Khi cái xấu nhân danh “tâm thần”

Trả lời
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Khi cái xấu nhân danh “tâm thần”

Bài viết bởi Quy Nam »

  •           





    Khi cái xấu nhân danh
    “tâm thần”

    _______________________
    Viết từ Sài Gòn - 11/09/2019




    Chuyện một sư thầy
    • đi xe máy, không đội nón bảo hiểm,
      ăn mặc như dân chơi (quần short, áo thun bó chẽn và tay quấn băng rôn đen kiểu đại ca), phóng như bay,
      sau đó chặn đầu một chiếc xe hơi, dùng gậy đập vỡ kính xe hơi…
    Sau đó vài ngày, khi mạng xã hội lên tiếng bức xúc thì chính trụ trì ngôi chùa ở Tây Nguyên, nơi có ông thầy đập kính ở đã lên sóng, tỏ lời xin lỗi và nói rằng ông thầy kia bị tâm thần phân liệt. Sau đó quay cảnh các Phật tử khống chế đưa ông thầy vào phòng để làm bằng chứng tâm thần. Một lần nữa, “giấy chứng nhận tâm thần” như một loại thuốc giải cho rất nhiều loại tội phạm, băng hoại đạo đức đang chứng minh công hiệu của nó.

    Nói về giấy chứng nhận tâm thần, không riêng gì ông thầy đập kính này
    (mà chưa chắc ông ta có giấy chứng nhận tâm thần kịp thời, vì các sư nói ông bị tâm thần nhưng không trưng ra được toa thuốc của ông sư kia và cũng không có giấy chứng nhận. Trong khi đó, một khi đã có toa thuốc điều trị chứng tâm thần phân liệt thì viện tâm thần luôn cấp kèm giấy chứng nhận)
    hầu hết các ca phạm tội từ nhà nước đến thường dân đều nghĩ ngay đến cái giấy chứng nhận tâm thần. Bởi trong một đất nước mà chứng tâm thần có thể bùng phát bất kì giờ nào, người ta có thể biến giấy chứng nhận tâm thần thành một loại vé thông hành cho tội phạm.

    • Chém người xong, chạy giấy tâm thần;
    • Sang tận trời Tây ăn cắp trong siêu thị, bị phát giác, về Việt Nam được cấp giấy chứng nhận tâm thần (cụ thể là sang chấn tâm lý và không quản lý hành vi, dẫn đến ăn cắp) nhưng vẫn giữ công việc xướng ngôn viên của kênh văn hóa đài truyền hình quốc gia;
    • Tham nhũng, tham ô, hối lộ, gây nhiều điều tội lỗi trong quá trình “phục vụ nhân dân”, gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng, có ngay giấy chứng nhận tâm thần…
    Việt Nam cứ như cái lò cấp chứng nhận tâm thần. Những tưởng Việt Nam chỉ là cái lò đúc ra các loại văn bằng thạc sĩ, phó tiến sĩ, tiến sĩ, thậm chí giáo sư, phó giáo sư… Hóa ra, nó còn là cái lò đúc ra giấy chứng nhận tâm thần. Nghĩa là bao từ A tới Z,
    • bao từ các loại giấy chạy chỗ, có chỗ để gây tội lỗi
    • thì bao tiếp cái giấy chạy tội.
      Coi như tròn vo.


