Cúng Dường

Trả lời
Hình đại diện
thiên thanh
Bài viết: 1352
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 11:49
Nơi ở: Phố Cổ

Cúng Dường

Bài viết bởi thiên thanh »

          
          
Hình ảnh


CÚNG DƯỜNG


Ngày xưa, có một cô gái mồ côi cha mẹ, không ai nuôi. Cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Tối lấy chiếu quấn nằm ngủ. Một hôm nghe nói rằm tháng bảy cúng dường Tam bảo có phước lắm, cô tự nghĩ làm sao mình tạo phước để khỏi nghèo khổ nữa. Hôm đó xin được có hai xu, cô muốn cúng cái gì mà chư Tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ vị nấu cơm: "Con xin được có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho". Vị ấy liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to, thế là chư Tăng đều được hưởng đầy đủ. Bẵng đi một thời gian dài, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng muối nữa.

Lần lần lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường. Khi đó trong triều đình nhà Vua muốn chọn người làm vợ Thái Tử nhưng thấy mỹ nhân nào Thái tử cũng từ chối. Vua ra lệnh cho các quan tìm người nào Thái tử vừa ý sẽ được trọng thưởng. Bấy giờ một ông quan đi ngang vùng đó, thấy trên trời có vầng mây đỏ, ông nghĩ nơi đây chắc có dị nhân phước lớn. Giờ trưa, trên đường trở về, ông thấy cô bé 16, 17 tuổi đang trùm chiếu ngủ. Ông đến gần nhìn, bất chợt cô bé thức dậy tốc chiếu ra. Thấy người con gái đẹp đẽ phi thường lại sống đầu đường xó chợ như vậy, ông tội nghiệp đem về nuôi. Được vài năm, cho ăn mặc dạy dỗ đàng hoàng, tới năm cô 18 tuổi ông dẫn đến trình nhà Vua. Vua gọi Thái tử lại, vừa thấy cô bé Thái tử đẹp lòng ngay. Cô được Đông cung Thái tử cưới làm vợ. Khi Vua băng hà, Thái tử lên ngôi vua và cô bé trở thành Hoàng hậu. Khi làm Hoàng hậu cô cứ nghĩ, không biết mình đã làm gì mà được phước thế này. Chừng ấy mới nhớ chắc do việc cúng muối năm xưa mà ra.

Một hôm, Hoàng hậu sắm đủ thứ vật dụng sang trọng truyền chở vô ngôi chùa ngày xưa. Nhưng lúc trước chỉ với hai xu muối của cô bé ăn xin, mà Thầy trụ trì nói bữa nay có đại thí chủ đến cúng dường, bảo chư Tăng đánh chiêng trống đón. Bây giờ Hoàng hậu đem nhiều tài vật đến nhưng Thầy trụ trì không đánh chuông trống đón. Lấy làm lạ, Hoàng hậu gặp Thầy trụ trì hỏi "Thưa Thầy, ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng dường có hai xu muối mà nghe chuông trống đánh rình rang. Ngày nay, con là Hoàng hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì hết?.

"Ngày xưa hai đồng xu quý vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói, nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là Hoàng hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của dân chớ đâu phải của con. Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."

Nghe vậy Hoàng hậu giật mình, thức tỉnh.



trích từ quyển sách “Tài sản không bao giờ mất” của HT.Thích Thanh Từ, chùa Liên Tôn Ấn Tống (PL. 2555 -2011)
          
Last edited by thiên thanh on Thứ bảy 20/06/15 14:56, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Dzuy Lynh
Bài viết: 188
Ngày tham gia: Thứ tư 13/05/15 22:52

Re: Cúng Đường

Bài viết bởi Dzuy Lynh »

          


SỰ CÚNG DƯỜNG Ý NGHĨA NHẤT LÀ GÌ?

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.
Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”. Chúng ta cần phải hiểu câu nói này cho thấu đáo, rồi sau mới biết cách dụng công tu tập như thế nào. Phàm là những gì không đem đi được thì không nên để nó ở trong tâm. Còn những gì có thể mang đi được thì phải giành lấy từng phút từng giây, đừng để thời gian trôi qua một cách uổng phí. Thế thì, những gì có thể mang đi được? Chỉ có nghiệp! Nghiệp là kết quả của hành động, nói năng và suy nghĩ có chủ tâm. Nếu chủ tâm ác thì tạo nghiệp ác, chủ tâm thiện thì tạo nghiệp thiện. Nghiệp ác dẫn chúng ta vào địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh; nghiệp thiện đưa chúng ta lên cõi trời, cõi người. Vậy chúng ta nên mang theo nghiệp nào? Nên bỏ ác, tu thiện, tích lũy công đức. Phước đức thì có thể mang đi được. Nhưng đây chỉ là cái phước thiện nhỏ ở trong thế gian. Trong khi đó, chư Phật luôn luôn hy vọng chúng ta thành tựu cái thiện lớn, đó là thành Phật, thành Bồ tát. Mà muốn thành Phật, thành Bồ tát thì phải có niềm tin sâu sắc vào pháp môn Tịnh độ, phải chí tâm niệm Phật cầu vãng sinh.
Thế nào gọi là thành thật? Nhất định phải buông bỏ mọi duyên ràng buộc. Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh đều phải luôn luôn giữ tâm mình cho chân thật, thanh tịnh và từ bi. Luôn luôn lấy câu “Nam mô A Di Đà Phật” để ở trong tâm. Gặp người có duyên, chúng ta phải lấy chân tình, đem lòng cung kính và hoan hỷ giới thiệu pháp môn niệm Phật cho họ, khuyên họ cùng tu. Đó là sự cúng dường có ý nghĩa nhất.
“Trong tất cả các hình thức cúng dường, cúng dường pháp là hơn hết”. Đó là bổn nguyện của đức Phật A Di Đà, mà mười phương chư Phật cũng giống như thế. Chúng ta cần phải tu tập như vậy thì thời gian trong một ngày không trôi qua uổng phí. Một ngày tu tập như vậy nhất định có được thân tâm thanh tịnh, có niềm vui, pháp lạc tràn đầy. Chư Phật, Bồ tát cũng cảm thông, tương ứng.


