Ngâm Thơ

Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Ngâm Thơ

Bài viết bởi Ngoc Han »

[youtube][/youtube]
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Ngâm Thơ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

... :flower: ...

          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Ngâm Thơ

Bài viết bởi NTL »

*

Wow... nghe ngâm thơ cái nhớ tía bác NH à.
Lâu lâu bác mang thơ ngâm dán chung vô đây hỉ , đừng dán lung tung chừng muốn nghe cái kiếm hổng ra !
A hèm... hắng giọng lấy khí thế đậng mở máy.
Như dzầy...

Hổng hiểu sao tía lại ưng ngâm thơ và cổ nhạc, nhưng chỉ cổ nhạc trung phần và bắc phần thôi. Cổ nhạc nam phần tía hổng khoái. Còn má tuy có cọng rau muống lòi ra ngay củ tỉ, mà nhứt định chỉ nghe cải lương chớ hổng nghe chi khác nữa !
Nhớ hồi đó, cái thời nẳm nằm, mới chỉ có la dô điện thôi, chừng có la dô pin kêu bằng transitor thì tía sắm liền một cái, tối tối kè kè nó bên hông từ nhà trên xuống nhà dưới - đậng bù với lúc muốn nghe la -dô phải ngồi cứng một chỗ chắc -

Mỗi tối thứ ba la-dô có chương trình Tao Đàn
... Đây Tao Đàn, tiếng nói thơ văn miền tự do, do Đinh Hùng phụ trách...
Hổng rõ giọng nói nọ là của chính thi sĩ Đinh Hùng hay của ai khác nữa. Một giọng Hà Nội chánh gốc, nhỏ nhẹ rất là tao nhơn mặc khách.
Cái rồi... tiếng sáo cất lên... chời hỡi chời... nghe nỉ non ai oán tới sầu héo con tim luôn, và đây là tiếng sáo của Tô Kiều Ngân. Thời nớ y hình chỉ có Tô Kiều Ngân thổi sáo thôi, sau này mới thêm Nguyễn Đình Nghĩa.

Thơ văn luôn toàn những tâm sự buồn. Nỗi buồn mới gợi thi hứng đi tìm nàng thơ, chớ còn nỗi vui thì hổng ai thèm tìm, mà tìm thì nàng cũng trốn biệt, có năn nỉ cũng hổng thèm ló dạng giúp dzui. Nỗi buồn của thơ văn được tiếng sáo vực dậy nâng lên, và bài thơ diễn ngâm trở thành nỗi đoạn trường - Nhạc của sáo cũng bài bản đi theo giọng ngâm nữa à nha, hổng phải muốn thồi sao thì thổi, nhưng vụ ni Lú bù trất nên hổng dám bàn -

Lâu quá xá Lú chỉ còn nhớ được hai tên tuổi trong chương trình Tao Đàn nớ, giọng nữ Hồ Điệp và giọng nam Quách Đàm (em của Quách Tấn thì phải). Cô Hồ Điệp nghe nói hồi còn ở đất bắc hát ả đào, chừng vô nam thì ả đào hết thời, và cô trở thành "ngâm sĩ". Giọng Hồ Điệp là giọng kim, sáng lồng lộng và dài hơi. Cách ngân nga của cô nặng hơi hướm chèo cổ, nghe ngộ ngộ sao đó (hay thì không, chỉ ngộ ngộ). Giọng Quách Đàm thiệt sự Lú hổng còn nhớ ra sao, y hình có chi đó hơi hướm thuốc lào thuốc lá kinh niên (cả thuốc phiện hổng chừng), nhừa nhựa khàn đục.

Sau này có thêm giọng ngâm của nhà thơ Đức Phổ hay Phồ Đức chi đó, nhưng vui cái là ngâm sĩ nọ người đất quảng, ông phát âm nặng trình trịch làm nàng thơ hết hồn chăng, nên rồi nghe ông ngâm thơ, tía lắc đầu cười ngao ngán, tía nói : hy vọng giọng ngâm này không tìm tới thơ của chú tư con, chớ còn thơ nó đã dở mà gập ngâm kiểu này chắc chương trình sập tiệm !

