"Học" tiếng Việt

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: "Học" tiếng Việt

Bài viết bởi NTL »

*

Hồi xưa có chữ tiền chế, nghĩa là làm cái chánh trước, rồi sau mới... "hậu chế" làm thêm cho đủ - dĩ nhiên hậu chế là dỡn nên bỏ vô ngoặc kép ha -
Thấy nhiều nhứt là nhà tiền chế, mua cái sườn khung, tức cái vỏ ngoài kéo về, đặt lên cái fondation, tức cái nền nhà trên đất. Nền nhà thường được xây trong đất thành basement, ở xứ lạnh, basement sâu tới làm thêm được phòng ốc, xứ ấm basement nông hơn, chỉ làm hầm chứa đồ.

Thời đại covid, VC ghép luôn chữ nền vào bịnh tật, bịnh nền, hàm nghĩa bịnh tật đã có sẵn. Thay vì nói những người đã có bịnh tật sẵn, thì chúng nói ở những người có bịnh nền - làm covid dễ sanh biến chứng - Tướng công vô nét nghe y tế VN rồi học được chữ này, mà chả phát âm y chang người nói (y hình) một kép quảng nam quảng ngỡi chi đó, nú tui nghe rồi đực ra, hổng biết bịnh ni là bịnh chi mà BS cũng chưa bao giờ nghe nói tới !

Sơ chế là chế sơ sài cái chánh trước, rồi hoa lá cành mới thêm vào sau.
Tui nghĩ... term sơ chế hạp tai hơn term công đoạn.
Tiếng miền nam trước 75 không có term công đoạn, mà giai đoạn, nghĩa là phase.
Công việc được phân thành nhiều phases.
Có lẽ sơ chế là giản lược của hai chữ ghép : biến chế + sơ đẳng.

Ôn Hoàng dán bài của cụ Đậng văn Âu. Bữa hổm đọc thấy cụ xài chữ "đỉnh điểm" là chữ y hình mình hổng có, mang nghĩa điểm cao nhứt, trên đỉnh của... cao trào (nghĩa là trào cao lên tới đỉnh) Thiệt là một chữ rất tượng thanh tượng hình đúng chánh sách ngôn ngữ đỉnh cao. Đặng tiên sanh nói miết sanh nhập tâm, hay là... chữ ni có mà nú tui thiếu văn hoá thành chưa từng biết đến ? Dòm tiểu sử, té ra cụ gốc Thanh-Nghệ- Quảng thì phải. Hà Tĩnh Thanh Hoá Nghệ An, Quảng Bình thuộc trung phần, nằm bên kia vĩ tuyến 17, đất của các chuyên gia cách mạng chánh trị


Khẩu trang là một chữ rất chánh xác, nó là cái mask che ngay miệng (và che luôn cả mũi).
Mặt nạ có lẽ để che nguyên mặt (như trong các dạ hội hoá trang)
Mask của Zoro, đeo ngay mắt (the mask of Zoro), trong trường hợp này, có lẽ phải dịch là... thị trang heng (hihi...)
Dòm trong dictionnaires, hổng thấy có phân biệt, "trang" che khúc nào trên mặt cũng đều là mask ráo.
Trong trường hợp này, chữ khẩu trang nghe rất tới. Nhưng... (ôi những cái nhưng làm rối rắm đời trang)
Trang che cả miệng cả mũi, vậy thì khẩu là khẩu làm sao ?

BTW, TY nói chữ "thoại" cụt ngủn, rất là XHCN heng TY.
Người mình hổng xài thoại khơi khơi vậy cho dù thoại là nói.
Độc thoại là nói một mình thiếu thính giả (như nú đang nói về Opera vậy)
Đối thoại là có cả người nói lẫn người nghe.
Lời thoại là... lời nói, nói chuyện, để phân biệt với lời hát lời ca.
Thay vì lời thoại nửa việt nửa hán việt, sao không dùng chữ lời nói (nói chuyện) cho sáng sủa ra ?