    Điều này cho thấy lộ trình của cái ác tại Việt Nam dường như đã được vạch ra bằng các phương tiện giáo dục, y tế và tòa án. Nghĩa là trong ba nhóm ngành chủ lực trọng bộ máy hành chính Việt Nam, không có ngành nào là không tham gia lộ trình của cái ác, cái xấu.
    • Bước vào trường học,
      việc đầu tiên của học sinh xã hội chủ nghĩa là phải chấp nhận luật chơi của thế giới sao đỏ, cờ đỏ, thi đua, ganh đua, đấu tố, chạy chọt, thậm chí nịnh bợ. Học sinh phải chấp nhận chịu nín nhịn trước những hục hặc vô lý của sao đỏ, cán bộ lớp, cán bộ đoàn/đội.
      Và nên nhớ, sao đỏ, cán bộ đoàn/đội là những hạt nhân để sau này phát triển lên lãnh đạo trong tương lai. Bất kì một lãnh đạo nào, tiêu chuẩn đầu tiên là phải có thẻ đảng viên. Không thiếu những người hiện nay đang ngồi ghế Hiệu trưởng, Trưởng phòng giáo dục, Giám đốc sở giáo dục… hoàn toàn không có chuyên môn sư phạm, bởi xuất thân họ là thú y, y tá hoặc cán bộ xã, phường… sau quá trình học và có các văn bằng về chính trị, có thẻ đảng, họ nghiễm nhiên ngồi vào những vị trí vừa nêu.
      • Vì không có chuyên môn và tâm huyết,
        vì không có kinh nghiệm hay tâm lý ngành nghề,
        vì đã quen với văn hóa chạy chọt, đội trên đạp dưới
      nên đương nhiên, những “lãnh đạo” loại này nhanh chóng làm hỏng môi trường giáo dục.
                
    • Ngay cả những cán bộ y tế và giới làm luật,
      dường như thứ mà họ trả giá nặng nề nhất để ngồi vào một vị trí nào đó trong ngành
      • chẳng liên quan gì đến học thuật, năng lực hay phẩm chất nghề nghiệp
      • mà là sự bất chấp, mất nhiều tiền bạc, mất danh dự, mất cả sự tôn trọng thuần túy giữa con người với con người
      và đạo đức ngành nghề bị đánh tráo bằng những con số mờ ám có thể qui đổi ra tiền hoặc tình dục. Điều này nhanh chóng dẫn đến kết cục chẳng mấy tốt đẹp, đó là người ta đầu tư thứ gì thì lấy lại thứ nấy, mất thứ gì thì lấy lại cả vốn lẫn lãi thứ nấy.
      • Đầu tư tiền thì lấy lại tiền,
        đầu tư nhân phẩm thì lấy lại nhân phẩm.
      • Lấy lại tiền bằng cách xắt vào túi người khác không thương tiếc,
        lấy lại nhân phẩm bằng cách hạ nhục, đạp đổ phẩm hạnh người khác…
    Và đạo đức trở thành một thứ ngôn ngữ cửa miệng, rởm đời, người ta dùng nó như một thứ bình phong che chắn mọi thứ. Và, khi tấm bình phong này không may bị rách đi, mọi thứ chân tướng hiện hình. Thì đây cũng là lúc một thứ vũ khí được tích hợp từ giáo dục, văn hóa, y tế, pháp luật và đạo đức xã hội chủ nghĩa để có được:
              
    Giấy chứng nhận tâm thần.

              


    Giấy chứng nhận tâm thần như một tấm vé thông hành thoát cửa tử cho mọi thứ tội phạm.
    • Không ít những giang hồ cộm cán từng chém người trọng thương, thậm chí chém người đến chết, sau đó chạy được giấy chứng nhận tâm thần, thoát tội và nhảy vọt lên ghế đại ca của các đại ca.
      Bởi trong giới bây giờ thừa biết với giấy chứng nhận tâm thần, hắn có thể chém chết một ai đó với lý do “lên cơn tâm thần” và sau đó thoát tội. Và đương nhiên, hắn được dùng trong những “việc lớn” trong giang hồ.
    • Trong giới cán bộ cũng vậy, không ít kẻ giả điên, chạy giấy chứng nhận tâm thần hòng thoát tội (mà hình như là thoát được tội chứ không phải là “hòng” nữa!).
    • Giờ đến thầy chùa cũng dựa vào bệnh tâm thần.
    Nói đến thầy chùa, nói dài dòng một chút. Dường như từ thời chiến tranh đến nay, mà không chừng trước nữa, chùa là nơi của hỗn hợp kiểu người.
    • Những người dấn thân theo đường tu, ở chùa cũng có,
    • những kẻ bất hảo trốn đời chui vào chùa cũng có,
    • những nhà hoạt động nấp bóng nhà chùa,
    • rồi cả công an chìm, mật thám cũng chui vào chùa đóng vai thầy.
    • Nhưng, có vẻ như đáng sợ hơn cả là những kẻ tay chân lành lặn, tình cảm cũng không sức mẻ nhưng bản tính siêng ăn nhát làm, chui vào chùa kiếm cơm ba bữa và từ đó làm thêm nhiều chuyện khác để kiếm tiền, từ chuyện bói toán, cúng giải vong cho đến bấm độn, cúng đám tang, đuổi tà…


