ngõ xưa

Trả lời
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của ty bị lổm nhổm rách rưới vì ty đã xé bỏ hết những trang sách mà Bảo Ninh viết về quân đội Việt Nam Cộng Hoà.
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

Phía bên kia, họ đã chiến thắng “lẫy lừng”. Khắp nơi, ca khúc khải hoàn vang vang. Những nhà (thợ) thơ lớn của họ đã kịp thời chế tạo được những lời thơ có cánh- bay muôn phương. Về phần họ, sau những giây phút thăng hoa hào nhoáng, người lính phía bên kia lắng đọng lại. Và, họ cầm bút, viết lên “một nỗi buồn mênh mang, nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh.” Khi viết, họ “viết khổ viết sở, như đập đầu vào đá, như là tự tay tước vụn trái tim mình, như là tự lộn trái con người mình ra.” Cho nên, tác phẩm của họ là một bi kịch thương tâm, khác hẳn với những lời thơ ca tụng được phun ra ào ào từ những cỗ-máy-làm-thơ-của-cách-mạng.

*

Kiên-nhân vật chính. Xung phong đi B3 lúc mười bảy tuổi. Trở thành lính trinh sát của tiểu đoàn 27, luôn luôn là quân xung kích ở hàng đầu suốt mười năm trời, và là một trong mười người trong đơn vị còn sống sót trở về. Oái oăm thay, Kiên lại không có được cái “tâm trạng sáng choang, bay bỗng, ào ào, sướng vui” như mọi người khi hòa bình về. Kiên chỉ thấy “hoà bình ập tới phũ phàng choáng váng đất trời và xiêu đảo lòng người, gây bàng hoàng, gây đau đớn nhiều hơn là vui.” Bởi vì đối với Kiên, “hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình chỉ để chừa lại chút xương. Mà những người được phân công nằm lại là những người đáng sống nhất.” Trong tâm hồn mẫn cảm của người chiến binh ấy, chỉ còn lại niềm day dứt không nguôi vì “ cả thế hệ anh đã lao vào trận chiến một cách hăng say, một cách hung dữ, đã làm đổ máu mình, đổ máu người. Hằng đọi máu, sông máu, ập tới…” Kiên u uất buồn rầu khi thấy chiến tranh đã tạo cho anh “thói hiếu sát, máu hung tàn, tâm lý thú rừng, ý chí tối tăm và lòng gỗ đá" nên Kiên đã “chém giết cuồng dại” đến “méo xệch cả tâm hồn và nhân dáng.” Giờ đây, Kiên vẫn bị ám ảnh dằn vặt bởi cuộc chiến tranh gớm guốc, trần trụi, bất nhân nhất và mãi mãi không thể nào tha thứ được cho bản thân. Đau khổ tột cùng là Kiên vĩnh viễn mất đi mối tình đầu: Phương. Trong cái đêm bên nhau cuối cùng, Kiên “khăng khăng: tôi đi chiến đấu, tôi là con người trung thực, tôi trong sạch và tôi không muốn em là con người nhơ nhuốc.” Rồi, Kiên “lấy hết sức bình sinh để tự giằng mình ra, thả buông vòng tay đang dằn xiết Phương, ngồi chồm dậy.” Không biết Kiên có nghe được tiếng thở dài não nề thê lương của người yêu “… Hai đứa mình, Kiên ơi… Có thể đến khi chết đi vẫn còn trong trắng… Vậy mà chúng mình yêu nhau biết là ngần nào…”

