hành chánh của đạo công giáo trực thuộc Vatican

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

hành chánh của đạo công giáo trực thuộc Vatican

Bài viết bởi NTL »

*

Bài ni Nú dán đại ở đây, chờ ban điều hành bưng nó đi tới chỗ đúng.

Hello nắng.
Nghe nắng cám ơn thành nú phải đi hõi cho tận tường hệ thống hành chánh của đạo công giáo trực thuộc Vatican.


*

Vatican có hệ thống hành chánh phân chia rất chật chẽ.
Hệ thống này từ từ thành hình, phát triển và "hoàn thiện" trong 2000 năm dài thòng..
Nhưng...

Hành chánh xã hội biến đổi với thời gian cùng các thể chế chánh tri, thay đổi thế chỗ nhau từ từ theo chiều hướng mở rộng và đi lên, nhắm tới mục đích sau cùng là người dân làm chủ lấy mình và làm chủ đất nước.

Hành chánh tôn giáo, trái lại dặm chơn tại chỗ, ít nhứt là hành chánh của Vatican.
Quyền lực thâu tóm về một mối, và do một số nhơn sự điều hành cùng với vị "chủ chiên", giám mục địa phận La Mã, évêque de Rome.

Thời cổ đại, giám mục La mã cũng chỉ là một giám mục y chang những giám mục khác, rồi với thay đổi chuyển biến từ từ, giám mục La mã trở thành Giáo Hoàng, hoàng của giáo, nghĩa là vua lãnh đạo tinh thần của tất cả giáo hữu công giáo toàn thế giới, đóng đô tại lãnh địa tí hon Vatican, với dầy đủ đậc quyền quốc gia như tất cả các quốc gia khác, trong đó quyền trao đổi ngoại giao. Đại sứ của Vatican có tên gọi riêng theo tiếng pháp là "nonce", và tiếng việt là "khâm sứ toà thánh".

Khâm sứ toà thánh chỉ có tánh tượng trưng, hoàn toàn theo tình thần "giao hữu"
Thông lệ định rằng (hầu như hay luôn luôn là) đức khâm sứ toà thánh giữ chức "niên trưởng ngoại giao đoàn" (không rõ chữ niên trưởng ở đây Nú xài có đúng không nữa nha), đai diện tất cả các đại sứ ngoại giao khác, để đọc diễn văn chào mùng, chúc tết, phân ưu với chánh phủ xã hội bản địa.

Vatican là một vương triều pháp trị, y chang kiểu quân chủ lập hiến có lẽ, trong đó đức giáo hoàng giữ quyền quyết định tuyệt đối, nhưng thật ra phía sau ông là những hội đồng cố vấn rất hùng hậu, bàn bạc mổ xẻ vấn đề trước khi có quyết định sau cùng. Những quyết định này hoàn toàn mang tính tinh thần mà không có tánh pháp lý.

Vatican xài bộ luật có tên riêng là "giáo luật" canon.
Giáo luật thành hình với thời gian, nghiên cứu soạn thảo thêm bớt bởi một uỷ ban gồm các tiến sĩ luật học và thần học trước khi đi vào chung thẩm để trở thành giáo luật. Từ giáo luật công giáo, đã thành hình tín lý và giáo lý công giáo, hướng dẫn, khen thưởng và cả ... trừng phạt !

Nhưng... khác với luật đời, luật đạo không có tánh áp đật ép buộc thể xác, mà chỉ tinh thần, nghĩa là phần hồn.
Xác thịt sẽ chết nhưng linh hồn thì sống hoài, nên rồi mới có lời dạy dỗ răn đe, rằng được phần xác mà mất phần hồn thì ích gì, cốt để cái đám cô hồn các đảng sống đó tản thần mà chăm chi theo chánh đạo.

