Dịch Kinh Đại Toàn

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dịch Kinh Đại Toàn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

nắng thủy tinh đã viết:... Làm N. nhớ lại một thời học hàm thụ và còn cả mớ bài tập bài học bài làm mà giờ dọn nhà tới đâu vẫn mang theo tới đó nhưng ngày ngồi đọc lại chắc là còn xa lắm :yes4:
  • ... :giggles: :flower: ... kợ .. mình tùy duyên đi ..
Hình đại diện
Vịnh Nghi
Bài viết: 1224
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 20:59

Re: Dịch Kinh Đại Toàn

Bài viết bởi Vịnh Nghi »

Hoàng Vân đã viết: .. nghe lời Nghi anh leo Net tìm Dịch của Nguyễn Hiến Lê,
lướt qua mấy chương đầu rồi đóng sách lại vì .. mợơơtt wa' nè .. :srrndr: :rotfl: :rn4yrlf: ...

:lol: Đọc sách Dịch, kỵ nhất là đọc lúc đang buồn ngủ ngất ngư con tàu đi á anh Hoàng Vân :tng:

Nắng ời, sách Kinh Dịch của Trần Công Tiển của Nắng là sách học bói dịch hay cũng là "yếu chỉ", nghiên cứu Kinh Dịch dạ? Học bói dịch thì vui hén Nắng, vui hơn là nghiền ngẫm....tụng Kinh Dịch nhiều, đồng ý hôn. :yes2:
Carpe diem
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Dịch Kinh Đại Toàn

Bài viết bởi Ngoc Han »

KINH DỊCH :meditate: :tiphat: :meditate: :meditate2: :md: :rn4yrlf:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dịch Kinh Đại Toàn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

.. :giggles: ..


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dịch Kinh Đại Toàn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          
          
Dịch Kinh Yếu Chỉ
Hướng đi của Thánh nhân
____________

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
& Huyền Linh Yến Lê




          








  • Chương 4. Dịch là giản dị
    _________________

  • Dịch kinh cũng như vũ trụ,
    • nếu xét về phương diện Hào Quải, Vạn Tượng biến thiên, thì phức tạp vô cùng tận.
      Ngược lại, nếu xét về phương diện Vô Cực Thái Cực, phương diện Bản Thể thì thực là giản dị.
    Vì thế Dịch còn có nghĩa là giản dị.


    Cho nên Dịch chỉ giản dị nếu ta nắm được đầu mối Dịch, then chốt của Dịch, xem được bộ mặt thực của Dịch, khi chưa biến hóa. Mới hay:
    • Chí đạo chớ tìm trong biến hóa,
      Lẽ trời đừng kiếm chỗ tần phiền [1]

    • Hệ Từ bàn về sự giản dị của Dịch rất khéo léo, tạm Dịch như sau:
      Càn Khôn dễ biết dễ làm,
      Dị nên dễ biết, giản càng dễ theo.
      Dễ hay, nên sẽ dễ yêu,
      Dễ theo, nên sẽ chắt chiu thi hành.
      Có yêu,trường cửu mới sinh,
      Có làm, mới có công trình lớn lao,

      Hiền nhân, đức cốt bền lâu,
      Hiền nhân, sự nghiệp cơ mầu lớn lao.
      Lẽ trời giản dị xiết bao.
      (Tìm nơi phiền toái thấy sao lẽ trời)
      (Lẽ trời giản dị thấy rồi)
      Ngôi Trời cao cả tức thời hiện ra
      [2]


      Phục Mệnh Thiên viết:
      • Chí đạo bất phiền, nhân tự muội [3]
        Dịch:
        Chí đạo chẳng tần phiền,
        Chỉ tại người u tối.


      Lãng Nhiên Tử viết:
      • Chưa hay thần thất, nghìn điều rối,
        Đạt được tâm điền, vạn sự không [4]


    Tuy lời lẽ có khác nhau, nhưng Tiên Thánh, Tiên Hiền đều quan niệm rằng:
    • Đạo Trời chẳng khó, Đạo Dịch thực dễ.
      Khó là vì mình tự lao mình vào rắc rối khó khăn.
      Dễ là vì khi đã tìm ra được Thái Cực, ra Đạo, ra Bản Thể ẩn khuất sau Hào, Quải, sau Hiện Tượng, là đã bắt được vi-ý của cổ nhân rồi.


    Tại sao gọi được rằng Dịch là giản dị?
    • Dịch giản dị,
      vì coi muôn loài là ảnh tượng, là biểu dương của Tuyệt Đối,
      y thức như Hào Quải là biểu tượng của Thái Cực.
    • Dịch giản dị,
      vì chủ trương Tuyệt Đối, chẳng có xa người mà đã ở ngay trong lòng người,
      chẳng có xa Vạn Hữu mà đã ở ngay trong lòng Vạn Hữu,
      như Thái Cực đã nằm ngay giữa các Hào Quải.
    • Dịch giản dị,
      vì chủ trương thiên biến vạn hóa trong trời đất đều do sự tương khắc, tương thừa của Âm Dương sinh ra.
      Âm Dương tức là khí chất, tức là tinh thần, vật chất.
      Những sự biến hóa của vũ trụ có định luật, có tiết tấu hẳn hoi, vãng lai, phản phúc tuần hoàn rồi cuối cùng lại trở về Nguyên Bản.


    Nếu muôn loài đều theo định luật tuần hoàn ấy,
    nếu nhân quần đều theo định luật tuần hoàn ấy,
    thì mỗi một người cũng phải theo định luật ấy.
    Như vậy, học Dịch cốt là tìm cho ra căn cốt siêu nhiên của mình, tìm cho ra Thái Cực, cho ra Tuyệt Đối ngay trong đời mình, vì một đời cũng như vạn đời, một ngày cũng như vạn cổ.