Phương-người yêu của Kiên. Phương đẹp rực rỡ, chói lòa, bừng cháy cả sân trường Bưởi. Không như Kiên “say mê cuộc chiến tranh đến đứng ngồi không yên”, vào tuổi mười bảy cô hừng hực sống và chết cho tình yêu cho tuổi trẻ: “kệ chiến tranh, kệ anh hùng trẻ tuổi và anh hùng lớn tuổi, ta bơi nhé, bơi thật xa tới thủy cung, tới chết đuối thì thôi.” Ở cái sân ga điên đảo ấy, Phương bình thản nhìn đoàn tàu giật mình, bị thúc lùi rồi rướn lên, từ từ miễn cưỡng chuyển bánh. Đoàn tàu lẽ ra đưa Phương đến ngôi trường đại học. Cô hững hờ nhìn tương lai của mình trôi tuồn tuột đi, và háo hức ở lại để tiễn Kiên vào Nam. Trong khi đó, Kiên cứ rối tung cả lên vì sợ không kịp về trình diện và trở thành kẻ đào ngũ, nhưng lại rất quyến luyến giây phút bên Phương, giây phút mà Kiên có thể đổi cả thế giới để có nó. Sau này, khi gặp lại Phương chỉ xin Kiên một điều là hãy quên. Quên sẽ tốt cho cô và tốt cho anh. Vì rằng, vào ngay lúc ấy, giây phút thơ mộng nhất có người con gái đi tiễn người yêu vào chiến trường, trong cái toa tàu quân sự đen ngòm dơ dáy đó, cô đã bị vùi dập nhầy nhụa bởi một đám người đói khát man rợ mà trên đầu thì bom đạn oanh kích cứ dòn dã nổ. Còn tay Kiên thì nhuốm đỏ máu của người vô tội: anh lính mặc chiếc áo dệt kim sọc xanh kiểu thủy thủ, ân nhân của người yêu mình. Phương ai oán chấp nhận nỗi phũ phàng như thể thừa nhận một chân lý: “đằng nào thì anh cũng thành ra thế, mà em thì thành ra thế này mất rồi..” Vì chiến tranh, từ một cô nữ sinh trinh trắng ngây thơ, Phương xoạc chân trượt mãi rồi trở thành con đ... thập thành. Phương ơi!

Những người lính khác. Can, tên bê quay (đào ngũ), khi chết thối quá thể là thối, hai hố mắt như hai hố bom mọc rêu xanh lè. Can tâm niệm “miễn không ngỏm trong mùa mưa tới” là được rồi. Đối với Can, “thắng hay thua, kết thúc mau hay chậm chẳng còn nghĩa lý gì nữa”. Can kêu cầu “đời tôi tàn rồi, nhưng dù thế nào tôi cũng phải gặp lại mẹ, phải thấy làng tôi…” Rồi Can tút, và chết không kịp đọc thơ của mẹ có những lời cầu nguyện: “…ngày đêm cầu trời khấn phật, cầu ông bà tổ tiên, cầu thầy, anh con phù hộ độ trì cho con ở nơi linh lửa được cùng anh em tất cả bằng an...” Sinh, nhà thơ của lớp 10A, đi bộ đội sau Kiên nhưng bị thương nên được giải ngũ trước. “Cái vết thương cột sống kinh khủng không lượm Sinh trong chiến tranh mà nấn ná lâu thế mới giáng họa. Sinh ốm nằm trên một chiếc chõng tre kê giúi trong xó. Mùi hôi thối lợm giọng. Chăn chiếu bẩn thỉu. Đầu Sinh trụi hết tóc, đen sạm, quắt queo như cái gộc cây. Mũi dẹt lét chỉ còn cái sống mảnh như lưỡi dao. Môi má chẳng thấy, chỉ thấy hai hàm răng và hai hố mắt, không rõ nhắm hay mở.” Sinh biết mình bị nan y, nhưng không rên rỉ, than thân trách phận để làm rầu lòng người thăm, hoặc trút nỗi bất hạnh sang người khác. Anh cố rạng rỡ mỉm cười dịu dàng khơi chuyện kéo Kiên về hồi ức học trò. Rồi gật gù ra vẻ bị lôi cuốn vào câu chuyện của bạn: “thế kia à? tuyệt thật… thú vị nhỉ…?” Đôi khi, Sinh còn mơ màng, mắt nheo nheo: "Nắng chia nửa bãi chiều rồi…vườn hoang trinh nữ...Đấy thơ thế mới là thơ chứ. Mình từng ôm mộng thành nhà thơ cơ đấy. Đi lính ấy mà, mình định bụng sẽ trở thành Lê Anh Xuân, tạc vào thế kỷ.” Nhưng cũng có lúc Sinh bật nức lên nghẹn ngào vì không thể nào dấu mãi nỗi sầu thảm trong lòng . Sinh thầm thì, “lắm lúc nghĩ cay cực khôn cùng. Ước gì có cách nào chết ngay cho chóng cuộc đời. Thân phận những thằng bị thương như mình bị chiến tranh đoạt mất tự do có khác nào thân phận nô lệ…” Bốn năm sau, Sinh hấp hối. Vượng tồ, tay lái xe tăng T54, sau chiến tranh trở thành con sâu nát rượu, vì bị “những ký ức quá kinh khủng đè bẹp và làm cho suy đốn”. Lúc xưa, anh vốn hiền lành rụt rè và không biết uống rượu. Từ lúc từ chiến trường về và cho đến suốt đời, anh không quên được cái cảm giác hơi rướn lên của xe tăng khi cán qua xác người. Cứ “như cái túi đẫy nước thẳng người vỡ đánh bép một cái và đẩy nhẹ băng xích lên.” Vượng rên rỉ, “những cảnh như thế cán cả vào tôi khi ngủ”. Chỉ có rượu mới làm Vượng quên hết. Và, anh uống mãi, uống mãi cho tới ngày đổ bệnh, quỵ hẳn.

