Phật Giáo như một triết học

Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Phật Giáo như một triết học

Bài viết bởi NTL »

*

Tên thánh là dùng tên một ông/bà thánh khi rửa tội vào dân chúa.
Y hình (dà bị hổng chắc) chỉ thấy người á châu mới có tên thánh này, còn người âu người mỹ chúng có tên rửa tội, christian name, và hầu như tên ni chính là tên trong giấy khai sanh.
Christian name do đó không cần phải là tên của ông/bà thánh có cầu chứng trong giáo lịch và ghi chú trong trước bạ tại Vatican.
Tên thánh thường được chọn theo tên của tia/má đỡ đầu cho trẻ (hay đứa...) sửa soạn rửa tội vào đạo. Tại VN, y hình hổng có vụ đi ra ngoài thông lệ này bao giờ.

Lú tui có chhristian name là tên một thiên sứ, cũng bởi tía hổng phải công giáo dòng.
Tui nghĩ có lẽ ngày tui được rửa tội nó gần gần với ngày lễ kính 3 vị thiên sứ này, nên hồi tía dở sách dòm, đụng trúng cái tên nên chọn đại. Và tía bị cha sở chối từ, cha nói ông không thể dùng tên này cho nó. Tía hỏi tại sao, thì nghe trả lời như vầy : Gabriel là thiên sứ chớ hổng phải thánh, và tên đó của con trai.

Dĩ nhiên nói khơi khơi vậy tía đâu có chịu. Tía nói : Bất cứ bà thánh nào cũng hổng fit với con qúi nữ của tui (ghê chưa) thành tui mới phải chọn một trong ba ông tổng lãnh thiên thần đỡ đầu cho nó. Ông linh mục hổng chịu thì nó khỏi rửa tội, và lỗi ấy ông phải gính trước mặt chúa... sau này. Ai biểu với linh mục thiên sứ phải là đực rựa ? Còn bằng như cái tên nớ của con trai thì linh mục thêm cho nó cái elle nữa (aile) cho đủ đôi.
Sau cùng thì tui được rửa tội với cái tên nghe rất yểu điệu thục nữ và tràn đầy nhạc tánh : Gabrielle. double L, tha hồ nhảy cao và bay xa.

Mẹ đỡ đầu của tui là ai, tía má hổng nhắc tới bao giờ. Hồi còn nhỏ xíu như cục kẹo, chuyện trà dư tửu hậu bên lề của người lón hay bị lọt vào lỗ tai. Dĩ nhiên nghe mà hổng hiểu nên hổng nhớ. Riêng chuyện mẹ đỡ đầu thì tui lỏm bỏm rồi ráp puzzles ra như sau :
Má trần ai khoai củ mới sanh ra tui. Hồi có bầu bà bịnh rề rề, nghe nói tử cung bị chi đó. BS tây biểu thôi phá luôn đi để bảo toàn tính mệnh, nhưng má hổng nghe theo. Kế đó thì BS tiên đoán : đứa trẻ ấy chưa chắc đã chào đời nổi, chào được chưa chắc đã sống nổi, sống được chưa chắc đã khôn ngoan nổi. Make the long story short : Với ba cái nổi ấy, con của ông bà dám sẽ là một đứa bé trì trệ trí tuệ và ngắn ngủi tuổi thọ, và chắc chắn nó sẽ là con út. Nghe hết hồn hông trời !

Sanh tui xong thì má liệt giường liệt chiếu, liệt từ trong bịnh viên liệt về tới luôn nhà. Tía phải nuôi tui bằng sữa bò với nước cơm chắt (dám ít sữa và nhiều nước cơm hổng chừng) May cái là... trời sanh nên trời dưỡng... khi ấy thằng hai con chú tư vừa đẫy năm, nó nhứt định chê sữa mẹ chỉ thích ăn bột. Chú tư nói thôi để phần sữa ấy lại cho con sáu, dòm nó như con mèo ướt, chán quá xá chán !

Chuyện sức khoẻ của má đã tạo nên một việc bất ngờ : Má làm lơ để tía ra ngoài... đớp hít. Và người đầu bếp tạm thời ấy nghe nói là người má quen, đã một lần dang dở. Rồi thì... cô ấy được má chọn làm mẹ đỡ đầu của tui luôn, đậng tỏ lòng biết ơn sâu đậm. Nghe nói 2 năm sau đó, cô M lấy chồng, một ông đã goá vợ và có 3 con trai. Cô về làm vợ hiền mẹ từ cho cả gia đình ông chệt gốc quảng đông, và có thêm với ông một đứa con gái nữa.