    Leibniz định nghĩa giản dị là bất khả phân [5].
    Như vậy thì trong khắp vũ trụ chỉ có Tuyệt đối là bất khả phân, cũng như trong Dịch chỉ có Thái Cực là bất khả phân. Cho nên khi nói Dịch là giản dị,
    tức là cổ nhân đã ngụ ý dạy ta phải tìm cho được Tuyệt Đối, được Thái Cực dưới mọi hình thức biến thiên, dưới mọi lớp lang Hào, Quải.

    Người Hi Lạp cho rằng sự giản dị là Ấn tín của Chân Lý.
    Đối với các bậc danh nhân như Descartes, Leibniz, Poincaré hay Einstein, sự giản dị cũng là hướng đạo đưa tới Chân Lý. [6]

    • Ngụy Bá Dương viết trong Tham Đồng Khế:
      • Đạo yếu huyền vi,
        Thiên cơ thâm viễn.
        Đạt giả duy giản duy dị,
        Nhi mê giả dũ phiền, dũ nan dã [7]

        Dịch:
        Tinh hoa Đạo thể huyền vi,
        Thiên cơ thâm viễn, khó suy, khó lường,
        Biết ra giản dị, dễ dàng,
        Mê thời đã khó, lại càng khó thêm.


      Trương Hoành Cừ khi luận về khí Thái hòa sinh Vạn Vật đã cho rằng:
      • mới đầu thì cơ vi dị giản, nhưng càng về sau càng quảng đại kiên cố [8].


      Cao Trung Hiến bình rằng:
      • Gọi là cơ vi, dị giản vì lúc đầu chỉ có một khí lưu hành, lặng lẽ vần xoay.
        Gọi là quảng đại kiên cố tức là đề cập tới khi đã thịnh đạt, sung mãn, mỗi ngày một đổi mới.[9]
        Một khí ấy (Thái Hòa) vừa giao động thì ban đầu chưa có hình tích, như Vạn Vật hóa sinh mà chẳng thấy khó khăn. Đó là sự dễ dàng đề cập ở quẻ Càn.
        Đến khi muôn vật hiển lộ, bao la khoáng đại, có hình tích thấy được, xem được, nhưng muôn vật vẫn thư thái, chẳng cảm thấy mệt mỏi. Đó là sự dễ dàng đề cập ở quẻ Khôn .
        Càn sinh vật một cách giản dị,
        Khôn thành vật một cách giản dị. [10]


      Nguyễn Ấn Trường bình về sự giản dị của Dịch lý, cũng như của trời đất như sau:
      • Thiên hạ vạn cửa, chung qui chỉ có Đóng với Mở;
        Thiên hạ Vạn Lý, chung qui chỉ có Chính với Tà;
        Thiên hạ Vạn Thể, chung qui có Động với Tĩnh;
        Thiên hạ Vạn Số, chung qui có Chẵn với Lẻ;
        Thiên hạ Vạn Tượng, chung qui có Đực với Cái;
        Thiên hạ Vạn Chất, chung qui có Cứng với Mềm.
        Cho nên đạo của Dịch có gì đâu, chẳng qua một Âm, một Dương thôi vậy.[11]

    Vậy lĩnh hội ý Dịch, nếu muốn giản dị ta sẽ chọn:
    • - Thái Cực giữa muôn nghìn ảnh tượng.
      - số Một giữa muôn ngàn số.
      - Tâm điểm giữa Hào Quải trên vòng Dịch.


    Cũng vì vậy mà Trang tử nói: Đắc Nhất vạn sự tất;
    mà đạo gia gọi là Thủ Trung, Bão Nhất.
    Thế tức là
    • lấy Một Tượng quán thâu vô số Tượng,
      lấy Một Số quán thâu vô số Số,
      lấy Một Đạo quán thâu vô số Đạo,
      lấy Một Tâm quán thâu vô số Tâm. [12]


    Nếu muốn giản dị hơn nữa: Ta sẽ chọn:
    • - Vô Tượng
      - Vô Vị
      - Vô Số, Vô Chất
      - Vô Thanh, Vô Xú

    Như vậy chẳng phải là giản dị đến tuyệt mức sao? [13]





    ___________
    CHÚ THÍCH

    • [1] Chí đạo bất kỳ ư biến hóa. Giản dị nhi thiên hạ chi lý đắc.
      至 道 不 期 於 變 化. 簡 易 而 天 下 之 理 得.
                
    • [2] Càn dĩ dị tri, Khôn dĩ giản năng. Dị tắc dị tri, giản tắc dị tòng. Dị tri tắc hữu thân, dị tòng tắc hữu công. Hữu thân tắc khả cửu, hữu công tắc khả đại. Khả cửu tắc hiền nhân chi đức, khả đại tắc hiền nhân chi nghiệp. Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc thực. Thiên hạ chi lý đắc, nhi thành vị hồ kỳ trung hỹ.
      乾 以 易 知, 坤 以 簡 能. 易 則 易 知, 簡 則 易 從. 易 知 則 有 親, 易 從 則 有 功. 有 親 則 可 久, 有 功 則 可 大. 可 久 則 賢 人 之 徳, 可 大 則 賢 人 之 業. 易 簡 而 天 下 之 理 得 實. 天 下 之 理 得, 而 成 位 乎 其 中 矣.
      — Dịch, Hệ Từ thượng chương I.
                
    • [3] Phục Mệnh Thiên trang 3a.
                