Ngôn từ VC rất lạ lùng khác người, cái chi ngắn chúng thích kéo cho dài ra, còn cái chi đang dài cái chúng cắt cho ngắn. Chẳng hạn như vụ dính với việc để thành vụ việc (nghĩa là sự việc trong nghĩa vấn đề). Trong khi ấy hình thức bị cắt luôn thức chỉ còn hình. Hình thức nghệ nghệ thuật (art forms) trở thành "hình nghệ thuật", thí dụ opera là một loại hình nghệ thuật trong bộ môn nhạc cổ điển bla bla bla... nghe cụt ngủn tới cụt hứng luôn.

Just my 2 cents.

*

Cám ơn CSRC bài ca.
Trời thần ơi, bài này hát hổng dễ heng. Nú tui hát theo mà thiệt là tắc luôn tiếng.Chưa kể là còn xúc động tràn trề. Dằng dặc một quá khứ dài thoòng mấy chục năm, trôi như các thước phim chiếu chậm trên màn ảnh. Phim đen trắng heng, vì màu chưa kịp mang ra để phun vào - để thủng thẳng có giờ sẽ phun ngay -
Lóng rày... nhà trống hốc thiếu bàn ghế giường tủ, thành ra... mình đứng trong phòng, bất cứ phòng nào, rồi hả họng hát thì nghe cả echo, Phòng khách và phòng ăn bự nhứt nên echo rõ nhứt. Nhưng hát hổng tới nốt, thành cứ nhảy lên tụt xuống cả octave ! Vất vả hết ý luôn ! Grazie


*
Make the long story... short !
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: "Học" tiếng Việt

Bài viết bởi ty »

em chào chị Ngô :flwrhrts:.

as usual, đọc bài chị viết rất là “đã”, có lúc em bật cười thành tiếng (khúc quảng nam quảng ngãi ...đó chị). em cũng rón rén vào nhà Nắng để sửa “lời thoại” . ah chị ơi, hôm nay em mới nhớ ra để đính chính rằng “ty” là phiên âm của “t.”, chứ hổng phải tình yêu :).

không biết mấy chục lần em định vào mục Opera của chị mà em lại thôi vì em sợ không đủ kiến thức.

chị có ngày thật là vui nhé :flower:.
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: "Học" tiếng Việt

Bài viết bởi NTL »

*

Nú tui nghĩ tiếng việt có rất nhiều nuances biến đổi theo hoàn cảnh - miền bắc gọi là ngữ cảnh, giản lược của hoàn cảnh + ngôn ngữ. Ngữ cảnh là một chữ rất tới.

Qua nay tui suy nghĩ lung về chữ công đoạn, có lẽ đây cũng là tiếng ghép của giai đoạn và công việc.
Việc thì hiểu, nhưng công thì lờ mờ. Việc mang nghĩa sự việc hay chuyện, nhưng công không rõ là gì. Thấy ai đi lang bang mới hỏi đi đâu đây, rồi nghe trả lời đi công chuyện, mà thiệt sự chuyện ở đây hổng công nhưng rất tư. Thành tui chưa hiểu rõ lắm chữ công ở đây thiệt sự là gì ?
Bởi vậy, vì thế, cho nên... nếu sơ chế ô-cơ thì công đoạn cũng ô-cơ luôn. Nhưng... vì nghe hổng quen, chưa quen, lại còn nhứt định hổng thèm nói giống, Đây là hình thứ đối kháng trong khuôn khổ, nghĩa là tiêu cực Periode.

Cái nuances ở trên kia là nhớ tới chữ "thoại" và "lời thoại", mang nghĩa nói (động từ) và lời nói (danh từ).
Thoại kịch là kịch nói, khác với nhạc kịch là kịch hát.
Còn một loại kịch nữa là kịch thơ, nhưng term "thi kịch" vẫn chưa lọt vào được tự điển.
Kịch thơ không hát cũng không nói, kịch thơ được ngâm lên - thì ngâm thơ mờ -
Có lẽ vì không là kịch hát nên nó được gọn lẹ xếp chung vào với thoại kịch... chăng ?
Term thoại kịch VC hổng thèm xài, chê nó thiếu trong sáng, vậy nhưng... lời nói lại biến thành lời thoại, chẳng còn ra làm sao xất cả ! (hy vọng xài trúng chữ xất ở đây)

Trở lợi với nuances.
Động từ "nói" để chỉ ra việc "phát thanh" và phát theo kiểu ad libitum, nghĩa là phát tự do.
Trong khi ấy "lời nói" là âm thanh có... suy nghĩ (để sắp xếp, diễn tả cái ý trong đầu) nghĩa là... ít nhiều có hoạt động trí tuệ. Thành ra mới có câu "lời nói hổng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Tiếng anh và tiếng pháp cũng có động từ và danh từ y chang (speak/speech và parler/parole) nhưng cái nuances không đặng rõ ràng như tiếng việt... thì phải ? Hổng biết bà con có ai cảm nhận như tui vậy không ?