Chuyện cô M là chuyện dĩ vãng ngó chừng ai cũng biết cũng nhớ nhưng hổng ai kể lợi cho cái đứa thích nghe (và có phần hùn trong mạch truyện) Nghe nói vợ chồng cô M đã qua đời rồi, và con cái họ thì đứa ở mỹ đứa ở hồng kông.
Tính theo đạo đức á đông (tàu việt) và theo đạo đức tôn giáo, thì anh em vòng ngoài của qúi nữ rất xôm tụ, quí nữ có đám con thím tư là anh em cùng sữa mẹ, và đám con cô M là anh em cùng nhà (... trước mặt thiên chúa)

Tình của tía và cô M, nếu thiệt có, chắc hổng đậm sâu, hổng tình yêu tình thương, cũng hổng tình nghĩa chi dzáo. Có vẻ như nó một cái giao kèo miệng tạm thời giữa ba bên. Nó y chang mối tình tay ba trong Gloomy Sunday, cùng tựa nương vào nhau khi cần đến. Cả má lẫn cô M đều hổng có tội, chỉ có tía là dính chấu việc ngoại tình, nhưng tội này chắc chúa hổng nỡ bắt lỗi, vì chúa sanh ra xác thịt vốn yếu hèn - và cái bình cà phê nặng công suất - và nếu có bắt, chắc là má phải gính chung một nửa.

Hổng biết rồi có phải vì thế, mà sau này con qúi nữ nhìn chuyện ngoại tình (của đực rựa) với cập mắt cởi mở hơn chị ba chị năm chăng ? Chời ơi chời... hai bà nội ni khác má dzàn trời mây, ghen ly kỳ tới hổng thể hiểu nổi. Và như tất cả các phụ nữ khác trên thế giới, họ luôn biện mình bằng câu : Thì yêu nên mới ghen chớ bộ !

BTW : Quên nói, câu tôn giáo là ý niệm (siêu hình) về thượng đế, tức chân thiện mỹ, hổng phải của tui heng bác HVn. Ai nói tui hổng chắc, y hình Einstein thì phải ?
Só-di bạn đọc, đang nói về đạo phật cái lạc luôn sang chuyện cà phê !

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Phật Giáo như một triết học

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*...
Tình của tía và cô M, nếu thiệt có, chắc hổng đậm sâu, hổng tình yêu tình thương, cũng hổng tình nghĩa chi dzáo.
...
*
  • :giggles: .. you wish .. coi vậy mà chưa chắc vậy à nghen .. :flwrhrts:
NTL đã viết:*...
BTW : Quên nói, câu tôn giáo là ý niệm (siêu hình) về thượng đế, tức chân thiện mỹ, hổng phải của tui heng bác HVn. Ai nói tui hổng chắc, y hình Einstein thì phải ?
...
  • Hihi .. tui nghi là Einstein nói cái gì na ná như vậy mà không phải vậy ..
    "Tôn giáo (TG) là ý niệm (concept, notion ??) về Thượng Đế (TĐ)" nghe lũng củng văn từ.
    Ý niệm là trừu tượng mà tôn giáo thì sờ sờ ra đó .. :wink:

    Hmm .. "TG là kết quả, là sự thể hiện vật chất của một ý niệm nào đó về TĐ" .. nghe đúng từ ngữ hơn .. :)



    :flower:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Phật Giáo như một triết học

Bài viết bởi NTL »

*

À... chuyện ngoại tình của giới mày râu xưa rày tui vẫn coi nhẹ, tới nỗi bị kết tội là thiếu luân lý đạo đức giáo khoa thư. Nhưng vụ ni có nói phải mở topic khác heng, bị trong đây đang nói về đạo phật.
(tía ơi tía... có người đang hồ nghi tía dễ sợ nè nha, huhu..)

Cách đây 10-12 năm chi đó, tui có đọc một cuốn sách của Trịnh Xuân Thuận, khoa học gia kiêm triết gia tư tưởng gia. Tựa tui quên rồi. Y hình là "Cát trong lòng bàn tay" thì phải. Tui nhớ phần bạt có trích câu thơ (của ai hổng rõ) Bao nhiêu hạt các sông Hằng ấy... (câu sau quên dzồi).
Trong cuốn sách này ông Thuận nói về thượng đế và vũ trụ, và ông trích 1 câu của Einstein : Tôn giáo là ý niệm của con người về thượng đế tức chân thiện mỹ. (hy vọng tui nhớ nguyên dzăng).
Khi đọc câu ấy tui thiệt sự ngạc nhiên, thấy Einstein "vô thần" hết biết, vì nói như vậy đồng nghĩa với việc tôn giáo do con người "chế" ra.