    • [4] Lãng Nhiên Tử vân:
      Vị minh Thần thất thiên ban nhiễu. Đạt liễu tâm điền vạn sự vô.
      未 明 神 室 千 般 撓. 達 了 心 田 萬 事 無.
      — Kim Đơn Đại Thành trang 5a.
                
    • [5] J’appelle simple ce qui n’a pas de parties’
      (Leibniz) André Lamouche, la Destinée humaine page 67.
                
    • [6] Car ce n’est pas seulement pour les Grecs que la simplicité aura été 'le sceau de la vérité’. Aussi bien pour Descartes et Leibniz que pour Poincaré et Einstein la simplicité est un guide vers la vérité.
      André Lamouche, La Destinée humaine, p. 66.
                
    • [7] Tham Đồng Khế quyển thượng trang 25a.
                
    • [8] Kỳ lai dã cơ vi dị giản, Kỳ cứu dã quảng đại kiên cố.
      其 來 也 幾 微 易 簡, 其 究 也 廣 大 堅 固.
      (Trương Hoành Cừ học án) -- Tống Nguyên Học Án, sách 8 - quyển 17 trang 5a.
                
    • [9] Cơ vi dị giản vị thử khí lưu hành thủy tắc tiềm phu mặc vận nhi dĩ. Quảng đại kiên cố vị như hanh lợi chi thời, tắc phú hữu nhật tân...
      幾 微 易 簡 謂 此 氣 流 行 始 則 潛 孚 默 運 而 已. 廣 大 堅 固 謂 如 亨 利 之 時, 則 富 有 日 新.
      — Ib. trang 5b.
                
    • [10] Thử khí nhất cổ, sơ vô hình tích, nhi Vạn Vật hóa sinh, bất kiến kỳ nan giả vi Càn chi dị. Cập thứ vật lộ sinh, hồng tiêm tất đạt hữu tích khả kiến, diệc bất giác kỳ lao giả vi Khôn chi giản. Càn dĩ thử thủy vật, Khôn dĩ thử thành vật.
      此 氣 一 鼓, 初 無 形 跡, 而 萬 物 化 生, 不 見 其 難 者 為 乾 之 易. 及 庶 物 露 生, 洪 纖 畢 達 有 跡 可 見, 亦 不 覺 其 勞 者 為 坤 之 簡. 乾 以 此 始 物, 坤 以 此 成 物.
      — Tống Nguyên Học Án, quyển 17 - trang 5b.
                
    • [11] Thiên hạ chi vạn hộ, bất ngoại ư nhất hạp nhất tịch. Thiên hạ chi vạn lý, bất ngoại ư nhất chính nhất phụ. Thiên hạ chi vạn thể, bất ngoại ư nhất động nhất tĩnh. Thiên hạ chi vạn số, bất ngoại ư nhất cơ nhất ngẫu. Thiên hạ chi Vạn Tượng bất ngoại ư nhất phương nhất viên. Thiên hạ chi vạn tính bất ngoại ư nhất tẫn nhất mẫu. Thiên hạ chi vạn chất bất ngoại ư nhất cương nhất nhu. Sở vị đại Dịch chi đạo vô tha, nhất Âm nhất Dương tận chi hỹ.
      天 下 之 萬 戶, 不 外 於 一 闔 一 闢. 天 下 之 萬 理, 不 外 於 一 正 一 負. 天 下 之 萬 體, 不 外 於 一 動 一 靜. 天 下 之 萬 數, 不 外 於 一 奇 一 耦. 天 下 之 萬 象, 不 外 於 一 方 一 圓. 天 下 之 萬 性, 不 外 於 一 牝 一 牧. 天 下 之 萬 質, 不 外 於 一 剛 一 柔. 所 以 大 易 之 道 無 他, 一 陰 一 陽 儘 之 矣.
      — Tạo Hóa Thông- trang 56-57 .
                
    • [12] Thiên địa nhân vật, nhất lý nhất Đạo, nhi qui nhất dã. Nhất giả hà dã? Nhân dã, Thành dã, Nguyên thủy dã, Vô Cực dã, Tổ Khí dã, Kim Hoa dã.
      天 地 人 物, 一 理 一 道, 而 歸 一 也. 一 者 何 也 ? 仁 也 誠 也, 元 始 也, 無 極 也, 阻 氣 也, 金 華 也.
      — Sao Kiểu Động Chương (tựa), trang 6.
                
    • [13] Ngọc Thư viết: Nhất Tam Ngũ Thất Cửu, Đạo chi phân nhi hữu Số. Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, Đạo chi biến nhi hữu Tượng. Đông Tây Nam Bắc Trung, Đạo chi liệt nhi hữu Vị. Thanh Bạch Xích Hoàng Hắc, Đạo chi tán nhi hữu Chất, Số qui ư Vô Số, Tượng phản ư Vô Tượng, Vị chí ư Vô Vị, Chất hoàn ư Vô Chất... Vô Số Đạo chi Nguyên dã, Vô Tượng, Đạo chi Thể dã, Vô Vi Đạo chi Chân dã, Vô Chất Đạo chi Diệu dã.
      玉 書 曰: 一 三 五 七 九, 道 之 分 而 有 數. 金 木 水 火 土, 道 之 變 而 有 象. 東 西 南 北 中, 道 之 列 而 有 位. 青 白 赤 黃 黑, 道 之 散 而 有 質. 數 歸 於 無 數, 象 反 於 無 象, 位 至 於 無 位, 質 還 於 無 質... 無 數 道 之 元 也, 無 象 道 之 體 也, 無 為 道 之 真 也, 無 質 道 之 妙 也.
      — Linh Bảo Tất Pháp, hạ quyển, trang 12.