Sáo sĩ Tô Kiều Ngân còn là thi sĩ và ngâm sĩ nữa cà. Ông người xứ huế thì phải, giọng nhỏ nhẹ ngọt ngào, rất truyền cảm. Hồi Tô Kiều Ngân ngâm thơ thì đâu thể thổi sáo phụ họa đậng, và cây sáo trúc ấy được trao phần cho người khác (tên Lú nhớ chưa ra). Có lần Đinh Hùng bịnh nặng sao đó, Tô Kiều Ngân (y hình) vào thế chổ 1-2 tháng phụ trách giới thiệu chương trình. Chời ơi chời... giọng đọc của ông nghe hổng mê thì thôi nha. Lú biểu tía mơi mốt út đi hỏi người huế đậng tha hồ nghe nó nói chuyện tối ngày sáng đêm, tía nghe hết hồn, cản quá xá cản - nhưng đây là chuyện nếu muốn nói thì phải chờ bác NH mở chủ đề khác heng -

Ngâm thơ có lẽ hổng dễ gì nên làng ngâm rất ít nhơn sự. Có hai lý do (theo ý riêng Lú), thứ nhứt ngâm thơ cũng như tân nhạc thời trước, y hình là đậc quyền của đám rau muống đất bắc. Cái hồi tranh tối tranh sáng ấy, đám giá sống còn bảo thủ, thành làm lơ hình thức nghệ thuật này. Thứ nhì... thơ chỉ ngâm trong la dô chớ chưa mang lên ngâm trên sân khấu để lãnh thù lao trình diễn, cầu hổng có thành cung xìu luôn.

Mãi sau này, thinh không Hoàng Oanh xuất hiện. Hoàng Oanh là một hiện tượng, cô còn trẻ, trẻ nhứt trong đám nghệ sĩ thành danh thời đó hổng chừng, thêm nữa cô là người có ăn có học đầu tiên trong đám, và đậc biệt cái nữa, cô người miền nam nhưng phát âm thuần thục tiếng bắc. So với "cụ" Hồ Diệp và "cụ" Quách Đàm thì Hoàng Oanh là bông hoa hàm tiếu hứa hẹn tương lai. Tía thích Hoàng Oanh nhưng mê Hồ Điệp, Quách Đàm.

Ngoài chương trình Tao Đàn, tía còn mê cả cổ nhạc trung phần, nhứt hạng là hò huế.
La-dô tối thứ năm có chương trình cổ nhạc trung phần của cụ Ưng Bình Thúc Dạ (hy vọng hổng nhớ sai). Theo như tên tuổi thì cụ Ưng Bình là dòng giõi vương tôn đất huế, cùng hàng với vua Tự Đức hay Thiệu Trị vậy hè... (Miên Hồng Ưng Bủu Vĩnh... hổng biết ngạch trật Ưng nằm khúc nào trong sử sách nữa lận).

Cụ Ưng đờn ca hát xướng rồi lập ra ban cổ nhạc và vào đài phát thanh hát cho thính giả nghiền (như tía) nghe giải sầu. Trong chương trình ni Lú nghe tới thuộc lòng bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử, và bài hò...
"Trước bến Vân Lâu ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm,
ai thương ai cảm ai nhớ ai mong ...ờ....
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non...."


Không rõ giữa thơ nhạc bắc phần và thơ nhạc trung phần, nếu bắt phải chọn một thì tía sẽ chọn chi nữa lận?
Sau này Dương Thiệu Tước cho chào đời bản "Trăng tàn bến ngự" làm tía mê mẩn luôn, nghe tới nghe lui tới mòn vẹt luôn cái dĩa hát nhựa 45 tua tậu được (xong mua thêm hai cái khác để dành). Má nói "tía bay mang mối tình si u uẩn với một cô gái đất thần kinh hổng chừng nha, còn bằng không thì mê bài hát quá rồi thế nào cũng tìm cho ra cô gái huế...bla bla bla.."

Trở về với bài thơ "Đôi mắt người sơn Tây" bác NH dán vào.
Nhà thơ Quang Dũng y hình người bắc, bài thơ được sáng tác trong khung cảnh thời kháng chến chống pháp. Ý thơ positive (tiếng việc tìm chưa ra chữ heng), tình riêng đấy nhưng tình chung (quê hương đất nước dân tộc) vẫn đứng trên. Hơi thơ tuôn chảy mềm mại một dòng, có mộng có mơ nhưng không uỷ mị tới bạc nhược.

Hầu như đồng thời (có thể sau trước chỉ chút nẹo thôi) mà thơ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng y hình chỉ tuyền than mây khóc gió tình cảm dở dang. Trào đệ nhứt cộng hoà, di cư cùng với đám bắc kỳ là nàng thơ của họ, một nàng thơ tối ngày ra vô lãng đãng xìu rìu. Các thi nhơn đất bắc vào Nam hít khói thuốc phiện và làm thơ thất tình, cả tình yêu đôi lứa, lẫn tình yêu "cố hương".
(Và trong dòng thơ đất bắc ấy, có lẽ Lú "chịu" thơ Quang Dũng nhứt hạng. Y hình ông Duy Trác cũng ưng bài thơ ni, ông biểu tui cũng người Sôn Tây dó nha, nói cho mà biết)

Ở thời điểm ấy "cố hương" còn hiểu đậng chớ "đôi lứa" thì không. Yêu nhiều và yêu tá lả tùm lum rồi làm thơ la làng rên xiết, vậy nên lịch sử mới lập lại thêm một lần, rồi xúm nhau tị nạn CS lần nữa ! Nói vậy có khó tánh lắm không ?