Nhưng đó là chuyện xưa rồi, bị vì 10 năm sau, đọc tới đọc lui những cuốn sách triết về tôn giáo thì... có lẽ câu này đúng thiệt !
Khổ cái... tui đọc mà lờ mờ chớ hổng thấu đáo chi vì khả năng hiểu biết đã quá giới hạn. Những term tiếng việt (đúng hơn là háng-dziệc) đã khó hiểu, chừng truy sang ngoại ngữ anh pháp vẫn khó hiểu y chang, rồi tìm định nghĩa của chúng trong tự điển thì... trời thần ơi... còn bòng bong dữ nữa, chúng rối nùi một cục hổng cách chi lần cho ra. Có càng hỏi, càng nghe giải thích, lại càng bí dữ !

Từ ông Trịnh xuân Thuận tiến sĩ vật lý thiên văn, tui lần sang tới ông Mathieu Ricard tiến sĩ sinh học di truyền (netflix có 1 phim tài liệu về việc xây dựng dòng tu tại tây tạng của ông), rồi đụng ông Antoine Guggenheim tiến sĩ thần học (kiêm kỹ sư hầm mỏ). Ông nào y chang ông nấy, tuyền là những nhà tư tưởng lớn, và vì lớn vậy nên điều họ nói là những điều cao xa mà cho dù cố gắng cách mấy, cái nhà tư tưởng nhỏ chịu phép phải ngồi kia (là tui heng) có kiễng chơn hay leo ghế leo thang cũng với hổng tới - Thì cũng mới google coi Einstein nói chi về conception tôn giáo đây thôi, đọc mới vài ba hàng đã hoa đầu nhức mắt, y chang đọc về thuyết tương đối vậy -

Suy nghĩ một chập thì có lẽ phải chấp nhận thế này cho... khoẻ : Vì tôn giáo là một conception (phải conception dịch là ý niệm hôn) của con người trên đường tìm kiếm chơn lý (tức thượng đế, tức chân thiện mỹ), vậy thì... cái "conception" nớ chúng ta nghe giảng hà rằm, cứ download được nhiêu hay nhiêu. Ta y chang đám bò gặm cỏ ngoài đồng vậy, cỏ ăn xong chạy dzô bao tử để rồi thủng thẳng mang ra nhai lợi.

"Tiêu hóa món ăn tôn giáo" phải là tiêu hóa "hai thì", mục đích sau cùng là dùng enzymes trong bao tử để biến cái conception nọ thành thực phẩm thứ thiệt, để nó hổng bổ bề dọc cũng bổ bề ngang, hổng bổ phần hồn cũng bổ phần xác (nghĩa là an cái tâm đang động vọng, để bao tử đừng tiết acid quá đáng làm loét con tì con vị thêm).
Suy nghĩ vậy rồi thì... xác hồn thinh không bỗng thành một, cái này chống đỡ cho cái kia. Và bingo... khoa học và tôn giáo ngó chừng hổng còn đạp chơn lên nhau nữa !

Hành trình tôn giáo của tui là môt hành trình dài, hổng cực nhọc nhưng cũng hổng dễ ăn, diễn tiến từ chút từ chút.
Tới một hồi nào hổng hay, ngồi nghĩ lợi và tui giựt mình, trời thần ơi, "ý niệm" về tôn giáo của tui bây giờ đã thay đổi quá xá chừng, thậm chí có khi còn quay luôn 180 độ.
Thay vậy tốt hơn hay xấu đi ? Ai mà biết đậng ! Nhưng tui nghĩ, và tin rằng : Tôn giáo nó là con dao hai lưỡi, chỉ có ích cho người biết xử dụng nó.

Xử dụng con dao ấy hổng phải chỉ là việc cầm dao bằng chuôi (phải kêu bằng chuôi hông cà) nhưng còn phải biết cắt dao bằng luỡi (chớ hổng phải bằng sống dao nha). Có như thế khi chúng ta bất ngờ được thảy cho một con dao bén thì biết cách chụp nó an toàn và xài nó thành thạo, y chang mấy đầu bếp nhựt múa dao trong các quán sushi vậy.

Tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ hay tôn giáo là ánh đưốc soi đường... trong một chừng mực nào đó, y hình đều... đúng cả.
Chuyện tôn giáo nói tới chết vẫn chưa hết nha !
Tui có ambivalente lắm không ?

My 2 cents.
:lo5:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Phật Giáo như một triết học

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • lủng củng .. cụ thể, trừu tượng, động từ "là"
    _____________________________________________________


    • câu sau đây ok:
      • vợ tôi thể hiện ý niệm của vẻ đẹp phụ nữ


      câu sau đây lủng củng:
      • vợ tôi "là" ý niệm của vẻ đẹp phụ nữ


      tại sao ?
      • vợ tôi (có thật, sờ sờ đó, cụ thể) thì làm sao "là" ý niệm (trừu tượng) được ?