Nhưng tới nay, 2016, thì có vẻ như thiên đàng vẫn rất quá xa vời tới mơ hồ, mà địa ngục thì đã hết còn làm nhơn loại khiếp sợ. Nên rồi, trong các triều đại giáo hoàng mới, người ta đã kêu gọi cải tổ, mang các tín điều tín luật cổ xưa ra đật dưới kiếng lúp xem xét lợi hầu canh tân giáo hội mần màn thích ứng. Dễ quá chúng lờn, nhưng khó quá thì chúng... rủ nhau chạy tuốt !
:rotfl:

Nú lang bang xa đề quá rồi hở ?
Hành chánh công giáo chia ra như sau :
- Đứng đầu giáo hội là giáo hoàng.
Giáo hoàng là một hồng y do hồng y đoàn bầu lên để thay thế vị giáo hoàng vừa mãn nhiệm qua đời.
Tên gọi của cuộc bầu phiếu này là conclave, không có chuyện tranh cử ứng củ chi dzáo.

- Hồng y Cardinal do giáo hoàng tuyển chọn - cùng hội đồng tuyển chọn hồng y - tuyển ra từ các giám mục Eveque.
Số lượng cardinal tuỳ thuộc vào số lượng giáo dân trong vùng hay trong nước.
- Y chang lưộng ghế cử tri đoàn trong bầu cử tổng thống mỹ vậy ha -
Hổng y còn có tên cúng cơm là "princes de l'église. nghĩa là hoàng tử của giáo hội (và một vị prince ni sẽ thành giáo hoàng sau conclave).
Trong hội đồng hồng y ấy, chỉ những hồng y dưới 80 tuổi mới có phiếu bầu mà thôi, trên 80 được coi như có thể lẩm cẩm rồi nên quyền công dân bị tước bỏ.

- Vatican là đầu não hành chánh trung ương, từ đó sẽ có phân bổ xuống dưới theo quốc gia.
Hành chánh phần đạo tới đây sẽ được phân chia dựa theo hành chánh phần đời.
Số giáo phận và giáo khu của mỗi quốc gia sẽ tùy thuộc vào số tín hữu của quốc gia ấy.

- Đứng đầu giáo phận là đức Tổng giám mục Archeveque.
Tổng giám mục thường khi là hồng y, nhưng cũng có khi chỉ là giám mục (có khả năng thành hồng y trong tương lai) - như ông Arbishope J.H Nú kể cho nghe rồi, ông chỉ là Bíhop chớ hổng phải Cardinal ha -

- Giáo phận sẽ chia thành giáo khu, giáo khu do giám mục (Archeveque tuyển chọn) cai quản.

- Mỗi giáo khu chia thành nhiều giáo xứ, mỗi giáo xứ có linh mục (do giám mục đật dể) cai quản.
Linh mục trong giáo xứ có danh xưng cha sở, hay chánh xứ (với cha phó tức phó xứ đỡ việc nhà).
Cha sở chịu trách nhiệm với Hội đồng giáo xứ, là những người trong xứ, ra tranh cử cho giáo dân trong họ đạo tuyển chọn bằng phiếu bầu - đi bầu hội đồng giáo xứ nghe hoài là vậy.

- Tương tự cách ấy, mỗi giáo khu và giáo phận cũng có hội đồng giáo khu, hội đồng giáo phận riêng, thành lập bằng cách bỏ phiếu. Và đây phiếu bầu này là của các vị chủ tịch hội đồng giáo xứ trong giáo khu và giáo phận sở tại.

- Để tránh tình trạng sống lâu lên lão làng, lập vây lập cách, nguyên tắc hành chánh ấn định thời hạn của cha sở.
Tùy nhu cầu và nhơn số tu sĩ bản địa, thời hạn này có thể từ 4-6 năm.
Do tình trạng thiếu tu sĩ, cha sở họ đạo nay có thể phải kéo dài thời hạn phục vụ họ đạo thêm 1-2 nhiệm kỳ, chưa kể là... một cha có thể phải trông coi nhiều họ đạo một lúc.

