Đạo Đức Kinh

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________



    Thượng Kinh 上 經 Đạo Kinh 道 經
    __________________

    Chương 33
    BIỆN ĐỨC 辨 德




    Hán văn:
    • 知 人 者 智,
      自 知 者 明.
      勝 人 者 有 力,
      自 勝 者 強.
      知 足 者 富,
      強 行 者 有 志.

      不 失 其 所 者 久.
      死 而 不 亡 者 壽.

    Phiên âm:
    1. Tri nhân giả trí,
      tự tri giả minh.
      Thắng nhân giả hữu lực,[1]
      tự thắng giả cường.
      Tri túc giả phú,
      cường hành giả hữu chí.[2]
                
    2. Bất thất kỳ sở giả cửu.[3]
      Tử nhi bất vong giả thọ.[4]

    Dịch xuôi:
    1. Biết người là khôn.
      Biết mình là sáng.
      Thắng người là kẻ có sức;
      tự thắng là kẻ mạnh.
      Biết «tri túc» là giàu;
      cố gắng là người có chí.
                
    2. Không đánh mất điểm tựa sẽ vững bền.
      Chết mà không hết, thế là thọ.


    Dịch thơ:

    1. Biết người là kẻ trí cao,
    Biết mình ấy kẻ anh hào quang minh.
    Thắng người khác đã đành rằng khỏe,
    Tự thắng mình xiết kể hùng cường.
    Biết túc mãn ấy giàu sang,
    Cố công gắng sức, bền gan ấy người.
    2. Muốn trường cửu chớ rời chỗ tựa,
    Chết vẫn còn là thọ muôn đời.





    BÌNH GIẢNG


    Chương này Lão tử khuyên:
    1. Phải biết mình.
    2. Phải tự thắng, phải kiềm chế được mình.
    3. Phải biết «tri túc».
    4. Phải biết cố gắng.
    5. Phải tìm cho ra chỗ dựa nương cho mình.
    6. Phải làm sao để trường sinh bất tử.



    1. Phải biết mình

    • «Triết nhân» thì «tri kỷ». Có biết mình, mới biết Trời.

      Mạnh tử viết:
      • «Biết hết tâm, sẽ hay biết tính,
        Hay biết tính, nhất định biết Trời.» [5]

      Biết mình để biết Trời tức là phương pháp đi từ ngọn ngành để lần về gốc gác.
      Chứ học để biết phàm tâm với thất tình, lục dục của nó suông mà thôi, thì thiết tưởng chẳng ích lợi gì.

      Có nhiều người sống suốt đời mà chỉ biết có một thứ học «trục vật», chạy theo ngoại cảnh, tìm hiểu ngoại cảnh. Những người đó là những người trí giả, thức giả (intellectuels, savants) chứ không phải là những người minh triết (philosophes).




    2. Phải tự thắng, phải kiềm chế được mình

    • Cái cao siêu của con người chính là sự thoát được vòng kiềm tỏa của thất tình, lục dục;
      từ phàm phu trở thành một con người siêu nhiên.
      Muốn vậy cần phải tự thắng.




    3. Phải biết tri túc

    • Biết tri túc sẽ sung sướng;
    • không biết tri túc sẽ lao đao, lận đận suốt đời, chạy theo tiền tài, danh lợi để rồi cũng lại như:
      «Vua Ngô 36 tàn vàng,
      Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì.»




    4. Phải cố gắng

    • Muốn thực hiện được đại công trình nói trên, tức là trở thành con người siêu nhiên, cần phải cố gắng không ngừng. Đó là định luật của trời đất.
      Dịch kinh viết:
      • «Thiên hành kiện,
        quân tử dĩ tự cường bất tức.»
        天 行 健,
        君 子 以 自 強 不 息
        (Trời vận hành không ngơi nghỉ,
        người quân tử thấy thế, cũng phải cố gắng không ngừng.)
        [6]




    5. Phải tìm cho ra được chỗ dựa

    • Đâu là chỗ nương dựa cho chính mình?
      Trong thế giới này, đại phàm cái gì có hình thức, sắc tướng đều là bào ảnh, quang hoa, nay còn, mai mất, không thể nào là chỗ dựa nương cho mình được.
      Cho nên, suy cho cùng, thì chỉ có Trời, có Đạo, có Tuyệt đối vĩnh cửu, bất biến mới có thể làm chỗ dựa nương cho mình được mà thôi.

      Kinh Kim Cương viết:
      • «Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm.»
        應 無 所 住 而 生 其 心
      Chính là dạy ta phải dựa vào Tuyệt đối.

      Dịch kinh viết:
      • «Hiền nhân thông lý trung hoàng,
        Tìm nơi chính vị mà an thân mình.
        Đẹp từ tâm khảm xuất sinh,
        Làm cho cơ thể sướng vinh mỹ miều.
        Phát ra sự nghiệp cao siêu,
        Thực là đẹp đẽ điến điều còn chi.» [7]


      Trang tử trong thiên Đại Tông sư, đoạn 3, cũng khuyên ta nên gửi thân vào «Đại Khối» để được trường tồn.[8]




    6. Phải làm sao để trường sinh bất tử

    • Lý Long Uyên bình câu «Tử nhi bất vong giả thọ» như sau:
      • «Trời được chân thể của mình nên tồn tại;
        Con người được chân thể của mình sẽ trường thọ.
        Cũng có thể nói rằng:
        Vào nơi vô gián, siêu xuất sinh tử, cùng trời đất hợp làm một là «Tử nhi bất vong giả thọ».

        Chết ở đây là chết cái phàm tâm, vọng tâm.
        Còn nơi đây là còn cái Chân tính, Pháp tính.
        Vọng tâm đã chết rồi, Chân tính tự nhiên sẽ trường tồn.

        Cho nên thánh nhân xưa không coi cái chết là chết,
        mà coi sự không biết Đạo là cái chết;
        không gọi cái sống là sống,
        mà coi sự biết Đạo là cái sống.
        Khi đã biết Đại Đạo, dẫu thân chết đi, nhưng Chân tính chẳng chết; Hình tuy tiêu đi, nhưng Chân ngã chẳng tiêu.

        Thế tức là:
        Pháp tính của ta bất sinh, bất tử, bất hoại, bất diệt, không có cổ kim, thường trụ, thường tại, tuy không kể số thọ mình, nhưng mà thọ vô cùng.

        Nếu bảo rằng sắc thân không chết là thọ, thì đó là cái thọ sắc tướng mà thôi.
        Chưa thoát được cái thọ sắc tướng, thì làm sao có thể siêu xuất sinh tử mà đạt được tới bờ bên kia được, thì làm sao mà chứng quả «chân thường vô lậu» được?

        «Tử nhi bất vong giả thọ» là như vậy.» [9]


      Tôi hoàn toàn đồng ý với Tống Long Uyên.


    _______________________________________

    • [1]
      Có bản chép:
      Thắng nhân giả lực 勝 人 者 力 (bỏ chữ hữu 有).
                
    • [2]
      Có bản chép:
      Cường hành giả hữu 強 行 者 有 (bỏ chữ chí 志).
                
    • [3]
      Có bản chép:
      Bất thất kỳ sở chỉ giả cửu 不 失 其 所 止 者 久 (thêm chữ chỉ 止).
                
    • [4]
      Chữ vong xưa viết là vong 忘 (quên).
      Nhiều bản viết vong 亡 (mất). Vong 亡 là mất mới có ý nghĩa.
                
    • [5] Xem Mạnh tử, Tận Tâm, chương cú hạ, câu 1.
                
    • [6] Xem quẻ Kiền, Đại tượng truyện.
                
    • [7] Xem Dịch kinh, Quẻ Khôn, Văn ngôn, Hào lục ngũ.
                
    • [8] Mon corps fait partie de la grande masse (du cosmos, de la nature, du tout).
      En elle, le soutien de mon enfance, l’activité durant mon âge mûr, la paix dans ma vieillesse, le repos à ma mort.
      Bonne elle m’a été durant l’état de vie, bonne elle me sera durant l’état mort.
      De tout lieu particulier un object déposé peut être dérobé; mais un objet confié au tout lui-même, ne sera pas enlevé.
      Identifiez-vous avez la grande masse; en elle est la permanence.
      Wieger, Les Pères du Système Taoïste, p. 253.
                
    • [9] Xem Tống Long Uyên, Đạo đức kinh giảng nghĩa, tr. 55.

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________



    Thượng Kinh 上 經 Đạo Kinh 道 經
    __________________

    Chương 34
    NHIỆM THÀNH 任 成




    Hán văn:
    • 大 道 氾 兮, 其 可 左 右.
      萬 物 恃 之 而 生 而 不 死.
      功 成 不 名 有.
      愛 養 萬 物 而 不 為 主.
      常 無 欲 可 名 於 小,
      萬 物 歸 之 而 不 為 主, 可 名 於 大.

      是 以 聖 人 終 不 為 大,

      能 成 其 大.