Ôm bông cám ơn bác NH topic ni. Buồn ngủ gập chiếu manh. Lú đang nhớ tía quá xá, lễ lạy toàn gợi những hoài niệm xa xôi...
Mà bác chưa trả lời câu hỏi : Phải Ngọc Minh là em gái bác hôn, thì cô Ngọc Minh của ôn vàng kìa,.. Ngọc Minh cùng với Ngọc Hân một vần...
:yes2:
Hình ảnh
*
Make the long story... short !
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Ngâm Thơ

Bài viết bởi Ngoc Han »

Chị Lú Xi
Hôm qua đã dán bài thơ Nguyệt Cầm do Tô Kiều Ngân ngâm, tay chân đụng sao đó nên biến mất, hôm nay bỏ lại.(thì ra cũng có người mở radô nghe ngâm thơ, hồi xưa mê mấy giọng ngâm này lắm) mèn ơi Ngoc Minh ca sĩ người dưng khác họ chị Lú ơi.
[youtube][/youtube]
:flower:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Ngâm Thơ

Bài viết bởi NTL »

*

Bác NH.
Tô Kiều Ngân có giọng nói rất ăn micro bác à. Lú nhớ hồi nớ ông có ngâm một bài thơ của Đinh Hùng, cái chi mà...
Trời cuối thu rồi em ở đâu
nằm trong đất lạnh chắc em sầu
thu ơi đánh thức hồn ma dậy
ta muốn vào thăm nấm mộ sâu...

Sau này đài phát thanh Sài Gòn có chương trình Thi nhạc giao duyên, Lú chưa nhớ ra ai phụ trách nữa lận, thơ và nhạc được chọn sao cho hạp với nhau, chẳng hạn như bài "Trời cuối thu" này đây, đã được giao duyên với nhạc phẩm "Đừng bỏ em một mình" do Phạm Duy phồ từ thơ Minh Đức Hoài Trinh (bà ni đẹp và sexy hết ý)

Vậy chớ hồi nẳm bác thích giọng ngâm nào ?
Lú ưng nhứt Hoàng Thư. So với Quách Đàm, Hoàng Thư là hậu bối. Giọng của ông tuyệt lắm cà, làn hơi dài, âm sắc ấm và trong. Lú nghĩ tía thích Hoàng Thư hơn Quách Đàm nhưng vì cái tình nên sanh lòng lưu luyến thành hổng thể... dứt đường tơ !

Y hình chỉ người việt mới ngâm thơ hỉ, chớ còn các xứ khác người ta đọc chớ hổng ngâm như mình, ngay cả người tàu. Nên rồi có lẽ ngâm thơ là một loại nghệ thuật duy nhứt trên thế giới chăng, và nếu thiệt thì hẳn đây là đậc trưng văn hóa dân tộc thứ thiệt rồi.
Hổng rõ khởi thủy thế nào, đọc khơi khơi rồi ngân nga ậm ừ từng chữ, và rồi thơ dần dà đã được "hát lên" ?
Cũng hổng rõ tiếng sáo tiếng đờn tranh đã nhập cuộc khi nào ?
Có sách vở gì nói về vụ ni hông ta, nhắc dùm đậng Lú đi kiếm đọc cho biết.

Cũng trong dòng văn học nghệ thuật dân tộc ni, sau này đài phát thanh SG còn có thêm chương trình "cổ kim hòa điệu" của Dương Thiệu Tước, nghĩa là dùng nhạc cụ cổ truyền để chơi tân nhạc, và những bài dân ca được chuyển thể để hát trong tân nhạc. Lú hổng khoái cổ kim hòa điệu, nghe nó sường sượng sao đó nha, thành ra rồi hai cha con tuyền nghe thơ thôi.

Sau này thì còn có màn tân cổ giao duyên, nghĩa là vọng cổ pha thêm âm nhạc. Cái ni còn sượng dữ nữa.
Vì rằng... đang hát vọng cổ bằng giọng nam, chừng chuyển sang tân nhạc thì... khúc nhạc ấy hoậc cứ tiếp tục hát bằng giọng nam (nghe quê quê sao đó) còn không thì nhảy sang giọng bắc (không quê nữa nhưng sến sệt vì phát âm hổng giống ai), chừng xong phần tân nhạc sẽ lại trở về giọng nam như trước. Nghe tân cổ giao duyên y chang nhai cơm rồi trúng hột sạn to đùng, mẻ răng sưng nướu, và cạch luôn tới già.