      ... Le but reste toujours la communion positive et l’identification à la limite d’une âme et d’un Dieu.
      —Bastide, Le Problème de la Mystique, page 66.



    <== trước ==                    == sau ==>
    -- về Mục Lục --

              
Last edited by Hoàng Vân on Thứ sáu 02/09/16 20:42, edited 3 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dịch Kinh Đại Toàn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          
          
Dịch Kinh Yếu Chỉ
Hướng đi của Thánh nhân
____________

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
& Huyền Linh Yến Lê




          
DỊCH KINH ĐẠI TOÀN








  • Chương 5. Dịch là nghịch số
    _________________

  • Dịch gồm 2 chiều thuận, nghịch.
    • Từ Vô Cực, Thái Cực xuống tới Âm Dương, sinh hóa Vạn Vật, đó là chiều thuận.
      Đó là chiều từ Thái Cực ra đến 64 quẻ của Phục Hi hoành đồ.
      Đạo gia gọi thế là giáng bản lưu mạt. [1]
    • Từ Vạn Vật, trở ngược về Bản thể,
      hay nói cách khác từ 64 quẻ trở về Tứ Tượng, Âm Dương, Thái Cực gọi là chiều nghịch.
      Đạo gia gọi thế là từ ngọn trở về gốc, là tự mạt phản bản [2]

    Như vậy chiều thuận sẽ sinh nhân, sinh vật,
    chiều nghịch sẽ sinh Thánh, sinh Thần.
    [3]

    Vẽ ra đồ bản, ta thấy hai chiều thuận nghịch như sau:





    Nhìn vào Tiên Thiên Bát Quái ta thấy hai chiều thuận nghịch như sau;
    a)- Chiều thuận:


    (Chiều thuận:
    từ Thái Cực tới Vạn Vật,
    từ khinh thanh (Càn) tới trọng trọc (Khôn)




    b)- Chiều nghịch.



    (Chiều nghịch,
    từ Vạn Hữu trở về Thái Cực,
    từ trọng trọc (Khôn) trở về khinh thanh (Càn),
    từ khinh- thanh trở về Thái Cực)




    Hoàng Cực Kinh Thế giải:
    • Từ trên xuống dưới gọi là thuận:
      Bốn tả ( trái) thì từ Càn đến Đoài Ly Chấn, 1, 2, 3, 4 vậy.
      Bốn hữu (phải) thì Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, 5, 6, 7, 8 vậy.


    Trần Đoàn theo gương các lão tổ tiền bối như Hà Thượng Công, Ngụy Bá Dương, Hán Chung Ly, Lã Nham (Lã Động Tân) đã đề ra năm giai đoạn để trở về Vô Cực.
    • 1.- Tìm cho ra Thái Cực tức Huyền Tẫn Chi Môn;
      2.- Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần.
      3.- Ngũ hành định vị, ngũ khí triều nguyên.
      4.- Âm Dương phối hợp Thủ khảm điền Ly.
      5.- Luyện thần hoàn hư, phục qui Vô Cực [4]


    Chu Nguyên Công (Chu Hối Am) giải Dịch theo chiều thuận. Thái Cực đồ của Ông cũng có 5 tầng từ trên xuống dưới:
    • 1.- Vô Cực hay Thái Cực;
      2.- Âm Dương phối hợp, Âm động, Dương tĩnh.
      3.- Ngũ Hành định vị, Ngũ Hành đều có tính chất riêng.
      4.- Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ.
      5.- Vạn Vật hóa sinh [5]


    Trong Tính Mệnh Khuê Chỉ cũng giải rõ hai chiều thuận nghịch và áp dụng vào con người như sau:
    • a)- Chiều thuận:
      • Tính —> Tâm —> Ý —> Tình —> Vọng [6]
        Ngày nay ta gọi thế là hướng ngoại.

      b)- Chiều nghịch:
      • Vọng —> Tình —> Ý —> Tâm —> Tính
        Trở về Tính tức là được Hoàn Đơn [7]
        Ngày nay ta gọi thế là hướng nội.


    Trong quyển Tượng Ngôn Phá Nghi có 14 bức họa xác định 2 chiều nghịch thuận của cuộc đời, cũng như của vòng Dịch.[8] Ta có thể giải thích các hình vẽ đó một cách đại khái như sau:
    • a)- Chiều thuận: Từ hình I đến hết hình VIII.
      • Con người vốn từ Thái Cực sinh nhưng càng ngày càng lạc lõng vào trần hoàn, quên mất cả bản tâm bản tính.
        Đó là chiều thuận của vòng Dịch Tiên Thiên Phục Hi, từ Trung cung đến quẻ Cấu rồi đến quẻ Khôn.

      b)- Chiều nghịch: Từ hình IX đến hết hình XIV.
      • Nhưng Âm cực thì Dương sinh; tuy lạc lõng trong trần cấu, con người vẫn có thể tìm ra được Thiên tâm. Nhờ đó, con người biết cải thiện, hướng nội dần và cuối cùng phục hồi lại được bản tâm bản tính, Thái Cực nguyên thủy.
        Đó là chiều nghịch của vòng Dịch Tiên Thiên, từ quẻ Phục đến quẻ Càn, vào đến trung cung Thái Cực [9]


    Nhìn sang phía Trời Âu, ta thấy nhiều Triết gia cũng đã đề cập đến hai chiều thuận nghịch của cuộc tiến hóa.

