Xin xỏ - một thứ tâm lý xuyên suốt của các hội đoàn Việt Nam

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Xin xỏ - một thứ tâm lý xuyên suốt của các hội đoàn Việt Nam

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Xin xỏ
    - một thứ tâm lý xuyên suốt của các hội đoàn Việt Nam
    _______________________
    Viết từ Sài Gòn - 05.10.2020





    • Tết, chuẩn bị một phần quà cho người già neo đơn, người nghèo, xách sổ đi khắp nơi, gọi điện đi mọi cơ quan để xin.

      Trung Thu, Tết thiếu nhi, mua cho mỗi cháu một suất quà bánh kẹo Trung Thu, lại xách sổ đi khắp làng, gọi điện thoại đi khắp nơi để xin.

      Dịch bệnh, lại xách sổ và gọi điện để xin… Đó chỉ mới là Hội Phụ nữ.

                
    • Thêm hội Người cao tuổi, chuẩn bị có lễ lạc, xách sổ đi xin, gọi điện xin. Có thiên tai, bão lụt, xin.

      Tết nhứt, xin để mừng tuổi, xin để tổ chức tiệc tùng cho các cụ, xin để may bộ áo quần… Có một ngàn lẽ một lý do để xin. Nhưng có vẻ như đáng sợ nhất trong chuyện xin lại là lúc đang ăn nhậu, xin chính các cụ góp tiền vào để mua bia, sau đó gọi điện thoại xin người thân của các cụ.


    Có nghĩa là để xin, các đoàn, hội không từ nan bất kì việc gì, trường hợp nào và không có bất kì vùng cấm kị nào trong việc xin này, có cơ hội là xin. Ngày xưa, cách đây chừng mười năm, việc xin cũng diễn ra nhưng ít rầm rộ và không dày mặt như bây giờ. Người xin tỏ ra e ngại. Còn bây giờ, người xin nói giọng bề trên, giống như ra lệnh người khác phải cho và họ đóng vai trò là sứ giả, trung gian của việc tốt, giúp đỡ người khác nên giọng điệu xin xỏ của họ không còn là xin bình thường mà là xin đểu, có tính đe nẹt, giễu cợt người cho…





    Ngoài việc xin xỏ, các hội đoàn này còn có một việc khác cũng khá lanh tay lẹ mắt, đó là đứng tên. Ví dụ như có một gia đình mẹ liệt sĩ hoặc thương binh, người già neo đơn vừa qua đời, họ sẽ cử người đến để thăm hỏi, sau đó viết giùm cáo phó, các “chức vị” như trưởng ban lễ tang, phó ban lễ tang, thậm chí thành viên ban lễ tang đều đứng tên của Chủ tịch Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội nông dân… Và con cái chỉ đứng vai trò thành viên ban lễ tang.

    Thường thì những gia đình neo đơn, nghèo khổ lại mừng thầm vì thấy các hội, đoàn quan tâm đến người thân khi hữu sự, nên việc họ để tên của họ vào cáo phó nhiều khi giống như một niềm hi vọng. Thế nhưng ghi tên xong thì lặn mất dấu và việc ghi tên chỉ nhằm mục đích thể hiện “trách nhiệm” của hội, đoàn, luôn có mặt và chia sẻ… Kỳ thực là xí phần cho có.





    Thêm đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đoàn này phải nói là lực lượng khá đông đúc, hùng hậu và trẻ trung, nhờ vậy việc xin cũng có phần ít lộ liễu hơn, thay vì xin trắng trợn, xin đủ kiểu và ít nhiều gì cũng đi xin như các hội đoàn trên thì đoàn này thường xin tài trợ từ các cơ quan theo diện hội thảo, tổ chức giải thể thao... Xin vài triệu để uống nước, đá bóng, treo giải, cắm trại, thi đua yêu nước… Kính thưa các loại xin.

    Họ xin nhiều đến mức nhiều người nghĩ rằng họ đang là một kiểu cơ quan đại diện cho nhà nước, cho chính phủ và đảng Cộng sản để gặp và xin trực tiếp của dân, sau đó nộp thuế cho cấp trên, cho trung ương theo chỉ tiêu, số còn lại dành để hoạt động. Chứ ít ai ngờ rằng kinh phí hàng năm của các hội, đoàn này trên toàn quốc lên đến cả vài trăm tỉ đồng, có năm lên cả ngàn tỉ đồng.





    Và, với số tiền cao ngất ngưỡng được rót từ chính phủ, trung ương, họ đã làm gì, hoạt động ra sao?