*

Thân phận con sâu cái kiến của người lính phía bên này hay phía bên kia, những người không phải là chủ cuộc chiến, thật thê thảm. Và, “chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người” ...

nbct-BN
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi Ngoc Han »

" Ra đi và trở về. Ra đi trong trầm uất và trở về trong liều lĩnh rạo rực. Sống rạo rực và chết như khói bay lên trời. Một thời để yêu và một thời để chết. Yêu một lần và chết một lần. Chỉ một lần. Remarque trao tặng chúng ta một thời để yêu và một thời để chết. Từ mặt trận ở Nga, Graber trở về nghỉ phép ở quê hương, chàng đã chờ dợi hai năm rồi mới được dịp may bất ngờ này. Về tới quê nhà, chàng không còn thấy, không còn nhìn ra mái nhà xưa nữa, bom đạn đã làm tan nát tất cả: cha mẹ chàng mất tích, chàng bơ phờ tìm kiếm hành tung của cha mẹ, nhưng rồi tình cờ gặp cô Elisabeth Kruse, họ yêu nhau, yêu nhau đến độ cao cuối cùng của phong vũ biểu, vì họ chỉ biết rằng mọi sự đều chỉ đến có một lần thôi. "Thực là lạ, anh nhỉ, Elisabeth nói, có lẽ là mùa xuân đang tới, em có cảm giác là đâu đây thoảng thoảng mùi hoa đồng thảo...".

Và thỉnh thoảng Graber còn nghe được tiếng chim họa mi vô hình kêu hót, dù bao nhiêu sự việc đã trôi qua từ bao giờ. Nhưng giữa cánh đập của con én liệng ở lầu chuông, Graber cũng thể quên hẳn kỷ luật quân đội và chàng phải trở ra trận, để rồi sau cùng bị bắn chết, lúc chàng mở cửa tù cho tội nhân trốn thoát. Lòng nhân đạo của chàng đã bắn chàng chết: chàng muốn giải tỏa tù nhân và chính tù nhân được trả tự do đã quay ngược lại chĩa súng bắn vào chàng. Câu chuyện chấm dứt bằng một câu đơn giản: "và đôi mắt chàng đóng khép lại", thế mà chúng ta có cảm tưởng rằng câu nói ấy về sự đóng khép của một vũ trụ nào đó, một vũ trụ mà: "một cụm mây bay chậm qua bầu trời. Những con chim kêu ríu rít trong những cội phong già. Một con bướm xanh lơ lảo đảo từ đóa hoa này đến đóa hoa khác và bay lượn trên những hô lạc đận. Một chặp sau đó, một con bướm khác bay tiếp theo với con bướm xanh kia. Hai con bướm vui đùa với nhau và săn đuổi nhau. Tiếng ì ầm ngoài mặt trận vang động lớn dần. Hai con bướm giao cấu nhau và bay cao lên chậm chạp trong không khí ấm và sáng. Graber nằm ngủ".

Dịch giả: Cô Liêu
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

Remarque trở thành người phát ngôn cho “một thế hệ bị chiến tranh tàn phá dù họ đã thoát khỏi hòn tên mũi đạn”.... (VNExpress - 13/28/2006)

- bi kịch của những người lính, họ bị chiến tranh tàn phá suốt đời cho đến lúc xuôi tay nhắm mắt!
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

Thấy nét mặt viên trung úy có thoáng ngờ vực, linh mục hỏi:

“Còn anh, anh tin không?”

Trung úy đáp ngay:

“Cha đừng phiền. Tôi không tin. Hình như Feuerbach hay Marx có nói rằng tôn giáo luôn luôn mang tính chất của nữ tính. Tôi không nhớ rõ ai nói vì sau mấy năm, mớ kiến thức triết học ít ỏi đã rỉ sét cả rồi. Nhưng câu nói trên thì nhất định đúng.”