    Phiên âm:
    1. Đại Đạo phiếm[1] hề, kỳ khả tả hữu.
      Vạn vật thị chi nhi sinh nhi [2] bất tử.
      Công thành bất danh hữu.[3]
      Ái dưỡng [4] vạn vật nhi bất vi chủ.
      Thường vô dục khả danh ư tiểu,
      vạn vật qui chi nhi bất vi chủ, khả danh ư đại.[5]
                
    2. Thị dĩ thánh nhân chung bất vi đại,[6]
      cố
      năng thành kỳ đại.

    Dịch xuôi:
    1. Đại Đạo tràn lan bên phải, bên trái.
      Vạn vật nhờ Nó mà sinh, mà nó không nói gì. [7]
      Nên việc rồi, không xưng là có.
      Thương yêu nuôi dưỡng muôn loài mà không làm chủ.
      Thường không ham muốn. Có thể gọi tên là nhỏ;
      Muôn vật theo về mà không làm chủ, nên có thể gọi tên là lớn.
                
    2. Thánh nhân suốt đời không cho mình là lớn,
      cho nên
      thành được việc lớn của mình.


    Dịch thơ:

    1. Đạo cao cả lan tràn tả hữu,
    Cho muôn loài bám víu sống còn.
    Dưỡng sinh vạn vật trần gian,
    Lặng thinh chẳng có khoe khoang nửa lời.
    Chẳng tranh chấp công, công chú,
    Muôn công trình vẫn cứ nín thinh.
    Dưỡng nuôi ưu ái quần sinh,
    Chẳng phân chủ tớ, chẳng dành quyền uy.
    Không ham muốn, có bề yếu thế,
    Nhưng thật tình quá lẽ lớn lao.
    Quần sinh muôn kiếp gồm thâu,
    Mà không có giọng vương hầu, chúa tôi.
    2. Đấng thánh nhân suốt đời khiêm tốn,
    Chẳng bao giờ khoe lớn, khoe công.
    Vì không cậy thế cậy thần,
    Cho nên lập được đại công với đời.





    BÌNH GIẢNG


    Chương này Lão tử khuyên bậc thánh nhân bắt chước Trời, bắt chước Đạo mà hành sự.
    Vì thế chương này chia làm hai phần:

    1. Phần trên nói về thái độ, về hành vi của Đạo
    2. Phần dưới nói về thái độ, về hành vi của thánh nhân.


    Đạo thời vô kỷ, vô ngôn, vô công, vô danh. Cho nên thánh nhân cũng nên vô kỷ, vô ngôn, vô công, vô danh.

    Trang Tử, trong Nam Hoa kinh cũng có một đoạn tương tự như đoạn này:

    Tìm Trời phải quên đời, quên cảnh,
    Quên phù sinh, ảo ảnh bên ngoài.

    Tâm hồn khi hết pha phôi,
    Mới mong rực rỡ ảnh trời hiện ra.
    Đã thấy Đạo đâu là kim cổ,
    Hết cổ kim vào chỗ trường sinh.
    Ham sinh thời lại điêu linh,
    Phù sinh chẳng chuộng, thần minh ấy là.
    Hãy cố gắng vượt qua nhân nghĩa,
    Hãy quên đi nghi lễ của đời.
    Quên mình, quên cả hình hài,
    Thông minh, trí tuệ gác ngoài tâm linh.
    Hãy hợp với vô hình vô tượng,
    Cùng Đại Thông vô lượng sánh đôi.

    Thế là được Đạo, được Trời,
    Thoát vòng biến hóa muôn đời trường sinh.
    Ai chỉ vẽ sự tình sau trước,
    Ấy thầy ta đại lược cho ta.
    Thầy ta, muôn vật điều hòa,
    Mà nào kể nghĩa, với là kể ơn.
    Ban phúc trạch cho muôn thế hệ,
    Mà chưa hề lấy thế làm nhân.
    Trường tồn đã mấy muôn năm,
    Mà chưa hề thấy có phần già nua.
    Thày ta chở cùng che trời đất,
    Lại ra tay điêu khắc muôn loài.
    Thế mà một mực thảnh thơi,
    Chưa hề có bảo là tài, là hay.
    [8]


    _______________________________________

    • [1] Có bản viết là 汎.
                
    • [2] Có bản viết là dĩ 以.
                
    • [3]
      Bản Phó Dịch chép:
      Công thành nhi bất cư
      功 成 而 不 居.

      Bản Hà Thượng Công chép:
      Công thành nhi bất danh hữu
      功 成 而 不 名 有.

      Bản Trần Trụ chép:
      Công thành nhi bất hữu
      功 成 而 不 有.
                
    • [4]
      Có nhiều bản chép là:
      Y Dưỡng 衣 養 hay Y bị 衣 被.
                
    • [5]
      Có bản chép:
      Khả danh vi đại
      可 名 為 大.
                
    • [6]
      Có nhiều bản chép:
      Chung bất tự vi đại
      終 不 自 為 大.
                
    • [7]
      Trương Mặc hiểu chữ từ 辭 là «lời nói».
      Các bản khác thường hiểu là «từ chối».
                
    • [8] Xem Nam Hoa kinh, Đại Tông Sư, các đoạn G, H, I, K.
      Trang tử cũng viết trong thiên Tiêu diêu du:
      • Chí nhân vô kỷ,
        thần nhân vô công,
        thánh nhân vô danh
        至 人 無 己,
        神 人 無 功,
        聖 人 無 名
        (Xem Nam Hoa kinh, Tiêu diêu du, đoạn C)

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________



    Thượng Kinh 上 經 Đạo Kinh 道 經
    __________________

    Chương 35
    NHÂN ĐỨC 仁 德




    Hán văn:
    • 執 大 象,
      天 下 往.
      往 而 不 害.
      安 平 泰.

      樂 與 餌,
      過 客 止.
      道 之 出 口,
      淡 乎 其 無 味.
      視 之 而 不 足 見,
      聽 之 而 不 足 聞.
      用 之 不 可 既.

    Phiên âm:
    1. Chấp đại tượng,[1]
      thiên hạ vãng.
      Vãng nhi bất hại.
      An bình thái.
                
    2. Nhạc dữ nhị,[2]
      quá khách chỉ.
      Đạo chi xuất khẩu,
      đạm hồ kỳ vô vị.
      Thị chi nhi bất túc kiến,
      thính chi nhi bất túc văn.
      Dụng chi bất khả ký.

    Dịch xuôi:
    1. Thánh nhân cầm gương lớn,
      cho thiên hạ theo.
      Theo mà chẳng hại,
      lại an ổn, thanh bình.
                
    2. Nhã nhạc, cỗ bàn
      khi khách về rồi thời hết.[3]
      Đạo ra khỏi miệng
      thời nhạt nhẽo như thể là vô vi,
      không đáng xem,
      không đáng nghe,
      nhưng đem dùng thì vô tận.


    Dịch thơ:

    1. Đấng thánh nhân là gương trong trẻo,
    Soi Đạo trời cho mọi người theo,
    Ai theo nào hại đâu nào,
    Lại còn an lạc, ra vào thái khang.
    2. Bao nhã nhạc cỗ bàn yến ẩm,
    Khách đi rồi vắng lặng như không.
    Đạo Trời ra khỏi tấc lòng,
    Nói ra ngoài miệng, nhạt không, nhạt phèo.
    Để mắt nhìn, như chiều chẳng xứng,
    Lắng tai nghe ngỡ chẳng đáng nghe,
    Nhưng đem dùng thật thỏa thuê.
    Muôn nghìn ứng dụng chẳng hề có vơi.





    BÌNH GIẢNG


    Đấng thánh nhân là hiện thân của Trời, cho nên đời sống của người là gương mẫu cho thiên hạ.
    Thiên hạ mà theo các ngài thì chỉ có lợi, chứ không có hại, lợi vì tâm hồn sẽ trở nên sảng khoái, thư thái, an nhiên.

    Tuy nhiên, thánh nhân không thể nào mô tả lại cho thiên hạ hết mọi trạng thái nội tâm của mình khi đã đắc Đạo, cũng như không thể mô tả được hết mọi kỳ thú của Đạo. Vì thế cho nên, chính mình chúng ta phải chứng nghiệm lại những điều cổ nhân đã nói, phải thực hiện lại những trạng thái tâm thần mà cổ nhân đã qua, nếu không thì Đạo sẽ trở nên vô vị.

    • Trang Tử trong thiên Thiên đạo đã cho rằng:
      • «Sách vở của thánh nhân xưa truyền lại chỉ là những cặn bã của tư tưởng họ mà thôi.» [4]

    Thực vậy, đọc sách thánh hiền thì thiếu gì người đọc, nhưng sống đời của thánh hiền thì xưa nay đã mấy ai.