Nói khác với viết. Nói càng giản dị nhiêu càng tốt nhiêu.
Những term như "sơ chế" "công đoạn"... là những chữ văn bản để diễn tả "giai trình" (thấm nhuần chữ nghĩa ghê chưa) của vấn đề đang đề cập tới.
Cái đứa vác chúng ra để diễn giải những công việc hàng ngày (nấu nướng, vệ sanh đớp hít giải trí...) y chang đứa lúc mô cũng nghiêm và buồn vì táo bón, rồi vớ con dao phay tổ chảng đập ruồi cho ăn chắc (có mà chạy đàng trời...)

Chữ nghĩa đỉnh cao không chỉ trộn hồ lao động, nhưng... chúng còn làm màn... bận áo giáp lái xe tăng rồi tà tà... bát phố !

:rotfl:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: "Học" tiếng Việt

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

ty đã viết: Thứ ba 16/06/20 23:38 hôm nay Bạch Vân hết cảm rồi há. BV hát hay lắm :flower: :flwrhrts: :flower:

Nắng và anh HV ơi, nếu trước năm 75 không có chữ “khẩu trang”, mình có nên dùng “khẩu trang” khi dịch chữ “mask” không? t nghĩ chữ “mặt nạ” có vẻ nghiêm trọng quá heng.

*
=
trong mục gia chánh ngày nay t thấy có hai từ mới là “sơ chế” và “công đoạn”. t thay “sơ chế”= chế biến, “công đoạn”= cách làm. Nắng và anh HV thấy có hợp lý không? t không biết chữ “chế biến” có phải là chữ trước năm 75 hay không nữa nhưng hình như dễ hiểu hơn “sơ chế”.

:flower:
Ty ơi thì thật ra masks là "mặt nạ" để đắp dưỡng da đó mà, nhưng khi dùng để đi ra đường phòng ngừa bịnh tật đủ thứ thứ thì masks dịch thành "khẩu trang" là đúng. Nhưng tuần rồi N bị một "tai nạn chữ nghĩa" nho nhỏ nè. :whisper:

N edit bài, rồi đọc, rồi giao cho mọi người đọc, và n làm audio đưa lên youtube, hong biết sao chữ "mặt nạ" ở bài dịch n để y nguyên và đọc luôn, cô bạn (xướng ngôn viên) cũng đọc luôn trong phần cô ấy :rotfl: . Đến vài giờ sau thì thấy có một khách nghe để nụ cười tủm tỉm ghi xuống là "mặt nạ=khẩu trang" :D .
N mới chưng hửng vào check lại thì đúng là "lỗi tại tôi mọi đàng" :trstntrm: . Lý do là ở nhà N có bao giờ dùng chữ "khẩu trang" đâu nè hihi, có nói với nhóc hay mấy đứa em cũng nói "nhớ mang mask ra đường nhen, nhớ mua mask tuần này nhen" . Nên lần này mới bị sơ suất như vậy, chạy vô cáo lỗi khán thính giả và phải sửa chữa lại hu hu :lksgd:

Chị Ngô đã đưa ý kiến về chữ "sơ chế" và "công đoạn" rồi hén. N cũng hay viết ít bài Gia Chánh cho báo và tìm trên net thì cũng thấy giống Ty nói đó. Nhưng N chỉ ghi Nguyên liệu, và Cách làm thôi hà. N bỏ qua chỗ phần "sơ chế".

p.s: Bạch Vân ơi, nghe giọng khỏe lại nhiều rồi hén, BV hát hay và bài này khó hát quá chừng, ở NN chỉ có BV hát nổi thôi hà :ksschk: :kssflwr:
Last edited by nắng thủy tinh on Thứ năm 18/06/20 08:58, edited 1 time in total.
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: "Học" tiếng Việt

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Chị Ngô ơi, đúng là chữ "bệnh nền" nghe phát bực gì đâu hà. N dịch là "bệnh lý tiền sử", vậy mà N có cô bạn học trung học, cô ta ở Texas, hôm tháng 3 vụ virus hoành hành, cô text cho n dài thậm thượt và cũng ghi chữ "bệnh nền" tỉnh bơ như vậy, hihi.