Vị linh mục mỉm cười bao dung, lắc đầu chầm chậm:

“Rắc rối đấy. Không tin có sự sống lại thì sẽ không trả lời được nhiều câu hỏi hóc búa mà thiết thân: ”Từ đâu ta đến đây? Sống để làm gì? Chết rồi sẽ về đâu? Ý nghĩa của bao nhiêu bất công đau khổ trên quãng đời ngắn ngủi?...”

- trích ngựa nản chân bon . nguyễn mộng giác


*

Happy Easter! :flower: :flower: :flower:
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi Ngoc Han »

Nhà Văn Võ Phiến viết tựa cho Ngựa Nản Chân Bon:

" Nguyễn mộng Giác viết truyện hay quá trời . "
Ty có đọc Sông Côn Muà Lũ? ....Cũng hay quá trời! :flower:
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

dạ, ty có đọc tác phẩm này mr. Ngọc Hân. giữa Sông Côn Mùa Lũ và Mùa Biển Động, ty thích MBĐ hơn vì thời cuộc của MBĐ gần gũi hơn. tuy nhiên, nhờ SCML, ty mới biết đến Trần Vũ và Mùa Mưa Gai Sắc.


theo Trần Vũ, "Sông Côn Mùa Lũ không có chất mê hoặc của những tác phẩm quỷ quái như Anh Em Nhà Karamazov", ông "bực mình với Nguyễn Huệ bực mình với Nguyễn Huệ của Nguyễn Mộng Giác ở An Thái vô cùng. Có mỗi bàn tay nhỏ nhắn xinh xắn của An mà cũng không dám nắm. Ðọc mấy trăm trang sách không biết đến chừng nào An-Huệ mới cầm tay, hôn môi. Nhát cáy như vậy làm sao Huệ đánh Ðông dẹp Bắc, 4 lần vào Gia Ðịnh, 3 lần ra Bắc Hà, thảm sát Minh Hương, diệt quân Xiêm ở Rạch Gầm, giết thuộc hạ Nguyễn Hữu Chỉnh-Vũ Văn Nhậm, chưởi mắng dứt bỏ tình huyết thống đạo lý luân thường để đảo chánh anh ruột Nguyễn Nhạc, về sau còn đục thuyền cho thân nhân gia đình Ngọc Hân chết chìm...Quang Trung hoàng đế, con người đó, lạ thay, dưới ngòi bút Nguyễn Mộng Giác vô cùng lành với chư tướng, do dự và nhút nhát trước phái yếu. Với tôi, ấn tượng đầu tiên sau khi đọc Sông Côn Mùa Lũ là Nguyễn Mộng Giác khắc hoạ nhân vật Huệ không thành công. Người đọc không bắt được thần thái uy lực của Huệ, một trong những yếu tố chính, vì thiếu uy lực đó sẽ không có Huệ. Nguyễn Huệ trong Sông Côn Mùa Lũ là bản sao của Ngữ, một... trung sĩ địa phương quân trước khi đi học khoá sĩ quan trừ bị Thủ Ðức trong Mùa Biển Ðộng. Các nhân vật khác trong Sông Côn Mùa Lũ cũng đều là bản sao của Mùa Biển Ðộng, mặc dù họ “sinh” ra trước Mùa Biển Ðộng." (trích từ http://tranvu.free.fr/baiviet/phvanTV-LQM.html).

và, Trần Vũ tâm sự: "Ngay khi gấp sách, tôi quyết định viết một truyện ngắn phác hoạ lại Nguyễn Huệ, đúng theo suy nghĩ của mình. Hoàng đế Quang Trung trong tâm trí tôi phải mang hình ảnh Thành Cát Tư Hãn, vó ngựa trường chinh, bách chiến bách thắng và có chất ...thổ phỉ! Mùa Mưa Gai Sắc ra đời trong suy nghĩ đó, với ước muốn tân tạo hình ảnh Nguyễn Huệ trong đầu mình, như mình muốn, trong tự do tuyệt đối. Tất nhiên không phải hình ảnh truyền thống của môn lịch sử học đường, và sự khác biệt này không hề tàn phá lòng quý trọng của tôi đối với nhà văn Nguyễn Mộng Giác, là một nhà văn đàn anh, người đã giữ lửa, đã làm đầu tàu thúc đẩy văn học hải ngoại trong hai thập niên vừa rồi."
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

riêng ty, Huệ của Nguyễn Mộng Giác đặc biệt như chính tác giả - người tác tạo ra nhân vật. và đúng là, "Sông Côn Muà Lũ ? ....Cũng hay quá trời!" như nhận xét của mr. Ngọc Hân.