      Giữa 2 câu sau thì chị thấy câu nào viết đúng hơn ?

      1. ma femme represente une certaine conception de la beaute feminine
      2. ma femme est une certaine conception da la beaute feminine





    :flwrhrts:
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Phật Giáo như một triết học

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*...
Tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ hay tôn giáo là ánh đưốc soi đường... trong một chừng mực nào đó, y hình đều... đúng cả.
...*
  • :flower:
    Vì sự sống rất là quí giá (bỏ hết của cải không mua được sự sống)
    Vì chúng ta là máu thịt biết đau, chứ không phải sắt đá vô tri
    Dị biệt làm gì giữa thuốc phiện và đuốc sáng :giggles:


    :lo5:
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Phật Giáo như một triết học

Bài viết bởi Ngoc Han »

Những câu nói của Đạt Lai Lat Ma

1. “Nếu một vấn đề có thể giải quyết được, chẳng có gì mà phải lo lắng. Nếu một vấn đề không thể giải quyết được, lo lắng cũng chẳng có ích gì. Vậy thì tại sao phải lo lắng?”

“Im lặng đôi khi là câu trả lời tốt nhất.”
“Mục đích chính trong đời của chúng ta là giúp đỡ kẻ khác. Và nếu bạn không thể giúp họ, ít nhất đừng hại họ.”

“Hạnh phúc không phải là điều tự nhiên mà có. Nó đến từ những hành động của chính bạn.”

“Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần đền chùa. Không cần triết lý phức tạp. Tâm trí bạn chính là đền chùa. Và lòng tốt chính là triết lý.”

“Hãy nhìn những đứa trẻ. Khi chúng giận ai, chúng biểu lộ ra, xong rồi thôi. Chúng vẫn có thể chơi với người đó vào ngày mai.”

“Càng được thúc đẩy bởi tình yêu, hành động của bạn càng tự do và không sợ hãi.”

“Chúng ta có thể sống mà không có tôn giáo hay thiền định, nhưng chúng ta không thể sống mà không có tình người.”

“Bạn cũ đi, bạn mới đến. Cũng như ngày cũ đi, ngày mới đến. Điều quan trọng là phải làm sao cho nó có ý nghĩa, một người bạn ý nghĩa, hay một ngày mới ý nghĩa.”

“Chúng ta không bao giờ có thể có được hòa bình trên thế giới cho tới khi chúng ta có được hòa bình trong thâm tâm.”

“Mục đích của tất cả những truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới không phải là để xây dựng những ngôi đền to lớn bên ngoài, mà là để xây dựng những ngôi đền thiện lành và từ bi bên trong, trong trái tim chúng ta.

“Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là lòng tốt "
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Phật Giáo như một triết học

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          
.:flwrhrts:


Đúng như vậy ..
Nhưng Ngài sẽ không nói được những câu này
nếu Ngài không tu hành (theo một tôn giáo) và thiền tập qua bao nhiêu kiếp phù sinh ..

:flwrhrts:
          
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Phật Giáo như một triết học

Bài viết bởi Ngoc Han »

Tại Sao Tôi Theo Phật

Con người hay thiên nhiên - chỉ với mỗi trái đất thôi - con người cũng đã là quá nhỏ bé, huống chi với vũ trụ thì rõ ràng con người không biết có tỉ lệ nào với vũ trụ cả. Và từ ngàn xưa khi văn minh khoa học chưa có gì để giải thích các hiện tượng xảy ra ở quả địa cầu chúng ta, lúc đó con người trong cuộc sống hằng ngày thường hay sợ hãi đối với năng lực của thiên nhiên. Do vậy mà con người thường tưởng tượng các vị thần hoặc giả tưởng tượng ra có ông trời là bậc sinh ra mọi việc. Thật vậy chúng ta cũng đã từng thấy trong thần thoại phương đông cũng như phương tây có thần mặt trời, thần sức mạnh, ở núi có sơn thần, ở sông có giang thần , ở biển có long vương, có thần sấm ,thần mưa lũ vv và vv…Lý do con người tạo ra những đấng siêu việt như thế là cốt để làm điểm tựa cho tư tưởng trong việc cầu xin ,và vì lòng tham của con người nên việc cầu xin các đấng siêu nhân đến nay vẫn còn tồn tại đầy rẫy.