- Thời trước, chỉ những cha triều (kiểu BS tổng quát heng) mới trông coi họ đạo (tức giáo xứ), nay thì do nhu cầu, các cha dòng (specialists, BS chuyên khoa ha) củng có khi phải ra giữ giáo xứ.

Các nước á châu phi châu nam mỹ không rõ thế nào, chớ tại âu châu và mỹ châu, giáo đường nay vắng hoe, bỏ trống rất nhiều vì thiếu giáo dân. Giáo phận, giáo khu không thể trang trải duy trì, giáo hội buộc phải bán bớt nhà thờ giáo xứ để giảm chi phi tốn kém.

*

Giáo hội công giáo là một đế chế tinh thần, xây dựng từ đã 2 ngàn năm, với cơ chế tổ chức trong ngoài vững chải bền chặt.
Trong quá khú, giáo hội ấy đã phạm rất nhiều sai lầm, lắm khi còn đi ngược cả tín điều và tín lý công giáo, là "công bằng, bác ái và vị tha".
Nếu tôn giáo góp phần duy trì trật tự xã hội, nhắm tới mưu cầu hạnh phúc an bình tâm hồn, thì với đà tiến hoá của nhơn loại, hẳn tôn giáo ấy cũng sẽ buộc phải tiến và mở với nhơn loại, theo kiểu cung cầu, bằng không sẽ thoái triển và đào thải.

Trong mỗi tôn giáo đều có nhiều "loại" tín đồ :
- Loại chăm chỉ dốc lòng, không nhìn ngang nhìn ngửa, được dạy là sao thì cứ y theo làm vậy.
Theo đạo kiểu này sẽ dẫn tới hai thái độ extremes : Hoậc sẽ tử vì đạo khi thấy đạo đang bị bách hại. Hoặc sẽ quẹo cua bỏ luôn đạo khi chẳng may nhìn thấy những tội lỗi của các vị lãnh đạo tinh thần mà trước nay họ hoàn toàn tin tưởng như tin... kinh tin kính.
- Loại theo đạo lơ tơ mơ, ai sao mình vậy, rồi ráo riết mặc cả giao hẹn khi cần, khi hết cần thì quên tuốt luốt. Loại này thiệt sự vô thưởng vô phạt và thường có thể sau những biến cố riêng tư, bỗng tái sanh trong tỉnh thức và nhìn ra những điều hơn thiệt trong hành đạo và sống đạo với ít nhiều lẽ phải lương tâm.
- Loại tin vào tôn giáo là tin vào lương tâm và lẽ công chánh.
Tín điều tín lý giáo lý trong tôn giáo là những phương tiện dựa vào nhưng không phải là cứu cánh để hành đạo và sống đạo.
Loại này tin có trời nhưng không theo hẳn một tôn giáo nào hết.

Nên rôi...
- Đả phá một tôn giáo thì quá dễ, xây dựng nó mới là khó.
Nếu cứ dựa vào cái này cái kia từ quá khứ đã qua (và rất xa) để chứng minh tôn giáo lầm và lạc, mà không nhìn vào những biến chuyển, những thành quả tôn giáo đã làm được, e rằng bất công lắm chăng ?
- Thế kỷ 21 chúng ta đang sống đây, với sức mạnh truyền thông báo chí, mọi việc dễ được phơi bày.
Người ta đòi hỏi công lý và thích lam sáng tỏ sự việc, tới nơi và tới chốn.
Âu cũng là cái hay, lỗi lầm tôn giáo sẽ được mổ xẻ và sửa đổi, đám cha cụ xưa rày cứ yên trí mình đứng trên thiên hạ, dang nhấm nhỏm hổng chừng, sau việc cải tổ giáo hội.
Dĩ nhiên mọi việc không thể một sớm một chiều mà có ngay được.
Cách hành đạo và sống đạo đã trải dài qua 2 ngàn năm, nay cũng phải cần ít nhiều thời gian chớ bộ !