    Xin thưa là họ càng ngày càng phình to ra, ví dụ như Hội người mù, những người mù được gọi vào Hội thì được cho học nghề làm chổi, đi bán chổi dạo, đi bán tăm xỉa răng, đi tẩm quất… và về đóng thuế cho Hội theo định kỳ, những ai được kết nạp hội viên thì được cấp cho tấm thẻ và được đi bán tự do, không bị bắt bớ, hỏi han… Và đời sống của hội viên Hội người mù chẳng có gì thay đổi ngoài việc họ phải cày nhiều hơn, nghèo vẫn hoàn nghèo. Người ta hay có câu nói đùa rằng vào cơ quan Hội người mù, thấy đi xe toàn biển số đẹp và xe xịn. Những người lãnh đạo Hội người mù là những cán bộ, ai cũng nhà cửa bề thế, thậm chí có đất nhiều, năm bảy miếng… Nhưng họ vẫn xin theo định kỳ, mỗi dịp Tết, lễ lạc…





    Hội Phụ nữ, họ là những cán bộ không đủ trình độ và năng lực (trong hệ thống cán bộ hiện tại!!!), được đặc cách qua quản lý Hội, đương nhiên họ có thẻ đảng và họ hằng năm nhận kinh phí từ nhà nước. Thế nhưng họ vẫn xin, bằng mọi giá, mọi lúc, có bất kì vấn đề gì họ cũng xin. Và việc họ làm là tìm danh sách hộ phụ nữ nghèo để xin vay hỗ trợ. Nhưng hầu hết những phụ nữ nghèo đều không nhận được khoản vay, mà con cái của cán bộ Hội là những kẻ cho vay nặng lãi. Nhiều trường hợp, phụ nữ nghèo đến vay nặng lãi của con cán bộ hội, bị đe nẹt, hù dọa mỗi khi chưa kịp trả lãi. Họ không hề hay biết rằng khoản tiền mà họ đang vay với mức lãi cắt cổ chính là tiêu chuẩn của họ được vay với lãi suất cực thấp từ ngân hàng nhà nước theo chính sách ưu tiên cho người nghèo. Thế nhưng cán bộ Hội đã biết làm giàu ngay trên chính sự nghèo khổ của phụ nữ nghèo.





    Hội Nông dân cũng vậy, rồi Hội người cao tuổi, dường như mọi hội viên của các hội đều phải đóng kinh phí hoạt động hằng năm, và trong vòng 5 năm, hội viên được mời lên chúc thọ hoặc đại hội một lần, thường là họp, nghe cán bộ nói lời chúc thọ, báo cáo thành tích rồi cấp cho cái bằng mừng thọ, cái giấy khen, cho hộp thuốc bổ, mời bữa ăn. Đương nhiên không quên kêu gọi đóng góp chi phí cho bữa ăn, và một số cán bộ gọi điện ra bên ngoài để kêu gọi, vận động quyên góp cho bữa ăn. Nói cho cùng thì sự bẩn thỉu và ăn không từ thứ gì đã lộ ra da, không cần giấu giếm.





    Nhìn chung, tại Việt Nam, có hội có đoàn là có xin xỏ, có thu lệ phí, có tiền từ ngân sách nhà nước rót xuống nhưng không có gì cho hội viên ngoài việc lâu lâu cho vài gói mì tôm hoặc gọi lên cơ quan văn hóa thôn để ăn một bữa, nhưng muốn ăn nhiều, uống say thì phải nộp tiền. Và chắc chắn một điều là các hội viên phải làm bình phong. Số tiền của hội viên được vay của nhà nước sẽ rớt về tay các hội trưởng và thành viên ban quản lý hoặc ban điều hành hội, tùy vào chức vị và quyền lực mà chia phần. Những phần tiền này sẽ mang về cho vay nặng lãi, và hội viên sẽ là người vay nặng lãi đó. Chính vì vậy mà không thiếu hội viên bị mất nhà, mất đất cũng vì vay nặng lãi vào chính khoản tiền lẽ ra họ được vay với mức lãi cực thấp do nhà nước ưu tiên cho vay.

    Cái sự tréo ngoe và phi lý, thậm chí phi nhân tính nằm ở chỗ này, cán bộ hội đi xin và đi xin, có miếng ngon đớp sạch. Và với hàng chục hội, đoàn như vậy gắn trên cơ thể đảng, nhưng sao đảng vẫn tồn tại? Bởi đây là mối quan hệ cộng sinh giữa ký sinh trùng hội, đoàn với cơ thể vật chủ là đảng. Tuy ăn bẩn, ăn vô tội vạ, nhưng bù vào đó, các hội, đoàn này là tay chân, là cơ quan bảo vệ đảng chẳng kém nào cơ quan công an, thậm chí họ bảo vệ đảng còn manh động và man rợ hơn cơ quan công an, việc đấu tố, trừng trị, chủ yếu là từ các cơ sở, cơ quan ký sinh này!
              
    Và nó tồn tại như một bản ngã khác của đảng,
    bản ngã ăn mày!

              


              
    https://www.rfavietnam.com/node/6511
              
Trả lời

Quay về “VietTuSaiGon”