*

"Thông thường, ít có anh học trò nào thích làm việc bên cạnh thầy. Khép nép, làm ra dáng cần mẫn, ráng tỏ ra đứng đắn trong từng lời nói, cử chỉ, đóng bao nhiêu cái trò kịch ấy trong buổi sáng ở nhà học, đủ rồi! Buổi chiều mênh mang trên cánh đồng xanh, ao ước của mọi người là được thở tự do, cười nói thoải mái. Cho nên khi nào ông giáo gọi đến, sai bảo việc gì, học trò mới đến gần. Đến anh trưởng tràng đạo mạo mà cũng thích tìm một chỗ khuất mắt thầy, ngồi nhìn lên những gò đất, luống cày, gốc mít cỗi, bụi xương rồng, trên cách đồng hoang dại mường tượng ra cảnh vườn tược xinh đẹp, um tùm, lẫm lúa cao ráo, đụn rơm chất ngất, tá điền đông đúc... Chỉ trừ một anh học trò đặc biệt là Huệ.

Huệ tìm chỗ làm việc cạnh thầy, nhanh nhẹn làm giúp ông giáo những phần việc nặng nhọc. Ông giáo khen:

- Anh khỏe lắm. Lại không quá cẩn thận như anh Lữ. Vậy dễ trở thành một người hiệp!

Huệ ngừng tay lại, ngửng lên nhìn thầy. Mồ hôi ướt cả trán Huệ. Cậu đưa lưng bàn tay phải gạt mớ tóc quăn đang phủ mất một bên mắt. Cả đôi mắt long lanh tươi vui. Huệ nháy mắt vài lần, cục xương yết hầu di động. Ông giáo biết người học trò sắp hỏi điều gì, chuẩn bị lắng nghe, vì chiều nay gió thổi ào ào từng cơn lấp mất mọi tiếng nói. Nhưng Huệ không thu được đầy đủ can đảm, sau một lúc bối rối, lại cầm cán rựa chặt nốt gốc mù u xù xì. Ông giáo tiếp tục công việc của mình, Huệ làm xong công việc, đứng nghỉ lấy hơi phía sau lưng thầy. Ông giáo nghe Huệ hỏi trong nhịp thở hổn hển:

- Thưa thầy!

Ông giáo dừng việc, quay lại nhìn người học trò. Áo chàm của Huệ đẫm mồ hôi, vạt trước dán vào khuôn ngực nở. Thấy Huệ mệt nhọc vì mình, ông xúc động. Giọng ông thân mật, trìu mến:

- Anh hỏi gì hở Huệ?

Huệ do dự một lúc rồi đánh bạo nói nhanh:

- Con đọc mãi bài học hôm qua. Có vài điều con chưa hiểu hết. Như... thế nào mới là người hiệp?

Ông giáo đáp:

- Phải khỏe để làm người không biết sợ. Phải không quá cẩn thận để dám làm. Phải rộng rãi để giúp người mà không so đo hơn thiệt. Nếu cần dám quên mình mà giúp người.

- Quên cả sự chết xông vào cứu một thằng ăn cướp ngay ban ngày, giữa chợ, có phải là hiệp không thưa thầy?

Ông giáo khó chịu vì cái giọng chất vấn bất ngờ của Huệ, trả lời cộc lốc:

- Không.

- Nhảy xuống sông cứu một người sắp chết đuối dù không biết bơi, đã được gọi là hiệp chưa?

Ông giáo càng khó chịu hơn, chau mày đăm đăm nhìn Huệ. Ông thầy làm mặt nghiêm, Huệ không dám cười nữa. Cậu đứng ngay ngắn trở lại, nhưng vẫn nhìn thẳng về phía thầy, chờ câu trả lời. Ông giáo không có cách nào khác, đáp:

- Chưa thể gọi là hiệp. Thêm một người chết nữa, phí đi!