    • Hegel mô tả đại khái như sau:
      • Tinh thần thoạt kỳ thủy xuất phát để phá tán vào Vạn Vật, rồi qua nhiều thời kỳ văn minh, nhiều chặng đường lịch sử vất vả, lại phục hồi được Chân thể [10]

      Các Triết gia Alexandrins và Thomistes cũng chủ trương
      • một vòng tuần hoàn từ Thượng Đế xuống, rồi lại dần dần quay lại. [11]

      Denys l'Aréopagite, một Triết gia và một nhà Huyền Học Âu châu thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên cũng chủ trương
      • vũ trụ vận chuyển theo hai chiều: chiều sinh hóa từ Thượng Đế phát ra, và chiều phản bản qui nguyên, trở về Thượng Đế [12]

      Gần đây Claude Tresmontant cũng viết:
      • Có một vấn đề siêu hình vẫn thường ám ảnh tư tưởng Âu châu: đó là sơ đồ một vòng tuần hoàn từ Nhất xa đọa xuống Vạn, rồi từ Vạn lại phản hoàn về Nhất [13]



    Hai chiều thuận nghịch của vũ trụ cũng đã được các Khoa Học gia dần dần xác định.

    • Chiều thuận tức là chiều Dương tiêu Âm trưởng đã được Carnot Clausius chứng minh. Quan niệm này được gọi là nguyên lý thứ 2 của Nhiệt Động Học, hay nguyên lý Carnot Clausius. Nguyên lý này đại khái như sau:
      • 1.- Năng lực trong vũ trụ có một số lượng nhất định.
        2.- Năng lực có thể phân tách thành hoạt lực, và tiềm lực.
        3.- Khi tác dụng, hoạt lực sẽ tiêu hao, suy giảm dần và không thể phục hồi nguyên trạng được.
        4.- Rốt cuộc hoạt lực tiêu hao dần và có một lúc nào sẽ triệt tiêu.
        5.- Khi ấy tiềm lực sẽ lên đến mức độ tối đa (entropie maxima) nhưng vô dụng,
        và thế giới sẽ tận số trong im lìm, lạnh lẽo.

                
    • Mới đầu các Khoa Học gia tưởng thế giới chỉ chuyển động theo một chiều nói trên. Dần dà, các nhà Sinh Lý học (biologistes) và các nhà Sáng Tạo máy móc tự động (cybernéticiens) đã nhận thấy rằng nguyên lý Carnot - Clausius chỉ áp dụng cho vật chất vô tri, chứ không áp dụng cho sinh vật, nhất là con người.
      Trong con người, rõ ràng là có 2 chiều biến chuyển: Tiêu- (Catabolisme), Tức - (Anabolisme).


    Tổng kết lại các quan niệm của Dịch, Đạo gia, Triết gia, Khoa Học gia, ta thấy vũ trụ có hai chiều, hai hướng vận chuyển.

    • Theo chiều thuận, tinh thần ngày một suy, vật chất ngày một thịnh.
      Theo chiều nghịch, vật chất ngày một suy, tinh thần ngày một thịnh.
    • Chiều thuận được chi phối bởi luật nhân duyên (loi de causalité).
      Chiều nghịch được hướng dẫn bởi luật cứu cánh (loi de finalité).
    • Theo chiều thuận, thì nhân dục thắng, thiên lý vong.
      Theo chiều nghịch, thì nhân dục vong, thiên lý thắng.


    Ta đúc kết lại các nhận xét trên bằng đồ bản sau:

    • Chiều nghịch:
      • Âm tiêu, Dương trưởng
        Vật chất thoái, Tinh thần tiến
        Thiên lý thắng, Nhân dục vong
        Định luật cứu cánh (Từ quẻ Phục đến quẻ Kiền để trở về Trung cung Thái Cực)


      Chiều thuận:
      • Âm trưởng, Dương tiêu
        Vật chất tiến, Tinh thần thoái
        Nhân dục thắng, Thiên lý vong
        Định luật nhân duyên chi phối (Từ Trung cung ra quẻ Cấu đến quẻ Khôn)


    Lưu Nhất Minh bàn về thuận nghịch đại khái như sau:
    • Đi theo chiều thuận của Tạo Hóa tức là sinh người, sinh vật, lâm vòng Sinh, Bệnh, Tử, Lão luân hồi không dứt;
      đi theo chiều nghịch của Tạo Hóa sẽ thành Tiên, thành Phật, bất sinh, bất diệt, thọ cùng trời đất.

      Đi theo chiều thuận, trong thì bị thất tình lục dục làm mê muội, ngoài thì bị trăm điều, nghìn việc quấy đảo tâm thần, lấy giả là chân, lấy tà làm chính, lấy khổ làm vui, cứ bị lôi cuốn theo dục vọng của mình mãi mãi, cho đến tiêu hao hết tinh thần. [14]

      Người đại trí, đại tuệ, đi theo chiều nghịch sẽ thoát vòng kiềm tỏa của các định luật Tạo hóa, sẽ không còn bị Âm Dương nung nấu, không còn bị Vạn Vật cuốn lôi, Vạn Duyên biến dịch... dùng đời để tu đạo, lấy Nhân Đạo để chu toàn Thiên Đạo... Nghịch đây là trở về với Tuyệt Đối Thể, y như một kẻ bỏ nhà ra đi thật xa xôi, nay trở lại nhà. Tuy gọi là nghịch hành, nhưng thực là đi theo đúng lẽ Trời, đó là cái đại thuận trong cái nghịch, nghịch đây bất quá là ngược với đường lối thế nhân thông thường. [15]


    Sau khi đã trình bày xong hai chiều thuận nghịch, ta thấy rằng: chiều nghịch là chiều quan trọng, là chiều giúp ta tiến tới Thần Minh, Qui Nguyên Phản bản. Dịch trọng chiều nghịch, và dạy người quân tử đi theo chiều nghịch, vì thế gọi Dịch là nghịch số.

