Lại Đạp Phải Mìn

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Lại Đạp Phải Mìn

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  •           
    Lại Đạp Phải
    Mìn

    _____________________________
    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - 26.02.2021




              

              


    Tác giả của câu văn thượng dẫn từ trần vào ngày 9 tháng 5 năm 2018. Qua hôm sau, BBC có bài viết công phu ghi lại nhiều lời phát biểu về cuộc đời bầm dập (và uất hận) của ông – kẻ tự nhận là kẻ người yêu đất nước mình một cách xót xa:
              
    • Trần Mạnh Hảo:
      “Thương anh vô cùng ! Anh một nhà thơ đã bị sự thật cầm tù.”
                
    • Uyên Vũ:
      “Từ một nhà thơ dùng tên lá cờ làm bút hiệu, ông đã bị đấu tố, bị coi là kẻ phản động, nói xấu lãnh tụ, đả kích chế độ. Ông đã bị trù dập, cô lập, và bị hành hạ đến sống dở chết dở trở thành một kẻ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh.”
                
    • Dũng Trung:
      “Hôm nay ông đi. Ông đi thanh thản! Hy vọng ở nơi mới, đất nước mới, đồng bào mới, các ‘đồng chí’ mới... sẽ ăn ở, đối xử với ông tử tế hơn!”

    Thế họ (các đồng chí cũ) đã ăn ở đối xử với người thơ ra sao mà tai tiếng dữ vậy Trời?

    Câu trả lời, tất nhiên, phải dành cho chính người trong cuộc :
              

    ...
    bây ăn tai nói ngược
    ăn hô nói thừa
    đòn xóc nhọn hai đầu
    ngậm máu phun người
    bây bứng cây sống trồng cây chết
    vu oan giá hoạ
    giết người không gươm không dao
    đang sống bây giả đò chết
    người chết bây dựng đứng cho sống
    bây sâu độc thiểm phước
    bây thủ đoạn gian manh
    bây là rắn
    rắn
    toàn là rắn
    như cú dòm nhà bệnh
    đêm bây mò
    ngày bây rình
    dưới giường
    trên bàn thờ
    trong xó bếp
    bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
    bây mang bí danh
    anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
    lúc bây thật lúc bây giả
    khi bây ẩn khi bây hiện
    lúc người lúc ma
    lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
    lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm
    lúc như thầy tu vào hạ
    lúc như con nít đói bụng đòi ăn
    hai con mắt bây đứng tròng
    bây bắt hết mọi người trước khi chết phải hô
    cha mẹ bây ông nội ông ngoại bây tiên sư cố tổ bây
    sống dai đời đời kiếp kiếp
    phải quỳ gối cúi đầu
    nghe bây nói không được cãi
    phải suốt đời làm người có tội
    vạn đợi đội ơn bây
    đứa nào không nghe bây hớt mỏ chôn sống
    thằng nào không sợ bây vằm mặt thủ tiêu
    bây làm cho mọi người tránh nhau
    bây làm cho mọi người thấy nhau nhổ nước miếng
    đồ phản động
    đồ chống đối
    đồ không đá bàn thờ tổ tiên
    đồ không biết đốt chùa thiêu Phật
    thượng tổ cô bà bây
    mụ cô tam đợi mười đời bây
    tau xanh xương mét máu
    thân tàn ma dại
    rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch
    mả ông bà cố tổ bây kết hết à
    tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm
    bây ăn chi mà ăn đoản hậu
    ăn quá dã man
    bây ăn tươi nuốt sống
    mà miệng không dính máu
    người chết bây cũng không chừa
    năm năm mười năm hai mươi năm
    xương chân xương tay sọ dừa vải liệm
    bây nhai bây khới bây mút
    cả húp cả chan bây còn kêu van xót ruột
    bao nhiêu người chết diều tha quạ rứt xương
    khô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừng
    để bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài cho
    cha mẹ cố tổ bây


    (“Tau Chưởi” – 29 tháng 6 năm 1997)


    Những câu thơ uất hận của Trần Vàng Sao, viết về những đồng chí của ông, khiến không ít người phải bàng hoàng hay thảng thốt:

    • Nam Đan:
      “Bài thơ nói thẳng, nói thật cảm xúc và suy nghĩ của một con người bị vùi dập, bị thể chế Cộng Sản đàn áp thô bạo đến chỗ tàn tệ nhất… Có lẽ trong văn học Việt Nam (và thế giới?!) khó tìm ra một bài thơ nào kinh dị, khốc liệt như bài thơ này. Điều gì làm cho tâm hồn con người – thi sĩ – phải đau đớn, quằn quại, căm hận, phẫn nộ đến vậy?”
                
    • Mặc Lâm:
      “Ông dùng thơ để chửi cả một chế độ. Chửi từng sự việc, từng con người. Cách chửi của bà nhà quê mất gà được ông ‘biên đạo’ lại thành của riêng, gây sốc lẫn gây cười cho người đọc bài thơ.”
                