Thứ ba 19 october vừa qua là lễ thánh Luc.
Trong lễ, ông cha tuyên uý (cũng tên Luc) đeo dây choàng cô màu đỏ.
Thánh Luc là một trong 4 vị giáo sử. Vì ông là thày thuốc, nên được y giới công giáo nhận làm quan thày bổn mạng.
Sau lễ Nú mới hỏi ông, bộ thánh Luca tử vì đạo hở ? Và ông ngẩn người : tui hổng nhớ mà cũng hổng để ý nữa Nô à, tháy sách lễ dạy đeo dây đỏ thì đeo vậy thôi. Chắc tại ông là thánh sử evangelist.

Trời thần ơi... Nú suy nghĩ một chập xong xài xể cho một mách : Luc nghe nè nha Luc, lễ chúa thánh thần hiện xuống thì đeo giây đỏ vì là niềm hoan lạc tượng trưng cho sự cứu rỗi xuống từ trời. Lễ thánh Peter và Paul cũng đeo giây dỏ nhưng mang một ý nghĩa khác : máu đả đổ ra để bảo vệ đức tin.
Thành ra rồi nếulLễ thánh Luca mà xài giây đỏ là vì thánh Luca cũng đã tử vì đạo. Lễ thánh tử vì đạo luôn luôn là giây đỏ. Dòm thánh John kìa, thì ông John trẻ, cũng là tông đồ chúa và là thánh sử y chang Luca. Ông này sau khi Jesus Christ chết thì sang Thổ nhĩ kỳ đi rao giảng tin mừng cứu chuộc, và mang đức Maria thân mẫu chúa theo cùng. Ông này là vị tông đồ duy nhứt của Jesus chết già mà không bị giết vì đạo, thành ra... lễ của John người ta đeo giây trắng.
- Luc dzìa nhà check thử coi Nô đoán có sai hông nha. Cha Luc ngó Nú nói«; thưa mẹ bề trên, xin vâng.
Bữa nay nhớ ra kể nghe cho xôm, chớ thiệt ra Nú hổng chắc mà cũng chưa kịp check nữa lận.
:rotfl:

Xin hết.

BTW, extreme dịch là chi, cực đoan hở ? Nói như két mà quên mất tiếng việt là gì ? Nú chán Nú hết biết !

*
Last edited by NTL on Chủ nhật 23/10/16 05:33, edited 1 time in total.
Make the long story... short !
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: nhận định mới về Tín Lý và Giáo Lý Công Giáo

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Wow, Nắng cám ơn chị Lú-xi, bài dài thiệt nhưng cũng rõ ràng thiệt. Nắng đọc mí lần mới tạm gọi là thông suốt, hihi :flwrhrts:

Gần đây, N. thấy nhà thờ được xây cất thành condo lai rai rồi hén chị, nhìn quanh thì lễ hội có đông đúc gì đâu mà nhà thờ vẫn còn quá nhiều á.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: hành chánh của đạo công giáo trực thuộc Vatican

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*
....
Nên rôi...
- Đả phá một tôn giáo thì quá dễ, xây dựng nó mới là khó.
Nếu cứ dựa vào cái này cái kia từ quá khứ đã qua (và rất xa) để chứng minh tôn giáo lầm và lạc, mà không nhìn vào những biến chuyển, những thành quả tôn giáo đã làm được, e rằng bất công lắm chăng ?
....
*

  • ... :allright3: ...