    • Trang tử cũng cho rằng:
      • «Đạo bất khả tư nghị,
        nên nói hay viết gì về Đạo cũng đều bất xứng.
        Hỏi, thưa, bàn luận về Đạo, tất cả đều vô nghĩa.
        Còn luẩn quẩn trong vòng đó, thời chưa thể nào thoát phàm, nhập thánh được.»
        [5]


    _______________________________________

    • [1] Tượng 象:
      hình trạng; gương mẫu, phép tắc.
                
    • [2] Nhị 餌:
      đồ ăn.
                
    • [3]
      Các bản khác thường dịch: Nhã nhạc và cỗ bàn khiến cho khách đi đường dừng lại.
                
    • [4] Xem Trang tử Nam Hoa kinh, Thiên đạo (chương 13) đoạn H.
                
    • [5] Xem Trang tử Nam Hoa kinh, Trí Bắc Du (ch. 22) đoạn H.

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________



    Thượng Kinh 上 經 Đạo Kinh 道 經
    __________________

    Chương 36
    VI MINH 微 明




    Hán văn:
    • 將 欲 歙 之,
      必 故 張 之.
      將 欲 弱 之,
      必 故 強 之.
      將 欲 廢 之,
      必 故 興 之.
      將 欲 奪 之,
      必 故 與 之.
      是 謂 微 明,
      柔 弱 勝 剛 強.

      魚 不 可 脫 於 淵,
      國 之 利 器, 不 可 以 示 人.

    Phiên âm:
    1. Tương dục hấp chi,[1]
      tất cố trương [2] chi.
      Tương dục nhược chi,
      tất cố cường chi.
      Tương dục phế chi,
      tất cố hưng chi.
      Tương dục đoạt chi,[3]
      tất cố dữ chi. [4]
      Thị vị vi minh,[5]
      nhu nhược thắng cương cường.
                
    2. Ngư bất khả thoát ư uyên,
      quốc chi lợi khí, bất khả dĩ thị nhân.[6]

    Dịch xuôi:
    1. Trước khi làm cho chùng,
      thời giương ra cho thẳng.
      Trước khi làm cho suy yếu,
      thời giúp cho mạnh thêm.
      Trước khi vứt bỏ đi,
      thời làm cho hưng vượng.
      Trước khi muốn cướp lấy,
      thời hãy cho trước.
      Thế gọi là hiểu lẽ vi diệu (của Trời).
      Mềm yếu được cứng mạnh.
                
    2. Cá chẳng khá rời vực,
      đồ quốc bảo chẳng nên phô trương.


    Dịch thơ:

    1. Muốn cho chùng, trước dương cho thẳng,
    Muốn cho suy, trước tẩm mạnh thêm.
    Trước khi thải loại hư hèn,
    Tất cho hưng vượng, một phen huy hoàng.
    Trước khi đòi lại của ban,
    Thời thường sao cũng tiên vàn gia ân.
    Luật trời khắc cốt minh tâm,
    Xưa nay nhu lại có phần thắng cương.
    2. Vực sâu cá phải náu nương,
    Những đồ quốc bảo, phô trương ích gì.





    BÌNH GIẢNG



    Chương này Lão tử chỉ có ý khuyên ta nên sống ẩn dật, đừng chạy theo vinh hoa, phú quí làm chi.

    Lẽ doanh hư của trời đất đã bày ra trước mắt.

    Thịnh rồi sẽ suy;
    mạnh rồi sẽ yếu,
    hưng rồi sẽ phế;
    có rồi sẽ mất.


    Xưa nay về phương diện chánh trị hay binh bị, muốn đánh bại địch thủ,

    trước hết phải làm cho họ trở nên tự kiêu, tự đắc, nghĩ mình là vô địch, bất khả xâm phạm.

    • Việt Vương Câu Tiễn muốn báo thù Ngô Phù Sai. Văn Chủng hiến kế mà rằng:
      • «Tôi có nghe chim bay cao, chết vì tham ăn lạ;
        cá ở vực sâu chết vì tham mùi thơm,
        bây giờ như Chúa công muốn trả thù, thì Ngô Chúa sở hảo cái gì cũng nên tìm để qua dâng, làm cho thích ý.
        Hiện tôi có nghĩ được bảy điều quyết phá được nước Ngô:
        • - Một là quyên đồ quý hóa,
          làm cho vui lòng Chúa tôi nước Ngô;
        • - Hai là mua lúa mắc giá,
          để nước Ngô tích tụ không được nhiều;
        • - Ba là dâng con gái
          để tâm chí mê lầm;
        • - Bốn là đem hiến những gỗ tốt thợ hay,
          khiến làm cung đền cho hết của;
        • - Năm là khiến mưu thần tới
          bày điều mưu loạn;
        • - Sáu là cưỡng bức những vị gian thần hay cản ngăn,
          khiến họ tự giết mình thì Ngô Chúa phải yếu thế;
        • - Bảy là tích của cải tập quân lính
          để thừa lúc Ngô gần suy đốn mà đánh một trận.

      Câu Tiễn cho là bảy kế rất hay.» [7] Việt Vương đem áp dụng bảy kế hoạch ấy, sau cả phá được nước Ngô, thắng trận trở về. Chiến sĩ thời áo gấm về làng, cung nhân thì tươi như hoa nở đứng đầy nơi cung điện...

      Nhưng ngàn năm về sau, nơi cung điện xưa của Câu Tiễn, chỉ còn có hoa tàn, cỏ úa, và trở thành nơi trú ẩn của bầy chim đa đa bay lượn vô tình.
                
    • Lý Bạch đã cảm hoài như sau:
      • Việt Vương Câu Tiễn phá Ngô quy,
        越 王 勾 踐 破 吳 歸
        Chiến sĩ hoàn gia tận cẩm y,
        戰 士 還 家 盡 錦 衣
        Cung nữ như hoa mãn xuân điện,
        宮 女 如 花 滿 春 殿
        Chỉ kim duy hữu giá cô phi. [8]
        只 今 惟 有 鷓 鴣 飛

      Bùi Khánh Đản dịch:
      • Bình Ngô Câu Tiễn kéo quân ra,
        Chiến sĩ về quê, rặt gấm là,
        Cung nữ như hoa đầy điện ngọc,
        Ngày nay chỉ thấy bóng chim đa.


    Thánh nhân hiểu lẽ thăng trầm của trời đất, nên không chạy theo vinh hoa phú quí phù du, mà vui sống ẩn dật cùng Đạo.

    Cho nên muốn tiêu sái an nhiên,
    hãy sống ẩn dật.

    Cá muốn an toàn,
    hãy ở dưới vực sâu;

    đồ quốc bảo muốn khỏi mất,
    chớ đem khoe cho dân chúng thấy.


    _______________________________________

    • [1] Hấp 歙:
      rút lại.
                
    • [2] Trương 張:
      dương lên.
                
    • [3] Đoạt 奪:
      lấy lại.
                
    • [4] Dữ 與:
      cho.
                
    • [5] Vi minh 微 明:
      căn do thì huyền vi, hiệu quả thì rõ rệt (Hà Thượng Công).
                
    • [6] Trong Nam Hoa kinh, chương 10, Khư Khiếp, đoạn B,
      ta cũng thấy Trang tử lặp lại câu này.
                
    • [7] Võ Minh Trí dịch,
      Đông Châu liệt quốc, tr. 955-956.
                
    • [8] Xem Bùi Khánh Đản, Đường thi, tr. 513.

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________



    Thượng Kinh 上 經 Đạo Kinh 道 經
    __________________

    Chương 37
    VI CHÍNH 為 政




    Hán văn:
    • 道 常 無 為
      而 無 不 為.

      侯 王 若 能 守 之,
      萬 物 將 自 化.

      化 而 欲 作,
      吾 將 鎮 之.
      以 無 名 之 朴,
      亦 將 無 欲.
      不 欲 以 靜,
      天 下 將 自 定.

    Phiên âm:
    1. Đạo thường vô vi
      nhi vô bất vi.
                
    2. Hầu vương nhược năng thủ chi,
      vạn vật tương tự hóa.
                
    3. Hóa nhi dục tác,
      ngô tương trấn chi.
      Dĩ vô danh chi phác,
      diệc tương vô dục.
      Bất dục dĩ tĩnh,
      thiên hạ tương tự định.

    Dịch xuôi:
    1. Đạo thường không làm gì;
      nhưng không gì không làm.
                
    2. Nếu bậc vương hầu giữ được Đạo
      thì muôn loài sẽ tự chuyển hóa.
                
    3. Chuyển hóa mà muốn vẽ vời sinh chuyện,
      ta sẽ chấn tĩnh lại bằng cái «Không tên mộc mạc».
      Vô danh mộc mạc
      ắt không ham muốn.
      Không ham muốn dễ được yên tĩnh,
      do đó thiên hạ sẽ định.