    • Nguyễn Hưng Quốc:
      “Bài ‘Tau chưởi’ của Trần Vàng Sao không chừng sẽ là một dấu mốc lớn trong quá trình thức tỉnh của trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam trước các huyền thoại giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp tại Việt Nam.”

    Quả đúng là nhà thơ của chúng ta đã để lại “một dấu mốc” khá đậm nét nhưng e vẫn chưa đủ lớn để có thể “thức tỉnh” được mọi người. Ông qua đời vào ngày 9/5/2018. Chưa đến hai năm sau, hôm 30/04/2020, vẫn có một vị trí thức khoa bảng khác (luật sư Hoàng Duy Hùng) lại dẵm vào cái đống cứt “huyền thoại giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp” như thường.

    Hãy nghe lời tường thuật của chính đương sự, đọc được trên báo Nhân Dân, vào hôm 5 tháng 2 năm 2021:

    Cha mẹ tôi theo Công giáo, năm 1954 di cư từ Nghệ An vào miền nam, và cha tôi đi lính, làm sĩ quan "quân lực Việt Nam Cộng hòa". Ngay từ bé, người lớn đã dạy tôi "cộng sản vô thần, vô tổ quốc, vô gia đình" và tôi rất tin. Sinh ra trong bối cảnh đó, cho nên suy nghĩ chống cộng in vào tâm thức của tôi là bình thường.

    Năm 1975, 13 tuổi, vì không muốn sống chung với cộng sản, tôi ngày đêm đi bộ rời khỏi Buôn Ma Thuột đã giải phóng. Lớn lên ở Mỹ, tôi được đào tạo trong môi trường có nhiều người gốc Việt chống cộng cực đoan, truyền thông thì hằng ngày ra rả chống cộng, cho nên trong đầu óc tôi khi đó "cộng sản Việt Nam là gian ác, phản bội tổ quốc", rồi vì yêu nước mà tôi căm thù, chống cộng.

    Giờ tôi không suy nghĩ như vậy nữa, tôi đã hiểu và nhận ra không có "tam vô" nào cả, mà Ðảng Cộng sản Việt Nam rất tôn trọng tự do tôn giáo, coi gia đình là nền tảng xã hội, coi an nguy của Tổ quốc là quan trọng hàng đầu. Nhưng để có suy nghĩ như vậy, tôi đã trải qua quá trình chống cộng hơn 30 năm, đến một ngày tôi nhận ra nếu thành tâm yêu nước, cần phải ủng hộ đất nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ðó mới chính là lương tri của người Việt Nam lương thiện.

    Ngày 30-4-2020, tôi chính thức từ bỏ con đường chống cộng quay về với Tổ quốc… Việc tôi công khai chỗ đứng của mình, trở về với đất nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam chỉ diễn ra vài tháng trước khi Ðại hội XIII khai mạc. Hôm nay tôi viết bài này chúc mừng Ðại hội XIII thành công, chọn được những nhân sự lãnh đạo có TÂM có TẦM để lãnh đạo phát triển Việt Nam thành một quốc gia hùng cường.

    Vì bối cảnh xuất thân, lúc đầu tôi đã ngộ nhận về Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nay tôi xin được mượn bài viết để chính thức xin lỗi Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin lỗi Ðảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Ước nguyện của tôi là lần tới về Việt Nam, tôi sẽ đến Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thành kính thắp nén hương xin lỗi Người và khi được tha thứ, tôi mới dám gọi Người là "Bác Hồ" như mọi con dân Việt Nam.

    HOÀNG DUY HÙNG


    Trong “đám con dân Việt Nam gọi người là Bác” này – tất nhiên – không có Trần Vàng Sao đâu vì trước khi tạ thế ông đã “nhìn thấu” cái lăng của Hồ Chủ Tịch rồi. Những câu thơ sau được viết cách đây một gần phần tư thế kỷ, từ năm 1997:
              

    ...
    bao nhiêu người chết diều tha quạ rứt xương
    khô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừng
    để bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài cho
    cha mẹ cố tổ bây
    ...


    Nay thì lại đến lượt ông luật sư Hoàng Duy Hùng hăm hở vào lăng. Sự kiện này được báo Nhân Dân hớn hở loan tin:

    • Từ người chống cộng trở thành người nhiệt thành ủng hộ Ðảng Cộng sản, đó là con đường Luật sư Hoàng Duy Hùng ở Houston (Mỹ) đã trải qua hơn 30 năm. Nhân Ðại hội Ðảng XIII, ông gửi đến Báo Nhân Dân bài viết bày tỏ những tâm tư, suy nghĩ và thay đổi trong tư tưởng, thế giới quan của bản thân mình.

      Trong đó có cả ước nguyện lần tới về nước sẽ thắp nén tâm nhang trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để xin lỗi Người, xin lỗi Ðảng và nhân dân Việt Nam, để được nói hai chữ “Bác Hồ” như mọi con dân nước Việt.

              
    Cầu mong ông luật sư gặp nhiều may mắn:

    Vào trong lăng Bác âm u/
    Chị em phụ nữ dỡ mũ (?) ra chào !

              



    https://www.rfavietnam.com/node/6698

              
Trả lời

Quay về “Tưởng năng Tiến”