    • Lão tử trọng chiều nghịch, vì thế mới nói:
      • Phản giả đạo chi động [16]


      Các Đạo gia hết sức trọng chiều nghịch.
      • Các ngài chủ trương cần phải băng qua Hào, Quải trở ngược về Thái Cực,
        băng qua hiện tượng trở về với Tuyệt Đối. [17]
        Các ngài chủ trương muôn loài rồi ra cũng trở về với Thái Cực. [18]


      Ngộ Chân Trực Chỉ có thơ:

      • Vạn Vật vân vân các phản côn,
        Phản côn, phục Mệnh, tức trường tồn
        Tri thường Phản Bản nhân nan hội,
        Vọng tác chiêu hung vãng vãng văn.

        Tạm dịch:
        Vạn Vật rồi ra cũng phản côn [19]
        Phản côn, phục Mệnh, sẽ trường tồn
        Tri thường, Phản bản, người đâu rõ,
        Nên mới chiêu hung, sống mỏi mòn.


      Tiên Hiền cho rằng học nghĩa các quẻ để biết đường trở về nguyên sơ Thái Cực. [20]

      Tôn Bất Nhị viết:

      • Tâm tâm thủ linh được,
        Tức tức phản Càn Sơ [21]

        Tạm dịch:
        Ôm ấp linh đơn quyết một lòng,
        Trở về Chân thể, dạ hằng mong.

      Và giải Càn sơ là nơi xuất phát của quẻ Càn, tức là Chân không, là Đạo tâm [22]

      Lưu Nhất Minh có thơ:

      • Nguyên quan nhất khiếu thiểu nhân tri,
        Hoảng hốt yểu minh hàm lưỡng nghi
        Thuận khứ qui lưu phiền não lộ.
        Nghịch lai tiện thị Thánh Hiền ki [23]

        Tạm dịch:
        Huyền quan một khiếu ít người tri,
        Phảng phất mơ mòng đủ lưỡng nghi.
        Đưa đẩy xuôi dòng, vương khổ não
        Ngược chiều, Hiền Thánh tạo căn ki.


    Trên đây đã:
    1.- Minh xác hai chiều thuận nghịch, cùng ý nghĩa và mục đích của hai chiều thuận nghịch.
    2.- Đề cao chiều nghịch và nhận chân chiều nghịch là chiều sinh Tiên, sinh Thánh, sinh Thần.

    Tuy nhiên con người sinh ra đời không phải lúc nào cũng theo được chiều nghịch, mà cũng có lúc phải theo chiều thuận.

    Theo thiển ý tôi, một cuộc sống lý tưởng nhất của con người sẽ gồm cả hai chiều thuận nghịch.
    Lúc tuổi trẻ, theo chiều thuận, chiều hướng ngoại, từ tinh thần tiến ra vật chất, ra ngoại cảnh ra xã hội để mưu sinh, cải tạo hoàn cảnh, góp phần xây dựng giang sơn đất nước. Nửa đời sau khi đã công thành danh toại, sẽ đi chiều nghịch, từ vật chất ngoại cảnh, tiến sâu về phía tâm linh, để thần thánh hóa bản thân, phối hợp với Thái Cực.

    Sách Đạo Nguyên Tinh Vi Ca cho rằng: Trước xuống, sau lên, hợp tự nhiên. [24]
    Như vậy là biết hồi hướng đúng lúc phải thời, theo đúng lẽ tuần hoàn, vãng lai, phản phúc của Dịch Kinh và của trời đất.

    Lúc trở vào nội tâm, lúc đi theo chiều nghịch, thì mọi sự đều nghịch đảo hết:
    • Cái gì xưa kia cho là quan trọng, nay trở thành tầm thường;
      cái gì xưa cho là tầm thường, nay trở nên quan trọng.
    • Con người thực tế (le moi empirique)
      nhường bước cho con người lý tưởng (le moi idéal).
    • Ngay cả đến vấn đề tín ngưỡng cũng chuyển hướng đảo điên.
      Thượng Đế ngoại tại trở thành Thượng Đế nội tại.
      Thượng đế xưa kia xa cách, nay trở thành thân mật gần kề. [25]
    • Ngưòi ngoài tưởng ta bỏ thực, cầu hư.
      Ngược lại ta biết chắc mình đã bỏ hư, cầu thực.


    Đi theo chiều thuận, hướng ngoại, hoạt động bên ngoài là đi theo đời, Đi Đời.
    Đi theo chiều nghịch, hướng nội, sống một đời sống tinh thần súc tích bên trong đó là đi theo đạo, Đi Đạo.
    Chạy theo đời, Đi Đời
    mà ngỡ mình Đi Đạo là lầm lỡ lớn.


    Từ trên sấp xuống, đã giải xong mục đích cao siêu của Dịch là dạy con người biết chèo ngược dòng đời lên tới căn nguyên. Áp dụng vào con người, chèo ngược dòng đời lên tới căn nguyên là đi sâu vào chiều hướng tâm linh, thu thần định trí, sống một đời sống siêu nhiên, phối hợp với Tuyệt Đối. Thế tức là

    dừng chân nơi chí thiện (Đại học)
    ở nơi bất Dịch (Dịch, quẻ Hằng),

    đắc kỳ hoàn trung theo lời Trang tử
    tức là về được tâm điểm của vòng Dịch
    nơi mà sự biến thiên của vũ trụ không vào tới được.


    Phải chăng, thế là

    Hưu hồ Thiên quân,
    yên nghỉ trong Thượng Đế theo lời Trang Tử?