Nhưng sự thật có vị thần linh nào ban cho ta những gì ta cầu xin ở họ không ? Chắc chắn rằng chẳng bao giờ có hiện thực. Và vì vậy Tàu có câu nói để đời là :”Nhân nguyện như thử, như thử, thiên ý dị nhiên dị nhiên”, nghĩa là người nguyện là như thế, nhưng ý trời đâu phải vậy. Nói trắng ra chẳng có cái ông trời hay vị thần nào giúp ta cả. Cách đây hơn 2500 năm, xứ Nepal thuộc Ấn Độ, có một vị thái tử sinh ra và ông đã mặc thị “ thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn” nghĩa là trên trời, dưới cũng trời, chỉ có con người là duy nhất, tức là chẳng có ai khác con người, hay chẳng có ai làm gì cho con người. Và cũng vì con người phải tự lo cho con người, hay mỗi bản thân phải tự lo cho mỗi bản thân, nên một hôm, Ngài trong một ngày đã thấy cảnh sinh, lão, bệnh, tử. Ngài đã suy tư và đi tìm con đường làm sao thoát được bốn cái khổ nầy. Thật vậy khi ta sinh ra có gì sung sướng đâu, ngay cả ta cũng chẳng có ý niệm nào muốn sinh ra, rồi đến già rõ ràng cũng khổ, không biết bao nhiêu việc phiền toái mình không muốn nhưng nó vẫn đến với mình, rồi bịnh cũng khổ và cuối cùng đến chết cũng khổ. Cũng vì để đi tìm con đường làm sao con người thoát được bốn cái khổ lớn ấy, Ngài đã rời gia đình, rời yêu thương quyền quý, tự tu tập, suy nghĩ trong bảy năm. Cuối cùng Ngài đắc đạo dưới cây đại thụ.

Người đời sau đó để kỷ niệm sự đạt chính quả của Ngài mà gọi cây nầy là bồ đề vì đạo của Ngài là đạo Bồ Đề. Mà đạo Bồ Đề là gì ? Bồ Đề chẳng phải là cái cây hay bất cứ hình thức nào. Ngài Lục Tổ Huệ Năng cũng đã cho ta biết Bồ Đề là thế nào theo bài kệ dưới đây:

Bồ Đề bản vô thụ
Minh kỉnh diệt phi đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.

Nghĩa là Bồ Đề gốc không phải là cây, gương sáng cũng chẳng phải là đài, mà tất cả đều là không, thành ra chẳng ở đâu mà bụi bám vào được. Bồ Đề là vô tướng vô sắc. Và người ta tôn ngài là Phật. Phật không tự là một đấng siêu nhiên nào, tự nhiên mà có, mà là tên gọi một nhân vật đã đạt được sự toàn thiện, toàn mỹ. Như vậy hễ ai đạt đến độ toàn thiện, toàn mỹ như Ngài thì được tôn xưng là Phật . Vì thế mà ta đã có hằng hà sa số Phật.

Trở lại như ta đã biết từ ngàn xưa, con người thường tưởng tượng ra những đấng siêu nhân, ví dụ người ta cho có thần mặt trời, thần sấm, thần làm mưa…rõ ràng là chẳng thật. Mặt trời soi sáng, sấm sét, gió bão đó là những sự kiện theo qui luật vật lý. Vũ trụ này đang như hôm nay thì cũng là theo quy luật vật lý mà thành. Khoa học đã chứng minh vụ nổ lớn (big bang) cách đây hơn 13 tỉ năm làm cho nhiều khối tinh vân vô cùng to lớn đã tự tách ra từ đại thể và những khối nhỏ bay ra trong không gian, sau đó sau đó theo định luật hấp dẩn của Newton các khối tinh vân đó tạo thành các hệ, như hệ thái dương, hệ ngân hà, hệ sao chổi v.v… nghĩa là mọi sự việc xảy ra đều do một nhân duyên nào đó thế thôi, chẳng ai tạo ra, và vũ trụ luôn biến đổi chẳng bao giờ ngừng nghỉ.

Bây giờ ta thử xem đạo của ngài thái tử đắc đạo là như thế nào?

1.Khi đạt được chánh đẳng chánh giác, ngài đã bảo với mọi người là: “Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành, tức là, ai cũng có thể thành Phật. Đây là điều nói lên sự bình đẳng, nghĩa là ta cũng chẳng có gì khác người, các người cũng như ta, miễn là cũng tu tập như ta. Trong thân phận trước khi xuất gia, Ngài là một thái tử quyền uy và giàu có, lại là người đã thành chánh quả, nhưng Ngài không độc tôn, tự tôn. Rõ ràng Ngài là hiện thân cái vĩ đại của những vĩ đại. Ngài bình đẳng như mọi người, cái mà chẳng ai làm được.

