Pháp Phật khó nghe

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Pháp Phật khó nghe

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Pháp Phật khó nghe
    __________________
    Ngọc Bảo _ 03 Tháng Tám 2020



              

              




    Một ngày nọ, trong khi ở vườn Kỳ Viên, Đức Phật giảng pháp cho năm người. Những người này đã đến bái kiến Đức Phật và xin ngài giảng pháp cho họ nghe. Với tâm bình đẳng Đức Phật không bao giờ phân biệt người giầu hay người nghèo, mà đều giảng chân lý cho họ từ nguồn nước thiêng của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Pháp, trong bất cứ một đề tài nào.

    Tuy nhiên, mặc dù Đức Phật giảng pháp trong sự vô phân biệt, trong năm người đến xin nghe pháp ấy,
    • một người thì ngủ gục,
      một người thì lấy tay cào đất nghịch,
      người thứ ba thì ngồi rung cây lắc qua lắc lại;
      người thứ tư thì ngồi ngắm trời mây chẳng để ý gì đến những lời Phật dạy;
      chỉ có người thứ năm là chăm chú ngồi nghe.


    Tôn giả Ananda lúc ấy đang đứng quạt hầu cho Đức Phật, thấy những người này làm như vậy bèn thưa với Phật rằng:
    • “Bạch Thế Tôn, ngài giảng chân lý chánh pháp cho những người này thật chẳng khác gì tiếng sấm sét trong một trận mưa nặng hạt. Thế mà họ chẳng để ý nghe gì cả, người làm việc này, người làm việc khác trong khi ngài đang giảng nói, thật là chướng quá!”

    Đức Phật nói:
    • “Ananda, ta nghĩ là con không biết gì về những người này.”

      “Bạch Thế Tôn, đúng là con không biết gì về họ.”

      “Trong năm người này, người ngồi ngủ gục trong nhiều kiếp đã là một con rắn hổ mang, và nó sẽ ngủ khi cuộn mình đặt đầu lên trên. Thế nên bây giờ hắn đang ngủ và những lời nói của ta không đến hắn được.”

      “Bạch Thế Tôn, thế thì hắn làm như vậy trong nhiều kiếp tái sinh hay chỉ thỉnh thoảng thôi?”

      “Trong những kiếp tái sinh có lúc hắn được sinh làm người, có lúc làm thần, có lúc lại phải sanh làm con rắn hổ mang. Nhưng một người dù thông thái thế nào cũng không thể nào gợi lại đầy đủ những kiếp đã trải qua. Có thể nói là, qua bao nhiêu kiếp nối tiếp nhau hắn đã ở trong hình thù của một con rắn hổ mang, và hắn ngủ suốt ngày, nhưng lúc nào cũng vẫn muốn ngủ.
      Còn người đang lấy ngón tay cào đất kia trong nhiều kiếp đã là một con giun sống chui rúc trong lòng đất. Thế nên bây giờ hắn cũng làm như vậy và chẳng nghe ta nói gì cả.
      Còn người đang ngồi lắc cây kia qua nhiều kiếp đã là một con khỉ - đó là thói quen của hắn đã huân tập từ nhiều tiền kiếp tới nay. Cho nên những lời nói của ta không thể nào thấm thấu qua tai hắn được.
      Rồi đến người đang ngồi nhìn trời mây kia, hắn đã tái sinh trong nhiều kiếp làm một chiêm tinh gia, chuyên nhìn sao trên trời. Tập khí đó vẫn còn nên cả ngày hôm nay hắn vẫn tiếp tục nhìn lên trời, và không có lời nói nào của ta xuyên thấu được tai hắn.
      Nhưng người ngồi chăm chú nghe ta giảng pháp vốn là một tu sĩ Bà la Môn đã tinh tấn tu hành qua nhiều đời nhiều kiếp, lầu thông kinh Vệ Đà và các ngôn ngữ linh thiêng của tôn giáo. Cho nên bây giờ ông ta chăm chú nghe ta nói, như là đang lược lại những lời chú vậy.”

    Ananda nói:
    • “Nhưng Bạch Thế Tôn, những lời giảng của ngài rất thâm sâu đi vào lòng người như vậy, làm sao khi ngài giảng Pháp những người này lại không chịu nghe?”

      “Ananda, chắc con tưởng rằng những lời giảng của ta dễ nghe lắm sao.”

      “Bạch Thế Tôn, có thể nào đó là những điều khó nghe chăng?”

      “Đúng vậy Ananda, chắc chắn đó là những điều khó nghe, và khó hiểu nữa.”

      “Vì sao vậy?”

      “Ananda, những điều như là Phật- Pháp-Tăng, những người này chưa từng được nghe bao giờ từ bao kiếp luân hồi vô tận. Vì thế họ không thể nghe Pháp được.
      Trong vòng sinh tử luân hồi nối tiếp triền miên này, những chúng sinh này sinh ra phần lớn chỉ nghe những tiếng nói của nhiều thú vật khác nhau. Chúng chỉ muốn đi tìm vui nơi những lời ca tiếng hát, những vũ điệu dập dìu, những nơi chốn ăn chơi rượu chè cờ bạc. Vì thế nên chúng không thể nghe Pháp được.”

      “Nhưng bạch Thế Tôn, đâu là nguyên nhân chính thực sự khiến họ không nghe Pháp được?”

      “Ananda, chính là vì lòng tham, sân và si đã khiến họ không nghe được. Không có lửa nào mạnh như lửa tham. Nó đốt cháy chúng sinh đến nỗi không còn một miếng tro tàn nào để lại. Ngọn lửa lớn của ngày tận thế bùng phát từ sự xuất hiện của bẩy mặt trời cũng đốt cháy không để lại tro tàn, nhưng điều đó chỉ là một biến cố năm thì mười họa. Còn lửa tham thì lúc nào cũng hừng hực. Vì lý do đó, ta nói rằng
      • không có lửa nào dữ dội bằng lửa tham,
        không có chấp trước nào dai dẳng bằng tâm sân hận,
        không có lưới nào vây bủa bằng lưới si mê,
        và không có giòng sông nào nhận chìm bằng sông ái dục.”

    Rồi Phật nói bài kệ rằng:
    • “Lửa nào bằng lửa tham
      Chấp nào bằng sân hận
      Lưới nào bằng lưới si
      Sông nào bằng sông ái! ”
      (Kinh Pháp Cú)


    Khi Đức Phật giảng bài pháp này xong, vị cư sĩ đã chăm chú ngồi nghe Pháp từ đầu đã chứng ngộ được nhị quả Tu Đà Hàm, và đối với những người đã được chứng ngộ, bài pháp này quả là một phước đức lớn lao.





    http://www.ngocbao.org/a1622/phap-phat- ... e-ngoc-bao
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”