    Dịch thơ:

    1. Trời im lìm vô vi bất biến,
    Vẫn làm nên muôn chuyện muôn công.
    2. Vương hầu lấy đó làm lòng,
    Muôn loài ắt sẽ hanh thông thái bình.
    3. Nếu có kẻ sinh tình dở dói,
    Ta can cho bỏ thói lao đao,
    Kìa gương cao cả tầng cao,
    Vô danh thuần phác, lẽ nào chẳng theo.
    Sống phác giản, chẳng đeo danh lợi,
    Lòng thênh thang sạch mọi tham lam.
    Không tham, lòng sẽ bình an,
    Tự nhiên thiên hạ thái khang, trị bình.





    BÌNH GIẢNG



    Chương này là chương chót của thượng kinh.

    Lão tử lại khuyên ta nên sống vô vi thuần phác. Tại sao?
    Vì Lão tử mong muốn cho chúng ta có một đời sống huyền hóa siêu linh, hợp nhất với Trời, với Đạo.

    Trang tử viết:
    • «Có hai đường lối:
      • đường lối Trời,
      • đường lối người.

      Vô vi một cách cao siêu, tôn quí đó là đường lối Trời.
      Hữu vi để mắc vòng tục lụy, đó là đường lối người.
      Đường lối Trời cao siêu (đường lối của chủ nhân).
      Đường lối người thấp kém (đường lối của thần hạ).
      Cho nên đường lối Trời người khác nhau xa vậy...» [1]

    Chính vì chúng ta dở thói, dở lắm quẻ, sinh lắm chuyện
    nên cá nhân ta mới lao đao lận đận,
    nên thiên hạ mới khổ sở,

    nên Trời người mới trở nên gàng quải chia phôi.

    Vậy muốn thung dung, phối hợp với Trời, với Đạo
    hãy sống vô vi tự nhiên, thuần phác.


    Nhan Hồi hỏi Khổng tử:
    • «Trời người hợp nhất nghĩa là gì?

    Khổng tử đáp:
    • Người là Trời (vì là một phần của Đại khối),
      Trời cũng là Trời (vì là Đại khối).
      Cái làm cho con người mất Trời
      chính là cá tính của mỗi người.

      (Vì thế nên) thánh nhân an nhiên để hồn hóa với Đại thể.» [2]


    Đó là những điều đáng cho ta lưu tâm suy nghĩ, khi đọc xong quyển thượng kinh này.


    _______________________________________

    • [1]
      Đạo hữu thiên đạo,
      hữu nhân đạo,
      vô vi nhi tôn giả, thiên đạo dã;
      hữu vi nhi lụy giả, nhân đạo dã.
      Chủ giả thiên đạo dã.
      Thần giả nhân đạo dã.
      Thiên đạo chi dữ nhân đạo, tương khứ viễn hĩ…
      道 有 天 道,
      有人 道,
      無 為 而 尊 者, 天 道 也;
      有 為 而 累 者, 人 道 也.
      主 者 天 道 也.
      臣 者 人 道 也.
      天 道 之 與 人 道, 將 去 遠 矣...
      Trang tử, Nam Hoa kinh, chương 11, Tại Hựu, đoạn F.
                
    • [2]
      Hà vi nhân dữ Thiên nhất da?
      Trọng Ni viết:
      Hữu nhân, thiên dã.
      Hữu Thiên diệc Thiên dã.
      Nhân chi bất năng hữu Thiên, tính dã.
      Thánh nhân yến nhiên, thể thệ nhi chung hĩ
      何 為 人 與 天 一 邪 ?
      仲 尼 曰:
      有人, 天 也.
      有 天 亦 天 也.
      人 之 不 能 有 天, 性 也.
      聖 人 晏 然, 體 逝 而 終 矣.
      Trang tử, Nam Hoa kinh, chương 20, đoạn G.

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________


    Hạ Kinh 下 經 Đức Kinh 德 經
    __________________

    Chương 38          [1]
    LUẬN ĐỨC 論 德




    Hán văn:
    • 上 德 不 德,
      是 以 有 德.
      下 德 不 失 德,
      是 以 無 德.

      上 德 無 為
      而 無 以 為.
      下 德 為 之
      而 有 以 為.

      上人 為 之 而 無 以 為.
      上 義 為 之 而 有 以 為.
      上 禮 為 之 而 莫 之 應.
      則 攘 臂 而 扔 之.

      失 道 而 後 德,
      失 德 而 後 仁.
      失 仁 而 後 義.
      失 義 而 後 禮.
      夫 禮 者,
      忠 信 之 薄 而 亂 之 首.
      前 識 者,
      道 之 華, 而 愚 之 始.

      是 以 大 丈 夫
      處 其 厚, 不 居 其 薄.
      處 其 實, 不 居 其 華.

      去 彼 取 此.

    Phiên âm:
    1. Thượng đức bất đức,
      thị dĩ hữu đức.
      Hạ đức bất thất đức,
      thị dĩ vô đức.
                
    2. Thượng đức vô vi
      nhi vô dĩ vi.[2]
      Hạ đức vi chi
      nhi hữu dĩ vi.
                
    3. Thượng nhân vi chi nhi vô dĩ vi.
      Thượng nghĩa vi chi nhi hữu dĩ vi.
      Thượng lễ vi chi nhi mạc chi ứng.[3]
      Tắc nhương tí nhi nhưng chi.[4]
      Cố
      thất Đạo nhi hậu Đức.
      Thất Đức nhi hậu Nhân.
      Thất Nhân nhi hậu Nghĩa.
      Thất Nghĩa nhi hậu Lễ.
      Phù Lễ giả,
      trung tín chi bạc nhi loạn chi thủ.
      Tiền thức giả [5]
      Đạo chi hoa,[6] nhi ngu chi thủy.
                
    4. Thị dĩ đại trượng phu
      xử kỳ hậu [7] bất cư kỳ bạc.
      Xử kỳ thực, bất cư kỳ hoa.
      Cố
      khứ bỉ thủ thử.[8]

    Dịch xuôi:
    1. Bậc đức cao coi thường tục đức,
      vì thế nên có đức.
      Người đức thấp nệ vào tục đức,
      vì thế nên không có đức.
                
    2. Bậc đức cao không làm,
      vả cũng không hệ lụy vì công việc.
      Người đức thấp có làm,
      vả lại hệ lụy vì công việc.
                
    3. Bậc «thượng nhân» có làm nhưng không hệ lụy vì công việc.
      Bậc «thượng nghĩa» có làm, nhưng hệ lụy vì công việc.
      Bậc «thượng lễ» có làm; nếu không được người hưởng ứng,
      thì sắn tay áo lôi kéo người theo.
      Cho nên
      mất Đạo thì đến Đức.
      Mất Đức thì đến Nhân.
      Mất Nhân thì đến Nghĩa.
      Mất Nghĩa thì đến Lễ.
      Mà Lễ là
      trung tín đã đi đến chỗ mỏng manh, và là đầu mối loạn lạc.
      Giỏi giang là
      hào nháng của Đạo và là đầu mối của sự ngu si.
                
    4. Cho nên bậc đại trượng phu
      ở chỗ dày dặn mà tránh chỗ mỏng mảnh,
      ở chỗ thực mà tránh chỗ hào nháng.
      Thế tức là
      bỏ cái kia (hào nháng, mỏng mảnh) mà giữ cái này (dày dặn, thực chất).


    Dịch thơ:

    1. Người đức cả coi thường tục đức,
    Thế cho nên thơm phức hương nhân.
    Phàm phu nệ đức phàm trần,
    Cho nên xơ xác thêm phần xác xơ.
    2. Người đức cả vô vi khinh khoát,
    Người phàm phu lao tác tây đông.
    3. Người nhân dạ ít đèo bòng,
    Con người nghĩa khí kể công kể giờ.
    Con người nghi lễ so đo,
    Làm chưa thấy ứng, nhỏ to bất bình.
    Hễ Đạo mất nặng tình với Đức,
    Đức không còn lục tục theo Nhân.
    Hết Nhân có Nghĩa theo chân,
    Nghĩa không còn nữa thấy thuần Lễ nghi.
    Nên nghi lễ là chi khinh bạc,
    Cũng là mầm loạn lạc chia ly.
    Bề ngoài rực rỡ uy nghi,
    Bề trong tăm tối, ngu si ngỡ ngàng.
    4. Nên quân tử chỉ ham đầy đặn,
    Chứ không ưa hào nháng phong phanh.
    Chỉ cần thực chất cho tinh,
    Không cần bóng bẩy lung linh bên ngoài.
    Bắc cân khinh trọng cho tài,
    Biết đường ôm ấp, biết bài dễ duôi.





    BÌNH GIẢNG



    Chương này Lão tử luận
    • thế nào là sống một đời sống đạo đức chân thực
      và thế nào là sống một đời sống giả tạo.

    • Sống một đời sống đạo đức chân thực
      • là sống phối hợp với đạo, với trời;
        lấy sự trau dồi bồi dưỡng tâm linh làm trọng;
        lấy sự thuận theo thiên lý làm hay, mà không câu nệ đến những khuôn sáo giả tạo bên ngoài do xã hội vẽ vời ra.