"Đỉnh dịch, đỉnh điểm" cũng là cách dùng từ của "bên kia" bây giờ luôn :roll:

Thoại, họ cũng đang xài tới bến, điển hình là mí nhóc đang giúp việc, khi nộp bài đọc cho n là cứ ghi "thoại 1, thoại 2" :rotfl:

N. nhớ hình như là chữ "sất", s đúng hơn x á chị Ngô. Ví dụ như "em không bỏ dấu đàng hoàng, chị đọc không hiểu gì sất!"

Hổm nay N đang bị tưng vì mấy chữ kích nè: kích hoạt, kích cầu, gói kích thích kinh tế ....hihi.

Hôm qua N gặp cụm chữ này " international best practices", họ dịch là "thông lệ quốc tế". N thấy mù mờ quá hà, "thông lệ" là gì, là tục lệ? N dịch là "phương thức làm việc của thế giới" có đúng hong? chị Ngô, Ty, anh Hoàng Vân :cafe: :flower:

N cám ơn chị Ngô :kssflwr: , Ty :flwrhrts: và anh Hoàng Vân :cafe: đã ghé vào "dạy" N "học" nhen :cafe: :cafe: :cafe: :flwrhrts:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: "Học" tiếng Việt

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           


    :lol2:
    cái gì ghê vậy .. anh hay nói "con khủng long thời tiền sử"
    tiền sử là trước khi có sử ghi chép lại, từ khoảng 3 triệu năm cho tới 3000 năm trước TC ...
    nếu không thích bệnh nền thì cứ nói "bệnh có từ trước"

    nếu không dùng "đỉnh điểm"
    thì dùng "cao điểm", "tột cùng" .. vv .. tùy theo trường hợp ..

    không dùng "thoại"
    thì "lời đọc 1", "lời đọc 2" .. vv ..

    thông lệ = thói quen, thói thường
    tục lệ = theo phong tục, tập quán
    "international best practices" = phương cách quốc tế tốt nhất ...



Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: "Học" tiếng Việt

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Oh vậy à anh Hoàng Vân? hihi. Vì n nghĩ "tiền" là trước, "sử" là quá khứ, lịch sử cuộc đời của họ nên N dịch "bệnh lý tiền sử" :lol: . Dài dòng là lý lịch bệnh tình thời trước :D . Còn chữ "nền" mỗi lần đọc là nhớ tới anh Tư gửi beat nhạc, anh ghi "nền", rồi có khi nghĩ thêm, nghĩ tới nữa là cái "nền nhà", "plancher" :rotfl:

Cám ơn anh Hoàng Vân :cafe: :flower: , để n thêm vào trong "tự điển" của N các chữ này.

Trở lại chữ "kích", có "tiêm kích và không kích" nữa. Vậy tóm lại "kích" này hong biết trước 1975 có hay không? hay mới được "xuất bản" từ chệt? :wink2:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: "Học" tiếng Việt

Bài viết bởi NTL »

*

A... trúng nghề của tui rồi, thành trả lời liền cho em nó.
Bịnh lý tiền sử (đúng ra là tiền sử bịnh lý, thỉnh thoảng thấy trong hồ sơ bịnh nhơn từ VN gởi sang) là dịch từ term "medical past history", bao gồm tất cả những bịnh đã xảy ra trước kia - cả bịnh còn đang tiếp diễn lẫn bịnh đã xong rồi. Nó là phần quan trọng trong hồ sơ nhập viện của bịnh nhơn - Bệnh nền nếu có, là một phần trong medical past history. Đây là (những...)i bịnh đang sẵn có, chừng dính thêm bịnh khác nữa thì tình trạng sẽ rắc rối thêm lên bởi chúng ảnh hưởng lẫn trên nhau.

