Vườn cam thơ mộng trong kỳ quan điện Versailles

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Vườn cam thơ mộng trong kỳ quan điện Versailles

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Vườn cam thơ mộng trong kỳ quan điện Versailles
    _________________________________________________________
    Tuấn Thảo - 25-08-2011





    Hình ảnh
    Vườn cam Orangerie, sân thượng phía nam lâu đài Versailles (DR)




    Tại Pháp, nếu cung điện Versailles là một viên ngọc quý, thì hạt trân châu ấy phải được khảm trên một xâu chuỗi tột cùng cân đối, tuyệt đỉnh hài hoà.

    Câu nói này có lẽ cũng không quá đáng khi mà hàng năm có đến hơn 7 triệu lượt du khách đến thăm lâu đài của vua Louis 14. Kiến trúc bên trong cực kỳ tráng lệ, phong cảnh bên ngoài quá đỗi hữu tình.

    Du khách đến thăm Versailles chủ yếu để chiêm ngưỡng nội thất hoàng cung, ngoài thư phòng và tư dinh còn có các gian đại sảnh, đặc biệt là Galerie des Glaces, một sảnh đường lợp đầy bóng gương soi. Các tấm gương ở đây tạo ra một vẻ đẹp khác thường tùy theo mức độ phản chiếu ánh sáng. Sáng trong như pha lê theo ánh nắng tự nhiên ban ngày, sáng ngời ánh kim quang, khi thắp đuốc về đêm.


    Hình ảnh
    Galerie_des_Glaces, theo ánh nắng tự nhiên ban ngày


    Hình ảnh
    Galerie_des_Glaces, khi thắp đuốc về đêm



    Nếu bạn đến Versailles vào một ngày đẹp trời, thì chuyến viếng thăm của bạn sẽ càng thêm lý thú, bởi vì cung điện này chỉ thật sự bộc lộ trọn vẹn vẻ đẹp khi được ngắm từ xa, theo lối chụp hình toàn cảnh thay vì cận ảnh. Đứng trên sân thượng hướng nhìn về phía nam, mở ra trước mắt bạn khung cảnh nên thơ của góc vườn thượng uyển.

    Gọi là vườn nhưng thật ra là không gian xanh này tuân thủ một cách sắp đặt tinh tế. Các giống cây ở đây chủ yếu là quýt cam nên mới được gọi là Orangerie (Vườn Cam). Cây không mọc trong đất mà lại được trồng trong chậu, bố trí theo hình cung xung quanh hồ nước. Do kiến trúc sư Jules Hardouin Mansart dựng lên vào năm 1688, tức là trước khi công trình tái tạo điện Versailles được tiến hành, ý tưởng ban đầu là đan kết một xâu chuỗi màu xanh để làm nổi bật màu cát ngà do công trình Versailles được xây bằng đá.


    Hình ảnh
    Vườn Cam và Hồ Thụy Sĩ



    Vào thời xưa, các triều đình Pháp có truyền thống tái tạo vườn cam, coi trọng các loại hoa quả quý hiếm, bởi vì cam quýt cũng như chanh bưởi chỉ được du nhập vào châu Âu từ thế kỷ thứ 15 trở đi. Vương triều Pháp cho trồng vườn cam đầu tiên tại lâu đài Amboise (dưới thời vua Charles VIII). Cung điện Louvres thì có một vườn cam riêng biệt vào cuối thế kỷ thứ 16 dưới thời vua Henri IV.

    Đến thời vua Louis XIV, ông cho tạo dựng khu vườn Orangerie lớn nhất châu Âu với hơn 1.500 gốc cây cam. Bên cạnh đó, vườn còn được trồng thêm các loài hoa thơm cỏ lạ như thạch lựu, nguyệt quế, kim nhưỡng. Cam quýt được trồng để lấy trái, còn chanh bưởi thì để lọc tinh dầu làm hương thơm. Hoàng gia quý tộc Pháp thời xưa yêu chuộng loại cây này đến nổi, hoa cam trở thành một họa tiết không thể thiếu trong các ngành nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thi ca, một món quà cao sang tặng cho nhau nhân ngày cưới.

    Hơn ba thế kỷ đã trôi qua, vườn Orangerie vẫn y nguyên như thuở nào, chỉ có điều là các giống cây trồng ở đây không còn quý hiếm như xưa. Du khách nào có lối quan sát tinh tế, sẽ nhận thấy là vườn cam chẳng những được đặt ở phiá nam để có nhiều ánh nắng nhất, mà các chậu cây còn được dựng theo hình chữ U, biểu tượng cho chiếc huyền ly cầm tức là cây đàn lya của Apollon, thần ánh sáng và nghệ thuật trong huyền thoại Hy Lạp. Điều đó chẳng có gì là ngẫu nhiên cả.


    Hình ảnh



    Sinh thời, vua Louis 14 là người trị vì lâu nhất trong lịch sử Châu Âu. Nhà vua còn nổi tiếng say mê nghệ thuật : các bộ môn như múa ballet, hội họa, kiến trúc, chế biến nước hoa và thậm chí ẩm thực đều phát triển vượt bực (bộ phim Pháp Le Roi Danse nói rất rõ điều này). Ngoài việc xây cung điện Versailles để khẳng định vương quyền, vua Louis 14 còn muốn lưu lại cho hậu thế hình ảnh của một đấng minh quân, xây dựng những kỳ quan lịch sử. Chính cũng vì ông tôn sùng sức mạnh lan truyền của nghệ thuật tỏa sáng, mà Louis 14 còn được mệnh danh là Vua Mặt Trời (Le Roi Soleil).





    nguồn: vi.rfi.fr
Trả lời

Quay về “Tổng hợp”