Huệ cười tiếng nhỏ, thưa với ông giáo:

- Vậy là con biết phải làm gì rồi. Gặp một tên thu thuế hống hách và tham lam đang bị bọn cướp đường hành hung, ta không nên can thiệp vào làm gì. Để bọn cướp thanh toán với nhau. Thấy một anh học trò thức khuya, dậy sớm, học thuộc làu làu thi phú để thi đậu ra làm ký phủ, duyện lại, mình phải cứu anh ta, không thì anh ta chết đuối mất.

Ông giáo sững sờ, không ngờ bị cậu học trò nhỏ tuổi dẫn đến chỗ lắt léo đó của luận lý. Ông muốn khuyên Huệ vài điều, nhưng không tìm ra được lời. Cuối cùng ông phải cầu viện đến tuổi tác:

- Chuyện đời có nhiều điều phức tạp. Anh suy ra như vậy có khi đúng, có khi sai. Anh còn trẻ, chưa hiểu hết mọi sự ở đời đâu. Làm việc hiệp nghĩa chỉ trong một khoảnh khắc, suy tính do dự thì không làm được. Nhưng xem xét, quyết đoán việc ấy có đúng là "hiệp nghĩa" hay không, không thể vồ vập. Phải so đo, cẩn trọng. Ngày xưa vì phẫn đời mà ông Tử Trường chép truyện du hiệp. Anh còn trẻ quá. Tôi quên mất điều đó. Làm được một du hiệp đã khó. Định được đâu là người hiệp, càng khó hơn. Thôi, ta bỏ qua chuyện rắc rối đó đi. Kìa sao cánh mũi anh sưng lên như vậy?..."


An nghĩ đến điểm đáng ghét của Huệ chính là sự thông minh chuẩn xác đó. Đứng trước mặt Huệ, nói chuyện với Huệ, cô bé cảm thấy mình bị mất mát quá nhiều. Đôi mắt sáng rực lúc nào cũng chứa một ánh nhìn xoi mói và giễu cợt ấy khiến An lúng túng, như bất ngờ bị bắt gặp vừa vươn vai ngáp dài sau giấc ngủ dật dờ, đầu bù rối và mặt mũi đờ đẫn. Không có thể giấu gì được trước đôi mắt ấy. An mất cả niềm an lạc, mất luôn cả lòng tự tin. Cô bé phải lo đối phó, che bớt điều nay, căng phồng trí tuệ để trả lời cho được điều kia, rán ngoi lên một chút cho khỏi hụt hẫng. May cho An là hình như Huệ cũng muốn tránh các cuộc gặp mặt hay nói chuyện tay đôi với An. Những cuộc nói chuyện hiếm hoi ấy, đến lúc này vẫn còn để lại cảm giác khó chịu, gần như bẽ bàng. Một lần Huệ bắt gặp An đang ngồi may áo, và hoàn cảnh lúc đó không cho phép một trong hai người giả lơ tránh mặt nhau, vì làm như vậy là đi quá giới hạn cần thiết. Vốn thích ứng rất nhanh với các hoàn cảnh bất ngờ, Huệ nói với An một cách tự nhiên:

- Hôm nay mới rằm tháng mười, An may áo tết hơi sớm đấy!

An bối rối kéo chéo vải về phía mình, rồi đáp:

- Vì rỗi nên em may cho xong đi. Đã hẹn lần lữa mấy lần rồi còn gì!

- An may cho thầy chưa?

- Cha em bảo khỏi cần. Cha em bảo đến cái tuổi này, tuổi tác là cái nợ đáng lo hơn là điều đáng mừng. Hết từ lâu cái rạo rực mặc áo mới mùa xuân rồi!

- Còn An thì sao?

- Em ấy à? Gia đình em sắp ăn cái Tết thứ nhì ở đây. Em thành dân Qui Nhơn rồi. Các anh thế nào thì em thế ấy.

Huệ mỉm cười, ngập ngừng một lúc, rồi nói:

- Giống nhau thế nào được!

An cúi xuống dùng răng cắn đứt sợi chỉ thừa trên cánh tay áo mới, nên không hỏi ngay lý do được. Cô nhìn lên thấy nụ cười giễu cợt còn nguyên trên môi Huệ. An hỏi:

- Sao anh lại cười?

- Tôi cười vì An bảo giống chúng tôi. Chưa giống được đâu!

An bực, giọng gắt gỏng:

- Chưa giống thì đã sao.

- Chẳng sao cả.

- Thế tại sao anh cười?