Chỉ gọi là bịnh nền khi nó systemic, có thể gây hậu quả ở người bị bịnh, thí dụ bịnh gan tim thận phổi tiểu đường v.v. Những bịnh ấm ớ sương sương tà tà khác không được gọi là nền (bịnh trần, nóc, mái... dịch tùy hỉ heng) Đỉnh cao dịch systemic là nền. Bịnh nền (hừm...) làm cơ thể yếu đi,đề kháng giảm, thành dễ mắc thêm bịnh khác (covid-20 chẳng hạn) và dễ bị quất sụm. Từ đó mới có chữ comorbidité và maladie concomitante để đám y tế phòng ngừa và y tế cộng đồng dịch tễ mần thống kê xác suất.

International best pratices dịch thành "thông lệ quốc tế" là dịch quá tới - không thể hay hơn đặng -
Thông lệ là những lệ thông thường, nghiễm nhiên được chấp nhận không thông qua (chưa thông qua) giấy tờ pháp lý bài bản. Chữ này hồi xưa có rồi heng.
Chữ kích mình cũng có, mang nghĩa... tấn công. Không kích là tấn bằng máy bay. Đả kích là tấn bằng lời.
Còn kích tùm lum là kiểu... VC kích. Gói kích cầu là gói chi ? Chữ ni chưa hiểu ra !
Để nú tui hỏi anh năm coi "bán khống" trong kinh tế thương mại thời VNCH là gì ? Có thể là "vay xổi - mươn xổi" để bán "sang tay" chăng ? Và xổi đồng nghĩa với "mượn vốn nặng lãi", cái kiểu "xanh sít đít đui"

Bữa mơi tui có test covid - I have every symptoms needed to be... positive, especialy abdominal pain and diarrhea - Nguyên đêm qua lăng xăng vào ra lăng bác. Tuần rồi tui ra nắng hơi nhiều, cuốc bộ đi mần cho khoẻ chơn tay. Rồi một bữa nóng quá, cái thinh không có bác tài xế xe bus theo rà rà (tướng công nói hắn falling in love tui... ) và dừng lợi, mở cửa (cừa sau) mời lên for free, thành hổng nỡ phụ lòng bác.
"sự cố" (ghê chưa, chữ nghĩa nhuyễn nhừ chưa) là... tui hổng có "khẩu-khứu trang".

Ba bữa nay thấy nóng rồi lạnh, yên trí bị "trúng nắng" thành cũng hổng théc méc, nhưng tối qua và nguyên bữa nay đau bụng tiêu chảy thì... sao nghi quá !
Covid hổng lây trong unit mà trong bus thì thiệt dzô dziêng quá mạng !
Wish me luck làng xã ôi !
:wink2:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: "Học" tiếng Việt

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

N. cám ơn chị Ngô nhiều nhiều lắm :flower:
Thông lệ, n cứ nghĩ là "thông thường, thường lệ", giờ mới biết là có nghĩa như là "luật lệ".
Chữ "nền" giờ n được hiểu thêm về nghĩa của nó qua sự giải thích tường tận của chị :flower: , nhưng hong có chữ nào thế chữ nền nên nếu bất đắc dĩ chắc n phải nhét nó vô ngoặc kép quá, hihi ..."nền" ơi là "nền" :rotfl:

Hôm nay n edit bài mà gặp một loạt chữ "tờ rơi", nên n sửa lại "truyền đơn" nhưng rốt cuộc lại bị "sự cố" :lol: , bên kia đi gấp nên hong đủ giờ sửa nữa nên cho lên digital toàn là "tờ rơi", thiệt là bực mình! :sad2:

Chị Ngô ơi, bây giờ ra đường phải thủ "khẩu trang" chị ơi :yes2. Lúc nào trong túi n cũng phải có phòng hờ, chỗ nào đông người thì mang vô, ít người thì tháo ra để dễ thở (như N nè hihi).
Tháng rồi cả nhà dì n bị y như chị vậy đó mà dì n gần 80 tuổi rồi, con rể đi làm về hai ngày sau cả nhà đều bị Tào Tháo viếng thăm, cũng hong dám đi test vì sợ có gì bị dính nên cứ ở nhà miết, n nói nấu gạo rang uống thường xuyên rồi từ từ thì hết nhưng cũng kéo dài cả 10 ngày trời luôn.

