, ông nói, hôm trước Phạm Duy xuống thăm cũng nói vậy. Ông lại hỏi: – Quỳnh Giao con Dương Thiệu Tước phải không?– Dạ phải. – Thái Thanh hát technique nhiều, Quỳnh Giao hát có lòng hơn. Lúc phổ nhạc, người ta đã thêm bớt nhiều quá! Nhưng đành vậy thôi. Ông nói.

    Rồi kéo tôi và Nguyên Tùng trở lại bàn ăn. Một Trang Thế Hy khác: sôi nổi, hoạt bát, sắc sảo, dí dỏm… Chúng tôi nói về những người Việt trẻ tài năng. Ông nhắc Lê Bá Hùng, một thanh niên gốc Việt, hạm trưởng một tàu hải quân Mỹ USS Lassen vừa cặp cảng Đà Nẵng. Tôi nhắc một người gốc Việt khác, Philipp Roesler 36 tuổi là bộ trưởng y tế Đức. Tùng nhắc nhà văn Nam Lê ở Úc với The boat. Chúng tôi lại nói đến giải Nobel, rồi đến Cao Hành Kiện. Có đọc bài diễn văn nhận giải Nobel của Cao Hành Kiện không? Ông hỏi rồi nhắc luôn những ý chính của bài diễn văn đó, đại khái nhà văn cần phải đứng cao hơn những ràng buộc và cám dỗ để đạt được tự do và độc lập trong tư tưởng… Im lặng một lúc, ông nói: – Hôm trước có cô nhà văn gì đó hỏi tôi tại sao không ưa Tàu mà thích Lỗ Tấn? Tôi không trả lời, nhưng hôm nay nói cho Đỗ Hồng Ngọc nghe nha: Tôi thích Lỗ Tấn vì… Ông đột ngột hỏi tôi: – Có đọc Nhật ký người điên của Lỗ Tấn do Phan Khôi dịch rồi phải không? Tôi gật. Ông đọc thuộc lòng ngay một đoạn, đoạn kết của truyện ngắn Nhật ký người điên đó. Thấy chưa, Lỗ Tấn là như vậy đó…. Ông đâu có quốc tịch. Ông là nhân loại. Là con người… “Hãy cứu lấy trẻ con vì nhiều em chưa kịp ăn thịt người!”. Nhà văn trong bối cảnh nào cũng có cách riêng của nó. Nếu nó hòa hợp được thì nó đã hòa hợp, còn không, nó có cách riêng…

    (...) Thấy đã quá trưa, nên rút để ông nghỉ. Dũng vẫn chưa trở lại. Tùng tình nguyện đưa tôi về để kịp giờ hội thảo buổi chiều. Ông đặt bàn tay trên mấy cuốn sách tôi tặng xoa xoa và nói đến thăm nhà văn mà nhà văn không có gì để tặng lại… Tôi cười: – “Già ơi… chào bạn!” là … Bonjour vieillesse đó anh, cũng như… Bonjour tristesse vậy mà! – Ừ, Sagan, một cô bé mới mười mấy tuổi đầu mà đã viết Bonjour Tristesse… Ngay trong câu mở đâu cô đã viết… Rồi ông đọc vanh vách nguyên một đoạn mở đầu đó của F. Sagan cho tôi nghe. Tùng đã nổ máy xe đợi ngoài cổng. Ông lững thững theo tôi ra. Tôi bỗng muốn ôm chặt lấy ông một cái nhưng không dám, chỉ nắm cánh tay ông siết nhẹ:
    Thưa Thầy, em về!

    Ông cười mắt nheo lại thật tươi.



    Đỗ Hồng Ngọc


    Nguồn: http://www.diendantheky.net


    [youtube][/youtube]



              
Trả lời

Quay về “chứng nhân Việt”