    ___________
    CHÚ THÍCH

    • [1] Giáng bản lưu mạt.
      降 本 流 末.
      — Văn Đạo Tử giảng Đạo Tinh Hoa Lục, trang 39.
                
    • [2] Tự mạt phản bản.
      自 末 反 本.
      — Ib 39.
                
    • [3] Nghịch nhi thành tiên, tắc thuận khứ sinh nhân sinh vật.
      逆 而 成 仙, 則 順 去 生 人 物.
      — Đạo Nguyên Tinh Vi ca quyển hạ, trang 9b.
                
    • [4] Trần Đoàn cư Hoa sơn tằng dĩ Vô Cực đồ khan chư thạch vi viên giả tứ vị ngũ hành kỳ trung tự hạ nhi thượng:
      - Sơ nhất viết: Nguyên tẫn chi môn.
      - Thứ nhị viết: Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần
      - Thứ tam viết: Ngũ hành định vị, viết ngũ khí triều nguyên
      - Thứ tứ: Âm Dương phối hợp viết: thủ Khảm điền Ly
      - Tối thượng viết: Luyện thần hoàn hư, phục qui Vô Cực
      Cố vị chi Vô Cực đồ.
      陳 摶 居 華 山 曾 以 無 極 圖 刊 諸 石 為 圓 者 四 位 五 行 其 中 自 下 而 上.
      初 一 曰 元 牝 之 門.
      次 二 曰 煉 精 化 氣 煉 氣 化 神 .
      次 三 曰 五 行 定 位 曰 五 氣 朝 元 .
      次 四 陰 陽 配 合 曰 守 坎 填 離.
      最 上 曰 煉 神 還 虛 復 歸 無 極.
      故 謂 之 無 極 圖.
      Dịch Kinh Kim Văn Khảo Thông Luận, quyển thượng - trang 17.
                
    • [5] Chu Nguyên Công thủ nhi chuyển Dịch chi diệc vi viên giả, tứ vị ngũ hành, kỳ trung tự thượng nhi hạ.
      - Tối thượng viết: Vô Cực nhi Thái Cực.
      - Thứ nhị: Âm Dương phối hợp viết: Dương động Âm tĩnh.
      - Thứ tam: Ngũ hành định vị viết: Ngũ Hành các nhất kỳ tính.
      - Thứ tứ viết: Càn đạo thành Nam, Khôn đạo thành Nữ.
      - Tối hạ viết: Vạn Vật hóa sinh. Canh danh chi viết Thái Cực đồ, nhưng bất một Vô Cực chi chỉ.
      周 元 公 取 而 轉 易 之 亦 為 圓 者, 四 位 五 行, 其 中 自 上 而 下 .
      最 上 曰 無 極 而 太 極.
      次 二 陰 陽 配 合 曰 陽 動 陰 靜.
      次 三 五 行 定 位 曰 五 行 各 一 其 性.
      次 四 曰 乾 道 成 男 坤 道 成 女.
      最 下 曰 萬 物 化 生 更 名 之 曰 太 極 圖 仍 不 沒 無 極 之旨.
      Dịch Kinh Kim Văn Khảo Thông Luận, quyển thượng - trang 17.
                
    • [6] Thuận:
      Tâm sinh ư tính, ý sinh ư tâm, ý chuyển vi tình, tình sinh vi vọng.
      Cố Linh Nhuận thiền sư viết:
      Chỉ nhân nhất niệm vọng. Hiện xuất vạn ban hình.

      心 生 於 性 意 生 於 心 意 轉 為 情 情 生 為 妄.
      故 靈 潤 禪 師 曰
      只 因 一 念 妄 現 出 萬 般 形.
      -- Tính Mệnh Khuê Chỉ, nguyên trang 13a.
                
    • [7] Nghịch:
      Liễm vọng hồi tình, tình phản vi ý, nhiếp ý an tâm, tâm qui tính địa.
      Cố Bá Dương Chân nhân viết:
      Kim lai qui tính sơ, Nãi đắc xưng Hoàn đơn.

      斂 妄 回 情, 情 反 為 意, 攝 意 安 心, 心 歸 性 地.
      故 伯 陽 真 人 曰
      金 來 歸 性 初, 乃 得 稱 還 丹.
      (Ib. 13a)
                
    • [8] 14 đồ bản nói trên trích trong
      Tượng Ngôn Phá Nghi của Lưu Nhất Minh ( Quyển thượng - từ trang 1 đến trang 5)
                
    • [9] Mỗi đồ bản đó có kèm theo lời giải thích của Lưu Nhất Minh, nhưng vì quá dài nên không thể thuật lại.
                
    • [10] L’esprit est sorti de lui même pour se disperser dans la nature, et par les étapes laborieuses de la civilisation, il revient à lui même, comme les Alexandrins et les Chrétiens concevaient un retour à Dieu de ce qui avait ce Dieu pour principe.
      — R.P. Sertillanges, Le Christianisme et les Philosophies - page 213.
                
    • [11] Le cycle Alexandrin ou Thomiste procède de Dieu à Dieu par une descente et par une montée progressive.
                
    • [12] Denis Aréopagite, en effet continuant le mouvement néoplatonicien nous montre le monde soumis à un double mouvement, l’un de création qui procède de Dieu, l’autre de conversion qui revient à Dieu.
      Mais le monde est multiple, Dieu est l’unité suprême, dès lors dans cette conversion, nous ne pouvons rien affirmer de Dieu, sa connaissance sera ineffable, elle se fera à travers un obscur brouillard et nous n’en pourrons rien exprimer que symboliquement.
      — Roger Bastide, Les Problèmes de la Vie Mystique, Collection Armand Colin, page 38-39.
                