- Tôi cười vì thấy chẳng những An mà cả nhà thầy cứ lúng ta lúng túng. Vừa muốn sống y như chúng tôi, lại vừa muốn người ta nhìn ra cái gì đặc biệt hơn chúng tôi. Không muốn lầm lẫn ra "dân núi"!

An bắt đầu ngờ ngợ trong lời của Huệ có những nhận xét vượt quá bình thường.An hỏi:

- Anh nói gì An chưa hiểu?

Huệ cầm cái áo của An vừa đặt trên rổ may đưa lên cho An xem rồi giải thích:

- Như cái áo này chẳng hạn. An may y theo kiểu ở đây. Thân rộng. Tay ngắn. Ống tay áo rộng cho thuận lợi việc đồng áng. Kiểu kinh vạt dài tha thướt hơn. Tay áo hẹp và dài. Nhưng cứ xem cách cắt áo của An đủ thấy. Ống không rộng quá. Cổ cao lên một chút không giống hẳn kiểu kinh mà cũng không giống hẳn kiểu núi. Tay áo dài quá cùi chỏ nửa gang tay. Mặc áo vào không nói nhưng người ta phải hiểu An muốn nói:" Hãy nhìn cho kỹ nhé. Tuy tôi mặc theo kiểu dân núi nhưng tôi không phải dân núi. Chúng tôi tới đây chưa được hai cái Tết. Nếu không vì hoàn cảnh bắt buộc, thì ở kinh, chúng tôi đã..."


https://nguyenmonggiac.com/song-con-mua ... g-008.html
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi ty »

phục sinh 2016. tôi háo hức theo dõi sự chuyển mùa của giáo hội với đinh từ thức. lúc ấy, đương kim giáo hoàng đã lên ngôi được ba năm mà tôi vẫn còn ngơ ngẩn nhớ về hình ảnh giản dị đơn sơ của ngài như những bông hoa nắng trong ngày nhậm chức với tấm áo chùng trắng tinh khôi trên chiếc xe trắng mui trần, rồi kỳ vọng dưới sự dìu dắt của ngài giáo hội sẽ phúc âm hoá sẽ chuyển mùa. alleluia! https://damau.org/41810/mua-phuc-sinh-n ... mua-phan-i

ba năm sau, phục sinh 2019. tôi buồn bã trước câu hỏi của đinh từ thức, "mùa phục sinh - giáo hội đã làm thế nào để sống lại?" chao ôi, mùa chưa sang mà giáo hội đã ngắc ngoải hấp hối vì nạn xâm hại tình dục giới trẻ của giáo quyền! để sống lại, giáo hội phải thay đổi. nhưng thay đổi theo chiều hướng nào? tuy ít nhiều thất vọng về độ cấp tiến của vị chủ chăn khi ngài chẳng lên tiếng về "dự luật nới lỏng giới hạn phá thai ở thời kỳ cuối" ở nước mỹ, tôi vẫn yêu thích chủ trương thay đổi của giáo hoàng francis "theo chiều hướng Giáo Hội quên mình, mang hình ảnh Jesus khiêm nhường khó khăn, đồng hành với xã hội hôm nay."
https://damau.org/59704/mua-phuc-sinh-g ... lai-phan-1
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: ngõ xưa

Bài viết bởi NTL »

*

Chào ty. Là nú heng
Hổng biết có quen chưa, chưa quen thì chào làm quen.

Nú lần theo link vô đọc mấy bài viết của Đinh Từ Thức. Lần đầu tiên mới biết tới ngòi bút này.
Viết sắc sảo và đưa ra những bằng chứng để binh vực luận điểm của mình, thành đọc thích quá.
Nhưng... có một chỗ nú xin phép bất đồng, rằng hai vị giáo hoàng đang diễn bi hài kịch chi đó.

Cả hai vị đều cùng hướng tới một điểm nhắm chung : Cải tỗ giáo hội. Một giáo hội đã xây dựng từ hơn 2000 năm rồi. Thành ra... conservative hay conservative progressive, hay thậm chí xóa hết để làm mới từ đầu cũng cần thời gian, cần nhiều đường hướng và cần cẩn trọng.