      Sống một đời sống giả tạo
      • là nệ vào những hình thức bên ngoài,
        lo những công chuyện lặt vặt bên ngoài;
        làm việc để cầu danh tranh lợi,
        cố bám víu vào những khuôn sáo bên ngoài, cho thế là hay, là phải.

      Cho nên bậc thượng nhân sống một cuộc đời vô vi, vô cầu,
      • «được cả thế gian mà lòng không dự»
        (hữu thiên hạ dã nhi bất dự
        有 天 下 也 而 不 與).[9]

      Còn những người cấp dưới, làm gì cũng phải cố gắng; gượng gạo không tự nhiên; có những mục đích vị kỷ cầu danh, tranh lợi.



    Lão tử cũng cho rằng theo trào lưu lịch sử, nhân loại đã sa đọa dần dần, đời sống đạo đức ngày càng trở nên phù phiếm, và đã qua những giai đoạn sau đây:
    • 1. Đạo 道 (phối hợp với Trời - Mysticisme)
      2. Đức 德 (Đức - Sống đời sống nghệ thuật, khinh khoát - Grâce, Esthétique).
      3. Nhân 仁 (Ascèse morale - sống theo những quy luật nhân luân).
      4. Nghĩa 義 (lý sự - Dogmatisme, Rationalisme).
      5. Lễ 禮 (lễ nghi - Formalisme).

    Thế là chiều hướng thoái hóa đã đi:
    • a) từ trong ra ngoài
      b) từ tinh đến thô
      c) từ gốc đến ngọn
      d) từ thực chất đến hào nháng
      e) từ thuần phác đến nhiêu khê.

      • Khảo:
        • - lịch sử các dân nước
          - lịch sử các đạo giáo cũ mới
          - sự tiến triển của mỗi đạo giáo

        Ta đều thấy chiều hướng biến thiên đều đi từ:
        • - tinh đến thô [10]
          - thực chất đến hào nháng
          - tâm linh đến thể xác, giác quan.
          - Tâm linh (Đạo) đến xã hội (đời) [11]

        Sự nhận xét này không làm ta thất vọng, vì tin chắc rằng sự thoái hóa, sự hướng ngoại của nhân loại thế nào cũng có lúc đạt tới một «cùng điểm» và rồi sẽ lộn lại bước dần mọi chặng đường từ:
        • - Hào nhoáng đến tinh hoa
          - Giác quan đến tâm linh
          - Xã hội (đời) đến tâm linh (Đạo)

        Sự trở về với các giá trị tinh thần tức là sự sinh lại của con người (régénération)
        và chỉ khi nào nhân loại đạt tới Đạo, đạt tới cực điểm tinh hoa, thì bấy giờ nhân loại mới được giải thoát, cứu rỗi (rédemption universelle).



    Vì thế cho nên những bậc đại giác xưa nay
    • chỉ trọng thực chất, mà khinh hào nháng;
      trọng tự nhiên (naturel) mà khinh nhân tạo, nhân vi (artificiel, conventionel).

    Đời sống các ngài là đời sống nội tâm, đời sống tâm thần siêu thoát.
    Vinh quang các ngài là vinh quang nội tại.
    Lý tưởng các ngài là sống chẳng rời Thiên chân, chẳng rời Đạo thể.


    _______________________________________

    • [1]
      Đạo đức kinh giảng nghĩa 道 德 經 講 義 của Tống Long Uyên 宋 龍 淵 lại chia Đạo đức kinh như sau:
      • (1) Thượng kinh 上 經 từ chương 1 đến hết chương 40.
        (2) Hạ kinh 下 經 từ chương 41 đến hết chương 81.
    • [2]
      Bản của Phó Dịch, Hàn Phi tử:
      nhi vô bất vi
      而 無 不 為.
                
    • [3] Nhương tí (tý) 攘 臂 :
      xắn tay áo để lộ ra cánh tay.
                
    • [4] Nhưng 扔:
      dẫn.
                
    • [5] Tiền thức giả 前 識 者 :
      kẻ có kiến thức hơn người, biết trước những điều người khác chưa biết.
                
    • [6] Đạo chi hoa 道 之 華 :
      đạo chi mạt.
                
    • [7] Xử kỳ hậu 處 其 厚:
      xử thân ư đôn phác
      處 身 於 敦 樸
      (Hà Thượng Công)
                
    • [8] Khứ bỉ thủ thử 去 彼 取 此 :
      khứ hoa bạc, thủ thử hậu thật
      去 華 薄, 取 此 厚 實
      (Hà Thượng Công)
                
    • [9] Luận Ngữ 論 語, Thái bá đệ bát 泰 伯 第 八, câu 18.
                
    • [10]
      Ví dụ:
      • Một vị Giáo chủ ra đời, chỉ đặt nặng vấn đề kết hợp với Thượng đế, sống đời sống thần linh siêu thoát.
        Các thế hệ sau mới bày vẽ đặt để ra các quy luật, luân lý, tín lý và lễ nghi.
    • [11]
      Dũ ly dũ viễn.
      Tiệm thứ do nội hướng ngoại,
      tiệm thứ xả bản trục mạt
      愈 離 愈 遠 .
      漸 次 由 內 向 外,
      漸 次捨 本 逐 末.
      Lưu Tư, Bạch Thoại dịch giải Lão tử, tr. 96.

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________



    Hạ Kinh 下 經 Đức Kinh 德 經
    __________________

    Chương 39          [1]
    PHÁP BẢN 法 本




    Hán văn:
    • 昔 之 得 一 者.
      天 得 一 以 清.
      地 得 一 以 寧.
      神 得 一 以 靈.
      谷 得 一 以 盈.
      萬 物 得 一 以 生.
      侯 王 得 一 以 為 天 下 貞.
      其 致 之一 也.

      天 無 以 清, 將 恐 裂.
      地 無 以 寧, 將 恐 廢.
      神 無 以 靈, 將 恐 歇.
      谷 無 以 盈, 將 恐 竭.
      萬 物 無 以 生, 將 恐 滅.
      侯 王 無 貴 高, 將 恐 蹶.


      貴 以 賤 為 本.
      高 以 下 為 基.
      是 以 侯 王 自 謂 孤 寡, 不 穀.
      此 其 以 賤 為 本 耶? 非 乎?


      致 數, 譽 無 譽.
      不 欲
      琭 琭 如 玉,
      珞 珞 如 石.

    Phiên âm:
    1. Tích chi đắc nhất giả.
      Thiên đắc Nhất [1] dĩ thanh.
      Địa đắc Nhất dĩ ninh.
      Thần đắc Nhất dĩ linh.
      Cốc đắc Nhất dĩ doanh.
      Vạn vật đắc Nhất dĩ sinh.
      Hầu vương đắc Nhất dĩ vi thiên hạ trinh.[2]
      Kỳ trí chi Nhất dã.[3]
                
    2. Thiên vô dĩ thanh, tương khủng liệt.[4]
      Địa vô dĩ ninh, tương khủng phế. [5]
      Thần vô dĩ linh, tương khủng hiệt.[6]
      Cốc vô dĩ doanh tương khủng kiệt. [7]
      Vạn vật vô dĩ sinh, tương khủng diệt.[8]
      Hầu vương vô quí cao, tương khủng quyết. [9]
                
    3. Cố
      quí dĩ tiện vi bản.
      Cao dĩ hạ vi cơ.[10]
      Thị dĩ hầu vương tự vị cô quả, bất cốc. [11]
      Thử kỳ dĩ tiện vi bản da ? Phi hồ ? [12]
                
    4. Cố
      trí số, dư vô dư. [13]
      Bất dục
      lục lục [14] như ngọc,
      lạc lạc như thạch.[15]

    Dịch xuôi:
    1. Những vật xưa được Đạo:
      Trời được Đạo, nên trong.
      Đất được Đạo, nên yên.
      Thần được Đạo, nên linh.
      Hang được Đạo, nên đầy.
      Vạn vật được Đạo, nên sống.
      Hầu vương được Đạo, nên trị vì thiên hạ.
      Đều là do đạt Đạo mà nên.
                
    2. Trời không có Đạo (để) trong, sẽ vỡ.
      Đất không có Đạo (để) yên sẽ lở.
      Hang không có Đạo (để) đầy, sẽ cạn.
      Thần không có Đạo (để) linh, sẽ tán.
      Vạn vật không có Đạo (để) sống, sẽ tuyệt.
      Hầu vương không có Đạo (để) được sang cả, sẽ bị diệt vong.
                
    3. Cho nên
      sang lấy hèn làm gốc.
      Cao lấy thấp làm nền.
      Vì thế bậc vương hầu xưng mình là «côi cút» là ít đức, là «vô dụng»,
      thế không phải là lấy hèn làm gốc hay sao ?
                