Khinh mạn là giặc
cướp đi công đức.
Siêng năng là vua
tạo bao điều thiện.
Phước đức là nước
Trí tuệ là thuyền
Nếu không có nước
Thuyền làm sao bơi!





Trích SANH TÂM VÔ TRÚ -- Nguyên tác: Tịnh Không Pháp sư -- Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
nguồn: ducvien.org
Hình đại diện
thiên thanh
Bài viết: 1352
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 11:49
Nơi ở: Phố Cổ

Re: Cúng Dường

Bài viết bởi thiên thanh »

          
          
dạ! kính thầy,

hồi đêm ngủ mà nghe tiếng thầy "nãi nhãi" từ bên kia bờ Đại Tây Dương:
"con khỉ, dạy bao nhiêu lần rồi?
CÚNG ĐƯỜNG VÔ NGHĨA
sửa lại là CÚNG DƯỜNG"


- dạ, khỉ sửa nại gồi, thầy ạh! :dntknw:
thầy cho khỉ hỏi thêm "cúng dường" và "bố thí" có cùng nghĩa hông?
Hình ảnh
          
Hình đại diện
Dzuy Lynh
Bài viết: 188
Ngày tham gia: Thứ tư 13/05/15 22:52

Re: Cúng Dường

Bài viết bởi Dzuy Lynh »

thiên thanh đã viết:          
          
dạ! kính thầy,

hồi đêm ngủ mà nghe tiếng thầy "nãi nhãi" từ bên kia bờ Đại Tây Dương:
"con khỉ, dạy bao nhiêu lần rồi?
CÚNG ĐƯỜNG VÔ NGHĨA
sửa lại là CÚNG DƯỜNG"


- dạ, khỉ sửa nại gồi, thầy ạh! :dntknw:
thầy cho khỉ hỏi thêm "cúng dường" và "bố thí" có cùng nghĩa hông?
Hình ảnh
          
A Di Đà Phật !
Không biết Thiênthanh nghe tiếng thầy nào, sao lại gọi đệ tử mình là con khỉ ?
Thẩy càm ràm, và thẩy tu ở đâu, về việc mắng dốn tiếng Việt mến yêu của người Nữ tự nhiên trở thành tiếng Việt yếu xìuuuuuuuuuu.
Minh Văn xin mạn phép đóng góp chút hiểu biết thô thiển về Phật pháp về ý nghĩa của Cúng dường và Bố thí như thế này nhé :
Trong các hạnh của nhà Phật, hạnh Cúng Dường và Bố Thí là quan trọng hơn cả.

Trong Phật ngữ, Thiền ngữ, và trong dân gian thật ra ý nghĩa của Cúng dường và Bố thí là một.
Nghĩa là CHO . Cho đi những gì mình đang có, như tài vật, tịnh vật, của cải vật chất và tinh thần, tài năng, khả năng kiến thức với mục đích cao qúy để dâng lên Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) hay cho quần sanh bá tánh.
CÚNG DƯỜNG :
Cúng dường đóa Sen thanh khiết, dĩa trái cây v.v... cho đức Như Lai. Cúng dường cho đạo pháp như phát nguyện tâm thành bỏ tiền ra in ấn Kinh sách, đúc tượng, xây dựng tu bổ chùa chiền đặng xiển dương đạo pháp ngõ hầu giúp các đạo tràng và phật tử có thêm điều kiện tu thân dưỡng tánh... cúng dường thức ăn, gạo, tiền cho tăng lữ đặng họ có điều kiện hoằng pháp, được rảnh thời gian thay vì lo giải quyết nhu cầu ẩm thực cá nhân thì để dùng thời gian ấy đi thuyết giảng lẽ chân như cho mọi người sớm tinh tấn giác ngộ lẽ huyền vi của Đạo.v.v...
BỐ THÍ :
Ban phát, phân phối tài vật, tịnh vật cho lão bá tánh, cho thực phẩm và tìm nơi an trú cho khách lỡ độ đường. Xây dựng các trại, viện mồ côi cho trẻ mất cha, lạc mẹ sống trôi giạt linh đinh, bố thí cho cả súc sanh cầm thú, chim muông hạt thóc, bịch kê. Nấu cơm từ thiện chẩn tế cho
người cùng khổ, kẻ vô gia cư, mang về chăm sóc thuốc thang cho chó mèo bị ngược đãi...v.v...
Cũng như các họat động từ thiện của Thiên Thanh đã từng làm từ trước đến nay cho cư dân nghèo khổ ở địa phương vậy đó ! Xem mạch, chẩn bệnh và phát thuốc miễn phí cho bịnh nhân nghèo, không nơi nương tựa, là việc TT đã làm gọi là Bố Thí vậy!
Còn nếu như nghe thầy thuyết giảng hợp lý không có chi sai nhiều cho lắm thì TT có thể gửi cho Minh Văn nhờ chuyển đến cúng dường Thầy dăm ba bịch cà phe đặng Thầy có sức phẻ mà đi nấu thơ luộc nhạc cúng dường chúng sinh. Âu cũng là một nghĩa cử thuộc vào " diện" cúng dường và bố thí đấy thôi!
A Di Đà Phật!
Minh Văn
Trả lời

Quay về “Tổng hợp”