    • [13] Il y a un geste métaphysique qui n’a cessé de hanter la pensée occidentale:
      le schéma cyclique de la chute hors de l’un dans le multiple et du retour à l’un.
      Claude Tresmontant, La Métaphysique du Christianisme et la naissance de la Philosophie Chrétienne.
      Cf. La Table Ronde, Juin 62 - page 119.

                
    • [14] Thuận Tạo Hóa tắc sinh Nhân, sinh Vật, sinh Lão, Bệnh, Tử, Luân Hồi bất tức.
      Nghịch Tạo Hóa tắc thành Tiên, thành Phật, bất sinh bất diệt, thọ đồng thiên địa...
      順 造 化 則 生 人, 生 物, 生 老, 病, 死, 輪 回 不 息.
      逆 造 化 則 成 仙, 成 佛, 不 生 不 滅, 壽 同 天 地.
      ... Nội nhi thất tình lục dục mê kỳ chân,
      ngoại nhi Vạn Duyên, Vạn Sự lao kỳ hình,
      nhận Giả vi Chân, dĩ Tà vi Chính, dĩ Khổ vi Lạc,
      thuận kỳ sở dục vô sở bất chí, tương bản lai Tinh, Khí, Thần tam bảo tiêu hóa đãi tận...
      內 而 七 情 六 欲 迷 其 真,
      外 而 萬 緣 萬 事 勞 其 形,
      認 假 為 真, 一 邪 為 正, 以 苦 為 樂,
      順 其 所 欲 無 所 不 至, 將 本 來 精 氣 神 三 寶 消 化 迨 盡.
      — Lưu Nhất Minh, Tượng Ngôn Phá Nghi - trang 1b.
                
    • [15] Đại trí tuệ nhân nghịch vận Tạo Hóa, bất vi Tạo Hóa sở câu thúc, bất vi Âm Dương sở đào dung, bất vi Vạn Vật sở khiên dẫn, bất vi Vạn duyên sở thiên di... tá Thế Pháp nhi tu Đạo Pháp, y Nhân đạo nhi toàn Thiên đạo...
      大 智 慧 因 逆 運 造 化, 不 為 造 化 所 拘 束, 不 為 陰 陽 所 陶 鎔, 不 為 萬 物 所 牽 引, 不 為 萬 緣 所 遷 移... 借 世 法 而 修 道 法, 依 人 道 而 全 天 道...
      Nghịch giả, nghịch hồi ư phụ mẫu sinh thân chi sơ dã, như nhân ly gia viễn xuất nhi hựu nghịch hồi ư gia chi vị. Tuy vân nghịch hành kỳ thật thị thuận lý nhi hành, nãi nghịch trung chi đại thuận, nhân kỳ dữ thường nhân sở hành tương phản, cố vị thị nghịch...
      逆 者 逆 回 於 父 母 生 身 之 初 也, 如 人 離 家 遠 出 而 又 逆 回 於 家 之 謂. 雖 云 逆 行 其 實 是 順 理 而 行, 乃 逆 中 之 大 順, 因 其 與 常 人 所 行 相 反, 故 謂 是 逆.
      — Lưu Nhất Minh, Tượng Ngôn Phá Nghi quyển thượng, tr 1b.
                
    • [16] Đạo Đức Kinh, chương XI.
                
    • [17] Đạo vấn học sở dĩ trí tri nhi tận hồ Đạo thể chi tế.
      道 問 學 所 以 致 知 而 盡 乎 道 體 之 際.
      — Trùng biên Tống nguyên học án quyển III, trang 692.
                
    • [18] Nhất giả vô chi xưng, Vạn Vật chi sở dĩ thành chung cố vân qui Nhất... Ngũ hành tương thôi phản qui Nhất.
      一 者 無 之 稱, 萬 物 之 所 以 成 終 故 云 歸 一... 五 行 相 推 反 歸 無 極.
      — Huỳnh Đình Ngoại Cảnh trang 18.
                
    • [19] Phản côn 反 根:
      trở về gốc.
                
    • [20] Tố quyết nguyên sơ, Thực duy Quải nghĩa.
      溯 厥 元 初, 實 惟 卦 義.
      — Địa Lý Chính Tông quyển VII trang 4.
                
    • [21] Tâm tâm thủ linh dược. Tức tức phản Càn Sơ.
      心 心 守 靈 藥. 息 息 反 乾 初.
      — Tôn Bất Nhị Nữ Đơn Thi Chú, trang 25a.
                
    • [22] Càn Sơ tức thị Chân Không, tức thị Đạo Tâm.
      Càn Sơ giả chỉ Càn Quải vị hoạch chi sơ, phi vị Càn chi Sơ Hào.
      乾 初 即 是 真 空, 即 是 道 心.
      乾 初 者 指 乾 卦 未 劃 之 初, 非 謂 乾 之 初 爻.
      — Ib. trang 25b.
                
    • [23] Lưu Nhất Minh, Tượng Ngôn Phá Nghi, quyển hạ trang 7a.
                
    • [24] Hậu thăng, tiền giáng hợp thiên nhiên.
      後 升 前 降 合 天 然.
      — Đạo Nguyên Tinh Vi Ca, quyển thượng - trang 45b.
                
    • [25] Dans l’évolution de l’âme qui retourne de la Prakriti, au Purusha,
      il faut prendre l’ordre inverse de celui qui a conduit à la nature.
      — Bhagavad Gita - page 113.



    <== trước ==                    == sau ==>
    -- về Mục Lục --

              
Last edited by Hoàng Vân on Chủ nhật 04/09/16 09:11, edited 2 time in total.
Trả lời

Quay về “Tổng hợp”