    4. Phân tách cho cùng,
      tất cả đều là hư danh (xe không là xe)
      không muốn coi ai
      quý như ngọc,
      hay hèn như đá.[16]


    Dịch thơ:

    1. Được Hóa công xưa nay thế cả,
    Trời có Ngài nên hóa trong xanh.
    Nhờ Ngài nên đất an ninh,
    Chư thần nhờ thế uy linh nhiệm mầu.
    Có Hóa công, hang sâu hóa đặc, [17]
    Nhờ có Ngài muôn vật tốt tươi,
    Vương hầu cũng dựa đức người,
    Trị vì thiên hạ thảnh thơi an bình.
    Trăm điều cũng một mối manh,
    Muôn loài cũng một khuôn xanh lo lường.
    2. Trời mất Ngài, tan hoang xơ xác,
    Đất không Ngài, bạt lạc nát tan,
    Không Ngài, thần cũng lầm than,
    Không Ngài, hang thẳm lại hoàn hư vô.
    Vật mất Ngài sa cơ hủy diệt,
    Nước không Ngài, vua hết quyền uy.
    3. Xưa nay quý tiện tương tùy,
    Cao không có thấp lấy chi làm nền.
    Nên vua chúa tự khiêm tự hạ,
    Tự nhún mình: «Cô quả», «đớn hèn»,
    Phải chăng, hèn kém là nền,
    Phải chăng tự hạ, mới bền quyền uy.
    4. Cũng lẽ ấy đem suy nhân sự,
    Coi mọi người một lứa như nhau.
    Ta không phân biệt thấp cao,
    Người nào là ngọc, người nào là than. [18]





    BÌNH GIẢNG



    Chương này có thể chia làm hai phần:
    • - phần 1 nói về Đạo,
      - phần 2 nói về sự khiêm cung mà người cầm quyền cần phải có.


    1. Đạo là căn cốt muôn loài

    Chương này Lão tử thay vì dùng chữ Đạo, lại dùng chữ Nhất.
    Tại sao ?
    Vì chữ Nhất là số 1, là số sinh ra mọi số khác. Cho nên số 1 tượng trưng cho Đạo là căn nguyên sinh ra vạn vật.

    Sách Kim đơn đại chỉ quyết 金 丹 大 旨 訣 viết:
    • «Đạo là một, một là Tiên thiên, Tiên thiên là Thái cực. Nho gia gọi là Thái cực; Phật gia gọi là Viên giác; Đạo gia gọi là kim đơn, đều là số một ấy. Cho nên khi chưa có trời đất đã có Thái cực. Thái cực chính là tổ khí sinh ra trời đất là mẫu khí sinh ra vạn vật... Thái cực là thuần thể, trời đất là phá thể. Từ thuần thể sinh ra phá thể. Nay muốn phản bản hoàn nguyên phải nhờ phá thể mà trở về thuần thể...» [19]


    Như vậy, muôn loài sống động muốn phát triển đều phải dựa nương vào Đạo, cũng như cành lá muốn tươi tốt, phải nương vào gốc rễ. Cho nên, nếu muôn loài mà tách rời khỏi Đạo sẽ lâm cảnh lầm than, sa đọa. Đó là một định luật phổ quát.

    Trung Dung viết:
    • «Đạo giả dã bất khả tu du ly dã.»
      道 者 也 不 可 須 臾 離 也
      (Đạo không lìa ta một phút giây)
      (chương một).

    Lại viết:
    • «Thể vật nhi bất khả di.»
      體 物 而 不 可 遺
      (lồng trong vạn vật mà không tách rời ra được)
      (Trung Dung, chương 16).


    Nếu vậy thì chúng ta làm sao có thể tính toán công chuyện gì riêng tư, ngoài Đạo được. Sóng bể chỉ hùng tráng nhờ vào sức mạnh của trùng dương. Sóng bể tách rời khỏi trùng dương sẽ vô giá trị.

    Suy ra, mỗi người chúng ta cũng vậy.
    Nếu hợp với Đạo thì hay, nếu lìa xa Đạo thì dở.




    2. Người cầm quyền phải khiêm cung

    Đoạn cuối khuyên người cầm quyền phải khiêm cung.
    Từ ngàn xưa, trong khi xưng hô, người cầm quyền luôn luôn tỏ ra từ tốn và xưng mình là: Cô gia; quả nhân.

    Và hơn nữa, nhà cầm quyền cũng không nên khinh dân, vì dân chính là căn bản, là chốn dựa nương đích thực của mình.
    Kinh Dịch nơi quẻ Bác cũng dạy:
    • «Bác là núi tựa đất dầy,
      Người trên hãy xử đặn đầy với dân.
      Với dân đầy đặn ở ăn,
      Rồi ra địa vị tư thân vững vàng. [20]



    _______________________________________

    • [1] Nhất 一 :
      Đạo, Thái cực.
                
    • [2]
      Hà Thượng Công chép là:
      • Dĩ vi thiên hạ chính
        以 為 天 下 正.

                
    • [3]
      Hà Thượng Công chỉ chép:
      • Kỳ trí chi
        其 致 之
        (không có chữ nhất dã 一 也).

                
    • [4] Liệt 裂:
      tan vỡ.
                
    • [5]
      Có nhiều bản viết là phát 發.
      Phế 廢: đổ nát.
                
    • [6] Hiệt 歇:
      hết.
                
    • [7] Kiệt 竭:
      hết.
                
    • [8] Diệt 滅:
      tan mất.
                
    • [9] Quyết 蹶:
      hư hỏng, đổ nát.
                
    • [10] Cơ 基:
      nền móng.
                
    • [11] Bất cốc 不 穀:
      không tốt. Không được như lúa má (ngũ cốc) nuôi sống con người.
                
    • [12]
      Có bản chép:
      • Thử phi dĩ tiện vi bản da?
        此 非 以 賤 為 本 邪
        (Hà Thượng Công).

                
    • [13]
      Hà Thượng Công chép:
      • Cố trí số, xa vô xa.
        故 致 數 車 無 車 .

                
    • [14] Lục lục 琭 琭:
      ít ỏi, đẹp đẽ.
                
    • [15] Lạc lạc 珞 珞 :
      nhiều nhặn, xấu xí.
                
    • [16]
      Wieger dịch:
      • Appliquant le même principe de la simplicité dans leur gouvernement, qu’ils réduisent les multitudes de leurs sujets à l’unité, les considérant comme une masse indivise avec une impartialité sereine, n’estimant pas les uns précieux comme jade et les autres vils comme cailloux.
        Cf. Les Pères du système Taoïste, p. 44.

                
    • [17]
      Nhiều bản dịch:
      • không muốn được quí như ngọc, bị khinh như sỏi.
        Xem các bản dịch của James Legge, Nguyễn Duy Cần, Nghiêm Toản.


      Đây tôi theo Wieger, dịch như trên,
      ý muốn nói lên rằng người đạo hạnh không nên quá trọng ai, hoặc quá khinh ai.
                
    • [18] Dịch là than thay sỏi cho đẹp vần thơ.
                
    • [19] Xem Kim đơn đại chỉ quyết, tr. 1.
                
    • [20]
      Tượng viết:
      Sơn phụ ư địa.
      Bác.
      Thượng dĩ hậu hạ an trạch.
      象 曰
      山 附 於 地 .
      剝 .
      上 以 厚 下 安 宅
      (quẻ Bác 剝, Đại Tượng truyện.)
      Xem Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê, Dịch Kinh Đại Toàn, tập II (Thượng Kinh), tr. 289.

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________



    Hạ Kinh 下 經 Đức Kinh 德 經
    __________________

    Chương 40          
    KHỬ DỤNG 去 用




    Hán văn:
    • 反 者 道 之 動.
      弱 者 道 之 用.

      天 下 萬 物 生 於 有,
      有 生 於 無.

    Phiên âm:
    1. Phản[1] giả Đạo chi động.
      Nhược giả Đạo chi dụng.
                
    2. Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu,[2]
      hữu sinh ư vô.[3]

    Dịch xuôi:
    1. Trở lại là cái động của Đạo.
      Yếu mềm là cái dụng của Đạo.
                
    2. Thiên hạ vạn vật sinh từ có.
      Có sinh từ Không.


    Dịch thơ:

    1. Đạo thường chuyển ngược dòng đời,
    Đạo thường khoác lấy vẻ ngoài tơ non.
    2. Muôn loài từ Có bắt nguồn,
    Nhưng mà «Có» lại do khuôn «Vô hình».





    BÌNH GIẢNG



    Chương này Lão tử khuyên ta trở về với Đạo.

    Như chúng ta đã biết, sự biến hoá của trời đất có hai chiều hướng:
    • 1- Từ Đạo ra vạn vật
      2- Từ vạn vật trở về Đạo.

    Từ Đạo ra vạn vật, thì Thần như ẩn mình, để cho các ngoại lực hoạt động.
    Từ vạn vật trở về với Đạo, thì Thần mới thực sự hoạt động.