2.Về con đường tu tập, Ngài cũng đã nói rất rõ con đường đó, nhưng về cách đi thì Ngài dạy rằng: "Các người hãy thắp đuốc các người đi ". Đây là điều nói lên sự tỉnh thức và giác ngộ trong tinh thần tích cực. Đúng, như chúng ta bây giờ chúng ta muốn đến đâu thì chúng ta tự đến đó, sẽ không có chuyện tự nhiên mà ta từ điểm A đến điểm B. Ta muốn đắc đạo thì ta phải tu tập. Như ngay cả việc muốn trở thành người thì loài linh trưởng, như khoa học đã chứng mimh, phải tự tiến hóa hàng triệu triệu năm, không ai sinh ra con người cả.

3.Về nhân và quả, Ngài cũng dạy rằng nhân nào thì quả ấy. Hễ nhân lành thì quả sẽ lành, còn nhân ác thì sẽ gặp xấu. Đây là một điều công bình, không có gì phải cầu xin, và cầu xin thì cũng chẳng bao giờ có. Chỗ này cũng xin nói đến Phật giáo có cầu siêu không ?

Trong quan niệm chết là sự biến dạng của nghiệp thức về sự sinh và tử nầy, Phật giáo có hai quan điểm, một là tái sinh tức thì, hai là qua giai đoạn chuyển tiếp thân trung ấm nghiệp lực của mỗi chúng sanh. Quan điểm đầu cho rằng tái sanh xảy ra tức thời trong một sát na niệm tưởng, không để trống một khoảng khắc nào. Sự sinh tử theo quan điểm này xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục. Còn quan điểm thứ hai cho rằng một số trường hợp phải qua một sự chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng “thân trung ấm “ lưu lại trong khoảng thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường thì thọ sinh là bảy ngày, tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích hợp.

Quan điểm tái sinh tức thời được khẳng định bởi giáo lý nguyên thủy. Do quan niệm hiện tượng chết và tái sinh diễn ra tức thời và không có cái gọi là linh hồn người chết tạm trú ở một nơi nào của Phật giáo nguyên thủy, nên có thể nói rằng Phật giáo không có nghi lễ cầu siêu, vì cầu siêu không có tác dụng gì đến người đã chết, chỉ tốn công mất của mà thôi. Có nghĩa là khi người nào đã tạo ra nhân thế nào thì quả của họ là thế ấy, không có gì để cầu xin, ví như ta bỏ thùng dầu dưới đáy hồ rồi đập thùng đi thì chắc chắn dầu sẽ nổi lên dù cho một số đông đảo quần chúng có cầu khẩn, chắp tay cầu rằng số dầu ấy chìm thì dầu cũng không làm sao chìm được.

Thật ra Phật giáo Bắc tông truyền từ Ấn Độ qua các nước phương Bắc như Trung hoa, Triều tiên, Nhật bản và Việt Nam trong khoảng 500 năm đầu cũng không có nghi lễ cầu siêu cho người đã chết. Nghi lễ này thật sự chỉ bắt đầu từ đời Lương Vũ Đế (464-549) qua lễ từ bi đạo tràng sám pháp và lễ Thủy lục Không pháp hộ siêu độ. Đến đời vua Đường Minh Hoàng (685-762) Thủy lục Không trở nên rất phổ biến và trở thành nghi lễ chính thức để cứu độ những người chết trong chiến tranh và lễ nầy được truyền sang Việt Nam sau đó. Vì thế lễ cầu siêu đó ngày nay tại Việt Nam chỉ là hình thức văn hóa của Trung hoa pha trộn cho với đạo Phật.

Theo pháp sư Đạo An (sinh vào khoảng 312 -314(?) dưới thời Hoài Đế nhà Đông Tấn ) Ngài là ưu kiệt danh tăng của Phật giáo Trung hoa. Ngài là người đầu tiên khởi xướng việc lấy họ Thích làm họ chung cho người xuất gia và điều nầy đã thành thông lệ cho đến ngày nay thì nguồn gốc siêu độ ở thời đức Phật không có. Phật giáo truyền đến Trung quốc ở thời kỳ đầu cũng không ghi chép sự việc nầy. Thời Đường Minh Hoàng vì quá sủng ái Dương quí Phi nên có loạn An lộc Sơn. Nhờ Quách Tử Nghi, đại tướng đương thời mới bình định được cuộc nổi loạn, triều đình lệnh tại mỗi chiến trường chính xây dựng một miếu thờ gọi là Khai Nguyên tự vì đúng vào niên hiệu Khai Nguyên, thỉnh cao tăng, đại đức tụng kinh bái sám truy điệu cho quân dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành gọi là pháp hội siêu độ. Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời người dân cũng thỉnh pháp sư đến làm Phật sự siêu độ tạo ra phong tục cho đến ngày nay. Nói tóm lại Phật giáo không có lễ Cầu siêu.