Sách thánh biểu đức Jesus thị uy với Satan khi đứng trên núi, rằng Trời có thể phá thành quách Jerusalem và xây lợi trong 3 hôm. Ai kể trong sách thánh thì nú hổng biết, nhưng... tin 100% dầu câu chuyện trên có thiệt thì không tin... lắm
- bị vì sách thánh vốn là những dụ ngôn, đọc để nhìn ra điều giáo huấn tiềm tàng trong đó, Satan ở đây chỉ hàm nghĩa lòng tham lam của con người, và thành quách Jerusalem hẳn là cái tâm thiện ái Trời đạp đổ cái sân cái si, để thay vào cái từ cái ái chỉ trong chớp mắt. Nhưng... Trời đã không làm vậy vì Trời để cho người tự do chọn lựa cho chính mình. Đó bài giáo dục nó là như vậy đó -

Nhưng đây là sức mạnh của Trời, người thì hổng có khả năng xây cất chớp nhoáng vậy, thành con người cần phải tự lượng sức mình mà cần trọng bước đi. Quyền năng Trời bao trùm trên con dân nhưng Trời cho chúng tự do chọn lựa cho chính mình. Và đạo phật kêu gọi tu tâm dưỡng tánh để tạo duyên lành thay vì nghiệp quả. Nếu người đời thiền, yoga, zen hay chi chi đó trong mục đích cải thiện tà tâm thì tại sao không nếu chưa nói là cần nên khuyến khích mới là phải ! Vì như thế là thuận lòng Trời chớ có đâu mà xa dần Chúa !

Nú có đọc kỹ lá thư của ngài Benedictine và lá thư của ngài Francis, họ chọn những hướng đi khác nhau với cùng đích tới, thế thì khác ở khoảng nào mà tới nỗi gọi đó là hài kịch, và kết tội Beneditine thay vì giúp đỡ Francis lại mần màn (có vẻ như là)... thọc gậy bánh xe. Nghe cứ như thiệt !

Giáo hội công giáo đã trải qua nhiều biến động, và biến động nếu có hổng phải từ Trời nhưng từ người, những người hành đạo nhưng hổng sống đạo. Xui cái... đức tánh chung của đám hành tỏi ni luôn luôn thiếu uyển chuyển. Thêm cái nữa là... uyển chuyển quá dễ sanh giặc khó dạy khó uốn vì lòng người có... đức tánh được voi đòi tiên, khó dừng lợi. Răn đe doạ nạt nghiêm cấm là trong lẽ ấy, nhưng rồi đã vẫn có phép hòa giải để đám tội phạm đừng... đi luôn !

Có một điều làm nú suy nghĩ hoài, đó là việc cho phép linh mục lấy vợ.
Nếu hội thánh La mã biểu linh mục phải sống đời độc thân là vì độc thân để nhẹ gánh gia đình mà phục vụ Chúa. Nay vừa muốn làm linh mục lại vừa muốn có vợ là muốn quá nhiều, còn bằng như muốn hiến mình cho cả Chúa cả vợ thì cũng có đường binh : Làm thày sáu (deacon ?), bằng không nhảy qua làm pastor cho nhánh tin lành, cũng y chang hổng khác vì Chúa vốn là cha chung.

Sau cùng thì... hội thánh làm đủ luật giới nghiêm, nhưng chính cái tâm của con người mới giữ được người bước đúng đường. Sách thánh hay luật hội thánh chỉ nên là bảng chỉ đường cho người đừng đi lạc quá xa tới nỗi hổng còn lần được lối về. Periode.

Con cái Trời và con cái hội thánh đi chung được khúc đường nào... nhiều nhiêu tốt nhiêu, còn bằng như có khúc hổng nhận ra nhau thì cũng nên tìm kiếm ra cách giải thích biện bạch (mà giải mà biện cho đàng hoàng ngay thẳng chơn chánh chứ hổng nói lấy được bất kể lý lẽ) sao cho thánh phê rô bùi tai mở cổng nhà Trời. Ông nọ vốn là dân chài lưới, uýnh cá ngoài khơi, ổng hổng biết tới luật lệ giáo quyền chi ráo, ông hiền lắm cà vì đã biết tới màn phạm tội và thống hổi khi xưa (thì mới bữa thứ năm tuần thánh đây thôi, có lâu la gì). Chưa kể là ông bận bịu nên thường khi hổng nhớ chùm chìa khóa để ở khúc nào nữa lận !

Mong ty hổng thấy lời nú quá chướng tai.
Mùa Phục sanh vẫn còn, chúc ty và toàn ngõ tràn đầy hồng ân cứu chuộc.
Ngô thị nú nẫn.
:flower:

*
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Nhà của bạn ..”