    Điều này, chúng ta có thể chứng nghiệm nơi bản thân. Nếu chúng ta:
    • - Hướng ngoại, trục vật, thì «thần ẩn, tâm hoạt» 神 隱 心 活 (thần ẩn, tâm hoạt động).
      - Hướng nội, tầm nguyên, thì «tâm tử, thần hoạt» 心 死 神 活 (tâm chết, thần hoạt động).

    Muốn trở về với Đạo phải thuận theo các định luật tự nhiên, đừng cưỡng lại với trời đất, nhân tâm. Cũng y như khi ta có chìa khóa thì mở khóa dễ dàng bằng không có chìa, thì vật lộn cách mấy khóa cũng không chịu mở.
    Thế tức là: «Yếu mềm là cái dụng của Đạo.»


    Muốn trở về với Đạo, cần phải biết

    vươn lên trên những cái hữu hình, hữu tướng,
    để lên tới căn bản vô hình, vô tướng.



    Nhập dược kính 入 藥 鏡 có thơ:

    Tiên thiên nhất khí bản vô hư,
    先 天 一 氣 本 無 虛
    Thái đắc lai thời kết thử châu,
    採 得 來 時 結 黍 珠
    Thử thị kim đơn huyền diệu xứ,
    此 是 金 丹 玄 妙 處
    Vô trung hữu hữu thị Chân vô.
    無 中 有 有 是 真 無
    (Nhập dược kính, tr. 11)

    Tạm dịch:
    Tiên thiên một khí vốn vô hư,
    Thu được đem về kết ngọc châu,
    Nơi ấy kim đơn huyền diệu xứ,
    Trong Vô có Có ấy Chân Vô.


    _______________________________________

    • [1]
      Phản 反:
      • (1) trở lại;
        (2) tương phản (Theo Vương Bật);
        (3) gốc (theo Hà Thượng Công).

      James Legge theo Vương Bật cho rằng Đạo hoạt động bằng mâu thuẫn, tương phản. Ông viết:
      • «The movement of the Tao by contraries proceeds.»
        Xem J. Legge, Texts of Taoism, p. 131.
    • [2]
      Vương bật giải
      • hữu 有 là trời, đất.

      [3]
      Vương Bật giải
      • vô 無 là Đạo.

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________



    Hạ Kinh 下 經 Đức Kinh 德 經
    __________________

    Chương 41          
    ĐỒNG DỊ 同 異




    Hán văn:
    • 上 士 聞 道, 勤 而 行 之.
      中 士 聞 道, 若 存 若 亡.
      下 士 聞 道, 大 笑 之.
      不 笑, 不 足 以 為 道.


      建 言 有 之:
      明 道 若 昧.
      進 道 若 退.
      夷 道 若 纇.
      上 德 若 谷.
      大 白 若 辱.
      廣 德 若 不 足.
      建 德 若 偷.
      質 真 若 渝.

      大 方 無 隅;
      大 器 晚 成;
      大 音 希 聲;
      大 象 無 形.
      道 隱 無 名.
      夫 唯 道 善 貸 且 善 成.

    Phiên âm:
    1. Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi.
      Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn, nhược vong.
      Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi.
      Bất tiếu, bất túc dĩ vi Đạo.
                
    2. Cố
      kiến ngôn hữu chi:
      Minh Đạo nhược muội.
      Tiến Đạo nhược thối.
      Di [1] Đạo nhược lỗi.[2]
      Thượng Đức nhược cốc.[3]
      Đại bạch nhược nhục.[4]
      Quảng đức nhược bất túc.
      Kiến đức nhược thâu.[5]
      Chất chân nhược du.[6]
                
    3. Đại phương vô ngung;
      đại khí vãn thành;
      đại âm hi thanh;
      đại tượng vô hình.
      Đạo ẩn vô danh.
      Phù duy Đạo thiện thải thả thành.

    Dịch xuôi:
    1. Bậc học cao nghe đạo, cố gắng mà theo.
      Bậc học bình thường nghe Đạo như còn như mất.
      Bậc học thấp kém nghe Đạo, cả cười bỏ qua.
      Nếu không cười, không đủ gọi đó là Đạo.
                
    2. Nên
      người xưa nói:
      Sáng về Đạo, dường tăm tối.
      Tiến về Đạo, nhường như thụt lùi.
      Ngang với Đạo, dường như cục cằn.
      Đức cao dường như hang suối.
      Thật trong trắng dường như bợn nhơ.
      Đức rồi rào dường như không đủ.
      Đức vững chắc dường như cẩu thả.
      Chất thực dường như biến đổi.
                
    3. Hình vuông lớn không góc.
      Đồ dùng lớn lâu thành.
      Tiếng lớn nghe không thấy.
      Tượng lớn, không có hình.
      Đạo ẩn, không tên.
      Chỉ có Đạo, hay cho lại tác thành (muôn vật).


    Dịch thơ:

    1. Người thượng đẳng khi nghe biết Đạo,
    Liền ân cần tiết tháo, khuôn theo.
    Người thường biết đạo ít nhiều,
    Nửa quên, nửa nhớ, ra chiều lửng lơ.
    Người hèn kém hễ cho nghe Đạo,
    Liền cười vang, chế nhạo rỡn chơi.
    Đạo Trời ẩn áo, đầy vơi,
    Không cười đâu thấy Đạo Trời huyền vi.

    2. Lời xưa đã từng khi truyền tụng,
    Biết Đạo thời như vụng như đần.
    Tiến lên mà ngỡ lui chân,
    Tới bên Đạo cả mà thân tưởng hèn.
    Đức siêu việt thấp in thung lũng,
    Đức cao dày tưởng những vô tài,
    Thực chất tốt vẻ ngoài ngỡ kém,

    3. Hình vuông to góc biến còn đâu,
    Những đồ quí báu làm lâu,
    Tiếng to dường sấm mà hầu vô thanh.
    Tướng to mới vô hình vô ảnh,
    Trời mênh mông yên tĩnh như không.
    Đạo Trời tản mạn vô cùng,
    Không làm mà vẫn thành công mới là.





    BÌNH GIẢNG



    Đạo cả huyền vi, người có căn cơ mới thấy cái hay, cái đẹp của Đạo, nên quyết chí đem Đạo ra thi hành.
    Còn những người bình thường thì học Đạo, nhưng không thấy say sưa, thích thú, nghe đấy rồi quên đấy.
    Những người hạ căn khi nghe Đạo thời khi dễ, cười chê.

    Kẻ hạ căn có cười chê Đạo, thì mới rõ Đạo là cao siêu.
    • Thánh kinh nói:
      • «Bạn đừng cho chó những gì thiêng liêng; đừng ném ngọc cho lợn;
        chúng có thể chà đạp nát ngọc, và quay lại cắn bạn.»[7]
    • Tục ngữ ta có câu: «Đàn cầm đem khảy tai trâu.» cũng ý ấy.



    Những người đạo cao đức cả thường kín tiếng, kín tăm. Đó là chủ trương:
    • - «Thao quang, ẩn tích» (giấu sáng, che vết)
      - «Hòa kỳ quang, đồng kỳ trần» (pha sánh sáng, hòa mình cùng trần cấu)
      - Làm cho mắt trần không thấy được núi Thái sơn trước mình.


    Liệt tử kể:
    • «Công Nghi Bá mạnh có tiếng. Đường Khê Công đem khoe với Chu Vương. Vương cho mời Công Nghi Bá.
      Bá vào triều. Thấy Bá có thân hình nhỏ nhắn, vua lấy làm lạ, hỏi:
      • ‘Người ta khen khanh mạnh, khanh làm được chi?’

      Công Nghi Bá tâu:
      • ‘Thần có thể đánh gẫy chân con cào cào, xé rách cánh con ve sầu. ’

      Vua bất mãn nói:
      • ‘Trẫm gọi người có sức mạnh, là người xé được da tê giác, cầm đuôi trâu mà ghì nổi chín con.
        Nếu ngươi chỉ làm được những chuyện trên, sao người ta lại khen ngươi là khỏe?’

      Công Nghi Bá tâu:
      • ‘Lời bệ ha nói thực nghĩa lý. Thần xin thành thực tâu trình.
        Thần là đồ đệ của Thương Khâu Tử, một người mạnh nhất thiên hạ; thế nhưng vì không khoe sức, nên đến nay người trong nhà cũng không hay.
        Trước khi ngài chết, thần ở bên ngài. Ngài dạy:
        • ‘Những kẻ hiếu danh, cần phải làm những việc phi thường để cầu danh;
          nếu mình chỉ làm được những việc tầm thường, thì người nhà cũng không biết mình là người thế nào.
          Nhưng ta cho thế là hay nhất, và ta khuyên ngươi nên bắt chước... ’

        Thế mà nay một vị chư hầu đã khen sức mạnh thần với bệ hạ, như vậy là thần đã để lộ chân tướng, trái với lời dặn dò của sư phụ tôi. Nguyên sự tôi để lộ chân tướng đã tỏ ra là tôi yếu sức,
        vì người dấu được sức mình
        mạnh hơn người khoe sức mình.» [8]


    _______________________________________

    • [1] Di 夷:
      ngang, bằng.
                