4 Mặc dù Ngài đã đắc đạo, và những gì Ngài nói đều chân thật và rõ ràng, nhưng Ngài cũng đã nói: "Ta nói nhưng các ngươì chớ vội nghe ta". Đây là sự tự do chọn lựa, không bắt buộc ai chưa rõ, chưa biết mà tin. Cứ tự do suy nghĩ rồi đến với ta hay không đến với ta. Đây là tinh thần dân chủ không giáo điều.

5 .Đức Phật chẳng ban cho ai cái gì và cũng chẳng ban được cho ai cái gì. Mà cái gì ta có là tất cả do ta làm, chẳng khác gì một người cha có sự học vấn uyên bác, nhưng người con không chịu học, lêu lỗng thì người cha cũng không thể cho con cái uyên bác của mình được. Con muốn uyên bác thì phải học tập như người cha, thế thôi, công bình.

6. Đức Phật cũng không phải tu tập riêng cho cá nhân mình, mà chính Ngài đã đi tìm con đường cho chúng sinh, nên đã đem tất cả những gì ngộ chứng truyền đạt lại cho chúng sinh. Ngài muốn tất cả chúng sinh cũng đều đạt được như Ngài. Đây là tinh thần bác ái vĩ đại. Ngài đã vì chúng sinh.

7. Đức Phật vì chúng sinh cho nên Ngài cũng khuyên ta không được sát sinh. Ngài quan niệm tất cả động vật, kể cả con người đều là chúng sinh. Rõ ràng Ngài là người vô cùng nhân ái, đạo đức. Ngài không bao giờ nói đến sự trừng phạt ai. Ngài cũng chẳng bao giờ nói rằng nếu không nghe ta người sẽ vào địa ngục. Không và không bao giờ.

8. Đạo của Ngài là đạo khoa học: trong quy trình cấu tạo vũ trụ hoặc nhân sinh, Ngài cho rằng đều do từ mười hai nhân duyên mà thành. Ngài cho rằng, nhà bác học Pháp Lavoisier cũng đã chứng minh: vật chất không thể mất đi mà chỉ biến dạng hình hài. Còn vấn đề chẳng dơ chẳng sạch thì sao? Lấy ví dụ khi ta ăn thức ăn, lúc đó ta cho là sạch nhưng khi thức ăn được tiêu hóa thì nó được ta gọi là dơ. Vậy dơ hay sạch chỉ là do sự biến hóa qua lại. Miếng cá sống ta không thể ăn được vì cho nó là tanh, nhưng khi nấu chín thì nó trở thành ngon. Tại sao cũng miếng cá đó mà lúc thì cho là tanh, lúc thì cho là ngon? Ấy cũng chỉ vì tác dụng qua lại của vật chất và nhiệt. Cho nên nói về khoa học trong học thuyết của Phật, nhà bác học Albert Einstein có phát biểu như sau :" nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo."

"Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học, cũng như vượt qua khoa học. Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên, đặt trên căn bản đạo lý phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lãnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng các điều kiện đó."

Trong Phật giáo không chấp nhận cầu xin, số mạng. Cầu xin tức là tiêu cực, còn Phật giáo là đạo tích cực, đạo của tỉnh thức và giác ngộ. Phật giáo cũng không công nhận ai có quyền ban cho, và cũng chẳng ai ban cho được. Còn số mạng thì rõ ràng chẳng có, bởi nếu con người có số tức có đấng nào đó ban cho mỗi cá nhân mỗi số mệnh. Và trong thực tế mỗi người có cuộc sống và tư tưởng hoàn toàn khác nhau: kẻ giàu sang, kẻ khốn cùng, kẻ thông minh, kẻ u tối. Như vậy đấng nào đó đã không công bình khi ban cho con người một cái số như vậy. Như thế ta có thể nào tôn trọng đấng đó không, vì đấng ấy rõ ràng đã hành động không công bình. Như vậy rõ ràng là chẳng có gì là số mạng cả vì chẳng ai ban cho ta cái số. Nghĩa là tất cả đời ta đều do duyên và nghiệp cấu thành.

Trong chế độ Cộng sản, ai cũng biết là Cộng sản chủ trương ba không: không gia đình, không tổ quốc, không tôn giáo. Với tôn giáo họ cho đó là thuốc phiện, là thứ ru ngủ tâm hồn yếu đuối. Với gia đình, họ cho đảng là đại gia đình, theo đảng là phải bỏ gia đình, nên trong cuộc cải cách ruộng đất, tổng bí thư Trường Chinh đã đấu tố cha mẹ. Còn vô tổ quốc vì họ chỉ biết một thế giới đại đồng trong chủ nghĩa Cộng sản, không có ranh giới quốc gia. Cũng vì thế mà Cộng sản luôn đánh phá tôn giáo và Phật giáo không nằm ngoài mục tiêu của họ.