Phổ Đức (hay Đức Phổ) bác NH có nghe lần nào chưa ?
Trời thần ơi, thi sĩ nào chẳng may được giọng ngâm ni chiếu cố chắc là khóc thét. Cũng hổng hiểu cách nào ông lọt vào Tao Đàn nữa lận. Nghe nói ngoài đời Phổ Đức hiền lành và rất tốt với anh em nên ai cũng qúi mến. Sau này nghe nói còn có cô Hồng Vân, cũng người xứ quảng, nhưng Lú chưa từng nghe thành hổng rõ ra sao !

Khoảng 12-15 năm trước, ông Duy Trác kể chuyện thảm của cô Hồ Điệp. Cô đi vượt biên, rồi mất tích luôn. Khi ra đi thì cô cũng khá lớn tuổi rồi, sức già sao chịu đựng được gió sương. Lú nín thinh không nói lại với tía, sợ ông đau buồn, bề chi cô cũng là thần tượng của tía.
Cô Hồ Điệp rất đẹp, sắc nước hương trời lận nha, và càng lớn tuổi cô lại càng đẹp lão.
Hổng biết rồi trên trển họ có gập nhau - cho đời tía lên hương chút nẹo ?
Hình ảnh
Hình ảnh
*
Make the long story... short !
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Ngâm Thơ

Bài viết bởi Ngoc Han »

Chị Lú Xi và anh chị em Nhà Nam
Gửi chị bài viết từ nguồn RFA, về thi sĩ Đức Phổ mà chị nhắc tới ( có thể một thời với Hồ Minh Dũng, Mường Mán, Trần Dzạ Lữ, Trần Doãn Nho, ông có ra tập thơ Một Chổ Về ở Mỹ, ngoài chương trình Tao Đàn, sau này có chương trình diễn ngâm Mây Tần của Kiên Giang Hà Huy Hà cũng hay nhưng chắc không bằng Tao Đàn.

Trong sinh hoạt văn nghệ mang tính trình diễn thi ca cao nhất của miền Nam trước năm 1975 có hai chương trình nổi tiếng là Thi văn Tao Đàn của Đinh Hùng và Mây Tần của nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà trên đài phát thanh Sài Gòn. Chương trình Thi văn Tao Đàn có vẻ vượt trội hơn về mặt đóng góp của nhiều khuôn mặt danh tiếng trong làn thi ca Việt Nam.

Sinh hoạt thi ca Việt Nam

Hôm nay chúng tôi mời quý vị theo dõi lại một chương trình Tao Đàn cũng như các hoạt động của chương trình này qua lời kể của nghệ sĩ Đan Hùng, người giữ chân xướng ngôn viên chương trình này nhiều năm cho đến khi chấm dứt vào năm 1975. Chương trình được Mặc Lâm thực hiện sau đây, trước tiên nghệ sĩ Đan Hùng cho biết:

Đan Hùng: Thưa quý vị, chương trình Thi văn Tao Đàn được thi sĩ Đinh Hùng thành lập ở Đài phát thanh Sài Gòn vào năm 1955. Lúc đó đồng sáng lập với ông là anh Tô Kiều Ngân. Chương trình này lúc đó phần diễn đọc do thi sĩ Đinh Hùng cũng như Thanh Nam, Thái Thủy, chương trình dài 45 phút gồm giới thiệu chương trình thi văn cùng những sinh hoạt của nền thi ca Việt Nam. Được phát thanh vào mỗi tối thứ Bảy từ lúc 21 giờ 15 cho tới 22 giờ.

Mặc Lâm: Thưa anh trong chương trình này có tiếng sáo của Tô Kiều Ngân rất là độc đáo... vai trò của anh ấy về thổi sáo cho chương trình có liên tục hay không?

Chương trình này lúc đó phần diễn đọc do thi sĩ Đinh Hùng cũng như Thanh Nam, Thái Thủy, chương trình dài 45 phút gồm giới thiệu chương trình thi văn cùng những sinh hoạt của nền thi ca Việt Nam.
-Đan Hùng
Đan Hùng: Anh Tô Kiều Ngân rất tài tử anh ấy thường xuyên thổi sáo nhưng nhờ vào tiếng đàn thập lục của anh Bửu Lộc hay tiếng Piano của nhạc sĩ Ngọc Bích và sau này có anh Phạm Đình Chương đệm Piano cho chương trình ngâm thơ. Anh Tô Kiều Ngân thường xuyên thổi sáo cho chương trình Thi Văn Tao Đàn nhưng mấy lúc về sau khi anh ấy yếu thì có sự phụ giúp của anh Nguyễn Đình Nghĩa thổi sáo.