NTL đã viết:*
....
Thành ra rồi nếulLễ thánh Luca mà xài giây đỏ là vì thánh Luca cũng đã tử vì đạo. Lễ thánh tử vì đạo luôn luôn là giây đỏ. Dòm thánh John kìa, thì ông John trẻ, cũng là tông đồ chúa và là thánh sử y chang Luca. Ông này sau khi Jesus Christ chết thì sang Thổ nhĩ kỳ đi rao giảng tin mừng cứu chuộc, và mang đức Maria thân mẫu chúa theo cùng. Ông này là vị tông đồ duy nhứt của Jesus chết già mà không bị giết vì đạo, thành ra... lễ của John người ta đeo giây trắng.
- Luc dzìa nhà check thử coi Nô đoán có sai hông nha. Cha Luc ngó Nú nói«; thưa mẹ bề trên, xin vâng.
Bữa nay nhớ ra kể nghe cho xôm, chớ thiệt ra Nú hổng chắc mà cũng chưa kịp check nữa lận.
:rotfl:
...
*

  • .. :giggles: .. dạ ông cha lúng túng vì sự thật cũng .. lúng túng ..
    có 2 truyền thuyết:
    1. Luc chết già ở Boeotia, Hy Lạp, thọ 84 tuổi
    2. Luc bị Nero chém đầu, vứt xác xuống biển


NTL đã viết:*
....
BTW, extreme dịch là chi, cực đoan hở ? Nói như két mà quên mất tiếng việt là gì ? Nú chán Nú hết biết !
*

  • dà ..
    • extreme = chỗ tột cùng
      cực, cực kỳ, cùng cực, xa nhất, hết sức

      extremist = cực đoan


    :flwrhrts:
              
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: hành chánh của đạo công giáo trực thuộc Vatican

Bài viết bởi NTL »

*

Thứ bảy, 19 November, giáo hội công giáo la mã đã có thêm 17 vị hồng y do đức Francis tấn phong, để trám vào những ghế trống trong Hồng y đoàn chưa được thay thế. Trong 17 vị hồng y ấy thì 4 vị đã trên tuổi 80, nghĩa là không được quyền bỏ phiếu bầu, giả như vì lý do chi đó đức Francis không thể tiếp tục nhiệm vụ.

Xưa rày việc tuyển chọn giáo hoàng chỉ xảy ra khi giáo hoàng đương nhiệm băng hà. Nhưng mới đây 2013, đức Benedict 16 xin phép "bỏ nhiệm sở" vì lý do sức khoẻ, và conclave đã chọn hồng y tổng giám mục Argentina lên kế vị, mở đầu triều đại mới với danh hiệu Francis trong ý hướng theo thánh Francisco Xavier, hy sanh tận hiến trong khó nghèo. Đức Francis là vị giáo hoàng đầu tiên gốc mỹ châu la tinh và tu sĩ dòng tên đầu tiên ngồi vào ghế giáo hoàng trong lịch sử giáo hội công giáo la mã.

Việc từ nhiệm của vị chủ chiên Benedict 16 không phải là lần đầu, nghe nói trong giáo sử cũng đã xảy ra vài lần rồi, trong những hoàn cảnh khác biệt. Lần cuôi cùng trong triều đại Gregory 12, giáo hoàng thứ 205 của giáo hội La mã, xuống ngôi ngày 4th july 1415.

Chặng đường lịch sử của giáo hội la mã không phải lúc nào cũng xuông xẻ, ít nhiều ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi các vương triều thế tục thời trung cổ và quân chủ pháp trị. Nên rồi giáo hoàng la mã cũng vì thế bị dây dưa dính đáng vào.
Thí dụ như là các vương triều hoàng tộc tranh chấp ngôi báu đất đai lãnh thổ rồi uýnh nhầu. Giáo hoàng phải chạy khỏi Vatican, khi về thì... kẻ chiến thắng đã đưa người khác vào thế chỗ. Rồi giáo hội phải mần màn thương thuyết phân xử để chọn lấy người đại diện chánh thức.