Chị Ngô giữ sức khỏe nha, mong chị mau hết bệnh và chị nhớ là thủ sẵn mask trong túi nhen chị :hi5:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: "Học" tiếng Việt

Bài viết bởi NTL »

*

Hồi hôm gác chơn lên bụng suy tư về term "international best pratices" - tại vì cái bụng biểu "chỉ thông lệ quốc tế thôi vậy chữ best dục cho chó gặm rồi ha" -
Té ra thấy chữ pratice dịch thành thông lệ thì sướng quá nên bỏ sót best !
Có vẻ như (bị dám sai) international và best đều modiffied cho pratices, nhưng...đây là hai genre khác nhau. international là adjective, còn best either là adverbe or noun, tùy ngữ cảnh câu văn, và hàm ý so sánh (good - better - the best / bon - mieux - le meilleur).

Nói "best pratices, internationally" hay "the best international pratices" thì đúng văn phạm, nhưng không rõ hai câu ni khác nuance ra sao. Còn "international best pratices" thì không rõ có đúng văn phạm ?
Vì Google có nói tới international best pratices, hẳn là phải đúng. Nhưng đúng ở đây là đúng theo thông lệ hay đúng cả theo grammar (hàm nghĩa best modified cho "pratices", và international modified cho "best pratices" ?

Google biều best pratices là "method or technique that has been generally accepted as superior to any alternatives", nên chắc là phải dịch thành "phương thức, phương cách, cách thức" tốt nhứt (thank you ôn Hoàng). Vậy rồi chữ international phải nhét vô khúc nào theo ý câu nói hở ôn ???

Só-di Nắng, nú tui đang nói chuyện trật chìa, cũng bởi cái tánh ưa... chẻ tóc !
Hồi xưa học analyse gramaticale và analyse logique, và học nhuyễn nhừ. Chừ sanh tật... chẻ.
Nhưng... nếu có ai giải đáp dùm thắc mắc nú tui xin trân trọng cám ơn (ú hu... ôn Hoàng ôn Hân)

À... tờ rơi là từ chữ flyers. Đi phát flyers là đi phát... tờ rơi.
Phát đàng hoàng nha chớ hổng thả rơi để người khác lượm.
Mục đích của "tờ rơi" là để quảng bá một sự kiện vấn đề chi đó, nên phải tùy mà dịch khác nhau Nắng ơi.
Nếu để quảng cáo thì dịch là "giấy quảng cáo" còn nếu để tuyên truyền cho mục đích chánh trị thì dịch là "tờ truyền đơn". Giấy quảng cáo và tờ truyền đơn khác nhau tới vạn dậm lận cà.

Giấy và tờ cùng nghĩa với nhau, nhưng quảng cáo thì có giấy lẫn tờ (giấy/tờ quảng cáo), còn truyền đơn thì chỉ có tờ thôi (tờ truyền đơn)... thì phải ?
VNCH mình đi phát truyền đơn hổng sao, VC (CHXHCNVN) mà phát truyền đơn là xúc vô trại cải tạo liền
- bị vì... nhơn dân ta trước sau như một, đứng hết sau lưng đảng ta anh hùng, kiên trì trong cố gắng, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng uýnh thăng. (Ép them... Con bà chúng)

TB :
Tui mới hỏi ý ông Thân Trọng (chữ một bồ), ổng nói "bịnh nền" có lẽ dịch từ term "maladie de fond" nghĩa là những bịnh có sẵn.
Tui hỏi tiếp, vậy maladie systemique dịch là gì, ổng nói "bịnh toàn diện"
Tui lại hỏi tiếp, thế maladie de fond và maladie systemique khác nhau ra sao, thì ổng suy nghỉ một chập rồi nói chắc trong cái này luôn luôn có cái kia.
Sau cùng thì... bịnh nền phải có hai yếu tố, mãn tánh (trên 3 tháng) và toàn diện (tác hại cơ quan khác).
Mãn tánh để có đủ thì giờ, và toàn diện để sanh biến chứng tùm lum.
Vậy thì... bịnh nền là bịnh nền. Chỉ tại lạ tai (nhứt là phát âm theo tiếng quảng) thành mới... khó chịu khó ưa. Tội nghiệp cho cái nền, thinh không bị... rủa xả !

*
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Nhà của bạn ..”