Mặc Lâm: Vâng anh Nguyễn Đình Nghĩa phải nói là một tay sáo cự phách của Việt Nam mình rồi, có thể nói tiếng sáo của anh ấy rất lôi cuốn người nghe. Thưa anh chương trình Thi văn Tao Đàn thường thì ai là người biên tập cũng như dựng kịch bản thưa anh?

Đan Hùng: Về phần biên tập thì do anh Đinh Hùng phụ trách, thỉnh thoảng anh Tô Kiều Ngân cũng phụ với anh Đinh Hùng. Chương trình Tao Đàn này nó chia ra làm ba bộ phận: Bộ phận quan trọng nhất là biên tập và diễn đọc gồm có anh Đinh Hùng anh Thanh Nam, Thái Thủy và vài năm sau thì có anh Huy Quang và anh Vũ Đức Vinh từ Nha Trang vào cộng tác. Bộ phận thứ hai là ban ca ngâm gồm những tài tử nam nữ trình diễn thường xuyên hay tùy hứng. Cũng có những anh như Tô Kiều Ngân rất đa năng, anh ấy chơi sáo, chơi đờn nhưng khi nổi hứng thì anh ấy cũng ngâm thơ vì anh không thường xuyên là người ca ngâm. Anh ấy vừa biên tập lại vừa trong ban nhạc.

Về phần giọng nữ khởi đầu của chương trình Thi văn Tao Đàn là nữ nghệ sĩ Giáng Hương, rồi tới bà Đàm Mộng Hoàng bà này danh tiếng một thời ở Khâm Thiên sau đó nổi bật lên là Hồ Điệp và một đàn em nhỏ đó là ca sĩ Hoàng Oanh.

Sống lại cùng Thi văn Tao Đàn

dan-hung-400.jpg
Nghệ sĩ Đan Hùng (trái) tại Đêm nhạc mừng 57 năm thơ Quốc Nam và Một đời văn nghệ Đan Hùng ở thành phố Portland ngày 7/12/2013.
Mặc Lâm: Thưa anh chắc anh cũng biết rằng mọi người đang chờ đợi được nghe một chương trình Thi văn Tao Đàn do anh làm xướng ngôn viên mà khi xưa vẫn xuất hiện trên làn sóng Đài phát thanh Sài Gòn. Bậy giờ phương tiện thiếu thốn chẳng hạn như không có đàn, không có sáo hay Piano để nâng lời giới thiệu của anh thêm phong phú, hấp dẫn… có thể nào ngắn gọn anh diễn tả lại một chương trình như thế với một giọng ngâm nào đó thưa anh…

Đan Hùng: Vâng thưa anh đó là điều mà không có gì khó vì mình đã làm qua rồi. Nều quý vị muốn nghe để sống lại cái thời của thi sĩ Đinh Hùng thì chúng tôi xin trình bày sau đây:

“Kính thưa quý vị, đây Tao Đàn, tiếng nói của thơ văn miền tự do do thi sĩ Đinh Hùng phụ trách. Với sự cộng tác của Thanh Nam, Tô Kiều Ngân, Huy Quang, Thái Thủy cùng sự hiện diện của các nam nữ nghệ sĩ Quách Đàm, Hồ Điệp, Giáng Hương, Hoàng Thư xin thân ái kính chào quý vị thính giả.

Kính thưa quý vị trong chương trình Thi văn Tao Đàn đêm nay Đan Hùng xin giới thiệu đến quý vị một giọng ngâm truyền cảm của nữ nghệ sĩ Hồ Điệp mời quý vị thưởng thức một thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan “Màu tím hoa sim”…
Mời chị và phố nghe Đàn Thu Tay Ngọc

Nếu có giờ nghe tiếp


:flower:
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Ngâm Thơ

Bài viết bởi Bạch Vân »

          
Cám ơn anh Ngọc Hân, anh chị Ngô, BV vừa làm việc vừa nghe chương trình Tao Đàn :allright3: :flwrhrts:
          
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Ngâm Thơ

Bài viết bởi Ngoc Han »

[youtube][/youtube]

:flower:
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Ngâm Thơ

Bài viết bởi Bạch Vân »

          



          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Ngâm Thơ

Bài viết bởi Bạch Vân »

          





          
Trả lời

Quay về “thơ diễn đọc”