Giáo hội công giáo đã thành lập từ hơn 2 ngàn năm, nhưng thời trước tu sĩ vẫn được lấy vợ.
Mãi cho tới thế kỷ thứ 11 thì rục rịch thành hình việc độc thân của tu sĩ.
Lý do là tu sĩ phải yêu chúa trong tận hiến chăm phần chăm, cả xác lẫn hồn, chớ còn half cho chúa half cho gia đình thì kẹt quá kẹt.
Mà rồi... có gia đình thì lại phải lo lắng tương lai cho con, thế là các ông cha phần đời ấy bèn lợi dụng địa vị phần đạo đậng tăng gia sản.mà chia cho con cái. Chưa kể là... đám con ấy còn nối ngiệp cha mà theo chơn chúa tiếp, rồi cai quản giáo ứu giáo phận tiếp...

Giáo hoàng Benedict 8 vào thế kỷ 11 đã ra luật nghiêm cấm việc kế thừa trong gia đình tu sĩ.
Vài thập niên sau, Đức Gegory 7 cân nhắc chuyện cấm tu sĩ lập gia đình.
Năm 1139 dự luật độc thân thành hình, tu sĩ chưa có vợ sẽ không được quyền lấy vợ nữa, trên nguyên tắc.

Dĩ nhiên là có phản ứng binh chống kiện cáo kèo nài chớ sao không.
Và trong lúc chờ phân xử thì... đám tu sĩ vẫn vin cớ này cờ kia để lập gia đình tiếp.
Mãi cho tới 1563 thì Vatican ra giáo luậc chánh thức bắt buộc tu sĩ độc thân - đã yêu chúa thì còn làm sao yêu ai khác đậng nữa -

Thành ra rồi...
đọc giáo sử, nghe tin giáo hoàng có vợ có con là chuyện không nên ngạc nhiên, thay vì nhảy nhỏm la làng, rằng ấy giáo hội công giáo la mã sao quá tệ mạt !

Sau đây là danh sách các giáo hoàng có vợ có con chánh thức - và còn được giáo hội phong thánh sau này -
- Thánh Peter (giáo hoàng đầu tiên)
- Thánh Felix III (483-492)
- Thánh Hormidas (514-523)
- Thánh Silverus (536-537
- Harian II (867-872)
- Clement IV (1265-1268)
- Felix V (1439-1449)

......

Nú lại xa đề quá dzồi.
Trở lợi với việc tấn phong 17 hồng y của đức Francis.
Thông thường hồng y được chọn trong hàng giám mục bishop. Nhưng ngày 19 November vừa qua, đức Francis đã đậc cách nâng một vị tu sĩ lên thẳng hồng y : Cha Ernest Troshani Simoni, xứ Albania thuộc cộng hoà liên bang nga xô cũ.

Linh mục Simoni đang đi tu thì dòng tu giải thể, ông buộc phải tu lén lút (nghĩa là tu chui) và được vatican cho thụ phong cũng lén lút.
Trong gần 30 năm dài, cha Simoni bị cầm tù tra tấn ngược đãi và triền miên lao động khổ sai trong các trại học tập.
Ông trở thành "tuyên uý chui" của đám bạn tù, và bị tuyên án tử hình hai bận vì tội phản động chống phá nhà nước - và được ân xá nhờ bạn tù khiếu nại làm chứng tốt -
Năm 1981 ông được trả tự do nhưng bị quản chế, không được hành đạo lẫn truyền đạo, m ãi cho tới năm 1990 khi chế độ cộng sản đông âu cáo chung.

Đức hồng y Simoni nay đã 88 tuổi, ông sẽ không được quyền bỏ phiếu trong conclave lần tới (giả như ông còn sống).
Sự việc đức Francis đậc cách nâng linh mục Simoni vào hàng ngũ hồng y đoàn có lẽ hoàn toàn mang tánh tượng trưng nhằm tuyên dương tinh thần sống đạo và truyền đao của ky tô hữu khi đức tin bị cầm đoán trong thời độc tài cộng sản.
Hình ảnh
*
Last edited by NTL on Thứ ba 22/11/16 03:13, edited 1 time in total.
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Tổng hợp”