    Tất cả đều là trò mèo của những kẻ không biết gì về Phật Pháp nhưng lại khoác áo tu và sống ở chùa.
    • Thậm chí, những thành phần này còn tham vọng làm trụ trì, tham vọng ngồi ghế cao. Nạn hối lộ chốn thiền môn cũng phát sinh từ đó. Muốn làm trụ trì một ngôi chùa nào đó, đương nhiên, mức phí dao động từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Đây là câu chuyện nhức nhối của giáo hội.
    • Và nếu cho rằng đó là lời báng bổ thì hãy làm ngay phép tính thử các vị giáo phẩm chỉ ăn lương giáo hội, bận công việc Phật Sự thì lấy đâu ra tiền mua sắm xe hơi, biệt thự? Hỏi ra thì các vị nói là Phật Tử cúng dường. Giả sử có cúng dường thật thì các vị cũng phải biết khuyên Phật Tử dùng tiền ấy vào việc chia sẻ đồng loại hoặc làm việc khác, đã tu cần gì đi xe xịn, xe khủng? Đã tu cần gì xây biệt thự, xây chùa như biệt điện? Rõ ràng có gì đó bất thường về đạo đức!


    Và khi mọi thứ trở nên dễ dãi, Phật tử cũng không còn ý niệm đoan nghiêm như trước, Phật Tử dễ thông cảm và dễ sụp lạy (vì nhiều lý do, trong đó lý do chính là bản thân họ cũng rất sợ hãi những gì họ gây ra…) thì
    • các vị bắt đầu nổi loạn, đánh nhau trong chùa, la ré,
      hành hung trẻ em, lạm dụng tình dục trẻ em,
      tham lam, ăn nhậu, phá phách, trộm cổ vật nhà chùa để bán,
      dùng ma túy, đánh nhau, hành hung người đi đường…
    Và khi bị cộng đồng phát giác, lên tiếng thì quí vị bắt đầu dùng đến cái giấy chứng nhận tâm thần. Lẽ nào bằng giả, giấy tờ giả, giấy chứng nhận tâm thần là những thứ đỉnh cao để trí tuệ quí vị phải nỗ lực, léo hánh, lạng lách để có được?!

              
    Có một cái gì đó sai sai,
    có một cái gì đó mờ ám,
    có một cái gì đó bất minh và bệnh hoạn
    đang ám lấy đất nước này

              

    mà muốn thoát nó, không còn cách nào khác là phải chấn hưng giáo dục, nâng cao dân trí và củng cố dân khí. Chí ít cũng thực hiện được ba vấn đề mà thế kỉ trước, chí sĩ Phan Châu Trinh đã trăn trở. Và bây giờ, ngoài ba vấn đề ấy, còn một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng, nó đóng vai trò huyết mạch, đó là Khởi Sự Dân Quyền.
              
    Nếu không có Dân Quyền,
    nhân dân sẽ rơi dần vào trạng thái chuồng trại
    và mọi nỗ lực đều vô nghĩa!

              


              
    https://www.rfavietnam.com/node/5639
              
Trả lời

Quay về “VietTuSaiGon”