Sau 30-4-1975 khi Mỹ bỏ miền nam Việt Nam, Cộng sản có dịp đánh phá Phật giáo toàn diện và rộng rãi. Họ dựng ra cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam“ trên thực tế là giáo hội quốc doanh và cấm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động. Đã gọi là quốc doanh có nghĩa là kinh doanh cho nhà nước, và muốn như thế Cộng sản đã dùng những đảng viên đầu trọc giả sư vào các chùa trong nước cũng như xuất khẩu ra ngoài nước ở những nơi có người Việt sinh sống. Những sư giả này cũng tạo lập chùa theo chỉ đạo của các tòa đại sứ hay lãnh sự của Cộng sản , để lừa phỉnh những người có tâm Phật đến chùa, thứ nhất để đưa họ lạc đường chánh đạo, hai là để làm tiền cho nhà nước Việt Nam. Họ đưa những người có tâm Phật lạc đường chánh đạo bằng cách: không bao giờ giảng về Phật pháp mà chỉ nói những ngày lễ mời Phật tử về dự. Việc không giảng về Phật Pháp cũng dễ hiểu: Giảng để làm gì, vã lại họ đâu phải là sư thật mà biết Phật Pháp để giảng. Mấy tên giả sư nầy nói nhiều về sự cúng dường: Cúng dường là công đức vô lượng, nên những người không hiểu Phật Pháp cứ tin mình cúng dường tức là đã có công đức. Lại có nơi, những giả sư bày ra trò “cúng sao, giải hạn, xin xăm…”(tạo mê tín sai chánh pháp) dể cho mấy người còn đầy sân si tin theo.

Thực tế sao hạn là cái gì? Mà làm sao giải? Phật có nói chổ nào trong kinh là sao hạn đâu? Những giả sư nầy cố tạo những người có tâm phật thành mê tín vu vơ. Nếu có nhiều người mê tín tức là Cộng Sản đã thành công vì đã phá hoại được Phật Giáo chân chính lại được có nhiều tiền. Khi ta tới những chùa của các giả sư nầy, ta có cảm tưởng đây là một hồi trong truyện Tây Du Ký Diễn nghĩa của Ngô Thừa Ân. Trong truyện, bọn yêu quái thường biến những cảnh chùa thành tiểu lôi Âm đánh lừa thây Đường Tăng vào bắt để ăn thịt. Bọn yêu quái cho rằng ăn được thịt Đường Tăng thì sẽ sống cả ngàn năm. Mà Thầy Đường Tăng trong truyện là đại diện cho tâm Phật, Tôn Ngộ Không đại diện cho trí tuệ, Bát Giái đại diện cho bản chất trần tục, Sa Tăng đại diện cho tâm, con ngựa đại diện cho phương tiện.

Ở đâu, trong nước hay ngoài hải ngoại, bọn giả sư cũng giống như bọn quỷ trong truyện Tây Du. Tất cả đều muốn ăn thịt hút máu những người có tâm Phật. Tuy nhiên, trong truyện Tây Du, bọn quỷ không bao giờ ăn thịt được Đường Tăng, nhưng bọn giả sư ấy giờ đã hút được khá nhiều máu của những người có tâm Phật hiện tại. Và như vậy, trong tương lai, Cộng Sản có triệt tiêu được Phật Giáo không? Xin thưa: không bao giờ. Không phải ai cũng mê tín nghe theo bọn đầu trọc giả sư đó. Từ xưa, ở nước ta cũng đã có nhiều lần Phật Giáo bị đánh phá, nhưng Phật Giáo vẫn tồn tại và phát triễn đến ngày nay. Như Đại Sư Mãn Giác đời Lý (ông tên tục là Nguyễn Trường – thường gọi là Lý Trường – Thân phụ là Hoài Tố, người dất Lũng Triền, Hương An) có thơ rằng
“Mạc vi xuân tàn hoa lạc tận
“Tiền đình tạc dạ nhất chi mai”
(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai)
Xuân có tàn, hoa vẫn còn chẳng bao giờ rụng hết!

Tóm lại, đạo của Phật là đạo của: tự do, dân chủ, công bình, bác ái, tích cực, tỉnh thức, giác ngộ, khoa học, không giai cấp, không tự tôn. Những điều nầy là những điều mà tất cả loài người tiến bộ trên thế giới đang đấu tranh để đạt đến. Cũng vì thế nên tôi theo đạo Phật.

Đại Dương
Trả lời

Quay về “Tổng hợp”