    • [2] Lỗi 纇:
      có mấu nút, có tì vết.
                
    • [3] Cốc 谷:
      hang núi.
                
    • [4] Nhục 辱:
      xấu hổ.
                
    • [5] Thâu 偷:
      cẩu thả, trễ nhác.
                
    • [6] Du 渝 :
      đổi dời.
                
    • [7]
      Ne donnez pas aux chiens ce qui est sacré, ne jettez pas vos perles devant les porcs;
      ils pourraient bien les piétiner puis se retourner contre vous pour vous déchirer.
      (Mat. VII)
                
    • [8] Liệt tử, Xung Hư chân kinh 沖 虛 真 經, chương 4, đoạn K.



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________



    Hạ Kinh 下 經 Đức Kinh 德 經
    __________________

    Chương 42          
    ĐẠO HÓA 道 化




    Hán văn:
    • 道 生 一,
      一 生 二,
      二 生 三,
      三 生 萬 物.
      萬 物 負 陰 而 抱 陽,
      沖 氣 以 為 和.

      人 之 所 惡 唯 孤, 寡, 不 谷.
      而 王 公 以 為 稱.

      物 或 損 之 而 益.
      或 益 之 而 損.

      人 之 所 教, 我 亦 教 之.
      強 梁 者 不 得 其 死.
      吾 將 以 為 教 父.

    Phiên âm:
    1. Đạo sinh nhất,
      Nhất sinh nhị,
      Nhị sinh tam,
      tam sinh vạn vật.
      Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương,
      xung khí dĩ vi hòa.
                
    2. Nhân chi sở ố duy cô, quả, bất cốc.
      Nhi vương công dĩ vi xưng.
      Cố
      vật hoặc tổn chi nhi ích.
      Hoặc ích chi nhi tổn.
                
    3. Nhân chi sở giáo, ngã diệc giáo chi.
      Cường lương giả bất đắc kỳ tử.
      Ngô tương dĩ vi giáo phụ.

    Dịch xuôi:
    1. Đạo sinh một,
      một sinh hai,
      hai sinh ba,
      ba sinh vạn vật.
      Trong vạn vật không có vật nào không cõng Âm và ôm Dương.
      Ở giữa là nguyên khí dung hòa.
                
    2. Cái mà người ta ghét là: côi cút, góa bụa, bất tài, bất lực.
      Thế mà vua chúa lại dùng nó để tự xưng.
      Như vậy thì
      sự đời bớt là thêm,
      thêm là bớt.
                
    3. Điều người xưa dạy, nay ta cũng dạy:
      Dùng bạo lực sẽ chết « bất đắc kỳ tử».
      Đó là lời của thày ta.


    Dịch thơ:

    1. Đạo sinh ra chân nguyên Nhất thể,
    Nhất thể sinh nhị khí Âm Dương.
    Âm Dương biến hóa khôn lường,
    Sinh, Thần, khí, chất rõ ràng bộ ba.
    Bộ ba ấy sinh ra vạn vật,
    Vạn vật luôn ôm ấp Âm Dương.
    Lung linh cầm giữ mối giường,
    Nhưng mà xung khí vẫn thường ẩn trong.

    2. Người đời ghét cô đơn, hèn hạ,
    Nhưng vương hầu cô quả vẫn xưng.
    Cho nên muốn tổn thời tăng,
    Muốn tăng thời tổn lẽ hằng xưa nay.

    3. Người xưa dạy câu này chí lý.
    Ta cũng đem ta chỉ cho người:
    «Xin đừng bạo động ai ơi,
    Ai mà bạo động, chết thôi bạo tàn.»
    Đó lời giáo phụ ta ban.





    BÌNH GIẢNG



    Chương này bàn về ba đề mục khá khác nhau:
    • 1. Bàn về cung cách Đạo hóa thành vạn hữu.
      2. Bàn về sự khiêm cung của vương hầu.
      3. Dạy đừng nên dùng bạo lực.



    1. Cung cách Đạo hóa thành vạn hữu

    • Câu «Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật», có thể giải được nhiều cách:
      1. Có người cho rằng:
        Đạo chính là Nhất, mà Nhất là «chân nguyên, nhất thể», là «xung hư chi nhất khí» hay nói nôm na rằng: «Đạo là nguyên khí.»
        Nguyên khí ấy sinh ra Âm Dương (nhất sinh nhị).
        Âm Dương sinh ra: Hình, khí, chất (nhị sinh tam)
        Hình khí chất sinh vạn vật. [1]
                  
      2. Tôi cũng theo chủ trương này, duy chỉ đổi rằng:
        Âm Dương sinh ra Thần, Khí, Chất.
        Rồi Thần, Khí, Chất giao nhau sẽ sinh ra vạn hữu.
                  
      3. Chu Hi cho rằng:
        Đạo là Thái cực,
        Nhất là Dương,
        Nhị là Âm.
        Tam là Âm Dương tác dụng lẫn nhau.
        Và cho rằng nếu coi Đạo là Nhất, thì làm sao nói được rằng Đạo sinh Nhất.[2]
                  
      4. Tư Mã Quang cho rằng:
        Chữ «Đạo sinh Nhất» có thể hiểu được rằng: Đạo từ Vô trở thành Hữu, từ Vô danh trở thành Hữu danh. [3]
                  
      5. «Lữ tổ Đạo đức kinh giải» cho rằng:
        - Một là Nguyên Khí
        - Hai là Âm Dương
        - Ba là tam tài: Thiên địa nhân.


      Thực ra điều chính yếu mà chúng ta nên ghi nhận ở đây là:

      Đạo không dựng nên vạn hữu,
      mà Đạo đã tự phân hoá mình thành vạn hữu.

      Cho nên ta thấy Lão tử viết tiếp:

      • vạn vật:
        • - ngoài có Âm (Phụ Âm)
          - trong có Dương (Bão Dương)
          - trong cùng có Đạo, có «Xung hòa chi khí» ở giữa làm chủ chốt.





    2. Bàn về sự khiêm cung của vương hầu

    • Lão tử luôn khuyên người trên phải khiêm cung.
      • Tự giảm giá trị mình, sẽ được người tăng giá trị.
        Nhược bằng cao ngạo, luôn muốn đề cao giá trị mình, thì sẽ bị người làm cho hạ giá trị.





    3. Dạy đừng nên dùng bạo lực

    • Lão tử khuyên chớ nên «bạo động» vì bạo động sẽ chết bạo tàn.
      Câu «Cường lương giả bất đắc kỳ tử» đã được khắc vào sau lưng của một người bằng vàng (hoặc bằng kim khí) để ở trước thềm đền thờ Hậu Tắc, tổ tiên của Nhà Chu. Như vậy Lão tử chỉ nhắc lại một lời khuyên của người xưa.

      Chữ «giáo phụ» có thể hiểu được hai cách:
      • - Thầy của Lão tử.
        - Lời dạy chính yếu của Lão tử.

      Các sách thường giải: Đó là lời dạy chính yếu của Lão tử».
      Ở đây tôi dịch là «Giáo phụ ta», ý muốn nói rằng Lão tử cũng phải học hỏi người xưa rất nhiều, chứ không phải là «sinh nhi tri chi».


    _______________________________________

    • [1]
      Đạo do ư Vô nhi sinh «Xung hư chi nhất khí».
      Xung hư chi nhất khí» sinh Âm Dương nhị giả.
      Âm Dương nhị khí giao cảm hòa hợp sinh Hình, Khí, Chất tam giả.
      道 由 於 無 而 生 沖 虛 之 一 氣.
      沖 虛 之 一 氣 生 陰 陽 二 者.
      陰 陽 二 氣 交 感 和 合 生 形, 氣, 質 三 者.
      Triết học, tr. 9.
                
    • [2]
      Thử Đạo tự tức Dịch chi Thái cực,
      nhất nãi Dương thuộc chi cơ,
      nhị nãi Âm số chi ngẫu.
      Tam nãi cơ ngẫu chi tích.
      Kỳ viết nhị sinh tam giả do sở vị nhị dữ nhất vi tam dã.
      Nhược Đạo dĩ Nhất vi Thái cực, tắc bất dung ngôn Đạo sinh Nhất hĩ.
      此 道 字 即 易 之 太 極,
      一 乃 陽 屬 之 奇,
      二 乃 陰 數 之 偶.
      三 乃 奇 偶 之 積.
      其 曰 二 生 三 者 由 所 謂 二 與 一 為 三 也.
      若 道 以 一 為 太 極, 則 不 容 言 道 生 一 矣 .
      Đáp Trình Thái Chi 答 程 泰 之 (Chu Hi, tr. 112)
                
    • [3] Xem J. Legge, The Textes of Taoism, p. 134.



          
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”